1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an

73 323 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 742,3 KB

Nội dung

Xuất phát từ một huyện nông nghiệp là chính, trong những năm qua Đảng bộ,chính quyền và nhân dân huyện Nam Đàn đã có nhiều nỗ lực thực hiện các chươngtrình kinh tế- xã hội của địa phương

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

Lớp: K45A Kế hoạch - Đầu tư

Niên khóa: 2011 - 2015

Huế, tháng 05 năm 2015

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phan Văn Hòa – Giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển – Người thầy giáo đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị và đặc biệt là chú Lan và anh Sỹ ở phòng Công Thương Huyện Nam Dàn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi, cung cấp những thông tin cần thiết trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tại địa bàn Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn người thân, gia đình

và bạn bè đã quan tâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, tiến hành nghiên cứu và hoàn thành

đề tài này.

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện

Trịnh Thị Ngọc Linh

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Mục tiêu nghiên cứu 1

3.Phương pháp nghiên cứu 2

4.Kết quả nghiên cứu 2

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3

1.Tính cấp thiết của đề tài 3

2.Mục tiêu nghiên cứu 4

3.Câu hỏi nghiên cứu 4

4.Phương pháp nghiên cứu 4

5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP 6

1.1 Cơ sở lí luận 6

1.1.1 Tổng quan về đầu tư 6

1.1.1.1 Khái niệm về đầu tư 6

1.1.1.2 Khái niệm vốn đầu tư 7

1.1.1.3 Thu hút đầu tư 7

1.1.1.4 Vai trò của vốn đầu tư trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và trong nền kinh tế 8

1.1.2 Nguồn vốn đầu tư 11

1.1.2.1 Khái niệm 11

1.1.2.2 Phân loại 11 ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

1.1.3 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sự cần thiết phải thu hút vốn

đầu tư phát triển CN- TTCN 13

1.1.3.1 Khái niệm công nghiệp 13

1.1.3.2 Khái niệm tiểu thủ công nghiệp 14

1.1.3.3 Vai trò và sự cần thiết phải tăng cường đầu tư vào công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 14

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 15

1.1.4.1 Các nhân tố kinh tế 15

1.1.4.2 Các nhân tố tài nguyên 15

1.1.4.3 Các nhân tố cơ sở hạ tầng 16

1.1.4.4 Các nhân tố chính sách phát triển CN - TTCN tại địa phương 16

1.1.4.5 Trình độ phát triển khoa học công nghệ 17

1.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư vào phát triển CN - TTCN 17

1.1.5.1 Tổng vốn đầu tư và tốc độ tăng vốn đầu tư được thu hút: 17

1.1.5.2 Số dự án và tốc độ tăng của các dự án được thu hút: 18

1.1.5.3 Quy mô của dự án đầu tư: 18

1.1.5.4 Vốn đầu tư phân theo nguồn thu hút: 18

1.1.5.5 Vốn đầu tư thực hiện: 19

1.2 Cơ sở thực tiễn 19

1.2.1 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển CN - TTCN tại một số địa phương 19

1.2.1.1 Thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương .19

1.2.1.2 Thu hút vốn đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp trên một số địa bàn .20

1.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho hoạt động thu hút vốn đầu tư phát triển CN - TTCN huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An 21 ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

CHƯƠNG II :THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG

NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÀN 23

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 23

2.1.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 23

2.1.1.2 Khí hậu, thủy văn 24

2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển CN - TTCN 25

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 26

2.1.2.1 Tổng giá trị gia tăng và tăng trưởng kinh tế 26

2.1.2.2 Thu chi ngân sách trên địa bàn 28

2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng 29

2.1.2.4 Dân số và lao động .30

2.1.2.5 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Nam Đàn giai đoạn 2011-2014 34

2.2 Khái quát tình hình phát triển CN - TTCN trên địa bàn huyện 36

2.2.1 Tăng trưởng giá trị sản xuất 36

2.2.2 Cơ cấu sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong công nghiệp 37

2.2.3 Hoạt động của các cụm công nghiệp .37

2.2.4 Hoạt động của các làng nghề tiểu thủ công nghiệp .39

2.2.5 Lao động công nghiệp .40

2.3 Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển CN - TTCN huyện Nam Đàn 40

2.3.1 Vốn đầu tư phát triển CN - TTCN trên địa bàn huyện 41

2.3.2 Nguồn vốn đầu tư cho phát triển CN - TTCN trên địa bàn huyện .42

2.3.3 Các chính sách thu hút vốn đầu tư để phát triển CN - TTCN trên địa bàn huyện 42

2.3.3.1 Các chính sách khuyến khích và ưu đãi trong đầu tư 42

2.3.3.2 Cải thiện môi trường kinh doanh .44

2.3.3.3 Thực hiện các chương trình khuyến công 45

2.3.3.4 Quảng bá hình ảnh địa phương .46 ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

2.3.3.5 Đánh giá thực hiện các chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn

huyện .47

2.4 Đánh giá tình hình thu hút đầu tư vào CN - TTCN .49

2.4.1 Thành tựu 49

2.4.2 Hạn chế .49

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÀN TỈNH NGHỆ AN 51

3.1 Ma trận SWOT thu hút vốn phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn 51

3.2 Phương hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đàn 53

3.3 Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đàn 53

3.3.1 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư 54

3.3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư của doanh nghiệp 54

3.3.3 Giải pháp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển 55

3.3.4 Giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực 56

3.3.5 Giải pháp đổi mới và đẩy mạnh xúc tiến, vận động đầu tư để thu hút nhà đầu tư thực hiện vào huyện 56

3.3.6 Khuyến khích đầu tư các đối tượng ngoài quốc doanh 57

3.3.7 Chính quyền địa phương tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 58

3.3.8 Hoạch định và ban hành các chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển CN- TTCN 58

3.3.9 Quy hoạch các khu công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp 59

3.3.10 Giải pháp tài chính 60 3.3.11 Giải pháp thị trường 60 3.3.12.Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ các khu công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề 60 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

I Kết luận 62

II Kiến nghị 62

2.1 Đối với các cấp lãnh đạo, cơ quan nhà nước liên quan 62

2.2 Đối với doanh nghiệp, nhân dân, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

ADASBQL

Tổng cầuTổng cungBan quản lýCDCCKT

CNGDPCNH-HĐHCN

ĐVTGTSXHĐNDHTXICORKCNKT-XHQHNSNNSWOTTNHH 1 TVTNHH

TM - DVTTCN

Chuyển dịch cơ cấu kinh tếCông nghiệp

Tổng sản phẩm quốc nộiCông nghiệp hóa – Hiện đại hóaCông nghiệp

Đơn vị tínhGiá trị sản xuấtHội đồng nhân dânHợp tác xã

Hệ số gia tăng vốn đầu rakhu công nghiệp

Kinh tế - xã hộiQuốc hộiNgân sách nhà nướcĐiểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thứcTrách nhiệm hữu hạn một thành viênTrách nhiệm hữu hạn

Thương mại- dịch vụTiểu thủ công nghiệpUBND

XDCB

Ủy ban nhân dânXây dựng cơ bảnĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: GDP và tăng trưởng kinh tế huyện Nam Đàn giai đoạn 2011- 2014 27

Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của Huyện Nam Đàn giai đoạn 2011 –

2014 32

Bảng 3: Một số chỉ tiêu dân số và lao động trên địa bàn huyện Nam Đàn giai

đoạn 2011- 2014 33

Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Nam Đàn giai đoạn 2011- 2014 34

Bảng 5: Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Nam Đàn giai

Bảng 8: Lao động công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp phân theo thành phần kinh

tế của huyện Nam Đàn giai đoạn 2011- 2014 40

Bảng 9: Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Nam Đàn

theo ngành kinh tế giai đoạn 2011- 2014 41

Bảng 10:Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện huyện Nam Đàn theo nguồn

vốn đầu tư 42

Bảng 11: Ma trận swot thu hút vốn phát triển CN- TTCN trên địa bàn huyện

Nam Đàn 51

Biểu đồ: Cơ cấu kinh tế huyện Nam Đàn giai đoạn 2011 – 2014 28

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nam Đàn là một huyện có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng đất đai và conngười Xuất phát từ một huyện nông nghiệp là chính, trong những năm qua Đảng bộ,chính quyền và nhân dân huyện Nam Đàn đã có nhiều nỗ lực thực hiện các chươngtrình kinh tế- xã hội của địa phương, bước đầu đã đạt được những thành tựu nhất địnhtrong việc ổn định sản xuất và đời sống của các tầng lớp nhân dân, giữ vững ổn địnhchính trị và trật tự an toàn xã hội Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm

2020 của huyện Nam Đàn, CN - TTCN có vai trò rất quan trọng trong việc góp phầnthiết thực làm tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, tạo nguồn thu choNSNN, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Việc phát triển CN - TTCNtrong đó việc xây dựng các KCN tập trung, phát triển các cụm công nghiệp làng nghề

đã được xác định là khâu đột phá để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế củahuyện từ Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ sang Công nghiệp - Dịch vụ - Nôngnghiệp là định hướng đúng đắn Tuy nhiên, phát triển CN - TTCN tại địa phương ởNam Đàn còn nhiều bất cập làm hạn chế sự phát triển CN - TTCN nói riêng và pháttriển KT - XH nói chung mà nguyên nhân chính vẫn là nguồn vốn đầu tư Xuất phát từnhững cơ sở lý luận và thực tiễn, thu hút vốn đầu tư để phát triển CN - TTCN tại địaphương cần thiết và rất quan trọng Với đề tài “ Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An" bản thân mong muốn góp phần tìm ra những giải pháp khả thi để đáp ứng nhu cầu

phát triển CN - TTCN của huyện, phục vụ việc thực hiện các mục tiêu của chiến lượcphát triển KT - XH ở địa phương Đó là lý do nghiên cứu của đề tài

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Khái quát lý luận về vốn đầu tư, các nguồn vốn đầu tư và vai trò nguồn vốnđầu tư để phát triển CN - TTCN nói chung và phát triển CN - TTCN ở địa phương nóiriêng để hình thành khung nội dung nghiên cứu của đề tài

Xác định những tồn tại và nguyên nhân trong thu hút vốn đầu tư phát triển CN TTCN vào huyện Nam Đàn nhằm đưa ra các giải pháp để thu hút vốn đầu tư phát triển

-CN - TT-CN vào huyện Nam Đàn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

3 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như thống kê, so sánh, mô tả,khái quát, diễn giải… trong khảo cứu tài liệu cũng như phân tích tình hình thực tế thuhút đầu tư từ đó hình thành các giải pháp cho công tác thu hút vốn đầu tư phát triển

CN - TTCN trên địa bàn

4 Kết quả nghiên cứu

Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư để phát triển CN - TTCN trên địa bànhuyện Nam Đàn giai đoạn 2011 - 2014, góp phần đánh giá vai trò của chính quyền địaphương trong quá trình hoạch định, thực thi, đánh giá việc thu hút vốn đầu tư pháttriển CN - TTCN của huyện Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu

tư để phát triển CN - TTCN phù hợp với tình hình cụ thể của huyện Đưa ra nhữngkiến nghị để góp phần hoàn thiện chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tăng cườngthu hút vốn đầu tư phát triển CN - TTCN ở địa phương trong quá trình CNH - HĐH.Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạchđịnh chính sách huyện Nam Đàn và một số huyện khác

Đây là lĩnh vực nghiên cứu mà huyện Nam Đàn đang hết sức quan tâm Đồngthời với năng lực về thực tiễn và thời gian còn ít nhiều hạn chế nên quá trình nghiêncứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp củaquý thầy cô và các bạn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc thu hút vốn đầu tư là một mục tiêu quan trọng, tạo cơ hội mới nhằm khaithác tốt lợi thế về điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần mở rộng thịtrường, vì vậy phát triển công nghiệp là một vấn đề cấp thiết cho xây dựng khu kinh tếnói riêng, phát triển kinh tế toàn tỉnh nói chung Những chỉ tiêu kinh tế cho thấy trình

độ phát triển của huyện ngày càng tiến bộ Tuy nhiên nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọngcao Trong những năm qua, cán bộ và nhân dân huyện Nam Đàn đã có nhiều nỗ lực đểphát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để đẩynhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu của tỉnh theo hướng Nông nghiệp - Công nghiệp -Dịch vụ sang Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp Như vậy, để thực hiện được mụctiêu đó thì vốn đầu tư để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là một trongnhững yếu tố tiên quyết

Huyện Nam Đàn là một trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, chính trị Trongnhững năm gần đây,thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước, kinh tế củahuyện Nam Đàn đã có nhiều đổi mới và phát triển về mọi mặt trên nhiều lĩnh vực Đờisống nhân dân ổn định và từng bước được cải thiện, góp phần giảm thiểu các tệ nạn xãhội tạo nên bức tranh nông thôn mới Tuy đã đạt được các kết quả thành công nhưng

sự phát triển CN - TTCN vẫn còn gặp nhiều hạn chế, trở ngại như: quy mô sản xuấtnhỏ lẻ, phân tán, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, thị trường tiêu thụ hạn chế… đãlàm giảm khả năng phát triển CN - TTCN Xác định được tầm quan trọng của vốn đầu

tư nên vấn đề thu hút vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện NamĐàn đang được các cấp lãnh đạo và nhân dân toàn huyện quan tâm, thúc đẩy nhưngvẫn là một vấn đề mới mẻ, chưa được quan tâm đúng hướng

Xét thấy tầm quan trọng của vấn đề, mong muốn đóng góp vào việc tìm nhữnggiải pháp khả thi nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp huyện Nam Đàn, đồng thời phục vụ cho việc học tập và nghiên cứucủa bản thân, tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An” làm đề

tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng CN - TTCN trên địa bàn huyện như thế nào?

- Tình hình thu hút vốn đầu tư vào CN - TTCN trên địa bàn huyện diễn biến nhưthế nào?

- Giải pháp chủ yếu để tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển CN - TTCN trênđịa bàn huyện là gì?

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Thông qua các báo cáo, niên giám thống kê của huyện Nam Đàn và tỉnh Nghệ

An, các đề án quy hoạch phát triển của huyện giai đoạn 2012 - 2014, các văn bản, sáchbáo, tạp chí, sổ sách, website và các tư liệu khác có liên quan đến đề tài

4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu

- Phương pháp phân tích, thống kê mô tả

- Phương pháp so sánh

- Phân tích ma trận SWOT là phương pháp phân tích các yếu tố bên trong và bênngoài ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới sự phát triển CN - TTCN trên địa bàn huyệnNam Đàn, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: giải pháp thu hút vốn đầu tư vào phát triển CN - TTCN trên địabàn huyện Nam Đàn

- Về thời gian: giai đoạn 2011 - 2014, định hướng đến năm 2020

- Về không gian: Trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An

 Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề liên quan đến thu hút vốn đầu tư pháttriển CN - TTCN trên địa bàn huyện Nam Đàn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Tổng quan về đầu tư

1.1.1.1 Khái niệm về đầu tư

Đầu tư là một hoạt động kinh tế, là một bộ phận của hoạt động sản xuất - kinhdoanh của các doanh nghiệp Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng tiềm lực của nềnkinh tế nói chung, của từng doanh nghiệp nói riêng, là động lực để thúc đẩy xã hội đilên Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư Các nhà kinh tế học dựatrên các góc độ khác nhau để đưa ra các khái niệm khác nhau về đầu tư:

Nhà kinh tế học P.A Samuelson cho rằng: “ Đầu tư là hoạt động tạo ra vốn tư bảnthực sự, theo các dạng nhà ở, đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp như máymóc, thiết bị, nhà xưởng và tăng them hàng tồn kho Đầu tư cũng có thể ở dưới dạng

vô hình như giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn lực, phát minh…” Khái niệm này

đã nêu rõ các dạng khác nhau của đầu tư, cho thấy rằng nó không chỉ tồn tại ở dạngđầu tư tài sản hữu hình mà còn cả ở dạng vô hình

Nhà kinh tế học John M.Keynes lại cho rằng: “ Đầu tư là hoạt động mua sắm tàisản cố định để tiến hành sản xuất hoặc có thể là mua tài sản tài chính để làm tăng lợinhuận” Do đó đầu tư theo cách dùng thông thường là việc cá nhân hoặc công ty muasắm một tài sản nói chung hay mua một tài sản tài chính nói riêng Tuy nhiên, kháiniệm này chỉ tập trung vào đầu tư tạo them tài sản vật chất mới để thu về một khoảnlợi nhuận trong tương lai Quan niệm của ông đã nói lên rằng kết quả của đầu tư vềhình thái vật chất là tăng thêm tài sản cố định, tạo ra tài sản mới về mặt giá trị, kết quảthu được lớn hơn chi phí bỏ ra

Theo luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005: “Đầu tư là việcnhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sảntiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.”

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

Như vậy, có thể hiểu chung rằng: Đầu tư là sử dụng các giá trị nguồn lực ở hiệntại để tiến hành các hoạt động mà không bị pháp luật cấm nhằm thu về cho người đầu

tư các kết quả nhất định trong tương lai

Bộ phận cơ bản của đầu tư đó là đầu tư phát triển, phân biệt nó với đầu tư thươngmại và đầu tư tài chính, đầu tư phát triển là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiếnhành các hoạt động nhằm làm tăng them hoặc tạo ra những tài sản mới cho nền kinh

tế, gia tăng sản xuất, tạo ra việc làm và vì mục tiêu phát triển Trong khi đó, đầu tư tàichính và đầu tư thương mại chỉ làm tăng tài sản của nhà đầu tư mà không gia tăng tàisản cho nền kinh tế

1.1.1.2 Khái niệm vốn đầu tư

Mọi hoạt động đầu tư đều liên quan đến vốn Đối với các cá nhân, doanh nghiệpthì vốn đầu tư là phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đối với quốc gia thì vốnđầu tư dùng để xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng

Có thể hiểu, Vốn đầu tư là phần tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinhdoanh- dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưavào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạotiềm lực lớn hơn cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt cho mỗi giađình

1.1.1.3 Thu hút đầu tư

Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của một nền kinh tế,nhưng phần vốn này không được tập hợp lại mà phân bố rải rác trong các bộ phận dân

cư nên hiệu quả sử dụng vốn chưa cao Thu hút vốn đầu tư là hoạt động hay các chínhsách của chủ thể ở các địa phương hay lãnh thổ nhằm xúc tiến, kêu gọi, tạo điều kiênthuận lợi để các nhà đầu tư bỏ vốn, hình thành vốn sản xuất trong các lĩnh vực kinh tế-

xã hội trên địa bàn Hay có thể hiểu đó là việc làm gia tăng sự chú ý và quan tâm củacác nhà đầu tư qua các chính sách, ưu đãi, sự phát triển và xúc tiến của dự án đầu tư cụthể có thể đem lại những lợi ích cho các nhà đầu tư trong tương lai

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

1.1.1.4 Vai trò của vốn đầu tư trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và trong nền kinh tế

Từ trước tới nay, khi nói về đầu tư, không một nhà kinh tế học nào và không một

lý thuyết kinh tế nào lại không nói đến vai trò to lớn của đầu tư đối với nền kinh tế

Có thể nói rằng đầu tư là cốt lõi, là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển nền kinhtế

 Đầu tư tác động tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế.

Đầu tư tác động mạnh tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế Mức độ tácđộng cũng như thời gian ảnh hưởng là khác nhau

- Đối với tổng cầu: Đầu tư là một yếu tố cực kỳ quan trọng cấu thành tổng cầu.Bởi vì, đầu tư một mặt tạo ra các sản phẩm mới cho nền kinh tế, mặt khác nó lại tiêuthụ và sử dụng một khối lượng lớn hàng hóa và dịch vụ trong quá trình thực hiện đầu

tư Như vậy, xét vè mặt ngắn hạn, đầu tư tác động trực tiếp tới tổng cầu theo một tỷ lệthuận Một sự thay đổi của đầu tư đều ảnh hưởng tới sự ổn định của tổng cầu

- Đối với tổng cung: Vốn là một yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất.Vốnđược kết hợp với lao động và tài nguyên thông qua quá trình sản xuất sẽ tạo ra của cảivật chất trong xã hội Khi quy mô đầu tư thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp ngắn hạn đếnquy mô tổng cầu AD Khi tổng cung AS chưa kịp thay đổi thì sự tăng lên của đầu tư làmtổng cầu tăng, đường tổng cầu dịch chuyển từ AD sang AD’ Điểm cân bằng từ E0 đến

E1, sản lượng cân bằng từ Q0đến Q1, giá cả các yếu tố tăng từ P0đến P1

- Qua sự phân tích trên ta thấy rằng, đầu tư ảnh hưởng mạnh tới cả tổng cung vàtổng cầu Bởi vì, xét về mặt cầu thì đầu tư tiêu thụ một khối lượng lớn hàng hóa vàdịch vụ cho nền kinh tế nhưng đứng về mặt cung thì nó làm cho sản xuất gia tăng, giá

cả giảm, tạo công ăn việc làm và làm tăng thu nhập từ đó kích thích tiêu dùng Mà sảnxuất phát triển chính là nguồn gốc của phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện để cảithiện đời sống con người Như vậy, đầu tư là nhân tố cho sự tăng trưởng và phát triểnmột nền kinh tế

 Ảnh hưởng hai mặt đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế.

Đầu tư luôn có một độ trễ nhất định Ngoài ra do đầu tư có ảnh hưởng tới tổngcung và tổng cầu của nền kinh tế không ăn khớp về thời gian do vậy nó có thể phá vỡ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

sự ổn định của nền kinh tế Khi đầu tư tăng, trong ngắn hạn, giá cả của các yếu tố đầuvào tăng dẫn đến lạm phát (tác động tiêu cực) Tuy nhiên, trong dài hạn, tăng đầu tưdẫn đến tăng cung các sản phẩm, làm giá cả sản phẩm giảm xuống, tạo ra nhiều việclàm (tác động tích cực) Ngược lại, khi giảm đầu tư thì có tác động tích cực trong ngắnhạn nhưng có tác động tiêu cực trong dài hạn.

 Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

Ta thấy rõ rằng đầu tư có ảnh hưởng đến tổng cung và tổng cầu và tác động đến

sự ổn định của nền kinh tế Như vậy, sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế sẽ chịuảnh hưởng rất lớn của đầu tư

Để xem xét cụ thể ta có thể sử dụng hàm Harrod- Domar để minh họa mối quan

hệ giữa tốc độ tăng trưởng và vốn đầu tư

k là hệ số gia tăng vốn đầu ra (hệ số ICOR)

S là tỷ lệ tiết kiệm trong GDP

i là tỷ lệ vốn đầu tư trong GDP

g là tốc độ tăng trưởng kinh tế

Như vậy, nếu ICOR không đổi thì tốc độ tăng trưởng GDP hoàn toàn phụ thuộcvào vốn đầu tư hay nói cách khác đầu tư quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế.Ngoài ra đầu tư còn làm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, năng lựcsản xuất do vậy thay đổi tốc độ phát triển kinh tế Vì vậy đối với mỗi quốc gia cần cómột chính sách thích hợp để huy động vốn và đầu tư có hiệu quả nhằm nâng cao tốc độtăng trưởng và phát triển kinh tế nước mình

 Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chính đầu tư quyết định quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế ở các quốc gianhằm đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của toàn bộ nền kinh tế Đầu tư có tácđộng quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đầu tư góp phần làm CDCCKT phù

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

hợp với quy luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời

kỳ, tạo sự cân đối mới trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng,thành phần kinh tế, phát huy nội lực của nền kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tốngoại lực Đối với cơ cấu ngành, đầu tư vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư từng ngànhnhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả cao hay thấp,… đều ảnh hưởng đến tốc độ pháttriển, khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo tiền đề để phát triển cácngành mới Còn đối với cơ cấu vùng lãnh thổ một quốc gia phát triển thường có cơ cấukinh tế lãnh thổ cân đối và đồng đều giữa các vùng trong cả nước Đối với cơ cấuthành phần kinh tế, đầu tư ở từng thành phần nhiều hay ít, tỷ trọng ra sao đều có nhữngtác động làm chuyển biến cơ cấu nền kinh tế, tạo ra sự phong phú đa dạng về nguồnvốn đầu tư, ảnh hưởng đến sự phát triển và quy định tầm quan trọng của từng thànhphần kinh tế Các thành phần kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫnnhau, vì vậy thành phần nào phát triển cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của cácthành phần kinh tế khác trong nền kinh tế Hiện nay, Việt Nam đang khuyến khích mởrộng khu vực kinh tế tư nhân nên có nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi, tăng cường thuhút vốn đầu tư trong khu vực này

 Đầu tư góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ

Có thể nói rằng khoa học công nghệ là trung tâm của đời sống kinh tế xã hội hiệnđại Một đất nước, một quốc gia chỉ phát triển được khi có khoa học công nghệ tiêntiến và hiện đại Muốn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu thì các nước phải tăngcường đầu tư và tìm cách thu hút đầu tư từ bên ngoài vào trong nền kinh tế Đầu tư ởđây được hiểu là các nước này thu hút công nghệ hiện đại bên ngoài phù hợp đồng thời

tổ chức nghiên cứu để phát minh ra các công nghệ mới hiện đại hơn Quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa của các nước có thành công hay không phụ thuộc rất nhiềuvào việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ Có thể khẳng định đầu tư khoa họccông nghệ là một chính sách cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xãhội

Ngoài các vai trò chính trên, đầu tư còn có một vai trò khác như làm tăng ngânsách chính phủ, góp phần ổn định đất nước, mở rộng ảnh hưởng của quốc gia…

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

Vai trò của đầu tư trong phát triển công nghiệp

Công nghiệp là một ngành kinh tế đòi hỏi lượng vốn lớn, với trình độ khoa họccông nghệ cao nên nhu cầu đầu tư trong công nghiệp là cấp thiết Thông qua phát triểncông nghiệp để phát triển toàn bộ nền kinh tế Vốn đầu tư làm gia tăng tốc độ pháttriển công nghiệp, đẩy mạnh đầu tư vào công nghiệp làm cho nền kinh tế chuyển dịchtheo hướng công nghiệp hóa Đầu tư làm cho khoa học công nghệ được cải tiến, nângcao năng suất lao động trong công nghiệp, hạ giá thành sản phẩm

1.1.2 Nguồn vốn đầu tư

1.1.2.1 Khái niệm

Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tậptrung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế để đáp ứng nhu cầu chung của nhànước và xã hội

Về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay phần tíchlũy mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội

1.1.2.2 Phân loại

Để có chính sách thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế bền vững, cần phânloại nguồn vốn đầu tư và đánh giá đúng tầm quan trọng của từng nguồn vốn Ở góc độchung nhất của nền kinh tế một quốc gia, nguồn vốn đầu tư được chia thành hai nguồn:nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài

 Nguồn vốn đầu tư trong nước:

Nguồn vốn trong nước bao gồm vốn của khu vực nhà nước, vốn của khu vực tưnhân và thị trường vốn

Vốn nhà nước gồm có: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của nhà

nước và vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước

Vốn đầu tư từ khu vực tư nhân:

Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũycủa các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã

Thị trường vốn: Thị trường vốn với cốt lõi là thị trường chứng khoán là một

trung tâm để thu gom mọi nguồn tiết kiệm của từng hộ dân, thu hút mọi nguồn vốnnhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính hay của Chính phủ Trung ương

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

và địa phương để tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế Thị trường vốn làmột bộ phận của thị trường tài chính để thực hiện giao dịch vốn dài hạn, gồm 3 thịtrường chủ yếu đó là thị trường bất động sản, thị trường tín dụng thuê mua, thị trườngchứng khoán Thị trường vốn có vai trò tích tụ và tập trung vốn, tạo cơ sở đầu tư hợp lí

và thúc đẩy quá trình sử dụng vốn hiệu quả

 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có vai trò bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triểnkinh tế - xã hội, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướngCNH - HĐH, là cầu nối quan trọng của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới,thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quảntrị doanh nghiệp cũng như phương thức kinh doanh, nhiều nguồn lực trong nước nhưđất đai, tài nguyên, lao động…được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn

Nguồn vốn nước ngoài thường có 2 dạng đó là nguồn vốn phát triển chính thứcODF và các dòng vốn tư nhân nước ngoài

Tài trợ phát triển chính thức ODF (Official Development Finance).

Tài trợ phát triển chính thức bao gồm viện trợ không hoàn lại, cho vay songphương, cho vay đa phương của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các định chế tàichính cho các nước đang phát triển vay với các dạng:

- Viện trợ phát triển chính thức ODA (Official Development Assistance)

- Trợ giúp kỹ thuật và trợ giúp cho vay thương mại

- Khoản cho vay của ngân hàng thế giới và các tổ chức tài chính khác

Nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ: Đây là nguồn vốn được tài trợ bởi

các tổ chức không thuộc một chính phủ nào, hoạt động với mục tiêu chính không phảithương mại

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment): Là hình thức

đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đã đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vựcsản xuất kinh doanh và dịch vụ để có thể trực tiếp quản lý hay tham gia quản lý quátrình sử dụng và thu hồi vốn bỏ ra Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơbản khác nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh

từ nước tiếp nhận Nguồn vốn này có tác dụng cực kì to lớn đối với quá trình công

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước đượcđầu tư.

Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI (Foreign Portfolio Investment): Là hình

thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới qua các hoạt động mua các tài sản tài chính nướcngoài để tìm kiếm lợi nhuận Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia quản

lí và nghiệp vụ của doanh nghiệp

Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại: Là nguồn vốn vay thông

qua ngân hàng thương mại quốc tế

Thị trường vốn quốc tế:

Mỗi nguồn vốn và phương thức tài trợ khác nhau đều có những ưu nhược điểmnhất định Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, bổsung sự thiếu hụt vốn cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Để đáp ứng nhu cầuvốn cho quá trình CNH - HĐH đất nước thì công tác quản lí và sử dụng vốn có hiệuquả đóng vai trò đặc biệt quan trọng Đặc biệt là công tác quản lí và sử dụng vốn tronglĩnh vực công nghiệp

1.1.3 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sự cần thiết phải thu hút vốn đầu tư phát triển CN- TTCN

1.1.3.1 Khái niệm công nghiệp

Theo Wikipedia: Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất

sản phẩm vật chất mà sản phẩm được chế tạo, chế biến cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục

vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được

sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ khoa học, công nghệ kỹ thuật

Định nghĩa trên đã nêu lên được đặc trưng chủ yếu của công nghiệp, đó là việckết quả của quá trình sản xuất là sản phẩm vật chất và có mối liên hệ chặt chẽ với sựphát triển của khoa học công nghệ Công nghiệp đóng một vai trò to lớn trong quátrình phát triển kinh tế xã hội

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

1.1.3.2 Khái niệm tiểu thủ công nghiệp

Thủ công nghiệp: Là lĩnh vực sản xuất bao gồm tất cả các nghề thủ công và cơ

sở công nghiệp nhỏ Thường các cơ sở công nghiệp nhỏ này có nguồn gốc từ các nghềthủ công phát triển thành

Nghề thủ công: Là những nghề sản xuất sản phẩm mà kỹ thuật sản xuất chủ yếu

là làm bằng tay Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nghề thủ công cóthể sử dụng máy, hóa chất và các giải pháp kỹ thuật của công nghiệp trong một số giaiđoạn công việc nhất định nhưng quyết định chất lượng và hình thức đặc trưng của sảnphẩm vẫn làm bằng tay Nguyên liệu của các nghề thủ công thường lấy từ thiên nhiên,công cụ sản xuất thường là công cụ cầm tay đơn giản

Làng nghề tiểu thủ công nghiệp: Là làng nghề với một tỷ lệ số hộ và tỷ lệ thu

nhập từ nghề TTCN nhất định trở thành nguồn thu nhập quan trọng, không thể thiếuđược của người dân trong làng Ở Việt Nam có khoảng 30% số hộ dân làm nghề thủcông và thu nhập của các hộ dân trong làng từ nghề thủ công

1.1.3.3 Vai trò và sự cần thiết phải tăng cường đầu tư vào công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp được thừa nhận là ngành chủ đạo của nền kinh tế, thể hiện qua:

- Công nghiệp tăng trưởng nhanh và làm gia tăng nhanh thu nhập quốc gia

- Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất, trang bị kĩ thuật cho các ngành kinh tế

- Công nghiệp cung cấp đại bộ phận hàng tiêu dùng cho dân cư

- Công nghiệp cung cấp nhiều việc làm cho xã hội

Mặt khác, công nghiệp còn có vai trò rất lớn trong việc tạo ra cơ sở hạ tầng, làmthay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy nông nghiệp phát triển

 Vai trò của tiểu thủ công nghiệp:

- Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp là góp phần phát triển công nghiệpnông thôn trong quá trình CNH- HĐH đất nước

- Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp góp phần tạo công ăn việc làm, tăngthu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân ở nông thôn, tạo ra phúc lợi

xã hội

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

- Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp góp phần tích cực vào chuyển dịch cơcấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH

- Làng nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển góp phần phát huy tiềm năng, thế lựccủa địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới

- Làng nghề tiểu thủ công nghiệp góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóadân tộc của địa phương

Thu hút vốn đầu tư được các nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu, được chínhphủ đẩy mạnh thực hiện và đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các khu vực, vùngmiền Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là những ngành kinh tế đóng vai trò hếtsức quan trọng

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

1.1.4.1 Các nhân tố kinh tế

- Nhân tố thị trường: Quy mô thị trường là nhân tố quan trọng trong việc thu hútvốn đầu tư tại tất cả các quốc gia và nền kinh tế Quy mô và tiềm năng phát triển củathị trường sản phẩm đầu ra ngành CN - TTCN là một trong những nhân tố quan trọngtrong việc thu hút đầu tư trong lĩnh vực này

- Nhân tố lợi nhuận: Lợi nhuận là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư.Tuy nhiên, không phải lúc nào lợi nhuận cũng là yếu tố hàng đầu được đưa ra để cânnhắc, đặc biệt là trong ngắn hạn

- Nhân tố chi phí: Các nhà đầu tư rất quan tâm đến các tiềm năng, lợi thế về chiphí của địa phương Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, lợi thế chi phí laođộng thấp là cơ hội để thu hút vốn, đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài Trong lĩnh vực

CN - TTCN, chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển cũng là những nhân tố có ảnhhưởng lớn đến lợi nhuận của nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư

1.1.4.2 Các nhân tố tài nguyên

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: sự phát triển của công nghiệp cóphần lớn phụ thuộc vào việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điềukiện tự nhiên của địa phương Tài nguyên thiên nhiên có lợi tạo điều kiện cho cácnguyên vật liệu phong phú cho các ngành công nghiệp địa phương

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

- Tài nguyên nhân lực: Chi phí nhân công là một trong những nhân tố quan trọngảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư Trong lĩnh vực CN - TTCN, ngoài đòi hỏilao động phổ thông với chi phí rẻ thì còn yêu cầu một lực lượng lao động lành nghề,trình độ cao, nhạy bén với sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

- Tài nguyên văn hóa xã hội: Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn đối với các làngnghề tiểu thủ công nghiệp, nó không chỉ chi phối các hoạt động sản xuất mà còn chiphối cả tiêu dùng và đời sống dân cư nông thôn Yếu tố truyền thống có sự tác động 2mặt đến sự phát triển của các làng nghề Vấn đề làm sao để đưa những tiến bộ khoahọc công nghệ hiện đại vào các làng nghề nhưng vẫn giữ được các yếu tố truyền thốngmang đậm bản sắc văn hóa xã hội là một vấn đề nan giải trong phát triển tiểu thủ côngnghiệp hiện nay

1.1.4.3 Các nhân tố cơ sở hạ tầng

Hạ tầng kỹ thuật: Chất lượng hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa là mộttrong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút vốn đầu tư vào CN - TTCN.Một hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh và thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinhdoanh là điều mong muốn của mọi nhà đầu tư Cơ sở hạ tầng không chỉ gồm hệ thốngđường sá, cầu cống, kho tàng, bến bãi mà còn kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệthống ngân hàng, các công ty tư vấn, kiểm toán…

Cơ sở hạ tầng xã hội: Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tưcòn chịu ảnh hưởng khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội Đó là hệ thống y tế và chăm sócsức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụkhác Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa…cũng là những nhân tố của cơ sở hạ tầng xã hội Còn có yếu tố sự ổn định của kinh tế,chính trị, xã hội là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro của vốn đầu tưvượt khỏi sự kiểm soát của chủ đầu tư Hệ thống pháp luật đầu tư của nước sở tại phảiđảm bảo pháp lý đối với tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh lành mạnh

1.1.4.4 Các nhân tố chính sách phát triển CN - TTCN tại địa phương

Cơ chế chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của CN - TTCN Chínhsách thương mại thông thoáng theo hướng tự do hóa sẽ đảm bảo khả năng xuất, nhậpkhẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất Các mức ưu đãi trong tài chính,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

tiền tệ dành cho vốn đầu tư trước hết phải đảm bảo cho các chủ đầu tư tìm kiếm đượclợi nhuận cao nhất trong điều kiện kinh doanh chung của khu vực và thế giới, đồngthời khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào những nơi mà chính phủ mong muốn Trongkhi những ưu đãi về thuế chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong các chính sách ưu đãi.Bên cạnh các chính sách của nhà nước, việc sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, nhất

là các dự án đầu tư công là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư củadoanh nghiệp Không một nhà đầu tư nào muốn vốn đầu tư của mình không được sửdụng đúng mục đích, các dự án không đem lại hiệu quả Điều này làm các nhà đầu tư

có tâm lý e ngại khi có dự định đầu tư

1.1.4.5 Trình độ phát triển khoa học công nghệ

Sự lạc hậu về trình độ khoa học, công nghệ sẽ rất khó để đáp ứng các yêu cầu củanhà đầu tư để triển khai các dự án của họ, làm chậm và thu hẹp lại dòng vốn đầu tưchảy vào một lãnh thổ và địa phương Vì vậy, yếu tố khoa học công nghệ đóng vai tròrất quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là lĩnh vực đòi hỏi công nghệ caonhư công nghiệp Hầu như sự phát triển của công nghiệp gắn liền với sự phát triển củakhoa học công nghệ

1.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư vào phát triển CN - TTCN

1.1.5.1 Tổng vốn đầu tư và tốc độ tăng vốn đầu tư được thu hút:

- Tổng vốn đầu tư thu hút được: Là tổng số vốn đầu tư mà nhà đầu tư đồng ý bỏ

ra để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn và được địa phương cấp phép qua cácthời kỳ, có thể là 1 tháng, 1 quý nhưng thông thường là 1 năm.Đây là con số cho thấyđược tổng quan khả năng thu hút vốn đầu tư của địa bàn nghiên cứu

Tổng vốn đầu tư được tính bằng công thức:

∑I = I1+ I2 + +Ii(i= 1,n)

Trong đó: ∑I là tổng vốn đầu tư

Iilà vốn đầu tư từ dự án thứ I

n là số dự án

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

- Tốc độ tăng của vốn đầu tư được thu hút: Đây là mức độ biến đổi của khốilượng vốn đầu tư qua các năm Tốc độ tăng vốn đầu tư phản ánh sự tăng trưởng củavốn đầu tư trên địa bàn.

Tốc độ tăng của vốn đầu tư được tính theo công thức:

it= 100

1

1 x I

I I

t

t t

(%)

Trong đó: itlà tốc độ tăng vốn đầu tư

It, It-1 lần lượt là vốn đầu tư năm t, năm t-1

1.1.5.2 Số dự án và tốc độ tăng của các dự án được thu hút:

Đầu tư thường được thực hiện thông qua các dự án trong các lĩnh vực, ngànhnghề khác nhau với mục đích khác nhau Số lượng dự án đầu tư là con số biểu thị mộtphần cho tổng vốn đầu tư, tổng số vốn đầu tư của các dự án là tổng vốn đầu tư của địabàn

Tốc độ tăng của dự án đầu tư được thu hút là sự gia tăng số lượng các dự án đầu

tư vào nơi cần thu hút đầu tư Tốc độ tăng của dự án đầu tư phụ thuộc vào số lượngnăm sau so với năm trước

1.1.5.3 Quy mô của dự án đầu tư:

Biểu thị lượng vốn đầu tư của một dự án là nhiều hay ít, cho thấy dự án đó là lớnhay nhỏ, là một trong những căn cứ để phân loại dự án bên cạnh những tính chất khác

để phân biệt dự án nhóm A, B, C hoặc dự án quan trọng quốc gia

Quy mô trung bình của các dự án đầu tư được tính bằng tổng vốn đầu tư thu hútđược trong năm chia cho số dự án đầu tư trong năm đó

1.1.5.4 Vốn đầu tư phân theo nguồn thu hút:

Là vốn đầu tư phân theo nguồn gốc sở hữu khác nhau theo các tiêu chí thànhphần, lãnh thổ, lĩnh vực kinh tế Chỉ tiêu này thể hiện tính đa dạng của các loại hìnhvốn đầu tư và mức độ năng động của việc thu hút vốn đầu tư, yếu tố này cần được chú

ý khi xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và chính sách thu hút vốn đầu tư theo mỗiloại hình sao cho phù hợp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

1.1.5.5 Vốn đầu tư thực hiện:

Là số vốn thực tế mà nhà đầu tư chỉ ra và được giải ngân để thực hiện mục đíchđầu tư trong thời kỳ Mức độ giải ngân của vốn đầu tư phụ thuộc tiến độ triển khai dự

án và năng lực tài chính, thái độ của các nhà đầu tư

Bình Dương bước vào xây dựng và phát triển công nghiệp ở xuất phát điểm thấp

Từ một tỉnh nông nghiệp thuần nông, gần như chưa có cơ sở hạ tầng về công nghiệp.Thực tiễn đó bắt buộc Bình Dương phải có bước đột phá, đi tắt đón đầu Trong đó,huyện Bến Cát là địa phương điển hình trong công tác thu hút vốn đầu tư phát triểncông nghiệp của tỉnh Trước đây, Bến Cát là huyện trọng điểm của tỉnh Bình Dương

về cây công nghiệp ngắn ngày, nhưng đời sống người dân chưa khá giả, thậm chínhững vùng nông thôn còn khó khăn hơn Khởi đầu với Khu Công Nghiệp Mỹ Phước

1, đến nay huyện đã phát triển được hơn 11 khu công nghiệp với tổng diện tích trên3,11 km trải khắp các địa bàn Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư hoàn chỉnh vàcông tác cải cách thủ tục hành chính, xúc tiến đầu tư tốt, các KCN ở Bến Cát nhanhchóng trở thành các KCN hoạt động có hiệu quả, sớm trở thành những địa chỉ đáng tincậy, thu hút các nhà đầu tư…Các KCN đã thu hút được 1.189 dự án, trong đó có 723

dự án đầu tư trong nước và 466 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký trên 4.310

tỷ đồng và trên 3 tỷ USD Lãnh đạo Bến Cát với sức trẻ năng động đã bắt kịp thời cơ,chủ động và mạnh dạn lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - côngnghiệp - dịch vụ thương mại sang công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ thương mại, rồicông nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp Nhận thấy lợi thế của địa phương, huyện Bến Cát

đã xúc tiến và triển khai nhiều hoạt động thiết thực để thu hút các nhà đầu tư trong vàngoài nước về với mình Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm

2020, huyện từng bước phân vùng quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế từng giaiđoạn để hình thành các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị phù hợp với quy hoạch

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

chung của tỉnh Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nêu cao tinh thần trách nhiệm

từ khâu quy hoạch, giải tỏa đền bù, xây dựng cơ sở hạ tầng của khu, cụm công nghiệp.Nhờ đó, công cuộc phát triển công nghiệp được hầu hết người dân đồng thuận trongviệc chấp hành giải tỏa giải phóng mặt bằng và thu hút nhà đầu tư trong và ngoàinước Gắn liền với phát triển các KCN, huyện đã sớm quy hoạch các khu dân cư, đôthị cùng các khu tái định cư để giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, theo hướngcông nghiệp hóa - đô thị hóa, nhất là người dân đang bị giải tỏa đất Giảm thiểu tácđộng xấu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với người dân, tạo kế sinhnhai cho họ sau khi chuyển đổi đất nông nghiệp Huyện cũng có giải pháp phát triểnnông nghiệp bền vững với chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợpvới đất đai và điều kiện canh tác của địa phương, chú trọng phát triển cây công nghiệp,cây lâu năm có giá trị cao, cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến

1.2.1.2 Thu hút vốn đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp trên một số địa bàn.

Tỉnh Quảng Nam: Cùng với đẩy mạnh xúc tiến đầu tư các khu CN và cụm CN,những năm gần đây Quảng Nam tiến hành khôi phục và phát triển các làng nghềtruyền thống một thời nổi tiếng như: Mộc, gốm Thanh Hà, đồng Phước Kiều và làngnghề ươm tơ, dệt lụa ở Ma Châu, Duy Trinh… Trong số 61 làng nghề được khôi phục,

có 20 dự án làng nghề được UBND tỉnh phê duyệt, với tổng vốn đầu tư hỗ trợ hơn 190

tỷ đồng và đã có 19 làng nghề được công nhận làng nghề CN - TTCN Chỉ tính từ năm

2004 đến năm 2008, thông qua nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn tíndụng ưu đãi, Quảng Nam hỗ trợ hơn 25 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếutại các làng nghề Nhờ thế, số lao động tại các làng nghề hàng năm tăng lên đáng kể.Quảng Nam đã thu hút được nguồn vốn hơn chín nghìn tỷ đồng vào lĩnh vực CN, tăngbình quân 24%/năm và chiếm tỷ trọng khoảng 35%/tổng mức vốn đầu tư toàn tỉnh.Riêng hai năm 2007 và 2008, tổng đầu tư vào lĩnh vực này lên đến hơn 4 ngàn tỷđồng Và từ chỗ các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh tăng lên, mạng lưới các cơ sở CN -TTCN phát triển rộng khắp, bước đầu đã giải quyết việc làm cho một lực lượng laođộng khá lớn ở địa phương Đến cuối năm 2008, số lượng lao động trong lĩnh vực nàylên đến 84.248 người, tăng 12,7 % so với năm 2007

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

Tỉnh Lâm Đồng: Đến cuối năm 2010, số lượng cơ sở sản xuất tiểu thủ côngnghiệp ở nông thôn trên toàn tỉnh là 7.795 cơ sở, với số lượng lao động trong ngành là1.400 người Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, các làng nghề, cơ sở đãtạo ra một khối lượng hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, cơ cấulàng nghề, hàng hóa cũng đa dạng hơn cả về mẫu mã đến khả năng đáp ứng nhu cầuthị hiếu của thị trường Sau hơn 10 năm thực hiện chính sách phát triển làng nghề, đếnnay Lâm Đồng đã có 22 làng nghề với nhiều loại hình như dệt thổ cẩm, làng hoa, rượucần, mây tre đan, thủ công mỹ nghệ… Để thúc đẩy, nâng cao vị thế của các làng nghềTTCN, trong thời gian qua, Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công tỉnh Lâm Đồng

đã triển khai nhiều hoạt động, đề án hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác nhau thông quahình thức hỗ trợ có thu hồi như xây dựng nhà xưởng, đổi mới máy móc thiết bị, đàotạo nghề, nâng cao năng lực chuyên môn… cũng như tổ chức các cuộc thi Sáng tạosản phẩm CN - TTCN mới phục vụ du lịch, đưa sản phẩm tham gia các hội chợ triểnlãm…đã đem lại nhiều kết quả tích cực Đặc biệt, với lợi thế về tiềm năng du lịch, thìphát triển hình thức du lịch làng nghề cũng được coi là chiến lược phát triển lâu dài vềchiều sâu cho sản xuất hàng thủ công Hiện nay, nhiều làng nghề của tỉnh như Làngdệt thổ cẩm huyện Lạt Dương, làng dệt thổ cẩm thôn DamPao huyện Lâm Hà, lànghoa Vạn Thành( phường 5- Đà Lạt)… cũng thu hút nhiều du khách đến tham quan.Qua hình thức du lịch, các làng nghề có cơ hội quảng bá sản phẩm, tạo lập thị trườngtiêu thụ và giới thiệu bản sắc, đặc trưng văn hóa của làng

1.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho hoạt động thu hút vốn đầu tư phát triển CN - TTCN huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An

Để thu hút được lượng vốn đáp ứng nhu cầu phát triển của CN - TTCN trước hếtcần có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước Đó là sự hỗ trợ bằng việc ban hành những quyđịnh pháp chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đồng thời hỗtrợ về tài chính và tiếp cận các nguồn vốn khác, tạo động lực cho các doanh nghiệpphát triển sản xuất Các chính sách thu hút vốn đầu tư của huyện không thể tách rờicác chính sách của quốc gia và tỉnh Nghệ An Các chính sách này phải dựa trên lợi thế

so sánh của vùng, khai thác tốt các nguồn lực địa phương, đồng thời thu hút nguồn lực

từ các địa phương khác cho phát triển CN - TTCN

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

Định hướng phát triển CN - TTCN phải căn cứ vào chiến lược phát triển củaquốc gia, của tỉnh, huyện đồng thời theo chiến lược phát triển của ngành, phù hợp vớinhu cầu thị trường, đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của thị trường.

Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh địa phương như các tiềm lực, chính sách

ưu đãi, hỗ trợ, tạo ra hình ảnh tốt nhằm thu hút vốn đầu tư Đề ra đồng thời thực hiện

Thu hút vốn đầu tư của huyện trong giai đoạn hiện nay cần hướng tới thu hút cácngành công nghệ cao, tiên tiến, tránh trở thành “bãi rác công nghệ”

Chú trọng công tác an sinh, giải quyết việc làm và kế sinh nhai cho người dânsau khi thực hiện CNH - HĐH, giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu, cụm côngnghiệp Đặc biệt là đối với các vùng chuyển đổi đất nông nghiệp để xây dựng các khu,cụm công nghiệp

Phát triển CN - TTCN cần phải chú trọng bảo tồn và phát huy các yếu tố văn hóatruyền thống, đặc biệt là với các ngành tiểu thủ công nghiệp cần biết kết hợp truyềnthống với hiện đại, đồng thời đẩy mạnh phát triển làng nghề truyền thống với pháttriển du lịch làng nghề.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

CHƯƠNG II :THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN NAM ĐÀN 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 20 km về phía Tây Bắc

Có tọa độ địa lý từ 18034’ đến 18047’Vĩ độ bắc; 105024’ đến 105037’Kinh độ đông Cóphạm vi ranh giới như sau:

- Phía Bắc: giáp huyện Thanh Chương

- Phía Nam: giáp sông Lam

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

- Phía Đông: giáp huyện Hưng Nguyên

- Phía Tây: giáp xã Nam Tân

Huyện Nam Đàn có vị trí thuận lợi trong giao thương và lưu thông hàng hóa, cóQuốc lộ 46 nối liền cửa khẩu Thanh Thủy, là địa phương trong chiến tranh đã từng bảo

vệ và giữ vững mạch máu giao thông của tuyến đường 15A lịch sử Có dòng sông Lam

và điểm đầu của Kênh đào rất thuận tiện cho giao thông đường thủy

Địa hình: Huyện Nam Đàn có địa hình là một vùng bán sơn địa.

Huyện nằm ở hạ lưu sông Lam, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 48%, còn nữa là đất lâm nghiệp và đồi núi, ao hồ Địa hình có hướng dốc dần về phía Đông Bắc của Huyện Với độ dốc từ 0,4% đến 1% Nói chung địa hình tương đối thuận lợi cho việc xây dựng.

2.1.1.2 Khí hậu, thủy văn

Huyện Nam Đàn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởngchung của khí hậu miền Trung có nhiệt độ trung bình năm là 23,90C, mùa khô lênđến 42,10C Lượng mưa trung bình hằng năm từ 2500- 2700 mm

Mùa Đông:

Khí hậu bớt lạnh hơn so với Bắc Bộ và thường xuyên ẩm ướt, khác hẳn với thời

kỳ Bắc Bộ có 1 thời kỳ khô hanh vào đầu mùa Đông Độ ẩm trung bình trong thángmùa đông đều đạt ở mức trên 85%

Lượng mưa trung bình năm: 1900mm và phân bố không đều, mưa nhiều vào trungtuần tháng 9 đến đầu tuần tháng 10 gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trong huyện

Mùa hè:

Xuất hiện gió Tây khô nóng và gây ra hạn hán có khi hàng tháng Nghệ An nóichung và Nam Đàn nói riêng là vùng chịu ảnh hưởng của bão Gió bão tới khu vựcNam Đàn có thể đạt tới 30-35 m/s Nhưng giảm nhanh chóng khi đi về phía Tây vàmiền núi

Thủy văn: Huyện Nam Đàn có sông Lam chảy qua; sông Lam bắt nguồn từ Làochảy qua Kỳ Sơn, Tương Dương, Đô Lương rồi chảy qua huyện Nam Đàn sau đó chảy

về Cửa Hội đổ ra biển Đoạn chảy qua Huyện khoảng 20km Chiều rộng sông đoạn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

hẹp nhất ở huyện là 200 m Sông Lam là nguồn cung cấp nước cho toàn huyện Ngoài

ra huyện còn có sông Đào, còn gọi là kênh Thấp Chiều rộng của sông Đào > 50m,sông làm nhiệm vụ tưới tiêu cho cả vùng

2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển CN - TTCN

 Tài nguyên nước

- Công trình cấp nước hiện nay của huyện Nam Đàn là nhà máy nước Nam Đànthuộc công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An được xây dựng vào năm 2007với công suất 2000m3/ngày đêm Nước khai thác được lấy từ nguồn nước thô của sôngLam Nhà máy nước cung cấp nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất cho các hộdân của huyện và một số vùng lân cận trong tương lai

Sơ đồ công nghệ xử lý nước của nhà máy:

 Tài nguyên rừng

Toàn bộ tài nguyên rừng tự nhiên của Nam Đàn là rừng gỗ, với diện tích khoảng10.000 ha có tiềm năng lớn về cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.Rừng trồng có chất lượng khá tốt, chủng loại cây trồng đa dạng hơn: ngoài các giống

Hộdân

Bể trộn Bể phản

ứng

Bể lọcnhanh

Bể chứanước sạch

Bểlắng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

cây như thông, bạch đàn, keo, lá tram đã đưa thêm nhiều giống mới như: keo lai, keotai tượng, huỳnh, sến trung… đáp ứng yêu cầu sản xuất Tuy nhiên, rừng trồng hiện tại

có cơ cấu cây trồng chưa phong phú, đa số được trồng với cấu trúc đơn giản, độ chephủ thấp hơn 0,5 nên chưa đáp ứng yêu cầu về tác dụng nhiều mặt của rừng về mặtkinh tế và môi trường sinh thái Trồng rừng tập trung 100 ha, đạt 1005 KH, phối hợpvới lữ đoàn công binh 414 phát động và thực hiện tết trồng cây dọc đường lên mộ vuaMai Hắc Đế, trồng cây dọc đường vào quê ngoại Bác Hồ, đường xô viết tại xã KimLiên Phối hợp với Tỉnh đoàn trong việc bảo vệ chăm sóc cây đã trồng 2 bên đườngquốc lộ 46 Tổng số cây phân tán đã trồng được trong năm là 203.000 Khai thác tốtdiện tích rừng sản xuất hiện có, khai thác 533 tấn nhựa thông Triển khai thực hiệncông tác quản lý và bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

 Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của huyện Nam Đàn chủ yếu thuộc nhóm phi kim loại,bao gồm một số nhóm sau: Than bùn, sét gạch ngói Ngoài ra, còn một số khoáng sảnkhác như cát xây dựng, cuội, sỏi… tập trung chủ yếu ở xã Nam Thượng, Nam Trung.Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Nam Đàn đóng vai trò quan trọngtrong việc phát triển công nghiệp của huyện Tuy nhiên, trữ lượng không lớn, loại hình

ít phong phú là một thách thức lớn cho việc khai thác và sử dụng các khoáng sản chophù hợp các mục tiêu phát triển lâu dài của huyện

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Tổng giá trị gia tăng và tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2011 - 2014, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình chung của toànnền kinh tế và diễn biến thời tiết bất thường kèm theo thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởngtới tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, nhưng kinh tế huyện NamĐàn vẫn đạt mức tăng trưởng khá, bình quân 3 năm đạt 10,17%, trong đó ngành CN -TTCN và xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất, bình quân đạt 17,86%/năm, tiếptheo là ngành dịch vụ với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,46%/năm, thấp nhất lànông - lâm - ngư nghiệp với tốc độ bình quân giai đoạn là 4,86% Như vậy, có thể thấyngành CN - TTCN và xây dựng ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, đi lên rõ rệt

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

so với các ngành khác Năm 2014, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đạt19,07 triệu đồng/người, thấp hơn so với kế hoạch đặt ra (20,05 triệu đồng/người).

Bảng 1: GDP và tăng trưởng kinh tế huyện Nam Đàn giai đoạn 2011- 2014

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kinh tế xã hội huyện Nam Đàn qua các Năm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 08/11/2016, 23:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w