Nội dung cơ bản của một chính sách tín dụng thông thường bao gồm: + Miêu tả thị trường tín dụng mục tiêu của ngân hàng; + Tuyên bố về tiêu chuẩn đối với danh mục cho vay của ngân hàng; +
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin camđoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và cácthông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc
Người viết
Hoàng Ánh Tuyết
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám hiệu , phòng KHCN –HTQT – ĐTSĐH, trường Đại học Kinh tế đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt khóahọc và thực hiện đề tài
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Xuân Khoát,người đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này
Sau cùng, tác giả rất cảm ơn Thư viện sau đại học và các anh, chị đồngnghiệp ở VPBank Thanh Hóa đã giúp đỡ cung cấp thông tin để tôi hoàn thành luậnvăn này.
Người viết
Hoàng Ánh Tuyết
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: HOÀNG ÁNH TUYẾT
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Niên khóa: 2012-2014.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN XUÂN KHOÁT
Tên đề tài: HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - VPBANK THANH HÓA.
1 Tính cấp thiết của đề tài
RRTD là rủi ro lớn nhất trong các loại rủi ro gây thiệt hại nặng nề cho cácNHTM Trong xu hướng phát triển và hội nhập của nền kinh tế hiện nay, hệ thốngNHTM Việt Nam đã và đang đòi hỏi phải đổi mới về chất, lượng và nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh Thực tế cho thấy, Ngân hàng TMCP Việt Nam ThịnhVượng - VPBank Thanh Hóa đã đạt những kết quả nhất định trong hoạt động tíndụng Tuy nhiện, tình hình nợ quá hạn, nợ xấu và rủi ro tín dụng vẫn tồn tại và đang
có xu hướng tăng lên; điều đó đòi hỏi VPBank Thanh Hóa phải chú trọng, nâng caohơn nữa hiệu quả hạn chế RRTD Vì vậy, tôi đã chọn vấn đề: "Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank Thanh Hóa " làm
đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản trị kinh doanh
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, luận văn đề xuất cáccác giải pháp nhằm nâng cao năng lực hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP ViệtNam Thịnh Vượng - VPBank Thanh Hóa
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của đề tài
- Hệ thống hóa lại cơ sở lý luận và thực tiễn về RRTD và Hạn chế RRTD củaNHTM
- Phân tích, đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng và nguyên nhân củanhững yếu kém trong hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam ThịnhVượng - VPBank Thanh Hóa
- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Việt NamThịnh Vượng - VPBank Thanh Hóa
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 5DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank Thanh Hóa 32
Sơ đồ 2.2 Quy trình nghiệp vụ tín dụng của VPBank 49
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng vốn tại VPBank Thanh Hóa 34
Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của VPBank Thanh Hóa 35
Bảng 2.3: Tình hình cho vay vốn theo thời hạn năm 2010-2013 35
Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng phân theo đối tượng vay 37
Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu tại VPBank Thanh Hóa 38
Bảng 2.6: Cơ cấu nợ xấu phân theo đối tượng vay 41
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 7MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các sơ đồ v
Danh mục các bảng vi
Mục lục vii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu luận văn 3
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại 4
1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại 4
1.1.2 Các tiêu chí phản ánh mức độ rủi ro tín dụng 5
1.1.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng 6
1.1.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 7
1.2 Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 8
1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc hạn chế rủi ro tín dụng 8
1.2.2 Nội dung hạn chế rủi ro tín dụng 10
1.3 Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới và Việt Nam 21
1.3.1 Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng ở một số nước 21
1.3.2 Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng ở Việt Nam 25
1.3.3 Một số bài học rút ra cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam 28
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – VPBANK THANH HÓA 30
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank 30
2.2 Tình hình hoạt động tín dụng và RRTD tại VPBank Thanh Hóa 32
2.3 Tình hình hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng -VPBank Thanh Hóa 42
2.3.1 Quy trình Hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng -VPBank Thanh Hóa 42
2.3.2 Nội dung hạn chế RRTD hiện hành tại VPBank Thanh Hóa 43
2.3.3 Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng hiện hành tại VPBank Thanh Hóa 48
2.4 Đánh giá chung về Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank Thanh Hóa 52
2.4.1 Những kết quả đạt được trong hạn chế RRTD tại VPBank Thanh Hóa 52
2.4.2 Những yếu kém, khuyết điểm trong hạn chế rủi ro tín dụng 53
2.4.3 Nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm trong hạn chế rủi ro tín dụng 55
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - VPBANK THANH HÓA 64
3.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank Thanh Hóa 64
3.1.1 Định hướng phát triển chung của VPBank Thanh Hóa 64
3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng của VPBank Thanh Hóa 65
3.1.3 Định hướng hạn chế rủi ro tín dụng của VPBank Thanh Hóa 66
3.2 Giải pháp hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng -VPBank Thanh Hóa 67
3.2.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý rủi ro ( QLRR ) 67
3.2.2 Hoàn thiện quy trình tín dụng và chính sách tín dụng 68
3.2.3 Tăng cường kiểm soát và quản lý rủi ro 75
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 93.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác cảnh báo rủi ro và xây dựng các phương án
phòng ngừa thích hợp 77
3.2.5 Nâng cao công tác thẩm định và phân tích tín dụng 78
3.2.6 Mở rộng khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm tín dụng và sử dụng các nghiệp vụ phái sinh tín dụng để phòng ngừa rủi ro 80
3.2.7 Xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp 81
3.2.8 Đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại và hoàn thiện hệ thống thông tin 82
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
1 Kết luận 86
2 Kiến nghị 87
2.1 Kiến nghị với Chính phủ 87
2.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước 87
2.3 Kiến nghị với ngân hàng VPBank 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 10PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 là thời gian thị trường ngân hàng đãtrải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá Do sự thay đổi của cáccông cụ điều hành của Ngân hàng nhà nước với chính sách tiền tệ đi từ định hướngthắt chặt vào những tháng đầu năm và nới lỏng vào những tháng cuối năm, tần suấtđiều chỉnh các công cụ điều hành như lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ
tỷ giá đã diễn ra liên tục và thất thường Bên cạnh đó là những ảnh hưởng tiêu cực
từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu, làm tỷ giá và cung cầu ngoại tệ biếnđộng thường xuyên, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước lâm vào tìnhtrạng khó khăn, các thị trường trong nước như thị trường chứng khoán, bất độngsản, hàng hóa nhập khẩu cũng liên tiếp biến động và suy giảm, các cuộc khủnghoảng thanh khoản và khủng hoảng tín dụng đã diễn ra khốc liệt
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ - tín dụng - loạihình kinh doanh chứa đựng nguy cơ rủi ro cao Nguy cơ này phát sinh ngay từ khiphát tiền ra khỏi ngân hàng hay nói một cách khác rủi ro là một bộ phận hợp thànhtrong cơ chế kinh doanh của ngân hàng Trong các hoạt động kinh doanh của ngânhàng, kinh doanh tín dụng mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất Tuy nhiên, những rủi
ro tín dụng cũng gây thiệt hại khôn lường, thậm chí làm phá sản ngân hàng Vì thếhạn chế khả năng gây ra rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngânhàng thương mại
Rủi ro tín dụng (RRTD) là rủi ro lớn nhất trong các loại rủi ro gây thiệt hạinặng nề cho các Ngân hàng thương mại (NHTM) Trong xu hướng phát triển hộinhập của nền kinh tế đã và đang mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với
hệ thống NHTM Việt Nam, đòi hỏi hệ thống NHTM Việt Nam phải đổi mới về chất
và lượng Sau gần 20 năm hoạt động, VPBank đã có bước tiến đáng kể và đóng gópmột phần vào sự phát triển chung của đất nước Tuy nhiên, hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng - hoạtđộng đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng: chất lượng tín dụng chưa cao và tiềm
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11ẩn rủi ro, sản phẩm tín dụng chưa đa dạng, cơ chế cho vay còn nhiều bất cập, cơ cấucho vay chưa hợp lý nên phát triển chưa tương xứng với khả năng Do đó việcnghiên cứu RRTD và hạn chế RRTD là một yêu cầu cấp thiết.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng là một trong những ngân hàngthương mại có chi nhánh rộng khắp cả nước Chi nhánh Tp.Thanh Hóa là một đơn
vị trực thuộc có trụ sở tại 28 - 29 Đại lộ Lê Lợi, phường Lam Sơn, thành phố ThanhHóa Trong thời gian qua, hoạt động của VPBank Thanh Hóa đã góp phần đáng kểvào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Trong hoạt động tín dụng,mặc dù đạt được dư nợ khá cao nhưng tình hình nợ quá hạn và nợ xấu vẫn tồn tại vàđang có xu hướng tăng lên tại chi nhánh Thực tế trên đòi hỏi VPBank Thanh Hóaphải chú trọng và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động ngân hàng nói chung vàhoạt động tín dụng nói riêng nhằm đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao năng lựccạnh tranh là một yêu cầu đặt ra hết sức cấp thiết đối với ngân hàng TMCP ViệtNam Thịnh Vượng – VPBank Thanh Hóa Vì vậy, tôi đã chọn vấn đề: "Hạn chế rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng VPBank Thanh Hóa " làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên
-ngành Quản trị kinh doanh
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, đề xuất các các giảipháp nhằm nâng cao năng lực hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Việt NamThịnh Vượng - VPBank Thanh Hóa
Trang 123 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chếrủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank Thanh Hóa
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank Thanh Hóa
- Về thời gian: Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong giai đoạn 2010 - 2012
và 06 tháng đầu năm 2013; đề xuất các giải pháp cho những năm tiếp theo
4 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sửdụng các pương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp thu thập thông tin, sốliệu ( Từ các báo cáo kế toán tổng hợp của ngân hàng ), phương pháp tổng hợp, xử
lý số liệu ( Sử dụng phần mềm Excel )
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín
dụng của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng - VPBank Thanh Hóa Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng - VPBank Thanh Hóa
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng
do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi.Khi thực hiện cho vay một khách hàng cụ thể, ngân hàng không dự kiến làkhoản cho vay đó sẽ bị tổn thất Tuy nhiên, những khoản cho vay đó luôn hàmchứa rủi ro
Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiềuhoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như: các hoạt động bảo lãnh,cam kết, chấp nhận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, nhữngchứng khoán có giá (trái phiếu, cổ phiếu, ), trái quyền, Swaps, tín dụng thuê mua,đồng tài trợ, Ngày nay, dù có rất nhiều hình thức kinh doanh mới trong hoạt độngngân hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanhchủ yếu của các ngân hàng Vì thế ở tất cả các nước, rủi ro tín dụng là vấn đề đượcđặc biệt quan tâm không chỉ ở phạm vi các ngân hàng, mà cả trong toàn nền kinh tế.Các ngân hàng luôn luôn tìm cực đại lợi nhuận qua việc tìm kiếm những lợitức cao nhất có thể có ở các món vay và chứng khoán, đồng thời cố gắng giảm thiểurủi ro liên quan đến các hoạt động cho vay, như: sàng lọc và giám sát khách hàngvay, thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu dài, quy định các mức tín dụng, vật thếchấp, số dư bù và hạn chế tín dụng Dẫu sao, không một ngân hàng nào nghĩ đượchết mọi sự bất ngờ khi nó viết ra những quy định hạn chế vào một hợp đồng chovay; sẽ luôn luôn có những hoạt động rủi ro của người vay tiền, chưa có một quyđịnh hạn chế nào loại bỏ được chúng cả
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 141.1.2 Các tiêu chí phản ánh mức độ rủi ro tín dụng
- Tổng số nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thoảthuận ghi trên hợp đồng tín dụng Đây là chỉ tiêu phản ánh chung giá trị tuyệt đốicủa toàn bộ các khoản nợ quá hạn của ngân hàng Chỉ tiêu này chưa cho biết trongtổng số nợ đó, nợ không có khả năng thu hồi là bao nhiêu? Nợ có khả năng thu hồi
là bao nhiêu? Và như vậy nó chưa phản ánh một cách chính xác nguy cơ rủi ro củangân hàng Trường hợp hai NHTM cùng có tổng số nợ quá hạn nhưng ngân hàng cónhiều nợ không có khả năng thu hồi hơn hoặc tiềm lực tài chính thấp hơn sẽ cónguy cơ rủi ro cao hơn
- Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ quá hạn/tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh chỉ số tương đối giữa dư nợ mà ngân hàng không thuhồi được đúng như thời hạn cam kết trong các hợp đồng tín dụng và tổng số nợ màngân hàng đã cho vay Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng,
nó cho biết cứ 100 đơn vị tiền tệ khi ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền
tệ mà ngân hàng không thu hồi được đúng hạn theo hợp đồng Tỷ lệ này càng caothì khả năng rủi ro càng cao Nếu tỷ lệ này lớn hơn 7% thì ngân hàng bị coi là cóchất lượng tín dụng yếu kém, còn nếu nhỏ hơn 5% thì ngân hàng được đánh giá là
có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao Tuy nhiên, các con số được sửdụng để tính chỉ số này được đo tại một thời điểm nhất định nên chưa phản ánhhoàn toàn chính xác chất lượng tín dụng của ngân hàng
- Tỷ lệ giữa nợ khó đòi/tổng dư nợ và nợ khó đòi/nợ quá hạn
Các chỉ số này phản ánh chỉ tiêu tương đối của nợ khó đòi - một bộ phận quantrọng của nợ quá hạn Đây là những chỉ tiêu phản ánh về thực tế và nguy cơ nợ quáhạn của ngân hàng Các tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ nợ quá hạn của ngân hàngcàng cao
- Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/nợ quá hạn
Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho cáckhoản nợ quá hạn khi chúng chuyển thành các khoản cho vay không thu hồi được
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 15vốn Tỷ lệ này cao tức là quỹ dự phòng rủi ro đủ bù đắp các thiệt hại có thể xảy ratrong quá trình cho vay của ngân hàng, giảm nguy cơ rủi ro tín dụng của ngân hàng
và ngược lại
Theo hệ thống PEARLS của Hiệp hội tín dụng thế giới về đánh giá tình hìnhtài chính của ngân hàng thì một ngân hàng được coi là hoạt động với độ an toàn caonếu ngân hàng đó phân bổ đủ dự phòng cho 100% nợ quá hạn trên 12 tháng và 35%
nợ quá hạn từ 1-12 tháng
Ngoài ra, tuỳ theo tình hình cụ thể của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ mà
có thể có thêm các tiêu chí khác để đánh giá, so sánh thực trạng rủi ro tín dụngnhằm xây dựng các biện pháp xử lý kịp thời điểm của khách hàng, tính kém đa dạngcủa tín dụng, các khoản cho vay có vấn đề,
1.1.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng có những tác động ảnh hưởng đến hoạt động của các ngânhàng thương mại và nền kinh tế Cụ thể:
- Rủi ro tín dụng xảy ra tạo cho ngân hàng những tổn thất về mặt tài chính
Bất kỳ một rủi ro nào xảy ra cũng gây ra những tổn thất về tài chính cho ngânhàng, hoặc làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, hoặc làm giảm thu nhập củangân hàng Nếu thu không đủ chi ngân hàng sẽ bị thua lỗ, nghiêm trọng hơn ngânhàng có thể bị phá sản
Rủi ro và tổn thất tài chính là điều khó tránh khỏi trong việc tìm kiếm lợinhuận, hoạt động nào có khả năng mang lại lợi nhuận cao thì có thể xảy ra rủi rolớn Điều đó đặt ra cho các ngân hàng là phải cân nhắc lựa chọn phương án kinhdoanh nhằm đạt được sự cân bằng hợp lý giữa lợi nhuận với rủi ro và tổn thất
- Rủi ro tín dụng xảy ra làm giảm uy tín của ngân hàng
Những thiệt hại về uy tín của ngân hàng, làm mất lòng tin của công chúng lànhững tổn thất còn lớn hơn rất nhiều so với những tổn thất về mặt tài chính Cácthua lỗ trong hoạt động của ngân hàng luôn có ảnh hưởng bất lợi đến niềm tin củacông chúng Khi dân chúng thiếu tin tưởng vào khả năng kinh doanh của ngân hàng,hoặc nghi ngờ ngân hàng mất khả năng thanh toán, họ sẽ đồng loạt rút tiền gửi rakhỏi ngân hàng, dẫn đến việc đổ bể tài chính hoặc phá sản ngân hàng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 16- Rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng còn gây tác động xấu đến nền kinh tế - xã hội
Các thua lỗ của ngân hàng nếu nghiêm trọng có thể làm cổ đông mất vốn đầu
tư, những người gửi tiền mất đi những khoản tiền tiết kiệm mà suốt đời mới cóđược Tình trạng tài chính xấu của một ngân hàng còn tạo ra sự nghi ngờ của nhữngngười gửi tiền về sự ổn định và khả năng thanh toán của cả hệ thống ngân hàng, gâytác động xấu đến tình hình tài chính của ngân hàng khác, kéo theo phản ứng dâychuyền và phá vỡ tính ổn định của thị trường tài chính
1.1.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
1.1.4.1 Nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng
Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giákhông tốt, cố tình làm sai, là một trong những nguyên nhân của rủi ro tín dụng.Nhân viên ngân hàng phải tiếp cận với nhiều ngành nghề, nhiều vùng, thậm chínhiều quốc gia Để cho vay tốt, họ phải am hiểu khách hàng, lĩnh vực mà kháchhàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống Họ phải có khả năng dự báo cácvấn đề liên quan đến người vay, Như vậy, họ phải được đào tạo và tự đào tạo kỹlưỡng, liên tục và toàn diện Khi nhân viên tín dụng cho vay đối với khách hàng họchưa đủ trình độ để hiểu kỹ lưỡng, rủi ro tín dụng luôn rình rập họ Sống trong môitrường "tiền bạc", nhiều nhân viên ngân hàng đã không tránh khỏi cám dỗ của đồngtiền Họ tiếp tay cho khách hàng rút ruột ngân hàng Như vậy, chất lượng nhân viênngân hàng bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp không đảm bảo là nguyênnhân của rủi ro tín dụng
Ngoài ra, nguyên nhân do cơ cấu tổ chức tín dụng, chính sách, quy trình tíndụng, khả năng nhận biết rủi ro tín dụng, công cụ đánh giá rủi ro tín dụng, côngnghệ, của ngân hàng thương mại còn chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, chưa phù hợpgây bất lợi cho hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.Đây cũng chính là những nguyên nhân quan trọng gây ra rủi ro tín dụng ở các ngânhàng thương mại hiện nay
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 171.1.4.2 Nguyên nhân thuộc về khách hàng
Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếukém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng, chây ỳ, là nguyên nhângây rủi ro tín dụng Rất nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu đượclợi nhuận cao Để đạt được mục đích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn đểứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai, mua chuộc, Nhiều người đãkhông tính toán kỹ lưỡng hoặc không có khả năng tính toán kỹ lưỡng những bất trắc
có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinhdoanh Trong trường hợp còn lại, người vay kinh doanh có lãi xong vẫn không trả
nợ cho ngân hàng đúng hạn Họ chây ỳ với hy vọng để quỵt nợ hoặc sử dụng vốnvay càng lâu càng tốt
1.1.4.3 Nguyên nhân liên quan đến môi trường bên ngoài
Những nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay, làm họ mất khảnăng thanh toán cho ngân hàng Ví dụ: Thiên tai, chiến tranh, hoặc những thay đổitầm vĩ mô (thay đổi Chính phủ, chính sách kinh tế, hàng rào thuế quan, ) vượt quátầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay
Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tới người vay, tạothuận lợi hoặc khó khăn cho người vay Nhiều người vay, với bản lĩnh của mình cókhả năng dự báo, thích ứng, hoặc khắc phục những khó khăn Trong những trườnghợp khác, người vay có thể bị tổn thất xong vẫn có khả năng trả nợ ngân hàng đúnghạn, đủ gốc và lãi Tuy nhiên, khi tác động của những nguyên nhân bất khả khángđối với người vay là nặng nề, khả năng trả nợ của họ bị suy giảm, từ đó dẫn tới rủi
ro tín dụng cho ngân hàng
1.2 Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc hạn chế rủi ro tín dụng
1.2.1.1 Khái niệm Hạn chế rủi ro tín dụng
Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng chính là năng lực thực hiện các chínhsách, quy trình tín dụng dựa trên cơ cấu tổ chức được thiết lập, cơ sở công nghệngân hàng hiện có, khả năng chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo, khả năng triển
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18khai đội ngũ nhân viên và các công cụ hỗ trợ thực hiện việc hạn chế sự xuất hiệncủa rủi ro tín dụng, nhằm giảm thiểu tổn thất của ngân hàng.
Mô hình tổ chức hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng được kiện toàntheo hướng thông lệ quốc tế tốt nhất đóng góp một phần không nhỏ vào hiệu quảcủa công tác hạn chế rủi ro tín dụng
Con người với đạo đức nghề nghiệp của họ trở thành yếu tố ngày càng quantrọng, là khởi nguồn cho việc thực hiện hạn chế rủi ro tín dụng
Công nghệ ngân hàng có vai trò quan trọng trong công tác hạn chế rủi ro tín dụngđặc biệt khi ngân hàng thương mại ngày càng có quy mô lớn cả về tổng tài sản, về khốilượng giao dịch phát sinh, về địa giới hoạt động, Công nghệ ngân hàng cung cấp chocán bộ làm công tác quản lý rủi ro tín dụng những công cụ hữu hiệu nhằm phát hiệnsớm rủi ro tín dụng có thể xảy ra và cập nhật thông tin cần thiết
Công cụ hỗ trợ thực hiện hạn chế rủi ro tín dụng bao gồm: nhận biết các dấuhiệu rủi ro tín dụng, các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng, các phương phápđánh giá tài sản đảm bảo của khách hàng, tổng kết kinh nghiệm nhận diện gianlận, Tất cả các công cụ đó đều hữu ích cho công tác hạn chế rủi ro tín dụng
Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thờihạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19Trích lập dự phòng nhằm tạo nguồn để bù đắp rủi ro tín dụng Áp dụng cácnguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả năng gây tổnthất ở mức độ khác nhau Phải có chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản
dự phòng để đối phó với rủi ro
Bảo hiểm tiền vay nghĩa là ngân hàng chuyển toàn bộ rủi ro cho cơ quan bảohiểm chuyên nghiệp
1.2.2 Nội dung hạn chế rủi ro tín dụng
1.2.2.1 Mục tiêu hạn chế rủi ro tín dụng
Việc hạn chế rủi ro tín dụng phải được quan tâm và đáp ứng các yêu cầu sau:Tạo lập được một danh mục tín dụng hợp lý, có khả năng sinh lời cao, ít rủi
ro và khi cần thiết có thể chứng khoán hóa để hỗ trợ thanh khoản
Tạo sự chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận tác nghiệpnhằm tìm kiếm các khoản vay có khả năng sinh lời cao và ít rủi ro
Có những quy định để thống nhất, minh bạch các bước công việc trong quátrình cho vay, có các quy định hợp lý về cơ cấu, tỷ lệ
Đảm bảo phản ánh minh bạch, chính xác chất lượng chất lượng danh mục tíndụng, trích đủ dự phòng để bù đắp những rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay
Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát thích hợp để phát hiện, ngăn ngừa và xử lýkịp thời các rủi ro phát sinh đối với danh mục tín dụng
1.2.2.2 Quy trình Hạn chế rủi ro tín dụng
Việc hạn chế rủi ro tín dụng thực chất là một quá trình liên tục bắt đầu từkhâu thẩm định đánh giá trước phê duyệt khoản vay, giải ngân, theo dõi khoản vay (bao gồm đưa ra các dấu hiệu cảnh báo sớm về tình trạng của khách hàng ), hạn chếcác khoản nợ có vấn đề, nợ xấu ( bao gồm cả việc đưa ra các giải pháp, phương ánthu hồi nợ nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại cho ngân hàng ), cho đếnkhi thu hồi vốn
1.2.2.3 Tiêu chí đánh giá kết quả Hạn chế rủi ro tín dụng
Kết quả của việc hạn chế rủi ro tín dụng thực chất là kết quả của việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn khả năng rủi ro tín dụng xảy ra đối với
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20hoạt động tín dụng Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh kết quả hạn chế rủi ro tín dụng nhưng luận văn chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu chủ yếu hiện nay mà các ngân hàng thương mại thường sử dụng, đó là các chỉ tiêu: nợ quá hạn, tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ quá hạn/tổng dư nợ, tỷ lệ giữa nợ khó đòi/tổng dư nợ
và nợ khó đòi/nợ quá hạn, các khoản tín dụng có vấn đề.
Các chỉ tiêu nợ quá hạn, tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ quá hạn/tổng dư nợ, tỷ
lệ giữa nợ khó đòi/tổng dư nợ và nợ khó đòi/nợ quá hạn giảm phản ánh việc hạn chếrủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại đạt được kết quả tốt hơn
Tỷ lệ nợ quá hạn thấp và bằng 0 không có nghĩa là việc hạn chế rủi ro tín dụngcủa ngân hàng là tốt mà số tiền rủi ro khi đó chính là tổng dư nợ hiện tại của ngânhàng, không phải những khoản cho vay chưa đến hạn thanh toán là không có rủi ro
Vì thế, ngoài các chỉ tiêu định lượng cơ bản nêu trên, người ta còn sử dụng chỉ tiêuđịnh tính là các khoản tín dụng có vấn đề
Các khoản tín dụng có vấn đề là những khoản vay chưa hết hạn, chưa đượcxem xét là nợ quá hạn nhưng trong quá trình theo dõi ngân hàng phát hiện thấy cónhững dấu hiệu không trả được nợ
1.2.2.4 Các biện pháp cơ bản hạn chế rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng xảy ra không những tác động trực tiếp đến thu nhập của ngânhàng mà còn có thể gây ra tình trạng phá sản của ngân hàng Chính vì hậu quả khólường khi rủi ro tín dụng xảy ra nên các ngân hàng cần thực thi các biện pháp hạnchế rủi ro tín dụng Hạn chế rủi ro tín dụng được thực hiện từ chính cơ cấu tổ chứchoạt động tín dụng của ngân hàng, từ chính chính sách, quy trình tín dụng Có rấtnhiều biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng, sau đây là một số biện pháp cơ bản mà cácngân hàng thương mại thường sử dụng để hạn chế rủi ro tín dụng:
- Thứ nhất, xây dựng cơ cấu tổ chức tín dụng hợp lý
Cơ cấu tổ chức tín dụng của các ngân hàng thương mại được tổ chức hợp lý làmột phương thức hạn chế rủi ro tín dụng tốt Tổ chức bộ máy tín dụng phải dựa trênnguyên tắc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ; phân cấp, uỷ quyền rõ ràng tronghoạt động tín dụng; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng đơn vị, từng cán
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21bộ theo phân cấp uỷ quyền và nhiệm vụ được giao; đảm bảo yêu cầu phán quyết tíndụng phải qua ba khâu: người trình, người kiểm soát, người quyết định Với một cơcấu tổ chức theo tiêu chuẩn thông lệ quốc tế tốt nhất sẽ tạo ra một phương thức hạnchế rủi ro tín dụng tốt nhất trong giai đoạn hiện nay đối với các ngân hàng thươngmại Việt Nam.
- Thứ hai, xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng hợp lý, khoa học
Chính sách tín dụng bằng văn bản là yếu tố căn bản, là nền tảng để quản trị tíndụng hiệu quả Chính sách tín dụng đặt ra mục tiêu, tham số định hướng cho cán bộngân hàng, những người làm công tác cho vay và quản trị danh mục đầu tư Chínhsách được xây dựng khoa học, cẩn thận, thông suốt từ trên xuống dưới tạo điều kiệncho ngân hàng duy trì tiêu chuẩn tín dụng của mình, tránh rủi ro quá mức và đánhgiá đúng về cơ hội kinh doanh Các tổ chức giám sát hoạt động ngân hàng trên thếgiới đều coi một chính sách tín dụng được xây dựng đúng đắn là điều kiện thiết yếu
để quản trị tốt rủi ro tín dụng
Nội dung cơ bản của một chính sách tín dụng thông thường bao gồm:
+ Miêu tả thị trường tín dụng mục tiêu của ngân hàng;
+ Tuyên bố về tiêu chuẩn đối với danh mục cho vay của ngân hàng;
+ Xác định quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ tham gia quá trình ra quyếtđịnh cho vay;
+ Những thủ tục, hoạt động cần thiết cho việc chào mời, xem xét, đánh giá và
ra quyết định đối với yêu cầu vay vốn của khách hàng;
+ Các tài liệu cần thiết trong hồ sơ vay vốn;
+ Hướng dẫn tiếp nhận, đánh giá, bảo quản tài sản thế chấp;
+ Chính sách, phương pháp xác định lãi suất, các khoản phí và thời hạn vayvốn, kỳ hạn trả nợ;
+ Giới hạn cho vay tối đa của từng ngành hàng, từng nhóm sản phẩm đối vớitoàn danh mục, của tổng dư nợ đối với tổng tài sản ngân hàng;
+ Phát hiện, phân tích và xử lý các khoản vay có vấn đề;
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22+ Chính sách cho vay thận trọng đối với các ngân hàng có khó khăn tạm thời.Quy trình tín dụng do Ban Giám đốc ngân hàng quyết định, được xây dựng mộtcách chi tiết và quán triệt từ trên xuống Nó thể hiện những nội dung mà cán bộ tíndụng phải thực hiện từ trước, trong và sau khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
- Thứ ba, phân loại và đánh giá khách hàng
Các nhà kinh tế, các nhà phân tích ngân hàng đã sử dụng nhiều mô hình khácnhau để đánh giá rủi ro tín dụng Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm các môhình phản ánh về mặt định lượng và những mô hình phản ánh về mặt định tính (cònđược gọi là phương pháp chất lượng, phương pháp chủ quan, phương pháp chuyêngia hay phương pháp truyền thống của rủi ro tín dụng) Ngoài ra, các mô hình nàykhông loại trừ lẫn nhau, nên một ngân hàng có thể sử dụng nhiều mô hình để phântích đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng
Mô hình định tính về rủi ro tín dụng
Phân tích tín dụng truyền thống thường dựa vào đánh giá chủ quan để xác địnhmức độ rủi ro tín dụng của khách hàng Phương pháp phân tích tín dụng này đi sâunghiên cứu chi tiết "6 khía cạnh - 6C" của người xin vay là: Tư cách (Character),năng lực (Capacity), thu nhập (Cash), bảo đảm (Collateral), điều kiện (Conditions),
và kiểm soát (Control) Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt, thì khoản vaymới được xem là khả thi
Tư cách người vay:
Cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng: Người xin vay có mục đích tín dụng
rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn Nếu cán bộ tín dụng khôngbiết chính xác được tại sao khách hàng lại xin vay tiền, thì cần phải làm rõ ràng mụcđích xin vay là gì Khi mục đích xin vay đã rõ ràng, cán bộ tín dụng phải xác địnhxem có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không Thậmchí, cho dù mục đích xin vay là tốt, thì người cán bộ tín dụng cũng phải xác địnhxem người vay có tỏ thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, trả lời các câuhỏi một cách trung thực, có thiện chí và nỗ lực hết sức để hoàn trả nợ vay khi đếnhạn Tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng, và thiện chí trả nợ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23của người vay gọi chung là "tư cách người vay" (character) Nếu phát hiện thấyngười vay giả dối trong kế hoạch sử dụng và trả nợ như đã thoả thuận, thì cán bộ tíndụng phải từ chối cho vay, nếu không rủi ro tín dụng sẽ phát sinh cho ngân hàng.
Năng lực của người vay
Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành
vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng Cán bộ tín dụng phải chắc chắnrằng người đại diện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là người được uỷquyền hợp pháp của công ty Trường hợp nếu công ty có đối tác kinh doanh, thì cán
bộ tín dụng phải biết được thoả thuận đối tác kinh doanh để xác định xem ai làngười có được uỷ quyền ký kết hợp đồng tín dụng cho công ty Một hợp đồng tíndụng được ký kết bởi người không được uỷ quyền có thể sẽ không thu hồi được nợ,tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng
Thu nhập của người vay
Tiêu chí thu nhập của người vay tập trung vào câu hỏi: Người vay có khả năngtạo ra đủ tiền để trả nợ? Nhìn chung, người vay có ba khả năng để tạo ra tiền, đó là:(i) luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, (ii) bán thanh lý tài sản, (iii)tiền từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn Bất cứ nguồn thu nào từ bakhả năng này đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng Tuy nhiên, ngânhàng ưu tiên hơn cả là khả năng thứ nhất và coi đây là nguồn thu đầu tiên và cănbản để trả nợ vay ngân hàng Điều này là vì: việc bán thanh lý tài sản có thể làm chonăng lực người vay trở nên yếu đi, khiến cho ngân hàng là chủ nợ nên ít được bảođảm Ngoài ra, một sự thiếu hụt luồng tiền là biểu hiện không lành mạnh trong kinhdoanh của con nợ, khiến cho quan hệ tín dụng trở nên có vấn đề
Cán bộ tín dụng đánh giá luồng tiền của khách hàng thông qua việc hỏi và trảlời các câu hỏi sau: Thu nhập hay doanh thu có mức tăng trưởng cao trong quá khứ
là rõ ràng và chắc chắn? liệu mức tăng trưởng cao này có được duy trì để hỗ trợ choviệc trả nợ vay ngân hàng? Thu nhập hiện hành và trong quá khứ của người vay làbằng chứng quan trọng để trả lời các câu hỏi trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24Cán bộ tín dụng có thể đánh giá khả năng tài chính và tình hình sản xuất kinhdoanh của khách hàng thông qua hệ thống các chỉ tiêu tài chính: Chỉ tiêu thanh toánnhanh nhất hay tức thời, chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn, chỉ tiêu vốn lưu động ròng,vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu nợ bình quân, vòng quay tổng tài sản, tỷ số nợ trêntổng tài sản, khả năng trả lãi tiền vay, tỷ lệ sinh lời trên doanh thu, tỷ lệ sinh lời trênvốn chủ sở hữu,
Bảo đảm tiền vay
Khi đánh giá khía cạnh bảo đảm tiền vay, cán bộ tín dụng phải tự hỏi: người vay
có sở hữu một giá trị nào hay tài sản nào có chất lượng để hỗ trợ cho khoản vay? Cán
bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố nhạy cảm như: tuổi thọ, điều kiện, vàmức độ chuyên dụng của tài sản người vay Khía cạnh công nghệ cũng phải đặc biệtchú ý, bởi vì nếu tài sản của người vay có công nghệ lạc hậu, thì giá trị giảm rất nhiều
và rất khó tìm được người mua trong khi công nghệ lại thay đổi hàng ngày
Các ảnh hưởng
Cán bộ tín dụng và nhà phân tích tín dụng cần thiết phải biết được xu thế hiệnhành về công việc kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như điều kiệnkinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoản tín dụng Để đánh giá xuhướng ngành và điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh củakhách hàng, hầu hết các ngân hàng đều duy trì các dữ liệu thông tin bao gồm cácmẫu báo cáo có liên quan, các bài tạp chí, và các báo cáo nghiên cứu
Kiểm soát
Tập trung vào những vấn đề: Các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnhhưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêuchuẩn của ngân hàng và của nhà quản lý về chất lượng tín dụng?
Tóm lại, ngân hàng xem xét nhiều tiêu chí trong việc cấp tín dụng cho kháchhàng Tuy nhiên, trong thực tế, thường tập trung vào 6 tiêu chí cơ bản gọi là "6C".Trên cơ sở 6 tiêu chí này, cán bộ tín dụng cần trả lời được 3 câu hỏi trước khi tiếnhành giải ngân là: Khách hàng có đủ tư cách?, hợp đồng tín dụng là đúng đắn vàhợp lệ?, ngân hàng có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản bảo đảm hay thu nhập khi
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25người vay vỡ nợ? Cuối cùng, một chính sách tín dụng lành mạnh phải luôn kèmtheo điều khoản kiểm tra định kỳ, thường xuyên tất cả các khoản tín dụng đã cấpcho đến khi đáo hạn Khi một khoản tín dụng trở nên có vấn đề, thì cần đến sự xử lýnghiệp vụ của chuyên gia ngân hàng, chuyên gia phải tìm ra được nguyên nhân củatín dụng có vấn đề và hợp tác cùng khách hàng để tìm ra giải pháp để ngân hàng thuhồi vốn.
Các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng
Nếu các ngân hàng chỉ dựa duy nhất vào phương pháp truyền thống để đánhgiá rủi ro tín dụng thì vừa mất thời gian, tốn kém, lại mang tính chủ quan Vì vậy,một số ngân hàng đã sử dụng mô hình cho điểm để lượng hoá rủi ro tín dụng củangười vay Mô hình cho điểm tín dụng có ưu điểm so với phương pháp truyền thống
ở chỗ: nó cho phép xử lý nhanh chóng một khối lượng lớn các đơn xin vay, với chiphí thấp, khách quan Do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụngngân hàng Các mô hình cho điểm tín dụng sử dụng các số liệu phản ánh những đặcđiểm của người vay để lượng hoá xác suất vỡ nợ cũng như phân loại người vaythành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau Để sử dụng các mô hình này, các nhàquản lý phải xác định được các tiêu chí về kinh tế và tài chính liên quan đến rủi rotín dụng đối với từng nhóm khách hàng cụ thể: Mô hình xếp hạng của Moody's, môhình điểm số A, mô hình của Taffler, hệ thống cho điểm tín dụng, hệ thống xếphạng nội bộ, mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng
- Thứ tư, thẩm định tính hiệu quả, khả thi của dự án, phương án vay vốn
Đây là một yếu tố quan trọng nhằm:
- Đưa ra kết luận về tính khả thi của dự án, phương án phục vụ cho việc raquyết định cho vay hoặc từ chối cho vay;
- Là cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời hạn vay, các điều kiện cho vay, lãisuất cho vay,
Nội dung thẩm định bao gồm: Thẩm định về vốn đầu tư và các phương ánnguồn vốn, thẩm định về nguồn nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hiệuquả kinh tế do dự án đem lại, giá thành sản phẩm,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26- Thứ năm, kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Kiểm tra việc tuân thủ các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ và các quyđịnh pháp luật trong hoạt động kinh doanh của các bộ phận chức năng chuyên môn,trong đó đặc biệt là hoạt động tín dụng nhằm phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnhnhững sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, đồng thời phát hiện vàngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra
- Thứ sáu, phân tán rủi ro tín dụng
Phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc cấp tín dụng cho nhiều ngành,nhiều lĩnh vực, khu vực sản xuất kinh doanh nhằm tránh những tổn thất lớn xảy racho ngân hàng thương mại Các hình thức phân tán rủi ro chủ yếu:
+ Không tập trung cấp tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực, hay một khu vực.Khi ngân hàng tập trung cấp tín dụng cho một lĩnh vực kinh tế sẽ giống như
"Bỏ trứng vào cùng một giỏ" điều đó có nghĩa là khi lĩnh vực kinh tế mà ngân hàngtập trung vốn đầu tư gặp phải những biến động bất lợi thì thiệt hại của ngân hàng sẽ
là vô cùng lớn Như vậy, phân tán rủi ro hay chia nhỏ lĩnh vực đầu tư, ngành đầu tư,khu vực đầu tư là một biện pháp hữu hiệu cho các ngân hàng trong công tác phòngchống rủi ro
+ Không nên dồn vốn đầu tư vào một hoặc một số khách hàng
Cũng giống như trên khi ngân hàng tập trung cấp tín dụng cho một hoặc một
số khách hàng sẽ giống như "Bỏ trứng vào cùng một giỏ" Cho dù một hoặc một sốkhách hàng kinh doanh hiệu quả hay có quan hệ lâu năm với ngân hàng thì yêu cầutrên vẫn cần được tuân thủ bởi vì nếu khách hàng gặp khó khăn, rủi ro đột xuất xảy
ra thì ngân hàng cũng chịu tổn thất lớn
+ Đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng
Đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng có tác dụng phân tán rủi ro theo danh mụctài sản, giảm thiệt hại xảy ra khi có rủi ro đối với một vài loại tài sản nhất định.+ Cho vay đồng tài trợ
Hình thức cho vay đồng tài trợ nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động chovay, giúp ngân hàng thương mại phân tán được rủi ro mà vẫn không bị mất nguồn thu từ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27phương án kinh doanh khả thi Các tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ phải ký kết vớinhau một hợp đồng mà ở đó ghi rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên thamgia đồng tài trợ Do đó khi rủi ro xảy ra gánh nặng sẽ được phân tán cho mỗi đơn vị chịumột phần rủi ro tương ứng với mức vốn tham gia của mình.
- Thứ bảy, cần có đội ngũ cán bộ làm tín dụng chọn lọc
Cán bộ tín dụng không những giỏi về trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm,sức khoẻ, tinh thần trách nhiệm và được đào tạo có hệ thống: am hiểu và có kiếnthức về hoạt động tín dụng, về thị trường, phân tích tài chính, thẩm định dự án,
mà còn phải có đạo đức và thực sự liên khiết Bởi lẽ nếu cán bộ tín dụng yếu kém
về chuyên môn, thiếu kinh nghiệm, sa sút về phẩm chất đạo đức thì dễ bị kháchhàng cố tình lừa đảo hoặc lợi dụng gây ra những tổn thất lớn cho ngân hàng
1.2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng
Mặc dù các ngân hàng thương mại luôn tìm cách hạn chế rủi ro tín dụngnhưng kết quả hạn chế rủi ro tín dụng đạt được không luôn như mong đợi Chính vìthế việc tìm hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến các biện pháp hạn chế rủi ro tíndụng luôn là điều mà các ngân hàng thương mại cần quan tâm để từ đó có cơ sở đưa
ra các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng hiệu quả nhất
- Nhân tố chủ quan
Khi ngân hàng thực thi các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra thì cũngchính là lúc các nhân tố ảnh hưởng đến việc hạn chế rủi ro tín dụng nảy sinh Các biệnpháp hạn chế rủi ro tín dụng đạt được kết quả tốt khi cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng
và quản lý tín dụng hợp lý, khi chính sách, quy trình tín dụng khoa học, rõ ràng, khi kỹnăng về nhận biết rủi ro tín dụng thành thạo, chính xác, khi các phương pháp đánh giárủi ro tín dụng được chuẩn hoá, khi đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tốt Ngượclại, những nhân tố trên không phù hợp sẽ tạo nhiều lỗ hổng cho rủi ro tín dụng nảy sinh
và tất nhiên khi đó các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng sẽ thất bại
Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc hạn chế rủi ro tín dụng như:
+ Nhận diện rủi ro tín dụng
Ngân hàng cần có cách nhận ra những dấu hiệu ban đầu của khoản vay có vấn
đề và có những biện pháp cần thiết để ngăn chặn hoặc xử lý chúng Việc nhận diện
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28được các dấu hiệu rủi ro thực tế không dễ dàng Nếu ngân hàng phát hiện ra đượcnhiều, chính xác dấu hiệu xảy ra rủi ro tín dụng thì từ đó sẽ có hướng để áp dụngcác biện pháp ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro tín dụng đó Nếu làm tốt điều này thìcác biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng đã thành công Ngược lại, nếukhông nhận diện rõ rủi ro tín dụng thì các biện pháp của ngân hàng sẽ không có tácdụng gì, thậm chí còn vô ích.
lý và nhiều yếu tố chủ quan khác của cán bộ tín dụng Tất cả những điều đó làm chocông tác đánh giá rủi ro theo phương pháp định tính trở nên rất khó để xác định,thẩm tra
+ Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng
Khi ngân hàng thương mại thực thi các biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụngthì chính bản thân các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng này cũng là nhân tố ảnhhưởng đến việc hạn chế rủi ro tín dụng nói chung
* Cơ cấu tổ chức tín dụng
Cơ cấu tổ chức tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đaphần không đảm bảo phân định trách nhiệm và nhiệm vụ trong quá trình hoạt động.Cán bộ tín dụng thực hiện toàn bộ các công việc từ tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩmđịnh, đề xuất cho vay và quản lý hậu quả giải ngân Tất cả những yếu kém về cơcấu tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam này chính làmảnh đất màu mỡ để rủi ro tín dụng phát sinh làm cho nhiệm vụ hạn chế rủi ro tíndụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam khó đạt được như yêu cầu đặt ra
* Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 29Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng không những được coi là các vănbản chỉ đạo hoạt động và hướng dẫn hoạt động tín dụng hàng ngày mà còn được gọi
là một phương thức hạn chế rủi ro tín dụng đang được các ngân hàng thương mạitriển khai trong điều kiện hiện nay Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây vẫn chothấy chính sách, quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam còn nhiềubất cập: vẫn chưa có hệ thống định hạng rủi ro chính thức khiến việc đo lường chấtlượng danh mục tín dụng và mức độ rủi ro tín dụng gặp nhiều khó khăn, quy trìnhgiám sát và quản lý tín dụng không được quy định rõ ràng và có xu hướng tập trungvào tuân thủ quy trình hơn là đảm bảo chất lượng tài sản, Tất cả những bất cập,yếu kém về quy trình, chính sách tín dụng đó đang kìm hãm hiệu quả của các biệnpháp hạn chế rủi ro tín dụng mà các ngân hàng thương mại Việt Nam đang thực thi
Về lâu dài những khó khăn đó có thể dẫn đến tình hình tài chính của khách hàngngày càng xấu đi, giảm sút khả năng thanh toán nợ cho các ngân hàng thương mại
* Sự lừa đảo của khách hàng: thể hiện ở chỗ người vay không có thực lực tàichính nhưng cố tình quảng cáo, phô trương thanh thế, xây dựng mối quan hệ thânthiết và có uy tín với ngân hàng để vay những khoản tiền lớn rồi quỵt nợ, chây ỳnợ, hoặc người vay kê khai tài sản thế chấp gian dối, làm giả báo cáo tài chínhlành mạnh,
Nếu các nhân tố trên xảy ra sẽ làm cho các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng
mà ngân hàng thương mại đang thực thi kém hiệu quả, đôi khi còn vô tác dụng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 30+ Rủi ro từ Môi trường pháp lý, kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội
Môi trường pháp lý có ảnh hưởng lớn đến việc hạn chế rủi ro tín dụng Nếumôi trường pháp lý tốt, đầy đủ, đồng bộ sẽ góp phần tích cực vào hiệu quả của cácbiện pháp hạn chế rủi ro tín dụng Ngược lại, nếu môi trường pháp lý không đồng
bộ, không phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện tại sẽ tạo môi trường pháp lýcạnh tranh không lành mạnh, tạo ra nhiều sơ hở để các doanh nhgiệp làm ăn bấtchính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo chính ngân hàng Khi đó việc triển khai các biệnpháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại sẽ gặp khó khăn thậm chíthực thi sẽ không có tác dụng
Những biến động của nền kinh tế thị trường như: lạm phát, biến động tỷ giá,suy thoái, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tình hình tài chính của doanhnghiệp kinh doanh, trong đó có khách hàng vay vốn của ngân hàng Từ đó ảnhhưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cho ngân hàng, gây ra rủi ro tín dụng ởcác mức độ khác nhau cho ngân hàng tuỳ thuộc vào mức độ triển khai các biện pháphạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Môi trường chính trị, văn hoá - xã hội có ảnh hưởng tới các biện pháp hạn chếrủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Tuy nhiên các ảnh hưởng này là không
rõ nét và không mang tính chất quyết định đến hiệu quả của các biện pháp hạn chếrủi ro tín dụng Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như thiên tai, hoả hoạn gây ra
sự cố cho hệ thống công nghệ ngân hàng đang vận hành, hoặc làm cho ngân hàngkhông thể triển khai được các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng,
1.3 Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới và Việt Nam 1.3.1 Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng ở một số nước
Trên thế giới, hạn chế rủi ro nói chung ngày càng trở thành một phần quan trọngtrong hoạt động quản trị doanh nghiệp mà các cổ đông mong đợi ở Hội đồng quản trị.Sau đây là một số thực tế hạn chế rủi ro tín dụng ở một số nước trên thế giới:
1.3.1.1 Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng tại Thái Lan
Hệ thống ngân hàng Thái Lan sau khi bị chao đảo bởi cuộc khủng hoảng tàichính tiền tệ khu vực Châu Á năm 1997-1998 đã điều chỉnh và thay đổi căn bản
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31hoạt động ngân hàng, đặc biệt khâu trọng yếu nhất trong quản lý đó là xây dựng vàthực thi hệ thống quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng hiệu quả Cụ thể:
- NHTW quy định và giám sát nghiêm ngặt những chỉ tiêu an toàn vốn trongngân hàng thương mại theo quy định của NHTW Thái Lan phù hợp với thông lệngân hàng quốc tế như: chỉ tiêu vốn điều lệ tối thiểu của một ngân hàng khi thànhlập là 7.500 triệu Bath; tỷ lệ vốn tự có so với tổng vốn huy động tối thiểu là 8%;giới hạn cho vay và bảo lãnh một khách hàng, một nhóm khách hàng có liên quankhông quá 25% vốn tự có của ngân hàng; tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 2% trên tổng vốnhuy động
- Đã thành lập Công ty quản lý tài sản (Thai Asset Management Co.) vào giữanăm 2001 để quản lý các khoản vay có vấn đề
- Các ngân hàng thương mại tách bạch chức năng bộ phận và tuân thủ quy trìnhcho vay: Tại ngân hàng Bangkok Bank tách bộ phận cho vay thành hai bộ phận độc lậpkiểm soát lẫn nhau (bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định); phânloại khách hàng theo nhóm khác nhau để áp dụng những quy trình thẩm định và chovay riêng phù hợp với từng đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, kháchhàng tiêu dùng; áp dụng nghiêm ngặt những nguyên tắc tín dụng, chuyển từ chỉ quantâm đến tài sản thế chấp (trước đây) sang thẩm định chặt chẽ tình hình tài chính, nănglực của khách hàng và tính khả thi của việc sử dụng vốn vay
- Ban hành hệ thống chấm điểm đánh giá xếp loại khách hàng hữu hiệu, trên cơ sở
đó có xếp loại khách hàng và có chính sách tín dụng phù hợp với từng khách hàng
- Xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống đo lường, giám sát các loại rủi ro vềtín dụng, thị trường và quản lý thanh khoản theo thông lệ ngân hàng quốc tế
1.3.1.2 Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng tại Hồng Kông
Thành lập cơ quan quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính với têngọi là Cơ quan Quản lý tiền tệ Hồng Kông (HongKong Monetary Authority) Cơ quannày quy định các biện pháp thận trọng trên cơ sở áp dụng các quy định của Uỷ banBasel; trong đó, có các quy định về cấp giấy phép hoạt động, các tỷ lệ bảo đảm an toànvốn tối thiểu, tỷ lệ khả năng chi trả, giới hạn cho vay đối với một khách hàng,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32Các ngân hàng thương mại phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý khảnăng chi trả nội bộ, hệ thống đánh giá xếp loại tín dụng và quy định về trích lập dựphòng rủi ro Những quy định này phải được ngân hàng Trung Ương chấp thuậncho áp dụng Bên cạnh đó, phải lập 100% dự phòng cho những khoản nợ xấu, 75%cho các khoản nợ có vấn đề và 15% cho các khoản nợ cần chú ý.
1.3.1.3 Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng tại Hàn Quốc
Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á, Chính phủ Hàn quốc
đã tổ chức thanh lý các ngân hàng không có khả năng hoạt động, tiến hành sát nhậpnhiều ngân hàng hoạt động yếu kém đi đôi với cải cách căn bản hoạt động của hệthống ngân hàng Nâng mức quy định áp dụng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 5% lên8%, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có củangân hàng thương mại Yêu cầu các ngân hàng thương mại phải phân loại khoảnvay theo 5 nhóm nợ (nợ bình thường, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghingờ, nợ có khả năng mất vốn) Trên cơ sở đó, phải trích lập dự phòng tương ứng vớitừng nhóm nợ (0%, 10%, 20%, 50%, 100%) Thành lập hệ thống Uỷ ban thanh tra,giám sát đặt dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ gồm 9 thành viên Uỷ banhoạt động giám sát tại chỗ và giám sát từ xa, định kỳ đánh giá xếp loại các ngânhàng theo hệ thống Camel
1.3.1.4 Kinh nghiệm Hạn chế rủi ro tín dụng tại Mỹ
Cuối những năm 90 các ngân hàng Mỹ chịu áp lực từ sự gia tăng rủi ro tíndụng Với sự cạnh tranh khốc liệt để có được các khoản cho vay trong suốt thời kỳkinh tế tăng trưởng, các ngân hàng đã phải chấp nhận các khoản tín dụng có chấtlượng thấp hơn để có thêm thu nhập, chiến lược đó hiện nay đã trở nên phản tácdụng, khối lượng các khoản vay không được thanh toán đúng hạn đã tăng từ 7,5 tỷUSD vào quý 4 năm 1997 lên mức 17,7 tỷ USD vào quý 3 năm 2000 Từ quý 3 năm
1999 đến quý 3 năm 2000, các khoản vay không có dự phòng đã tăng 25,9%, cáckhoản vay quá hạn đã tăng 16,5% và các khoản vay quá hạn trong ngành thươngmại và công nghiệp đã tăng 43,7%
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 33Những con số khắc nghiệt này đã chỉ ra rằng việc hạ thấp các chỉ tiêu chuẩncho vay và bảo lãnh là do các ngân hàng đã chỉ tập trung cho doanh thu.
Sự lo ngại làm cho các ngân hàng trở nên cẩn trọng hơn với các khoản tíndụng mới và cũng yêu cầu cao hơn đối với các khách hàng hiện tại Họ vẫn muốncho vay tiền, nhưng các điều kiện sẽ chặt chẽ hơn Thậm chí cho dù Cục dự trữ Liênbang đã hạ lãi suất cho vay ngắn hạn, thì lãi suất mà hầu hết các công ty đi vay phảichịu cũng sẽ hạ không đáng kể Thêm vào đó, việc cho vay cũng sẽ bị kiểm soát.Các ngân hàng Mỹ coi sự trao đổi thường xuyên của khách hàng với ngân hàng
về tình hình kinh doanh, các cơ hội cũng như khó khăn sẽ giúp ngân hàng hiểu rõdoanh nghiệp hơn Số lần các cuộc gặp như vậy còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, nhưngnên diễn ra đều đặn để ngân hàng có thể hiểu rõ ông chủ và công ty của ông ta hơn.Các ngân hàng Mỹ cũng đánh giá rất cao vai trò của kế hoạch kinh doanh củakhách hàng, họ cho rằng "Ai chuẩn bị không tốt, thì hãy chuẩn bị đón nhận thấtbại" Họ cho rằng kế hoạch kinh doanh hay một chiến lược là một công cụ hữu hiệu
để giúp ngân hàng hiểu thấu đáo và có cái nhìn toàn diện về công việc mà doanhnghiệp đang tiến hành
Để đưa ra những quyết định cho vay kịp thời và hiệu quả, các ngân hàng rấtcần các thông tin tài chính chính xác Nguồn trả nợ quan trọng nhất của bất cứkhoản vay nào cũng là dòng tiền của doanh nghiệp Việc cung cấp kịp thời các báocáo tài chính đầy đủ và hoàn thiện, dự đoán trước các luồng tiền và các khoản hoànthuế là rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của người đi vay Các báo cáo tàichính không hoàn thiện hoặc không kịp thời sẽ làm cho ngân hàng nghi ngờ
Các ngân hàng Mỹ cho rằng tài sản thế chấp (thiết bị, các khoản phải thu, hàngtồn kho, đồ đạc và tài sản cố định, hoặc tài sản khác của doanh nghiệp ) là cầnthiết Giá trị các khoản vay sẽ tương ứng với giá trị đã khấu hao của tài sản thếchấp Để thường xuyên nắm vững và cập nhật về giá trị của tài sản đảm bảo, ngânhàng cần yêu cầu cung cấp danh sách hàng tồn kho hàng tháng hoặc hàng quý.Trong phần lớn các trường hợp, chủ của các doanh nghiệp tư nhân, công tyTNHH, công ty cổ phần sẽ được yêu cầu cung cấp đảm bảo của cá nhân đối với các
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34khoản nợ của công ty, và ngân hàng có thể bảo lưu quyền nắm giữ các tài sản này
để thế chấp hoá việc đảm bảo
Bằng việc cung cấp cho ngân hàng các thông tin tài chính kịp thời, các tài sảnthế chấp đầy đủ và các điều kiện để theo dõi giá trị của tài sản thế chấp, hạn mứccho vay của ngân hàng sẽ rộng rãi hơn với doanh nghiệp
1.3.2 Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng ở Việt Nam
1.3.2.1 Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của Vietinbank
Trước xu thế phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, thể chế tíndụng đã có những thay đổi quan trọng, đó là: chuyển từ lãi suất cố định, sang lãisuất khung và đến nay là lãi suất thoả thuận; tách tín dụng chính sách ra khỏi tíndụng thương mại; bổ sung các nghiệp vụ tín dụng mới; mở rộng đối tượng tiếp cậntín dụng; trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các NHTM…
Bước phát triển chính sách tín dụng của VietinBank là quá trình kế thừa, pháthuy giá trị sẵn có, thay đổi để thích nghi với sự biến động của môi trường kinh tế, xãhội và phù hợp pháp luật trong từng thời kỳ, tiếp cận nhanh chóng xu thế mới, thông lệquốc tế, các phương pháp quản lý tiên tiến… Giá trị cốt lõi là chuyển từ tư duy bao cấpsang tư duy tín dụng thị trường Theo đó tín dụng đã hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lýcủa khách hàng, tạo ra lợi nhuận trên cơ sở chấp nhận rủi ro đi kèm, các quyết định tíndụng dựa trên đánh giá lợi ích, rủi ro và có biện pháp kiểm soát rủi ro
VietinBank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệthống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăngcường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu thammưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý kháchhàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản
lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suygiảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độclập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ) Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lạinhững kết quả quan trọng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35Bên cạnh đó, Vietinbank còn thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linhhoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăngtrưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể,tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tếphát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nềnkinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự ánkinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dựphòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.
Nhờ đó, quy mô tín dụng của VietinBank tăng bình quân hàng năm 31% đếnnay tăng gần 170 lần so với lúc mới thành lập), đáp ứng được các nhu cầu vốn hợp
lý của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước Cơ cấu tín dụng theo địa bàn, đối tượng khách hàng, mục đích sửdụng vốn, ngành hàng, kỳ hạn cấp tín dụng, hình thức bảo đảm tiền vay… đượcđiều chỉnh theo hướng tích cực Chất lượng tín dụng được nâng cao và trở thànhmột trong những Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất
Vietinbank chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách,quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trìnhthực hiện Hoạ động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảocác giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như cácbiện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứchi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau Đồng thời,các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷquyền của Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sởphù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị
và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền
1.3.2.2 Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của VIB
Tại VIB, cơ cấu quản trị được xác định rõ ràng giữa Hội đồng Quản trị(HĐQT) và Ban điều hành, trong đó HĐQT xác định chiến lược và Ban điều hành
là người thực thi chiến lược, nếu không “rõ ràng” điều này sẽ dấn đến mâu thuẫn về
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36quyền lợi Bên cạnh đó, những ủy ban độc lập như Ủy ban tín dụng độc lập, đượcChủ tịch HĐQT trao quyền và có thành viên HĐQT tham gia, không chỉ giúpHĐQT nắm vững được tình hình thực tế về tình hình tín dụng mà còn đảm bảo tínhminh bạch, chất lượng tín dụng tại VIB
Trên thực tế, quản lý rủi ro tại Việt Nam thường phải đối mặt với vấn đề cóquá ít hoặc quá nhiều dữ liệu nhưng không phù hợp cho quá trình phân tích đánhgiá cơ hội hoặc dự phòng rủi ro Để khắc phục vấn đề này, tại VIB có những phòngban chuyên trách, mô hình đồng nhất, nhất quán từ các đơn vị kinh doanh đến bộphận hỗ trợ Mô hình 3 tầng lớp bảo vệ ( Đợn vị kinh doanh – Đơn vị quản lý –Kiểm toán nội bộ) giúp VIB tăng cường vài trò quản lý và kiểm tra hoạt động củacác đơn vị kinh doanh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung, đồng thời phòngngừa lỗ hổng do các hình thức rủi ro gây ra như: chống rửa tiền, chống tài trợkhủng bố Hiện tại, VIB đang dần dần thay đổi văn hóa của quản trị rủi ro từ “kiểmsoát” sang “hợp tác” mà không ảnh hưởng đến chất lượngrủi ro tín dụng
1.3.2.3 Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của HD Bank
HDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thànhcông hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đốitượng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân.Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HDBank đánh giá được chất lượng tín dụng,phân nhóm khách hàng cũng như lượng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dựphòng, quản trị chất lượng tín dụng hiệu quả và toàn diện Tính đến nay, tỷ lệnợxấucủa HDBank đã được kiểm soát ở mức trên 1%/năm
Đồng thời, HDBank đã xây dựng được khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuânthủ theo theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản lý rủi ro, Thẩm định giá,Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ, ) Các phòng ban này liên kết chặtchẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quảntrịrủi ro tín dụngvà rủi ro phi tín dụng như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý,rủi ro nhân lực và các hoạt động khác Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hoàn thànhchuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thờigian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ) góp phầnđem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng.
1.3.3 Một số bài học rút ra cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hạn chếrủi ro tín dụng, có thể đưa ra một số bài học kinh nghiệm mà các ngân hàng thươngmại Việt Nam nói chung cần nghiên cứu và vận dụng:
- Ban hành hệ thống chấm điểm đánh giá xếp loại khách hàng hữu hiệu, trên
cơ sở đó có phân loại khách hàng theo nhóm khác nhau để áp dụng những quy trìnhthẩm định và cho vay riêng phù hợp với từng đối tượng khách hàng doanh nghiệplớn, vừa và nhỏ, khách hàng tiêu dùng và có chính sách tín dụng phù hợp với từngkhách hàng
- Xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống đo lường, giám sát các loại rủi ro vềtín dụng
- Tách bạch chức năng các bộ phận và tuân thủ quy trình cho vay: bộ phận tiếpnhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định; áp dụng nghiêm ngặt những nguyêntắc tín dụng, thẩm định chặt chẽ tình hình tài chính, năng lực của khách hàng và tínhkhả thi của việc sử dụng vốn vay
- Quy định cụ thể về trích lập dự phòng rủi ro nhằm đảm bảo duy trì hoạt độngkinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra
- Cần tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng Theo đó quy định việc quyếtđịnh tín dụng theo mức tăng dần cho từng người, từng bộ phận nghiệp vụ, sẽ phânđịnh rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cán bộ ngân hàng, tránh bớt được tìnhtrạng gian lận tín dụng của cán bộ tín dụng từ đó hạn chế được rủi ro tín dụng.Nhìn chung, ở Việt Nam, với những đặc thù riêng có, việc nghiên cứu để tìm
ra bước đi hợp lý trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các nước đi trước trong quátrình hạn chế rủi ro tín dụng là rất cần thiết để đưa ra những giải pháp phù hợp, hiệuquả, đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngânhàng thương mại
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 38KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tóm lại, Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng chịu sự tác động từ nhiều phía,không chỉ bản thân ngân hàng mà còn từ phía khách hàng và môi trường hoạt độngcủa khách hàng đặc biệt là môi trường kinh tế và pháp luật Tuy nhiên, để hạn chếrủi ro tín dụng được hiệu quả, bản thân ngân hàng phải đóng vai trò trung tâm, đưa
ra các biện pháp, các chỉ tiêu cụ thể về rủi ro, tiến hành xây dựng hệ thông chínhsách và các ứng phó thích hợp để đảm bảo hoạt động vừa hiệu quả vừa an toàn, cácyếu tố thuộc về khách hàng vay hay môi trường chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho ngânhàng trong hạn chế rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng
Ngân hàng cần có hệ thống giải pháp hay các biện pháp, hoạt động cụ thểtrong quá trình thẩm định, phê duyệt, giải ngân và kiểm tra sử dụng vốn vay đảmbảo đúng pháp lý, quy trình, chặt chẽ Trường hợp có xảy ra RRTD thì tổn thất haykhả năng mất vốn là thấp và bảo toàn vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Qua đó, có những căn cứ để tiếp tục đánh giá thực trạng Hạn chế rủi ro tín dụng tạiVPBank Thanh Hóa
Trong chương này, tác giả tập trung nghiên cứu và hệ thống lại cơ sở lý luận
và thực tiễn về Rủi ro tín dụng và Hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng thươngmại, các khái niệm và tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng, … Hệ thống lại các nhân tốảnh hưởng đến công tác Hạn chế rủi ro tín dụng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG –
VPBANK THANH HÓA
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank
VPBank được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thốngđốc NHNN Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99năm và chính thức hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993
Trải qua gần 20 năm hoạt động, VPBank đã nỗ lực tìm kiếm nhiều biện phápnhằm nâng cao khả năng vốn tự có, đảm bảo các tiêu chí tăng trưởng bền vữngtrong các lĩnh vực khách nhau: tín dụng, thanh toán, tỷ lệ an toàn vốn theo tiêuchuẩn quốc tế
VPBank là một pháp nhân thành lập trên cơ sở tự góp vốn của các cổ đông làcác doanh nghiệp ngoài quốc doanh với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển cho các thànhviên của mình
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; chiết khấu các giấy tờ có giá; hùn vốn
và liên doanh theo luật định
- Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế
- Hoạt động bao thanh toán
VPBank bắt đầu từ con số hết sức khá khiêm tốn với vốn điều lệ ban đầu khimới thành lập là 20 tỷ VND, trụ sở chính hoạt động tại số 18B Lê Thánh Tông,thành phố Hà Nội Sau đó nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lầntăng vốn điều lệ đến cuối năm 2012 VPBank có tổng vốn điều lệ là 5.770 tỷ đồng vàđang có kế hoạch tiếp tục sẽ tăng trong thời gian tới Điều này sẽ tạo cơ sở cho sựphát triển dài hơi của hệ thống VPBank
Sự thành công của VPBank có một sự đóng góp không nhỏ của yếu tố conngười Ngày nay, yếu tố này chính là lợi thế của một ngân hàng so với ngân hàng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40khác Nhận thức vấn đề này một cách sâu sắc, ngân hàng VPBank luôn chú trọngđến vấn đề con người: Luôn nâng cao chất lượng về mọi mặt cho nhân viên, tạo nênmột sân chơi bình đẳng giúp mọi người luôn phấn đấu có cơ hội thăng tiến Sốlượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 4.000 người,trong đó phần lớn là cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm85%), nguồn nhân lực của VPBank luôn được đánh giá cao, sẽ là tiền đề của sự pháttriển hiện tại và trong tương lai.
Đi cùng sự tăng trưởng quy mô vốn điều lệ, gắn liền với sự phát triển cơ cấu
tổ chức và hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch tại các trung tâm kinh tếlớn và thành phố trên cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng trong nềnkinh tế
* VPBank Thanh Hóa:
Tháng 03/2007, VPBank Thanh Hóa được thành lập theo Giấy phép kinhdoanh số 0100233583-015 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Thanh Hóa cấp lần đầu ngày17/01/2007, đăng ký thay đổi lần hai ngày 28/05/2013 và hoạt động tại địa chỉ 27 -
29 Đại lộ Lê Lợi, p.Lam Sơn, Tp.Thanh Hóa Trải qua gần 07 năm hoạt động,VPBank Thanh Hóa đã mở được 04 Phòng giao dịch trên địa bàn Tp.Thanh Hóa và
02 phòng giao dịch ở Thị xã Sầm Sơn và Bỉm Sơn Trong thời gian tới, VPBankThanh Hóa sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới của mình trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóanhư: huyện Tĩnh Gia, …
Trải qua 07 năm hoạt động, cơ cấu tổ chức ngày càng được hoàn thiện phùhợp với hoạt động của hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ