Bài 53 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG I.- MỤC TIÊU: 1/-Kiến thức: - HS chỉ ra được các hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên.. HOẠT ĐỘNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI L
Trang 1NS: 16/3/07 CHƯƠNG III
CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ CON NGƯỜI
§ 56 Bài 53 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
I.- MỤC TIÊU:
1/-Kiến thức:
- HS chỉ ra được các hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên
- Từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường cho hiện tại & tương lai
2/- Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng thu thập thông tin từ sách báo
- Kỹ năng hoạt động nhóm
- Khả năng khái quát hóa kiến thức
3/- Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
II.- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tư liệu về môi trường, hoạt động của con người tác động đến môi trường
III.- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/- Ổn định:
2/- Kiểm tra:
3/- Giảng bài mới:
Mở bài: Chúng ta đã tìm hiểu hệ sinh thái và thấy được mối quan hệ các sinh
vật trong hệ sinh thái Vậy con người đã tác động vào hệ sinh thái, môi trường sống thế nào Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG 1: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI MÔI TRƯỜNG QUA CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI.
Mục tiêu: HS chỉ ra được tác động 2 mặt có lợi và có hại của con người qua các thời
kỳ phát triển của xã hội
TỔ CHỨC CỦA THẦY
- GV cho HS đọc thông tin, thảo luận
thống nhất trả lời các câu hỏi
+ Thời kỳ nguyên thủy, các hình thức
khai thác thiên nhiên của con người là gì?
+ Các hình thức trên dẫn đến hâïu quả gì?
+ Thời kỳ xã hội nông nghiệp, hoạt động
con người là gì?
+ Hoạt động trên dẫn đến kết quả gì?
+ Thời kỳ xã hội công nghiệp, con người
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- HS đọc thông tin, thảo luận thống nhất trả lời các câu hỏi
+ Hái quả, bắt cá, săn bắt thú rừng
+ Dẫn đến giảm diện tích rừng
+ Trồng trọt & chăn nuôi
+ Phá rừng làm khu dân cư, khu sản xuất, thay đổi tầng nước mặt, đất nhiều vùng đất bị khô cằn & suy giảm độ màu mỡ + Khai thác tài nguyên bừa bãi, xây dựng
Trang 2tác động vào môi trường thế mào?
+ Hoạt động trên dẫn đến kết quả gì?
- Gọi các nhóm nhận xét & bổ sung
nhiều khu công nghiệp à đất càng thu hẹp, rác thải rất lớn
+ Bên cạnh suy giảm môi trường, nền công nghiệp phát triển góp phần cải tạo môi trường: Trồng trọt & chăn nuôi phát triển (Nhiều giống cây trồng & vật nuôi được lai tạo, nhân giống)
- Các nhóm nhận xét & bổ sung
Tiểu kết I: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI MÔI TRƯỜNG QUA CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI.
- Thời kỳ nguyên thủy: Đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ à giảm diện tích rừng
- Xã hội nông nghiệp:
+ Trồng trọt & chăn nuôi
+ Phá rừng làm khu dân cư, sản xuất à thay đổi đất & tầng nước mặt
- Xã hội công nghiệp:
+ Khai thác tài nguyên bừa bãi, xây dựng nhiều khu công nghiệp à đất càng thu hẹp
+ Rác thải rất lớn
HOẠT ĐỘNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÀM SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN.
Mục tiêu: HS chỉ ra được hoạt động cụ thể của con người gây hậu quả cho môi
trường
TỔ CHỨC CỦA THẦY
- GV yêu cầu HS đọc bảng 53.1 SGK làm
bài tập
- Gọi đại diện nhóm báo cáo
- Cho các nhóm khác nhận xét & bổ sung
- GV nhận xét kết quả các nhóm
- GV yêu cầu HS đọc bài tập, trả lời
+ Những hoạt động nào của con người
làm phá hủy môi trường tự nhiên?
+ Chặt phá rừng, đốt rừng dẫn đến hậu
quả gì?
- Cho các nhóm nhận xét & bổ sung
- GV báo đáp án đúng
+ Ngoài những hoạt động của con người
trong bảng 53.1, em cho biết còn những
hoạt động nào của con người làm suy
thoái môi trường?
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- HS HS đọc & thảo luận bảng 53.1 SGK làm bài tập
- Đại diện nhóm báo cáo
- Các nhóm nhận xét & bổ sung
* Kết quả bài tập:
1 a; 2 a-b; 3 tất cả; 4 a-b-c-d-g;
5 a-b-c-d-g-h; 6 a-b-c-d-g-h; 7 tất cả + Chặt phá rừng & đốt rừng, săn bắt động vật, chiến tranh
+ Mất các loài sinh vật & nơi ở; xói mòn, thoái hóa đất; ô nhiễm môi trường, hạn hán, mất cân bằng sinh thái
- Các nhóm nhận xét & bổ sung
- HS điều chỉnh
+ HS kể thêm: Xây dựng các nhà máy, chất thải công nghiệp nhiều
Trang 3- GV yêu cầu HS khái quát nội dung thành
những vấn đề cơ bản
Đất
Cây rừng Nước ngầm
Đời sống
+ Em cho biết tác hại chặt phá rừng, đốt
rừng trong những năm gần đây?
- Cho các nhóm bổ sung
- GV cung cấp thông tin
- HS khái quát nội dung
+ HS tìm hiểu thực tế, trả lời
- Cho các nhóm bổ sung
- HS tiếp thu
Tiểu kết II: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÀM SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN.
Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất xấu:
+ Mất cân bằng sinh thái
+ Xói mòn đất, gây lũ lụt diện rộng, hạn hán kéo dài, ảnh hưởng mạch nước ngầm + Nhiều loài sinh vật bị mất, đặc biệt nhiều loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng
HOẠT ĐỘNG 3: VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN.
Mục tiêu: HS chỉ ra các hoạt động tích cực của con người trong cải tạo môi trường tự
nhiên
TỔ CHỨC CỦA THẦY
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
- GV nêu câu hỏi dẫn:
+ Hậu quả con người làm ảnh hưởng
môi trường tự nhiên?
+ Hậu quả phá hủy thảm thực vật?
+ Chúng ta có biện pháp gì bảo vệ môi
trường tự nhiên
- GV cho HS thảo luận, bàn bạc và thống
nhất ý kiến
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- GV cho các nhóm nhận xét
* Liên hệ: Cho biết thành tựu con người
đã đạt được trong việc bảo vệ & cải tạo
môi trường
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- HS nghiên cứu thông tin
+ HS trả lời các ý của phần 2
+ Gây xói mòn, lũ lụt, hạn hán
- HS thảo luận thống nhất ý kiến
- Đại diện nhóm trình bày
+ Hạn chế phát triển dân số
+ Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên + Bảo vệ các loài sinh vật
+ Phục hồi & trồng rừng
+ Giảm nguồn chất gây ô nhiễm
+ Cải tạo giống cây trồng và vật nuôi
- Các nhóm nhận xét
- HS kể thêm: Phủ xanh đồi trọc, xây dựng khu bảo tồn, xây dựng nhà máy thủy điện
Trang 4Tiểu kết III: VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN.
- Hạn chế sự gia tăng dân số
- Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
- Pháp lệnh bảo vệ sinh vật
- Phục hồi trồng rừng
- Xử lý rác thải
- Lai tạo giống có năng suất & phẩm chất tốt
4/- Củng cố: Đọc bảng tô hồng
- Hậu quả dẫn đến từ việc con người chặt phá rừng bừa bãi & đốt rừng là:
a- Đất bị xói mòn & thoái hóa do thiếu rễ cây giữ đất
b- Thiếu rễ cây giữ nước, nước ngầm bị tụt sâu hơn
c- Thú rừng giảm do thiếu môi trường sống và nơi sinh sản
d- Cả a, b, c đều đúng
- Rừng có ý nghĩa gì đối với tự nhiên & con người:
a- Cung cấp gỗ, củi đốt, nguồn thực phẩm thú rừng cho người
b- Điều hòa khí hậu & góp phần cân bằng sinh thái
c- Giữ nước ngầm, điều hòa lượng nước trên mặt đất
d- Cả a, b, c đều đúng
- Để góp phần vào việc bảo vệ tốt môi trường, 1 trong những điều cần thiết phải làm là:
a- Tăng cường chặt đốn cây rừng & săn bắt thú rừng
b- Tận dụng khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản
c- Hạn chế gia tăng dân số quá nhanh
d- Sử dụng càng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng
5/- Dặn dò:
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi 1, 2 SGK & bài tập bảng 53.2 trang 160
- Đọc mục Em có biết.
- Đọc trước bài 54 trang 161: "Ô nhiễm môi trường".
- Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
VI.- RÚT KINH NGHIỆM:
Trang 5NS: 16/3/07
I.- MỤC TIÊU:
1/-Kiến thức:
- HS nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống
- Mỗi HS hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
2/- Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức
- Kỹ năng hoạt động nhóm
- Kỹ năng khái quát hóa kiến thức
3/- Thái độ:
- Giáo dục yÙ thức giữ gìn và bảo vệ môi trường
II.- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh hình SGK, tranh ảnh thu thập trên sách báo
- Tư liệu về ô nhiễm môi trường
- Sách "Hỏi đáp về môi trường và sinh thái"
III.- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/- Ổn định:
2/- Kiểm tra:
- Nguyên nhân nào dẫn đến suy thoái môi trường?
- Kiểm tra bài tập 2 SGK
3/- Giảng bài mới:
Mở bài: Từ những việc làm của con người à tác hại làm ô nhiễm môi trường.
Để tìm hiểu chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG 1: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
Mục tiêu: - HS hiểu được khái niệm ô nhiễm môi trường
- Chỉ ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
TỔ CHỨC CỦA THẦY
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
SGK, thảo luận trả lời câu hỏi
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận trả lời câu hỏi
Trang 6+ Thế nào là ô nhiễm môi trường?
+ Em thấy ở đâu bị ô nhiễm môi trường?
+ Do đâu môi trường bị ô nhiễm?
- Yêu cầu HS đại diện nhóm báo cáo
- GV gọi các nhóm nhận xét & bổ sung
- GV lưu ý: HS ở thành phố dễ nhìn thấy
rác thải, bụi khói HS vùng nông thôn
chưa thấy hết việc phân, thuốc trừ sâu để
trong nhà gây ô nhiễm
- GV kết luận
+ Môi trường tự nhiên bị bẩn
+ Ở các khu công nghiệp, nhà máy + Do hoạt động con người và hoạt động thiên nhiên
- HS đại diện nhóm báo cáo
- Các nhóm nhận xét & bổ sung
- HS nhắc lại kiến thức
Tiểu kết I: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác
- Ô nhiễm môi trường do:
+ Hoạt động của con người
+ Hoạt động tự nhiên: núi lửa, sinh vật
HOẠT ĐỘNG 2: CÁC TÁC HẠI CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM.
Mục tiêu: HS chỉ ra được các tác nhân gây ô nhiễm và tác hại do các tác nhân gây ra.
Từ đó cho biết cách tránh ô nhiễm môi trường
TỔ CHỨC CỦA THẦY
1/ Ô nhiễm do các chất khí thải ra
- Khí CO năm 1952 gây chết 5000 người ở
Luân Đôn
- Yêu cầu HS quan sát hình 54.1 điền tiếp
vào bảng 54.1 các nguyên nhân gây ô
nhiễm không khí (cho nhóm ghi nội dung)
- Gọi các nhóm nhận xét & bổ sung
- GV đánh giá kết quả
- GV liên hệ: Tại gia đình em sinh sống có
hoạt động đốt cháy nhiên liệu không?
+ Em sẽ làm gì trước tình hình đó?
- GV bổ sung: Nhiên liệu trong gia đình
đốt cháy sinh ra CO2 tích tụ gây ô nhiễm
Vậy gia đình phải có biện pháp thông
thoáng tránh độc hại
- GV giảng: Hiện tượng mưa axit là do
SO2 + H2O
2/ Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- HS quan sát hình 54.1, thảo luận thống nhất bổ sung vào bài tập
+ Các nhóm đại diện lên ghi
- Các nhóm nhận xét & bổ sung
- HS tiếp thu, sửa sai
+ Có: do đun than, bếp dầu, xưởng sản xuất
+ Tuyên truyền cho người dân hiểu và có biện pháp giảm bớt ô nhiễm
- HS tiếp thu biện pháp để áp dụng cho gia đình
Trang 7và chất độc hại.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan
sát hình 54.2 SGK trả lời các câu hỏi
+ Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất
độc hóa học thường tích tụ ở môi trường
nào?
+ Mô tả con đường phát tán các loại hóa
chất đó
- GV gọi các nhóm nhận xét & bổ sung
- GV hoàn chỉnh kiến thức cho HS Cho
HS quan sát hình 54.3
3/ Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- Cho HS nghiên cứu thông tin trả lời các
câu hỏi
+ Chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu?
+ Các chất phóng xạ gây nên tác hại
như thế nào?
- GV thông báo chất phóng xạ qua chuỗi
thức ăn
- GV giảng mở rộng: Nổ lò điện hạt nhân
Chernopyl ở nước Cộng hòa Ukraina
(Liên Xô cũ) hoặc Mỹ ném bom thành
phố Hirosima, Nagasaki (Nhật) à hậu
quả
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung
4/ Ô nhiễm do các chất rắn
- Cho HS nghiên cứu thông tin SGK, trả
lời các câu hỏi
+ Kể tên các chất thải rắn làm ô nhiễm
môi trường
+ Tại sao chất rắn gây cản trở giao
thông, gây tai nạn cho con người?
- Cho HS làm bổ sung BT bảng 54.2 SGK
- Gọi đại diện lên điền
- GV hoàn chỉnh bảng
5/ Ô nhiễm do vi sinh vật gây nên
- Cho HS nghiên cứu thông tin, quan sát
hình 54.5 SGK thảo luận trả lời câu hỏi
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 54.2 SGK trả lời các câu hỏi
+ HS trình bày trên sơ đồ: Tích tụ ở môi trường nước và môi trường đất
+ Hóa chất (dạng hơi) à nước mưa à ao, sông, biển tích tụ, ngấm vào cơ thể SV
- Các nhóm nhận xét & bổ sung
- HS quan sát hình 54.3
- HS nghiên cứu thông tin, thảo luận trả lời các câu hỏi
+ Chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân
+ Chất phóng xạ qua chuỗi thức ăn gây đột biến người và SV à bệnh di truyền và ung thư
- HS tiếp thu
+ Chất phóng xạ qua chuỗi thức ăn gây đột biến người và SV à bệnh di truyền và ung thư
- HS nêu lại nội dung
- HS nghiên cứu thông tin, SGK trả lời các câu hỏi
+ Các chất thải công nghiệp
+ Chất thải hoạt động nông nghiệp
+ Hoạt động xây dựng
+ Khai thác khoáng
+ Y tế: thải chất thải
+ Chất thải gia đình
- Gây tai nạn giao thông àngười bị thương
- HS làm BT 54.2 SGK
- Đại diện nhóm làm BT
- HS điều chỉnh
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 54.5 SGK thảo luận trả lời câu hỏi
Trang 8* Nêu nguyên nhân của 1 số bệnh ở
người do vi sinh vật gây ra dựa vào các
câu hỏi sau:
+ Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ
đâu
+ Nguyên nhân của bệnh giun sán?
+ Nguyên nhân của bệnh sốt rét?
+ Nguyên nhân của bệnh tả lỵ?
+ Đề phòng các bệnh trên bằng cách
nào?
- GV gọi các nhóm bổ sung
- GV kết luận
+ Do môi trường thiếu vệ sinh
+ Do ăn uống mất vệ sinh
+ Muỗi sốt rét
+ Thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh (ruồi nhặng đậu vào)
+ Vệ sinh ăn uống, không để muỗi đốt
- Các nhóm nhận xét & bổ sung
Tiểu kết II: CÁC TÁC HẠI CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM.
1/ Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp, sinh hoạt:
Các chất thải từ nhà máy, phương tiện giao thông, đun nấu sinh hoạt là CO2, SO2 gây ô nhiễm không khí
2/ Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thưc vật & chất độc hóa học:
Các chất hóa học độc hại được phát tán & tích tụ: Hóa chất (dạng hơi) à nước mưa
à đất à tích tụ à ô nhiễm mạch nước ngầm
- Hóa chất (dạng hơi) à nước mưa à ao, sông biển à tích tụ
- Hóa chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật
3/ Ô nhiễm do các chất phóng xạ:
- Gây đột biến ở người và sinh vật
- Gây 1 số bệnh di truyền & bệnh ung thư
4/ Ô nhiễm do các chất thải rắn:
Gồm đồ nhựa, giấy vụn, mảnh cao su, bông, kim tiêm y tế, vôi, gạch vụn
5/ Ô nhiễm do vi sinh vật gây nên:
- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được xử lý (phân, nước thải sinh hoạt, xác động vật)
- Sinh vật gây bệnh vào cơ thể gây bệnh cho người do 1 số thói quen sinh hoạt như: ăn gỏi, ăn tái, ngủ không màn
4/- Củng cố: Đọc bảng tô hồng
- Tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là:
a- Do các loài sinh vật trong quần xã sinh vật tạo ra
b- Các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, lũ lụt, thiên tai
c- Tác động của con người
d- Sự thay đổi của khí hậu
- Ôâ nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả nào sau đây:
a- Ảnh htưởng xấu đến quá trình sản xuất
b- Sự suy giảm sức khỏe và mức sống của con người
Trang 9c- Sự tổn thất nguồn tài nguyên dự trữ.
d- Cả a, b, c đều đúng
- Nguồn gốc gây ra sự ô nhiễm sinh học môi trường sống là:
a- Các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu
b- Các chất thải từ sinh vật như phân, xác chết, rác bệnh viện c- Các vụ thử vũ khí hạt nhân
d- Các bao bì bằng nhựa, cao su thải ra môi trường
5/- Dặn dò:
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi SGK
- Đọc trước bài "Ô nhiễm môi trường tt".
- Tìm hiểu bảng 55 SGK trang 168
VI.- RÚT KINH NGHIỆM: