35 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN MÊ LINH HIỆN NAY TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====o0o=====
VŨ THỊ THU HƯƠNG
VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN MÊ LINH (HÀ NỘI) HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Người hướng dẫn khoa học:
TS Trần Thị Hồng Loan
HÀ NỘI, 2016
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Thị Hồng Loan, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, khích lệ và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Bộ môn Triết học, khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp này được thực hiện một cách trung thực Kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận tốt nghiệp này chưa được công bố trên bất kì công trình nào khác
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Thu Hương
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 5 1.1 Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 5 1.2 Môi trường sinh thái 9 1.3 Nội dung của sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả vào việc bảo vệ môi trường sinh thái 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Ở HUYỆN MÊ LINH TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG ĐÓ 19 2.1 Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội ở huyện Mê Linh ( Hà Nội) 19 2.2 Thực trạng môi trường sinh thái trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Mê Linh 22 2.3 Nguyên nhân của thực trạng môi trường sinh thái ở huyện Mê Linh trong sản xuất nông nghiệp hiện nay 35 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN MÊ LINH HIỆN NAY TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ 45 3.1 Quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường của huyện Mê Linh 45 3.2 Một số phương hướng chủ yếu trong việc bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Mê Linh 46 3.3 Một số biện pháp chủ yếu nhằm bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Mê Linh hiện nay trên cơ sở vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 48 KẾT LUẬN 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 51
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Hiện nay nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhiệm
vụ trọng tâm là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Để làm được điều này, chúng ta cần tận dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế cả về con người, nguồn vốn, tài nguyên thiên nhiên… Sau đại hội đổi mới 1986, mặc dù
cơ cấu nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng ngành nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng Hiện nay nền nông nghiệp ở Việt Nam không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn xuất khẩu ra bên ngoài thế giới Nếu như trước kia con người chỉ biết gieo trồng một số loại cây có sẵn trong tự nhiên để phục vụ nhu cầu cho mình mà không cần đến thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón,thì nay trong quá trình phát triển đã có nhiều tiến bộ khoa học được đưa vào ứng dụng trong sản xuất, nhiều giống cây trồng nhiều loại phân bón và nhiều chủng loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau ra đời đáp ứng yêu cầu sản xuất của bà con nông dân Tuy nhiên, cùng với phát triển kinh tế nông nghiệp là sự ô nhiễm nghiêm trọng về môi trường sinh thái Chính hoạt động sản xuất nông nghiệp chưa an toàn, khoa học như: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón tùy tiện, tập quán canh tác lạc hậu, ý thức người dân chưa cao…đã là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn Việc phát triển kinh tế luôn mâu thuẫn với việc bảo vệ môi trường, vậy làm sao
để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường đang là câu hỏi lớn đặt ra cho mỗi chúng ta
Với đặc điểm là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động chính của người dân, vì vậy, huyện Mê Linh cũng đang đứng trước thách thức về môi trường Hiện Mê Linh có diện tích trồng hoa lớn nhất miền Bắc, ngoài ra huyện còn thành lập các vùng trông cây rau màu như: Súp lơ, bắp cải, su hào, hành, rau thơm…Việc thiếu kiến thức, kĩ năng sản
Trang 62
xuất, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón của người dân đã làm cho môi trường sinh thái của huyện đang dần bị hủy hoại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, làm gia tăng bệnh tật Do đó, đây là một vấn đề cấp thiết cần có hướng giải quyết Ngoài ra đã có nhiều công trình nghiên cứu về bảo vệ môi trường nhưng chủ yếu là nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trong quá trình đô thị hóa mà rất ít có công trình nào nghiên cứu riêng về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương Vì vậy, tôi đã quyết định lựa
chọn đề tài “ Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
vào việc bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Mê Linh ( Hà Nội) hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho bài khóa luận của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Môi trường có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của con người và đối với toàn nhân loại Do đó, bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của tất cả chúng
ta nhằm giữ cho môi trường được trong sạch Ở Việt Nam vấn đề bảo vệ môi trường luôn được Đảng, Nhà nước chú trọng quan tâm, được nhiều nhà khoa học nghiên cứu Đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đề tài môi trường dưới các góc độ khác nhau như:
Trần Thị Hồng Loan, Vấn đề văn hóa sinh thái trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Viện khoa học, xã hội Việt
Nam (2012), luận án đã cho thấy sự cần thiết phải xây dựng văn hóa sinh thái đối với sự phát triển bền vững ở nước ta hiện nay
Nguyễn Văn Tuyên (1997), Sinh thái học và môi trường, Nxb Giáo dục,
Hà Nội đã chỉ ra vai trò quan trọng của môi trường đối với cuộc sống con người
Mai Đình Yên (1994), Con người và môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội
đã làm rõ mối quan hệ mật thiết không thể tách rời giữa con người và môi trường sống, qua đó thay đổi nhận thức của con người về môi trường
Như vậy, đề tài về môi trường không phải là một vấn đề mới mà đã được các tác giả, các nhà nghiên cứu quan tâm bàn bạc để tìm ra giải pháp Nhưng những công trình nghiên cứu trên mới chỉ tìm hiểu chung về môi trường,vẫn
chưa phân tích kĩ các khía cạnh của vấn đề, hơn nữa với đề tài “Vận dụng mối
Trang 73 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả và sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong bảo vệ môi trường sinh thái trên cơ sở tìm hiểu thực trạng môi trường sinh thái; trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Mê Linh, bước đầu đề xuất một số biện pháp thiết thực để bảo
vệ môi trường sinh thái ở địa phương này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày những lí luận cơ bản về nguyên nhân và kết quả, về môi trường sinh thái
- Chỉ ra thực trạng của môi trường sinh thái trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Mê Linh (Hà Nội) hiện nay
- Chỉ ra được nguyên nhân của thực trạng trên, từ đó đề xuất một số biện pháp khắc phục
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu vấn đề môi trường sinh thái trong sản xuất nông nghiệp ở Mê Linh ( Hà Nội) hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian
Trên địa bàn huyện Mê Linh (Hà Nội) hiện nay
- Về thời gian
Khóa luận nghiên cứu từ năm 2010 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu lí luận và thực tiễn sau:
Trang 86 Đóng góp của khóa luận
7 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 3 chương, 9 tiết
Trang 95
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CẶP PHẠM TRÙ
NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
1.1 Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
1.1.1 Khái niệm nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật và là một trong những nội dung của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, dùng
để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định
Kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng
Ví dụ: Khói bụi từ các nhà máy, các khu công nghiệp là nguyên nhân gây
ra ô nhiễm không khí Hay phá rừng là nguyên nhân dẫn đến tài nguyên rừng bị can kiệt, suy thoái, lũ lụt, hạn hán…
1.1.2 Nội dung quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu Nguyên nhân xuất hiện trước và sinh ra kết quả
- Nguyên nhân là cái có trước sinh ra kết quả; còn kết quả là cái có sau
và chỉ xuất hiện sau khi có nguyên nhân tác động Tuy nhiên không phải cứ hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về thời gian cũng là quan hệ nhân quả Cụ
thể:
Ví dụ: Ngày kế tiếp đêm, mùa đông kế tiếp mùa thu…
Ở đây, không phải đêm là nguyên nhân của ngày, không phải mùa thu là nguyên nhân của mùa đông Cái phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ kế tiếp về mặt thời gian là ở chỗ nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh cho nhau
Trang 106
- Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả thể hiện ở chỗ; một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau sinh ra và một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả khác nhau:
+ Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một kết quả có thể diễn ra theo các hướng thuận, nghịch khác nhau và đều có ảnh hưởng đến sự hình thành kết quả nhưng vị trí, vai trò của chúng là khác nhau: có nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài…
+ Một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả, trong đó có kết quả chính, kết quả phụ, trực tiếp và gián tiếp, cơ bản và không cơ bản…
- Nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều dẫn đến sự hình thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn Ngược lại, nếu những nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả
- Khi các nguyên nhân tác động cùng lúc lên sự vật thì hiệu quả tác động của từng nguyên nhân dẫn đến việc hình thành kết quả sẽ khác nhau, tùy thuộc vào hướng tác động của nó
- Nguyên nhân sinh ra kết quả, song kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân đã sinh ra nó, nếu nguyên nhân đó chưa mất đi Sự ảnh hưởng tác động trở lại theo hai hướng: Hướng tích cực (tức là thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân), hướng tiêu cực ( tức là cản trở sự hoạt động của nguyên nhân) - Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và không có kết quả cuối cùng Nguyên nhân và kết quả có thể chuyến hóa cho nhau Một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là kết quả, song trong mối quan hệ khác lại là nguyên nhân Trong thế giới chuỗi quan hệ nhân - quả là vô cùng, vô tận, không có điểm bắt đầu và không có điểm kết thúc Một hiện tượng nào đó được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng được xét trong mối quan hệ xác định, ở một không gian, thời gian cụ thể
Trang 117
Ph.Ăngghen có viết: “ Chúng ta thấy rằng nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng trong trường hợp riêng biệt nhất định, nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy vẫn gắn bó với nhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong
đó nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau, cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả và ngược lại”[13, tr.38]
Ph.Ăngghen khẳng định: Nguyên nhân và kết quả là những biểu tượng có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi nào được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt, nhưng khi ta xét trường hợp riêng biệt ấy trong mối quan hệ chung của nó với toàn bộ thế giới thì nguyên nhân hội tụ lại và quyện vào nhau trong biểu tượng về sự tác động qua lại phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn đổi
vị trí cho nhau, cái ở đây bây giờ là nguyên nhân thì ở chỗ khác hay lúc khác lại thành kết quả và ngược lại
- Tính phổ biến
Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra Không có hiện tượng nào mà không có nguyên nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó được nhận thức hay chưa mà thôi Không nên đồng nhất vấn đề
Trang 128
nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên
hệ đó trong hiện thực
- Tính tất yếu
Cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây
ra kết quả như nhau Tuy nhiên trong thực tế không có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh giống nhau Do tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả, trên thực tế phải hiểu được là: Nguyên nhân tác động trong những điều kiện, hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu
1.1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Từ việc phát hiện ra mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, Triết học Mác-Lênin nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối quan hệ này để ứng dụng vào thực tiễn và tư duy, cụ thể là:
Vì mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ có tính khách quan, nên trong nhận thức và thực tiễn không thể phủ nhận quan hệ nhân- quả Trong thế giới hiện thực không thể tồn tại những sự vật, hiện tượng hay quá trình biến đổi, không có nguyên nhân nào không dẫn đến kết quả nhất định
Vì mối quan hệ nhân quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với những trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn
Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại một kết quả
có thể do nhiều nguyên nhân tạo ra nên trong nhận thức và thực tiễn cần có cách nhìn nhận mang tính toàn diện và lịch sử cụ thể trong phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân quả
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không
có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân, nhưng không phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó
Trang 139
Muốn tìm được nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không phải trong tưởng tượng của đầu óc con người tách rời thế giới hiện thực
Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn đi tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần tìm trong mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện
Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, những nguyên nhân này
có vai trò khác nhau, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của nguyên nhân Từ đó có biện pháp thích hợp để tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực hoạt động và hạn chế hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực
1.2 Môi trường sinh thái
1.2.1 Khái niệm môi trường sinh thái
Khái niệm môi trường
Ngày nay con người đã và đang phải dối mặt với hàng loạt các vấn đề mang tính toàn cầu, một trong số đó là môi trường Hằng ngày những tình trạng báo động như mất cân bằng sinh thái, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, nạn săn bắt động vật hoang dã… luôn xảy ra đe dọa trực tiếp sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người Vì vậy nhiều tổ chức quốc tế, các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới đã lên tiếng cảnh báo mức độ gia tăng theo chiều hướng xấu đi của môi trường
Có thể thấy môi trường là một khái niệm khá rộng và tương đối phức tạp chính vì vậy tùy vào cách nhìn nhận mối quan hệ của thực tế (sinh thể) với các điều kiện xung quanh và phạm vi xem xét, nói chung khái niệm môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau
Thứ nhất, môi trường được hiểu là toàn bộ thế giới vật chất, với tất cả sự đa dạng, muôn màu, muôn vẻ, nó luôn tồn tại khách quan Môi trường hiểu theo nghĩa như vậy thì được gọi là môi trường toàn cầu, môi trường trái đất và những điều kiện xung quanh trái đất Nó bao gồm cả thạch quyển, thủy quyển
Trang 1410
Thứ hai, môi trường được hiểu là môi trường sống, là phần của thế giới vật chất đã và đang tồn tại sự sống, hay còn gọi là sinh quyển Môi trường sống bao gồm trong đó những điều kiện hữu cơ, vô cơ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại, phát triển của các sinh thể
Thứ ba, môi trường sống còn được hiểu là môi trường của con người và xã hội loài người Nó bao gồm sinh quyển và các điều kiện xã hội Nói cách khác
đó là môi trường tự nhiên- xã hội, môi trường sinh thái nhân văn
Trên thực tế cho đến nay ở Việt Nam và thế giới đã có khá nhiều công trình bàn đến khía cạnh của vấn đề này và đề xuất nhiều vấn đề khác về khái niệm môi trường Năm 1981 Tổ chức Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã đưa ra một định nghĩa về khái niệm này như sau: Môi trường bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và nhân tạo, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác những tài nguyen thiên nhiên hay nhân tạo để thỏa mãn nhu cầu của mình Ở nước ta, một số tác giả từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau cũng đã đưa ra quan niệm khác nhau về vấn đề này
Khi bàn đến khái niệm môi trường có ý kiến cho rằng: Đứng về mặt sinh học thì “ Môi trường là tất cả yếu tố xung quanh bao gồm các nhân tố vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống, sự phát triển, sự sinh sản của sinh vật” Tuy nhiên tác giả của quan điểmtrên cũng nhấn mạnh rằng, đối với môi trường của con người thì phải được hiểu theo nghĩa rộng hơn Nó bao gồm toàn bộ hệ thống tự nhiên và những gì do con người sáng tạo ra như các hệ sinh thái nhân tạo, những nhóm và hội môi trường văn hóa… trong đó con sống, khai thác và hoạt động của mình, những nguồn lợi từ tự nhiên và nhân tạo cho phép thỏa mãn những nhu cầu của con người.[3,tr.6]
Tác giả khác,khi xác định khái niệm môi trường lại nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa môi trường và cơ thể sinh vật sống trong môi trường đó Theo ý kiến này, hiểu theo nghĩa rộng thì môi trường bao gồm tất cả những gì ở xung quanh một đối tượng và có mối quan hệ nhất định đến nó Nếu đối tượng đó là một cơ thể sinh vật thì môi trường là tất cả những gì trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, tồn tại của cơ thể đó Vì vậy cơ thể sống
Trang 1511
và môi trường có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành một hệ thống nhất định
Dựa vào những cách hiểu trên và từ góc độ triết học, xã hội, có thể định
nghĩa khái niệm môi trường như sau “Môi trường là khái niệm dùng để chỉ toàn
bộ những điều kiện xung quanh và thực thể luôn tồn tại mối quan hệ ảnh hưởng tác động lẫn nhau Đối với con người và xã hội loài người, các điều kiện bao quanh đó không chỉ là điều kiện tự nhiên mà còn là điều kiện xã hội’’ [3,tr.5]
Như vậy, nó đến bảo vệ môi trường là nói đến môi trường sinh thái nhân văn- môi trường sống của con người và xã hội loài người Con người ở đây phải được hiểu trên cả 2 mặt: Một là thực thể tự nhiên có những nhu cầu sống như sinh vật khác, đồng thời là một thực thể xã hội mà xã hội là bộ phận không thể tách rời tự nhiên
Tóm lại nhìn chung có thể thấy rằng, môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển Khái niệm môi trường sống của con người và xã hội loài người rất rộng, trong đó bao gồm tất cả những điều kiện tư nhiên và điều kiện xã hội Thực tế con người theo đúng nghĩa của từ này,không chỉ sống bằng nhu cầu mang tính bản năng tự nhiên, hơn thế cò tồn tại, phát triển trong hàng loạt mối quan hệ đa dạng, phong phú Tuy nhiên môi trường ở đây mà bài khóa luận đề cập trước hết và chủ yếu giới hạn ở khía cạnh các điều kiện tự nhiên, nghĩa là môi trường tự nhiên- môi trường sinh thái
Khái niệm môi trường tự nhiên- môi trường sinh thái
Sinh thái theo tiếng Hy Lạp là “oikos”, có nghĩa là nhà ở, nơi cư trú,nơi sinh sống của các sinh vật từ nhỏ bé nhất đến lớn nhất, trong đó có cả con người
Vì vậy môi trường sinh thái có nghĩa là môi trường tự nhiên, là môi trường sống hay nhà ở sinh vật, bao gồm tất cả điều kiện tự nhiên xung quanh liên quan đến
sự sống của sinh thể, bao gồm các nhân tố chủ yếu là: Nhân tố vô cơ ( đất, nước, không khí…), các nhân tố hữu cơ ( vi sinh vật, nấm, động vật, thực vật…), con người Giữa các nhân tố này có liên hệ chặt chẽ với nhau và hoạt động của chúng phải theo những quy luật cơ bản của sinh thái học, cụ thể là nguyên tắc tự
tổ chức, tự điều chỉnh, tự bảo vệ, tự làm sạch của sinh quyển Trong môi trường
Trang 16Như vậy có thể khẳng định rằng, cách thức tác động của con người vào tự nhiên là nhân tố quyết định đế sự sinh tồn của bản thân con người nói riêng và tất cả sự sống trên Trái Đất nói chung bởi: Chỉ có con người mới đật được đến cái in cái dấu của mình lên giới tự nhiên, không chỉ bằng cách di chuyển các loài động vật và thực vật từ chỗ này sang chỗ khác mà còn làm biến đổi cả diện mạo, thậm chí còn làm biến đổi cả cây cối và các thú vật tới một mức độ mà kết quả hoạt động của họ chỉ có thể biến mất khi nào toàn bộ Trái Đất tiêu vong [2,tr.475]
Từ các khái niệm về môi trường, sinh thái trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những quan niệm môi trường sinh thái của các công trình công bố và dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, thì môi trường sinh thái là một khái niệm rộng
lớn “ bao gồm tất cả những điều kiện xung quanh có liên quan đến sự sống của sinh thể” Đối với con người, môi trường sinh thái là tất cả những điều kiện sinh
thái, là tất cả những điều kiện tự nhiên, cả vô cơ và hữu cơ có liên quan đến cuộc sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội Như vậy, môi trường sinh thái là môi trường có liên quan trực tiếp đến sự sống của con người
và xã hội loài người.[2,tr.487]
1.2.2 Kết cấu môi trường sinh thái
Môi trường tự nhiên- môi trường sinh thái là một khái niệm rộng lớn, tùy thuộc vào từng góc độ nghiên cứu mà kết cấu của môi trường sinh thái có sự phân chia riêng, song tựu chung lại cấu trúc của môi trường sinh thái gồm 4
thành phần cơ bản là: Thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển, khí quyển
Thạch quyển
Theo các tư liệu về thiên văn học, Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời, hệ Mặt Trời của Trái Đất- Thái Dương hệ, là một trong hàng triệu hệ thống
Trang 1713
tương trợ thuộc một thiên hà có tên là ngân hà Trong vũ trụ bao la và không có biên giới có hàng triệu thiên hà như vậy, vũ rụ luôn tồn tại và biến động, ở nơi này có các thiên hà hay là một hệ Mặt Trời mới được hình thành thì ở nơi khác
có thể có một hệ Mặt Trời hay thiên hà đang đi tới diệt vong Cho tới bây giờ các nhà khoa học trên Trái Đất chưa trả lời rõ ràng được câu hỏi: Vũ trụ bắt đầu như thế nào, và kết thúc ra sao? Một học thuyết giải thích cho sự hình thành của
vũ trụ được nhiều người ủng hộ nhât là lí thuyết về vụ nổ lớn Bigbang Để giải thích cho sự hình thành và cấu trúc Trái Đất chúng ta bắt đầu từ sự kiện có thể tìm thấy và chứng minh là đám mây bụi Thái Dương Hệ Từ đám mây tồn tại vào thời điểm cách đây 4,6 tỷ năm đã hình thành nên hệ Mặt Trời và các hành tinh, trong đó có Trái Đất
Thủy quyển
Nước là môi trường quan trọng của sự sống, sự sống lần đầu tiên phát sinh trong nước và những bước tiến hóa đầu tiên của sự sống cũng diễn ra trong môi trường nước
Từ nghiên cứu có khoảng 71% (301N/cm2) là mặt Trái Đất được bao phủ bởi mặt nước đã có nhiều nhà khoa học đề nghị thay vì gọi Trái Đất nên gọi bằng “Trái Nước” Nước được coi là dạng thực vật cần cho tất cả sinh vật sống trên Trái Đất và là môi trường sống của nhiều loài Nước tồn tại trên Trái Đất ở
3 dạng: rắn (băng,tuyết), thể lỏng và thể khí ( hơi nước), trong trạng thái chuyển động ( sông, suối) hay tương đối tĩnh ( ao, hồ, biển) Toàn bộ nước trên Trái Đất tạo nên thủy quyển, phần lớn lớp nước phủ trên Trái Đất là biển và đại dương Hiện nay nhười ta chia thủy quyển làm bốn đại dương bốn vùng biển và một vùng vịnh lớn, ngoài ra trên các lục địa còn có mạng lưới sông, suối dày đặc và nhiều hồ lớn nhỏ
Sinh quyển
Khái niệm về sinh quyển lần đầu tiên được nhà bác học người Nga V.T.Vernadske đề xướng vào năm 1926 Sinh quyển là toàn bộ các dạng vật chất sống tồn tại bên trong, bên trên và phía trên Trái Đất hay lớp vỏ sống của Trái Đất, trong đó các cơ thể sống và hệ sinh thái hoạt động Đây là một hệ
Trang 1814
thống động và rất phức tạp Nhờ hoạt động của các hệ sinh thái mà năng lượng ánh sáng mặt trời đã bị biến đổi cơ bản để tạo thành vật chất hữu cơ trên Trái Đất Sự sống trên Trái Đất được phát triển nhờ sự tổng hợp các mối liên hệ tương hỗ giữa các sinh vật với môi trường tạo thành dòng liên tục trong quá trình trao đổ vật chất và năng lượng
Nơi sinh sống của sinh vật trong sinh quyển bao gồm môi trường cạn ( địa quyển ), môi trường không khí (khí quyển) hoặc môi trường mặt nước hay nước ngọt(thủy quyển) Đại bộ phận các sinh vật không sinh sống ở các địa hình quá cao, càng lên cao số lượng loài càng giảm, giống ánh sáng thủy quyển và khí quyển, sinh quyển chứa chủ yếu các yếu tố nhẹ hơn số lượng các nguyên tử, sinh quyển được cấu tạo từ 90% Hiđrô, oxy, cacbon và nitơ, bốn nguyên tố này được tìm thấy ở trong tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất
Khí quyển
Khí quyển là lớp vỏ ngoài của Trái Đất, với ranh giới dưới là bề mặt thủy quyển, thạch quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hành tinh Khí quyển trên Trái Đất được hình thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ khí quyển và thạch quyển Khí quyển chr yếu gồm hơi nước, amoniac, meetan, các loại khí trơ, hidro Dưới tác dụng phân hủy của tia sáng mặt trời hơi nước bị phân hủy thành oxy và hidro Oxy tác dụng với amoniac và mêtan tạo ra nitơ và cacbonic Quá trình tiếp diễn, một lượng hidro nhẹ mất vào khoảng không, khí quyển còn lại chủ yếu là hơi nước, nitơ, cacbonic và một ít oxy Thực vật xuất hiện trên Trái Đất cùng với quá trình quang hợp đã tạo nên một lượng lớn oxy
và làm giảm đáng kể nồng độ cacbonic trong khí quyển Sự kiện có mặt với nồng độ cao của oxy trong khí quyển Trái Đất vào khoảng 500 triệu năm trước đây, có thể chứng minh điều đó bằng sự hình thành hàng loạt các mỏ trầm tích trên các thềm lục địa cổ như: Nền Nga và nền Nam Phi Sự phát triển mạnh mẽ của động thực vật trên Trái Đất cùng với sự gia tăng bài tiết, phân hủy xác chết động thực vật, đã làm cho nồng độ khí nitơ trong khí quyển tăng lên nhanh chóng để đạt được phần khí quyển như hiện nay.[3,tr.23]
Trang 1915
1.3 Nội dung của sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân
và kết quả vào việc bảo vệ môi trường sinh thái
Xu thế toàn cầu hóa đã làm thay đổi bộ mặt thế giới về kinh tế, chính trị, xã hội, nhưng bên cạnh đó con người cũng đang phải đối mặt với một trong những hiểm họa đang đe dọa cuộc sống của mình, đó là ô nhiễm môi trường Chính con người chúng ta đang tự hủy diệt cuộc sống của mình Ở bất kì đâu trên thế giới tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang được diễn ra mặc cho những cảnh báo
Vì vậy bảo vệ môi trường là một điều tất yếu Sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả được thể hiện như sau:
1.3.1 Việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái phải bắt đầu
từ việc tìm ra các nguyên nhân của nó
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, vì vậy không sự vật nào là không có nguyên nhân, nguyên nhân là cái có trước sinh ra kết quả cho nên việc đề ra các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái phải được xuất phát từ việc đi tìm nguyên nhân
Môi trường đang là vấn đề mang tính toàn cầu, đặc biệt là ô nhiễm môi trường đang dần hủy hoại cuộc sống của chính chúng ta Có thể thấy hiện nay môi trường không khí trên thế giới đang bị ô nhiễm nặng nề, là một trong những nguyên nhân gây thủng tầng ôzôn, biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe người dân Do vậy để khắc phục tình trạng này ta phải đi tìm nguyên nhân sinh ra kết quả, nguyên nhân chính ở đây là do sự gia tăng của các phương tiện xe cơ giới, khí thải của các nhà máy, khu công nghiệp, hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là Trung Quốc và Mĩ, 2 nước được xem là đã thải nhiều khí thải nhất trên thế giới Như vậy xuất phát từ việc tìm hiểu nguyên nhân ta có thể đưa ra các biện pháp như: giảm thiểu các phương tiện tham gia giao thông, khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng, các nhà máy phải đầu tư công nghệ tiên tiến, yêu cầu các nước phải kí cam kết cắt
giảm lượng khí thải, nhất là các nước phát triển, trồng cây xanh…
Trang 2016
Như vậy bằng việc đi tìm nguyên nhân của tình trạng trên ta sẽ đề ra được biện pháp như: bắt các nhà máy phải kí cam kết đầu tư hệ thống xử lí nước thải, hoàn thiên hệ thống pháp luật, xử lí nghiêm minh các trường hợp vi phạm… Tóm lại, để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái trước hết phải bắt đầu từ việc đi tìm nguyên nhân, hiểu được nguyên nhân, từ đó mới có thể đề ra được những biện pháp mang lại kết quả tốt
1.3.2 Thực hiện có hiệu quả đồng thời các biện pháp để bảo vệ môi trường sinh thái trên cơ sở khắc phục tất cả những nguyên nhân sinh ra thực trạng của môi trường
Vì một kết quả có thể được sinh ra bởi rất nhiều những nguyên nhân khác nhau, có thể tác động cùng lúc hay riêng lẻ nên khi xem xét giải quyết vấn đề cần tìm đầy đủ những nguyên nhân gây ra kết quả, xác định nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp để kịp thời đưa ra biện pháp
Việc tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sinh thái có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi khi phát hiện ra được nguyên nhân, trên cơ sở đó
sẽ có cách thức, biện pháp tác động để khắc phục được hậu quả
Ta thấy tình trạng ô nhiễm môi trường đất hiện nay là kết quả do hàng loạt các nguyên nhân mang lại như: Biến đổi khí hậu, người dân xả rác bừa bãi, do chiến tranh, do hoạt động công nghiệp, nông nghiệp…điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sức khỏe người dân khiến chất lượng cuộc sống đi xuống, nên
để khắc phục tình trạng này trước tiên ta cần phải xem xét tìm ra tất cả những nguyên nhân gây ra kết quả là ô nhiễm môi trường đất Phải xác định được nguyên nhân gián tiếp và nguyên nhân trực tiếp gây ra kết quả, cụ thể: ở đây nguyên nhân gián tiếp là do trình độ dân trí còn thấp nên thiếu kiến thức về bảo
vệ môi trường, do tác động của biến đổi khí hậu, do tác động của xu thế toàn cầu hóa…,nguyên nhân trực tiếp là do tình trạng người dân chặt phá rừng, xả thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lí ra môi trường, … bằng việc tìm hiểu cụ thể những nguyên nhân trên ta sẽ đề ra thực hiện đồng thời một nhóm các biện pháp khắc phục, đó là: Ngăn chăn việc chặt phá rừng để tránh xói mòn sạt lở đất, tiến hành xử lí đất ở những nơi bị ô nhiễm điôxin, chất phóng xạ để người dân sinh
Trang 2117
sống an toàn, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, nâng cao ý thức người dân, ngăn chặn việc xả nước thải chưa qua xử lí…Có vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường đất sẽ được hạn chế
Qua đây, ta có thể thấy rằng tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái không chỉ do một nguyên nhân gây ra mà do rất nhiều những nguyên nhân gây ra Do
đó nhiệm vụ của chúng ta là cần nhận thức đầy đủ các nguyên nhân gây ra kết quả, từ đó có được những biện pháp hiệu quả, kịp thời
1.3.3 Tác động vào các nguyên nhân dẫn tới xu hướng môi trường sinh thái phát triển ngày càng hoàn thiện
Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể có thể tác động theo các chiều hướng khác nhau có thể tiêu cực, tích cực Do đó khi đưa ra biện pháp ta cần hạn chế nguyên nhân
tiêu cực và phát huy nguyên nhân tích cực
Có thể thấy hiện nay việc đẩy mạnh tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một xu thế tất yếu nhằm xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tránh nguy cơ tụt hậu Để tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta đã tận dụng mọi nguồn lực, biện pháp tiến hành để phát triển, tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được ta cũng đang phải đối mặt với không ít những vấn đề tiêu cực nảy sinh như: Đạo đức con người đi xuống, chạy theo lợi nhuân bắt chấp thủ đoạn, một số các giá trị truyền thống bị phai mờ, đặc biệt trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái Có thể thấy khí thải của các phương tiện cơ giới cùng với hoạt động của các khu công nghiệp…gây ra ô nhiễm không khí; chất thải chưa qua xử lí, hóa chất… trong các hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thì gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường đất, nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, cuộc sống, sức khỏe con người
Vì vậy, biện pháp để khắc phục tình trạng này không phải là dừng việc tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bởi đây là một việc làm
Trang 2218
tất yếu cần thiết để đưa kinh tế đất nước đi lên mà biện pháp cần thức hiện ở đây
đó là việc vẫn tiếp tục tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng phải đi đôi với công tác bảo vệ môi trường sinh thái thông qua những việc làm
cụ thể như: Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về sự cần thiết phải bảo
vệ môi trường, đầu tư xây dựng hệ thống tiên tiến xử lí nước thải và khói bụi trước khi xả thải, áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xử lí nghiêm minh những trường hợp vi phạm về môi trường… Như vậy ở đây rõ ràng là chỉ một nguyên nhân nhưng lại gây ra rất nhiều những hậu quả khác nhau, nguyên nhân ấy có thể mang lại kết quả tốt cũng có thể mang lại kết quả xấu tùy vào hoàn cảnh, điều kiện Do vậy biện pháp cần tiến hành đó là khắc phục những mặt tiêu cực do nguyên nhân đem lại và phát huy mặt tích cực, nhờ vậy môi trường sinh thái se được bảo vệ
Qua đây có thể thấy ô nhiễm môi trường đang là vấn đề mang tính toàn cầu gây ra những biến đổi tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người, làm gia tăng tình trạng nghèo đói, nguy cơ bệnh tât Tất cả những biến đổi về môi trường như: ô nhiễm không khí, đất, nước đều có nguyên nhân của nó Vì vậy khi đưa ra bất kì biện pháp nào ta cũng cần phải xuất phát từ nguyên nhân, tìm được nguyên nhân dẫn đến kết quả, xác định được nguyên nhân mang lại kết quả tốt hay xấu Từ đó mới có thể đưa ra được các biện pháp thực sự đúng đắn, phù hợp và phát huy được tính hiệu quả
Trang 23
19
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Ở HUYỆN MÊ LINH TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG ĐÓ
2.1 Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội ở huyện Mê Linh ( Hà Nội)
2.1.1 Về điều kiện tự nhiên
Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 30km Địa giới của huyện giáp với các khu vực sau:
Phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên
Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
Phía Nam giáp huyện Đan Phượng
Phía Đông giáp huyện Đông Anh, Sóc Sơn
Mê Linh là huyện nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam theo hướng ra Sông Hồng Với diện tích tự nhiên là 14.251 ha, theo đặc điểm địa hình huyện Mê Linh được chia thành 3 tiểu vùng sau:
Tiểu vùng đồng bằng chiếm 47% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, có địa hình nhấp nhô, lượn sóng với độ dốc khoảng 8o, do phù sa cũ của hệ thống Sông Hồng, Sông Cà Lồ bồi đắp bao gồm các xã Tự Lập, Tiến Thắng, Thanh Lâm, Đại Thịnh, Kim Hoa, Quang Minh, Mê Linh, Tiền Phong Thích hợp cho trồng cây rau màu
Tiểu vùng ven đê Sông Hồng chiếm 23% diện tích đất tự nhiên của huyện,
có địa hình tương đối bằng phẳng, bao gồm các xã Tiến Thịnh, Chu Phan, Thạch
Đà, Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt Tiểu vùng địa hình này có diện tích đất đất phù sa giàu hàm lượng dinh dưỡng, được Sông Hồng bồi đắp hàng năm, do vậy thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp Với phân bố ven Sông Hồng một ố xã có thể phát triển du lịch sinh thái như Chu Phan, Tráng Việt
Trang 2420
Tiểu vùng trũng chiếm 30% diện tích đất toàn huyện bao gồm các xã Tam Đồng, Liên Mạc và một phần còn lại của các xã ven Sông Hồng Tiểu vùng trũng là đất bãi ngoài đê phù hợp cho phát triển nông nghiệp kĩ thuật cao
Hệ thống sông, hồ, kênh và đầm trên địa bàn huyện có tác động lớn về thủy lợi, ngoài ra chế độ thủy văn của cả huyện phụ thuộc vào chế độ thủy văn của Sông Hồng
Huyện Mê Linh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với 4 mùa trong năm,trong đó có 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4- tháng 11, mùa lạnh từ tháng 12- tháng 3
Nhìn chung khí hậu của huyện tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên hàng năm do xuất hiện mưa bão nên rửa trôi đất đất canh tác vùng phía Bắc, ngập úng cục bộ vùng phía Nam ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội huyện Mê Linh
- Điều kiện kinh tế
Trong những năm qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên kinh tế của huyện vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định bình quân đạt 20,8%/năm, gấp 1,6 lần tốc độ tăng trung bình của toàn thành phố, trong đó: Công nghiệp- xây dựng tăng bình quân 25,1%/năm, các nghành dịch vụ tăng bình quân trên 15,6%, nông nghiệp tăng bình quân 1,7% Năm 2010 tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt trên 10.700 tỷ đồng, bình quân đầu người trên 55 triệu đồng/ năm, con số này gấp 1,5 lần huyện Hoài Đức, 1,36 lần huyện Thạch Thất
Tỷ trọng nghành lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản giảm mạnh từ 19,7% năm 2005 xuống còn 10,2% năm 2010 Nhiều sản phẩm công nhiệp, dịch vụ mới có giá trị kinh tế cao được mở ra và phát triển như: Lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử, dược, bia…Giá trị sản xuất công nghiệp- dịch vụ tăng trưởng khá, năm
2010 ước đạt 3.590 tỷ đồng Cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng so với toàn kinh tế tăng từ 76,3% năm 2005 lên 86,7% năm 2010.[17,tr.22]
Trang 2521
Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng giá trị nghành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và các loại sản phẩm nghành trồng trọt, hình thành các vùng trồng rau, trồng hoa và cây ăn quả rõ nét, tăng cường dịch vụ khoa học- kĩ thuật trong sản phẩm nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch thống nhất về việc đầu tư, vì vậy chưa mang tính tập trung cao Việc chuyển dịch cơ cấu nghành mới chỉ chú trọng vào nghành công nghiệp
- Điều kiện xã hội
Năm 2010 dân số toàn huyện là 193.727 người ( thành thị chiếm 9,77%, nông thôn chiếm 90,23%) chiếm 0,3% dân số toàn thành phố Hà Nội Mạng lưới các cơ sở Giáo dục- Đào tạo được phân bố ở các xã và thị trấn trong toàn huyện với tổng diện tích là 83,49ha Tuy nhiên cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn, thiếu phòng chức năng ở hầu hết các cấp, trạng thiết bị mới chỉ đáp ứng tối thiểu nhu cầu giảng dạy đổi mới, đội ngũ giáo viên và các cán bộ quản lí ở các cấp học được đào tạo tương đối cơ bản
Các phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới được triển khai tích cực và sôi động, đạt kết quả tốt và bước đầu đi vào nề nếp Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao được tổ chức sâu rộng, thiết thực góp phần khơi dậy và phát triển nhiều nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Nhiều cơ sở vật chất được xây dựng Một số lĩnh vực có bước phát triển tốt và chuyển biến rõ nét
Về phong trào xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa Tính đến nay toàn huyện có 75% số hộ đạt gia đình văn hóa, 65% số làng đạt lằng văn hóa Số Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ là 52
Các công trình văn hóa: Đến nay toàn huyện có 18 nhà văn hóa, thị trấn, 92 nhà văn hóa thôn, làng, tổ dân số Song, hầu hết nhà văn hóa chủ yếu là cải tạo, tận dụng từ hội trường của các xã, thị trấn, các công trình có sẵn của địa phương
Số câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao là 52, toàn huyện mói có 6/18
xã xây dựng quy hoạch cho các công trình văn hóa – thể dục thể thao Có 1 thư viện (nằm ở xã Thạch Đà); có 1 nhà truyền thống (nằm ở xã Tiền Phong)
Trang 2622
Sự nghiệp y tế có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị từng bước được nâng cấp Đội ngũ cán bộ, các trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe được củng cố kiện toàn; hoạt động y tế cơ bản hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn
Công tác dân số - gia đình - trẻ em : Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,58%; tỷ
lệ sinh con thứ 3 trở lên là 12%
Triển khai thực hiện tốt các kế hoạch, các chương trình y tế hàng năm Giám sát, phát hiện, triển khai kịp thời các biện pháp phòng dịch, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho học sinh các trường tiểu học và Trung học Cơ sở trong huyện đạt kết quả tốt Thực hiện tốt công tác thanh kiểm tra, giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm [17,tr.25]
Hệ thống giao thông đồng bộ, thuận tiện gồm: Mạng lưới đường bộ vành đai 3,4; quốc lộ 23B; có tuyến giao thông trọng điểm Bắc Thăng Long- Nội Bài
Có nhiều điểm du lịch văn hóa- lịch sử và sinh thái như: Đền thờ Hai Bà Trưng, đồi 97 mùa xuân Người dân có truyền thống yêu nước, lao động cần cù, sáng tạo
2.2 Thực trạng môi trường sinh thái trong sản xuất nông nghiệp ở huyện
Mê Linh
2.2.1 Thực trạng môi trường đất
- Tích cực
Môi trường đất huyện Mê Linh có nhiều cải thiện đáng kể, tình trạng đất bị
bỏ hoang còn ít đa phần đã được đưa vào sử dụng, đất bạc màu, chai cứng được cải tạo Hệ thống thủy lợi ngày càng được chăm lo đầu tư nên nguồn nước cung cấp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp được đảm bảo, diện tích đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn đều được giảm xuống do được xử lí bằng vôi và rửa trôi bằng nước ngọt Huyện đã xây dựng được mô hình vườn- ao- chuồng nhằm sử dụng
có hiệu quả quỹ đất, tránh được những độc hại do canh tác nông nghiệp gây ra
Mê Linh hiện có hệ thống thủy lợi khá phát triển đã sử dụng 612,82 ha đất, toàn huyện có gần 100 trạm bơm tưới và tiêu với 576 km kênh (trong đó công ty
Trang 2723
thủy nông quản lý 8 trạm bơm và 74,6 km kênh cấp I, II; xã và hợp tác xã quản
lý 86 trạm bơm và 501 km kênh mương cấp III) được phân bố đều trên các địa bàn, về cơ bản đảm bảo tưới, tiêu cho diện tích canh tác của huyện.[17,tr.28]
- Hạn chế
Đất vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm lao động của con người tài nguyên quốc gia quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là môi trường sống, là địa bàn xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng Trong công nghiệp là địa điểm, làm cơ sở để tiến hành các thao tác, trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất Tuy nhiên môi trương đất nói chung và huyện Mê Linh nói nói riêng đang bị ô nhiễm
Qua tiến hành điều tra, chất lượng môi trường đất huyện Mê Linh được khảo sát, đánh giá dựa trên các mẫu phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hàm lượng các kim loại nặng trong đất theo QCVN 15: 2008/BTNMT và QCVN 03: 2008/ BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường về dư lượng hóa chất bảo vệ
thực vật và hàm lượng kim loại nặng trong đất
Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất được thực hiện thông qua 39 mẫu đất nông nghiệp trên địa bàn 16 xã huyện Mê Linh Kết quả phân tích cho thấy dư lượng một số loại thuốc bảo vệ thực vật cơ phôtpho, cacbamat trong một
số mẫu đất đã vượt quá giới hạn cho phép, các mẫu này tập trung tại các thửa ruộng trồng rau màu, vùng trồng hoa ở các xã Mê Linh, Tiền Phong, Đại Thịnh, Thanh Lâm, Tráng Việt, Văn Khê Một số loại thuốc bảo vệ thực vật có mặt trong đất phân tích được nằm ngoài danh sách quy định tiêu chuẩn tại quy chuẩn
kĩ thuật Quốc gia về dư lượng Các thuốc bảo vệ thực vật họ cơ clo mặc dù không vượt quá giới hạn cho phép nhưng nhiều mẫu đất còn tồn dư các loại hóa chất độc hại khó phân hủy
Trang 2824
ảng ác loại hóa chất T được s dụng trên đ a bàn huyện Mê Linh
STT Tên xã
Số lƣợng cửa hàng
Số lần phun
Danh mục các loại hóa chất VTV sử dụng
Pyheculana, Basa, Fabricius, Phglotreta SPP
Pyheculana, Basa, Fabricius, Phglotreta SPP
Pyheculana, Basa, Fabricius, Phglotreta SPP
7 Xã Hoàng 6 4 Rigan, Amico, Butavi, Beto,
Trang 2925
STT Tên xã
Số lƣợng cửa hàng
Số lần phun
Danh mục các loại hóa chất VTV sử dụng
Kim Sat trùng dan, Waratox, Topten,
lục diệp tố , Scordiou, Sunrice, Padan, Pattox, Rigell 800WG, Rigell 50SC, karate, AC Tara, patsa, Finico 800WG
8 Xã Thạch Đà 5 4 Slisau Super 5WP, Suphu
5SC, Vitashield 600EC, Ansuco 120WG, Cây búa vàng 190EC, Tasodant 600EC, Topten 400WP, Lobo 8WP, Avtril 5SP, Penalty 40WP, Disco 750WP, Shut 677WP, Tilsuper 300EC, Amico, Bamper, Phumai 3,6EC, Regal, Regent 800WG, Ansinh, Cyper Alpha 5ND
9 Xã Liên Mạc 4 3 Rigan, Amico, Butavi, Beto,
Sat trùng dan, Waratox, Topten, lục diệp tố, Scordiou, Sunrice 1
0
Xã Chu Phan 2 4 Padan, Pattox, Rigell
800WG, Rigell 50SC, karate, AC Tara, patsa, Finico 800WG
1
1
Xã Tiến Thịnh 2 4 Padan, Pattox, Rigell
800WG, Rigell 50SC, karate, AC Tara, patsa, Finico 800WG
1
2
Xã Vạn Yên 4 4 Rigan, Amico, Butavi, Beto,
Sat trùng dan, Waratox, Topten, lục diệp tố, Scordiou, Sunrice,
Trang 3026
STT Tên xã
Số lƣợng cửa hàng
Số lần phun
Danh mục các loại hóa chất VTV sử dụng
Padan, Pattox, Rigell 800WG, Rigell 50SC, karate, AC Tara, patsa, Finico 800WG
1
3
Xã Tiền
Phong
11 5 Lalat, SuKupi, Rolan, Secpa,
Seezon, Zavatin, Osatin, Secco, Tinsuper, Anvit, Dacolin, Fothan, Mancozet, zindomin
1
4
Xã Mê Linh 14 6 Lalat, SuKupi, Rolan, Secpa,
Seezon, Zavatin, Osatin, Secco, Tinsuper, Anvit, Dacolin, Fothan, Mancozet, zindomin
1
5
Xã Đại Thịnh 10 5 Bagian, sát trùng dan, Manco
80WP, Niko 72WP, VDC sinh học, Mopride, Rigan
1
6
TT Chi Đông 3 2 Kapate, Reget, Padan,
Finico, Validacin,Anvit, Kasai, Hinosan, Fujion, AC Tara, Basa, Mydan
1
7
TT Quang
Minh
Finico, Validacin, Anvit, Tilsupe, Filia, Kasai, Hinosan, Fujion, AC Tara, Basa, Mydan
1
8
Tráng Việt 5 05 Anvit, Kapate, Reget, Padan,
Finico, Validacin, Tilsupe, Filia, Kasai, Hinosan, Fujion, AC Tara, Basa, Mydan
[17, tr 59]
Trang 3127
Qua bảng thống kê ta thấy3 xã Tiền Phong, Mê Linh, Đại Thịnh có số lượng cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật và số lần phun thuốc nhiều nhất vì đây là các xã có diện tích trồng rau màu và hoa lớn nhất huyện Mê Linh, điều này làm cho tình trạng ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp ngày càng trầm trọng Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật, nó tồn dư lâu dài trong đất, nước, có tác dụng không phân biệt nghĩa là gây chết cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất, làm cho đất bị
ô nhiễm
Nhận xét: Như vậy thông qua việc điều tra, phân tích ta thấy đất canh tác nông nghiệp của huyện còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao như thuốc bảo vệ thực vật cơ phôtpho, cacbamat do phun thuốc trừ sâu, vứt vỏ bao, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là tại các khu vực trồng rau và hoa Điều này cho thấy môi trường đất của huyện đang có dấu hiệu bị ô nhiễm
2.2.2 Thực trạng môi trường nước
- Tích cực
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người cũng như bất cứ sinh vật nào trên Trái đất, là nguồn tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận, nước cần cho mọi sự sống, vừa là môi trường vừa là đầu vào cho các quá trình sản xuất nông nghiệp và công nghiệp
Tài nguyên nước của huyện Mê Linh được cải thiện đáng kể, về cơ bản là đảm bảo cho người dân được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, nguồn nước ngầm dồi dào phục vụ cho sản xuất hàng năm các xã đều tiến hành lấy mẫu xét nghiệm nguồn nước sử dụng sinh hoạt cho người dân
Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Mê Linh đã tiến hành điều tra, phân tích chất lượng nguồn nước, kết quả cho thấy:
Các hợp chất của Nitơ được đánh giá qua kết quả phân tích các thông số
từ 1,026- 5,139 mg/l đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn Chỉ tiêu pH, độ cứng, COD, chất rắn tổng số (TS), Phenol và các anion: kết quả phân tích cho thấy chỉ tiêu pH trong các mẫu nước ngầm trên địa bàn 16 xã có khoảng giá trị từ 6,70- 7,47; độ cứng (tính theo CaCO3) có giá trị
Trang 3228
từ 76,5 – 242,6mg/l; chỉ số COD từ 1,4 - 3,6 mg/l; chỉ số chất rắn tổng số (TSS)có giá trị từ 517 – 1170mg/l Các chỉ tiêu này đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT.[17, tr 31]
Các kim loại nặng: kết quả phân tích hàm lượng các kim loại nặng bao gồm Thủy ngân, Chì, Cadimi, Đồng, Kẽm, Crôm đều có giá trị thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
Các chỉ tiêu vi sinh: các mẫu khảo sát đều có chỉ tiêu E.Coli và Coliform nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT Tuy nhiên, người dân sử dụng nguồn nước có sự tồn tại các loại vi khuẩn này cho mục đích ăn uống cần thực hiện “ăn chín, uống sôi” để đảm bảo sức khỏe
- Hạn chế
Nguồn nước mặt
Theo kết quả điều tra phân tích của phòng Tài nguyên Môi trường huyện
Mê Linh thực hiện về tình trạng nguồn nước mặt cho thấy:
Hàm lượng COD và BOD5: Hàm lượng COD trong các mẫu phân tích từ 26,8- 143,4 mg/l, có 4/10 mẫu lớn hơn giá trị cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT-B2 BOD5 từ 11,0- 42,7 mg/l, có 3/10 mẫu lớn hơn giá trị cho phép Hàm lượng COD và BOD5 có giá trị to nhất tại mẫu MN1- TV(Nước Đầm Và- tại vị trí gần nhà văn hóa thôn Ấp xã Tiền Phong), COD cao gấp 2,87 lần, BOD5 cao gấp 1,71 lần tiêu chuẩn cho phép Kết quả phân tích cho thấy nước mặt Đầm Và có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
Trang 33từ 0,074- 1,524mg/l [17,tr.41]
Nguồn nước ngầm
Hiện trạng môi trường nước ngầm khu vực nông thôn được tiến hành khảo sát, đánh giá qua 32 điểm lấy mẫu tại 16 xã trên địa bàn huyện Mê Linh Các chỉ tiêu chất lượng trong các nước ngầm khu vực nông thôn như sau:
- Các hợp chất của Nitơ: kết quả phân tích cho thấy 10/32 mẫu có giá trị hàm lượng NH4+ trong nước lân cận và lớn hơn giá trị cho phép theo quy chuẩn Mẫu NN11 – TT tại thôn Bạch Trữ, xã Tiên Thắng và NN25 – TT xã Tiến Thịnh lớn hơn 3,1 lần giá trị cho phép theo quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT
Trang 3430
Hàm lượng NO3
trong mẫu nước ngầm tại xã Tiến Thắng (NN26 – TT) có giá trị là 15,71mg/l, cao hơn 1,05 lần so với so giới hạn cho phép theo quy chuẩn Các xã có địa hình thấp trũng, ứ đọng nước thải sinh hoạt thường có hàm lượng amoni trong nước ngầm cao hơn các khu vực khác và cao hơn giá trị cho phép theo quy chuẩn Điều này cho thấy nước ngầm tại một số điểm có dấu hiệu nhiễm bẩn, cần được giám sát chất lượng đồng thời nghiên cứu đầu tư xây dựng
hệ thống cấp nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân
- Hàm lượng Mangan và tổng sắt trong nước ngầm tại các địa điểm khảo sát trên địa bàn Mê Linh vượt giới hạn cho phép theo quy chuẩn khá phổ biến, 9/32 mẫu có hàm lượng Fe ở mức cao (trên 1mg/l); 4/32 điểm lấy mẫu lớn giá trị cho phép từ 1,2-1,8 lần 10/32 mẫu có hàm lượng Mn ở mức cao (>0,1mg/l)
và 4/32 mẫu vượt giá trị cho phép theo quy chuẩn (0,5mgl/) bao gồm : NN6 – VK; NN21 – TV; NN22 – TV; NN24 – CP tại Văn Khê, Chu Phan, Tam Đồng
có hàm lượng Mn cao hơn giá trị cho phép theo quy chuẩn từ 1,1 đến 4,2 lần.[17,tr.46]
- Hầu hết nước ngầm ở độ sâu >20m tại các xã ven sông bao gồm: Tráng Việt, Văn Khê, Kim Hoa, Chu Phan, Tiến Thịnh, Vạn Yên có hàm lượng sắt ở mức cao và vượt giới hạn cho phép theo quy chuẩn, ngoài ra xã Tam Đồng cũng
có chỉ số sắt trong mẫu cao Hàm lượng sắt cao nhất được xác định ở thôn Đẹp,
xã Tráng Việt vượt QCVN 1,8 lần So với QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống (hàm lượng Fe tối đa cho phép là 0,3mg/l), 16/32 mẫu không đạt tiêu chuẩn nước ăn uống phải xử lý trước khi sử dụng
- Mặc dù hàm lượng As trong các mẫu phân tích nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT Tuy nhiên, sự có mặt của As trong nước cho thấy cần quan tâm giám sát chặt chẽ chất lượng các nguồn nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt
Trang 35
31
Hình Hàm lượng e trong các mẫu nước ngầm khu vực nông thôn
Hình Hàm lượng Mn trong các mẫu nước ngầm khu vực nông thôn
[17, tr.20]
Nhận xét: Qua đây ta thấy nguồn nước ở huyện Mê Linh đã có biểu hiện bị
ô nhiễm, chất lượng nước mặt bị suy giảm, hàm lượng Mangan và tổng sắt trong nước ngầm đều cao hơn quy chuẩn cho phép, nguồn nước ngầm bị nhiễm sắt Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe người dân
Trang 36- Hàm lượng bụi có cỡ hạt ≤ 10µm cho kết quả từ 0,013 – 0,165mg/m3 Hầu hết các mẫu đều cho kết quả thấp hơn giá trị cho phép theo QCVN 05:2009/BTNMT
trụ Nhưng hiện nay không khí huyện Mê Linh đang dần có nguy cơ bị ô nhiễm
Khu vực nông thôn huyện Mê Linh bao gồm 16 đơn vị hành chính cấp xã là: Tiền Phong; Mê Linh; Đại Thịnh; Thanh Lâm; Tráng Việt; Văn Khê; Hoàng Kim; Chu Phan; Tiến Thịnh; Vạn Yên; Tiến Thắng; Tự Lập; Kim Hoa; Tam
Đồng; Liên Mạc; Thạch Đà
Để đánh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực nông thôn, đơn vị tư vấn đã thực hiện khảo sát, lấy mẫu đo kiểm, phân tích tại 48 vị trí trên địa bàn
16 xã vùng nông thôn thuộc huyện Mê Linh Kết quả thu được như sau :
+ Vi khí hậu : Các thông số vi khí hậu quan trắc cho kết quả nhiệt độ dao động trong khoảng từ 32 – 350C, độ ẩm từ 66 – 81% và tốc độ gió từ 0,2 – 1,1 m/s
+ Bụi TSP (Tổng bụi lơ lửng) và Bụi PM10 (bụi có cỡ hạt ≤ 10µm):