1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Nâng cao hiệu quả làm việc nhóm trong hoạt động học tập của sinh viên

88 1,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 539,68 KB

Nội dung

Tìm hiểu các giải pháp nâng cao các kỹ năng mềm như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tìm kiếm tài liệu, kỹ năng chia sẻ thông tin. Hữu ích cho sinh viên năm nhất chưa biết cách học tín chỉ và tự học trên Đại học.

Trang 1

BỘ CÔNG AN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - HẬU CẦN CAND

Vũ Thị Thu Hằng

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN KHOA CNTT TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT

– HẬU CẦN CAND

MÃ SỐ: ĐTSV.2015.B2.43

Bắc Ninh, năm 2016

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại hiện nay, khoa học–công nghệ, kiến thức ngày càng phát triển

là phương tiện đắc lực nhất để con người đạt được ước mơ của mình.Cũngchính vì vậy đã đòi hỏi phải có sự kết hợp nhiều kỹ năng và trình độ củanhiều người lại với nhau trong quá trình hoạt động một cách thống nhất và tổchức chặt chẽ Đòi hỏi sinh viên phải có khả năng hòa đồng với tập thể, biếtcách làm việc với những người khác, hay nói chung là làm việc theo nhóm.Làm việc theo nhóm sẽ thúc đẩy hiệu quả làm việc, phát huy hết tiềm năngsẵn có của mỗi người, giúp hoàn thiện cá nhân, bổ sung kiến thức cho mình

và cho cả nhóm

Tuy vậy, khi hoạt động nhóm giữa nhiều người có đặc điểm tính cách, tìnhcảm và nhận thức khác nhau thì làm việc nhóm luôn dễ xảy ra mâu thuẫn, làmthế nào để thống nhất và phân công công việc phù hợp với khả năng của mỗingười và đảm bảo giờ giấc hợp lí đối với công việc đời sống của từng thànhviên; không những vậy mà làm thế nào để đánh giá chính xác khả năng làmviệc nhóm của mỗi người trong nhóm- đó là những vấn đề đã, đang và vẫn sẽđược chú ý trong hoạt động nhóm hiệu quả

Việc học tập ngày càng được chú trọng hơn và đang được đổi mới về nhiềumặt.Đặc biệt với việc lấy người học làm trung tâm đã tạo ra nhiều điểm mới,sáng tạo Người học dần làm chủ tri thức, chủ động nắm bắt tri thức một cáchlinh hoạt, không lệ thuộc vào giáo viên và sách vở, hiệu quả học tập cũng từ

đó mà được nâng lên Với đổi mới phương pháp học tập như ngày nay là họctheo tín chỉ thì vẫn còn mới mẻ với nhiều sinh viên, và thực tế cho thấy làmviệc nhóm trong học tập là một phương pháp học tập hiệu quả đáng được chútrọng hàng đầu trong công tác dạy và học

Với việc hình thành được 5 năm trên cơ sở nâng cấp từ trường trung cấp Kỹthuật nghiệp vụ CAND, vì vậy kinh nghiệm đào tạo bậc đại học còn non trẻ,đội ngũ giáo viên còn hạn chế, ý thức tự giác học tập của sinh viên chưa thực

sự cao Bên cạnh đó, với sự thay đổi hình thức học tập từ niên chế sang tín chỉcòn khiến nhiều học viên bỡ ngỡ, cách tiếp cận của học viên đốivới việc giảiquyết những vấn đề tự học và làm việc nhóm trong hoạt động học tập còn gặpnhiều khó khăn, phần nào đó chưa có sự định hướng và hướng dẫn cụ thể từphía giáo viên…Thêm vào đó cơ sở vật chất của nhà trường như phòng học,thiết bị, thư viện … chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu học tập của học viên

để tạo ra môi trường thuận lợi cho việc học tập, tự nghiên cứu

Tuy gặp phải những khó khăn trên, khoa CNTT Trường Đại học Kỹ

Trang 3

thuật-sáng tạo, tối ưu đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với xu thế thế giới

và nền giáo dục Việt Nam hiện nay Với kho kiến thức vô vàn về kỹ thuậtthông tin, đòi hỏi học viên khoa CNTT phải nhanh chóng bắt kịp xu thế thờiđại cũng như nắm bắt tri thức một cách nhạy bén, luôn năng động, tìm tòi vàđổi mới phương pháp học của mình sao cho phù hợp nhất để có thể vửa họctập tốt và rèn luyện tốt.Chúng tôi cũng là học viên chuyên ngành CNTT, xuấtphát từ chính học viên chuyên ngành và nhu cầu bản thân, chúng tôi nhậnthấy làm việc nhóm trong hoạt động học tập của chính mình và của các bạncùng chuyên ngành còn nhiều hạn chế và khó khăn, mặc dù biết được lợi íchcủa hoạt động nhóm đem lại Đa phần các bạn học viên đều từ THPTlên bậcĐại học đều không thích ứng kịp với cách học và làm việc nhóm; bên cạnh

đó, một số khác, tuy đã tham gia làm việc nhóm nhưng không tìm thấy sựthích thú trong công việc cũng như không tạo ra hiệu quả trong công việc củanhóm

Chính vì những nội dung trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả

làm việc nhóm trong hoạt động học tập của học viên khoa CNTT Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND” để không chỉ nghiên cứu về thực trạng làm

việc nhóm trong hoạt động học tập của học viên khoa CNTT Nhà trường đểtìm ra những bất cập cũng như nêu ra được những yếu tố ảnh hưởng, mà trọngtâm của đề tài chính là đưa ra các giải phápgiúp học viên khoa CNTT TrườngĐại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND nâng cao hiệu quả làm việc theo nhóm vàphát huy đúng năng lực của mình trong học tập

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa và Công nghiệp hóa – Hiện đại hóađất nước, nền kinh tế Việt Nam đang dần tiến lêntrên thị trường thế giới,không chỉ vậy mà các lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học, y tế,…ngày càng hoàn thiện và phát triển Để có được những thành tích đáng nói

vậy, chúng ta không thể phủ nhận vai trò và lợi ích từ việc “hoạt động

nhóm”- một hoạt động ngày nay đã trở nên phổ biến và quan trọng để phát

triển trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong giáo dục Từ trước đến nay, chưa

có một đề tài nghiên cứu nào về giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc nhómcho học viên khoa CNTT tại trường T36, vì thế, chúng tôi chọn đề tài này vớimục đích từ phân tích lý thuyết và thực trạng tại trường về vấn đề làm việcnhóm đưa ra các giải pháp và kiến nghị phù hợp để có thể nâng cao chấtlượng học tập cho học viên từ hoạt động nhóm

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên những nhận thức chung về làmviệc nhóm trong hoạt độnghọc tập, phân tích, đánh giá thực trạng làm việcnhóm trong hoạt động học tập của học viên khoa CNTT Trường Đại học Kỹthuật – Hậu cần CAND và đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả làmviệc nhóm của học viên khoa CNTT Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cầnCAND trong thời gian tới

Trang 4

Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài có những nhiệm vụ sau:

- Làm rõ một số vấn đề liên quan về làm việc nhóm trong hoạt động họctập của sinh viên

- Phân tích, đánh giá thực trạng làm việc nhóm của học viên khoa CNTTTrường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND, chỉ rõ kết quả đạt được vànhững tồn tại, hạn chế, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chếđó

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả làm việcnhóm trong hoạt động học tập của học viên khoa CNTT Trường Đạihọc Kỹ thuật – Hậu cần CAND trong thời gian tới

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Về đối tượng: Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu về làm việc nhóm trong hoạtđộng học tập của học viên khoa CNTT

- Về địa bàn: Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND

- Về thời gian: Từ năm 2015 đến nay

5 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về làm việc nhóm trong hoạt độnghọc tập

Chương 2: Thực trạng về làm việc nhóm trong hoạt động học tập củahọc viên khoa CNTT Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm tronghoạt động học tập của học viên khoa CNTT Trường Đại học Kỹ thuật – Hậucần CAND

Bắc Ninh 3/2016Nhóm học viên khoa CNTT thực hiện

Trang 5

1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LÀM VIỆC NHÓM TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1.1 NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ LÀM VIỆC NHÓM TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm làm việc nhóm trong hoạt động học tập

1.1.1.1 Hoạt động, học tập và hoạt động học tập

a) Hoạt động

Theo triết học, hoạt động là quá trình diễn ra giữa con người với giới tự nhiên,một quá trình trong đó bằng hoạt động của mình con người làm trung gianđiều tiết kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên (trích thuyết hoạt động).Theo tâm lý học, hoạt động là sự tác động của con người vào thế giới kháchquan tạo ra sự thay đổi cả về con người cả về thế giới khách quan; trong đócon người là chủ thể còn thế giới khách quan là khách thể hay nói cách khác

là đối tượng của hoạt động

Từ hai ngành khoa học trên, chúng tôi có thể rút ra cái nhìn tổng quát về hoạtđộng như sau: Hoạt động là sự tác động qua lại giữa con người với thế giớixung quanh và đều để lại dấu vết trên nhau, có tác động tích cực và cả tiêucực

b) Học tập

Theo GS Nguyễn Ngọc Quang, nghiên cứu dạy học theo quan điểm quá

trình: “Học là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa

học, bằng cách đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàn diện Vai trò tự điều khiển của quá trình học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo dưới sự điều khiển của thầy, nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học Học có 2 chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển”.

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện ngôn ngữ

học: “Học tập là học và luyện tập để hiểu biết và có kỹ năng”.

Như vậy: Học tập là một loại hình hoạt động được thực hiện trong mối quan

hệ chặt chẽ với hoạt động dạy, giúp người học lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹxảo, những phương thức hành vi nhằm phát triển nhân cách toàn diện

Trang 6

- L.B.Enconhin nêu lên việc lĩnh hội tri thức là nội dung cơ bản của hoạt độnghọc tập và được xác định bởi cấu trúc và mức độ phát triển của hoạt động họctập.

- I.B.Intenxon xác định học tập là loại hoạt động đặc biệt của con người cómục đích nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và các hình thức nhấtđịnh của hành vi Nó bao gồm cả ý nghĩa nhận thức và thực tiễn

- A.N.Leonchiev, P.Ia.Ganperin và N.P.Taludina xem quá trình học tập xuấtphát từ mục đích trực tiếp và từ nhiệm vụ giảng dạy được biểu hiện ở hìnhthức tâm lí bên ngoài và bên trong của hoạt động đó

- N.V.Cudomina coi hoạt động học tập là loại hoạt động nhận thức cơ bản củasinh viên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy.Trong quátrình đó, việc nắm vững nội dung cơ bản các thông tin mà thiếu nó thì khôngthể tiến hành được hoạt động nghề nghiệp tương lai

Qua các định nghĩa trên chúng tôi nhận thấy giữa các tác giả có sự chưa thốngnhất về định nghĩa hoạt động học tập vì vậy chúng tôi xin đưa ra quan điểm,

cách hiểu của mình về hoạt động học tập như sau: “Hoạt động học tập là loại

hoạt động đặc biệt của con người với mục đích đã được đề ra từ đầu là nhằm tiếp thu tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ tương ứng Từ đó, việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đời thường mà học phải tiến đến những tri thức khoa học, những tri thức có tính chọn lựa cao đã được khái quát hoá, hệ thống hoá.Nhờ có hoạt động học tập mà tâm lí nhân cách của người học ngày càng phát triển”.

Đối tượng của hoạt động học tập là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độtương ứng của nó

b) Làm việc theo nhóm (Team work)

Team work chính là làm việc theo nhóm, có thể hiểu đơn giản là một nhómngười cùng làm chung một công việc mà công việc ấy nếu như chỉ có một cánhân đơn thuần thì không thể làm được hoặc làm nhưng chất lượng và kết quảkhông cao Những cá nhân này có các kỹ năng bổ sung cho nhau để phục vụcho mục đích chung với trách nhiệm tập thể và sự hợp tác qua lại giữa cácthành viên

c) Làm việc nhóm trong hoạt động học tập

Khi nghiên cứu về hoạt động học tập theo nhóm, đã có nhiều tác giả đưa ra

Trang 7

A.T Francisco (1993): “hoạt động học tập theo nhóm là một phương pháp

học tập mà theo phương pháp đó, sinh viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập Người học trao đổi ý tưởng và kiến thức với các thành viên khác trong nhóm các thành viên tham gia tích cực và hợp tác với nhau để lĩnh hội kiến thức và kỹ năng mới”.

Theo Slavin:“nhóm học tập là một nhóm nhỏ bao gồm năm bảy học sinh.Sau

khi GV hướng dẫn, nêu ra mục đích của đề tài và phân phát các tài liệu.Sau khi đọc tài liệu và thay nhau đặt câu hỏi để bạn trả lời, cả nhóm đưa ra ý kiến và nhận định về nội dung và mục đích của đề tài”.

Như vậy, qua quan điểm của các tác giả về hoạt động học tập theo nhóm, có

thể thấy “hoạt động học tập theo nhóm cũng là hình thức học hợp tác” Học

hợp tác (Cooperative Learning) là một quan điểm học tập rất phổ biến và đemlại hiệu quả cao Quan điểm này yêu cầu sự tham gia, đóng góp trực tiếp củangười học vào quá trình học tập, đồng thời yêu cầu họ phải làm việc cùngnhau để đạt kết quả học tập chung

Từ đó, chúng tôi cũng đưa ra nhận định riêng của mình về khái niệm “làm

việc nhóm trong hoạt động học tập”: đó là một phương pháp học tập phổ biến

trong đó các thành viên trong nhóm cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để giảiquyết một vấn đề học tập cụ thể, nhằm hướng đến một mục tiêu chung; sảnphẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể và phục vụ nhu cầu học tập

1.1.2 Các hình thức làm việc nhóm trong học tập

Có nhiều hình thức làm việc nhóm trong hoạt động học tập, tùy thuộc vàophạm vi và nội dung nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên trong nội dung nghiêncứu làm việc nhóm trong hoạt động học tập chúng tôi chỉ đề cập tới hai hìnhthức học tập nhóm: chính thức và phi chính thức Chúng tôi chủ yếu là tậptrung nghiên cứu làm việc nhóm chính thức

Nhóm làm việc phi chính thức được hình thành một cách tạm thời khôngchính thức Trong giờ học, hình thức hoạt động nhóm được tổ chức theo sựphân công của giáo viên môn học Thông thường hình thức này được triểnkhai trong các tiết học thảo luận hoặc một phần thảo luận trong các giờhọc.Thầy cô giao chủ đề hoặc câu hỏi thảo luận rồi chia lớp thành các nhómnhỏ Chia nhóm có thể chia theo bàn hoặc theo danh sách lớp Các nhóm nàythường được tổ chức một cách tự phát, chỉ trong một hoặc một vài tiết học.Các thành viên phải vận dụng những kiến thức vốn có của mình để đóng gópcho vấn đề hay nhiệm vụ được giao của nhóm mình Các thành viên tích cực,sôi nổi đưa ra ý kiến riêng của mình, có thành viên chiếm được tín nhiệm củacác thành viên thì đứng ra nhận trách nhiệm trưởng nhóm.Không khí lớp họccũng từ đó mà sôi nổi, gây hứng thú cho các bạn sinh viên Vì thế, hình thứclàm việc nhóm trong các giờ học như vậy đang được rất chú trọng, đây là mộttrong những hình thức biểu hiện cho sự lấy người học làm trung tâm, pháttriển và hoàn thiện các kỹ năng làm việc tập thể và bày tỏ quan điểm bản thântrước nhóm và trước tập thể lớp

Trang 8

Làm việc nhóm chính thức là nhóm đươc hình thành trong một thời giantương đối dài, có tính ổn định và lựa chọn thành viên dựa trên tinh thần tựnguyện.Làm việc nhóm chính thức cũng là một hình thức được rất nhiều cácbạn sinh viên vận dụng.Hình thức này được tổ chức dưới một nhóm gồm 5đến 7 thành viên hoặc ít hơn hoặc nhiều hơn Hình thức học tập nhóm kiểunày chỉ thực hiện khi có một nhiệm vụ chung, một mục tiêu chung giữa cácthành viên trong nhóm, cùng có mục đích giải quyết một vấn đề chung vàđược tiến hành trong một thời gian dài, có kế hoạch và phân công nhiệm vụ

cụ thể cho từng thành viên, đặc biệt là nhóm có dự trù kinh phí để chi tiêu vàocác việc của nhóm nếu cần thiết Hình thức làm việc theo nhóm ngoài giờ họcthường được các bạn sinh viên áp dụng khi được giáo viên giao bài tập nhóm

về nhà hoặc lập nhóm cùng học bài, cùng giải quyết những thắc mắc trên lớp,hoặc tạo lập nhóm để cùng tham gia nghiên cứu khoa học cùng một đề tài…

1.1.3 Nguyên tắc làm việc nhóm trong hoạt động học tập

Trong học tập, mỗi chúng ta ai cũng đều có kiến thức, có phương pháp, cátính và quan điểm khác nhau Khi đã chấp nhận làm việc theo nhóm thì mỗingười phải biết tự học và cống hiến, chia sẻ học hỏi kiến thức, cùng góp phầntạo nên thành quả chung của cả nhóm Học tập theo phương pháp làm việcnhóm thật sự hiệu quả, nhưng chúng ta đều biết không phải dễ dàng mà có thểđạt ngay được hiệu quả đó, bởi vì thành quả của nhóm không đơn giản là kếtquả của mỗi cá nhân tạo thành… Tuy nhiên muốn học tập theo nhóm pháthuy hiệu quả thì kết quả cuối cùng của hoạt động nhóm là phải tổng hợp tất cảcác ý kiến của các cá nhân lại và làm cho mọi thành viên trong nhóm ủng hộcác phương án cuối cùng Vì thế để có được phương ánvới sự ủng hộ của tất

cả các thành viên trong nhóm thì khi làm việc các thành viên cần tuân thủnhững nguyên tắc sau:

1.1.3.1 Nguyên tắc tổ chức công việc

Nguyên tắc đầu tiên cho nhóm là tổ chức công việc Tổ chức công việc, phâncông nhiệm vụ, xác định mục tiêu và lên kế hoạch thực hiện trước khi bắt tayvào làm Hoạt động này giúp nhóm xây dựng được một hành lang vững chắc,

mà dựa vào đó nhóm có thể theo dõi và bám sát tiến độ thực hiện Nguyên tắcnày không chỉ được đặt ra với nhóm trưởng trong nhiệm vụ giao việc và giảiquyết các vấn đề phát sinh trong nhóm, đảm bảo sự đồng đều giữa các thànhviên với nhau mà còn là nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm khi đượcgiao việc, các thành viên phải biết cách tiến hành công việc thế nào cho khoahọc, không để tiến trình công việc quá chậm so với những thành viên khác,đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ và thời gian

1.1.3.2 Nguyên tắc tập trung

Nguyên tắc thứ hai trong hoạt động nhóm đó là sự tập trung.Sự tập trungchính là nguồn năng lực quan trọng nhất mà chúng ta cần có, không chỉ tronghoạt động nhóm mà còn trong cả công việc hàng ngày

Trang 9

Trong khi học, chúng ta luôn gặp phải những tình trạng như: đầu óc ta khó cóthể học một môn trong thời gian ngắn, những lo lắng thường ngày khiến tamất tập trung, ta bị lôi cuốn bởi những cám dỗ từ lúc nào không hay hoặc dotài liệu học nhàm chán, khó và hoặc không làm mình cảm thấy hứng thú,mìnhđang làm quá nhiều việc một lúc Đó là những biểu hiện của thiếu tâptrung.Sự tập trung yếu ớt và hời hợt sẽ không thể giúp chúng ta có được kếtquả công việc khả quan được.Và khi đó mỗi người chỉ tốn thời gian vô ích màcông việc sẽ vẫn trì trệ hoặc chất lượng, hiệu quả không cao.Vì vậy, chúng tacần rèn luyện khả năng tập trung kiểm soát được những thứ mình định làm vàthời gian làm nó.Sự tập trung trong quá trình làm việc nhóm cũng như tronghoạt động của từng cá nhân là hết sức quan trọng, đảm bảo được nguyên tắcnày sẽ giúp hoạt động làm việc nhóm trong học tập hiệu quả hơn.

1.1.3.3 Nguyên tắc quản lý thời gian

Nguyên tắc thứ ba là nguyên tắc quản lý thời gian.Chúng ta thường biết đến

câu thành ngữ “Thời gian là vàng”.Quỹ thời gian của mỗi người là có hạn và

mỗi người cần phải sử dụng nó hợp lý.Lãng phí thời gian là nguyên nhân chủyếu khiến công việc của nhóm bị trì trệ, dẫn đến không đảm bảo tiến độ thựchiện, sự tiếp cận nội dung học hời hợt, và là yếu tố chính dẫn đến sự mâuthuẫn trong làm việc nhóm.Mỗi giây trôi qua không bao giờ lấy lại được, vìvậy trước khi làm việc, mỗi nhóm cần có kế hoạch cụ thể để quản lý quỹ thờigian của mình một cách khoa học nhất, tránh bị lãng phí thời gian học mộtcách vô bổ

Nguyên nhân thường xuất hiện khiến chúng ta lãng phí thời gian khi làm việcnhóm, hoặc khi học tập là: Làm việc thường xuyên không có kế hoạch, lịchtrình cụ thể; Không có mục tiêu học rõ ràng khi ngồi vào bàn học, hay chúng

ta đang ôm đồm quá nhiều mục tiêu cần làm một lúc; Lo lắng thái quá về mọivấn đề, như điểm số, thời gian hoàn thành đề tài,…; Chúng ta hay trì hoãncông việc, không làm nó ngay;Đôi khi sự lãng phí thời gian xảy ra trongnhóm lại xuất phát từ những điều rất nhỏ nhặt như việc phân công công việcgiữa các thành viên không thống nhất, mất thời gian để chờ đợi đồng đội làm,phụ thuộc vào người cùng nhóm,các thành viên giám sát nhau quá chặt chẽ,chỉ chờ để kiểm tra lẫn nhau Từ các lỗi đó mà gây nên sự trì hoãn cho cảnhóm, vô tình kéo kết quả cả nhóm đi xuống mà vẫn lãng phí thời gian vô ích

Từ các nguyên nhân trên, để khắc phục các lỗi gây tốn thời gian của nhóm,chúng tôi đưa ra một số giải pháp khắc phục:Liệt kê những công việc cần phảilàm và sắp xếp nó theo thứ tự ưu tiên, khó trước dễ sau; tạo tính kỉ luật và thóiquen khi học tập; lên thời gian cụ thể cho từng nội dung học; không trì hoãncông việc do giáo viên hay nhóm giao; tập trung, rất cần thiết; sắp xếp góchọc tập gọn gàng, khoa học, đúng trật tự nội vụ CAND; tổng kết lại công việcmỗi khi hoàn thành, định hướng cho các phần tiếp theo

Và nguyên tắc quan trọng chúng ta cần đảm bảo nữa là nguyên tắc tham giathảo luận, hội họp hay nộp báo cáo, tiểu luận cho giáo viên luôn phải đúnggiờ.Giữ đúng giờ là điều rất quan trọng Nếu không đảm bảo giờ giấc thì sự

Trang 10

chậm muộn do chúng ta gây ra có thể khiến cả nhóm bị trì trệ, gây ảnh hưởngđến chất lượng của sản phẩm.

1.1.3.4 Nguyên tắc đoàn kết

Nguyên tắc thứ tư đó là giữ được tình đoàn kết giữa các thành viên khi làmviệc, học tập.Việc tổ chức làm việc nhóm trong học tập tại trường là một hoạtđộng giúp nâng cao, bồi đắp tình đoàn kết giữa các cá nhân, giúp chúng ta có

cơ hội tìm hiểu kĩ về nhau.Tinh thần đồng đội là một yếu tố rất quan trọngtrong làm việc nhóm.Mọi người khi đã chấp nhận cộng tác với nhau cùng họctập thì phải luôn đoàn kết và góp phần xây dựng nhóm trở thành một nhómvững mạnh

Trong học tập, cái tôi cá nhân mang đến bản sắc riêng cho mỗi người nhưngtùy vào trường hợp ta có nên để cái tôi đó lẫn át cái ta chung hay không?Chúng ta đều biết rằng quan trọng trong một nhóm làm việc đó là tinh thầnđồng đội chứ không phải là người giỏi nhất.Thường thì những người tự chomình là tài giỏi hơn người khác, không chịu lắng nghe ý kiến của nhữngngười xung quanh sẽ là ngòi nổ cho những cuộc chiến trong nhóm Họ lànhững người không bao giờ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhữngngười xung quanh, lúc nào cũng muốn lái mọi người làm theo quan điểm của

họ Thế nhưng trong một nhóm các thành viên đều có những ý kiến khácnhau Điều quan trọng khi học tập theo phương pháp làm việc nhóm là chúng

ta phải biết chọn ra ý kiến nào có được sự đồng tình góp ý của các thành viêntrong nhóm và làm thỏa mãn tất cả mọi người Rất ít khi có một ý kiến của cánhân nào làm thỏa mãn tất cả mọi người, mà phải trải qua quá trình góp ý vàthỏa luận mới tìm ra được một ý kiến chung nhất

Trong cùng một nhóm các thành viên phải biết trợ giúp lẫn nhau trong côngviệc, nếu đồng đội của mình gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡhọ.Chúng ta đừng vì tự ái cá nhân mà làm mất đi tinh thần đoàn kết củanhóm.Quan trọng không phải ai là người nổi bật nhất trong nhóm mà là nhómcủa bạn có thể nổi bật nhất hay không?Thông thường nhóm nào đoàn kết và

hỗ trợ nhau tốt sẽ đem đến rất nhiều lợi ích cho các thành viên trong nhómđó.Nhóm đoàn kết sẽ tạo động lực cho các thành viên làm việc, vấn đề sẽđược tham gia tìm hiểu và giải quyết một cách trơn tru dựa trên năng lực củamọi người.Người học kém trong nhóm sẽ có cơ hội để nâng cao trình độ bằngcách học hỏi các thành viên khác.Nhóm sẽ ít mất thời gian cho việc giải quyếtmâu thuẫn cá nhân

1.1.3.5 Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, hướng đến mục tiêu chung

Tôn trọng là nguyên tắc thứ năm khi làm việc nhóm Khi hoạt động trongnhóm, điều quan trọng nhất là phải có sự tôn trọng lẫn nhau, không chỉ là tôntrọng quan điểm mà còn tôn trọng ý kiến của nhau, suy nghĩ nghiêm túc vềquan điểm của nhau và cùng nhau thỏa thuận để đưa ra được giải pháp tốtnhất

Trang 11

Tôn trọng lẫn nhau sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm lạivới nhau.Bên cạnh đó các thành viên không nên nghĩ rằng mình giỏi hơnngười khác là mình quan trọng hơn, tự đề cao mình và xem thường các thànhviên còn lại Việc giúp đỡ và tôn trọng giữa các thành viên trong nhóm chính

là động lực lớn nhất để nhóm cùng làm việc và hướng tới mục đích chungcuối cùng

Mỗi thành viên cần tôn trọng nhau qua các hoạt động thường ngày như:Giữlời hứa;Không chen ngang ngắt lời người khác trong thảo luận; Giao tiếpbằng mắt khi người khác đang nói chuyện với bạn,…

1.1.3.6 Nguyên tắc làm việc độc lập

Nguyên tắc thứ sáu là nguyên tắc làm việc độc lập.Ngày nay, chúng ta thườngnói nhiều đến sự tương tác lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm là mấuchốt cho nhóm làm việc hiệu quả, nhưng nếu không có kỹ năng làm việc độclập thì chúng ta sẽ rất khó khăn để hòa nhập vào công việc chung với mọingười.Làm việc độc lập khi học nhóm, hay tự học là một kỹ năng rất quantrọng.Không phải lúc nào chúng ta cũng có người trợ giúp, có lúc chúng taphải giải quyết vấn đề của mình mà không nhận được sự trợ giúp nào từnhững đồng đội vì mọi người cũng phải làm việc Điểm mấu chốt trong tự học

là chúng ta phải nhận biết chính xác các mặt hạn chế của bản thân và quyếttâm cải thiện hạn chế ấy bằng nhiều cách như: xem, tham gia các khóa học đểtích lũy kiến thức,tự nghiên cứu tư liệu, học hỏi kinh nghiệm từ chính mình

và người chung quanh… Sau mỗi nỗ lực học tập, bạn cần tự nhận xét xemmình đã tiến bộ như thế nào để còn thay đổi cách học hay phát huy nó ở nhiềumôn hơn nữa.Hãy tự quy định thời gian nghỉ và thỏa thuận với bản thân saocho hợp lý, còn lại thời gian bạn nên chú tâm làm nhiệm vụ của mình, như

vậy sẽ làm việc được tập trung và hiệu quả hơn.Có câu, “hãy làm việc bình

thường một cách xuất sắc trước khi làm việc xuất sắc một cách bình thường” 1.1.3.7 Nguyên tắc chia sẻ

Nguyên tắc thứ bảy là chia sẻ.Trong quá trình làm việc nhóm, nhiều lúcchúng ta giận giữ với đồng sự của mình bởi vì họ khiến chúng ta không hàilòng, hoặc cảm thấy họ làm việc không đúng hướng của ta và điều ấy dẫn đếnmâu thuẫn, đình trệ trong việc hoàn thiện bài tập Vậy đã bao giờ chúng ta tựhỏi nguyên nhân vì sao họ không đáp ứng được yêu cầu mà ta đưa ra, haychúng ta có thực sự muốn hợp tác làm việc chung với họ, hoặc có thể bản

thân mình đang mắc “bệnh” suy xét mọi thứ trên góc nhìn chủ quan Tất cả

điều ấy phản ánh cá nhân đang thiếu đi sự san sẻ, chia sẻ công việc

Ý kiến của ta không phải lúc nào cũng hoàn toàn chính xác, cách làm của ta

có thể vẫn chưa phù hợp.Vì vậy sự chia sẻ công việc, nhất là đối với khi cộngtác cùng người khác là hết sức quan trọng Nếu bạn cảm thấy mình đang làmviệc quá nhanh, quá gấp gáp, hoặc công việc đến tay mình quá nhiều, thì giảipháp là nên dừng lại để hiểu thấu đáo những vấn đề cộng sự gặp phải, từ đógiúp đỡ và chia sẻ trách nhiệm, san sẻ gánh nặng với họ

Trang 12

Khi chúng ta có chuyện không hài lòng về nhau, cách giải quyết nhanh nhất

để chấm dứt việc này là chia sẻ những cảm xúc tiêu cực về người kia! Hãynói cho họ biết vì sao bạn cảm thấy như vậy trên quan điểm chia sẻ thực lòng

và mong muốn tiếp tục làm việc với họ.Điều ấy sẽ giúp công việc trở nên kếtdính, suôn sẻ

1.1.3.8 Nguyên tắc sử dụng hiệu quả các phương tiện trao đổi thông tin

Đây là nguyên tắc cuối cùng khi học tập theo phương pháp làm việc nhóm.Các phương tiện điện tử hiện nay đã phát triển một cách mạnh mẽ và trở lênphổ biến, giữ vai trò quan trọng trong liên lạc trao đổi thông tin.Việc vậndụng các phương tiện này làm giảm đáng kể thời gian và công sức, cũng nhưđáp ứng được tính cấp thiết khi có vấn đề cần trao đổi bàn bạc trong làm việcnhóm Bạn hoàn toàn có thể biến điện thoại hay laptop của mình thành công

cụ liên lạc với các thành viên nhờ kết nối với mạng xã hội internet: mail,facebook, yahoo…một cách hiệu quả Một ý tưởng bất chợt, một phương ánmới ngay lập tức có thể chia sẻ với các thành viên nhờ skype, email hay điệnthoại Việc vận dụng linh hoạt các công cụ hỗ trợ đó sẽ giúp các thành viêncập nhật các kế hoạch, giao nhiệm vụ, bày tỏ ý kiến quan điểm khi chưa thểhọp nhóm, có thể trực tiếp sửa chữa trên các file mềm, nhờ đó mọi thành viênđều nắm được những thông tin chung, biết được nhiệm vụ của mình và đồngđội khi nhóm chưa có thời gian và địa điểm để tổ chức họp nhóm phân côngnhiệm vụ Đây là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc trao đổi khi làm việcnhóm, từ đó làm cho các cá nhân bổ sung những thiếu sót cho nhau và hoànthiện bản thân mình một cách nhanh chóng, kịp thời và tiện lợi

1.1.4 Các kỹ năng cần thiết để thực hiện làm việc nhóm trong hoạt động học tập

Học nhóm, hoặc làm việc theo nhóm là phương pháp học mà trong đó chúng

ta luôn cần sự chia sẻ thông tin, nguồn lực và thống nhất về phương thức thựchiện Mỗi thành viên trong nhóm vừa có trách nhiệm tự học tập, vừa có tráchnhiệm giúp đỡ các thành viên khác để cùng hoàn thành mục đích học tậpchung của cả nhóm.Nhóm nào làm việc hiệu quả thì thường biết kết hợp cácyếu tố này.Làm việc nhóm hiệu quả cần sự kết hợp của rất nhiều kỹ năng.Quanghiên cứu, nhóm chúng tôi rút ra 7 kỹ năng cơ bản và cần thiết để thựchiện làm việc nhóm hiệu quả trong học tập, đó là:

1.1.4.1 Kỹ năng lắng nghe:

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong làm việc nhóm Cácthành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau Kỹ năng này phảnánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên trong nhóm

Lắng nghe không chỉ là chúng ta tiếp nhận thông tin từ người nói mà còn phảibiết phân tích, nhìn nhận theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôntrọng những ý kiến của người nói dù đó là ý kiến hoàn toàn trái ngược vớiquan điểm của bản thân

Trang 13

Chúng ta lắng nghe để có được thông tin, để hiểu, để cảm nhận, để tìm hiểusâu sắc hơn về vấn đề nhóm đang thảo luận với nhau.

Thứ nhất, về cơ bản, lắng nghe là hình thức tiếp nhận thông tin thông quathính giác có trạng thái chú ý làm nền.Lắng nghe giúp chúng ta hiểu được nộidung thông tin, từ đó mới có thể dẫn những hoạt động tiếp theo trong vấn đềnhóm đang thảo luận với nhau

Thứ hai, lắng nghe có tác dụng rất quan trọng cho cả người nghe và ngườinói.Lắng nghe chính là chìa khóa truyền thông quan trọng trong hoạt độngnhóm.Khi lắng nghe, người nghe có thể tiếp nhận được nhiều thông tin từngười nói, từ đó có nhiều căn cứ để đưa ra những quan điểm và quyết địnhcác vấn đề của nhóm đang bàn luận một cách khoa học và khách quan Khilắng nghe với một thái độ chăm chú, tích cực, chúng ta sẽ tạo được cảm tình

từ người đang trình bày và cả những người xung quanh.Không chỉ vậy, ngườinói còn cảm nhận được họ đang được tôn trọng và từ đó xây dựng được mộtmối quan hệ tốt đẹp.Khi được người nghe lắng nghe mình, người nói đượckhích lệ và có điều kiện bày tỏ quan điểm, ý tưởng của mình hơn

Lắng nghe tốt không phải là tự có mà cần có năng lực, có kỹ năng.Lắng nghetốt là biết chú ý, hướng toàn bộ hoạt động các giác quan của bản thân để nghe

và hiểu được thông tin trong quá trình tương tác nhóm Điều đó không đơnthuần chỉ là tiếp thu âm thanh bằng tai mà phải hiểu được ý nghĩa của điềuđược nói Người biết cách lắng nghe thì không chỉ là tiếp nhận thông tin từngười nói, mà họ còn phải phân tích theo hướng tích cực, phản hồi bằng thái

độ tôn trọng ý kiến của người nói dù đó là ý kiến trái ngược với quan điểmcủa bản thân, không phê phán mà trái lại phải biết khuyến khích, khơi dậy sự

tự tin phát biểu ý kiến của người nói và những người xung quanh

1.1.4.2 Kỹ năng thảo luận, trao đổi.

Để đáp ứng được yêu cầu của làm việc nhóm thì chúng ta không thể thiếu kỹnăng thảo luận.Đối với sinh viên, việc cần thiết phải có phương pháp học tậptích cực trong xu thế thời đại hiện nay thì kỹ năng này là thực sự quan trọng.Thảo luận nhóm là phương pháp học hỏi có tính dân chủ Trong thảo luận,mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng,biết đón nhận quan điểm bất đồng, giúp hình thành quan điểm cá nhân, giúpsinh viên rèn luyện các kí năng giao tiếp và giải quyết vấn đề Thảo luậnnhóm khắc phục tình trạng thụ động, lười suy nghĩ và thiếu hẳn sự phản hồi

từ phía người học.Khi nhóm đưa ra các vấn đề thảo luận bàn bạc trong thảothì yêu cầu các thành viên trong nhóm phải động não cố gắng suy nghĩ tìmhiểu và đưa ra ý kiến của mình, phải tìm kiếm tài liệu, cùng nhau giải quyếtnhiệm vụ học tập Từ đó, mỗi thành viên lại trau dồi thêm cho bản thân các kỹnăng như nghiên cứu tài liệu, khả năng đánh giá, nhận xét, tổng hợp và sángtạo

Ngoài ra, một điều mà bất cứ ai từng tham gia thảo luận nhóm cũng đều biếtlà: thảo luận nhóm còn làm tăng tinh thần hợp tác, thông cảm và chia sẻ cũngnhư hỗ trợ nhau giữa các thành viên trong nhóm.Nhờ không khí thảo luận sôi

Trang 14

nổi, cởi mở sẽ tạo cơ hội cho các thành viên nhút nhát dần trở nên mạnh dạnhơn khi trình bày ý kiến, quan điểm của mình, học được cách tôn trọng vàlắng nghe người khác, tạo cho sinh viên sự hứng thú trong hoạt động học tập.Không chỉ vậy, thảo luận nhóm sẽ giúp sinh viên phần nào bớt được phần chủquan, phiến diện, ngược lại tăng tính khách quan và khoa học, kiến thức thunhận được vừa sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ lâu hơn.

Tuy nhiên, thảo luận nhóm chỉ phát huy hết vai trò và tác dụng của nó khi cácthành viên trong nhóm có sự chuẩn bị và hợp tác, điều đó thể hiện: Các cánhân xác định mục tiêu rõ ràng và cụ thể, chuẩn bị nội dung, thu thập dữ liệuliên quan đến nội dung thảo luận; trong khi thảo luận, cá nhân cần có thái độlắng nghe, tôn trọng các ý kiến của các thành viên còn lại, duy trì sự bìnhđẳng và chấp nhận lẫn nhau, biết điều động sự tham gia tích cực của cácthành viên trong nhóm; phát hiện những khác biệt, mâu thuẫn trong các ýkiến, quan điểm và cùng nhau giải quyết, từ đó chia sẻ thông tin, kinh nghiệmmình có cho các thành viên khác; nối kết các ý kiến rời rạc thành hệ thống vàkhai thác nội dung thảo luận bằng cách đặt câu hỏi phù hợp kích thích sự suynghĩ của mọi người; và trên hết mục tiêu phải được giải quyết sau buổi thảoluận

1.1.4.3 Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng quan trọng trong hoạt động nhóm

Thuyết trình là một kỹ năng chìa khóa giúp bạn truyền được thông tin và quanđiểm của mình cho người nghe một cách rõ ràng và hiệu quả Một ví dụ điểnhình là Steve Jobs, mặc dù chiếc điện thoại iphone không quá thực sự vượttrội so về mức độ thông minh nhưng Apple lại thành công trong chiến dịchMarketing, đặc biệt là mỗi lần họ đưa ra một sản phẩm mới, trong đó có mộtphần đóng góp rất lớn trong mảng thuyết trình giới thiệu sản phẩm của SteveJobs những ngày đầu Vì vậy, thuyết trình đóng vai trò quan trọng với mỗi cánhân khi tham gia làm việc nhóm

Với hầu hết các nhóm, bất cứ khi nào chúng ta mong muốn trình bày kếhoạch, nói chuyện trước đám đông, kỹ năng thuyết trình cũng là một kỹ năngmấu chốt cần có Thuyết trình không còn là “trình bày, thuyết minh”, mà đãtrở thành một nghệ thuật được sử dụng trong việc thu phục nhân tâm, tạođộng lực cho những người xung quanh

Có rất nhiều người cảm thấy lo sợ khi họ phải thực hiện một bài phát biểutrước tập thể và thậm chí đó chỉ là một bài thuyết trình nhỏ Để có được bàithuyết trình tốt đòi hỏi sự chuẩn bị cũng như cần đầu tư thời gian dài va chạm

và thực hành Cùng với đó chắc chắn là chúng ta cần có sự am hiểu sâu vàchắc về lĩnh vực, chủ đề muốn trình bày

1.1.4.4 Kỹ năng trưởng nhóm:

Trưởng nhóm là một thành viên có vai trò vô cùng quan trọng của nhóm hiệuquả Trước tiên, trên cương vị một người lãnh đạo nhóm, trưởng nhóm phải

Trang 15

điều hành hai nhiệm vụ quan trọng nhưng khá khác biệt nhau: đó là quản lýnhóm và lãnh đạo nhóm.

Quản lý nhóm: Quản lý là trách nhiệm điều phối, đánh giá và định hướng nỗlực của cả nhóm Người trưởng nhóm phải luôn giữ cho các thành viên trongnhóm chú tâm đến vấn đề khi cần thiết, để ý đến thời hạn và những kết quảlàm được nếu như chúng giữ vai trò quan trọng.Trưởng nhóm cần tận dụngthời gian hợp lý, đơn giản hóa mọi việc để các thành viên cống hiến hếtmình.Quản lý nhóm hiệu quả có thể giúp củng cố và thúc đẩy tinh thần củacác thành viên – điều đó chứng tỏ rằng mục đích cuối cùng của nhóm xứngđáng để các thành viên cam kết nỗ lực hết mình

Lãnh đạo nhóm: Lãnh đạo là hướng dẫn mọi người Điều đó có nghĩa làtrưởng nhóm phải là người biết lắng nghe, quan sát và gây ảnh hưởng tới các

cá nhân cũng như động cơ của các cá nhân trong nhóm Trưởng nhóm cầnphải làm cho mỗi thành viên của nhóm cảm thấy sự nỗ lực và hiệu quả côngviệc của họ được ghi nhận, hòa hợp tất cả các thành viên và tạo dựng nhậnthức cho các thành viên về việc họ đang làm và việc họ phải làm.Lãnh đạonhóm là thúc đẩy một nhóm kiên trì vượt qua xung đột và những khúc mắc để

có thể đạt được những mục đích cao hơn

Ngoài nhiệm vụ đã nói trên, người trưởng nhóm còn phải là một chuyên gia

về nội dung nhiệm vụ Một trong những thách thức lớn nhất mà các trưởngnhóm phải đối mặt chính là việc: làm thế nào để đóng góp cho chuyên môn

mà không để kỳ vọng và sở thích của bản thân áp đảo công việc nhóm Vìvậy, một trưởng nhóm phải hết sức chú ý trong trách này

Nếu làm trưởng nhóm, chúng ta phải luôn nhớ rằng: nhóm được sinh ra để tạo

ra sản phẩm bằng nỗ lực của tất cả mọi người Ta đừng để mọi người trongnhóm nghĩ rằng họ chỉ đơn thuần chia sẻ sức lao động mà không có kế hoạchhoặc họ phí thời gian mà không tạo ra kết quả như mong đợi Là một ngườilãnh đạo, hãy luôn tập trung vào việc tập hợp những nỗ lực và hiểu biết củatừng thành viên để tạo ra thành công Cuối cùng là một trưởng nhóm, hãyluôn nhớ tận hưởng, chia sẻ sự phấn khích và niềm vui chung trong chiếnthắng của nhóm

Thứ nhất, kỹ năng này tăng cường sức mạnh: Dân gian ta vẫn thường có câu:

“Ba người dại hợp lại thành người khôn”; “Một cây làm chẳng nên non, Ba

cây chụm lại nên hòn núi cao”.Thực tế luôn cho thấy sức mạnh tổng hợp giữa

các thành viên trong nhóm, làm việc hiệu quả luôn có chất lượng hơn so vớimột người làm

Trang 16

Thứ hai, thắt chặt quan hệ: Trong khi hợp tác, tình đoàn kết, sự cảm thông,tinh thần tập thể được hình thành và phát triển Nhờ gắn bó với nhau, hiểunhau thì mới có thể phân công công việc đúng với năng lực và sở trường chotừng người.

Thứ ba, điều chỉnh tâm lý: Người biết hợp tác sẽ biết tự giảm cái cá nhân chủnghĩa; tăng cường sự tương trợ, giám bớt kiêu căng, tự phụ; tăng tính tự tôn,

tự khám phá bản thân Đó là lợi ích của hợp tác.Hợp tác khiến ta tự hoàn thiệntính cách, giúp bản thân trưởng thành hơn trong công việc

Trong một nhóm người có khả năng hợp tác có những biểu hiện như sau:

- Tôn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm; tôn trọng nhữngquyết định chung, những điều đã cam kết

- Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với cácthành viên khác trong nhóm

- Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng phát triển kế hoạch hoạt động củanhóm Đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm củamọi người trong nhóm

- Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm

vụ đã được phân công Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên kháctrong quá trình hoạt động nhóm.Biết cùng cả nhóm đồng cam cộng khổ vượtqua những khó khăn, giải quyết các vấn đề chung của cả nhóm, vướng mắc đểhoàn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm đề ra

- Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại của nhóm, về những sảnphẩm do nhóm tạo ra

- Tôn trọng các thành viên trong nhóm, luôn lắng nghe những ý kiến, góp ýcủa các thành viên trong nhóm để hoàn thành phần công việc của mình Ít khikhó chịu hay phản bác lại những ý kiến góp ý đó, mà cùng nhau nghiên cứunhững ý kiến đó rồi đi đến thống nhất chung

Một nhóm làm việc thành công và đạt hiệu quả cao thường có những yếu tốsau đây:

Có thể khái quát bằng từ BUILD (Xây dựng)

- B (Build): Xây dựng mục tiêu chung để tất cả cùng biết, cùng hướng tới

- U (Unite): Đoàn kết, tin cậy lẫn nhau để hoàn thành công việc của nhóm

- I (Insure): Đảm bảo mọi người đều có việc vừa tầm, vừa sức, phù hợp vớikhả năng, sở trưởng của bản thân

- L (Look): Nhìn người khác làm và lắng nghe người khác nói để phối hợpnhịp nhàng, kết hợp để hoàn thành tốt công việc

- D (Develop): Phát triển các kỹ năng khác trong hợp tác như kỹ năng giaotiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xây dựng và duy trì mối quan hệ liên cánhân, tạo mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm

1.1.4.6 Kỹ năng giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn

Chúng ta đều biết làm việc nhóm trong học tập là một hình thức tập trungnhững mặt mạnh của mọi người và bổ sung cho nhau, giúp đỡ những ngườihọc kém vươn lên Tuy nhiên, đôi khi các thành viên trong nhóm có sự mâu

Trang 17

thuẫn với nhau, nổ ra các vấn đề tranh cãi nhau dẫn đến không thống nhất ýkiến Làm việc theo nhóm luôn xảy ra mâu thuẫn, và nếu lợi dụng được mâuthuẫn đó thì vấn đề của nhóm được đào sâu, mở rộng hơn, điều này rất có lợicho học tập theo phương pháp làm việc nhóm.

Một nhóm hiểu quả thì phải biết giải quyết mâu thuẫn, có thể đó là mâu thuẫnchính đáng như phát sinh các vấn đề chưa được làm rõ hoặc các mặt nghiêncứu trái ngược nhau Nhưng đôi khi, chúng ta lại gặp những mâu thuẫn khôngchính đáng như việc ức chế, tức giận cách làm việc của các thành viên vớinhau hay các thành viên cảm thấy bất công, công việc quá nặng hoặc khôngxứng với thành quả mình đạt được Khi làm việc nhóm,sự mâu thuẫn cá nhânvới nhau có thể mau trở thành vấn đề cho toàn nhóm.Nó có thể giữa 2 thànhviên trong nhóm nhưng khi các cá nhân không giải quyết với nhau thì sẽ ảnhhưởng đến hoạt động cả nhóm, làm cho vấn đề đó trở lên lớn hơn.Vì vậy, cầntạo điều kiện để một hay cả hai bên trình bày với nhau để có hướng xoa dịutình hình, giải quyết vấn đề.Trong trường hợp, do lỗi điều hành của nhómtrưởng thì lúc này, nhóm trưởng cần trao đổi với toàn nhóm để nói lên hướngkhắc phục, cách giải quyết vấn đề để nhóm làm việc với nhau có hiệu quảhơn

1.1.4.7 Kỹ năng tìm kiếm, đánh giá thông tin, tài liệu

Để làm việc nhóm hiệu quả, ngoài các kỹ năng phối hợp với đồng đội, mỗisinh viên cần tự hoàn thành tốt phần việc của mình một cách độc lập.Để mỗi

cá nhân có thể tự học tập tốt thì họ cần phải rèn cho mình kỹ năng nghiên cứutài liệu một cách khoa học và chi tiết, không bị lãng phí thời gian

Mỗi ngày chúng ta luôn tiếp nhận rất nhiều thông tin, kiến thức khác nhau từthầy cô, sách vở, các loại tài liệu tham khảo… Nếu không có kỹ năng chọnlọc thông tin, kiến thức thì chúng ta sẽ bị nhấn chìm trong quá nhiều nguồnkiến thức khác nhau.Hãy biết cách chọn lọc những thông tin, kiến thức quantrọng, cần thiết và ghi nhớ lại chúng.Vì vậy, chúng ta cần có kỹ năng tìmkiếm, đánh giá tài liệu

Một số phương pháp lựa chọn tài liệu (sách, báo, tạp chí, tài liệu số hóa,thông tin trên mạng internet)

Trước hết khi tìm đọc tài liệu, ta phải xác định nguồn tin đó là chất lượng, cóthể tin cậy Vì thế cần dựa vào một số tiêu chí:

Đầu tiên là tiêu chí tác giả: Thông tin về tác giả và địa chỉ liên hệ (thông tin

về nghề nghiệp, kinh nghiệm, chức vụ, quá trình đào tạo của tác giả, haynhững thông tin chứng thực khác, ) Nếu website là của tổ chức/cơ quan: têncủa tổ chức/cơ quan có được nêu rõ trong tài liệu?Kiểm tra tên miền của tàiliệu, ưu tiên các tên miền có phần mở rộng là edu, gov, org

Tiếp theo là mục đích: Nội dung tài liệu có tập trung vào mục đích chuyển tảithông tin cho người đọc không? Và Lý do thiết lập trang web và đối tượnghướng đến là gì?

Trang 18

Tính cập nhật: Tài liệu có thể hiện thông tin về những vấn đề hiện tại không?Thời gian tác phẩm được xuất bản hoặc thời gian trang web được cập nhật lầncuối có xa quá không?

Độ chính xác: Thông tin trong tác phẩm lấy từ đâu?Số liệu thống kê trong tácphẩm có được lấy từ nguồn đáng tin cậy không?Tác phẩm có được cácchuyên gia thẩm định không?

Tính khách quan: Quan điểm của tác giả là gì, có được nêu rõ, tác phẩm có sửdụng ngôn ngữ kích động hay trang web có thể hiệnbị ảnh hưởng bởi mộtthành kiến nào đó?

Tính bao quát: Bài viết hoàn chỉnh hay là bản thảo, tài liệu có xa rời mục đích

và đối tượng đích không? Trang web cung cấp toàn bộ tác phẩm hay chỉ mộttrích đoạn của tác phẩm?

Ngoài ra, ở thời đại hiện nay, nguồn thông tin trên mạng internet đã dần trởnên quen thuộc và cấp thiết với mỗi sinh viên Các thông tin này rất đa dạng

và có thể đúng, cũng có thể sai hoặc chưa đầy đủ, do đó người sử dụng cầnphải tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và sau đó mới so sánh, tổnghợp để có được kết quả như mong muốn.Vì vậy, đối với thông tin trêninternet, để có độ tin cậy lớn, ta nên tìm trên các Website của các trường đạihọc,Website của các viện nghiên cứu, các nhà xuất bản uy tín được số hóa,các

cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tạp chí khoa học được công bố trên mạng

Kỹ năng tìm kiếm, đánh giá thông tin, tài liệu là một kỹ năng cần thiết tronghọc tập theo phương pháp làm việc nhóm Các bài tập ta gặp thường là nhữngvấn đề tư nghiên cứu thông qua các tài liệu Biết cách tìm kiếm, đánh giá hiệuquả tài liệu sẽ giúp ích cho các thành viên trong nhóm, tìm kiếm được nhiềuthông tin, nội dung phong phú bổ ích cho quá trình học tập của mình

1.1.5 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả làm việc nhóm trong hoạt động học tập

1.1.5.1 Thiết lập mục tiêu và năng lực hoạch định

Thiết lập những mục tiêu là đưa ra những mục tiêu mà hoạt động làm việcnhóm cần phải đạt được, nó là cái đích đến đòi hỏi nhóm phải tìm đường đitới Những mục tiêu đề ra phải cụ thể, rõ ràng tức là xác định một cách tườngminh những kết quả phải đạt được, mọi thành viên đều hiểu và nắm rõ Mụctiêu đề ra phải khả thi có nghĩa là việc xác định mục tiêu phải dựa trên nănglực các thành viên trong nhóm và các yếu tố ngoại cảnh khác như thời gianthực hiện, điều kiện cơ sở vật chất, chi phí… Việc thiết lập mục tiêu có ảnhhưởng xuyên suốt quá trình làm việc nhóm, nó quyết định mọi việc làm củanhóm sau này Nếu mục tiêu không rõ ràng, thiết thực, không phù hợp vớinăng lực của cả nhóm thì chắc chắn nhóm làm việc này không thể đạt đượckết quả như mong muốn khi thành lập nhóm

Năng lực hoạch định là khả năng, trình độ xây dựng kế hoạch, chương trìnhnhiệm vụ cho cả nhóm trong suốt tiến trình hoạt động để đạt được mục tiêu

mà nhóm đã đề ra, giống như việc tìm đường và phương pháp, phương tiện để

đi đến đích Hoạch định thể hiện tầm nhìn của cả nhóm làm việc Việc này

Trang 19

nhóm nhỏ hơn hoặc thành viên, xây dựng cơ chế phối hợp, đề ra tiến độ hợp

lí, dự toán kinh phí tổ chức, chuẩn bị phương tiện hỗ trợ, các nguồn lực trợgiúp Nếu công tác hoạch định tốt thì công việc trong nhóm sẽ được triểnkhai một cách đồng bộ, nhịp nhàng, chặt chẽ, ngược lại hoạt động của nhóm

sẽ bị chồng chéo, thực hiện không đúng phương hướng, nhiệm vụ, thườngxuyên bị động, tiến độ không được đảm bảo

1.1.5.2 Tính tập trung dân chủ và phân công nhiệm vụ hợp lí

Đây là tiêu chuẩn rất quan trọng để đánh giá một nhóm làm việc có hoạt độngtốt hay không Dân chủ là tất cả thành viên đều được tự do bày tỏ chính kiếncủa mình về các vấn đề trong làm việc nhóm để góp phần thống nhất về quanđiểm, chủ trương trong lãnh đạo, chỉ đạo Mọi ý kiến của các thành viên đềuphải được ghi nhận xem xét để từ đó xây dựng thành những quan điểm, chủtrương thống nhất cho cả nhóm.Tập trung thống nhất về tư tưởng, tổ chức vàhành động Từ việc đã thống nhất được những đề đặt ra, các thành viên đảmnhiệm từng nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm được quy định rõ ràng cho từngngười

Tiêu chuẩn này đánh giá về tính hợp lí của cơ cấu tổ chức và phân côngnhiệm vụ.Phân công nhiệm vụ là việc giao công việc cho mỗi thành viên, thểhiện vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên đối với toàn nhiệm vụ củanhóm Mỗi thành viên hoặc một vài thành viên chỉ chuyên phụ trách một haymột số mảng cụ thể Phân công nhiệm vụ bắt buộc phải có cơ sở hợp lí, phùhợp với năng lực và nhất là thế mạnh để phát huy được tối đa khả năng củamỗi người.Việc phân công không hợp lí sẽ dẫn đến hậu quả là công việc sẽkhông đạt được hoặc kết quả đạt được không như mong muốn, gây ảnh hưởngđến toàn bộ quá trình đã được triển khai.Thậm chí trong nhiều trường hợp sau

đã triển khai nhiệm vụ mới phát hiện tính bất cập thì việc phân công lại nhiệm

vụ là cực kì phức tạp, gây lãng phí thời gian, công sức

1.1.5.3 Cơ chế, khả năng phối hợp hoạt động và giao tiếp trong nhóm

Tiêu chuẩn này đánh giá mức độ chặt chẽ, nhịp nhàng và không khí làm việctrong nhóm Sự phối hợp làm việc của các thành viên giống như một dâychuyền sản xuất công nghiệp, mọi người đều có mối liên hệ với nhau, hoạtđộng của thành viên này đều có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đối vớinhững thành viên khác Những thành viên có tương tác tốt, phối hợp với nhaumột cách linh hoạt nhịp nhàng hay không còn dựa vào khả năng phối hợp củamỗi người Cơ chế phối hợp trong nhóm là quy định mối liên hệ giữa cácthành viên với nhau, theo trình tự thì có thể sản phẩm công việc của ngườinày là nguyên liệu để người khác tiếp tục làm việc theo một hay hai chiềuhoặc theo không gian thì họ cùng làm một việc nhưng ở những vị trí địa lí,hoàn cảnh khác nhau

Yếu tố giao tiếp trong nhóm cũng là một tiêu chuẩn đánh giá không thể thiếu.Nhóm sẽ hoạt động với một tinh thần tập trung, các thành viên hứng thú hănghái nếu họ tạo ra được môi trường làm việc vừa nghiêm túc vừa thoải mái

Trang 20

Điều này phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp của tất cả các thành viên.Từ nhữngvấn đề nghiêm trọng hay mâu thuẫn, họ có thể hóa giải đưa về đơn giản, giảiquyết vấn đề một cách nhẹ nhàng.Sự vui vẻ khi làm việc là yếu tố kích thíchtinh thần mọi người làm việc hết khả năng, trách nhiệm.Một nhóm có sự phốihợp hoạt động tốt, không khí làm việc nghiêm túc thoải mái hay không là yếu

tố quyết định đến hiệu quả làm việc của cả nhóm

1.1.5.4 Tinh thần trách nhiệm

Tinh thần trách nhiệm được thể hiện ở mỗi thành viên nhóm Ta có thể đánhgiá tinh thần trách nhiệm thông qua những biểu hiện cụ thể: tâm huyết vớinhiệm vụ, cố gắng làm để phần công việc của mình được hoàn thành với kếtquả tốt nhất, đảm bảo đúng thời gian Không những thế, tinh thần trách nhiệmcòn thể hiện bằng sự quan tâm đến mục tiêu chung của nhóm, nắm bắt toàn

bộ quy trình hoạt động và tiến độ của các thành viên khác, luôn năng nổ tíchcực đóng góp xây dựng nhóm, giúp đỡ những thành viên còn lại Tinh thầntrách nhiệm của các thành viên nhóm càng cao thì kết quả đạt được sẽ càngtốt, hiệu quả làm việc chắc chắn cao hơn nhóm có tinh thần trách nhiệm kém

1.1.5.5 Đạt được các mục tiêu của nhóm

Đây là yếu tố đầu tiên được xem xét để đánh giá một nhóm làm việc.Thể hiệnnhóm đó sau một quá trình hoạt động có đạt được những mục tiêu mà nhóm

đã hoạch định từ trước hay không, có đảm bảo yêu cầu đề ra hay không

1.1.5.6 Kiến thức và kỹ năng làm việc mà thành viên tích lũy được

Đánh giá sinh viên trong và sau quá trình làm việc nhóm thì tích lũy đượcnhững kiến thức, kỹ năng gì; những hiểu biết thêm mà sinh viên thu nhậnđược từ những thành viên khác Sau quá trình làm việc nhóm, các thành viênphải cơ bản nắm vững những kiến thức cơ bản thu được từ việc giải quyết vấn

đề lớn của nhóm, có kiến thức sâu sắc về phần công việc mình đã đảm nhận.Hơn thế nữa, làm việc nhóm còn phải bồi dưỡng thêm rất nhiều kiến thức liênquan cũng như kỹ năng tích lũy được trong suốt quá trình làm việc

1.1.5.7 Năng suất, hiệu quả của việc làm việc nhóm

Đây là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá một nhóm làm việc Năng suất laođộng của nhóm được thể hiện bằng khối lượng công việc giải quyết được vàthành quả của nhóm trong suốt khoảng thời gian nhóm hoạt động Hiệu quảlàm việc được thể hiện bằng lượng chi phí cho công việc như thời gian, nhânlực, vật chất có tương xứng với thành quả đạt được hay không Nhóm có năngsuất lao động, hiệu quả làm việc cao là nhóm có sự đầu tư tối ưu mà vẫn đảmbảo kết quả công việc đạt yêu cầu cả về số lượng và chất lượng

Trang 21

1.1.6 Vai trò, tầm quan trọng của làm việc nhóm trong hoạt động học tập

1.1.6.1 Vai trò của làm việc nhóm trong hoạt động học tập

a) Đối với hoạt động học tập chung

- Giải quyết những vấn đề lớn, nhiệm vụ phức tạp mà một thành viên khó

có thể hoàn thành được hoặc hoàn thành nhưng kết quả không cao

Trong hoạt động học tập trên lớp, giáo viên thường giao những bài tập nhóm,bài tập lớn cho các nhóm sinh viên để cùng thực hiện một nhiệm vụ nào đó.Nhiệm vụ có thể là tìm hiểu chủ đề, làm rõ và trình bày một khái niệm, có thể

là hợp tác để thực hành, thí nghiệm, xử lý dữ liệu để kiểm chứng giả thuyếthoặc đơn giản là rèn luyện kỹ năng thực hành Đối với những nhiệm vụ này,

rõ ràng mỗi sinh viên không thể một mình thực hiện mà làm việc nhóm là đòihỏi tất yếu Những nhiệm vụ học tập như đã nêu trên thường là những chủ đềlớn, khi giải quyết đòi hỏi kiến thức, kỹ năng vừa rộng vừa cực kì chuyên sâu

về chủ đề cần tìm hiểu.Làm việc nhóm là điều kiện thuận lợi giúp mọi ngườicùng nhau làm việc giải quyết vấn đề Các thành viên sẽ phụ trách nhữngphần công việc nhỏ hơn được giao hoặc làm theo thế mạnh của bản thân rồisau đó cùng tổng hợp lại hoàn thành nhiệm vụ chung

- Tạo tính gắn kết tập thể

Cũng giống như những hoạt động tập thể mà sinh viên thường tham gia nhưvăn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động quần chúng; làm việc nhóm trong hoạtđộng học tập cũng là một hình thức rất tốt để xây dựng tính gắn kết trong tậpthể Nhất là trong môi trường lực lượng vũ trang như trường ta, tính gắn kếtđồng chí đồng đội càng được coi trọng, làm việc nhóm trong hoạt động họctập đòi hỏi sự nhất trí quan điểm giữa các thành viên trong nhóm, đây là mộtđòi hỏi không dễ.Nó phải trải qua một quá trình từ việc đưa ra và bảo vệ ýkiến của mình, các thành viên đấu tranh lẫn nhau đồng thời ghi nhận những ýkiến của nhau và cuối cùng thống nhất quan điểm.Trong suốt quá trình cùnglàm việc, sinh viên phải chia sẻ thông tin, kiến thức, kỹ năng, học hỏi ở nhaurất nhiều điều bổ ích.Sự thường xuyên giao tiếp giữa các thành viên tạo cho

họ một mối quan hệ thân thiết, thậm chí có ảnh hưởng lẫn nhau.Sinh viêncùng làm việc cùng trao đổi với nhau sẽ càng hiểu nhau hơn, tình cảm đồngchí đồng đội được xây dựng và củng cố

- Cổ vũ tinh thần học tập chung của lớp, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ

Chia nhóm để học tập là một phương pháp rất hay để tạo ra tinh thần thi đuahọc tập, làm việc Các nhóm sẽ phải ra sức làm việc để không chỉ hoàn thànhtốt nhiệm vụ mà còn thể hiện khả năng của nhóm mình so với các nhómkhác.Đây là động lực thúc đẩy các nhóm tìm ra phương pháp hoạt động phùhợp, các thành viên trong nhóm tích cực làm việc hợp tác để đem lại kết quảtối ưu Vấn đề chung của cả nhóm không thể do một người đảm nhận từ đầuđến cuối, nhất là những nhiệm vụ mà giáo viên yêu cầu tất cả các thành viên

Trang 22

đều phải trình bày được vấn đề của nhóm mình Đây vừa là thử thách vừa là

cơ hội của các thành viên để củng cố kiến thức của mình.Thành viên nhóm tựgiúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành công việc

- Phát huy sức mạnh, tính sáng tạo tập thể

Cũng như một số điểm đã phân tích trên, làm việc nhóm là sự kết hợp tinhthần, tri thức của cả một tập thể.Làm việc nhóm vừa đòi hỏi sức mạnh tập thểcũng như là điều kiện để các nhóm thể hiện sức mạnh của mình Kết quả côngviệc của nhóm có tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào sức mạnh tập thể Sựkết hợp khả năng của mỗi người có tác dụng lôi kéo, thúc đẩy lẫn nhau cùngtiến bộ, bù đắp cho nhau những điểm yếu và cùng phát huy những điểmmạnh

- Sự đấu tranh trong quá trình làm việc nhóm là điều kiện để cho sự sáng tạo được nảy sinh

Các thành viên nhóm vừa học hỏi, đấu tranh, thừa nhận lẫn nhau sẽ đưa rađược những ý kiến hay, thậm chí là những ý tưởng đột phá.Đây là một vai tròquan trọng của làm việc nhóm trong hoạt động học tập.Nó không chỉ gópphần nâng cao chất lượng của việc học tập mà còn kích thích tinh thần học tậpcủa cả tập thể lớn hơn

b) Đối với từng cá nhân thành viên nhóm

- Thu nạp kiến thức một cách nhanh chóng, vừa sâu sắc vừa mở rộng về vấn đề của nhóm cũng như về những kiến thức liên quan

Trong làm việc nhóm tất nhiên các thành viên phải trao đổi thông tin, kiếnthức với nhau.Ngay từ yêu cầu của hoạt động nhóm là các thành viên phảinắm bắt được lượng kiến thức của nhiệm vụ nhóm mình.Hoạt động nàykhông chỉ giúp sinh viên nắm chuyên sâu về lĩnh vực mình được phân công

mà còn có thể được đồng đội truyền đạt lại kiến thức của họ Làm việc nhómtạo cơ hội để các thành viên có thể thắc mắc những phần, những thông tinmình chưa hiểu,cùng đưa ra để cả nhóm cùng thảo luận và giải quyết Từ đó

có thể hiểu một cách sâu sắc, và hoàn chỉnh nhất những kiến thức thu nạpđược Việc tiếp thu này cực kì có hiệu quả, ta có thể hiểu đơn giản là khi đượcngười khác truyền đạt, giải thích sẽ tiếp thu nhanh hơn nhiều so với tự mày

mò tìm hiểu Không chỉ tiếp thu được kiến thức nhanh mà phương pháp lĩnhhội kiến thức như vậy còn có tác dụng giúp người tiếp thu nhớ rất lâu Như đãnói trên, làm việc nhóm với nhiều người khác nhau còn giúp ta học hỏi đượcthêm rất nhiều kiến thức từ họ.Cứ như vậy tầm hiểu biết bân thân ngày càngđược mở rộng Ngược lại, bản thân mình cũng phải thể hiện được những kiếnthức mà mình đã tìm hiểu trong suốt quá trình làm việc trước mọi người, hoạtđộng này cũng là một cơ hội để làm ta sâu sắc hơn về những nội dung kiếnthức đó

Trang 23

- Tạo cơ hội sinh viên khẳng định năng lực bản thân, khả năng đứng trước đám đông

Trong quá trình làm việc nhóm, tất cả các thành viên đưa ra những ý kiến,quan điểm riêng của mình, thể hiện khả năng xử lý của mình trước những vấn

đề chung của nhóm Có thể ý kiến của bạn hay hoặc dở, khả thi hay khôngkhả thi nhưng đó cũng là sự thể hiện tư duy của bản thân.Việc trình bày ýkiến có thuyết phục hay không, phần nhiều phụ thuộc vào cách bảo vệ ýkiến.Ý kiến của bạn được chấp nhận, thậm chí là đánh giá cao chứng tỏ ta đãkhẳng định được vai trò của mình trong nhóm.Các thành viên khác dựa trêncách thể hiện để đánh giá năng lực của bạn Cách thể hiện này chính là khảnăng đứng trước đám đông hay nói một cách cao xa hơn là tài hung biện.Chúng ta phải nói làm sao cho mọi người hiểu ý của mình, chứng minh ýkiến, thuyết phục họ tin tưởng theo ý kiến mình đã đề ra Chính vì thế, làmviệc nhóm là một môi trường tốt cho bạn chứng tỏ bản thân

- Rèn luyện tính hòa đồng, nâng cao kỹ năng giao tiếp

Trong xã hội lao động đòi hỏi tính hợp tác đồng thời là cạnh tranh như hiệnnay, tính hòa đồng và kỹ năng giao tiếp tốt thực sự cần thiết và mang lại nhiềulợi ích Trong một nhóm làm việc nhỏ cũng vậy, nhóm chỉ có thể hoạt độngtốt nếu các thành viên trong nhóm hòa đồng với nhau.Ngoài những quy tắc,cách thức hoạt động đã được xây dựng và thống nhất trước đó, các thành viêncòn phải hợp tác với nhau trên tinh thần thân thiện nhất, có tính xây dựngcao.Sự thể hiện tinh thần hòa đồng không chỉ là một phần giúp khẳng địnhbản thân mà nó còn có tác dụng làm gương cho các thành viên khác họchỏi.Làm việc nhóm dần dần sẽ rèn luyện cho chúng ta tính cởi mở, hòanhã.Vừa biết lắng nghe người khác, vừa biết bảo vệ chính kiến của mình.Vàtất cả những điều nói trên đều phải thông qua giao tiếp Chính những suynghĩ, tính cách của chúng ta được bộc lộ qua những lời nói, cử chỉ hay nóichung là giao tiếp Bạn sẽ học hỏi được từ đồng đội cách ăn nói, thể hiện suynghĩ qua ánh mắt, nét mặt, cử chỉ để tạo ra tính thiện cảm Hoạt động nhómcàng nhiều thì tính tập thể, kỹ năng giao tiếp của chúng ta sẽ càng được bồidưỡng nhiều hơn

- Bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết khác

Như đã trình bày ở trên, làm việc nhóm có vai trò cực kỳ lớn trong việc bồidưỡng kỹ năng giao tiếp, không chỉ thế nó còn giúp bồi dưỡng thêm những kỹnăng cần thiết khác như kỹ năng hợp tác, chia sẻ, làm việc có kế hoạch, phântích đánh giá, tìm kiếm thông tin tài liệu … Các kỹ năng này thực sự cần thiếttrong công việc đặc biệt là cách thức làm việc đòi hỏi tính chuyên nghiệp caonhư hiện nay Trong suốt quá trình làm việc, bản thân thành viên nhóm sẽphải tự đưa ra cách thức làm việc của mình, vừa thực hiện vừa học hỏi thêm

từ đồng nghiệp để cái tiến phương pháp cho tối ưu nhất đối với bản thân.Từ

đó, những kỹ năng dần dần được hình thành và ngày càng hoàn chỉnh.Làmviệc nhóm giúp cá nhân phát huy hết những kỹ năng sẵn có cũng như bồi đắp

Trang 24

thêm các kỹ năng cần thiết và hữu ích khác.Đây là một vai trò rất quan trọngcủa làm việc nhóm, tạo cơ hội cho cá nhân tận dụng tự rèn luyện và hoànthiện bản thân.

1.1.6.2 Tầm quan trọng của làm việc nhóm trong hoạt động học tập

Hiện nay nền giáo dục Việt Nam đang có những thay đổi nhất định, nhà nướcđưa ra hàng loạt các chính sách để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dụcđại học như chuẩn hóa cơ cấu hệ thống, kiểm định chất lượng đào tạo, đổimới chương trình đào tạo, phát triển chương trình chất lượng cao… Và mộtphương pháp khác là chương trình đào tạo theo tín chỉ thỉ, hình thức học nàyđang là một hình thức mới và được áp dụng rộng rãi hiện nay, vì những lợiích mà chúng đem lại Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND cũngkhông ngoại lệ, do đặc thù trường thuộc hệ thống các trường lực lượng vũtrang, không những thế trường là một trường mới được thành lập nên việc đưa

hệ thống học theo tín chỉ vào trong trường ta còn gặp nhiều khó khăn Mặc dùvấp phải rất nhiều khó khăn như vậy nhưng trường cũng đã rất cố gắng hướngsinh viên của mình học theo hình thức tín chỉ, hình thức này coi người học làtrung tâm, đòi hỏi sinh viên phải tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính

tự giác, chủ động tư duy sáng tạo Tuy nhiên đây là hình thức học mới, sinhviên còn vấp phải nhiều khó khăn khi tiếp cận

Ngay ởnhững học phần cơ sở giáo viên đã yêu cầu sinh viên làm việc nhóm

để thực hiện các công việc như thảo luận, thực hành thí nghiệm, tìm hiểu vấn

đề và thuyết trình báo cáo… Cho đến những học phần chuyên ngành thì làmviệc nhóm là một yêu cầu bắt buộc thể hiện qua các công việc nhưnghiên cứuchuyên đề, làm bài tập lớn.Không chỉ thế, một hình thức học tập khác cũngrất cần hoạt động làm việc nhóm là sinh viên nghiên cứu khoa học, hình thứcnày đòi hỏi chất lượng của một nhóm làm việc cao hơn nhiều so với nhữngnhóm làm việc thông thường Các hình thức học tập theo nhóm vừa nêu chothấy sự cần thiết của làm việc nhóm

Rút ra từ những vai trò của làm việc nhóm trong hoạt động học tập đã đề cập

ở mục trên, chúng ta nhận thấy làm việc nhóm là một phương pháp cực kỳhiệu quả áp dụng cho hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Kỹthuật – Hậu cần CAND.Làm việc nhóm không chỉ giúp sinh viên lĩnh hội kiếnthức một cách sâu sắc toàn diện mà còn tiết kiệm được thời gian và côngsức.Không chỉ vậy làm việc nhóm trong học tập còn giúp sinh viên nâng caođược các kỹ năng bản thân như: khả năng làm việc tập thể, khả năng giao tiếphay kỹ năng thuyết trình, trình bày ý kiến, kỹ năng lắng nghe, bên cạnh đócòn nâng cao sự mạnh dạn và tự tin cho bản thân Học nhóm giúp ta khôngchỉ hoàn thiện về kỹ năng mà còn hoàn thiện cả về mặt tâm lý, ta dám nghĩ,dám làm, không ngần ngại khi bày tỏ quan điểm của riêng mình, đồng thời cóthể biết được nhiều kiến thức bổ ích từ cái chúng ta chia sẻ, và có thể biếtđược những lỗ hổng trong kiến thức của mình để từ đó khắc phục và hoànthiện hơn

Trang 25

Từ những phân tích trên, chúng ta khẳng định làm việc nhóm rất quan trọng

và thực sự cần thiết đối với hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học

Kỹ thuật – Hậu cần CAND

1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC CỦA NHÓM TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1.2.1 Nhận thức của sinh viên về làm việc nhóm trong hoạt động học tập

Chúng ta có thể hiểu một cách khái quát nhận thức là mức độ hiểu biết củacon người về một sự vật, sự việc gì đó, nhận thức ở đây tức là mức độ hiểubiết của sinh viên đối với làm việc nhóm trong hoạt động học tập Để hoạtđộng học tập theo nhóm đạt kết quả, trước hết mọi thành viên trong nhóm cầnphải hiểu rõ thế nào là học tập theo nhóm, có những nhận thức đúng đắn vềnhững ưu thế của làm việc nhóm trong hoạt động học tập, từ đó mới thấyđược trách nhiệm của bản thân và có định hướng hoạt động nhóm đạt hiệuquả Nếu các thành viên quan niệm lệch lạc về học tập theo nhóm thì chắcchắn hoạt động học tập nhóm đó sẽ không thể có hiệu quả.Học tập theo nhómnên sự hợp tác là rất quan trọng, đòi hỏi các thành viên trong nhóm phải cónhận thức đúng đắn về vai trò của mình trong nhóm, tinh thần tự giác, tíchcực vì công việc tập thể cũng chính là việc của mình Mỗi thành viên phải ýthức được trách nhiệm của mình đối với nhóm, phải hiểu rằng mình là mộtthành phần tạo nên một dây chuyền sản xuất, một mắt xích không đảm bảo thìảnh hưởng đến sự vận hành của cả cỗ máy, ngoài ra mỗi thành viên phải nhậnthức và tuân thủ nghiêm túc các quy định và nguyên tắc trong làm việc nhóm

để làm việc nhóm không xảy ra xung đột và đạt hiệu quả năng suất cao nhất.Trong thực tế ta thấy một nhóm có những thành viên tích cực, hiểu biết đượcvai trò của mình, biết tự giác trong công việc và tuân thủ chặt chẽ các nguyêntắc trong làm việc nhóm thì nhóm đấy thường là nhóm đạt được hiệu quả hoạtđộng cao, hoàn thành công việc một cách nhanh chóng thuận lợi Ngược lạinếu trong một nhóm có những mắt xích tiêu cực nhận thức chưa đầy đủ vàsâu xắc về làm việc nhóm thì giữa các thành viên hay sảy ra xung đột , bấthòa, đạt được những kết quả không nhu mong muốn không những vậy có thểkhông hoàn thành theo tiên độ công việc

Vì vậy ta có thể thấy việc nhận thức là một quá trình quan trọng trong làmviệc nhóm đặc biệt là trong học tập nó là một nhân tố ảnh hưởng đến kết quảlàm việc của nhóm

1.2.2 Quy mô, cơ cấu tổ chức nhóm

1.2.2.1 Tác động của quy mô đối với hiệu quả làm việc nhóm

Theo Don Hellriegel, John W.Slocum Jr Organizational behavior 2004,Tenth Edition, South – Western nghiên cứu về những tác động của quy môđối với nhóm làm việc đã cho thấy:

Nhóm có các thành viên trong nhóm ít hơn 7 người thì sự tương tác trực tiếpvới nhau dễ dàng hơn, các thành viên sẽ thuận tiện hơn trong việc trao đổithông tin, tự do phát biểu ý kiến của mình và ít phải tuân thủ theo các nguyên

Trang 26

tắc và quy chế của một nhóm, hơn nữa vai trò của nhóm trưởng trong cácnhóm này sẽ nhẹ nhàng hơn.Trong nhóm 8 – 12, những nhóm có quy mô vừathì yêu cầu về người lãnh đạo cũng khác nhau.Quy mô nhóm càng lớn sẽ cànggây khó khăn nhiều hơn cho việc thiết lập và duy trì sự gắn bó, chia sẻ giữacác thành viên Đặc biệt đối với các nhóm lớn từ 13 người trở lên vai trò củangười lãnh đạo là một yếu tố đặc biệt quan trọng, việc thiết lập các quy tắc,quy chế là một công việc gần như bắt buộc Cơ cấu tổ chức nhóm này rất đềcao vai trò của người lãnh đạo, tuỳ thuộc vào nghệ thuật lãnh đạo nhóm củangười lãnh đạo và ý thức chấp hành, làm việc của các thành viên nhóm, cáchthức vận hành nhóm và nhiệm vụ của nhóm, nhóm nhiều thành viên có thểmang lại hiệu quả cao hơn.

Quy mô nhóm là một yếu tố quan trọng tác động vào hiệu quả làm việc củanhóm Tuy quy mô của nhóm không tác động trực tiếp vào hiệu quả làm việccủa nhóm do nó còn tùy thuộc vào mức độ khó và lớn của công việc chung

mà nhóm phải làm nhưng xét trên phương diện quy mô một cách tương đốithì quy mô nhóm cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của làmviệc nhóm

Có thể nhận thấy được mức độ hiệu quả của quy mô nhóm nhỏ hơn 8 thànhviên sẽ nhỉnh hơn so với những nhóm trên 8 thành viên Lý do dễ hiểu để giảithích cho vấn đề trên chính là mức độ kết hợp năng lực giữa các thành viêntrong nhóm lại, cũng như mức độ tương tác giữa các thành viên trong nhóm

Theo John C.Maxwell (tác giả của “17 nguyên tắc vàng khi làm việc nhóm”)

thì nhóm có thể chấp nhận được trong khoảng nhỏ hơn 16 thành viên, tuynhiên để nhóm có thể phát huy hết được năng lực của mỗi cá nhân, và có sựtương tác tốt thì nhóm chỉ nên có quy mô nhỏ hơn 8 thành viên Đây là con sốvừa đủ để có thể đảm nhận những công việc khó khăn và cũng là con số phùhợp để có được sự tương tác tốt giữa các thành viên trong nhóm

Vào cuối những năm 1920, một nhà tâm lý học người Đức tên là Ringelmann

đã so sánh kết quả của cá nhân và kết quả nhóm trong việc kéo dâythừng.Ông dự đoán rằng nỗ lực của nhóm ít ra cũng ngang bằng với tổng các

nỗ lực của từng cá nhân trong nhóm.Điều đó có nghĩa là ba người cùng nhaukéo sẽ tạo ra một lực nhiều gấp ba lần so với một người.Tuy nhiên, kết quảtìm được không đúng với những kỳ vọng của Ringelmann.Các nhóm ba ngườichỉ bỏ một lực lớn gấp hai lần rưỡi so với kết quả cá nhân trung bình.Cácnhóm có tám người chỉ tạo một lực chưa bằng bốn lần so với lực của từng cánhân khi họ kéo một mình

Tái tạo lại nghiên cứu của Ringelmann với các nhiệm vụ tương tự, các nhànghiên cứu đã khẳng định những phát hiện của Ringelmann là hoàn toànđúng Việc gia tăng quy mô nhóm có quan hệ nghịch với thành tích cá

nhân.Nhiều hơn chỉ tốt hơn theo nghĩa là năng suất tổng thể của một nhóm

bốn người lớn hơn so với năng suất của một hoặc hai người, nhưng năng suất

cá nhân của mỗi thành viên nhóm lại giảm đi Nguyên nhân của tình trạng này

là do tính ỷ lại của mỗi cá nhân khi làm việc nhóm

Trang 27

Một số thành viên trong nhóm cho rằng những người khác trong nhóm khôngcáng đáng đúng mức phần việc của mình.Nếu các cá nhân nhìn thấy những

người khác lười biếng, họ có thể lập lại “sự công bằng” bằng cách giảm bớt

nỗ lực của mình

Một cách giải thích khác là sự phức tạp trong việc xác định công lao đóng gópcủa mỗi cá nhân trong nhóm Trên thực tế, khi làm việc theo nhóm, kết quả cụthể của mỗi cá nhân thường khó xác định Vì vậy mối quan hệ sự đóng gópcủa mỗi cá nhân và kết quả công việc của nhóm không phải lúc nào cũng cóthể xác định một cách rõ ràng Trong những tình huống như vậy, tính hiệuquả của nhóm sẽ giảm khi các cá nhân nghĩ rằng phần đóng góp của họ khôngthể đo lường được

Từ những kết quả trên ta có thể kết luận quy mô nhóm là một trong nhữngyếu tố quan trọng ảnh hưởng đến làm việc nhóm trong hoạt động học tập, tuyvậy vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

1.2.2.2 Tác động của cơ cấu tổ chức đối với hiệu quả làm việc nhóm

Một nhóm muốn hoạt động hiệu quả cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ Cơcấu của nhóm gồm:

- Một nhóm trưởng là người có ảnh hưởng lớn nhất trong nhóm, có tráchnhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm từ phân công công việcđến tổng hợp kết quả từ các thành viên, nhóm trưởng thường do các thànhviên trong nhóm bầu lên hoặc do giáo viên chỉ định, là người trực tiếp liên hệvới giáo viên cũng như các thành viên trong nhóm và chịu trách nhiệm đốivới kết quả hoạt động của nhóm mình

- Một nhóm phó (nếu quy mô nhóm lớn) để hỗ trợ nhóm trưởng trongviệc của nhóm đồng thời thay thế khi nhóm trưởng vắng mặt, ngoài ra nhómphó thường là người nắm bắt được tiến trình hoạt động của nhóm

- Một thư ký (có thể có hoặc không) để ghi chép nội dung, diễn biến cáccuộc họp, thảo luận của nhóm, sau đó có trách nhiệm tổng hợp lại để bào cáocho nhóm trưởng, thư ký có thể được thay đổi theo từng cuộc họp nhóm hoặc

cố định từ đầu đến cuối

Cơ cấu tổ chức của nhóm tác động đến sự vận hành của nhóm, nếu một nhómkhông có cơ cấu tổ chức nhóm hoặc có cơ cấu tổ chức không hợp lý quá trìnhhoạt động của nhóm sẽ bị rối loạn nhóm trở nên vô hướng không có một kếhoạch hoạt động rõ ràng Cơ cấu tổ chức là yếu tố bắt buộc mà nhóm nàocũng phải có nếu muốn có thể hoạt động, nhóm sẽ đạt được hiệu quả nếu cómột cơ cấu tổ chức hợp lý, có sự quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vịtrí trong nhóm và xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trongnhóm

1.2.3 Năng lực, uy tín của người trưởng nhóm

Trong hoạt động của một nhóm, người trưởng nhóm đóng vai trò vô cùngquan trọng, là người chịu trách nhiệm trước thầy cô, tập thể lớp về hoạt động

Trang 28

của nhóm, là người điều hành và tổ chức công việc của nhóm, đảm bảo chonhóm đi đúng hướng, là người động viên thôi thúc mọi người và tháo gỡ khókhăn khi cần thiết Chính vì vậy, người trưởng nhóm sẽ góp phần quyếtđịnh thành công của một nhóm học tập Nếu một nhóm có người trưởng nhóm

có năng lực về học tập và quản lý (kỹ năng điều hành nhóm), có lòng nhiệttình và được các thành viên tin tưởng, yêu mến thì chắc chắn nhóm đó sẽ hoạtđộng có chất lượng.Người trưởng nhóm phải thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chínhcủa mình là lãnh đạo và quản lý

Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động, xây dựng nội quy nhóm và phân công nhiệm

vụ là nền tảng của người trưởng nhóm.Một người trưởng nhóm giỏi nếu họbiết thực hiện các kỹ năng trên một cách thuần thục để hoạt động của nhómdiễn ra trơn tru và suôn sẻ nhất

1.2.4 Kỹ năng của các thành viên

Như chúng ta biết trong một nhóm mỗi thành viên có một năng lực và trình

độ khác nhau, không phải ai cũng giỏi tất cả các kỹ năng, một số người chỉgiỏi một số kỹ năng nhất định Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra được một số

kỹ năng cơ bản tác động đến quá trình làm việc nhóm trong hoạt động học tập

- Kỹ năng giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn

- Kỹ năng nghiên cứu tài liệu

Các kỹ năng của các thành viên tác động rất lớn không chỉ đến quá trình hoạtđộng mà còn tác động đến cả kết quả của làm việc nhóm trong hoạt động họctập, mỗi kỹ năng đóng một vai trò khác nhau trong hoạt động của nhóm

1.2.4.1 Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là sự truyền thông tiếp thu thông tin từ người khác, kỹ năng lắngnghe tác động trực tiếp thông tin của một thành viên với các thành viên kháchoặc từ các thầy cô giáo.Lắng nghe còn giúp các thành viên trong nhóm hiểunhau hơn, giúp việc đưa ra quyết định trở nên dễ dàng, nhanh chóng, nhờ vậy

mà nhiệm vụ học tập của nhóm sẽ hiệu quả hơn

1.2.4.2 Kỹ năng thảo luận trao đổi

Thảo luận trao đổi là hình thức các thành viên trong nhóm cộng tác với nhau

để trao đổi ý tưởng, quan điểm, chia sẻ nguồn thông tin để cùng nhau hìnhthành cách giải quyết vấn đề, kiểm tra giả thuyết và đi đến kết luận.Khi nhữngvấn đề được nhóm đưa ra thảo luận, bàn bạc đòi hỏi các thành viên phải tựsưu tầm tài liệu, phải động não cố gắng tìm hiểu và đưa ra ý kiến của mình,cùng nhau giải quyết nhiệm vụ học tập Qua đó, tác động đến quá trình tìmtòi, quan sát, so sánh, nghiên cứu tài liệu, nhận xét, đánh giá, tổng hợp và

Trang 29

sáng tạo Ngoài ra, tinh thần hợp tác, thông cảm, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhaucũng được phát huy giữa các thành viên trong nhóm Nhờ không khí thảo luậncởi mở, sôi nổi sẽ tạo cơ hội cho các thành viên nhút nhát trở nên mạnh dạnhơn khi trình bày ý kiến của mình, học được cách tôn trọng và lắng nghengười khác, tạo cho sinh viên sự tự tin hứng thú trong học tập Hơn nữa, thảoluận nhóm sẽ làm cho kiến thức của sinh viên bớt phần chủ quan, phiến diện,ngược lại sẽ tăng tính khách quan và khoa học, kiến thức trở nên sâu sắc bềnvững, dễ nhớ và nhớ lâu hơn Từ trên ta có thể kết luận kỹ năng thảo luận traođổi đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng của làm việc nhóm tronghoạt động học tập.

1.2.4.3 Kỹ năng thuyết trình

Thuyết trình là quá trình trình bày nội dung của một chủ đề cho người nghenhằm đạt được các mục tiêu đề ra Với sự phân công của nhóm, các thànhviên sẽ chuẩn bị đề tài, chủ động tìm kiếm tài liệu liên quan… để trình bàytrước nhóm hoặc lớp Thuyết trình thành công khi người nói có khả năng diễnđạt ý tưởng của mình, biết cách trình bày ý kiến của mình về một vấn đề,phân tích vấn đề cho mọi người hiểu đúng, biết cách chứng minh và bảo vệ ýkiến của mình Ngoài ra, bài thuyết trình thành công sẽ tác động mạnh mẽ làmthay đổi nhận thức, tình cảm, ý chí và hành động của người nghe

1.2.4.4 Kỹ năng hợp tác, chia sẻ

Với cách dạy và học hiện nay trong nhà trường, người học sẽ thu nhận nhiềukết quả hơn nếu họ hợp tác, kết quả học tập cao hơn nếu họ biết làm việc vớimột người khác Sinh viên không chỉ hợp tác, chia sẻ với các thành viên khácbằng nỗ lực của mình để nắm rõ các vấn đề cần giải quyết của nhóm mà họcòn có thể nuôi dưỡng một mối quan hệ ổn định, điều đó thật sự quan trọngcho việc phát triển xã hội và sự phát triển về mặt tâm lý Khi sinh viên có ýthức hợp tác chia sẻ cùng người khác, họ dường như có khả năng biểu lộnhững hành vi mang tính xã hội, chấp nhận nhiệm vụ, bày tỏ sự nhiệt tình vớicác hoạt động của nhóm, lớp và ngày càng tiến bộ hơn Biết chia sẻ và hợptác là yếu tố không thể thiếu nếu chúng ta muốn nhóm tồn tại và hoạt độnghiệu quả.Một nhóm được đánh giá là thành công khi kết quả hợp tác củanhóm hoàn toàn vượt xa về tính hiệu quả và khối lượng công việc hoàn thành,khi so sánh với kết quả được thực hiện chỉ bởi một cá nhân

1.2.4.5 Kỹ năng giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn

Giải quyết các xung đột là khâu quan trọng trong hoạt động chung của nhóm,

“Giải pháp cho một vấn đề do nhóm đề ra luôn tốt hơn giải pháp chỉ do một

cá nhân nghĩ ra” Nhiệm vụ học tập được đưa ra để nhóm thảo luận, sau đó

mọi người phải đi đến quyết định cuối cùng và giải quyết chúng theo hướngtối ưu nhất Nhiều người trong nhóm với những kiến thức, kinh nghiệm khácnhau sẽ đưa ra quan điểm, giải pháp khác nhau thậm chí trái ngược nhau.Lúc

đó là lúc những xung đột xảy ra Lúc này mỗi thành viên trong nhóm phảikiềm chế lại bản thân, nhìn sự việc một cách khách quan nhất để giải quyết

Trang 30

các vấn đề, giải quyết những khúc mắc chưa rõ và chấp nhận, phát triển thêmkiến thức mới Nếu các xung đột trong một nhóm không được giải quyết thìhiệu quả làm việc không cao, hơn thế nữa có thể dẫn đến bất đồng và tan rã.

Vì thế để tất cả các thành viên của nhóm cần đồng lòng đi đến quyết định cuốicùng, sẵn sàng thực hiện giải pháp chung do nhóm đưa ra Kỹ năng giải quyếtvấn đề, xung đột đóng vai trò cực kì quan trọng làm cho nhóm hoạt động trơntru và đạt hiệu quả cao

1.2.4.6 Kỹ năng nghiên cứu tài liệu

Đây là một kỹ năng cần thiết trong học tập theo nhóm vì các bài tập nhómthường là những vấn đề rộng đòi hỏi sinh viên tự tìm tòi, nghiên cứu qua cáctài liệu Muốn nghiên cứu tài liệu hiệu quả cần biết cách tìm kiếm tài liệu, biếtđánh giá, chọn lọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu theo những vấn đề mìnhcần tìm Có kỹ năng nghiên cứu tài liệu sẽ giúp mọi thành viên trong nhómtìm kiếm được nhiều thông tin làm phong phú hơn bài tập của nhóm.Quá trìnhnghiên cứu tài liệu còn phụ thuộc vào năng lực và trình độ của người nghiêncứu và ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của quá trình hoạt động nhóm

1.2.5 Quá trình, phương pháp hoạt động của nhóm

Chất lượng của một nhóm học tập phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp mànhóm đó sử dụng Phương pháp ở đây chính là cách thức tiến hành hoạtđộng : việc khoa học và phù hợp với điều kiện của nhóm, phù hợp với từngnội dung bài tập chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cho hoạt động nhóm Mộtphương pháp hoạt động hiệu quả là phương pháp có sự phân công công việc

rõ ràng cụ thể, phù hợp với trình độ và năng lực của từng thành viên trongnhóm đồng thời có một sự phối hợp gắn kết giữa các thành viên

Quá trình hoạt động là thời gian nhóm bắt đầu tiến hành hoạt động.Cácthành viên nhiệt tình, tập trung giải quyết công việc Một nhóm hoạt độnghiệu quả là nhóm có: Cơ chế phản hồi tốt, sự kết hợp chặt chẽ, quy trình mềmdẻo, biết cách sử dụng các nguồn lực một cách tốt nhất, mục tiêu rõ ràng cụthể,…

Theo nghiên cứu về tiêu chí đánh giá sự “chín muồi” của nhóm làm việc của Schermerhorn Jr., J., Hunt, J., Osborn, R et de Billy, C 2006.

Comportement Humain et Organisation, Troisième Édition, Edition du Renouveau Pédagogique Inc., tr 250đã chỉ rõ :

Nhóm đạt tới độ “chín muồi” là nhóm có cơ chế phản hồi, quy trình,

cách thức hoạt động,… hợp lý và hiệu quả ngược lại đối với nhóm chưa đạt

đến độ “chín muồi” khi các tiêu chí đó chưa hoàn thiện, không đáp ứng được

nhu cầu làm việc của nhóm Vì vậy ta có thể kết luận rằng quy trình vàphương pháp đóng vai trò quan trọng đến việc quyết định thành công của mộtnhóm

Trang 31

1.2.6 Tính đoàn kết

Bác Hồ đã từng nói:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công”

Đúng như vậy, trong tất cả các hoạt động của đời sống xã hội, đoàn kết đóngmột vai trò quan trọng quyết định thành công thành công của một việc, tronghoạt động tập cũng không phải ngoại lệ, đặc biệt là trong môi trường lựclượng vũ trang tính kỷ luật đoàn kết được đặt lên hàng đầu

Đây được coi là yếu tố khó có thể định hình và đo lường một cách chính xácđược, nhưng theo các nhà khoa học thì nó lại là một yếu tố ảnh hưởng âmthầm nhưng mạnh mẽ đến làm việc nhóm Đó chính là yếu tố chỉ mức độđoàn kết trong nội bộ nhóm Đoàn kết thể hiện sự đồng lòng giữa tất cả cácthành viên thông qua đó mỗi thành viên sẽ có trách nhiệm nhiệm hơn vớicông việc của nhóm, tạo tâm lý thoải mái cho các thành viên trong làm việcgiúp họ phát huy hết khả năng từ kiến thức đến các kỹ năng của mình đónggóp vào trong công việc chung, từ đó giúp cho làm việc nhóm đạt hiệu quảcao nhất

1.2.7 Điều kiện khác

- Chủ đề thích hợp: Chủ đề phải phù hợp cho làm việc nhóm (thể hiện sựcần thiết phải làm việc theo nhóm), sinh viên có đủ những kiến thức cơ sở đểthực hiện chủ đề làm việc Ngoài ra nếu muốn đạt hiệu quả cao hơn, chủ đềcần phải phù hợp với sở thích của các thành viên trong nhóm.Yếu tố này cũngtác động không nhỏ đến chất lượng hoạt động nhóm

- Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện hoạtđộng nhóm như: bàn ghế, tài liệu, máy tính, mạng internet, không gian, thờigian trường ta là trường thuộc hệ thông các trường lực lượng vũ trang nênthời gian của sinh viên không thoải mái như các trường khác mà bị gò bó bởicác hoạt động của nhà trường như: đọc báo, hành quân… không gian gò bóngoài ra do mới thành lập nên cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế,…những điều trên cũng ảnh hưởng tới quá trình hoạt động nhóm của sinh viên

- Sự hướng dẫn của giáo viên: Tất nhiên học ở đại học chủ yếu là tự học,

tự nghiên cứu nhưng nếu khi giao bài tập nhóm cho sinh viên, giáo viên cóhướng dẫn về cách làm việc nhóm nhằm định hướng hoạt động cho sinh viênthì chắc chắn sẽ làm cho hiệu quả hoạt động nhóm được nâng cao hơn, sựhướng dẫn của giáo viên giúp cho sinh viên có hướng đi rõ ràng, xác địnhđược công việc của mình hướng đến là gì tạo điều kiện thuận lợi cho quá trìnhtrình hoạt động của sinh viên, đặc biệt là với những khóa sinh viên mới vàotrường

Trang 32

- Sự đánh giá và kết luận của giáo viên cũng tác động không nhỏ đếnchất lượng làm việc nhóm Sau khi các nhóm làm việc cho ra các sản phẩm,nếu giáo viên đánh giá chi tiết mặt tốt, chưa tốt của sản phẩm, so sánh các sảnphẩm của các nhóm với nhau để sinh viên nhận ra được những ưu, khuyết củamình, sau đó giáo viên nêu lên kết luận (đưa ra chân lý khoa học) thì sinh viên

sẽ hiểu sâu sắc và nắm vững vấn đề; đồng thời sinh viên sẽ quyết tâm hơntrong lần làm bài tiếp theo Ngược lại, nếu giáo viên không đánh giá sản phẩmhoặc đánh giá sản phẩm một cách sai lệnh sẽ làm cho sinh viên không nhậnthức rõ được những sai lầm của mình trong hoạt động nhóm, khiến sinh viênmất đi hứng thú và động lực làm việc và như vậy hoạt động nhóm sẽ khôngthể có hiệu quả Yếu tố này ảnh hưởng đến tâm lý cũng như hiệu quả làm việcnhóm của sinh viên

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong phần tìm hiểu những nhận thức chung của đề tài nghiên cứu, chúng tôi

đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản sau:

Các khái niệm: hoạt động, nhóm, hoạt động nhóm, học tập và làm việc nhómtrong hoạt động học tập Và đặc biệt hiểu được lợi ích mà hoạt động nhómđem lại nhất là đối với hoạt động học tập cho sinh viên

Hoạt động nhóm là một hệ thống gồm nhiều kỹ năng mà sinh viên sử dụngtrong quá trình làm việc của mình: kỹ năng thảo luận, kỹ năng thuyết trình, kỹnăng chia sẻ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trưởng nhóm…

Những tiêu chí cần thiết để đánh giá một nhóm làm việc hiệu quả

Hoạt động nhóm trong học tập phụ thuộc tổ chức nhóm và các yếu tố chủquan của sinh viên đồng thời chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quanbên ngoài như nhà trường, giáo viên…

Trang 33

2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LÀM VIỆC NHÓM TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN KHOA CNTT TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KỸ THUẬT – HẬU CẦN CAND

2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC VIÊN KHOA CNTT TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KỸ THUẬT – HẬU CẦN CAND

1.2.8 Đặc điểm phát triển tâm lý và hoạt động học tập của sinh viên nói chung

1.2.8.1 Đặc điểm tâm lý của sinh viên

Như ta đã biết, sinh viên là một thế hệ năng động và sáng tạo Lứa tuổi sinhviên là lứa tuổi đã bắt đầu có sự chín muồi về thể chất và đang trong giai đoạnchuẩn bị những bước đà để tương lai trở thành chuyên gia trong một lĩnh vựcnghề nghiệp cụ thể Đây là giai đoạn sinh viên có ý thức về pháp luật, có nhậnthức về hành động của bản thân mình và phải chịu trách nhiệm về hành vi củamình Những đặc điểm phát triển tâm sinh lý của họ rất phong phú, đa dạng

và đặc biệt không đồng đều Qua nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số đặcđiểm về tâm lý sinh viên đại học, cao đẳng như sau:

a) Khả năng thích nghi của sinh viên với cuộc sống và hoạt động mớiHiện nay các trường đại học, cao đẳng có môi trường chung khác hoàn toànvới thời kỳ học phổ thông của sinh viên Sự khác biệt này được thể hiện ởchỗ: sinh viên học tập theo phương pháp tích cực lấy người học làm trungtâm, nội dung học tập các môn học theo hướng tập trung chuyên ngành mangtính tự nghiên cứu, phương pháp học tập đa dạng phong phú, môi trường họctập năng động… đòi hỏi sinh viên phải tận dụng và phát huy hết khả năngsáng tạo của mình Với mỗi sinh viên khác nhau thì sự thích ứng cũng khácnhau tùy thuộc vào tâm lý cá nhân và môi trường sống cụ thể quy định Nhìnchung, trong thời gian học tập ở trường đại học, cao đẳng, đa số sinh viênthích ứng khá nhanh chóng với môi trường xã hội mới trên cơ sở những hoạtđộng họ thực hiện ở trường

b) Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ của sinh viên

Hoạt động nhận thức của sinh viên khác hoàn toàn so với hoạt động nhận thứccủa học sinh phổ thông: hoạt dộng này chủ yếu được thể hiện qua quá trìnhhọc tập và tham gia cách hoạt động xã hội của sinh viên Ở giai đoạn này,sinh viên hoàn toàn chủ động trong việc định hướng nghề nghiệp, phươngpháp học tập cũng như đề ra các kế hoạch mục tiêu cụ thể trong suốt thời gianhọc tập trên giảng đường Để phát triển nhận thức và trí tuệ, sinh viên đượctrang bị phương tiện hoạt động thực tiễn mở rộng và phong phú với thư viện,tài liệu từ phòng đọc, phòng thực nghiệm và trên các phương tiện thông tinđại chúng; đồng thời họ cần phải xây dựng cho mình một phương pháp họctập hiệu quả và hợp lý…

c) Sự phát triển về động cơ học tập của sinh viên

Trang 34

Động cơ học tập là nội lực bên trọng thúc đẩy mục tiêu học tập của sinh viên.Động cơ học tập của sinh viên bị chi phối bởi những yếu tố tâm lý (hứng thú,tâm thế, niềm tin…) hay những yếu tố nằm ngoài bản thân chủ thể (yêu cầucủa gia đình, xã hội) hoặc do hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của hoạt độngthường ngày mang lại Với sinh viên, việc học tập của họ bị chi phối bởinhiều động cơ như động cơ liên quan đến sự tự khẳng định, tự ý thức về nănglực, phẩm chất của thanh niên trưởng thành, những động cơ có tính xã hội…d) Sự phát triển một số nhân cách của sinh viên

Ở lứa tuổi sinh viên, nhân cách có thể khẳng định đã được hình thành mộtcách ổn định.Trong đó thể hiện cụ thể ở khả năng tự đánh giá và tự ý thức củamỗi cá nhân

Sự tự đánh giá có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh hoạt động, hành vi của chủthể nhằm đạt được mục đích, lý tưởng sống một cách tự giác Nó giúp conngười không chỉ biết người mà còn “biết mình” Ở độ tuổi sinh viên, quá trình

tự đánh giá phát triển mạnh với những biểu hiện phong phú và sâu sắc Hoạtđộng này là quá trình chủ thể thu nhập, xử lý thông tin về chính mình, chỉ rađược mức độ nhân cách tồn tại ở bản thân, từ đó có thái độ hành vi, hoạt độngphù hợp nhằm điều chỉnh, tự giáo dục để hoàn thiện và phát triển bảnthân.Sinh viên không chỉ đánh giá hình ảnh bản thân mình ở bên ngoàimà còn

đi sâu vào các phẩm chất, các giá trị của nhân cách

Tự ý thức là một trình độ phát triển cao của ý thức, nó giúp sinh viên có hiểubiết về thái độ, hành vi, cử chỉ của mình để chủ động hướng hoạt động củamình đi theo những yêu cầu đòi hỏi của tập thể, của cộng đồng xã hội Tómlại những phẩm chất nhân cách: tự đánh giá,tự ý thức, lòng tự trọng và tự tinđều phát triển mạnh mẽ ở tuổi sinh viên

1.2.8.2 Hoạt động học tập của sinh viên

Sinh viên là lứa tuổi vô cùng năng động và sáng tạo, là lớp người giàu nghịlực, giàu mơ ước và hoài bão Họ luôn cố gắng phấn đấu tìm tòi, sáng tạo đểchiếm lĩnh tri thức để trở thành những công dân có ích cho xã hội và đấtnước Qua nghiên cứu, chúng tôi có thể khái quát hoạt động học tập của sinhviên có những đặc điểm chung sau đây:

- Thứ nhất,hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động thường xuyêndiễn ra với nhịp độ cao vì khối lượng kiến thức vừa rộng vừa chuyên sâu màsinh viên phải tiếp cận nhằm mục đích là tiếp thucác tri thức khoa học, hìnhthành những kỹ năng nghề nghiệp và mang những phẩm chất nhân cách ngườichuyên gia về một lĩnh vực trong tương lai

- Thứ hai, hoạt động của sinh viên mang tính độc lập trí tuệ cao Kháchẳn với thời còn học ở nhà trường phổ thông, việc học tập ở bậc đại học, caođẳng đòi hỏi người sinh viên phải là người chủ động trong việc tổ chức, địnhhướng, cụ thể hóa quá trình học tập của mình bao gồm hoạt động lập kế hoạchhọc tập, tự kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch đã đề ra Ngoài ra, để

Trang 35

cách học mang tính khoa học và đem lại hiệu quả cao Hoạt động, học tập ởbậc đại học, cao đẳng còn đòi hỏi sinh viên cần tích cực trao đổi với giáoviên, với bạn bè về các vấn đề học tập, độc lập nghiên cứu tài liệu, có óc phêphán, có chính kiến riêng…

- Thứ ba, hoạt động học tập của sinh viên còn gắn bó chặt chẽ với hoạtđộng nghiên cứu khoa học Hoạt động nghiên cứu khoa học giúp sinh viênlàm quen với tác phong làm việc của người nghiên cứu, phát triển tối ưu tưduy sáng tạo và các đặc điểm nhân cách Bổ sung kiến thức cho bản thânmình để chuẩn bị cho làm các nghiên cứu khoa học, luận văn tốt nghiệp,…

- Thứ tư, phương tiện của hoạt động học tập của sinh viên: sinh viên cóquan hệ chặt chẽ với những phương tiện giúp ích cho quá trình tự học củamình như: thư viện, phòng nghiên cứu, phòng thực nghiệm, các diễn đàn traođổi kiến thức, các phương tiện thông tin đại chúng…

1.2.9 Đặc điểm tâm lý của học viên khoa CNTT Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND

1.2.9.1 Sự bắt nhịp với cuộc sống trong môi trường lực lượng vũ trang

Thứ nhất, học viên T36 rèn luyện trong một môi trường khắc nghiệt - đặc thùcủa lực lượng vũ trang Ngay sau ngày làm thủ tục nhập học, những học viênkhóa mới bắt tay ngay vào những ngày luyện tập vất vả: như rèn luyện thểchất trong, sinh hoạt theo điều lệnh CAND Đa số học viên đều rất bỡ ngỡ vàcảm thấy hết sức vất vả để có thể duy trì mọi hoạt động trong ngày Vượt quanhững ngày tháng hoạt động ngoài trời vất vả đã tôi luyện cho những chiến sĩcông an trẻ tương lai sự nhẫn nại, khả năng chịu đựng, và bản lĩnh kiêncường

Thứ hai, học viên T36 phải làm quen với cuộc sống tập thể

Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND là trường duy nhất trong ngànhcông an tuyển sinh trong cả nước Sự khác biệt vùng miền và thói quen sinhhoạt là trở ngại dễ thấy nhất của các các bạn học viên.Tâm lý e ngại khi giaotiếp diễn ra ở đa số các bạn, tuy nhiên tâm lý này chỉ tồn tại trong một thờigian ngắn.Trong những ngày đầu, sự không thống nhất về thói quen sinh hoạtgiữa các thành viên cùng phòng ở dễ gây ra sự khó chịu và mâu thuẫn

Thứ ba, nhịp sinh hoạt của học viên T36 luôn thay đổi, linh hoạt và liên tục.Mọi hoạt động của học viên diễn ra liên tục kín thời gian trong ngày khiếnhọc viên có cảm giác thời gian trôi qua rất nhanh và gấp gáp.Học viên đềuphải tính toán để sắp xếp thời gian sinh hoạt sao cho hợp lý.Học viên khóamới thường mất vài tuần đến một tháng đầu để bắt nhịp với cuộc sống sinhhoạt rèn luyện và học tập trong môi trường mới

1.2.9.2 Động cơ học tập

Theo khảo sát sơ bộ của chúng tôi cho thấy đa số các bạn học viên đã xácđịnh rõ mục tiêu khi tham gia thi tuyển vào Trường Đại học Kỹ thuật – Hậucần CAND Có rất nhiều mục tiêu mà các bạn đặt ra: để theo học một trong

Trang 36

hai chuyên ngành CNTT và ĐTTT khi các bạn có niềm đam mê với haichuyên ngành này, một số khác đơn giản chỉ vì thích theo học một trườngcông an, yêu thích môi trường công an, và có cả mục tiêu vì một công việc ổnđịnh sau khi ra trường…

Một bộ phận học viên sau khi trúng tuyển vào trường lại có tư tưởng xả hơi,

tự mãn với kết quả của mình đạt được Họ chưa có mục đích học tập rõ ràng,chưa thật sự phấn đấu trong học tập Những học viên có tư tưởng như vậy tuykhông nhiều nhưng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến phong tràohọc tập chung không được đẩy mạnh Đây có thể coi là một hiện tượng trungbình chủ nghĩa trong học tập.Hiện tượng này hầu như xảy ra trong nửa đếnhết năm học đầu của học viên khóa mới.Kết quả là thành tích học tập củanhững học viên khóa mới trong học kỳ đầu thậm chí là cả năm học đầuthường không cao.Ngay cả những học viên khóa cũ có kết quả học tập saunhiều năm vẫn không có nhiều cải thiện Bộ phận những học viên như vừanêu trên có thể xếp vào bộ phận chưa xác định được động cơ học tập hoặcđộng cơ học tập không rõ ràng

Phần còn lại chiếm tỷ lệ cao hơn cả là những học viên có ý thức học tập tốt,động cơ học tập rõ ràng Đây là những học viên đã có mục đích học tập từđầu, trước hoặc ngay sau khi thi tuyển vào trường.Nhiều học viên trong quátrình học tập và rèn luyện tại trường đã có chuyển biến tích cực về động cơhọc tập Đa số những học viên thuộc nhóm này đều ra sức học tập rèn luyện

để nâng cao thành tích học tập, họ xác định phải có thành tích học tập thật tốt

để sau khi tốt nghiệp có một vị trí công tác ưng ý Ở mức cao hơn là nhữnghọc viên có mục đích học tập để chiếm lĩnh tri thức và vận dùng kiến thứcvào thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ công tác sau này

1.2.9.3 Thái độ của học viên đối với chuyên ngành CNTT

Như đã đề cập ở phần động cơ học tập, đại đa số học viên trong trường trướckhi thi tuyển đã biết về các chuyên ngành mình sẽ được học là CNTT vàĐTTH,trong đó phần lớn các bạn học viên đều thích CNTT, có người có niềmđam mê từ trước, có người không

Đặc biệt, số học viên yêu thích CNTT tăng lên sau từng năm học, nhất là khi

đã bước vào học chuyên ngành sau một năm Tâm lý chung của những họcviên trẻ vốn có sự nhanh nhạy với cái mới và những vận dụng lý thú củaCNTT mang lại sự hấp dẫn đối với các học viên Có những học viên đã trởnên rất đam mê với chuyên ngành của mình, họ bỏ ra nhiều thời gian và côngsức để tự tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực mà họ yêu thích

1.2.10 Đặc điểm hoạt động học tập của học viên khoa CNTT Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND

Với đặc điểm là học viên của trường Đại học Kỹ thuật- Hậu cần CAND, mộttrường thuộc khối các trường lực lượng vũ trang, học viên trường T36 luônsống một môi trường, trạng thái học tập khác với sinh viên các trường khác

Trang 37

Thứ nhất, về môi trường học tập, học viên học tập trong trường với cơ chế

ăn-ở tập trung, sinh hoạt tập thể.Các học viên cùng sống, cùng học tập rèn luyệndưới một mái nhà.Điều này làm lối sống của học viên có sự tương đồng lầnnhau và dễ ảnh hưởng lẫn nhau.Học viên dễ dàng giao tiếp với nhau và luônđược ủng hộ, bày tỏ quan điểm chính đáng của mình.Sau giờ học chính khóa,khi học tập tại phòng thì các học viên cũng rất thoải mái trong việc học hỏi,thảo luận về bài vở trên lớp.Nhờ môi trường đó, kết hợp với nhà trường tạođiều kiện đã giúp học viên có những phong trào học tập sôi nổi, tích cực, huyđộng được đa số học viên tham gia Các mô hình, phương pháp học tập hiệuquả dễ dàng được truyền đạt và lan rộng trong học viên.Hiện tại nhà trườngđang đào tạo theo hệ thống niên chế, tập trung, tiến tới đổi mới căn bản vàtoàn diện hoạt động học tập, thay niên chế bằng hoạt động theo hình thức tínchỉ Nhờ có điều kiện học tập ăn- ở tập trung, đi học theo thời gian biểu nhưvậy đã tạo cho học viên một môi trường học tập cạnh tranh, thi đua nhưngcũng rất cởi mở, lấy người học làm tiêu chí hàng đầu Đó là những thuận lơitrong quá trình học tập mà không phải hoc viên trường nào cũng có được.Thứ hai, điều kiện học tập, học viên T36 luôn được khuyến khích thi đua họctập, rèn luyện, phát huy sự sáng tạo vào trong công tác học tập tại trường Họcviên được tạo điều kiện phấn đấu, tham gia các phòng trào học tập củatrường, của chi đoàn như cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử

và bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sốngvăn hóa, vì nhân dân phục vụ” Đặc biệt với học viên khoa CNTT, cũng cónhững cuộc thi về tin học như “Cuộc thi sinh viên với an toàn thông tin” cũng

đã góp phần tạo một sân chơi lành mạnh giúp các bạn học viên có cơ hội thểhiện khả năng của mình về CNTT, cũng như có thể học hỏi và tìm hiểu thêmđược nhiều điều từ cuộc thi Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà trường cũng

là một trong những điều kiện cần thiết giúp học viên học tập tốt hơn: phònghọc, trang thiết bị học tập, phòng thực hành, thư viện, phòng đọc, căng tin…Các bạn khoa CNTT luôn phải tiếp xúc với máy tính, vì vậy phòng máy làmột cơ sở có ích lợi rất lớn, là một nơi học tập lý tưởng cho các bạn học viênkhoa CNTT

Thứ ba, về phong trào học tập, rèn luyện của học viên trong nhà trường.Đây

là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi học viên chuyên ngành CNTT, vì vậy mỗi họcviên đều có ý thức tự giác phấn đấu vươn lên trong học tập Nhờ xác địnhđúng mục tiêu, động cơ học tập: học để ra trường trở thành một chiến sĩ công

an vừa giỏi về chuyên môn, vừa vững vàng về tư tưởng chính trị, là ngườicông an cần kiệm liêm chính, chí công vô tư mà học viên luôn tích cực nângcao trình độ chuyên ngành CNTT, kết hợp với rèn luyện phẩm chất chính trị,

ý thức pháp luật, đạo đức Học viên sau thời gian đầu còn bỡ ngỡ với cáchdạy và học Đại học, khi học qua các môn cơ sở, tiến đến học các môn chuyênngành đã tích cực, mạnh dạn hơn, ứng dụng các phương pháp học sáng tạohơn như làm việc nhóm dưới rất nhiều hình thức đa dạng, sơ đồ tư duy,…và

đã đem lại hiệu quả cao

Trang 38

Do thời gian học trên lớp không nhiều, kết hợp với các hoạt đông hằng ngàycủa nhà trường diễn ra nên đa phần học viên phải tự học là chính Vì vậy ứngdụng các phương pháp học tập hiệu quả là mấu chốt giúp cho học viên đạtthành tích cao trong học tập Ngoài ra học viên tích cực tham gia các phongtrào xung kích trong học tập, rèn luyện như cuộc thi “ Tìm hiểu Truyền thống

70 năm CAND”, cuộc thi “ Tìm hiểu Hiến pháp Nhà nước CHXHCN ViệtNam”, phong trào sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học… Các phong tràohọc trong nhà trường đa phần là các phong trào tập thể, cần có sự chung taygóp sức của nhiều học viên, vì vậy nhất thiết các học viên cần nâng cao kỹnăng làm việc nhóm để đạt hiệu quả cao nhất

1.2.11 Những điều kiện khách quan ảnh hưởng tới hoạt động làm việc nhóm

1.2.11.1 Đối với sinh viên các trường hệ dân sự

a) Nhà trường:

Hầu hết sinh viên các trường đại học dân sự ngày nay đều học tập và làmviệctheo cách tự chọn cách học cho riêng mình Khi giáo dục Việt Namchuyển từ một nền giáo dục niên chế sang tín chỉ, người học hoàn toàn chiếm

vị trí trung tâm của việc dạy và học Nhưng không phải tất cả thành quả họctập của sinh viên đều do sinh viên quyết định, những yếu tố khách quan tácđộng cũng ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng học tập của sinh viên Trong đó

có điều kiện về ngôi trường mà sinh viên đó học tập

Thứ nhất, một trong những mục tiêu đào tạo của các trường đại học là dạy kỹnăng cho sinh viên

Với việc thay đổi hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường Đạihọc, nhà trường đổi mới nội dung, giáo trình, tổ chức dạy và học, thời gianđào tạo linh hoạt, vận dụng linh hoạt phương pháp dạy và học thể hiện sựtương tác giữa thày và trò… đã giúp sinh viên có thêm nhiều kỹ năng mới,thích nghi và hòa nhập nhanh với môi trường Đại học

Thứ hai, cơ sở vật chất của nhà trường

Sinh viên học theo nhóm là hoạt động không thể thiếu trong các trường Đạihọc hiện nay, đây là một phương pháp được hầu hết các bạn sinh viên sử dụng

để tiếp cận với cách học theo tín chỉ Tuy nhiên, để học nhóm mang lại hiệuquả cao, ngoài việc tổ chức chương trình học phù hợp, nhà trường cần có một

cơ sở vật chất đầy đủ, đáp ứng nhu cầu hoc tập cho sinh viên Cơ sở phònghọc, thiết bị học tập cần được trang bị đầy đủ, kỹ lưỡng đảm bảo cho việc dạy

và học của giáo viên và sinh viên, xây dựng hệ thống thư viện cung cấp đầy

đủ thông tin, tài liệu cần thiết để sinh viên có thể tự học và làm việc nhóm.Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa đa dạng phong phú cũng là điều kiện đểphát huy khả năng làm việc nhóm cho sinh viên

b) Giáo viên

Trang 39

Giáo viên là người có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển các

kỹ năng học nhóm của sinh viên Giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn sinhviên tiếp cận với phương pháp học theo tín chỉ, hướng dẫn sinh viên cách tiếpcận thông tin, cách học phù hợp khi thay đổi từ một nền giáo dục theo niênchế sang một nền giáo dục theo tín chỉ

Giáo viên là người hướng dẫn sinh viên cách học nhằm phát huy tính tích cực

và khả năng sáng tạo của mình Đặc biệt phương pháp học tập theo nhómmang tính chất hợp tác và khám phá, giáo viên là người tổ chức hướng dẫnsinh viên cách học, tạo điều kiện để sinh viên sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ nhaukhi thực hiện nhiệm vụ học tập Hơn nữa giáo viên là người thường xuyênkiểm tra, đánh giá nhận xét thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm đồng thờikết quả sau khi làm việc nhóm của sinh viên nhằm giúp sinh viên có cái nhìnkhách quan về ưu và nhược điểm của mình giúp ta nỗ lực để tiếp tục học hỏi

và phát huy điểm mạnh trong hoạt động làm việc nhóm Giáo viên cũng làngười truyền cảm hứng học và làm việc nhóm cho sinh viên Nếu như cácthày cô nhiệt tình hướng dẫn và đôi khi cùng tham gia làm việc nhóm với sinhviên như những người bạn, sẽ khiến sinh viên của mình cảm thấy thực sựmình là trung tâm, có hứng thú trong việc học tập nhóm, hiểu và tích cực làmviệc nhóm hơn nữa

1.2.11.2 Đối với trường Đại học Kỹ thuật Hậu cần CAND:

a) Nhà trường

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác, chiến đấu, xây dựng lực lượng Công

an Nhân dân trong thời kỳ mới, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo BộCông an chủ trương xây dựng dự án thành lập Trường đại học Kỹ thuật – Hậucần CAND với tiền thân là trường Trung cấp kỹ thuậ tnghiệp vụ CAND Với

sự cố gắng phấn đấu và sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Bộ Công an, ngày

21 tháng 10 năm 2010, Thủ tướng chính phủ kí quyết định thành lập TrườngĐại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND, đóng quân tại Thị trấn Hồ, huyện ThuậnThành, tỉnh Bắc Ninh Tới nay, Trường đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND đãtrải qua 5 năm với nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng cũngnhư nguồn nhân lực.Tuy vây, do thời gian chưa lâu nên cơ sở vật chất củaNhà trường còn chưa được hoàn thiện, nhà trường còn đang trong giai đoạn 2của qúa trình xây dựng

Mục tiêu đào tạo của nhà trường tổng quát trên nhiều lĩnh vực Có thể tómgọn lại như sau: xây dựng trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND trởthành một cơ sở đạo tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực, là trung tâm đào tạonguồn nhân lực cán bộ CA chất lượng cao bậc đại học và sau đại học; đào tạocán bộ chiến sĩ có kỹ năng chuyên môn hậu cần – kỹ thuật cao và có phẩmchất đạo đức chính trị tốt đảm bảo hoàn thành công tác nhiệm vụ sau này.Đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra, nhà trường đã không ngừng nâng cao cơ sởvật chất đáp ứng nhu cầu học tập và sinh hoạt cho cán bộ chiến sĩ Cụ thể:

Trang 40

Khu giảng đường: hiện nay, các khu giảng đường, lớp học đã được trang bịđầy đủ thiết bị (máy chiếu, tivi, máy vi tính, bảng, bàn ghế, quạt mát…) đảmbảo việc học tập cho học viên được thuận lợi, thoải mái… Các phòng thínghiệm của nhà trường tuy còn hạn chế nhưng cũng phần nào đáp ứng nhucầu làm thí nghiệm thực hành cho các bạn học viên trong trường.

Ký túc xá học viên gồm 2 dãy nhà dành cho học viên nam, học viên nữ và họcviên quốc tế Lào và Cam pu chia gồm 6 tòa nhà, mặc dù vẫn còn hạn chế sovới số lượng học viên nhập học tăng cao ở cả hệ đại học và trung cấp tuynhiên cũng đang được khắc phục cải thiện chất lượng để đem đến môi trườngsống lành mạnh cho học viên

Thư viện và phòng học được trang bị tương đôi hiện đại, mặc dù diện tíchc òn

bó hẹp nhưng cũng là một trong những địa điểm và điều kiện thuận lợi để họcviên thực hiện học tập theo nhóm Thư viện là một kho lưu trữ kiến thức vàthông tin để phục vụ học tập nhóm, giúp nhóm có thể tìm kiếm được tài liệucần thiết cho hoạt động nhóm của mình.Qua nhiều lần được tu sửa và bổ sungthì thư viện nhà trường hiện nay đã thêm nhiều đầu sách mới do có sự liên kếtvới thư viện sách Bắc Ninh, không những thế, sự nổi bật nhất đó là thư việnđiện tử đã được đưa vào sử dụng, nơi có sự kết nối với trang tailieu.vn Phònghọc và thư viện là một trong những nơi lý tưởng cho việc chọn lựa địa điểmhoạt động nhóm

Tuy mới được xây dựng chỉ mới 5 năm, nhưng cơ sở vật chất của nhà trường

đã bắt đầu đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cơ bản và học tập của học viêntrong trường, tạo điều kiện thuận lợi phần nào để học viên có thể làm việcnhóm cùng nhau Và cở sở vật chất đáp ứng nhu cầu thể chất cho học viên củanhà trường đã phần nào thấy được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trườngnói chung hay chính là sự quan tâm của Đảng, nhà nước, của Bộ Công an đốivới học viên trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND

b) Giáo viên trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND

Đứng trước sự thay đổi về nền giáo dục, chuyển từ học niên chế sang học tínchỉ, đặt ra nhiều yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên trường Đại học Kỹ thuật –Hậu cần CAND

Đội ngũ giáo viên Trường Đại học Kỹ thuật Hậu cần CAND phần lớn là cácthầy cô giáo trẻ đầy nhiệt huyết và sáng tạo, luôn là những người hướng dẫnnhiệt tình, tận tâm cho học viên những cách học hợp lý phù hợp Tuy nhiênvới đặc thù là trường thuộc lực lượng vũ trang, các thầy cô trường ĐH KTHCCAND phải thực hiện trách nhiệm gọi là trách nhiệm kép: vừa đảm bảo tuânthủ chấp hành đúng tác phong công an nhân dân, vừa đảm bảo truyền đạt chohọc viên dựa theo tiêu chí phát huy tinh thần tụ học và sáng tạo của học viên.Thầy cô cũng luôn tổ chức hình thức làm việc nhóm trong các tiết học, nhất làcác tiết học thảo luận

Ngoài ra, thày cô còn luôn là những tấm gương sáng trong việc không ngừngtrau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Ngày đăng: 10/11/2016, 08:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Thị Oanh.(2007), “ Làm việc thao nhóm”. NXB trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm việc thao nhóm
Tác giả: Nguyễn Thị Oanh
Nhà XB: NXB trẻ
Năm: 2007
3. First news.(2006)“Xây Dựng Nhóm Làm Việc Hiệu Quả - Cẩm Nang Kinh Doanh Harvard”. NXB Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây Dựng Nhóm Làm Việc Hiệu Quả - Cẩm Nang Kinh Doanh Harvard
Nhà XB: NXB Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh
4. Robert B Maddux (2008) “Xây dựng nhóm làmviệc - Creating Success”. NXB Tổng hợp TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng nhóm làmviệc - Creating Success
Nhà XB: NXB Tổng hợp TP.HCM
5. Maginn, Michael.(2008). “ Thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả”. NXB Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả
Tác giả: Maginn, Michael
Nhà XB: NXB Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2008
7. Nhóm sinh viên Trường Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. (2009), “Vấn đề làm việc nhóm của sinh viên khoa kinh tế luật” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề làm việc nhóm của sinh viên khoa kinh tế luật
Tác giả: Nhóm sinh viên Trường Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2009
8. Nhóm sinh viên ngành Khoa học Xã hội Trường Đại học Kinh tế quốc dân. (2008) , “Khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân hiện nay” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân hiện nay
9. Ths. Lê Ngọc Huyền Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh , “Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn” của Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn
10.Nhóm sinh viên Học viện An ninh nhân dân, “Làm việc nhóm trong chương trình đào tạo tín chỉ của sinh viên Học viện An ninh nhân dân” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm việc nhóm trong chương trình đào tạo tín chỉ của sinh viên Học viện An ninh nhân dân
11. ThS. Trương Công Hữu, “Kỹ năng thảo luận nhóm trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ các học phần lý luận chính trị tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng thảo luận nhóm trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ các học phần lý luận chính trị tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
1. John C.Maxwell. (2008) ,17 nguyên tắc vàng trong làm việcnhóm, Nhà xuất bản Lao động Xã hội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w