1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tiểu luận lý luận và phản biện kiến trúc

18 714 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA SAU ĐẠI HỌC BÀI TẬP MÔN : LÝ LUẬN VÀ PHÊ BÌNH KIẾN TRÚC GVHD: PGS.KTS Đặng Thái Hoàng HVTH: Nguyễn Việt Phong MSSV: 1009132 Lớp: Cao học kiến trúc 2010 Hà N

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA SAU ĐẠI HỌC

BÀI TẬP MÔN :

LÝ LUẬN VÀ PHÊ BÌNH KIẾN TRÚC

GVHD: PGS.KTS Đặng Thái Hoàng HVTH: Nguyễn Việt Phong MSSV: 1009132 Lớp: Cao học kiến trúc 2010

Hà Nội, tháng 10/2011

CÂU 1 : So sánh và tìm ra sự dị biệt trong những lý luận kiến trúc và bình luận kiến trúc, phê phán kiến trúc hiện đại hậu kỳ của Louis Kahn , Kenneth

Frampton và Charles Jeneks Rút ra những kết luận về sự phát triển kiến trúc tiếp theo hiện nay ( kèm theo 3 minh họa vẽ tay ).

Trang 2

1.Sự dị biệt trong những lý luận kiến trúc và bình luận kiến , phê phán kiến trúc hiện đại hậu kỳ của Louis Kahn , Kenneth Frampton và Charles Jeneks

a Louis Kahn

Louis Kahn ( 1901-1974 ) là kiến trúc sư người Mỹ gốc Do Thái Estonia ,cùng với F.L.Wright là một trong hai kiến trúc sư quan trọng nhất của Mỹ Ông là nhà

” tư tưởng kiến trúc” ,” nhà triết học kiến trúc “ đã đề ra được một loạt những quan niệm và trả lời được những vấn dề mà mọi người quan tâm trong bối cảnh nền kiến trúc hiện đại những năm 1950-1960 đã đi đến cuối trào và đòi hỏi một phương pháp mới mẻ hơn.

Kahn đi tìm cội nguồn của nghệ thuật kiến trúc , hàm ý và nội dung của triết học kiến trúc Ông cho rằng:

+ Mọi vật đều có ý chí tồn tại , quyết định đặc tính của sự vật đó , ý chí tồn tại là bản chất của sự vật đó.

+ KTS khi làm thiết kế phải nhậ thức được việc “ làm cho tư tưởng trở về với khởi nguồn của nó “ khiến tác phẩm mang được tinh thần của ý chí tồn tại.

+ Kahn giải thích “ nghệ thuật là sản phẩm cần thiết và cũng là kết quả của nhu cầu kết hợp với sự vui chơi sảng khoái “

+ Nghệ thuật là linh cảm và là sản phẩm của việc muốn biểu đạt cái tồn tại + Kahn cho rằng “ không phải tất cả nhà cửa đều được cho là công trình kiến trúc “ , “tác phẩm kiến trúc là sản phẩm dâng cho thần kiến trúc “

+ Kahn nhấn mạnh “ánh sáng của sự tĩnh lặng “ , khác với sự tĩnh lặng “ánh sáng của sự tĩnh lặng “ có thể “ đo đếm “ được Ánh sáng tự nhiện là ánh sáng duy nhất có tình cảm và có khả năng biến công trình kiến trúc thành tác phẩm nghệ thuật kiến trúc.

+ Kahn cho rằng trước khi thiết kế cần có một trình tự hay trật tự bao gồm một tính chất trong đó hàm chứa tính chất con người.

+ Khác với Le Corbusier coi trọng máy móc “ ngôi nhà là một cái máy để ở “

Trang 3

triết học người Đức Authur Schopenhaur ( 1788-1860) và E.Husserl(1850-1938)

có nhiều luận điểm về “ý chí tồn tại “ , “ý chí sinh tồn”và phát kiến “hiện tượng học”và “trở về với bản chất”.

Kahn chính là người đã đột phá lý luận kiến trúc của trào lưu hiện đại vào lúc nó

đã trở nên cứng nhắc Ông được nhớ đến như là một trong những KTS hang đầu , một “nhà thi triết kiến trúc”.

b Kenneth Frampton

Kenneth Frampton (1930 - )là giáo sư Học viện kiến trúc và Quy hoạch trường

ĐH tổng hợp Columbia , New York và nhiều trường ĐH danh tiếng khác Ông được đánh giá là một nhà kiến trúc thực sự , một nhà văn hóa tầm cỡ Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng được đánh giá cao.

Sự phê phán bình luận kiến trúc của Kenneth Frampton được dựa trên một biên niên sử kiến trúc chính xác của hệ thống kiến trúc Âu – Mỹ khái quát lên một bức tranh toàn cảnh về thời gian phát triển và ccs vấn đề xoay quanh “ ở đâu ?“,

“ai?”,”cái gì?””thế nào ?”, “từ đâu đến?”.

+ Kenneth Frampton là người kịch liệt phê phán trào lưu kiến trúc Hậu hiện đại Ông cho rằng nó : “…cố ý phá hoại phong cách kiến trúc và thao ra rồi lắp lại các phụ tùng dùng cho phong cách kiến trúc Giống như là các giá trị truyền thống

và các giá trị khác không có cách gì chống lại làn sóng tiêu thụ - sản xuất , khiến cho mỗi công trình kiến trúc công cộng đều khoác lên mình một dáng vẻ tiêu thụ nào đó , mỗi phẩm chất truyền thống đều được che đậy đem ra bán chác ”

c.Charles Jencks

Trang 4

Charles Jencks là người đã vươn cao ngọn cờ trong trào lưu kiến trúc Hậu hiện

đại và đưa phong trào này tiến vào chính trường thế giới.

+ Jencks là người nêu ra được sự cần thiết phải có những nghiên cứu lý luận triết học nhân văn chủ nghĩa trong kiến trúc với những quan điểm thẩm mỹ mới , kiến trúc phải tình cảm hơn , hình tượng hơn ,…

+ Ông đã áp dụng những thành tựu của ngôn ngữ học vào kiến trúc , đề cao kiến trúc là “ hiện tượng ngôn ngữ “ , là “ phương tiện giao lưu hữu hiệu “ góp phần “ đẩy mạnh giao tiếp tiếng nói của những người bình dân “.

+Theo ông thì kiến trúc Hậu hiện đại chủ nghĩa là một công trình “ ít nhất nói lên hai mặt , thứ nhất là nó hướng về các KTS va những người quan tâm đến hàm nghĩa của kiến trúc , thứ hai là hướng về các thị dân quảng đại của quần chúng địa phương là những người luôn chú ý đến sự dễ chịu , tính truyền thống của nhà cửa và phương thức sinh hoạt ,…” và như vậy kiến trúc Hậu hiện đại như là “ một đứa con lai “

+ Kiến trúc Hậu hiện đại đặc sắc nhất phải lộ ra tính nhị nguyên rõ rệt , là chững bệnh tâm thần có ý thức tỉnh táo “ vừa cổ vừa kim ,vừa quý tộc lại vừa bình dân,

…”

+Jencks cho rằng cần phải tiếp tục đi trên con đường triết trung triệt để

+ Jencks cho rằng không có gì nguy hiểm bằng trở nên quá hiện đại , nó có

khuynh hướng phát triển lại mốt cũ một cách khá bất ngờ “

2 Rút ra những kết luận về sự phát triển kiến trúc tiếp theo hiện nay

Trang 5

Mặc dù con thuyền kiến trúc thế giới từng trải qua những giai đoạn thăng trầm của các trào lưu song bên cạnh đó vẫn có những luồng gió mới mẻ được hy vọng

là sẽ đưa đến một bến bờ tốt đẹp cho nền kiến trúc Ví dụ như trào lưu Hiện đại mới ( Neo modern) với những KTS hàng đầu Richard Meier , Kenzo Tange , Ionh Ming Pei , Fumihiko , Santiago Calatrava,Norman Foster , Renzo Piano….và nhiều KTS khác nữa Họ là những đại biểu ưu tú nhất cho nền kiến trúc đương đại , tiêu biểu cho xu hướng lành mạnh nhất của nền kiến trúc thế giới cuối thể kỷ XX đầu thế kỷ XXI Những tác phẩm kiến trúc của họ đang , đã và sẽ là những bài học quý giá cho các thế hệ KTS trẻ ngày nay và mai sau

+ Trong trong bối cảnh ngày nay thế giới đang diễn ra những thay đổi to lớn về khoa học kỹ thuật , kinh tế cũng như những vấn đề cấp bách liên quan đến tự nhiên và môi trường Nền kiến trúc hiện đại bên cạnh việc phải giải quyết những mâu thuẫn vốn có vừa phải tiếp nhận thêm những nhiệm vụ mới về sự thích ứng với nền khoa học mới ,… sự biến đổi của văn hóa xã hội và đặc biệt là trách nhiệm đối với tự nhiên , với trái đất_ngôi nhà xanh vĩ đại của muôn loài

+ Trong quá trình phát triển của mình , con người cũng đã khai thác thiên nhiên một cách tàn nhẫn và vô độ ,đã tàn phá trái đất_công trình kiến trúc tuyệt vời nhất

mà tạo hóa ban tặng Nếu tiếp tục như vậy chắc chắn sự diệt vong là không tránh khỏi Điều đó đặt ra một nhiệm vụ cấp bách là kiến trúc trong thời đại mới cần thân thiện hơn với tự nhiên và tiến tới hài hòa vào tự nhiên để đảm bảo sự phát triển bền vững , hòa hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo Kiến trúc cần phải “xanh”

và “sạch” hơn

+ Bên cạnh việc tiếp thu nền công nghệ mới , nghệ thuật kiến trúc vẫn phải gìn giữ sự trong sáng , chân phương của ngôn ngữ và tính nhân văn ,bởi suy cho cùng con người vẫn là đối tượng phục vụ chính Con người có tâm hồn, tình cảm bởi vậy cần phải sống trong một không gian tình cảm để được tiện nghi về vật chất và hạnh phúc về tâm hồn , những phong cách đi xa rời tính nhân văn hay thiên về lý trí một cách cực đoan không thể tồn tại mãi và phổ biến lâu dài Nếu chúng ta vẫn coi kiến trúc là một môn nghệ thuật thì nó phải có tính nhân văn bởi nghệ thuật không thể chỉ là một cái máy vô hồn hay những tư tưởng , nguyên tắc khô cứng lạnh lùng.

Trang 6

***

CÂU 2 : Bàn về Kết cấu tầng sâu ( Deep Structure ) , Kết cấu bề mặt ( Surface Structure )trong ngôn ngữ kiến trúc hiện đại và Kiến trúc học hiện đại.

Trình bày những hiểu biết của học viên về Mã ( code) , giải mã

( decoding) , Mã hiện đại , Mã truyền thống , Mã hóa kép trong kiến trúc

( có hình vẽ kèm theo)

1 Bàn về Kết cấu tầng sâu ( Deep Structure ) , Kết cấu bề mặt ( Surface

Structure )trong ngôn ngữ kiến trúc hiện đại và Kiến trúc học hiện đại.

1.1 Kết cấu tầng sâu ( Deep Structure )

Vào những năm 1950 , Noam Chomsky xuất bản cuốn “ kết cấu cú pháp “ trong đó ông cho rằng mỗi người trong chúng ta đều có năng lực biể đạt những câu nói có ngữ pháp chính xác , có khả năng lý giải một số mối quan hệ cơ bản giữa người với người và thế giới bên ngoài Ông gọi nó là “Kết cấu tầng

sâu”( Deep Structure )

Lấy kết cấu tầng sâu làm cơ sở biểu đạt các câu nói có tư tưởng , tình cảm của con người được gọi là “ kết cấu bề mặt “ ( theo Noam Chomsky ).Như vậy kết cấu bề mặt là biểu hiện của kết cấu tầng sâu.

Sơ đồ biểu thị mối liên hệ giữa “kết cấu tầng sâu “ và “kết cấu bề mặt “.

Trang 7

+ Kiến trúc cũng giống như ngôn ngữ , đều là hệ thống ký hiệu bởi vậy nó cũng

có kết cấu tầng sâu , có thể bóc tách ra các quy luật của kết cấu tầng sâu , ảnh hưởng lớn đến phân tích , bình luận và lý giải sự hình thành kiểu dáng kiến trúc

VD : Trong kiến trúc cổ Hy Lạp , mối quan hệ giữa hệ cột , diềm ngang , và nền là các mối quan hệ ký hiệu và nó ẩn chứa kết cấu tầng sâu.

+Kết cấu tầng sâu trong kiến trúc là hạt nhân chi phối sự sinh thành kiến trúc ,

là nhân tố nội tại căn bản nhất trong kiến trúc , trong góc độ nào đó có thể xem

là thực chất của kiến trúc.

Trong kiến trúc , kết cấu tầng sâu được tổng kết như sau :

a.Kiến trúc là “ cái bình đựng “ của hoạt động nhân loại.Nó cần có không gian bên trong , hình dáng , kích thước và đáp ứng được các hoạt động của kiến trúc đó.

b.Kiến trúc là bộ máy điều tiết khí hậu đặc định.Tường ngoài và mái khi nối liền không gian trong và ngoài nhà nên có tác dụng lọc , đặc biệt nên được khống chế về âm thanh , ánh sáng và nhiệt lượng.

c.Kiến trúc là tượng trưng về văn hóa Nó tồn tại trong nhiều trào lưu kiến trúc

kể cả trào lưu kiến trúc công năng.

d.Kiến trúc là “người sử dụng tài nguyên”, nguồn tài nguyên về kinh tế , nhân công , vật liệu , công nghệ , đất Quá trình hình thành kiến trúc là quá trình sử dụng và tích lũy tài nguyên Một tác phẩm kiến trúc hay làm tăng giá trị khu vực mà nó tọa lạc.

VD: Bảo tàng Guggenheim, Bilbao do Frank O Gehry thiết kế nằm trong dự án tái tạo sức sống cho thành phố Bilbao đã biến một nơi không có gì đặc sắc lắm trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng

Trang 8

Các tác phẩm thiết kế cầu của KTS Santiago Calatrava luôn được đánh giá là đem đến sự hấp dẫn và thanh lịch cho nơi mà nó đứng

2 Trình bày những hiểu biết của học viên về Mã ( code) , giải mã ( decoding) ,

Mã hiện đại , Mã truyền thống , Mã hóa kép trong kiến trúc

Trang 9

+ Kiến trúc mang tính hình tượng và vì vậy nó có ý nghĩa tượng trưng , ẩn dụ ,

… có khả năng tác động lớn tới tinh thần và tư tưởng của con người Chủ nghĩa Ẩn dụ có khả năng xúc tiến sự giao tiếp giữa kiến trúc và con người , dẫn đến cách thức xử lý kiến trúc mới ,xong nếu nó không đem đến sự lý giải kiến trúc thì kiến trúc sẽ mất đi ý nghĩa quan trọng của nó.

+ Để làm được như vậy cần phải coi trọng Nghệ thuật đại chúng và Nghệ thuật thế tục , coi trọng sự giao lưu giữa kiến trúc và đại chúng làm cho họ hiểu được nội hàm kiến trúc và lý giải được văn hóa thế tục.

+ Mã của KTS là “Mã hiện đại” dựa trên kiến thức và tư tưởng của chính họ.

Ẩn dụ của KTS rất phong phú và thú vị , không tả thực mà đã được hình tượng hóa bằng đầu óc hài hước và tính thẩm mỹ cao.

Tác phẩm của A.Gaudi , lấy cảm hứng từ con rồng ở đường nét , chất cảm vật liệu như vảy rồng và cái mái cong gợi cảm như lưng rồng , cửa như hang rồng ,

…nhưng không mô phỏng một cách ngây thơ

Trang 10

Sân bay với sức căng của hình tượng con chim vỗ cánh của Santiago Calatrava

Cùng ý tưởng , cảng hang không do KTS Saarinen thiết kế.

Trang 11

+ Mã của quần chúng nói chung là “ Mã truyền thống “, có xuất xứ từ mối liên

hệ của mỗi con người đối với những yếu tố kiến trúc thông thường.

VD: Một cái nhà mang hình tượng một con cá thuần túy !

+ Do sự chênh lệch giữa trình độ , giữa người KTS và đại chúng trong lĩnh vực kiến trúc mà để dung hòa được người KTS cần phải sử dụng Mã hóa kép ( sử dụng ký hiệu học và thiết kế kiến trúc) bằng một số phương pháp:

a.Sử dụng bố cục đặc biệt để biểu hiện nội dung và phản ánh rõ nội dung đó b.Sử dụng thủ pháp biến hình làm phân rã các ký hiệu mỹ học

c.Sử dụng thủ pháp đạt được sự thống nhất từ biến hóa , đạt được sự khác biệt bằng cách lặp lại những thành phần kiến trúc và chi tiết,…

d.Cần có sự giải thích ( liên quan đến bộ môn giải thích học – Hermaneutics)để giải thích những ngôn ngữ cố ý làm khó hiểu hay kỳ dị,…

e.Sử dụng thủ pháp đa nguyên và đa giá trị để khiến cho tác phẩm kiến trúc có

ú nghĩa nhiều tầng lớp.

Loại mã thứ nhất dành cho giới trí thức có hiểu biết cao về nghệ thuật kiến trúc , còn loại mã truyền thống dành cho quảng đại quẩn chúng có hiểu biết chất phác về môn nghệ thuật này Công trình kiến trúc là một tác phẩm chung , bởi vậy cần khéo léo vận dụng mã kép đem lại cảm nhận thú vị cho tất cả các tầng lớp khác nhau.

Trang 12

CÂU 3: Dùng hình ảnh minh họa để trình bày một khía cạnh của chủ nghĩa ẩn

dụ trong kiến trúc

Ẩn dụ với mã hiện đại của KTS

Phân tích qua tác phẩm nhà thờ Ronchamp của KTS Le Corbusier

Hình một bàn tay đang nguyện cầu trong tĩnh lặng !

Đây là một ẩn dụ liên quan đến chủ đề tư tưởng của công trình

Trang 13

Chuyển sang hình tượng động , một chiếc tàu thẳng tiến ra khơi hay một chú chim đang bơi , những hình tượng mang tính “ tự do “ dường như ít liên quan đến tính chất trang trọng của nhà thờ , đó là những ý tưởng hài hước và thú vị cho quần chúng ….

Trang 14

Phía sau một bà sơ

Trang 15

Một bà sơ bồng đứa nhỏ thể hiện tình thương yêu ! Kiến trúc mang tính hình tượng và vì vậy nó có ý nghĩa tượng trưng , ẩn dụ ,

… có khả năng tác động lớn tới tinh thần và tư tưởng của con người Chủ nghĩa Ẩn dụ có khả năng xúc tiến sự giao tiếp giữa kiến trúc và con người , dẫn đến cách thức xử lý kiến trúc mới ,xong nếu nó không đem đến sự lý giải kiến trúc thì kiến trúc sẽ mất đi ý nghĩa quan trọng của nó.

CÂU 4 : Tâm lý học Gestalt (Gestalt Psychology )

Tâm lý học kiến trúc : là một bộ môn khoa học giao thoa giữa kiến trúc học , tâm lý học , xã hội học , là một phân ngành của tâm lý học môi trường vận dụng một số lý luận của tâm lý học để giải quyết một số vấn đề thực tiễn của thiết kế , quy hoạch kiến trúc, tăng hiệu quả trong việc thiết kế không gian sống cho con người.

Tâm lý học Gestalt : Gestalt là danh từ gốc tiếng Đức có nghĩa là “hình thái hoàn chỉnh “ hay là một chỉnh thể có tổ chức , thường được dùng khi chỉ

những vấn đề liên quan đến hình thức ở nhiều quốc gia

Học phái Tâm lý học Gestalt (Gestalt Psychology )cho rằng qua trình sinh lý

là cơ sở của quá trình tâm lý , là môi giới giữa môi trường hành vi và môi

trường địa lý.Học phái cho rằng về mặt kết cấu ba quá trình : sinh lý , tâm lý và vật lý là hoàn toàn giống nhau ,đều mang tính chất Gestalt và đặc trưng cơ bản nhất của hiện tượng tâm lý học là trong kinh nghiệm của ý thức sẽ thể hiện tính kết cấu hoặc tính chỉnh thể

Tâm lý học Gestalt khám phá các phạm trù tri giác về hình dáng , vị trí , màu sắc và ánh sáng , phạm trù này bao hàm tất cả mọi cái mang trính chất của năng lực sáng tạo , giải thích các vấn đề quan trọng của tri giác và tình cảm liên quan đến thẩm mỹ học.

1.Nguyên tắc tổ chức của Gestalt

a.Nguyên lý của hình và nền

Ngày đăng: 06/11/2016, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w