Lời Cảm ƠnQua quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu kết hợp với kiến thức đã được học trên ghế nhà trường đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Trang 2Lời Cảm Ơn
Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu kết hợp với kiến thức đã được học trên ghế nhà trường đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài “Kế toán danh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu”.
Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi
đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, quý công ty cùng toàn thể gia đình bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, đó chính là nền tảng và hành trang giúp tôi trong sự nghiệp của mình sau này.
Tôi cũng xin cảm ơn các chị trong phòng kế toán của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên Th.S Đào Nguyên Phi đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 3TNDN Thu nhập doanh nghiệp
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4Bảng 2.1 Bảng tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2013-2015) 33
Bảng 2.2 Bảng tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2013-2015) 36
Bảng 2.3 Bảng tình hình kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm (2013-2015) 38
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu 9
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán .11
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX 13
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKĐK 13
Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán doanh thu tài chính 14
Sơ đồ 1.6 Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính 15
Sơ đồ 1.7 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác 17
Sơ đồ 1.8 Sơ đồ hạch toán chi phí khác 18
Sơ đồ 1.9 Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng 19
Sơ đồ 1.10 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 21
Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất nắp chai Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất kem 28
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 29
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 31
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 5PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu đề tài 5
6 Những đóng góp dự kiến của đề tài 5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 6
1.1 Nhiệm vụ, ý nghĩa của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 6
1.1.1 Nhiệm vụ, ý nghĩa của kế toán doanh thu 6
1.1.2 Nhiệm vụ, ý nghĩa của kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 7
1.2 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và các khoản giảm trừ doanh thu 7
1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 7
1.2.1.1 Khái niệm 7
1.2.1.2 Chứng từ kế toán 8
1.2.1.3 Tài khoản sử dụng 9
1.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 9
1.2.2.1 Khái niệm 9
1.2.2.2 Chứng từ kế toán 10
1.2.2.3 Tài khoản sử dụng 10
1.2.2.4 Phương pháp hạch toán 11
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 61.3.3 Chứng từ kế toán 12
1.3.4 Tài khoản sử dụng 12
1.3.5 Phương pháp hạch toán 13
1.4 Kế toán doanh thu và chi phí tài chính 14
1.4.1 Kế toán doanh thu tài chính 14
1.4.1.1 Khái niệm 14
1.4.1.2 Chứng từ kế toán 14
1.4.1.3 Tài khoản sử dụng 14
1.4.1.4 Phương pháp hạch toán 14
1.4.2 Kế toán chi phí tài chính 15
1.4.2.1 Khái niệm 15
1.4.2.2 Chứng từ kế toán 15
1.4.2.3 Tài khoản kế toán sử dụng 15
1.4.2.4 Phương pháp hạch toán 15
1.5 Kế toán thu nhập khác và chi phí khác 16
1.5.1 Kế toán thu nhập khác 16
1.5.1.1 Khái niệm 16
1.5.1.2 Chứng từ kế toán 16
1.5.1.3 Tài khoản sử dụng 16
1.5.1.4 Phương pháp hạch toán 16
1.5.2 Kế toán chi phí khác 17
1.5.2.1 Khái niệm 17
1.5.2.2 Chứng từ kế toán 17
1.5.2.3 Tài khoản sử dụng 17
1.5.3 Phương pháp hạch toán 18
1.6 Kế toán chi phí bán hàng 18
1.6.1 Khái niệm 18
1.6.2 Chứng từ kế toán 18
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 71.7 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 20
1.7.1 Khái niệm 20
1.7.2 Chứng từ kế toán 20
1.7.3 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản 20
1.7.4 Phương pháp hạch toán 20
1.8 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 21
1.8.1 Khái niệm 21
1.8.2 Phương pháp xác định thuế thu nhập doanh nghiệp 21
1.8.3 Chứng từ sử dụng 22
1.8.3 Tài khoản sử dụng 22
1.8.4 Phương pháp hạch toán 22
1.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 23
1.9.1 Khái niệm 23
1.9.2 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh 23
1.9.3 Chứng từ kế toán 24
1.9.4 Tài khoản sử dụng 24
1.9.5 Phương pháp hạch toán 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU 25
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Á Châu 25
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 25
2.1.2 Ngành nghề lĩnh vực hoạt động của Công ty 27
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của công ty 27
2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất của nhà máy 27
2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 29
2.1.3.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 31
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8nghệ thực phẩm Á Châu 32
2.1.5 Tình hình tài sản và nguồn vốn qua 3 năm (2013-2015) của công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu 35
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2013 - 2015) của Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu 37
2.2 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu 40
2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu 40
2.2.1.1 Đặc điểm doanh thu 40
2.2.1.2 Chứng từ sử dụng 40
2.2.1.3 Tài khoản sử dụng 40
2.2.1.4 Sổ kế toán sử dụng 40
2.2.1.5 Kế toán doanh thu 40
2.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu 46
2.2.2.1 Đặc điểm các khoản giảm trừ doanh thu 46
2.2.2.2 Chứng từ sử dụng 46
2.2.2.3 Tài khoản sử dụng 46
2.2.2.4 Sổ kế toán sử dụng 46
2.2.2.5 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 46
2.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu 48
2.2.3.1 Đặc điểm giá vốn hàng bán 48
2.2.3.2 Tài khoản sử dụng 49
2.2.3.3 Sổ kế toán sử dụng 49
2.2.3.4 Kế toán giá vốn hàng bán 49
2.2.4 Kế toán doanh thu và chi phí tài chính tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu 51
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 92.2.4.3 Tài khoản sử dụng 51
2.2.4.4 Sổ kế toán sử dụng 51
2.2.4.5 Kế toán doanh thu và chi phí tài chính 51
2.2.5 Kế toán thu nhập và chi phí khác tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu 56
2.2.5.1 Đặc điểm thu nhập và chi phí khác 56
2.2.5.2 Chứng từ sử dụng 56
2.2.5.3 Tài khoản sử dụng 56
2.2.5.4 Sổ kế toán sử dụng 56
2.2.5.5 Kế toán thu nhập và chi phí khác 56
2.2.6 Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu 61
2.2.6.1 Kế toán chi phí bán hàng 61
2.2.6.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 61
2.2.7 Kế toán chi phí thuế TNDN tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu 65
2.2.7.1 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán thuế TNDN 65
2.2.7.2 Chứng từ sử dụng 65
2.2.7.3 Tài khoản sử dụng 65
2.2.7.4 Sổ kế toán sử dụng 65
2.2.7.5 Mức thuế suất được áp dụng 66
2.2.7.6 Kế toán thuế TNDN 66
2.2.8 Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu 67
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU 70
3.1 Một số đánh giá về tình hình công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu 70
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 103.1.1.3 Giải pháp góp phần cải thiện công tác kế toán tại công ty cổ phần kỹ nghệ thựcphẩm Á Châu 733.1.2 Đánh giá về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công
ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu .743.1.2.1 Ưu điểm 743.1.2.2 Nhược điểm 753.1.2.3 Giải pháp nhằm cải thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinhdoanh .75
PHẦN III: KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn không chỉ ở Việt Nam mà còn ởcác nước trên thế giới, mức độ cạnh tranh về hàng hoá và dịch vụ giữa các doanhnghiệp Việt Nam, giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài, giữathị trường trong nước với thị trường thế giới ngày càng trở nên khốc liệt, mang tínhsống còn đối với doanh nghiệp Do đó, mỗi doanh nghiệp không những phải tự lựcvươn lên trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải biết phát huy tối đa tiềmnăng của mình để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất Các doanh nghiệp không chỉ lotập trung vào khâu sản xuất mà quên đi khâu tiêu thụ tạo ra doanh thu, bởi sản xuất ranhiều sản phẩm có chất lượng tốt mà không có chính sách về quảng cáo sản phẩm đểngười tiêu dùng biết thì sản xuất ra không còn giá trị Quá trình tiêu thụ nhằm tăngdoanh thu được đánh giá có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Bởi vì quá trình này chuyển hoá vốn từ hình thái vậtchất sang hình thái giá trị “tiền tệ”, giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn để tiếp tục quátrình sản xuất kinh doanh tiếp theo
Theo VAS 14 về doanh thu và thu nhập khác: “ Doanh thu là tổng giá trị các lợiích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản
Hoàng Thị Quỳnh – Trường ĐH Kinh Tế Huế có nhận xét: “Công tác kế toán
nghiệp, đồng thời việc tổ chức kế toán doanh thu phải đảm bảo hợp lý, nhanh gọn
nhằm cung cấp những số liệu chính xác, kịp thời giúp các nhà quản lý có được nhữngquyết định thích hợp và đúng đắn Công tác kế toán doanh thu và xác định kết quảkinh doanh là một trong những biện pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là vì vậy”(Khóa luận tốt nghiệp 2014)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12phải tiến hành tiêu thụ để thu tiền về tạo nên doanh thu của mình Đây là bộ phận
quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp” (Chuyên đề tốt nghiêp – Trường
ĐH Kinh Tế Quốc Dân)
“Bộ máy kế toán thực hiện các mục tiêu công cụ quản lý kinh doanh, kết quảkinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp Hạch toán và xác định kết quảkinh doanh tại một đơn vị, cách thức thu thập, xử lý chứng từ kế toán cũng như cáchthức ghi chép chi tiết và tổng hợp đã đảm bảo được yêu cầu chính xác, kịp thời, rõ ràngcủa kế toán” (Hoàng Thị Hồng Hảo- Báo cáo thực tập ĐH Công Nghệ Vạn Xuân)
Từ những dẫn chứng trên đây, cho thấy được vai trò quan trọng của doanh thucũng như là xác định đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, xác định lãi lỗ vàmang tính chất sống còn đối với mỗi doanh nghiệp
Với nhận thức trên và qua thời gian tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thựcphẩm Á Châu là một công ty sản xuất luôn quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả kinhdoanh để giúp công ty luôn đứng vững trên thị trường Nên em đã quyết định đi sâu
vào nghiên cứu đề tài “KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU”
làm đề tài khóa luận của mình Qua đề tài này để làm rõ một số thắc mắc như: “Mốiliên hệ của doanh thu và chi phí cũng như kết quả kinh doanh?” Hay là “việc ghi nhậndoanh thu không chính xác sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh?”,
“Thực trạng công tác doanh thu tại công ty như thế nào?” Và thắc mắc trong việc
“phân bổ chi phí, phân bổ doanh thu tác động ra sao đến lợi nhuận của công ty” cũngcần được giải quyết cụ thể trong báo cáo khóa luận tốt nghiệp này
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện nhằm đạt được các mục đích sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quảkinh doanh tại doanh nghiệp sản xuất
Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanhĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13Đánh giá ưu điểm, nhược điểm về công tác kế toán doanh thu và xác định kếtquả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung, kế toándoanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm ÁChâu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu về Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu đi sâu nghiêncứu tình hình kế toán doanh thu và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty
Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Đề tài được thực hiện tại phòng kế toán của công ty Cổphần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu
Về mặt thời gian: Số liệu liên quan đến tình hình tài chính qua 3 năm từ
2013-2015 và tình hình công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công
ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu trong thời gian thực tập từ 18 tháng 2 năm
2016 đến 15 tháng 5 năm 2016
Về nội dung: thực hiện nghiên cứu kế toán doanh thu và xác định kế quả kinhdoanh tại công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu qua 3 năm tài chính, đồng thờigiải quyết các câu hỏi lớn từ đầu bài và giải quyết các mục tiêu đã đề ra trong quá trìnhnghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tài liệu để trang bị những lý luận
cơ bản sử dụng để đánh giá công tác kế toán của công ty thông qua các phương tiệnnhư đọc sách, giáo trình, báo, internet, các số liệu từ phòng kế toán của công ty Cổ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 14Phương pháp thu thập số liệu: Để thu thập được số liệu kế toán cần dùng thìphải phỏng vấn kế toán viên trong văn phòng, trực tiếp hỏi các nhân viên trong phòng
kế toán của công ty, quan sát và ghi chép những công việc mà các nhân viên trongphòng kế toán thực hiện Từ đó nhận biết những vấn đề liên quan đến tình hình củacông ty và tính toán được chính xác các chỉ số cần thiết để bài báo cáo được hoàn thiệnhơn Phương pháp này được thực hiện trong suốt quá trình thu thập số liệu thứ cấp quacác báo cáo, thực hiện đến khi hoàn thành bài báo cáo này
Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp này sẽ được dùng đê đánh giá thựctrạng của công ty trong chương 2 phần 2 bài báo cáo này
Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu qua từng năm để thấyđược sự biến động của từng chỉ tiêu Phương pháp này áp dụng trong trường hợp đánhgiá tình hình lao động và kết quả kinh doanh của công ty
Phương pháp phân tích số liệu: dựa trên số liệu đã thu thập và so sánh, tiếnhành đánh giá các vấn đề liên quan đến tình hình KQKD của công ty
Phương pháp tổng hợp số liệu: Tổng hợp những thông tin đã thu thập, tính toánđược để rút ra những đánh giá và kết luận cần thiết
Phương pháp kế toán: sử dụng các hóa đơn, chứng từ, tài khoản, sổ sách để hệthống hóa và kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Phương pháp này được sửdụng xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài
Phương pháp xử lý số liệu bao gồm nhiều phương pháp nhỏ, đánh giá từngmục, từng khía cạnh của vấn đề doanh thu và XĐKQKD, từ những nhận định, đánhgiá này để xét trên các khía cạnh tổng thể, đưa ra cái nhìn tổng quát, khách quan vàchính xác nhất cho đề tài đang nghiên cứu, đồng thời giải quyết các câu hỏi lớn đặt ra
ở đầu bài
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 155 Kết cấu đề tài
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanhtrong các doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanhtại công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu
Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện công tác kế toán doanh thu và xácđịnh kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu
Phần III: Kết luận
6 Những đóng góp dự kiến của đề tài
Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện về công tác kế toán doanh thu và xácđịnh kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu như:
Hoàn thiện bộ máy kế toán tại công ty
Hoàn thiện công tác hạch toán doanh thu và XĐKQKD tại công ty
Đề xuất các ý kiến nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty…
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 16PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1 Nhiệm vụ, ý nghĩa của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
1.1.1 Nhiệm vụ, ý nghĩa của kế toán doanh thu
Trong doanh nghiệp sản xuất khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là hai khâucực kì quan trọng Do vậy việc xác định doanh thu và thu nhập là công tác quan trọng
để xác định kết quả tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạođiều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước
Bên cạnh đó, trong doanh nghiệp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụchiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng nhỏ còn lại là doanh thu tài chính và các khoản thu nhập
từ hoạt động khác Doanh thu bán hàng là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệptrang trải các khoản chi phí về công cụ lao động Vì vậy, kế toán doanh thu bán hàng
có ý nghĩa vô cùng to lớn
Nhiệm vụ của kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Một là ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời khối lượng hàng hóa bán ra, tính toánđúng đắn giá trị giá vốn của hàng bán ra và các chi phí nhằm xác định chính xác kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp
Hai là cung cấp thông tin kịp thời về tình hình bán hàng phục vụ cho lãnh đạođiều hành hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp
Ba là kiểm tra tiến độ thực hiện kế toán doanh thu bán hàng, kế toán lợi nhuận,
kĩ thuật thanh toán và quản lí chặt chẽ tiền bán hàng
Như vậy, kế toán doanh thu nói chung và kế toán doanh thu bán hàng và cungĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17thực cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nó giúp người sử dụng thông tincủa kế toán nắm được toàn diện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp ngườiquản lí trong việc ra quyết định kịp thời cũng như trong việc lập kế hoạch kinh doanhtrong tương lai.
1.1.2 Nhiệm vụ, ý nghĩa của kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Xác định kết quả kinh doanh là cơ sở đánh giá hiệu quả cuối cùng của hoạtđộng sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng tới sự sống còn của doanh nghiệp Do đó mà
kế toán xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tácquản lí và tiêu thụ hàng hóa Thông qua các thông tin kế toán, người điều hành doanhnghiệp có thể biết được mức độ hoàn thành tiêu thụ, xác định chính xác kết quả kinhdoanh trong kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động tốt trong kỳ tiếptheo, phát hiện kịp thời những khúc mắc trong từng khâu, từ đó doanh nghiệp có thể
có các biện pháp tháo gỡ phù hợp hơn để kinh doanh hiệu quả ngày càng cao, đồngthời cung cấp thông tin cho các bên đầu tư vào doanh nghiệp, giữ vững uy tín củadoanh nghiệp trong mối quan hệ với bên ngoài
Kế toán xác định kết quả kinh doanh cho chúng ta cái nhìn tổng hợp và chi tiết
về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ đắc lực cho các nhà quản trị trongquá trình quản lí và phát triển doanh nghiệp
Việc xác định đúng kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản trịdoanh nghiệp thấy được ưu điểm và nhược điểm, những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa
ra các giải pháp khắc phục, đề ra các phương án chiến lược kinh doanh đúng đắn vàphù hợp hơn cho các kì tiếp theo
1.2 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và các khoản giảm trừ doanh thu
1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.2.1.1 Khái niệm
Theo VAS 14 về doanh thu và thu nhập khác: “Doanh thu là tổng giá trị các lợiĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền mà thu được hoặc
sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hànghóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêmngoài giá bán (nếu có)
Điều kiện ghi nhận doanh thu: Theo VAS 14 Doanh thu bán hàng được ghinhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lí hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng;
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Doanh thu từ cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó đượcxác định một cách đáng tin cậy Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quanđến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đãhoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó Kết quả của giao dịch cungcấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả 4 điều kiện sau:
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó
- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán
Trang 19- Biên bản giao nhận.
1.2.1.3 Tài khoản sử dụng
TK 511, 111, 112, 131, 521, 133, 3331, 911…
1.2.1.4 Phương pháp hạch toán
Giải thích sơ đồ: (xem phụ lục 1)
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu
1.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
TK 151, 156, 157…
TK 131, 1368
(4b)( 4a)
TK 3331
TK 133(3)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20trả lại Theo VAS 14 - Doanh thu và thu nhập khác( Ban hành và công bố theo QĐ số149/2001/QĐ - BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài Chính):
Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết chokhách hàng mua với khối lượng lớn
Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩmchất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
Hàng bán bị trả lại: là khối lượng hàng bán đã xác định là đã tiêu thụ, nhưng bịkhách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàngkém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại và bị từ chối thanh toán
1.2.2.2 Chứng từ kế toán
Chiết khấu thương mại: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng ( trên hóa đơn ghi rõ
tỷ lệ và số tiền chiết khấu), phiếu thu, giấy báo có
Giảm giá hàng bán: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu thu, giấy báo có,biên bản giảm giá
Hàng bán bị trả lại: hóa đơn của bên mua xuất trả lại hàng đã mua, kèm theo làcác văn bản về lí do bị trả lại
1.2.2.3 Tài khoản sử dụng
Tại điều 81 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định, thì tài khoản 521- Cáckhoản giảm trừ doanh thu, dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vàodoanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ gồm: chiết khấu thương mại,giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2:
TK 5211: Chiết khấu thương mại
TK 5212: Hàng bán bị trả lạiĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21Các tài khoản liên quan: 111, 112, 131, 511, 632…
1.2.2.4 Phương pháp hạch toán
Giải thích sơ đồ: (xem phụ lục 2)
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá
Trang 22của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra Hơn nữa, giá trị tồnkho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO):
Theo phương pháp này hàng nhập kho trước thì xuất trước Nghĩa là phải xuấthết giá trị hàng nhập kho trước rồi mới xuất hàng nhập kho sau Như vậy giá mua củahàng xuất kho được tính theo đơn giá của hàng mua vào nhập kho trước Tại các thờiđiểm đầu, giá mua của hàng tồn kho cuối kỳ sẽ là giá mua của hàng mua sau cùng.Phương pháp này có nhược điểm là chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp vớidoanh thu hiện hành, thích hợp với các điều kiện giá cả ổn định hoặc có xu hướnggiảm, với loại hàng cần tiêu thụ nhanh
Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO):
Phương pháp này dựa trên giả thiết hàng nhập kho sau thì xuất trước Khi tính giámua của hàng xuất kho sẽ căn cứ vào đơn giá mua của hàng nhập kho lần xuất gần nhất.Như vậy, giá mua của hàng xuất kho là giá mua của hàng nhập kho sau Phương phápnày đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, tuy nhiên nhược điểm củaphương pháp này là doanh thu doanh nghiệp sẽ giảm trong điều kiện lạm phát và lượngtồn kho có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán Vì vậy phương pháp nàythích hợp trong điều kiện giá cả tăng, làm giảm thuế thu nhập phải nộp
Phương pháp bình quân gia quyền:
Theo phương pháp này cần tính đơn giá bình quân cho từng mặt hàng Có thểtính vào thời điểm cuối kỳ hoặc tại các thời điểm xuất kho hàng hóa
Trang 23- Các tài khoản liên quan: 155, 156, 157, 133, 2294, 911…
1.3.5 Phương pháp hạch toán
Theo phương pháp KKTX:
Giải thích sơ đồ: (xem phụ lục 3)
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX
Theo phương pháp KKĐK:
Giải thích sơ đồ: (xem phụ lục 4)
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKĐK
( 5b)
( 8)( 4)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 241.4 Kế toán doanh thu và chi phí tài chính
1.4.1 Kế toán doanh thu tài chính
1.4.1.1 Khái niệm
Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thuđược từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán như doanh thu từcác khoản lãi tiền gửi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia, …( Nguyên lý kếtoán, TS Trần Đình Phụng, 2011)
1.4.1.2 Chứng từ kế toán
1.4.1.3 Tài khoản sử dụng
TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Các tài khoản liên quan: 111, 156, 138, 3333, 311, 331, 911…
1.4.1.4 Phương pháp hạch toán
Giải thích sơ đồ: (xem phụ lục 5)
Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán doanh thu tài chính
( 3)(2)
( 1)( 4)
Trang 251.4.2 Kế toán chi phí tài chính
1.4.2.1 Khái niệm
Chi phí hoạt động tài chính là những chi phí liên quan đến hoạt động về vốn, cáchoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính của doanhnghiệp Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: Chi phí liên quan đến hoạt động đầu tưtài chính, chi phí liên quan đến hoạt động vay vốn, chi phí liên quan đến hoạt độngmua bán ngoại tệ …( Nguyên lý kế toán, TS Trần Đình Phụng, 2011)
1.4.2.2 Chứng từ kế toán
1.4.2.3 Tài khoản kế toán sử dụng
TK 635 – Chi phí tài chính
Các tài khoản liên quan: 111, 112, 141, 142, 121, 128, 131, 911…
1.4.2.4 Phương pháp hạch toán
Giải thích sơ đồ: (xem phụ lục 6)
Sơ đồ 1.6 Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính
( 6a)( 6b)
TK 911( 7)
Trang 261.5 Kế toán thu nhập khác và chi phí khác
1.5.1 Kế toán thu nhập khác
1.5.1.1 Khái niệm
Thu nhập khác: là các khoản thu nhập ngoài hoạt động tạo ra doanh thu củadoanh nghiệp như: thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu tiền phạt vi phạm hợpđồng, thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ, các khoản thuế được NSNN hoàn lại,khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, các khoản tiền thưởng, quà biếu, thunhập thuộc các năm trước bị bỏ sót,…( Nguyên lý kế toán, TS Trần Đình Phụng,2011)
1.5.1.2 Chứng từ kế toán
Trang 27Giải thích sơ đồ: (xem phụ lục 7)
Sơ đồ 1.7 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác
1.5.2 Kế toán chi phí khác
1.5.2.1 Khái niệm
Chi phí khác: là những khoản lỗ do các sự kiện hay những nghiệp vụ riêng biệtvới hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra; cũng có thể là những khoản chiphí bị bỏ sót từ những năm trước ( Nguyên lý kế toán, TS Trần Đình Phụng, 2011).1.5.2.2 Chứng từ kế toán
Phiếu chi, giấy báo nợ ngân hàng
Hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế
TK 111, 112, 131( 3)
Trang 28Các tài khoản liên quan: 152, 153, 155, 156, 911…
1.5.3 Phương pháp hạch toán
Giải thích sơ đồ: (xem phụ lục 8)
Sơ đồ 1.8 Sơ đồ hạch toán chi phí khác1.6 Kế toán chi phí bán hàng
1.6.1 Khái niệm
Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụthành phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ bao gồm chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vậtliệu, bao bì, chi phí dụng cụ, đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ muangoài, chi phí bằng tiền khác (Nguyên lý kế toán, TS Trần Đình Phụng, 2011)
TK 211, 213
TK 214(2)
Trang 291.6.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng được mở chi tiết theo từng nội dung chi phígồm các tài khoản sau:
TK 6411 – Chi phí nhân viên
TK 6412 – Chi phí vật liệu bao bì
Trang 301.7 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
1.7.1 Khái niệm
Chi phí QLDN: gồm các khoản chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lýhành chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp Chi phíQLDN được kế toán chi tiết theo các nội dung khoản mục chi phí như: lương, BHXH,kinh phí công đoàn, BHYT, chi phí vật liệu (Nguyên lý kế toán, TS Trần Đình Phụng,2011)
1.7.2 Chứng từ kế toán
1.7.3 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản
TK 642 gồm các tài khoản cấp sau:
TK 6421 - Chi phí nhân viên quản lý
TK 6422 – Chi phí vật liệu quản lý
Các tài khoản liên quan: 334, 338, 111, 112, 152, 153, 142, 911
1.7.4 Phương pháp hạch toánĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31Sơ đồ 1.10 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp1.8 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
1.8.1 Khái niệm
Theo CMKT số 17: “ Thuế thu nhập doanh nghiệp là chi phí thuế thu nhập hiệnhành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗcủa một kỳ”
1.8.2 Phương pháp xác định thuế thu nhập doanh nghiệp
khác
Kết chuyển CP
TK 911Các khoản giảm trừ CP
TK 111,112,331
TK 2293Hoàn nhập
dự phòng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32Thu nhập
tính thuế =
Thu nhập chịu thuế - ( Thu nhập được
Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy
TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Các tài khoản liên quan: 111, 112, 3334, 911…
1.8.4 Phương pháp hạch toán
Trình tự hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
Giải thích sơ đồ: (xem phụ lục 9)
Sơ đồ 1.11 Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành
Giải thích sơ đồ: (xem phụ lục 10)
Sơ đồ 1.12 Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN hoãn lại
Trang 331.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
1.9.1 Khái niệm
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ thuần và doanh thu hoạt động tài chính với giá vốn hàngbán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (Nguyên lý kếtoán, TS Trần Đình Phụng, 2011)
1.9.2 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh tình hình và kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả khác
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện trên bảng báo cáo kết quảkinh doanh thông qua các chỉ tiêu sau:
Trong đó: Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV = DT thuần về bán hàng và
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
LNST = Tổng LNTT – Chi phí thuế TNDN hiện hành – Chi phí thuế TNDN hoãn lại
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = LN thuần từ hoạt động kinh doanh + LN khácThuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN
( Thu nhập chịu thuế = LN kế toán trước thuế + Điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế –Điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế)
1.9.3 Chứng từ kế toán
Bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động khác
Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có ngân hàng
Các chứng từ liên quan
1.9.4 Tài khoản sử dụng
TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Các tài khoản liên quan: 421,511, 515, 632, 635, 641, 642711, 811, 821
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ
NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Á Châu
Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu đuợc cấp giấy phép kinh doanh
kể từ ngày 01/03/2011 và chính thức kế thừa các hoạt động sản xuất kinh doanh củaNhà máy Bia Huế
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á ChâuTên giao dịch: A Chau Food Technology Joint Stock Company
Trụ sở công ty: 61 Nguyễn Khoa Chiêm, phường An Tây, thành phố Huế, tỉnhThừa Thiên Huế
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu có tiền thân là Nhà máy BiaHuế, một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập vào ngày 10/10/1990 theo quyếtđịnh số 902/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và sản xuất sản phẩm bia vớithương hiệu Huda Beer Đến 06/04/1994, Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư đãcấp giấy phép đầu tư số 835/QĐ-UBND cho phép Nhà máy Bia Huế ký hợp đồng liên
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36ty Bia Huế là 50%, trở thành pháp nhân đại diện cho bên Việt Nam tham gia liêndoanh Ngoài việc làm đối tác liên doanh, giữ 50% vốn góp trong Công ty Bia Huế,năm 2001 được sự cho phép của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Nhà máy Bia Huế đãphục hồi dây chuyền sản xuất sữa chua theo quyết định số 543/QĐ-UBND ngày28/02/2000 từ nguồn vốn đầu tư là 4.241.083.000 VNĐ.
Cuối năm 2001, đầu tư dây chuyền thiết bị chân không từ nguồn vốn sự nghiệpkhoa học công nghệ Năm 2002 đầu tư dây chuyền sản xuất kem các loại theo quyếtđịnh số 3137/QĐ-UBND ngày 28/02/2002 với tổng số vốn đầu tư là 6.685.000.000VNĐ từ quỹ phát triển sản xuất của Nhà máy và các nguồn huy động hợp pháp khác
Năm 2005, Nhà máy Bia Huế tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất nắp chai phục
vụ cho lĩnh vực nước uống đóng chai thủy tinh (bia, nước ngọt, …) theo quyết định số4066/QĐ-UBND ngày 30/11/2005 của tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng số vốn đầu tư là6.615.204.000 VNĐ từ quỹ phát triển sản xuất của Nhà máy
Từ năm 2006 đến nay, Nhà máy sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm như: sữachua, kem các loại, thạch rau câu, trái cây sấy khô, nắp chai các loại,…
Đến ngày 25/06/2009, Nhà máy Bia Huế ngưng làm đối tác liên doanh củaCông ty Bia Huế theo quyết định số 1073/QĐ-UBND ngày 09/06/2007 của Chính phủ
về chuyển đổi Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần Nhà máyBia Huế chuyển phần vốn trong liên doanh Công ty Bia Huế cho Công ty TNHHNNMTV Xổ Số Kiến Thiết tỉnh Thừa Thiên Huế nắm giữ và thực hiện các bước cổ phầnhoá phần vốn đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại Nhà máy Bia Huế theo Quyếtđịnh số 160/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 20/01/2009 để chuyểnthành Công ty cổ phần
Tháng 07/2009, Nhà máy Bia Huế tiến hành các bước phục vụ công tác cổ phầnhóa doanh nghiệp và đến cuổi tháng 11/2010, Nhà máy chính thức chuyển đổi thànhCông ty cồ phần theo quyết định sổ 2239/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huếvới tên mới là Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu Công ty có vốn điều lệ
17 tỷ đồng, có 72 cổ đông, trong đó cổ phần Nhà nước chiếm 79,2% vốn điều lệ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37Ngày 11/01/2011, Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu đã họp ĐạiHội Đồng Cổ đông lần đầu tiên và ngày 01/03/2011 Công ty chính thức đi vào hoạtđộng theo mô hình mới với chức năng, nhiệm vụ như Nhà máy Bia Huế trước đây.
Với phương châm “Tạo dựng lòng tin qua từng sản phẩm”, rất chú trọng đếnyếu tố chất lượng sản phẩm và luôn đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhânviên Nhờ đó, các sản phẩm của công ty đã được khách hàng ủng hộ, thị trường ngàycàng mở rộng, doanh số ổn định và tăng đều trong những năm qua
2.1.2 Ngành nghề lĩnh vực hoạt động của Công ty
Công ty chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm:
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của công ty
2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất của nhà máy
Công ty có nhiều quy trình sản xuất, dưới đây là hai quy trình sản xuất chính củacông ty:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 38Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất nắp chai Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất kem
Thanh trùng (+85°C)
Ủ ageing (+4°C) Khuấy trộn (+60°C)
Bảo quản (-25°C)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 392.1.3.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạoQuan hệ phối hợp
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
Hội đồng quản trị: Bao gồm các đại diện cho toàn thể công ty, Chủ tịch Hội
đồng quản trị là người đứng đầu nhằm giám sát hoạt động của công ty và chịu tráchnhiệm trước pháp luật
Ban Giám đốc: Là người đứng đầu đại diện trước pháp luật của công ty, có
chức năng điều hành chung, trực tiếp chỉ đạo các bộ phận trong bộ máy kinh doanh,phụ trách chung về vấn đề tài chính, đối nội, đối ngoại và nhân sự
Bộ phận Sản xuất: Trực tiếp phụ trách về sản xuất của các phân xưởng trong
công ty để đạt hiệu quả và hiệu suất sản xuất kinh doanh cao
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊBAN GIÁM ĐỐC
sản xuất
chíp
Phânxưởngsản xuấtnắp chai
Tổ cơđiện
PhòngKCS
Tổvật tư
Phòng
Tổ chứcHànhchính
PhòngKếhoạch,Kinhdoanh
Trang 40Phân xưởng sản xuất chíp: Chuyên sản xuất các loại trái cây sấy khô như: mít,dứa, vải.
Phân xưởng sản xuất nắp chai: Chuyên sản xuất các loại nắp chai và phụ kiệnđóng chai các loại
Phòng KCS: Theo dõi, kiểm tra tỷ lệ và đánh giá cụ thể tình hình chất lượng sảnphẩm trước khi xuất xưởng; theo dõi, tổng hợp, phân tích các phát sinh về chất lượngsản phẩm trong quá trình sản xuất; kiểm tra quy trình quản lý chất lượng trong quátrình sản xuất; quản lý và giám sát việc thực hiện các nội quy về cấp phát vật tư,nguyên phụ liệu sản xuất; phổ biến và hướng dẫn đến từng tổ sản xuất các yêu cầu vềchất lượng sản phẩm; phát hiện kịp thời những sai hỏng và đề xuất biện pháp sửachữa; nhắc nhở những trường hợp sai quy trình kỹ thuật và quy rõ trách nhiệm thuộc
về ai; tham gia giải quyết đơn khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Tổ cơ điện: Chịu trách nhiệm đảm bảo cung ứng điện; sửa chửa, phục hồi cáctrang thiết bị điện, dây chuyền sản xuất bị hỏng; tránh tình trạng làm gián đoạn quátrình sản xuất
Bộ phận Hành chính: Trực tiếp điều hành các phòng ban trong bộ máy quản lý
của công ty bao gồm:
Tổ vật tư: Chuyên mua sắm các loại vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất kinhdoanh của các phân xưởng trong công ty
Phòng Tổ chức Hành chính: Xây dựng và hoàn thiện các nội quy, quy chế quản
lý nhằm phù hợp với sự đổi mới của cơ chế thị trường Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,sắp xếp và bố trí cán bộ công nhân viên đúng theo năng lực, trình độ của mỗi người vàtheo tiêu chuẩn của Nhà nước quy định
Phòng Kế hoạch, Kinh doanh: Tổ chức thực hiện kế hoạch cung ứng sản phẩmcủa công ty Quản lý việc sử dụng nguyên vật liệu sản xuất kinh doanh, vật tư, kỹ thuậtđặt mua trong nước và nhập khẩu Định kỳ phối hợp với các phòng ban liên quan tiếnhành kiểm kê, đối chiếu nguyên vật liệu, thành phẩm trong kho của công ty để kịp thời
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ