TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong thực tiễn kinh doanh và thương mại quốc tế hiện nay, các ngân hàng không thể bó hẹp hoạt động trong phạm vi biên giới một quốc gia.. Do những lợi ích mà
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA: KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
o0o
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG BIDV
của
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Quy
HÀ NỘI , 11/ 2006
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CỦA NGÂN THƯƠNG MẠI 3
I TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ 3
1 Lịch sử phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế 3
2 Khái niệm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế 5
3 Đặc điểm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế 6
4 Cơ sở pháp lý của nghiệp vụ ngân hàng quốc tế 8
5 Rủi ro và hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ ngân hàng quốc tế 9
5.1 Nhận dạng rủi ro trong nghiệp vụ ngân hàng quốc tế 9
5.1.1 Rủi ro tỷ giá hối đoái và lãi suất 10
5.1.2 Rủi ro tỷ lệ chuyển đổi 11
5.1.3 Rủi ro thực hiện 12
5.1.4 Rủi ro chuyển đổi và rủi ro kinh doanh 13
5.2 Hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ ngân hàng quốc tế 13
II Nội dung cơ bản của nghiệp vụ quốc tế 14
1 Cỏc nghiệp vụ ngõn hàng quốc tế 14
1.1 Cung ứng cỏc nghiệp vụ ngõn hàng quốc tế để thu phớ 14
1.1.1 Tài khoản Nostro và tài khoản Vostro 15
1.1.2 Nghiệp vụ ngõn hàng đại lý 15
1.1.3 Nghiệp vụ thanh toỏn quốc tế 17
1.1.4 Nghiệp vụ thẻ tớn dụng quốc tế 22
1.2 Hoạt động kinh doanh cỏc nghiệp vụ ngõn hàng quốc tế 23
1.2.1 Tớn dụng quốc tế 24
1.2.2 Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ 27
1.3 Hợp tỏc kinh doanh ngõn hàng quốc tế 30
Trang 31.3.1 Tham gia ngân hàng liên doanh 30
1.3.2 Tham gia các công ty cho thuê tài chính liên doanh 30
1.3.3 Tham gia vào các định chế tài chính phi ngân hàng 31
2 Mối quan hệ giữa các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế 31
III VAI TRÒ CỦA NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ 32
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) 34
I Giới thiệu sơ lược về BIDV 34
1 Quá trình hình thành và phát triển 34
2 Phương châm và chiến lược kinh doanh của BIDV 35
II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHỦ YẾU TẠI BIDV 36
1 Cung ứng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế để thu phí 36
1.1 Nghiệp vụ ngân hàng đại lý 37
1.2 Nghiệp vụ thanh toán quốc tế 40
1.2.1 Phương thức tín dụng chứng từ 41
1.2.2 Phương thức chuyển tiền 44
1.2.3 Phương thức nhờ thu 46
1.3 Nghiệp vụ thẻ tín dụng quốc tế 48
2 Hoạt động kinh doanh các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế 48
2.1 Nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế 48
2.2 Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ 50
3 Hợp tác kinh doanh ngân hàng quốc tế 52
3.1 Tham gia ngân hàng liên doanh 52
3.2 Tham gia vào các công ty cho thuê tài chính liên doanh 54
3.3 Tham gia vào các định chế tài chính phi ngân hàng 54
Trang 4III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
CỦA BIDV TRONG THỜI GIAN QUA 54
1 Những kết quả đạt được 54
2 Những tồn tại 57
3 Nguyên nhân của tồn tại 59
3.1 Nguyên nhân khách quan 59
3.2 Nguyên nhân chủ quan 63
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG BIDV 66
I CƠ SỞ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG BIDV 66
1 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và thương mại điện tử đối với phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế 66
2 Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại Việt Nam 68
3 Quan điểm phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của Ngân hàng BIDV 68
II GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG BIDV 69
1 Nhóm giải pháp chung 69
1.1 Lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính 69
1.2 Cơ cấu lại mô hình tổ chức 71
1.3 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 72
1.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 74
1.5 Nâng cao năng lực quản trị điều hành 76
1.6 Đẩy mạnh hoạt động Marketing 77
2 Nhóm giải pháp riêng cho từng loại nghiệp vụ 79
Trang 52.1 Cung ứng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế để thu phí 79
2.1.1 Nghiệp vụ ngân hàng đại lý 79
2.1.2 Nghiệp vụ thanh toán quốc tế 81
2.1.3 Nghiệp vụ thẻ tín dụng quốc tế 83
2.2 Hoạt động kinh doanh các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế 85
2.2.1 Nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế 85
2.2.2 Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ 87
3 Hợp tác kinh doanh ngân hàng quốc tế 89
III KIẾN NGHỊ 90
1 Đối với Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan 90
2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 92
3 Đối với Ngân hàng BIDV 94
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Trang 6Bùi Thị Thanh Vân Lớp A3 - K41 - KTNT
1
LỜI MỞ ĐẦU
i TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong thực tiễn kinh doanh và thương mại quốc tế hiện nay, các ngân hàng không thể bó hẹp hoạt động trong phạm vi biên giới một quốc gia Để tận dụng cơ hội mà sự phát triển thương mại quốc tế mang lại thì hoàn thiện
và phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế ở mỗi ngân hàng là yêu cầu cấp thiết đối với bất kỳ một ngân hàng thương mại nào
Do những lợi ích mà các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế mang lại cho mỗi ngân hàng từ doanh thu, lợi nhuận, uy tín trong nền tài chính khu vực và quốc tế, công nghệ và mối quan hệ khách hàng mở rộng mà tất cả các ngân hàng thương mại đều coi việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là một chiến lược quan trọng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng không phải là một ngoại lệ
Tuy nhiên, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại BIDV còn đơn điệu, chưa
đa dạng và phong phú, chủ yếu là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế truyền thống như thanh toán quốc tế, kiều hối, bảo lãnh doanh số và thu nhập từ các nghiệp vụ này còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của ngân hàng; chất lượng dịch vụ còn hạn chế chưa tạo ra lợi thế cạnh tranh; thị phần còn thấp dẫn đến chưa khai thác hết lợi thế và tiềm năng sẵn có của BIDV
Xuất phát từ thực trạng trên và với mong muốn góp một phần rất nhỏ vào việc tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ ngân hàng quốc
tế tại Ngân hàng BIDV, đề tài: "Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại Ngân hàng BIDV" đã được lựa chọn cho khoá luận tốt nghiệp
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khoá luận tốt nghiệp này tập trung vào nghiên cứu và làm rõ khái niệm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế cũng như vai trò, lợi ích của nghiệp vụ ngân
Trang 7Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại Ngân hàng BIDV
Bùi Thị Thanh Vân Lớp A3 - K41 - KTNT
2
hàng quốc tế đối với ngân hàng Khoá luận này không tập trung vào việc mô
tả qui trình nghiệp vụ, mà chủ yếu phân tích dữ liệu nhằm mục đích đánh giá thực trạng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của Ngân hàng BIDV từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ này
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu làm rõ khái niệm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và có được cái nhìn tổng thể, khách quan về hoạt động nghiệp vụ ở Ngân hàng BIDV, khoá luận đã tập hợp các phương pháp như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích, tổng hợp, cùng với việc tham khảo các sách, tài liệu trong và nước ngoài có liên quan
IV KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN
Ngoài phần “Lời nói đầu”, “Kết luận” và “Tài liệu tham khảo”, khoá luận này được chia thành ba chương lớn như sau:
Chương I: Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Chương III: Một số giải pháp phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại
Ngân hàng BIDV
Em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Quy về sự hướng dẫn tận tình của cô trong suốt thời gian em thực hiện khoá luận mà không có sự hướng dẫn đó, em khó có thể hoàn thành đề tài Tôi cũng xin cảm ơn anh Lê Hoàng, phó Ban tín dụng Ngân hàng BIDV đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành khoá luận này một cách tốt nhất
Trong nỗ lực để hoàn thành khoá luận, do thời gian có hạn và sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, khoá luận khó tránh khỏi những thiếu sót Tôi
Trang 8Bùi Thị Thanh Vân Lớp A3 - K41 - KTNT
3
rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo, các bạn sinh viên và anh chị quan tâm đến đề tài để khoá luận thành công trong việc đạt được mục đích đề ra
Trang 9Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại Ngân hàng BIDV
Bùi Thị Thanh Vân Lớp A3 - K41 - KTNT
4
CHƯƠNG I: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
I TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
1 Lịch sử phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại đã có một lịch
sử lâu dài, người ta tìm thấy mầm mống nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các nước ở châu Âu vào thế kỷ 13 Sang đến thế kỷ 19, các nước Châu Âu đã mở rộng vùng thuộc địa, tạo điều kiện cho các ngân hàng của họ tìm kiếm thị trường ngoài lãnh thổ của mình Mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng này nhanh chóng bao trùm khắp Châu Âu và các vùng lãnh thổ thuộc địa
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, nạn khan hiếm USD đã khiến cho hàng loạt ngân hàng Hoa Kỳ mở rộng hoạt động ở bên ngoài lãnh thổ Với các hiệp định “ Land Bank”, “Marshall”, các ngân hàng Hoa Kỳ đã cho nước ngoài vay hàng chục tỷ USD Sự tăng trưởng chưa từng có về đầu tư và thương mại quốc tế trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ II đã dẫn tới sự tăng trưởng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng thương mại Rất nhiều ngân hàng đã tham gia vào thị trường tài chính quốc tế và những đổi mới trong lĩnh vực này đã tạo ra rất nhiều nghiệp vụ ngân hàng mới
Sự hình thành các định chế tài chính quốc tế như IMF, WB và việc ký kết các hợp đồng tiền tệ Bretton Hoods cũng đã đặt nền móng cho sự phát triển và mở rộng nghiệp vụ ngân hàng của các nước thành viên
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, sự hình thành khối SEV và việc ký kết chế độ thanh toán đa biên bằng Rúp chuyển nhượng giữa các nước xã hội chủ nghĩa cũng đặt cơ sở cho nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng thuộc các nước xã hội chủ nghĩa
Quá trình quốc tế hoá nghiệp vụ ngân hàng được thúc đẩy bởi sự phát triển của các công ty đa quốc gia và mức độ phát triển mạnh mẽ đầu tư ra
Trang 10Bùi Thị Thanh Vân Lớp A3 - K41 - KTNT
5
nước ngoài của các công ty Hoa Kỳ ở Châu Âu, Nhật Bản trong thập niên 60 Trong thời gian này người ta chứng kiến bốn làn sóng phát triển sau:
Làn sóng thứ nhất: Quy mô của các ngân hàng thương mại Hoa Kỳ,
trong thập niên 60, tăng lên nhanh chóng đã đưa đến chủ trương mở rộng nghiệp vụ ngân hàng ra nước ngoài (cả các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển), đó là phản ứng tự nhiên của việc phát triển nghiệp
vụ ngân hàng trong nước và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các trung gian tài chính quốc tế
Làn sóng thứ hai: Các ngân hàng của các quốc gia có nền kinh tế phát
triển, đặc biệt là ngân hàng các nước Canada, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp cũng theo gương của các ngân hàng Hoa Kỳ ra sức mở rộng dịch vụ của mình ra nước ngoài trong thập kỷ 70
Làn sóng thứ ba: Các ngân hàng của các quốc gia đang phát triển cũng
phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế vào cuối thập niên 70
Làn sóng thứ bốn: được coi như là toàn cầu hoá các nghiệp vụ ngân
hàng, bắt đầu bằng sự kiện ra đời đạo luật nhất thể hoá châu Âu ban hành vào năm 1986, trong đó Cộng đồng Châu Âu xoá bỏ mọi rào chắn đối với luồng vốn quốc tế
Lịch sử phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại của các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường và các nước thế giới thứ ba gắn liền với quá trình chuyển hướng chiến lược từ nền kinh tế hoá có chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu thành nền kinh tế công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu Với chính sách mở cửa, nguồn dự trữ ngoại tệ của một quốc gia tăng lên, hệ thống ngân hàng trong nước đã được tiếp cận với một cộng đồng tài chính quốc tế và tiếp nhận từ họ kỹ thuật cũng như phương pháp quản lý Nhờ vậy, các ngân hàng thương mại của các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy
Trang 11Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại Ngân hàng BIDV
Bùi Thị Thanh Vân Lớp A3 - K41 - KTNT
6
sang nền kinh tế thị trường và các nước thế giới thứ ba đã nhanh chóng phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
2 Khái niệm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
Trong những năm gần đây, các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng thương mại trên thế giới phát triển mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng Để hiểu rõ khái niệm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, chúng ta hãy xem xét tiêu thức chủ yếu phân biệt các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và nghiệp vụ ngân hàng trong nước của các ngân hàng thương mại:
Căn cứ phân biệt nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và nghiệp vụ ngân hàng trong nước là loại hoạt động kinh doanh mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng của họ có tính quốc tế hay không Thứ nhất, nghiệp vụ ngân hàng quốc
tế là loại hoạt động trợ giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu của khách hàng thông qua hoạt động tài trợ thương mại quốc tế Thứ hai, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là loại hoạt động đáp ứng nhu cầu trao đổi ngoại tệ của khách hàng nhằm thực hiện các giao dịch thương mại và đầu tư qua biên giới quốc gia Thứ ba, vì các ngân hàng hoạt động kinh doanh quốc tế có điều kiện thuận lợi kinh doanh ngoại tệ, họ cũng thường kinh doanh ngoại tệ cho chính số tiền của họ
Một căn cứ nữa để phân biệt nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và nghiệp vụ ngân hàng trong nước của ngân hàng thương mại là nghiệp vụ ngân hàng quốc tế diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia; còn nghiệp vụ ngân hàng trong nước chỉ diễn ra trong nội bộ quốc gia và đối tượng khách hàng là pháp nhân, thể nhân của quốc gia đó
Như vậy, nếu dựa vào nghiệp vụ ngân hàng thì ta có định nghĩa sau:
nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là các giao dịch ngân hàng liên quan tới một hoặc nhiều bên đối tác ở ngoài biên giới nước có trụ sở chính của ngân hàng cung cấp dịch vụ
Trên phương diện phân loại nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là một dạng
Trang 12Bùi Thị Thanh Vân Lớp A3 - K41 - KTNT
7
hoạt động kinh doanh quốc tế thì nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại có thể được coi là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động đầu tư và cung ứng dịch vụ tiền tệ
và tài chính quốc tế trên thị trường trong nước và quốc tế nhằm mục đích sinh lời
Để thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, các ngân hàng thương mại tổ chức bằng hai phương thức sau:
- Tiến hành các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại nước ngoài bằng cách thiết lập các chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện v.v ở nước ngoài
- Tổ chức một bộ phận kinh doanh quốc tế được chuyên môn hoá tại trụ
sở để thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
3 Đặc điểm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại ở các nước phát triển đa dạng về hình thức cũng như nội dung và có một số điểm khác biệt tuy nhiên giữa chúng vẫn có những đặc điểm chung sau:
Xu thế gia tăng nhanh hơn mức tăng tiềm lực sản xuất: Xu thế này thể
hiện xu thế quốc tế hoá hoạt động ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ Ngày nay, trình độ toàn cầu hoá của thị trường tài chính trong đó có ngân hàng đạt
ở mức cao hơn nhiều so với thị trường hàng hoá Hàng ngày, lượng tiền tệ lưu chuyển trên thị trường tài chính thế giới cao gấp 30 lần khối lượng hàng hoá lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu Đối với các nước đang phát triển, chỉ trong
8 năm (1990-1997), dòng vốn đầu tư tư nhân đổ vào tăng hơn 5 lần Trong khi mậu dịch quốc tế của giai đoạn này chỉ tăng 5%/năm thì dòng vốn tư nhân lưu chuyển tăng 30%/ năm
Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đề cao nhân tố con người: Ngày nay,
nhiều nhà ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế phải có hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh, cả kinh doanh trong nước lẫn kinh