1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu KỸ THUẬT THAY BĂNG CẮT CHỈ pdf

6 906 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 163,21 KB

Nội dung

KỸ THUẬT THAY BĂNG CẮT CHỈ 1. Đại cương vết thương: Chăm sóc bệnh nhân có vết thương, vết mổ phải băng bó cần thực hiện đúng kỹ thuật vô khuẩn, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. 2. Nguyên tắc thay băng: 2.1. Sát khuẩn vết thương sạch sẽ 2.2. VÔ KHUẨN triệt để dụng cụ, vật liệu và tay thủ thuật viên. 2.3. Ðủ bông gạc thấm hút dịch trong 24 giờ. 2.4. Nhẹ nhàng nhanh chóng, không làm tổn thương thêm các tổ chức, rút ngắn thời gian đau đớn cho bệnh nhân. 2.5. Che kín vết thương ngăn ngừa nhiễm khuẩn. 3. Kỹ thuật thay băng: 3.1. Vết thương. 3.1.1. Chuẩn bị: a) Ðịa điểm: Nếu có điều kiện thì nên có phòng thay băng vô khuẩn, hữu khuẩn, thoáng, sạch có đủ ánh sáng, kín đáo, có bàn ghế để thay băng. b) Bệnh nhân: - Làm công tác tư tưởng động viên bệnh nhân. - Tốt nhất là đưa bệnh nhân lên phòng thay băng, cho bệnh nhân nằm ngồi thoải mái tiện cho việc thay băng, bộc lộ vùng cần băng. c) Dụng cụ, thuốc men: * Dụng cụ: Trước khi chuẩn bị dụng cụ người điều dưỡng đeo khẩu trang và rửa tay: - Chuẩn bị một khay vô khuẩn trong đó gồm có: + 1 kéo cắt chỉ + 3 kẹp (phẫu tích, peang, Kocher) + Cốc nhỏ + Bông cầu, bông miếng, gạc, số lượng tùy tình trạng vết thương + Que thăm dò - Dụng cụ khác + Kéo cắt băng + Lọ cắm 2 kìm + Băng dính hoặc băng vải + Tấm nylon nhỏ + Túi giấy hoặc khay quả đậu đựng băng bẩn * Thuốc và dung dịch sát khuẩn các loại - Tùy hoàn cảnh, điều kiện của bệnh viện - Các dung dịch sát khuẩn thường dùng + Cồn iod 1% + Dung dịch oxy già + Dung dịch NaCl 0,9%. + Dung dịch Zephiran 0,1% + Dung dịch Betadin - Các loại thuốc dùng tại chỗ: + Thuốc bột: sulfamid, kháng sinh tổng hợp + Thuốc mỡ: oxyt kẽm, mỡ kháng sinh 3.1.2. Tiến hành a) Thay băng một vết thương vô khuẩn thông thường: - Ðem dụng cụ đến bên giường bệnh nhân - Giải thích cho bệnh nhân biết việc sắp làm - ĐỂ BỆNH NHÂN Ở tư thế thuận tiện cho việc thay băng - Che bình phong (nếu cần) - Lót giấy báo hoặc mảnh nylon nhỏ phía dưới vết thương giữ cho giường không bị bẩn. - ĐẶT TÚI GIẤY HOẶC KHAY QUẢ ÐẬU Ở chỗ thuận tiện để đựng băng bẩn. - Tháo bỏ băng bẩn vào túi giấy, chỉ cầm vào phần sạch của băng, nếu bấn quá phải dùng kìm. - Nếu là băng cuộn: Tháo ngược chiều băng hoặc cắt bỏ ở cạnh gạc hay dùng kìm nâng lên rồi cắt. - Nếu là băng dính: Bóc bỏ các chân băng nếu có điều kiện dùng ete nhỏ vào các chân băng. - Nếu là khăn tarn giác và băng có dải: tháo hoặc cắt băng. - Tháo bỏ băng gạc: + Vết thương dính: tưới dung dịch NaCl đẳng trương lên gạc và vết thương. + Vết thương khô: tháo dọc theo vết mổ - Quan sát và đánh giá tình trạng vết thương - Rửa tay - Dùng một kìm vô khuẩn gắp bông nhúng vào dung dịch sát khuẩn, chuyển bông sang kìm thứ hai, rửa vết thương từ trong ra ngoài. Rửa trong vết thương trước, sau đó rửa xung quanh. Nếu muốn rửa lại dùng rniếng bông khác đến khí sạch. - Rửa rộng xung quanh vết thương và các vùng lân cận. - Dùng gạc thấm khô vết thương bằng dung dịch muối đẳng trương vắt khô. - Dùng bông lau khô xung quanh vết thương. - Ðắp thuốc vào vết thương theo chỉ định điều trị. - Ðắp gạc phủ kín vết thương. - Dùng băng dính hoặc băng vải băng lại. - Ðặt bệnh nhân nằm lại thoải mái. - Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ: + Ngày giờ thay băng + Tình trạng vết thương + Dung dịch sát khuẩn đã dùng + CÓ CẮT chỉ hay mở kẹp? + Tên người thay băng. b) Thay băng vết thương nhiễm khuẩn: Từ bước 1-9 giống như thay băng vết thương vô khuẩn thông thường. - Rửa xung quanh vết thương trước - Nặn hết mủ trong vết thương ra. - Rửa trực tiếp vào vết thương. - Vết thương có nhiều ngõ ngách: Dùng bơm tiêm bơm dung dịch muối đẳng trương rửa nhiều lần sau đó rửa bằng nước oxy già, cuối cùng rửa lại bằng dung dịch NaCl 0,9%. - Nếu có tổ chức chết phải lấy hết. - Thấm khô vết thương rồi cho thuốc điều trị vết thương theo chỉ định của thầy thuốc. 3.2 Cắt chỉ vết thương. 3.2.1. Vết thương khô: Sau 7 ngày cắt chỉ: trước hết sát khuẩn xung quanh vết thương, sau sát khuẩn từng sợi chân chỉ, dùng kìm Kocher kẹp đầu chỉ bên cao và cắt sát về một phía rút ra rồi sát khuẩn lại. 3.2.2. Vết thương nhiễm khuẩn: Có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau thì phải cắt chỉ sớm vào ngày thứ 2 hoặc 3, cắt một mũi bỏ một mũi để dịch và máu trong vết thương thoát ra ngoài làm giảm và hạn chế viêm nhiễm ở BÊN TRONG, ÐẾN NGÀY THỨ 7 CẮT NỐT CHỈ còn lại. * Những điểm cần chú ý - ÁP DỤNG kỹ thuật vô khuẩn hoàn toàn trong khi băng, rửa vết thương. - Phải thay băng những vết thương sạch trước khi thay băng những vết thương khác. . KỸ THUẬT THAY BĂNG CẮT CHỈ 1. Đại cương vết thương: Chăm sóc bệnh nhân có vết thương, vết mổ phải băng bó cần thực hiện đúng kỹ thuật vô khuẩn,. sơ: + Ngày giờ thay băng + Tình trạng vết thương + Dung dịch sát khuẩn đã dùng + CÓ CẮT chỉ hay mở kẹp? + Tên người thay băng. b) Thay băng vết thương

Ngày đăng: 22/12/2013, 11:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN