TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------NGUYỄN THỊ VIỆT NGỌC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP 1 - BỘ CÔNG THƯƠN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- -NGUYỄN THỊ VIỆT NGỌC
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP 1 - BỘ CÔNG THƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: QTKD TỔNG HỢP
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Hà Nội, 2009
Trang 2TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nền kinh tế Việt Nam đang vận hành theo một chiến lược lớn, chiến lược “hướng về xuất khẩu” Dựa trên điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu
và một nền kinh tế nông nghiệp lâu đời với trên 70% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp, nông sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam Cùng với xu thế phát triển nền kinh tế trong nước mặt hàng nông sản
đã không ngừng tăng lên về cả số lượng và chất lượng, dần dần biến Việt Nam thành một quốc gia xuất khẩu nông sản lớn
Trong bối cảnh hiện nay xu thế hội nhập tự do hoá thương mại đang diễn ra mạnh mẽ trong mỗi khu vực và trên toàn thế giới Cùng với xu thế đó Việt Nam cũng đang tích cực hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới Một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam phải kể đến đó là
Mỹ Với dân số trên 300 triệu người và thu nhập quốc dân cao, Mỹ đang là thị trường tiêu thụ hàng hoá nói chung và hàng nông sản nói riêng lớn nhất thế giới Đây là một thị trường nhập khẩu các mặt hàng nông sản rất đa dạng
và phong phú song thủ tục quy định cho hàng nông sản nhập khẩu cũng hết sức khắt khe Đối với Việt Nam, Mỹ là một thị trường rất mới mẻ Việt Nam chính thức xuất khẩu nông sản sang thị trường Mỹ từ khi bình thường hoá quan hệ hai nước năm 1995, tuy nhiên kim ngạch nông sản Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt được những kết quả đáng khích lệ
Công ty XNK Tổng hợp 1 là một Công ty trực thuộc Bộ Công thương Hiện nay Công ty đã chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần và có tên là Công ty cổ phần XNK Tổng hợp 1 Gần 30 năm qua, Công ty đã hoạt động tích cực trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá trong đó mặt hàng nông sản là một trong những thế mạnh của Công ty Nhận thức được lợi thế to lớn của hàng nông sản nước ta và mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ,
Trang 3Công ty thấy rõ được thị trường Mỹ là một thị trường khó tính nhưng cũng hứa hẹn nhiều tiềm năng mà Công ty cần phải hướng tới và thâm nhập
Theo khái niệm của Việt Nam “nông sản hàng hoá là thành phần tổng
sản lượng giao nộp nhà nước và bán ra ngoài, sau khi đã trừ đi phần tiêu dùng cá nhân và mở rộng tái sản xuất nông nghiệp (giống, thức ăn)” Theo
tổ chức nông lương thế giới FAO “hàng nông sản là tập hợp của nhiều
nhóm hàng hoá khác nhau bao gồm: nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới, nhóm hàng ngũ cốc, nhóm hàng thịt và các sản phẩm từ thịt, nhóm hàng dầu
mỡ và các sản phẩm từ dầu, nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa, nhóm hàng nông sản nguyên liệu, nhóm hàng rau quả” Và theo định nghĩa của Bộ
nông nghiệp Mỹ: “sản phẩm nông sản, đôi khi còn được gọi là thực phẩm và
chất xơ, bao gồm tập hợp nhiều các mặt hàng khác nhau từ các sản phẩm chưa chế biến như đậu tương, ngũ cốc, lúa mì, gạo, bông thô, tới các thực phẩm đã qua chế biến và có giá trị như xúc xích, bánh ngọt, kem, bia, rượu
và các đồ gia vị được bán trong các cửa hàng bán lẻ hoặc nhà hàng”
Qua các định nghĩa hàng nông sản (Agricultural product) trên có thể nhận thấy mỗi nước và tổ chức có các định nghĩa riêng của mình về hàng nông sản, có thể thấy quan điểm về hàng nông sản của Mỹ rộng hơn so với quan điểm của ta rất nhiều Nếu như ở Việt Nam các mặt hàng như bánh kẹo, rượu bia chưa được xếp vào các mặt hàng công nghiệp nhẹ thì theo quan điểm của Mỹ đây lại là các mặt hàng nông sản Nghiên cứu khái niệm hàng nông sản của Mỹ là việc làm cần thiết cho phép các nhà xuất khẩu Việt Nam biết được nhóm hàng, mặt hàng nào được xếp vào hàng nông sản để có thể xác định được mức thuế và yêu cầu đối với hàng nông sản của Mỹ khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Kể từ khi Hiệp định thương mại song phương hai nước có hiệu lực (năm 2001), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ qua các năm đều
Trang 4tăng trưởng trên 20%/năm Mỹ là một thị trường khổng lồ, Việt Nam chỉ cần chiếm một thị phần nhỏ trên thị trường Mỹ cũng đã là rất lớn đối với nền kinh tế nước ta hiện nay, ví dụ kim ngạch ngoại thương giữa Việt Nam và
Mỹ chỉ cần chiếm 1% tổng kim ngạch buôn bán của Mỹ cũng đã khoảng 20
tỷ USD
Người tiêu dùng Mỹ chi cho mua sắm nhiều nhất trên thế giới tuy nhiên đòi hỏi của người Mỹ hết sức khắt khe Người tiêu dùng Mỹ không chỉ chú ý đến chất lượng của hàng hoá mà còn chú ý đến chất lượng bao bì Đối với mặt hàng nông sản đặc biệt là hàng thực phẩm yêu cầu đối với sản phẩm còn khắt khe hơn rất nhiều, sản phẩm đó phải vượt qua các tiêu chuẩn về vệ sinh
an toàn thực phẩm, chất dinh dưỡng
Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp cận với thị trường Mỹ dễ dàng hơn so với trước đây, tuy nhiên cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các nước Châu Á khác như Inđônêxia, Malaysia, Thái Lan vốn đã có chỗ đứng trên thị trường Mỹ trước Việt Nam rất lâu Ngoài Trung Quốc ký hiệp định thương mại với Mỹ năm 1999 và gia nhập WTO sẽ là một thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bởi Trung Quốc và Việt nam có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu tương đồng, chưa nói đến trình
độ công nghệ và khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất và chế biến hàng nông sản của Việt Nam vẫn còn lạc hậu và kém phát triển Sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản Việt Nam so với các nước cùng xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu là về hai khía cạnh: giá cả và chất lượng
Bộ Công thương Việt Nam đã xác định Mỹ là một trong 7 thị trường trọng điểm để đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng vì đây là một trong những thị trường có sức tiêu thụ sản phẩm nông sản lớn nhất trên thế giới (hàng năm Mỹ nhập khẩu trên 30% hàng hoá xuất khẩu của thế giới) Qua bảng số liệu trên dưới đây ta có thể thấy quy mô và
Trang 5tốc độ xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ biến động qua các năm
Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Mỹ
Đơn vị tính: USD
Năm
Hạt điều 173.548.090 145.372.177 142.901.480 199.472.592 249.570.750
Cà phê 89.974.633 98.880.483 164.130.850 210.762.823 211.357.028
Hạt tiêu 27.361.761 29.168.169 29.634.347 20.300.552 46.765.094
Gạo 1.262.923 102.750 392.525 522.963 1.577.379
Chè 1.763.721 1.126.998 1.643.761 2.497.877 3.168.022
Cao su 16.929.189 24.754.908 27.652.364 38.419.505 68.323.371
Quế 600.182 908.619 1.332.506 1.019.058 887.143
Rau quả 11.611.202 10.758.595 15.442.207 14.756.388 12.581.960
Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ bao gồm: năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hàng nông sản, một số quy định của Mỹ đối với hàng nông sản nhập khẩu và năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản
Ngày 15 tháng 12 năm 1981, Công ty XNK Tổng hợp 1 được thành lập theo quyết định số 1356/TCCB của Bộ Ngoại thương nay là Bộ Công thương, nhưng thực tế đến tháng 03 năm 1982 công ty mới đi vào hoạt động Sau đó, công ty được thành lập lại theo luật Doanh nghiệp bằng quyết định 340/BTM-TCCB ngày 31 tháng 03 năm 1993 của Bộ thương mại Công ty XNK Tổng
Trang 6hợp 1 là một tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu có tên giao dịch đối ngoại là: Vietnam National General Export - Import Corporation, viết tắt là GENERALEXIM 1 Công ty thuộc Bộ Thương mại có tư cách pháp nhân, vốn
và tài sản riêng tại ngân hàng Năm 2007, Công ty cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty Cổ phần XNK tổng hợp 1, tên giao dịch đối ngoại: Vietnam General Export – Import Joint Stock Corporation, viết tắt là GENERALEXIM JSC No.1
Công ty kinh doanh trên 4 lĩnh vực chính: kinh doanh thương mại (xuất khẩu, nhập khẩu), sản xuất (xí nghiệp gia công may mặc), dịch vụ và hoạt động tài chính
Trong khi nền kinh tế trong nước tham gia hội nhập cùng nền kinh tế khu vực và trên thế giới Công ty XNK tổng hợp 1 đã thích nghi được với cơ chế mới Không ngừng nỗ lực vươn lên, quy mô ngày càng mở rộng, nguồn vốn được bảo toàn và phát triển Vị thế, uy tín, ngày càng được nâng cao,
mở rộng trên thị trường thế giới, khu vực và trong nước
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004-2008
ĐVT: triệu đồng
Tổng doanh thu 567.536 1.361.621 1.567.002 2.187.606 2.900.000
Doanh thu thuần 567.381 1.361.490 1.565.404 2.163.869 2.874.362
Lợi nhuận gộp 19.089 43.450 59.023 84.125 95.778
CP bán hàng + QLDN 11.288 30.111 33.573 45.851 51.123
Lợi nhuận trước thuế 7.801 13.339 25.450 38.274 44.655
Trang 7Thuế TNDN 2.184 3.735 7.126 10.717 12.503 Lợi nhuận sau thuế 5.617 9.604 18.324 27.557 32.152
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2004-2008
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình Công ty không ngừng nỗ lực
mở rộng thị trường xuất khẩu đặc biệt là nông sản - mặt hàng chủ lực của Công
ty
Bảng 2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty giai đoạn
2004-2008
Năm
Giá trị (USD) 14.948.492 18.159.103 11.510.491 11.457.142 12.845.786 Singapore
Tỷ trọng (%) 53,33 42,40 26,21 24,48 27,91
Giá trị (USD) 988.764 1.023.658 894.895 947.587 439.203 Thái Lan
Tỷ trọng (%) 3,53 2,39 2,04 2,02 0,95
Giá trị (USD) 778.764 905.428 875.400 485.412 512.487 Malaysia
Tỷ trọng (%) 2,78 2,11 1,99 1,04 1,11
Giá trị (USD) 487.976 625.329 589.625 714.856 694.578 Philippin
Tỷ trọng (%) 1,74 1,46 1,34 1,53 1,51
Giá trị (USD) 3.112.379 6.358.146 8.818.750 9.514.258 9.814.536 Trung
Quốc
Tỷ trọng (%) 11,1 14,85 20,08 20,33 21,32
Giá trị (USD) 988.612 5.326.215 11.469.868 14.721.203 13.161.139
Mỹ
Tỷ trọng (%) 3,53 12,44 26,11 31,45 28,59
Giá trị (USD) 4.793.810 3.158.325 2.566.960 1.568.457 1.252.457 Nga
Tỷ trọng (%) 17,10 7,37 5,84 3,35 2,72
Trang 8Giá trị (USD) 1.614.947 6.361.852 6.851.765 6.954.745 7.012.457
EU
Tỷ trọng (%) 5,76 14,85 15,60 14,86 15,23
Giá trị (USD) 314.142 909.983,5 344.610,32 445.124 301.245 Thị trường
khác
Tỷ trọng (%) 1,12 2,12 0,78 0,95 0,65
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2004-2008
Quy trình xuất khẩu hàng nông sản của Công ty bao gồm 11 bước:
Gửi Email, gửi hàng mẫu, đàm phán, lập phương án kinh doanh, ký kết hợp
đồng xuất khẩu, mở thanh toán quốc tế, tiến hành thu mua nông sản xuất
khẩu, vận tải nội địa, vận tải quốc tế, gửi chứng từ thanh toán, nhận tiền
Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường
Mỹ có xu hướng tăng lên, Công ty có khả năng tạo được nguồn hàng với khối
lượng lớn và đa dạng, mở ra hướng kinh doanh mới phù hợp với sự thay đổi
của nền kinh tế trong nước và trên thế giới
Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Công ty sang thị
trường Mỹ giai đoạn 2004-2008
Năm
Giá trị (USD) 378.506 1.523.203 2.651.505 3.589.142 2.989.147
Cà phê
Tỷ trọng (%) 38,29 28,60 23,12 24,38 22,71 Giá trị (USD) 165.189 1.075.139 1.565.931 2.845.148 2.145.978 Hạt tiêu
Tỷ trọng (%) 16,71 20,19 13,65 19,33 16,31 Giá trị (USD) 179.193 911.161 1.951.423 2.415.474 2.114.896 Lạc nhân
Tỷ trọng (%) 18,13 17,11 17,01 16,41 16,07 Giá trị (USD) 105.103 875.505 1.500.547 1.715.456 1.975.451 Cao su
Tỷ trọng (%) 10,63 16,44 13,08 11,65 15,00 Chè Giá trị (USD) 25.205 79.219 412.478 875.145 1.389.654
Trang 9Tỷ trọng (%) 2,55 1,49 3,60 5,94 10,56 Giá trị (USD) 53.512 200.245 756.125 905.986 701.785 Hạt điều
Tỷ trọng (%) 5,41 3,76 6,59 6,15 5,33 Giá trị (USD) 51.161 375.145 905.712 512.784 596.478 Gạo
Tỷ trọng (%) 5,18 7,04 7,90 3,48 4,53 Giá trị (USD) 30.743 286.598 1.726.147 1.862.068 1.247.750 Nông sản
khác Tỷ trọng (%) 3,11 5,38 15,05 12,65 9,48
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2004-2008
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy trong các mặt hàng nông sản chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ thì cà phê luôn chiếm kim ngạch xuất khẩu cao nhất Cà phê là mặt hàng rất nhạy cảm trên thị trường, giá cả luôn có sự biến động chao đảo lên xuống bất thường nhưng trong thời gian quan Công ty vẫn xác định đây là mặt hàng nông sản chiến lược của Công ty trong những năm tới Giá trị xuất khẩu
cà phê luôn dẫn đầu trong số mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Mỹ Hạt tiêu
là mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ hai sau cà phê của Công ty Công ty xuất khẩu sang Mỹ hai loại hạt tiêu là tiêu trắng và tiêu đen trong đó chủ yếu
là tiêu đen Lạc nhân là mặt hàng có giá trị xuất khẩu tương đối và mặt hàng này được ưa chuộng rộng rãi trên thế giới chủ yếu được dùng chế biến dầu lạc Cao su và chè là hai mặt hàng có triển vọng trong những năm tới của Công ty Ngoài các mặt hàng trên Công ty còn xuất khẩu sang Mỹ một số các mặt hàng nông sản khác như: gạo, hạt điều, quế, hoa hồi, tinh bột sắn, bắp hạt, hành hoa những mặt hàng này chiếm giá trị kim ngạch xuất khẩu nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường Mỹ Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này thường nhỏ hơn 10%
Nói chung danh mục mặt hàng nông sản ngày càng được đa dạng Kim ngạch có tăng nhưng chưa được ổn định Trong những năm qua ban
Trang 10lãnh đạo Công ty chưa có định hướng, chiến lược cho phát triển các mặt
hàng đầy tiềm năng này, các mặt hàng này chỉ góp phần làm tăng thêm tính
đa dạng, phong phú của hàng nông sản xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu bất
thường của khách hàng Trong thời gian tới, Công ty sẽ có chiến lược chú
trọng hơn nữa đến các mặt hàng này nhằm tăng thêm tính đa dạng các mặt
hàng và tính năng động của Công ty góp phần làm cho Công ty thực sự
trường thành, lớn mạnh, tránh được những rủi ro trong kinh doanh khi các
mặt hàng nông sản chính (cà phê, hạt tiêu, lạc nhân) có sự biến động thất
thường
Công ty thường sử dụng phương thức trực tiếp khi xuất khẩu hàng nông sản sang Mỹ Phương thức nhận uỷ thác là phương thức Công ty ít sử
dụng chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của
Công ty sang thị trường Mỹ, trung bình 10%
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty sang thị trường Mỹ
theo phương thức xuất khẩu giai đoạn 2004-2008
Năm
Chỉ tiêu Giá
trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng Kim ngạch
XK trực tiếp 821.423 83 4.751.203 89 10.558.145 92 13.754.161 93 12.545.139 95
Kim ngạch
XK gián tiếp 167.189 17 575.012 11 911.723 8 967.042 7 616.000 5
Tổng 988.612 100 5.326.215 100 11.469.868 100 14.721.203 100 13.161.139 100
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2004-2008
Thực trạng quản trị hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Công ty