1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sáng kiến kinh nghệm sinh 9

21 327 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 201 KB

Nội dung

Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đạivào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu chohọc sinh” Định hướng này đã được pháp chế

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng tập thể thầy cô giáo trong nhà trường đã tạo điều kiện về thời gian, cung cấp tài liệu tham khảo, đóng góp một số kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như việc áp dụng lý thuyết vào thực tế giảng dạy của bộ môn sinh học 9 Nhằm giúp tôi hoàn thành đề tài này.

Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những mặt hạn chế

Rất mong nhận được sự góp ý của Ban Giám Hiệu cùng các bạn đồng nghiệp …

Xin trân trọng cảm ơn !

Trang 2

Mục lục

LỜI CẢM ƠN 1

A PHẦN MỞ ĐẦU 3

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 3

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : 4

III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : 4

1 Nghiên cứu cơ sở lý luận phương pháp dạy học tích cực : 4

VI.ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU : 4

1 Đối tượng nghiên cứu 4

2 Khách thể nghiên cứu 5

V PHẠM VI NGHIÊN CỨU : 5

VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 5

1 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục : 5

2 Phương pháp điều tra : 5

3 Phương pháp thống kê toán học 6

VII CƠ SỞ NGHIÊN CỨU : 6

VIII GIẢ THIẾT KHOA HỌC: 6

IX CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI: 6

B PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI : 7

1, Phương pháp luận : 7

2, Thực trạng dạy và học trước khi thực hiện đề tài : 9

3, Việc áp dụng đề tài vào thực tiễn : 10

4, Biện pháp phối hợp : 17

5,Biện pháp tuyên dương khen thưởng : 17

6,Kết quả đạt được : .17

7, Bài học kinh nghiệm : 18

.18

C PHẦN KẾT LUẬN CHUNG : 19

PHẦN PHỤ LỤC : 20

I Tài liệu tham khảo : 20

II Mẫu phiếu điều tra : 20

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Năm học 2006 – 2007 là năm học tiếp tục triển khai đại trà chương trìnhgiáo dục phổ thông mới theo tinh thần nghị quyết 40 - 41 của Quốc hội khoá Xcủa Đảng cũng đã nhấn mạnh về công tác giáo dục và đào tạo, khoa học côngnghệ như : “đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chươngtrình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức cơ chế quản lý đểtạo dược chuyển biến cơ bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, tiếp cận vớitrình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếutầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ Xây dựng nền giáo dục của dân, dodân, vì dân; bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiệnđể toàn xã hội học tập và học tập suốt đời …”; cũng là năm tiếp theo triển khaithực hiện kết luận của hội nghị Trung ương VI ( khoá IX ) về tiếp tục thực hiệnnghị quyết Trung ương II ( khoá VIII ) “ Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo,khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo củangươì học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đạivào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu chohọc sinh”

Định hướng này đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục, Điều 24,25\ :

“phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ độngsáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học ; bồidưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

Năm học 2006 – 2007 là năm học đầu tiên thực hiện cuộc vận động :

“ nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đó cũnglà một động lực, là chủ trương sát đúng trong đánh giá chất lượng học tập củahọc sinh và đó cũng là trách nhiệm của người giáo viên trong tình hình giáo dụcluôn đổi mới và phát triển

Hiện nay, trong thực tế giảng dạy vẫn tồn tại phương pháp truyền thụ kiếnthức có sẵn, giáo viên lên lớp chủ yếu là giảng giải , thuyết trình Học sinh chủyếu là nghe, ghi, trả lời một số câu hỏi của thầy và học thuộc lòng những điều

Trang 4

Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học trên cảnước Mỗi thầy, cô giáo chúng ta phải có nhiệm vụ xây dựng cho mình mộtphương pháp giảng dạy tích cực để khắc phục phương pháp giảng dạy thụ độngtruyền thụ kiến thức một chiều

Với những lý do trên tôi suy nghĩ và đã mạnh dạn đưa ra: “Một vài kinhnghiệm dạy học phần Di truyền và Biến dị trong Sinh học 9 theo phương phápdạy học tích cực”, đây là nội dung tôi đã nghiên cứu từ năm học 2005 – 2006đến nay

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :

Của cấp THCS Tuy nhiên đối với học sinh lớp 9 khi học đến phần Di truyền và Biến dị, đa phần học sinh như bị chững lại, vì đây là loại kiến thức vừamới, vừa trừu tượng rất khó đối với học sinh, bên Với kết cấu chương trình Sinh học từ lớp 6 đến lớp 9 là phù hợp với mục tiêu giáo dục cạnh đó giáo viên còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo … Như vậy, bằng phương pháp dạy học tích cực để phần nào giúp học sinh vượt qua khó khăn dần khắc phục và rút kinh nghiệm trong phương pháp dạy học để đạt được kết quả trong năm học này và những năm học tiếp theo

III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :

1 Nghiên cứu cơ sở lý luận phương pháp dạy học tích cực :

2.Nghiên cứu tình hình thực trạng của địa phương,giáo viên, học sinh, thực tế của nhà trường.

3, Nhiệm vụ vận dụng các biện vào đề tài: Nhằm giúp học sinh về :

Kĩ năng làm việc với sách giáo khoa

Kĩ năng quan sát, phân tích

Kĩ năng thực hành

Kĩ năng làm việc độc lập, tư duy, khả năng phán đoán,

Kĩ năng hoạt động nhóm …

Như vậy để giúp học sinh nắm được nội dung kiến thức bài học một cáchchủ động và chắc chắn hơn

VI ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU :

1 Đối tượng nghiên cứu

Đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm của đổi mới giáo dục hiện nay

Với “Một vài kinh nghiệm dạy học phần Di truyền và Biến dị trong Sinh học 9

Trang 5

2 Khách thể nghiên cứu

Bộ môn sinh học 9, trình độ học sinh của địa phương nơi nhà trường đứng chân.

V PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

Đề tài này được vận dụng vào chương trình Sinh học lớp 9 của cấp họcTrung học cơ sở

VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

Để thực hiện đề tài này tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu chínhnhư sau :

1 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục :

Qua dạy môn sinh học 6, đây là năm thứ 5 thực hiện thay sách giáo khoaáp dụng phương pháp dạy học mới , với bản thân tôi và đồng nghiệp đã áp dụngphương pháp dạy học tích cực , kết quả học tập của học sinh được nâng cao rõ rệt, như khi dạy mục : “ các loại rễ” ( sinh học 6 ), được tiến hành như sau :

Giáo viên yêu cầu học sinh đặt lên bàn các loại rễ đã chuẩn bị, để quansát,

Học sinh trao đổi thảo luận nhóm để sắp xếp các loại rễ theo đặc điểm củachúng

Các nhóm báo cáo kết quả, cho biết rễ phân thành mấy loại Sau đó cácnhóm bổ sung

Giáo viên kết luận chung, rồi minh hoạ qua tranh

Với phương pháp dạy học này, học sinh nắm kiến thức một cách chủ độnghơn, chắc chắn hơn

2 Phương pháp điều tra :

Năm học 2006 – 2007, ở học kì I tôi được phân công dạy môn sinh khốilớp 6 và khối lớp 9

Để tìm hiểu về sở thích học bộ môn ở học sinh, tôi đã cho các em trả lờicâu hỏi sau :

Em có suy nghĩ gì khi học bộ môn sinh học ?

a, thích ; b , không thích ; c, học được ; d, khó học

Qua kết quả điều tra cho thấy :

Truyền thụ kiến thức theo phương pháp thụ động: số học sinh không thíchhọc bộ môn sinh chiếm tỉ lệ khá cao

Trang 6

Truyền thụ kiến thức theo phương pháp tích cực: số học sinh yêu thích bộmôn sinh chiếm tỉ lệ cao hơn.

3 Phương pháp thống kê toán học.

Ngoài ra tôi còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ như phương pháp tròchuyện, bằng phương pháp này giúp tôi hiểu học sinh hơn về mọi phương diện,đây cũng là điểm để gắn chặt tình cảm thầy trò gần gũi nhau hơn để cùng nhaudạy và học tốt hơn

VII CƠ SỞ NGHIÊN CỨU :

Đề tài này được thực hiện ở các lớp của khối 9

VIII GIẢ THIẾT KHOA HỌC:

Nếu đề tài này được áp dụng trong khối lớp 9 của trường một cách đồng bộ, khoahọc, và có sự đầu tư nhiệt tình của giáo viên bộ môn sinh học thì tôi tin chắcrằng chất lượng học tập của bộ môn sẽ đạt được những kết quả như mong muốn

IX CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:

Đề tài này gồm 03 phần chính

A Phần mở đầu

B Phần nội dung

C Phần kết kuận chung

Trang 7

B PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI :

1, Phương pháp luận :

Phương pháp tích cực là một thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiều nước, để

chỉ những phương pháp giáo dục / dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của người học “ Tích cực” trong phương pháp tích cực được dùngvới nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứkhông dùng theo nghĩa trái với tiêu cực

Phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt độngnhận thức của người học nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngườihọc chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy Hìnhthành và phát triển tích cực là một điều kiện, đồng thời là kết quả của sự pháttriển nhân cách trong quá trình giáo dục

Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Rõ ràng là cách dạy chỉđạo cách học nhưng ngược lại thói quen học tập của trò có ảnh hưởng tới cáchdạy của thầy …

Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác của thầy và trò, có sự phốihợp hoạt động dạy với hoạt đôïng học thì mới thành công Thuật ngữ :

“ phương pháp tích cực”hàm chứa cả phương pháp dạy và phương pháphọc

Phương pháp dạy học tích cực được nêu ra những đặc trưng sau :

Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh Trongphương pháp tích cực, người học – đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là chủthể của hoạt động học – được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viêntổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứkhông phải tự động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt Được đặtvào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảoluận, thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó vừanắm được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức

kĩ năng đó, không rập theo khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềmnăng sáng tạo

Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ đơn giản truyền đạt kiến thứcmà còn hướng dẫn hành động

Trang 8

Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, phương pháp tích cựcxem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biệnpháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học

Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh – với sự bùng nổ thông tin,khoa học kĩ thuật công nghệ phát triển như vũ bão – thì không thể nhồi nhét vàođầu trẻ khối lượng kiến thức ngày càng nhiều Phải quan tâm dạy cho trẻ phươngpháp học ngay từ bậc tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được chútrọn

Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rèn luyệncho người học có được phương pháp, kĩ năng , thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạocho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người , kết quả học tậpsẽ được nhân lên gấp bội

Vì vậy ngày nay, người ta nhấn mạnh mọi hoạt động học trong quá trìnhdạy – học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủđộng, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học

ở nhà sau bài học trên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn trực tiếpcủa thầy

Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác Trong một lớphọc mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thìkhi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hoá về cường độ,tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thànhmột chuỗi công tác độc lập

Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò Trong dạy học việcđánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định hiện trạng học và điềuchỉnh hoạt động dạy của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạnghọc và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy

Trước đây thường quan niệm giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩnăng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học Liên quan đến điều này, giáo viêncần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau – tựđánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là một năng lực rất cần cho sựthành đạt trong cuộc sống mà nhà trường cần phải trang bị cho học sinh

Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những conngười năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội thì việc kiểm tra đánh giákhông thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã họcmà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết nhữngtình huống thực tế

Trang 9

Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không cònđóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành ngườithiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để họcsinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêukiến thức, kĩ năng,thái độ theo yêu cầu của chương trình

Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưnghiểu được khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rấtnhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vaitròlà người gợi mở, xúc tác, động viên , cố vấn , trọng tài trong các hoạt độngtìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh Giáo viên phải có trình độchuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướngdẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến củagiáo viên

2, Thực trạng dạy và học trước khi thực hiện đề tài :

Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn sinh học ở cấp THCS và qua những nămthực hiện thay sách đại trà từ lớp 6 đến lớp 9, tôi có những nhận xét như sau :

Đối với các lớp thay sách 6,7,8,9 đã phát huy tính tích cực của học sinh Tuy nhiên tính tích cực chưa thể hiện đồng bộ đối với học sinh trong lớp học Điều này do việc học và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh chưa chu đáo , học sinhkhi trả lời câu hỏi còn dựa vào tóm tắt sách giáo khoa để trả lời Hoạt động thảoluận nhóm chưa bảo đảm tính trật tự, nghiêm túc, các thành viên trong nhómchưa thật sự cùng nhau bàn bạc mà còn dựa dẫm vào những học sinh khá, giỏi ….Nhìn chung chưa phát huy được tính hoạt động tập thể

Riêng lớp 9 khi tiếp xúc chương trình thay sách giáo khoa , học sinh phải đối mặtvới một khối kiến thức hoàn toàn mới , riêng phần Di truyền và Biến dị kiếnthức rất trừu tượng , đây là điểm bế tắc nhất của các em trong học sinh học lớp 9 Vì vậy, để phát huy tính tích cực học tập của học sinh gặp nhiều khó khăn

Những tồn tại trên được lý giải như sau :

Về ý thức, hiện nay còn một số học sinh có động cơ, thái độ học tập chưatốt Địa bàn nơi trường đóng thuộc vùng nông thôn, mặt bằng dân trí chưa đồngđều, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đời sống của người dân còn nhiều khókhăn, việc chăm sóc và quan tâm đến học hành của con cái chưa thật đúng mức

Về đội ngũ giáo viên : bề mặt kinh nghiệm trong giảng dạy còn mỏng , đờisống kinh tế vẫn còn khó khăn,tài liệu tham khảo dành cho giáo viên bộ môncòn thiếu thốn, việc bồi dưỡng, tiếp thu chuyên đề còn hạn chế …

Trang 10

Ngoài ra việc đánh giá và thi cử thực hiện chưa thật đều tay và nghiêm túccũng ảnh hưởng đến thái độ và động cơ học tập của học sinh

Vậy việc áp dụng “Một vài kinh nghiệm dạy học phần Di truyền và Biến

dị trong sinh học 9 theo phương pháp dạy học tích cực” nhằm góp phần vào việcnâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường

3, Việc áp dụng đề tài vào thực tiễn :

- Để thực hiện biện pháp của mình , ngay đầu năm học tôi đã tiến hànhđiều tra tình hình học tập bộ môn sinh học của các em học sinh ở khối lớp 9 nhưsau :

Em hãy cho biết suy nghĩ của em khi học bộ môn sinh học ?

Đối với phần Di truyền và Biến dị của môn sinh học 9, đây là loại kiếnthức vừa mới vừa trừu tượng, rất khó đối với học sinh Để giúp học sinh nắmđược kiến thức phần này tôi đã chuẩn bị vận dụng phương pháp dạy học tích cựcvào giảng dạy như :

Xác định mục tiêu của bài học Lựa chọn phương pháp phù hợp cho từngbài học, thiết kế hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực học tập của họcsinh, chuẩn bị dụng cụ dạy học theo yêu cầu bài học, tổ chức hoạt độngnhóm,kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, … Đó là yếu tố bên ngoài

Ngày đăng: 13/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w