1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

ĐIỀU TRỊ dãn TĨNH MẠCH tâm PHÌNH vị BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHÍCH HISTOARCRYL

4 604 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 149,1 KB

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG: Xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch tâm phình vị TMTPV là biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân xơ gan, chiếm khoảng 10­15% các trường hợp XHTH do vỡ dãnTM, nhưng khi XH thường

Trang 1

1. ĐẠI CƯƠNG:

Xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch tâm phình vị( TMTPV) là biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân xơ gan, chiếm khoảng 10­15% các trường hợp XHTH do vỡ dãnTM, nhưng khi XH thường nặng nề và tỷ lệ tử vong cao

Bên cạnh việc hồi sức nội khoa, phương pháp tiêm keo sinh học qua nội soi để điều trị XHTH do vỡ dãn tĩnh mạch tâm phình vị là ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Chất keo sinh học N­butyl­ 2­cyanoarcrylate( Histoarcryl)

là một chất đông cứng rất nhanh khi tiếp xúc với nước, sau khi tiêm vào lòng mạch, histoarcryl sẽ đông cứng lại, gây tắc mạch xơ hóa tại chỗ, cầm máu và làm teo búi dãn

Phương pháp tiêm keo sinh học được áp dụng từ năm 1984, do Zimmerman, Ramond và cộng sự thực hiện cho tới nay vẫn là phương pháp cứu cánh cho các bệnh nhân XHTH do vỡ dãn TMTPV

Phân loại của Sarin trong dãn TMTPV qua nội soi:

 

Trang 2

­ Dãn tĩnh mạch tâm phình vị có xuất huyết

­ Phòng ngừa xuất huyết do dãn tĩnh mạch tâm phình vị tái phát

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

­ Bệnh nhân hoặc thân nhân không đồng ý

­ Tình trạng toàn thân nặng, không cho phép thực hiện thủ thuật

4. ĐỊA DIỂM THỰC HIỆN:

­ Tại phòng nội soi nếu tình trạng huyết động ổn

­ Tại phòng mổ: nếu có sốc, tụt huyết áp

­ Trường hợp có sốc tụt huyết áp hoặc có bệnh lý nội khoa nặng kèm theo có thể soi tại phòng nội soi nếu có một ekíp hồi sức hỗ trợ, đặt nội khí quản bảo vệ đường thở

5. QUI TRÌNH THỦ THUẬT:

5.1. Dụng cụ và thuốc:

­ Máy nội soi dạ dày có kênh thủ thuật 2.8 mm, nguồn sáng

­ Kim chích 23G­ 6mm,

­ Kính bảo vệ: 2 cái, gạc mềm

­ Thuốc tê hầu họng: Lidocain spray, thuốc bôi trơn hầu họng: Lidocain gel

­ Histoarcryl 0.5 ml: 3 ống

­ Lipiodol 5ml: 1 ống

­ Nước cất: 100 ml

­ Dầu sillicon: 1 tube

­ Acetone: 1 lọ

­ Pha thuốc: 0.5ml Histoarcryl + 0.8 ml Lipiodol (chuẩn bị 2­3 mũi tiêm pha sẵn trước thủ thuật)

­ Chuẩn bị máy: Dầu sillicon tráng ống soi và mặt ngoài 10ml dưới của ống soi

5.2. Nhân sự:

­ Bác sĩ nội soi: 01

­ Kỹ thuật viên phụ: 02

­ Ekíp hồi sức hỗ trợ trong trường hợp bênh nhân XHTH nặng có sốc, tụt huyết áp, suy hô hấp hoặc có bênh nội khoa nặng đi kèm

5.3. Chuẩn bị bệnh nhân:

Trang 3

­ Đánh giá tổng trạng bênh nhân, chỉ định, chống chỉ định

­ Gây tê vùng hầu họng bằng Xylocain 2%

­ Tháo răng giả, rút ống mũi dạ dày nếu có

­ Đặt ngáng miệng bảo vê máy soi

­ Bênh nhân nằm nghiêng trái

­ Che mắt cho bênh nhân bằng gạc

5.4. Kỹ thuật chích:

Soi kiểm tra vị trí định chích xơ ( tâm, phình vị). Cho kim vào để định vị tổn thương, đuổi khí với nước cất, nạp thuốc, đâm kim vào lòng mạch, bơm thuốc đã pha, đuổi thuốc bằng 1ml nước cất. Bơm 5ml nước cất để làm sạch kim. Thực hiên tương tự cho các mũi tiêm thứ 2, 3

Rút máy: rút đầu kim vào vỏ, rút máy soi, xử lý máy như thường lê

Các lưu ý:

• Dính kim vào búi dãn: chờ khi keo đông hoàn toàn => đẩy kim vào => kim sẽ bong ra

• Tắc kim: thay kim khác

• Dính keo vào đầu máy làm hư hỏng máy

5.5. Theo dõi sau thủ thuật:

­ Theo dõi sát sinh hiệu, tri giác

­ Tình trạng xuất huyết: phân, chất nôn

­ Tình trạng bụng

5.6. Điều trị nội khoa:

­ PPI liều cao đường tiêm hoặc truyền

­ Kháng sinh dự phòng

­ Băng niêm mạc

6. BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH XỬ TRÍ:

Xuất huyết tái phát: hồi sức nội khoa, xem xét chích histoarcryl lại hoặc làm TIPS

Sốt thoáng qua: lau mát, theo dõi

Đau sau chích xơ: theo dõi, có thể dung giảm đau nếu cần Nhiễm trùng : kháng sinh

Thuyên tắc phổi, thuyên tắc não, nhồi máu lách: xử trí tùy từng trường hợp Biến chứng dò tạng do chích sai

vị trí: xem xét điều trị ngoại khoa

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Trang 4

1. Phạm Hữu Tùng và cs (2010) “Hiệu quả của chích Histoarcryl trong điều trị xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch tâm phình vị tại bệnh viện Chợ rẫy”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh

2. Gourdas Choudhuri at al( 2008) “Long term efficacy and safety of N­butylcyanoacrylate in endoscopic treatment of gastric varices”. Tropical Gastroenterology

3. Sarin SK, Jain AK, Jain M, Gupta R. “A randomized controlled trial of cyanoacrylate versus alcohol injection in patients with isolated fundic varices”. Am J Gastroenterol

Ngày đăng: 09/11/2016, 03:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w