1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

110 199 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 733,96 KB

Nội dung

Bài học kinh nghiệm về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của một số địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm đối với cục thuế tỉnh Quảng Trị ...

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LINH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHAN KHOA CƯƠNG

Huế, 2018

Đại học kinh tế Huế

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực, chính xác và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn sử dụng trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả

Nguyễn Thị Phương Linh

Đại học kinh tế Huế

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học và cácThầy - Cô giáo Trường Đại học Kinh tế - ĐH Huế Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơnchân thành và sâu sắc nhất đến Thầy giáo Phan Khoa Cương - là người trực tiếp hướngdẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện nghiên cứu luận văn vừa qua

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban Lãnh đạo, cán bộ Cục Thuế tỉnh QuảngTrị đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi được học tập và thực hiện nghiên cứu Xin cảm ơngia đình, bạn bè, người thân đã luôn ở bên động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trìnhhọc tập và trong thời gian thực hiện luận văn

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng các nội dung đã làm được của luận vănkhông tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi mong nhận được sự góp ý của quý Thầy,quý Cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn./

Xin chân thành cảm ơn!

Quảng Trị, ngày tháng 01 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Thị Phương Linh

Đại học kinh tế Huế

Trang 4

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LINH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410Niên khóa: 2016 – 2018

Người hướng dẫn khoa học: TS Phan Khoa Cương

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tiền thuế GTGT của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đóng góp một phầnkhông nhỏ trong số thu của ngân sách tỉnh Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện naytrên địa bàn Quảng Trị, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã và đang ngày càngđược mở rộng và đa dạng ngành nghề hoạt động Cục Thuế tỉnh Quảng Trị luôn chútrọng và tăng cường công tác quản lý thuế GTGT của các doanh nghiệp NQD nhằmnâng cao hiệu quả quản lý thuế Do vậy, đã góp phần ngăn chặn kịp thời các hành vi viphạm, gian lận về thuế của người nộp thuế, thông qua đó góp phần tăng thu choNSNN, tạo lập công bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa cácdoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế

2 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập dữ liệu thứ cấp qua nhiều nguồn khác nhau.

- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Khảo sát ý kiến của các đối tượng như Cán bộ viên

chức của cơ quan thuế, Lãnh đạo doanh nghiệp NQD

- Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian, phương

pháp tổng hợp, phương pháp thống kê so sánh đối chứng

3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn về công tác quản lý thuếGTGT đối với doanh nghiệp NQD Kết quả về công tác quản lý thuế GTGT đối vớidoanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chưa thực sự hiệu quả Qua việc phân

tích thực trạng quản lý thuế GTGT của các DN NQD trên địa bàn tỉnh, từ đó đánh giá

kết quả đạt được, những hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tácquản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn

Đại học kinh tế Huế

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GTGT : Giá trị gia tăng

TT-BTC : Thông tư - Bộ Tài chính

Đại học kinh tế Huế

Trang 6

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iii

Danh mục các chữ viết tắt iv

Mục lục v

Danh mục các bảng, biểu ix

Danh mục các hình vẽ x

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu của luận văn 4

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 5

1.1.Tổng quan về thuế giá trị gia tăng 5

1.1.1.Khái niệm thuế giá trị giá trị gia tăng 5

1.1.2 Đặc điểm thuế giá trị gia tăng 6

1.1.3 Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng 7

1.2 Tổng quan về quản lý thuế giá trị gia tăng và doanh nghiệp ngoài quốc doanh 10

1.2.1 Khái niệm quản lý thuế 10

1.2.2 Nội dung của công tác quản lý thuế giá trị gia tăng 11

1.2.3 Quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng 16

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản lý thuế 17

1.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của một số địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm đối với cục thuế tỉnh Quảng Trị 24

Đại học kinh tế Huế

Trang 7

1.3.1 Bài học kinh nghiệm về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp

ngoài quốc doanh của một số địa phương trong nước 24

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý thuế của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 32

2.1 Tổng quan về ngành thuế tỉnh quảng trị và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn 32

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngành Thuế tỉnh Quảng Trị 32

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 33

2.1.3 Tình hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 35

2.2 Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 41

2.2.1 Các bước công việc xử lý quản lý thuế tại Văn phòng Cục Thuế và các Chi cục Thuế 41

2.2.2 Phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016 44

2.3 Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ thuế và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị về công tác quản lý thuế giá trị gia tăng 63

2.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 63

2.3.2 Kết qủa khảo sát ý kiến của cán bộ thuế 63

2.3.3 Kết qủa khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 66

2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị .70

2.4.1 Kết quả đạt được 70

2.4.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 72

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 77

Đại học kinh tế Huế

Trang 8

3.1 Thuận lợi và khó khăn trong quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp

ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 77

3.1.1 Thuận lợi 77

3.1.2 Khó khăn 78

3.2 Định hướng và mục tiêu tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 79

3.2.1 Định hướng tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 79

3.2.2 Mục tiêu tăng cường quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 80

3.2.3 Quản lý thuế GTGT coi trọng công tác kiểm tra 81

3.2.4 Quản lý thuế GTGT đi đôi với cải cách hành chính thuế 81

3.3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 81

3.3.1 Tăng cường quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn 81

3.2.2 Tăng cường quản lý thông tin NNT, đẩy mạnh công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế GTGT 82

3.3.3 Tăng cường công tác quản lý nợ đọng 83

3.3.4 Đẩy mạnh công tác kiểm tra thuế 84

3.3.5 Chú trọng công tác hoàn thuế 85

3.3.6 Nâng cao công tác nộp thuế 86

3.3.7 Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý thu thuế .86

3.3.8 Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế có chuyên môn và ý thức trách nhiệm 86

3.3.9 Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế 87

3.3.10 Một số giải pháp khác 88

PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90

I KẾT LUẬN 90

II KIẾN NGHỊ 92

1 Đối với Nhà nước 92

2 Đối với Tổng cục Thuế và Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 93

Đại học kinh tế Huế

Trang 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC 95

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨBIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Đại học kinh tế Huế

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1 Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp NQD trên địa bàn Quảng Trị giai đoạn

2014-2016 38Bảng 2.2 Giá trị sản xuất kinh tế ngoài quốc doanh giai đoạn 2014 - 2016 39Bảng 2.3 Tỷ lệ đóng góp ngân sách (thuế GTGT) của các doanh nghiệp ngoài quốc

doanh 40Bảng 2.4 Tình hình Doanh nghiệp ngoài quốc doanh khai thuế GTGTgiai đoạn

2014-2016 44Bảng 2.5: Tình hình nộp hồ sơ khai thuế GTGT của doanh nghiệp NQD giai đoạn

2014 – 2016 45Bảng 2.6 Tổng thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã nộp

giai đoạn 2014 - 2016 47Bảng 2.7 Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trên địa

bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016 48Bảng 2.8 Tình hình hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc

doanh giai đoạn 2014-2016 49Bảng 2.9 Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn từ

năm 2014 đến năm 2016 51Bảng 2.10: Tình hình kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT giai đoạn 2014-2016 54Bảng 2.11 Kết quả công tác thanh tra và kiểm tra các DNNQD giai đoạn 2014 -

2016 56Bảng 2.12 Tình hình nợ đọng thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp ngoài quốc

doanh giai đoạn 2014-2016 60Bảng 2.13: Kết quả đánh giá của cán bộ thuế về công tác quản lý thuế GTGT 64Bảng 2.14: Kết quả đánh giá của DN về công tác quản lý thuế GTGT 67

Đại học kinh tế Huế

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh 21 Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 35 Hình 2.2 Các bước công việc xử lý quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 42

Đại học kinh tế Huế

Trang 12

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Thuế là khoản thu có tính chất bắt buộc, được thể chế hoá bằng pháp luật do cácthể nhân và pháp nhân đóng góp cho nhà nước nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu củaNhà nước Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước và là công cụ điều tiết

vĩ mô nền kinh tế quốc dân

Cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống chính sách pháp luật về thuế của ViệtNam hiện nay đang ngày càng được đổi mới và nâng cao, phù hợp với sự phát triển củanền kinh tế thị trường có sự quản của lý nhà nước và hội nhập kinh tế thế giới

Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối vớimọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ,nên tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước

Thuế GTGT giúp nhà nước kiểm soát được hoạt động, sản xuất, nhập khẩu, kinhdoanh hàng hóa nhờ kiểm soát được hệ thống hóa đơn, chứng từ, khắc phục đượcnhược điểm của thuế doanh thu là thuế chồng thuế và trốn thuế Qua đó, còn cung cấpcho công tác nghiên cứu, thống kê những số liệu quan trọng

Quảng Trị là một tỉnh nhỏ, số thu về thuế không lớn Tuy nhiên, thuế GTGT củacác doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đóng góp một phần không nhỏ trong số thu củangân sách tỉnh Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay trên địa bàn Quảng Trị, cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh đã và đang ngày càng được mở rộng và đa dạng ngànhnghề hoạt động Song với tính chất hoạt động đa dạng, phức tạp, chế độ sổ sách kếtoán, chứng từ hóa đơn các doanh nghiệp này thực hiện còn tùy tiện, chưa đúng chế độ,hiện tượng khai man trốn thuế còn nhiều… nên quản lý thuế khu vực ngoài quốc doanhnói chung, quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD nói riêng cần phải đượckhắc phục những mặt hạn chế và tồn tại, đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu, thu đúng, thu

đủ vào Ngân sách nhà nước, nâng cao được hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nướctrong lĩnh vực thuế

Trước thực trạng các hành vi trốn thuế, gian lận thuế diễn ra phổ biến và ngàycàng tinh vi và phức tạp, cùng với ngành thuế cả nước, ngành Thuế tỉnh Quảng Trị

Đại học kinh tế Huế

Trang 13

luôn chú trọng và tăng cường công tác quản lý thuế GTGT của các doanh nghiệp NQDnhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế Do vậy, đã góp phần ngăn chặn kịp thời cáchành vi vi phạm, gian lận về thuế của người nộp thuế, thông qua đó góp phần tăng thucho NSNN, tạo lập công bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữacác doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và nâng cao dần tính tuân thủ tự giáctrong việc chấp hành các chính sách thuế của người nộp thuế trên địa bàn toàn tỉnh.Mặc dù, công tác quản lý thuế GTGT đã được ngành Thuế tỉnh Quảng Trị chútrọng, quan tâm và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song vẫn còn tồn tạimột số những hạn chế nhất định, cần được tiếp tục nâng cao Việc quản lý chủ yếudựa trên phương pháp phân tích, đánh giá rủi ro dựa trên cơ sở dữ liệu trên ứng dụngcủa ngành để thực hiện việc phân tích, nguồn dữ liệu chưa thật sự tin cậy, thông tincòn thiếu nên rất khó khăn cho việc xác định đúng số thuế quản lý; Trình độ chuyênmôn nghiệp vụ của công chức còn chưa được đồng đều dẫn đến chất lượng quản lýthuế chưa cao, kết quả xử lý còn hạn chế.

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện

công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” làm luận văn thạc sỹ ngành quản lý kinh tế.

2 Mục tiêu nghiên cứu

*Mục tiêu chung:

Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với cácdoanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, luận văn đề xuất các giải pháp nhằmhoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bànnghiên cứu

Trang 14

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD

* Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý thuế GTGT đối

với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Về thời gian: Để phục vụ đề tài nghiên cứu, tác giả thu thập và khai thác số liệu

tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Quảng Trị, các Chi cục Thuế và các bên liên quan tronggiai đoạn 2014 - 2016

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Thu thập dữ liệu nghiên cứu

* Dữ liệu thứ cấp:

Dữ liệu thứ cấp được tác giả khai thác từ các nguồn sau:

- Hệ thống thông tin về NNT do CQT quản lý như: QLT (phần mềm quản lý thuế),QTT (phần mềm phân tích tình trạng NNT), TINC (phần mềm quản lý thông tin về NNT),BCTC (phần mềm hỗ trợ phân tích Báo cáo tài chính), TMS (phần mềm quản lý thuế tậptrung)…

- Các Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác thu NSNN của Văn PhòngCục Thuế tỉnh Quảng Trị và các Chi cục Thuế trực thuộc giai đoạn 2014 – 2016;

- Các Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác quản lý thuế GTGT giai đoạn

- Các tài liệu khác có liên quan

Trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập được từ các nguồn nêu trên, tác giả tiếnhành chọn lọc, phân tích thông tin phù hợp để phục vụ cho việc nghiên cứu và viếtluận văn

Đại học kinh tế Huế

Trang 15

* Dữ liệu sơ cấp:

Thông tin được thu thập thông qua khảo sát ý kiến của các đối tượng liên quannhư Cán bộ viên chức của cơ quan thuế, Lãnh đạo doanh nghiệp NQD về các vấn đềliên quan đến công tác quản lý thuế GTGT bằng Phiếu khảo sát

Cụ thể, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của các cán bộ cơ quan thuế có liênquan đến công tác quản lý thuế GTGT trên địa bàn nghiên cứu, cụ thể:

+ Đối với văn phòng Cục Thuế tỉnh Quảng Trị: tiến hành khảo sát ý kiến 10 cán

bộ làm việc tại Văn phòng

+ Đối với các Chi cục Thuế điển hình trực thuộc gồm Chi cục Thuế thành phốĐông Hà, Chi cục Thuế huyện Hướng Hóa, Chi cục Thuế huyện Hải Lăng và Chi cụcThuế huyện Vĩnh Linh: mỗi Chi cục chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến 5 cán bộ làmviệc tại các Chi cục có liên quan đến công tác quản lý thuế GTGT Tổng số cán bộkhảo sát ở các Chi cục thuế là 20 cán bộ

Về các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn, chúng tôi tiến hành khảo sát tạiVăn phòng Cục Thuế tỉnh và tại các Chi cục Thuế điển hình trực thuộc (cụ thể như đã nêu ởtrên) mỗi đơn vị 20 doanh nghiệp Tổng số doanh nghiệp được khảo sát là 100 doanh nghiệp

4.2 Phương pháp nghiên cứu:

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được

sử dụng là phương pháp thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp để đánh giá, phân tích số liệu

và làm sáng tỏ các vấn đề liên quan và một số các phương pháp nghiên cứu khác

4.3 Xử lý và phân tích dữ liệu

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý với sự hỗ trợ của máy tính với phần mềm Excel

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung nghiên cứu của luận văn được kết cấuthành 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thuế GTGT đối vớidoanh nghiệp;

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQDtrên địa bàn tỉnh Quảng Trị;

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với doanhnghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Đại học kinh tế Huế

Trang 16

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1.1.TỔNG QUAN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1.1.Khái niệm thuế giá trị giá trị gia tăng

* Khái niệm thuế giá trị gia tăng

Theo quy định tại Điều 2, Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 3 tháng 6năm 2008 định nghĩa “thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hànghoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”[9]

* Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng.

“Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch

vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinhdoanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, muadịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT”[12]

* Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho SXKD và tiêu dùng ởViệt Nam (bao gồm cả hàng hóa dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừcác đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT được quy định rõ tại điều 5 luật thuếGTGT số 13/2008/QH12

Hiện nay Bộ Tài chính cũng ban hành bổ sung luật thuế số 31/2013/QH13 ngày19/6/2013, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 nhằm hướng dẫn thi hànhluật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP, thay thế Thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 và được áp dụng từ ngày 1/1/2014 Để phù hợp và đảm bảo tínhđồng bộ của hệ thống pháp luật, đồng thời để thực hiện chiến lược, chính sách pháttriển của Đảng và Nhà nước, Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 đã bổ sung đối tượng

không chịu thuế GTGT: “Bảo hiểm sức khỏe, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến

con người; các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền; trang thiết

bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản; Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính Phủ

Đại học kinh tế Huế

Trang 17

thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam; Phụ tùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học”.

Luật thuế GTGT sửa đổi, bổ sung đã chuyển “dịch vụ phục vụ công cộng về vệ

sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư” từ đối tượng không chịu thuế sang đối

tượng chịu thuế suất 10% Việc chuyển dịch vụ này vào diện chịu thuế GTGT là cầnthiết để bảo đảm tính liên hoàn của thuế GTGT, vì trong thực tiễn các doanh nghiệp đãđầu tư lớn cho việc xử lý chất thải, tái chế phế liệu mà sản phẩm đầu ra (phân vi sinh,sản phẩm tái chế từ nhựa, thuỷ tinh, ) chịu thuế GTGT nhưng không được khấu trừ,hoàn thuế GTGT đầu vào

1.1.2 Đặc điểm thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT có những đặc điểm sau:

Thuế GTGT là thuế gián thu Thuế GTGT được tính trên giá trị gia tăng của hànghóa, dịch vụ và được thu vào khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ Người nộp thuế GTGT

là người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; người chịu thuế GTGT là người tiêu dùngcuối cùng

Thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp Thuế GTGT đánhvào tất cả các giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ nhưng chỉ tính trên GTGTcủa mỗi giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ, bởi vậy, thuế GTGT không tínhtrùng phần GTGT đã tính thuế ở giai đoạn luân chuyển trước khi tính thuế GTGT củagiai đoạn sau

Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ Việc chỉđánh thuế trên phần giá trị tăng thêm nhằm làm giảm bớt gánh nặng về thuế đối vớingười sản xuất, người cung cấp, người lưu thông và người tiêu dùng hàng hóa, dịch

vụ Vì vậy mà việc xác định chính xác GTGT là rất quan trọng và trong thực tế là rấtkhó khăn

Thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng Thuế GTGT là loại thuế tiêu dùngthông thường, đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống conngười Số lượng các hàng hóa, dịch vụ thuộc diện miễn thuế GTGT theo thông lệquốc tế thường rất ít

Đại học kinh tế Huế

Trang 18

1.1.3 Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng 1.1.3.1 Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng

Là giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT

Giá tính thuế

Nguyên tắc xác định là giá bán chưa có thuế GTGT được xác định trên hóa đơnbán hàng của người bán và chứng từ nhập khẩu của hàng hóa nhập khẩu bao gồm cáckhoản phụ thu, phí phụ thêm mà cơ sở SXKD được hưởng Giá tính thuế được xácđịnh bằng đồng Việt Nam Một số trường hợp cụ thể:

- Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở SXKD bán ra

Giá tính thuế = Thuế Tiêu thụ

đặc biệt (nếu có) + Giá bán chưa thuế

- Đối với hàng hóa nhập khẩu

Giá tính thuế = Thuế Tiêu thụ

đặc biệt (nếu có) + Giá bán nhập khẩu

- Đối với hàng hóa dịch vụ mua ngoài dùng để trao đổi, biếu tặng, cho, trả thaylương, tiêu dùng nội bộ là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tươngđương tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ này

- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGTkhông phân biệt trả từng kỳ hay trả trước Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phươngtiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được, giá tính thuế được trừ

đi giá thuê phải trả cho nước ngoài

- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm thì giá tính thuế là giábán trả một lần không kể khoản lãi trả chậm, trả góp

- Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế GTGT

- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trìnhhay phần công việc bàn giao chưa có thuế GTGT Trường hợp xây dựng, lắp đặt khôngbao thầu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặtkhông bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc thiết bị

- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuếGTGT trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp NSNN

Đại học kinh tế Huế

Trang 19

- Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa, dịch vụ hưởng hoa hồng

là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT

- Đối với hàng hóa, dịch vụ sử dụng chứng từ thanh toán đã ghi giá thanh toán làgiá có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức:

Giá chưa thuế GTGT =

- Thuế suất 5%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho hoạtđộng SXKD và tiêu dùng như: nước sạch, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, đồ chơi trẻem… và các loại hàng hóa, dịch vụ cần ưu đãi nhằm thực hiện chính sách xã hội hoặckhuyến khích đầu tư sản xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, chất kích thích tăngtrưởng vật nuôi, cây trồng; giáo cụ phục vụ giảng dạy, học tập; dụng cụ, thiết bị y tế…

- Thuế suất 10%: áp dụng cho tất cả hàng hóa, dịch vụ không nằm trong diệnkhông chịu thuế hoặc chịu thuế 0% hoặc chịu thuế với mức thuế 5%

1.1.3.2 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Căn cứ vào Luật thuế GTGT, Luật số 31/2013/QH13; các thông tư hướng dẫnnhư Thông tư số 219/2014/TT-BTC, Thông tư số 119/2013/TT-BTC, Thông tư số26/2014//TT-BTC sửa đổi, bổ sung ban hành xác định phương pháp tính thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp nộp trực tiếp trên GTGT Theoquy định của Thông tư số 219/2014/TT-BTC thì phương pháp tính thuế GTGT quyđịnh như sau:

Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem…)

1 + Thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)

Đại học kinh tế Huế

Trang 20

* Phương pháp khấu trừ thuế: áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy

đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn,chứng từ bao gồm:

+ Thứ nhất: Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bánhàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kếtoán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ;trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp

+ Thứ hai: Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấutrừ thuế; trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp

+ Thứ ba: Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hànhhoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phươngpháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay

* Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT: áp dụng đối với cơ sở SXKD và tổ

chức, cá nhân người nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thunhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, chứng từ, hóa đơntheo luật; hoạt động mua bán vàng bạc đá quý

*Cách tính thuế GTGT phải nộp:

Trong đó:

Đại học kinh tế Huế

Trang 21

1.2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

1.2.1 Khái niệm quản lý thuế

Quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành Vì vậy, để tiếp cận khái niệmquản lý thuế, trước hết, cần tiếp cận khái niệm quản lý

Theo Từ điển tiếng Việt, quản lý là “Tổ chức và điều khiển các hoạt động theonhững yêu cầu nhất định”

Theo các tác giả Giáo trình Khoa học quản lý của Đại học Quốc gia Hà Nội thì

“Quản lý là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của nhữngngười khác nhằm thu được kết quả mong muốn”.[2]

Quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành thuộc quản lý hành chính Nhànước Quản lý hành chính là sự tác động của cơ quan hành chính Nhà nước và con ngườihoặc các mối quan hệ xã hội để đạt được các mục tiêu của Chính phủ Tiếp cận dưới góc

độ thực thi quyền lực Nhà nước thì quản lý hành chính là thực thi quyền hành pháp củaNhà nước Tiếp cận dưới góc độ công việc cụ thể thì quản lý hành chính là điều chỉnhhành vi con người, hành vi xã hội và tổ chức thi hành pháp luật đã ban hành

Từ những cách hiểu như trên về quản lý hành chính thì quản lý thuế có thể đượchiểu là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế của Nhà nước, tức là, quản lý thuế đượchiểu là hoạt động tác động và điều hành hoạt động đóng thuế của người nộp thuế Hoạtđộng tác động nói trên của Nhà nước được hiểu dưới ba góc độ sau:

(i) Là quá trình vận dụng bản chất, chức năng của thuế để hoạch định chính sách,bao gồm cả chính sách điều tiết qua thuế và chính sách quản lý; (ii) Là quá trình xâydựng tổ chức bộ máy ngành Thuế và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lýthuế; (iii) Là việc vận dụng các phương pháp thích hợp tác động đến quá trình thựchiện nghĩa vụ thuế của NNT phù hợp với quy luật khách quan, bao gồm các hoạt độngtuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ, thanh tra, kiểm tra thuế… Đây chính là cách hiểu vềquản lý thuế theo nghĩa rộng

Theo đó, quản lý thuế bao gồm cả hoạt động xây dựng chính sách thuế, ban hànhpháp luật thuế và hoạt động tổ chức hành thu Khái niệm quản lý thuế nêu trên chothấy quản lý thuế bao gồm các khía cạnh chủ yếu sau đây:

Đại học kinh tế Huế

Trang 22

Thứ nhất, chủ thể của quản lý thuế là Nhà nước, bao gồm cơ quan lập pháp với

vai trò là người nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật thuế; cơ quan hành pháp với

tư cách là người điều hành trực tiếp công tác thu và nộp thuế; hệ thống các cơ quanchuyên môn giúp cho cơ quan hành pháp (cơ quan thuế, cơ quan hải quan) thay mặtcho Nhà nước tổ chức và thực hiện thu thuế

Thứ hai, đối tượng quản lý thuế là các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế

vào NSNN (người nộp thuế)

Thứ ba, mục tiêu của quản lý thuế là huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức

và cá nhân trong xã hội cho Nhà nước thông qua việc ban hành và tổ chức thi hànhpháp luật thuế

Thứ tư, quản lý thuế là một hệ thống thống nhất giữa các cơ quan quản lý Nhà

nước với nhau và giữa xây dựng chính sách thuế với tổ chức hành thu

Thứ năm, quá trình tác động, điều hành thu thuế gắn với quá trình thực hiện

các chức năng quản lý của Nhà nước và quá trình này phải tuân thủ các quy luậtkhách quan

1.2.2 Nội dung của công tác quản lý thuế giá trị gia tăng

Theo Điều 3 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 của Quốc hội khóa XI, kỳ họpthứ 10, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006, “quản lý thuế là quá trình thực thi cácchức năng quản lý, từ quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế tính thuế, ấn định thuế, nộpthuế; kiểm tra, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính thuế; xử lý

vi phạm pháp luật thuế và giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế”[8]

Các nội dung trên được cụ thể hoá bằng các quy trình để quản lý thuế theo chức năng.Hiện nay, ngành thuế đã triển khai thực hiện các quy trình quản lý thuế như: Quy trình quản

lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế; Quy trình quản lý thuế về đăng ký thuế; Quy trìnhhoàn thuế, miễn giảm thuế, Quy trình Kiểm tra thuế; Quy trình Quản lý thu nợ thuế…

1.2.2.1 Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế

Công việc của cơ quan thuế trong nội dung đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấnđịnh thuế bao gồm việc theo dõi việc đăng ký thuế, khai thuế, ấn định thuế, nộp thuếgiá trị gia tăng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thông qua các quy trình theodõi, kiểm tra được thiết lập và quy định cụ thể tại các cơ quan thuế

Đại học kinh tế Huế

Trang 23

Về phía các DN nói chung và các DN NQD nói riêng, trách nhiệm của các DN là:

- Đăng ký thuế với cơ quan quản lý

- Kê khai thuế một cách kịp thời, chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung theokết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo tháng hoặc quý

- Nộp thuế

Thời hạn nộp thuế được quy định gắn với thời hạn kê khai thuế vừa bảo đảm phùhợp với tính chất của từng loại thuế, vừa tạo thuận lợi cho người nộp thuế dễ nhớ, dễthực hiện và không phải làm các thủ tục hành chính thuế rải rác nhiều ngày trongtháng, giảm phiền hà cho người nộp thuế Trường hợp người nộp thuế tự tính thuế, thờihạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế Trườnghợp cơ quan quản lý thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghitrên thông báo của cơ quan quản lý thuế

Người nộp thuế có thể nộp thuế bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản NNT phải ghiđầy đủ, chi tiết các thông tin trên chứng từ nộp tiền thuế do Bộ Tài chính quy định.-Ấn định thuế: Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định NNT nộp thuế theophương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp sau:

+ Không đăng ký thuế

+Không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 10 ngày kể từ ngày hết hạnnộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế

+ Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuếhoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế

+ Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên

sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế

+ Không xuất trình sổ kế tóan, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liênquan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định

+ Mua bán, trao đổi và hạch tóan giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá giaodịch thông thường trên thị trường

+ Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phán tán tài sản để khôngthực hiện nghĩa vụ thuế

Cơ quan thuế ấn định thuế căn cứ vào một trong các thông tin sau:

Đại học kinh tế Huế

Trang 24

+ Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế thu thập từ: Hồ sơ khai thuế, số thuế đã nộp củacác kỳ, lần khai thuế trước; thông tin về các giao dịch kinh tế giữa NNT với các tổchức, cá nhân có liên quan; thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp;thông tin khác do cơ quan thuế thu thập được.

+ Các thông tin về: NNT kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, cùng quy môtại địa phương (hoặc địa phương khác); số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sởkinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng tại địa phương (hoặc địa phương khác).+ Tài liệu, kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực

1.2.2.2 Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế

Thủ tục hoàn thuế: Những đối tượng này phải lập hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quanthuế Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan thuế sẽ ra quyết định hoàn thuế hoặc thông báo lý dokhông hoàn thuế Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau thì thời gian raquyết định của cơ quan quản lý thuế sẽ nhanh hơn đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tratrước hoàn thuế sau Hoàn thuế chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp kê khai theophương pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận ĐKKD hoặc giấy phép đầu tưhoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền Hiện nay, cơ quan thuế đã thựchiện hoàn thuế thông qua giao dịch điện tử nên việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ

sơ hoàn thuế, cơ quan thuế thực hiện nhanh chóng và kịp thời hơn

Thủ tục miễn thuế, giảm thuế: Cơ quan quản lý thuế thực hiện miễn thuế, giảmthuế đối với các trường hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế được quy định tại các vănbản pháp luật về thuế Trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn,

số tiền thuế được giảm thì việc nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được thựchiện đồng thời với việc khai, nộp và tiếp nhận hồ sơ khai thuế quy định về khai thuế vàtính thuế; Trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế theo quyđịnh của pháp luật về thuế thì việc nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được thực hiện theo

cơ quan có thẩm quyền giải quyết

1.2.2.3 Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt

Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định các trường hợp được xóa nợ tiềnthuế, tiền phạt như sau:

Đại học kinh tế Huế

Trang 25

+ Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quyđịnh của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt.

+ Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự

mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ

Quy định mới tại thông tư 79 quy định yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình 3loại giấy tờ gồm: Quyết định tuyên bố phá sản của doanh nghiệp của Tòa án, tài liệuphân chia tài sản của chấp hành viên thể hiện số nợ thuế thu hồi được hoặc không thuhồi được, quyết định về việc đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản của cơ quanthi hành án dân sự

Dựa vào những điều khoản trên, cơ quan quản lý thuế sẽ tiến hành quản lý vấn đềxóa nợ tiền thuế GTGT, tiền phạt cho các đối tượng là DN nói chung, trong đó có các

DN NQD

1.2.2.4 Quản lý thông tin về người nộp thuế, Tuyên truyền hỗ trợ Người nộp thuế

Để thực hiện và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, bên cạnh việctăng cường và đẩy mạnh các biện pháp tổ chức, quản lý, hành thu Cục thuế tỉnh Quảng Trịluôn xác định, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung và công tác tuyên truyền hỗtrợ người nộp thuế (NNT) nói riêng có vai trò và tác động to lớn tới công tác thu ngân sách.Qua đó cung cấp, hướng dẫn cho NNT các thông tin về nội dung, chính sách thuế,các quy trình nghiệp vụ, các cải cách về thủ tục hành chính thuế; tạo lập mối quan hệbình đẳng, thân thiện giữa cơ quan thuế và NNT theo hướng NNT là người được phục

vụ, là khách hàng của cơ quan thuế

1.2.2.5 Kiểm tra thuế, thanh tra thuế

Công tác thanh tra, kiểm tra tập trung vào công tác phân tích hồ sơ của DN tại cơquan thuế luôn được quan tâm, kiểm soát; đây là một biện pháp hữu hiệu nhằm pháthiện ngăn ngừa vi phạm, giúp người nộp thuế nhận thấy luôn có một hệ thống giám sáthiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ Thanh tra, kiểm trathuế được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộpthuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thậpchứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế Pháp luật quản lý thuế quyđịnh rõ về nội dung của công tác kiểm tra thuế, gồm kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan

Đại học kinh tế Huế

Trang 26

thuế và kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế Thanh tra thuế bao gồm thanh traNNT và thanh tra nội bộ ngành thuế.

1.2.2.6 Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế không chỉ đôn đốc người nộpthuế nộp đúng, thuế đúng hạn mà còn có tác dụng lớn hơn là răn đe, ngăn ngừa nộpthuế chậm, giúp người nộp thuế, nợ thuế cách giải quyết khó khăn phát sinh LuậtQuản lý thuế số 78/2006/QH11quy định cụ thể các trường hợp bị cưỡng chế thi hànhquyết định hành chính thuế Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chínhthuế nói chung và biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế GTGT đốivới DNNQD nói riêng bao gồm:

“a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hànhchính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêucầu phong toả tài khoản;

b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;

c) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu

đủ tiền thuế, tiền phạt;

d) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hànhchính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;

đ) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;

e) Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn;

g) Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấyphép hành nghề.”[8]

Trang 27

- Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn,trốn thuế, gian lận thuế.

Theo đó, cơ quan quản lý thuế sẽ xem xét để giải quyết từng tình huống cụ thểtrên đây Chương XII của Luật quản lý thuế năm 2006 cũng đã quy định cụ thể các vấn

đề liên quan đến xử lý vi phạm đối với các trường hợp này

1.2.2.8 Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về thuế, mọi tổ chức, cá nhân cóthể khiếu nại, tố cáo thậm chí khởi kiện ra tòa nếu thấy lợi ích của mình hoặc của bênthứ ba bị xâm hại theo quy định của pháp luật hiện hành Việc giải quyết khiếu nại phảibảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời, đúng thẩm quyền, trình

tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tậpthể, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân

1.2.3 Quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng

Quản lý thuế GTGT phải tuân thủ các bước sau:

Một là, đăng ký thuế và cấp mã số thuế doanh nghiệp: Mọi doanh nghiệp kinh

doanh đều phải đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế Khi đăng ký, doanh nghiệp đượccấp một mã số thuế doanh nghiệp để sử dụng trong suốt thời gian hoạt động của doanhnghiệp từ khi thành lập cho đến khi không còn hoạt động

Hai là, xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế GTGT: Sau khi đã được cấp mã số

doanh nghiệp để hoạt động, theo quy định của Luật thuế GTGT thì doanh nghiệp phảinộp tờ khai thuế GTGT theo quý đối với những doanh nghiệp có tổng doanh thu bánhàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề nhỏ hơn 50 tỷ đồng, thời hạn nộp

tờ khai và nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của quý tiếp theo và nộp tờ khai thuế GTGTtheo tháng đối với những doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấpdịch vụ của năm trước liền kề lớn hơn 50 tỷ đồng, thời hạn nộp tờ khai và nộp thuếchậm nhất là ngày 20 của tháng kế tiếp

Ba là, quản lý thu nợ thuế GTGT: Đến hết thời hạn nộp thuế GTGT theo tháng

hoặc theo quý, nếu doanh nghiệp vẫn chưa nộp thuế, cơ quan Thuế sẽ căn cứ vào tìnhhình nợ thuế trên chương trình TMS của cơ quan thuế để thông báo đôn đốc doanhnghiệp nộp thuế và tiến hành các bước thu nợ, cưỡng chế tiếp theo

Đại học kinh tế Huế

Trang 28

Bốn là, kiểm tra, thanh tra thuế: Công tác này được thực hiện ở hai hình thức:

kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, hoặc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, cụ thể:

Công chức thuế tiến hành thường xuyên đối chiếu các chỉ tiêu, phân tích, nhậnxét, đánh giá xác định những hồ sơ có dấu hiệu nghi vấn sai sót trong quá trình kê khaitrên hệ thống để yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin tài liệu Sau đócông chức thuế sẽ tiến hành phân tích những rủi ro, sai phạm trên hồ sơ tờ khai nhậnđược tại cơ quan thuế Sau khi phân tích nếu có dâu hiệu nghi vấn sẽ tiến hành kiểm trathuế tại trụ sở người nộp thuế

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản lý thuế

Dựa vào kết quả nghiên cứu các tài liệu về quản lý thuế GTGT và đối chứng vớithực tiễn hoạt động quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong những năm gần đây,tác giả tổng hợp một số chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá kết quả công tácquản lý thuế GTGT như sau:

1.2.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình kê khai thuế giá trị gia tăng

Tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế GTGT

nộp tờ khai thuế

Ý nghĩa: Đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền kê khai nộp thuế của cơ

quan thuế và mức độ chấp hành nghĩa vụ kê khai thuế của doanh nghiệp qua từng năm

Đại học kinh tế Huế

Trang 29

Chất lượng kê khai thuế GTGT của doanh nghiệp

- Tỷ lệ tờ khai thuế

Số tờ khai không nộp

x 100Tổng số tờ khai phải nộp

- Tỷ lệ tờ khai thuế nộp

Số tờ khai thuế nộp chậm

x 100Tổng số tờ khai thuế đã nộp

Ý nghĩa: Đánh giá mức độ tuân thủ về thời gian nộp tờ khai thuế GTGT và chất

lượng tờ khai thuế GTGT của các các doanh nghiệp qua các năm

1.2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình nộp thuế giá trị gia tăng

Tỷ lệ doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế GTGT:

Tỷ lệ hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế GTGT:

Công thức tính:

Tỷ lệ hoàn thànhnghĩa vụ nộp thuế GTGT =

Tổng số thuế GTGT đã nộp

x 100Tổng số thuế GTGT phải thu theo

phải thu

Đại học kinh tế Huế

Trang 30

Tỷ lệ nợ thuế GTGT không có khả năng thu hồi:

Công thức tính:

Tỷ lệ nợ thuế GTGT không

có khả năng thu hồi =

Tổng số nợ thuế GTGTkhông có khả năng thu hồi

x 100Tổng số nợ thuế GTGT

phải thu

Ý nghĩa: Đánh giá mức độ chấp hành nghĩa vụ nộp thuế và hiệu quả của công tác

quản lý nợ thuế GTGT của cơ quan thuế qua các năm

1.2.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra

Tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra:

thuế quản lý

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra:

Công thức tính:

Tỷ lệ hoàn thành kếhoạch thanh tra, kiểm tra =

Tổng số doanh nghiệp đượcthanh tra, kiểm tra

x 100Tổng số doanh nghiệp trong kế

hoạch thanh tra

Tỷ lệ doanh nghiệp sai phạm pháp luật thuế GTGT:

Công thức tính:

Tỷ lệ doanh nghiệp pháthiện có sai phạm

=

Tổng số doanh nghiệp thanh tra,kiểm tra phát hiện có sai phạm

x 100Tổng số doanh nghiệp được

thanh tra, kiểm tra

Ý nghĩa: Đánh giá số lượng, chất lượng của công tác thanh tra và xử lý sai phạm

pháp luật thuế GTGT của cơ quan quản lý thuế

Đại học kinh tế Huế

Trang 31

1.2.4.4 Các chỉ tiêu đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

Tỷ lệ cán bộ công chức ngành thuế bị khiếu nại, tố cáo:

do cơ quan thuế quản lý

Tỷ lệ vụ việc khiếu nại, tố cáo:

Công thức tính:

Tỷ lệ vụ việc khiếu nại,

tố cáo được giải quyết =

Tổng số vụ việc bị khiếu nại, tốcáo được giải quyết

x 100Tổng số vụ việc bị khiếu nại,

1.2.5.1 Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định:”Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế

có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các họat động kinh doanh”[7]

Trên cơ sở đó có thể hiểu tổng quát rằng, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là kháiniệm các tư nhân thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý tổ chức Đó là các doanhnghiệp được hình thành và phát triển trong nền kinh tế thị trường với nhiều hình thứckhác nhau, hoạt động dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Các doanh nghiệpNQD nói chung có quy mô lớn hơn kinh tế cá thể Mục tiêu của các doanh nghiệp này

là tạo ra ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư

Trước đây, các loại hình doanh nghiệp NQD nước ta hiện nay bao gồm: Doanhnghiệp tư nhân, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và Công ty hợp danh

Đại học kinh tế Huế

Trang 32

Tuy nhiên, hiện nay, các Công ty TNHH và Công ty CP cũng có thể do nhà nước đầu

tư vốn để thành lập, vì vậy, xét về các loại hình doanh nghiệp NQD thì bao gồmDNTN,Công ty TNHH và Công ty Cổ phần do tư nhân đầu tư vốn để thành lập, Công

ty hợp danh

Như vậy có thể nói Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là tổ chức kinh doanh màvốn góp là do tư nhân đóng góp và tự chịu trách nhiệm của mình về mọi hoạt động củadoanh nghiệp

1.2.5.2 Đặc điểm doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Qua nghiên cứu các tài liệu; lấy ý kiến của các chuyên gia quản lý kinh tế và đốichứng thực tiễn hoạt động của các DN NQD, tổng hợp lại cho thấy doanh nghiệp ngoàiquốc doanh có các đặc điểm chính sau đây (hình 1.1):

Hình 1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Nguồn: Tác giả tổng hợp Một là: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số lượng lớn, ngành nghề kinh doanh

đa dạng, phong phú So với doanh nghiệp kinh tế nhà nước thì số lượng các doanhnghiệp ngoài quốc doanh lớn hơn nhiều, sự thay đổi ngành nghề sản xuất kinh doanhnhanh chóng Nguyên nhân chính một phần do sự nhạy bén thị trường của kinh tếngoài quốc doanh, mặt khác chính sách chế độ nhà nước thông thoáng trong việc cấpđăng ký kinh doanh do đó số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày nhiều,điều này cũng đặt ra câu hỏi cho việc quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Hai là: Mục tiêu kinh doanh hàng đầu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là

Trang 33

cách khác là lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó các doanh nghiệp chỉ muốnlàm sao đó để đóng thuế càng ít càng tốt.

Ba là: Giám đốc doanh nghiệp thường đồng thời là chủ sở hữu vốn và tài sản của

họ, các thành viên trong doanh nghiệp thường có quan hệ gia đình và họ hàng, việcquản lý sản xuất kinh doanh chủ yếu là các mối quan hệ quen biết Qua quá trìnhnghiên cứu cho thấy nhiều quan hệ kinh tế không được ký kết bằng văn bản, và trongtrường hợp ký kết bằng văn bản thì thời gian thực hiện không theo hiệu lực văn bản

Bốn là: Sự thay đổi ngành nghề kinh doanh thường diễn ra một cách nhanh chóng

hơn so với doanh nghiệp nhà nước Ngành nghề kinh doanh là một trong những chỉtiêu để xác định thuế GTGT phải nộp Khi thay đổi ngành nghề kinh doanh thì việc xácđịnh thuế suất cũng như xác định các mặt hàng thuộc đối tượng không chịu thuế cũngrất quan trọng

Năm là: Việc chấp hành sổ sách và chế độ kế toán tài chính của doanh nghiệp

ngoài quốc doanh kém hơn so với doanh nghiệp nhà nước

Không chỉ có thuế GTGT mà tất cả các sắc thuế khác việc xác định kê khai thuếchủ yếu dựa vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp là cơ sở để xác định các loại thuếphải nộp Việc chấp hành sổ sách chứng từ kế toán của doanh nghiệp kém không chỉgây ra khó khăn cho chính doanh nghiệp trong quá trình kê khai thuế mà cũng là khókhăn cho công tác kiểm tra thuế của cơ quan thuế

1.2.5.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Dựa vào kết qủa nghiên cứu các tài liệu về quản lý thuế GTGT và đối chứng vớithực tiễn hoạt động quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong những năm gần đây,tác giả tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý thuế GTGT đối với cácdoanh nghiệp NQD bao gồm:

Hệ thống chính sách thuế GTGT: để các doanh nghiệp tự giác chấp hành nghĩa

vụ của mình thì bản thân các doanh nghiệp phải hiểu rõ luật thuế, nắm được các loạithuế phải nộp, những trường hợp được miễn giảm … Do đó, luật thuế GTGT phải cónội dung đơn giản, dễ hiểu, mang tính phổ thông, phù hợp với trình độ chung của cảngười nộp thuế và người quản lý, quan trọng hơn là các mức thuế suất phải được phân

Đại học kinh tế Huế

Trang 34

tích khoa học, toàn diện để tìm ra được mức thuế suất phù hợp nhất, điều đó sẽ tăngđược tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế GTGT.

Ý thức chấp hành chế độ hóa đơn, chứng từ của các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh: quản lý hóa đơn, chứng từ là nội dung cơ bản trong công tác quản lý thuếGTGT Hầu hết các doanh nghiệp NQD chưa thực hiện nghiêm túc chế độ hóa đơn,chứng từ đôi khi chỉ là hình thức đối phó, có biểu hiện thiếu trung thực nên còn nhiềusai phạm xảy ra như: làm giả hóa đơn, chứng từ; cung cấp hàng hóa, dịch vụ không cóhóa đơn, chứng từ… Vì vậy, đây cũng là nhân tố gây ảnh hưởng lớn đến công tác quản

lý thuế GTGT

Đặc thù ngành nghề: lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp NQD ngày càng

đa dạng và phong phú Đối với các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao thu hút các doanhnghiệp đầu tư nhiều vào các ngành đó và ngược lại những ngành mang lại lợi nhuậnthấp thì các doanh nghiệp ít đầu tư vào hoặc đầu tư nhỏ Từ đó, tạo nên chênh lệch cơcấu các ngành dẫn đến tình trạng trong cùng một ngành số lượng doanh nghiệp thamgia lớn làm cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, gây thất thu lớn

Cơ cấu, tổ chức bộ máy thu thuế: ở nước ta đang áp dụng mô hình quản lý thuếhỗn hợp vừa có yếu tố của mô hình tổ chức theo sắc thuế, vừa có yếu tố của mô hình

tổ chức theo đối tượng và chức năng Để công tác quản lý thuế nói chung và quản lýthuế GTGT nói riêng được hiệu quả thì bộ máy thu thuế cần phải phù hợp với trình độphát triển kinh tế, xã hội Nếu các DN NQD nhiều với các lĩnh vực ngành nghề kinhdoanh đa dạng thì cần có bộ máy thu thuế phải lớn, đảm bảo công tác quản lý thuếGTGT được tốt còn ngược lại các DN NQD ít, nhỏ lẻ kinh doanh vào một số ngànhnghề chủ yếu thì bộ máy thu thuế chỉ cần đơn giản, gọn nhẹ đã đáp ứng được nhiệm vụđược giao trong công tác quản lý

Trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quản lýthuế GTGT: Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã thực sự trở thành một lực lượng sản xuấttrực tiếp Việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật có tác động mạnh mẽ đến năng suất laođộng và hiệu suất công tác Công tác quản lý thuế GTGT rất cần nhiều sự hỗ trợ củakhoa học kỹ thuật Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ thông tin có ảnh hưởng rấtlớn đến quy trình quản lý của cơ quan thuế Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quytrình quản lý và lực lượng cán bộ thực hiện công tác quản lý thuế GTGT

Đại học kinh tế Huế

Trang 35

1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG TRỊ

1.3.1 Bài học kinh nghiệm về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của một số địa phương trong nước

1.3.1.1 Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Với số lượng các DN NQD thành lập, hoạt động và giải thể hàng năm nhiều nhấttrong cả nước trong khi định biên công chức thuế ngày càng giảm, nhằm quản lý thuế

có hiệu quả, tránh thất thu ngân sách cho Nhà nước, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh

đã thực hiện thành công như sau:

- Thực hiện Nghị quyết 19 của Chính Phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành

chính, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã áp dụng nhiều phương pháp quản lý thuế mới,trong đó có hóa đơn điện tử có mã xác thực, ủy nhiệm thu đối với cá nhân kinh doanhnộp thuế theo phương thức khoán…Về công tác nộp thuế điện tử, đại diện Cục Thuế

TP Hồ Chí Minh cho biết, đến 31/12/2016, số lượng doanh nghiệp đăng ký nộp thuếđiện tử đạt hơn 99% Trong đó, số tài khoản mà doanh nghiệp đăng ký thành công tạingân hàng thương mại đạt trên 95,6% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động Số doanhnghiệp kê khai thuế qua mạng đạt 99,99% Số doanh nghiệp đã thực hiện nộp thuếbằng phương thức điện tử đạt gần 88%

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lýthuế, xây dựng được một đội ngũ cán bộ thuế giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có tráchnhiệm trong công việc, tạo được một bộ máy gọn nhẹ mà vẫn giám sát có hiệu quả hoạtđộngcủa doanh nghiệp, bảo đảm các yêu cầu khoa học, đúng pháp luật, tránh phiền hà,chống thất thu Hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, chủ động triển khai

“Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp”, hướng đến 2 nhóm đối tượng chính:Doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp thành lập từ hộ kinh doanh Mục tiêu củachương trình là cung cấp kịp thời các thông tin pháp lý, giải đáp các vướng mắc liênquan đến chính sách, thủ tục về thuế ban đầu, các dịch vụ hỗ trợ liên quan cho cácdoanh nghiệp khởi nghiệp

Đại học kinh tế Huế

Trang 36

- Đa dạng hóa công tác tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp như: Nâng cao công táctuyên truyền hỗ trợ cho đội ngũ tư vấn thuế bằng cách thường xuyên mở các lớp đàotạo, bồi dưỡng chuyên sâu hoặc kiểm tra kiến thức định kỳ theo từng chuyên đề, từnglĩnh vực khác nhau về thuế, kế toán hoặc định kỳ giúp nâng cao kiến thức chuyên môncho cán bộ tuyên truyền, tư vấn thuế vì nếu cán bộ tuyên truyền yếu thì những sai sótgây ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí cóthể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp Ngoài ra mỗi nhân viên tư vấn thuế cần biết sửdụng thành thạo các chương trình ứng dụng tin học của ngành để hỗ trợ công tác vàphục vụ người dân tốt hơn Khi triển khai ứng dụng bất kỳ chương trình nào, điều cầnthiết là tập huấn ngay và chi tiết đến nhân viên bộ phận hướng dẫn để tránh gặp lúngtúng, vụng về khi hướng dẫn doanh nghiệp.

Cục Thuế đã triển khai thực hiện các chương trình đào tạo và bồi dưỡng những

kỹ năng giao tiếp cho công chức viên chức thuế; Công khai bảng tên người được phâncông làm tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, lắp đặt máy ghi hình quan sát, thực hiện kiểmtra công vụ đột xuất hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp tại bộ phận hướngdẫn; thiết lập hòm thư góp ý, đường dây nóng tiếp nhận đơn thư, ý kiến phản ánh củangười dân nhằm phát hiện và xử lý những trường hợp công chức viên chức thuế gâynhũng nhiễu, có thái độ không đúng khi tiếp xúc với doanh nghiệp…

1.3.1.2 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Qua công tác quản lý thuế GTGT đối với các DN NQD Cục Thuế thành phố HàNội xác định việc sai phạm về thuế thường xảy ra tại các DN NQD Vì vậy Cục Thuế

đã tập trung mạnh vào nội dung thanh tra, kiểm tra thuế và đã có một số kinh nghiệmnhư sau:

Thứ nhất, công tác chỉ đạo điều hành phải thường xuyên, sát sao và gắn với việc

giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra

Việc tuân thủ sự chỉ đạo điều hành và định hướng triển khai công tác thanh, kiểmtra thuế của Tổng cục Thuế theo ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế Để chốngthất thu NSNN, đảm bảo hiệu quả trong mỗi đợt thanh tra, Cục Thuế TP.Hà Nội đã đưacác ứng dụng CNTT vào công tác thanh tra Tuy nhiên, để việc thanh tra, kiểm tra dựatrên phương pháp quản lý rủi ro bằng hệ thống điện tử, Cục Thuế đang hoàn thiện hệthống các tiêu chí rủi ro chuyên sâu theo từng ngành, nghề, lĩnh vực cụ thể

Đại học kinh tế Huế

Trang 37

Thứ hai, coi trọng công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế và triển

khai phân tích sâu các dấu hiệu rủi ro tại trụ sở cơ quan thuế

Sau khi sàng lọc rủi ro từ cao xuống thấp, danh sách người nộp thuế phân tích rủi

ro được công khai, lấy ý kiến phản hồi từ bộ phận kiểm tra thuế, các Chi cục Thuế và

Bộ phận Kê khai Kế toán thuế nhằm thu thập thêm thông tin, sàng lọc kỹ đối tượngthanh tra Khi đã lựa chọn kế hoạch thanh tra, các đơn vị sẽ tiếp tục sử dụng dữ liệutính điểm rủi ro để lựa chọn doanh nghiệp thuộc kế hoạch kiểm tra Theo Cục Thuế HàNội, hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế diễn biến ngày càng đa dạng,phức tạp, qua công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế đã phát hiện được nhiều hành vi viphạm mới, có tính hệ thống và đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng, khó lường và khókiểm soát

Thứ ba, tăng cường, chủ động phối hợp với các cơ quan điều tra.

Xác định đây là việc làm thường xuyên và liên tục nên trong thời gian qua, Cụcthuế TP Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là với công

an trong việc xác minh điều tra các DN cố tình không kê khai, điều chỉnh các hóa đơn

có dấu hiệu bất hợp pháp theo thông báo đối chiếu chéo hóa đơn của cơ quan thuế

Thứ tư, tăng cường công tác quản lý thuế thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.

Việc làm này cần được thực hiện từ trước khi ban hành quyết định thanh tra, kiểmtra cho tới khi kết thúc, lưu hồ sơ, nhập báo cáo kết quả thực hiện và đôn đốc thu nộpsau thanh tra, kiểm tra thông qua hệ thống các biểu mẫu được chuẩn hóa Nhằm nângcao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, tháng12/2016, Cục Thuế TP Hà Nội đã triển khai đề án và hoàn thành việc dán tem đối với100% các cây xăng trên địa bàn (306 DN kinh doanh xăng dầu với 484 cửa hàng, câyxăng) Đối với hoạt động kinh doanh trên các trang mạng xã hội, Cục Thuế TP Hà Nội

đã thực hiện thông báo qua tin nhắn tới 13.422 chủ tài khoản của cá nhân kinh doanhtrên các trang mạng xã hội để các cá nhân tự rà soát, xác định, hiểu rõ trách nhiệmtrong việc thực hiện kê khai, nộp thuế, đồng thời hỗ trợ các cá nhân thực hiện đăng kýtheo quy định, tránh các rủi ro về thuế sau này và bước đầu đã mang lại hiệu quả tíchcực Cơ quan này cũng tiếp tục triển khai thực hiện, tăng cường quản lý, thực hiện cácchuyên đề kiểm tra chống thất thu thuế đối với khu vực hộ kinh doanh, đặc biệt là lĩnhvực thương mại, dịch vụ, ăn uống theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế

Đại học kinh tế Huế

Trang 38

Thứ năm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra,

Thứ sáu, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra, kiểm tra.

Xác định con người là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của công tácquản lý thuế nói chung và các tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng, do vậy việc nângcao kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế, văn hóa công sở và cập nhật các kiến thức, nghiệp

vụ, cơ chế chính sách mới cần phải tiến hành thương xuyên thực hiện

1.3.1.3 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Bình

Xác định công tác quản lý nợ đọng thuế và cưỡng chế nợ thuế là khâu cuối cùngtrong hệ thống quản lý thuế, là một trong những chức năng chính và cơ bản của môhình quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế Chức năng quản lý

nợ đóng vai trò quan trọng, đảm bảo đối tượng nộp thuế nộp các khoản nợ thuế khi đếnhạn phải nộp và nộp tờ khai đúng hạn Quản lý nợ đọng thuế và kết quả đem lại từ việcđôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế là một phần thước đo để đánh giá và nâng cao hiệu quảcủa công tác khác, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra thuế, Vì vậy Cục Thuế tỉnh QuảngBình đã thực hiện như sau:

Thứ nhất, về công tác cán bộ: bố trí sắp xếp cán bộ hợp lý, khoa học đối với những

cán bộ có trình độ chuyên môn, có thâm niên nghề nghiệp, có kinh nghiệm công tác thì cóthể phân công quản lý các đối tượng nợ thuế có mức tuân thủ pháp luật thấp, luôn chây ỳ,

nợ thuế dây dưa; Đối với những cán bộ trẻ, chưa có thâm niên, ít kinh nghiệm có thể đượcphân công quản lý các đối tượng nợ thuế có tính tuân thủ pháp luật cao

Thứ hai, công tác chuyên môn:

Cục Thuế tỉnh luôn chỉ đạo các phòng, các chi cục thuế thường xuyên thực hiện

rà soát, đối chiếu các khoản nợ để phân tích, phân loại và quản lý nợ thuế, mạnh dạn

Đại học kinh tế Huế

Trang 39

áp dụng các biện pháp xử phạt do chậm nộp tiền thuế, tăng cường triển khai cưỡng chế

và thu hồi nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế

Tập trung mạnh mẽ lực lượng của Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế vàoviệc đôn đốc thu nợ đối với doanh nghiệp nợ thuế lớn trên 90 ngày Tổ chức ban hànhcác thông báo tiền thuế nợ nhiều lần và mời đơn vị lên làm việc để đối chiếu số nợ, lậpbiên bản xác nhận nợ và yêu cầu doanh nghiệp làm cam kết thực hiện trả nợ theo đúngquy định của pháp luật

Đối với Phòng Kê khai kế toán thuế phối hợp chặt chẽ với phòng Quản lý Nợ vàCưỡng chế nợ thuế theo sát tình hình kê khai thuế của các doanh nghiệp đôn đốc kịp thờicác khoản thuế phát sinh phải nộp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế,hạn chế sô nợ mới phát sinh, lập danh sách các doanh nghiệp đã nộp thuế nhưng ghi sai mụclục NSNN dẫn tới các khoản nợ ảo, lập tờ trình trình Lãnh đạo Cục đề nghị điều chỉnh nợ.Chịu trách nhiệm chính trong việc đối chiếu, điều chỉnh số nợ (nếu có sự sai sót);

Đối với các Phòng kiểm tra, thanh tra phối hợp phối hợp chặt chẽ với phòngQuản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế trong việc đối chiếu nợ xác định số chênh lệch, phântích nguyên nhân lập hồ sơ chuyển bộ phận Kê khai kế toán thuế điều chỉnh kịp thời.Đối với bộ phận Ấn chỉ, Phòng đã phối hợp thông qua việc lập danh sách cácdoanh nghiệp có số thuế nợ gửi bộ phận Ấn chỉ, khi doanh nghiệp lên mua hoá đơn bộphận Ấn chỉ sẽ yêu cầu đơn vị làm việc với Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế

về kế hoạch nộp các khoản nợ rồi mới bán hoá đơn

Phối hợp với Phòng Thanh tra thuế, Phòng Kiểm tra thuế áp dụng biện phápcưỡng chế bằng hình thức đề nghị ngân hàng phong toả tài khoản: Lập danh sách cácdoanh nghiệp có số nợ đọng lớn, kéo dài quá thời hạn nộp thuế trên 90 ngày chuyển bộphận Kiểm tra, Thanh tra để thực hiện kiểm tra, thanh tra ngay đối với những doanhnghiệp này; Tổ chức triển khai đi thực tế các Chi cục trong việc hướng dẫn báo cáo, ràsoát các khoản nợ và có thể kết hợp cùng với cán bộ quản lý nợ Chi cục trong việc đônđốc các doanh nghiệp có nợ thuế lớn (thuộc Chi cục quản lý)

Triển khai đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợthuế Tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, phối hợp chặt chẽ với các ngành, cáccấp, của cả hệ thống chính trị trong việc quản lý thuế, thu hồi nợ đọng

Đại học kinh tế Huế

Trang 40

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý thuế của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Dựa trên những phân tích, đánh giá về kinh nghiệm trong quản lý thuế nói chung

và quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thuế Hà Nội, CụcThuế tỉnh Quảng Bình, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối vớicông tác quản lý thuế cỉa các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị như sau:

- Hoàn thiện cơ chế quản lý với mục tiêu đề cao trách nhiệm của người nộp thuếtrong việc chủ động xác định đúng số thuế phải nộp, thực hiện đúng thời hạn cũng nhưxác định các mức thuế suất, quyền lợi về thuế của mình

- Tăng cường sử dụng, ứng dụng công nghệ tin học vào tất cả các khâu của quytrình quản lý thuế GTGT, triển khai các giải pháp nhằm tăng cường triển khai mạnh mẽ

cơ chế tự khai – tự nộp trong chính sách quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGTđối với các DN NQD nói riêng

- Thay đổi phương thức quản lý của cơ quan thuế, chuyển từ quản lý truyền thốngmang tính thủ công sang phương thức quản lý hiện đại dựa trên cơ sở dữ liệu thông tintổng hợp và quản lý rủi ro

- Đẩy mạnh và đa dạng hóa công tác tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp nhằmnâng cao trình độ hiểu biết của doanh nghiệp về thực hiện nghĩa vụ thuế, giúp cácdoanh nghiệp nắm vững chính sách, quy trình, thủ tục thu nộp thuế, trên cơ sở đó thựchiện việc nộp thuế đúng, đủ, kịp thời vào NSNN như:

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, cụ thể xây dựng kế hoạch thanhtra, kiểm tra thuế và triển khai phân tích sâu các dấu hiệu rủi ro tại trụ sở cơ quan thuế,chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trong việc xác minh điều tra cácdoanh nghiệp cố tình gian lận thuế

- Tăng cường các giải pháp thu tiền nợ thuế như giao chỉ tiêu thu nợ và chỉ đạocán bộ quản lý nợ thuế đối chiếu xác định chính xác số tiền thuế nợ của từng người nộpthuế; phân loại các khoản nợ thuế; theo dõi, nắm bắt diễn biến, tình trạng nợ để xâydựng kế hoạch, biện pháp thu nợ chi tiết đến từng đối tượng nợ thuế; thường xuyêntheo dõi, giám sát chặt chẽ công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, kịp thời chấnchỉnh, xử lý nghiêm đối với các trường hợp chậm nộp, chây ỳ nợ thuế Tiến hành thu

Đại học kinh tế Huế

Ngày đăng: 03/05/2018, 16:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ Tài chính (2011), Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2011
[2] Học viện Hành chính Quốc gia (2002), Thuật ngữ hành chính, Viện Nghiên cứu Hành chính Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuật ngữ hành chính
Tác giả: Học viện Hành chính Quốc gia
Năm: 2002
[4] Ngành Thuế Quảng Trị, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2015 [5] Ngành Thuế Quảng Trị, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2015"[5] Ngành Thuế Quảng Trị
[3] Ngành Thuế Quảng Trị, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2014 Khác
[6] Nghị định (2013), Nghị định 83/2013/NĐ-CP Khác
[7] Quốc Hội (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 Khác
[8] Quốc Hội (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 Khác
[9] Quốc Hội (2008), Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 Khác
[10] Quốc Hội (2013), Luật Thuế số 31/2013/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT Khác
[11] Thông tư (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC [12] Thông tư (2013), Thông tư số 219/2013/TT-BTC [13] Thông tư (2013), Thông tư số 119/2013/TT-BTC Khác
[14] Tổng cục Thuế (2008), Chuyên đề quản lý thuế, Hà Nội Khác
[15] Tổng cục Thuế (2010), Chiến lược phát triển ngành thuế giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội Khác
[16] Tổng cục Thuế (2010), Chuyên đề về thuế Giá trị gia tăng, Hà Nội Khác
[17] Tổng cục Thuế - Tạp chí thuế nhà nước (2011), Hướng dẫn thực hiện Thông tư mới sửa đổi về quản lý thuế, NXB Tài Chính.WEBSITE THAM KHẢO [1] Webketoan.com Khác
[2] www.gdt.gov.vn [3] Tapchithue.com.vnĐại học kinh tế Huế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w