NGUYÊN TẮC THAY BĂNG CẮT CHỈ Vô khuẩn triệt để dụng cụ, vật liệu và tay thủ thuật viên: không được dùng 1 bộ dụng cụ thay băng cho nhiều BN cùng một lúc Khi thay băng, phải thay vết
Trang 23 Phân loại được vết thương.
4 Chuẩn bị được BN, dụng cụ và tiến hành thay băng rửa
vết thương đúng quy trình.
Trang 31 MỤC ĐÍCH
Để nhận định, đánh giá tình trạng của vết thương.
Để rửa, thấm hút dịch, cắt lọc những tổ chức hoại tử.
Phòng ngừa nhiễm khuẩn giúp cho vết thương chóng lành
Trang 42 NGUYÊN TẮC THAY BĂNG CẮT CHỈ
Vô khuẩn triệt để dụng cụ, vật liệu và tay thủ thuật viên:
không được dùng 1 bộ dụng cụ thay băng cho nhiều BN cùng một lúc
Khi thay băng, phải thay vết thương sạch trước, vết thương
có mủ sau
Sát khuẩn vết thương sạch sẽ từ vùng sạch đến vùng bẩn
Đủ bông gạc thấm hút dịch trong vòng 24h
Nhẹ nhàng, nhanh chóng, không làm tổn thương thêm các tổ
chức, rút ngắn thời gian đau đớn cho người bệnh
Trang 53 PHÂN LOẠI VẾT THƯƠNG
Vết thương sạch: là vết thương không nhiễm khuẩn
- VT mới khâu: mép VT phẳng, các chân chỉ không có dấu hiệu nhiễm khuẩn
- VT không khâu: là những VT nhỏ hoặc có khả năng tiến triển tốt trong quá trình điều trị, tổ chức hạt phát triển tốt.
Trang 73 PHÂN LOẠI VẾT THƯƠNG
Vết thương nhiễm khuẩn:
- VT khâu: Sưng tấy, đỏ xung quanh vết thương và chân chỉ BN có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau, có thể có sốt.
- VT không khâu: Xung quanh VT tấy đỏ, trong VT có
mủ hoặc/và tổ chức hoại tử.
Trang 104 KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT THƯƠNG
Trang 114 KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT THƯƠNG
DỤNG CỤ:
Bộ dụng cụ gồm:
- 02 kéo: 01 cắt băng, 01 cắt chỉ
- 04 kẹp phẫu tích: 2 có mấu, 02 không mấu
- 02 panh: 01 có mấu, 01 không mấu
- 02 cốc đựng dung dịch sát khuẩn
- Bông hoặc gạc củ ấu, gạc đắp
CHUẨN BỊ
Trang 124 KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT THƯƠNG
DỤNG CỤ:
Thuốc và dung dịch sát khuẩn
Găng tay: Găng sạch và găng vô khuẩn
Túi nilon đựng rác thải, tấm nilon lót
Băng dính và/hoặc băng cuộn
Ống cắm panh
Cồn sát khuẩn tay nhanh (nếu có)
CHUẨN BỊ
Trang 134 KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT THƯƠNG
THAY BĂNG VẾT THƯƠNG VÔ KHUẨN THÔNG THƯỜNG:
1. ĐD đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay trước khi chuẩn bị DC
2. Đem DC đến bên giường BN
3. Giải thích cho BN những việc sắp làm
4. Để BN ở tư thế thuận tiện cho việc thay băng
5. Che bình phong (nếu cần)
6. Lót nilon phía dưới vết thương giữ cho giường không bẩn
7. Đặt túi nilon đựng băng bẩn nơi thuận tiện
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
Trang 144 KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT THƯƠNG
THAY BĂNG VẾT THƯƠNG VÔ KHUẨN THÔNG THƯỜNG:
8. Dùng tay tháo bỏ băng bẩn cho vào túi, chỉ cầm vào phần sạch
của băng, nếu thấm nhiều dịch phải dùng panh (nếu là băng cuộn thì dùng kéo cắt băng ở cạnh miếng gạc)
- Nếu gạc bị dính: tưới dung dịch NaCl 9‰ lên gạc
- Nếu gạc không dính: tháo dọc theo vết thương
9. Quan sát, đánh giá tình trạng vết thương
10. ĐD rửa tay (hoặc sát khuẩn tay nhanh), đổ dung dịch SK ra
cốc, đeo găng vô khuẩn
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
Trang 154 KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT THƯƠNG
THAY BĂNG VẾT THƯƠNG VÔ KHUẨN THÔNG THƯỜNG:
11. Dùng kìm vô khuẩn gắp bông nhúng vào dung dịch NaCl 9‰,
chuyển bông sang kìm thứ 2 rửa vết thương từ trong ra ngoài,
từ trên xuống dưới, thay bông khác và rửa đến khi sạch
12. Rửa rộng ra xung quanh và vùng lân cận
13. Dùng gạc thấm khô vết thương
14. Rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn (Polividine)
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
Trang 164 KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT THƯƠNG
THAY BĂNG VẾT THƯƠNG VÔ KHUẨN THÔNG THƯỜNG:
15. Đắp thuốc vào vết thương (nếu có chỉ định)
16. Dùng gạc phủ kín vết thương
17. Dùng băng dính hoặc băng vải băng lại
18. Giúp BN trở về tư thế thoải mái, cảm ơn BN đã hợp tác
19. Thu dọn dụng cụ
20. Rửa tay
21. Ghi hồ sơ bệnh án
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
Trang 174 KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT THƯƠNG
THAY BĂNG VẾT THƯƠNG NHIỄM KHUẨN:
1 Các bước từ 1 – 10 làm như thay băng vết thương vô khuẩn thông
thường
11 Dùng kìm vô khuẩn gắp bông nhúng vào dung dịch NaCl 9‰, chuyển
bông sang kìm thứ 2 rửa xung quanh vết thương trước
12 Nặn hết mủ trong vết thương ra
13 Rửa trực tiếp lên vết thương (Vết thương có nhiều ngõ ngách: Dùng
bơm tiêm bơm dung dịch NaCl 9‰) sau đó rửa bằng nước oxy già, cuối cùng rửa lại bằng dung dịch NaCl 9‰)
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
Trang 184 KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT THƯƠNG
THAY BĂNG VẾT THƯƠNG NHIỄM KHUẨN:
14. Nếu có tổ chức hoại tử phải lấy hết
15. Dùng gạc thấm khô vết thương
16. Rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn (Polividine)
17. Đắp thuốc vào vết thương (nếu có chỉ định)
18. Dùng gạc phủ kín vết thương
19. Dùng băng dính hoặc băng vải băng lại
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
Trang 194 KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT THƯƠNG
THAY BĂNG VẾT THƯƠNG NHIỄM KHUẨN:
20. Giúp BN trở về tư thế thoải mái, cảm ơn BN đã hợp tác
21. Thu dọn dụng cụ
22. Rửa tay
23. Ghi hồ sơ bệnh án
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
Trang 204 KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT THƯƠNG
ĐỐI VỚI VẾT THƯƠNG CÓ ỐNG DẪN LƯU:
Cần thay băng vết thương trước, thay băng ống dẫn lưu sau
Sát khuẩn xung quang chân ống DL theo hình xoáy
ốc từ trong ra
Sát khuẩn thân ống DL tính từ chân ống lên 5cm
Khi đắp gạc phải đảm bảo che kín chân ống DL
Trang 215 KỸ THUẬT CẮT CHỈ VẾT THƯƠNG
VẾT THƯƠNG KHÔ:
1 Các bước từ khâu chuẩn bị đến khâu rửa vết thương bằng dung dịch
sát khuẩn (từ bước 1 – bước 14) tiến hành như thay băng
15 Dùng kìm Kocher hoặc kẹp phẫu tích kẹp đầu chỉ nhấc nhẹ lên, dùng
mũi kéo cắt phía dưới mối buộc sát với da BN rồi rút chỉ ra
16 Cắt hết các mối chỉ rồi sát khuẩn lại vết thương
17 Dùng gạc phủ kín vết thương và băng lại
18 Giúp BN trở về tư thế thoải mái, cảm ơn BN đã hợp tác
19 Thu dọn dụng cụ, rửa tay
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
Trang 225 KỸ THUẬT CẮT CHỈ VẾT THƯƠNG
VẾT THƯƠNG NHIỄM KHUẨN:
1 Các bước từ khâu chuẩn bị đến khâu rửa vết thương bằng dung dịch
sát khuẩn (từ bước 1 – bước 14) tiến hành như thay băng
15 Dùng kìm Kocher hoặc kẹp phẫu tích kẹp đầu chỉ nhấc nhẹ lên, dùng
mũi kéo cắt phía dưới mối buộc sát với da BN rồi rút chỉ ra
16 Cắt chỉ cách quãng và tách mép VT để dịch và máu mủ thoát ra ngoài,
làm sạch rồi sát khuẩn lại vết thương
17 Dùng gạc phủ kín vết thương và băng lại
18 Giúp BN trở về tư thế thoải mái, cảm ơn BN đã hợp tác
19 Thu dọn dụng cụ, rửa tay
QUY TRÌNH KỸ THUẬT