Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyết định 092012qđ ubnd ngày 1372012 của ubnd tỉnh

15 184 0
Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyết định 092012qđ ubnd ngày 1372012 của ubnd tỉnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh năm 2013) ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 09/2012/QĐ-UBND NGÀY 13/7/2012 CỦA UBND TỈNH 1 A PHẦN MỞ ĐẦU I BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là chiến lược văn hóa của Đảng ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Nghị quyết nêu ra 05 quan điểm chỉ đạo, 10 nhiệm vụ cụ thể và 04 nhóm giải pháp lớn để xây dựng và phát triển văn hóa, trong đó có giải pháp đầu tiên là “mở rộng cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước và phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Ngày 05 tháng 8 năm 2008 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết số 26/NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, thời gian qua, các địa phương trong cả nước đang tiến hành xây dựng nông thôn mới theo Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngầy 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Tại tiêu chí 16, Thủ tướng Chính phủ quy định các xã xây dựng nông thôn mới phải có 70% xóm, ấp trở lên đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trong đó đối với các địa phương cần tăng cường sự quan tâm của các cấp các ngành trong việc nâng cao chất lượng GĐVH, ấp, khóm văn hóa và tổ chức triển khai xây dựng các thiết chế văn hóa đảm bảo theo đúng tiêu chí nông thôn mới II LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 Sau 15 năm triển khai thực hiện quyết định số 256/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 12 năm 2008 của UBND tỉnh Cà Mau Về việc ban hành “Hướng dẫn thống nhất tiêu chuẩn, quy trình công nhận và khen thưởng các danh hiệu trong cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Cà Mau ( gọi tắt là Quyết định 256), huyện Ngọc Hiển nói riêng, tỉnh Cà Mau nói chung đã triển khai đạt nhiều hiệu quả tích cực, kết quả đến hết năm 2011 toàn huyện có 16.152 gia đình đạt chuẩn văn hóa bằng 81,86%, 64 ấp đạt chuẩn văn hóa bằng 72,73%, 01 xã đạt chuẩn văn hóa bằng 14,28%; toàn tỉnh có 90% gia đình đạt chuẩn văn hóa, 85% ấp, khóm đạt chuẩn văn hóa và 51% xã, phường đạt chuẩn văn hóa Tuy nhiên sau khi thực hiện quyết định số 09/2012/QĐ-UBND, ngày 13/7/2012 của UBND tỉnh Cà Mau về ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thẩm quyền công nhận và khen thưởng các danh hiệu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Cà Mau, qua đối chiếu rà soát theo các tiêu chuẩn thì trên địa bàn toàn huyện Ngọc Hiển chỉ còn 5.498 gia đình đạt chuẩn văn hóa bằng 27,86%, 6 ấp đạt chuẩn văn hóa bằng 6,82%, không còn xã nào đạt chuẩn văn hóa bằng 0% Đối với tỉnh Cà Mau còn 49% gia đình văn hóa, 28,08% ấp, khóm văn hóa và 20,46% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa Trên thực tế nếu chúng ta so sánh Quyết định 256/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 12 năm 2008 của UBND tỉnh Cà Mau Về việc ban hành “Hướng dẫn thống nhất tiêu chuẩn, quy trình công nhận và khen thưởng các danh hiệu trong cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Cà Mau và Quyết định 09/2012/QĐ-UBND, ngày 13/7/2012 của UBND tỉnh Cà Mau về ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thẩm quyền công nhận và khen thưởng các danh hiệu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên 3 địa bàn tỉnh Cà Mau thì tiêu chuẩn gia đình văn hóa, ấp văn hóa không có sự trên lệch quá lớn, thẩm quyền và quy trình công nhận không có nhiều thay đổi, nhưng tại sao sau khi rà soát thì tỷ lệ gia đình văn hóa, ấp văn hóa lại giảm thấp như vậy? Phải chăng thời gian qua khi triển khai thực hiện phong trào này chúng ta còn nóng vội, còn chạy theo thành tích, không xem trọng chất lượng, thiếu thường xuyên kiểm tra thống kê rà soát, tính bền vững của GĐVH chưa cao, chưa thực hiện đúng các quy trình theo hướng dẫn, nhiều tiêu chuẩn không được xem trọng Để khắc phục tình trạng trên và nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, ấp văn hóa, với vai trò là Phó phòng Văn hóa thông tin, người trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo phòng văn hóa và cho ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện trong quá trình thực tiễn công tác bản thân có đề xuất “Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Quyết định 09/2012/QĐ-UBND ngày 13/7/2012 của UBND tỉnh” để giúp Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, xã, thị trấn, cán bộ, công chức có thêm kinh nghiệm áp dụng vào quá trình công tác của mình góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của tập thể cơ quan đơn vị cũng là góp phần cho phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện Ngọc Hiển nói riêng, tỉnh Cà Mau nói chung ngày càng phát triển III PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Phạm vi mà đề tài đề cập đến là địa bàn ấp, khu dân cư, tổ nhân dân tự quản đặc biệt là vùng sâu, vùng xa Đề tài nêu nêu ra những biện pháp để góp phần nâng cao chất lượng văn hóa nói chung gia đình văn hóa, ấp văn hóa nói riêng 4 Đề tài tập trung vào những mặt làm được, đề xuất những quan điểm, giải pháp phù hợp cho quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở IV.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU -Tiếp tục nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cơ sở, khắc phục tình trạng nóng vội, chạy theo thành tích, chỉ tiêu -Tạo sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa qua việc tổ chức hoạt động, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở cơ sở, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động các nguồn lực nhằm tăng cường cơ sở vật chất, tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào thực hiện mục tiêu “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” - Phát huy hiệu quả của sự nghiệp văn hóa thông tin cơ sở trong việc xây dựng con người mới có tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, có ý thức đấu tranh chống tư tưởng và hành động phản văn hóa dân tộc - Mở rộng và nâng cao hiệu quả phong trào thể dục thể thao quần chúng tại ấp, khu dân cư ;huy động sức mạnh của toàn xã hội chăm lo giáo dục thể chất cho nhân dân, làm cho mỗi người dân ở xã được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa thể thao nhằm tăng cường sức khỏe, góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện cả về trí tuệ và thể chất, phục vụ lao động sản xuất, công tác, học tập, góp phần ổn định, giữ gìn an ninh chính trị và đẩy lùi các tệ nạn xã hội Phấn đấu đến năm 2015 có 02 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới V ĐIỂM MỚI TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU Nêu những kinh nghiệm hoạt động của đơn vị cũng như các xã, thị trấn trong quá trình triển khai xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở 5 Những biện pháp duy trì và nâng cao chất lượng văn hóa cơ sở (ở địa bàn ấp, khu dân cư) Những giải pháp này hoàn toàn có khả năng áp dụng trong trong toàn tỉnh Dựa vào thực tế của đơn vị và từng địa phương, cơ sở mà định hướng cho việc duy trì và nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, ấp, khóm văn hóa và xã, phường, thị trấn văn hóa cho phù hợp với đơn vị mình B PHẦN NỘI DUNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển Văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”; Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 thánh 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020; Căn cứ Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình thực hiện “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến 2020; Căn cứ Nghị quyết số 05/2010/NQ-HĐND ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau Khóa VII ban hành một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Căn cứ Quyết định 256/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 12 năm 2008 của UBND tỉnh Cà Mau về việc ban hành “Hướng dẫn thống nhất tiêu chuẩn, quy trình công 6 nhận và khen thưởng các danh hiệu trong cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Căn cứ Quyết định 09/2012/QĐ-UBND, ngày 13/7/2012 của UBND tỉnh Cà Mau về ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thẩm quyền công nhận và khen thưởng các danh hiệu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Cà Mau II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỂ 1 Kết quả đạt được: Qua hơn 10 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã tạo ra trên địa bàn huyện một phong trào cách mạng sâu rộng, huy động toàn bộ các tổ chức trong hệ thống chính trị, mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều tham gia vào cuộc vận động lớn: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, với các nhân tố: gia đình văn hóa; ấp, khóm văn hóa; xã, phường, thị trấn văn hóa; cơ quan, công sở, nơi công cộng văn hóa Sau hơn 10 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đến cuối năm 2011 toàn huyện Ngọc Hiển có 64 ấp đạt chuẩn văn hóa, 15.465/19350 hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, 4.149/15465 hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa tiêu biểu, 117 cơ quan, công sở đạt chuẩn văn hóa và vận động nhân dân dân tự nguyện đóng góp xây dựng được 64/ 88 trụ sở sinh hoạt văn hóa ấp bằng cây lá địa phương, trị giá trên 01 tỷ đồng và hàng ngàn ngày công lao động và trang bị được dụng cụ âm thanh được 64/88 ấp Tuy nhiên trong những năm gần đây phong trào có phần bị chựng lại, thậm chí có nơi bị thục lùi, chất lượng các danh hiệu văn hóa chưa đạt theo yêu cầu 7 trong tình hình mới hiện nay, các trụ sở sinh hoạt văn hóa ấp đã xuống cấp, hư hỏng nặng không còn khả năng sử dụng được Trước tình hình trên Ủy ban nhân tỉnh Cà mau ban hành Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2012 Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thẩm quyền công nhận và khen thưởng các danh hiệu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàng tỉnh Cà Mau; ngày 28 tháng 9 năm 2012 Ủy ban nhân dân huyện ban hành công văn số 688/UBND chỉ đạo ngành văn hóa tổng kiểm tra, đánh giá lại chất lượng các danh hiệu văn hóa theo tinh thần quyết định số 09 Qua rà soát kết quả còn lại như sau danh hiệu “Gia đình văn hóa” là 5.498/19.732 hộ tương đương 27,86%; danh hiệu “Ấp văn hóa” là 06/88 ấp tương đương 6,82%; danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” không còn đơn vị nào; danh hiệu “Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa” có 58/129 cơ quan, đơn vị đạt 44,96% 2 Thuận lợi và khó khăn: 2.1 Thuận lợi: - Trên cơ sở pháp lý Quyết định số 62/2006/QĐ – VHTT ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Bộ Văn hóa Thông tin; Quyết định số 256/QĐ – UBND ngày 15 tháng 2 năm 2008 của UBND tỉnh Cà Mau; Chỉ thị số 02/TT-HU của BTV Huyện ủy Ngọc Hiển; Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2012 Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thẩm quyền công nhận và khen thưởng các danh hiệu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Cà Mau; - Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, UBND huyện, sự ủng hộ nhiệt tình của các Ban ngành đoàn thể cấp huyện 8 - Qua nhiều năm bản thân là người đã trực tiếp triển khai tại cơ sở nên cũng đúc kết được kinh nghiệm trong chỉ đạo - Nghị quyết HĐND tỉnh phê chuẩn tăng kinh phí HĐND tỉnh cho công tác XD ĐSVH ở ấp từ 1.000.000đ/năm đến 4.000.000đ/ năm 2.2 Khó khăn: - Do địa hình rộng, sông ngòi chằng chịch, dân cư sống không tập trung, phần lớn là dân di cư tự do - Trình độ dân trí còn thấp, cuộc sống chưa ổn định, tỷ lệ hộ nghèo còn cao - Cơ sở hạ tầng thấp kém, điện, đường, trường, trạm chưa đáp ứng theo yêu cầu đặt ra - Các điểm sinh hoạt văn hóa, nhà thể thao ở ấp, khu dân cư chưa được hình thành - Lực lượng cán bộ phụ trách văn hóa – thể thao còn thiếu và yếu chưa ngang tầm với nhu cầu đặt ra - Công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra đôi lúc bị buông lơi, thiếu quan tâm - Sự chỉ thiếu cương quyết, xuê xoa, chạy theo thành tích ở một số địa phương làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc vận động - Trong hiện nay việc thực hiện các chính sách xã hội đối với đạt chuẩn gia đình văn hóa và gia đình chưa đạt chuẩn văn hóa chưa có sự khác biệt làm cho nhiều gia đình thiếu động lực phấn đấu III CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Thực tiển đã khẳng định văn hóa giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, là mục tiêu, là động lực cho kinh tế phát triển, góp phần ổn định chính trị, trật 9 tự an toàn xã hội tại địa phương Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII khẳng định xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là chiến lược văn hóa của Đảng ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Tại hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết TW5 khóa VIII, trung ương đã đánh giá: Nghị quyết TW5 có tầm nhìn sâu rộng, chứa đựng các giá trị tư tưởng, nhân văn và khoa học, hết sức cần thiết, hợp lòng dân và sớm đi vào cuộc sống Cùng với đó, Nghị quyết đã chỉ ra ý nghĩa và phương hướng hành động nhằm bảo tồn phát triển nền văn hóa dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới; ngăn chặn và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của sản phẩm lai căng, độc hại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; góp phần hình thành hệ giá trị chuẩn mực văn hóa của con người Việt Nam Tuy nhiên kết quả đạt được của Nghị quyết nói trên chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng yêu cầu và chưa vững chắc; thiếu sự gắn bó chặt chẽ giữa văn hóa và kinh tế, chính trị; chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với việc xây dựng con người, xây dựng hệ giá trị đạo đức mới của văn hóa Việt Nam và các lĩnh vực của đời sống xã hội Nhất là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống Văn hóa chưa thực sự trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển Đời sống kinh tế có bước phát triển nhưng đời sống tinh thần chưa theo kịp, thậm chí một số mặt còn suy giảm… Những biểu hiện rõ rệt của sự yếu kém, hạn chế được chỉ ra, đó là tình trạng suy thoái đạo đức xã hội có xu hướng lan rộng Đặc biệt là sự suy thoái đạo đức trong một phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư còn nặng về hình thức; việc gìn giữ, phát huy giá trị của di sản chưa được nhận thức đúng mức và đúng tầm Trong quá trình 10 thực hiện Nghị quyết, nhân tố con người - trung tâm của sự phát triển văn hóa - xã hội vẫn chưa được đặt lên hàng đầu Trong đó có mục tiêu chung lâu dài là giải phóng mạnh mẽ năng lực sáng tạo của mọi người dân, xây dựng nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ Và mục tiêu cụ thể đặt ra đến năm 2020 2030 là phấn đấu đạt được những tiến bộ mới trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; hình thành hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam mới trong thời đại Hồ Chí Minh; tạo chuyển biến mạnh mẽ về xây dựng văn hóa trong Đảng Để thực hiện tốt chủ trương chủ trương trên, đồng thời để nâng cao được chất lượng cuộc vận động, nâng cao được chất lượng GĐVH, ấp văn hóa theo Quyết định 09/2012/QĐ-UBND ngày 13/7/2012 của UBND tỉnh tôi xin nêu lên một số giải pháp như sau: Thứ nhất chúng ta phải bắt đầu từ việc rà soát lại Ban chỉ đạo, đến ban vận động ấp xem cơ cấu, thành phần có phù hợp chưa, thời gian qua hoạt động như thế nào, việc ban hành quy chế làm việc, việc phân công nhiệm vụ từng thành viên Ban chỉ đạo, ban vận động như thế nào? kế hoạch hoạt động ra sao? có phù hợp chưa từ đó chúng ta có sự phân công điều chỉnh; Thứ hai là kiểm tra lại việc thực hiện các tiêu chuẩn danh hiệu văn hóa ở các xã, thị trấn, các ấp trong đó có nội dung quan trọng đó là việc xây dựng quy ước Bởi thực tế đã qua việc xây dựng quy ước phần lớn điều có sự sao chép, thiếu sự tham gia của cộng đồng dân cư góp ý và quy ước chúng ta thường xây dựng chung cho cả ấp vấn đề này rất khó cho số đông cộng đồng dân cư thực hiện khi mà thói quen nếp sống, tập tục đã ăn sâu vào ý thức của người dân; vì vậy chúng ta nên bắt 11 đầu xây dựng mô hình nhỏ từ tổ nhân dân tự quản để nhân rộng với đầy đủ các tiêu chí như một ấp thu nhỏ; Thứ ba là hướng dẫn, tập huấn cho Ban vân động các về cách thực hành quy trình công nhận các danh hiệu văn hóa tức là chúng ta phải tập huấn cho họ phương pháp tuyên truyền vận động, cách phát động đăng ký, cách họp dân, cách đối chiếu, cách mở sổ vàng theo dỏi…và thường xuyên kiểm tra định kỳ để giúp đỡ họ cách thực hiện Thứ tư là phải thực hiện lại việc quy hoạch cụm panô tuyên truyền, các thiết chế văn hóa có trọng tâm, trọng điểm vừa để tạo nét văn hóa, vừa để người dân dể tìm hiểu và nắm bắt một cách dễ dàng nhất, việc quy hoạch phải gắn với quy hoạch chung của các xã, thị trấn và của huyện Xác định được những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ theo quyết định 09, bản thân là Phó trưởng phòng Văn hóa thông tin là người trực tiếp tham mưu cho trưởng phòng, cho Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, bản thân sẽ phối hợp các ngành, thành viên ban chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời tạo điều kiện hướng dẫn, phối họp để cùng các ngành, các cơ quan là thành viên Ban vận động, chỉ đạo các xã, thị trấn, các ấp vận dụng vào điều kiện cụ thể mà thực hiện có hiệu quả IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM QUA: Trong quá trình triển khai đã gặp phải nhiều khó khăn do điều kiện thực tế của một địa bàn rộng, thói quen tập quán, vấn đề vệ sinh môi trường, vấn đề hạ tầng cơ sở, về thói quen dự họp, góp ý kiến trong nhân dân, về nguồn kinh phí, về trình độ nhận thức… từ đó ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc vận động 12 Kết quả thực hiện một phần của giải pháp này trong năm 2013 trên địa bàn huyện đã ít nhiều mang lại nhiều kết quả đáng phấn khởi: các quy trình công nhận đã được các xã, thị trấn thực hiện khá tốt và thực hiện một cách bài bản hơn, nhân dân ngày tham gia tích cực và đầy đủ hơn, góp ý cho chính quyền nhiều vấn đề thiết thực, từ đó mà nhiều nội dung chỉ tiêu nghị quyết, các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước điều được triển khai sâu rộng đến quần chúng nhân dân tạo nên sự thống nhất cao trong hành động giữa chính quyền và người dân góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu KT-XH chung của huyện trong đó có nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa Kết quả thực hiện trong năm 2013 đối với các giải pháp nêu trên, đã có hơn 100 cuộc họp được triển khai trên địa bàn 88 ấp, được hơn 10.000 đại diện hộ gia đình tham dự và góp ý bình bầu cho 3.263 gia đình được cộng nhận gia đình văn hóa, 06 ấp được giử vững danh hiệu ấp văn hóa, có 34 ấp đăng ký đến năm 20152016 đạt chuẩn văn hóa, 5.123 gia đình được công nhận GĐVH 2 năm liền, có 258 GĐVH không được cônh nhận GĐVH năm thứ 2 …từ thực tiễn quá trình triển khai đã tác động tích cực đến phong trào, chất lượng các danh hiệu văn hóa được nâng lên C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN: Sáng kiến này được nghiên cứu trên cơ sở các văn bản từ Trung ương đến địa phương và xuất phát từ tình hình thực tế ở cơ sở (ấp, khu dân cư) mức hưởng thụ văn hóa tinh thần so với những nơi khác còn chênh lệch khá lớn 13 Nếu giải pháp này được áp dụng rộng rãi, được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng sẽ tạo điều kiện cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tiêu chí văn hóa nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đạt chất lượng cao hơn, từng bước góp phần hoàn chỉnh công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đặc biệt là ấp, khu dân cư Giải pháp này được xây dựng tạo điều kiện cho cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là các cộng đồng khu dân cư có thể đối chiếu đánh giá, góp ý lẫn nhau trong quá trình tổ chức thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước tại địa phương cụ thể là thực hiện tốt hơn nửa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn ấp, khóm II KIẾN NGHỊ: 1 Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương: tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền vận động sâu rộng đến từng hộ dân; công khai dân chủ trong bình xét đánh giá để người dân tích cực tham gia, xem đây là trách nhiệm, là quyền lợi của họ 2 Đối với UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau cần có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với một số quy trình công nhận: cơ quan đạt chuẩn văn hóa, thẩm quyền công nhận tổ nhân dân tự quản đạt chuẩn văn hóa; cần kiến nghị các chính sách đối với GĐVH có nhiều năm liền là GĐVH Trên đây là một số giải pháp, kinh nghiệm thực tiễn trong công tác triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quyết định số 09 của UBND tỉnh Kính trình cấp có thẩm quyền xem xét khen thưởng theo quy định Ngọc Hiển, ngày 15 tháng 01 năm 2014 14 Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Người thực hiện Hồng Chí Tín Chấp nhận của Hội đồng sáng kiến 15

Ngày đăng: 09/11/2016, 21:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan