Để có được Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay, điều quan trọng hàng đầu là phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức vừa có đức vừa có tài. Đó là những con người có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là những con người có ý thức và năng lực đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, nắm vững chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sảnViệt Nam ở mục 1 phần IX của Báo cáo Chính trị đã ghi: "Nhà nước là công
cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước phápquyền của dân, do dân, vì dân", "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật.Mọi cơ quan tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hànhHiến pháp và pháp luật"
Để có được "Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân" ở nước tahiện nay, điều quan trọng hàng đầu là phải xây dựng được một đội ngũ cán
bộ, công chức vừa có đức vừa có tài Đó là những con người có bản lĩnhchính trị vững vàng trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, tuyệt đốitrung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh Đó là những con người có ý thức và năng lực đấu tranh bảo vệquan điểm, đường lối của Đảng, nắm vững chính sách và pháp luật của Nhànước
Để quản lý được Nhà nước và xã hội bằng pháp luật theo tiêu chícủa một nhà nước pháp quyền, cán bộ, công chức phải được trang bị nhữngkiến thức về nhà nước và pháp luật một cách đầy đủ và kịp thời Nhưnghiện nay, qua các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy: ở nhiều địaphương, việc vi phạm pháp luật, làm trái pháp luật của cán bộ, công chứckhông phải là ít Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm đó, có mộtnguyên nhân cơ bản, đó là cán bộ, công chức chưa nắm vững kiến thức vềnhà nước và pháp luật
Ở Bình Định, những năm gần đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức nói chung, đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật nói riêng
đã được cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương quan tâm hơn Việc mở
Trang 2các lớp đào tạo cán bộ, công chức tại tỉnh và tham gia thi tuyển, cử tuyểncán bộ, công chức đi học ở các cơ sở đào tạo chuyên ngành về nhà nước vàpháp luật ngày càng nhiều hơn Tuy vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dụcpháp luật để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước và quản lý xãhội cho đội ngũ cán bộ, công chức ở các địa phương trong tỉnh hiện nayđang còn là vấn đề bức xúc.
Là một giảng viên, công tác nhiều năm ở Trường Chính trị tỉnhBình Định, tôi đã tham gia nhiều đợt nghiên cứu thực tế ở các địa phươngtrên địa bàn tỉnh Qua tiếp xúc, trao đổi, khảo sát và làm việc với nhiều cán
bộ, công chức ở các huyện, thành phố trong tỉnh, nhất là với đội ngũ cán
bộ, công chức ở các xã, phường, thị trấn, đã cho thấy: Còn một bộ phậnkhá lớn cán bộ, công chức hiểu biết pháp luật rất sơ sài, hời hợt Nhiều cán
bộ, công chức chưa phân biệt được giữa các loại vi phạm pháp luật hànhchính, dân sự, hình sự Có trường hợp vi phạm pháp luật hình sự nghiêmtrọng, nhưng chính quyền địa phương chỉ xử lý nhẹ nhàng, đơn giản trongnội bộ thôn ấp Ngược lại, có vụ việc đơn giản thì quan niệm là nghiêmtrọng và xử lý khá nặng nề
Làm thế nào để tất cả cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị ở cácđịa phương trong tỉnh, khi đã tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội phảinắm bắt, am hiểu pháp luật một cách chặt chẽ, áp dụng pháp luật một cáchđúng đắn, trước hết là trong lĩnh vực mà mình thực hiện chức năng quản lý
Qua hai năm học tập, nghiên cứu tại Học viện Chính trị Quốc gia HồChí Minh, kết hợp giữa lý luận đã học và thực tiễn địa phương Bình Địnhcũng như thực tiễn giảng dạy bộ môn Nhà nước và pháp luật ở Trường Chínhtrị tỉnh Bình Định; được sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Hoàng Văn Hảo,
tôi chọn đề tài: "Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định - Thực trạng và giải pháp" làm đề tài luận văn tốt nghiệp Tôi hy
Trang 3vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào công tác giáo dục pháp luật nói chung và giáodục pháp luật cho cán bộ, công chức ở Bình Định nói riêng.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Giáo dục pháp luật là một vấn đề mang tính cấp thiết ở nước ta tronggiai đoạn hiện nay Đây là vấn đề đã và đang được các nhà khoa học pháp lýquan tâm Nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này đã được công bố, như:
"Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà nước hiện nay", Luận án tiến sĩ của Lê Đình Khiên, 1993; "Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật", Đào Trí Úc chủ biên, Hà Nội, 1995; "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới", của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 1995; "Một số vấn đề giáo dục pháp luật ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; "Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay", Luận án tiến sĩ Luật học của Đinh Xuân Thảo, 1996; "Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp - hình thức đặc thù của giáo dục pháp luật", Luận án tiến sĩ của Dương Thanh Mai, 1996; "Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước ta - Thực trạng và giải pháp", Luận văn thạc sĩ của Hồ Quốc Dũng, 1997; "Một
số vấn đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay", của Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, Nxb Thanh niên, 1997; "Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các trường Chính trị ở nước ta hiện nay", Đề tài
khoa học cấp Bộ, Khoa Nhà nước pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, 1999; "Đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị
ở nước ta hiện nay", Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Hoàng, 2000.
Các công trình nói trên đã nêu ra nhiều vấn đề rất cơ bản cả về lý luận
và thực tiễn trong hoạt động giáo dục pháp luật trên nhiều góc độ Tuy nhiên,
có thể nói rằng, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy
Trang 4đủ và có hệ thống về giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức nói chung vàBình Định nói riêng Vì vậy, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu có hệ thống vấn
đề này trên địa bàn Bình Định
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi của luận văn
* Mục đích:
Đánh giá đúng thực trạng và xác định được phương hướng, giải phápnhằm bổ sung, hoàn thiện việc giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chứctrong hệ thống chính trị ở Bình Định
* Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa lý luận chung về giáo dục pháp luật;
- Đánh giá thực trạng của công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ,công chức ở Bình Định;
- Từ thực trạng đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm tăngcường hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chứctrong hệ thống chính trị ở Bình Định hiện nay
* Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Trên địa bàn tỉnh Bình định, ngoài cán bộ, công chức trong hệ thốngchính trị ở địa phương còn có các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn Luậnvăn này chỉ tập trung chủ yếu nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm tăngcường giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chínhtrị của Bình Định
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Quan điểm, đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp
Trang 5quyền XHCN Việt Nam Phương pháp luận trong nghiên cứu là phương phápduy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phươngpháp xã hội học pháp luật; phương pháp lịch sử cụ thể; phương pháp phântích, tổng hợp, so sánh; phương pháp khảo sát thực tế; phương pháp thống kê
5 Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về giáo dục pháp luậtcho cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị ở Bình Định
- Luận văn đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản về giáo dụcpháp luật cho cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị các cấp ở Bình Định
6 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ tính đặc thù của công tác giáo dục phápluật cho cán bộ, công chức ở Bình Định và các địa phương có cùng đặc điểm
về lịch sử, kinh tế, văn hóa - xã hội Trên cơ sở đó góp phần nâng cao chấtlượng công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức ở BìnhĐịnh
- Các giải pháp mà luận văn nêu ra có thể sử dụng trong công tác giáodục pháp luật cho riêng từng tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác giáo dục phápluật cho Trường Chính trị tỉnh Bình Định; các Trung tâm giáo dục chính trịcác huyện và thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định; các cơ sở giáo dụckhác và Hội đồng giáo dục pháp luật các cấp ở Bình Định
- Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác giáo dụcpháp luật ở các trường Chính trị, các cơ quan giáo dục pháp luật thuộc cáctỉnh trong khu vực duyên hải miền Trung (khu V)
7 Kết cấu của luận văn
Trang 6Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương, 7 tiết.
Trang 7Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1.1 TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1.1.1 Khái niệm giáo dục pháp luật
Đến nay, khái niệm về giáo dục pháp luật ở nước ta vẫn chưa đượcnghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống Có nhiều quan niệm khác nhau
về khái niệm giáo dục pháp luật Về cơ bản có các quan niệm sau đây:
- Trước hết, quan niệm cho rằng, pháp luật là qui tắc xử sự có tính bắt
buộc chung Mọi công dân đều phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, do đókhông cần đặt vấn đề giáo dục pháp luật Pháp luật không thể là cái thuộc tínhtuyên truyền vận động, ngược lại, bản thân pháp luật sẽ tự thực hiện chứcnăng của mình bằng các quy định về quyền và nghĩa vụ thông qua các chế tàiđối với những người tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh
- Quan niệm thứ hai, đồng nhất hoặc coi giáo dục pháp luật là một
bộ phận của giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức Chỉ cần thựchiện tốt quá trình giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức là mọingười đã có ý thức pháp luật cao, có sự tôn trọng và tuân thủ pháp luật.Quan niệm này đã từng tồn tại trong một thời gian khá dài ở nước ta Vìvậy, việc đào tạo chuyên ngành luật không được Nhà nước chú ý, dẫn đếnhậu quả là các cơ sở đào tạo của ngành luật hầu như không có Mãi đếnnăm 1979 mới có cơ sở chuyên ngành đào tạo các luật gia ở bậc đại học vàđến những năm 1987-1988, việc giáo dục pháp luật mới bắt đầu đưa vàochương trình giáo dục ở bậc phổ thông
- Quan niệm thứ ba, coi giáo dục pháp luật đồng nhất với việc tuyên
truyền, giới thiệu, phổ biến các văn bản pháp luật Theo quan niệm này, việcgiáo dục pháp luật thực chất chỉ là các đợt tuyên truyền, cổ động khi có văn bản
Trang 8pháp luật quan trọng mới ban hành như: Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luậtDân sự hoặc trước các kỳ bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân cáccấp.
Các quan niệm nói trên đều mang tính phiến diện, một chiều, chưathấy hết đặc thù, sự tác động của giáo dục pháp luật, nên đã vô tình hoặc cố ý
hạ thấp vai trò, giá trị xã hội của giáo dục pháp luật Bởi vì, bản thân phápluật mới chỉ là văn bản qui phạm pháp luật, là mô hình ở dạng "tiềm năng" Phápluật chỉ thực sự đi vào cuộc sống thông qua cơ chế điều chỉnh bao gồm các giaiđoạn: Ban hành, tuyên truyền giáo dục, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát.Trong cơ chế đó "yếu tố con người là cơ bản và là linh hồn của cơ chế" 21,
tr 14] Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, con người phải suy nghĩ, lựachọn cách xử sự thể hiện qua hành vi Đây là một quá trình tâm lý phức tạp,phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan Ở giai đoạn này, quiphạm pháp luật có khả năng tác động lên ý thức của cá nhân như khuyếnkhích hành vi hợp pháp hoặc kìm chế hành vi bất hợp pháp Do đó, việc phổbiến văn bản pháp luật mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để cá nhânhành động phù hợp theo yêu cầu của pháp luật Điều kiện đủ ở đây là cá nhânphải có ý thức pháp luật đúng đắn, ý thức đó phải được hình thành dưới sự tácđộng liên tục, thường xuyên của các điều kiện khách quan và nhân tố chủquan dẫn đến hành vi hợp pháp của cá nhân "cho nên công bố đạo luật nàychưa phải đã là mọi việc đều xong, mà còn phải tuyên truyền, giáo dục lâu dàimới thực hiện được tốt" [32, tr 244
Để xác định đúng đắn khái niệm giáo dục pháp luật, trước hết cần xuấtphát từ khái niệm giáo dục của khoa học sư phạm Trong khoa học sư phạm,giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp
Theo nghĩa rộng, giáo dục là quá trình ảnh hưởng của nhiều điềukiện khách quan như: Môi trường sống, chế độ xã hội, trình độ phát triểnkinh tế, văn hóa, phong tục tập quán và sự tác động của nhân tố chủ quan
Trang 9như: Sự tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch và định hướng củacon người lên việc hình thành những phẩm chất, kỹ năng nhất định của đốitượng giáo dục.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục là hoạt động có ý thức, có mục đích, có kếhoạch của chủ thể giáo dục tác động lên khách thể giáo dục, nhằm đạt đượccác mục tiêu nhất định như: Truyền bá những kinh nghiệm trong sản xuất,trong đấu tranh; những tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy để khách thể(hay đối tượng) có đủ khả năng tham gia vào đời sống xã hội
Trong thực tiễn, tuy thừa nhận ảnh hưởng của các điều kiện kháchquan là to lớn đối với việc hình thành ý thức cá nhân con người, các nhà lýluận, các nhà khoa học sư phạm vẫn nhấn mạnh đến yếu tố tác động hàng đầu,cực kỳ quan trọng, thậm chí mang yếu tố quyết định của nhân tố chủ quantrong giáo dục Vì thế, khái niệm giáo dục hiện nay thường được hiểu theonghĩa hẹp
Từ những quan niệm trên, giáo dục pháp luật trước hết là một hoạtđộng mang đầy đủ tính chất chung của giáo dục, nhưng nó cũng có những nétđặc thù riêng, phạm vi riêng để tác động lên ý thức con người Theo cả nghĩarộng và nghĩa hẹp của giáo dục, giáo dục pháp luật được hiểu là: Con ngườinói chung là khách thể (hay đối tượng) chịu ảnh hưởng và tác động của cácđiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan để hình thành nên ý thức, tình cảm
và hành vi pháp luật
Giáo dục pháp luật trong thực tiễn hiện nay theo quan niệm chung củanhiều nhà khoa học đều tán thành theo nghĩa hẹp của giáo dục, "cần vận dụngkhái niệm giáo dục theo nghĩa hẹp để hình thành khái niệm giáo dục phápluật" [19, tr 8] Cơ sở của việc xây dựng khái niệm giáo dục pháp luật xuấtphát từ nghĩa hẹp của giáo dục còn được xác định qua các yếu tố sau đây:
- Mặc dù, sự hình thành ý thức con người là quá trình ảnh hưởng tácđộng thống nhất của các điều kiện khách quan và các nhân tố chủ quan,
Trang 10những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và cả những nhà lý luận giáodục đều phân biệt hai mặt của quá trình ấy Tuy vậy, trong sự tác động, nhân
tố của các điều kiện khách quan chỉ là những nhân tố ảnh hưởng còn nhân tốchủ quan là nhân tố tích cực mang tính tác động Nhân tố ảnh hưởng có thểtác động theo chiều này hay chiều khác, còn nhân tố "tác động" bao giờ cũng
là tự giác, có ý thức, có định hướng rõ ràng, cụ thể "mà hoạt động giáo dụcđịnh hướng, có tổ chức, có chủ định của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổchức xã hội là yếu tố hàng đầu" [16, tr 9]
- Khái niệm giáo dục pháp luật theo nghĩa hẹp còn có ý nghĩa trongviệc phân biệt phạm trù giáo dục pháp luật với phạm trù ý thức pháp luật Haiphạm trù này có quan hệ mật thiết với nhau nhưng không phải là một Hoạtđộng giáo dục pháp luật, đó chính là sự tác động của nhân tố chủ quan màtrước hết là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định thành một hệthống của nhiều chủ thể Còn sự hình thành ý thức pháp luật là sản phẩm củađiều kiện khách quan Sự phân biệt hai phạm trù này có ý nghĩa quan trọng ởchỗ tạo ra khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn của hoạt động giáo dụcpháp luật Thực tiễn đã chỉ ra rằng nếu buông trôi, thả lỏng việc giáo dục phápluật thì các nhân tố tiêu cực như: hiện tượng vi phạm pháp luật, phạm tội chưađược xử lý nghiêm minh; hiện tượng nhận hối lộ, tham nhũng trong đội ngũcán bộ, công chức sẽ có điều kiện tác động phản giáo dục rất mạnh lên nhậnthức, tình cảm, lòng tin vào pháp luật của công dân Từ đó, có thể hình thànhloại ý thức pháp luật ngược với mục tiêu của nền pháp chế và là cơ sở cho cáchành vi vi phạm pháp luật tăng lên Ngược lại, nếu xác định đúng đắn các yếu
tố của giáo dục pháp luật như nội dung, hình thức, phương pháp và địnhhướng chúng ngay trong các hoạt động của thực tiễn pháp luật phù hợp với yêucầu từng giai đoạn, từng thời kỳ thì sẽ giảm bớt được tác động của các tiêucực, giúp cho đối tượng được giáo dục có ý thức pháp luật vững vàng, có khả
Trang 11năng phân tích, phê phán một cách đúng đắn về hiện thực pháp luật trong quátrình vận động của nó Từ đó có thái độ và hành động phù hợp với pháp luật.
- Xuất phát từ nghĩa hẹp của khái niệm giáo dục theo khoa học sưphạm, để xây dựng khái niệm giáo dục pháp luật Từ đó cho ta thấy rõ hơnmối quan hệ giữa cái riêng, cái đặc thù của giáo dục pháp luật với cái chung,cái phổ biến của giáo dục Giáo dục pháp luật vừa mang những đặc điểmchung của giáo dục, sử dụng các hình thức phương pháp của giáo dục nóichung, vừa thể hiện những nét đặc thù riêng có của mình trong mối liên hệchặt chẽ với các loại hình giáo dục khác như giáo dục chính trị, đạo đức Tính đặc thù của giáo dục pháp luật thể hiện ở cả mục đích, nội dung và ở cảhình thức, phương pháp
Nét đặc thù của giáo dục pháp luật khác tương đối với các dạng giáodục khác ở chỗ:
+ Giáo dục pháp luật có mục đích riêng của mình, đó là hoạt động nhằmhình thành tri thức, tình cảm và thói quen xử sự phù hợp với quy định củapháp luật
+ Giáo dục pháp luật có nội dung riêng, đó là sự tác động định hướngvới nội dung cơ bản là chuyển tải tri thức của nhân loại nói chung, của mộtnhà nước nói riêng về hai hiện tượng nhà nước và pháp luật Trong đó, phápluật thực định hiện hành của Nhà nước là bộ phận vô cùng quan trọng
+ Xét trên các yếu tố chủ thể, khách thể, đối tượng, hình thức vàphương pháp giáo dục cũng có thể chỉ ra các nét đặc thù của giáo dục phápluật Chẳng hạn, giáo dục pháp luật so với các dạng giáo dục khác, đó là quátrình tác động liên tục, thường xuyên, lâu dài chứ không phải là sự tác độngmột lần của chủ thể lên đối tượng giáo dục Vì thế, giáo dục pháp luật trởthành sợi chỉ đỏ xuyên nối qua gia đình, nhà trường, các tập thể lao động, các
tổ chức Đảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội Nhân tố con người với hành vi
Trang 12hợp pháp đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tác động qua lại giữa ngườigiáo dục (chủ thể) với người được giáo dục (đối tượng) Người được giáo dục
là người chịu sự tác động có tổ chức, có định hướng các thông tin pháp luật
Vì vậy, sự hiểu biết về trình độ, đặc điểm nhân thân của người được giáo dục
là đòi hỏi hàng đầu đối với người giáo dục Đồng thời, người giáo dục phápluật cần phải nắm vững tri thức pháp luật, biết cách chuyển tải nó và hơn thếnữa phải là tấm gương, phải là hình mẫu trong việc tuân theo pháp luật Bởi
vì, trong giáo dục pháp luật thì nguyên tắc "làm gương", "làm mẫu", "anh hãylàm như tôi làm" có ảnh hưởng to lớn đối với người được giáo dục
Tóm lại: Khái niệm giáo dục pháp luật được xây dựng xuất phát từ nghĩa hẹp của giáo dục và theo đó, giáo dục pháp luật được hiểu: là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục, tác động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành.
Với khái niệm giáo dục pháp luật như đã nêu trên, trong điều kiệnhiện nay ở nước ta, việc trang bị tri thức pháp luật, xây dựng tình cảm và thóiquen pháp luật cho mọi công dân là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổchức chính trị, tổ chức chính trị xã hội Trong đó trước hết thuộc về hệ thốngcác cơ quan có chức năng giáo dục đào tạo nói chung và các cơ quan có chứcnăng giáo dục pháp luật của Nhà nước nói riêng
Giáo dục pháp luật là một trong những mắt xích quan trọng, có ýnghĩa đặc biệt trong việc tăng cường pháp chế XHCN Bởi vì, giáo dục phápluật là nhằm hình thành ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho mọi côngdân, nhằm phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật trong công cuộc xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
Hiện nay, như Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ là, tiếptục "xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [15, tr 131], chúng ta đang từng
Trang 13bước phấn đấu nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý xã hội bằng pháp luật Trongphương hướng đó, giáo dục pháp luật giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, vì
đó là khâu đầu tiên để tạo ra tiền đề ý thức cho phương hướng có khả năng trởthành hiện thực trong đời sống xã hội
Thực tế trong thời gian qua cho thấy, sự coi nhẹ và thiếu năng độngtrong công tác giáo dục pháp luật là một trong những nguyên nhân dẫn đếntình trạng ý thức pháp luật của cán bộ công chức và nhân dân còn thấp, "phápluật và kỷ cương của Nhà nước bị vi phạm ngày càng phổ biến" [48, tr 14].Điều đó đặt ra cho chúng ta sự cần thiết phải nhận thức ý nghĩa mang tầmchiến lược của công tác giáo dục pháp luật trong suốt cả quá trình xây dựngnhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân Nó là một bộ phận đặc biệtquan trọng trong chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
1.1.2 Mục đích của giáo dục pháp luật
Mục đích của giáo dục pháp luật là một trong những yếu tố tạo nêncấu trúc bên trong của giáo dục pháp luật Việc xác định đúng đắn các mụcđích xã hội cần phải đạt được trong quá trình giáo dục pháp luật, có vai tròquan trọng trong lý luận và thực tiễn giáo dục pháp luật Bởi vì, các phạm trù,nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật phần lớn phụ thuộc vàoviệc xác định những mục đích xã hội nào được đặt ra trước quá trình giáo dục.Mục đích của giáo dục pháp luật phải đáp ứng được các yêu cầu cụ thể của xãhội đối với giáo dục pháp luật ở từng giai đoạn, trong các điều kiện lịch sử cụthể Theo quan điểm chung của nhiều nhà khoa học, giáo dục pháp luật baogồm các mục đích cơ bản sau đây:
- Mục đích thứ nhất: Hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng
hệ thống tri thức pháp luật của công dân (mục đích nhận thức) Đây là mụcđích hàng đầu, bởi vì, chính sự am hiểu pháp luật, sự nhận thức đúng đắn vềgiá trị xã hội và vai trò điều chỉnh của pháp luật sẽ là điều kiện cần thiết đểhình thành tình cảm và lòng tin vào pháp luật ở mỗi công dân Hơn nữa, tri
Trang 14thức pháp luật còn giúp cho con người tổ chức một cách có ý thức hoạt độngcủa mình và tự đánh giá kiểm tra, đối chiếu hành vi với các chuẩn mực phápluật Mục đích này đặc biệt quan trọng trong điều kiện như nước ta hiện nay,khi mà hiểu biết pháp luật của công dân còn thấp, còn chịu ảnh hưởng tưtưởng và nếp sống của người sản xuất nhỏ, nhận thức về quyền và nghĩa vụcủa công dân chưa đầy đủ Mặt khác, công tác giáo dục pháp luật chưa đượccoi trọng dẫn đến tình trạng pháp chế bị buông lỏng, làm giảm hiệu lực củapháp luật; dẫn đến giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Do
đó, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôncoi trọng công tác giáo dục pháp luật, "coi trọng công tác giáo dục, tuyêntruyền, giải thích pháp luật Cán bộ quản lý các cấp từ Trung ương đến đơn
vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật.Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức phápluật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân" [10, tr 121], "thường xuyên giáodục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật" [11, tr 92],
"phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường phápchế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền giáo dục toàn dân, nâng cao
ý thức chấp hành pháp luật" [15, tr 135]
- Mục đích thứ hai: Hình thành tình cảm và lòng tin đối với pháp
luật (mục đích cảm xúc) Mục đích này rất quan trọng, vì nếu có tri thứcpháp luật mà không có tình cảm tôn trọng và lòng tin vào pháp luật cũngnhư các cơ quan bảo vệ pháp luật thì con người rất dễ hành động chệchkhỏi các chuẩn mực pháp luật vì lợi ích riêng tư (các vụ án gần đây cho tathấy rõ điều đó, điển hình là vụ án Mai Văn Huy, vụ án Năm Cam) Nội
hàm của mục đích cảm xúc đạt được thông qua việc: Một là, giáo dục tình
cảm công bằng, biết xác định các tiêu chuẩn đánh giá tính công bằng củapháp luật, biết đối xử với người khác và với chính mình bằng các tiêu
chuẩn công bằng thể hiện qua các qui phạm pháp luật Hai là, giáo dục tình
Trang 15cảm trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật ở mọi nơi mọi lúc Phê phán,lên án những biểu hiện coi thường pháp luật, các hành vi phạm pháp Đồngthời ủng hộ và tích cực tham gia bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật Cóđược tình cảm trên, con người sẽ có được lòng tin vững chắc vào sự cầnthiết tuân theo những qui phạm pháp luật Khi đã có lòng tin vào pháp luật,con người sẽ có những hành vi hợp pháp.
- Mục đích thứ ba: Hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự
theo pháp luật (mục đích hành vi) Động cơ và hành vi hợp pháp là kết quảcuối cùng của cả quá trình nhận thức pháp luật, đấu tranh nội tâm dưới tácđộng của những yếu tố tâm lý, tình cảm, lòng tin Thói quen xử sự hợp phápđược hiểu là thói quen tuân thủ các quy phạm hướng dẫn của pháp luật, thóiquen thực hiện đúng đắn, tận tâm các quyền và nghĩa vụ pháp lý, thói quen sửdụng và áp dụng các tri thức pháp luật và các quy phạm pháp luật cụ thể đểbảo vệ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình, của người khác, của Nhànước và của xã hội
Việc phân chia các mục đích giáo dục pháp luật trên đây chỉ mangtính tương đối, giữa chúng có mối quan hệ đan xem qua lại trong mối liên hệhữu cơ thống nhất Từ tri thức pháp luật đến tính tự giác; từ tính tự giác đếntính tích cực; từ tính tích cực đến thói quen xử sự theo pháp luật Ngược lại,khi có thói quen xử sự theo pháp luật thì lòng tin, tình cảm pháp luật lại đượccủng cố Do đó, khi tiến hành giáo dục pháp luật đều phải hướng hoạt độngvào cả ba mục đích của giáo dục pháp luật
Việc xác định mục đích của giáo dục pháp luật trong quá trình giáodục pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trong lý luận lẫn thực tiễn giáodục pháp luật Việc xác định đúng hay không đúng mục đích của giáo dụcpháp luật sẽ dẫn đến chất lượng tốt hay không tốt tới giáo dục pháp luật
Trang 161.1.3 Nội dung và hình thức của giáo dục pháp luật
1.1.3.1 Nội dung của giáo dục pháp luật
Nội dung giáo dục pháp luật được xác định trên cơ sở ba mục đích củagiáo dục pháp luật nói trên, là sự hình thành ở đối tượng giáo dục hệ thống trithức pháp luật Tình cảm, lòng tin và thói quen hành động phù hợp với yêucầu của pháp luật Nội dung giáo dục pháp luật là một thành tố quan trọng củaquá trình giáo dục pháp luật, nó được xác định trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ
và đồng thời xuất phát từ nhu cầu, đặc điểm của đối tượng giáo dục pháp luật.Xác định đúng nội dung của giáo dục pháp luật sẽ bảo đảm cho chất lượngcủa việc giáo dục pháp luật có hiệu quả cụ thể, thiết thực
Trong lý luận về giáo dục pháp luật cần làm rõ một số vấn đề liênquan tới nội dung giáo dục pháp luật như: phạm vi, đặc điểm, những yếu tốchủ yếu của nội dung giáo dục pháp luật
Phạm vi của nội dung giáo dục pháp luật theo quan điểm chung hiệnnay bao gồm:
- Các thông tin về pháp luật, gồm cả kiến thức cơ bản và văn bản phápluật thực định
- Các thông tin về việc thực hiện pháp luật, về tình hình vi phạm phápluật và tội phạm, về việc điều tra xử lý các vi phạm pháp luật
- Các thông tin về kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học về thực hiện
áp dụng pháp luật đối với đời sống kinh tế xã hội, đối với từng đối tượng, cáctầng lớp dân cư Đồng thời phản ánh những nhu cầu, nguyện vọng, ý kiến, đềxuất của nhân dân, của các chuyên gia pháp luật trong việc xây dựng và hoànthiện pháp luật
- Các thông tin hướng dẫn hành vi pháp luật cụ thể của công dân (nhưcác quyền, các nghĩa vụ pháp luật, các quy trình thủ tục để bảo vệ các quyềnhợp pháp)
Trang 17Từ phạm vi nội dung giáo dục pháp luật nêu trên, trong thực tiễn phápluật ở nước ta hiện nay cũng cần lưu ý tới những đặc điểm của nội dung giáodục pháp luật Đó là trạng thái động của các thông tin trong nội dung giáo dụcpháp luật Những đặc điểm này cần được nhận thức đầy đủ đối với nhữngngười làm công tác giáo dục pháp luật Trên cơ sở đó họ lựa chọn phươngpháp tiếp cận tới nội dung giáo dục pháp luật của từng đối tượng một cáchphù hợp, giúp cho đối tượng giáo dục có cách nhìn nhận đúng đắn, biệnchứng về quá trình hoàn thiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, cũngnhư những điểm mâu thuẫn và thống nhất của tiến trình đổi mới, phát triểnkhoa học pháp lý và pháp luật thực định ở nước ta.
Những nội dung chủ yếu của giáo dục pháp luật, trên cơ sở lý luận vàthực tiễn, được xác định theo những mức độ, tầng cấp độ khác nhau tùy theotừng loại đối tượng phù hợp với những nhu cầu, đặc điểm của đối tượng giáodục pháp luật Căn cứ vào nhu cầu và đặc điểm của đối tượng giáo dục phápluật, người ta phân định nội dung giáo dục pháp luật thành ba mức, cấp độkhác nhau sau đây:
Một là, mức độ tối thiểu về giáo dục pháp luật phổ cập cho mọi công
dân Sống trong một xã hội được quản lý bằng pháp luật thì mỗi công dânphải cơ những hiểu biết tối thiểu về pháp luật và có những kỹ năng tối thiểu
để sử dụng pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp vàthực hiện nghĩa vụ của mình
Hai là, mức độ giáo dục pháp luật theo nhu cầu ngành nghề của các
công dân hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật, văn hóa xã hội Họcần những hiểu biết và kỹ năng sử dụng pháp luật ở mức độ cao hơn, mangtính định hướng nghề nghiệp rõ hơn thì ngoài những khái niệm pháp lý cơ bảnthường gặp trong thực tiễn, nội dung giáo dục pháp luật theo ngành nghề cònbao gồm một số luật thực định, liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động của
Trang 18đối tượng Các quyền và nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực hoạt động và cáctrình tự giải quyết các tranh chấp phổ biến liên quan trong lĩnh vực nghề nghiệp.
Ba là, mức độ giáo dục chuyên luật, đây là mức độ cao nhất của nội
dung giáo dục pháp luật, nhằm mục đích đào tạo các luật gia cho bộ máy nhànước và các tổ chức mang tính nghề nghiệp về pháp luật Sự hiểu biết của đốitượng này bao gồm cả những quan điểm, những học thuyết về nhà nước vàpháp luật trong lịch sử và hiện tại Những hiểu biết tương đối toàn diện về hệthống pháp luật trong nước và quốc tế trong lĩnh vực chuyên sâu của từngngười (về hình sự, về dân sự, về kinh tế, về hôn nhân gia đình, về luật quốctế, ) Kỹ năng của họ không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà chủyếu là vận dụng chính xác, linh hoạt các quan hệ pháp luật vào việc xử lý, giảiquyết các vấn đề liên quan đến pháp luật (hoặc tư vấn cho việc giải quyết cácvấn đề về pháp luật, như các tranh chấp, các vi phạm pháp luật ) Kỹ năngquan trọng và đặc thù của đối tượng là sáng tạo pháp luật, là khả năng thamgia vào việc hoàn thiện pháp luật
Từ việc xác định phạm vi, đặc điểm và các mức độ yêu cầu về nộidung giáo dục pháp luật có thể thấy rằng: Không thể có một hình thức haymột chủ thể giáo dục pháp luật riêng biệt có thể đáp ứng được tất cả các yêucầu, nội dung để đạt tới mục tiêu giáo dục pháp luật đặt ra cho mọi đối tượng
Do đó cần phải có sự phối hợp nhiều hình thức, phương tiện, chương trình,mục tiêu giáo dục pháp luật của các chủ thể khác nhau để hỗ trợ, bổ sung chonhau nhằm đạt được mục đích của giáo dục pháp luật mà nội dung giáo dụcpháp luật đề ra
1.1.3.2 Hình thức giáo dục pháp luật
Mục đích và nội dung của giáo dục pháp luật không thể tự thân đivào nhận thức, tình cảm của người được giáo dục pháp luật, mà phải quanhững kênh chuyển tải thông tin, là các dạng hoạt động cụ thể để tổ chức
Trang 19quá trình giáo dục pháp luật, thể hiện nội dung giáo dục pháp luật Các dạnghoạt động cụ thể đó phải phù hợp với khả năng tiếp cận của đối tượng Do
đó, hiệu quả của giáo dục pháp luật không chỉ phụ thuộc vào việc xác địnhđúng mục đích và nội dung giáo dục pháp luật mà còn phụ thuộc vào việcxác định đúng hình thức giáo dục pháp luật Có nhiều quan niệm khác nhau
về hình thức giáo dục pháp luật Xuất phát từ giáo dục học, khái niệm hình
thức giáo dục được hiểu là: Các hình thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh nội dung giáo dục
và đạt mục đích giáo dục Trên cơ sở của khái niệm này, hình thức giáo dục pháp luật được coi là các dạng cụ thể, có tổ chức phối hợp giữa chủ thể giáo dục pháp luật và đối tượng giáo dục pháp luật để thể hiện nội dung giáo dục pháp luật và đạt mục đích giáo dục pháp luật Từ khái niệm hình
thức giáo dục pháp luật, người ta còn phân chia hình thức giáo dục pháp luật
ra thành nhiều loại khác nhau Qua thực tiễn cũng như qua nghiên cứu lýluận về nguyên tắc, nội dung, chủ thể, đối tượng giáo dục pháp luật, hìnhthức giáo dục pháp luật được chia làm hai loại:
- Các hình thức giáo dục pháp luật mang tính phổ biến, truyền thốngcủa giáo dục chính trị tư tưởng như: phổ biến, nói chuyện pháp luật tại các cơquan nhà nước, các tổ chức quần chúng, các địa bàn dân cư; các hội nghị, hộithảo pháp luật; các câu lạc bộ pháp luật; các đội thông tin cổ động pháp luật;các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền qua báo chí và các phương tiệnthông tin đại chúng khác; các hình thức văn học nghệ thuật; dạy và học phápluật trong các nhà trường
- Các hình thức giáo dục pháp luật đặc thù như: Các hoạt động địnhhướng giáo dục pháp luật trong các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư phápcủa các cơ quan nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, Tòa án và Viện kiểm sát);giáo dục pháp luật qua các hoạt động của các tổ chức xã hội, tổ chức nghềnghiệp, tổ chức quần chúng (tổ hòa giải, tư vấn pháp lý )
Trang 201.1.4 Chủ thể, khách thể, đối tượng giáo dục pháp luật
và thừa nhận có hai loại chủ thể giáo dục pháp luật: chủ thể chuyên nghiệp vàchủ thể không chuyên nghiệp với vị trí, nhiệm vụ, yêu cầu trình độ và kỹ nănggiáo dục pháp luật khác nhau Từ đó, có các hình thức, phương thức và phươngpháp tiến hành hoạt động giáo dục pháp luật khác nhau
Chủ thể chuyên nghiệp giáo dục pháp luật là những người mà chứcnăng, nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp của họ là thực hiện các mục đích, nội dunggiáo dục pháp luật (giảng viên luật, các báo cáo viên, tuyên truyền viên vềpháp luật )
Chủ thể không chuyên nghiệp giáo dục pháp luật là những người màchức năng chính không phải là giáo dục pháp luật, nhưng một trong cácnhiệm vụ của họ là thông qua hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiệnmục đích giáo dục pháp luật (đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân,cán bộ, công chức thuộc các cơ quan hành pháp, tư pháp )
Tóm lại, chủ thể giáo dục pháp luật được hiểu là tất cả những người
mà theo chức năng hay theo trách nhiệm xã hội, đã tham gia góp phần vàoviệc thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật
1.1.4.2 Khách thể (đối tượng) giáo dục pháp luật
Khách thể theo quan niệm chung nhất là "đối tượng chịu sự tác động,chi phối của hành động trong quan hệ đối lập với đối tượng gây ra hành độnggọi là chủ thể" [60, tr 487] Từ quan niệm chung đó có thể đồng nhất khách
Trang 21thể với đối tượng chịu sự tác động Trong lý luận giáo dục người ta cho rằng:Khách thể (hay đối tượng) giáo dục là cá nhân hay tập thể học sinh.
Như đã đề cập ở phần trên, khái niệm giáo dục pháp luật được xây dựng xuất phát từ nghĩa hẹp của khái niệm giáo dục trong khoa học sư phạm,
nó chỉ là một dạng đặc thù mang nét riêng, nằm trong cái chung của hoạtđộng giáo dục Mặt khác, khi xem xét đến khách thể, đối tượng giáo dục phápluật không thể không tính đến các mục đích của giáo dục nói chung và mụcđích của giáo dục pháp luật nói riêng
Quá trình giáo dục pháp luật thực chất là quan hệ xã hội giữa một bên
là người giáo dục (chủ thể) và một bên là người được giáo dục (khách thể hayđối tượng) Mối quan hệ này có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các bêntham gia trong mối quan hệ Song chiều tác động chủ yếu vẫn là sự tác động,chi phối của người giáo dục (chủ thể) Sự tác động giáo dục là những hoạtđộng có ý thức, có định hướng, có kế hoạch, nhằm đạt tới những mục tiêu,mục đích nhất định (bao gồm mục đích nhận thức, mục đích cảm xúc, mụcđích hành vi, thói quen xử sự theo pháp luật) Nói cách khác, chủ thể giáo dụcpháp luật tác động lên khách thể (đối tượng) giáo dục với những mong muốn
cụ thể là xây dựng được ý thức và những hành vi hợp pháp cho khách thể (đốitượng) giáo dục pháp luật
Như vậy, khách thể (đối tượng) giáo dục pháp luật ở đây không chỉ là
cá nhân, những nhóm cộng đồng xã hội mà còn bào hàm cả những yếu tố bêntrong của họ như: nhận thức, tình cảm, cảm xúc, hành vi cụ thể của họ phùhợp với pháp luật
Từ phân tích trên cho thấy, khách thể của giáo dục pháp luật cũnggiống như khách thể của giáo dục nói chung, nó mang tính đồng nhất với đốitượng giáo dục pháp luật Vậy khách thể của giáo dục pháp luật được hiểu lànhững cá nhân, nhóm cộng đồng xã hội cùng với ý thức và hành vi pháp luậtcủa họ
Trang 22Việc xác định chủ thể, khách thể (đối tượng) giáo dục pháp luật có ýnghĩa quan trọng trong lý luận và thực tiễn của hoạt động giáo dục pháp luậttrên cơ sở mối quan hệ, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chủ thể và khách thểtrong quá trình giáo dục pháp luật Trong đó, chủ yếu là sự tác động có ýthức, có mục đích, có kế hoạch của người giáo dục pháp luật lên người đượcgiáo dục pháp luật Điều đó tạo cho chủ thể xác định các nội dung, hình thức,phương tiện, biện pháp phù hợp để tiếp cận với khách thể (đối tượng) giáodục pháp luật một cách có hiệu quả nhất.
1.1.5 Mối quan hệ giữa giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị
tư tưởng, giáo dục đạo đức và các dạng giáo dục khác
Giáo dục pháp luật tuy có những nét đặc thù riêng, nhưng phải đượcđặt trong mối quan hệ chung được coi như một dạng giáo dục trong hệ thốnggiáo dục Giáo dục pháp luật khi đặt trong tổng thể của hệ thống giáo dục thìgiáo dục pháp luật có mối quan hệ khá mật thiết với các dạng giáo dục khácnhư: giáo dục chính trị, đạo đức, lao động, kinh tế
- Giáo dục pháp luật tác động tương hỗ một cách sâu sắc với giáo dụcchính trị tư tưởng V.I Lênin đã chỉ rõ rằng: "Luật là biện pháp chính trị, làchính trị" [28, tr 99] Hiện nay, đường lối chính trị của Đảng ta - chỗ dựa củađổi mới mọi mặt về chính trị, kinh tế, xã hội đã đi vào tất cả các mặt hoạtđộng lập pháp, hành pháp và tư pháp Có thể nói rằng, mỗi một quy phạmpháp luật đều là phương tiện để củng cố, ghi nhận, một quy tắc mà xã hội cần,
xã hội ủng hộ nhằm bảo vệ không những lợi ích của Nhà nước mà còn là củamỗi công dân Bởi vậy, khi thực hiện giáo dục pháp luật sẽ tạo ra khả năngcho việc giáo dục chính trị tư tưởng, góp phần hình thành ở đối tượng giáodục những quan hệ giá trị xác định với chính trị tư tưởng Ngược lại, tronggiáo dục chính trị tư tưởng có chức năng đan xen trong nội dung của mìnhnhững hiện tượng của pháp luật, củng cố những quan hệ tích cực đối vớinhững đòi hỏi của pháp luật, kích thích lợi ích điều chỉnh bằng pháp luật Mối
Trang 23quan hệ mật thiết qua lại chặt chẽ giữa giáo dục pháp luật và giáo dục chínhtrị tư tưởng đòi hỏi các chủ thể giáo dục pháp luật phải biết kết hợp và bổsung cho nhau trong quá trình giáo dục.
- Giáo dục pháp luật có quan hệ chặt chẽ với giáo dục đạo đức, Đảng
ta đã nhận thức rõ điều đó, nên trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: "Tăng cường pháp chế,xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quản lý xã hộibằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức" [14, tr 45].Giữa pháp luật và đạo đức không có sự đối lập nhau, pháp luật là chỗ dựa và
là cơ sở của việc hình thành đạo đức; các nguyên tắc căn bản của đạo đứcđược thể chế hòa thành các quy phạm pháp luật Do đó, pháp luật bảo vệ vàphát triển đạo đức, bảo vệ tính công bằng, nhân đạo, tự do, lòng tin và lươngtâm con người Vì vậy, giáo dục đạo đức tạo nên những tiền đề cần thiết đểhình thành ở công dân sự tôn trọng sâu sắc đối với pháp luật Ngược lại, giáodục pháp luật tạo ra khả năng thiết lập trên thực tế những nguyên tắc đạo đứcmới Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức đều hướng tới điều chỉnhhành vi của con người, giữa chúng có một số điểm chung là cùng tác động lêncon người, những điểm chung đó là:
+ Tạo ra lòng tin và giá trị xã hội của pháp luật;
+ Tạo ra thói quen xử sự trong các hoàn cảnh cụ thể theo các chuẩnmực đạo đức và pháp luật
Như vậy, sự thống nhất giữa giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đứcthể hiện ở hành vi của con người Sự thống nhất đó đòi hỏi sự tác động tổnghợp của cả hai dạng giáo dục Do đó, trong hoạt động thực tiễn, các tổ chứcchính trị, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội phải sử dụngđồng bộ các hình thức, các biện pháp của cả hai dạng giáo dục để bổ sung chonhau, tác động lẫn nhau với mục đích hình thành các hành vi hợp pháp, hợpđạo đức ở các đối tượng được giáo dục
Trang 24- Hiện nay, "Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán vàlâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủnghĩa" [15, tr 23] Để thực hiện đường lối kinh tế nói trên của Đảng và Nhànước, cần đẩy mạnh hoạt động giáo dục kinh tế trong mối quan hệ với sựnghiệp đổi mới Tất nhiên, giáo dục kinh tế trong giai đoạn hiện nay là những
tư duy và phương pháp của "cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa" Các quan hệ kinh tế ở nước ta ở mức độ này hay mức độ khác đượcthể hiện thành các hình thức pháp lý Thiếu các hình thức pháp lý thích hợp,các quan hệ kinh tế khó lòng thực hiện Điều đó có nghĩa rằng, bên cạnh giáodục kinh tế, cần phải tiến hành giáo dục pháp luật bao gồm việc giải thích,phổ biến, học tập, nghiên cứu những văn kiện liên quan trực tiếp đến việcđiều chỉnh các quan hệ kinh tế
Ngoài những dạng giáo dục có mối quan hệ mật thiết với giáo dụcpháp luật như đã nêu trên, còn nhiều dạng giáo dục khác Trong điều kiện đổimới hiện nay, việc nghiên cứu mối quan hệ tổ hợp, đan xen giữa các dạnggiáo dục có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách Việc giáo dục pháp luật chỉ
có thể đạt được mục đích và hiệu quả trong mối quan hệ thống nhất, tổ hợpcủa cả hệ thống các hình thức giáo dục Tất cả các dạng giáo dục phải đượcphối hợp và tiến hành thường xuyên trong mối quan hệ tác động qua lại lẫnnhau
1.2 GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1.2.1 Khái niệm cán bộ, công chức
1.2.1.1 Quá trình hình thành khái niệm công chức ở Việt Nam
Khái niệm công chức ở nước ta được đánh dấu từ Sắc lệnh 76/SLngày 20/5/1950 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ban hành "Quy chế công chức củanước Việt Nam dân chủ cộng hòa" Sau đó, trong một thời gian dài do nhiều
Trang 25nguyên nhân chúng ta ít sử dụng thuật ngữ "công chức" mà thường dùng cụm
từ "cán bộ công nhân viên chức" để chỉ toàn bộ những người làm việc trongtất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng, các đoàn thể quần chúng, cán bộ,công nhân làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh
Đến cuối những năm 1980, thực hiện chủ trương đổi mới toàn diệncủa Đảng và Nhà nước ta theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toànquốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986), khái niệm "công chức" lạiđược dùng nhiều hơn trong các văn bản pháp luật của Nhà nước Để phânđịnh ai là công chức, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hànhNghị định 169/HĐBT ngày 25/5/1991 Theo Điều 1 của nghị định này thì:
"Công chức nhà nước là công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm,giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở trung ươnghay địa phương; ở trong nước hay ngoài nước; đã được xếp vào một ngạch;hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp gọi là công chức nhà nước"
Bước sang những năm 1990, sự nghiệp đổi mới đất nước được đẩymạnh và đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhiều vấn đề lớn được đặt ra,trong đó có vấn đề cán bộ, công chức "Xây dựng và ban hành văn bản phápquy về chế độ công vụ và công chức Định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, thẩmquyền", "xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước vừa có trình độchuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp" [14, tr 132] Theo tinh thần Nghị quyếtcủa Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) nói trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
đã ban hành Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26/02/1998 và có hiệu lực vàongày 01/5/1998
Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 không đưa ra định nghĩa chotừng khái niệm "cán bộ", "công chức", cũng không đưa ra định nghĩa chungcho cụm từ "cán bộ, công chức", mà chỉ quy định ở Điều 1 của Pháp lệnh Cán
bộ, công chức:
Trang 26Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam,trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm:
1- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trongcác cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
2- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụthường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
3- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công
vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn,được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước;mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh, tiêuchuẩn riêng;
4- Thẩm phán Tòa án nhân dân; kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;5- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụthường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân màkhông phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làmviệc trong các cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩquan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp
Sau khi Pháp lệnh đã ban hành, Chính phủ đã ra ba nghị định, chủ yếu
là giải thích và hướng dẫn về vấn đề công chức:
Theo Nghị định 95/1998/NĐ-CP thì công chức là những người quyđịnh tại khoản 3 và khoản 5 của Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ công chức Từ các
Trang 27văn bản trên, chúng ta có thể rút ra một khái niệm về công chức như sau:Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữmột công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyênmôn, được xếp một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước,mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn, nghiệp vụ, có chức danh tiêuchuẩn riêng, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (kể cả cấp
cơ sở)
1.2.1.2 Khái niệm về cán bộ ở nước ta
Trong pháp luật và trong thực tiễn quản lý nhà nước ở nước ta, kháiniệm cán bộ chưa cụ thể, rõ ràng Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật mới,chúng ta thấy rằng: Nếu theo quy định của Nghị định 95/1998/NĐ-CP, côngchức là những người nói ở các khoản 3 và 5 của Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ,công chức Vậy các khoản còn lại (1, 2, 4) là những người thuộc khái niệm
"cán bộ" Nhưng kết luận loại suy như vậy là không chính xác nếu đối chiếuvới các quy định khác và tình hình thực tế hiện nay ở nước ta Theo tôi, khái
niệm "cán bộ" ở nước ta là công dân Việt Nam được bầu ra trong các cuộc bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội các cấp; những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên, làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; là thẩm phán Tòa án nhân dân, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Trong phạm vi luận văn này, tôi không có ý định đi sâu lý giải vấn đề
cán bộ, công chức mà chỉ xác định phạm vi cán bộ, công chức để thực hiện
việc giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức
Trang 281.2.2 Nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức
1.2.2.1 Nội dung giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức
Cán bộ và công chức là những người trong phạm vi chức năng của
mình tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách là người lãnh đạo, quản
lý nhà nước và quản lý xã hội Thái độ và hành vi xử sự đúng pháp luật haykhông của cán bộ, công chức là thí dụ sinh động, là tấm gương phản chiếutính pháp chế trong tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị nói chung,
bộ máy nhà nước nói riêng
Cán bộ, công chức là những người trực tiếp, có tác động rất mạnh đếnhiểu biết, nhận thức, thái độ, tình cảm của nhân dân đối với pháp luật Với tưcách này, cán bộ, công chức phải được trang bị các kiến thức và kỹ năngtrong việc áp dụng pháp luật và trước tiên họ phải có ý thức đầy đủ về tráchnhiệm chủ thể giáo dục pháp luật của mình trong khi tiến hành các hoạt độngchuyên môn nghiệp vụ cụ thể
Căn cứ vào đối tượng cán bộ, công chức mà xây dựng nội dung giáodục pháp luật phù hợp, có thể phân làm hai nhóm lớn như sau:
* Đối với cán bộ, công chức nói chung thì nội dung giáo dục pháp luật
- Các thủ tục, trình tự pháp lý để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp
và thực hiện các nghĩa vụ của công dân;
- Hệ thống những khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý thường gặptrong thực tiễn;
Trang 29- Một số pháp luật thực định liên quan đến hoạt động của cán bộ, côngchức như: các bộ luật, các đạo luật quan trọng, có phạm vi điều chỉnh rộng,liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự,Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Hôn nhân và gia đình
* Đối với cán bộ, công chức chuyên ngành pháp luật, nội dung giáo
dục pháp luật bao gồm:
- Những quan điểm, những học thuyết về nhà nước và pháp luật tronglịch sử và hiện tại;
- Hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế;
- Cung cấp, giải thích các quy phạm pháp luật cụ thể, về những hậuquả pháp lý do việc chấp hành hay vi phạm các quy phạm pháp luật đó,hướng dẫn hành vi xử sự cụ thể;
- Cập nhật những thông tin pháp luật;
- Những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vềpháp luật
1.2.2.2 Hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức
Qua nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn về giáo dục pháp luậtcho cán bộ, công chức cho thấy:
Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức được thể hiện khá đa dạng,biểu hiện dưới nhiều hình thức như: Dạy và học pháp luật trong các trường(các trường chuyên ngành và cả các trường khác trong hệ thống giáo dục); tậphuấn chuyên đề về nhà nước pháp luật hoặc kết hợp giáo dục pháp luật trongcác lớp tập huấn, các hội nghị chuyên đề khác; giáo dục pháp luật qua tuyêntruyền và cổ động (tuyên truyền miệng, qua các phương tiện thông tin đạichúng, nhất là qua báo, tạp chí, qua hoạt động nghệ thuật, qua các cuộc thi );giáo dục pháp luật qua hoạt động thực tiễn của cán bộ, công chức trên lĩnhvực công tác của mình, nhất là các hoạt động trên lĩnh vực lập pháp, hành
Trang 30pháp, tư pháp; giáo dục pháp luật qua hệ thống thông tin pháp luật (Công báo,các bản tin pháp luật, các văn bản pháp luật qua đường công văn nhà nước ).
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, chủ thể, khách thể (đối tượng) củagiáo dục pháp luật, có thể chia hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ, côngchức làm ba loại:
* Hình thức giáo dục pháp luật mang tính phổ biến, tuyên truyền của giáo dục chính trị tư tưởng như:
- Phổ biến, nói chuyện pháp luật tại các cơ quan nhà nước, các tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị xã hội;
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo về pháp luật;
- Hoạt động tại các câu lạc bộ pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiểupháp luật trong cán bộ, công chức;
- Tuyên truyền pháp luật qua báo, tạp chí chuyên ngành; thông quacác chuyên mục tìm hiểu pháp luật, giới thiệu văn bản pháp luật mới của cácbáo, tạp chí khác;
- Giáo dục pháp luật thông qua các hình thức văn học nghệ thuật(phim, ảnh, sân khấu )
* Hình thức giáo dục pháp luật chuyên biệt đối với các hoạt động chuyên ngành pháp luật.
Hình thức giáo dục pháp luật này được quy định bởi mối quan hệ biệnchứng giữa sự tác động giáo dục pháp luật và tác động thực tiễn pháp luật lên
ý thức và hành vi của cán bộ, công chức Xuất phát từ nguyên tắc gắn giáodục pháp luật với thực tiễn công tác và đời sống, các chuyên gia pháp lý đãtìm thấy khả năng hình thành các hình thức giáo dục pháp luật mang tính đặcthù này Đó là định hướng giáo dục pháp luật cho các hoạt động chuyên sâutrong lĩnh vực ban hành và thực thi pháp luật Việc tổ chức thực hiện các địnhhướng đó nhằm hạn chế các tác động tiêu cực và tăng cường các tác động tích
Trang 31cực của thực tiễn pháp luật đối với quá trình hình thành ý thức pháp luật củacán bộ, công chức hoạt động trên lĩnh vực này Điều đó xuất phát từ vai trò, vịtrí, chức năng của cán bộ, công chức chuyên ngành pháp luật họ là nhữngngười có "vai trò kép" trong mối quan hệ với giáo dục pháp luật Họ vừa là đốitượng cần được giáo dục pháp luật vừa là chủ thể giáo dục pháp luật trong mốiquan hệ với cán bộ, công chức khác và với nhân dân Hình thức giáo dục phápluật này với vai trò chủ đạo là các luật gia đang công tác tại các cơ quan nhànước, các luật sư đang hành nghề tại các công ty luật, các văn phòng luật sư Giáo dục pháp luật qua các hoạt động hành pháp và tư pháp thường mang tính
cá thể hóa rõ rệt cả về đối tượng, nội dung và biện pháp thực hiện, vì nó thườnggắn liền với việc áp dụng các điều luật cụ thể hay thực hiện một quyền, mộtnghĩa vụ pháp lý cụ thể của người được giáo dục Do đó, có sự tác động trựctiếp, sâu sắc lên ý thức, tình cảm và hành vi của họ Việc thừa nhận hình thứcgiáo dục pháp luật này là vấn đề có tính lý luận quan trọng, góp phần tạo nên
sự đổi mới cơ bản trong cách nghĩ, cách làm của công tác giáo dục pháp luậthiện nay
*Hình thức quan trọng và cơ bản nhất trong giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức là đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật ở các trường
Có hai dạng giáo dục pháp luật qua hình thức này:
- Đào tạo, bồi dưỡng pháp luật trong các trường không chuyên luật(các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp không chuyên luật vàcác trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các tổ chức chính trị và tổ chứcchính trị xã hội)
- Đào tạo, bồi dưỡng pháp luật trong các trường, các khoa chuyên vềNhà nước và pháp luật như: Đại học Luật, Khoa luật Đại học Quốc gia, ViệnNhà nước pháp luật, Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Nhà nước và pháp
Trang 32luật của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Nhà nước - phápluật của trường Chính trị tỉnh, thành phố
Các hình thức đào tạo này đã cung cấp cho hệ thống chính trị một độingũ cán bộ, công chức có trình độ pháp luật vững vàng để thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước và quản lý xã hội theo pháp luật
Từ quan niệm và phân loại giáo dục pháp luật như trên, các chủ thểgiáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức phải xác định rõ mục đích, yêu cầu,nội dung ngay trong khi xây dựng các chương trình công tác, nghiệp vụ chuyênmôn trong từng thời kỳ hoặc trong từng vụ việc Trên cơ sở đó, chuẩn bị cácđiều kiện vật chất, điều kiện cán bộ để tổ chức hình thức giáo dục phù hợp
Trong công tác giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật chocán bộ, công chức nói riêng, cần phải kết hợp các hình thức giáo dục khácnhau nhằm phát huy tối đa mặt tích cực và bù đắp những hạn chế của từngloại hình để đạt được kết quả tối ưu
1.2.2.3 Phương pháp giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức
Phương pháp giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức là hệ thốngcác cách thức để tiến hành hoạt động giáo dục pháp luật cho những người đãtrưởng thành, đang có vị trí nhất định trong xã hội Đó là cách thức, biện phápgiúp cán bộ, công chức tiếp cận thông tin pháp luật, cách giải thích làm rõ các
tư tưởng chính trị pháp lý, các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật
Trong giáo dục pháp luật, chủ thể giáo dục là các chuyên gia khôngchỉ am tường về pháp luật mà còn phải nắm bắt nhiều lĩnh vực liên quan.Phương pháp sư phạm được coi là phương pháp quan trọng trong công tácgiáo dục pháp luật Đặc biệt là "phương pháp sư phạm đối với việc học tậpcủa người lớn" [20, tr 2] Phương pháp sư phạm trong giáo dục pháp luật chocán bộ, công chức điều quan trọng là bảo đảm "cung - cầu" "Cung" của độingũ cán bộ, công chức là biểu hiện khả năng đáp ứng của sự nghiệp, mục tiêu,chính sách, hệ thống tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức
Trang 33trong từng thời kỳ nhất định "Cầu" của đội ngũ cán bộ, công chức bao gồm
về số lượng, chất lượng (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, đạo đức, phẩm chất )
Ngoài phương pháp sư phạm, chủ thể giáo dục pháp luật cần sử dụngnhiều phương pháp khác như: phương pháp tư duy logic, tâm lý, thực hành,giải quyết tình huống Một nguyên tắc chung nhất khi sử dụng các phươngpháp giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức đó là kết hợp lý luận với thựctiễn thi hành pháp luật (thông qua việc xử lý tình huống)
1.2.2.4 Một số đặc điểm trong giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức
- Cán bộ, công chức là nhân tố quyết định cho sự nghiệp cách mạng,gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốttrong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vì vậy, trong công tác giáo dục pháp luậtcho cán bộ, công chức phải gắn chặt với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.Lê-nin đã chỉ ra rằng: "Luật là biện pháp chính trị, là chính trị" [29, tr 99] Khithực hiện giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, người giáo dục phải thực
sự là "tấm gương sáng", phải là người nắm vững chủ trương, đường lối, chínhsách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, "Cán bộ là cái gốc của mọi côngviệc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [34, tr 269]
- Cán bộ, công chức là những người trưởng thành, môi trường côngtác của họ là các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, cán bộ, công chức thườngtham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách là người đại diện cho Đảng vàNhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể trong quan hệ với nhân dân
Vì vậy, thái độ và hành vi xử sự đúng pháp luật hay không của cán bộ, côngchức có tác động rất lớn đến đời sống pháp luật của nhân dân Việc giáo dụcpháp luật cho cán bộ, công chức không chỉ là việc giáo dục kiến thức phápluật đơn thuần mà còn phải kết hợp cả việc giáo dục phong cách làm việc, đạo
Trang 34đức, lối sống "Không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnhđạo được nhân dân" [35, tr 235].
- Cán bộ, công chức có vai trò kép trong giáo dục pháp luật trong mốiquan hệ của giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức thì họ (cán bộ, côngchức) là đối tượng (khách thể) của giáo dục pháp luật Với vai trò là đốitượng, họ phải bảo đảm các yêu cầu của mục đích giáo dục pháp luật Nhưngvới vai trò là cán bộ, công chức trong quan hệ với nhân dân thi cán bộ, côngchức trở thành chủ thể của giáo dục pháp luật Vì vậy, vai trò của họ có tácđộng rất lớn đến hiểu biết, nhận thức, thái độ, tình cảm của nhân dân đối vớipháp luật
Với đặc điểm này cần chú ý giáo dục cho cán bộ, công chức ý thứccủa người "công bộc" của nhân dân Phải xây dựng ý thức "chí công vô tư",coi pháp luật là "cán cân công lý", mọi người đều bình đẳng trước pháp luật
"Pháp luật không hùa theo người sang "Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôncũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh Trừng trị cái sai khôngtránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu" [36, tr 62] Haimươi ba thế kỷ trước, Hàn Phi Tử đã nói như vậy và bài học đó vẫn cònnguyên giá trị đến hôm nay
Chúng ta đang xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân,
vì dân Để đạt được mục đích đó trước hết đội ngũ cán bộ, công chức phảithông pháp luật, phải thạo chuyên môn, phải chí công vô tư như lời Bác Hồdạy: "Cán bộ phải đoàn kết nhất trí, giữ vững đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính;kiên quyết chống quan liêu, tham ô, lãng phí; hết lòng hết dạ phục vụ nhândân; chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Chính phủ và pháp luật của Nhànước" [33, tr 226]
Trang 35Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở BÌNH ĐỊNH
2.1 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở BÌNH ĐỊNH
2.1.1 Vài nét khái quát về Bình Định
Bình Định là một tỉnh nằm giữa vùng duyên hải miền Trung Trung
bộ Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tây giáp tỉnh Gia Lai, phía namgiáp tỉnh Phú Yên, phía đông giáp biển Đông Diện tích và dân số BìnhĐịnh thuộc loại trung bình trong cả nước (dân số: 1.504.700 người, diện tích6.025,6 km2) [8, tr 6] Cả tỉnh có 10 huyện, trong đó có 3 huyện miền núi
và thành phố Quy Nhơn (đô thị loại II) Hiện nay Bình Định có 152 xã,phường, thị trấn Trong đó có 126 xã, 16 phường và 10 thị trấn Trong 126 xã
có 28 xã miền núi, trong 28 xã miền núi có 16 xã vùng cao, có 4 xã đảo vàbán đảo [5, tr 1] Cả tỉnh hiện có 32 dân tộc anh em chung sống, chủ yếu làdân tộc kinh, Bana, Chăm, Hrê, Hán, Thái, Tày Số còn lại không đáng kể,mới đến Bình Định những năm gần đây di cư tự do từ các tỉnh miền núi phíaBắc vào [7, tr 39-40
Bình Định đã từng là đế đô của vương quốc Chàm và là cố đô củatriều Tây Sơn Trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ,Bình Định là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng Đầu tháng 3/1930 chi bộĐảng đầu tiên ở Bình Định đã được thành lập tại Nhà máy Đèn Quy Nhơn
"Thời gian lập chi bộ khoảng từ 8-10/3/1930" [43, tr 41] Trong Cách mạngtháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Bình Định đã khởi nghĩagiành chính quyền trên toàn tỉnh vào ngày 23/8/1945 Trong kháng chiếnchống thực dân Pháp (1945-1954), Bình Định là vùng giải phóng của ta(thuộc liên khu V) Mặc dù bị địch đánh phá, càn quét, lấn chiếm rất ác liệt
Trang 36nhưng quân và dân Bình Định vẫn giữ vững vùng giải phóng Bình Định trởthành một trong những vùng căn cứ địa vững chắc của cách mạng ở khu vựcmiền Trung - Tây nguyên, nơi cung cấp nhân, tài, vật, lực cho kháng chiến.
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Hiệp định Giơnevơ được ký kết,đất nước tạm thời chia làm hai miền: Nam - Bắc Để chuẩn bị lực lượngcho lâu dài, Bình Định đã đưa một lực lượng khá lớn tập kết ra Bắc gồm10.700 người, trong đó có một lực lượng không nhỏ là học sinh Số cán bộ
và học sinh Bình Định tập kết ra Bắc chiếm hơn một nửa của toàn khu V
"Theo Nam Trung bộ kháng chiến (1945 - 1975)" xuất bản năm 1992 và
1995, số người tập kết toàn khu gần 20.000 người [44, tr 9] Ngoài lựclượng tập kết ra Bắc, số cán bộ được cử ở lại (quần kết) là 1112 đảng viên,trong đó có 223 cán bộ "bất hợp pháp" phải "cải trang" hoặc đổi vùng đểhoạt động Trước khi tập kết, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 3129 quầnchúng cốt cán (cơ sở cách mạng)
Sau 1954, Mỹ - Ngụy phá hoại Hiệp định Giơnevơ và thực hiện âmmưu chia cắt lâu dài đất nước ta Nhân dân miền Nam Việt Nam đã vùng dậyđấu tranh giải phóng quê hương Trong kháng chiến chống Mỹ, Bình Định đã
có hơn 50.000 người thoát ly (lên căn cứ) tham gia kháng chiến, 25.000 ngườikhác bị địch bắt bớ tù đày, trong đó có hơn 1 vạn người bị giam cầm ở hầu hếtcác nhà tù của Mỹ - Ngụy ở miền Nam Việt Nam (theo số liệu của Ban liênlạc tù Chính trị tỉnh Bình Định)
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi nhưng chiếntranh cũng đã để lại cho nhân dân miền Nam nói chung, Bình Định nói riêngnhiều mất mát, đau thương "tính đến 31/12/1995, Bình Định có 1.318 Bà mẹViệt Nam Anh hùng, 36 Anh hùng, 29.518 liệt sĩ, 17.412 thương binh Cả tỉnh67.929 đối tượng chính sách" [44, tr 289]
Sau 27 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bình Địnhđang đi vào thời kỳ xây dựng quê hương
Trang 37Bình Định là vùng đất tuy xa các trung tâm kinh tế, các đô thị lớn(cách Hà Nội 1100 km, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 800 km) nhưng làcửa ngõ của khu vực miền Trung Tây nguyên Bình Định có đường sắt,đường bộ xuyên Việt chạy dọc theo chiều dài của tỉnh, có Quốc lộ 19, nốicảng Quy Nhơn với Tây Nguyên - Nam lào và Đông Bắc Campuchia Sân bayPhù Cát là cửa ngõ hàng không nối Bình Định với các thành phố lớn trong cảnước và quốc tế Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn (đào tạo giáo viên vàliên kết đào tạo với nhiều ngành khác) và tương lai gần sẽ là "Đại học QuyNhơn", nơi đào tạo nhân tài cho khu vực miền Trung Tây Nguyên.
Bình Định có khu công nghiệp Phú Tài đã đi vào hoạt động và tươnglai sẽ có thêm khu công nghiệp Nhơn Hội Các cơ sở này sẽ là động lực tạo đàcho Bình Định đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy Bình Định pháttriển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội Hiện nay, bình quân thu nhập đầungười của Bình Định là 320 USD/người/năm Tổng sản phẩm của Bình Định(tính theo giá thực tế) năm 2001 là gần 5000 tỷ đồng [8, tr 13]
Với những số liệu trên đây cho thấy, đất nước và con người BìnhĐịnh, ngoài những nét chung của khu vực ven biển miền Trung, Bình Địnhcòn mang những nét đặc thù riêng có của quê hương "Tây Sơn", nơi khởinguyên của phong trào "Cờ đào áo vải" năm xưa và là nơi cùng với miềnNam cháy lên ngọn lửa "Đồng khởi" (Vĩnh Thạnh) năm 1959, Bình Định,mảnh đất có nhiều nét đặc thù về địa chính trị, địa kinh tế, địa văn hóa củakhúc ruột miền Trung
2.1.2 Nguồn cán bộ, công chức ở Bình Định
Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ cán bộ, côngchức ở Bình Định được hình thành từ ba nguồn cơ bản sau:
2.1.2.1 Nguồn cán bộ, công chức từ miền Bắc về
Như trên đã nói, Bình Định là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng,nhiệm vụ quan trọng nhất trong cách mạng là công tác tổ chức cán bộ Từ
Trang 38những năm đầu cách mạng, Hồ Chí Minh đã nêu lên bài học đó trong quátrình vận động cách mạng: "Muốn biết tự do chầy hay chóng, thì xem tổ chứckhắp hay không" [33, tr 41] Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ ChíMinh, sau hiệp định Giơnevơ, Bình Định đã chuẩn bị một chiến lược cán bộlâu dài Trong số 10.700 người của Bình Định tập kết ra Bắc có hàng nghìncác cháu là học sinh Số học sinh này đã được Đảng và Nhà nước rất quantâm trong việc đào tạo Sau khi học xong bậc phổ thông, hầu hết các cháuđược vào các trường Đại học và sau đại học ở các nước xã hội chủ nghĩa anh
em (nhất là ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu)
Ngoài số học sinh tập kết ra Bắc năm 1954 - 1955, trong kháng chiếnchống Mỹ dù phải lo trăm công nghìn việc trong chiến đấu và phục vụ chiếnđấu nhưng Đảng và chính quyền ở Bình Định không quên chuẩn bị đội ngũcán bộ cho mai sau Từ 1967 đến 1972, mỗi năm có hàng trăm học sinh là con
em cán bộ và gia đình cơ sở cách mạng được đưa ra miền Bắc học tập và rènluyện tại các trường học sinh miền Nam ở Hà Đông, Hà Nam, Hải phòng,Quảng Ninh
Một lực lượng khác là các thương binh ở chiến trường cũng cũngđược đưa ra miền Bắc trong những năm chiến tranh để chữa bệnh và học tập.Những chiến sĩ, cán bộ bị địch bắt và trao trả sau hiệp định Pa-ri-1973 cũngđược Đảng đưa ra miền Bắc chữa bệnh và học tập
Sau ngày miền Nam giải phóng (1975), một đội ngũ cán bộ, côngchức gồm nhiều thế hệ đã được Đảng và Nhà nước chăm lo, đào tạo ở miềnBắc và các nước xã hội chủ nghĩa trở về quê hương Bình Định Đây là nguồncán bộ, công chức vô cùng quan trọng của Bình Định từ sau 1975 đến nay
2.1.2.2 Nguồn cán bộ, công chức hình thành trong chiến tranh chống Mỹ
Hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bình Định đã có hơn 5vạn cán bộ, chiến sĩ thoát ly tham gia kháng chiến, "từ 1961 đến 1975, hơn
Trang 3950.000 thanh niên thoát ly và tòng quân" [44, tr 289] Họ là những người đượcrèn luyện trong gian khổ, ác liệt của chiến tranh Trên tất cả các mặt trận, họđều là những người tiên phong, không ngại hy sinh gian khổ Tri thức vô giácủa họ là những bài học kinh nghiệm "xương máu" được rút ra từ thực tiễnchiến đấu và công tác, đặc biệt là công tác tuyên truyền, vận động quần chúng.
Một bộ phận cán bộ, công chức khác cũng trưởng thành trong chiếntranh, đó là những cán bộ "nằm vùng", cán bộ "địch hậu", cán bộ "cơ sở" cáchmạng Đội ngũ này là những người luôn trung thành với Đảng và cách mạng,không ngại hy sinh gian khổ Họ rất giàu kinh nghiệm trong công tác tuyêntruyền, giáo dục chính trị tư tưởng
2.1.2.3 Nguồn cán bộ, công chức hình thành sau kháng chiến chống Mỹ
Sau 30/4/1975, đất nước ta bước vào thời kỳ xây dựng Công tác giáodục, đào tạo được đẩy mạnh Mỗi năm có hàng chục nghìn học sinh tốt nghiệpphổ thông trung học và phổ thông cơ sở (nay là trung học cơ sở), trong đó cóhàng nghìn người thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyênnghiệp Phần lớn số họ sau khi tốt nghiệp trở thành cán bộ, công chức trongcác cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh
2.1.3 Những nét đặc thù của cán bộ, công chức ở Bình Định
Như trên đã nêu, cán bộ, công chức ở Bình Định được hình thành từ
ba nguồn chủ yếu:
Một là, đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo từ miền Bắc và các
nước XHCN anh em trở về xây dựng quê hương Có thể nói, đây là đội ngũ
"trí thức cách mạng" mà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta nói chung, Bình Địnhnói riêng đã chuẩn bị từ hơn 20 năm trước
Đặc điểm của đội ngũ cán bộ này là được giáo dục đào tạo khá bàibản, bao gồm tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Ngoàilĩnh vực khoa học, phần lớn số cán bộ này được đào tạo cả về công tác quản
Trang 40lý nhà nước và quản lý xã hội tại các cơ sở đào tạo của Đảng, Nhà nước, đoànthể như: Trường Đảng Trung ương (nay là Học viện Chính trị Quốc gia HồChí Minh), Trường Hành chính Trung ương (nay là Học viện Hành chínhQuốc gia), Trường Phụ nữ Trung ương, Trường Công đoàn Trung ương (nay
là Đại học Công đoàn), Trường Thanh thiếu niên Trung ương Một bộ phậnkhông nhỏ được đào tạo tại các nước XHCN, trong đó có cả chuyên ngành vềpháp luật, về quản lý nhà nước, về quản lý các đoàn thể xã hội Có thể nói,trong giai đoạn từ 1975 - 1985 nguồn cán bộ, công chức này là đội ngũ chủyếu trong các cơ quan Nhà nước, các cơ quan Đảng và đoàn thể từ tỉnh đến cơ
sở (chủ yếu là các cơ quan sở, ban, ngành thuộc tỉnh và huyện, thị xã (nay làthành phố Quy Nhơn) Đây là điều kiện thuận lợi về công tác cán bộ của BìnhĐịnh sau ngày giải phóng và cũng là nét đặc thù của Bình Định nhờ đã chuẩn
bị từ hàng chục năm về trước
Hai là, đội ngũ cán bộ, công chức trưởng thành trong kháng chiến
chống Mỹ
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bình Định đã có trên
5 vạn thanh niên tòng quân, thoát ly tham gia kháng chiến Họ tham giakháng chiến vì sự áp bức bóc lột của kẻ thù Mỹ - ngụy Hành trang mangtheo của họ là chí căm thù giặc Họ là nông dân (thành phần chủ yếu làbần, cố nông); họ là công nhân của các hãng, xưởng (nhà máy, xí nghiệp),các đồn điền của các ông chủ tư sản; họ là anh xích lô, ba gác; là chị tiểuthương Sau ngày giải phóng một bộ phận khá lớn trong số họ đã trởthành cán bộ, công chức
Đặc điểm cơ bản của đội ngũ cán bộ, công chức này là lòng hăng hái,nhiệt tình, sự chịu đựng khó khăn gian khổ, giàu kinh nghiệm trong công tácvận động quần chúng, công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân thực hiện chủtrương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Mặt hạn chế của độingũ cán bộ, công chức này là thiếu kiến thức cơ bản cả trong khoa học kỹ