PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUCHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhSXKD của doanh nghiệp 1.1.1 Hiệu quả hoạ
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DMZ
HỒ QUANG HUYNH
Huế, tháng 5 năm 2016
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DMZ
HỒ QUANG HUYNH
Huế, tháng 5 năm 2016
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DMZ
Lớp K46 QTKD- Phân hiệu Quảng Trị
Niên khóa: 2012-2016
Huế , tháng 5 năm 2016
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DMZ
Lớp K46 QTKD- Phân hiệu Quảng Trị
Niên khóa: 2012-2016
Huế , tháng 5 năm 2016
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DMZ
Lớp K46 QTKD- Phân hiệu Quảng Trị
Niên khóa: 2012-2016
Huế , tháng 5 năm 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành, bên cạnh những nổ lực của bản thân, tôixin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại HọcKinh Tế Huế đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt 4năm học Đại học vừa qua
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Thúy Đạt đã tận tìnhgiúp đỡ, hướng dẫn tôi suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, các phòng ban chức năng trong công ty
Cổ Phần Du Lịch DMZ, đặc biệt cảm ơn anh chị trong công ty đã tạo điều kiện thuậnlợi cho tôi trong thời gian thực tập vừa qua, đã cung cấp những kinh nghiệm, kiến thứcthực tế quý báu và các tài liệu cần thiết để tôi nghiên cứu, hoàn thành khóa luận này
Cuối cùng là xin cảm ơn gia đình, thầy cô và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôitrong thời gian tôi gặp khó khăn nhất
Huế, tháng 05 năm 2016Sinh viên thực hiện
Hồ Quang Huynh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
2 Mục tiêu của đề tài
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Bố cục của đề tài
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp
1.1.1 Hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp
1.1.1.1 Các quan điểm về hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp
1.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1.3 Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.1.4 Phân loại các loại hiệu quả
1.1.2 Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu khách quan
1.1.3 Các yêu cầu cơ bản về đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.3.1 Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống trong việc xem xét hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.3.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp phải xem xét đến lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của khách hàng, lợi ích của xã hội, lợi ích của người lao động
1.1.3.3 Hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp phải gắn liền với hiệu quả xã hội
1.2 Đặc điểm phân tích hoạt động kinh doanh
1.2.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh
1.2.2 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
1.2.3 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 51.2.4 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh
1.2.5 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
1.2.6 Vai trò và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.4 Các khái niệm liên quan và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh công ty
1.4.1 Các khái niệm liên quan
1.4.1.1 Doanh thu
1.4.1.2 Chi phí
1.4.1.3 Lợi nhuận
1.4.2 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh
1.4.2.1Các chỉ tiêu phản ánh kết quả
1.4.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
a Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt
b Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DMZ
2.1 Khái quát về công ty Cổ Phần Du Lịch DMZ
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a Chức năng
b Nhiệm vụ
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
2.1.4 Đặc điểm về lao động của công ty
2.1.5 Đặc điểm về tình hình nguồn vốn của công ty
2.1.6 Đặc điểm về tình hình tài sản của công ty
2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ Phần Du Lịch DMZ
2.2.1 Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 2013- 2015
2.2.2 Phân tích tình hình chi phí của công ty qua 3 năm 2013- 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 62.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty CPDL DMZ qua 3 năm
2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
2.3.1 Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động của công ty qua 3 năm (2013- 2015)
2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh
2.3.3 Hiệu quả sử dụng lao động của công ty CPDL DMZ qua 3 năm(2013- 2015)
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG CỔ PHẦN DU LỊCH DMZ
3.1 Cơ sở đề ra giải pháp
3.1.1 Định hướng của công ty
a Định hướng trong ngắn hạn
b Định hướng trong dài hạn
3.1.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần du lịch DMZ
a Những kết quả đạt được
b Những vấn đề còn tồn tại
3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
3.2.1 Biện pháp tăng doanh thu
3.2.2 Biện pháp giảm thiểu chi phí
3.2.3 Biện pháp nâng cao trình độ và chất lượng quản lý
3.2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên trong công ty
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận
2 Kiến nghị
2.1 Đối với công ty
2.2 Đối với chính quyền và các ban ngành liên quan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 7DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của công ty CPDL DMZ Bảng 2.3: Tình hình tài sản của công ty CPDL DMZ Bảng 2.4: Tình hình doanh của công ty CPDL DMZ qua 3 năm Bảng 2.5: Tình hình chi phí của công ty CPDL DMZ qua 3 năm.
Bảng 2.6 Tình hình lợi nhuận từ HĐKD của công ty qua 3 năm Bảng 2.7: Các chỉ tiêu về hoạt động của Công ty qua 03 năm (2013- 2015) Bảng 2.8 Hiệu suất sử dụng tài sản qua 3 năm (2013- 2015)
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh của Công ty qua 03 năm (2013-2015)
Bảng 2.10: Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty CPDL DMZ qua 3 năm 2013-2015
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty CP du lịch DMZ.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
đồ 2.1: Vòng quay khoản phải thu của công ty DMZ qua 3 năm(2013- 2015) Biểu đồ 2.2: Kỳ thu tiền bình quân của công ty DMZ qua 3 năm.
Biểu đồ 2.3: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty DMZ qua 3 năm.
Biểu đồ 2.4: Hiệu suất sử dụng VCSH của công ty qua 3 năm.
Biểu đồ 2.5: Thể hiện hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty DMZ qua 3 năm Biểu đồ 2.6: Thể hiện tỷ suất lợi nhuận ròng/ doanh thu qua 3 năm ( 2013- 2015) Biểu đồ 2.7: Thể hiện Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty qua 3 năm (2013- 2015)
Biểu đồ 2.8: Thể hiện tỷ suất lợi nhuận ròng/ VCSH của công ty qua 3 năm.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9DANH MỤC VIẾT TẮT
DMZ: Demilitaried Zone CPDL: Cổ phần du lịch SXKD: Sản xuất kinh doanh KH- CN: Khoa học- Công nghệ TSCĐ: Tài sản cố định
TR: Tổng doanh thu TC: Tổng chi phí LN: Lợi nhuận VLĐ: Vốn lưu động VCSH: Vốn chủ sở hữu KPT: Khoản phải thu
BH & CCDV: Bán hàng và cung cấp dịch vụ HĐKD: Hoạt động kinh doanh
NSLĐ: Năng suất lao động VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 10PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Từ những năm 90 của thế kỷ trước trở về đây, du lịch thế giới không ngừngphát triển do nhu cầu của con người ngày càng tăng cao Và hiện nay, du lịch dần trởthành một nhu cầu không thể thiếu đối với con người Cũng trong trào lưu đó, du lịchViệt Nam là một trong những điểm đến mới lạ và ngày càng thu hút nhiều khách dulịch với mức tăng trưởng cao trên 2 con số Cụ thể tốc độ tăng trưởng của du lịch ViệtNam qua các năm đều tăng trên 14% Theo hãng nghiên cứu du lịch toàn cầu RNCOS
dự báo Việt Nam sẽ lọt vào danh sách mười điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới vàonăm 2016 Các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn cũng dần được mọc lên Chấtlượng cũng không ngừng phát triển để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách
du lịch trong nước và quốc tế Không chỉ có các doanh nghiệp lữ hành và các kháchsạn, các nhà hàng cũng đáp ứng nhu cầu không chỉ ăn uống mà cả nhu cầu giải trí của
du khách cũng như các đối tượng khác
Điều đó sẽ xảy ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và đòi hỏi các doanh nghệpphải phấn đấu hoàn thiện để có thể đáp ứng vững trên thương trường Để cạnh tranhcác doanh nghiệp Việt Nam phải phấn đấu để tạo cho mình một vị thế nhất định, mộtthương hiệu trên thị trường Một trong số những yếu tố quan trọng để đánh giá mộtdoanh nghiệp đó là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ số báocáo tài chính Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao, doanh nghiệp phải xác định đượcphương hướng, mục tiêu, phương pháp, cách thức kinh doanh, sử dụng hiệu quả nguồnnhân lực… Và từ kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp giúp doanhnghiệp tự đánh giá tìm ra những điểm mạnh yếu, các nhân tố tác động đến kết quả kinhdoanh của mình để từ đó có những biên pháp phát huy yếu tố tích cực, hạn chế tácđộng tiêu cực đến kết quả kinh doanh
Công ty Cổ Phần Du Lịch DMZ là một trong các công ty lớn ở tỉnh Thừa ThiênHuế, là một doanh nghiệp tư nhân cạnh tranh bình đẳng với các công ty du lịch dịch vụkhác trong tỉnh Công ty hoạt động với 3 cơ sở: DMZ Bar, DMZ Restaurant, DMZHotel Để đạt được mục tiệu trở thành một doanh nghiệp mạnh trong ngành dịch vụ và
du lịch, công ty phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao để
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11đứng vững và phát triển trong thị trường hiện nay Vì vậy nhà quản trị công ty phảiquan tâm nhiều đến tình hình kinh doanh của công ty, phải đi sâu vào phân tích hiệuquả kinh doanh để giúp cho việc ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp.Do
đó, “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Du lịch DMZ”có ý nghĩa thiết thực.
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài giải quyết các mục tiêu sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa những cở sở lý luận và thực tiển về kết quả và hiệu quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ hai, phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh và nguyên nhân ảnhhưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ ba, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty CP du lịch DMZ
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Thực hiên tại Công Ty CP Du Lịch DMZPhạm vi thời gian: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh công ty giai đoạn2013- 2015 và đề xuất giải pháp cho năm 2016
4 Phương pháp nghiên cứu
Thu thập các thông tin sơ cấp từ thực tế làm việc trong quá trình thực tập tạicông ty qua việc quan sát thực tế cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động phục vụ trực tiếptại công ty trong quá trình thực tập
Trang 12thái độ của khách hàng xem có hài lòng với cách phục vụ và các dịch vụ của công tyhay không Quan sát để đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc tổ chức bán hàng ảnhhưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Phương pháp thu thập số liệu:Thu thập số liệu từ bảng cân đối kế toán, bảngbáo cáo kết quả kinh doanh, bảng thống kê lao động của công ty qua 3 năm 2013-
2015 thu thập được từ phòng nhân sự, phòng kế toán của công ty.Tham khảo các sáchbáo, các khóa luận tốt nghiệp…
Phương pháp xử lý tổng hợp số liệu: Từ những số liệu tổng hợp ban đầu sẽ tiếnhành tập hợp, chắt lọc và hệ thống lại những thông tin dữ liệu thật sự cần thiết cho đềtài, toàn bộ số liệu sẽ được tiến hành trên phần mềm Exel
Phương pháp phân tích:Phương pháp phân tích kinh tế để phân tích các nhân tốảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Phương pháp so sánh đối chiếucác chỉ tiêu các hiện tượng kinh tế cùng nội dung, tính chất để xác định xu hướng vàmức độ biến động của các chỉ tiêu đó Phương pháp chỉ số nhân tố
5 Bố cục của đề tài
Đề tài gồm có 3 phần:
Phần I: Phần mở đầuPhần II: Nội dung và kết quả nghiên cứuChương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty CP du lịchDMZ
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiêu quả kinh doanh của công ty CP dulịch DMZ
Phần III: Kết luận và kiến nghị
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh(SXKD) của doanh nghiệp
1.1.1 Hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phảnánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả caonhất trong kinh doanh với các chi phí thấp nhất Hiệu quả là thước đo cuối cùng củamột quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp,
nó không chỉ có ý nghĩa chiến lược với xu thế phát triển của xã hội Phát triển là phảiđạt lợi nhuận cao, mở rộng sản xuất kinh doanh theo chiều rộng và chiều sâu, đủ sứccạnh tranh trên thị trường Việc nắm vững thị trường, quan tâm đến các chính sáchchiến lược, và sự dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, cách thức tổ chức sản xuấtkinh doanh, năng lực con người, hiểu biết về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệptrong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cách thức duy nhất và quan trọngnhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển
Để đánh giá hiệu quả trước hết phải xác định rõ mục tiêu kinh doanh Mọi hoạtđộng SXKD đều phải tuân theo quy luật khách quan ngoài ra còn bị chi phối bởi chínhmục tiêu chính của nó Một khi mục tiêu được hoàn thành sẽ điều chỉnh sản xuất nhằmhướng mục tiêu tới mức cao nhất có thể đạt được Việc nhận thức và đánh giá đúngđắn, đầy đủ vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh là rất cần thiết đối với từng doanhnghiệp, nó giúp doanh nghiệp nắm được mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tìmhướng khắc phục các nhân tố tiêu cực và phát huy các nhân tố tích cực, tạo điều kiện
để hoạt động SXKD của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất
1.1.1.1 Các quan điểm về hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp Quan điểm thứ nhất, “hiệu quả kinh doanh được xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả với phần gia tăng của chi phí” Theo quan điểm này, hiểu quả
kinh doanh chỉ xét tới phần kết quả tăng thêm và phần chi phí tăng thêm mà không xem xéttới sự vận động của cả tổng thể gồm cả yếu tố sẵn có và yếu tố tăng thêm Xét theo quanđiểm biện chứng thì mọi sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 14chứ không phải tác động một cách riêng lẽ Hoạt động sản xuất kinh doanh là một quá trìnhtrong đó các yếu tố tăng thêm đều có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố sẵn có, chúng có
tác động gián tiếp hoặc trực tiếp tới sự thay đổi của kết quả kinh doanh (Trần ngọc Phú, 2007)
Quan điểm thứ hai,“Hiệu quả sản xuất kinh doanh là hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để được kết quả đó” So với quan điểm trước thì quan điểm này toàn diện
hơn ở chỗ nó đã xem xét đến hiệu quả kinh tế trong sự vận động của tổng thể các yếu
tố sản xuất gắn kết giữa hiệu quả và chi phí, coi hiệu quả kinh tế là thước đo phản ánhtrình độ quản lý và sự dụng chi phí của doanh nghiệp, tuy nhiên quan điểm này mớichỉ thuần túy so sánh giữa kết quả và chi phí mà chưa phản ánh được mối tương quangiữa mặt lượng với mặt chất đối với kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó.( Huỳnh Đức Lộng, 1997)
Quan điểm thứ ba,“Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sự dụng các nguồn nhân lực, vật lực của doanh nghiệp, nhằm đạt được kết quả của mục tiêu kinh doanh” Quan điểm này chưa phản ánh tổng quát và đúng bản chất của hiệu quả kinh doanh (Bùi Xuân Phong, 2001)
1.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Xuất phát từ các quan điểm trên, theo tác giả có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp như sau:
“Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sự dụng nguồn lực (vốn, lao động, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu) nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp xác định”.
Công thức xác định: H=K/C
Trong đó:
H là hiệu quả hoạt động SXKD
K là kết quả thu về từ hoạt động SXKD
C là chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đóNhư vậy, hiệu quả SXKD của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánhtrình độ khai thác, sự dụng nguồn lực của doanh nghiệp về vật tư, lao động, tiền vốn
để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất Thước đo hiệu quả chính là sự tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 15kiệm hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn đánh giá là tối đa hóa kết quả đạt được
hoặc tối thiểu hóa chi phí dựa trên nguồn lực sẵn có (Nguyễn Trọng Cơ- Ngô Thế Chi,2002)
1.1.1.3 Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiệu quả hoạt động SXKD là vấn đề cốt lõi cả về lý luận lẫn thực tiễn, là mụctiêu trước mắt, lâu dài và bao trùm doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động SXKD là phạmtrù kinh tế phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả trực tiếp và gián tiếp mà các chủ thểkinh tế thu được so với các chi phí trực tiếp và gián tiếp mà cá chủ thể kinh tế phải bỏ
Xét về hình thức, hiệu quả hoạt động SXKD luôn là một phạm trù so sánh, thểhiện mối tương quan giữa cái bỏ ra với cái thu được, còn kết quả kinh doanh chỉ là yếu
tố và là phương tiện để tính toán và phân tích hiệu quả
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và đối phó với tình trạng nguồnlực tài nguyên ngày càng khan hiếm đòi hỏi các doanh nghiệp phải khai thác và sựdụng các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả Xét đến cùng thì bản chất của hiệu quảhoạt động SXKD là nâng cao năng suất lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triểncủa doanh nghiệp và xã hội
Về mặt chất, hiệu quả hoạt động SXKD phản ánh trình độ sử dụng các nguồnlực trong một doanh nghiệp Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mối quan hệ mậtthiết giữa kết quả thực hiện và những mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêuchính trị, xã hội
Về mặt lượng, hiệu quả hoạt động SXKD biểu hiện mối tương quan giữa kết quảđạt được với chi phí bỏ ra Doanh nghiệp chỉ thu được kết quả khi kết quả lớn hơn chi phí.Hiệu quả hoạt động SXKD được đo lường bằng một hệ thống chỉ tiêu nhất định
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 161.1.1.4 Phân loại các loại hiệu quả
Hiệu quả là một phạm trù lớn mang tính tổng hợp, vì vậy trong việc tiếp cận,phân tích và đánh giá chỉ tiêu này cần nhận thức rõ về tính đa dạng các chỉ tiêu hiệuquả và phân loại các chỉ tiêu hiệu quả theo căn cứ sau:
Căn cứ theo yêu cầu tổ chức xã hội và tổ chức quản lý kinh tế của các cấp quản
lý trong nền kinh tế quốc dân: phân loại hiệu quả theo cấp hiệu quả của ngành nghề,tiềm lực và những đơn vị kinh tế bao gồm: (1) hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quảkinh tế vùng (địa phương); (2) hiệu quả kinh tế sản xuất xã hội khác; (3) hiệu quả kinh
tế khu vực phi sản xuất (giáo dục, y tế ); (4) hiệu quả kinh tế doanh nghiệp
Căn cứ vào nội dung và tính chất các loại kết quả nhằm đáp ứng nhu cầu đadạng của mục tiêu, người ta phân biệt hiệu quả kinh tế với các loại hiệu quả khác: (1)hiệu quả kinh tế; (2) hiệu quả xã hội; (3) hiệu quả kinh tế - xã hội; (4) hiệu quả kinhdoanh
Trong các loại hiệu quả trên chúng ta quan tâm đến hiệu quả kinh doanh vì hiệuquả kinh doanh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cũng
là đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối với hiệu quả kinh doanh nghiệp lại được chia ra: Hiệu quả kinh doanh tổnghợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận.Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát
và cho phép kết luận về hiệu quả kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp (hay một đơn vị bộ phận của doanh nghiệp) trong một thời kì xácđịnh.Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh chỉ xét ở từng lĩnh vực hoạtđộng cụ thể của doanh nghiệp (sử dụng từng loại tài sản, nguyên vật liệu, hoạt độngkinh doanh chính, liên doanh liên kết ) Nó phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực cụ thể,không phản ánh hiệu quả của toàn doanh nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn được chia theo tiêu thức thờigian: Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh dài hạn.Hiệu quả kinhdoanh ngắn hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá ở từng khoảng thờigian ngắn như tuần, tháng, quý, năm, vài năm Hiệu quả kinh doanh dài hạn là hiệuquả kinh doanh được xem xét đánh giá trong khoảng thời gian dài gắn với các chiếnlược, kế hoạch dài hạn, thậm chí người ta còn nói đến hiệu quả kinh doanh lâu dài gắn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17với quãng đời tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Giữa hiệu quả kinh doanh ngắnhạn và dài hạn có mối quan hệ biện chứng với nhau và trong nhiều trường hợp cònmâu thuẫn với nhau Đôi khi vì mục tiêu hiệu quả trong dài hạn mà người ta có thể hysinh hiệu quả trong ngắn hạn.
1.1.2Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu khách quan
Hiệu quả hoạt động SXKD là tiêu chuẩn cao nhất và là đòi hỏi tất yếu kháchquan của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng bởi các lý do sau:
Thứ nhất, sự khan hiếm các nguồn lực làm cho điều kiện phát triển sản xuấttheo chiều rộng bị hạn chế, do đó phát triển theo chiều sâu là một yêu cầu tất yếukhách quan Nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD là một hướng phát triển theo chiềusâu, nhằm sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và hiệu quả
Thứ hai, để có thể thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo thu được kết quả đủ để bù đắp chi phí và
có lợi nhuận Đối với các doanh nghiệp thì hiệu quả hoạt động SXKD xét về số tuyệtđối chính là lợi nhuận, do đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD là cơ sở đểgiảm chi phí và tăng lợi nhuận
Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt,
để tồn tại trong môi trường này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng nâng caochất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín đốivới khách hàng, xây dựng thương hiệu cho mình Như vậy, nâng cao hiệu quả hoạtđộng SXKD là vấn đề mang tính sống còn đối với mỗi doanh nghiệp
Thứ tư, trong bối cảnh nước ta gia nhập tổ chức thương mại tổ chức WTO, cácdoanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn trước áp lực củadoanh nghiệp nước ngoài Tính chất bình đẳng và cạnh tranh trên sân chơi toàn cầu rõràng là một liều thuốc thử khắc nghiệt cho các doanh nghiệp Việt Nam Nếu muốn tồntại và phát triển thì không ngừng phải nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD
Thứ năm,nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh còn là cơ sở nâng cao thunhập chủ sở hữu, người lao động trog doanh nghiệp, đóng góp ngày càng nhiều cho
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18ngân sách nhà nước dưới nghĩa vụ thuế Từ đó góp phần nâng cao chất lượng sống chongười dân.
Với những lý do trên thì nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp
là một tất yếu khách quan, vì lợi ích của doanh nghiệp và của toàn xã hội
1.1.3 Các yêu cầu cơ bản về đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD phải được xem xét một cách toàndiện, không chỉ đánh giá ở kết quả đạt được mà điều quan trọng phải đánh giá chấtlượng của kết quả đạt được, cần quán triệt một số yêu cầu có tính nguyên tắc sau:
1.1.3.1 Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống trong việc xem xét hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cần chú ý đến tất cả các mặt các khâu, các yếu tố của quá trình sản xuất kinhdoanh, phải xem xét ở phạm vi không gian và thời gian Các giải pháp nâng cao hiệuquả họat động SXKD hiện tại phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài của doanhnghiệp Tức là đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD phải xem xét cả lợi ích trước mắt
và lâu dài của doanh nghiệp Hiệu quả SXKD trong một giai đoạn dù lớn đến đâu cũngkhông được đánh giá cao nếu nó làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của doanh nghiệpxét trong dài hạn
1.1.3.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp phải xem xét đến lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của khách hàng, lợi ích của xã hội, lợi ích của người lao động.
Hoạt động SXKD của doanh nghiệp đều có tác động đến sự phát triển chungcủa nghành, của khu vực, và của cả nền kinh tế Tác động này có thể diễn ra theo chiềuhướng tích cực cũng có thể diễn ra theo chiều hướng tiêu cực, có nghĩa là doanhnghiệp đạt hiệu quả kinh doanh nhưng hiệu quả này lại tác động tiêu cực đến doanhnghiệp khác, đến ngành và thậm chí cả nền kinh tế Nhìn chung hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp thường có ảnh hưởng vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp Vì vậykhi đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp chúng ta không chỉ xét trongphạm vi doanh nghiệp mà còn phải xem xét trong phạm vi nghành, khu vực và nềnkinh tế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19Việc đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD cũng được xem xét trong mối liên hệvới lợi ích của người lao động, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải gắn liền vớiviệc nâng cao đời sống vật chất tinh thần và tay nghề cho người lao động.
1.1.3.3 Hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp phải gắn liền với hiệu quả xã hội.
Phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ quốc gia nào, nhiệm
vụ này được thực hiện thông qua hoạt động SXKD của doanh nghiệp.Mặt khác sự ổnđịnh của chính trị và xã hội của quốc gia là nhân tố quan trọng tạo tiền đề và điều kiệnthúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp Do vậy giữa lợi ích quốc gia và lợi ích doanhnghiệp có sự ràng buộc lẫn nhau Yêu cầu này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả hoạtđộng SXKD phải xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bởi đó là điều kiện đểđảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân Hiệu quả xã hội của doanhnghiệp là khoảng chênh lệch giữa lợi ích mà nền kinh tế xã hội mà doanh nghiệp thuđược với chi phí mà nền kinh tế xã hội và doanh nghiệp bỏ ra để doanh nghiệp hoạtđộng SXKD Vì vậy khi đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD không chỉ đơn thuần làđánh giá hiệu quả mang lại cho bản thân doanh nghiệp mà còn phải chú trọng đến lợiích xã hội mà doanh nghiệp mang lại
1.2 Đặc điểm phân tích hoạt động kinh doanh
1.2.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn củaquá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thịtrường nhằm mục đích sinh lợi
Theo Luật doanh nghiệp 2005 hoạt động kinh doanh là những hoạt động phù hợp
và nằm trong khuôn khổ của pháp luật của các tổ chức, cá nhân, nhằm thoả mãn nhucầu của con người thông qua việc cung cấp hàng hoá dịch vụ trên thị trường, đồng thờihoạt động kinh doanh còn để tìm kiếm lợi nhuận
1.2.2 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình
và các kết quả hoạt động kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, trên cơ sở đó,dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.
1.2.3 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh
Là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh, cùng với sự tác động của nhữngnhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.4 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh
Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh gồm:
Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh Đánh giá một cách tổng quát tìnhhình thực hiện kế hoạch về vật tư, lao động, tiền vốn Tình hình chấp hành các thể lệ
và chế độ quản lý kinh tế của nhà nước
Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉtiêu phân tích Khai thác và động viên với mọi khả năng tiềm tàng để phát huy ưuđiểm hay khắc phục khuyết điểm nâng cao hiệu qua kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh cần xác định các đặc trưng về mặt lượng củacác giai đoạn, các quá trình kinh doanh nhằm xác định xu hướng và nhịp độ phát triển,xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của các quá trình kinhdoanh với các điều kiện sản xuất kinh doanh
1.2.5 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh gồm: (1) Đánh giá kết quảthực hiện so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kì trước; (2) Phân tíchnhững nhân tố nội tại và khách quan ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch củadoanh nghiệp; (3) Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu
tư dài hạn; (4) Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặthoạt động của doanh nghiệp; (5) Lập báo cáo kết quả phân tích, đề xuất các giải phápnâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; (6) Xây dựng kế hoạch kinh doanh mới trênkết quả phân tích
1.2.6 Vai trò và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trìnhhoạt động của doanh nghiệp Đó là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả mà cácdoanh nghiệp đã sử dụng từ trước tới nay Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp đều nằm trong thế tác động liên hoàn với nhau Do đó, chỉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21có thể tiến hành phân tích các hoạt động kinh doanh một cách toàn diện, mới có thểgiúp cho các nhà doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tếtrong trạng thái thực của chúng Chính vì vậy mà việc phân tích hoạt động kinhdoanh sẽ có tác dụng: (1) Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng củadoanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, và là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trongkinh doanh; (2) Là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh; (3) Là biện phápquan trọng để dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro, bất định trong kinh doanh;(4) Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ởbên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng ở bên ngoài khác.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Trong quá trình họat động SXKD, doanh nghiệp luôn phải chịu sự tác độngthường xuyên bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài, nó có tác động trực tiếp hoặcgián tiếp đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp
Yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng đối với việc hình thành
và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời các yếu tố này cũng góp phần quyếtđịnh năng suất lao động, khoa học công nghệ, khả năng thích ứng của doanh nghiệp.Các yếu tố kinh tế bao gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hốiđoái và tỷ lệ lạm phát, chính sách thuế…chúng không chỉ ảnh hưởng đến kết quảSXKD mà còn ảnh hưởng đến môi trường vi mô của doanh nghiệp Trong thời đại nềnkinh tế mở cửa, tự do cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chochính mình một vị thế nhất định nhằm đảm bảo chống lại những tác động tiêu cực từmôi trường, mặt khác các yếu tố kinh tế tương đối rộng nên các doanh nghiệp cầnchọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất đến doanh nghiệp
để từ đó có các giải pháp phù hợp để hạn chế những tác động xấu
Yếu tố chính trị, pháp luật: Hoạt động SXKD ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng
đều chịu ảnh hưởng bởi thể chế chính trị và hệ thống pháp luât Sự ổn định chính trị làtiền đề quan trọng cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp Nhà nước có thể chế chínhtrị và chính sách pháp luật rõ ràng, đúng đắn và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo cho sựthuận lợi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động SXKD có hiệu quả và
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22thúc đẩy thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt độngSXKD theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, Nhà nước đóng vai trò điềuhành quản lý nền kinh tế thông qua các công cụ vĩ mô: Pháp luật, chính sách tàichính…cơ chế chính sách của Nhà nước có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy haykìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành Du Lịch nói riêng.
Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố không thể thiếu
trong nền kinh tế thị trường, đối thủ cạnh tranh vừa là trở lực đối với mỗi doanhnghiệp vừa là động lực để doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD, cảitiến quy trình công nghệ và mỗi phương thức quản lý nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giáthành sản phẩm từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình, trong điều kiệnhội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ biết cạnh tranh vớinhau mà còn phải biết liên kết kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp cùng ngànhcùng lĩnh vực sản SXKD
Thị trường: Thị trường ở đây bao gồm hai thị trường: Thị trường đầu vào và thị
trường đầu ra của doanh nghiệp.Thịtrường đầu vào cung cấp các yếu tố cho hoạt độngSXKD của doanh nghiệp như: Thị trường máy móc thiết bị, thị trường nguyên nhiênvật liệu, thị trường lao động Thị trường đầu vào chính là các nguồn lực mà doanhnghiệp phải tính toán sự dụng sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất bởi nó ảnh hưởngtrực tiếp đến chi phí và tính liên tục của quá trình SXKD, từ đó ảnh hưởng đến hiệuquả hoạt động SXKD của doanh nghiệp Thị trường đầu ra liên quan trực tiếp đếnkhách hàng, người tiêu dùng, bằng những sản phẩm hàng hóa dịch vụ của doanhnghiệp Nó tác động đến tốc độ chu chuyển vốn, mức tiêu thụ sản phẩm, doanh thubán hàng, khả năng phát triển nhu cầu trên cơ sở tín nhiệm đối với sản phẩm và thươnghiệu của doanh nghiệp Do vậy quyết định tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp.Việc tạo lập và mở rộng thị trường đầu ra có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanhnghiệp
Cơ sở hạ tầng: Nhân tố này bao gồm các công trình thuộc về hệ thống giao
thông, thông tin liên lạc, cung cấp điện nước, các công trình dịch vụ và phúc lợi xã hộikhác như y tế, giá dục và các khu vui chơi giải trí… là các nhân tố có tác động lớn đến
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23hoạt động SXKD của doanh nghiệp Hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp nước tanói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng hiện nay còn thấp, một trong nhữngnguyên nhân quan trọng là do cơ sở hạ tầng yếu kém, nhất là khu vực vùng núi vànông thôn, hệ thống giao thông xuống cấp rất nhiều gây khó khăn cho công tác đi lại,vận chuyển tiêu thụ hàng hóa, mặt khác làm cho chi phí của các doanh nghiệp tăng cao
do hỏng phương tiện tổn hao nhiều nhiên liệu lớn làm cho lợi nhuận bị sụt giảm
Yếu tố môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố như vị trí địa lý, tài nguyên
thiên nhiên, thời tiết, khí hậu… Do đặc điểm địa hình và vị trí địa lý nước ta, cácdoanh nghiệp chị ảnh hưởng rất lớn bởi khí hậu và thời tiết Khi các nhân tố tự nhiênphong phú thuận lợi sẽ tác động tốt đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,ngược lại nếu nhân tố tự nhiên không thuận lợi sẽ gây những khó khăn cho doanhnghiệp và sẽ làm cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bị yếu đi
1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệpđược thể hiện bằng toàn bộ tài sản của doanhnghiệp dùng trong hoạt động SXKD Vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết để đẩymạnh hoạt động SXKD của doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là việctối đa hóa lợi ích dựa trên chi phí bỏ ra hay tối thiểu hóa chi phí cho một mục tiêu nào
đó Vì vậy vốn kinh doanh là cơ sở để tạo ra lợi nhuận, đạt được mục đích cuối cùngcủa doanh nghiệp Quy mô vốn có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh, thiếu vốn
sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động do không tận dụng được lợi thế về quy mô, không tậndụng được lợi thế về kinh doanh khi nó xuất hiện
Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực được xem là yếu tố tạo nên mọi thành công
cuả doanh nghiệp Một doanh nghiệp nếu có công nghệ tốt, cơ sở hạ tầng vững chãinhưng thiếu lực lượng lao động thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại Có thể nóichính con người đã tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp Con người với tư cách
là chủ thể của quá trình sản xuất vừa là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, luôn làyếu tố quan trọng bậc nhất và có tính quyết định đến hiệu quả hoạt động SXKD củamỗi doanh nghiệp Sự phát triển của nền kinh tế tri thức, tính hội nhập cao của nềnkinh tế toàn cầu, tính chính xác và khoa học trong sản xuất ngày nay đòi hỏi một
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24nguồn nhân lực có tay nghề cao, tính kỷ luật cao cũng như có khả năng làm chủ khoahọc công nghệ kỹ thuật hiện đại.
Yếu tố khoa học công nghệ: Khoa học–công nghệ (KH- CN) là yếu tố có ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đối với các nước đang phát triển thìgiá cả và chất lượng có ý nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh, tuy nhiên trên thế giớihiện nay công cụ cạnh tranh chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chấtlượng, cạnh tranh giữa các sản phẩm có hàm lượng KH-CN cao KH-CN cũng thamgia vào quá trình thu thập, xử lý, truyền đạt thông tin trong nền kinh tế Thiếu KH-CNthì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên chậm chạp và khó có thể kiểmsoát được.Việc áp dụng những thành tựu KH-CN vào sản xuất đã đem lại những kếtquả đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, taọ ranhiều mẫu mã đẹp, giúp tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm đồng thờibảo vệ được môi trường sinh thái
Hệ thống thông tin và xử lý thông tin: Thông tin, đặc biệt là thông tin kinh tế
được xem như là huyết mạch của các doanh nghiệp Trong bối cảnh nền kinh tế mởcửa và hội nhập, cùng với xu hướng toàn cầu hóa thì việc nắm bắt kịp thời và chínhxác thông tin về thị trường, kỹ thuật công nghệ, đường lối chính sách pháp luật và kinh
tế của Nhà nước thông tin về đối thủ cạnh tranh là hết sức quan trọng, giúp cho doanhnghiệp chủ động trong mọi tình huống, hạn chế được rủi ro và nắm bắt được thời cơkinh doanh
Trình độ tổ chức quản lý: Trình độ tổ chức quản lý ngày càng cao thì doanh
nghiệp càng có khả năng định hướng và có tầm nhìn chiến lược cao Doanh nghiệp cầnphải thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra kỹ thuật, đánh giá hệ số kỹ thuật sửdụng các nguồn lực, hiệu quả sử dụng vốn Tuy nhiên, trình độ quản lý phải phù hợpvới thực trạng của doanh nghiệp, về trình độ kỹ thuật và nhân sự sao cho việc sử dụng
là hiệu quả nhất Ngày nay, trình độ quản lý không còn phù thuộc vào bằng cấp màquan trọng là khả năng thích ứng, xử lý nhạy bén, linh hoạt và phải có tầm nhìn chiếnlược, đặc biệt là phải luôn tạo điều kiện cho các công nhân viên đưa ra ý kiến đónggóp cải tổ hoàn thiện công tác quản lý.Việc xác định cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cầnphải căn cứ vào chức năng nhiêm vụ, quy mô và khả năng quản lý của doanh nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25Một cơ cấu tổ chức phải gọn nhẹ, bao quát được hết chức năng quản lý, không bịchồng chéo và tiết kiệm chi phí.
Mạng lưới kinh doanh: Trong cơ chế thị trường, việc mở rộng mạng lưới kinh
doanh có ý nghĩa lớn đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp Vì mạng lưới kinhdoanh quyết định khả năng tiêu thụ hết sản phẩm của doanh nghiệp Có tiêu thụ hếtsản phẩm thì doanh nghiệp mới thực hiện được kết quả kinh doanh và có lợi nhuận
Mở rộng mạnh lưới tiêu thụ còn là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng quy mô sảnxuất góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận Do đó mạng lưới kinh doanh phù hợp sẽcho phép doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD
1.4 Các khái niệm liên quan và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty
1.4.1 Các khái niệm liên quan
Doanh thu bán hàng thuần là doanh thu sau khi trừ đi các khoản giảm trừ, chiếtkhấu hàng bán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các loại thuế đánh trên doanhthu thực hiện trong kỳ như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu,… chỉ tiêu nàyphản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
1.4.1.2 Chi phí
Chi phí là giá trị các nguồn lực chi ra tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó Bản chất của chi phí là mất đi đểđổi lấy một kết quả, kết quả có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, tiền, nhàxưởng,… hoặc không có dạng vật chất như kiến trúc, dịch vụ được phục vụ,…Chi phíbao gồm:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26Giá vốn hàng bán là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp đểhoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
Chi phí bán hàng gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếpthị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí vật liệu, chi phí muangoài, chi phí bảo quản, quảng cáo,…
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổchức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí quản lý gồm nhiềuloại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao
1.4.1.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động và thuế.Lợi nhuậncủa doanh nghiệp gồm có:
Lợi nhuận gộp là lợi nhuận thu được của doanh nghiệp sau khi lấy tổng doanhthu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụđặc biệt, thuế xuất khẩu, giá vốn hàng bán
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu này được tính toán dựatrên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bánhàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấptrong kì báo cáo
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhậphoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này
Lợi nhuận khác là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trướchoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra.Nó gọi là thu nhập bất thường củadoanh nghiệp, và bao gồm: thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; thu tiền phạt
vi phạm hợp đồng; thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ; thu các khoản nợkhông xác định được chủ; các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏsót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra; các khoản thu trên sau khitrừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận bất thường
1.4.2 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 271.4.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả
Doanh thu
Tổng doanh thu (TR): Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh quy mô sảnxuất tiêu thụ của doanh nghiệp, là kết quả của công việc bán hàng và tiêu thụ sản phẩmcủa công ty Chỉ tiêu này được tính như sau:
bù đắp được chi phí bỏ ra và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước; đồng thời chialợi tức cho các cổ đông, các bên tham gia góp vốn liên doanh và tăng vốn đầu tư, tiếptục tái sản xuất mở rộng
Chi Phí
Tổng chi phí (TC): Đây là chỉ tiêu tuyệt đối nói lên quy mô của chi phí, chỉ tiêunày phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh có quan đến sự tồn tại và phát triên của doanhnghiệp
TC = FC + VC Hoặc TC = Ttt +Tgt
Trong đó: FC là chi phí cố định; VC là chi phí biến đổi; Ttt là chi phí trực tiếp;Tgt là chi phí gián tiếp
Lợi nhuận: Đây là chỉ tiêu tuyệt đối, phản ánh kết quả cuối cùng của doanh
nghiệp, nói lên một phần hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Lợi nhuận là mục tiêubao trùm, là các đích mà hầu hết các doanh nghiệp hướng đến Vì vậy, tôi xin trình bày
kỹ hơn về lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa các khoản doanh thu về sovới các khoản chi phí bỏ ra Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng sảnxuất kinh doanh và trình độ quản lý doanh nghiệp
LN = TR – TC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thườngđầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau nên lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiềunguồn khác nhau như: lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hoạtđộng tài chính và lợi nhuận từ hoạt động khác.
Ý nghĩa của lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kếtquả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả
ấy là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Lợi nhuận là nguồn vốn cơ bản
để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp bởi vì lợi nhuận
là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách Nhà nước thông qua chính sách thuế,đồng thời một bộ phận lợi nhuận được để lại thành lập các quỹ tạo điều kiện mở rộngsản xuất, nâng cao mức sống của người lao động và nâng cao phúc lợi xã hội.Lợinhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và cácđơn vị ra sức phát triển sản xuất , nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
1.4.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Việc xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD là rất quantrọng Trong thực tế việc đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD không thể sử dụng mộtcách đơn lẽ mà phải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu có quan hệ chặt chẽ với nhau
Hệ thống chỉ tiêu phản ánh một cách toàn diện các khía cạnh khác nhau, các mặt cơbản của hiệu quả hoạt động SXKD Việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu cho phép thấy đượcmối liên hệ giữa các yếu tố một cách toàn diên và đầy đủ Hệ thống chỉ tiêu đánh giáhiệu quả SXKD phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: (1) Phải phản ánh đầy đủ chínhxác các hoạt động SXKD của doanh nghiệp; (2) Phải đảm bảo được tính so sánh giữacác chỉ tiêu; (3) Phải là một hệ thống chỉ tiêu mang tính chất đánh giá tổng hợp và cáctiêu chí đánh giá từng mặt hoạt động của doanh nghiệp; (4) Chỉ tiêu mang tính chấtthiết thực, phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu hiệu quả hoạt động SXKD của doanhnghiệp; (5) Chỉ tiêu phải phù hợp với trình độ tính toán thống kê trong các giai đoạnphát triển nhất định và có thể áp dụng từng cơ chế kinh tế ở các giai đoạn khác nhau
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 29Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt
Để có thể xem xét đánh giá một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cá biệt,người ta xây dựng các chỉ tiêu chi tiết cho từng yếu tố của quá trinh SXKD dựa trên cơ
sở so sánh từng loại phương diện, từng nguồn lực với kết quả đạt được Các chỉ tiêubiểu hiện hiệu quả cá biệt đối với từng loại phương tiện khác nhau thường được sửdụng với nhiều tên gọi như: hiệu suất, năng suất, tỷ suất
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh:
Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Tổng doanh thu Hiệu suất sử dụng tài sản =
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho ta biết trong một đồng tài sản đầu tư vào quá trinh SXKD củadoanh nghiệp thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.Nếu chỉ tiêu này càng cao thì doanhthu tạo ra càng nhiều và ngược lại.Trong phần mẫu số ta phải lấy số liệu bình quân, cóthể bình quân đầu kỳ và cuối kỳ nếu sự biến động về tình hình tài sản là không lớn,nếu trong doanh nghiệp có sự biến động về tài sản liên tục thì để đảm bảo tính chínhxác ta nên lấy giá trị trung bình của các tháng hoặc các quý trong năm.Chỉ tiêu tổngdoanh thu bao gồm doanh thu của cả 3 hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động tàichính, các hoạt động khác.Tổng tài sản bình quân hoạt động SXKD của doanh nghiệpđược tính bằng cách lấy tổng tài sản trừ đi phần đầu tư tài chính ngắn hạn, đầu tư tàichính dài hạn, tạm ứng, tài sản thiếu chờ xử lý, quỹ phúc lợi hình thành nên tài sản cốđịnh Nếu trong doanh nghiệp không có các yếu tố loại trừ này thì tổng tài sản bìnhquân hoạt động SXKD bằng tổng tài sản bình quân
Hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp
Tổng doanh thuHiệu suất sử dụng TSCĐ =
Nguyên giá CĐ bình quânChỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ tham gia tạo ra bao nhiêuđồng doanh thu.Chỉ tiêu này có giá trị càng cao, chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐcàng cao
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 30Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp hay còn gọi là số vòng quay VLĐ
Doanh thu thuần
Số vòng quay VLĐ =
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng quay vòng vốn lưu động trong kỳ kinh doanh
Nó được tính bằng tỷ số giữa doanh thu thuần và vốn bình quân lưu động sử dụngtrong năm Tỷ số này càng cao thể hiện tốc độ quay vòng vốn lưu động càng nhanh, nóphản ánh khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp
Số ngày làm việc trong năm
Số ngày một vòng quay =
Số vòng quay
Là số bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một vòng quay trong
kỳ Số ngày một vòng quay càng lớn thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng giảm
Tốc độ luân chuyển khoản phải thu khách hàng
Số vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh việc thanh toán các khoản phải thu của khách hàng sau khikết thúc một vòng quay thì công ty thu hồi được nợ Nếu số ngày của vòng quay càngnhỏ thì tốc độ quay càng nhanh, thời gian bị chiếm dụng vốn càng ngắn
Kỳ thu tiền bình quân =
Khoản phải thu x 360
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền hàng, chothấy khi tiêu thụ bao lâu thì doanh nghiệp thu được tiền, thể hiện được chính sách bánchịu của doanh nghiệp đối với khách hàng Mặt khác qua chỉ tiêu này đánh giá đượctình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho =
Số dư bình quân hàng tồn kho
Số dư bình quân hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
Trong đó: Hàng tồn kho năm trước + Hàng tồn kho năm nay
Số dư bình quân hàng tồn kho=
2
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giánăng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm.Hệ số này lớn cho thấy tốc
độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc
độ quay vòng hàng tồn kho thấp Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngànhnghề kinh doanh nên không phải cú mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao làxấu.Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh vàhàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếukhoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá tri giảm qua các năm
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu năng sất lao động phản ánh số lượng sản phẩm mà người lao động tạo
ra trong một đơn vị thời gian, tăng năng suất lao động là mục tiêu quan trọng của mỗidoanh nghệp, là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quảSXKD của doanh nghiệp
Năng suất lao động
Năng suất lao động = Doanh thu
Số lao động bình quânNgoài ra, chúng ta còn sử dụng một số chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả sử dụnglao động
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân một lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu thu nhập bình quân một lao động
Thu nhập bình quân một lao động=
Tổng quỹ lương thực hiện trong kỳ Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Khả năng sinh lời từ doanh thu
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu =
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉtiêu này càng cao thì kết quả kinh doanh càng đạt hiệu quả
Khả năng sinh lời từ tài sản
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA):
ROA =
Lợi nhuận ròng
x 100%
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh đo lường khả năng sinh lời trên tài sản của doanh nghiệp,
cứ 1 đồng vốn đầu tư chi ra cho tài sản thì sẽ thu được bao nhiêu lợi, chỉ tiêu này càngcao thì kinh doanh có hiệu quả trên số tiền bỏ ra
Khả năng sinh lời từ VCSH
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu: (ROE)
Trang 33Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sinh lời từ nguồn vốn bỏ ra đầu tư vào doanhnghiệp, cứ một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu lãi ròng (là khoản lợi sau khi
đã trừ các khoản phát sinh trong kỳ) Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ rằng doanhnghiệp hoạt động có hiệu quả trên số vốn bỏ ra
Mô hình phân tích theo tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu:
= tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần x tỷ suất sinh lợi trên doanh thu x hiệu suất
sử dụng tài sản
Vậy, tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:Hiệusuất sử dụng tài sản hiện có, tỷ suất sinh lợi trên doanh thu, tỷ suất tài sản trên vốn cổphần.Bên cạnh tỷ số hoạt động và tỷ suất khả năng sinh lợi để đánh giá kết quả kinhdoanh của công ty hiện tại, nhà quản trị biết được tài sản nào đã được khai thác hiệuquả, tài sản nào chưa được tận dụng hết khả năng có thể có của tài sản đó Họ sẽ đưa rabiện pháp hợp lý để sử dụng các loại tài sản đó, đồng thời đánh giá mức độ các loại tàisản tạo ra lợi nhuận.Và để đánh giá được toàn bộ thực trạng tài chính một công ty, cầnphải tìm hiểu thêm về các loại tỷ số thanh toán: biết được tình hình thanh toán cáckhoản nợ ngắn hạn, dài hạn; tỷ số kết cấu tài chính công ty
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DMZ
2.1 Khái quát về công ty Cổ Phần Du Lịch DMZ
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Tiếng Việt: Công ty Cổ phần du lịch DMZTiếng Anh: DMZ Tourist Joint Stock Company
Địa chỉ: 60 Lê Lợi, TP HuếĐiện thoại: 054.3823414; 054.3837991Fax: 054.3817357
Website:www.dmz.com.vn
Email:dmzcoop@gmail.com
Công ty thành lập ngày 09/09/2008 Logo có ý nghĩa là: màu xanh viền thểhiện màu xanh của cây cỏ vùng quê nghèo Quảng Trị, những viền bị bung ra tạo thànhhình của logo thể hiện những vết nổ của bom đạn tác động lên cây cỏ, và nổ ra dữ dội
như vậy Trong logo có 3 chữ DMZ là viết tắt của chữ: "Demilitarized Zone" có
nghĩa là vùng phi quân sự, nằm ở 2 bên bờ sông Bến Hải và cầu Hiền Lương, đây làvùng không có chiến tranh, là vùng hòa bình và không có bom đạn Màu xanh cũngnói lên được mức độ tàn phá của cuộc chiến tranh và ngày nay, trên chính mảnh đất
đó, cây cỏ vẫn có thể mọc lên và phát triển xanh tươi như ngày nào trong sự thanhbình của đất nước
Nằm ở trung tâm du lịch của thành phố Huế, Công ty Cổ phần Du lịch DMZđược biết đến như là một đơn vị điểm nhấn của ngành du lịch địa phương thu hútnhiều du khách đến từ mọi miền trên thế giới Công ty hoạt động với 3 cơ sở kinhdoanh: Nhà hàng Little Italy, DMZ Bar, DMZ Hotel
Nhà hàng Little Italy được thành lập vào năm 2002 được coi là một bước khởiđầu trong chuỗi các hoạt động kinh doanh của Công ty Với đội ngũ phục vụ thân thiện
và phong cách thiết kế nội thất trang nhã, Nhà hàng Little Italy đã thật sự làm hài lòngkhách du lịch trong nước và quốc tế.Vào năm1994, DMZ bar đi vào hoạt động vàđược tiếp quản bởi đội ngũ quản lý mới năng động hơn vào năm 2004 với những thay
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35đổi hoàn toàn mới về phong cách phục vụ và các loại hình dịch vụ Đến với DMZ bar,
du khách có thể thả mình trong khoảng không gian ba tầng được thiết kế bắt mắt vàđộc đáo và cùng tham gia các trò chơi có thưởng (happy hours), nghe nhạc và sử dụngmiễn phí internet.Việc tiếp tục hình thành DMZ Travel vào năm 2008 cũng đã gópphần rất lớn vào sự phát triển chung của Công ty Cổ phần Du lịch DMZ do ông LêXuân Phương sáng lập
Đi vào hoạt động từ đầu tháng 4 năm 2010, Khách sạn DMZ toạ lạc tại số21đường Đội Cung ngay trung tâm thành phố.Quý khách chỉ mất ít phút để dạo chơi cáckhu giải trí, trung tâm mua sắm, hội chợ ẩm thực Khách sạn DMZ hứa hẹn là mộtđiểm dừng chân lí tưởng dành cho tất cả các du khách trong thời gian du lịch tại đây
Hi vọng Khách sạn DMZ – một thành viên của Công ty cổ phần Du lịch DMZ sẽ làmột địa điểm thu hút du khách trong và ngoài nước góp phần làm giàu cho nền du lịchđịa phương
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Chức năng
Công ty Cổ phần du lịch DMZ là đơn vị có chức năng kinh doanh khách sạn,nhà hàng, quán Bar, tổ chức các tour du lịch, các dịch vụ bổ sung như: bán vé tour, vémáy bay, tổ chức các tour du lịch trong nước, đổi ngoại tệ, điện thoại quốc tế, cho thuê
xe ô tô Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hiện nay Công ty Cổ phần du lịchDMZ đã trở thành một đơn vị kinh doanh tổng hợp phục vụ nhu cầu của khách du lịch,cung cấp những sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng.Là một đơn vị hạchtoán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có quyền mở rộng quy mô sảnxuất kinh doanh thuộc phạm vi cho phép, mở rộng quan hệ giao dịch Hiện nay, Công
ty còn chuẩn bị tổ chức kinh doanh nhiều hoạt động kinh doanh du lịch khách như: lưutrú; nhà hàng mang phong cách Việt – Âu – Á, và các dịch vụ bổ sung khác
Nhiệm vụ
Công ty DMZ có những nhiệm vụ sau:
Quản lý tài sản: Tài sản của công ty bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động
do công ty tự đầu tư và bổ sung hàng năm nên phải sử dụng đúng mục đích, hạch toánchính xác và giải quyết hàng năm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ