Trong những năm qua, việc vận động, khai thác nguồn viện trợ PCPNN đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội, khắc phục hậu
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./
Quảng Trị, ngày 25 tháng 3 năm 2014
Tác giả luận văn
NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, phòng KHCN –HTQT – ĐTSĐH, các Khoa và Bộ môn thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại họcHuế cũng như quý thầy cô giáo tham gia quản lý, giảng dạy đã quan tâm và giúp đỡtôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đặc biệt, xin chân thànhcảm ơn PGS.TS Bùi Thị Tám, người cô giáo đã gợi mở ý tưởng đề tài, đã tận tình
hướng dẫn, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị, các phòngban trực thuộc, là cơ quan nơi tôi công tác, đã cho phép, quan tâm và tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
Xin cảm ơn các chuyên gia, cán bộ người Việt Nam và nước ngoài làm việctại các tổ chức PCPNN đang hoạt động tại tỉnh Quảng Trị; các cán bộ đang làm việctại các cơ quan ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện có liên quan đến các hoạt
đông viện trợ PCPNN tại tỉnh Quảng Trị đã giúp tôi hoàn thành bảng điều tra số liệu
Mặc dù bản thôi tôi đã hết sức cố gắng nhưng nội dung luận văn không tránhkhỏi sự thiếu sót, kính mong quý thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp góp ý, chỉ dẫn
thêm để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Quảng Trị, ngày 25 tháng 3 năm 2014
Tác giả luận văn
NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh; Niên khóa: 2012 – 2014 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI THỊ TÁM
Tên đề tài: GIẢI PHÁP KHAI THÁC NGUỒN VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, việc khai thác nguồn viện trợ PCPNN đã đạt được nhiều thànhtựu nổi bật, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, khắc phục hậu quảchiến tranh, xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường sinh thái, nângcao năng lực cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh
Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên ngưỡng các nước có thu nhập trung bình nên côngtác thu hút viện trợ PCPNN ngày càng khó khăn do các tổ chức PCPNN chuyển hướngsang tập trung hỗ trợ cho các quốc gia thu nhập thấp tại khu vực châu Phi, Nam Á và ĐôngNam Á Quá trình chuyển đổi này đã có ảnh hưởng sâu sắc đến công tác vận động nguồnviện trợ từ các tổ chức PCPNN đối với các hoạt động xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh
tế, an sinh xã hội tại Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng Vì vậy, nghiên cứuđánh giá đúng thực trạng khai thác nguồn viện trợ PCPNN để đưa ra những định hướng,giải pháp phù hợp nhất ở tỉnh Quảng Trị là một việc làm cần thiết hiện nay
2 Phương pháp nghiên cứu 2.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:
a Số liệu thứ cấp: văn bản pháp quy, báo cáo tổng hợp, tài liệu hội thảo, niên giámthống kê , tạp chí chuyên ngành, sách, báo về viện trợ PCPNN được thu thập từ các cơquan ban ngành trung ương, địa phương, các tổ chức PCPNN và của Sở Ngoại vụ QuảngTrị từ năm 2008-2012
b Số liệu sơ cấp: điều tra, khảo sát ý kiến của 120 đối tượng có liên quan đến các hoạtđông viện trợ PCPNN tại tỉnh Quảng Trị theo bảng hỏi được thiết kế sẵn
2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu điều tra:
Với việc sử dụng phần mềm SPSS, đề tài này sử dụng các phương pháp phân tích
cụ thể sau để giải quyết các mục tiêu đặt ra như: Phương pháp thống kê mô tả; phân tích dữliệu chuỗi thời gian; so sánh; phân tích phương sai; SWOT
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn 3.1 Kết quả
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức PCPNN và viện trợ PCPNN
- Phân tích, đánh giá thực trạng khai thác nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoàitại tỉnh Quảng Trị
- Đề xuất định hướng và các giải pháp phù hợp nhằm khai thác hiệu quả nguồn việntrợ PCPNN trong thời gian tới
Trang 4ODA: viện trợ phát triển chính thức
PCPNN: Phi chính phủ nước ngoài
SPSS: Phần mềm phân tích và xử lý số liệu thống kê
TCPCP: Tổ chức phi chính phủ
TCPCPNN: Tổ chức phi chính phủ nước ngoài
UBND: Ủy ban Nhân dân
WVI: Tầm nhìn Thế giới quốc tế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình tăng trưởng nguồn viện trợ PCPNN vào Việt Nam 14
Bảng 2.1: Tình hình tăng trưởng nguồn viện trợ PCPNN vào Quảng Trị 40
Bảng 2.2: Cơ cấu viện trợ PCPNN theo lĩnh vực từng năm 2008 – 2012 43
Bảng 2.3: Các nước và các Tổ chức PCPNN có quan hệ hợp tác với tỉnh 45
Bảng 2.4: Tình hình lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức PCPNN tại Quảng Trị từ 2008 – 2012 47
Bảng 2.5: Thống kê các nguồn thu trên địa bàn giai đoạn 2008 – 2012 48
Bảng 2.6: Các hợp phần/dự án chương trình PTV Hướng Hóa giai đoạn 2008-2012 50
Bảng 2.7 Cơ cấu mẫu điều tra 65
Bảng 2.8 Đánh giá về hệ thống pháp lý và chính sách hướng dẫn của tỉnh Quảng Trị 69
Bảng 2.9 So sánh đánh giá về hệ thống pháp lý và chính sách theo các tiêu thức.70 Bảng 2.10 Những khó khăn chủ yếu trong quá trình khai thác nguồn viện trợ cho các chương trình dự án tại tỉnh Quảng Trị 71
Bảng 2.12 Những thuận lợi trong quá trình thu hút viện trợ cho các chương trình dự án PCPNN tại tỉnh Quảng Trị 73
Bảng 2.13 So sánh đánh giá về các thuận lợi trong quá trình thu hút viện trợ nước ngoài phi chính phủ tại tỉnh Quảng Trị 74
Bảng 2.14 Thực trạng công tác vận động, thu hút viện trợ PCPNN hiện nay tại Quảng Trị 75
Bảng 2.15 So sánh đánh giá về thực trạng công tác vận động, thu hút viện trợ PCPNN hiện nay tại Quảng Trị 76 Bảng 2.16 Lý do các tổ chức PCPNN chọn tỉnh Quảng Trị làm địa bàn hoạt động77 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6Bảng 2.17 So sánh đánh giá về lý do các tổ chức PCPNN chọn tỉnh Quảng Trị làm
địa bàn hoạt động 78
Bảng 2.19 So sánh đánh giá về nhân tố ảnh hưởng đối với quá trình vận động, thu
hút viện trợ tại Quảng Trị theo các tiêu thức 80Bảng 2.20 Mức độ quan trọng của các giải pháp đề xuất 81Bảng 2.21 So sánh đánh giá về giải pháp khai thác nguồn viện trợ PCPNN hiện nay
tại Quảng Trị theo các tiêu thức 82
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình hình tăng trưởng nguồn viện trợ PCPNN vào Quảng Trị 41
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu viện trợ PCPNN theo lĩnh vực từng năm 2008 – 2012 44
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu viện trợ PCPNN theo lĩnh vực giai đoạn 2008 – 2012 44
Biểu đồ 2.4: Tai nạn bom mìn ở vùng dự án (Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ) và toàn tỉnh giai đoạn 2002-2010 .57
Biểu đồ 2.5: Độ tuổi của người được phỏng vấn 65
Biểu đồ 2.6: Thời gian công tác tại cơ quan hiện tại 66
Biểu đồ 2.7: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ 67
Biểu đồ 2.8: Chức vụ hiện tại 67
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii
MỤC LỤC viii
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu: 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Kết cấu luận văn: 5
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI 6
TẠI VIỆT NAM 6
1.1TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC PCPNN TẠI VIỆT NAM 6
1.1.1.Khái niệm chung: 6
1.1.2.Phân loại tổ chức PCPNN: 9
1.1.3.Vai trò: 10
1.1.4.Tổ chức, phương thức hoạt động và hình thức viện trợ 11
1.2 HOẠT ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM11 1.2.1 Những cột mốc viện trợ PCPNN tại Việt Nam: 11
1.2.2 Tác động hữu cơ của ODA đối với viện trợ PCPNN: 16
1.2.3 Những thiện chí chính trị của các TCPCPNN đối với Việt Nam 17
1.2.4 Viện trợ PCPNN bổ túc cho yếu tố công bằng xã hội 18
1.2.5 Bộ máy quản lý và tiếp nhận viện trợ PCPNN tại Việt Nam 19 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 91.3 KINH NGHIỆM KHAI THÁC HIỆU QUẢ NGUỒN VIỆN TRỢ PCPNN
TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ 21
1.3.1 Kinh nghiệm khai thác hiệu quả nguồn viện trợ PCPNN tại TPHCM 21
1.3.2 Kinh nghiệm thu hút viện trợ PCPNN tại nước CHDCND Lào 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN VIỆN TRỢ PCPNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN QUA, GIAI ĐOẠN 2008 -2012 26
2.1TỔNG QUAN VỀ TỈNH QUẢNG TRỊ 26
2.1.1Vị trí địa lý 26
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên 28
2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 29
2.1.4 Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực 33
2.1.5 Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2011 – 2015 34
2.2CƠ SỞ PHÁP LÝ 35
2.2.1.Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương hiện hành:.35 2.3.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC VIỆN TRỢ PCPNN TẠI QUẢNG TRỊ TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2012 39
2.3.1 Thành quả đạt được: 39
2.3.2 Một số chương trình, dự án tiêu biểu do các tổ chức PCPNN tài trợ tại địa phương 49
2.3.3 Khó khăn và thách thức 61
2.4 TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CHUYÊN GIA VÀ NHÀ QUẢN LÝ VỀ CÔNG TÁC KHAI THÁC VIỆN TRỢ PCPNN TẠI QUẢNG TRỊ 64
2.4.1.Mô tả phương pháp điều tra chọn mẫu 64
2.4.2.Ý kiến đánh giá về hệ thống pháp lý và chính sách trong quản lý và khai thác nguồn viện trợ PCPNN 68
2.4.3.Đánh giá khó khăn chủ yếu trong quá trình khai thác nguồn viện trợ cho các chương trình dự án tại tỉnh Quảng Trị 70
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 102.4.4 Đánh giá thuận lợi trong quá trình khai thác nguồn viện trợ cho các chương
trình dự án tại tỉnh Quảng Trị 73
2.4.5 Đánh giá thực trạng công tác vận động, thu hút viện trợ PCPNN hiện nay 75
2.4.6 Đánh giá lý do các tổ chức PCPNN chọn Quảng Trị làm địa bàn hoạt động 76
2.4.7 Đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình khai thác nguồn viện trợ PCPNN tại địa phương 78
2.4.8 Các ý kiến về giải pháp khai thác nguồn viện trợ PCPNN 81
2.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 83
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC NGUỒN VIỆN TRỢ PCPNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN TỚI 84 3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC NGUỒN VIỆN TRỢ PCPNN84 3.1.1.Phân tích SWOT( điểm mạnh, yếu, cơ hội, đe dọa ) 85
3.1.2 Mục tiêu 87
3.1.3 Định hướng 88
3.2 GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QỦA NGUỒN VIỆN TRỢ PCPNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN TỚI: 90
3.2.1 Nhóm giải pháp về tăng cường quan hệ đối tác với các tổ chức PCPNN 91
3.2.2 Nhóm giải pháp về chính sách: 91
3.2.3 Nhóm giải pháp về tổ chức và cán bộ: 92
3.2.4 Nhóm giải pháp về tài chính : 92
3.2.5 Nhóm giải pháp tuyên truyền, khen thưởng về công tác PCPNN: 93
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
1.Kết luận 94
2.Kiến nghị 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 100 Phản biện 1
Phản biện 2
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Trị là một tỉnh thuộc duyên hải miền Trung Trong những năm qua,tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đã có sự chuyển biến rõ rệt, đời sống của
người dân được cải thiện đáng kể Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng nămgiai đoạn 2008-2012 đạt trên 9%, trong đó thu nhập bình quân đầu người năm 2012
khoảng 23,8 triệu đồng [3] Để đạt sự tăng trưởng và phát triển ở trên, bên cạnh sự
hỗ trợ tích cực củacác Bộ, ngành Trung ương và sự nỗ lực của chính quyền,nhândân tỉnh Quảng Trị còn có sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng các nhà tài trợquốc tế, đặc biệt là các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN) trong quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội địa phương
Theo thống kê sơ bộ, Quảng Trị là một tỉnh có sớm có nhiều hoạt động hỗtrợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài Từ tổ chức PCPNN Hà Lan (Ủy ban
y tế Việt Nam – Hà Lan) ban đầu vào giúp tỉnh tái thiết chiến tranh ngay sau khigiải phóng vào năm 1974 cho đến nay Quảng Trị đã thiết lập mối quan hệ hợp tácviện trợ phát triển với trên 40 tổ chức PCPNN trong đó có 15 tổ chức có văn phòng
dự án tại tỉnh Quảng Trị Hơn 15 năm qua, tổng giá trị các dự án viện trợ khônghoàn lại do các tổ chức PCPNN tài trợ cho Quảng Trị trên 100 triệu USD
Trong những năm qua, việc vận động, khai thác nguồn viện trợ PCPNN đã
đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển
kinh tế -xã hội, khắc phục hậu quả chiến tranh, xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở
hạ tầng nông thôn, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực cho cán bộ và
nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh
Trong bối cảnh thế giới đang trải qua khủng hoảng tài chính kinh tế, tìnhtrạng nợ công cao và tình hình kinh tế xã hội của đất nước cũng có nhiều biến động
như giá cả các mặt hàng tăng, lạm phát, biến đổi khí hậu diễn biến thất thường, khólường gây nhiều thiệt hại về người và vật chất và trong tình hình Quảng Trị vẫn là
tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, ngân sách phục vụ cho đầu tư phát triển phải nhận trợTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12cấp từ Trung ương hơn 70% thì công tác khai thác viện trợ nước ngoài đã và đanggóp phần giúp tỉnh Quảng Trị khắc phục những khó khăn về phát triển kinh tế - xã
hội nêu trên [15] Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam đã vươn lên ngưỡng các nước có
thu nhập trung bình hàng năm( trên 1.000 USD) nên công tác thu hút viện trợ phichính phủ nước ngoài ngày càng khó khăn và có xu hướng giảm dần về quy mô, giátrị viện trợdo các tổ chức PCPNN chuyển hướng sang tập trung ưu tiên hỗ trợ chocác quốc gia có tốc độ phát triển chậm tại khu vực châu Phi, Nam Á và một số quốcgia tại Đông Nam Á – nơi dân số có mức thu thập trung bình thấp hơn Việt Nam.Bên cạnh đó, trong bối cảnh Chính phủ nước ta chủ trương cắt giảm đầu tư công, táicấu trúc kinh tế vĩ mô, một số tỉnh, thành phố ở nước ta cũng đã triển khai nhiều
chương trình, kế hoạch khai thác nguồn viện trợ PCPNN nên gần như đã tạo ra tácđộng “cạnh tranh ngầm” giữa các địa phương Thực trạng và quá trình chuyển đổinày đã có ảnh hưởng sâu sắc đến công tác vận động, khai thác nguồn vốn hỗ trợ từ
các tổ chức PCPNN đối với các hoạt động xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế,
an sinh xã hội tại Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng
Thực tế trong thời gian qua việc nghiên cứu thực trạng, khó khăn và giảipháp khai thác nguồn viện trợ PCPNN chưa được quan tâm đầu tư một cách đúngmức do nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề này cả về phương diện lý luận lẫn thựctiễn Không ít ý kiến cho rằng việc vận động, khai thác viện trợ phi chính phủ làngoài tầm can thiệp của nhà quản lý, mà chủ yếu là do thiện chí của nhà tài trợ vàcác yếu tố vĩ mô khách quan khác như do sự điều phối, điều chỉnh từ các Cơ quan
trung ương xuống cho địa phương hoặc xuất phát từ chiến lược, ý đồ riêng của nhà
tài trợ, tổ chức PCPNN Điều này cũng dễ hiểu với cách tiếp cận trực diện và bị
động đối với nguồn viện trợ PCPNN Tuy nhiên, nếu nhìn theo quan điểm hệ thống
và chủ động thì có thể các yếu tố, động thái quản lý huy động vốn còn phụ thuộcvào vận động tích cực của địa phương Do vậy, trong thời gian quan một số địa
phương, đơn vị đã có sự chú ý triển khai các nổ lực nhằm thu hút nguồn viện trợ phi
chính phủ nước ngoài, nhưng khi triển khai thực hiện các giải pháp thì còn gặpnhiều vướng mắc, chưa đồng bộ trong công tác phối hợp, nguồn lực đầu tư choTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13công tác vận động, khai thác còn bất cập, hạn chế, v.v Những khó khăn, thách thức
này đặt ra những vấn đề cần được nghiên cứu và xem xét một cách nghiêm túc, có
tính khoa học ở bình diện quốc gia và địa phương để sớm đề ra những giải phápnhằm duy trì, phát triển công tác vận động, thu hút viện trợ PCPNN, phục vụ đắclực cho công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế xã hội địa phương, đặcbiệt là đối với các tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, còn phụ thuộc phần lớn vào ngânsách trợ cấp từ Trung ương như Quảng Trị
Xuất phát từ những lý do cơ bản nêu trên, việc nghiên cứu, đánh giá đúng thựctrạng khai thác nguồn viện trợ PCPNN để đưa ra những định hướng, giải pháp phùhợp với tình hình, đặc điểm kinh tế- xã hội ở tỉnh Quảng Trị là một vấn đề cầnthiết, hữu ích Việc nghiên cứu sâu nội dung trên cũng mang nhiều nội dung mới,góp phần xây dựng và đưa ra những đóng góp có giá trị về mặt lý luận, thực tiễn đốivới công tác khai khác nguồn viện trợ PCPNN ở địa phương
Với ý nghĩa thiết thực, tầm quan trọng của nguồn viện trợ phi chính phủ nướcngoài, với nhu cầu thực sự của cơ quan quản lý và trong khuôn khổ yêu cầu, mục
tiêu của chương trình đào tạo, tác giả chọn đề tài “Giải pháp khai thác nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp cao học của mình
2 Mục đích nghiên cứu:
Mục tiêu chung:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng khai thác nguồn viện trợ phi chính phủ
nước ngoài của tỉnh Quảng trị, đề xuất định hướng, giải pháp nhằm khai thác nguồn
viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong thời gian tới một cách có hiệu quả
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức PCPNN và viện trợ PCPNN
- Phân tích, đánh giá thực trạng khai thác nguồn viện trợ phi chính phủ nướcngoài tại tỉnh Quảng Trị
- Đề xuất định hướng và các giải pháp phù hợp nhằm khai thác hiệu quả nguồnviện trợ PCPNN trong thời gian tới tại tỉnh Quảng Trị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 143 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Tổng quan tình hình, quan điểm, khái niệm về tổ chức PCPNN và vai trò, mức
độ ảnh hưởng của nguồn viện trợ PCPNN đối với quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của nước ta nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng
- Thuận lợi, khó khăn và triển vọng chủ yếu đối với công tác vận động, khai thácnguồn viện trợ PCPNN trong thời gian qua và phương hướng khai thác nguồn việntrợ PCPNN trong thời gian tới
Nhằm đánh giá, làm rõ được đối tượng nghiên cứu nêu trên, bản nghiên cứu nàytập trung điều tra vào 2 đối tượng chính sau:
Các chuyên gia, cán bộ người Việt Nam và nước ngoài làm việc tại các tổ chức
PCPNN đang hoạt động tại tỉnh Quảng Trị ( khối PCPNN hay khối ngoài Nhànước)
- Các cán bộ đang làm việc tại các cơ quan ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cấphuyện có liên quan đến các hoạt đông viện trợ PCPNN tại tỉnh Quảng Trị ( Khối
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Tỉnh Quảng Trị
- Thời gian: Đánh giá thực trạng khai thác nguồn viện trợ PCPNN ở tỉnh Quảng Trị
trong 5 năm qua ( 2008-2012) và đề xuất giải pháp trong thời gian đến
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:
a Số liệu thứ cấp: văn bản pháp quy, báo cáo, tài liệu hội thảo, niên giám thống
kê , tạp chí chuyên ngành, sách, báo về viện trợ PCPNN được tổng hợp, thu thậpTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15từ các cơ quan ban ngành trung ương, địa phương và các tổ chức PCPNN từ năm2008-2012.
b Số liệu sơ cấp: Được thu nạp, tổng hợp, chọn lọc, phân tích thông qua điều tra,khảo sát ý kiến của các chuyên gia, cán bộ người Việt Nam và người nước ngoài làmviệc tại các tổ chức PCPNN đang hoạt động tại tỉnh Quảng Trị và các cán bộ đang làmviệc tại các cơ quan ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện có liên quan đến các hoạt
đông viện trợ PCPNN tại tỉnh Quảng Trị theo Bảng hỏi được thiết kế sẵn
4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu điều tra:
Với việc sử dụng phần mềm xử lý số liệu SPSS 16.0, đề tài này sử dụng các phươngpháp phân tích cụ thể sau để giải quyết các mục tiêu đặt ra:
- Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp kế thừa
- Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp phân tích phương sai;
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo;
- Phương pháp SWOT;
5 Kết cấu luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về tổ chức phi chính phủ nước ngoài và hoạt động
viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
- Chương 2: Thực trạng khai thác nguồn viện trợ phí chính phủ nước ngoàitrên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua, giai đoạn 2008 - 2012
- Chương 3: Mục tiêu, định hướng và giải pháp khai thác nguồn viện trợ phí
chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI
VÀ HOẠT ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM
1.1 TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC PCPNN TẠI VIỆT NAM
1.1.1 Khái niệm chung:
1.1.1.1 Khái niệm tổ chức phi chính phủ
Thuật ngữ “tổ chức phi chính phủ”, theo tiếng Anh thường gọi là NonGovernmental Organization (viết tắt là NGO), theo tiếng Pháp là Organisation NonGouvernementale (viết tắt là ONG) chính thức xuất hiện lần đầu tiên tại Châu Âu
vào đầu thế kỷ XX Cụm từ này sau đó đã được sử dụng phổ biến hơn từ khi tổ chức
Liên hiệp quốc được thành lập vào năm 1945 [22]
Có khá nhiều khái niệm khác nhau về tổ chức phi chính phủ (PCP) Một số
nước xem tất cả các tổ chức không thuộc về chính phủ là tổ chức PCP; trong khi đó
ở một số nước khác các tổ chức PCP là những chủ thể có tư cách pháp nhân, các tổ
chức không thuộc chính phủ như các Viện, các tổ chức tư nhân, công cộng hoặc cácQuỹ Dưới đây là một số định nghĩa về tổ chức PCP được quan tâm và sử dụngtrong thực tiễn nhiều nhất:
- Theo Ngân hàng thế giới (World Bank): các tổ chức PCP được xác định lànhững nhóm tổ chức tư nhân theo đuổi các hoạt động để giảm bớt khổ đau, thúc đẩycác lợi ích của người nghèo, bảo vệ môi trường, cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản
hay đảm nhiệm việc phát triển cộng đồng Với cách sử dụng rộng rãi hơn thì thuật
ngữ “tổ chức PCP” có thể áp dụng cho các tổ chức phi lợi nhuận mà hoạt động củachúng hoàn toàn hoặc phần lớn độc lập với chính phủ Giá trị của các tổ chức PCPchủ yếu thể hiện qua hoạt động viện trợ từ thiện và các dịch vụ tình nguyện Cho dùtrong hai thập kỷ trở lại đây hoạt động PCP ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn
nhưng các nguyên tắc lòng vị tha và tự nguyện vẫn là đặc điểm chủ yếu của tổ chức
phi Chính phủ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17- Còn theo định nghĩa đưa ra trong Hiến chương của Liên hiệp quốc, là
cách định nghĩa được nhiều quốc gia áp dụng, thì “Tổ chức PCP là thuật ngữ dùng
để chỉ một tổ chức, hiệp hội, quỹ văn hóa xã hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi
nhuận hoặc các pháp nhân khác mà theo pháp luật không thuộc khu vực Nhà nước
và không hoạt động vì lợi nhuận Nghĩa là khoản lợi nhuận nếu có, không thể phânchia theo kiểu chia lợi nhuận Tổ chức này không bao gồm các nghiệp đoàn, đảngphái chính trị, hợp tác xã phân chia lợi nhuận, hay nhà thờ hoặc chùa”
Tóm lại, có thể thấy PCP theo cách hiểu một cách phổ quát chung nhất là các
tổ chức Hội, Quỹ văn hóa – xã hội, Hội từ thiện, các tổ chức phi vụ lợi hoặc cácpháp nhân khác theo luật pháp không thuộc khu vực nhà nước tham gia vào các hoạt
động hỗ trợ phát triển và hoạt động không vì lợi nhuận Nghĩa là, mọi khoản lợi
nhuận (nếu có) thì không được và không thể phân phối theo kiểu chia lợi nhuận
Tuy nhiên, không phải tất cả các nước trên thế giới đều hoàn toàn thống nhấtvới nhau về mặt định nghĩa pháp lý cũng như trong cách gọi về tổ chức PCP Tùy
theo đặc thù và tính chất cần nhấn mạnh mà ở các nước khác nhau sử dụng những
thuật ngữ khác nhau để chỉ các tổ chức PCP Chẳng hạn ở Pháp, đó là Tổ chức kinh
tế - xã hội (Économie Sociale); ở Mỹ thì gọi là Tổ chức phi lợi nhuận hay Tổ chức
tự nguyện cá thể (Private Voluntary Organizations); Đối với Anh, đó là Hội từ thiện
công (Public Charities); Đối với Đức, chỉ đơn giản gọi là Hiệp hội (Verbände); trongkhi đó Trung tâm nghiên cứu toàn cầu thúc đẩy sự tham gia của công dân (The
Center for Study of Global Governance) lại thường sử dụng thuật ngữ Tổ chức xã
hội dân sự (Civil Society Organization) [23].
Thuật ngữ “Tổ chức phi Chính phủ” xuất hiện ở Việt Nam, đầu tiên dùngtrong Luật Tổ chức Chính phủ năm 1992 Sau đó là Luật Hợp tác xã năm 1996 vàmột số văn bản pháp quy gần đây:
- Tổ chức phi chính phủ là một tổ chức được hình thành mang tính độc lập
tương đối với Chính phủ, được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc
công nhận, có sự quản lý Nhà nước, được lập ra do sự tự nguyện của nhân dân vàhoạt động phi lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18Theo quan niệm trên, khái niệm về Tổ chức phi chính phủ ở nước ta đượchiểu như sau:
Là tổ chức tự nguyện của nhân dân, có tư cách pháp nhân: Tập hợp những cá
nhân có cùng đặc trưng, cùng ngành nghề, giới, sở thích, nhu cầu v.v Hoạt động
một cách thường xuyên để thực hiện mục tiêu chung là không vì mục tiêu lợi nhuận,hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật
1.1.1.2 Khái niệm tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) là một thuật ngữ xuất hiện tạiViệt Nam từ năm 1996 được đề cập tại Quyết định số 340/TTg ngày 24 tháng 5 năm
1996 của Thủ tướng Chính phủ Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01/3/2012 củaChính phủ về “đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam”
định nghĩa “Tổ chức PCPNN bao gồm tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ xã hội, quỹ tư
nhân, hoặc các hình thức tổ chức xã hội, phi lợi nhuận khác, được thành lập theo luật
pháp nước ngoài, có hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo, không vì mụcđích lợi nhuận hoặc các mục đích khác tại Việt Nam”
Có thể nói, đây là định nghĩa mang tính pháp lý chính thức về tổ chức
PCPNN được sử dụng rộng rãi nhất tại Việt Nam hiện nay và là khái niệm được cả
cộng đồng PCPNN tại Việt Nam cũng như các cơ quan Việt Nam công nhận
1.1.1.3 Khái niệm viện trợ phi chính phủ nước ngoài
Trên cơ sở khái niệm về tổ chức PCPNN, quy chế Quản lý và sử dụng viện trợ phi
Chính phủ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày
22/10/2009 của Chính phủ đã đưa ra khái niệm về viện trợ PCPNN như sau:
- Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài đề cập trong Quy chế này được hiểu làviện trợ không hoàn lại, không vì mục đích lợi nhuận của Bên tài trợ để thực hiệncác mục tiêu phát triển và nhân đạo dành cho Việt Nam
- Bên tài trợ trong Quy chế này bao gồm các tổ chức PCPNN, các tổ chức và
cá nhân người nước ngoài khác, kể cả các tập đoàn, công ty có vốn nước ngoài,
cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài tôn trọng và chấp hành luật phápTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19Việt Nam, có thiện chí, cung cấp trực tiếp viện trợ không hoàn lại nhằm hỗ trợ chocác mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhân đạo của Việt Nam.
Non-nước Tuy nhiên, hiện nay nhiều NGO theo hình thức này có hoạt động vượt ranh
giới phạm vi một nước
Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc tế (International governmental Organizations-INGO): Là tổ chức mà các thành viên của nó mangnhiều quốc tịch khác nhau sáng lập ra, chẳng hạn tổ chức Plan International donhiều tổ chức, cá nhân từ các quốc gia khác nhau như Mỹ, Pháp, Anh, Canađa hợp thành c ó phạm vi hoạt động rộng khắp trên thế giới Tuy nhiên, trongbất cứ hoàn cảnh nào, INGO phải tuân theo pháp luật của nước nhận sự hợp táchay còn gọi là nước sở tại
Non-Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất chính phủ (GovernmentalNon- governmental Organizations): Là tổ chức do chính phủ lập ra hoặc mộtNGO hoạt động dựa hoàn toàn vào ngân sách của chính phủ, chẳng hạn như Tổchức Phát triển Hà Lan (SNV) là một tổ chức của Chính phủ Hà Lan hoạt độngtheo hình thức của một tổ chức PCP quốc tế, thực hiện các nhiệm vụ về hợp tácphát triển quốc tế theo chính sách đối ngoại của Chính phủ Hà Lan đối với các
nước đang phát triển và cam kết của Chính phủ Hà Lan đối với việc hỗ trợ các nướcđang phát triển hoàn thành các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 201.1.3 Vai trò:
Xu thế hiện nay khối lượng viện trợ của các tổ chức PCPNN cho các
nước đang phát triển ngày càng tăng và lĩnh vực hoạt động của các tổ chức
PCPNN đã chuyển theo hướng giảm viện trợ nhân đạo và tăng viện trợ pháttriển Các tổ chức PCPNN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống,
kinh tế-xã hội, nhân đạo, giáo dục, tôn giáo, môi trường trên thế giới [2].
Viện trợ PCPNN dù không lớn như các nguồn đầu tư trực tiếp (FDI)hoặc viện trợ phát triển chính thức (ODA) nhưng là loại viện trợ không hoàn lại,mang tính nhân đạo và phát triển, không chỉ là viện trợ vật chất mà cả chuyểngiao kinh nghiệm, công nghệ, bí quyết rất cần cho xây dựng kinh tế, nâng cao dântrí Và cũng khác với cách thức giúp đỡ của các chính phủ thông qua viện trợsong phương hay tổ chức quốc tế liên chính phủ, viện trợ PCPNN có thủ tụcnhanh gọn và đơn giản Quy mô dự án so với các nguồn viện trợ trên thườngkhông lớn (từ vài nghìn đến vài triệu USD), thời gian thực hiện không dài (từ vàitháng đến 1-5 năm, tuy nhiên vẫn có tổ chức thực hiện trên 20 năm), nhưng thường
đáp ứng kịp thời, sát với nhu cầu và phù hợp với khả năng quản lý, sử dụng
của nơi tiếp nhận viện trợ, do vậy được đánh giá chung là có hiệu quả hơnnguồn viện trợ song phương
Tiếng nói của các tổ chức PCPNN đối với các vấn đề thuộc mối quantâm chung của cộng đồng quốc tế ngày càng tăng Các tổ chức quốc tế lớn nhưLiên Hợp Quốc (LHQ), Chương trình phát triển LHQ (UNDP) và đặc biệt các tổchức ngân hàng, tài chính thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệQuốc tế (IMF) đều quan tâm đến hoạt động của các tổ chức PCPNN Hiện có
hơn 2.400 tổ chức PCPNN được hưởng quy chế tư vấn tại Hội đồng Kinh tế-Xã
hội của LHQ (ECOSOC), theo quy định số tổ chức PCPNN này được phátbiểu, tham gia thảo luận tại các cuộc họp của ECOSOC và đưa ra những đề mụcquan tâm vào chương trình nghị sự của cơ chế này
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 211.1.4 Tổ chức, phương thức hoạt động và hình thức viện trợ
1.1.4.1 Tổ chức và phương thức hoạt động:
Các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài (TCPCPNN) tại Việt Nam có hìnhthức lập văn phòng (Văn phòng Đại diện, Văn phòng dự án) hoặc không có vănphòng mà chỉ hoạt động theo Giấy đăng ký hoạt động Có xu hướng gia tăng làTCPCPNN tài trợ thông qua các Tổ chức phi chính phủ Việt Nam (trung tâm, viện,
đơn vị khoa học-công nghệ, hội…) Đại đa số viện trợ thông qua quan hệ đối tác
với các cơ quan chính quyền và tổ chức quần chúng ở các cấp
1.1.4.2 Hình thức viện trợ:
Hình thức viện trợ chủ yếu thông qua các chương trình, dự án nhân đạo và pháttriển Viện trợ phi dự án và cứu trợ khẩn cấp chiếm tỷ trọng rất nhỏ Lĩnh vực chủyếu là y tế (phát triển hạ tầng cơ sở, cấp trang thiết bị, đào tạo cán bộ, truyền
thông, dinh dưỡng…), giáo dục (xây dựng cơ sở, đào tạo giáo viên, học bổng trong
và ngoài nước, giáo viên tình nguyện, đào tạo dạy nghề…), phát triển kinh tế
(nông nghiệp và phát triển nông thôn tổng hợp, hạ tầng nông thôn, tín dụng quayvòng), xã hội (giải quyết các vấn đề xã hội, tệ nạn xã hội, hỗ trợ các đối tượng cóhoàn cảnh khó khăn: người khuyết tật, trẻ em mồ côi…), môi trường và viện trợkhẩn cấp, có một số dự án liên quan đến chính sách theo yêu cầu của Việt Nam
1.2 HOẠT ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1.2.1 Những cột mốc viện trợ PCPNN tại Việt Nam:
Trước năm 1989, chưa có nhiều hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam,
giá trị viện trợ còn rất nhiều khiêm tốn, hình thức viện trợ chủ yếu bằng vật chất,viện trợ mới dừng lại ở dạng cứu trợ, nhân đạo là chính, vì vậy chưa có một khuônkhổ pháp lý rõ ràng để điều chỉnh hoạt động này Viện trợ PCPNN chủ yếu do Bantiếp nhận viện trợ - Bộ Tài chính làm thủ tục nhận và phân chia khi đã xin ý kiến
của Chính phủ [8].
Từ năm 1989, đặc biệt sau năm 1995, ngày càng có nhiều TCPCPNNvào hoạt động tại Việt Nam Hình thức, tính chất, phương pháp thực hiện việntrợ đã thay đổi cơ bản, chuyển từ hình thức viện trợ chủ yếu bằng chươngTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22trình viện trợ nhân đạo sang viện trợ phát triển Giá trị viện trợ cũng tăngnhanh theo hình thức này.
Điểm mốc năm 1996 đã đánh dấu một bước ngoặt tương đối quan trọng về
công tác PCPNN ở Việt Nam, sau khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, mởrộng quan hệ đối ngoại về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật, số lượngTCPCPNN có quan hệ với Việt Nam tăng nhanh Cùng với việc đổi mới chính sách
đối ngoại, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan với việc tổ
chức công tác vận động, sử dụng và quản lý viện trợ PCPNN, trong đó đáng chú ý
là Quyết định số 80/CP ngày 23/3/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay làThủ tướng Chính phủ) xác định vai trò của các cơ quan đầu mối và ban hành quy
định trong quan hệ với các TCPCPNN, thành lập Nhóm công tác viện trợ PCPNN
với sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của 9 cơ quan liên quan nhằm tư vấncho Chính phủ về chính sách đối với các TCPCPNN, xác định vai trò hỗ trợ của
Nhà nước đối với hoạt động TCPCPNN Đáng chú ý lần đầu tiên một khung pháp lýđối với hoạt động PCPNN đã được thiết lập, đó là Quyết định số 340/TTg ngày
25/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Quy chế về hoạt động củacác tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam” Bản quy chế này, tuy chưa thật
sự hoàn chỉnh vào giai đoạn đó và chưa bao quát được toàn bộ các tình huống, điềukiện của viện trợ PCPNN, nhưng dù sao cũng tạo được tâm lý ổn định về mặt định
hướng hơn đối với các TCPCPNN khi tiến hành tài trợ, cung cấp hỗ trợ cho các dự
án phát triển tại Việt Nam
Với những biến chuyển trên, chỉ tính riêng năm 1996, đã có đến 106TCPCPNN mới vào Việt Nam – được xem là năm bản lề, sôi nổi về hoạt độngnày Tình hình này cũng xuất phát từ việc Chính phủ Mỹ bãi bỏ cấm vận đối vớiViệt Nam và Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông NamÁ(ASEAN), góp phần đã mở đường cho nhiều TCPCP Mỹ, châu Âu và các quốc
gia khác nhau đến Việt Nam hoạt động Đến năm 2001, đã có gần 500 TCPCP
thuộc châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á – Thái Bình Dương có quan hệ với Việt Nam,
trong đó có khoảng 350 tổ chức có các chương trình, dự án và đối tác Việt Nam cụ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23thể Số lượng các TCPCPNN có quan hệ với Việt Nam đã không ngừng tăng lên,với các dự án hợp tác trải rộng trên khắp các tỉnh thành trong cả nước và trênnhiều lĩnh vực khác nhau Trong số lượng các tổ chức có quan hệ với Việt Nam đã
tăng gấp hơn 3 lần, từ 210 tổ chức vào năm 1994 lên khoảng 900 tổ chức vào năm
2012 Trong số này, trên 600 tổ chức có hoạt động thường xuyên, có dự án và đốitác Việt Nam cụ thể Quan hệ đối tác giữa phía Việt Nam với các TCPCPNN đượctriển khai và mở rộng, từ cấp cơ sở và mang tính vi mô (các dự án được triển khai
ở cấp địa phương, cộng đồng, giải quyết các vấn đề cụ thể ), đến cấp trung ương
và mang tính chính sách vĩ mô (như các dự án hỗ trợ xây dựng chính sách, xâydựng luật, nghiên cứu chính sách )
Giá trị viện trợ cũng tăng đáng kể qua các năm Nếu vào năm 1991, cam kếtviện trợ của các TCPCPNN chỉ trên 20 triệu USD, năm 1992 – gần 25 triệu USD,thì năm 1994 họ đã cam kết viện trợ đến 60 triệu USD Những năm sau đó, tốc độgiải ngân vẫn tiếp tục tăng khá đều: năm 1997, giá trị cam kết đã đạt 71 triệu USD,
năm 1999 – trên 82 triệu USD và năm 2000 trên 83 triệu USD Trong mấy năm gầnđây, hàng năm, giá trị viện trợ của các các TCPCPNN cho Việt Nam đều đạt trên
200 triệu USD Giá trị viện trợ giải ngân của các TCPCPNN năm 2006 là 217 triệu
USD, năm 2007 là 253 triệu USD, năm 2009 là 271 triệu USD, năm 2011 là 304.7
triệu USD, năm 2012 là 282 triệu USD [17].
Biểu đồ đi lên của viện trợ và giá trị giải ngân viện trợ PCPNN đã cho thấy
đối với nước ta, hoạt động này không còn dừng lại ở tính dấu hiệu, tiền đề hay chỉ
xảy ra trong những tình huống cứu trợ khẩn cấp, mà đã mang tính thường xuyên,liên tục Viện trợ PCPNN đã trở thành nguồn tài chính từ ngoài vào, đóng góp thêmcho nguồn vốn đầu tư phát triển Nguồn tài chính này, tuy chưa phải lớn mà chỉchiếm một phần khiêm tốn so với nguồn cam kết ODA, nhưng lại có ý nghĩa đáng
kể về mặt xã hội, giúp Việt Nam giải quyết thêm được một số khó khăn, thách thức
ở các địa phương mà ngân sách nhà nước chưa có khả năng đảm đương hoặc đảmđương chưa đầy đủ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24Từ năm 2004, vận động viện trợ nhân đạo của các TCPCPNN đã mở rộng ra 64tỉnh thành trong cả nước Các dự án tập trung có hướng chuyên sâu vào các lĩnh vựcgiáo dục, y tế, giải quyết các vấn đề xã hội và phát triển kinh tế Các đối tượng có hoảncảnh khó khăn như trẻ em nghèo, người khuyết tật, phụ nữ được quan tâm giúp đỡnhiều hơn; hơn nữa, diện đối tượng thụ hưởng dự án được mở rộng, bao gồm cả một sốcông trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật (đối tượng này chủ yếu xuất phát từ yêu cầu đồng tàitrợ của nguồn viện trợ phát triển chính thức - ODA) Hợp tác của các TCPCPNN đãgóp phần thiết thực cho công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển bền vững, phù hợpvới các ưu tiên, định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Bảng 1.1: Tình hình tăng trưởng nguồn viện trợ PCPNN vào Việt Nam
Đơn vị tính: triệu USD
Thời gian Giá trị viện trợ
giải ngân
Tỷ lệ tăng (%) qua các năm
(Nguồn: Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25(Nguồn: Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN)
Sơ đồ 1.1: tăng trưởng nguồn viện trợ PCPNN vào Việt Nam
Theo khu vực địa lý, viện trợ của các TCPCP Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á –Thái Bình Dương đều tăng, đặc biệt giá trị viện trợ của các TCPCP Mỹ tăng đáng
kể Một điểm rất đáng chú ý là trên bình diện quốc tế, Việt Nam tiếp tục được đánh
giá là nước thực hiện hiệu quả các chương trình viện trợ nước ngoài, trong đó có
viện trợ PCPNN; là nước thành công trong chương trình giảm nghèo và phát triểnkinh tế - xã hội, hoàn thành trước thời hạn các tiêu chí trong Mục tiêu Phát triểnthiên niên kỹ (MDGs) do Liên hiệp quốc (UN) đề ra Chính phủ của các nước pháttriển, đặc biệt là Nhật, Pháp, Ôxtrâylia, Mỹ, Hà Lan, Canada tiếp tục tăng cườnghợp tác và tài trợ cho các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam Các tổ chức Liên hiệpquốc tế và tổ chức tài trợ đa phương (ADB, UNDP, WB, UNICEF, UNFPA) cũngmời các TCPCPNN tham gia dự thầu và triển khai các dự án viện trợ phát triển tạiViệt Nam nhiều hơn trước Vào tháng 11/2003, một hội nghị quốc tế về hợp tácgiữa Việt Nam và các TCPCPNN đã thu hút được sự quan tâm của các TCPCPNN
và mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới Lần đầu tiên, hoạt động PCPNN vào Việt Namnêu ra vấn đề cam kết viện trợ Tính chất cam kết này là yếu tố mới mẻ, càng khẳng
định Việt Nam đang là một tâm điểm chú ý của các TCPCPNN, cùng với tình hình
Trang 26mức ODA và viện trợ nhân đạo vào Việt Nam tăng liên tiếp trong năm 2003 – 2004,củng cố hơn nữa cơ sở cho dự báo về việc trong những năm sắp tới, viện trợPCPNN vào Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn và có tính thực chất, bền vững hơn.
Hơn 10 năm sau, từ ngày 28-29/11/2013, Ủy ban công tác về các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài (PCPNN) đã tổ chức “Hội nghị quốc tế lần thứ II về quan hệ
đối tác giữa Việt Nam và các tổ chức PCPNN” với hơn 1.000 đại diện của các tổ
chức PCPNN đang hoạt động tại Việt Nam và đối tác Bộ, ban ngành, địa phươngtham gia Mục đích của Hội nghị là tăng cường hơn nữa công tác trao đổi thông tin,tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính đối với hoạt động của các PCPNN,
tăng cường và mở rộng hợp tác với các PCPNN cũng như nâng cao hiệu quả cácchương trình, dự án, hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam
Quan hệ và cơ chế hợp tác giữa các TCPCPNN và Việt Nam nhằm bảo đảm
sử dụng và quản lý hiệu quả các nguồn viện trợ ngày càng được quan tâm, hoànthiện Quan hệ đối tác ba bên chính quyền – nhân dân – TCPCPNN (quan hệ theohình tam giác) trong quá trình triển khai các dự án được xem là cơ chế phối hợp phùhợp và có hiệu quả
1.2.2 Tác động hữu cơ của ODA đối với viện trợ PCPNN:
Viện trợ PCPNN viện trợ có mối quan hệ khăng khít với nguồn viện trợ ODA,
từ nhiều thập kỷ nay đã được xem là một cấu thành ổn định trong ODA, thườngchiếm 5-15% trong giá trị ODA Nếu lượng ODA tăng, giá trị viện trợ nhân đạo cũngtất yếu tăng theo, dù trong những năm gần đây có xu hướng giảm nguồn viện trợODA trên thế giới Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã nhận được nhiều dự án hỗtrợ bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ 51 nhà tài trợ Trong đó có
28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương Tổng giá trị cam kết ODAcho Việt Nam đã lên tới 71 tỷ USD Nếu cộng với số vốn ODA trong năm 2013, tổngvốn ODA cam kết hỗ trợ Việt Nam đã chạm ngưỡng 80 tỷ USD Một số ưu điểm của
ODA như quy mô lớn, lãi suất thấp (dưới 3%, trung bình từ 1-2% năm), thời gian cho
vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn8-10 năm), cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị và tính chất của các chương trình,Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27dự án viện trợ PCPNN vào Việt Nam, giúp củng cố hơn các cơ sở về tính bền vững
về thời gian của dự án viện trợ nhân đạo, cũng như một số điều trong dự án phù hợp
hơn với thực tế của người nghèo (như dự án cho vay tín dụng ưu đãi ) Mặt khác, do
trong nguồn viện trợ ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại (từ 15-25% củatổng số ODA), các nhà tài trợ PCPNN cũng căn cứ vào chỉ số này để hoạch địnhcông tác viện trợ nhân đạo của họ cho Việt Nam
1.2.3 Những thiện chí chính trị của các TCPCPNN đối với Việt Nam
Hoạt động viện trợ PCPNN không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế và xã hội.Nếu như loại hình hoạt động này đã từng bị lợi dụng không ít lần để gây ra nhữngphản cảm về ý thức chính trị tại một số quốc gia không phù hợp với quan điểmchính trị của phương Tây, thì bản thân một số TCPCPNN lại dùng chính sự tồn tại
và hoạt động của mình để gián tiếp can dự vào đời sống lương tri, hướng đến nhữngnhận thức chính trị chính đáng và phù hợp với quyền lợi dân tộc của quốc gia nhậnviện trợ
Những năm gần đây, các TCPCPNN tiếp tục ủng hộ Việt Nam về các mặt
đấu tranh dư luận như các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo Cũng cóTCPCPNN tham gia điều chỉnh lại dư luân quốc tế trước những dư luận xuyên tạc
tình hình Việt Nam của các tổ chức đối kháng với nhà nước Việt Nam tại Mỹ, Châu
Âu và một số nước phát triển khác Tiếng nói của các TCPCPNN về nạn nhân chất
độc màu da cam, về các dự luật nhân quyền, vấn đề Tây Nguyên đã góp phần làmcho dư luận thế giới hiểu đúng và thực chất hơn về tình hình Việt Nam Qua các
kênh quan hệ của một mình, một số TCPCPNN đã kịp thời thông tin cho chính phủViệt Nam về các Nghị quyết, dự luật nhân quyền của Quốc hội Mỹ và châu Âu; lêntiếng phản đối, gửi thư tới các nghị sĩ Mỹ bác bỏ các Nghị quyết, dự luật bất công
và mang tính áp đặt này Người đứng đầu của một vài TCPCPNN cũng đã khôngngần ngại xuất hiện trên các trang báo lớn quốc tế để tuyên bố chính thức về tínhkhông thực chất và thiếu cơ sở trong các dự luật nhân quyền và báo cáo về tự do tôngiáo của Mỹ Cũng cần nói thêm, để có cơ sở khẳng định điều đó, một số TCPCPNN
đã thông qua hệ thống thông tin các cấp của mình nhằm tìm hiểu và xác minh tình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28hình thực tế của Việt Nam Sự kiện Tây nguyên bị phương Tây thổi phồng, hoặc thựctrạng tự do tín ngưỡng mà không bị áp chế, đàn áp đang hiện tồn ở nước ta đã được
người đại diện của những TCPCPNN quan tâm và minh bạch hóa
Về mặt kinh tế, trước tình hình ngành thủy sản Việt Nam bị áp lực về hạnngạch xuất khẩu tôm vào Mỹ, tổ chức Action Aid (quốc tịch Mỹ) đã tiến hành cácnghiên cứu và công bố các báo cáo liên quan đến việc nuôi tôm ở Việt Nam, qua đóphản đối các phán quyết vô lý của Bộ thương mại Mỹ Những bản báo cáo nghiêncứu và phân tích khách quan này đã mở đường cho một làn sóng đấu tranh, phảnbiện với các lập luận được đưa ra từ phía một số cơ quan Mỹ, hỗ trợ cho các Hiệphội thủy sản Việt Nam tiếp tục nêu ra và theo đuổi những vụ kiện ngược đối với tòa
án Mỹ, trong đó có sự kiện cá basa Hoặc, tổ chức Oxfam quốc tế luôn đi đầu trongcác hoạt động nhằm đảm bảo công bằng thương mại, không chỉ tiến hành cácnghiên cứu, lên tiếng ủng hộ Việt Nam mà còn giúp nâng cao năng lực cho cácdoanh nghiệp, các nhà sản xuất để nâng cao sự hiểu biết về luật lệ quốc tế và tăng
cường tính cạnh tranh khi tham gia thị trường thế giới
1.2.4 Viện trợ PCPNN bổ túc cho yếu tố công bằng xã hội
Viện trợ PCPNN là một trong bốn nguồn viện trợ của nước ngoài vào nước
ta (cùng với nguồn viện trợ ODA, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp).Bình quân hằng năm, số tiền viện trợ mang tính chất không hoàn lại và hướng đếnnhững đối tượng được xem là nghèo và nghèo nhất này trên phạm vi toàn quốc là
hàng trăm triệu USD, riêng vài năm gần đây có mức bình quân khoảng 250 triệuUSD Tuy đây không phải là một nguồn viện trợ có tiềm năng và có ấn tượng vềlượng như giá trị đăng ký viện trợ đầu tư nước ngoài hay một số khoản đầu tư gián
tiếp như ODA, nhưng nó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế với ý nghĩa đầy
đủ hơn Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thậm chí nguồn viện trợ này còn
có tác năng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta lên gần 1%
Gắn liền với sự tăng trưởng về lượng, một tác động khác không kém phầnquan trọng của viện trợ PCPNN là nguồn tài chính này còn điều tiết mối quan hệgiữa tăng trưởng kinh tế với yếu tố phúc lợi và công bằng xã hội, hỗ trợ thêm choTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29phần ngân sách của nhà nước trong viêc giúp cho các đối tượng khó khăn trong xãhội giải quyết được một số vấn đề bức bách Trong bối cảnh cơ chế thị trường cùngnhiều hệ lụy do khuynh hướng thị trường, cạnh tranh không lành mạnh, khoảngkhác biệt lớn về thu nhập gây ra tình trạng phân hóa ngày càng sâu sắc giữa cáctầng lớp người dân, hoạt động viện trợ nhân đạo đã góp phần mang lại niềm tin
tưởng lớn hơn của người dân nghèo và khó khăn đối với môi trường và cộng động
xã hội mà họ đang sống
Trong các dự án nhắm đến tính hiệu quả bền vững, yếu tố sinh hoạt vậtchất luôn được gắn liền với yếu tố phụ trợ là đời sống văn hóa tinh thần của đối
tượng thụ hưởng Các chỉ số văn hóa tinh thần này được thể hiện cụ thể qua trình độ
học vấn bình quân của họ, hay cấp lớp giáo dục mà họ hoặc con cái họ được thamgia Qua những dự án có tính bền vững, người ta cũng nhận ra rằng, chính yếu tố
tưởng như phụ trợ của giáo dục và mức độ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe củađối tượng thụ hưởng đã góp phần đáng kể cải thiện trình độ, nhận thức, nhân cách,
khả năng về chuyên môn và sau hết là khả năng tự tạo thu nhập của người lao độngnghèo, khiến cho dự án càng có độ bền vững cao hơn
Vì thế, công bằng về tinh thần và công bằng về vật chất, thu nhập luôn đi đôivới nhau, thể hiện mối quan hệ hữu cơ đối với sự phát triển văn minh của dự ánviện trợ nhân đạo, đồng thời cũng hạn chế phần nào khiếm khuyết của viêc tăng
trưởng kinh tế cực đoan gây ra Đây cũng chính là quan điểm làm hài hòa mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phúc lợi xã hội của Đảng và Nhà nước ta
1.2.5 Bộ máy quản lý và tiếp nhận viện trợ PCPNN tại Việt Nam
Ngày 22/5/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số TTg về việc kiện toàn Uỷ ban Công tác về các tổ chức PCPNN; nhằm giúp Thủ
765/2013/QĐ-tướng Chính phủ chỉ đạo, giải quyết những vấn đề liên quan đến các TCPCPNN
hoạt động tại Việt Nam
Uỷ ban Công tác về các tổ chức PCPNN này có 2 nhiệm vụ chính như sau:
a Đề xuất những chủ trương, chính sách liên quan đến các tổ chức phi chínhphủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; phối hợp với các cơ quan liên quan đểTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách liên quan đến
hoạt động của các Tổ chức PCPNN
b Quản lý việc xét cấp, sửa đổi và thu hồi giấy đăng ký hoạt động, giấy phéplập văn phòng dự án, Giấy phép lập văn phòng đại diện của TCPCPNN tại ViệtNam theo Quy chế hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam ban hành kèm theoNghị định số 12/NĐ-CP, ngày 1/3/2012 của Chính phủ
Ủy ban này gồm có 9 (chín) thành viên do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao làm
chủ nhiệm, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm Phó Chủnhiệm Ủy ban và thứ trưởng của Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tàichính, Bộ Nội vụ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Trưởng Ban Tôn giáoChính phủ và Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương làm Ủy viên
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là cơ quan thường trực của Ủy ban
Ủy ban có con dấu riêng và sử dụng trụ sở, bộ máy của Liên hiệp các tổ chức hữu
nghị Việt Nam để làm việc Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam
- Phó Chủ nhiệm Ủy ban - được giao các nhiệm vụ như tăng cường quan hệ đối tácgiữa các TCPCPNN và các địa phương và các tổ chức của Việt Nam; tạo điều kiệnthuận lợi cho các hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam và hỗ trợ cho các đối
tác địa phương trong quan hệ với các TCPCPNN; thu nhập và chia sẻ thông tin liênquan đến các hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam; tiến hành nghiên cứu về
hoạt động của TCPCPNN và nhu cầu của các địa phương khác nhau; và đề xuất vớiChính phủ các chính sách thích hợp cho hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam
Như vậy, sau khi có Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01/3/2012 của
Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nướcngoài tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/6/2012 hỗ trợ việc hướng dẫn các tổ chứcPCPNN thực hiện theo các quy định của chính phủ về công tác PCPNN trong thờigian tới, Ủy ban công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài là bộ máy chínhthức được kiện toàn để quản lý các chương trình, dự án viện trợ PCPNN Đây cũng
là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm về theo dõi các hoạt động PCPNN trong mối
quan hệ với các cơ quan trung ương và tỉnh thành trên toàn quốc
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 311.3 KINH NGHIỆM KHAI THÁC HIỆU QUẢ NGUỒN VIỆN TRỢ PCPNN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
1.3.1 Kinh nghiệm khai thác hiệu quả nguồn viện trợ PCPNN tại TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hiện có 140 tổ chức PCPNN đang hoạt
động, trong đó khu vực Châu Âu có 51 tổ chức, Châu Á - Thái Bình Dương có 23 tổ
chức, Châu Mỹ có 66 tổ chức (Mỹ và Canada), và là địa phương có số lượng tổchức PCPNN và viện trợ PCPNN lớn nhất nước Tuy nhiên, số tổ chức PCPNN có
dự án hoạt động tại TPHCM chiếm khoảng 60%, số tổ chức còn lại hoạt động ở cáctỉnh hoặc chưa có dự án hoạt động
UBND TP.HCM giao Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TPHCM (Liên hiệp)thực hiện chức năng làm đầu mối vận động các tổ chức hữu nghị, các tổ chứcPCPNN, các tổ chức và cá nhân người nước ngoài viện trợ nhân đạo và phát triểncho Thành phố Trải qua gần hai thập kỷ, quan hệ hợp tác giữa TP.HCM với các tổ
chức phi chính phủ nước ngoài có những bước phát triển cả về bề rộng và chiều sâu,
sự gia tăng về số lượng tổ chức PCPNN, các lĩnh vực hợp tác cùng với giá trị và
hiệu quả viện trợ liên tục tăng hàng năm
Trong thời gian từ năm 1998 đến năm 2012, TP.HCM tiếp nhận nguồn viện
trợ từ các tổ chức PCPNN tổng cộng là 158,654,948 USD, riêng năm 2012, Thànhphố tiếp nhận 25,061,296 USD gồm viện trợ dự án và các khoản viện trợ phi dự án,trong đó có sự đóng góp của các cơ quan ngoại giao như các Tổng Lãnh sự quán,các cơ quan hợp tác phát triển; các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Thành phố
tham gia tài trợ các dự án nhỏ, hoạt động từ thiện xã hội Đa số các chương trình, dự
án viện trợ PCPNN triển khai khắp các quận, huyện, tập trung vào một số lĩnh vực:
xóa đói giảm nghèo, y tế, phòng chống HIV/AIDS, giáo dục, dạy nghề, phát triển
nông thôn, bảo vệ môi trường, các vấn đề xã hội như: giúp trẻ em có hoàn cảnh đặcbiệt khó khăn, người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam, tín dụng cho người
nghèo tăng thu nhập, cải thiện môi trường sống… Hoạt động của các tổ chức
PCPNN còn góp phần tăng cường sự hiểu biết của quốc tế về Việt Nam, qua đó mởrộng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân và các đối tác của các nước với
Việt Nam nói chung, với TPHCM nói riêng [14].
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32Liên hiệp xây dựng quan hệ tốt với các tổ chức PCPNN, đối tác Việt Namthông qua các hoạt động như tư vấn, hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vướng mắctrong quan hệ hợp tác; củng cố và tăng cường quan hệ với các tổ chức PCPNN đượccấp phép hoạt động ở TP.HCM Đối với tổ chức PCPNN mới chưa có dự án và đốitác Việt Nam, Liên hiệp thiết lập mối quan hệ, làm cầu nối.
Các chương trình, dự án của các tổ chức PCPNN đã và đang góp phần giải
quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội, tác động tích cực đến đời sống của người dân.Nội dung, chất lượng các dự án viện trợ phát triển có tăng, các chương trình, dự ánphát triển chiếm tỉ trọng lớn, đặc biệt các dự án y tế, các dự án về HIV/AIDS có giátrị cao
Trước tình hình thế giới diễn biến phức tạp ảnh hưởng và tác động sâu sắcđến tiến trình phát triển của Việt Nam, thành tựu xóa đói giảm nghèo và phát triển
kinh tế- xã hội đang đứng trước thách thức mới, có nguy cơ khiến cho nhiều ngườidân trở lại cảnh đói nghèo, gặp nhiều khó khăn Cùng với cả nước, TP.HCM tiếp
tục tranh thủ các nguồn ngoại lực, trong đó có nguồn viện trợ PCPNN nhằm thựchiện mục tiêu thiên niên kỷ, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, an sinh
xã hội Do đó, Liên hiệp tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, các cơ quanđối tác thực hiện công tác khai thác hiệu quả nguồn viện trợ PCPNN cho phù hợp
với tình hình mới bằng các biện pháp:
Tích cực thúc đẩy mở rộng quan hệ đối tác giữa các cơ quan ban ngành, địaphương, cơ sở với các tổ chức PCPNN nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư vào cáclĩnh vực theo định hướng của Thành phố; vận động, thực hiện có hiệu quả các dự ánviện trợ PCPNN, phục vụ thiết thực cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn Thành phố
Kết hợp một cách nhuần nhuyễn công tác hữu nghị nhân dân, vận động các tổchức, cá nhân người nước ngoài viện trợ nhân đạo và phát triển
Đa dạng hóa phương thức tiếp cận, mở rộng quan hệ với các tổ chức PCPNN,
các tổ chức hữu nghị song phương và đa phương, Tổng Lãnh sự quán các nước,doanh nghiệp nước ngoài tại Thành phố
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33 Tìm hiểu chiến lược viện trợ của các tổ chức PCPNN, các nhà tài trợ nhằm hỗtrợ và tư vấn cho các đối tác có nhu cầu vận động viện trợ.
Khuyến khích các hội đoàn, ban ngành, địa phương chủ động vận động tìmnguồn tài trợ PCPNN, Liên hiệp tư vấn và hỗ trợ các thủ tục pháp lý
Tiếp tục xây dựng, tăng cường năng lực cho cán bộ cơ quan đầu mối, tổ chứctập huấn, bồi dưỡng kiến thức, năng lực cho các đối tác Việt Nam, sở, ban, ngành,đoàn thể, hội đoàn, tổ chức xã hội, quận huyện về công tác phi chính phủ nướcngoài, các kỹ năng vận động, xây dựng, quản lý dự án, các quy định của Nhà nước
Tóm lại, từ kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh
tế - xã hội ở Việt Nam nói chung và ở TPHCM nói riêng trong những năm qua, cóthể khẳng định rằng, tranh thủ và khai thác tối đa nguồn ngoại lực, trong đó cónguồn viện trợ PCPNN, đồng thời nâng cao hiệu quả quan hệ đối tác là yêu cầukhông thể thiếu trong chương trình hợp tác quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu
xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Hoạtđộng viện trợ nhân đạo và phát triển của các tổ chức PCPNN còn là kênh quan
trọng trên mặt trận đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện chủ trương “mở rộng
hơn nữa công tác đối ngoại nhân dân, phát triển quan hệ đa phương và song phương
với các tổ chức nhân dân các nước; nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phichính phủ quốc gia và quốc tế, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân
dân Việt Nam và nhân dân các nước trên thế giới” [14].
1.3.2 Kinh nghiệm thu hút viện trợ PCPNN tại nước CHDCND Lào
Các tổ chức PCPNN hoạt động tại CHDCND Lào – một nước láng giềng,anh em của Việt Nam - liên tục tăng trong những năm qua Theo số liệu của Cụccác Tổ chức quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Lào, thì năm 1975 chỉ có 03 tổ chức hoạt
động nhưng đến năm 2012 con số này đã là 200 tổ chức, 710 dự án với tổng kinh
phí hơn 85 triệu USD [12].
Trên cơ sở các nghiên cứu về tình hình thu hút viện trợ Phi Chính phủ nước
ngoài tại Lào, một số kinh nghiệm có thể rút ra là:
- Xây dựng bộ máy quản lý thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34+Tại Trung ương có Ban Quản lý tổ chức Quốc tế Phi Chính phủ và Ban Bí
thư ủy viên quản lý tổ chức Quốc tế Phi Chính phủ
Ban quản lý tổ chức Quốc tế phi Chính phủ được thành lập dưới sự chỉ đạocủa Bộ trưởng Bộ ngoại giao, gồm có: Bộ trưởng Bộ ngoại giao, Cục trưởng tổchức Quốc tế (Bộ Ngoại giao, phó Ban Bí thư), Cục trưởng tổng kết kế hoạch (Bộ
Kế hoạch và đầu tư), Ban chỉ đạo phát triển nông thôn và xóa nghèo giảm đói Quốc
gia, đại diện Bộ Giáo dục, đại diện Bộ Y tế, đại diện Bộ Nông- Lâm nghiệp, đại
diện Bộ Lao động và bảo hiểm xã hội, đại diện Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ,
đại diện Trung ương Thanh niên nhân dân cách mạng Lào, đại diện Trung ương Làoyêu nước, đại diện Bộ quốc phòng, Chủ tịch Ban quản lý tổ chức Quốc tế phi Chính
ngành đoàn thể của tỉnh- thành phố, Chủ tịch huyện
Trong quá trình quản lý các thành viên Ban quản lý tổ chức PCPNN thườngxuyên phối hợp, trao đổi thông tin và tổ chức họp giao ban định kỳ nhằm phối hợpchặt chẽ trong quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN cũng như kịp thời trao đổinhững khó khăn, vướng mắc trong quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN Qua
đó, kịp thời tham mưu và đề xuất cho Chính phủ Lào giải quyết
- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng giữa thành phố và Trung
ương trong việc quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN, việc xây dựng, thẩmđịnh và phê duyệt dự án viện trợ PCPNN đã được xây dựng và ngày càng hoàn
thiện ổn định, chặt chẽ hơn
- Phương thức quản lý ngày càng giảm bớt tính quản lý hành chính và hìnhthức mà đi hơn vào thực chất Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổchức PCPNN ngày càng chặt chẽ, bài bản hơn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35- Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, đối tác Lào trực tiếp làm việc, phốihợp với các tổ chức PCPNN cũng ngày càng được nâng cao Quan hệ giữa đối tácLào và các tổ chức PCPNN ngày càng mang tính bền vững hơn Từ quan hệ “xin
cho” đã dần hình thành quan hệ đối tác 3 bên “Chính quyền – nhân dân vùng hưởng
lợi – tổ chức PCPNN”
Bên cạnh đó, môi trường chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh được giữvững và công cuộc đổi mới cũng ngày càng củng cố niềm tin của các tổ chứcPCPNN vào khả năng hợp tác có hiệu quả với Lào
Với sự phát triển chung ngày nay, các kênh tiếp cận thông ngày càng được
mở rộng và đa dạng đã tạo điều kiện giúp chính quyền, các tổ chức nhân dân và
người dân Lào ngày càng có điều kiện tiếp xúc, giao lưu và chủ động vận động sự
hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài trong đó có các tổ chức PCPNN cũng như tìmhiểu các thông tin liên quan đến lĩnh vực này Đó chính là những nguyên nhân
khách quan đưa tới những kết quả mà đã đạt được trong quá trình thu hút viện trợ
PCPNN tại Lào trong thời gian qua
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN VIỆN TRỢ PCPNN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN QUA,
- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
- Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phía Đông giáp Biển Đông
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào
Bản đồ tỉnh Quảng Trị
(Nguồn: quangtri.gov.vn)
- Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung
điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩuquốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, ĐàNẵng, Vũng Áng Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp táckinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại,dịch vụ và du lịch.
- Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt
và đường thuỷ Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như
Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc
- Nam chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Quảng Trị
có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước Cảng Cửa Việt là mộttrong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và trungchuyển hàng hóa qua đường Xuyên Á Cách không xa trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà cósân bay Phú Bài - Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng(khoảng 150 km)
Thời gian qua, cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung được Nhà nước
quan tâm đầu tư, cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của Quảng
Trị có những bước phát triển mới: Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo pháttriển có nhiều khởi sắc; các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp QuánNgang; các cụm tuyến du lịch Hiền Lương, Cửa Tùng, Khe Sanh, Lao Bảo được
đầu tư về hạ tầng, thu hút đầu tư, đang từng bước phát huy hiệu quả; cơ sở hạ tầng
giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông không ngừng
được mở rộng; các lĩnh vực xã hội như: xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục - đào
tạo, văn hóa - thể thao được chú trọng phát triển
Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đangtạo cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu,hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khuvực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời
gian tới [20].
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 382.1.2 Đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1 Địa hình.
Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang
Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình: vùng núi cao phân bố ở phía Tây
từ đỉnh dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp; vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹpchạy dọc tỉnh; kế đến là vùng cát nội đồng và ven biển Do địa hình phía Tây núicao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc
Nhìn chung với địa hình đa dạng, phân hoá thành các tiểu khu vực, nhiềuvùng sinh thái khác nhau tạo cho Quảng Trị có thể phát triển toàn diện các ngànhkinh tế, đặc biệt là tạo nên các vùng tiểu khí hậu rất thuận lợi cho đa dạng hóa cácloại cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
2.1.2.2 Khí hậu
Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao,chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao thuận lợi cơ bản cho pháttriển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp Tuy nhiên, Quảng Trị được coi là vùng cókhí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh từ
tháng 3 đến tháng 9 thường gây nên hạn hán Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịuảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa nên dễ gây nên lũ lụt
Nhìn chung điều kiện tự nhiên của Quảng Trị có những thuận lợi khá cơ bản:
do sự phân hóa đa dạng của độ cao địa hình tạo nên các vùng tiểu khí hậu thích hợpcho sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng vật nuôi cónguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt và cận ôn đới, có giá trị kinh tế cao Điều này mang lạilợi thế cạnh tranh trong phát triển nông nghiệp hàng hóa Tiểu vùng khí hậu đỉnh
Trường Sơn với tính ôn hoà là tài nguyên quý mang lại sức hấp dẫn cho sự phát
triển các hoạt động dịch vụ, du lịch, tạo không gian mát mẻ cho tham quan, nghỉ
dưỡng, đặc biệt là trong mùa hè nóng gay gắt của vùng Bắc Trung Bộ Đây là điểmđộc đáo của khí hậu Quảng Trị
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi cơ bản, điều kiện khí hậu, thời tiết củaQuảng Trị cũng như ở các tỉnh miền Trung mang tính chất khắc nghiệt: thường xảyTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39ra hạn hán về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa Do đó việc khắc phục thiên tai, xâydựng các công trình thuỷ lợi, trồng rừng đầu nguồn để giữ nước chống lũ lụt nhằm
ổn định sản xuất và đời sống có ý nghĩa to lớn cần được quan tâm
Ngoài ra, ở phía Tây giáp biên giới Việt - Lào có một số sông nhánh chảy
theo hướng Tây thuộc hệ thống sông Mê Kông Các nhánh điển hình là sông Sê Pônđoạn cửa khẩu Lao Bảo - A Đớt, sông Sê Păng Hiêng đoạn đồn biên phòng Cù Bai,Hướng Lập (Hướng Hóa)
Hệ thống suối Phân bố dày đặc ở vùng thượng nguồn Các thung lũng suốiphần lớn rất hẹp, độ dốc lớn tạo ra nhiều thác cao hàng trăm mét và phân bậc phứctạp Nhìn chung, hệ thống sông suối của Quảng Trị phân bố đều khắp, điều kiệnthủy văn thuận lợi cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất và đời sống,
đồng thời có tiềm năng thủy điện cho phép xây dựng một số nhà máy thuỷ điện với
công suất vừa và nhỏ
2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
2.1.3.1 Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2012, tổng diện tích tự nhiên toàntỉnh có 474.699,11 ha Các loại đất chia theo mục đích sử dụng bao gồm:
a Đất nông nghiệp.Có diện tích là 301.993,75 ha, chiếm 63,62% tổng diện
tích đất tự nhiên Bình quân đất nông nghiệp/người là 4.770 m2
- Đất sản xuất nông nghiệp.Có diện tích 79.556,86 ha, chiếm 16,76%, bình
quân đất sản xuất nông nghiệp/người là 1.257 m2 Phần lớn đất sản xuất nôngnghiệp là đất trồng cây hàng năm với diện tích 50.950,17 ha, chiếm 64,04% đất sảnxuất nông nghiệp (trong đó đất lúa 29.643,08 ha, đất cây hàng năm khác 21.177,78Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40ha, đất cỏ dùng vào chăn nuôi 129,31 ha) Đất trồng cây lâu năm có 28.606,69 ha,
chiếm 35,96% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu trồng cao su, cà phê, hồ
tiêu, cây ăn quả
- Đất lâm nghiệp có rừng: Có diện tích là 219.638,85 ha, chiếm 72,73% diện
tích đất nông nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất 101.631,02 ha, rừng phòng hộ
62.664,45 ha, rừng đặc dụng 55.343,38 ha
b Đất phi nông nghiệp.Diện tích có 41.421,31 ha, chiếm 8,73% tổng diện
tích đất tự nhiên, bao gồm:
- Đất ở Diện tích 7.129,18 ha, chiếm 17,2% diện tích đất phi nông nghiệp,
trong đó đất ở tại đô thị 1.516,67 ha, đất ở tại nông thôn 5.612,51 ha
- Đất chuyên dùng Diện tích 14.836,01 ha, chiếm 35,82% diện tích đất phinông nghiệp, bao gồm đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 241,68 ha; đất anninh quốc phòng 1375,98 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 767,23 ha;
đất có mục đích công cộng 12.082,45 ha (giao thông, thuỷ lợi )
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng Diện tích 368,37 ha
- Đất nghĩa trang nghĩa địa Diện tích 3.921,34 ha
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng Diện tích 15.052,29 ha
- Đất phi nông nghiệp khác: 114,12 ha
c Đất chưa sử dụng.Còn 131.284,05 ha, chiếm 27,66% tổng diện tích đất tự
- Diện tích núi đá không có rừng cây: 776,65 ha
Tuy diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều nhưng phần lớn là đất cồn cát, đấtchua mặn, đất đồi núi chia cắt mạnh, có tầng dày mỏng, nhiều diện tích bị kết vón
đá ong, phân bố rải rác, không tập trung và có những vùng còn bom mìn chưa được
Trường Đại học Kinh tế Huế