1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

60 bài phân tích tác phẩm văn học Việt Nam ôn thi THPT Quốc gia

64 745 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 594 KB

Nội dung

VĂN HỌC VIỆT NAM TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 1.Cơ sở pháp lý. Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận, với những lập luận sắc sảo, khí thế hừng hực, hào hùng, đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc. Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm có giá trị về mặt văn học và chính trị rất lớn, thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu bảo vệ của dân tộc trước sức mạnh của kẻ thù. Với với ngòi bút sắc sảo và khả năng thuyết phục của mình, Hồ Chí Minh đã tạo nên những ánh văn tuyệt bút. Sức mạnh ở nó là những lời lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được. Văn chính luận nếu có dùng đến hình ảnh, có gợi đến tình cảm thì chẳng qua cũng để phụ giúp thêm cho sự thuyết phục bằng lí lẽ mà thôi. Chúng ta sẽ nói đến cái hay, cái tài của Tuyên ngôn Độc lập theo quan niệm đó. Bản Tuyên ngôn Độc lập viết cho ai? Câu hỏi đặt ra có vẻ như thừa. Bởi vì giải đáp có sẵn trong văn bản: “Hỡi đồng bào cả nước... Chúng tôi (...) trịnh trọng tuyến bố với thế giới rằng”. Đó là một lời tuyên bố hùng hồn cho toàn dân tộc và thế giới, để toàn thể nhân dân thế giới biết được nhân dân Việt Nam đã dành được độc lập tự do.

Trang 1

VĂN HỌC VIỆT NAM

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 1.Cơ sở pháp lý.

Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận, với những lập luận sắc sảo, khí thế hừng hực,hào hùng, đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm cógiá trị về mặt văn học và chính trị rất lớn, thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu bảo vệ của dântộc trước sức mạnh của kẻ thù

Với với ngòi bút sắc sảo và khả năng thuyết phục của mình, Hồ Chí Minh đã tạo nên những ánhvăn tuyệt bút Sức mạnh ở nó là những lời lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằngchứng không ai chối cãi được Văn chính luận nếu có dùng đến hình ảnh, có gợi đến tình cảmthì chẳng qua cũng để phụ giúp thêm cho sự thuyết phục bằng lí lẽ mà thôi Chúng ta sẽ nói đếncái hay, cái tài của Tuyên ngôn Độc lập theo quan niệm đó Bản Tuyên ngôn Độc lập viết choai? Câu hỏi đặt ra có vẻ như thừa Bởi vì giải đáp có sẵn trong văn bản:

“Hỡi đồng bào cả nước! Chúng tôi ( ) trịnh trọng tuyến bố với thế giới rằng” Đó là một lờituyên bố hùng hồn cho toàn dân tộc và thế giới, để toàn thể nhân dân thế giới biết được nhândân Việt Nam đã dành được độc lập tự do

Mục đích của bản tuyên bố không phải chỉ dừng ở việc tuyên bố cho nhân dân Việt Nam vànhân dân thế giới Bác đã mở đầu bằng những câu trích trong hai bản Tuyên ngôn Độc lập vàTuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Mĩ và Pháp từ thế kỉ XVIII Vậy đối tượng và mụcđích của văn kiện lịch sử này phải được tìm hiểu cặn kẽ hơn nữa Cần thấy rằng khi Bác Hồ đọcbản Tuyên ngôn thì ở miền Nam, thực dân Pháp nấp sau quân đội Anh thay mặt Đồng minh vàogiải giáp quân Nhật đang tiến vào Đông Dương, còn ở phía Bắc thì bọn Tàu Tưởng - tay sai của

đế quốc Mĩ, đã trực sẵn ở biên giới Người viết bản Tuyên ngôn cũng thừa hiểu rằng “mâuthuẫn giữa Anh - Mĩ - Pháp và Liên Xô có thể làm cho Anh, Mĩ nhân nhượng với Pháp và đểcho Pháp trở lại Đông Dương” Và tên thực dân này, để chuẩn bị cho cuộc xâm lược thứ hai củamình đã tung ra trong dư luận quốc tế những lí lẽ “hùng hồn” của bọn ăn cướp: Đông Dươngvốn là thuộc địa của Pháp Pháp có công khai hóa đất nước này, nay trở lại là lẽ đương nhiên,khi phát xít Nhật đã bị Đồng minh đánh bại Như vậy là bản Tuyên ngôn không chỉ đọc trướcđồng bào và một thế giới trừu tượng, cũng không phải chỉ tuyên bố độc lập một cách đơn giản.Đối tượng thế giới ở đây trước hết là bọn đế quốc Mĩ, Anh, Pháp Và khẳng định quyền độc lập

tự do của dân tộc ở đây đồng thời là một cuộc tranh luận nhằm bác bỏ lí lẽ của bọn xâm lượctrước dư luận thế giới Trong tranh luận, để bác bỏ luận điệu của một đối thủ nào đấy, không gì thú

vị và đích đáng hơn là dùng chính lí lẽ của đối thủ ấy Người ta gọi thế là “lấy gậy đập lưng ông”

Mượn lời khẳng định quyền độc lập, tự do của mỗi dân tộc bằng chính lời lẽ của tổ tiên người

Mĩ, người Pháp, đã ghi trong hai bản Tuyên ngôn Độc lập và Tuyên ngôn nhân quyền và Dânquyền từng làm vẻ vang truyền thống tư tưởng văn hóa của những dân tộc ấy để chứng minhrằng dân tộc Việt Nam cũng phải được quyền lợi cơ bản ấy Cách nói, cách viết như thế là vừakhéo léo, vừa kiên quyết Khéo léo vì nó tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của ngườiPháp, người Mĩ Kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm vấy

Trang 2

bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhấtđịnh tiến quân xâm lược Việt Nam.

Không chỉ có vậy, việc Bác nhắc đến hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử nhân loại củahai nước lớn như thế, thì cũng có nghĩa là đặt ba cuộc cách mạng ngang bằng nhau, ba nền độclập ngang bằng nhau, ba bản Tuyên ngôn ngang bằng nhau Một cách kín đáo hơn., bản Tuyênngôn của Hồ Chí Minh dường như muốn gợi lại niềm tự hào của tác giả bài Bình Ngô đại cáongày xưa, khi mở đầu tác phẩm bằng hai vế tương xứng như để đặt ngang hàng triều Đinh, Lê,

Lí, Trần của Nam quốc với Hán, Đường, Tống, Nguyên của Bắc quốc

Phải công nhận rằng, cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thực ra đã giải quyết đúng những nhiệm

vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1776) và của Pháp (1789) Bản Tuyên ngôn đã nêu rõ:

“Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay đã gây dựng nên nước ViệtNam độc lập” Đó cũng là đặt ra yêu cầu của cuộc cách mạng của nước Mỹ: đấu tranh giảiphóng các dân tộc thuộc địa Bắc Mĩ ra khỏi ách thực dân Anh Bản Tuyên ngôn cũng viết:

“Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa” Đấycũng là tinh thần cơ bản của cuộc cách mạng nhân quyền và dân quyền của Pháp thế kỉ XVIII

Tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định, quyền độc lập tự do là quyền cơ bản, tối thiểucủa con người: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyềnkhông ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do vàquyền mưu cầu hạnh phúc Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước

Mĩ Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dântộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do

Bác Hồ của chúng ta thật tài năng và sắc sảo khi sử dụng từ ngữ “suy rộng ra” ấy quả là mộtđóng góp đầy ý nghĩa của Hồ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.Một nhà văn hóa nước ngoài đã viết: “Cống hiến nổi tiếng của Cụ Hồ Chí Minh là ở chỗ Người

đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc Như vậy tất cả mọi dân tộcđều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình” Vậy thì có thể xem cái luận điểm “suyrộng ra” kia là phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ làm suy sụpchủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa năm sau thế kỉ XX

Lúc đó, bọn thực dân Pháp đang đe dọa nền độc lập của dân tộc, bản tuyên ngôn là một lờicảnh bảo cho Pháp và những nước đang nhăm nhe xâm lược nước ta Đẩy lùi nguy cơ ấy phải

là cuộc đấu tranh vũ trang lâu dài của toàn dân Nhưng cuộc chiến đấu ấy rất cần đến sự đồngtình và ủng hộ nhân loại tiến bộ Muốn vậy phải xác lập cơ sở pháp lí của cuộc kháng chiến,phải nêu cao chính nghĩa của ta và đập tan luận điểm xảo trá của bọn thực dân muốn “hợp pháphóa” cuộc xâm lược của chúng ta trước dư luận quốc tế Bản Tuyên ngôn đã giải quyết đượcyêu cầu ấy bằng một hệ thống lập luận hết sức chặt chẽ và đanh thép

2 Cơ sở thực tiễn

Bằng lời lẽ sắc sảo của mình, bản Tuyên ngôn đã vạch trần những hành động trái hẳn vớinhân đạo và chính nghĩa của chúng trong 80 năm thống trị nước ta: thủ tiêu mọi quyền tự dodân chủ, chia rẽ ba kì, tắm máu các phong trào yêu nước và cách mạng, thi hành chính sách ngu

Trang 3

dân, đầu độc thuốc phiện, rượu cồn, bóc lột vơ vét đến tận xương tủy, cuối cùng gây ra nạn đóikhiến “từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ hơn hai mươi triệu đồng bào bị chết đói” Thực dân Phápmuốn kể công “bảo hộ” Đông Dương ư? Bản Tuyên ngôn đã chỉ rõ đó không phải là công mà

là tội vì “trong 5 năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”.Thực dân Pháp tuyên bố ĐôngDương là thuộc địa của chúng và có quyền trở lại Đông Dương ư? Nhưng Đông Dương có còn

là thuộc địa của chúng nữa đâu? Bản Tuyên ngôn vạch rõ: “Sự thật là từ mùa thu năm 1940,nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa Khi Nhật đầuhàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt NamDân chủ Cộng hòa Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ Nhật chứ không phải từ tayPháp” Luận điểm này, đứng về ý nghĩa pháp lí cực kì quan trọng Nó sẽ dẫn tới lời tuyên bốtiếp theo của bản Tuyên ngôn: “Bởi thế cho nên, chúng tôi lâm thời chính phủ của nước ViệtNam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xóa

bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam Xóa bỏ mọi, đặc quyền của Pháp trênnước Việt Nam” Sức mạnh chính nghĩa bao giờ cũng đồng thời là sức mạnh của sự thật Vàkhông có lí lẽ nào có sức thuyết phục cao hơn lí lẽ của sự thật Vì thế người viết Tuyên ngônluôn luôn láy đi láy lại hai chữ “sự thật”: “Sự thật là ”, “sự thật là ” Và cuối cùng là nướcViệt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và thật sự đã thành một nước tự do độc lập ” Đấy

là những điệp khúc tiếp nối nhau tăng thêm âm hưởng hùng biện của bản Tuyên ngôn Đây là

hệ thông lí lẽ bác bỏ luận điệu của bọn đế quốc, thực dân Còn đối với dân tộc Việt Nam? Dântộc ta có xứng đáng được hưởng độc lập tự do hay không, có đủ tư cách làm chủ đất nước mìnhhay không? Bản Tuyên ngôn đã đưa ra những lí lẽ không phải để bác bỏ mà để khẳng định:

Bản tuyên ngôn đã chỉ cho thực dân Pháp biết rằng, nếu thực dân Pháp có phản bội Đồng minh,hai lần bán rẻ Đông Dương cho Nhật, thì dân tộc Việt Nam đại diện là Việt Minh đã đứng lênchống Nhật cứu nước và cuối cùng giành chủ quyền từ tay phát xít Nhật

Nếu thực dân Pháp bộc lộ tính chất đê hèn, tàn bạo và phản động của chúng ở hành động

“Thẳng tay khủng bố Việt Minh, thậm chí khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông

tù chính trị ở Yến Bái và Cao Bằng” thì nhân dân ta vẫn giữ thái độ khoan hồng và nhận đạongay đối với kẻ thù đã thất thế: “Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp chonhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp chạy ra khỏi nhà giam củaNhật và bảo vệ tính mạng, tài sản của họ” Một dân tộc phải chịu biết bao đau khổ dưới áchthực dân tàn bạo, đã anh dũng chiến đấu cho độc lập tự do,đã đứng hẳn về phe Đồng minhchống phát xít, đã nêu cao tinh thần nhân đạo, bác ái như thế “Dân tộc đó phải được tự do! Dântộc đó phải được độc lập”

Tinh thần khẳng định trong lời kết luận, còn được tăng cấp lên một bậc nữa: hưởng độc lập tự

do không chỉ là tư cách cần có, mà đó là một hiện thực: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do

và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập” Và vì thế “Toàn dân tộc Việt Namquyết đem tất tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”

Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm thể hiện tài năng của Bác, thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranhcủa dân tộc Việt Bác đã dùng kiến thức của mình đưa ra những lập luận chặt chẽ, những luậnđiểm, những bằng chứng xác thực khiến không một ai có thể chối cãi được Tác phẩm đã thểhiện tầm tư tưởng, tầm văn hóa lớn của Hồ Chí Minh, là một kiệt tác có giả trị về cả văn học vàchính trị

Trang 4

TÂY TIẾN

Quang Dũng

Đoạn 1 (Từ câu 1 đến câu 14) Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ - thơ mộng

Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa nhiều mặt: viết văn xuôi, làm thơ và cả hội họa Thơông viết ít nhưng lưu được ấn tượng sâu trong lòng người đọc vì vẻ đẹp lãng mạn, tài hoa Viết

về đề tài người lính Quang Dũng khá thành công ở bài thơ “Tây Tiến”,thể hiện lối cảm nghĩ riêng

đó chính là tấm lòng Quang Dũng đối với một thời lịch sử đã qua Cả bài thơ là một nỗi nhớ dài:Nhớ những miền đất mà tác giả đã từng qua, nhớ những đồng đội thân yêu, nhớ những kỷ niệm

ấm áp tình quân dân kháng chiến Tất cả những điều ấy được thể hiện bằng cái nhìn đầy lãngmạn của người lính Đoạn thơ đầu gồm 14 câu như những thước phim quay chậm tái hiện địa bànchiến đấu của người lính Tây Tiến Đó là thiên nhiên Tây Tiến, là những người lính Tây Tiếncùng những kỷ niệm ấm tình quân dân

Mở đầu đoạn thơ Quang Dũng nhớ ngay đến dòng sông Mã Dòng sông ấy hiện lên trongbài thơ nh một nhân vật, chứng kiến mọi gian khổ, nỗi buồn, niềm vui, mọi chiến công và mọi hysinh của đoàn binh Tây Tiến Sông Mã gắn liền với miền đất đã từng qua, những kỷ niệm từngtrải của đoàn quân Tây Tiến Nhắc tới sông Mã cũng là nhắc tới núi rừng thiên nhiên Tây Bắc.Nhà thơ nhớ về những miền đất trong nỗi nhớ “chơi vơi” “Chơi vơi” là nỗi nhớ không có hình,không có lượng, không ai cân đong đo đếm được nó lửng lơ mà đầy ắp ám ảnh tâm trí con người,khiến con người như sống trong cõi mộng Chữ “chơi vơi” hiệp vần với chữ “ơi” ở câu thơ trênkhiến cho lời thơ thêm vang vọng

Trong nỗi nhớ “chơi vơi” ấy hiện lên cả một không gian xa xôi hiểm trở Tính chất “xa xôi” thểhiện rõ ở một số địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu Nghe tênđất đã lạ vì đó là những vùng sâu, vùng xa của các dân tộc ít người từ Sơn La, Lai Châu, HòaBình Những địa danh này đi vào nỗi nhớ của nhà thơ bởi vậy nhớ về Tây Tiến thì cũng chính lànhớ về những vùng đất heo hút, hiểm trở đầu tiên Điều này cũng dễ hiểu Bởi những người línhTây Tiến vừa mới ra đi kháng chiến từ một mái trường, một góc phố nào đó của thủ đô Hà Nộithì ấn tượng sâu đậm nhất về Tây Tiến trong họ lẽ đương nhiên là những gian khổ, những địadanh nêu trên càng trở nên xa hơn khi nó gắn liền với hình ảnh “sương lấp”, “đoàn quân mỏi”hiện về “trong đêm hơi”

Câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” với điệp từ “dốc” gối lên nhau cộng với tính từ

“khúc khuỷu”, “thăm thẳm” làm sống dậy con đường hành quân hiểm trở, gập ghềnh, dài vô tận

Âm điệu câu thơ như cũng khúc khuỷu như bị cắt đoạn như đường núi khúc khuỷu, có đoạn lêncao chót vót có đoạn xuống thăm thẳm Con đường mà người lính Tây Tiến phải trải qua cao tớimức bóng người in trên những cồn mây, đến mức “súng ngửi trời”Đây là cách nói thậm xưng thểhiện sự độc đáo của Quang Dũng Nếu chỉ thấy súng chạm trời thì ta mới chỉ thấy được cái thếcao của dốc còn hình ảnh “Súng ngửi trời” hàm chứa một ý nghĩa khác Đó là vẻ tinh nghịch,chất lính ngang tàng như thách thức cùng gian khổ của người lính Tây Tiến Điều này khiến chohình ảnh người lính Tây Tiến được nâng cao rõ nét trong một không gian rộng lớn vời vợi, vàđây cũng chính là chất lãng mạn bay bổng của tâm hồn người lính Tây Tiến, của Quang Dũng.Câu thơ còn gợi cho ta cảm giác về độ cao, độ sâu không cùng của dốc Ta bắt gặp ý thơ này ởcâu thơ: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” Cả hai câu đều ngắt nhịp 4/4 Thực ra ý củacâu sau điệp lại ý của câu trước nhưng lối điệp vô cùng sáng tạo, khiến cho người đọc khó pháthiện ra ý thơ gấp khúc giữa hai chiều cao thăm thẳm, sâu vòi vọi, dốc tiếp dốc, vực tiếp vựcnhấn mạnh địa bàn hoạt động của những người lính vô cùng khó khăn, hiểm trở, vượt qua nhữngkhó khăn, hiểm trở đó đã là một kỳ tích của những người lính.Tổng hợp những chi tiết đã phântích ở trên ta có được một phần chính về bức tranh của thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang dại,

Trang 5

tạo cảm giác cho độc giả về hơi thở nặng nhọc, mệt mỏi của người lính trên đường hành quân.Giữa những âm tiết toàn thanh trắc ấy chen vào câu thơ gần cuối đoạn thơ dài man mác toànthanh bằng: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” Đây chính là hình ảnh thơ mộng mà hoang dã vềthiên nhiên Tây Tiến Thiết nghĩ nếu câu thơ này vì lí do nào đó mà không có thì sức hấp dẫn củađoạn thơ sẽ giảm đi rất nhiều bởi lẽ chính câu thơ tạo nên nét thứ hai cho bức tranh về thiên nhiênTây bắc Thiên nhiên Tây bắc hùng vĩ, hoang sơ, hiểm trở nhưng đầy thơ mộng Chất tài hoa củaQuang Dũng được thể hiện khá trọn vẹn ở chỗ nhà thơ nhắc đến mưa rừng mà tạo cảm giác đứngtrước biển lại người lên vẻ đẹp của người lính chân đứng trên dốc cao đầu gội trong mưa lớn Cứmột nét bút gân guốc lại xen vào một nét bút mềm mại, trữ tình tạo cho bức tranh về thiên nhiênTây Tiến cân đối hài hòa.

Nhắc lại những thử thách khắc nghiệt cũng là để nói đến sức chịu đựng bền bỉ của con người Từđây Quang Dũng vụt nhớ đến hình ảnh những đồng đội, dù can trường trong dãi dầu nhưng cókhi gian khổ đã vượt quá sức chịu đựng khiến cho người lính đã gục ngã, nhưng gục ngã trên tưthế hành quân

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

Nói đến cái chết mà lời thơ cứ nhẹ như không Dường như người lính Tây Tiến chỉ bỏ quên đờimột lát rồi lại bừng tỉnh và bước tiếp Nói về cái chết mà lời thơ không bi lụy Đó cũng là một néttrong phong cách biểu hiện của nhà thơ Quang Dũng Những ngày chiến đấu bảo vệ biên giới, đểgiúp bạn giữa núi rừng Tây Bắc thật lắm gian nan khó nhọc Những gian nan khó nhọc còn hằnsâu trong trí nhớ Quang Dũng không khoa trương tính cách anh hùng dũng cảm, cũng không nóiđến cảnh bách chiến bách thắng Nhưng sống và chiến đấu trong một địa bàn hiểm trở dữ dội,hoang dã đã là anh hùng rồi

Vùng đất xa xôi hiểm trở với những nét dữ dội hoang dã:

chiều chiều oai linh thác gầm thét

đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Cảnh hiểm trở cheo leo nhưng đâu có tĩnh lặng thanh bình Với những từ “oai linh”, “gầm thét”thác nước như một sức mạnh thiêng liêng, đầy quyền uy, đầy đe dọa, và những con hổ đi langthang hoành hành ngang dọc coi mình là chúa tể của núi rừng làm cho cảnh rừng núi thêm rùngrợn ghê sợ.Đang nói đến cái rùng rợn bí hiểm của rừng già nhà thơ bỗng nhớ lại một kỷ niệm ấm

áp tình quân dân

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Trong gian khổ thiếu thốn người ta càng nâng niu càng quí trọng nghĩa tình Hình ảnh những nồicơm lên khói, những mùa màng thơm nếp xôi và đặc biệt là “em” biểu tượng cho người dân TâyBắc hiện về trong cảm xúc nhà thơ vừa tự nhiên vừa tinh tế Sự xuất hiện của những hình ảnh nàykhiến cho đoạn kết của khổ thơ có sức bay bổng Đoạn thơ ấm lại trong tình quân dân mặn nồng.Hai câu cuối gieo vào tâm hồn độc giả một cảm xúc ấm nóng Cái ấm nóng của tình người Đâychính là chất lãng mạn bay bổng của đoạn thơ và nó như một nét vẽ tươi sáng của bức tranh.Đoạn thơ là sự phối kết hợp hài hòa giữa hai bút pháp hiện thực và lãng mạn Cả đoạn thơ nhưmột bức tranh thủy mặc cổ điển được phác thảo theo lối tạo hình phương đông Quang Dũng làmột hoạ sĩ Ông có tài chấm phá trong việc phác thảo cảnh vật Quang Dũng đã xây một đài kỷniệm trong thơ cho thiên nhiên Tây Bắc và người lính Tây Tiến

Đoạn 2 Con người Tây Bắc duyên dáng và tài hoa “ Doanh trại bừng lên hội đước hoa Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Trang 6

Cả đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên diễm lệ có sức hòa hợp diệu kỳ giữa thiên nhiên vàcon người Cảnh trí miền Tây ở khổ thơ dường như được tạo hình theo thi pháp truyền thống:

“Thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc” Một miền Tây thơ mộng thi vị giàu sức cuốn hút Đoạnthơ thứ 2 này được xem là đoạn thơ tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của Quang Dũng Câu mởđầu đoạn tạo cảm giác đột ngột bừng sáng:

doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

“Bừng lên” vừa đột ngột, bất ngờ vừa thú vị Cả cảnh vật và lòng người đều bừng sánglên Chất hào hoa trong bút pháp thể hiện của Quang Dũng đã bộc lộ ngay từ câu thơ đầu Haicụm từ “bừng lên” “hội đuốc hoa” thể hiện sự tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ của Quang Dũng.Hai cụm từ này vừa có tính tả thực vừa đậm chất lãng mạn “Bừng lên” vừa có nghĩa bừng sánglung linh vừa như bừng tỉnh.“Hội đuốc hoa” đây là cảnh thực Đêm liên hoan văn nghệ diễn ra d-ưới những cánh rừng, người đến dự đều cầm trên tay ngọn đuốc, gió thổi làm những ngọn đuốclung linh phát ra những tia lửa Cảnh tượng này trong đêm quả thật nhìn như hoa đuốc Cảm nhậncủa Quang Dũng vừa tinh tế vừa lãng mạn, câu thơ gợi sức liên tưởng, tưởng tượng cho ngườiđọc Trên cái nền không gian ấy “em” xuất hiện.”Em” xuất hiện lập tức trở thành trung điểm củamọi điểm nhìn

kìa em xiêm áo tự bao giờ

“Kìa em” lời chào đón đầy ngạc nhiên sung sướng đến ngỡ ngàng Lời chào đón mang tính pháthiện Em lạ mà quen, quen mà lạ Quang Dũng phát hiện ra vẻ đẹp rực rỡ của cô gái bằng cảniềm yêu, niềm say đến cảm phục Yêu say từ vóc dáng đến trang phục Chính trang phục truyềnthống đậm đà bản sắc văn hóa của các thiếu nữ Tây Bắc càng tôn vinh lên vẻ đẹp của họ QuangDũng không khỏi không thán phục đến ngạc nhiên trước vẻ đẹp ấy Em trở thành hạt nhân củabức tranh với vẻ đẹp xứ lạ phương xa Câu thơ thứ ba xuất hiện lập tức khổ thơ như tràn đầy âmnhạc

Khèn lên man điệu nàng e ấp.

Những âm thanh phát ra từ nhạc cụ của đồng bào Tây Bắc đối với người lính Tây Tiến vừa lạvừa có vẻ hoang dại mang tính sơ khai mà đậm bản sắc văn hóa dân tộc Chính cái lạ ấy làmđắm say tâm hồn những chàng trai Tây Tiến gốc Hà Nội hào hoa Từ “man điệu” mà QuangDũng sử dụng ở đây cũng rất tài hoa Ngời đọc như được chứng kiến những vũ khúc hoang sơcủa văn hóa Âu Lạc Vũ khúc ấy hòa với vũ điệu Em duyên dáng, e ấp, tình tứ Ta chú ý tác giả

sử dụng từ : Ban đầu là “em” tiếp đến là “nàng” rồi sau lại là “em” Từ cách sử dụng ấy ta cảmnhận được em như một nàng tiên kiều diễm và ta như lạc vào cõi thần tiên với không khí mê sayđến ngây ngất Chính trong không khí của âm nhạc, vũ điệu ấy đã chắp cánh cho tâm hồn nhữngngười lính Tây Tiến thực sự ngất ngây trước người và cảnh

Sẽ rất thiếu sót nếu như chúng ta dừng lại ở đây Bởi lẽ bốn câu sau của đoạn thơ mới thực sự thi

vị Cả bốn câu là cảnh sắc Tây Bắc gợi cảm giác mênh mang, huyền ảo:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

Một không gian bảng lảng khói sương như trong cõi mộng cứ thế hiện ra Cái thực của khí trờiTây Bắc, cái mộng của không khí bảng lảng sương khói hiện lên như một miền cổ tích Ta nhớrằng Quang Dũng là một họa sĩ bởi vậy đoạn thơ đậm màu sắc hội họa Nét bút phác thảo củaQuang Dũng thật là tài hoa Chỉ một vài nét chấm phá vậy mà cái hồn của cảnh vật và con ngườihiện lên thật sinh động đầy sức cuốn hút

Không gian dòng sông buổi chiều giăng mắc một màu sương, sông nước bến bờ hoang dại nhưmột bờ tiền sử “Hồn lau” những cây lau không còn vô tri vô giác mà có linh hồn Phải là một

Trang 7

hồn thơ nhạy cảm, tinh tế, tài hoa và lãng mạn mới cảm nhận được hồn lau đang dăng mắc dọcnẻo bến bờ Không gian nên thơ ấy làm nền cho người thơ xuất hiện:

Có nhớ dáng ngời trên độc mộc

Câu thơ không tả mà gợi, gợi cái dáng mềm mại uyển chuyển của cô gái trên chiếc thuyền độcmộc Cảnh rất thơ và người cũng rất tình Bởi vậy tác giả như ngây ngất đắm say trước cảnh vàngười ở đây cảnh như làm duyên với người

trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Duyên dáng đến độ và tình tứ cũng hết lời: Bông hoa rừng cũng đong đưa làm duyên với người.Cảnh và người hòa quyện đồng điệu, tình tứ đến mê say trong cái nhìn lãng mạn của QuangDũng Ta có cảm nhận đây là thế giới của cõi mộng, cõi mơ, cõi thơ và cõi nhạc Thơ và nhạc làhai yếu tố tạo nên bức tranh Tây Bắc nên thơ, mĩ lệ Ai nói rằng Tây Bắc là xứ rừng thiêng nướcđộc xin hãy một lần để cho tâm hồn mình lắng lại để chất thơ Tây Bắc ngấm vào hồn

Đoạn thơ bộc lộ chất tài hoa, chất lãng mạn của Quang Dũng đến tuyệt vời Cảm ơn nhà thơ đãcho ta một chuyến hành trình về với Tây Bắc thơ mộng để khám phá Tây Bắc và yêu Tây Bắc

Đoạn 3: Người lính Tây Tiến hào hùng và hào hoa “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Sông Mã gầm lên khúc động hành”

Quang Dũng đã dựng bức tượng đài về người lính vô danh trong khổ thơ thứ ba của bài thơTây Tiến Ta có thể xem khổ thơ thứ ba này là những nét bút cuối cùng hoàn thiện bức tượng đài

về chân dung người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa Chân dung người lính hiện lên ở khổ thơthứ 3 có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp tâm hồn, lý tưởng chiến đấu và phẩm chất hy sinhanh dũng Có thể nói cả bài thơ là một tượng đài đầy màu sắc bi tráng về một đoàn quân trên mộtnền cảnh khác thường.Chân dung đoàn binh Tây Tiến được chạm khắc bằng nét bút vừa hiệnthực vừa lãng mạn Các chi tiết như lấy từ đời sống hiện thực và khúc xạ qua tâm hồn thơ QuangDũng để rồi sau đó hiện lên trên trang thơ đầy sức hấp dẫn Dọc theo hành trình, vẻ đẹp hào hùngkiêu dũng cứ lấp lánh dần lên, đến khi người lính Tây Tiến đối mặt với dịch bệnh, đối mặt với cáichết thì nó thật chói người, nét nào cũng sắc sảo lạ lùng và đầy lãng mạn:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Chữ dùng của Quang Dũng ở đây thật lạ Nếu mở đầu đoạn thơ tác giả dùng từ “Đoànquân” thì ở đây tác giả dùng “Đoàn binh” Cũng đoàn quân ấy thôi nhưng khi dùng “Đoàn binh”thì gợi hình ảnh đoàn chiến binh có vũ khí, có khí thế xung trận át đi vẻ ốm yếu của bệnh tật Bachữ “không mọc tóc” là đảo thế bị động thành chủ động Không còn đoàn quân bị sốt rét rừnglâm tiều tuỵ đi rụng hết cả tóc Giọng điệu của câu thơ cứ y như là họ cố tình không mọc tóc vậy.Nghe ngang tàng kiêu bạc và thấy rõ sự bốc tếu rất lính tráng.Các chi tiết “không mọc tóc, quânxanh màu lá” diễn tả cái gian khổ khác thường của cuộc đời người lính trên một địa bàn hoạtđộng đặc biệt Di chứng của những trận sốt rét rừng triền miên là “tóc không mọc” da xanh tái.Nhưng đối lập với ngoại hình tiều tụy ấy là sức mạnh phi thường tự bên trong phát ra từ tư thế

“dữ oai hùm” Với nghệ thuật tương phản chỉ 2 dòng thơ Quang Dũng làm nổi bật vẻ khác ờng của đoàn quân Tây Tiến Họ hiện lên như hình ảnh tráng sĩ trượng phu một thuở qua hai câu tiếp:

thư-Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

“Mắt trừng” biểu thị sự dồn nén căm uất đến cao độ như có khả năng thiêu đốt quân thù qua ánhsáng của đôi mắt Hình ảnh thơ làm nổi bật ý chí của đoàn binh Tây Tiến ở đây người lính TâyTiến được đề cập đến với tất cả thực trạng mệt mỏi, vất vả qua các từ “không mọc tóc”, “quânxanh màu lá” Chính từ thực trạng này mà chân dung người lính sinh động chân thực Thế nhưngvượt lên trên khó khăn thiếu thốn, tâm hồn người lính vẫn cất cánh “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều

Trang 8

thơm” Câu thơ ánh lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến Ban ngày “Mắt trừng gửimộng” giấc mộng chinh phu hướng về phía trận mạc nhưng khi bom đạn yên rồi giấc mộng ấy lạihướng về phía sau cũng là hướng về phía trớc, phía tương lai hẹn ước Một ngày về trong chiếnthắng để nối lại giấc mơ xưa ý chí thì mãnh liệt, tình cảm thì say đắm Hai nét đẹp hài hòa trongtính cách của những chàng trai Tây Tiến.

Quang Dũng đã dùng hình ảnh đối lập: một bên là nấm mồ, một bên là ý chí của những ngườichiến binh:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gần lên khúc độc hành.

“Mồ viễn xứ” là những nấm mồ ở những nơi xa vắng hoang lạnh Những nấm mồ rải rác trên ường hành quân, nhng không thể cản được ý chí quyết ra đi của người lính Câu thơ sau chính làcâu trả lời dứt khoát của những con người đứng cao hơn cái chết:

đ-Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Chính tình yêu quê hương đất nước sâu nặng đã giúp người lính coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.Khi cần họ sẵn sàng hy sinh cho nghĩa lớn một cách thanh thản bình yên như giấc ngủ quên Câuthơ vang lên như một lời thề đúng là cái chết của bậc trượng phu

“áo bào thay chiếu anh về đất”

Nếu như người tráng sĩ phong kiến thuở trước coi da ngựa bọc thây là lí tưởng thì anh bộ đội cụ

Hồ ngày nay chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc một cách tự nhiên thầm lặng Hình ảnh “áo bào” làmtăng không khí cổ kính trang trọng cho cái chết của người lính Hai chữ “áo bào” lấy từ văn học

cổ tái tạo vẻ đẹp của một tráng sĩ và nó làm mờ đi thực tại thiếu thốn gian khổ ở chiến trường Nócũng gợi được hào khí của chí trai “thời loạn sẵn sàng chết giữa sa trường lấy da ngựa bọc thây.Chữ “về” nói được thái độ nhẹ nhõm, ngạo nghễ của người tráng sĩ đi vào cái chết “Anh về đất”

là hình ảnh đầy sức mạnh ngợi ca Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng, người lính Tây Tiến trở

về trong niềm chở che của đất mẹ quê hương, của đồng đội Trở về với nơi đã sinh dưỡng ra mình.Trước những cái chết cao cả ở địa bàn xa xôi hẻo lánh sông Mã là nhân vật chứng kiến và tiễn đưa

Mở đầu bài thơ ta gặp ngay hình ảnh sông Mã, con sông ấy gắn liền với lịch sử đoàn quân TâyTiến Sông Mã chứng kiến mọi gian khổ, mọi chiến công và giờ đây lại chứng kiến sự hy sinh củangười lính Đoạn thơ kết thúc bằng khúc ca bi tráng của sông Mã

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Dòng sông Mã là chứng nhân của một thời kỳ hào hùng, chứng kiến cái chết của người tráng sĩ,

nó gầm lên khúc độc hành bi phẫn, làm rung động cả một chốn hoang sơ Câu thơ có cái không khíchiến trận của bản anh hùng ca thời cổ Câu thơ đề cập đến mất mát đau thương mà vẫn hùng tráng

Bốn câu kết:

Bốn câu thơ kết thúc được viết như những dòng chữ ghi vào mộ chí Những dòng sông ấy cũngchính là lời thề của các chiến sĩ vệ quốc quân

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy”

“Mùa xuân” có thể được dùng nhiều nghĩa: thời điểm thành lập đoàn quân Tây Tiến (mùa xuân1947), mùa xuân của đất nước, mùa xuân (tuổi thanh xuân) của đời các chiến sĩ

Hình ảnh “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”, “chẳng về xuôi” bỏ mình trên đường hành quân

“Hồn về Sầm Nứa”: chí nguyện của các chiến sĩ là sang nước bạn hợp đồng tác chiến với quântình nguyện Lào chống thực dân Pháp, thực hiện lý tưởng đến cùng Bởi vậy dù đã ngã xuống trênđường hành quân hồn (tinh thần của các anh) vẫn đi cùng với đồng đội, vẫn sống trong lòng đồngđội: Vang vọng âm hửơng văn tế của Nguyễn Đình Chiểu: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”

Trang 9

VIỆT BẮC

1 Lời Việt Bắc đối với người cán bộ cách mạng

Mở đầu là một câu hỏi ngọt ngào bâng khuâng:

Mình về mình …nhìn sông nhớ nguồn

Tố Hữu đã khơi rất sâu vào nguồn mạch đạo lý ân nghĩa thủy chung của dân tộc để thể hiệntình cảm cách mạng Mười lăm năm ấy là trở về với cội nguồn những năm tiền khởi nghĩa sâunặng biết bao ân tình 4 câu thơ điệp lại 4 chữ mình, 4 chữ nhớ, 1 chữ ta hòa quyện 1 câu hỏi vềthời gian (10 năm ) một câu hỏi về không gian (nhìn cây ) Khổ thơ ngắn nhưng đã dồn góp lại

cả một thời cách mạng Tấm lòng người ở đã tỏ lộ giãi bày trong không gian, theo thời gian

Tiếng ai tha thiết …nói gì hôm nay

Quyến luyến không nỡ rời, xúc động nghẹn ngào nói không nên lời, tình cảm cồn cào bối rối ấylàm thay đổi cả nhịp thơ Tiết tấu 2/2 của nhịp lục bát bỗng xao động trong nhịp 3/3/2 diễn tả thậtđắt tấm lòng người đi với người ở lại Dấu chấm lửng như khoảng trống khó lấp đầy, sự im lặnghàm chứa bao xao xuyến không lời

Có câu hỏi cụ thể : nhớ Tân Trào, Hồng Thái, trám bùi, măng mai; có câu hỏi trừu tượng: chiến khu, mối thù, lòng son ;phép tiểu đối 4/4 (hắt hiu lau xám > < đậm đà lòng son) Tất cả,

đã giúp Tố Hữu diễn tả thật đắt nỗi xao xuyến nhớ thương của người ở với người đi Đặc biệt câuthơ lục bát cuối khổ:

Mình đi mình có nhớ mình

Tân Trào Hồng Thái, mái đình, cây đa

Ba chữ mình trong câu thơ 6 chữ đồng nhất tâm sự người đi, người ở đã tạo ra sự hô ứng đồng

vọng giữa người hỏi, người đáp, hòa thành bản hợp ca ngân vang những hòa âm tâm hồn 12 câucấu tạo thành 6 câu hỏi, mỗi câu thơ đều khắc khoải tâm tình da diết, khắc khảm vào lòng người

đi những kỉ niệm từ ngày đầu cách mạng Mái đình Hồng Thái, Cây đa Tân Trào được chuyển vế

thành Tân Trào, Hồng Thái mái đình, cây đa mang đến cho ta một liên tưởng: Việt Bắc đã thật

sự trở thành quê hương thứ hai của người cán bộ miền xuôi Bởi hình ảnh mái đình, cây đa ở đâu

và khi nào cũng khơi gợi trong tâm hồn người Việt hình ảnh quê hương

2 Lời người cán bộ cách mạng

Ta với mình, mình với ta

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu

Cách nói mình –ta của ca dao dân ca, điệp từ mình cùng với biện pháp nghệ thuật so sánh nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu khẳng định lòng thủy chung son sắt với cách mạng, với quê

hương kháng chiến của người cán bộ vê xuôi

Nhớ gì như nhớ người yêu

… Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy

Hình ảnh so sánh như nhớ người yêu thể hiện sự gắn bó tha thiết trong tình cảm.

Hình ảnh gợi cảm đầy thi vị :bản khói cùng sương, bếp lửa, trăng lên đầu núi… gợi nhớ nhữngnét mang đậm hồn người

Ta đi ta nhớ những ngày

…Chày đêm nện cối đều đều suối xa

Hình ảnh đắng cay ngọt bùi, thương nhau chia củ sắn lùi, bát cơm xẻ nửa chăn sui đắp cùng là

hình ảnh đậm đà giai cấp (Người Việt Bắc trong nỗi nhớ người về thật đáng yêu, đáng quý, nặngtình nặng nghĩa, biết chia sẽ ngọt bùi

3 Bức tranh tứ bình:

Ta về mình có nhớ ta

… Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

Đoạn này được xem là đặc sắc nhất Việt Bắc 10 câu lục bát thu gọn cả sắc màu 4 mùa, cả âmthanh cuộc sống, cả thiên nhiên con người Việt Bắc

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Trang 10

Tố Hữu lựa chọn thật đắt hình ảnh đối xứng : hoa - người Hoa là vẻ đẹp tinh tuý nhất của thiênnhiên, kết tinh từ hương đất sắc trời, tương xứng với con người là hoa của đất Bởi vậy đoạn thơđược cấu tạo: câu lục nói đến thiên nhiên, câu bát nói tới con người Nói đến hoa hiển hiện hìnhngười, nói đến người lại lấp lóa bóng hoa Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người hòa quyện vớinhau tỏa sáng bức tranh thơ Bốn cặp lục bát tạo thành bộ tứ bình đặc sắc.Trước hết đó là nỗi nhớmùa đông Việt Bắc - cái mùa đông thuở gặp gỡ ban đầu, đến hôm nay vẫn sáng bừng trong kí ức.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Câu thơ truyền thẳng đến người đọc cảm nhận về một màu xanh lặng lẽ, trầm tĩnh của rừng già.Cái màu xanh ngằn ngặt đầy sức sống ngay giữa mùa đông tháng giá Cái màu xanh chứa chấtbao sức mạnh bí ẩn “Nơi thiêng liêng rừng núi hóa anh hùng” Màu xanh núi rừng Việt Bắc:

Rừng giăng thành lũy thép dày

Rừng che bộ đội rừng vây quân thù

Trên cái nền xanh ấy nở bừng bông hoa chuối đỏ tơi, thắp sáng cả cánh rừng đại ngàn làm ấm cảkhông gian, ấm cả lòng người Hai chữ “đỏ tươi” không chỉ là từ ngữ chỉ sắc màu, mà chứa đựng

cả một sự bừng thức, một khám phá ngỡ ngàng, một rung động rất thi nhân

Có thể thấy cái màu đỏ trong câu thơ Tố Hữu như điểm sáng hội tụ sức mạnh tiềm tàng chốnrừng xanh đại ngàn, lấp lóa một niềm tin rất thật, rất đẹp Trên cái phông nền hùng vĩ và thơmộng ấy, hình ảnh con người xuất hiện thật vững trãi, tự tin Đó là vẻ đẹp của con người làm chủnúi rừng, đứng trên đỉnh trời cùng tỏa sáng với thiên nhiên, “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”.Cùng với sự chuyển mùa là sự chuyển màu trong bức tranh thơ: Màu xanh trầm tĩnh của rừng giàchuyển sang màu trắng tinh khôi của hoa mơ khi mùa xuân đến Cả không gian sáng bừng lên sắctrắng của rừng mơ lúc sang xuân

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Trắng cả không gian “trắng rừng”, trắng cả thời gian “ngày xuân” Hình ảnh này khá quen thuộc

trong thơ Tố Hữu, hình ảnh rừng mơ sắc trắng cũng đi vào trờng ca Theo chân Bác gợi tả mùa

xuân rất đặc trưng của Việt Bắc:

sáng xuân nay xuân 41

rắng rừng biên giới nở hoa mơ

Cái sắc trắng tinh khôi bừng nở mỗi độ xuân về làm ngơ ngẩn người ở, thẫn thờ kẻ đi Người đikhông thể không nhớ sắc trắng hoa mơ nơi xuân rừng Việt Bắc, và lại càng không thể không nhớđến con người Việt Bắc, cần cù uyển chuyển trong vũ điệu nhịp nhàng của công việc lao độngthầm lặng mà cần mẫn tài hoa:

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Hai chữ “chuốt từng” gợi lên dáng vẻ cẩn trọng tài hoa, dường như bao yêu thương đợi chờmong ngóng đã gửi vào từng sợi nhớ, sợi thương kết nên vành nón Cảnh thì mơ mộng, tình thìđợm nồng Hai câu thơ lưu giữ lại cả khí xuân, sắc xuân, tình xuân vậy Tài tình như thế thậthiếm thấy.Bức tranh thơ thứ 3 chuyển qua rừng phách - một loại cây rất thường gặp ở Việt Bắchơn bất cứ nơi đâu Chọn phách cho cảnh hè là sự lựa chọn đặc sắc, bởi trong rừng phách nghetiếng ve ran, ngắm sắc phấn vàng giữa những hàng cây cao vút, ta như cảm thấy sự hiện diện rõrệt của mùa hè Thơ viết mùa hè hay xưa nay hiếm, nên ta càng thêm quí câu thơ của Tố Hữu:

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Ở đây có sự chuyển đổi cảm giác rất thú vị: Tiếng ve kêu - ấn tượng của thính giác đã đem lại ấntượng thị giác thật mạnh Sự chuyển mùa được biểu hiện qua sự chuyển màu trên thảo mộc cỏcây: Những ngày cuối xuân, cả rừng phách còn là màu xanh, những nụ hoa còn náu kín trong kẽ

lá, khi tiếng ve đầu tiên của mùa hè cất lên, những nụ hoa nhất tề đồng loạt trổ bông, đồng loạt

tung phấn, cả rừng phách lai láng sắc vàng Chữ đổ được dùng thật chính xác, tinh tế Nó vừa gợi

sự biến chuyển mau lẹ của sắc màu, vừa diễn tả tài tình từng đợt mưa hoa rừng phách khi cóngọn gió thoảng qua, vừa thể hiện chính xác khoảng khắc hè sang Tác giả sử dụng nghệ thuật

âm thanh để gọi dậy màu sắc, dùng không gian để miêu tả thời gian Bởi vậy cảnh thực mà vô

Trang 11

cùng huyền ảo.Trên nền cảnh ấy, hình ảnh cô em gái hiện lên xiết bao thơ mộng, lãng mạn: “Cô

em gái hái măng một mình” nghe ngọt ngào thân thơng trìu mến Nhớ về em, là nhớ cả mộtkhông gian đầy hương sắc Người em gái trong công việc lao động hàng ngày giản dị: hái măng

Vẻ đẹp lãng mạn thơ mộng ấy còn được tô đậm ở hai chữ “một mình” nghe cứ xao xuyến lạ, như bộc

lộ thầm kín niềm mến thương của tác giả Nhớ về em, nhớ về một mùa hoa

Khép lại bộ tứ bình là cảnh mùa thu Đây là cảnh đêm thật phù hợp với khúc hát giao duyêntrong thời điểm chia tay giã bạn Hình ảnh ánh trăng dọi qua kẽ lá dệt lên mặt đất một thảm hoatrăng lung linh huyền ảo

Dưới ánh trăng thu, tiếng hát ân tình càng làm cho cảnh thêm ấm áp tình người Đại từ phiếm chỉ

“ai” đã gộp chung người hát đối đáp với mình làm một, tạo một hòa âm tâm hồn đầy bângkhuâng lu luyến giữa kẻ ở, ngời đi, giữa con người và thiên nhiên

Mỗi câu lục bát làm thành một bức tranh trong bộ tứ bình Mỗi bức tranh có vẻ đẹp riêng hòakết bên nhau tạo vẻ đẹp chung Đó là sự hài hòa giữa âm thanh, màu sắc Tiếng ve của mùa hè,tiếng hát của đêm thu, màu xanh của rừng già, sắc đỏ của hoa chuối, trắng tinh khôi của rừng mơ,vàng ửng của hoa phách Trên cái nền thiên nhiên ấy, hình ảnh con người hiện lên thật bình dị, thơmộng trong công việc lao động hàng ngày

4 Nhớ Việt Bắc kháng chiến, Việt Bắc anh hùng :

Nhịp thơ sôi nổi náo nức gợi lên khung cảnh những ngày kháng chiến chống Pháp thật hào hùng

Điệp từ nhớ: với những sắc thái khác nhau theo

cấp độ tăng dần thể hiện tình cảm lưu luyến, nỗi nhớ da diết theo đó cũng được nâng cao

5 Kết luận:

Tiếng thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu đã mượn đợc hình thức cấu tứ giã bạn, kết cấu theo lốiđối đáp giao duyên và thể loại lục bát đậm đà tính dân tộc Nhờ vậy Tố Hữu đã thơ hoá sự kiệnchính trị một cách hiệu quả không ngờ Những câu thơ cân xứng trầm bổng, ngọt ngào vừa thểhiện được tình cảm đối với cách mạng, vừa nói được vấn đề rất to lớn của thời đại, vừa chạm đư-

ợc vào chỗ sâu thẳm trong tâm hồn dân tộc: truyền thống ân nghĩa, thủy chung Việt Bắc đã đạttới tính dân tộc, tính đại chúng Đó là sức sống trường tồn của bài thơ

1974 trên chiến trờng Bình Trị Thiên khói lửa, Trường ca Mặt đường khát vọng đã thành công

nhiệm vụ thức tỉnh tinh thần dân tộc của tuổi trẻ đô thị miền Nam, giúp thanh niên vùng địch tạmchiếm nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân đất nước, ý thức được sứmệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhập với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.Đoạn trích “Đất nước” chiếm gần trọn vẹn chương V của bản trường ca Đây là chương hay nhấttập trung những suy nghĩ cảm nhận mới mẻ về đất nước, đồng thời thể hiện sâu sắc tư tưởng cốtlõi của tác phẩm: Đất nước là của nhân dân

Trang 12

II.Phân tích

1.Cảm nhận mới mẻ về Đất Nước

Hai chữ Đất nước trong toàn chương và trong đoạn trích được viết như một mĩ từ thể hiệntình cảm thiêng liêng sâu sắc của nhà thơ với đất nước và tạo nên nỗi xúc động thiêng liêng chongười đọc Sự vỡ tách và nhập ghép 2 âm tiết: đất nước trong một phát hiện đượm phong vị triếthọc:

“Đất là nơi anh đến trường nồng thắm”

Anh là đất - phù hợp với khí chất vững vàng kiên định, em là nước thật dịu dàng nữ tính.Khi nói về anh, về em thì Đất - nước tách riêng, khi anh em hò hẹn đại từ nhân xng chuyển hóathành “Ta” thì đất nước gắn liền bên nhau hài hòa nồng thắm Khi tách riêng ra thì “Đất là hònnúi bạc”, Nước là “Biển khơi”, khi hợp nhất lại “Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ” Khi táchriêng ra “Đất là nơi chim về”, “Nước là nơi rồng ở” khi hợp nhất lại “Đất Nước trong chúng tahài hòa nồng thắm” Nguyễn Khoa Điềm thể hiện đầy xúc động cảm nhận mới mẻ về đất nước:

Đó là sự thống nhất giữa riêng và chung, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa thế hệ này với thế hệkhác Đất nước không chỉ bên ta, quanh ta mà cả trong ta Điệp ngữ Đất Nước vang lên như mộtkhúc nhạc thiêng tấu lên suốt chiều dài đoạn thơ Đất Nước là 2 tế bào khởi đầu cho mọi sự sinhthành.Chúng kết hợp giao hòa để tạo nên có thể đất đai, dáng hình xứ sở, cứ thể đất nước lớn lêntrong tình yêu đôi lứa, trong thời gian đằng đẵng Trong không gian mênh mông, trong nỗ lực củamỗi con người hết lòng yêu thơng Tổ quốc mình Đất nước chân thực như “búi tóc của mẹ,miếng trầu của bà” mà vô cùng huyền ảo với “chim về, rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ

Những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm có khả năng đánh thức tình cảm cội nguồn trong đáy tâmlinh Việt:

Hàng năm ăn đâu làm đâu cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ”

Bằng những câu thơ cấu tạo như định nghĩa Nguyễn Khoa Điềm đã tổng kết lịch sử trongquá trình sinh thành đất nước, tạo nên địa bàn cư trú của người Việt suốt mấy nghìn năm qua.Nhà thơ đã chỉ rõ chủ nhân chân chính của đất nước là nhân dân Đằng sau mỗi tên đất tên sông

là mỗi cuộc đời và kì tích cha ông Chính nhân dân đã xây dựng mở mang và giữ gìn đất nước

Họ là những con người bình dị, vô danh:

Họ đã sống và đã chết giản dị và bình tâm không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã làm ra Đất nước”.

Đây là cảm quan lịch sử mới về vai trò của nhân dân dới ánh sáng của hệ tư tưởng mới:Nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử Lần theo những địa danh suốt 3 miền Bắc, Trung, Nam,Nguyễn Khoa Điềm dã dựng nên diện mạo non sông dáng hình xứ sở qua cuộc đời con người:nhất là những con người bình thường, vô danh Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm một thànhcông trong dàn hợp xướng về đất nước của thơ ca thời chống Mĩ, làm sâu sắc thêm nhận thức vềnhân dân và Đất nớc của Văn hóa thời kỳ này

3 Tư tưởng đất nước của nhân dân.

Thành công của đoạn trích còn ở việc tạo ra một không khí, giọng điệu không gian nghệthuật riêng đưa ta vào thế giới gần gũi mĩ lệ và giàu sức bay bổng của ca dao truyền thống, củavăn hóa dân gian, nhưng lại mới mẻ qua cảm nhận và tư duy hiện đại Đoạn thơ mở đầu bằngnhững câu thơ bình dị vừa thân thiết gần gũi vừa huyền diệu thiêng liêng: “Khi ta lớn lên Đất nớc

đã có rồi” Nó tạo mối liên hệ máu thịt giữa mỗi con người với đất nước Tình cảm mỗi con ười đối với đất nước lớn lên theo năm tháng, sự trưởng thành của mỗi người làm đất nước thêmlớn mạnh Từ không gian huyền thoại, thời gian cổ tích: “từ ngày xửa ngày xa” chuyển hóa

Trang 13

ng-nhanh chóng sang không gian đời thường, thời gian hiện tại “Miếng trầu của bà, búi tóc của mẹbây giờ” Sự co giãn trong từng câu thơ (ngắn, dài xen kẽ), cách mở rộng nghĩa trong trường liêntưởng, lối đối xứng xa nay để tương sinh, cái huyền ảo và đời thường đặt cạnh nhau mà không t-ương khắc khiến Đất nước được cảm nhận như sự thống nhất của các phương diện văn hóa,truyền thống phong tục, cái hàng ngày và cái vĩnh hằng, trong đời sống của mỗi cá nhân và cảcộng đồng.

Nguyễn Khoa Điềm đã đạt tới thống nhất giữa trữ tình và triết lí, xúc cảm và suy tư, khiến giọngthơ vừa tha thiết vừa trang nghiêm có sức lay động hàng “triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.Thành công của đoạn thơ mà còn ở chỗ Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng chất liệu văn hóa dângian để làm nên chất kết dính các hình ảnh thơ của mình Không chỉ sử dụng vẹn nguyên mà tácgiả còn sáng tạo, tái tạo từ những gì quen thuộc nhất trong nền văn hóa dân gian lâu đời, chochúng một sức sống mới, một ý nghĩa mới Những câu thơ thấm đẫm chất dân gian truyền thống

mà rất hiện đại Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, truyền thuyết quen thuộc nhng khi đi vàobài thơ đã lấp lánh ánh sáng tài năng, tâm hồn tình cảm Nguyễn Khoa Điềm:

“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nối nhớ thầm”

Đất nước có trong tình yêu thương của mẹ cha trong khoảnh khắc bồi hồi thầm thương trộmnhớ của mỗi người Chúng ta có thể bắt gặp trong đoạn trích rất nhiều những câu thơ đầy tínhsáng tạo, làm nên những hình tượng thơ vừa gần gũi mới mẻ, vừa đẹp đẽ đến như thế Sự đậmđặc của yếu tố dân gian và cách nhìn cách thể hiện mới mẻ đã tạo ra một bầu khí quyển độc đáohuyền ảo bao trùm suốt đoạn thơ với những câu thơ có khả năng ngân vang trong cõi tiềm thức

và cả vô thức của người Việt Ngày xưa khi định nghĩa về đất nước, Lý Thường Kiệt phải thiênghóa qua “đế cư” “thiên thư” Nguyễn Đình Chiểu phải mượn hình ảnh kì vĩ “Nhật nguyệt chóilòa”, “xa thư đồ sộ” để trang trọng hóa đất nước Hệ thống thi pháp cổ điển ấy đã tạo ra khoảngcách thiêng thể hiện niềm ngỡng vọng vô biên của con ngời đối với đất nước Còn ở đây, trongtrích đoạn “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm, ngôn từ đậm chất liệu văn hóa dân gian đã nỗ lựcbình dị đất nước, Nguyễn Khoa Điềm có công đưa đất nước từ trời cao thượng đế, ngai vàng đếvương xuống miếng trầu của bà, búi tóc của mẹ, hạt gạo một nắng hai sương nuôi dưỡng cộngđồng Việt, cái cột cái kèo trong mái ấm thân thương của mỗi gia đình Đất nước thân thươnggiản dị xiết bao Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian không còn là thủ pháp nghệ thuật mà là mộtkhám phá mới mẻ sâu xa của tình yêu về hình tượng Đất nước Văn hóa dân gian là của nhân dân Chất liệu văn hóa dân gian trong ngôn ngữ và hình ảnh thơ đã tập trung thể hiện chủ đề của toàn tácphẩm: Đất nước này là đất nước của nhân dân

Tư tưởng đó là điểm qui tụ mọi cách nhìn về đất nước từ thắng cảnh thiên nhiên kì thú: Núi vọngphu, hòn trống mái trong mối liên hệ máu thịt với đời sống dân tộc Từ cảm nhận cụ thể, tác giả

đã qui nạp hàng loạt hiện tượng để đi đến một khái quát sâu sắc đầy sức thuyết phục: “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống của ông cha

Ôi đất nước saubốnnghìn năm đi đâu ta cũng thấy

những cuộc đời đã hóa núi sông ta”

Khi nghĩ về lịch sử 4000 của đất nước, tác giả không điểm lại các vương triều phong kiến,các anh hùng nổi tiếng mà nhấn mạnh công đức những con người bình dị vô danh: “Trong 4000lớp người ra đất nước” chính những người vô danh bình dị ấy đã giữ gìn và truyền lại cho đờisau bó đuốc truyền thống trong cuộc chạy tiếp sức giữa các thế hệ các giá trị văn hóa, văn minhtinh thần vật chất của Đất nước, dân tộc: Hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, ngôn ngữ, Nguyễn KhoaĐiềm trở về với cội nguồn văn hóa dân gian để định nghĩa một cách bất ngờ

Trang 14

Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại

Nguyễn Khoa Điềm sử dụng hai vế song song đồng đẳng nhân dân - ca dao thần thoại Bằngcách đó đã định nghĩa đất nước là kết tinh cao quý nhất đời sống trí tuệ, tình cảm của nhân dân.Bởi vẻ đẹp tinh thần của nhân dân kết tinh hơn đâu hết là ở ca dao dân ca, cổ tích Câu thơ với 2

vế song song đồng đẳng đã khiến định nghĩa Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm vừa giản dị vừahuyền ảo Tác giả chọn trong kho tàng dân gian 3 câu nói về 3 phương diện quan trọng nhất củaĐất nước được tác giả cảm nhận và phát hiện trong cái nhìn tổng hợp toàn vẹn mang đậm tưtưởng truyền thống dân tộc:say đắm trong tình yêu,quí trọng tình nghĩa nhưng cũng thật quyếtliệt trong căm thù và chiến đấu

4.Trách nhiệm bổn phận của mỗi cá nhân đối với đất nớc: Đất nước không ở đâu xa mà kết tinh hóa thân trong cuộc sống mỗi con người:

“Em ơi em Đất nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất nước muôn đời ”

Đoạn thơ nh một lời nhắn nhủ thiết tha Mở đầu bằng tiếng gọi tha thiết: Em ơi em khiếntính chính luận không mang màu sắc giáo huấn mà như một lời tự nhủ tự dặn chân thành: sự sốngcủa mỗi cá nhân không phải là chỉ riêng của cá nhân mà còn là của đất nước, bởi mỗi cuộc đờiđều được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần vật chất của dân tộc, mỗi cá nhân phải cótrách nhiệm gìn giữ, phát triển nó, truyền lại cho các thế hệ tiếp theo Trách nhiệm của mỗi cánhân không chỉ là bổn phận bảo vệ biên cương địa giới, tiếp nối truyền thống lịch sử, mà còn ởviệc bảo lưu văn hóa phong tục, giữ gìn nét đẹp tâm hồn tính cách dân tộc Quá khứ luôn có mặttrong hiện tại, lịch sử luôn hiện diện với hôm nay, trong miếng trầu của bà, búi tóc của mẹ là cảtruyền thống 4000 năm tuổi Hạt gạo một nắng hai sương hôm nay cũng là những hạt gạo nuôi d-ưỡng dân tộc Việt 4000 năm qua Trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước trong hiện tại là

sự trân trọng đối với quá khứ là xây dựng nền tảng cho tương lai, làm nên huyết mạch nuôi ưỡng có thể đất đai, tạo sức sống trường cửu của dân tộc Có lẽ trong thơ ca chưa có ai nói mộtcách chân thành, xúc động và thấm thía đến thế về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với dân tộcđất nớc nh Nguyễn Khoa Điềm trong trích đoạn “Đất nớc” này: Đất nớc không chỉ là một kháchthể ở ngoài mỗi chúng ta mà tồn tại ngay trong cơ thể, sự sống của mỗi con người Sự sống của mỗi

d-cá nhân chỉ có ý nghĩa trong sự trường tồn của đất nớc

III.Kết luận

Đất nước là đề tài, cảm hứng chủ đạo của thơ ca kháng chiến chống Mĩ Mỗi nhà thơ lại có cảmnhận riêng về Đất nước nhưng tất cả đều xuất phát từ tấm lòng chung đó là tình yêu thiết tha vớiquê hương đất nước Từ thực tiễn của cuộc kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Khoa Điềm nhậnthức sâu sắc vai trò và sự đóng góp to lớn, những hi sinh vô vàn của nhân dân trong cuộc chiếntranh dài lâu và cực kì ác liệt này Tư tưởng đất nước của nhân dân từ trong văn học truyền thống

đã được Nguyễn Khoa Điềm phát triển đến đỉnh cao, mang tính dân chủ sâu sắc Chất liệu vănhóa dân gian được nhà thơ sử dụng nhuần nhuyễn, biến ảo đầy sáng tạo chính là nét đặc sắc thẩm

mĩ thống nhất với tư tưởng “đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại” của bài thơ.Như vậy tác giả đã vượt qua tính thời sự của một thời để nói lên tiếng nói của muôn đời

Định hướng đề và gợi ý giải

Trang 15

Cũng vì lẽ ấy, suy cho cùng đây chỉ là những chất liệu dung dị, bình thường nhất trong cuộc sốngsong lại chứa đựng biết bao là ẩn ý, biết bao là ẩn tình mà Xuân Quỳnh muốn bày tỏ.Chúng ta đã

đến với “sóng” của Xuân Quỳnh để thưởng thức từng vị thương, vị nhớ của một người phụ nữ

đangyêu.Người ta thường ví rằng tình yêu là một bông hoa kì diệu! Vâng! Quả đúng thế,tình yêuchưa bao giờ đi theo một hướng xác định Cũng có lúc, người ta nhìn nhận tình yêu là cây đànmuôn điệu gảy lên muôn bản nhạc tình, có khi trầm bổng thiết tha có khi nghẹn ngào đau đớn,cũng có khi e ấp, nũng nịu, dễ thương Thì đây, trong bài thơ này, tình cảm của

nhân vật “Em” cũng biến thiên như thế!

“Sóng” là thơ ngụ ngôn, một thể thơ rất phù hợp để kể về một huyền thoại tình yêu đầy ăm ắp

những tâm trạng khắc khoải, những cung bậc tình cảm và vì thế bài thơ dễ dàng được phổ

nhạc.Sóng! – là một hình tượng ẩn dụ, là phương tiện bộc lộ tình cảm của nhân vật “Em”:

“Dữ dội và dịu êm

… Bồi hồi trong ngực trẻ”

Một câu chuyện cổ tích về tình yêu được nhà thơ Xuân Quỳnh kể lại Câu chuyện bắt đầu từ mộtcon sóng nhỏ chẳng biết xuất phát từ đâu, sóng hiện ra như một con người có nội tâm nhiều biếnđộng Hai trạng thái tâm hồn đối lập nhau, giằng xé nhau, buồn vui lẫn lộn Sóngchẳng hiểu tại

sao mình lại cứ “dữ dội” rồi “dịu êm”, “ồn ào” rồi “lặng lẽ” Phải chăng sóng đang yêu, yêu âm

thầm, lặng lẽ? Vâng! Một tình cảm đang rạo rực trong trái tim người con gái, làm sao ai có thể

“định nghĩa được tình yêu” Một buổi chiều mộng? Một lần gặp gỡ? Một phút xao động trong tâm hồn ? Người con gái hay chính nhân vật “Em” trong bài đang cố tìm câu giải đáp cho tình

yêu, cho sự bâng khuâng, đối lập của lòng mình Và rồi chỉ còn một lối thoát: con

sóng phải tìm ra tận bể cũng như “Em” đi tìm nguồn gốc của tình yêu.

Tâm hồn con người là một cõi mênh mông vô tận Làm sao ta có thể đi xuyên suốt hết cái cõi vôtận ấy Và ngay chính trong lúc cõi lòng đang bùng lên ngọn lửa yêu thương thì cô gái trẻ lạicàng trăn trở, bâng khuâng, khắc khoải, dằn vặt với chính lòng mình Phải vượt khỏi cái giớihạn chật hẹp này, phải lao mình vào chân trời bao la, những miền vô tận để hiểu rõ lòng mình.Con sóng đã rời bờ ra đi, đi thật xa, cố tìm hiểu và soi mình với những con sóng khác để biếtđược sự huyền diệu của tình yêu, mà hiện tại đối với sóng vẫn còn là một bí mật Tình yêu là gìư? Mộtnhà thơ Pháp đã từng khẳng định: “tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi” Vàthế rồi

con sóng vẫn đi tìm mãi, tìm mãi:

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Trang 16

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Tình yêu cũng như con sóng, vẫn vĩnh hằng với thời gian và tuổi trẻ Xuân Diệu đã từng nói:

“Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo

hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu”

Tình yêu gắn liền với tuổi trẻ Tuổi trẻ là trái tim dào dạt, đa cảm và rạo rực niềm yêu thương

chất sống Chính vì thế, mà cái khát vọng tình yêu cứ bồi hồi trong ngực trẻ, nó cứ thúc

đẩy tuổi trẻ đi tìm chân lý yêu đương, cũng như con sóng “ngày xưa và ngày sau vẫn thế”.Tuy nhiên, câu thơ “bồi hồi trong ngực trẻ ” là một câu thơ chưa chín.Thật ra ngực trẻ hay ngực

già…đều nồng nàn và bồi hồi trước tình yêu Song, sóng và em cứ tìm mãi mà chẳng hiểu mình,

chẳng thể hiểu được tình yêu Sóng chính là điển hình của sự nhận thức về cái “quy luật” không

thể cắt nghĩa được tình yêu:

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau”.

Sóng bắt đầu từ gió – Vâng! Gió bắt đầu từ đâu? Tình yêu bắt đầu từ đâu? –“Em”cũng không

biết nữa Đọc những câu thơ này, ta chợt hình dung cái lắc đầu nhè nhẹ như một sự bất lực

của cô gái Trong khi người con gái cố đi tìm cội nguồn tình yêu thì tình yêu trở thành trò chơi ú

tim, không tài nào nắm bắt được Và thế là, muôn đời tình yêu vẫn là sự bí hiểm Tình yêu của“Em” giờ đây trở thành nỗi nhớ da diết, giày vò Nó choáng đầy cả không gian, nó chiếm cả

tầng sâu và bề rộng, nó trải dài trong mọi thời gian Phạm Đình An đã nhận xét: “Tình yêu trongthơ Xuân Quỳnh không dừng lại ở mức độ yêu buổi đầu giản đơn hò hẹn, non nớt, ngọt ngào, mà

là tình yêu hạnh phúc, tình yêu gắn bó với cuộc sống chung với nhiều đòi hỏi ở chiều sâu tìnhcảm,

với nhiều chứng minh của thử thách, mang đậm dấu ấn trách nhiệm” Chính vì thế mà tình yêu

của người “Em” Ở đây có thể nói không còn bồng bột mà khá chín chắn, có sự can thiệp của lý

trí, có ý thức về mặt tình cảm Ấy thế mà trong lòng người con gái vẫn trỗi dậy mãnh liệt một nỗinhớ muôn hình, muôn sắc:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

Nỗi nhớ của “Em”, của tình yêu dữ dội được khởi đầu từ những cái cao cả lớn lao, không tủn

ngủn và tầm thường chút nào! Nỗi nhớ ấy da diết, cuốn lấy tâm hồn người con gái! Với Xuân

Quỳnh là thế: mọi con sóng đều có bờ, mục đích là vỗ vào bờ, nên khi sóng xa bờ thì phải nhớ

bờ, ngày đêm không ngủ được Cũng như sóng, nỗi nhớ về “Anh” vẫn dào lên mãnh liệt:

“Lòng em nhớ đến – Anh

Cả trong mơ còn thức”

Tình yêu đến, tình yêu mang theo một nỗi nhớ vô bờ đến với “Em”, choáng ngợp tâm hồn

“Em” Tình yêu đã trở nên đậm đà đến thế, và nỗi nhớ lại càng da diết miên man “Có không

gian

nào dài hơn chiều dài nỗi nhớ, có một khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình yêu…” Vâng!

Làm sao đo được nỗi nhớ, làm sao đo được tình yêu! “Em”vẫn nhớ đến “Anh”, chỉ nhớ về

phương anh mà thôi:

“Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Trang 17

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương”.

Tình yêu thật huyền diệu! Điều đáng nói là “Em” biết chủ động, biết gửi trao nỗi nhớ về hướng xác định: Phương anh! – Phương của tình yêu: “rợp trời thương ấy mấy màu xanh suốt, mà

em nghiêng hết ấy mấy về phương anh, mà em nghiêng hết ấy mấy về phương anh…” Tình yêu

của người phụ nữ thật mãnh liệt nhưng cũng thật trong sáng, dung dị, một tình yêu thuỷ chung vàtrọn vẹn Song, để toàn vẹn mối tình ấy, con sóng phải vượt qua muôn ngàn cách trở:

“Ở ngoài kia đại dương

“Làm sao được tan ra

thành công không chỉ trong việc miêu tả hình tượng “ Sóng” mà còn bộc lộ một tình yêu thật sôi

nổi, nỗi khao khát tình yêu của một nhà thơ nữ Đây chính là nét mới mẻ trong thơ ca hiện đạiViệt nam Trong rất nhiều loài hoa thì bông hoa Xuân Quỳnh tỏa ra một hương thơm riêng, mộtcách cảm nhận riêng về sóng – biển trong tình yêu Tình yêu như con sóng mênh mang, vô tận,song cái đích cuối cùng cũng là một tình yêu thứ nhất, vĩnh hằng mãi mãi

Đề 2: Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh.

“…Con sóng dưới lòng sâu

Hướng về anh một phương”.

mà tiêu biểu là đoạn thơ:

“Con sóng dưới lòng sâu

Hướng về anh một phương”

Đây là một khổ thơ vô cùng đặc biệt bởi trong bài thơ chỉ duy nó có sáu câu Sáu câu thơ trải dàinhư nỗi thao thức, băn khoăn của tâm hồn thi sĩ trong đêm “Con sóng dưới lòng sâu Consóngtrên mặt nước”

Hai câu thơ với hình thức lặp quyện hòa cùng nghệ thuật đối vỗ nên điệp trùng những con sóngvới nhiều dạng thức khác nhau Con sóng lặn sâu dưới lòng đại dương qua thanh bằng cuối

Trang 18

câu thơ Con sóng dữ dội tung bọt trắng xóa trên mặt biển với thanh trắc Cả hai kết hợp với nhaulàm nên sự đa dạng của sóng biển Sóng là em, em là sóng Cũng như sóng kia, tâm hồn em cũng

vô vàn những phức tạp khó hiểu Lúc lặng lẽ, êm đềm khi nồng nàn dữ dội, nhưng thế nào đinữa,em vẫn mãi là em, vẫn mãi ôm trong lòng một nỗi nhớ thương không dứt Cũng như sóng kiathôi,dù dịu êm hay dữ dội thì:

“Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

Xuân Quỳnh vô cùng tinh tế khi mượn một hình tượng rất động để diễn ta nỗi niềm của ngườiphụ nữ khi yêu Sóng muôn đời vẫn thế, có bao giờ thôi vỗ sóng, có khi nào chẳng cồn cào, ẩnsâu trong ngực sóng là nhịp đập của đại dương mênh mông Sóng chẳng còn là sóng nếu tĩnhyên, lặng lẽ Vì vậy mà sóng đã được Xuân Quỳnh diễn tả bằng một từ ngữ rất sáng tạo “ khôngngủ được” Sóng là vậy, dù lặng yên dưới lòng biển hay dữ dội trên mặt đại dương thì ngàn đờivẫn khát khao tìm về bến bờ tĩnh tại Chưa đến được bờ thì nhớ thương, thương nhớ, thì thaothức

một nỗi niềm Chọn hình tượng sóng-một trong những hình tượng đồng nhất của tự nhiên, XuânQuỳnh đã khẳng định được bản lĩnh của mình Chọn hình tượng động để gắn với người phụnữ,người mà xưa nay được ví như liễu yếu đào tơ, Xuân Quỳnh phải đứng trước nhiều thửtháchnhưng chị đã vượt qua bằng một bản lĩnh vững vàng và hơn hết là bằng một tâm hồn phụ nữnhạy

cảm tinh tế Còn sự vật nào hơn sóng có thể diễn tả hết được cái lòng người phụ nữ đangyêu:nồng nàn, băn khoăn, bồn chồn, thao thức lắm ! Nỗi băn khoăn ấy được góp nước từ nỗi nhớ:nhớ một người!

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Sóng bây giờ dường như cũng đã không còn đủ sức chuyên chở nỗi lòng người phụ nữ Nỗinhớnhư thiêu, như đốt, như phá tan những phàm tục đời thường, cất cánh đưa người phụ nữ đếnmột cõi mơ Ở đây Xuân Quỳnh dùng từ “ lòng” thật chính xác để diễn tả tình cảm của người phụ

nữ với tình yêu Lòng là chốn sâu kín nhất của tâm hồn, lòng là kết tinh của tình cảm được chưngcất trong một thời gian dài qua biết bao thử thách Vì vậy mà tấm lòng khôngchút hời hợt mà

đã là gan, là ruột của người phụ nữ rồi “Lòng em nhớ đến anh”, ơi thương sao câu nói giảndị,chân thành mà nồng nàn, da diết đến thế Câu thơ “cả trong mơ còn thức” lóe lên điểm sángcủa nghệ thuật Có thể nói, với câu thơ ấy, Xuân Quỳnh đã có thể được xem là thi sĩ tài năng bậtnhất

của thi ca hiện đại Việt Nam Câu thơ như trào dâng nâng nỗi nhớ niềm thương Sóng-em đanquyện vào nhau Em lặng đi để sóng trào lên Nhưng sóng cũng là em, sóng

trào lên mang theo lớp lớp tâm tình của em

“Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam”

Đầu mỗi câu thơ, Xuân Quỳnh đã đóng vào đó những từ chỉ sự đối lập (“dẫu”) Nó chỉ một

sự khẳng định chắc nịch, vững vàng rằng khó khăn, thách thức là mấy em vẫn mãi yêu anh.Chẳng phải là “ngược Bắc”, “xuôi Nam” mà là “xuôi Nam” “ngược Bắc”.Phương hướng thế nàokhông quan trọng, quan trọng nhất vẫn là “phương anh”

“Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương”

Xuân Quỳnh buộc chặt bao “sợi nhớ, sợi thương” về phương anh Thế mới biết tình yêu của chịnồng nàn, mãnh liệt thế nào Hướng về anh thì có thể thay đổi nhưng với lời khẳng định

Trang 19

chắc nịch “một phương” thì nơi em hướng về là bất di bất dịch Anh đã dành “hệ qui chiếu” củađời em Cảm thông cho cuộc đời Xuân Quỳnh, ta càng hiểu thêm tình cảm của chị Sự thànhcông của Xuân Quỳnh trong bài thơ “Sóng” không chỉ ở tình cảm chân thành nồng cháy mà còn

ở nghệ

thuật xây dựng hình tượng sóng_hình tượng trung tâm của bài thơ Sóng trong bài thơ là mộthình tượng kép Sóng vừa là sóng biển vừa là sóng lòng của người phụ nữ đang yêu Cả hai cuộntròn trong sóng thơ dạt dào Hình tượng sóng rất đa dạng: lúc dữ dội, ồn ào, lúc dịu êm lặng lẽcũng như tâm hồn em vậy dịu dàng lắm nhưng cũng đôi khi nồng cháy, mãnh liệt Hình tượngsóng được Xuân Quỳnh xây dựng như thế động Sóng luôn vận động với bao đối cực, bao chiềukích và cũng chính nhờ vậy mà nỗi lòng của người phụ nữ đang yêu được bộc lộ chân thành hơn,chính xác hơn Với hình tượng sóng Xuân Quỳnh đã góp vào thi đàn một hình tượng cũ mà mới.Mới bởi nó được ủ ấp những nỗi niềm của người phụ nữ Và sẽ không quá lời khi ta khẳng địnhrằng,

làm nên sự nghiệp Xuân Quỳnh không thể không có “sóng”.Xuân Quỳnh đã đi về một miền miênviễn Chị đã đi xa nhưng sóng thì vẫn “bạc đầu thương nhớ” còn người thì vẫn bên chị cùng mộtnỗi nhớ thương Người phụ nữ ấy sống mãi cùng

sóng lòng, sóng thơ và “sóng” Cũng như sóng kia, nhịp đập thủy triều có bao giờ nguội yêntrong ngực biển, người nữ sĩ ấy vẫn mãi bên đời cùng một nhịp đập yêu thương Con sóng trongthơ chị phải đâu là con sóng một thuở mà nó đã thành con sóng ngàn đời: con sóng tình yêu, consóng yêu thương, con sóng của một tâm hồn đẹp Vỗ mãi con sóng thương yêu!

Đề 3: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Anh (chị) cảm nhận gì

về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng này?

Bài làm

“Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968 của nữ nhà thơ tình nổi tiếng.Xuân Quỳnh Bài thơ nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu Hãy đếnvới bài thơ bằng nhạc điệu, bài thơ là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang runglên đồng điệu đồng nhịp với sóng biển Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có mộthình

tượng sóng được vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu dập dồn, chìm nổi, miên man như hơithởchạy suốt cả bài.Sắc điệu trữ tình của bài thơ được gợi lên từ hình tượng sóng Cả bài thơ lànhững con sóng

tâm tình xôn xao trong lòng người con gái đang yêu khi đứng trước biển ngắm nhìn những consóng vô hồi, bất tận Sóng là một hình tượng ẩn dụ, đó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của nữsĩ,lúc thì hòa nhập, lúc sự phân thân của “em” - người con gái đang yêu một cách say đắm Sóng

đã khơi gợi một hồn thơ phong phú, hồn nhiên, sôi nổi Thông qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh

đã có một cách nói rất hay để diễn tả tâm trạng của người con gái.Thật tự nhiên và thơ mộng, consóng nhớ bờ nên ngày đêm sóng vỗ, sóng thao thức với

thời gian và đại dương Cũng giống như bên đợi thuyền, thuyền nhớ bến, lúc nào lòng người congái cũng bồi hồi nhớ thương:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

“Còn thức” tức là lúc nào em cũng nhìn thấy rõ hình bóng anh, ánh mắt anh Một tình yêucuồng nhiệt, say mê Con sóng khao khát được đến bờ để được vỗ về cũng như “em” muốn đượcgần bên anh, được hòa nhịp vào trong tình yêu với anh Tình yêu của người con gái thật mãnhliệt, nồng nàn Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới bờ, cũng như anh và em sẽ vượt qua mọikhó khăn để đến với nhau, để sống trong hạnh phúc trọn vẹn của

Trang 20

“Dẫu xuôi về phương Bắc…

Hướng về anh một phương”.

Sóng đã bày tỏ nỗi lòng của người con gái, khát vọng được sống hết mình trong một tình yêuđẹp, sắt son thủy chung Người ta thường nói xuôi vào Nam, ngược ra Bắc; nhưng ở đây,

trong nỗi nhớ chất đầy nhà thơ lại dùng ngược lại Từ đó nhà thơ đã nói đến nỗi nhớ bất chấp vạnvật, khoảng cách, tình yêu là sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn không có giới hạn Cuối cùng sóng đãnói hộ nhà thơ nỗi khát vọng được sống trọn vẹn trong tình yêu Tình yêu lứa đôi đẹp đẽ, nồngnàn như trăm ngàn con sóng nhỏ giữa đại dương mênh mông, muốn được hoà nhịp vào biển lớncủa tình yêu cộng đồng:

“Làm sao được tan ra

1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên traigái ào ào ra trận “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến nước, gốc đa, sân trườngdiễn

ra những cuộc chia ly màu đỏ Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới càngthấy rõnỗi khát khao của người con gái trong tình yêu

“Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

Đọc xong bài thơ Sóng ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những

con người luôn thủy chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu Xuân Quỳnh xứng đáng là mộtnhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, bà đã làm phong phú hơn cho nền thơ nước nhà

Đàn Ghi Ta của Lor- Ca

Trang 21

ghita, mô phỏng cả lối diễn tấu vẫn thường đệm cho người hát khi diễn nữa Thanh Thảo đã chọnthời điểm bi phẫn nhất của cuộc đời Lorca cho cảm hứng của thi phẩm : lúc ông bị bắn chết.Lorca luôn dự cảm và bị ám ảnh khôn nguôi bởi cái chết Nhưng ông cũng không thể ngờ cáichết phũ phàng nhất đã ập xuống thân phận mình Đối với lòng tiếc hương, mọi cái chết đềungang trái Cái chết của Lorca càng ngang trái bội phần

Trong bài thơ, Thanh Thảo có dùng những lối kết hợp khá phổ biến ở thơ tượng trưng Tagặp

những Tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi-ta nâu, tiếng ghi-ta lá xanh, tiếng ghi-ta tròn, tiếng ghita ròng ròng máu chảy, về miền đơn độc, vầng trăng chếnh choáng, chôn cất tiếng đàn, đường chỉ tay, dòng sông rộng Nhiều thi ảnh được tượng trưng hoá, khiến chúng có dạng một hình thểchứa nhiều hình ảnh Đường chỉ tay là hiện thân của thiên mệnh Nó là cây đàn lia của chàng nghệ sĩ tài hoa Đúng hơn, là chiếc ghi-ta đã sang cõi siêu sinh Riêng cái câu giọt nước mắt

vầng trăng trong đoạnbày tỏ nỗi đau xót và tiếc thương trước cái chết hết sức thương tâm củaLorca mà lời thơ kết hợp cả trượng trưng thơ Đường với tượng trưng Thơ Mới:

“Không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng”cũng thấy được vẻ súc tích của nó Có phải câu ấy được viết theo lối "nghệ thuật sắp đặt" không,mà cứ đơn giản y như đặt hai hình ảnh bên nhau : giọt nước mắt - vầng trăng thế

thôi ? Giữa chúng chẳng có một quan hệ từ nào Thì ra, lắm khi, việc tước bỏ quan hệ từ lại làcách gia tăng nghĩa cho hình ảnh và lời thơ Vì giờ đây, giữa chúng lại có thể phát sinh nhiềukiểu quan hệ, tạo ra nhiều làn nghĩa : giọt nước mắt và vầng trăng ; giọt nước mắt với vầng trăng

; giọt nước mắt như vầng trăng ; giọt nước mắt của vầng trăng ; giọt nước mắt là vầng trăng Người đọc có một thoáng phân vân : vậy ý thực của câu thơ sẽ theo nghĩa nào ? Nhưng thoáng ấy

sẽ qua nhanh bởi chỉ có câu trả lời duy nhất : nó phải là sự giao thoa và lung linh của tất cả cáclàn nghĩa ấy.Việc tái hiện sự kiện Lorca bị hành hình với những diễn biến phũ phàng, dù chỉ làchấm phá, cũng đã ít nhiều đem lại một cái "cốt" cho thi phẩm Muốn kể, thì cũng kể được đôi chút.Tâm tư người đọc bị cuốn ngay vào mạch kể qua các diễn biến ấy với những kinh hoàng, đauđớn và tiếc thương cho một con người vô tội, một bậc tài hoa oan khuất Nhưng, dường như cáimạch kia còn tuân theo các bước phát triển thuộc về cấu trúc của một ca khúc nữa Sự kiện Lorca

bị hành hình vào bài thơ này đã dàn thành bốn phần nội dung với những khúc có dụng ý hẳn hoi

về độ dài và tiết nhịp Đầu tiên, phần giới thiệu, là hình ảnh Lorca theo lối ấn tượng : những tiếng đàn bọt nước

Tây ban- nha áo choàng đỏ gắt

li-la li-la li-la

.đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn Tiếp nối, phần phát triển, Lorca bị giết :

Tây - ban - nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lorca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du Kế đó, phần cao trào, là nỗi tiếc thương trước sự thực phũ phàng : tiếng ghi-ta nâu bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy

/tiếng ghi-ta tròn bọt

nước vỡ tan

tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ

mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng Và cuối cùng, phần kết, với

hình ảnh Lorca lìa bỏ tất cả và giải thoát : đường chỉ tay đã đứt

dòng sông rộng vô cùng Lorca bơi sang ngang trên chiếc ghi-ta màu bạc chàng ném lá bùa cô gái di-gan vào xoáy nước

Trang 22

chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt

li-la li-la li-la

Sự có mặt của hai chuỗi li-la li-la li-la ở phần đầu và phần kết là thế Thú thực, khi mới đọc bàithơ này trong tập Khối vuông Rubic, tôi thấy cái chuỗi kia là một nét lạ Nhưng đọc kĩ hơn thìthấy hình như có một nghĩa lý nào đó hay hay, chứ không hẳn chỉ là những con âm rỗng nghĩa.Nhưng thực hư ra sao, Mãi sau, đọc kĩ hơn vào cấu trúc mới vỡ lẽ : té ra đây lại là sự giao duyên

kì thú của thơ và nhạc Cụ thể là giao thoa giữa thanh âm và thi ảnh Mở đầu là hai câu : Những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt Thanh Thảo chọn hai hình ảnh này khởi đầu

một thi phẩm giống như kiểu tạo những âm chủ cho một nhạc phẩm Chúng là những tương phảnkín đáo mà gay gắt : âm thanh hồn nhiên - sắc màu chói gắt, tiếng đàn thảo dân - áo choàng đấusĩ,vẻ khiêm nhường - sự ngạo nghễ, niềm hân hoan - nỗi kinh hoàng, nghệ thuật - bạo lực, thânphận bọt bèo - thực tại tàn khốc Cặp hình ảnh cứ ngỡ tương phùng nào ngờ lại tương tranh Nộidung chủ đạo mà thi phẩm triển khai sẽ là phận người trong một hiện thực đầy tranh chấp đốichọi như thế Rồi ngay sau hai câu mào đầu đó là chuỗi âm thanh li-la li-la li-la Nó như mộtchuỗi nốt đàn buông do người đệm đàn (ghi ta) lướt qua hàng dây để kết thúc phần dạo, đánh dấukhoảng ngắt cho người hát chính thức bắt lời trình diễn ca khúc Và thi phẩm cũng kết thúc bằng

sự trở lại của chuỗi âm thanh ấy Nó tựa những tiếng đàn đệm cuối cùng nhằm tạo những dư âmsau khi lời hát đã ngừng Ngẫu hứng mà đầy xao xuyến Khi âm thanh gây niềm xao xuyến thì tự

nó cũng chất chứa thi vị!

Song, về nghĩa, lila lại chính là một loài hoa có màu tím ngát rất được người phương Tây ưachuộng : hoa lila - tức hoa tử đinh hương Chuỗi âm thanh kế tiếp gợi hình ảnh những tràng hoachuỗi hoa bật tím liên tiếp Đó là những đoá hoa người đời, người thơ thầm kính viếng hươnghồn Lorca hay chính là ngàn muôn đoá hoa của sự sống đang nảy nở từ cái chết đau thương củanhà thi sĩ, thể hiện sức sống bất diệt của những giá trị chân chính trên cõi đời này ?

Mỗi nghệ phẩm là một sản phẩm không lặp lại Không chỉ nội dung, mà ngay cả hình thức

Năng lượng sáng tạo có thể tích tụ lâu dài trong cả ý thức và tiềm thức, bằng cả vốn sống, vốnvăn hoá cùng kinh nghiệm nghệ thuật Sáng tạo nghệ thuật là thế ; phải thế mới là nghệ thuật Làngười ham tìm tòi cách tân, Thanh Thảo hiểu rõ điều đó "Với những bài thơ hay - thi sĩ sáng tạovới toàn bộ thể chất và tâm linh mình, và không biết cái nào bắt đầu trước : thể xác hay tâmlinh Đó là cả một quá trình nhưng sáng tạo là khoảnh khắc.Khoảnh khắc ấy xảy ra càng đột ngộtbao nhiêu càng tốt bấy nhiêu"

Người lái đò Sông Đà Hình tượng nhân vật người lái đò trong Người lái đò sông Đà

Tuỳ bút "Người lái đò sông Đà" là một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân được

in trong tập sông Đà (1960) Viết tuỳ bút này Nguyễn Tuân tự coi mình là người đi tìm cái thứvàng mười của màu sắc núi sông Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trítất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắcthêm sáng sủa được vui và vững bền Chất vàng mười của con người ấy chính là người lái đòsông Đà Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân người lái đò vừa là người anh hùng vừa làngười nghệ sỹ tài hoa trong nghề của mình

Khi được tác giả hỏi chuyện, người lái đò đã 70 tuổi, làm nghề đò dọc mười năm liền và đãnghỉ làm nghề đôi chục năm Nhưng mười năm người lái đò đã in dấu ấn khá đậm ở ngoại hìnhông lão : Tay ông lêu nghêu như cái sào Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh, gò lại như kẹp

Trang 23

lấy một cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡngiới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù.Những dòngnày được nhà văn viết ra không chỉ để giới thiệu ngoại hình một con người mà còn để ca ngợi

sự gắn bó, yêu quý nghề ở chính người đó Nguyễn Tuân là nhà văn luôn nén câu văn của mìnhnhiều điều muốn nói, “hàm lượng thông tin” ở đó không bao giờ chỉ ở một tầng hiển ngôn Những nét tả ngoại hình của nhà văn cho thấy người lái đò thực sự là người từng trải, thànhthạo nghề Chưa đủ, Nguyễn Tuân còn cho biết : người lái đò còn là một linh hồn muôn thuởcủa sông nước này; ông làm nghề đò đã mười năm liền, trên sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơnmột trăm lần rồi, chính tay ông giữ lái độ sáu chục lần… Sự từng trải của người lái đò còn thểhiện, dòng sông Đà với bảy mười ba con thác nhưng ông đã lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóngđinh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả các con thác hiểm trở Hơn thế nữa, sông Đàđối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông thuộc lòng đến cả những cáichấm than chấm câu và cả những đoạn xuống dòng Không phải bỗng dưng mà nhà văn nổitiếng tài tử lại đưa vào trang viết của mình tỉ mỉ các ngọn thác, thời gian ông lái đò làm nghề.Phải chi li, cụ thể như vậy mới thấy hết sự từng trải, gắn bó của với nghề đến độ kỳ lạ ở ông lãolái đò Đấy cũng là cách nhà văn bày tỏ nỗi thán phục của chính mình về một con người nhưđược sinh ra từ những con sóng, ngọn thác hung dữ ở sông Đà

Ôn thi môn Văn: Phân tích hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà

"Sông Đà đối với ông lái đò ấy như một thiên anh hùng mà ông đã thuộc cả đến dấu chấm than,chấm câu và cả những đoạn xuống dòng"

Chỉ từng trải thôi chưa đủ, đối với con sông Đà, ai chế ngự được nó đòi hỏi phải có lòng dũngcảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán nữa Nguyễn Tuân đưa nhân vật củamình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó, tất cả những phẩm chất ấy được bộc lộ, nếu khôngphải trả giá bằng chính mạng sống của mình Nhà văn gọi đây là cuộc chiến đấu gian lao củangười lái đò trên chiến trường sông Đà, trên một quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà Đóchính là cuộc vựơt thác đầy nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trậnđánh mà đối phương đã hiện ra diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một :

… Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời Đá ở đây ngàn năm vẫnmai phục hết trong dòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm

mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cảdậy để vồ lấy thuyền Mặt hòn đat nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo

mó hơn cả cái mặt nước chỗ này… Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn Mới thấy rằng đây là nóbày thạch trận trên sông Đám tảng hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cáithuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàntrận địa sẵn…

Trong thạch trận ấy, người lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địaphóng thẳng vào mình Khi sông Đà tung ra miếng đòn hiểm độc nhất là nước bám lấy thuyềnnhư đô vật túm thắt lưng đặng lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt, ônglão vẫn không hề nao núng, bình tĩnh, đầy mưu trí như một vị chỉ huy, lái con thuyền vượt quaghềnh thác Ngay cả khi bị thương, người lái đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặtlấy cuống lái, mặt méo bệch như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào

Trang 24

chỗ hiểm “Phá xong cái trùng vi thạch trận thứ nhất”, người lái đò “phá luôn vòng vây thứhai” Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá Đến vòng thứ bà, ít cửa hơn, bênphải bên trái đều là luồng chết cả, nhưng người lái đã chủ động “tấn công”: Cứ phóng thẳngthuyền, chọc thủng cửa giữa đó Thuyền vút qua cổng đá cánh mở khép Vút, vút, cửa ngoài,cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừaxuyên vừa tự động lái được lượn được Thế là kết thúc.

Nổi bật nhất, độc đáo nhất ở người lái đò sông Đà là phong thái của một nghệ sĩ tài hoa.Khái niệm tài hoa, nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Tuân có nghĩa rộng, không cứ là nhữngngười làm thơ, viết văn mà cả những người làm nghề chẳng mấy liên quan tới nghệ thuật cũngđược coi là nghệ sĩ, nếu việc làm của họ đạt đến trình độ tinh vi và siêu phàm Trong người lái

đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã xây dựng một hình tượng người lái đò nghệ sĩ mà nhà văn trântrọng gọi là tay lái ra hoa Nghệ thuật ở đây là nắm chắc các quy luật tất yếu của sông Đà và vìlàm chủ được nó nên có tự do

Song, quy luật ở trên con sông Đà là thứ quy luật khắc nghiệt Một chút thiếu bình tĩnh, thiếuchính xác, hay lỡ tay, quá đà đều phải trả giá bằng mạng sống Mà ngay ở những khúc sôngkhông có thác nó dễ dại tay dại chân mà buồn ngủ như người Mèo kêu mỏi chân khi dẫm lênđồng bằng thiếu dốc thiếu đèo Chung quy lại, nơi nào cũng hiểm nguy Ông lão lái đò vừathuộc dòng sông, thuộc quy luật của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này, vừa nắm chắc binh phápcủa thần sông thần đá Vì thế, vào trận mạc, ông thật khôn khéo, bình tĩnh như vị chỉ huy cầmquân tài ba Mọi giác quan của ông lão đều hoạt động trong sự phối hợp nhịp nhàng, chính xác.Xong trận, lúc nào cũng ung dung, thanh thản như chưa từng vượt thác: Sóng thác xèo xèo tan

ra trong trí nhớ Sông nước lại thanh bình Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ốngcơm lam và toàn bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang ca mùa khô nổnhững tiếng to như mìn bộc phá rồi túa ra đầy tràn ruộng Cũng chả thấy ai bàn thêm một lờinào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi Như những nghệ sĩchân chính, sau khi vắt kiệt sức mình để thai nghén nên tác phẩm không mấy ai tự tán dương vềcông sức của mình Nhà văn Nguyễn Tuân đưa ra một lời nhận xét : Cuộc sống của họ là ngàynào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy sự sống từ tay những cái thác,nên nó cũng không có gì là hồi hộp, đáng nhớ… Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo Phải chăngngười lái đò anh hùng có lẽ dế thấy, nhưng nhìn người lái đò tài hoa, người lái đò chỉ cóNguyễn Tuân Và, lời ghi chú của nhà văn thật đáng để suy ngẫm !

Nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là nhân vật chính diện luôn đượcnhà văn chú ý mô tả ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ Nếu như trước cách mạng tháng Tám 1945,theo Nguyễn Tuân, cái tài hoa chỉ có ở lớp nhà nho trong quá khứ thì nay, trong Người lái đòsông Đà và nhiều tác phẩm khác, tác giả đã tìm thấy và khẳng định cái đẹp ở ngay trong cuộcsống hàng ngày của người dân lao động, trong hiện tại của đất nước Cuộc đời của người lái đò

vô danh, không tên tuổi, nơi có những ngọn thác hoang vu, khuất nẻo kia là cả một thiên anhhùng ca, một pho nghệ thuật tuyệt vời Nếu như thiên nhiên sông Đà trong tác phẩm củaNguyễn Tuân là “kẻ thù số một” của con người, thì cũng chính thiên nhiên, qua ngòi bút củanhà văn là nơi đã tôn vinh giá trị con người vào lao động

Trang 25

Đề bài:Phân tích hình tượng sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Bài làm

Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ trong nền văn học hiện đại Việt Nam Những tácphẩm của ông viết bằng cái “ngông” và bằng tình yêu tha thiết “Người lái đò sông Đà” là bàitùy bút lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế Hình ảnh con sông Đà được nhìn qua lăng kính tâmhồn nghệ sỹ với nhiều vẻ đẹp khác nhau mang lại ấn tượng độc đáo đối với người đọc NguyễnTuân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng sông Đà bằng chất liệu ngôn ngữ và tình cảmphong phú

Qua cái nhìn của Nguyễn Tuân, sóng Đà “lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chôcslaij bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy” Có thể nói phải thật tinh tế và khéo léo mới có thểnhận ra sự chuyển đổi của sông đà như vậy

Sông đà hiện lên là dòng sông hung bạo, lắm thác ghềnh, ngỗ ngược, không chảy theo khuôn

khổ Vẻ đẹp hiểm trở, nguy hiểm của sông đà được tác giả viết “đá bờ sông, dựng vách thành,mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng giờ ngọ mới có mặt trời Có vách đá thành chẹt lòng sông đà nhưmột cái yết hầu Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách Có quãng con nai con

hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia” Chỉ với vài chi tiết phác họa con sông đà hiện lên vớinhiều phức tạp, khó khăn, nguy hiểm khôn lường Tác giả đã diễn tả cảm xúc khi đi qua đoạnsông này “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mìnhnhư đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấtvừa vụt tắt điện” Một lối so sánh độc đáo, đầy táo bạo và cũng không kém phần tinh tế Sông

Đà đẹp, nhưng đẹp vẻ đẹp hùng vĩ, hoang dại và nguy hiểm

Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân còn khiến người đọc bất ngờ hơn nữa khi miêu tả sự hùng vĩ,hung dữ đó “quãng mặt ghềnh hát loong, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sõng xô gió,cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuyết bất cứ người lái đò nàotóm được qua quãng ấy” Sông Đà hiện lên như một kẻ bất chấp hết, có thể lấy đi tính mạng củanhững ai vô tình đi qua đây Thật táo bạo, mãnh liệt và mạnh mẽ

Khi Nguyễn Tuân miêu tả tiếng thác réo, người đọc có cảm tưởng như đang đứng trước sông đàhùng vĩ chiêm ngưỡng vẻ đẹp khó cưỡng đó “Như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lạinhư là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo tiếng thác rống như tiếng một ngàn con trâu mộngđang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầmthét với đàn trâu da cháy bùng bùng” Những câu văn với giọng điệu dồn dập, gay cấn, đầy cảmxúc Một cảnh tưởng hùng vĩ, nguy hiểm vô cùng Một cách so sánh, tuyệt vời, hiếm thấy trongvăn học Nguyễn Tuân thực sự là bậc thầy của ngôn ngữ, ông thổi hồn vào những con chữ,khiến con chữ như biết nói, biết rung động

Đặc biệt hơn nữa, sông Đà hình thành ba trận chiến, người lái đò muốn vượt qua dòng chảy nàythì phải vượt qua ba trận chiến hiểm trở, táo bạo này Với giọng văn dồn dập, tác giả kéo ngườiđọc vào cùng vượt thác với người lái đò Trận thứ nhất “mặt nước hò la vang dậy quanh mình,

ùa vào mà bẻ gãy cán chèo Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách…” Sang đến trậnthứ hai “tăng thêm nhiều của tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua bênphía bờ hữu ngạn” Sang đến trận thứ ba dường như ít cửa hơn nhưng lại quyết liệt và mãnh liệthơn Sông Đà hiện lên không khác nào một con thủy quái đang đòi nuốt chửng người lái đò và

Trang 26

chiếc thuyền bất cứ lúc nào có thể Con sống chính là “kẻ thù số một” của người lá đò, với tất

cả đặc tính nham hiểm, thâm độc nhất

Tuy nhiên bên cạn vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở, nguy hiểm, sông Đà còn hiện lên thật nên thơ vàtrữ tình biết bao nhiêu Qua ngòi bút tinh tế của Nguyễn Tuân “sông đà tuôn dài như một ángtóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai

và cuồn cuộn mùa khói mèo đôý nương xuân” Thật tài hoa và thật trữ tĩnh, một hình ảnh tuyệtđẹp hiện lên giữa rừng núi hiểm trở Tây bắc Đặc biệt khi tác giả miêu tả nước của dòng sôngmới thật tuyệt vời và thi vị biết bao “Mùa xuân dòng xanh ngọc bochs, chứ nước sông đà khôngxanh màu canh hến của sông Gâm sông lô Mùa thu nước sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt mộtngười bầm đi vì ruơu, lừ lừ cái màu đỏ giận giữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”.Những từ ngữ mượt mà, tươi đẹp đã làm nên vẻ đẹp hiếm có của một dòng sông tưởng chừngchỉ có giận dỗi và hung dữ

Sông Đà có những lúc buồn mênh mang và hoang sơ đến lạ kỳ “Bờ sông hoang dại như một bờtiền sử Bờ sông hồn như như một nỗi niềm cổ tích xưa” Thật là một vẻ đẹp nhẹ nhàng, chânchất và tươi mới biết bao nhiêu

Qua đôi mắt người lái đò, hay là đôi mắt của tác giả sông Đà tạo nên những dòng cảm xúcthật lạ kì, thần tiên và mộng mơ quá đỗi Có lẽ khi yêu mảnh đất này, cảm nhận nó ở mọi khíacạnh đều toát lên vẻ đẹp không phải nơi nào cũng có được Và sông Đà cũng vậy, một vẻ đẹpkhiến người đọc phải ngỡ ngàng

Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” lại ámảnh người đọc cho đến sau này Một vẻ đẹp hùng vĩ, hung dữ của thiên nhiên đan xen sự thơmộng, nhẹ nhàng như chốn bồng lai Đó chính là sự thành công của Nguyễn Tuân

Ai đã đặt tên cho dòng sông ? Hoàng Phủ Ngọc Tường

Đề 1 : Anh chị hãy phân bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Bài làm

Ai đó đã từng viết “ Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương, đểnhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mãi mãi mang theo”.Vâng,

“một dòng sông để thương, để nhớ” của mỗi người rất khác nhau Nếu tên tuổi Văn Cao

gắn liền với sông Lô hùng tráng; nếu Hoàng Cầm là nỗi nhớ của ta khi ngang qua “Sông Đuốngtrôi đi một dòng lấp lánh”; nếu Hoài Vũ mãi là nhà thơ của con sông Vàm Cỏ đêm ngày thaothiết chở phù sa, thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đã song hành cùng sông Hương đi vào trái timngười đọc với “Ai đã đặt tên cho dòng sông?.”…Có một huyền thoại vọng về từ làng ThànhTrung, một ngôi làng trồng rau thơm ở Huế: Vì yêu quý con sông xinh đẹp, người dân hai bên bờsông Hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước xanh thắm ấy mãimãi thơm tho.Phải chăng đó là cách lý giải tên của Hương Giang – con sông gắn liền với Huế,gắn liền với tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường? Bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đượcviết năm 1981, khi tác giả đã sống bên bờ sông Hương, sống trong lòng Huế hơn 40 năm trời,tình yêu máu thịt đối với quê hương cứ lớn lên từng ngày và nó hiện hữu ở mọi thời gian, mọikhông gian Khi tác giả ngồi đọc truyện Kiều giữa mùa thu, trong một khu vườn xưa cổ, nơi cónhững loài hoa đang nở, trái cây đang chín, yên tĩnh và khoáng đạt - khu vườn tọa lạc trên vùngđất mà Nguyễn Du từng sống nên thiên nhiên của “mảnh đất Kinh- xưa” đã in bóng trong thơNguyễn,ngược lại sông Hương và Huế đã gợi cho tác giả hình tượng của cặp tình nhân lý tưởng:Kim-Kiều.Chưa bao giờ tôi nhìn thấy một dòng chảy nào đáng yêu đến thế, sông Hương đến với

Trang 27

tình yêu Hãy ngắm nhìn nàng trước khi gặp Huế, đó là “một cô gái Di-gan phóng khoáng vàman dại” “bản lĩnh và gan dạ” có một tâm hồn “ tự do và trong sáng”, đó là hình ảnh “ bảntrường ca của rừng già” rầm rộ và mãnh liệt nhưng cũng có lúc “dịu dàng và say đắm giữa nhữngdặm dài chói lọimàu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”, nàng đã chế ngự sức mạnh bản năng của mình

để đến lúc ra khỏi rừng già sẽ trở nên dịu dàng và trí tuệ Để đến với Huế, sông Hương phải băngqua một hành trình, phải chuyển dòng liên tục, như một cuộc kiếm tìm thiết tha và rạo rực, vôvàn địa danh mà dòng nước ấy đã trôi qua Hòn Chén, NgọcTrản, Nguyệt Biều, Lương Quán,Thiên Mụ… người con gái Di-gan ấy đã đột ngột uốn mình theo một đường cong thật mềmnhưng “vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi NgọcTrản, để sắc nước trở nên xanh thẳm”, nàng vẫn còn mang một vẻ buồn trầm mặc như triết lý,như cổ thi… cho đến khi gặp được tiếng chuông Thiên Mụ, nghe âm thanh

bát ngát tiếng gà, từ ấy sông Hương rạng rỡ như nắng mới, nàng uốn một cánh cung thật nhẹ, đếnkhi giáp mặt với thành phố, đường cong ấy làm cho nàng “mềm hẳn đi, như một tiếng "vâng"không nói ra của tình yêu”- Cái phút ban đầu để đến với “người tình” của sông Hương như thếđấy! Nàng đã tự làm mới mình để hiến tặng những gì đẹp nhất cho người yêu.Sông Hương -dòng sông thuộc về một thành phố duy nhất - đã rời cuộc sống hoang dã của rừng để đến với Huế

và chỉ Huế mà thôi, nàng như “sông Xen của Paris, sông Ðanuýp của Buđapet…” chảy tronglòng thành phố yêu quý của mình nhưng khác ở chỗ nàng đẹp một cách huyền hồ như đang chekhuôn mặt diễm kiều bằng tấm voan sương khói, nàng trôi lặng lẽ với

nghìn ánh hoa đăng vào hội rằm tháng 7 bồng bềnh chao nhẹ trên mặt nước như vương vấn mộtnỗi lòng Tôi chợt nhớ đến một câu nói “có những dòng tình cảm, rất sâu nên rất đỗi lặnglờ”,dòng chảy êm đềm của sông Hương hay chính là tình yêu sâu lắng mà nàng dâng tặng chothành phố Huế? Vẻ đẹp của sông Hương còn là vẻ đẹp của một nền văn hóa, vẻ đẹp của người tài

nữ đánh đàn lúc đêm khuya ,toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh sôi trên mặt sông này

và hơn thế khắp lưu vực sông còn vang vọng những điệu hò dân dã, những điệu hò thấm đẫm tấmchung tình, thấm đẫm lời thề của sông Hương trước phút chia tay với Huế mà trôi về biển cả.Nhưng chẳng phải bao giờ sông Hương cũng là người con gái đằm thắm ,dịu dàng, mềm mạitrong lòng Huế, đã có một thời sông Hương “mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đãchiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía Nam” của Tổ quốc, vẻ vang soi bóng kinh thành PhúXuân, “dòng sông của thời gian ngân vang", của lịch sử viết giữa màu cỏ xanh, lá biếc…SôngHương được nhìn như một người con gái đến với tình yêu, dâng tặng những vẻ đẹp mà mình cóđược cho người yêu, đắm mình trong tình yêu để khám phá và hoàn thiện bản thân.Từ một dòngsông hoang dại, bí ẩn, nàng đã trở thành một sông Hương rất mực dịu dàng, rất mực

tài hoa, rất mực kiên cường, rất mực hy sinh…

Cho nên, từ khi có được sông Hương, Huế - chàng Kim của nàng- cũng có nhiều thay đổi.Từhoang sơ với “cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” hay kiêu hãnh âm u với những lăng tẩm đềnđài

đồ sộ, đã hóa thành vẻ đẹp cổ kính mà thơ mộng, khiến người con của Huế dù đến Pari,Buđapéthay Leningrad vẫn đau đáu nhớ về một thành phố với nguyên dạng đô thị cổ, trải dọc haibờ sông.Huế càng lung linh hơn khi sông Hương trong lòngHuế những nét đặc thù của hội

Hoa đăng, của ca Huế Có sông Hương, Huế trở thành biên thùy xa xôi của đất nước các vuaHùng, Huế chiến đấu oanh liệt bảo về biên giới phíaNam của Đại Việt, Huế là kinh thành củangười anh hùng Nguyễn Huệ, Huế cùng sông Hương đi vào CM tháng 8 bằng những chiến côngrung chuyển Huế đã cống hiến xứng đáng cho Tổquốc trong cuộc trường chinh máu lửa bêncạnh sông Hương -dòng sông của sử thi đã tự hiến đời

mình làm một chiến công

Tình yêu của SH và Huế một tình yêu lãng mạn và âm vang sức sống, một tình yêu như một cuộctìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, bản hợp xướng diệu kỳ giữa thi ca và âm nhạc Tình

Trang 28

yêu ấy được vun đắp bởi ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đứa con thân yêu củaHuế, nhìn ngắm sông Hương khi gần kề để phát hiện ra dòng sông ấy “đang đổi sắc không ngừngdưới ánh nắng và mùi hương của hoa trái trong vườn”,lúc xa xôi gần nửa vòng trái đất, SôngHương của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ mang vẻ đẹp trời phú mà còn ánh lên vẻ đẹp củacon người, những tài nữ đánh đàn, những người dân Châu Hóa lái thuyền xuôi ngược, nhữngngười con anh dũng đã hi sinh, những Nguyễn Du, bà huyện Thanh Quan, Tố Hữu…đã viết thơtrên dòng chảy long lanh in bóng mây trời.Cũng như tình yêu của sông Hương với Huế, tình yêucủa Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương cũng là quá trình dâng tặng, khám phá và hoànthiện chính mình Tuy nhiên, vì sông Hương là hóa thân của huyền thoại nên câu hỏi bângkhuâng của một người Hà Nội khi lặng lẽ

ngắm nhìn dòng nước : “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” vẫn là một câu hỏi lửng lơ chưa có lờigiải đáp , câu hỏi đã thành tên cho một thiên bút ký tuyệt vời…

Tô Hoài thành công trong “Vợ chồng A Phủ” là biện pháp phân tích tâm lý và hành động của

Mị trong từng chặng đường đời Điểm nghệ thuật ấy thật sự phát sáng và thăng hoa trong đoạnvăn miêu tả tâm lý và hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ Qua đó tathấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm

Trong tác phẩm này, điều gây cho bạn đọc ấn tượng nhất đó chính là hình ảnh của cô gái “dùlàm bất cứ việc gì, cô ta cũng cúi mặt, mắt buồn rười rượi” Đó là tâm lý của một con ngườicam chịu, buông xuôi trước số phận, hoàn cảnh sống đen tối đầy bi kịch Sở dĩ Mị có nét tínhcách ấy là do cuộc sống hôn nhân cưỡng bức giữa Mị và A Sử Mị không được lấy người mìnhyêu mà phải ăn đời ở kiếp với một người mà mình sợ hãi, lạnh lùng Một nguyên nhân nữa chính

là do uy quyền, thần quyền, đồng tiền của nhà thống lý Pá Tra đã biến Mị thành một đứa con dâugạt nợ.Mang tiếng là con dâu của một người giàu có nhất vùng, nhưng thật sự Mị chỉ là một kẻ

nô lệ không hơn không kém Điều đó làm Mị đau khổ, Mị khóc ròng rã mấy tháng trời và từng có

ý định ăn nắm lá ngón kết thúc cuộc đời mình Thế nhưng “sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổrồi” Chính vì thế Mị đã buông xuôi trước số phận đen tối của mình, trái tim của Mị dần chai sạn

và mất đi nhịp đập tự nhiên của nó.Song tính cách đó lại là tâm trạng của một người yêu đời, yêucuộc sống,mong muốn thoát khỏi hoàn cảnh sống đen tối, đầy bi kịch Điều đó đã được thể hiệntrong đêm mùa xuân.Trong đêm mùa xuân ấy, tâm trạng của Mị phát triển theo những cung bậctình cảm khác nhau, cung bậc sau cao hơn cung bậc trước Ban đầu, Mị nghe tiếng sáo Mị nhẩmthầm bài hát người đang thổi, rồi Mị uống rượu và nhớ lại kỷ niệm đẹp thời xa xưa… Mị ý thứcđược về bản thân và về cuộc đời rồi Mị muốn đi chơi Nhưng sợi dây thô bạo của A Sử đãtróiđứng Mị vào cột Thế nhưng sợi dây ấy chỉ có thể “trói” được thân xác Mị chứ không thể“trói”được tâm hồn của một cô gái đang hòa nhập với mùa xuân, với cuộc đời Đêm ấy thật là một đêm

có ý nghĩa với Mị Đó là đêm cô thực sự sống cho riêng mình sau hàng ngàn đêm cô sống vật vờ

Trang 29

đông dài và buồn trên núi rừng Tây Bắc đang về Mùa đông rét buốt như cắt da cắt thịt, vì thếđêm nào Mị cũng ra bên ngoài bếp lửa để thổi lửa hơ tay Trong những đêm đó Mị gặp A Phủđang bị trói đứng chờ chết giữa trời giá rét Thế nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay “Dù APhủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi” Tại sao Mị lại lãnh cảm, thờ ơ trước sự việc ấy? Phảichăng việc trói người đến chết là một việc làm bình thường ở nhà thống lý Pá Tra và ai cũngquen với điều đó nên chẳng ai quan tâm đến Hay bởi Mị “sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổrồi” nên Mị lãnh đạm, thờ ơ trước nỗi đau khổ của người khác Một đêm nữa lại đến, lúc đó mọingười trong nhà đã ngủ yên cả rồi, Mị lại thức dậy đến bếp đốt lửa lên để hơ tay Lửa cháy sáng,

“Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuốnghai hõm má đã xám đen lại”.Đó là dòng nước mắt của một kẻ nô lệ khi phải đối mặt với cái chếtđến rất gần Chính “dòng nước mắt lấp lánh ấy” đã làm tan chảy lớp băng giá lạnh trong lòng Mị.Lòng Mị chợt bồi hồi trước một người, trùng cảnh ngộ Đêm mùa xuân trước Mị cũng bị A Sửtrói đứng thế kia, có nhiều lần khóc nước mắt rơi xuống miệng, xuống cổ không lau đi được Mịchợt nhận ra người ấy giống mình về cảnh ngộ, mà những người cùng cảnh ngộ rất dễ cảm thôngcho nhau Mị nhớ lại những chuyện thật khủng khiếp lúc trước kia, “chúng nó bắt trói đến chếtngười đàn bà ngày trước cũng ở trong cái nhà này” Lý trí giúp Mị nhận ra “Chúng nó thật độcác” Việc trói người đến chết còn ác hơn cả thú dữ trong rừng Chỉ vì bị hổ ăn mất một con bò màmột người thanh niên khỏe mạnh, siêng năng, say sưa với cuộc đời đã phải lấy mạng mình thaycho nó Bọn thống trị coi sinh mạng của A Phủ không bằng một con vật Và dẫu ai phạm tội như

A Phủ cũng bị xử phạt như thế mà thôi Nhớ đến những chuyện ngày trước, trở về với hiện tại,

Mị đau khổ cay đắng cho thân phận của mình: “Ta là thân đàn bà chúng nó đẵ bắt ta về trình manhà nó rồi thì chỉ còn biết chờ ngày rũ xương ở đây thôi” Nghĩ về mình, Mị lại nghĩ đến A Phủ

“có chừng này, chỉ đêm nay thôi là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết Ngườikia việc gì mà phải chết như thế A Phủ… Mị phảng phất nghĩ như vậy” Thật sự, chẳng có lí do

gì mà bọn thống lí Pá Tra bắt A Phủ phải chết vì cái tội để mất một con bò! Trong đầu Mị bỗngnhiên nghĩ đến cảnh A Phủ bỏ trốn và chính Mị sẽ là người chết thay cho A Phủ trên cái cộttưởng tượng đó Thế nhưng, Mị vẫn không thấy sợ, sự suy tưởng của Mị là có cơ sở của nó Chacon Pá Tra đã biến Mị từ một con người yêu đời, yêu cuộc sống, tài hoa chăm chỉ, hiếu thảo, thathiết với tình yêu thành một con dâu gạt nợ, một kẻ nô lệ đúng nghĩa, chúng đã tàn ác khi tróimột người đàn bà ngày trước đến chết thì chẳng lẽ chúng lại không đối xử với Mị như thế ư?Như vậy, chứng kiến “dòng nước mắt lấp lánh” của A Phủ, tâm trạng của Mị diễn biến phức tạp

Mị thông cảm với người cùng cảnh ngộ, Mị nhớ đến chuyện người đàn bà ngày trước, lí trí giúp

Mị nhận ra bọn lãnh chúa phong kiến thật độc ác, Mị xót xa trước số phận của mình rồi Mị lạinghĩ đến A Phủ; sau đó Mị lại tưởng tượng đến cái cảnh mình bị trói đứng… Một loạt nét tâm lí

ấy thúc đẩy Mị đến với hành động:

dùng dao cắt lúa rút dây mây cởi trói cho A Phủ Đó là một việc làm táo bạo và hết sức nguyhiểm nhưng nó phù hợp với nét tâm lí của Mị trong đêm mùa đông này Sau khi cắt dây cởi tróicho A Phủ, Mị cũng không ngờ mình dám làm một chuyện động trời đến vậy Mị thì thào lên mộttiếng “đi ngay” rồi Mị nghẹn lại A Phủ vùng chạy đi, còn Mị vẫn đứng lặng trong bóng tối Ta

có thể hình dung được nét tâm lí ngổn ngang trăm mối của Mị lúc này Lòng Mị rối bời với trămcâu hỏi: Vụt chạy theo A Phủ hay ở đây chờ chết? Thế là cuối

cùng sức sống tiềm tàng đã thôi thúc Mị phải sống và Mị vụt chạy theo A Phủ Trời tối lắmnhưng Mị vẫn băng đi Bước chân của Mị như đạp đổ uy quyền, thần quyền của bọn lãnh chúaphong kiến đương thời đã đè nặng tâm hồn Mị suốt bao nhiêu năm qua Mị đuổi kịp A Phủ và nóilời đầu tiên Mị nói với A Phủ sau bao nhiêu năm câm nín: “A Phủ Cho tôi đi! Ở đây thì chếtmất” Đó là lời nói khao khát sống và khát khao tự do của nhân vật Mị Câu nói ấy chứa đựngbiết bao tình cảm và làm quặn đau trái tim bạn đọc Đó chính là nguyên nhân - hệ quả của việc

Trang 30

Mị cắt đứt sợi dây vô hình ràng buộc cuộc đời của mình Thế là Mị và A Phủ dìu nhau chạyxuống dốc núi Hai người đã rời bỏ Hồng Ngài - một nơi mà những kỉ niệm đẹp đối với họ quá ít,còn nỗi buồn đau,

tủi nhục thì chồng chất không sao kể xiết Hai người rời bỏ Hồng Ngài và đến Phiềng Sa, nhưngnhững ngày phía trước ra sao họ cũng chưa biết đến…Rõ ràng, trong đêm mùa đông này, sứcsống tiềm tàng đóng một vai trò hết sức quan trọng Chính nó đã giúp Mị vượt lên trên số phậnđen tối của mình Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc Mị tự cứu lấy bản thân mình Quađoạn trích trên, Tô Hoài đã ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng

và những người phụ nự Việt Nam nói chung Tô Hoài đã rất cảm thông và xót thương cho sốphận hẩm hiu, không lối thoát của Mị Thế nhưng bằng một trái tim nhạy cảm và chan chứa yêuthương, Tô Hoài đã phát hiện và ngợi ca đốm lửa còn sót lại trong trái tim Mị Tư tưởng nhânđạo của nhà văn sáng lên ở đó Đồng thời qua tác

phẩm, Tô Hoài cũng đã khẳng định được chân lí muôn đời: ở đâu có áp bức bất công thì ở đó có

sự đấu tranh để chống lại nó dù đó là sự vùng lên một cách tự phát như Mị Quả thật, tác phẩmnày giúp ta hiểu được nhiều điều trong cuộc sống

“Vợ chồng A Phủ” thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn đọc bởi những giá trị nghệthuật, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của nó Truyện ngắn này quả là một truyện ngắn tiêubiểu cho phong cách Tô Hoài Đối với riêng em, truyện “Vợ chồng A Phủ” giúp em cảm thôngsâu sắc trước nỗi khổ của

người phụ nữ trong xã hội phong kiến miền núi, từ đó giúp em ngày càng trân trọng khát vọngcủa họ hơn Đây quả là một tác phẩm văn chương đích thực bởi nó đã góp phần nhân đạo hóatâm hồn bạn đọc

Đề : Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)

Bài làm

Có những sở thích nhất thời, song cũng có những sở thích đời đời không thay đổi, có nhữngnỗi đau thoáng qua và cũng có những vết thương hằn sâu theo năm tháng Nếu giở nhữngtrangđời đẫm lệ của Kiều ta sẽ khóc, nếu Chí Phèo chết ta xót thương thì khi đọc Vợ chồng A

Phủ ta cũng cho phép tim mình rung lên theo tiếng thổn thức của Mị Một cô gái trẻ phải chônvùi cuộc đời thanh xuân trong nhà tên thống lí đến khi trốn khỏi Hồng Ngài, ta vẫn còn thấy đượcmột sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong người con gái Mèo ấy! Hạt nẩy mầm ra hoa kết trái làmột qui luật tự nhiên Là con gái lớn lên lấy chồng về làmdâu nhà chồng cũng là một tự nhiên vàcũng là mơ ước của họ Thế nhưng, hạnh phúc rất nhiều ,song nói như người đời, ông trời lại hayích kỉ, ông chỉ ban cho một số người hạnh phúc còn khổ đau dường như nhân loại ai cũng đượchưởng Ngay cả hạnh phúc tưởng chừng như tầm thường dễ dàng đó cũng không mỉm cười với

Mị, nó quay lưng với cô và mở cho cô trang đời cơ cực: trang đời đẫm đầy nước mắt.Chân dung

Mị hiện lên đầu tác phẩm gần như là tảng đá chai sạn khô lạnh, dường như ngọn lửa tình người

đã vĩnh viễn tắt ngấm trong trái tim cô Cô cứ “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” Từ ngày bịbắt về làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí đến nay, gương mặt Mị chỉ toàn nước mắt Gia đình PáTra nào có xem Mị là một con người, là một thành viên hợp pháp? Một con ở! Thậm chí một convật Làm việc cạnh tàu ngựa, buồng ngủ gần tàu ngựa Mị giống như con ngựa nhà thống lí Ngàynối ngày, Mị chỉ biết “quay tơ hái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, đi cõng nước” Mị tồn tại đấy songchỉ là cái xác biết đi, linh hồn Mị tắt lịm từ bao giờ rồi Song, thật sự Mị vẫn chưa chết, conngười của Mị ngày xưa vẫn còn sống trong thể xác héo mòn và vẫn tiềm tàng một sức sống mãnhliệt Mị là con của núi rừng sơn cước, dòng suối rừng cây đã nhen nhóm trong cô một vẻ hồnnhiên mộc mạc Cô sống như chính cô, không giả dối, không tính toán so đo Mị rất yêu đời Côđẹp, cô có tài thổi sáo và đã từng vui chơi như tất cả mọi người Cô không có con trai khép kín

Trang 31

dưới lòng biển sâu mà cô là cánh chim hay hót của núi rừng Mị đã từng phản đối khi nghe tin PáTra đòi bắt cô về làm dâu gạt nợ Mị bảo với bố “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phảilàm nương ngô giả nợ cho bố Bố đừng bán con cho nhà giàu” Mị yêu tự do, Mị yêu cuộc sống

Mị muốn là cánh hải âu không sợ biển lớn, sông dài,cô sẵn sàng trả bằng mọi giá để được tự dobên bố, bên gia đình, được yêu, được ca hát Mị đã có ý thức hẳn hoi về cuộc sống, thế nhưng sựngang trái cuộc đời đã chụp lên Mị màu đen tang tóc

Đối với Mị tự do là điều quí nhất Song, đóa hoa vừa chớm nụ xuân vừa rung rung ngỡngàng đón cuộc đời mới - đời thiếu nữ đã bị người ta ngắt, người ta vò nát, không thương tiếc:

Mị bị A Sử bắt.Đau đớn đến tận cùng “có đến hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc” và rồichính sức sống mãnh liệt, chính tình yêu cuộc sống đã đưa Mị đến ý định tự tử: Thà tự hủy diệtthân xác còn hơn sống mà không được tự do, sống theo lí tưởng của mình Những ngang tráicuộc đời không buông tha Mị, cũng như bể khổ thế gian không cho phép Kiều phải chết, nàngphải sống, sống chịu đọa đày.Và Mị không thể chết vì Mị phải sống để gánh trên vai mối nợtruyền kiếp của cha mẹ Cha mẹ cô cả đời khổ cực còn phải sống vì con Còn cô? Cô đã làm gìchưa? Cô không thể chết phải cam chịu làm tảng đá vô tri, làm kiếp ngựa, kiếp con rùa thui thủi

xó cửa nhà giàu Năm tiếp năm, tháng tiếp tháng, ngày lại nối ngày, Mị cam chịu tất cả! Conngựa con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ còn Mị chưa baogiờ được nghỉ ngơi Ngày giờ chồng lên chừng nào thì sức sống của cô gái ngày xưa bị tiêu haochừng ấy “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi” Sự đọa đày đã trói buộc đã biến Mị thành nô lệgần mất hẳn sức sống Mị quên hẳn việc tử tự của những năm về trước Đối với Mị lúc này thờigian là vô nghĩa Mị chỉ biết làm việc mà thôi Đáng lo thay khi con người mất dần nhận cảm vềthời gian vì như thế con người đó đã chết Họ họat động chỉ bằng bản năng còn đời sống tâm hồn

đã tắt ngấm buồn vui, thời gian trôi qua thật vô nghĩa Thế lực phong kiến và thế lực thần quyềntrong nhà thống lí đã nghiến nát, đã tước đọat được cuộc đời thanh xuân, yêu, sống của Mị

Mị đau đớn thay khi cô phải kéo lê cuộc đời khổ ải hàng mấy năm Nhưng rồi Chí Phèo vẫn cònđược bát cháo ân tình của Thị Nở đánh thức Mị cũng thế! Người con gái yêu đời, yêu cuộc sốngnhư thế mà lại phải “chết” dễ dàng thế sao? Em rất tâm đắc với hai chi tiết: Thứ nhất là tiếng saođêm xuân.Tiếng sáo vang dội từ xa, len lỏi vào tâm hồn Mị Tiếng sáo ngân vang ấy đã mở cửangôinhà tâm hồn từ lâu “im ỉm khóa” của Mị Mị chợt nhớ – Lần đầu tiên qua bao năm nay kí ứcchợt ùa về với Mị, Mị nhớ đến ngày trước “Mị thổi sáo giỏi Mùa xuân này Mị uống rượu bênbếp lửa và thổi sáo Có biết bao nhiêu người mê ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị” Và lần đầutiên, lại cũng là lần đầu ý định tự tử lại đến và Mị ước “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị

sẽ ăn cho chết ngay” Khi con người ta muốn chết, hơn lúc nào hết lúc đó người ta tha thiết yêucuộc sống và chính vì không được cuộc sống đáp ứng nên họ rơi vào sự thất vọng và tìm đến cáichết.Sức sống của Mị không bị hủy diệt mà tiềm ẩn và hôm nay như có một luồng gió mới thổivào nó có dịp trỗi dậy Mị đang thả hồn theo tiếng sáo như lần theo sợi dây quá khứ để tìm vềnhững ngày xưa hạnh phúc Và bất giác “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vuisướng” Mị muốn đi chơi, Mị “ngồi xuống giường trông ra cái ô cửa sổ mờ mờ trăng trắng” Còn

ô cửa sổ nhỏ?Ô cửa sổ trong tác phẩm này là một không gian nghệ thuật, nơi ấy Mị nhớ về quákhứ, về thuở con gái Không gian mờ đục đó hôm nay, Mị mới nhận thức được Bấy lâu nay Mịnào có quan tâm Không gian âm u có phải chăng là đời Mị? Một cuộc đời trong màn sươngkhông lối thoát, Mị có phải chăng là con mồi mãi sa vào lưới nhện? Hôm nay, tiếng sáo luồn quakhung cửa đã làm cho Mị nhớ về quá khứ, một thời son trẻ được tái hiện qua lớp “mờ mờ trăngtrắng” ấy Con người thực tế trong Mị đã sống dậy thay thế cho con người vô thức Thế mà, mãimãi bất hạnh cứ không thôi bám riết lấy Mị Hai lần vươn tay đến hạnh phúc, hai lần sức sống trở

về là hai lần A Sử đã lấy đi mất, đã dang tay đẩy Mị trở về số kiếp con rùa, con ngựa A Sử trói

Mị tàn ác như thời trung cổ, nhưng Mị bất chấp tất cả, Mị không sợ, Mị đang sống với hạnh phúc

Trang 32

kỉ niệm, đang thả trôi mình theo tiếng sáo Thế nhưng sự tàn ác luôn không cho Mị hưởng hạnhphúc dầu một thời gian ngắn ngủi thôi Mị trở về kiếp lùi lũi như con rùa con ngựa.

Cuối cùng sức sống ấy đã trỗi dậy hơn lúc nào hết, nó mãnh liệt bội phần Lần Mị cởi trói cho APhủ Thoạt tiên lúc thấy A Phủ, Mị nhìn Một cái nhìn hờ hững không xúc động, không lạ

lùng Cảnh nhà này trói người là chuyện thường Nhưng đến một đêm, như bao đêm nào Mị cũngthức dậy và vẫn “thản nhiên thổi lửa hơ tay” ánh lửa “bập bùng sáng lên” chính ánh lửa ấy đãbuộc Mị “lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bòxuống hai hõm má đã xám đen lại” Và cũng như tiếng sáo, dòng nước mắt đau khổ của một conngười đau khổ đã lôi tuột Mị trở về quá khứ khổ đau ngày nào Nhìn A Phủ đứng đấy như mộtxác chết, bất giác Mị lại nhớ đến mình “Trông người lại ngẫm đến ta” là vậy, Mị nhớ đến hôm ấymình cũng đã chịu trói như thế và nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ… không ai biết, ai hay.Nhìn A Phủ Mị thương mình,Sao đời mình lại khổ đến thế! Và từ thương bản thân Mị nghĩ đếnngười đàn bà đã bị chết trói, nghĩ đến A Phủ Mị căm giận lũ người vô lương Cái thương, cái cămgiận, cái phẫn nộ ấy khác nào như nguồn hơi bơm vào một quả bóng đã căng và căng đến mứcphải nổ tung, chính những điều đó đã làm Mị quan tâm đến A Phủ, một con người khổ sở chỉ vìđánh mất một con bò mà phải đem mạng mình đánh đổi Không! Mị nhủ A Phủ không lí do gìphải chết Và Mị đã hành động: “Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như

A Phủ đương biết có người bước lại, Mị rút dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây A Phủ cứ thở phètừng hơi không biết mê hay tỉnh” Mị hành động không hề tính toán Thật vậy sau khi cởi trói cho

A Phủ “Mị cũng hốt hoảng” Mị hành động chỉ vì thương và ý định trả thù… Mị không muốn mộtcái chết lại xảy ra, một tội ác nữa lặp lại, dù sao Mị cũng là một con người, Mị có trái tim nhânhậu của một con người Và hành động đó là sự phản kháng của sức sống ngày xưa Mị cởi tróicho A Phủ là đã tự tay giật bỏ vòng xiềng xích cho mình Và hành động tự giải phóng này của Mị

có nguồn gốc từ cái buồn “rười rượi” từ cách uống rượu từng bát như uống cay đắng tủi nhục củacuộc đời…Và dĩ nhiên, nó trực tiếp hơn nhờ vào tiếng sáo gọi bạn, tiếng sáo đã làm cho lòng Mịbùng lên một ngọn lửa vốn dĩ đã dập tắp từ lâu Giữa màn đêm u tối, Mị lao theo A Phủ, Mị laovào bóng đêm để xé tọac bóng đêm đến với ánh sáng của tự do và hạnh phúc Mị chạy theo APhủ chạy trốn để tìm một vùng đất mới, để sống với hạnh phúc, được làm con người Mặc dùgiữa Mị và A Phủ chưa hề có khái niệm tình yêu, thứ tình yêu trai gái nhưng ở họ có một thứ tìnhkhác: tình người, người cùng đau khổ Và họ đã biết rằng phải dựa vào nhau để sống Chỉ có mộtcon đường sống, duy nhất và con người thực của cô gái Mèo ấy đã thắng, cô lao đi quên tất cả,quên thế lực quên sự trả thù của cha con thống lí, quên đi con ma thần quyền chi phối, trói buộccụôc đời cô Mị lao ra để cùng đi với A Phủ đến một miền đất sống Kết thúc đoạn trích là cảnh

A Phủ dìu Mị lao xuống dốc Có lẽ tác phẩm dừng ở đây thì em chắc hẳn người đọc ai cũng sẽ tinchắc rằng A Phủ và Mị sẽ được sống yên lành và hạnh phúc Bởi lẽ với sức sống mãnh liệt vớiniềm yêu cuộc sống đến thế thì không thể nào họ lại có thể không tìm được cuộc sống đích thựcnhư í muốn

VỢ NHẶT

Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Tràng là nhân vật chính trong Vợ nhặt Câu chuyện ở đây là câu chuyện của chính anh Đề yêucầu phân tích nhân vật, có nghĩa là phân tích toàn diện một con người tron văn học, từ lai lịch,diện mạo cho đến ngôn ngữ, hành động, tâm trạng Tuy nhiện, anh Tràng là một người laođộng rất bình thường, thân phận thấp kém nên khác với bà cụ Tứ, anh ít có những suy nghĩ bêntrong Khi phân tích, tập trung vào mấy điểm:

Tràng là một gã trai nghèo khổ, dân cư ngụ, làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già Dân cư ngụ

là nhưng người vốn từ nơi khác đến Vì thế, dân cư ngụ không có ruộng đất, những thứ vô cùng

Ngày đăng: 10/11/2016, 20:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w