Một số giáo viên khi dạy tập đọc còn tách rời đọc diễn cảm và phần tìm hiểu bài; giáo viên thường chú ý vào việc hướng dẫn đọc đúng, đọc lưu loát, đọc có ý thức mà xem nhẹ đọc diễn cảm h
Trang 11 ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.1 Lí do chọn đề tài
Môn học Tiếng Việt ở tiểu học là một những môn học quan trọng của chương trình, là môn học công cụ để giao tiếp và học tập các môn học khác, qua đó giáo dục học sinh về mọi mặt
Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy học thông qua các phân môn như Tập đọc, Tập viết, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu và Tập làm văn Mỗi phân môn mang một nhiệm vụ quan trong riêng, phân môn Tập đọc cũng vậy, nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc dạy học tiếng Việt, đó là một phân môn thực hành Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh Năng lực đọc được tạo nên 4 kĩ năng cũng là 4 yêu cầu về chất lượng của “Đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc đọc hiểu) và đọc diễn cảm Bốn kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này sẽ có tác động tích cực đến kĩ năng khác Ví dụ đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được Nhiều khi, khó mà nói được rạch ròi kĩ năng nào làm cơ sở cho kĩ năng nào Nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng
Vì vậy trong dạy học, không thể xem nhẹ yếu tố nào Nhưng hiện nay việc tổ chức dạy học tập đọc vẫn còn nhiều bất cập Một số giáo viên khi dạy tập đọc còn tách rời đọc diễn cảm và phần tìm hiểu bài; giáo viên thường chú ý vào việc hướng dẫn đọc đúng, đọc lưu loát, đọc có ý thức mà xem nhẹ đọc diễn cảm hoặc chưa đầu tư một cách sâu sắc về đọc diễn cảm còn bắt chước nhiều nên tính ổn định không cao (lúc học thì đọc được những sau một thời gian lại không đọc lại diễn cảm được) Thêm vào đó là hình thức tổ chức luyện đọc diễn cảm còn đơn điệu dẫn đến học sinh không hứng thú khi luyện đọc dẫn đến kết quả không cao
Mà như chúng ta biết, trong giờ dạy tập đọc lớp 4 thì kết quả giờ học sẽ được phản ánh trong kết quả của việc luyện đọc diễn cảm của học sinh Vậy để giúp học đọc diễn cảm tốt và có hứng thú đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng mới đó là “Mọi học sinh đều phải tích cực tham gia vào hoạt động học tập và thay đổi hình thức tổ chức luyện đọc” Do
đó với mong muốn làm thế nào để chất lượng đọc diễn cảm của học sinh lớp 4
ngày càng nâng cao, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 4E Trường Tiểu học Thị trấn Gio Linh
2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1 Cơ sở lí luận:
Trang 2Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc được những văn bản, văn chương hoặc các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật Đó là việc thể hiện kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng, để biểu đạt ý nghĩ và tình cảm của tác giả đã gửi gắm trong bài đọc đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát
Đọc diễn cảm chỉ có thể có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc Đọc diễn cảm yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm phù hợp với từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp kiểu câu, thể loại đọc có cảm xúc cao Biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm gợi tả, phân biệt lời nhân vật Để đọc diễn cảm, người ta phải làm chủ chỗ ngắt giọng ở đây muốn nói đến kĩ thuật ngắt giọng biểu cảm, làm chủ tốc độ Khi nói đến đọc diễn cảm, người ta thường nói về một
số kĩ thuật như ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ, cường độ, cao độ trường độ với ý nghĩa cảm xúc của bài
Để đọc diễn cảm, người ta phải làm chủ được chổ ngắt giọng, ở đây muốn nói đến kĩ thuật ngắt giọng biểu cảm, làm chủ được tốc độ, làm chủ được cường độ giọng (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay hạ giọng) và làm chủ tốc độ
Ngữ liệu dạy học diễn cảm trong chương trình Tập đọc lớp 4 là các bài tập đọc thuộc văn bản nghệ thuật (truyện, thơ, kịch) Tất cả gồm 48 bài thuộc 10 chủ điểm
2.2 Thực trạng:
Qua việc giảng dạy lớp 4 và dự giờ trao đổi học tập lẫn nhau như hội giảng cấp trường, tôi thấy còn bộc lộ một số tồn tại sau:
- Phân môn Tập đọc có một nhiệm vụ rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học Do đó, vấn đề dạy học phân môn Tập đọc hiện nay rất được chú trọng Có nhiều chuyên đề, phương pháp đặt ra nhằm đưa chất lượng đọc của các em nâng lên Nhưng nhìn chung chủ yếu chỉ tập trung đến các lớp đầu cấp để làm sao các
em đọc đúng, đọc trôi chảy là được Còn ở các lớp cuối cấp, giáo viên chỉ tập trung nhận xét cách đọc đúng, đọc trơn chứ chưa có biện pháp cụ thể để dành cho việc luyện đọc diễn cảm Ngay cả những học sinh giỏi nhưng vẫn đọc chưa diễn cảm
- Trong giảng dạy việc rèn đọc diễn cảm mang tính chất hình thức, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh rèn đọc: đọc thành tiếng, đọc thầm Ngược lại, trong giờ tập đọc có giáo viên chỉ chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung bài, số lượng học sinh được đọc trong lớp ít Do đó các em chưa biết khi nào đọc lên giọng, hạ giọng, khi nào nhấn giọng từ ngữ Nhất là khi đọc lời các nhân vật chưa thể hiện được tính cách của các nhân vật
- Thực tế ở giờ dạy tập đọc, do nội dung nhiều bài đọc khá dài, giáo viên ít
có thời gian cho việc luyện đọc của học sinh, còn áp đặt cách đọc cho các em, học sinh phải đọc một cách thụ động Nên bản thân học sinh tự cho rằng mình đã
Trang 3đọc thông thạo, do đó không chú tâm rèn kĩ năng đọc lưu loát, đọc diễn cảm Giáo viên ít tổ chức, ít gợi ý để học sinh khám phá tìm hiểu cách đọc dẫn đến hiệu quả đạt được trong giờ tập đọc chưa cao
- Hình thức tổ chức luyện đọc diễn cảm còn đơn điệu dẫn đến học sinh ít hứng thú với phần luyện đọc diễn cảm
Kiểm tra chất lượng đọc đầu năm học 2014 - 2015, tôi thấy kết quả như sau:
Tổng số học sinh : 32 em
Đọc nhỏ, ấp úng, phát âm chưa
chuẩn
Đọc to nhưng còn sai từ
(thêm - bớt từ)
nhanh Đọc to, lưu loát, rõ ràng nhưng
chưa diễn cảm
được giọng đọc Đọc to, lưu loát, rõ ràng, diễn
cảm tương đối tốt
từ đúng
Đây là một việc mà trong mỗi giáo viên đứng lớp như chúng ta băn
khoăn, suy nghĩ nên dạy như thế nào để nâng cao hiệu quả các giờ dạy trên lớp nói chung và dạy đọc diễn cảm cho học sinh cuối bậc Tiểu học nói riêng Để đưa chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm có sự thay đổi, tôi xin mạnh dạn đưa ra một
số biện pháp sau:
2.3 Các biện pháp luyện đọc diễn cảm
2.3.1 Luyện đọc theo mẫu:
Luyện đọc theo mẫu là biện pháp dạy học chủ yếu để luyện đọc thành tiếng nói chung và luyện đọc diễn cảm nói riêng Để luyện theo mẫu có hiệu quả, cần có một số kĩ năng:
a Kĩ năng biết làm mẫu:
Giáo viên phải làm chủ được âm thanh giọng đọc của mình, phải đọc đủ lớn để học sinh cả lớp nghe được Giáo viên phải biết làm chủ ngữ điệu, cao độ, tốc độ, trọng âm lô-gíc, trọng âm biểu cảm,nghĩa là việc làm mẫu một cách chắc chắn, lần nào cũng giống như nhau
b Biết quan sát cách đọc của học sinh:
Giáo viên phải biết quan sát cách đọc của học sinh, nghĩa là có khả năng nhanh chóng nhận ra được những gì học sinh làm đúng mẫu, đồng thời nhanh chóng nhận ra hiệu số sai lệch giữa bài đọc của các em và bài đọc mẫu của mình Nên tránh tình trạng nhận xét kết quả của học sinh một cách chung chung Và như thế giáo viên sẽ không chỉ ra những gì các em đã làm được và chưa làm được, dẫn tới hiệu quả luyện tập không cao do không động viên kịp thời hoặc chưa chỉ ra những nhược điểm cụ thể mà các em cần khắc phục
Trang 4c Biết tái hiện lời đọc của học sinh trong thế đối chiếu với lời đọc mẫu:
Để luyện đọc cho học sinh, tôi tạo điều kiện cho các em tự quan sát lời đọc của mình một cách khách quan Và để sử dụng kĩ năng này có hiệu quả và tránh làm tổn hại đến tình cảm của các em, giáo viên không nên lạm dụng thủ pháp tái hiện Việc mô phỏng lỗi tôi chỉ thực hiện khi học sinh nào không nhận ra sai lệch trong cách đọc của mình so với mẫu Điều đặc biệt phải chú ý là khi mô phỏng cần tránh thái độ giễu cợt mà ta cần thể hiện thái độ chân thành, mong mỏi, tha thiết làm sao học sinh đọc đúng và hay
d Phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc và làm mẫu:
Tôi kết hợp mô tả kĩ lưỡng những chỉ số âm thanh của bài đọc như: đọc to hơn, nhỏ hơn, nhanh hơn, chậm hơn, chậm lại, nhấn giọng, hạ giọng, kéo dài giọng kèm theo làm mẫu để học sinh thực hiện theo
Đối với HS tiểu học đây là biện pháp phổ biến nhất, tuy nhiên đối với HS lớp tôi tôi chỉ thực hiện biện pháp này đối với những bài khó, đoạn diễn cảm khó hoặc đối với những HS thuộc nhóm 4 và nhóm 3
2.3.2 Tìm hiểu bài đọc làm cơ sở luyện đọc diễn cảm
Tôi xem biện pháp này là rất quan trọng đặc biệt đối với học sinh nhóm 1,
vì biện pháp này giúp cho việc luyện đọc diễn cảm tránh được bệnh chủ quan ở học sinh, thực hiện bài đọc diễn cảm một cách áp đặt Chúng ta biết rằng, nội dung bài đọc quy định giọng đọc toàn bài, quy định những chữ số âm thanh cụ thể Học sinh hiểu bài đọc một cách sâu sắc thì mới có ý thức đọc diễn cảm và mong muốn được đọc diễn cảm cho bạn cùng nghe Khi thực hiện biện pháp này
để có hiệu quả tôi thực hiện theo các bước sau:
+ Tổ chức cho học sinh làm quen với toàn bộ bài đọc Điều đó có nghĩa tôi phải chuẩn bị tâm thế cho các em bước vào tác phẩm một cách tự nhiên, thoải mái Tôi chú trọng chuẩn bị lời giới thiệu bài thật kĩ để gây sự chú ý và kích thích ham muốn được làm quen với toàn bộ bài đọc
+ Tổ chức cho học sinh đàm thoại để tìm ra thể loại bài, tìm hiểu đề tài bài đọc, tìm hiểu tên bài, phát hiện ra các từ chìa khóa của bài đọc, tìm hiểu giá trị nghệ thuật của từ chìa khóa trong việc bộc lộ nội dung tư tưởng của bài đọc, xác định những câu đoạn quan trọng, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu, đoạn, tìm hiểu nội dung bài đọc Và điều cần lưu ý mối quan hệ của việc tìm hiểu bài đọc và việc luyện đọc diễn cảm Từ việc tìm hiểu bài đọc, tôi gợi mở, dẫn dắt các em biết thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc sao cho phù hợp với những sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật vừa được phân tích Việc phân tích không được sa đà vượt quá yêu cầu về kiến thức kĩ năng đã đặt ra trong mục tiêu bài học
2.3.3 Tìm hiểu các chỉ số âm thanh cụ thể của bài đọc
Tôi quy định hệ thống kí hiệu đánh dấu các chỉ số âm thanh cụ thể của bài đọc:
/ : chỗ ngắt giọng
Trang 5// : chỗ ngừng giọng
: chỗ lên giọng
: chỗ xuống giọng
: chỗ đọc chậm
: chỗ đọc nhanh
X : chỗ nhấn giọng Tôi hướng dẫn các em điền các kí hiệu vào những từ ngữ, hình ảnh, đoạn văn, câu văn vừa tìm hiểu, phân tích Khi đặt kí hiệu tôi thường hỏi lại các em
“vì sao?” lại đặt những kí hiệu đó để giúp các em ý thức được mối quan hệ giữa bài đọc và các chỉ số âm thanh
Đây là biện pháp tôi kết hợp với các bài tập diễn cảm để làm sao tìm ra giọng đọc của bài nhanh và hiệu quả nhất Đối với học sinh ban đầu học sinh khó khi mới tiếp xúc với các dạng bài tập này, nhưng khi luyện tập nhiều học sinh sẽ quen và sẽ hình thành kĩ năng một cách tự nhiên và cái quan trọng mà biện pháp này đem lại đó là kĩ năng tự phân tích văn bản nghệ thuật để xác định đọc như thế nào cho phù hợp mà không cần thiết giáo viên phải đọc mẫu Và đây cũng là một trong những cách để rèn kĩ năng cho học sinh góp phần giáo học sinh một cách toàn diện mà chúng ta đang hướng tới Sau đây tôi xin giới thiệu một số dạng bài tập luyện đọc diễn cảm:
Dạng 1: Bài tập luyện kĩ năng ngắt giọng biểu cảm
Đây là dạng bài tập tôi thường đưa ra khi đọc các dòng thơ để giúp học sinh ngắt nghỉ đúng với nội dung bài thơ
Ví dụ:
a Xác định chỗ ngắt giọng khi đọc diễn cảm câu thơ sau:
Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
b Thể hiện bằng giọng đọc kết quả xác định cho các bạn nghe
Đáp án:
Nắng mưa/ từ những ngày xưa/
Lặn trong đời mẹ /đến giờ/ chưa tan/
Dạng 2: Bài tập luyện cho học sinh kĩ năng làm chủ cường độ đọc.
Trong giờ tập đọc học sinh cần hiểu rằng việc đọc diễn cảm của mình không chỉ phải cho mình mà còn cho giáo viên và các bạn cùng nghe Chính vì vậy các
em cần có ý thức đọc đúng với yêu cầu Thực tế, thường xảy ra hai trường hợp: một là học sinh đọc quá to, hai là học sinh đọc quá nhỏ Nguyên nhân của tình trạng này là do chúng ta chưa có biện pháp hữu hiệu để luyện cường độ đọc cho học sinh Trong thực tế giáo viên chỉ hướng dẫn chung chung, ví như “em đọc to lên” Do đó tôi đưa ra bài tập để luyện kĩ năng làm chủ cường độ cho học sinh
Ví dụ:
Hãy đọc bài Gà Trống và Cáo (tập 1-trang 40) theo yêu cầu:
Trang 6a) Đọc nhỏ cho người bạn bên cạnh nghe.
b) Đọc đủ to cho một nhóm bạn cùng nghe
c) Đọc to cho cả lớp cùng nghe
Dạng 3: Bài tập luyện cho học sinh làm chủ trọng âm biểu cảm
Thực tế nhiều giáo viên chỉ làm mẫu việc nhấn giọng một cách chủ quan rồi yêu cầu học sinh bắt chước, không hiểu và không có ý thức về tác dụng của việc làm Từ đó tôi xây dựng bài tập để rèn luyện kĩ năng làm chủ trọng âm biểu cảm
Ví dụ: Em hãy đánh dấu những từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc diễn cảm đoạn thơ sau:
“Tre xanh Xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi!”
(Tre Việt Nam - Tập 1 – trang 41)
×
“Tre xanh Xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
×
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi!”
Dạng 4: Bài tập luyện cho học sinh làm chủ ngữ điệu
Đối với dạng bài tập này tôi thường sử dụng với các bài có lời nói của nhân vật
Ví dụ:
a Em hãy xác định , khi đọc diễn cảm các câu nói của nhân vật trong đoạn văn sau:
b Thể hiện bằng giọng đọc kết quả xác định cho các bạn nghe (chú ý biểu lộ thái độ, cử chỉ, trong khi đọc)
Nhưng đáp lại sự giận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng:
- Em đi tập văn nghệ
- Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à?
Nó cười giả bộ ngây thơ:
Ủa chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà!
Tôi sững sờ nhìn ba, tôi đợi một trận cuồng phong Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo:
- Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người
Đáp án
Nhưng đáp lại sự giận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng:
Trang 7- Em đi tập văn nghệ.
- Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à?
Nó cười giả bộ ngây thơ:
- Ủa chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà!
Tôi sững sờ nhìn ba, tôi đợi một trận cuồng phong Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo:
- Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người
(Cách lên giọng và xuống giọng như vậy phù hợp với ngữ liệu của câu và thái
độ của từng nhân vật)
Dạng 4: Bài tập luyện cho học sinh kĩ năng làm chủ tốc độ biểu cảm
Ví dụ
Xác định , khi đọc diễn cảm đoạn văn sau:
Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay Trên người tôi chẳng có tài sản gì
Đáp án:
Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả
một chiếc khăn tay Trên người tôi chẳng có tài sản gì
Dạng 6: Bài tập luyện cho học sinh kĩ năng thể hiện giọng đọc của từng
nhân vật.
Ví dụ:
Hãy ghi tên nhân vật trong bài tập đọc Thưa chuyện với mẹ (tập 1 - trang 84) vào chỗ trống trong các lời chỉ dẫn sau cho phù hợp:
a Đọc giọng bình tĩnh khi đọc lời của
b Đọc giọng lúc đầu ngạc nhiên, sau lo lắng, cuối cùng là cảm động khi đọc lời của
Đáp án:
a Đọc giọng bình tĩnh khi đọc lời của Cương
b Đọc giọng lúc đầu ngạc nhiên, sau lo lắng khi đọc lời của mẹ
Dạng 7: Bài tập luyện cho học sinh kĩ năng làm chủ giọng đọc chung của
toàn bài
Ví dụ:
Dùng dấu “×” để đánh vào ô để chọn giọng đọc cho bài “Trung thu độc lập”(trang 90) và giải thích vì sao:
Vui tươi, nhẹ nhàng, thiết tha, tự hào
Buồn phiền, tiếc nuối
Lo lắng, gấp gáp
Dạng 8: Bài tập luyện cho học sinh kĩ năng xác định các chỉ số âm
thanh và luyện đọc diễn cảm toàn bài.
Ví dụ:
Trang 8Hãy sử dụng hệ thống kí hiệu: /, //,, , , , × để xác định cách đọc bài đọc trên.
“Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho vua Mi-đát.// Nhà vua sung sướng ngồi/ vào bàn.// Và lúc đó/ ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp.// Các thức ăn,/ thức uống khi/ vua chạm đến đều biến thành vàng Mi-đát bụng đói cồn cào,/ chịu không nổi,/ liền chắp tay cầu khẩn://
- Xin Thần tha tội cho tôi .// Xin người lấy lại điều ước để cho tôi được
sống.//
Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra/ và phán://
- Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn,/ nhúng mình vào dòng nước, /phép màu
sẽ biến mất /và nhà ngươi sẽ rửa sạch được lòng tham.//
Mi-đát làm theo lời dạy của thần, /quả nhiên /thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây/ ông hằng mong ước Lúc ấy/ nhà vua mới hiểu ra rằng/ hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.”//
(Điều ước của vua Mi-đát – tập 1)
Hệ thống bài tập luyện đọc thành tiếng cũng như luyện đọc diễn cảm được xây dựng theo tinh thần chuyển hành động bằng lời của học sinh thành hành động vật chất (dùng các kí hiệu để vẽ, nối, đánh dấu ); đồng thời, từ kết quả của hành động vật chất, bài tập đưa học sinh đến hành động bằng lời, HS tìm ra giọng đọc của đoạn văn cần đọc diễn cảm để từ đó luyện đọc tốt
Sau đây là một trích đoạn giáo án tôi sử dụng bài tập để tìm ra giọng đọc của đoạn sau đó tổ chức cho học đọc diễn cảm theo hình thức nhóm đôi:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Nêu lại nội dung bài đọc: Ca ngợi cậu
bé có tấm lòng nhân hậu đáng quý, biết
đồng cảm thương xót với nỗi bất hạnh
của người nghèo khổ
- Yêu cầu 1 H khá giỏi đọc toàn bài
- Bạn vừa thể hiện toàn bài với giọng
như thế nào? Giọng đọc đó có phù hợp
với nội dung bài văn không? Vì sao?
- Khi đọc thể hiện mỗi lời nhân vật thế
nào?
- GV đưa bảng phụ có nội dung đoạn
“Tôi lục tìm bằng giọng khản đặc”
Nhóm 1: (Thảo luận nhóm 4)Yêu cầu:
Hãy đánh dấu các từ ngữ cần nhấn
giọng, xác định tốc độ
- HS nêu
- HS đọc
- cảm động, xót thương
- Lời cậu bé: nhỏ nhẹ, ân cần, lễ phép, chân thành, cảm thông Lời ông lão: chậm rãi, nghẹn ngào, xúc động
- Đại diện nhóm trình bày kết quả: X: túi nọ, túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, run lẩy bẩy, chằm chằm, tái nhợt
Câu 1: Nhanh, thể hiện hành động
Trang 9Nhóm 2: Ngữ điệu câu nói của cậu bé,
câu nói của ông lão 2 câu đầu
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả
Chú ý giải thích kết quả
- Yêu cầu các nhóm thể hiện kết quả
bằng giọng đọc
- Lớp nhận xét bổ sung, tìm ra giọng
đọc phù hợp
- Đọc mẫu (nếu HS đọc chưa chính xác)
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 2
- Thi đọc, bình chọn giọng đọc hay
gấp gáp của cậu bé
Câu 2: chậm rãi thể hiện sự tiếc nuối, bất lực của cậu bé
- Trình bày như trên
- Đọc
- Lắng nghe
- Luyện đọc nhóm
- Thi đọc
2.2.4 Tổ chức luyện đọc diễn cảm bằng nhiều hình thức khác nhau
Tôi tạo điều kiện cho từng HS được thực hành luyện đọc diễn cảm toàn bài (cá nhân, theo cặp, theo nhóm) để các em rút kinh nghiệm; tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp để các em học tập lẫn nhau và được giáo viên động viên, uốn nắn
Hình thức tổ chức làm việc theo nhóm thường có tác dụng tích cực hoá hoạt động học tập của HS, tạo cơ hội cho từng HS được tham gia vào việc luyện đọc diễn cảm một cách hiệu quả Bước đầu các em sẽ tự sửa được cho nhau Khi giáo viên tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp, các em ở dưới là giám khảo nghe, nhận xét xem bạn nào, nhóm nào đọc hay Giáo viên cùng cả lớp động viên, khuyến khích học sinh đọc có tiến bộ để các em đọc ngày một tốt hơn Cụ thể như sau:
* Luyện đọc theo nhóm, tôi thường tiến hành như sau:
- Nhóm đôi: 2 HS ngồi cùng bàn hoặc vị trí HS ngồi trước, sau
- Nhóm 3, 4, 4, 6: dựa vào nội dung của từng bài để chia nhóm cho phù hợp Thường là các bài có nhiều nhân vật Tôi thấy HS rất thích thú khi được nhập vai nhân vật đọc
Ngoài ra thỉnh thoảng để kích thích sự hứng thú đối với HS, tôi tổ chức một
số trò chơi học tập đọc diễn cảm Tuỳ thời gian và nội dung bài đơn giản tôi lựa chọn trò chơi học tập thích hợp để tổ chức cho học sinh tham gia Ví dụ: Thi đọc nối tiếp từng đoạn (theo nhóm, tổ), đọc “truyền điện” thi tìm nhanh - đọc đúng; nhìn một từ đọc cả câu (hoặc nhìn một câu đọc cả đoạn), nghe đọc đoạn - đoán tên bài; thi đọc truyện theo vai, thả thơ…Dưới đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi luyện đọc như sau:
Trò chơi 1: Thi đọc tiếp sức:
* Chuẩn bị: 1 đồng hồ, SGK, giáo viên dự kiến số nhóm tham gia
chơi
* Tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu, hướng dẫn cách chơi
Trang 10- Giáo viên quy định các nhóm có số lượng học sinh bằng nhau - Từng nhóm lên bảng đứng thành hàng ngang Mỗi em cầm một cuốn SGK, đã mở sẵn trong
đó có bài văn sẽ thi đọc
+ Giáo viên hô lệnh: “bắt đầu”, em số 1 (đầu hàng bên phải hoặc bên trái) đọc câu thứ nhất của bài, dứt tiếng cuối cùng câu thứ nhất, em số 2 (cạnh số 1) mới được đọc tiếp câu thứ hai…Cứ như vậy cho đến em cuối cùng của nhóm Nếu chưa hết đoạn, câu tiếp theo lại đến lượt em số 1, em số 2 đọc…cho đến hết đoạn cần luyện diễn cảm thì dừng lại – Giáo viên tính và ghi bảng thời gian đọc của mỗi nhóm
- Học sinh sẽ bị trừ điểm nếu đọc sai lẫn hay thừa thiếu tiếng trong câu hoặc đọc câu sau khi người trước chưa đọc xong, đọc vượt quá một câu theo quy định, hoặc giọng không phù hợp với nội dung
- Giáo viên cho từng nhóm thi đọc, tính thời gian của mỗi nhóm cho điểm nhóm
“đọc tiếp sức” mỗi câu văn đọc đúng cho một điểm, không cho điểm các trường hợp vi phạm
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, chọn và tuyên dương nhóm đọc tiếp sức nhanh nhất, hay nhất
Ví dụ: Bài “Ông Trạng thả diều”
Trò chơi 2: Thả thơ:
* Chuẩn bị: Giáo viên viết vào phiếu câu thơ đầu (hoặc giữa) ở mỗi khổ thơ, hoặc 1- 2 từ đầu của mỗi câu thơ Ví dụ bài “Nếu chúng mình có phép lạ”, tôi làm các phiếu như sau:
Phiếu 1: Chớp mắt thành cây đầu quả Phiếu 2: Ngủ dậy thành người lớn ngay Phiếu 3: Đúc thành ông mặt trời mới Phiếu 4: Chỉ toàn kẹo với bi tròn
* Tiến hành: Giáo viến hướng dẫn cách chơi và nêu yêu cầu:
- Mỗi lượt chơi gồm 2 nhóm và số người bằng số phiếu mỗi nhóm cử nhóm trưởng, 2 nhóm trưởng bốc thăm để giành quyền “thả thơ” trước
- Mỗi em trong nhóm cầm 1 tờ phiếu (giữ kín) Giáo viên hô “bắt đầu” nhóm được thả thơ trước cử 1 người thả ra một tờ phiếu cho một bạn nhóm kia Bạn nhận được phiếu phải đọc thuộc và đúng giọng đọc cả khổ thơ (hoặc câu thơ lục bát) có câu từ ghi trên phiếu Nếu đọc đúng được tính 1 điểm
- Giáo viên tính số điểm của nhóm đọc thuộc thơ Đổi nhóm chơi tương tự như trên Giáo viên tính điểm nhóm thứ 2
- Kết thúc trò chơi: Giáo viên tuyên dương nhóm đọc tốt, điểm cao
Trò chơi 3: Đọc thơ truyền điện.
* Chuẩn bị: Thời điểm chơi cuối tiết Tập đọc – HTL; Hoặc tiết ôn tập HTL Học sinh 2 nhóm ngồi quay mặt vào nhau
* Tiến hành: