1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước do các chi cục Thuế thực hiện

17 235 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Trong hoạt động thu ngân sách nhà nước, thuế là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn Thuế là khoản thu mang tính chất bắt buộc theo nghĩa vụ mà mỗi công dân, tô chức phải đóng góp cho ngân sách nhà nước theo đúng quy định trong các luật thuế của mỗi quốc gia Tuy nhiên hệ thông thuế của nước ta đang bộc lộ nhiều khuyết nhược điểm, chưa thật phù hợp với tình hình mới, cả về nội dung chính sách và tổ chức quản lý thu thuế Do đó, nhìn chung còn

thất thu lớn về số lượng cơ sở có thực tế kinh doanh, về căn cứ tính các loại thuế, về nợ đọng kéo dài, chưa phát huy được hết tác dụng của thuế nhằm đây

mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện đóng góp hợp lý, công bằng cho ngân sách nhà nước Do phân cấp thu ngân sách nhà nước, các chỉ cục thuế được phân công quản lý thu thuế của hầu hết các tổ chức kinh doanh trên

địa bàn quận, huyện Do đó, việc quản lý thu thuế do các chỉ cục thuế thực hiện cần được tô chức một cách có hiệu quả Băng những kiến thức, lý luận

được trang bị và những hiểu biết của mình thông qua hoạt động thực tiễn tôi chọn đề tài: “Tổ chức kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước do các chỉ cục thuế thực hiện”

CHƯƠNG 1

LY LUAN CHUNG VE KIEM SOÁT HOẠT ĐỘNG THU NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC DO CÁC CHI CỤC THUÊ THỰC HIỆN

1.1 Lý luận chung về kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước do các chỉ cục thuế thực hiện

1.1.1 Tổng quan về kiểm soát trong quản lý

Trang 2

il

Kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước là những hoạt động của

nhà nước nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các sai sot, ach tắc, đồ vỡ, những

khó khăn, vướng mặc trong quá trình thực hiện thu ngân sách nhà nước nhăm

đảm bảo cho các chủ thê kinh tế hoạt động đúng định hướng và có hiệu quả

1.1.2 Kiểm soát thu ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước là hoạt động đầu vào của ngân sách nhà nước và phản ánh quan hệ kinh té giữa nhà nước với khách thê thực hiện hoạt động thuộc đối tượng thu (thường được gọi là người nộp thuế) với chính sách thu

cụ thê Mỗi đối tượng thu hình thành một nguồn thu và bao gdm 2 loai thu co

ban: thué va 1é phi

Thứ nhất: Thuế

Thuế là một hình thức động viện thực hiện việc phân phối và phân phối

lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân do các tổ chức kinh tế và cá nhân kinh doanh tạo ra đề hình thành quỹ tiền tệ tập trung, nhăm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước

Thuế phải thực hiện 3 chức năng cơ bản, đó là: chức năng bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của nhà nước; chức năng phân phối lại thu nhập và tài sản nhằm đảm bảo công bằng xã hội và chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Tuỳ theo yêu cầu quản lý, thuế được phân chia theo những tiêu thức khác nhau Trong quan hệ trực tiếp với quản lý nguồn thu ngân sách nhà

nước, thuế được phân thành 2 loại:

Một là, Thuê điều tiết các hoạt động điều tiết các hoạt động kinh doanh và hoạt động có thu nhập khác của các tô chức (chủ yếu là các doanh nghiệp),

Trang 3

ill

Hai là, Thuê điều tiết quyền sở hữu tài sản hoặc sử dụng tài sản công, thuê môn bài

Thứ hai: Phí và lệ phí

Đây là khoản thu được xác định theo mức cụ thể cho từng đối tượng thu liên đến sở hữu hoặc sử dụng những tài sản, những dịch vụ công phục vụ

riêng cho những đơn vị, cá nhân có nhu câu không thường xuyên: lệ phí trước bạ, lệ phí giao thông, lệ phí công chứng

Thu ngân sách nhà nước là một hoạt động nhà nước, phản ánh mối

quan hệ kinh té giữa nhà nước với khách thể thực hiện hoạt động thu với những đặc điêm sau:

Một là, Thu ngân sách nhà nước là hoạt động có tính hệ trọng cao: thu

ngân sách nhà nước không chỉ là yếu tố quyết định toàn bộ hoạt động ngân sách nhà nước mà còn là phương pháp điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đảm bảo công băng xã hội Nguồn thu này không chỉ đảm bảo hoạt động của cả bộ

máy nhà nước mà còn tham gia vào việc thực hiện các định hướng chiến lược

của nhà nước cả trong lĩnh vực kinh tẾ, cả trong lĩnh vực xã hội, kể cả dân sinh, an ninh, quốc phòng

Hai là, Tính đa dạng của hoạt động thu

Như đã khái quát ở phần trên, hoạt động thu ngân sách nhà nước bao

ôm nhiều khoản thu từ những loại thuế, những loại lệ phí khác nhau Mỗi

loại hoạt động thu này phản ánh một loại quan hệ kinh tế- pháp lý khác nhau

Do vậy, kiêm soát hoạt động thu cần được vận dụng thích hợp với chức năng

của từng khoản thu

Trang 4

1V

Xuất phát từ tính hệ trọng và đa dạng nói trên của hoạt động thu, nhà nước luôn quan tâm xây dựng một hệ thống pháp lý đầy đủ và thích hợp cho từng loại hoạt động Trên cơ sở hệ thống pháp lý chung của nhà nước, cơ quan tài chính các cấp lập dự toán ngân sách nhà nước Sau khi được cấp có thấm quyền phê duyệt, các mục tiêu, kế cả các con số cũng trở thành pháp lệnh và cần được thực hiện trên cơ sở kết hợp nhiều loại phương pháp từ tuyên truyền vận động đến cưỡng chế khi cần thiết

1.1.3 Vai trò của kiếm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước

Kiểm soát hoạt động thu thuế đã góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về thuế Kiểm soát hoạt động thu thuế là nơi cung cấp các căn cứ, các băng chứng cụ thể phản ánh một cách chân thực, sống động các hoạt động

diễn ra trong thực tế, dé phục vụ cho việc hoàn thiện, bổ sung các chính sách

thuế cho phù hợp

Kiểm soát hoạt động thu thuế là phương tiện phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm nảy sinh trong hoạt động quản lý thu thuế Kiếm

soát hoạt động thu thuế chính là việc xem xét tại chỗ việc làm của các tô

chức, cơ quan và các cá nhân có đúng quy định của chính sách pháp luật về thuế hay không, qua đó sử dụng các biện pháp chế tài băng mệnh lệnh hoặc các quyết định hành chính nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật của người nộp thuê

Kiểm soát hoạt động thu thuế có vai trò quan trọng trong việc cải cách thủ tục hành chính cả về quy chế và tổ chức thực hiện, giảm đến mức tối đa các thủ tục, quy chế không cân thiết gây phiền hà đến nhân dân và doanh nghiệp

Trang 5

1.2.1 Đặc điểm tô chức bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước tại các

chỉ cục thuê

Bộ máy quản lý thuế được tổ chức thành hệ thông dọc từ Trung ương

đến địa phương; cơ quan thuế đặt tại địa phương chịu sự lãnh đạo song trùng

của Ngành Thuế cấp trên và chủ tịch uỷ ban nhân dân cùng cấp; Tổng cục Thuế, cục thuế, chi cục thuế là tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước có tư cách pháp nhân công quyên, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước

1.2.2 Phuong pháp quản lý hoạt động thu ngân sách nhà nước tại các

chỉ cục thuê

Về phương pháp quản lý thu thuế, trên thực tế đang áp dụng 2 phương pháp cơ bản: Phương pháp chuyên quản và phương pháp tự khai

Phương pháp khép kín hay chuyên quản: Đặc điểm của phương pháp

này là mỗi cán bộ thuế phụ trách một hoặc một số người nộp thuế xác định;

theo đó, các công việc quản lý thu (từ xác định mức thu, kế cả kiểm tra cơ sở

tính toán và tính ra mức thuế, đôn đốc thu nộp đến thực hiện công việc thu)

được giao khép kín cho mỗi chủ thể thu nói trên Phương pháp này thích hợp trong điều kiện nhận thức thuế nói riêng và thu ngân sách nói chung cũng như ý thức chấp hành luật pháp của người nộp thuế chưa đầy đủ

Phương pháp quản lý theo chức năng (phương pháp tự kê khai, tw nộp thuế): là phương pháp tiên tiến và hiệu quả trong điều kiện hiện tại: Theo

phương pháp này, người nộp thuế có thể tự tính, tự kê khai, tự nộp và tự chịu

Trang 6

vi

Kiém soat hoat động thu ngân sách nhà nước tại các chi cục thuế được

thực hiện theo các quy trình quản lý thuế, cụ thể là: Đăng ký thuế, khai thuế,

nộp thuế, ấn định thuế; Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Xoá nợ tiền

thuế, tiền phạt; Quản lý thông tin về người nộp thuế; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Xử lý vi phạm pháp

luật về thuế; Khiếu nại, tổ cáo, khởi kiện

1.2.3 Kiểm soát hoạt động thu ngán sách nhà nước tại các chỉ cục thuế qua thanh tra, kiểm tra thuế

Kiểm tra thuế, thanh tra thuế là một trong những chức năng chủ yếu của cơ quan quản lý thuế, chức năng này đặc biệt cần thiết khi áp dụng cơ chế

người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế Kiểm tra, thanh tra thuế nhằm

phát hiện kịp thời những vi phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế để nhắc nhở, giáo dục, ngăn chặn và xử phạt đối với các trường hợp cố ý gian lận về

thuế dưới mọi hình thức

Kiểm tra thuế được xác định là công việc thường xuyên mang tinh

nghiệp vụ được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế hoặc được thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế khi

mà người nộp thuế không giải trình được các số liệu chưa hợp lý trong hồ sơ

khai thuế

Thanh tra thuế được thực hiện trong các trường hợp: theo định kỳ đối

với các cơ sở kinh doanh có ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô kinh

doanh lớn và phức tạp số thuế nộp nhiều; đối với cơ sở kinh doanh và người

nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; thanh tra để giải quyết khiếu

nại, tô cáo về thuê

Trang 7

Vil

nhất, xuyên suốt từ Tổng cục Thuế đến các cục thuế và chi cục thuế; đảm bảo hoạt động thanh tra, kiểm tra chấp hành nhiệm vụ, công vụ của Ngành Thuế

tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, đồng thời đáp ứng yêu cầu

cải cách và hiện đại hoá Ngành Thuế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động

thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ trong toàn Ngành Thuê

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TỎ CHỨC KIÊM SOÁT HOẠT ĐỘNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DO CÁC CHI CỤC THUÊ THỰC HIỆN

2.1 Đặc điểm tổ chức và hoạt động của các chỉ cục thuế trong hệ thống thuế ở Việt Nam với kiếm soát thu ngân sách nhà nước

Cơ chế quản lý thuế của Nhà nước Việt Nam là quản lý theo địa giới hành chính gồm 3 cấp: Tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương: huyện; xã Tại

Trung ương có Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng nghiên cứu chính sách thuế, chỉ đạo thực hiện thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các cục thuế trực thuộc Tổng cục Thuế Tại quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh có các chi cục thuế trực thuộc cục thuế Cục thuế, chi cục thuế thực hiện chức năng trực tiếp quản

lý thu thuế và thu khác trong phạm vi địa bàn được phân công Cấp xã, phường không tố chức cơ quan thuế độc lập mà chỉ tổ chức bộ phận quản lý

thuế thuộc chỉ cục thuế quận, huyện Công tác thuế cũng gan chat va phuc vu

hoạt động của chính quyên địa phương

Các chỉ cục thuế trực tiếp quản lý, thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; hộ kinh doanh cá thể; thuế sử dụng đất nông nghiệp; lệ phí trước bạ; thuế nhà đất và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn quận,

Trang 8

Vill

2.2 Kiểm soát qua quy trình quản lý thu ngân sách nhà nước chỉ cục thuế thực hiện

2.2.1 Quy trình chung cua quản lý thu ngán sách nhà nước

Đăng ký thuế: Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của người nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế đề băt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo các qui định của pháp luật

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Pháp luật về thuế là một bộ phận của hệ thống pháp luật nhà nước mà mọi người dân nói chung và người nộp thuế nói riêng phải chấp hành Đồng thời, trong hệ thông bộ máy quản lý nhà nước, Cơ quan Thuế đại diện cho Nhà nước trong việc quản lý và thực thi pháp luật về thuế Vì vậy, Cơ quan Thuế phải tuyên truyền, giải thích, giáo dục pháp luật thuế cho người nộp thuế và toàn dân để mọi công dân và người nộp thuế hiểu biết về thuế, pháp

luật thuế, về nghĩa vụ và quyền lợi của người nộp thuế, từ đó thực hiện tốt

nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước Quan ly, sw dung hoa don

Một trong những nguyên nhân rất cơ bản dẫn đến tình trạng trốn lậu thuế, nạn tham nhũng phát sinh nặng nề là việc quản lý hoá đơn còn lỏng lẻo

Cán bộ thuế là người có trách nhiệm chủ yếu trong việc hướng dẫn, theo dõi,

kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn xử lý nghiêm minh đối với mọi vi phạm

Công tác kê khai và kế toán thuế

Trang 9

1X

người nộp thuế đạt được nhiều tiễn bộ, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực

hiện kê khai thuế đảm bảo thời gian quy định, áp dụng công nghệ mã vạch hai chiều trong kê khai thuế, nhập tờ khai thuế Các đối tượng ngừng hoạt động bỏ trỗn, mắt tích, đã thực hiện và đóng mã số thuế theo đúng quy trình Công tác kiểm tra tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng được tăng cường, các trường hợp kê khai chậm đã bị xử phạt hành chính theo quy định

Công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế

Tại các chỉ cục đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý nợ thuế và cưỡng

chế nợ thuế: Rà soát các khoản nợ, phân loại nợ thuế, thực hiện chốt nợ thuế

với từng người nộp thuế, lập bộ nợ thuế theo đúng quy trình (nợ thông thường, khó thu, chờ xử lý) Nợ thông thường đã được áp dụng các biện pháp

đốc nợ: Ra thông báo đôn đốc, phạt hành chính, ra lệnh thu, tạm dừng bán hoá

đơn, chuyên hồ sơ sang công an quận hỗ trợ ) Do đó, công tác thu nợ cũng đạt nhiều kết quả khả quan

Tăng cường kiện toàn và củng cô tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ thuế Các chỉ cục thuế thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện đào tạo, bôi

dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thuế, nhắc nhở rèn luyện phẩm chất đạo

đức cách mạng theo mười điều kỷ luật của Ngành Thuế

2.2.2 Kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước tại các chỉ đục thuế Thực trạng việc kiêm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước tại các chi cục thuế được thể hiện qua các mặt công việc sau:

Thứ nhất, VỀ công túc kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế

Việc kiêm tra thuê được áp dụng đôi với cả doanh nghiệp và các hộ sản

Trang 10

Hàng tháng, khi nhận được tờ khai thuế của người nộp thuế nộp, cán bộ

thuế phải tiễn hành kiểm tra tờ khai về: tính pháp lý, các căn cứ kê khai và tính thuế; phát hiện những điều bất hợp lý hoặc dấu hiệu vi phạm các quy định về thuế để yêu cầu người nộp thuế giải trình Theo chỉ đạo của Tổng cục Thuê, trong thời gian qua, các cán bộ thuế đã thực hiện kiểm tra 100% tờ khai thuế của doanh nghiệp mới thành lập và các doanh nghiệp có doanh thu lớn

Thứ hai, Về công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

Có thể nói, công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những nhiệm vụ

trọng tâm nhằm tăng cường công tác chống thất thu thuế Qua công tác thanh

tra, kiểm tra năm 2008, Ngành Thuế đã phát hiện hàng nghìn tỷ đồng sai

phạm

Thứ ba, Vê công tác thanh tra, kiêm tra nội bộ ngành và của các cơ quan chức năng đối với Ngành Thuế

Hàng năm, các cục thuế đều có kế hoạch thực hiện kiểm tra thanh tra việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ tại các chi cục thuế trực thuộc cũng

như các phòng thuộc văn phòng cục Ngoài ra, Tổng cục Thuế cũng tô chức

thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ ở các cục thuế và các chi cục thuế Qua thanh

tra, kiểm tra nội bộ ngành đã phát hiện nhiều sai phạm trong quá trình quản lý thuế, kip thoi chân chỉnh, khắc phục sửa chữa những sai phạm để việc thực hiện các quy định của pháp luật được nghiêm minh

2.2.3 Kết quả đã đạt được trong kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước

Được sự chỉ đạo của các cục thuế và Tổng cục Thuế, công tác quản lý

đối tượng nộp thuế được các chi cục thuế tiễn hành tốt, đã đưa được hầu hết

các hộ kinh doanh thực tế trên địa bàn vào diện quan ly Cac chi cục đã trién

Trang 11

XI

kinh doanh khiếu kiện giảm Ngoài ra, căn cứ vào doanh thu kê khai nộp thuế

của các hộ thực hiện kế toán, cơ quan thuế có thê đánh giá mức độ that thu dé điêu chỉnh mức thuê ân định của các hộ đang nộp thuê khốn

Cơng tác thanh tra, kiểm tra nội bộ Ngành cũng được chú trọng Qua công tác kiểm tra nội bộ, đã phát hiện và kịp thời chân chỉnh những sai phạm

trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, tăng cường việc tuân thủ những quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế có liên quan và những quy trình, nghiệp vụ trong ngành, xử lý những cán bộ vi phạm để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý thu ngân sách nhà nước

Các chỉ cục thuế đã chủ động phối kết hợp chặt chẽ với khối nội chính

quận, các phường cùng với sự nỗ lực của tồn thê cơng chức chi cục thuế đề

ra nhiều biện pháp có hiệu quả thực hiện trong công tác trọng tâm của ngành

và kế hoạch của uỷ ban nhân dân quận huyện đây mạnh công tác quản lý, đôn

đốc thu nộp thuế kịp thời và tăng cường chống thất thu thuế

2.2.4 Hạn chế trong công tác kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nuoc

Trong việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế, các đơn vị khi xây

dựng danh sách kiểm tra rủi ro chưa phân tích kỹ các đặc điểm trong chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp để xây dựng các tiêu chí phân loại doanh nghiệp có rủi ro về thuế, dẫn tới danh sách kiểm tra rủi ro chưa lựa

chọn được các đối tượng thực sự có rủi ro

Trong việc thực hiện quy trình thanh tra, kiểm tra thuế: Công tác kiểm

tra hồ sơ khai thuế theo danh sách rủi ro đã được phê duyệt hiệu quả chưa cao, chủ yếu còn nặng tính thủ tục nên kết quả còn rất hạn chế

Thuế vẫn còn bị thất thu và nợ đọng lớn làm cho nguồn thu ngân sách

Trang 12

xH

thất thu về số thuế Hiện tượng một số hộ kinh doanh cá thé không thực hiện day đủ chế độ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế còn khá phổ biến tại các chỉ CỤC

Tình trạng hoá đơn không được chấp hành nghiêm chỉnh với nhiều hình thức khác nhau: Bán hàng với số lượng lớn nhưng không xuất hoá đơn, hoá đơn khống Cơng tác xác minh hố đơn tại các chi cục thuế được thực hiện khá tốt, nhưng chỉ đáp ứng được một phân nhỏ so với yêu cầu

Việc thực hiện quy trình quản lý thu chưa tốt, việc theo dõi, kiểm tra

chấp hành chính sách thuế trên địa bàn chưa chặt chẽ, còn dé hiện tượng hộ kinh doanh không nộp thuế, dẫn đến tình trạng chây ỳ nợ thuế, gây thất thu

cho ngân sách nhà nước

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một sô cán bộ thuê ở cơ sở còn

yêu kém, chưa đáp ứng được yêu câu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay Một

bộ phận cán bộ, tuy rât nhỏ nhưng cũng là hiện tượng báo động vê sự suy

thoái phẩm chất

2.2.5 Nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước

Một là, Hệ thông thuế suất còn quá phức tạp và có nhiều bất cập: biểu tý lệ thuế ấn định dùng cho các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán còn nhiều bất cập, ngành nghề quá chung chung, dễ tạo khe hở cho

việc “lách luật”, tránh thuê và vận dụng tuỳ tiện, tiêu cực

Hai là, Tô chức bộ máy tuy đã được tăng cường về chất lượng, nhưng

trình độ nghiệp vụ và kiến thức về kế toán, kiểm toán, phân tích đạo đức, tác phong của một số cán bộ thuế còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu

Trang 13

xII

Ba là, Công tác tuyên truyền được chú trọng nhưng chưa phát huy được tác dụng nâng cao ý thức của các tầng lớp dân cư trong việc chấp hành tốt nghĩa vụ khai báo, nộp thuế đúng pháp luật

Bốn là, Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiễn hành thường xuyên săn với việc xử lý nghiêm minh các vi phạm nhăm phát huy được tác dụng giáo dục, răn đe, nâng cao dân trí vê nghĩa vụ công dân đôi với thuê

Năm là, Công tác xử lý vi phạm cưỡng chế về thuế còn chưa đủ liều

lượng cần thiết, do đó, chưa thúc đây được tỉnh thần tự giác của các đối tượng

nộp thuế về nghĩa vụ của mình

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

TỎ CHỨC KIẾM SOÁT HOẠT ĐỘNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DO CÁC

CHI CỤC THUÊ THUC HIỆN

3.1 Sự cần thiết và mục tiêu, phương hướng hoàn thiện hoạt động kiếm soát thu ngân sách nhà nước do các chỉ cục thuế thực hiện

3.1.1 Yêu cấu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

và nhiệm vụ công tác thuê

Thực trạng kiểm soát thuế ở nước ta hiện nay còn có khoảng cách xa so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới Chính sách thuế chưa đồng bộ, chưa khoa học, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, phương pháp quản lý thuế chủ yếu còn thủ công, thủ tục quản lý còn rườm rà, phức tạp, chưa minh bạch Vì vậy, đòi hỏi Ngành Thuế phải cải cách một cách toàn

diện, sâu sắc, triệt để về cơ chế va công nghệ quản lý theo hướng tiên tiến,

hiện đại

Trang 14

X1V

Cơ quan thuê chưa được giao chức năng khởi tô điêu tra các vụ án vi phạm pháp luật về thuế mà đều phải chuyên qua cơ quan công an

Phương pháp kiêm soát thuê nói chung và kiêm tra thuê nói riêng còn nhăm vào tât cả người nộp thuê, không dựa trên cơ sở đánh giá mức độ vi phạm, mức độ gian lận của người nộp thuê đê lập kê hoạch và tô chức thanh tra đúng đối tượng thanh tra ngay từ đầu

Công việc thanh tra hoàn toàn bằng thủ công, không tập trung vào các khâu gian lận; không ứng dụng được tin học vào thanh tra thuế, do đó các cuộc thanh tra thường kéo dài và kết quả rất hạn chế

Tổ chức bộ máy thanh tra thuế chưa tương xứng với khối lượng công việc và vai trò của công tác thanh tra thuê

3.1.3 Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện kiểm soát thu ngân sách

nhà nước tại các chỉ cục thuê

Thông qua việc phát hiện, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vì

phạm về thuế, trước hết là nhằm ran de, ngăn chặn những hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước đảm bảo các luật và chính sách thuế được

thực thi nghiêm chỉnh;

Chống thất thu ngân sách nhà nước, đảm bảo thu đúng, thu đủ số thuế phải nộp theo quy định của các luật thuế:

Thực hiện tốt công băng xã hội, đảm bảo môi trường cạnh tranh bình

đăng về thuế cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phân kinh tế;

Hiện đại hoá phương thức hoạt động, cơ câu tổ chức bộ máy, đội ngũ

cán bộ thanh tra thuế chính quy, chuyên nghiệp đáp ứng được nhiệm vụ trong

Trang 15

XV

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành đảm bảo công tác thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ của Ngành Thuế thống nhất

3.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động kiểm soát thu ngân sách nhà nước do các chỉ cục thuế thực hiện

3.2.1 Hồn thiện hệ thơng pháp luật và tính pháp chế về thuế

Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ có cơ cấu hợp lý phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, găn với hiện đại hố cơng tác quản lý thuế nhăm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân,

đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước; góp phân thực hiện bình đăng, công băng xã hội và chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế

3.2.2 Tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu thuế

Dé tang cường cơng tác kiểm sốt thuế, tại các chi cục thuế cần tập trung vào một số giải pháp: Tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế trên địa bàn; Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý hành thu đối với tất cả các

khoản thu, các sắc thuế, từng địa bàn, từng đối tượng nộp thuế; Tăng cường

công tác quản lý nợ và cưỡng chê thuê

3.2.3 Thuc hién các biện pháp tăng cường hiệu lực công tác thanh ra,

kiếm tra thuế

Cần chuyển hăn từ cơ chế thanh tra nhằm vào tất cả các đối tượng nộp

thuế hiện hành Sang cơ chế thanh tra theo mức độ các vi phạm về thuế: Thay

Trang 16

XVI

Thứ đến là phải đổi mới quy trình thanh tra, kiểm tra thuế theo hướng xác lập đầy đủ hệ thống thông tin về người nộp thuế Xây dựng tiêu chí để đánh giá phân loại người nộp thuế để lập kế hoạch thanh tra Việc tiến hành

thanh tra phải hướng vào đối tượng có gian lận thuế; trong đó thanh tra trực

tiếp vào hành vi gian lận

3.2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế và tăng cường phối kết hợp các bộ phận liên quan

Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ, công chức, tăng cường

giáo dục chính trỊ, tư tưởng cho cán bộ, công chức, đánh giá định kỳ về chất

lượng đội ngũ cán bộ công chức, kiên quyết xử lý kịp thời những sai phạm,

xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra, kiêm tra có đức, có tài, đảm bảo hoàn

thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước

3.2.5 Tăng cường công tác tuyên truyền và tư vấn về thuế

Đề người nộp thuế chấp nhận và thực hiện nghiêm túc các luật, pháp luật thuế, trước hết cần phải làm cho họ hiểu rõ và thông suốt các chính sách thuế, đồng thời hiểu được rõ ràng nghĩa vụ của họ phải làm gì Do đó, trong

thời gian tới, cần xem công tác tuyên truyền giải thích, tư vấn thuế là một trong những công tác trọng tâm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động

thu ngân sách nhà nước được nhẹ nhàng, và hiệu quả cao nhât

3.2.6 Hiện đại hoá trang thiết bị Ngành T, hué phục vụ cơng tác kiểm

sốt hoạt động thu ngán sách nha nudc

Trang 17

XVIH

thống quản lý thu thuế Để đáp ứng được nhiệm vụ quản lý thuế trong giai

đoạn mới, Ngành Thuế buộc phải đây nhanh tiến độ hiện đại hoá, áp dụng

ứng dụng công nghệ tin học để tạo khả năng thích ứng cao và khả năng xử lý, phân tích được khối lượng thông tin không lồ, kết nối thông tin với các ngành và các quốc gia để quản lý được tình trạng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của từng người nộp thuế Mặt khác, Ngành Thuế phải ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực cung cấp thông tin về thuế cho người nộp thuế một cách

nhanh chóng, thuận tiện nhất nhăm nâng cao chất lượng phục vụ và tăng

cường tính tự giác tuân thủ luật thuế của người nộp thuế

KẾT LUẬN

Qua thực hiện cải cách hành chính, cơ quan thuế đã giành được nhiều

lợi thế đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, năm sau tăng nhiều hơn năm trước, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế, thực hiện tốt điều hoà thu nhập dân cư

Tuy nhiên, do công tác kiểm soát thu thuế còn nhiều khuyết nhược điểm đến nay, chính sách thuế còn chưa phát huy hết tác dụng thúc đây các hướng dẫn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát triển mạnh mẽ gây thất thu lớn

cho ngân sách nhà nước chưa tạo được sự cạnh tranh lành mạnh giữa các

thành phần kinh tế, thực hiện được công băng xã hội trong động viên đóng gop cho ngân sách nhà nước Trong thời gian tới, cần xây dựng chế độ thanh tra, kiểm tra; tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế: tăng cường công tác thanh tra,

Ngày đăng: 05/11/2016, 19:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w