Giáo án ngữ văn 11( tiết 17,18,19,21,22,23)

37 827 0
Giáo án ngữ văn 11( tiết 17,18,19,21,22,23)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiết 31: Trả bài viết số 2 A Mục đích yêu cầu Giúp HS nắm được: • Kiến thức: hiểu rõ những ưu khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kỹ năng về văn nghị luận. • Kỹ năng: làm văn nghị luận văn học • Giáo dục: ý thức phát hiện và sửa chữa các lỗi trong làm văn nghị luận B Công việc chuẩn bị của thầy và trò Thầy: giáo án. Trò: vở ghi, vở soạn. C Nội dung tiến trình tiết dạy Bước 1: Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số của HS (1 phút) Bước 2: Tổ chức dạy học  Hoạt động 1: yêu cầu về kiểu bài GV yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu về kiểu bài: Nghị luận văn học + HS trả lời.  Hoạt động 2: phân tích đề Đề 1: Nêu suy nghĩ của em về phong cách sống ngất ngưởng của NCT trong “Bài ca ngất ngưởng”. Từ đó liên hệ với lí tưởng sống của thế hệ thanh niên ngày nay? Đáp án: Học sinh cần đảm bảo các ý sau: + Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Nêu khái niệm “ngất ngưởng” + Chỉ ra biểu hiện của phong cách sống ngất ngưởng của NCT (khi làm quan trong triều và khi cáo quan về hưu) + Ý nghĩa của phong cách sống đó (đặt trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ). Từ đó liên hệ với bản thân mình, lí tưởng sống của thế hệ thanh niên ngày nay, khẳng định cái tôi của mình trên tài năng và nhân cách. Đề 2: Nêu suy nghĩ về quan niệm sống của CBQ qua bài thơ “Sa hành đoản ca” từ đó liên hệ với lí tưởng sống của thế hệ thanh niên ngày nay? Đáp án: + Hoàn cảnh sáng tác bài thơ. + Phân tích hình ảnh bãi cát và tâm trạng của người lữ khách đi trên bãi cát từ đó chỉ ra quan niệm sống của CBQ: lên án và thể hiện thái độ chán ghét với con đường danh lợi tầm thường, con đường khoa cử bảo thủ, lỗi thời, nhận thức mong muốn tìm một con đường khác để thay đổi nền học vấn vô nghĩa đó. Ý nghĩa của quan niệm sống đó của CBQ đặt trong hoàn cảnh thời đại đó. + Liên hệ với lí tưởng sống của thanh niên, học tập cần phải có nhận thức, ý thức được ý nghĩa của việc học tập và luôn đổi mới.  Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá và trả bài GV nêu nhận xét chung về các mặt: + Mức độ hiểu đề + Mức độ thành công của các thao tác phân tích + Cấu trúc bài văn + Kỹ năng diễn đạt + Kết quả điểm số. D Củng cố dặn dò GV yêu cầu Hs chuẩn bị bài “Thao tác lập luận so sánh”. Tiết 32: Thao tác lập luận so sánh A Mục đích yêu cầu Giúp HS nắm được: • Kiến thức: khái niệm thao tác lập luận so sánh, các dạng lập luận so sánh và vai trò của thao tác này trong làm văn nghị luận. Cách thức tiến hành thao tác lập luận so sánh. • Kỹ năng: rèn luyện kỹ năng so sánh trong bài văn nghị luận • Giáo dục: góp phần hình thành ý thức thói quen so sánh và lập luận so sánh trong khi viết một bài văn nghị luận B Công việc chuẩn bị của thầy và trò Thầy: SGV, SGK, các tài liệu tham khảo Học trò: SGK, vở soạn. C Nội dung và tiến trình tiết dạy Bước 1: Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số, vở soạn của HS (2 phút) Bước 2: Tổ chức dạy học Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy học GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh. GV hỏi: Thế nào là so sánh? + HS trả lời GV hỏi: Nhưng có phải cứ làm công việc so sánh mà có ngay được một lập luận so sánh không? Vì sao? + HS suy nghĩ và trả lời GV chốt GV hỏi: Đoạn trích này có đúng là một lập luận so sánh không? Vì sao? + HS trả lời GV chốt GV hỏi: Thế nào là một lập luận so sánh? + HS nêu khái niệm + GV chốt GV yêu cầu HS đọc đoạn trích trong SGK và trả lời các câu hỏi Nguyễn Tuân so sánh quan niệm “soi đường” của Ngô Tất Tố trong “Tắt đèn” với những quan niệm nào? Giữa chúng có mối liên hệ với nhau về phương diện nào? Căn cứ để so sánh những quan niệm “soi đường” trên là gì? Mục đích của sự so sánh? + HS thực hiện GV chốt GV yêu cầu HS nêu cách so sánh + HS nêu GV chốt GV yêu cầu HS làm bài tập trong SGK + HS thực hiện bài tập GV nhận xét tổng hợp I Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh Khái niệm: So sánh: là đối chiếu các sự vật, đối tượng nhằm phát hiện những nét giống nhau hay khác nhau giữa chúng. Tìm hiểu đoạn trích: Chế Lan Viên đã thực hiện công việc so sánh: + đối tượng được so sánh: văn chiêu hồn với các tác phẩm văn chương khác. + đối tượng so sánh: chinh phụ ngâm, cung oán ngâm, truyện Kiều + So sánh nhằm mục đích chỉ ra sự giống nhau và khác nhau: Giống nhau: cùng thể hiện lòng yêu thương đối với con người Khác nhau:  Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm: bàn đến một hạng người  Truỵện Kiều: cả xã hội người Đề cập con người ở cõi sống  Văn chiêu hồn: niềm xót xa cho cả loài người, nói tới con người ở cõi chết (mở rộng địa bàn, địa dư của nó) ít ai động tới Nhận xét: để có một lập luận so sánh, cần phải tiến hành so sánh, không có so sánh thì không có lập luận so sánh Để hình thành lập luận so sánh, người viết cần tiến hành lập luận nghĩa là dùng so sánh làm cách thức chủ yếu để tổ chức, gắn kết các lý lẽ và dẫn chứng, nhằm làm sáng tỏ cho luận điểm Đoạn trích: mục đích của đoạn trích là nhằm làm sáng tỏ luận điểm về sự đặc sắc của bài “văn chiêu hồn” trong niềm rung động run rẩy về thân phận con người  luận điểm này được làm sáng tỏ bằng cách so sánh “Văn chiêu hồn” với các kiệt tác cũng nói về niềm thương xót cho những kiếp người  Các lý lẽ so sánh nhất là về sự khác nhau đã được tổ chức sắp xếp thật rõ ràng hợp lý đầy sức thuyết phục Mục đích dùng so sánh để làm sáng tỏ làm vững chắc thêm luận điểm của mình. Khái niệm “thao tác lập luận so sánh” là một kiểu lập luận nhằm làm rõ một ý kiến, một kết luận về một hiện tượng hoặc một vấn đề bằng cách dùng thao tác so sánh để xem xét một cách tường tận, kỹ lưỡng những điểm chung và những điểm riêng, những chỗ giống và khác so với các hiện tượng hoặc vấn đề có liên quan được đem ra so sánh. II Cách so sánh Đoạn trích: Quan niệm “soi đường” của Ngô Tất Tố (được so sánh) với quan niệm “cải lương hương ẩm”, xoa xoa mà ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục” (đối tượng so sánh) + phương diện: nói về làng xóm dân cày thời đó + dựa trên tiêu chí rõ ràng: nội dung là bàn về nông thôn và người nông dân. + Mục đích cụ thể: làm nổi bật sự đặc sắc sự thành công kỳ lạ của Ngô Tất Tố “xui người nông dân nổi loạn”, chỉ ra ảo tưởng của hai quan niệm kia. Mục đích quyết định việc lựa chọn kiểu so sánh. Đó là sự so sánh khác nhau. Từ kết quả so sánh, tác giả lại trở về luận điểm ban đầu, nhưng ở một tầm nhận thức sâu sắc, mới mẻ hơn và một mức xúc động mạnh mẽ hơn. Cách so sánh: Xác định đối tượng đưa ra so sánh. Tiêu chí so sánh, mục đích so sánh Kết luận rút ra từ sự so sánh. III Luyện tập So sánh Bắc Nam về văn hóa, phong tục địa lý, lịch sử hào kiệt, hiền tài (văn hiến) Kết luận: Nguyễn Trãi muốn khẳng định hùng hồn mạnh mẽ trong đoạn trích là hoàn toàn xứng đáng ngang bằng hiên ngang bên nhà nước phong kiến Trung Hoa. Sức thuyết phục: so sánh tương đồng. Bên trong cái khác, thực chất là giống. Giống về các lĩnh vực, khác ở cách tồn tại độc lập của dân tộc. D Củng cố dặn dò Học thuộc ghi nhớ trong SGK Chuẩn bị bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945” Tiết 33 34: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 A Mục đích yêu cầu Giúp HS nắm được: • Kiến thức: hiểu được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó chính là cơ sở, điều kiện hình thành nền văn học Việt Nam hiện đại Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của văn học thời kỳ này Xu thế, xu hướng trào lưu văn học • Kỹ năng: rèn luyện kỹ năng vận dụng những kiến thức đó vào việc học những tác giả, tác phẩm cụ thể. • Giáo dục: ý thức hệ thống hóa, khái quát hóa vấn đề. B Công việc chuẩn bi của thầy và trò Thầy: SGV, SGK, các tài liệu tham khảo, giáo án. Học trò: SGK, vở soạn. C Nội dung và tiến trình tiết dạy Bước 1: Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ và vở soạn của HS (5 phút) CH: Nêu hiểu biết của em về thao tác lập luận so sánh? Bước 2: Tổ chức dạy học Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy học GV vào bài: Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 là một thời kỳ rất quan trọng trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử văn học nói riêng. Với không đầy nửa thế kỷ XHVN đã có những biến đổi chưa từng thấy một cách sâu sắc, mạnh mẽ với tốc độ mau lẹ GV hỏi: Em hãy cho biết những tiền đề làm nảy sinh nền văn học hiện đại? + HS xác định GV chốt GV mở rộng: thời kỳ trung đại đó là những đô thị cổ truyền. GV nhấn mạnh: VHTĐ trí thức phong kiến, VHHĐ trí thức Tây học, ở giai đoạn giao thời cả 2 GV nhấn mạnh: trước đây là “nền văn hóa quà tặng” + khẳng định vai trò của Đảng, đây là nhân tố quan trọng làm cho nền văn hóa VNam phát triển theo chiều hướng tiến bộ, cách mạng bất chấp âm mưu của kẻ địch GV khái quát GV hỏi: Em hiểu thế nào về khái niệm hiện đại hóa và các phương diện của hiện đại hóa? + HS trả lời GV chốt GV hỏi: quá trình này được thể hiện trên những phương diện nào? So sánh với văn học trung đại? + HS trả lời GV chốt GV liên hệ: + “Tôi chỉ là một khách tình si Ham vẻ đẹp có muôn hình muôn thể” (Thế Lữ) + “Nay ở trong thơ nên có thép nhà thơ cũng phải biết xung phong” Hồ Chí Minh + “Cơm áo không đùa với khách thơ” GV hỏi: Trình bày các giai đoạn của quá trình HĐH? Ý nghĩa của từng giai đoạn? + HS suy nghĩ và trả lời GV chốt GV liên hệ thơ văn của Phan Bội Châu GV liên hệ thơ văn của Tản Đà (sự giải phóng cái Tôi mạnh mẽ hơn với hồn thơ phóng túng tràn đầy cảm xúc), hạn chế: chưa sáng tạo nên hình thức mới, những yếu tố của thời kỳ văn học cổ vẫn còn tồn tại (đề tài, thơ Đường luật, hình ảnh thơ cũ kỹ sáo mòn... GV hỏi: Tìm một số điểm khác biệt giữa truyện trung đại và truyện hiện đại? + HS trả lời GV chốt GV lấy thơ Xuân Diệu và Huy Cận để chứng mình. GV hỏi: Văn học thời kỳ này bao gồm mấy bộ phận? phân hóa thành những xu hướng nào? Vì sao có đặc điểm này? Căn cứ vào đâu mà phân chia như vậy? + HS suy nghĩ và trả lời GV chốt GV hỏi: Nêu những đặc trưng chủ yếu của hai xu hướng văn học? + HS trả lời GV chốt GV mở rộng: + VHLM: Thơ của CLV “Tôi có chờ đâu có đợi đâu....xuân sang” XD vượt lên thực tại bằng một cái Tôi ham sống “Ta muốn ôm” Nguyễn Tuân “Vang bóng một thời” + VHHT: NTT, VTP, NCao GV liên hệ: Chí Phèo, Lang Rận, Binh Tư tính cách chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh. GV khái quát GV hỏi: Bộ phận văn học này có đặc điểm gì? + HS trả lời GV chốt GV liên hệ: Thơ văn PBC “Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng. Nhà cầm quyền trông gió cũng oai ghê. Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng. Cửa dân chủ khêu đèn thêm sáng chói” GV khái quát GV hỏi: Những biểu hiện của sự phát triển nhanh chóng của văn học ở giai đoạn này? + HS trả lời GV chốt GV liên hệ: “Trong lịch sử thơ ca VN... chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhước Pháp ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên, và thiết tha rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu” (Thi nhân Việt Nam), bằng con mắt xanh của nhà phê bình “luôn lấy hồn tôi để hiểu hồn người” HThanh đã phát hiện những đặc điểm gắn bó phong cách tác giả cùng nở rộ trong phong trào thơ Mới. Đây là một thời phát triển vượt bậc “một năm có thể kể như ba mươi năm của người” GV hỏi: Vì sao lại có sự phát triển với tốc độ mau lẹ như vậy? + HS trả lời GV chốt GV hỏi: Giai đoạn này đạt được những thành tựu nào về mặt nội dung? + HS trả lời GV chốt GV liên hệ: PBC “Dân là dân nước, nước là nước dân”, HCM, Tố Hữu “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” XD “làm sao sống được mà không yêu...nào” GV liên hệ: VTP ông vua phóng sự đất Bắc. GV khái quát hóa I Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 1.Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa  Tiền đề: + Chính trị: năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công vào Đà Nẵng, xâm lược nước ta, từ 1858 đến 1900 Pháp bình định xong đất nước Việt Nam và bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa + Xã hội: cơ cấu xã hội có sự biến đổi sâu sắc theo xu hướng hiện đại hóa: xuất hiện đô thị hiện đại với những trung tâm có quy mô lớn, hành chính, văn hóa, kinh tế. Kết cấu: biến động  hình thành một tầng lớp mới: thị dân (nhân vật cô hàng xén bắt đầu bước vào văn chương)  hình thành một giai tầng mới, sự hình thành kép, các ông chủ tư sản, những người làm thuê vô sản cho các gia đình giàu có. Sự xuất hiện của tầng lớp trí thứcTây học, được đào tạo từ nhà trường Tây học  sự biến dạng của các tầng lớp xã hội: nhà quý tộc chuyển thành các ông chủ, các địa chủ trở thành các ông chủ tư sản. tính phức tạp của kết cấu xã hội, phức tạp trong tâm trạng. Tâm trạng thời kỳ này: thời kỳ này là thời kỳ “mưa Âu gió Mỹ”, “ối a ba phèn” tâm trạng của người dân mất nước. Đó là thái độ dị ứng với thường trực với thực tại, với thời “Tây Tàu nhố nhăng”. + Văn hóa: mở rộng tiếp xúc với văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp. xuất hiện chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán, chữ Nôm tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng tiếp xúc với sách báo. ngành xuất bản, báo chí ra đời nhân tố trực tiếp để tạo ra hoạt động của nền văn hóa hàng hóa sáng tạo văn chương cho người tiêu dùng. Quan niệm viết văn là một nghề để kiếm sống “còn có thơ ca bán phố phường” vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam đối với sự phát triển nền văn hóa dân tộc, với Bản đề cương văn hóa VNam năm 1943, Nhận xét: tất cả những yếu tố này đã tạo điều kiện cho sự hình thành nền văn học Việt Nam hiện đại và làm nền cho văn học nước nhà phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa.  Khái niệm “hiện đại hóa” và các phương diện “hiện đại hóa” + Khái niệm: là quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới. + Các phương diện của hiện đại hóa: Đặc điểm Văn học trung đại Văn học hiện đại Quan niệm văn học Vị trí của văn học Thi pháp Chủ thể sáng tạo Công chúng văn học Hình thức thể hiện Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí văn hóa quà tặng văn sử triết bất phân tính quy phạm chặt chẽ kiểu nhà nho tầng lớp nho sĩ chữ Hán, chữ Nôm Văn chương làm một hoạt động đi tìm và sáng tạo cái đẹp trong thiên nhiên cuộc sống và nghệ thuật. văn học tham gia vào sự đấu tranh giải phóng con người. Nhà văn đồng thời cũng là chiến sĩ văn chương là một nghề để kiếm sống văn học được tách ra thành một họat động độc lập quan niệm thẩm mĩ hiện đại nhà văn nhà nghệ sĩ mang tính chuyên nghiệp Tầng lớp thị dân (Trí thức Tây học) chữ quốc ngữ, phát triển nền văn xuôi tiếng Việt, hiện đai hóa về hệ thống thể laọi (kịch, phóng sự, phê bình văn học) Hiện đại hóa là một nhu cầu tất yếu.  Các giai đoạn của quá trình hiện đại hóa: 3 giai đoạn chủ yếu + Giai đoạn 1 (từ đầu thế kỷ XX đến năm 1920) Đây là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình hiện đại hóa. Thành tựu: tác phẩm văn xuôi bằng chữ quốc ngữ mở đầu cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam “Thầy Lazarô phiền Nguyễn Trọng Quản” thơ văn của các chí sĩ cách mạng: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Hạn chế: quan niệm, tình cảm thẩm mĩ vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại (chủ yếu viết bằng chữ Hán, chữ Nôm) + Giai đoạn 2: (Từ 1920 1930) Thành tựu văn học: tác giả tiêu biểu: Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Trần Tuấn Khải... Tác phẩm: các tác phẩm của NAQ viết bằng tiếng Pháp có sức chiến đấu cao và bút pháp điêu luyện “vi hành”, “những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu” Giai đoạn này đạt được những thành tựu tiêu biểu. + Giai đoạn 3 (từ 1930 1945) giai đoạn này HĐH được nâng lên một chất lượng mới, nền văn học VNam trở thành thực sự hiện đại hóa phương diện nghệ thuật:phá bỏ những lối diễn đạt ước lệ, những quy tắc cứng nhắc, công thức gò bó, đặc biệt cách tân trên phương diện thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết. truyện ngắn và thơ • Truyện ngắn, tiểu thuyết: viết theo lối mới khác xa với cách viết trong văn học cổ, từ cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ nghệ thuật. Truyện trung đại Truyện hiện đại chú ý đến cốt truyện , tình tiết ly kỳ hấp dẫn. Kết thúc có hậu, do chú ý đến tính chất “tải đạo” trần thuật cuộc đời nhân vật theo không gian thời gian thông thường. do tính ước lệ hầu như không có bối cảnh xã hội, nhiều điển tích điển cố. nhân vật xây dựng tính cách, đi sâu khám phá đời sống nội tâm nhân vật TD“Sống mòn” Nam Cao. Kết thúc theo quy luật cuộc sống, thường không có hậu có thể đảo lộn trình tự để tạo hiệu quả nghệ thuật có nhiều cảnh sắc thiên nhiên cảnh sinh hoạt gia đình, phong tục tập quán thuần Việt, viết bằng văn xuôi chữ quốc ngữ, lời lẽ giản dị trong sáng. • Thơ: “tạo nên một cuộc cách mạng trong thơ ca” về nội dung và nghệ thuật phá bỏ những lối ước lệ quy tắc cứng nhắc, gò bó tạo sự mới mẻ trong cách nhìn, cảm xúc của con người • Các thể loại khác cũng đạt được những thành tựu lớn: kịch nói, phóng sự, phê bình lý luận. HĐH đã diễn ra trên mọi mặt của hoạt động văn học, làm biến đổi toàn diện và sâu sắc diện mạo của nền văn học Việt Nam. Giai đoạn này đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa. 2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển Hai bộ phận: • Văn học công khai: văn học hợp pháp tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. • Văn học không công khai: bị đặt ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật. Nhiều xu hướng trong đó nổi lên 2 xu hướng chính là xu hướng văn học lãng mạn, văn học hiện thực. Tiêu chí phân chia: + Do hoàn cảnh đất nước ta chịu đô hộ, nước thuộc địa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của chính sách kinh tế, và văn hóa của thực dân Pháp đặc biệt là các phong trào yêu nước, cách mạng. + thái độ chính trị của các nhà văn chống Pháp trực tiếp hay không trực tiếp. + căn cứ vào phương thức phản ánh hiện thực để phân chia các xu hướng văn học (sự phân biệt không phải rạch ròi chỉ mang tính chất tương đối. a)Bộ phận văn học công khai: Tiêu chí: căn cứ vào sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ nên bộ phận này phân làm nhiều xu hướng nổi lên hai xu hướng chính: văn học lãng mạn và văn học hiện thực. Đặc trưng: Văn học lãng mạn Văn học hiện thực Nội dung: tiếng nói cá nhân đầy cảm xúc, phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ coi con người là trung tâm của vũ trụ, khẳng định cái Tôi cá nhân. riêng tư. Bất hòa với thực tại tìm cách thoát khỏi thực tại đó bằng việc trốn vào nội tâm, thế giới của mộng ước. Đề tài: tình yêu thiên nhiên, quá khứ, thể hiện khát vọng vượt lên cuộc sống dung tục, tầm thường chật chội + thể hiện những cảm xúc mãnh liệt, tương phản gay gắt, biến thái tinh vi trong lòng người. Thành tựu chủ yếu: phong trào thơ mới, Tự lực văn đoàn, truyện ngắn trữ tình của Thanh Tịnh Hồ Zếch. Đóng góp: thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống luân lý lễ giáo phong kiến cổ hủ để giải phóng cá nhân, giành quyền hưởng hạnh phúc cá nhân, đặc biệt trong lĩnh vực tình yêu hôn nhân. Hạn chế: ít gắn trực tiếp với đời sống xã hội chính trị của đất nước, đôi khi sa vào khuynh hướng đề cao chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Phơi bày thực trạng bất công thối nát của xã hội, thể hiện thân phận khốn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức đấu tranh. Thái độ phê phán xã hôi trên tinh thần dân chủ và nhân đạo, chú trọng miêu tả phân tích, lý giải hiện thực qua các hình tượng điển hình Thành tựu chủ yếu: ở các thể loại văn xuôi truyện ngắn NCH, NTT, NCao, VTP... Sự hình thành trào lưu hiện thực chủ nghĩa Đóng góp: tính chân thật cao và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Hạn chế: chỉ thấy tác động một chiều của hoàn cảnh đối với con người, coi con người là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh. Hai xu hướng này cùng tồn tại và phát triển song song vừa ảnh hưởng tác động qua lại diễn biến thay đổi không có sự phân biệt rách ròi, xu hướng nào cũng có những tài năng và những tác phẩm xuất sắc. b)Bộ phận văn học không công khai Đây là tiếng nói của các chiến sĩ và quần chúng nhân dân tham gia phong trào cách mạng Quan niệm thơ văn là vũ khí sắc bén chiến đấu chống kẻ thù dân tộc và là phương tiện để truyền bá tư tưởng yêu nước. Nội dung: tấn công kẻ thù và bọn tay sai thể hiện khát vọng độc lập dân tộc, tinh thần yêu nước nồng nàn vầ niềm tin vào tương lai chiến thắng tất yếu của các mạng. Các tác giả tiêu biểu: PBC, PCT, HCM. Quá trình hiện đại hóa gắn liền với quá trình cách mạng hóa Nhận xét: Về đại thể, các bộ phận, các xu hướng văn học có sự khác biệt và đấu tranh nhau về khuynh hướng, quan điểm nghệ thuật nhưng trong thực tế chúng không hoàn toàn cách biệt mà có sự ảnh hưởng qua lại. 3. Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng Biểu hiện: + sự phát triển số lượng tác giả, tác phẩm (Hoài Thanh đã tuiyển 169 bài của 45 nhà thơ trong đó có nhiều nhà thơ lớn, ông cho biết số lượng mà mình đã đọc hơn rất nhiều) + Sự hình thành đổi mới các thể loại văn học (từ chỗ chưa có văn xuôi tiếng Việt thời trung đại đến việc nở rộ một loạt các tác giả tác phẩm tiêu biểu) + Độ kết tinh ở những tác giả tác phẩm tiêu biểu “Chưa bao giờ ...Thế Lữ” (Hoài Thanh) Nguyên nhân: + sự thúc bách của thời đại + sức sống nội tại của nền văn học dân tộc + sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân + văn chương trở thành một nghề để kiếm sống + Nhân tố quyết định: sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc, cái Tôi cá nhân góp phần làm cho tiến trình phát triển của văn học dân tộc diễn ra nhanh chóng. Bởi lẽ nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của cái Tôi cá nhân, là sản phẩm của cá nhân nghệ sĩ, việc giải phóng cái Tôi đã tạo ra một động lực mới thúc đẩy tự do sáng tạo II Thành tựu chủ yếu cúa văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 1.Nội dung tư tưởng Văn học thời kỳ này kế thừa và phát triển hai truyền thống lớn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo Đóng góp nổi bật là tinh thần dân chủ + Chủ nghĩa yêu nước: • Thời trung đại: trung quân ái quốc, yêu nước gắn liền với yêu vua • thời kỳ hiện đại: yêu nước gắn liền với yêu dân (PBC), lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tnh thần quốc tế vô sản. + Chủ nghĩa nhân đạo: tinh thần dân chủ đem đến cho truyền thống nhân đạo những nét mới:  quan tâm tới con người bình thường trong xã hội  khát vọng mãnh liệt của mỗi cá nhân  đề cao vẻ đẹp hình thức phẩm giá và phát huy cao độ tài năng của mỗi con người. 2.Nghệ thuật thể loại: kết tinh ở truỵện ngắn và tiểu thuyết + Tiểu thuyết: dựng truyện tự nhiên, kết cấu linh hoạt, tính cách nhân vật là trung tâm của tác phẩm, đời sống nội tâm nhân vật được chú trọng, xây dựng thành công những nhân vật điển hình (điển hình nghệ thuật) + Truyện ngắn: phong phú, đặc sắc, có những kiệt tác. + thể loại khác: phóng sự, kịch, tùy bút với nhiều tác phẩm có giá trị đỉnh cao. + thơ ca: phá bỏ những quy phạm chặt chẽ, ước lệ của thơ trung đại, giải phóng cái Tôi cá nhân, nhìn thế giới bằng cặp mắt xanh non, biếc rờn. + Lý luận phê bình văn học: đạt được những thành tựu đáng ghi nhận như Hoài Thanh, Hải Triều, Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan... Ngôn ngữ văn học: khẳng định vị trí của ngôn ngữ văn xuôi tiếng Việt III Tổng kết Văn học VN nửa đầu thế kỷ XX có vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc, kế thừa tinh hoa của 10 thế kỷ văn học đồng thời mở ra một thời kỳ văn học mới thời kỳ hiện đại, có khả năng hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới. D Củng cố dặn dò So sánh thơ trung đại và thơ hiện đại chuẩn bị bài “Bài viết số 3” Nghị luận văn học. Tiết 19: Bài đọc thêm Chạy giặc Nguyễn Đình Chiểu Bài ca phong cảnh Hương Sơn Chu Mạnh Trinh A Mục đích yêu cầu Giúp HS nắm được: • Kiến thức: vẻ đẹp tư tưởng thẩm mĩ của hai bài thơ + Nỗi lòng đau xót thương dân tha thiết trước cảnh chạy giặc của Đồ Chiểu + áng ca trù tả được cái hồn của cảnh trí Hương Sơn bằng cảm nhận và ngòi bút tài hoa của Chu Mạnh Trinh, bổ sung kiến thức về thể hát nói ca trù. • Kỹ năng: Phân tích tác phẩm thơ trữ tình • Giáo dục: đồng cảm với nỗi lòng của cụ Đồ Chiểu, ý thức yêu nước yêu cảnh đẹp của quê hương. B Công việc chuẩn bị của thầy và trò Thầy: SGV, SGK, giáo án, các tài liệu tham khảo Trò: SGK, vở soạn C Nội dung và tiến trình tiết dạy Bước 1: Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ, vở soạn của HS (5 phút) CH: Nêu những biểu hiện của lẽ ghét thương mà ông Quán nêu ra? Cơ sở của lẽ ghét thương đó? Bước 2: Nội dung dạy học Bài 1: Chạy giặc Nguyễn Đình Chiểu. Họat động của thầy và trò Nội đung dạy học GV hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? + HS trả lời GV chốt GV yêu cầu HS đọc tác phẩm và chú ý giọng đọc. + HS đọc GV nhận xét GV hỏi: Dựa vào mạch cảm xúc của bài thơ, chia bố cục? + HS trả lời GV chốt GV hỏi: Ở 6 câu đầu, cảnh đất nước và nhân dân khi giặc đến xâm lược được miêu tả như thế nào? Nhận xét về nghệ thuật? + HS trả lời GV chốt GV hỏi: tâm trạng của nhà thơ? + HS trả lời GV chốt GV hỏi: Hai câu cuối cho thấy thái độ của tác giả như thế nào? + HS trả lời GV chốt GV yêu cầu HS khái quát hóa + HS khái quát I Tiểu dẫn Bài thơ được viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (ngày 17 2 1859) Là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX. II Đọc hiểu văn bản 1. Đọc 2. Bố cục: 2 phần 6 câu đầu: Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc đến xâm lược. 2 câu cuối: thái độ và tâm trạng của nhà thơ. 3. Phân tích a)6 câu đầu Nghệ thuật: Hình ảnh: + lũ trẻ:lơ xơ chạy + đàn chim dáo dác bay + cảnh nhà cửa xóm làng (Bến Nghé, Đồng Nai) bị đốt phá cướp bóc tan hoang. Thời cuộc, cuộc đời đã vỡ như bàn cờ thế mà người cầm quân phút sa tay lỡ bước không thể cứu vãn được + Chợ: vốn là biểu tượng cho cuộc sống bình yên của nhân dân, nơi sống động náo nhiệt của các làng quê Việt Nam), tan chợ: thời điểm mọi người trở về sum họp nghe tiếng súng Tây, bỗng tan nát chia lìa. Cảnh ngộ của những sinh linh bé nhỏ tội nghiệp, tan nát đổ vỡ đầy thê thảm, hình ảnh của những người dân chạy loạn số phận thật mong manh, nhỏ bé. Từ ngữ: tự nhiên mộc mạc, đặc biệt là từ láy giàu sức gợi (lơ xơ, dáo dác) gợi hình, gơi cảnh những người dân tan tác, xa lìa tổ ấm, “tan đàn sẻ nghé” Biện pháp: đảo ngữ, đối lập Sự tan tác chia lìa đau xót, hiên thực nghiệt ngã. Tâm trạng: chất chứa sự căm thù quân giặc cướp nước, đốt phá, làng mạc nhà cửa của ta. b)Hai câu cuối Câu hỏi tu từ: hướng vào những người vô trách nhiệm (triều đình nhà Nguyễn những kẻ đã khiếp đảm khi quân giặc kéo đến), câu hỏi chứa đựng những sắc thái ý nghĩa: mong mỏi, hi vọng, nghi ngờ, oán trách đồng thời cũng là sự thất vọng Tâm trạng nhức nhối trong tâm can cụ Đồ Chiểu, xuất phát từ tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. III Tổng kết Chỉ trong 8 câu thơ ngắn gọn mà tác giả đã khái quát một bức tranh hiện thực cảnh người dân chạy giặc thảm thương đồng thời bộc lộ tâm trạng của mình trước tình cảnh đất nước khi giặc xâm chiếm. Bài 2: Bài ca phong cảnh Hương Sơn Chu Mạnh Trinh Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy học GV yêu cầu HS nắm những nét chính về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ? + HS rút ra từ tiểu dẫn trong SGK GV yêu cầu HS đọc tác phẩm + HS đọc GV hỏi: Dựa vào mạch cảm xúc của tác phẩm, chia bố cục? + HS trả lời GV chốt GV tổ chức HS thảo luận để nắm những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài trong từng phần? Gợi mở: + Phần 1: Cảnh Hương Sơn được giới thiệu như thế nào, hiện lên với vẻ đẹp ra sao? + Phần 2: Vẻ đẹp đó được hiện lên cụ thể ở phần này? Nhận xét về nghệ thuật? + Phần 3: Từ việc cảm nhận vẻ đẹp của Hương Sơn, tác giả bộc lộ suy nghĩ thế nào? + HS trả lời GV nhận xét tổng hợp GV hướng dẫn HS tổng kết tác phẩm. I Tiểu dẫn Chu Mạnh Trinh (1862 1905), đỗ Tiến sĩ năm 1892, ông là một người tài hoa, không chỉ có tài làm thơ Nôm mà còn có tài về kiến trúc đã từng tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. Đóng góp nổi bật của ông là đã phát hiện rất tinh và diễn tả rất hay một số cảnh đẹp của đất nước, có công phát triển khả năng diễn đạt mà nên thơ của tiếng Việt và các thể thơ dân tộc. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ viết về Hương Sơn (một quần thể thắng cảnh và kiến trúc nổi tiếng ở huyện Mĩ Đức tỉnh Hà Tây, trong dịp ông tham gia trùng tu. II Phân tích 1.Đọc 2. Bố cục 3 phần: + Phần 1: 4 câu đầu giới thiệu cảnh Hương Sơn. + Phần 2: 10 câu tiếp tả cảnh Hương Sơn + Phần 3: còn lại suy niệm của tác giả trước cảnh đẹp Hương Sơn 3. Phân tích a)Phần 1: Cách giới thiệu: + từ cảm hứng “Bầu trời cảnh Bụt” đẹp thần tiên, thoát tục nhưng thanh tịnh u nhã, trong trẻo đậm ý vị thiền + ao ước của người xưa “Thú Hương Sơn ao ước” + hình ảnh thực đang bày ra trước mắt + từ ý kiến đánh giá xếp hạng của người xưa. Nghệ thuật miêu tả: + Điệp từ: non non nước nước mây mây + Câu hỏi tu từ: gợi trí tò mò. Cảnh Hương Sơn đẹp hứa hẹn nhiều thú vị và hấp dẫn có cái thế riêng của nó. Cảnh đó không chỉ đơn thuần như một thắng cảnh bất kỳ mà từ góc độ vẻ đẹp thoát tục thanh cao, pha màu tôn giáo, thiêng liêng, có cái thế của một quần thể không gian nhiều tầng, cao thấp trập trùng, chen lẫn non với nước với mây, nó hứa hẹn đang phong giữ nhiều vẻ đẹp kỳ thú ở trong . b)Phần 2: 4 câu đầu: Giới thiệu nét đẹp độc đáo thứ nhất: vẻ đẹp của không khí thần tiên thoát tục. + Hình ảnh: Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái., lững lờ cá nghe kinh tất cả thiên nhiên chìm đắm vào không khí của Hương Sơn, không khí mang đậm ý vị thiền tan vào rừng mơ, hòa vào suối Yến. + Âm thanh: tiếng chày kình không phải âm thanh của tiếng chuông mà âm thanh của tiếng gõ mõ lớn, tiếng gõ từ một chùa am nào xa vắng. + Dáng điệu của người xưa khi cảm nhận cảnh: Khách tang hải giật mình trong giấc mộng dáng điệu say sưa mê đắm trong cảnh, say vì cảnh nhưng đồng thời còn say vì đạo, dường như muốn rũ bỏ bụi bặm đời thường hòa vào cảnh để trở nên tinh khiết thánh thiện hơn. Nghệ thuật: + Từ láy: thỏ thẻ, lững lờ. + Biện pháp: đối, đảo Gợi không khí tâm linh huyền ảo, không khí linh thiêng dường như thoát tục. 6 câu tiếp: Nét đẹp độc đáo thứ hai: vẻ đẹp của một quần thể hùng vĩ nhiều tầng vừa thiên tạo, vừa nhân tạo, nhiều màu sắc đường nét + Hình ảnh: suối, chùa, hang, động, giếng Giải Oan, đền Cửa Võng, am Phật Tích, chùa Tuyết + Màu sắc: đá ngũ sắc long lanh, hang lồng bóng nguyệt + Từ láy: Thăm thẳm, gập ghềnh. + Thủ pháp liệt kê: “này” Vẻ đẹp của một quần thể trập trùng cao thấp, nhiều tầng, vừa kỳ vĩ, vừa bí hiểm, lung linh, huyền ảo, siêu thoát. c)Phần 3: suy nghĩ của nhà thơ về chuyện giang sơn Tổ quốc. + Câu hỏi tu từ + Đại từ phiếm chỉ “ai” Suy ngẫm về thiên nhiên gấm vóc, mà Hương Sơn chỉ là một, trăn trở về chủ quyền đất nước, tấm lòng yêu nước được gửi gắm một cách kín đáo. III Tổng kết 1.Nội dung: Vẻ đẹp của Hương Sơn cảnh đẹp thần tiên mang màu sắc tôn giáo, một quần thể hùng vĩ của thiên tạo. Tấm lòng yêu thiên nhiên và yêu nước sâu kín của nhà thơ. 2. Nghệ thuật: Tả cảnh đặc sắc Thể hát nói: tạo nhạc điệu, cảm giác lâng lâng chơi vơi, khoan hòa dìu dặt. D Củng cố dặn dò Học thuộc hai bài thơ và nắm những nội dung chính Chuẩn bị bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” E – Rút KN giờ dạy Tiết 24 24 25: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu A Mục đích yêu cầu Giúp HS nắm được: • Kiến thức: Nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả Nguyễn Đình Chiểu, thân thế, sự nghiệp. Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài về người nông dân nghĩa sĩ, tiếng khóc bi tráng của người đứng tế. Những nét đặc sắc của thể loại văn tế. • Kỹ năng: Tìm hiểu một tác phẩm thuộc thể loại văn tế • Giáo dục: Ý thức trân trọng những di sản mà cụ Đồ Chiểu để lại, vẻ đẹp của những người nông dân nghĩa sĩ, đồng cảm trước những mất mát đau thương của dân tộc. B Công việc chuẩn bị của thầy và trò Thầy: SGV, SGK, giáo án, các tài liệu tham khảo Trò: SGK, vở soạn C Nội dung và tiến trình tiết dạy Bước 1: Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số và bài cũ của HS (5 phút) CH: Đọc bài thơ “Chạy giặc” và phân tích tâm trạng của nhà thơ trước cảnh chạy giặc. Bước 2: Nội dung dạy học Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy học GV vào bài: Nguyễn Đình Chiểu là người mở đầu cho văn học giai đoạn nửa cuối thể kỷ XIX, là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn học yêu nước chống Pháp. Tên tuổi của ông tượng trưng cho lòng yêu nước Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đặc biệt là tượng trưng cho lòng yêu nước của nhân dân miền Nam. Thơ văn của ông là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân chống bọn xâm lược phương Tây ngay khi buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước ta. Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông đó là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn GV hỏi: Nêu những đặc điểm chính về thời đại? + HS trả lời GV chốt GV hỏi: Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu có điểm gì đáng chú ý? + HS phát biểu GV chốt GV liên hệ: + ông được coi là “Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút” + chủ tịch Bến Tre là Misen Pông sông đã ba lần đến tận nhà thăm hỏi mà ông không chịu ra tiếp. Bằng những lời khảng khái, ông từ chối tất cả mọi ân huệ về tiền tài, đất đai danh vọng mà thực dân Pháp đã hứa hẹn “Đất chung còn mất thì đất riêng của tôi có sá gì” GV hỏi: Nêu những tác phẩm chính của Nguyễn Đình Chiểu? + HS trả lời GV chốt GV chú ý: có thể kể tên các tác phẩm theo giai đoạn: trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược. GV hỏi: Nêu những nét chính về nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu? + HS tóm tắt GV nhận xét, tổng hợp GV liên hệ: Lục Vân Tiên “Tôi xin ra sức anh hào Cứu người cho khỏi lao đao buổi này” Kiều Nguyệt Nga “Vân Tiên chàng hỡi có hay Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng” Hớn Minh (bất chấp quyền uy, trừng trị thẳng tay hạng người ỷ thế làm càn) “Đi vừa tới phủ Ô Minh Gặp con quan huyện Đăng Sinh là chàng. Giàu sang ỷ thế dọc ngang Gặp con gái tốt cưỡng gian không nghì Tôi bèn nổi giận một khi Vật chàng xuống đó bẻ đi một giò” GV hỏi: Lý tưởng đạo đức nhân nghĩa của NĐC có điểm gì mới mẻ đặc biệt không? + HS trả lời GV chốt GV hỏi: Nêu những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của thơ văn NĐC? + HS trả lời GV chốt GV hỏi: Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK, em hãy cho biết những nét chính về thể loại văn tế? + HS trả lời GV chốt GV hỏi: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? + HS trả lời GV chốt GV liên hệ: Trước NĐC đã xuất hiện một số bài văn tế:Văn tế thập loại chúng sinh (Nguyễn Du), Văn tế Quang Trung (Lê Ngọc Hân), sau NĐC còn có văn tế Phan Châu Trinh (Phan Bội Châu) GV yêu cầu HS phân chia bố cục + HS xác định GV chốt GV yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2, chú ý giọng điệu chậm, mang âm hưởng bi thương, giọng điệu từng đoạn + Đoạn 1: trang trọng + Đoạn 2: hồi tưởng bồi hồi, trầm lắng khi dựng lại chân dung người nghĩa sĩ có nguồn gốc nông dân chuyển sang giọng hào hứng sảng khoái khi kể chiến công + Đoạn 3: trầm buồn sâu lắng có những câu thể hiện sự xót xa đau đớn. + Đoạn 4: thành kính, trang nghiêm + HS đọc GV nhận xét GV diễn xuôi 1 số câu khó 2, 8, 20, 30. GV diễn giảng: Bài văn tế mở đầu bằng hai chữ “Than ôi” quen thuộc với thể loại văn tế, tiếng than gợi cảm xúc chung, không khí đau thương, xót xa, từ tiếng than này NĐC đã làm hiện lên một tình thế, một bối cảnh làm nền cho sự xuất hiện của những người anh hùng. GV hỏi: Bối cảnh lịch sử đó được tác giả khái quát như thế nào? Nhận xét về từ ngữ, hình ảnh, và biện pháp nghệ thuật? + HS suy nghĩ và trả lời GV chốt GV hỏi: Trên nền không gian đó, tác giả đã khái quát ý nghĩa cái chết đó như thế nào? Nhận xét về mặt nghệ thuật? + HS trả lời GV chốt GV yêu cầu HS khái quát hóa + HS khái quát GV hỏi: Tác giả đã giới thiệu nguồn gốc lai lịch của họ như thế nào?Nhận xét về từ ngữ, các thủ pháp nghệ thuật? + HS suy nghĩ và trả lời GVchốt GV hỏi: Sự chuyển biến về tình cảm và nhận thức của những người nông dân được thể hiện trong những câu nào? Cách thể hiện của tác giả có gì đặc sắc? (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật) + HS tìm, suy nghĩ và trả lời GV chốt GV liên hệ: lòng căm thù giặc của Lê Lợi được miêu tả một cách ước lệ: “Quên ăn vì giận sách lược thao suy xét đã tinh. Ngẫm trước đến nay lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ” “Ta thường tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa” Hịch tướng sĩ. GV hỏi: Hình ảnh những nghĩa sĩ đã đứng lên chiến đấu như thế nào? Gợi mở: Hình ảnh của những người nghĩa sĩ trước khi tham gia trận đấu, trong trận đấu được khắc họa thế nào? + HS trả lời GV chốt GV hỏi: Nhận xét về mặt nghệ thuật? + HS trả lời GV chốt GV hỏi: Cách nhìn của NĐC về người nông dân so với các tác giả khác? + HS trả lời GV chốt GV đọc bài ca dao: Lính thú đời xưa Ngang lưng thì thắt bao vàng Đầu đội nón dấu vai mang súng dài Một tay thì cắp hỏa mai Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền Thùng thùng trống đánh ngũ liên Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa. So sánh hình ảnh những người nông dân ở bài ca dao này với bài văn tế của NĐC? + HS trả lời GV chốt GV yêu cầu HS khái quát + HS khái quát GV dẫn dắt: mở đầu bài văn tế là “ hỡi ôi” vang lên tiếp theo xen giữa những dòng hồi tưởng về cuộc đời, kể lại chiến công của các nghĩa sĩ, sau đó bộc lộ nỗi đau trước sự hi sinh của họ “Ôi thôi Khá thương thay, Hỡi ôi” nối nhau liên tiếp. GV hỏi: Niềm đau xót đó đã được tác gả thể hiện như thế nào? + HS suy nghĩ và trả lời GV chốt GV hỏi: Tại sao nói đây là một tiếng khóc lớn, một tiếng khóc mang màu sắc sử thi? Gợi mở: tiếng khóc của ai, thể hiện tình cảm gì, được cộng hưởng bởi những nguồn cảm xúc nào? + HS trả lời GV chốt GV bình: Tiếng khóc đau xót nghẹn ngào chảy ra từ tâm can con người khi tiếc thương cho những người nghĩa sĩ, người viết văn tế khóc, già trẻ gái trai chợ Trường Bình khóc, mẹ già khóc, vợ yếu khóc, chùa Tông Thạnh khóc, cỏ cây khóc, sông Cần Giuộc cũng khóc bằng dòng nước tủi phận. Tiếng khóc nhuốm nỗi đau của mỗi con người. GV hỏi: Tiếng khóc đau thương, đau xót nhưng không hề bi lụy. Vì sao? + HS trả lời GV chốt GV hỏi: Để thể hiện tiếng khóc đó, tác giả đã sử dụng những yếu tố nghệ thuật nào? + HS trả lời GV chốt GV bình: hai từ láy “leo lét, dật dờ” đã tạo nên một hiệu quả lớn khi miêu tả nỗi đau của những người mẹ già, những người vợ khi mất chồng. Những người mẹ khi mất con như những ánh đèn leo lắt sắp tắt không còn sức sống, mong manh trước ngọn gió, những người vợ yếu mất chồng không còn điểm tựa như những ánh nắng cuối ngày “cơn bóng xế dật dờ trước gió” GV yều cầu HS khái quát hóa + HS khái quát GV hỏi: Trong tác phẩm này. NĐC nêu ra quan niệm về lẽ sống chết, điều đó được thể hiện ở câu thơ nào? Phân tích nét tiến bộ và tích cực trong quan niệm đó? Chân lý mà tác giả muốn đề cao? + HS trả lời GV chốt GV yêu cầu hs nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? + HS khái quát GV nhận xét, tổng hợp Phần một: Tác giả I Cuộc đời Thời đại một thời kỳ “khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc + Thực dân Pháp xâm lược + Triều đình nhà Nguyễn ban đầu đứng về nhân dân chống giặc sau đó đầu hàng cắt đất cho thực dân + Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. Cuộc đời con người tác giả: 1822 1888), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ Hối Trai. Cuộc đời: + 1843: đỗ tú tài + 1846: ra Huế học, chuẩn bị vào thi Hội thì nhận được tin mẹ mất bỏ thi về chịu tang mẹ (1849), bi đau mắt rồi bị mù + Mở trường dạy học, sáng tác thơ văn được nhân dân yêu mến kính trọng, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc, kiên quyết khước từ mọi dụ dỗ của Pháp. Nhận xét: cuộc đời mang bi kịch riêng của cá nhân đồng thời mang bi kịch chung của thời đại, cuộc đời làm tôn lên vẻ đẹp của con người. Con người: nhân cách cao đẹp, có ý chí nghị lực phi thường, vượt lên số phận. + Lòng yêu nước thương dân sâu sắc, tinh thần kiên định khảng khái, bất khuất hiên ngang. II Sự nghiệp thơ văn 1. Những tác phẩm chính Hầu hết đều viết bằng chữ Nôm có thể chia làm ba thể loại: + Truyện thơ Nôm (truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp) + Thơ Nôm Đường luật (Chạy giặc, ngọn gió đông) + Văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định. 2. Nội dung thơ văn Quan niệm nghệ thuật:  Học theo ngòi bút chí công Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân Thu  Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà > Quan niệm văn học nghệ thuật để chở “đạo”. Thơ ca đề cao lý tưởng đạo đức, nhân nghĩa: Trong quan niệm văn học của mình NĐC đã cho rằng văn chương ngòi bút sáng tác như một con thuyền chở đạo lý, chở bao nhiêu cũng không đầy, “đạo”: trung quân ái quốc, đặt trong hoàn cảnh cụ thể nước ta: đâm kẻ gian tà, văn chương được coi là vũ khí để chiến đấu. Lý tưởng này được thể hiện trong Lục Vân Tiên, truyền dạy những bài học về đạo lý làm người chân chính, những mẫu người lý tưởng: sống nhân hậu thủy chung trọng nghĩa biết giữ gìn nhân cách thẳng ngay, cao cả, dám đấu tranh và đủ sức mạnh để chiến thắng thế lực tàn bạo. So sánh: Quan niệm của Nho giáo Quan niệm của Nguyễn Trãi Quan niệm của NĐC Nhân nghĩa: mối quan hệ tốt đẹp, tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội., phạm trù này chỉ xuất hiện ở các thánh nhân, những người quân tử thuộc tầng lớp trên. “Ta đã từng thấy người quân tử bất nhân nhưng chưa từng thấy kẻ tiểu nhân có nhân bao giờ” Khái niệm mang tính chung chung. nhân nghĩa đã hướng tới người dân, lấy nhân nghĩa để thắng bạo ngược thời bình đưa nhân nghĩa vào chính sự, khoan sức cho dân. Sự cụ thể hơn Tư tưởng nhân nghĩa mang tinh thần Nho giáo nhưng đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc. Vì NĐC cũng là một trí thức nhân dân, suốt đời sống ở nông thôn gần những người “dân ấp dân lân”, tâm hồn thuần hậu chất phác. Nhân vật lý tưởng thực hiện nhân nghĩa là những người sinh trưởng nơi thôn ấp nghèo khó (ông Ngư, ông Quán, những chàng nho sinh nghèo...) Điểm khác biệt so với Nguyễn Trãi: NĐC đặc biệt đề cao chữ nghĩa, biểu dương những đạo đức truyền thống tốt đẹp giữa con người với con người, quan tâm đến quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân. Điểm mới mẻ hơn khi bộc lộ tư tưởng nhân nghĩa. Thơ văn thể hiện lòng yêu nước thương dân: NĐC sáng tác thơ văn yêu nước ở thời kỳ đầu chống thực dân Pháp của nhân dân ta, một thời kỳ “khổ nhục nhưng vĩ đại” + Khóc than cho Tổ quốc gặp buổi đau thương, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta “Khóc là khóc nước nhà cơn bấn loạn, hôm mai vắng chúa, thua buồn nhiều nỗi khúc nhôi; than là than bờ cõi lúc qua phân, ngày tháng trông vua; ngơ ngẩn một phường trẻ dại” (Văn tế Trương Định) + Nhiệt liệt biểu dương những anh hùng sĩ phu đã chiến đấu một lòng vì nước vì dân. “Viên đạn nghịch thần treo trước mặt Lưỡi gươm địch khái nằm trong tay” (Thơ điếu Phan Tòng) Thơ văn yêu nước của NĐC đã đáp ứng xuất sắc những yêu cầu của cuộc sống và chiến đấu đương thời có tác dụng động viên khích lệ không nhỏ tnh thần, ý chí cứu nước của nhân dân. 3)Giá trị nghệ thuật Toàn bộ viết bằng chữ Nôm Vẻ đẹp của thơ văn ông không phát lộ rực rỡ ở bên ngoài mà tiềm ẩn trong tầng sâu của cảm xúc suy nghĩ. Bút pháp trữ tình rung động mãnh liệt và bởi cái tâm trong sáng, chan chứa tình yêu nhân dân và nồng nàn tình yêu cuộc sống . Đậm sắc thái Nam Bộ: cách xây dựng nhân vật (mộc mạc chất phác), tả cảnh thiên nhiên, lời ăn tiếng nói hồn nhiên khoáng đạt, lời thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng. Hạn chế: Đôi khi chưa thật trau chuốt, còn thô mộc dễ dãi. III Tổng kết ¬NĐC sống mãi bởi nhân cách cao đẹp. Văn thơ NĐC là “vì sao có ánh sáng khác thường phải chăm chú nhìn mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng” (Phạm Văn Đồng). Ông là nhà văn tiêu biểu cho dòng văn học đạo đức, là lá cờ đầu của văn thơ chống giặc ngọai xâm thời kháng chiến chống Pháp, tấm gương sáng về lòng yêu nước. Phần 2: Tác phẩm. I Tìm hiểu chung 1. Thể loại “văn tế” Khái niệm: là một loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương với người đã mất. Nội dung cơ bản: kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất và bày tỏ nỗi đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt Âm hưởng, giọng điệu: bi thương, lâm li thống thiết dùng nhiều thán từ và những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm mạnh. Viết theo nhiều thể: văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát, phú.... Bố cục: thường có 4 đoạn: + Mở đầu: (lung khởi) luận chung về lẽ sống chết + Đoạn 2: (thích thực) kể phẩm hạnh, công đức cuộc đời của người đã khuất + Đoạn 3: (ai vãn) nói lên niềm thương tiếc đối với người đã mất. + Đoạn 4: (kết) bày tỏ lòng tiếc thương và lời cầu nguyện của người đứng tế. 2.Tác phẩm Hoàn cảnh sáng tác: đêm 16 12 1961 các nghĩa sĩ đã tấn công đồn Cần Giuộc giết được tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa Họ làm chủ được đồn hai ngày sau đó bị phản công và thất bại, khoảng 20 nghĩa quân đã hi sinh. Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định (Đỗ Quang), NĐC đã viết bài văn tế này. Bài văn tế vào loại hay nhất của văn học Việt Nam (Hoài Thanh). Đặc điểm: viết bằng chữ Nôm, theo thể phú Đường luật, gồm 30 câu, văn biền ngẫu gieo một vần (độc vận: ô (o, ơ)) Bố cục: 4 phần + Phần 1: (2 câu đầu) khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân nghĩa sĩ. + Phần 2: (câu 3 câu 15) tái hiện hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ. + Phần 3: (câu 16 câu 28) thể hiện lòng tiếc thương đau xót và thái độ cảm phục của tác giả cũng như nhân dân đối với những người nghĩa sĩ. + Phần 4: (2 câu cuối) ca ngợi linh hồn bất tử của người nghĩa sĩ. II Đọc hiểu văn bản 1.Đọc 2. Phân tích a) Phần 1: Bối cảnh và ý nghĩa cái chết Bối cảnh lịch sử: “Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ” không gian rộng lớn, khung cảnh bão táp của thời đại, đầy dữ dội: Nghệ thuật: + Hình ảnh; không gian rộng lớn, kỳ vĩ.”đất trời” + Từ ngữ: rền, tỏ Từ biểu thị trạng thái động thể hiện sự khuếch tán của ánh sáng và âm thanh. + Biện pháp nghệ thuật: đối lập “Súng giặc đất rền”>< “lòng dân trời tỏ”: một bên là sự hiện diện của các thế lực tàn bạo, một bên là ý chí, nghị lực của lòng dân quyết tâm đánh giặc cứu nước. Nhận xét: tất cả đều góp phần phản ánh bối cảnh và tình thế căng thẳng quyết liệt của thời đại với những biến cố chính trị lớn lao chi phối toàn bộ thời cuộc một thời kỳ “khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc” Ý nghĩa cái chết: Nghệ thuật: + biện pháp đối: mười năm công vỡ ruộng>< một trận nghĩa đánh Tây, chưa ắt danh nổi như phao >< tiếng vang như mõ + Biện pháp so sánh: danh nổi như phao, tiếng vang như mõ chân thực giản dị Nêu ra ý nghĩa của cái chết bất tử và thiêng liêng, tiếng thơm còn mãi muôn đời. Tiểu kết: hai câu đã tạo nên một bệ đỡ hoành tráng cho bức tượng đài sẽ được xây dựng ở phần sau thành một chỉnh thể có tầm vóc lớn lao đậm chất sử thi. b) Phần 2: Vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ. Nguồn gốc của những người nông dân nghĩa sĩ: Nguồn gốc: vốn là nông dân, cả cuộc đời gắn bó với mảnh ruộng, với những công việc bình thường, chỉ là những “dân ấp dân lân”, “không phải quân cơ quân vệ”. + Hoàn toàn xa lạ với việc binh đao chỉ quen với cuộc sống lam lũ cực khổ, âm thầm lặng lẽ trên mảnh ruộng của mình vua không biết mặt chúa không biết tên, họ luôn trông mong vào cuộc sống yên bình Nghệ thuật: + Chi tiết, từ ngữ: giản dị chân thực  “cui cút” thể hiện nỗi vất vả của những người nông dân, chất chứa bao yêu thương cảm thông của tác giả.  điệp từ ngữ, điệp cấu trúc câu “Việc cuốc .... + biện pháp liệt kê, kết cấu câu đối lập: chưa quen...đâu tới, ...chỉ biết...., “tay vốn quen làm”>< “mắt chưa từng ngó” Làm nổi bật hoàn cảnh xuất thân rất bình thường, nhằm mục đích làn nổi bật vẻ đẹp của họ ở phần sau. Sự chuyển biến trong tình cảm, tư tưởng, nhận thức và hành động của những người nông dân nghĩa sĩ: Sự chuyển biến + Về tình cảm, thái độ: Khi giặc sang xâm lược, những con người đó thể hiện sự đau xót và lòng căm thù cao độ  Đối với triều đình, đất nước: yêu mến thiết tha quê hương, mong chờ, mong ngóng, “trông tin quan như trời hạn trông mưa”  Đối với kẻ địch: lòng căm thù giặc sâu sắc “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ” căm thù sâu sắc mãnh liệt. + Về nhận thức, tư tưởng: “một mối xa thư đồ sộ há để ai chém rắn đuổi hươu”, “đâu dung lũ treo dê bán chó” ý thức trách nhiệm đối với mệnh nước, sự nghiệp cứu nước. ý thức tự nguyện xả thân, tự giác xung vào đội quân chiến đấu vì Tổ quốc: với ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của người nông dân nghĩa sĩ.  “phen này xin ra sức đoạn kình”, “chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi chuyến này dốc ra tay bộ hổ” Nghệ thuật: + Cụm từ có sắc thái biểu cảm mạnh: nào đợi, chẳng thèm, ra sức đoạn kình, ra tay bọ hổ. + Từ ngữ: giản dị, chân thực, gần gũi với lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ. + So sánh: mộc mạc, chân chất “ghét th

Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn Tiết 31: Trả viết số A- Mục đích- yêu cầu Giúp HS nắm được: • Kiến thức: hiểu rõ ưu- khuyết điểm làm để củng cố kiến thức kỹ văn nghị luận • Kỹ năng: làm văn nghị luận văn học • Giáo dục: ý thức phát sửa chữa lỗi làm văn nghị luận B- Công việc chuẩn bị thầy trò - Thầy: giáo án - Trò: ghi, soạn C- Nội dung- tiến trình tiết dạy Bước 1: Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số HS (1 phút) Bước 2: Tổ chức dạy học  Hoạt động 1: yêu cầu kiểu - GV yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu kiểu bài: Nghị luận văn học + HS trả lời  Hoạt động 2: phân tích đề Đề 1: Nêu suy nghĩ em phong cách sống ngất ngưởng NCT “Bài ca ngất ngưởng” Từ liên hệ với lí tưởng sống hệ niên ngày nay? Đáp án: Học sinh cần đảm bảo ý sau: + Nêu hoàn cảnh sáng tác thơ Nêu khái niệm “ngất ngưởng” + Chỉ biểu phong cách sống ngất ngưởng NCT (khi làm quan triều cáo quan hưu) + Ý nghĩa phong cách sống (đặt hoàn cảnh xã hội lúc giờ) Từ liên hệ với thân mình, lí tưởng sống hệ niên ngày nay, khẳng định tài nhân cách Đề 2: Nêu suy nghĩ quan niệm sống CBQ qua thơ “Sa hành đoản ca” từ liên hệ với lí tưởng sống hệ niên ngày nay? Đáp án: + Hoàn cảnh sáng tác thơ + Phân tích hình ảnh bãi cát tâm trạng người lữ khách bãi cát từ quan niệm sống CBQ: lên án thể thái độ chán ghét với đường danh lợi tầm thường, đường khoa cử bảo thủ, lỗi thời, nhận thức mong muốn tìm đường khác để thay đổi học vấn vô nghĩa Ý nghĩa quan niệm sống CBQ đặt hoàn cảnh thời đại + Liên hệ với lí tưởng sống niên, học tập cần phải có nhận thức, ý thức ý nghĩa việc học tập đổi  Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá trả - GV nêu nhận xét chung mặt: + Mức độ hiểu đề + Mức độ thành công thao tác phân tích Năm học 2016 – 2017 Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn + Cấu trúc văn + Kỹ diễn đạt + Kết điểm số D- Củng cố- dặn dò - GV yêu cầu Hs chuẩn bị “Thao tác lập luận so sánh” Tiết 32: Thao tác lập luận so sánh A- Mục đích- yêu cầu Giúp HS nắm được: • Kiến thức: khái niệm thao tác lập luận so sánh, dạng lập luận so sánh vai trò thao tác làm văn nghị luận Cách thức tiến hành thao tác lập luận so sánh • Kỹ năng: rèn luyện kỹ so sánh văn nghị luận • Giáo dục: góp phần hình thành ý thức thói quen so sánh lập luận so sánh viết văn nghị luận B- Công việc chuẩn bị thầy trò - Thầy: SGV, SGK, tài liệu tham khảo - Học trò: SGK, soạn C- Nội dung tiến trình tiết dạy Bước 1: Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số, soạn HS (2 phút) Bước 2: Tổ chức dạy học Hoạt động thầy trò Nội dung dạy học - GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích, yêu cầu thao tác lập luận so sánh - GV hỏi: Thế so sánh? + HS trả lời I- Mục đích, yêu cầu thao tác lập luận so sánh *Khái niệm: - So sánh: đối chiếu vật, đối tượng nhằm phát nét giống hay khác chúng *Tìm hiểu đoạn trích: - Chế Lan Viên thực công việc so sánh: + đối tượng so sánh: văn chiêu hồn với tác phẩm văn chương khác + đối tượng so sánh: chinh phụ ngâm, cung oán ngâm, truyện Kiều + So sánh nhằm mục đích giống khác nhau: - Giống nhau: thể lòng yêu thương người - Khác nhau:  Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm: bàn đến hạng người  Truỵện Kiều: xã hội người Đề cập người cõi sống  Văn chiêu hồn: niềm xót xa cho loài Năm học 2016 – 2017 Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn - GV hỏi: Nhưng có phải làm công việc so sánh mà có lập luận so sánh không? Vì sao? + HS suy nghĩ trả lời - GV chốt người, nói tới người cõi chết (mở rộng địa bàn, địa dư nó) động tới *Nhận xét: để có lập luận so sánh, cần phải tiến hành so sánh, so sánh lập luận so sánh - Để hình thành lập luận so sánh, người viết cần tiến hành lập luận nghĩa dùng so sánh - GV hỏi: Đoạn trích làm cách thức chủ yếu để tổ chức, gắn kết có lập lý lẽ dẫn chứng, nhằm làm sáng tỏ cho luận luận so sánh không? Vì điểm sao? + HS trả lời - GV chốt *Đoạn trích: - mục đích đoạn trích nhằm làm sáng tỏ luận điểm đặc sắc “văn chiêu hồn” niềm rung động run rẩy thân phận người  luận điểm làm sáng tỏ cách so sánh “Văn chiêu hồn” với kiệt tác nói niềm thương xót cho kiếp người  Các lý lẽ so sánh khác tổ chức xếp thật rõ - GV hỏi: Thế ràng hợp lý đầy sức thuyết phục lập luận so sánh? Mục đích dùng so sánh để làm sáng tỏ làm + HS nêu khái niệm vững thêm luận điểm + GV chốt *Khái niệm “thao tác lập luận so sánh” kiểu lập luận nhằm làm rõ ý kiến, kết luận tượng vấn đề cách dùng thao tác so sánh để xem xét cách tường tận, kỹ lưỡng điểm chung - GV yêu cầu HS đọc điểm riêng, chỗ giống khác so đoạn trích SGK với tượng vấn đề có liên quan trả lời câu hỏi đem so sánh - Nguyễn Tuân so sánh II- Cách so sánh quan niệm “soi đường” Năm học 2016 – 2017 Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn Ngô Tất Tố “Tắt đèn” với quan niệm nào? Giữa chúng có mối liên hệ với phương diện nào? - Căn để so sánh quan niệm “soi đường” gì? - Mục đích so sánh? + HS thực *Đoạn trích: - GV chốt - Quan niệm “soi đường” Ngô Tất Tố (được so sánh) với quan niệm “cải lương hương ẩm”, xoa xoa mà ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục” (đối tượng so sánh) + phương diện: nói làng xóm dân cày thời + dựa tiêu chí rõ ràng: nội dung bàn nông thôn người nông dân + Mục đích cụ thể: làm bật đặc sắc thành công kỳ lạ Ngô Tất Tố “xui người nông dân loạn”, ảo tưởng hai quan niệm Mục đích định việc lựa chọn kiểu so sánh Đó so sánh khác Từ kết so sánh, tác giả lại trở luận điểm ban đầu, tầm nhận thức sâu sắc, - GV yêu cầu HS nêu mẻ mức xúc động mạnh mẽ cách so sánh + HS nêu - GV chốt *Cách so sánh: - Xác định đối tượng đưa so sánh - Tiêu chí so sánh, mục đích so sánh - GV yêu cầu HS làm - Kết luận rút từ so sánh tập SGK III- Luyện tập + HS thực tập - So sánh Bắc- Nam văn hóa, phong tục địa - GV nhận xét tổng hợp lý, lịch sử hào kiệt, hiền tài (văn hiến) - Kết luận: Nguyễn Trãi muốn khẳng định hùng hồn mạnh mẽ đoạn trích hoàn toàn xứng đáng ngang hiên ngang bên nhà nước phong kiến Trung Hoa - Sức thuyết phục: so sánh tương đồng Bên khác, thực chất giống Giống lĩnh vực, khác cách tồn độc lập Năm học 2016 – 2017 Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn dân tộc D- Củng cố- dặn dò - Học thuộc ghi nhớ SGK - Chuẩn bị “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945” Tiết 33- 34: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 A- Mục đích- yêu cầu Giúp HS nắm được: • Kiến thức:- hiểu số nét bật tình hình xã hội văn hóa Việt Nam từ đầu kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 Đó sở, điều kiện hình thành văn học Việt Nam đại - Nắm vững đặc điểm thành tựu chủ yếu văn học thời kỳ - Xu thế, xu hướng trào lưu văn học • Kỹ năng: rèn luyện kỹ vận dụng kiến thức vào việc học tác giả, tác phẩm cụ thể • Giáo dục: ý thức hệ thống hóa, khái quát hóa vấn đề B- Công việc chuẩn bi thầy trò - Thầy: SGV, SGK, tài liệu tham khảo, giáo án Năm học 2016 – 2017 Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn - Học trò: SGK, dung soạn dạy học Hoạt Nội C- Nội dung tiến trình tiết dạy động Bước 1: Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra cũ soạn HS (5 thầy phút) vàNêu tròhiểu biết em thao tác lập luận so sánh? CH: - GV vào2: Tổ chức dạy học Bước bài: D- Củng Từ cố- dặn dò đầu kỷ - So sánh thơ trung đại thơ đại đến - XX chuẩn bị “Bài viết số 3”- Nghị luận văn học năm 1945 thời kỳ quan trọng lịch I- Đặc điểm văn học Việt Nam từ đầu kỷ sử dân tộc XX đến năm 1945 nói chung 1.Văn học đổi theo hướng đại hóa lịch sử  Tiền đề: văn học + Chính trị: năm 1858, thực dân Pháp nổ súng công vào nói riêng Đà Nẵng, xâm lược nước ta, từ 1858 đến 1900 Pháp bình Với không định xong đất nước Việt Nam bắt đầu tiến hành khai thác đầy nửa thuộc địa kỷ + Xã hội: cấu xã hội có biến đổi sâu sắc theo xu XHVN hướng đại hóa: có - xuất đô thị đại với trung tâm có quy mô biến đổi lớn, hành chính, văn hóa, kinh tế chưa - Kết cấu: biến động thấy  hình thành tầng lớp mới: thị dân (nhân vật cô cách sâu hàng xén bắt đầu bước vào văn chương) sắc, mạnh  hình thành giai tầng mới, hình thành kép, mẽ với tốc ông chủ tư sản, người làm thuê vô sản cho độ mau lẹ gia đình giàu có Sự xuất tầng lớp trí thứcTây học, đào tạo từ nhà trường Tây học  biến dạng tầng lớp xã hội: nhà quý tộc - GV hỏi: chuyển thành ông chủ, địa chủ trở thành Em ông chủ tư sản cho biết tính phức tạp kết cấu xã hội, phức tạp tâm tiền trạng Tâm trạng thời kỳ này: thời kỳ thời kỳ “mưa đề làm nảy Âu gió Mỹ”, “ối a ba phèn” tâm trạng người dân sinh nước Đó thái độ dị ứng với thường trực với thực tại, với văn học thời “Tây Tàu nhố nhăng” đại? + Văn hóa: mở rộng tiếp xúc với văn hóa phương Tây, đặc + HS xác biệt văn hóa Pháp định - xuất chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán, chữ Nôm tạo - GV chốt điều kiện thuận lợi cho công chúng tiếp xúc với sách báo - ngành xuất bản, báo chí đời nhân tố trực tiếp để tạo hoạt động văn hóa hàng hóa sáng tạo văn chương - GV mở cho người tiêu dùng Quan niệm viết văn nghề để rộng: thời kiếm sống “còn có thơ ca bán phố phường” 2016 – 2017 kỳ trung - vai trò Đảng cộng sản Việt Nam đối Năm với sựhọc phát triển đại văn hóa dân tộc, với Bản đề cương văn hóa VNam năm đô 1943, thị cổ hình thành văn học Việt Nam đại làm cho văn học nước nhà phát triển mạnh mẽ theo hướng đại hóa - GVánnhấn  Ngữ KháiVăn niệm “hiện đại hóa” phương diện Giáo lớp 11- Môn mạnh: “hiện đại hóa” VHTĐ trí thức phong kiến, VHHĐ trí thức Tây học, giai đoạn giao + Khái niệm: trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thời thống thi pháp văn học trung đại đổi theo hình thức văn học phương Tây, hội nhập với văn học đại giới + Các phương diện đại hóa: Đặc điểm - GV nhấn mạnh: trước “nền văn hóa quà tặng” + khẳng định vai trò Đảng, nhân tố quan trọng làm cho văn hóa VNam phát triển theo chiều hướng tiến bộ, cách mạng bất chấp âm mưu kẻ địch - GV khái Văn học trung đại Văn học đại Quan - Văn dĩ tải đạo, - Văn chương niệm văn thi dĩ ngôn chí làm hoạt học - văn hóa quà tặng động tìm sáng tạo đẹp thiên nhiên sống nghệ thuật - văn học tham gia vào đấu tranh giải phóng người Nhà văn đồng thời chiến sĩ - văn chương nghề để kiếm sống - văn học tách thành - Vị trí - văn sử triết bất họat động văn học phân độc lập - quan niệm thẩm mĩ - Thi pháp - tính quy phạm đại chặt chẽ - nhà văn nhà nghệ sĩ mang - Chủ thể - kiểu nhà nho tính chuyên sáng tạo nghiệp - Tầng lớp thị dânthêm (Trí thức Tiết 19: Bài đọc Công - tầng lớp nho sĩ Tây học) chúng văn - chữ quốc ngữ, Năm học học phát triển 2016 – 2017 - Hình thức - chữ Hán, chữ văn xuôi tiếng thể Nôm Việt, đai hóa hệ thống phóng sự, phê bình văn học) Hiện đại hóa nhu cầu tất yếu  Ngữ Các Văn giai đoạn trình đại hóa: giai Giáo án lớp 11- Môn đoạn chủ yếu + Giai đoạn (từ đầu kỷ XX đến năm 1920) - GV hỏi: - Đâygiặclà giai đoạn chuẩn bịĐình cho quáChiểu trình đại hóa Chạy Nguyễn Em hiểu - Thành tựu: - tác phẩm văn xuôi chữ quốc ngữ mở đầu Bài ca phong cảnh Hương Sơn- Chu Mạnh Trinh cho truyện ngắn đại Việt Nam “Thầy Lazarô phiềnkhái niệm Nguyễn Trọng Quản” đại yêu cầu AMục đích- thơ văn chí sĩ cách mạng: Phan Bội Châu, Phan hóa cácHS nắm được: Giúp Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, phương • Kiến thức: đẹp tư tưởng mĩ haimĩ bàivẫn thơthuộc phạm trù - Hạn- vẻ chế: quan niệm,thẩm tình cảm thẩm diện +của Nỗi lòng đau trung xót thương dânyếu thaviết thiếtbằng trước cảnh chạy Đồ Chiểu văn học đại (chủ chữ Hán, chữgiặc Nôm) + đại ca trù tả hồn cảnh trí Hương Sơn cảm nhận ngòi bút + Giai đoạn 2: (Từ 1920- 1930) hóa? tài hoa Chu Mạnh Trinh, sung kiến thức thể hát nói- ca trù - Thành tựu vănbổhọc: + •HSKỹtrảnăng: Phân tích tác phẩm thơ trữ tình - tác giả tiêu biểu: Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn lời• Giáo dục: đồng cảm với nỗi lòng cụ Đồ Chiểu, ý thức yêu nước yêu cảnh đẹp Bá Học, Trần Tuấn Khải - GV chốt quê- hương Tác phẩm: tác phẩm NAQ viết tiếng Pháp có B- Công việc sức chuẩn bị đấu cao thầyvàvàbút tròpháp điêu luyện “vi hành”, “những chiến - Thầy: SGV, SGK, giáo án, tài liệu trò lố Varen Phantham Bội khảo Châu” - Trò: SGK, soạn Giai đoạn đạt thành tựu tiêu biểu - GV hỏi: tiến trình tiết dạy CNội dung + Giai đoạn (từ 1930- 1945) Bước trình1: Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra cũ, soạn HS (5 phút) - giai đoạn HĐH nâng lên chất lượng mới, Nêu CH: lẽ ghét thương màsự ông Quán nềnbiểu vănhiện học VNam trở thành thực đạinêu hóara? Cơ sở lẽ ghét thể thương đó? - phương diện nghệ thuật:phá bỏ lối diễn đạt ước lệ, Bước những2: Nội dung dạy học quy tắc cứng nhắc, công thức gò bó, đặc biệt cách tân phương phương diện thể loại, đặc biệt tiểu thuyết truyện diện nào? ngắn thơNguyễn Đình Chiểu Bài Chạy giặcSo 1:sánh • Truyện ngắn, tiểu thuyết: viết theo lối Họat Nội đung dạy khác học xa với động văn thầy trò với cách viết văn học cổ, từ cách xây dựng - học GV hỏi: trungNêu hoàn cảnh I- Tiểu dẫn thuậtđược kể viết chuyện, nghệ đời tác phẩm? nhân vật, -nghệ Bài thơ ngôn sau khingữ thành Gia Định bị thực đại? thuật ++HSHS trả lời dân Pháp bắt đầu công (ngày 17- 2- 1859) trả Truyện trung -đạiLà Truyện - lời GV chốt tácđại phẩm văn học ý đến cốt truyện , nhân vật xây dựng tínhkỷ XIX yêu nước chống Pháp nửa cuối - GV chốt ly kỳtáchấpIIdẫn cách, sâu khám phá đời - GV yêu cầutình HStiếtđọc Đọc- hiểu vănđibản sống nội tâm nhân vật phẩm ý giọng đọc Đọc TD“Sống mòn”- Nam + HS đọc Cao - GV nhận xét Kết thúc có hậu, Kết thúc theo quy luật - GV hỏi: Dựa vào mạch cảm Bố cục: 2- phần đến bố tínhcục? chất “tải sống, không xúc thơ,ýchia - 6đạo” câu đầu: Cảnh đấtthường nước nhân dân giặc đến trần thuật đời nhân có hậu + HS trả lời xâm lược vật theo không gian thời - có đảotâm lộntrạng trìnhcủa tự nhà thơ - -GV chốt - câu cuối: tháithể độ GV liên gian thông thường để tạo hiệu nghệ thuật Phân tích hệ: tính ước lệ hầu câu nhưđầu - +GV hỏi: Ở câu đầu, cảnh a)6 “Tôi bối cảnh xã hội, - có nhiều cảnh sắc thiên đất nhân dân giặc nướcmột nhiên cảnh sinh hoạt gia đến xâmtình lược nhiều điển miêutích tả điển cố khách đình, phong tục tập quán nào? Nhận xét si- Ham vẻ Việt, viết văn nghệ đẹp thuật? có xuôi chữ quốc ngữ, lời lẽ +muôn HS trảhình lời giản dị sáng - muôn GV chốt *Nghệ thuật: thể” - Hình ảnh: (Thế Lữ) + “Nay Năm học 2016 – 2017 thơ • Thơ: “tạo nên cách mạng thơ ca” nên có nội dung nghệ thuật phá bỏ lối ước lệ quy thép- nhà tắc cứng nhắc, gò bó tạo mẻ cách nhìn, thơ cảm xúc người xung lớn: kịch nói, phóng sự, phê bình lý luận phong”HĐH diễn mặt hoạt động văn học, Hồ Chí làm biến đổi toàn diện sâu sắc diện mạo văn học Giáo Môn NgữGiai Vănđoạn hoàn tất trình đại hóa Minhán lớp 11Việt Nam + “Cơm Văn học hình thành hai phận phân hóa thành áo không nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung + lũ trẻ:lơ xơ chạy đùa với cho để phát triển + đàn chim dáo dác bay khách thơ” + cảnh nhà cửa xóm làng (Bến Nghé, Đồng Nai) bị đốt phá cướp bóc tan hoang Thời cuộc, đời vỡ bàn cờ mà người cầm quân phút sa tay lỡ bước - Hai phận: cứu vãn • Văn học công khai:vốn vănlàhọc phápcho tồncuộc + Chợ: biểuhợp tượng sống bình yên vòng phápnhân luật dân, nơi quyền thực dân phong sống động náo nhiệt làng quê Việt kiến Nam), tan chợ: thời điểm người trở sum họp • Văn học không công súng khai:Tây, bị đặt vòng pháp nghe tiếng tan nát chia lìa luật, phải lưu hành bí mật Nhiều xu hướng tội nghiệp, tan Cảnh ngộ sinh linh bé nhỏ lên xu xu hướng náthướng đổ vỡchính đầy thê thảm, hìnhvăn ảnhhọc củalãng người dân mạn, văn học thực chạy loạn số phận thật mong manh, nhỏ bé - Tiêu chí phân chia: - Từ ngữ: tự nhiên mộc mạc, đặc biệt từ láy giàu sức + Do hoàn cảnh đấtgợi nước hộ, nước (lơ ta xơ,chịu dáođô dác) gợithuộc hình,địa, gơichịu cảnh người ảnh hưởng sâu sắcdân củatan sách tế,“tan văn hóanghé” tác, xa lìa kinh tổ ấm, đàn sẻ thực dân Pháp đặc- Biện biệt cácđảo phong yêu nước, cách pháp: ngữ,trào đối lập mạng Sự tan tác chia lìa đau xót, hiên thực nghiệt ngã + thái độ trị nhà văn chống Pháp trực tiếp hay - GV hỏi: tâm trạng nhà không trực tiếp thơ? + HS trả lời + vào phương thức phản ánh thực để phân chia xu hướng văn -học (sựtrạng: phânchất biệt chứa khôngsựphải ròi - GV chốt Tâm cămrạch thù quân giặc cướp nước, mang tính chất tương đốt đối phá, làng mạc nhà cửa ta - GV hỏi: a)Bộ phận văn học công khai: b)Hai câu cuối Trình bày *Tiêu chí: vào khác quan điểm nghệ thuật - GV hỏi: Hai câu cuối cho giai khuynh hướng thẩm mĩ nên phận phân làm nhiều thấy thái độ tác đoạn xu hướng lên hai xu hướng chính: văn học lãng mạn nào? trình + HS trả lời văn học thực HĐH? Ý *Đặc trưng: - GV chốt - Câu hỏi tu từ: hướng vào người vô trách nhiệm nghĩa (triều đìnhVăn nhà học Nguyễn thựckẻ khiếp đảm quân giai Văn học lãng mạn hỏithực chứatrạng đựngbất - Nội dung: tiếnggiặc nói kéo cá đến), - Phơicâu bày côngsắc thái ý nghĩa: đoạn? mong mỏi, hi vọng, nghi ngờ, oán trách đồng thời + HS suy nhân đầy cảm xúc, phát thối nát xã hội, thể thất vọng nghĩ trả huy cao độ trí tưởng thân phận khốn khổ Tâmtầng trạnglớp nhức nhối tâmbức can cụ Đồ Chiểu, tượng để diễn tả nhân dântrong bị áp lời xuấtcoi phát đấu từ lòng yêu nước, thương dân sâu sắc khát vọng, ước mơ tranh - GV chốt IIITổng kết người trung tâm - GV yêu cầu HS vũ khái - Chỉ trụ,quát khẳng địnhtrong câu thơ ngắn gọn mà tác giả khái quát - GV liên hóa tranh thực cảnh người dân chạy giặc thảm hệ thơ văn Tôi cá nhân riêng + HS khái quát tư thương đồng thời tâm xã trạng - Thái độbộc phêlộphán hôi trênmình trước tình Phan cảnhtại đất nước giặc xâm chiếm Bất hòa với thực tinh thần dân chủ nhân đạo, Bội Châu tìm cách thoát khỏi thực trọng miêu tả phân tích, lý việc trốn giải thực qua hình vào nội tâm, giới tượng điển hình mộng ước - Đề tài: tình yêu thiên nhiên, khứ, thể khát vọng vượt lên sống dung tục, tầm Năm học 2016 – 2017 thường chật chội + thể cảm - GV liên xúc mãnh liệt, tương phản gay gắt, biến thái - Thành tựu chủ yếu: thể Tản Đà (sự - Thành tựu chủ yếu: NCH, NTT, NCao, VTP Sự hình thành trào lưu giải phóng phong trào thơ mới, Tự lực văn đoàn, truyện thực chủ nghĩa án lớp Tôi 11- Môn Ngữ Văn Giáo mạnh mẽ ngắn trữ tình Thanh *Đóng góp: tính chân thật cao thấm đượm tinh thần nhân với Tịnh Hồ Zếch *Đóng góp: thức tỉnh ý đạo hồn2: Bài thơ ca phong cảnh Hương Bài Sơn- Chu Mạnh Trinh thức cá nhân, đấu tranh phóng túng tràn chống luân lý lễ giáo Hoạt động thầy trò Nội dung dạy học đầy cảm phong kiến cổ hủ để giải - GV yêu cầu phóng HS nắm I- Tiểu dẫn cá nhân, giành xúc), hạn nét tác giả hoàn - Chu Mạnh Trinh (1862- 1905), đỗ Tiến sĩ năm 1892, chế: chưa quyền hưởng hạnh phúc cảnh sáng tác thơ? ông người tài hoa, tài làm thơ sáng tạo cá nhân, đặc biệt *Hạn chế: thấy tác động + HS rút từlĩnh tiểuvực dẫntình cònchiều có tài kiến yêuNôm hôn màmột hoàntrúc cảnh đối tham gia trùng nên hình SGK tu chùa Thiên Trù quần thể Hương với người, coi người Sơn thức mới, nhân - Đóng góp bật ông phát tinh yếu *Hạn chế: gắn trực nạn nhân bất lực hoàn diễn tả hay số cảnh đẹp đất nước, có công tố thời tiếp với đời sống xã hội cảnh phát triển khả diễn đạt mà nên thơ tiếng Việt kỳ văn học trị đất nước, thể thơ dân tộc cổ sa vào khuynh *Hoàn cảnh đời: Bài thơ viết Hương Sơn (một tồn (đề hướng đề cao chủ nghĩa quần thể thắng cảnh kiến trúc tiếng huyện Mĩ tài, thơ cá nhân cực đoan Đức tồn tỉnhtại HàvàTây, ôngsong thamvừa gia trùng tu Hai xu hướng pháttrong triểndịp song Đường IIPhân tích luật, hình ảnh hưởng tác động qua lại diễn biến thay đổi - GV yêu cầu HS đọc tác phẩm 1.Đọc ảnh thơ cũ phân biệt rách ròi, xu hướng có tài + HS đọc kỹ sáo tác phẩm xuất sắc Bố công cục khai b)Bộ phận văn học không mòn - GV hỏi: Dựa vào làmạch - 3các phần: - Đây tiếngcảm nói chiến sĩ quần chúng nhân dân xúc tác phẩm, chia bố cục? + Phần 1: câu đầu giới thiệu cảnh Hương Sơn tham gia phong trào cách mạng - GV hỏi: + HS trả lời - Quan niệm thơ văn+ Phần câubén tiếpchiến tả cảnh vũ 2: khí10sắc đấuHương chốngSơn kẻ Tìm - GV chốt + Phần 3: lại suy niệm tác giả trước cảnh đẹp số điểm thù dân tộc phương tiện để truyền bá tư tưởng yêu Hương Sơn khác biệt nước - GV tổ chức- HS thảo luận để Phân Nội dung: công kẻ thùtích bọn tay sai thể khát nắm nét đặcđộc sắclập vềdân nội tộc, a)Phần 1: yêu nước nồng nàn vầ niềm vọng tinh thần truyện dung nghệ thuật - Cách giới thiệu: trung đại tin vào tương lai chiến thắng tất yếu mạng phần? + từ cảm hứng “Bầu trời cảnh Bụt” đẹp thần tiên, thoát truyện - Các tác giả tiêu biểu: PBC, PCT, HCM *Gợi mở: tịnh u nhã, đậm ý vị thiền - Quá trình đạitục hóanhưng gắn liền với trìnhtrong cách trẻo mạng đại? + Phần 1: Cảnh Hương Sơn + ao ước người xưa “Thú Hương Sơn ao ước” + HS trả hóa giới thiệu nhưxét: thếVềnào, + hình thực bàyhướng trước *Nhận đại thể, ảnh phận, xu vănmắt học lời lên với vẻcóđẹp sao? + từ ý kiến đánh giá xếp hạng người xưa khác biệt đấu tranh khuynh hướng, quan - GV chốt + Phần 2: Vẻ điểm đẹp - Nghệ tả: không hoàn toàn nghệ thuật trongthuật thựcmiêu tế chúng lên cụ thể phần này? Nhận xét + Điệp từ: non non cách biệt mà có ảnh hưởng qua lại nước nước mây mây nghệ thuật?3 Văn học phát triển + Câuvới hỏi tu từ:tốc gợi độ trí tòhết mò.sức nhanh + Phần 3: Từ chóng việc cảm nhận vẻ Cảnh Hương Sơn đẹp hứa hẹn nhiều thú vị hấp đẹp Hương- Biểu Sơn, hiện: tác giả bộc dẫn riêng Cảnh không đơn lộ suy nghĩ thế+nào? thuầntác nhưgiả, mộttácthắng cảnh bất Thanh kỳ mà từ góc độ vẻ đẹp phát triển số lượng phẩm (Hoài + HS trả lời tuiyển 169 45thoát tục cao, pha màu tôn giáo, nhà thơ có nhiều nhà thơ lớn,thiêng liêng, có - GV nhận xétông tổngcho hợpbiết số lượngcáimàthế củađã không gian nhiều tầng, cao đọcquần thể nhiều) thấp trập trùng, chen lẫn non nước với mây, hứa + Sự hình thành đổi thể loại văn học (từvới chỗ chưa hẹnthời phong vẻ rộ đẹp kỳ loạt thú có văn xuôi tiếng Việt trung đại giữ đến nhiều việc nở b)Phần 2: tác giả tác phẩm tiêu biểu) *4 tác câugiả đầu: + Độ kết tinh tác phẩm tiêu biểu “Chưa bao Giới thiệu nét đẹp độc đáo thứ nhất: vẻ đẹp Thế Lữ” (Hoài Thanh) không khí thần tiên thoát tục Năm học 2016 – 2017 - GV lấy thơ Xuân Diệu Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn người hiền tài Khẳng định quy luật người hiền- sáng phát huy tác dụng tỏa ánh sáng biết chầu Bắc thần- hình ảnh biểu trưng cho thiên tử Sự khẳng định mạnh mẽ tác giả đặt giả thiết để từđó phủ nhận thái độ quay lưng lại với thời ngược lại ý trời, ngược lại lẽ tự nhiên “Nếu người hiền vậy” + sở: dựa vào quy luật, lẽ tất yếu tự nhiên “Mọi trời chầu Bắc thần, đặc biệt nằm vị trí trục quay trái đất Đạo người, luật người phải phù hợp với đạo trời, luật trời Thuyết phục lý vừa thuyết phục tâm linh - GV hỏi: Nhận xét nghệ “Thiên nhân thể” thuật lập luận? *Nghệ thuật: + HS trả lời - Các từ ngữ nói không gian: trời đất, sao, gió mây - GV chốt diễn tả không gian vũ trụ hàm chứa ý nghĩa trọng đại người hiền tài theo triết lý tam tài: thiên- địa- nhân thể, để nói mối quan hệ người hiền thiên tử, sứ mệnh thiêng liêng người hiền - Hình ảnh: rút từ Luận ngữ- sách kinh điển nhà nho “hình ảnh Bắc thần” hình ảnh thực mang ý nghĩa tượng trưng, tạo nên sức thuyết phục cao tính danh cho lời chiếu - Kết cấu câu mang tính giả thuyết tăng sức nhấn mạnh khẳng định “Nếu thì” - GV yêu cầu HS khái quát hóa Khẳng định thiên tính người hiền + HS khái quát *Tiểu kết: - đưa nguyên lý khẳng định thiên tính người hiền sở, điểm xuất phát cho lập luận chiếu cho thấy khéo léo cách thuyết phục tác - GV hỏi: Trong đoạn văn “từ giả trước hầu chăng”, tác giả b)Phần 2: sử dụng điển cố, điển tích? Nội dung điểm chung điển tích này? + HS xác định - GV nhận xét tổng hợp - Các điển tích: có điển tích điển cố rút từ sách vở:  ẩn ngòi khe  trốn tránh việc đời  kiêng dè không dám lên tiếng  gõ mõ canh cửa Năm học 2016 – 2017 Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn - GV hỏi: hai câu hỏi cuối đoạn thể mục đích thái độ đấng quân vương nào? nhận xét cách xưng hô? + HS trả lời - GV chốt - GV dẫn dắt: Hiền tài thời nào, xưa cần có đóng góp cho đời, song lúc nhà vua triều thật cần có giúp sức người hiền tài - GV hỏi: Tác giả nêu khó khăn để tăng sức thuyết phục cho lập luận? Nhận xét từ ngữ, giọng điệu? + HS trả lời  biển vào sông  chết đuối cạn  lẩn trốn  ghé chiếu  thời đổ nát *Nhận xét: + điển cố đầu nêu tình hình thời trước hàm ý người ẩn dật uổng phí tài người có làm quan nơi triều nghi ngại kiêng dè, giữ chưa dám nói Đó thực lịch sử điểm đáng quý chỗ nhà vua cho bất đắc dĩ, nông nhầm lẫn ứng xử theo cách khác + Điển tích “ghé chiếu” thể thái độ khiêm tốn sẵn sàng chờ đợi trọng dụng hiền tài người xuống chiếu + Điển tích: “thời đổ nát” đặt câu hỏi tu từ hàm ý tác động vào nhận thức bậc hiền tài Người hiền tài phải tự nhận thức cách ứng xử chưa thỏa đáng mình, thêm nể trọng điều viết - Câu hỏi tu từ: mục đích người tài tự nhận cách ứng xử chưa hợp lý Hỏi mà ràng buộc, hỏi mà đồng thời đường để thay đổi Bởi lẽ, “trẫm đức” hay “thời đổ nát” thể thực tế + Hai câu hỏi thể băn khoăn, suy nghĩ Quang Trung, thể mong mỏi thực tha thiết nhà vua trông đợi bậc hiền tài xứ Bắc, chân thành, tình thay đổi, lịch sử sang trang có đường hợp lý đem tài phục vụ triều đại - Cách xưng hô: “trẫm”- người học rộng tài cao, thể ước nguyện, khao khát lòng chân thành vua Quang Trung ghé chiếu - Nêu khó khăn triều đại mới: hiền tài không tay gánh vác việc nước lẽ lúc “trời tăm tối”, “đương buổi đầu đại định”, “công việc vừa mở ra”  kỷ cương nước nhiều khiếm khuyết Năm học 2016 – 2017 Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn - GV chốt - GV yêu cầu HS khái quát hóa + HS khái quát  việc biên ải chưa yên  dân chưa hết mệt nhọc sau chiến tranh  đức hóa nhà vua chưa thấm nhuần có lẽ hiền tài lại khoanh tay đứng nhìn không chịu giúp vua giúp nước Vai trò người hiền tài quan trọng nhà vua tự suy ngẫm thấy công việc nặng nề phải có tham nhiều bậc thức giả nhiều bậc thức giả tâm huyết + Nghệ thuật: hình ảnh “một cột đỡ nhà lớn” nêu thực tế “mưu lược người dựng nghiệp trị bình” - Nêu quy luật: 10 nhà ấp phải có người trung thành, tín nghĩa- người hiền tài Vậy dải đất nghìn năm văn hiến rộng lớn Bắc Hà định phải có nhiều bậc hiền tài Đó lẽ tất nhiên Lời lẽ khiêm nhường tha thiết, thái độ chân thành thẳng thắn, kiên lập luận chặt chẽ, lôgíc trí tuệ, lòng đại trí vua Quang Trung - Từ ngữ: từ ngữ hàm nghĩa không gian xã hội, nơi cần người hiền tài thi thố tài năng, phụng cho triều đình đất nước nhân dân thể không gian lớn tạo cảm giác trang trọng thiêng liêng cho lời kêu gọi chiếu *Tiểu kết: - Đưa luận điểm để làm sở thuyết phục người hiền tài giúp nước - GV hỏi: Bài chiếu đưa c)Phần đường để người - mở rộng nhiều đường để người hiền tài hiền giúp nước? Nhận giúp triều đại xét sách đó?  bậc quan viên lớn nhỏ, thứ dân trăm họ tất + HS suy nghĩ trả lời dâng thư bày tỏ việc nước, - GV nhận xét tổng hợp không sợ lời nói sơ suất mà bắt tội  Cách tiến cử rộng mở, dễ làm: tự dâng thư tâu bày việc nước, quan văn quan võ tiến cử, cho phép dâng sớ tự tiến cử - Ở biện pháp “tự tiến cử”, người viết chiếu tỏ hiểu tâm trạng e ngại người tự tiến cử đón ý “chớ hiềm mưu lợi mà phải bán rao”  tác giả cổ vũ người có tài, có đức triều đình chung vai gánh vác nhiệm vụ, chung hưởng hạnh phúc lâu dài sách nêu cụ thể, dễ thực thể tầm chiến lược lãnh đạo sâu rộng vua Quang Năm học 2016 – 2017 Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn - GV hỏi: Em có nhận xét cách kết thúc chiếu? Tác dụng? + HS trả lời - GV chốt - GV yêu cầu HS khái quát hóa + HS khái quát - GV hỏi: Từ phần tìm hiểu, em nêu hệ thống lập luận bài? + HS xác định - GV tổng hợp Trung, không thiên tài quân mà nhà quản lý, tổ chức tài ba Chính sách mà vua Quang Trung nêu tự dân chủ - Cách kết thúc: + Trở lại cách nêu vấn đề đọan đầu hình ảnh không gian trời đất bình sáng, vận hội người hiền giúp đời giúp nước + Lời khích lệ thể không khí thời đại với niềm tin tưởng vào tương lai rộng mở đất nước Những hội cho người hiền tài thi thố tài *Tiểu kết: - nêu đường tiến cử người hiền tài rộng mở dễ thực  Hệ thống lập luận: - hệ thống lập luận chặt chẽ: từ “điểm tựa” lập luận: hiền tài sinh để phụng cho đời ý trời tác giả phân tích thực trạng người hiền chưa giúp việc cho triều đại, phụng đất nước, nêu khó khăn buổi đầu đại định cần người có tài đưa đường tiến cử tự tiến cử khác khuyến khích sĩ phu Bắc Hà gạt bỏ băn khoăn nghi ngại để tham gia triều phụng đất nước - GV hỏi: Từ hệ thống lập luận đó, nhận xét tư tưởng tình cảm, nhân cách vua Quang Trung? + HS trả lời - GV chốt - Tư tưởng tình cảm vua QT: người có trí tuệ, am hiểu, tư tưởng dân nước, đưa cách thuyết phục thấu tình đạt lý, giọng điệu lập luận linh hoạt + trân trọng người có tài, thực mong muốn người hiền giúp dân giúp nước, hy vọng họ xóa bỏ băn khoăn nghi ngại lòng để có thái độ cách ứng xử đắn phù hợp với thời đại - GV yêu cầu HS nêu III- Tổng kết nét nội dung nghệ 1.Nội dung thuật? - Bài chiếu hướng tới người hiền tài- giới sĩ phu + HS trả lời Bắc Hà để thuyết phục họ giúp dân giúp nước - GV chốt - Tấm lòng tài trí vua thông qua lời Ngô Thì Nhậm Nghệ thuật - Nghệ thuật lập luận: chặt chẽ, lôgíc, thuyết phục với thái độ khiêm tốn chân thành D- Củng cố- dặn dò - Giáo viên yêu cầu hs nắm nội dung chiếu So sánh để thấy giống khác nghệ thuật lập luận “chiếu dời đô” “chiếu cầu hiền”? Năm học 2016 – 2017 Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn - Chuẩn bị “Xin lập khoa luật” E- Rút KN dạy: Y/c HS đọc kĩ VB nhà Tiết 27: Bài đọc thêm “Xin lập khoa luật” (Trích “Tế cấp bát điều”)- Nguyễn Trường Tộ A- Mục đích- yêu cầu Giúp HS nắm được: • Kiến thức: quan niệm Nguyễn Trường Tộ luật, mối quan hệ luật với lĩnh vực khác xã hội - Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, kín kẽ thuyết phục lòng trung thực tác giả dân, với nước • Kỹ năng: rèn luyện kỹ phân tích văn luận • Giáo dục: ý thức vai trò luật pháp việc đảm bảo phát triển nhà nước B- Công việc chuẩn bi thầy trò - Thầy: SGV, SGK, tài liệu tham khảo, giáo án - Học trò: SGK, soạn C- Nội dung tiến trình tiết dạy Bước 1: Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra cũ, soạn HS (5 phút) CH: Phân tích nghệ thuật lập luận “Chiếu cầu hiền”? Bước 2: Tổ chức dạy học Hoạt động thầy trò Nội dung dạy học - GV hỏi: Nêu nét tác giả xuất xứ tác phẩm? + HS trả lời - GV chốt I- Tìm hiểu chung 1.Tác giả - NTT (1830- 1871), quê Nghệ An - Con người: + thông thạo Hán học Tây học, tri thức rộng rãi tầm nhìn xa rộng + theo đạo thiên chuác học giả tiếng với tư tưởng đổi đất nước - Sự nghiệp: tác phẩm luận điều trần (trình bày điều, mục), “Tế cấp bát điều” (8 điều cần làm gấp) gửi lên vua Tự Đức nhà Nguyễn 2.Tác phẩm - trích từ điều trần số 27/60 mang tên “Xin lập khoa luật” bàn cần thiết luật pháp xã hội nhằm thuyết phục triều đình cho mở khoa luật - GV yêu cầu HS đọc tác phẩm II- Đọc- hiểu văn ý giọng đọc khúc chiết 1.Đọc rõ ràng rành mạch, câu hỏi tu từ, giải thích từ khó 2.Thể loại bố cục - GV hỏi: Xác định thể loại - Thể loại: điều trần thể văn nghị luận bố cục viết? trị- xã hội trình bày vấn đề theo điều mục + HS trả lời - Bố cục: phần Năm học 2016 – 2017 Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn - GV nhận xét tổng hợp + Phần 1: vai trò tác dụng luật pháp xã hội + Phần 2: mối quan hệ luật pháp với Đạo Nho, văn chương nghệ thuật + Phần 3: mối quan hệ luật pháp đạo đức Phân tích - GV hướng dẫn tìm hiểu văn a)Phần 1: việc phân tích luận điểm luận cho thấy hệ thống lập luận - GV hỏi: Theo tác giả, luật pháp bao gồm lĩnh vực nào? - luật pháp bao gồm lĩnh vực: kỷ cương, uy quyền, + HS trả lời lệnh, tam cương ngũ thường, hành - GV chốt - GV hỏi: Tác giả việc thi hành luật pháp nước phương Tây nào? - Việc thực luật nước phương Tây: công + HS trả lời bằng, nghiêm minh, kể vua chúa - GV tổng hợp đứng ngoài, đứng pháp luật Nhà nước, xã hội tồn tại, vận hành phát triển luật pháp Mọi - GV hỏi: chủ trương mà tác giả thưởng phạt dựa luật pháp Đó nhà nêu? Mục đích? nước pháp quyền + HS trả lời - GV chốt - phải có thái độ tôn trọng thực nghiêm - GV hỏi: Theo tác giả, Nho chỉnh, không vi phạm làm trái luật pháp Mục học truyền thống có tôn trọng đích để đảm bảo công xã hội luật pháp không?Việc nhắc đến b)Phần 2: Khổng Tử khái niệm đạo đức văn chương có tác dụng nghệ thuật biện luận đoạn trích? + HS trả lời - GV chốt - Nho học truyền thống tôn trọng luật pháp nói suông giấy, làm tốt chẳng khen, không làm hay làm dở chẳng chê Khổng Tử công nhận điều - Tác dụng: + nghệ thuật biện luận tăng sức thuyết phục nhắc đến Khổng Tử khái niệm đạo đức văn chương, tác động đến tư tâm lý nhà Năm học 2016 – 2017 Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn nho- vốn người dương cao cờ đạo đức Thánh Khổng - GV hỏi: NTT quan niệm + Khổng Tử nhận thấy hạn chế, chủ quan mối quan hệ không tưởng giáo lý đạo đức, nghệ thuật đạo đức pháp luật? luật pháp làm tảng để họ nhận thức rõ + HS trả lời vấn đề quan trọng luật pháp - GV chốt c)Phần 3: - GV yêu cầu HS rút nét nội dung, nghệ thuật bài? + HS khái quát - GV nhận xét tổng hợp - Quan hệ luật pháp đạo đức chỗ thống luật đạo đức Công bằng, luật pháp đạo đức Đạo đức lớn chí công vô tư Trái luật đồng nghĩa với trái đạo đức III- Tổng kết 1.Nội dung - Quan niệm đắn pháp luật, mối quan hệ pháp luật với đạo đứ, văn học nghệ thuật - tầm nhìn tiến tác giả 2.Nghệ thuật - lập luận chặt chẽ, dẫn dụ việc xưa sở cho lập luận - Hình ảnh cụ thể dẫn chứng sinh động thực tế D- Củng cố- dặn dò - GV yêu cầu hs nắm nét nghệ thuật lập luận - Chuẩn bị “Thực hành nghĩa từ sử dụng” E- Rút KN dạy: Y/c HS đọc kĩ VB nhà để nắm vững tư tưởng NTT Năm học 2016 – 2017 Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn Tiết 28 : Thực hành nghĩa từ sử dụng A- Mục đích- yêu cầu Giúp HS nắm được: • Kiến thức: củng cố nâng cao hiểu biết phương thức chuyển nghĩa từ tượng từ nhiều nghĩa, tượng đồng nghĩa • Kỹ năng: rèn luỵện kỹ luyện tập để sử dụng từ theo nghĩa khác lĩnh hội từ với nghĩa khác nhau, lựa chọn từ thích hợp ngữ cảnh • Giáo dục: bồi dưỡng nâng cao tình cảm yêu quý vốn từ ngữ phong phú, giàu sức biểu tiếng Việt B- Công việc chuẩn bị thầy trò - Thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, giáo án - Trò: SGK, soạn C- Nội dung- tiến trình tiết dạy Bước 1: Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra cũ, soạn HS (5 phút) CH: Nêu hệ thống lập luận “Xin lập khoa luật” Bước 2: Tổ chức dạy học Hoạt động thầy trò Nội dung dạy học - GV yêu cầu hướng dẫn HS làm tập SGK + HS thực tập - GV nhận xét sửa chữa 1.Bài a) “Lá” “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” dùng với nghĩa gốc: phận cây, thường hay cành cây, thường có màu xanh, hình dáng mỏng, có bề mặt Nghĩa có từ đầu từ “lá” xuất tiếng Việt nghĩa gốc hình thức âm từ có mối quan hệ: tính võ đoán b) Xác định nghĩa từ “lá” + Lá dùng với từ phận thể người + Lá dùng với từ vật giấy + Lá dùng với từ vật tre, nứa, vỏ + Lá dùng với từ kim loại Từ dùng trường nghĩa khác có điểm chung: + Khi dùng với nghĩa đó, từ gọi tên vật khác nhau, vật có điểm tương đồng: vật có hình dáng mỏng dẹt + Các nghĩa từ “lá” có quan hệ với nhờ nét nghĩa chung 2.Bài 2: Đặt câu: - Trinh sát ta tóm lưỡi - Anh có chân đội tuyển thi đấu - GV nhấn mạnh: từ “lá” dùng chuyển nghĩa ẩn dụ, từ nhiều nghĩa mà nghĩa có mối quan hệ với từ nhiều nghĩa Năm học 2016 – 2017 Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn - Nguyễn Du có trái tim nhân hậu bao la - Đó gương mặt thơ nữ trẻ xuất làng thơ Việt Nam - Nhà có miệng ăn - Các nhà khoa học có óc siêu việt - Mỗi đầu học sinh nhận sách Sự chuyển nghĩa: lấy phận thay cho tòan thể 3.Bài 3: - từ vị giác: mặn chua cay, đắng chát bùi chuyển nghĩa + Đặc điểm âm lời nói: Nói lọt đến xương, câu nói chua chát, lời nói mặn nồng thắm thiết + Mức độ tình cảm, cảm xúc:  Tình cảm ngào người làm xúc động  Nó nhận nỗi cay đắng tình cảm gia đình 4.Bài 4:  So sánh “nhờ”, “cậy” - Giống nhau: lời nói tác động đến người khác với mong muốn họ giúp làm việc - Khác nhau: + dùng “cậy”: thể niểm tin vào sẵn sáng giúp đỡ người khác hiệu giúp đỡ người khác “Cậy” thể tin tưởng Thúy Kiều Thúy Vân trọng thay  So sánh với “chịu, nhận, nghe, vâng” + Giống nhau: đồng ý chấp thuận lời người khác + Khác nhau: sắc thái nghĩa - nhận: tiếp nhận, đồng ý cách bình thường - Nghe vâng: đồng ý chấp thuận kẻ người trên, thể thái độ ngoan ngoãn, kính trọng - Chịu: thuận theo lời người khác theo lẽ mà không ưng ý Thúy Kiều dùng từ chịu để nói việc thay việc Thúy Vân không ưng ý tình chị em mà nhận lời, mang tính ép buộc, đưa Vân vào tình buộc phải chấp nhận Bài 5: a) “canh cánh” vì: từ khác nói tới lòng nhớ nước dó đặc điểm nội dung “Nhật ký tù” - ”Canh cánh” khắc họa tâm trạng day dứt triền miên HCM, tâm trạng tác giả mà dường làm cho tác phẩm mang tâm hồn Năm học 2016 – 2017 Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn nhà thơ + vần “anh” mở rộng góp phần thể tâm trạng tác giả trải dài, trải rộng mênh mang b) “Liên can”: phù hợp ngữ nghĩa kết hợp ngữ pháp c) “Bạn”: từ khác không phù hợp - Bầu bạn: có nghĩa khái quát, tập thể nhiều người, lại có sắc thái gần gũi ngữ Ở câu văn chủ ngữ nói đến Việt Nam (số ít), nên dùng từ “bâu bạn” - Bạn hữu : ý nghĩa cụ thể người bạn thân thiết không phù hợp để nói quan hệ quốc gia - Bạn bè: ý nghĩa khái quát, sắc thái thân mật, Việt Nam (số ít) nên dùng từ D- Củng cố- dặn dò - Chuẩn bị “ Ôn tập văn học trung đại Việt Nam” E- Rút KN dạy: Năm học 2016 – 2017 Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn Tiết 29- 30: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam A- Mục đích- yêu cầu Giúp HS nắm được: • Kiến thức: hệ thống hóa kiến thức văn học trung đại Việt Nam học chương trình Ngữ Văn 11 • Kỹ năng: khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức qua • Giáo dục: ý thức tự đánh giá kiến thức văn học trung đại phương pháp ôn tập, từ rút kinh nghiệm để học tập tốt phần văn học B- Công việc chuẩn bị thầy trò - Thầy: SGV, SGK, tài liệu tham khảo, giáo án - Học trò: SGK, soạn C- Nội dung tiến trình tiết dạy Bước 1: Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số, soạn HS (1 phút) Bước 2: Tổ chức dạy học Hoạt động Nội dung dạy học thầy trò - GV yêu cầu HS trình bày phần hệ thống hóa nội dung tác phẩm theo bảng mẫu giao + HS trình bày Tác giả- Thể loại Nội tác phẩm dung Đặc sắc nghệ thuật Vào ký - Bức tranh Nghệ phủ chúa trung sinh động thuật kí Trịnhđại sống xa ghi Lê Hữu hoa, quyền quý chép tỉ mỉ Trác nơi phủ chúa, trung thái độ coi thực tả thường lợi cảnh sinh danh tác động đan giả xen tác phẩm thơ ca - Tự tình (II), Hồ Xuân Hương thơ Nôm Đường luật - Tâm trạng thái độ thi sĩ vừa đau buồn vừa phẫn uất trước duyên phận gắng gượng vươn lên rơi vào bi kịch, khát vọng Giai đoạn Ghi - XVIII- Cảm nửa đầu hứng XIX Nghệ - XVIII Cảm thuật sử nửa đầu hứng dụng từ XIX nhân đạo ngữ, xây dựng hình ảnh Năm học 2016 – 2017 Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn sống, khát vọng hạnh phúc thi sĩ - Câu cá - Thơ - Sự cảm nhận mùa thu- Nôm tinh tế thi Nguyễn Đường nhân cảnh Khuyến luật sắc mùa thu đồng Bắc Bộ, tình yêu thiên nhiên tâm trạng thời nhà thơ Thương vợ- Tú Xương Thơ Nôm Đường luật - Ghi lại cách chân thực xúc động hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh Cảm xúc chân thành nhà thơ Hát - thể - Bài ca nói lĩnh cá nhân ngất ngưởngsống Nguyễn khuôn khổ chế Công độ phong kiến Trứ chuyên chế - Hành Sa hành đoản caCao Bá Quát - Lẽ ghét Truyện thương- Nôm Nguyễn Cảm Nghệ - XVIII hứng yêu thuật gợi đầu XIX nước tả - Tài thơ Nôm (từ ngữ, hình ảnh, cách gieo vần) - Lời thơ giản dị mà sâu sắc Vận - XVIII- Cảm dụng đầu XIX hứng thành nhân đạo ngữ, tục ngữ ca dao - Lời thơ - Cuối tự kỷ phóng XVIII khoáng, cách dùng từ độc đáo Cảm hứng yêu nước Cảm hứng yêu - chán ghét Vận - XVIII nước trí dụng đầu thức nét XIX đường đặc sắc danh lợi tầm thể thường loại hành niềm khao khát thay đổi sống - Những tình - Lời thơ - Cuối Cảm cảm yêu ghét mộc mạc kỷ hứng phân minh, giản dị, XIX nhân đạo mãnh liệt chân chất Năm học 2016 – 2017 Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn Đình Chiểu - Văn tế - Văn tế nghĩa sĩ Cần GiuộcNguyễn Đình Chiểu lòng thương dân sâu sắc - hình tượng người nông dân nghĩa sĩtiếng khóc cao vĩ đại, bi tráng đậm đà cảm xúc Xây - Cuối dựng kỷ Cảm nhân vật, XIX hứng yêu kết hợp nước nhuần nhuyễn chất trữ tình tính thực Ngôn ngữ bình dị, sáng, sinh động 1.Nội dung yêu nước: - Nội dung yêu nước cảm hứng xuyên suốt VHVN, thời kỳ lịch sử khác có biểu khác Ở giai đoạn (XVIII- hết kỷ XIX) biểu nét mới: + ý thức vai trò người hiền tài đất nước (Chiếu cầu hiền) - GV yêu cầu + tư tưởng canh tân đất nước(Xin lập khoa luật) HS thực + tìm hướng cho đời hoàn cảnh xã hội bế tắc (Sa hành đoản câu hỏi ca) SGK + chủ nghĩa yêu nước văn học nửa cuối kỷ XIX mang âm hưởng + HS thực bi tráng (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) - GV chốt 2.Cảm hứng nhân đạo - xuất thành trào lưu tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất nhiều, xuất liên tiếp với nhiều tác phẩm có giá trị lớn truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương giai đoạn nở rộ chủ nghĩa - Biểu hiện: + thương cảm trước bi kịch đồng cảm với khát vọng người + khẳng định đề cao tài nhân phẩm + Lên án tố cáo lực tàn bạo chà đạp lên người + đề cao đạo lý nhân nghĩa dân tộc - Biểu qua tác phẩm: + hướng vào quyền sống người người trần (thơ HXH, truyện Kiều) + ý thức cá nhân đậm nét (quyền sống cá nhân, hạnh phúc, tài năngTự tình, Bài ca ngất ngưởng) Cảm hứng - Một đặc điểm nội dung văn học trung đại Việt Nam Từ kỷ XVIII trở đi, xã hội phong kiến suy thóai cảm hứng ngày Năm học 2016 – 2017 Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn đậm nét - Vào phủ chúa Trịnh tái tranh chân thực sống xa hoa mà ngột ngạt, yếm khí nơi phủ chúa + Trịnh phủ nơi thâm nghiêm đầy quyền uy (tiếng quát tháo, tiềng truyền lệnh, tiềng ran người oai vệ người khúm núm, sợ sệt Phủ chúa giới riêng biệt Người vào phải qua nhiều cửa gác, việc phải có quan truyền lệnh dẫn Thầy thuốc vào khám bệnh phải chờ, nín thở khúm núm lạy tạ ) + Đây nơi giàu sang xa hoa, giàu sang từ nơi đến tiện nghi sinh hoạt, xa hoa từ vật dụng đến đồ ăn thức uống + Cuộc sống âm u, thiếu sinh khí Sự thâm nghiêm kiểu mê cung làm tăng ám khí nơi phủ chúa Ám khí bao trùm không gian, cảnh vật, ám khí ngấm sâu vào hình hài, thể tạng người Vị chúa nhỏ Trịnh Cán “quá” xa hoa lại thiếu điều sức sống 4.Giá trị nội dung nghệ thuật sáng tác NĐC: - Nội dung: đề cao đạo lý nhân nghĩa (Truyện Lục Vân Tiên), nội dung yêu nước (Ngư Tiều y thuật vấn đáp), Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nghệ thuật: + Tính chất đạo đức- trữ tình, màu sắc Nam Bộ (ngôn ngữ, hình ảnh) + Bức tượng đài người nông dân nghĩa sĩ:  Trước NĐC văn học dân tộc chưa có hình tượng hoàn chỉnh người nông dân nghĩa sĩ  Hình tượng mang vẻ đẹp bi tráng kết hợp hai yếu tố: bi (đau thương- sống lam lũ tiếng khóc xót thương), tráng (hào hùng, lòng căm thù giặc yêu nước hành động cảm, ca ngợi công đức người hi sinh quê hương đất nước, tiếng khóc cao vĩ đại) Phương pháp: - Tư nghệ thuật: theo kiểu mẫu thành công thức có sẵn tính quy phạm TD: tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến - Quan niệm thẩm mĩ: hướng đẹp khứ, thiên cao cả, tao nhã, ưa sử dụng điển tích điển cố thi liệu Hán học - Bút pháp nghệ thuật: ước lệ tượng trưng TD: hình tượng bãi cát “Sa hành đoản ca” - Thể loại: sáng tác, tác giả tuân theo đặc điểm thể loại D- Củng cố- dặn dò - GV yêu cầu HS chọn tác phẩm để làm rõ đặc điểm thi pháp nghệ thuật văn học trung đại VNam - Chuẩn bị “Thao tác lập luận so sánh” E- Rút KN dạy: Năm học 2016 – 2017 Giáo án lớp 11- Môn Ngữ Văn Năm học 2016 – 2017

Ngày đăng: 03/11/2016, 00:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan