1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

131 379 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 2,86 MB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, tín dụng là hoạt động cơ bản, chiếm phần lớn trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cả về khối lượng công việc cũng như mức độ tạo lợi nhuận, nhưng nó cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Trong thực tế, đã có những trường hợp rủi ro tín dụng gây ra tổn thất nặng nề, thậm chí dẫn đến phá sản. Tiêu biểu là cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn xảy ra tại Mỹ và lan sang các nước Châu Âu. Theo Phạm Toàn Thiện (2009), nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này là do các ngân hàng lạm dụng việc cho vay bất động sản dưới chuẩn, các thủ tục thẩm định, giải ngân hết sức lỏng lẻo dẫn đến những đối tượng không đủ điểm chuẩn tín nhiệm theo xếp hạng của ngân hàng vẫn dễ dàng vay vốn với lãi suất cao và hậu quả của cuộc khủng hoảng là ngân hàng Lehman Brothers – ngân hàng lớn thứ tư tại Mỹ bị phá sản và hàng loạt các ngân hàng đã phải ghi nhận tổn thất lên đến hàng chục tỷ USD như: Merrill Lynch, CitiBank, Morgan Stanley, JP Morgan. Tại Việt Nam, có thể kể đến vụ án rủi ro tín dụng nổi tiếng của Tăng Minh Phụng - Epco vào năm 1997. Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, Bài học quản lý tài chính từ vụ Epco – Minh Phụng (2011), để đầu tư kinh doanh bất động sản, Minh Phụng và công ty Epco đã lập ra 47 công ty “ma”, thực hiện gần 400 khoản vay bằng cách cấu kết với cán bộ ngân hàng để nâng khống giá trị tài sản đảm bảo lên nhiều lần so với giá trị thực. Vụ án đã gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho một số bên liên quan, đặc biệt là các ngân hàng cấp tín dụng, với số tài sản, tiền phải thi hành án gần 6.000 tỷ đồng, nhưng tới nay còn khoảng 3.000 tỷ chưa thi hành được. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn hiện nay, tình hình nợ xấu cao do hậu quả của tăng trưởng tín dụng nóng để lại, các ngân hàng thương mại đặt nhiệm vụ xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng lên hàng đầu. Vì vậy, tăng cường quản trị rủi ro tín dụng là yêu cầu cấp thiết đối với các Ngân hàng thương mại trong thời gian tới. Tại NHTM CP Công thương Việt Nam mặc dù công tác quản trị rủi ro đã được chú trọng, đặc biệt tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức thấp nhất trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên quá trình đo lường và kiểm soát rủi ro còn chưa chính xác, chặt chẽ dẫn tới một số sai phạm, điển hình như vụ việc Huỳnh Thị Huyền Như lập hồ sơ giả để chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng của ngân hàng. Thực trạng này đòi hỏi NHTM CP Công thương Việt Nam đánh giá lại toàn diện quá trình quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng để có biện pháp hoàn thiện thích hợp. Xuất phát từ thực tiễn đề tài: “Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Công thương Việt Nam. - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. + Mô tả thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHTM CP Công thương Việt Nam. Từ đó đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro tại ngân hàng. Rút ra những kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế của ngân hàng. Giải thích nguyên nhân dẫn tới hạn chế + Đề xuất giải pháp phù hợp để tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Công thương Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam + Thời gian: từ năm 2012 đến năm 2014 4. Phương pháp nghiên cứu - Nguồn thu thập số liệu: số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo nợ quá hạn, báo cáo xử lý nợ của NHTM CP Công thương Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2014. - Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng bảng số liệu, biểu đồ nhằm làm rõ thực trạng về rủi ro tín dụng, thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Công thương Việt Nam. Luận văn thực hiện so sánh số liệu giữa các năm tài chính, so sánh tình hình rủi ro tín dụng giữa NHTM CP Công thương Việt Nam và một số NHTM khác, phân tích nguyên nhân tăng/giảm qua đó đánh giá được thực trạng rủi ro tín dụng và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHTM CP Công thương Việt Nam. 5. Kết cấu luận văn Nội dung luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.

Trang 1

NGUYÔN THÞ NGA

T¡NG C¦êNG QU¶N TRÞ RñI RO TÝN DôNG T¹I

NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I Cæ PHÇN C¤NG TH¦¥NG VIÖT NAM

Chuyªn ngµnh: KINH TÕ TµI CHÝNH - NG¢N HµNG

Ngêi híng dÉn khoa häc :

TS CAO THÞ ý NHI

Trang 2

Bản luận văn này được hoàn thành là cả quá trình nghiên cứu nghiêm túc của

tôi cùng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS Cao Thị Ý Nhi Tôi

cam đoan các số liệu, kết quả trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng vàtrung thực

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THỊ NGA

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 4

1.1.1 Khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng 4

1.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng 7

1.2 Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại 12

1.2.1 Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng 12

1.2.2 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng 12

1.2.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 13

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của NHTM 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 35

2.1 Khái quát về Ngân Hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 35 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 35

2.1.2 Bộ máy tổ chức hoạt động 36

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 39

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 43 2.2.1 Tỷ lệ nợ quá hạn 43

2.2.2 Tỷ lệ nợ xấu 46

2.2.3 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro 50

2.2.4 Tỷ lệ cho vay không tài sản đảm bảo 51

2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 52

Trang 4

2.3.3 Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng 65

2.3.4 Thực trạng xử lý rủi ro tín dụng 72

2.4 Đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 80

2.4.1 Thành công 80

2.4.2 Hạn chế 81

2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 83

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 87

3.1 Định hướng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2015 - 2018 87

3.1.1 Mục tiêu chung 87

3.1.2 Định hướng quản trị rủi ro tín dụng giai đoạn 2015 - 2018 88

3.2 Giải pháp tăng cườngquản trị RRTD tại NHTM CP Công Thương Việt Nam 88

3.2.1 Nhóm giải pháp trực tiếp nhằm tăng cường quản trị rủi ro 89

3.2.2 Nhóm giải pháp bổ trợ nhằm tăng cường quản trị rủi ro 96

3.3 Kiến nghị nhằm tăng cưởng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Công thương Việt Nam 99

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước và các Bộ ngành liên quan 99

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 101

KẾT LUẬN 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

Bảng 1.1 Nguy cơ rủi ro đối với khách hàng 15

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về huy động vốn giai đoạn 2012-2014 39

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP Công thương Việt Nam 42

Bảng 2.3: Nợ quá hạn của NHTM CP Công thương Việt Nam giai đoạn 2012-2014 44

Bảng 2.4: Cơ cấu nợ quá hạn giai đoạn 2012 – 2014 45

Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu của NHTM CP Công thương Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014 46

Bảng 2.6: Cơ cấu nợ xấu giai đoạn 2012 – 2014 48

Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu năm 2014 của NHTM CP Công thương Việt Nam và một số ngân hàng TMCP khác 49

Bảng 2.8: Tình hình trích lập DPRR tín dụng của NHTM CP Công thương Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014 50

Bảng 2.9: Tình hình trích lập DPRR tín dụng năm 2014 của NHTM CP Công thương Việt Nam và một số ngân hàng TMCP khác 51

Bảng 2.10: Tình hình cho vay không TSĐB của NHTM CP Công thương Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014 51

Bảng 2.11: Hệ số rủi ro nguồn trả nợ 56

Bảng 2.12: Đánh giá TSĐB thông qua điểm số 57

Bảng 2.13: Ma trận xếp hạng KHCN 57

Bảng 2.14: Xếp loại rủi ro dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ 61

Bảng 2.15: Phân loại nợ dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ 61

Bảng 2.16: Kết quả chấm điểm XHTD nội bộ giai đoạn 2012 - 2014 62

Bảng 2.17: Kết quả chấm điểm XHTD NB năm 2012, 2013,2014 63

Bảng 2.18: Ma trận kết quả XHTD NB so với nhóm nợ thực tế năm 2014 64

Bảng 2.19: Số liệu trích lập DPRR cho vay giai đoạn 2012 - 2014 74

Trang 7

đoạn 2012 – 2014 78Bảng 2.22: Kết quả thu hồi nợ của NHTM CP Công thương Việt Nam giai

đoạn 2012 – 2014 79

BIỂU

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng huy động vốn theo loại tiền giai đoạn 2012 - 2014 41Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng cho vay so với tổng tài sản giai đoạn 2012 - 2014 41Biểu đồ 2.3: Biến động nợ quá hạn năm 2012, 2013, 2014 44Biểu đồ 2.4: Giá trị nợ xấu của NHTM CP Công thương Việt Nam giai đoạn

2012 - 2014 47Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ chấm điểm XHTD NB năm 2012, 2013, 2014 63Biểu đồ 2.6: Tình hình thu hồi nợ thông qua TSĐB của NHTM CP Công

thương Việt Nam giai đoạn 2012 - 2014 79

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng 6

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của NHTM CP Công thương Việt Nam 36

Trang 8

NGUYÔN THÞ NGA

T¡NG C¦êNG QU¶N TRÞ RñI RO TÝN DôNG T¹I

NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I Cæ PHÇN C¤NG TH¦¥NG VIÖT NAM

Chuyªn ngµnh: KINH TÕ TµI CHÝNH - NG¢N HµNG

Ngêi híng dÉn khoa häc :

TS CAO THÞ ý NHI

Trang 9

MỞ BÀI

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, tín dụng là hoạt động

cơ bản, chiếm phần lớn trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cả về khốilượng công việc cũng như mức độ tạo lợi nhuận, nhưng nó cũng là hoạt động chứađựng nhiều rủi ro nhất Trong thực tế, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã cónhững trường hợp rủi ro tín dụng gây ra tổn thất nặng nề, thậm chí dẫn đến phá sản.Hiện nay, khi sự cạnh tranh trên thị trường ngân hàng diễn ra ngày càng khốc liệt,tình hình nợ xấu đang đe doạ sự an toàn của các NHTM thì vấn đề quản trị rủi ro tíndụng đang là vấn đề được các ngân hàng chú trọng và tập trung phát triển TạiNHTM CP Công thương Việt Nam, mặc dù công tác quản trị rủi ro đã được chútrọng Tuy nhiên quá trình đo lường và kiểm soát rủi ro còn chưa chính xác, chặtchẽ dẫn tới một số sai phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng

Xuất phát từ thực tiễn trên đề tài: “Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tạingân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” được lựa chọn đểnghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về công tác quản trị rủi ro tín dụng,Luận văn hướng tới mục tiêu tổng quát là đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tăngcường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Công thương Việt Nam Từ đó, mụctiêu nghiên cứu cụ thể của Luận văn như sau:

Một là, Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng Hai là, Mô tả thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHTM CP Công thương

Việt Nam Từ đó đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro tại ngân hàng Rút ranhững kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế của ngân hàng Giải thíchnguyên nhân dẫn tới hạn chế

Ba là, Đề xuất giải pháp phù hợp để tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại

NHTM CP Công thương Việt Nam

Luận văn sử dụng kiến thức tham khảo từ giáo trình, bài giảng, sách, báo,các bộ Luật, Quy định, Thông tư,…của NHNN về quản trị rủi ro tín dụng Các số

Trang 10

liệu được thu thập, tổng hợp từ các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh,báo cáo tín dụng, báo cáo xử lý nợ,… của NHTM CP Công thương Việt Nam.

Đề tài giới hạn việc nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Côngthương Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014

1 Cơ sở lý luận của Luận văn

Đề tài đã nêu ra những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng, trên cơ sở

đó đi sâu vào nghiên cứu nội dung và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tácquản trị rủi ro tín dụng của NHTM Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay: rủi ro tín dụng là khả

năng xảy ra tổn thất khi khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ,không đúng hạn theo như cam kết trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng Căn cứvào nguyên nhân phát sinh, Rủi ro tín dụng chia làm hai loại: rủi ro giao dịch và rủi

ro danh mục Rủi ro tín dụng được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu như tỷ lệ nợ xấu,

tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ cho vay không TSĐB Nguyên nhân gây raRủi ro tín dụng có thể xuất phát từ phía ngân hàng thương mại, từ phía khách hànghoặc từ môi trường

Thứ hai, Luận văn đưa ra khái niệm quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động

cho vay như sau: Quản trị rủi ro tín dụng là việc xây dựng hệ thống quản lý và cácchính sách quản trị rủi ro thích hợp đối với hoạt động cấp tín dụng nhằm nhận diện,đánh giá rủi ro, từ đó đề ra các biện pháp hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trìnhcấp tín dụng của NHTM

Theo đó, quản trị rủi ro tín dụng bao gồm 4 nội dung: nhận diện rủi ro tíndụng, đo lường rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng

Về nhận diện rủi ro tín dụng, Luận văn nghiên cứu các dấu hiệu xuất phát từ kháchhàng và ngân hàng Về đo lường rủi ro tín dụng, Luận văn chỉ ra các phương pháp

đo lường rủi ro tín dụng và tập trung nghiên cứu sâu về phương pháp xếp hạng tíndụng nội bộ thông qua đánh giá chỉ tiêu tài chính và phi tài chính Về Kiểm soát rủi

ro tín dụng, Luận văn nghiên cứu quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng theo trình tựcấp tín dụng Về xử lý rủi ro tín dụng, Luận văn chỉ nghiên cứu biện pháp trích lập

Trang 11

và sử dụng quỹ DPRR tín dụng và biện pháp xử lý TSĐB.

Thứ ba, Luận văn đi vào phân tích và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến công

tác quản trị rủi ro tín dụng Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản trịrủi ro tín dụng bao gồm: Trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro, hệthống cơ sở dữ liệu của ngân hàng, trình độ kỹ thuật công nghệ, hệ thống quy địnhnội bộ hướng dẫn thực hiện quản trị rủi ro Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đếncông tác quản trị rủi ro tín dụng: Hệ thống thông tin, môi trường pháp lý, môitrường tự nhiên và kinh tế xã hội

2 Kết quả nghiên cứu

Trước khi đi sâu vào nghiên cứu, phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụngtại NHTM CP Công thương Việt Nam, Luận văn đã khái quát một số nét cơ bản vềtình hình rủi ro tín dụng tại NHTM CP Công thương Việt Nam, tuy nhiên tạiNHTM CP Công thương Việt Nam hoạt động cho vay chiếm 60 - 70% tổng tài sảnnên luận văn chỉ tập trung phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tạiNgân hàng, cụ thể như sau:

- Về tình hình nợ quá hạn: Năm 2012, nợ quá hạn của NHTM CP Công

thương Việt Nam đạt mức khá cao chiếm khoảng 2,80% trên tổng dư nợ cho vay.Năm 2013, nợ quá hạn có xu hướng giảm tương đối mạnh, cụ thể giảm 1.919 tỷđồng, tương ứng với 23,34% Năm 2014 tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 1,67%, nợ quá hạngiảm 35 tỷ đồng, tương ứng giảm 0,56%

- Về tình hình nợ xấu: tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NHTM CP Công

thương Việt Nam năm 2012 là 0.75%, năm 2013 là 1.47% và giảm xuống còn 1.0%vào năm 2014 Tỷ lệ nợ xấu năm 2013 tăng cao do hậu quả của tình hình tăngtrưởng nóng trong thời gian trước và tình trạng lỏng lẻo trong các khâu cấp tíndụng Đến năm 2014, NHTM CP Công thương Việt Nam thực hiện quyết liệt cácbiện pháp xử lý nợ xấu làm tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1.0% Tuy nhiên xét vềbản chất thì tình hình nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để

- Về tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng: Năm 2013, việc trích lập DPRR của

NHTM CP Công thương Việt Nam có xu hướng tăng khá mạnh, cụ thể là, năm

Trang 12

2013 số dư quỹ DPRR là 3.673,2 tỷ đồng, tăng 637,2 tỷ đồng so với năm 2012,tương ứng với tăng 20,99% Năm 2014, số dư quỹ DPRR lại có xu hướng giảm, cụthể giảm 373 tỷ đồng, tương ứng với 10,15% Tỷ lệ trích lập DPRR so với tổng dư

nợ năm 2013 là 1,1% tăng 0,7% so với 2012, năm 2014 thì tỷ lệ này có xu hướnggiảm xuống dưới 1% Nguyên nhân là do năm 2013 tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng

so với 2012, đến năm 2014, NHTM CP Công thương Việt Nam chủ trương kiểmsoát chặt chẽ các khoản vay và tập trung thực hiện nhiều biện pháp xử lý nợ trêntoàn hệ thống, theo đó kết quả tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn và trích lập dự phòng rủi rogiảm đáng kể

- Tỷ lệ cho vay không TSĐB: tỷ lệ cho vay không TSĐB của NHTM CP Công

thương Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2014 luôn ổn định ở mức 9 – 15`% trêntổng dư nợ

Sau khi khái quát thực trạng rủi ro tín dụng, kết quả cho thấy rủi ro tín dụng tạiNHTM CP Công thương Việt Nam dù được khống chế ở mức thấp vẫn tiềm ẩnnhiều nguy cơ gây tổn thất cho ngân hàng, do đó, cần thiết tiếp tục tăng cường quảntrị rủi ro một cách chặt chẽ và khoa học Luận văn đã đi vào nghiên cứu thực trạngquản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại NHTM CP Công thương ViệtNam Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay: hiện

nay NHTM CP Công thương Việt Nam đang sử dụng kết hợp các phương phápphân tích báo cáo tài chính, nghiên cứu số liệu tổn thất trong quá khứ, phương phápgiao tiếp kết hợp với nghiên cứu khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính trongtương lai để nhận diện rủi ro xuất phát từ khách hàng cũng như bản than ngân hàng

Thứ hai, về công tác đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay: hiện

nay NHTM CP Công thương Việt Nam đang sử dụng mô hình xếp hạng tín dụngnội bộ nhằm xác định mức độ rủi ro cho từng khoản vay, thực hiện theo quy địnhnội bộ số 2305/2014/QĐ-HĐQT Trong đó hệ thống sử dụng phương pháp chấmđiểm dựa trên hai bộ chỉ tiêu: bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính.Thang điểm và trọng số của mỗi chỉ tiêu sẽ thay đổi phụ thuộc vào từng đối tượng

Trang 13

khách hàng và ngành nghề lĩnh vực kinh doanh Luận văn đã nghiên cứu kết quảXHTD NB của NHTM CP Công thương Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2014, sosánh kết quả phân loại nợ bằng hệ thống XHTD NB với kết quả phân loại nợ bằngphương pháp định lượng thông qua số ngày quá hạn Kết quả cho thấy hệ thốngXHTD NB hiện nay của NHTM CP Công thương Việt Nam còn nhiều bất cập, kếtquả xếp hạng chưa phản ánh đúng mức độ rủi ro của khách hàng.

Thứ ba, về công tác Kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay:

NHTM CP Công thương Việt Nam đang thực hiện các hoạt động chính để kiểmsoát rủi ro tín dụng như: Xây dựng mô hình tổ chức tín dụng theo chuẩn quốc tế;Xây dựng và ban hành văn bản chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng như:Chính sách tín dụng; Quy trình cấp và quản lý tín dụng; Cơ chế thẩm quyền phánquyết tín dụng; Quy trình xử lý nợ có vấn đề; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểmsoát nội bộ Trong giai đoạn 2014 – 2014, việc kiểm tra, kiểm soát khoản vay chỉthực hiện chiếu lệ, chưa được xem trọng và thực thi một cách nghiêm túc, đúng quyđịnh trên thực tế Công tác kiểm toán nội bộ chưa được xem trọng, khi phát hiện saiphạm quy định trong hoạt động cấp tín dụng, chỉ khuyến nghị sửa chữa sai phạm vàchưa đưa ra chế tài xử lý nghiêm khắc nhằm ngăn chặn kịp thời những hành vi làmsai quy trình quy định tín dụng

Thứ tư, về công tác xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay: NHTM CP

Công thương Việt Nam đang sử dụng biện pháp trích lập và sử dụng quỹ DPRR tíndụng và biện pháp xử lý TSĐB để xử lý rủi ro tín dụng Tại NHTM CP Côngthương Việt Nam, việc trích lập DPRR tín dụng được thực hiện nghiêm túc theoThông tư 02/2013/TT-NHNN Các chi nhánh thực hiện trích lập DPRR tín dụngdựa theo kết quả phân loại nợ theo phương pháp định lượng Trong giai đoạn 2012– 2014 NHTM CP Công thương Việt Nam luôn thực hiện trích lập DPRR tín dụngđầy đủ Việc xử lý Rủi ro tín dụng bằng quỹ DPRR được quyết định thông qua Ủyban quản lý và xử lý rủi ro, Ủy ban này sẽ quyết định những khoản nợ nào sẽ sửdụng DPRR và dư nợ xử lý là bao nhiêu Về biện pháp xử lý TSĐB, phòng Quản lý

nợ có vấn đề tại Hội sở chính sẽ họp và trực tiếp chỉ đạo việc xử lý TSĐB của từng

Trang 14

khoản nợ tại các chi nhánh, đơn vị kinh doanh Việc xử lý TSĐB trong thời gianqua đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên tỷ lệ thu hồi/dư nợ cho vay ban đầuvẫn chưa cao.

Qua quá trình tìm hiểu, Học viên nhận thấy công tác quản trị rủi ro tín dụngtrong hoạt động cho vay của NHTM CP Công thương Việt Nam đã đạt được nhữngkết quả tích cực như: tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp hơn giới hạn cho phép và thấp hơn sovới các ngân hàng tương đương Đã xây dựng mô hình tổ chức tín dụng theo chuẩnBasel II; Bên cạnh đó, xây dựng được mô hình chấm điểm XHTD NB và tỷ lệ chấmđiểm ngày càng tăng; Xây dựng đồng bộ các văn bản về chính sách tín dụng, quytrình cấp tín dụng; Thực hiện trích lập DPRR tín dụng đầy đủ theo đúng quy địnhcủa NHNN

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản trị rủi ro tín dụngtrong hoạt động cho vay của NHTM CP Công thương Việt Nam vẫn còn những hạnchế cần khắc phục như: Việc nhận diện rủi ro tín dụng còn thiếu chuyên nghiệp, chủyếu dựa vào kinh nghiệm và nhìn nhận khách quan của cán bộ ngân hàng; Hệ thốngXHTD NB của NHTM CP Công thương Việt Nam còn nhiều bất cập, bộ chỉ tiêutài chính và phi tài chính không còn phù hợp với tình hình hiện tại dẫn đến kết quảchấm điểm XHTD NB không phản ánh đúng mức độ rủi ro của khách hàng; Hoạtđộng kiểm soát rủi ro tín dụng còn nhiều hạn chế về định hướng chính sách tíndụng, cơ cấu tổ chức Phòng/Ban trong quy trình tín dụng và hiệu quả hoạt độngkiểm toán nội bộ và giám sát sau vay; Công tác xử lý rủi ro tín dụng chưa đạt đượchiệu quả như mục tiêu đề ra: Tỷ lệ nợ xấu được xử lý trong 3 năm đều dưới 50%.Việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc Giá trị nợ thu hồiđược so với giá trị tài sản đảm bảo chỉ đạt 70% NHTM CP Công thương Việt Namchưa có quy trình xử lý TSĐB riêng, thủ tục pháp lý xử lý TSĐB rườm rà, hệ thốngvăn bản pháp lý còn thiếu đồng bộ

3 Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Công thương Việt Nam

Sau khi nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vaytại NHTM CP Công thương Việt Nam, đề tài đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tăng

Trang 15

cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Công thương Việt Nam như sau:

- Nhóm giải pháp trực tiếp nhằm tăng cường quản trị rủi ro có tác dụng thayđổi trực tiếp các nghiệp vụ thuộc quản trị rủi ro tín dụng nhằm kiểm soát chặt chẽhơn nữa rủi ro tín dụng tại NHTM CP Công Thương Việt Nam bao gồm:

Một là, tăng cường nhận diện rủi ro tín dụng cụ thể là cần thiết lập bộ phậnnghiên cứu, phân tích dự báo kinh tế tại Hội sở chính và các Chi nhánh Bộ phậnnày sẽ có nhiệm vụ tổng kết những rủi ro thường xảy ra và đúc kết hệ thống thànhcác nhóm dấu hiệu nhận biết nhằm giảm áp lực cho cán bộ tín dụng và tập trunghơn vào chuyên môn

Hai là, hoàn thiện công tác đo lường rủi ro tín dụng: trước tiên, NHTM CP

Công thương Việt Nam cần thực hiện nâng cấp hệ thống XHTD NB trên cơ sở ràsoát đánh giá lại bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu củaNHNN về hệ thống XHTD NB trong Thông tư 09/2013/TT-NHNN Bên cạnh đó,NHTM CP Công thương Việt Nam cũng cần Nâng cao quyền hạn, trách nhiệm vànăng lực cho Khối Kiểm soát và phê duyệt tín dụng Ngoài ra, cần nghiên cứu vàxây dựng phương pháp đo lường RRTD theo hướng lượng hóa rủi ro

Ba là, tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng Trước tiên, NHTM CP Côngthương Việt Nam cần tăng cường công tác kiểm soát trong quá trình cấp tín dụng,thực hiện đo lường lại rủi ro tín dụng trong quá trình cấp tín dụng theo đúng quyđịnh Đồng thời, tăng cường công tác kiểm toán nội bộ nhằm phát hiện và xử lý kịpthời trường hợp vi phạm để hạn chế rủi ro tín dụng

Bốn là, hoàn thiện công tác xử lý rủi ro tín dụng bao gồm: Tăng cường cácbiện pháp xử lý nợ có vấn đề sử dụng kết hợp các biện pháp xử lý rủi ro tín dụngkhác; nâng cao chất lượng thẩm định TSĐB; sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảođảm tiền vay

- Nhóm giải pháp bổ trợ nhằm tăng cường quản trị rủi ro Nhóm giải pháp này

có tác dụng tạo điều kiện để thực hiện thành công các giải pháp trực tiếp đã nêutrên, đồng thời, phát huy những thành công đã đạt được để tăng cường kiểm soátchặt chẽ, khoa học đối với rủi ro tín dụng tại NHTM CP Công Thương Việt Nam

Trang 16

Cụ thể:

Một là, giải pháp về nhân sự: NHTM CP Công thương Việt Nam cần chú ý

tuyển dụng cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn và đạo đức tốt; đồng thờithường xuyên đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng; thực hiệnchế độ lương, thưởng theo năng lực và hiệu quả công việc nhằm tạo động lực chocán bộ nhân viên hoàn thành tốt công việc

Hai là, giải pháp về công nghệ:công nghệ là đòn bẩy của sự phát triển, chính

vì thế NHTM CP Công thương Việt Nam cần đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ,đặc biệt ứng dụng công nghệ thông tin vào khâu nhận diện và kiểm soát nhằm pháthiện và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện lệch lạc, các sai sót vô tình hoặc cố ý trongquá trình tác nghiệp của các cán bộ ở các vị trí trong dây chuyền cấp tín dụng

Ba là, NHTM CP Công thương Việt Nam cần hoàn thiện quy trình, quy địnhnội bộ liên quan đến công tác quản trị rủi ro Bên cạnh đó phải thực hiện nghiêncứu, ban hành đầy đủ các văn bản nội bộ liên quan đến công tác quản trị rủi ro, cụthể: Hoàn thiện quy trình tín dụng; Nghiên cứu, xây dựng văn bản quy định về chếtài xử phạt vi phạm trong quá trình cấp tín dụng; Nghiên cứu, ban hành văn bản nội

bộ về xử lý TSĐB

Cùng với việc đưa ra các giải pháp cho Ngân hàng, Học viên cũng đề xuất một

số kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành liên quan và Ngân hàng Nhànước nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng như sau:

Thứ nhất, kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ và các bộ ngành liên quan: xây

dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai, xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành,hoàn thiện hệ thống pháp lý về xử lý tài sản thế chấp

Thứ hai, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước: nâng cao chất lượng hoạt động

của trung tâm thông tin tín dụng (CIC), hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản trị rủi

ro tín dụng, tạo lập thị trường mua bán nợ theo cơ chế thị trường

Trang 17

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tàichính trên phạm vi toàn cầu, hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và củaNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, chấtlượng tín dụng có dấu hiệu giảm sút và nợ xấu có xu hướng tăng Do đó tăngcườngcông tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay là nhiệm vụ hàngđầu của các NHTM cũng như của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tronggiai đoạn hiện nay

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, tổng hợp dựa trên nềntảng lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:

Về mặt lý luận: đề tài đã cụ thể hoá những vấn đề quản trị rủi ro tín dụng tronghoạt động cho vay của NHTM

Về mặt thực tiễn: đề tài đi vào tìm hiểu và phân tích thực trạng quản trị rủi rotín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM CP Công thương Việt Nam, qua đónêu lên những kết quả đạt được cũng như những mặt hạn chế Trên cơ sở đó, đề tài

đã đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong hoạtđộng cho vay của NHTM CP Công thương Việt Nam trong thời gian tới

Trang 18

NGUYÔN THÞ NGA

T¡NG C¦êNG QU¶N TRÞ RñI RO TÝN DôNG T¹I

NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I Cæ PHÇN C¤NG TH¦¥NG VIÖT NAM

Chuyªn ngµnh: KINH TÕ TµI CHÝNH - NG¢N HµNG

Ngêi híng dÉn khoa häc:

TS CAO THÞ ý NHI

Trang 19

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, tín dụng là hoạt động

cơ bản, chiếm phần lớn trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cả về khốilượng công việc cũng như mức độ tạo lợi nhuận, nhưng nó cũng là hoạt động chứađựng nhiều rủi ro nhất Trong thực tế, đã có những trường hợp rủi ro tín dụng gây ratổn thất nặng nề, thậm chí dẫn đến phá sản Tiêu biểu là cuộc khủng hoảng nợ dướichuẩn xảy ra tại Mỹ và lan sang các nước Châu Âu Theo Phạm Toàn Thiện (2009),nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này là do các ngân hàng lạm dụng việc chovay bất động sản dưới chuẩn, các thủ tục thẩm định, giải ngân hết sức lỏng lẻo dẫnđến những đối tượng không đủ điểm chuẩn tín nhiệm theo xếp hạng của ngân hàngvẫn dễ dàng vay vốn với lãi suất cao và hậu quả của cuộc khủng hoảng là ngân hàngLehman Brothers – ngân hàng lớn thứ tư tại Mỹ bị phá sản và hàng loạt các ngânhàng đã phải ghi nhận tổn thất lên đến hàng chục tỷ USD như: Merrill Lynch,CitiBank, Morgan Stanley, JP Morgan

Tại Việt Nam, có thể kể đến vụ án rủi ro tín dụng nổi tiếng của Tăng MinhPhụng - Epco vào năm 1997 Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, Bài học quản lý tàichính từ vụ Epco – Minh Phụng (2011), để đầu tư kinh doanh bất động sản, MinhPhụng và công ty Epco đã lập ra 47 công ty “ma”, thực hiện gần 400 khoản vaybằng cách cấu kết với cán bộ ngân hàng để nâng khống giá trị tài sản đảm bảo lênnhiều lần so với giá trị thực Vụ án đã gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho một số bênliên quan, đặc biệt là các ngân hàng cấp tín dụng, với số tài sản, tiền phải thi hành

án gần 6.000 tỷ đồng, nhưng tới nay còn khoảng 3.000 tỷ chưa thi hành được

Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn hiện nay, tình hình nợ xấucao do hậu quả của tăng trưởng tín dụng nóng để lại, các ngân hàng thương mại đặtnhiệm vụ xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng lên hàng đầu Vì vậy, tăngcường quản trị rủi ro tín dụng là yêu cầu cấp thiết đối với các Ngân hàng thươngmại trong thời gian tới

Trang 20

Tại NHTM CP Công thương Việt Nam mặc dù công tác quản trị rủi ro đãđược chú trọng, đặc biệt tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức thấp nhất trong hệ thốngngân hàng Tuy nhiên quá trình đo lường và kiểm soát rủi ro còn chưa chính xác,chặt chẽ dẫn tới một số sai phạm, điển hình như vụ việc Huỳnh Thị Huyền Như lập

hồ sơ giả để chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng của ngân hàng Thực trạng này đòi hỏiNHTM CP Công thương Việt Nam đánh giá lại toàn diện quá trình quản trị rủi ronói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng để có biện pháp hoàn thiện thích hợp.Xuất phát từ thực tiễn đề tài: “Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàngthương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi rotín dụng tại NHTM CP Công thương Việt Nam

- Mục tiêu cụ thể:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng + Mô tả thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHTM CP Công thương ViệtNam Từ đó đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro tại ngân hàng Rút ra nhữngkết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế của ngân hàng Giải thíchnguyên nhân dẫn tới hạn chế

+ Đề xuất giải pháp phù hợp để tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM

CP Công thương Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

+ Thời gian: từ năm 2012 đến năm 2014

4 Phương pháp nghiên cứu

- Nguồn thu thập số liệu: số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáothường niên, báo cáo nợ quá hạn, báo cáo xử lý nợ của NHTM CP Công thươngViệt Nam trong giai đoạn 2012 – 2014

Trang 21

- Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng bảng số liệu, biểu đồ nhằm làm rõ thựctrạng về rủi ro tín dụng, thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CPCông thương Việt Nam Luận văn thực hiện so sánh số liệu giữa các năm tài chính,

so sánh tình hình rủi ro tín dụng giữa NHTM CP Công thương Việt Nam và một sốNHTM khác, phân tích nguyên nhân tăng/giảm qua đó đánh giá được thực trạng rủi

ro tín dụng và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHTM CP Công thương ViệtNam

5 Kết cấu luận văn

Nội dung luận văn được kết cấu thành ba chương:

Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổphần Công thương Việt Nam

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thươngmại cổ phần Công Thương Việt Nam

Trang 22

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng

1.1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi ro phổ biến nhất trong hoạt độngkinh doanh của ngân hàng Hoạt động tín dụng ngày nay tạo ra phần lớn nguồn thucho ngân hàng song cũng ẩn chứa rủi ro cao và có thể đem lại hậu quả nặng nề, cókhi dẫn đến việc ngân hàng bị phá sản Do đó, việc nhận thức về rủi ro để có chiếnlược quản trị, biện pháp phòng ngừa và xử lý là điều kiện không thể thiếu giúp cácNHTM thực thi được các mục tiêu hoạt động, chiến lược kinh doanh, tăng cườngsửdụng vốn và đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống

Hiện nay, có nhiều khái niệm về rủi ro tín dụng, chẳng hạn như:

Theo Henie Van Greuning (1999) : “Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy

cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn

đã ấn định trong hợp đồng tín dụng Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không chi trả được toàn bộ Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng”.

Theo tài liệu “Financial Institutions Management – A Modern Perpective”,

A.Saunder và H.Lange (2002) định nghĩa “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi

ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập

dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ

về cả số lượng và thời hạn”.

Theo Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (Basel Committee on Banking

Supervision – BCBS, 2002) “Rủi ro tín dụng là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát

sinh khi một bên đối tác không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo

Trang 23

hợp đồng đối với một Ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn Cụ thể hơn, Rủi ro tín dụng

là khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã ký giữa ngân hàng và khách hàng”

Tại Việt Nam, theo Khoản 1 điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ban hànhngày 21/01/2013 về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động

của các TCTD thì: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động

ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”

Như vậy, điểm khác biệt giữa các quan điểm nêu trên là xác định rủi ro tíndụng tương ứng với khả năng xảy ra biến cố khách hàng không trả nợ đầy đủ, đúnghạn hay khả năng xảy ra những tổn thất do việc khách hàng không trả nợ đầy đủ,đúng hạn gây nên Trong phạm vi nghiên cứu này, để phù hợp với quy định củangân hàng Nhà nước, cũng như cách tiếp cận phổ biến tại các ngân hàng thương

mại Việt Nam, tác giả lựa chọn cách hiểu về rủi ro tín dụng “là khả năng xảy ra tổn

thất trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng do khách hàng không thể hoàn thành nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đầy đủ

và đúng hạn gây ra những thất thoát tiềm ẩn về vốn và tài sản cho ngân hàng”.

1.1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Tùy vào mục đích, yêu cầu nghiên cứu và các tiêu chí khác nhau mà có nhiềucách phân loại khác nhau

a) Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng được chia thành: Rủi rogiao dịch và rủi ro danh mục

Trang 24

Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng

Nguồn: Trần Tiến Chương (2008)

- Rủi ro giao dịch là rủi ro liên quan đến từng khoản vay hoặc từng khách hàng

cụ thể Nó là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là donhững hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng.Rủi ro giao dịch gồm:

+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tíndụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng

+ Rủi ro bảo đảm: là rủi ro liên quan đến các tiêu chuẩn đảm bảo như loại tàisản đảm bảo, chủ thể đảm bảo…

+ Rủi ro kiểm soát: là rủi ro liên quan đến công tác kiểm soát, theo dõi khoảnvay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹthuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề

- Rủi ro danh mục là rủi ro liên quan đến sự kết hợp nhiều khoản cho vaytrong danh mục cho vay của Ngân hàng do sản phẩm không phù hợp hoặc quá tậptrung cho vay vào một ngành, lĩnh vực Rủi ro danh mục được chia thành:

+ Rủi ro cá biệt: xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của kháchhàng vay vốn, lĩnh vực kinh tế

Trang 25

+ Rủi ro tập trung: do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một sốkhách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặccùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

b) Căn cứ vào tính chất của rủi ro, có thể chia RRTD thành 2 loại: rủi rokhách quan và rủi ro chủ quan

- Rủi ro khách quan: Là rủi ro do các nguyên nhân khách quan gây ra nhưthiên tai, dịch bệnh, người vay bị chết hoặc mất tích dẫn đến không thu hồi đượcvốn vay mặc dù ngân hàng và cả người vay đã thực hiện đầy đủ các quy định vềquản lý và sử dụng khoản vay Rủi ro khách quan rất khó lường trước, khó phòngtrừ và khi xảy ra thì gây ra hậu quả nặng nề

- Rủi ro chủ quan: Là rủi ro thuộc về lỗi của ngân hàng như quy trình cấp tíndụng chưa chặt chẽ, chưa đánh giá đúng mức độ rủi ro của khoản vay, công táckiểm tra sau cho vay chưa được chú trọng, cán bộ tín dụng làm sai quy trình,…Rủi

ro chủ quan có thể phòng ngừa và hạn chế thông qua các biện pháp quản trị rủi rophù hợp

Ngoài ra còn nhiều hình thức phân loại khác phân loại căn cứ theo cơ cấucác loại hình rủi ro, phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo đối tượng sử dụngvốn vay,

1.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng

Vì tác giả lựa chọn cách hiểu về rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất dokhách hàng không trả nợ đầy đủ và đúng hạn nên rủi ro tín dụng được phản ánh bởichỉ tiêu liên quan tới nợ quá hạn, nợ xấu và dự phòng

Trang 26

của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, thể hiện sự yếu kém về tài chính củahàng, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụng và người được cấp tín dụng.

Tỷ lệ nợ quá hạn: là tỷ lệ phản ánh chỉ số tương đối giữa dư nợ mà ngân hàngkhông thu hồi được đúng thời hạn như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng và tổng

dư nợ mà ngân hàng đã cho vay

Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100%

Nếu ngân hàng nào có tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì rủi ro càng cao vì vớinhững khoản nợ quá hạn có khả năng không thu hồi được sẽ ảnh hưởng trực tiếpđến quá trình khai thác và sử dụng vốn của ngân hàng, phá vỡ kế hoạch kinh doanh,đồng thời hạn chế khả năng mở rộng và tăng trường tín dụng, giảm uy tín, khả năngcạnh tranh của ngân hàng và đặc biệt nó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của tổchức tín dụng

Trong hướng dẫn tính toán các chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc gia, IMF(IMF’s Compilation Guide on Finacial Soundness Indicators, 2004) đưa ra khái niệm

về nợ xấu như sau: “một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốchoặc lãi từ 90 ngày trở lên; khi một khoản vay đã bị quá hạn trên 90 ngày đã được cơcấu lại; khi các khoản vay quá hạn thanh toán chưa đến 90 ngày nhưng có thể nhậnthấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ”.Theo Điều 10, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc

Trang 27

NHNN Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tíndụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD thì nợ được phân loại thành 5 nhómnhư sau:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ trong hạn mà TCTDđánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; nợ quá hạn dưới 10ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90ngày, các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180ngày; các khoản nợ gia hạn nợ lần đầu; nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không

đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; hoặc các khoản nợ mà TCTDcấp tín dụng trái với quy định của pháp luật và của TCTD; nợ đang thu hồi theo kếtluận của thanh tra

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được

cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạntrả nợ được cơ cấu lại lần đầu; nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quáhạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lầnthứ ba

Nợ xấu là các khoản nợ nhóm 3 (nợ dưới chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và

nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) theo quy định tại Khoản 8, Điều 3 Thông tư02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng

dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động của TCTD

Tỷ lệ nợ xấu: là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 Tỷ

lệ nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ các khoản vay của ngân hàng được đánh giá là

có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi

Tỷ lệ nợ xấu = x 100%

Trang 28

Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và mức độ rủi ro của danh mục cho vay củangân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay Tỷ

lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu chothấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản chovay, rủi ro phải đối mặt trong hoạt động tín dụng ngày càng lớn Ngược lại, tỷ lệnày thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cảithiện Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổicác phân loại nợ

Một tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% được coi là nằm trong giới hạncho phép, khi tỷ lệ nợ xấu đạt quá 3% thì tổ chức đó cần phải xem xét, rà soát lạidanh mục cho vay của mình một cách đầy đủ, chi tiết và thận trọng hơn

c Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Theo Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB, 2013) thì Dự phòng rủi rotín dụng là khoản chi phí được trích để bù đắp cho tổn thất tiềm năng trong hoạtđộng cấp tín dụng

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhànước thì Dự phòng rủi ro tín dụng là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phíhoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tíndụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Dự phòng rủi ro tín dụng cho biết khả năngchi trả của Ngân hàng khi xảy ra rủi ro Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dựphòng chung

Trong đó, dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổnthất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể Các khoản nợ được trích lập dựphòng cụ thể là 0%, 5%, 20%, 50%, 100% của Giá trị khoản nợ trừ đi giá trị khấutrừ của tài sản đảm bảo tương ứng với các khoản nợ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3,nhóm 4, nhóm 5

Ngoài ra, các ngân hàng được yêu cầu trích dự phòng chung ở mức 0,75%

Trang 29

tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 Dự phòng chung là khoản tiềnđược trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trìnhphân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tàichính khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Tỷ lệ DPRR tín dụng cho biết bao nhiêu phần trăm dư nợ được trích lập dựphòng Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàngđang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp Nếu chỉ số này thấp thì có thể phản ánhchất lượng của các khoản nợ tốt, hoặc có thể do các khoản dự phòng chưa đượctrích lập đủ theo quy định

d Tỷ lệ cho vay không tài sản đảm bảo

Theo Justin Pritchard (2010), Khoản vay có tài sản đảm bảo là một thỏa thuậncho phép bên cho vay tạm giữ tài sản của người vay Trường hợp người vay khôngtrả được nợ theo thỏa thuận thì người cho vay có quyền xử lý tài sản đó

Trong hoạt động cho vay của NHTM, vấn đề thông tin bất cân xứng luôn xảy

ra, ngân hàng luôn là bên có ít thông tin hơn so với người đi vay về dự án đầu tư, vềkhách hàng, về mục đích sử dụng vốn vay Do đó, để hạn chế tổn thất khi xảy ra rủi

ro tín dụng, các NHTM thường yêu cầu khách hàng có TSĐB

Tỷ lệ cho vay không TSĐB phản ánh mức độ rủi ro của danh mục cho vay, tỷ

lệ này càng cao thì rủi ro càng lớn Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày20/05/2010 quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng thìcác tổ chức này không được cho vay không TSĐB đối với các doanh nghiệp mà tổchức đó nắm quyền kiểm soát, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán Đây lànhững lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nên các NHTM phải yêu cầu khách hàng cóTSĐB TSĐB đóng vai trò là nguồn trả nợ cho ngân hàng trong trường hợp khách

Trang 30

hàng không còn đủ khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ; ngoài ra TSĐB còn giúpnâng cao thiện chí trả nợ của khách hàng, ngăn ngừa rủi ro đạo đức từ phía kháchhàng, vì nếu khách hàng không trả được nợ đồng nghĩa với việc mất đi TSĐB.

1.2 Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là yếu tố nội tại trong hoạt động tín dụng nên không thể loạitrừ hoàn toàn Vì vậy chấp nhận rủi ro và thực hiện quản trị rủi ro là nguyên tắc cơbản trong hoạt động của NHTM

Theo Ủy ban Basel, quản trị rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện

ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tàichính có thể đạt được các mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch

về tài chính

Hiện nay, có nhiều khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng

Theo Phan Thị Thu Hà (2007), “Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận

diện, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp phòng ngừa và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng.”

Còn tác giả Nguyễn Văn Tiến (2005) cho rằng “Quản trị rủi ro tín dụng là

một hệ thống các hoạt động hoàn chỉnh qua đó ngân hàng xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro khi cấp tín dụng cũng như lợi nhuận có thể thu được, từ đó đưa ra các quyết định nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho mình.”

Từ đó, trong luận văn này, tác giả hiểu quản trị rủi ro tín dụng là việc xâydựng hệ thống quản lý và các chính sách quản trị rủi ro thích hợp đối với hoạt độngcấp tín dụng nhằm nhận diện, đánh giá rủi ro, từ đó đề ra các biện pháp hạn chế vàloại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng của NHTM

1.2.2 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng

Ủy ban Basell II đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất làđưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và antoàn trong hoạt động cấp tín dụng Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung

Trang 31

cơ bản như sau:

- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp: trong nội dung này, yêu cầu xemxét đánh giá rủi ro tín dụng phải là chiến lược xuyên suốt trong hoạt động ngânhàng (mức độ chấp nhận rủi ro, tỷ lệ nợ xấu…), trên cơ sở đó phát triển các chínhsách nhằm phát hiện, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, đối vớitừng khoản cấp tín dụng cụ thể và nâng lên tầm soát rủi ro của cả danh mục đầu tư

- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh: Các ngân hàng cần xác định rõ ràng cáctiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (xác định thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàngtiềm năng, điều kiện cấp tín dụng…) nhằm xây dựng các hạn mức tín dụng phù hợpcho từng loại khách hàng trên cơ sở các thông tin định lượng, định tính, kết quả xếphạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong

đề xuất tín dụng, phê duyệt và sửa đổi tín dụng, có sự phân tách nhiệm vụ rạch ròigiữa các bộ phận có liên quan đến công tác tín dụng Việc cấp tín dụng cần tuân thủnguyên tắc cẩn trọng trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên

- Duy trì quá trình quản lý và theo dõi tín dụng phù hợp: Tuỳ theo quy mô củatừng ngân hàng để xây dựng hệ thống quản lý phù hợp, kịp thời nắm bắt các thôngtin từ phía khách hàng như tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, mức

độ thực hiện các cam kết… để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, kiểm soát tốtcác khoản vay có vấn đề Ngân hàng cũng cần có các biện pháp quản lý và khắcphục các khoản nợ xấu Vì thế, chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàngphải chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề

1.2.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Với cách tiếp cận quản trị rủi ro như tác giả đã đề cập, nội dung chính của hoạtđộng quản trị rủi ro tín dụng bao gồm 4 nhiệm vụ chính: Nhận diện, đo lường, kiểmsoát và xử lý rủi ro tín dụng Các hoạt động này được thực hiện liên tiếp nhau tạothành một quá trình chặt chẽ, hỗ trợ, làm tiền đề cho nhau

1.2.3.1 Nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục, có hệ thống nhằm theodõi, xem xét nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê cácdạng rủi ro tín dụng, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro trong từng thời kỳ và dự

Trang 32

báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể có Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể

có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề không chỉ giúp người quản lý mà ngay cảnhân viên tín dụng kịp thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giảm thiểumức tổn thất cho ngân hàng cả về vật chất, hình ảnh và uy tín Dấu hiệu nhận diệnrủi ro tín dụng có thể xuất phát từ khách hàng và ngân hàng

a) Dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng từ phía khách hàng

Việc nhận diện rủi ro tín dụng từ phía khách hàng được thực hiện từ khi bắtđầu tiếp xúc khách hàng, phân tích trong quá trình cho vay và phân tích sau khi chovay Ngân hàng cần thu thập thông tin về khách hàng rồi phân tích theo chỉ tiêuđịnh lượng và định tính để có kết luận chính xác về tình trạng khách hàng

Các dấu hiệu tài chính: Từ dữ liệu báo cáo tài chính của khách hàng, ngânhàng tiến hành phân tích các chỉ tiêu về thu nhập, chi phí, thanh khoản, cân đối vốn,hoạt động và sinh lợi Sự biến động một cách tiêu cực của các chỉ tiêu này theo thờigian và so với mức trung bình ngành là dấu hiệu tài chính quan trọng để ngân hàngtiến hành đo lường rủi ro tín dụng ở bước tiếp theo

Các dấu hiệu phi tài chính: ngoài việc xem xét những thay đổi về tình hình tàichính trong quá khứ, ngân hàng cần rà soát các biểu hiện khác liên quan tới quan hệ tíndụng, hoạt động quản trị nội bộ và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể: + Dấu hiệu phát sinh trong mối quan hệ giao dịch với Ngân hàng: mức độ vaythường xuyên gia tăng, đề nghị khoản vay vượt quá phương án dự kiến, chấp nhận

sử dụng nguồn vốn huy động với lãi suất cao với mọi điều kiện, phát sinh gia hạnhoặc quá hạn nợ gốc và lãi vay nhưng thiếu căn cứ thuyết phục, thiếu thiện chítrong việc trả nợ

+ Dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý và hoạt động sản xuất kinhdoanh của khách hàng: khó khăn trong việc phát triển sản phẩm, sản phẩm có tínhthời vụ cao, thường xuyên thay đổi cơ cấu tổ chức nhân sự trong hệ thống quản trị + Dấu hiệu xuất hiện từ thay đổi môi trường kinh doanh: năng lực cạnh tranhtrên thị trường giảm sút, sản phẩm thay thế trên thị trường nhiều làm mất đi lượngkhách hàng tương đối,…

Các tác giả Cossin & Pirotte (2011) đã gợi ý về các biểu hiện và công cụ phát

Trang 33

hiện rủi ro trong quá trình cấp tín dụng, được tập hợp tại bảng 1.1

Bảng 1.1 Nguy cơ rủi ro đối với khách hàng STT Nguy cơ Biểu hiện Công cụ phân tích phát hiện

- Tổ chức sản xuất kinh doanh không hợp lý, làm tăng chi phí gây lỗ

- Sự gián đoạn trong sản xuất do hỏng hóc về công nghệ

- Hoạt động bán hàng không hiệuquả làm giảm doanh thu gây lỗ

Phân tích các thông tin định tính:

- Trình độ, kinh nghiệm đội ngũ quản lý; Đạo đức của chủ doanh nghiệp

- Cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh; Năng lực điều hành của doanh nghiệp

-.Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, đầu vào

2 Rủi ro tài

chính

- Vốn vay lớn với lãi suất thay đổi làm chi phí lãi vay có biến động lớn

- Nghĩa vụ trả nợ không hợp lý, lớn hơn nguồn trả nợ

Phân tích định lượng các số liệu tài chính, trong đó đặc biệt chú ý đến mức độ và sự biến động theo thời gian của các hệ số thanh khoản, hệ số lợi nhuận, cơ cấu nợ vay

4 Rủi ro thị

trường

- Mức độ cạnh tranh cao làm cho doanh nghiệp có thể dễ dàng mất khách hàng

- Ngành mới phát triển chưa có vịthế ổn định

- Đặc thù của ngành là mức độ biến động cao

Phân tích định tính và định lượng: tình hình cạnh tranh trong nghành, bản chất của ngành, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp

Phân tích thông tin:

- Môi trường chính sách tại địaphương có ảnh hưởng đến doanh nghiệp

- Xu hướng các chính sách có tác động đến doanh nghiệp

Nguồn: Cossin & Pirotte (2011)

b) Dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng từ phía Ngân hàng

Trang 34

Ngoài những dấu hiệu từ phía khách hàng, còn có những dấu hiệu để nhận biếtrủi ro xuất phát từ bên trong ngân hàng:

- Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng,chẳng hạn như: đánh giá cao năng lực tài chính của khách hàng, việc thu thập thôngtin chỉ dựa vào thông tin do phía khách hàng cung cấp,…

- Cấp tín dụng dựa trên những cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảocủa khách hàng về những lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp

- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ các quy định hiện hành vềphê duyệt tín dụng

- Định sai giá trị TSĐB hoặc CBTD cố tình nâng khống giá trị TSĐB để kháchhàng được vay để đạt chỉ tiêu

- Khuynh hướng cạnh tranh thái quá, giảm thấp lãi suất cho vay, phí dịch vụhoặc thực hiện chiến lược giữ chân khách hàng bằng khoản tín dụng mới để họkhông quan hệ với các tổ chức tín dụng khác mặc dù biết khoản tín dụng đó có nguy

cơ tiềm ẩn rủi ro

1.2.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường RRTD là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi

ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra đểxem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng, từ đó ra quyết định cấp tín dụng mộtcách đúng đắn nhất Nếu việc đo lường được chính xác, biết được mức độ rủi ro sẽcho phép ngân hàng chủ động trong việc theo dõi, đối phó và kiểm soát bằng nhữngbiện pháp được tính toán trước khi rủi ro xảy ra

Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng được phát triển theo 2 hướng: đo lườngrủi ro tín dụng riêng biệt và đo lường danh mục cho vay Nhưng trong phần này, tácgiả chỉ tập trung vào đo lường rủi ro tín dụng riêng biệt

Có nhiều mô hình để đo lường RRTD riêng biệt, tiêu biểu là mô hình 6C, chỉ

số Z, ước tính tổn thất tín dụng tối đa theo Basel II và Xếp hạng tín dụng nội bộ(XHTD NB),…

a) Mô hình chất lượng 6C

Trang 35

Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu người vay có thiện chí và khả năngthanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không Mô hình chất lượng 6C bao gồm

6 yếu tố sau:

+ Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải xem xét thẩm định tưcách đạo đức, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ, thiện chí trả nợ thông qua lịch sửquan hệ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng hoặc các ngân hàng khác thông qua

dữ liệu của ngân hàng hoặc trung tâm CIC,… đồng thời phải xem xét mục đích xinvay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng không Ngoài ra, một số yếu tố định tính khác như trình độ học vấn, kinh nghiệm điều hànhkinh doanh, phẩm chất cá nhân của khách hàng cũng cần được chú ý

+ Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào quy định của từng quốcgia mà bên vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồngtín dụng, đảm bảo hợp đồng tín dụng được ký kết không bị vô hiệu, đồng thời bênvay phải có năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn vay đúng mục đích

và có hiệu quả

+ Thu nhập của người vay (Cash): Là việc thẩm định nguồn tiền dùng để trả

nợ của khách hàng từ chính nguồn tiền được tạo ra từ dự án xin vay hoặc từ cácnguồn thu nhập khác

+ Bảo đảm tiền vay (Collateral): Ngân hàng có thể xử lý tài sản thế chấp củakhách hàng khi khách hàng bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả nợ Đối với ngânhàng, đây là sự đảm bảo và là nguồn trả nợ thay thế ngoài dòng tiền trả nợ dự tính + Các điều kiện (Conditions): Là các tiêu chí ràng buộc khi cho vay do ngânhàng ban hành và quy định trong từng thời kỳ theo định hướng chính sách tín dụng

và đặc thù kinh doanh của mỗi khách hàng

+ Kiểm soát (Control): Là quá trình kiểm tra theo dõi tình hình trả nợ, tìnhhình tài chính, tình hình tăng giảm của giá trị tài sản thế chấp… sau khi ngân hàng

đã giải ngân tiền ra để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích vàhoàn trả nợ đầy đủ cho ngân hàng

Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản Tuy nhiên nó lại phụ thuộc quá

Trang 36

nhiều vào độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũngnhư trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của CBTD

b) Mô hình điểm số Z

Mô hình điểm số Z do Altman khởi tạo và thông thường được sử dụng để xếphạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp Mô hình này dùng để đo xác suất vỡ nợcủa khách hàng thông qua các đặc điểm cơ bản của khách hàng Đại lượng Z làthước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vàocác yếu tố tài chính của người vay (Xj ) Từ mô hình này tính được xác suất vỡ nợcủa người vay trên cơ sở số liệu trong quá khứ Altman đã xây dựng mô hình chođiểm như sau:

Z=1,2X1 +1,4X2 +3,3X3 +0,6X4+1,0X5

Trong đó:

X1 = Tỷ số “Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản”

X2 = Tỷ số “Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản”

X3 = Tỷ số “Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ Tổng tài sản”

X4 = Tỷ số “Thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”

X5 = Tỷ số “Doanh thu/ tổng tài sản”

Như vậy, với số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp vàngược lại Trong đó:

Z> 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản1,81< Z<2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Z< 1,81: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

Mô hình này với kỹ thuật đo lường đơn giản, nhưng chỉ giới hạn phân loạikhách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi rotín dụng tiềm năng của mỗi khách hàng từ mức thấp như chậm trả lãi, không trả lãi,cho đến mức mất hoàn toàn cả gốc và lãi của khoản vay Hơn nữa mô hình khôngtính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng lại đóng một vai trò quan trọng ảnhhưởng đến khoản vay như danh tiếng khách hàng, mối quan hệ giữa khách hàng vàngân hàng hay các yếu tố kinh tế vĩ mô

c) Mô hình ước tính tổn thất tín dụng tối đa theo Basel II

Trang 37

Với mô hình này, các NHTM tự mình đánh giá các thành phần rủi ro và mức

độ rủi ro của danh mục tài sản có của mình để xác định mức vốn tín dụng an toàntối thiểu Các thành phần rủi ro bao gồm: xác suất khách hàng không trả được nợ(probability of Default – PD), tỷ trọng tổn thất do khách hàng không trả được nợ(Loss given Default – LGD), Dư nợ khách hàng tại thời điểm khách hàng không trảđược nợ (Exposure at Default – EAD) Để thực hiện mô hình này, trước hết cácNHTM cần phân loại giá trị rủi ro thành 5 nhóm: doanh nghiệp, nước ngoài, ngânhàng, bán lẻ, cổ phiếu và ứng với mỗi nhóm này NHTM sẽ xác định tổn thất dựkiến (Expected Loss – EL) và tổn thất ngoài dự kiến (Unexpected loss – UL)

Đối với EL, NHTM cần trích lập dự phòng để bù đắp từ nguồn chênh lệchkinh doanh tạo ra

Theo Basel II, còn có thể tính giá trị tổn thất dự kiến EL xác suất khách hàngkhông trả được nợ (PD); Dư nợ khách hàng tại thời điểm khách hàng không trảđược nợ (EAD) và mức độ tổn thất khi khách hàng không trả được nợ (LGD)

- Đối với mỗi khoản vay hay mỗi khách hàng thì tỷ lệ tổn thất dự kiến là:

EL = PD x LGD

- Giá trị tổn thất dự kiến là EL = EAD x PD x LGD

Tổn thất ngoài dự kiến UL của một khoản vay được hiểu là giá trị của độ lệchchuẩn so với giá trị trung bình (tổn thất dự kiến được EL) Nguồn để bù đắp tổn thấtngoài dự kiến là vốn chủ sở hữu của Ngân hàng, bởi vậy Hiệp ước quy định mộtmức tính toán vốn an toàn căn cứ theo từng chỉ tiêu PD, LGD và EAD của từngnhóm rủi ro phân loại ở trên đủ để bù đắp cho tổn thất này

Đối với một khoản vay, UL được tính như sau:

Tỷ lệ tổn thất ngoài dự kiến UL =

Giá trị tổn thất ngoài dự kiến UL = LGD x EAD

Trong đó: LGD là tổn thất của Ngân hàng trong trường hợp khách hàng khôngtrả được nợ; EAD là dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả đượcnợ; EDF là xác suất vỡ nợ kỳ vọng của một khách hàng

Trang 38

Ưu điểm của mô hình này: Có thể đo lường chính xác xác suất rủi ro của từngloại tín dụng, có thể dự báo được mức rủi ro trong từng thời kỳ

Tuy nhiên mô hình này yêu cầu cao về chất lượng cơ sở dữ liệu đầu vào, chính

vì thế để áp dụng được mô hình đòi hỏi năng lực tài chính mạnh, nền tảng côngnghệ vững chắc, hệ thống thông tin quản lý tập trung và tối ưu Do đó, không phảiNHTM nào cũng có khả năng vận dụng mô hình này được

d) Mô hình Xếp hạng tín dụng nội bộ

Xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ quan trọng giúp NHTM đánh giá, thẩmđịnh khách hàng toàn diện trước, trong và sau khi cấp tín dụng, là công cụ để phânloại nợ theo chuẩn quốc tế cũng như làm căn cứ để đánh giá rủi ro

Ủy ban Basel II cũng khuyến khích các Ngân hàng xây dựng và hoàn thiện hệthống XHTD NB, tạo tiền đề cho việc phân loại, đánh giá khách hàng, dựa trênnhiều tiêu chí; phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng ứng với từng đối tượng kháchhàng để có biện pháp quản lý phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng

Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các Ngân hàng đang thực hiện đo lường rủi rotín dụng theo mô hình này Theo Điều 5, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày21/01/2013 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tronghoạt động của tổ chức tín dụng : “Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thốnggồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khách hàng trên

cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tíncủa khách hàng Hệ thống này phải được xây dựng cho từng đối tượng khách hàngkhác nhau kể cả các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng và những người liên quancủa đối tượng này.” Như vậy có thể hiểu XHTD khách hàng vay vốn là việc NHTMđánh giá khách hàng thông qua các tiêu chí về năng lực tài chính, tình hình hoạtđộng kinh doanh trong hiện tại và triển vọng phát triển trong tương lai, từ đó xácđịnh khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai

Vì tính phổ biến của mô hình XHTD NB trong quản trị rủi ro tại các NHTM ởViệt Nam, tác giả tập trung làm rõ hơn so với các mô hình nêu trên, bao gồm: Tổchức thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ

Trang 39

- Nhóm chỉ tiêu hoạt động: bao gồm các chỉ tiêu về vòng quay vốn lưuđộng, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, hiệu suất sử dụngtài sản cố định Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng và quản lý tài sảncủa khách hàng.

Trang 40

- Nhóm chỉ tiêu cân nợ: bao gồm chỉ tiêu về tổng nợ phải trả/Tổng tài sản

và Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu, phản ánh cơ cấu nợ so với tổng tài sản và vốnchủ sở hữu

- Nhóm chỉ tiêu thu nhập: bao gồm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt độngkinh doanh, doanh thu, lợi nhuận của khách hàng

Mỗi chỉ tiêu được tính điểm với một trọng số hợp lý, tổng điểm tài chính đượctính bằng tổng điểm của các chỉ tiêu tài chính cụ thể nhân với trọng số tương ứng

Bộ chỉ tiêu phi tài chính

Bao gồm các nhóm chỉ tiêu liên quan đến trình độ quản lý và môi trường nội

bộ, quan hệ của khách hàng với ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành vàkhả năng phát triển kinh doanh của khách hàng Mỗi chỉ tiêu sẽ có một mức điểmtương ứng với trọng số riêng của chỉ tiêu đó, điểm phi tài chính được tính bằng tổngđiểm của các chỉ tiêu phi tài chính

Sau khi có điểm tài chính và phi tài chính, hệ thống sẽ tính ra điểm số củakhách hàng bằng cách lấy tổng điểm tài chính và phi tài chính nhân với trọng sốtương ứng Thông qua điểm số, khách hàng được xếp hạng theo các mức AA+, AA,

AA-, BB+, BB, BB-, CC+, CC, CC- và C theo mức rủi ro tăng dần

Sau khi có được kết quả xếp hạng tín dụng, ngân hàng sẽ xây dựng chính sáchkhách hàng phù hợp, kết hợp với công tác thẩm định tín dụng để đưa ra quyết địnhcấp tín dụng đảm bảo hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất trong phạm vi có thể chấpnhận được

1.2.3.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, công cụ, chiến lượcnhằm kiểm soát rủi ro xảy ra xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và dự tínhnhững rủi ro xảy ra từ nguyên nhân khách quan Từ đó có biện pháp thích hợp và kịpthời nhằm giảm khả năng không thu hồi được nợ đúng hạn và đầy đủ

Kiểm soát rủi ro tín dụng là một nội dung quan trọng, bao gồm các hoạt độngđược phân nhóm theo trình tự cấp tín dụng:

Ngày đăng: 03/11/2016, 16:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Sơ đồ 1.1 Phân loại rủi ro tín dụng (Trang 32)
Bảng 1.1. Nguy cơ rủi ro đối với khách hàng - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Bảng 1.1. Nguy cơ rủi ro đối với khách hàng (Trang 41)
Sơ đồ 2.1:  Bộ máy tổ chức của NHTM CP Công thương Việt Nam - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của NHTM CP Công thương Việt Nam (Trang 62)
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về huy động vốn giai đoạn 2012-2014 - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về huy động vốn giai đoạn 2012-2014 (Trang 65)
Bảng 2.4: Cơ cấu nợ quá hạn giai đoạn 2012 – 2014 - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Bảng 2.4 Cơ cấu nợ quá hạn giai đoạn 2012 – 2014 (Trang 71)
Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu của NHTM CP Công thương Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014 - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Bảng 2.5 Tình hình nợ xấu của NHTM CP Công thương Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014 (Trang 72)
Bảng 2.6: Cơ cấu nợ xấu giai đoạn 2012 – 2014 - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Bảng 2.6 Cơ cấu nợ xấu giai đoạn 2012 – 2014 (Trang 73)
Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu  năm 2014 của NHTM CP Công thương Việt Nam và một số ngân hàng TMCP khác - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Bảng 2.7 Tình hình nợ xấu năm 2014 của NHTM CP Công thương Việt Nam và một số ngân hàng TMCP khác (Trang 74)
Bảng 2.8: Tình hình trích lập DPRR tín dụng của NHTM CP Công thương Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014 - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Bảng 2.8 Tình hình trích lập DPRR tín dụng của NHTM CP Công thương Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014 (Trang 76)
Bảng 2.10: Tình hình cho vay không TSĐB của NHTM CP Công thương Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014 - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Bảng 2.10 Tình hình cho vay không TSĐB của NHTM CP Công thương Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014 (Trang 77)
Bảng 2.9: Tình hình trích lập DPRR tín dụng năm 2014 của NHTM CP Công thương Việt Nam và một số ngân hàng TMCP khác - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Bảng 2.9 Tình hình trích lập DPRR tín dụng năm 2014 của NHTM CP Công thương Việt Nam và một số ngân hàng TMCP khác (Trang 77)
Bảng 2.13: Ma trận xếp hạng KHCN - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Bảng 2.13 Ma trận xếp hạng KHCN (Trang 83)
Bảng 2.15: Phân loại nợ dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Bảng 2.15 Phân loại nợ dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ (Trang 87)
Bảng 2.14: Xếp loại rủi ro dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Bảng 2.14 Xếp loại rủi ro dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ (Trang 87)
Bảng 2.16: Kết quả chấm điểm XHTD nội bộ giai đoạn 2012 - 2014 - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Bảng 2.16 Kết quả chấm điểm XHTD nội bộ giai đoạn 2012 - 2014 (Trang 88)
Bảng 2.17: Kết quả chấm điểm XHTD NB năm 2012, 2013,2014 - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Bảng 2.17 Kết quả chấm điểm XHTD NB năm 2012, 2013,2014 (Trang 89)
Bảng 2.20: Tình hình sử dụng DPRR giai đoạn 2012 - 2014 - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Bảng 2.20 Tình hình sử dụng DPRR giai đoạn 2012 - 2014 (Trang 100)
Bảng 2.19: Số liệu trích lập DPRR cho vay giai đoạn 2012 - 2014 - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Bảng 2.19 Số liệu trích lập DPRR cho vay giai đoạn 2012 - 2014 (Trang 100)
Bảng 2.21: Tình hình xử lý nợ tại NHTM CP Công thương Việt Nam  giai đoạn 2012 – 2014 - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Bảng 2.21 Tình hình xử lý nợ tại NHTM CP Công thương Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014 (Trang 104)
Bảng 2.22: Kết quả thu hồi nợ của NHTM CP Công thương Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014 - Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Bảng 2.22 Kết quả thu hồi nợ của NHTM CP Công thương Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014 (Trang 105)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w