TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ---***--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG NƯỚC
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-*** -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA CÔNG TY VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
PHÚ NHUẬN - PNJ
Họ và tên sinh viên : Vũ Nhật Thu
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Trung Vãn
Hà Nội – Tháng 11/2007
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 3
1 NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 3
1.1 KÊNH PHÂN PHỐI 3
1.1.1 KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA 3
1.1.2 THÀNH PHẦN CỦA KÊNH PHÂN PHỐI 4
1.1.3 VAI TRÒ CỦA NGƯỜI TRUNG GIAN MARKETING 5
1.1.4 CẤU TRÚC MỘT KÊNH PHÂN PHỐI 12
1.2 CÁC LUỒNG PHÂN PHỐI 15
1.2.1 LUỒNG SẢN PHẨM VẬT CHẤT 15
1.2.2 LUỒNG QUYỀN SỞ HỮU 16
1.2.3 LUỒNG TIỀN TỆ THANH TOÁN 16
1.2.4 LUỒNG THÔNG TIN 16
1.2.5 LUỒNG KHUYẾN MÃI 17
2 QUYẾT ĐỊNH HỆ THỐNG PHÂN PHỐI 18
2.1 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN KÊNH PHÂN PHỐI 18
2.1.1 KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU 18
2.1.2 MỨC ĐỘ ĐẢM BẢO DỊCH VỤ MÀ KHÁCH HÀNG MONG MUỐN 18
2.1.3 MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI 19
2.2 XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN 20
2.2.1 TIÊU CHUẨN KINH TẾ 21
2.2.2 TIÊU CHUẨN KIỂM SOÁT 22
2.2.3 TIÊU CHUẨN THÍCH NGHI 23
3 QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI 23
Trang 33.1 TUYỂN CHỌN THÀNH VIÊN CHO HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
23
3.2 QUẢN LÍ CÁC THÀNH VIÊN CỦA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI 24 3.2.1 CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN ĐỂ QUẢN LÍ CÁC QUAN HỆ TRONG KÊNH PHÂN PHỐI 26
3.2.2 ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN CỦA KÊNH PHÂN PHỐI 27
3.2.3 SỬA ĐỔI CÁC THOẢ THUẬN CỦA KÊNH PHÂN PHỐI 27
3.3 PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI ĐA KÊNH 29
3.4 MÂU THUẪN CỦA CÁC KÊNH PHÂN PHỐI 30
3.4.1 CÁC KIỂU MÂU THUẪN 30
3.4.2 NGUYÊN NHÂN GÂY MÂU THUẪN 31
3.4.3 XỬ LÍ MÂU THUẪN 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA CÔNG TY VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN PNJ 33
1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY PNJ 33
1.1 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN 33
1.2 CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 34
1.2.1 SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ 34
1.2.2 KINH DOANH VINAGAS 34
1.2.3 ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 34
1.2.4 CÁC LĨNH VỰC KHÁC 34
2 THỰC TRẠNG THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY PNJ 35
2.1 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY 35
2.1.1 THỊ TRƯỜNG TRANG SỨC 35
2.1.2 SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY PNJ 36
2.1.3 NHỮNG MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA CÔNG TY VỚI HỆ THỐNG PHÂN PHỐI 37
2.2 HỆ THỐNG PHÂN PHỐI ĐƯỢC PNJ LỰA CHỌN 38
Trang 42.2.1 KÊNH PHÂN PHỐI 38
2.2.2 LUỒNG PHÂN PHỐI 40
2.2.3 HỆ THỐNG CỬA HÀNG PNJ 47
3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA PNJ 49
3.1 CẤU TRÚC HỆ THỐNG QUẢN LÝ 49
3.2 CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ 51
3.2.1 TUYỂN CHỌN THÀNH VIÊN CHO HỆ THỐNG PHÂN PHỐI 51
3.2.2 ĐỘNG VIÊN CÁC THÀNH VIÊN TRONG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI 53
4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ VÀ TỒN TẠI TRONG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA PNJ 57
4.1 PHÁT TRIỂN QUY MÔ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI 57
4.2 CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG CỬA HÀNG PNJ 58
4.3 DOANH THU, LỢI NHUẬN VÀ THỊ PHẦN 61
4.4 NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA CÔNG TY PNJ 63
4.4.1 SỰ SẮP ĐẶT VỀ MẶT ĐỊA LÝ : NHỮNG LỖ HỔNG THỊ TRƯỜNG 63
4.4.2 XUNG ĐỘT TRONG KÊNH PHÂN PHỐI 63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA CÔNG TY PNJ 65
1 DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG TRANG SỨC VIỆT NAM 65
1.1 QUY MÔ THỊ TRƯỜNG 65
1.2 GIÁ CẢ 66
1.3 KHÁCH HÀNG 68
2 ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY PNJ 69
3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI 70
3.1 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI 70
Trang 53.1.1 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KÊNH PHÂN PHỐI 70
3.1.2 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ LUỒNG PHÂN PHỐI 75
3.2 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÍ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI 77
3.2.1 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÍ 77
3.2.2 GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN BÁN HÀNG 80
3.2.3 GIẢI PHÁP QUẢN LÍ HỆ THỐNG TRUNG GIAN 82
3.3 CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ KHÁC 84
3.3.1 VIỆC NẮM BẮT THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING 84
3.3.2 PHÁT TRIỂN TRANG WEB BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY 85
3.3.3 PHÁT TRIỂN NGÀNH TRANG SỨC GẮN LIỀN VỚI CÁC NGÀNH KHÁC: THỜI TRANG, QUÀ TẶNG LƯU NIỆM 87
3.3.4 HỢP TÁC VỚI DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI 87
3.3.5 VIỆC QUẢ LÍ KINH DOANH VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 88
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
DANH MỤC HÌNH ẢNH 93
DANH MỤC BẢNG BIỂU 94
PHỤ LỤC 95
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi sản xuất phát triển nhanh chóng, sản phẩm càng trở nên
đa dạng cả về số lượng và chủng loại Như vậy, người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận được nhiều sản phẩm nhưng phải cân nhắc để lựa chọn sản phẩm tiện dụng nhất và phù hợp nhất với nhu cầu của họ, cả về thời gian và địa điểm
Để có được những tiện lợi đó, các chuyên gia marketing nhấn mạnh sự phối hợp chặt chẽ của nhiều tổ chức và cá nhân trong hệ thống phân phối
Quyết định về hệ thống phân phối là một trong những quyết định quan trọng nhất mà ban lãnh đạo công ty phải thông qua Các kênh được công ty lựa chọn sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến tất cả các quyết định Marketing khác Như vậy, hệ thống phân phối cùng với ba Ps khác của Marketing hỗn hợp là Sản phẩm – Giá cả - Xúc tiến luôn luôn phải được kết hợp với nhau để thoả mãn tốt nhất nhu cầu ở thị trường mục tiêu của doanh nghiệp
Khoá luận này sẽ đề cập đến hệ thống phân phối của công ty Vàng bạc
đá quý Phú Nhuận PNJ, một công ty có bề dày kinh nghiệm và thành công trong ngành trang sức của Việt Nam Ngày 16/04/2007, Công ty đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đánh giá là doanh nghiệp đầu tiên đầu tư công nghệ sản xuất nữ trang hiện đại với quy mô lớn nhất Việt Nam, và được giải bạc của tạp chí Retail Asia bình chọn 500 công ty bán lẻ hàng đầu của 14 quốc gia châu Á, cùng nhiều danh hiệu, giải thưởng khác Để có được sự phát triển đó, Công ty đã nỗ lực suốt nhiều năm, tập trung xây dựng một hệ thống phân phối vững mạnh như một hình mẫu tiêu biểu trong thương trường
Tuy nhiên, do lĩnh vực hoạt động của Công ty rất rộng: sản xuất, gia công và kinh doanh trang sức, xuất nhập khẩu hàng mỹ nghệ bằng vàng, bạc,
đá quý, dịch vụ kiểm định kim cương và đá quý, đại lí đổi ngoại tệ, kinh doanh gas, mua bán, sửa chữa xe ô tô, mô tô và xe gắn máy, kinh doanh vận
Trang 7- 2 -
tải hàng hóa, đầu tư tài chính… Vậy nên, trong khuôn khổ bài khoá luận này,
em đã lựa chọn tên đề tài: “Hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm trong
nước của công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ” và chỉ tập trung vào
nhóm sản phẩm trang sức
Khoá luận được kết cấu theo ba chương như sau:
Chương một : Những vấn đề lý luận chung về hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm
Chương hai : Thực trạng hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm trong nước của công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ
Chương ba : Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm trong nước của công ty PNJ
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, về tài liệu và khả năng của người viết, nội dung khoá luận khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô cùng góp ý của đông đảo bạn đọc và xin chân thành cám ơn
Trang 8
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ
TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1 NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1.1 Kênh phân phối
1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa
Từ trước khi một sản phẩm được đưa ra thị trường, nhà quản lí cần xác định những phương thức phân phối để đưa sản phẩm đến người mua một cách hiệu quả Nhiệm vụ này có liên quan đến việc thiết lập những kênh phân phối, hay còn được gọi là kênh marketing
Philip Kotler đã sử dụng định nghĩa: Kênh phân phối là tập hợp các tổ chức
phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình đưa sản phẩm từ người sản xuất đến khách hàng cuối cùng [1]
Rosenbloom thì định nghĩa: Kênh phân phối là mạng lưới các tổ chức tạo ra
lợi ích về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu cho những người tiêu dùng và người
sử dụng công nghiệp [12]
Như vậy, các định nghĩa nhấn mạnh sự phối hợp nhiều tổ chức khác nhau trong kênh phân phối và việc đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng Kênh phân phối thực hiện việc lưu chuyển hàng hoá, vượt qua những ngăn cách về thời gian, không gian và quyền sở hữu xen giữa hàng hoá và người sử dụng [1]
Các thành viên trong kênh phân phối tham gia vào một số công việc sau:
- Tìm kiếm và phân bổ nguồn dự trữ hàng cho các cấp khác nhau của kênh,
- Đảm bảo việc lưu thông sản phẩm vật chất từ khi là nguyên liệu thô đến khi tới tay khách hàng cuối cùng,
- Chuyển giao quyến sở hữu hàng hoá từ một tổ chức, cá nhân này tới tổ chức,
cá nhân khác,
- Lưu chuyển dòng thanh toán từ người mua cuối cùng tới người bán đầu tiên,
Trang 9- 4 -
- Soạn thảo và truyền bá những thông tin quảng cáo, khuyến mãi về hàng hoá nhằm thu hút khách hàng,
- Phản hồi các thông tin về ý đồ mua hàng của các thành viên khác trong kênh marketing đến người sản xuất
- Thu thập và phổ biến các thông tin marketing về các khách hàng hiện tại và tiềm năng, các đối thủ cạnh tranh, những thành viên và những lực lượng khác trong môi trường marketing,
- Gánh chịu những rủi ro liên quan đến việc thực hiện hoạt động của kênh
Để thực hiện rất nhiều các công việc đó, người làm marketing luôn phải xác định chính xác những thành phần trong kênh phân phối của mình để phối hợp công việc tốt nhất
1.1.2 Thành phần của kênh phân phối
Một kênh phân phối luôn bao gồm người sản xuất, người tiêu dùng cuối cùng
và những người trung gian tham gia vào quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá.[15]
Người sản xuất là những người tạo ra hàng hoá Người tiêu dùng cuối cùng
là người mua nó cho mục đích sử dụng đơn thuần và không tạo ra bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào về hình thức và nội dung của sản phẩm Còn những trung gian nào được tính là thành phần của kênh phân phối?
Những người bán buôn, những người bán lẻ, các đại lý, người môi giới, người đại diện của bên bán hoặc bên mua… dù có thực sự sở hữu sản phẩm trong quá trình đưa hàng từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng hay không, vẫn giữ vai trò đáng chú ý trong việc chuyển giao sở hữu, tham gia tích cực vào việc thương thuyết, mua và bán sản phẩm Vì vậy, họ được xem là một bộ phận của kênh phân phối
Ngược lại, những doanh nghiệp vận tải, ngân hàng, công ty bảo hiểm… chỉ đơn thuần vận chuyển hàng hoá, chuyển giao tiền tệ thanh toán, bảo hiểm…, mà không tham gia hay gây ảnh hưởng gì đến quyết định mua hàng và chuyển giao sở hữu của hàng hoá thì không được tính là thành phần của kênh phân phối
Trang 10Sự xuất hiện của người trung gian trong kênh phân phối và nhu cầu xác định
trung gian đó có là một thành phần của kênh hay không, đều xuất phát từ vai trò
quan trọng không thể thiếu của các trung gian marketing
1.1.3 Vai trò của người trung gian Marketing
Ngày nay, rất nhiều người sản xuất không tự mình trực tiếp bán hàng cho
người tiêu dùng cuối cùng Họ có thể sử dụng những người bán buôn, những người
bán lẻ độc lập Họ cũng có thể xây dựng cho mình một lực lượng bán hàng riêng
Bởi vì lượng công việc của một kênh phân phối, như đã nói trên, là rất nhiều, sự
chuyển giao một phần công việc tiêu thụ sản phẩm cho những người trung gian
mang lại cho người sản xuất nhiều lợi ích
Trước hết, khi có người trung gian xuất hiện giữa nhiều người sản xuất và
nhiều người tiêu dùng, số vụ giao dịch sẽ giảm xuống và như vậy, việc mua bán sẽ
dễ dàng và thuận tiện hơn
Hình 1: Ưu điểm của trao đổi khi sử dụng trung gian
Cần 9 giao dịch khi không sử dụng
người trung gian
Cần 6 giao dịch khi sử dụng người trung gian
Nguồn: Philip Kotler – Quản trị Marketing
Mặt khác, người sản xuất sẽ tiết kiệm được một nguồn tài chính và lao động
đáng kể nếu không phải đảm trách toàn bộ quá trình tiêu thụ sản phẩm Hơn nữa, sự
phân chia công việc rõ ràng giúp người sản xuất kiểm soát tốt hơn các hoạt động
Người
sản
xuất
Người
sản
xuất
Người
sản
xuất
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người sản xuất
Người sản xuất
Người sản xuất
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người trung gian
Trang 11- 6 -
của mình: họ có thể dễ dàng xác định khi nào thì nên tập trung nỗ lực cho công việc
gì
Mỗi trung gian là một đầu mối liên kết những người sản xuất với những người tiêu dùng cuối cùng Thường thì số lượng và loại hàng hoá được sản xuất ra bởi một xí nghiệp không cân bằng với loại và lượng hàng hoá mà người tiêu dùng cần Người sản xuất chuyên môn hóa vào một số chủng loại sản phẩm nhất định và
mở rộng quy mô để giảm giá thành sản phẩm Trong khi đó, người tiêu dùng lại hướng đến sự đa dạng về chủng loại và thường chỉ chọn một hay một vài loại sản phẩm thích hợp nhất Do đó, người trung gian xuất hiện để phân phối hàng hoá cho nhiều người tiêu dùng cuối cùng từ những nhà sản xuất khác nhau Họ tập kết sản phẩm từ nhiều người sản xuất, phân chia số sản phẩm đó theo nhu cầu của khách hàng, sắp xếp chúng lại với nhau theo từng nhóm nhu cầu và cuối cùng, phân phối sản phẩm đến tay khách hàng
Người trung gian cũng tạo ra những lợi ích gia tăng cho sản phẩm về thời gian, nơi chốn, sở hữu Thật vậy, nhờ có họ mà lượng thiếp mừng năm mới được sản xuất trong thời gian dài, có khi là cả năm, được tập trung bán trong dịp Tết Nhờ người trung gian mà những đồ gỗ thường chỉ khai thác từ rừng núi được bán khắp các tỉnh thành đồng bằng
Xét theo góc độ hệ thống kinh tế, vai trò cơ bản của người trung gian marketing là biến những nguồn cung ứng rất khác nhau trong thực tế thành những chủng loại hàng hoá mà người ta muốn mua [1]
Người trung gian được phân thành hai nhóm chính là người bán lẻ và người bán buôn, với tầm quan trọng khác nhau trong kênh phân phối
1.1.3.1 Người bán lẻ
a Bản chất và tầm quan trọng của bán lẻ
Bán lẻ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân Người bán lẻ hay cửa hàng bán lẻ là mọi doanh nghiệp có khối lượng hàng bán ra chủ yếu dưới hình thức bán lẻ [1]
Trang 12Thị trường bán lẻ bao gồm những phương tiện bán hàng đa dạng, hệ thống cửa hàng phong phú Những người bán lẻ thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng, nắm được nhu cầu, thị hiếu và thói quen mua hàng của họ
Để mở một cửa hàng bán lẻ thường không cần qua một cuộc kiểm tra hay yêu cầu giấy phép nào Sự dễ dàng đó làm cho việc cạnh tranh trong thị trường bán
lẻ trở nên mãnh liệt, nhưng cũng đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng
Công việc bán lẻ có vai trò quan trọng với nền kinh tế nói chung bởi hầu hết thu nhập cá nhân được chi ở các điểm bán lẻ Đây cũng là nơi thu hút một lượng lớn lao động trong xã hội Nó làm tăng giá trị của sản phẩm và tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh Mặt khác, mức độ bán lẻ là một chỉ tiêu biểu hiện sức mua của khách hàng,
nó giúp đánh giá sức mạnh kinh tế của một vùng thị trường cụ thể
b Phân loại
* Dựa vào quy mô cửa hàng (về doanh số, lượng hàng tồn kho, vốn đầu tư hay thị phần…), có thể chia ra: - Người bán lẻ quy mô lớn
- Người bán lẻ quy mô nhỏ Những người bán lẻ với quy mô lớn thường có chuyên môn hoá cao, phân công lao động tốt Họ cũng có thể mua hàng hoá với số lượng lớn hơn vì thế mua được giá thấp Ngược lại, những người bán lẻ với quy mô nhỏ thường rất linh hoạt trong việc lựa chọn hàng hoá, quyết định dịch vụ đi kèm, thiết kế cửa hàng Họ cũng mất rất ít chi phí trả lương cho người lao động khác
* Dựa vào phương pháp hoạt động: cách phân loại này dựa trên mức độ dịch
vụ mà người bán lẻ cung cấp cho khách hàng của họ Có bốn mức độ như sau:
Bán lẻ tự phục vụ: thường áp dụng cho những loại hàng hoá thông dụng mà khách hàng muốn tự mình lựa chọn, so sánh tại chỗ để tiết kiệm tiền, vì người bán
lẻ không phải tốn chi phí cho việc hướng dẫn khách hàng
Bán lẻ tự chọn: khách hàng tự tìm kiếm và lựa chọn hàng hoá nhưng họ cũng
có thể yêu cầu người bán lẻ hỗ trợ trong những tình huống nhất định
Bán lẻ phục vụ hạn chế: Những hàng hoá ở đây thường có mức độ chọn lựa cao hơn và khách hàng cần nhiều thông tin tư vấn hơn Các cửa hàng này cũng đảm bảo các dịch vụ như bán hàng trả góp và nhận trả lại hàng mua