Tiểu luận giải quyết thanh chấp đất công
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
Đề tài:
XỬ LÝ VỤ VIỆC LẤN CHIẾM ĐẤT LÒNG HỒ
“ĐẤT CÔNG” ĐỐI VỚI HỘ ÔNG NGUYỄN VĂN N
Học viên thực hiện: Hà Văn Sơn
Đơn vị công tác: Ủy ban nhân dân xã Ninh Loan Lớp: Bồi dưỡng QLNN ngạch chuyên viên khóa 61
Trang 2
Lâm Đồng, tháng 10 năm 2016 MỤC LỤC Trang A PHẦN MỞ ĐẦU 03
B NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 04
I Mô tả tình huống 04
II Xác định mục tiêu xử lý tình huống 06
1 Mục đích, yêu cầu 06
2 Mục tiêu cần giải quyết 06
III Phân tích nguyên nhân và hậu quả 07
1 Nguyên nhân xảy ra tình huống 07
2 Hậu quả của việc để xảy ra tình huống 07
IV Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải quyết tình huống 08
1 Xây dựng các phương án giải quyết 08
2 Lựa chọn phương án tối ưu 10
V Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện phương án đã được lựa chọn 11
1 Xây dựng kế hoạch và các bước tiến hành 11
2 Kế hoạch, thời gian thực hiện 11
C KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 13
I Kiến nghị 13
1 Đối với Trung ương và các bộ, ngành 13
2 Đối với UBND tỉnh Lâm Đồng 13
Trang 33 Đối với UBND huyện 13
4 Đối với Đảng ủy và Chính quyền xã 14
II Kết luận 14
Tài liệu tham khảo 16
A PHẦN MỞ ĐẦU
Xã X là một xã kinh tế mới của huyện H, nằm ở phía nam của tỉnh Lâm Đồng, có diện tích tự nhiên 33,07km2, dân số 5.232 ngàn người, trên địa bàn xã
có 11 thôn Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước
và các cấp chính quyền địa phương Đặc biệt sau khi thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2009 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới, qua hơn 5 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới Đến nay bộ mặt của xã có nhiều thay đổi; tốc độ phát triển nhanh; nhiều dự án đã và đang được khởi công xây dựng trên tất cả các lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế, giao thông, thủy lợi, nhà văn hoá, … Nhiều khu dân cư được hình thành và từng bước làm thay đổi bộ mặt của xã theo hướng văn minh và khởi sắc
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, đứng trước cơ hội phát triển, xã X còn gặp nhiều khó khăn thách thức Vấn đề bức xúc mà hầu hết nhiều xã đều gặp phải, như: công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường ; tình trạng coi thường kỷ cương, pháp luật, vi phạm xảy ra nhiều lĩnh vực như: xây dựng không phép, sai phép, lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích… gây khó khăn trong việc xử lý các vi phạm, bức xúc trong nhân dân và tạo ra những dư luận xấu về công tác quản lý sử dụng đất đai của xã Mặc
dù thời gian qua, công tác quản lý đất đai nói chung và công tác quản lý đất công nói riêng đã được UBND xã X đặc biệt trú trọng quan tâm, thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra xử lý vi phạm, song dễ dàng nhận thấy trong công tác quản lý sử dụng đất đai đôi lúc còn buông lỏng; xử lý vi phạm chưa nghiêm, hiệu quả còn thấp; lấn chiếm đất công còn xảy ra, chưa được xử lý triệt để
Tồn tại trên đây có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu phải kể đến là do công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện của xã X còn thiếu cương quyết
và chưa thường xuyên liên tục; cán bộ phụ trách quản lý đất đai còn thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa bám sát địa bàn; việc phát hiện, xử lý vi phạm chưa mạnh _ 3
Trang 4và chưa kịp thời (có nơi có lúc còn biểu hiện tiêu cực, tiếp tay, bao che cho các vi phạm) làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý tại địa phương nói chung Trong khi đó, công tác tuyên tuyền giáo dục chưa thường xuyên, sâu rộng, nên ý thức tự giác chấp hành của mỗi người dân còn hạn chế Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận Cán bộ, Đảng viên và người dân chưa cao, thiếu hiểu biết hoặc cố tình vi phạm, tái phạm, không nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định xử lý của cơ quan chức năng và người có thẩm quyền Một nguyên nhân nữa cũng phải kể đến là cán bộ chuyên môn phụ trách công tác quản lý đất đai trình độ còn hạn chế, chưa đáp ứng các yêu cầu chuyên môn và thực tiễn đặt ra
Trước tình hình trên, việc nghiên cứu về vi phạm quản lý trật tự xây dựng
và quản lý đất công trên địa bàn xã X, góp phần lập lại trật tự kỷ cương, ngăn ngừa, phòng chống các vi phạm Tăng cường quản lý Nhà nước về sử dụng đất đai, đặc biệt là việc lấn chiếm đất công có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn đặt ra Vậy làm thế nào để hạn chế các vi phạm về lấn chiếm đất công, đảm bảo việc xử lý nghiêm minh các vi phạm là những yêu cầu bức xúc và cấp bách đặt ra đối với các cấp uỷ Đảng và chính quyền xã X
Từ những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, kết hợp với kiến thức đã được học tại lớp bồi dưỡng quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên tại Chính trị tỉnh Lâm Đồng và xuất phát từ những yêu cầu bức xúc về thực tiễn nên
tôi lựa chọn đề tài “Xử lý vụ việc lấn chiếm lòng hồ “đất công” đối với hộ ông
Nguyễn Văn N” để nghiên cứu và làm Tiểu luận cuối khoá, góp phần tăng cường
hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về quản lý đất công trên địa bàn xã X trong thời gian tới
Việc lựa chọn đề tài nói trên làm đề tài nghiên cứu với nhiệm vụ đặt ra là
xử lý vi phạm về lấn chiếm đất công (đất lòng hồ), từ đó đề xuất các giải pháp
cơ bản nhằm phòng chống, ngăn ngừa các vi phạm tương tự xảy ra trên địa bàn
xã X
Tiểu luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quản lý đất đai, đặc biệt là xử lý vi phạm về lấn chiếm đất công
Thực hiện đề tài xử lý tình huống này, tôi muốn đề xuất các quan điểm và giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của xã X mang tính kiến nghị để các nhà quản lý cũng như những người trực tiếp thi hành xử lý vi phạm về trật tự xây dựng và lấn chiếm đất công ở xã X có thể nghiên cứu và vận dụng
B NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
I Mô tả tình huống
Ngày 28/12/2015 Thường trực HĐND xã X tổ chức kỳ họp thường kỳ cuối năm, kỳ họp lần thứ 12 Tại kỳ họp này có một số ý kiến về việc lấn chiếm đất
Trang 5công (cụ thể là lấn chiếm lòng hồ Z) để xây nhà, đến nay đã hơn 2 tháng mà các cấp chưa xem xét giải quyết; tại kỳ họp này HĐND xã X yêu cầu UBND xã chỉ đạo giải quyết, tránh để tình trạng đơn thư khiếu kiện vượt cấp và ảnh hưởng tới lợi ích chung, làm giảm lòng tin của cử tri của địa phương đối với chính quyền xã
X
Ngày 29/12/2015 UBND xã X ban hành Quyết định số 45/QĐ-UBND thành lập Tổ công tác tiến hành kiểm tra việc lấn chiếm đất công tại lòng Hồ Z Quyết định thành lập Tổ công tác kiểm tra có 07 thành viên gồm 01 lãnh đạo UBND xã X, Công chức địa chính, Phụ trách giao thông thủy lợi, Công an xã, Tư pháp, Bí thư Chi bộ và Thôn trưởng thôn C
Ngày 30/12/2015 Tổ công tác đã tiến hành kiểm tra việc lấn chiếm đất công (đất lòng hồ Z), qua kiểm tra thì phát hiện 03 hộ vi phạm đổ đất lên lòng hồ
Z và xây nhà trái phép trên diện tích lấn chiếm (thời gian lấn chiếm trước ngày họp HĐND là 2 tháng), diện tích lấn chiếm là 700m2 Tổ tiến hành thiết lập hồ sơ
vi phạm theo quy định, đồng thời báo cáo về UBND huyện H
Ngày 05/01/2016, UBND xã X đã ban hành Thông báo số 42/TB-UBND yêu cầu các hộ tự giác tháo dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm Ngay sau khi nhận được thông báo, 03 hộ đã có đơn kiến nghị, phản ánh gửi tới UBND xã
X
Qua công tác vận động, đến ngày 15/01/2016 có 02 hộ rút lại đơn kiến nghị và tự giác tháo dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm; riêng hộ ông Nguyễn Văn N không rút đơn và không tự tháo dỡ công trình đã xây dựng trên đất lòng hồ lấn chiếm, “diện tích hộ ông Nguyễn Văn N lấn chiếm là 100m2”
Ngày 20/01/2016, UBND xã X ban hành Công văn số 39/UBND trả lời đơn kiến nghị của hộ ông Nguyễn Văn N, yêu cầu hộ Ông N nghiêm chỉnh chấp hành tự giác tháo dỡ bộ phận công trình vi phạm Tuy nhiên hộ Ông N vẫn không đồng ý với trả lời của UBND xã X, đồng thời có đơn kêu cứu gửi tới các
cơ quan đảng, nhà nước của huyện H
Ngày 10/02/2016, UBND huyện H ban hành Công văn số 195/UBND về yêu cầu UBND xã X xem xét giải quyết đơn kiến nghị của Ông Nguyễn Văn N
Ngày 20/02/2016, UBND xã X có Tờ trình số 12/TTr-UBND đề nghị UBND huyện H ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với hộ ông Nguyễn Văn N và tổ chức cưỡng chế tháo dỡ bộ phận công trình vi phạm theo quy định của pháp luật nếu hộ Ông N không tự giác chấp hành quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Ngày 29/02/2016, UBND huyện H ban hành Quyết định số 196/QĐ-UBND về xử phạt vi phạm hành chính đai đối với hộ Ông N; đồng thời giao cho các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện và xã X tiếp tục tuyên truyền, vận động hộ Ông N tự giác chấp hành tháo dỡ bộ phận công trình vi phạm Nhưng hộ
hộ Ông N vẫn tiếp tục chống đối, nhất quyết không tự giác tháo dỡ, mặt khác tiếp tục gửi đơn kêu cứu tới các cơ quan đảng, nhà nước ở cấp trên, với lý do hộ khó _ 5
Trang 6khăn nên không có tiền để làm nhà mới ở mảnh đất khác; số người trong nhà thì đông, gia đình có công với cách mạng (ông Nguyễn Văn N, là thương binh hạng
¾) Tình huống trên đặt ra cho các cơ quan Nhà nước và người có thẩm quyền phải giải quyết dứt điểm, kịp thời vụ việc nhằm thu hồi lại đất lòng hồ đã bị hộ Ông N chiếm dụng để đảm bảo diện tích lòng hồ và phục vụ tưới tiêu cho cây trồng của địa phương, cũng như đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, kỷ cương của Nhà nước, tránh để lại tiền lệ xấu sau này trong công quản lý nhà nước
ở địa phương nói chung, công tác quản lý đất công nói riêng
II Xác định mục tiêu xử lý tình huống
1 Mục đích, yêu cầu
Công tác quản lý Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai nói riêng hiện nay
là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp Tình huống được mô tả nói trên đặt
ra cho các cấp, ngành quản lý nhà nước ở cơ sở cần phải suy nghĩ, xem xét để có hướng giải quyết đúng đắn, kịp thời những hành vi vi phạm, một mặt nhằm lập lại trật tự kỷ cương của nhà nước, tính nghiêm minh của pháp luật, mặt khác có
sự quan tâm, chăm lo nhất định đối với các đối tượng chính sách, góp phần ổn định trật tự xã hội, đời sống của nhân dân
Qua đó nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ và nhân dân trong công tác quản lý đất đai; cần tăng cường thường xuyên, liên tục công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức chấp hành luật pháp tới mọi người dân Đối với những người có hành vi vi phạm thì thi hành các biện pháp xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, đảm bảo phòng, chống và ngăn ngừa các hành vi vi phạm tương tự, tái phạm hay cản trở, cương quyết không để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép, lấn chiếm đất công trên địa bàn
2 Mục tiêu cần giải quyết
- Đảm bảo pháp chế XHCN trong công tác quản, sử dụng đất đai trên địa bàn xã X, đặc biệt là đất công Đây là mục tiêu cơ bản nhất, bao trùm nhất để xã
X cũng như xử lý dứt điểm vụ việc lấn chiếm lòng hồ của hộ ông N Nếu không đảm bảo được mục tiêu này thì việc chấp hành pháp luật của các bộ phận chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ không nghiêm minh Thực tế mục tiêu này đòi hỏi
cơ quan Nhà nước, cán bộ thi hành nhiệm vụ và mọi tổ chức, công dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai, cũng như xử lý nghiêm đối với những hành vi vi phạm
- Xử lý dứt điểm, triệt để hành vi vi phạm, buộc hoàn trả lại để quản lý và phục vụ tốt lợi ích chung của địa phương, kết hợp giải quyết nguyện vọng của hộ ông N theo quy định của pháp luật, đảm bảo cho hộ ông N ổn định về chỗ ở để làm ăn sinh sống Qua đó chấm dứt được các đơn thư kiến nghị, khiếu nại vượt cấp tới các ban, ngành cấp trên, gây mất ổn định trật tự xã hội
Trang 7- Đảm bảo tính khả thi của các quyết định hành chính của cơ quan Nhà
nước và người có thẩm quyền; đảm bảo hiệu lực thực tế của các quyết định xử lý hành chính đối với các hộ vi phạm
- Sớm ổn định tình hình và củng cố niềm tin trong nhân dân đối với các cơ quan và cán bộ Nhà nước; mặt khác củng cố và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, không để tái diễn các vi phạm
- Rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý trật tự xây dựng và
quản lý, sử dụng đất đai, đặc biệt vấn đề lấn chiếm đất công, đồng thời tăng cường hơn nữa trách nhiệm và vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy, Chính quyền của xã X trong công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm thuộc địa bàn mình quản lý
III Phân tích nguyên nhân và hậu quả
1 Nguyên nhân xảy ra tình huống
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng và lấn chiếm đất công trong thời gian qua tại xã X, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, nổi lên một số nguyên nhân chính sau:
a Nguyên nhân khách quan
- Do nhu cầu cấp thiết diện tích để mở rộng nhà ở (do hộ ông N có đông người ở cùng một căn nhà “6 người/căn nhà 55m2”, diện tích nhà ở hiện tại quá chật chội); thêm vào đó hoàn cảnh gia đình thuộc diện có công với cách mạng và còn nhiều khó khăn nên không đủ điều kiện để làm thêm nhà mới ở mảnh đất khác, trong khi bối cảnh nền kinh tế trong nước đang lạm phát cao và những cơn
“sốt” đất ở xã X như trong thời gian qua
- Cán bộ chuyên môn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ưng được yêu cầu chuyên môn và thực tiễn đặt ra
b Nguyên nhân chủ quan
- Người dân chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng trong lợi ích chung của
hồ thủy lợi, mà chỉ vì lợi ích nhỏ của cá nhân đã xâm hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng
- Ý thức chấp hành luật của một bộ phận Cán bộ, Đảng viên và người dân chưa cao, cố tình vi phạm, trong đó khi việc xử lý vi phạm của cơ quan chức năng lại thiếu cương quyết, thiếu trách nhiệm
- Công tác quản lý nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn xã X đôi lúc chưa thực sự được quan tâm, buông lỏng quản lý, công tác quản lý điều hành và tổ chức thực hiện chưa cương quyết và thường xuyên, liên tục, cán bộ thực hiện còn hạn chế về chuyên môn, thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa bám sát địa bàn; xử lý vi phạm chưa nghiêm, chưa kịp thời
- Công tác tuyên truyền pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn
xã X chưa thực sự sâu sát đến mọi người dân
_ 7
Trang 82 Hậu quả của việc để xảy ra tình huống
Xuất phát từ thực tế tình huống diễn ra với các nguyên nhân chủ yếu đã được trình bày ở trên, việc xử lý 01 hộ tại xã X kéo dài đưa lại những hậu quả sau:
- Thời gian để xử lý dứt điểm đối với 01 hộ vi phạm dài, không đảm bảo quy trình, mặt khác làm ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ khác của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương
- Cấp ủy và Chính quyền phải dành nhiều thời gian, công sức và tiền của
để tổ chức các cuộc họp, buổi làm việc, giải quyết đơn thư, tuyên truyền vận động hộ vi phạm chấp hành quyết định của cơ quan Nhà nước và người có thẩm quyền, thậm chí phải tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm theo quy định của pháp luật nếu hộ gia đình cố tình không tự giác chấp hành
- Làm giảm lòng tin của nhân dân đối với công tác quản lý, điều hành của
cơ quan nhà nước; uy tín của các cấp chính quyền bị giảm sút; không tạo được tính kỷ cương trong xã hội, tính nghiêm minh của pháp luật thậm chí dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân, dẫn đến thực hiện không nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trở thành tiền lệ sấu cho các vi phạm khác sau này
- Gây mất ổn định trật tự xã hội, đơn thư, khiếu kiện từ trong chính nội bộ nhân dân đối với người có hành vi vi phạm, hộ gi đình không yên tâm làm ăn, sinh sống, kinh tế gia đình càng gặp khó khăn
- Những hành vi vi phạm sẽ làm ảnh hưởng tới lợi ích chung của xã X
IV Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải quyết tình huống
1 Xây dựng các phương án giải quyết
Xác định đây là tình huống phức tạp, nhạy cảm, để giải quyết dứt điểm vi phạm đòi hỏi cán bộ thi hành nhiệm vụ phân tích, lựa chọn phương án giải quyết hợp tình, hợp lý, đạt được mục tiêu đặt ra với phương châm giữ được kỷ cương phép nước, đồng thời không làm ảnh hưởng đến lợi ích xã hội và hộ dân Căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế của hộ ông N, tôi đề xuất đưa ra các phương án giải quyết như sau:
a Phương án 1: Cưỡng chế thi hành các quyết định áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả, buộc tháo dỡ hoàn toàn bộ phận công trình xây dựng, vi phạm và trả lại đất lòng hồ để phục vụ nhu cầu tưới tiêu của xã X
* Ưu điểm của phương án
- Thực hiện được ngay việc tháo dỡ công trình vi phạm, thu hồi toàn bộ diện tích đất bị xâm phạm
- Thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế XHCN
- Được số đông người dân đồng tình ủng hộ, nhất là những hộ đã tự giác chấp hành tháo dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm trước đó
Trang 9- Đây là phương án bảo vệ được kỷ cương phép nước, xử lý kiên quyết đối với những ai cố ý vi phạm pháp luật
* Nhược điểm của phương án
- Việc tổ chức cưỡng chế cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện, tốn kém tiền của, gây xôn xao dư luận trong nhân dân
- Hộ bị cưỡng chế sẽ có những phản ứng tiêu cực, gây hậu quả khó lường
- Cưỡng chế xong có thể có đơn thư vượt cấp, gây dư luận xấu; do đó việc
xử lý vi phạm mới chỉ giải quyết phần đầu, mà chưa giải quyết triệt để được vụ việc Bởi lẽ, để xảy ra tình trạng vi phạm nói trên không thể không kể đến một phần lỗi thuộc về cơ quan Nhà nước và người có thẩm quyền mà cụ thể cán bộ phụ trách công tác quản đất đai của xã đã buông lỏng quản lý (thậm chí không loại trừ có dấu hiệu tiếp tay, bao che cho các vi phạm) vì sự việc vi phạm là công khai, diễn ra trong một thời gian dài nhưng UBND xã X đã không “phát hiện” và
có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm để dẫn tới hệ quả như hiện nay
- Việc cưỡng chế sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống và thiệt hại về vật chất của hộ gia đình
b Phương án 2: Đình chỉ việc xử lý vi phạm đối với hộ ông N; cho phép
hộ ông N tiếp tục sử dụng, sinh sống, đồng thời xem xét, hướng dẫn họ làm thủ tục hợp thức hóa nhà đất để được giao đất ở tại chỗ và nộp tiền sử dụng đất theo quy định
* Ưu điểm của phương án
- Các cơ quan chức năng của Nhà nước không phải mất thời gian, công sức, tốn kém tiền của để giải quyết vụ việc
- Hộ ông N sẵn sàng chấp nhận phương án này, đồng thời chấm dứt tình trạng đơn thư khiếu kiện gửi tới cơ quan Nhà nước các cấp có thẩm quyền cấp trên
* Nhược điểm của phương án
- Vô hình chung Nhà nước “bất lực” trước việc xử lý, tiếp tay cho các vi phạm và sẽ làm tiền lệ xấu cho các vi phạm khác sau này, việc xử lý sẽ càng khó khăn, phức tạp hơn
- Không thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế XHCN
- Không được số đông nhân dân đồng tình ủng hộ, đặc biệt là 02 hộ đã tự giác chấp hành việc tháo dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm Do đó sẽ nảy sinh việc một bộ phận nhân dân có đơn thư tố cáo việc làm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (cho rằng Nhà nước tiếp tay, bao che cho các vi phạm), tạo
dư luận xấu trong nhân dân đối với chính quyền
c Phương án 3: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể của huyện H và
xã X cùng vào cuộc, tăng cường tuyên truyền, vận động hộ ông N chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền, đồng thời chỉ đạo cán _ 9
Trang 10bộ Thương binh xã hội của xã lập thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ một phần kinh phí, đồng thời UBND xã X kêu gọi xã hội hoá các nguồn ủng hộ
từ phía các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm để hộ ông N có một khoản tiền nhất định để làm thêm căn nhà mới ở mảnh đất khác
* Ưu điểm của phương án
- Xử lý dứt điểm được vi phạm, thu lại toàn bộ mặt bằng đất lòng hồ bị lấn chiếm (100m2), không làm ảnh hưởng tới lòng hồ Z và phục vụ lợi ích chung của địa phương
- Đảm bảo được tính nghiêm minh và tính nhân đạo của pháp luật, pháp chế XHCN
- Phù hợp với tình hình thực tiễn và hoàn cảnh của hộ ông N; Được nhân dân đồng tình ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, quan tâm chăm lo đời sống nhân dân, đặc biệt là các đối tượng và gia đình chính sách trong xã hội
* Nhược điểm của phương án
- Việc giải quyết vụ việc sẽ phải kéo dài, mất nhiều thời gian, nên lúc đầu
có thể có một số người dân hiểu nhầm, nghi ngờ cách giải quyết của cơ quan Nhà nước và người có thẩm quyền
- Đòi hỏi phải thẩm tra, xác minh thật cẩn thận, chặt chẽ về tình hình nhân
hộ khẩu, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình và thực trạng chỗ ở của hộ ông N, nhằm đưa ra quyết định giải quyết công bằng, dân chủ và công khai, hợp tình, hợp lý
2 Lựa chọn phương án tối ưu
Trong quản lý nhà nước, việc xác định các phương án xử lý những tình huống diễn ra trong thực tế cho thấy phương án nào cũng có những ưu- nhược điểm của nó Nguyên tắc của việc lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết các tình huống về QLNN là dựa trên cơ sở phương án nào có nhiều ưu điểm, đạt được mục tiêu khi xử lý khả thi nhất, đặc biệt là mục tiêu cơ bản có tính cốt yếu
Do đó, trong tình huống với ba phương án đã nêu trên, tôi thấy rằng: nếu như phương án thứ nhất có ưu điểm cơ bản là việc xử lý vi phạm và thu hồi diện tích đất bị xâm phạm được nhanh chóng, nhưng nhược điểm của nó là Nhà nước tốn kém tiền của, phát sinh đơn thư khiếu kiện kéo dài, vượt cấp và thiệt hại về kinh
tế của người dân; đối với phương án thứ hai, ưu điểm chính là Nhà nước không phải mất thời gian, công sức và tiền của để giải quyết vụ việc, nhưng nhược điểm
là không thu hồi được diện tích đất bị các hộ xâm phạm, sẽ là tiền lệ rất khó trong việc xử lý các vi phạm khác sau này và có thể phát sinh đơn thư tố cáo trong nhân dân đối với cách giải quyết của chính quyền địa phương; về phương án thứ ba, có
ưu điểm là thu hồi được diện tích đất bị xâm phạm để phục vụ lợi ích chung của địa phương, hộ ông N và được nhân dân xã X đồng tình ủng hộ, nhưng có nhược điểm là Nhà nước mất nhiều thời gian hơn để giải quyết vụ việc và phải lập các