Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN: Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ĐỀ TÀI: Nạn đói Ất Dậu năm 1945 NHÓM 1.TRƯƠNG THỊ QUỲNH Mã SV: CQ523043 2.NGUYỄN HOÀNG QUYÊN Mã SV: CQ522982 Lớp : Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 37 Hà Nội, năm học 2012 MỤC LỤC ALỜI MỞ ĐẦU 2 BNỘI DUNG 3 IBỐI CẢNH LỊCH SỬ 3 IINGUYÊN NHÂN 4 1. Nguyên nhân trực tiếp Ứng xử của Pháp 4 2. Nguyên nhân gián tiếp Tác động của Nhật Bản và Hoa Kỳ 4 3. Nguyên nhân tự nhiên 5 III NẠN ĐÓI ẤT DẬU NĂM 1945 5 1.Diễn biến nạn đói 6 1.1 Tại Hà Nội 6 1.2 Ở khắp đồng bằng miền Bắc 8 2.Hậu quả 12 3. Chống giặc đói 13 IV KHÔNG THỂ QUÊN BIỂU TƯỢNG NẠN ĐÓI NĂM 1945 16 CKẾT LUẬN 17 ALỜI MỞ ĐẦU Chúng ta tự hào bởi lịch sử dân tộc hào hùng và kiêu hãnh. Nhưng chúng ta cũng không thể quên những đau thương, mất mát của dân tộc mình. Những người đang sống hạnh phúc hôm nay không hẳn ai cũng nhớ tới nỗi khổ nhục kinh hoàng nhất trong lịch sử dân tộc Việt với hơn 2 triệu đồng bào đã chết trong sự đày đọa đến tận cùng của cái đói. Năm đó, 1945, cũng là năm Ất Dậu, cách đây 67 vòng quay của vũ trụ. Tiết xuân thanh khiết, đắm ngọt trong gió lành và lộc biếc. Con đường phẳng rộng thênh thênh chạy từ phố xá phồn hoa đến làng mạc trù phú. Lúa chiêm xanh non trải từ bờ ruộng mải miết đến tận chân trời. Từ thành phố Thái Bình xe chạy chừng nửa tiếng đồng hồ thì đến xã Tây Lương, huyện Tiền Hải. Làng quê khang trang như phố; người xe vui như hội. Cảnh thái bình no ấm đầy căng trong tiếng trẻ nô cười. Nhưng 67 năm trước, nơi đây là một địa ngục thảm khốc... Nhà thơ Bảng Bá Lân đã viết bài thơ “ Đói “ vẽ lên một phần thảm cảnh nạn đói Ất Dậu 1945 : “Năm Ất Dậu, tháng ba, còn nhớ mãi Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương Những thây ma thất thểu đầy đường, Rồi ngã gục không đứng lên vì... đói Đói từ Bắc Giang đói về Hà Nội, Đói ở Thái Bình đói tới Gia Lâm. Khắp đường xa những xác đói rên nằm…” BNỘI DUNG IBỐI CẢNH LỊCH SỬ Tháng 91939, Chiến tranh tgế giới thứ hai bùng nổ. Ở châu Âu, tháng 61940 quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức. Ở Viễn Đông, quân phiệt Nhật cũng đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc và cho quân tiến sát biên giới Việt –Trung. Thực dân Pháp ở Đông Dương đứng trước hai nguy cơ : một là ngọn lửa cách mạng giải phóng của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng cháy ; hai là phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng chúng. Sau khi đầu hàng Nhật ở Lạng Sơn (91940) , rồi mở cửa cho chúng vào Đông Dương, thực dân Pháp đã suy yếu rõ rệt. Nhật tiếp tục lấn bước để biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng. Ngày 2371941, tại Hà Nội, Chính phủ Pháp công bố kí kết một hiệp ước giữa Pháp và Nhật – Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương. Mặc dù bị Nhật ức hiếp, tước đoạt mọi bề, thực dân Pháp vẫn có nhiều thủ đoạn gian xảo để thu được lợi nhuận cao nhất. Trước hết, chúng thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”, thực chất là lợi dụng thời chiến để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ để vơ vét bóc lột nhân dân ta được nhiều hơn. Thủ đoạn thứ hai là tăng các loại thuế. Riêng các khoản thuế rượu, muooí và thuốc phiện từ năm 1939 đến năm 1945 đã tăng lên gấp ba lần. Thủ đoạn tàn ác của Nhật là thu mua lương thực, chủ yếu là lúa gạo, theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt, một phần để cung cấp cho quân đội Nhật, một phần để tích trữ, chuẩn bị chiến tranh. Chính thủ đoạn tàn ác này đã gây ra nạn khan hiếm lương thực nghiêm trọng làm cho khoảng 2 triệu đồng bào ta, chủ yếu là nông dân ở miền Bác chết đói vào cuối năm 1944 đầu năm 1945. Dưới hai tầng áp bức, bóc lột nặng nề của Pháp Nhật, các tầng lớp nhân dân ta bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng. IINGUYÊN NHÂN 1. Nguyên nhân trực tiếp Ứng xử của Pháp Sau vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1930, Pháp quay lại với chính sách bảo hộ mậu dịch và độc quyền khai thác Đông Dương theo đường lối thực dân. Toàn thể dân Đông Dương phải ra sức nâng cao giá trị kinh tế của khu vực, nhưng chỉ có người Pháp, một thiểu số rất ít người Việt và người Hoa gần gũi với Pháp hay một số dân chúng thành thị được hưởng lợi. Hậu quả là trước Đại chiến thế giới lần thứ hai, Việt Nam vẫn chỉ là một xứ lạc hậu và nghèo đói so với nhiều quốc gia châu Á khác. Khi Đại chiến thế giới bùng nổ, Pháp bị yếu thế. Tại Đông Á, Nhật Bản bắt đầu bành trướng và nhìn vào Đông Dương như đầu cầu tiến qua Nam Á và khống chế Trung Quốc. Giữa năm 1940, Pháp bị Đức chiếm và Nhật Bản gây sức ép với Pháp rồi năm sau tiến vào Đông Dương. Việt Nam bị cuốn vào nền kinh tế thời chiến, với việc Pháp và Nhật tranh giành quyền kiểm soát kinh tế. Người ta nói đến lý do là Nhật Bản bắt dân Việt Nam trồng đay thay trồng lúa gạo để phục vụ chiến tranh, nhưng thực ra Pháp đã tiến hành việc ấy từ trước, cụ thể là thu hẹp diện tích canh tác các hoa màu phụ như ngô, khoai, sắn, để trồng bông, đay, gai hay cây kỹ nghệ. Sản lượng lúa gạo và hoa mầu quy ra thóc tại miền Bắc giảm xuống rất mạnh do diện tích canh tác bị thu hẹp. 2. Nguyên nhân gián tiếp Tác động của Nhật Bản và Hoa Kỳ Trong Đệ nhị Thế chiến Việt Nam bị Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng nên bị quân Đồng Minh chủ yếu là Hoa Kỳ thường xuyên oanh tạc các tuyến đường vận tải để tấn công quân Nhật Bản. Kết quả là hệ thống giao thông ở Đông Dương bị hư hại nặng. Tính vào thời điểm năm 1945 thì đường sắt Xuyên Đông Dương không còn sử dụng được nữa và đường thiên lý bắc nam cũng bị phá hoại. Đường biển thì quân Đồng minh đã gài thủy lôi ở cửa biển Hải Phòng khiến hải cảng chính ở Bắc Kỳ cũng không thông thương được. Vì chiến cuộc lượng gạo chở bằng thuyền từ trong Nam ra Bắc bắt đâu giảm từ 126.670 tấn (1942) xuống còn 29.700 tấn (1943), và đến năm 1944 chỉ còn 6.830 tấn. Tàu bè chở gạo ra bắc chỉ ra được đến Đà Nẵng. Khi không quân Đồng minh mở rộng tầm oanh kích thì tàu chở gạo phải cập bến ở Quy Nhơn rồi cuối cùng chỉ ra được đến Nha Trang. Năm 1945 Chính phủ Trần Trọng Kim phải huy động những phương tiện thô sơ chuyển vận gạo từ Nam ra Bắc bằng xe bò hay thuyền nhỏ. Cùng lúc đó thì lượng gạo tồn kho ở Sài Gòn lên cao vì không xuất cảng sang Nhật được khiến chủ kho phải bán rẻ dưới giá mua. Hơn 55.000 tấn gạo phải bán tháo cho các xưởng nấu rượu vì nguy cơ gạo ứ đọng sẽ mốc trong khi nạn đói hoành hành ở ngoài Bắc. Đối với Pháp và Nhật Bản thì cả hai đều chú tâm vào những mục tiêu khác cho nhu cầu chiến tranh của họ. Chính Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux từ trước năm 1945 đã ra lệnh trưng thu thóc gạo để chở sang Nhật theo thỏa thuận với Đế quốc Nhật Bản. Giá gạo thị trường lúc bấy giờ là 200 đồng bạc Đông Dương một tấn nhưng nông dân chỉ được trả 25 đồng. Bản thân lực lượng quânn quản Nhật cũng thi hành chính sách Nhổ lúa trồng đay, do cây đay là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất quân trang, quân phục. Tình hình càng khó khăn thêm khi Nhật đảo chánh Pháp vào tháng 3 năm 1945 nên bộ máy chính quyền của Pháp nhanh chóng tan rã. Việc tiếp vận và phân phối sau đó càng bị tê liệt. Nạn thiếu ăn biến thành nạn đói, đã manh nha từ đầu năm 1944 nay càng thêm trầm trọng. Đế quốc Việt Nam do Trần Trọng Kim làm thủ tướng ra chấp chính từ tháng 4 năm 1945 đã cố gắng huy động việc cứu đói cho dân ngoài Bắc nhưng những yếu tố chính trị, phương tiện và nhân sự phần nhiều vẫn nằm trong tay người Nhật nên triều đình Huế không làm thuyên giảm được hậu quả ghê gớm của nạn đói. 3. Nguyên nhân tự nhiên Ngoài bối cảnh chiến tranh, chính trị và kinh tế, tình hình thời tiết ngoài Bắc cũng đã góp phần trong những động lực tạo ra nạn đói. Mùa màng miền Bắc bị hạn hán và côn trùng phá hoại, khiến sản lượng vụ đôngxuân từ năm 1944 giảm sụt khoảng 20% so với thu hoạch năm trước. Sau đó là lũ lụt xảy ra làm hư hại vụ mùa nên nạn đói bắt đầu lan dần. Mùa đông năm 194445 ác nghiệt thay cũng lại là một mùa đông giá rét khiến các hoa màu phụ cũng mất, tạo ra những yếu tố tai ác chồng chất giữa bối cảnh chiến tranh thế giới. III NẠN ĐÓI ẤT DẬU NĂM 1945 Có lẽ trong lịch sử, chưa bao giờ dân Việt lại chịu một tai nạn xã hội nhân văn lớn lao như thế này về số người tử nạn và qui mô của vùng bị tai nạn. Có nhiều vụ lụt lội hay hạn hán kiểu “Sơn tinh, Thủy tinh” từng xảy ra trong suốt dòng lập quốc của dân Việt nhất là xưa kia của nòi Việt ở đồng bằng Sông Hồng và sau này từ khi người Việt mở mang bờ cõi về phương Nam, xuống đồng bằng sông Cửu Long. Nói trận đói năm Ất Dậu là một sự kiện nhân nạn, chết người tập thể vô tiền khoáng hậu cũng không ngoa, vì có lẽ chỉ thua về những thiệt hại nhân mạng và tài sản của chiến tranh giữa hai phe QuốcCộng từ năm 19451975, trải dài 30 năm. Nhưng về số người bị nạn tập trung trong một thời gian kỷ lục, thì sự kiện Nạn Đói năm Ất Dậu vẫn là độc nhất vô nhị cho đến nay. Bằng chứng sống động là những tầng văn hóa khảo cổ ở địa bàn thủ đô Hà NộiThăng Long người ta vừa phát quật mới đây, nhân cơ hội thám sát nền đất để xây tòa nhà quốc hội và các cơ quan công quyền, nơi đó chất chứa cả nhiều thế kỷ thành Thăng Long và có thể cả các khu ngoại vi bị chôn vùi dưới nhiều đợt lũ lụt do nước sông Hồng tạo ra diễn tiến và qui mô nạn đói. Trong bối cảnh Thế chiến II, nạn đói xảy đến với Bắc Kỳ vào đúng lúc cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra quyết liệt, nhất là khi quân đội Nhật chiếm đóng Đông dương từ năm 1941 với những toán quân tiền tiêu từ Trung Quốc xung đột với quân Việt Pháp ở đồn Tà Lùng, từ năm 1940, cửa ngõ vào Lạng Sơn. Mà nếu chiếm đóng Lạng Sơn, con đường vào sâu trong đồng bằng miền Bắc Việt Nam kể như bỏ ngỏ, vì từ Lạng Sơn, người ta chỉ cần di chuyển 120 km là đến Hà Nội, trung tâm vùng Đồng Bằng Bắc Việt. Chính trong các diễn biến chiến tranh tích lũy từ những năm đầu thập niên 1940 đã đưa đến nạn đói khủng khiếp giết chết ít nhất hai triệu người vào năm 1945, từ phía Bắc miền Trung ra tới Đồng Bằng Bắc Kỳ. 1.Diễn biến nạn đói 1.1 Tại Hà Nội Tại Hà Nội, nhiều xác người đói đi ăn xin, nằm chết ngổn ngang trên các đường phố, sáng sáng người ta phải đem xe bò đi đế chở những xác chết đó rồi đem chôn vội vàng. Có nhiều người đi xin, đói lả giữa phố, đêm đến, nằm dựa trên cửa lối ra vào hay bờ tường các căn phố. Báo hại người trong nhà: nhiều người sáng ra vừa mở cửa, thì xác chết đổ kềnh sang bên hay vào phía bên trong, khiến nhiều người trong nhà kinh khiếp, mất cả hồn vía Tại Tràng Tập Hà Nội có khoảng 120 chú chủng sinh, các chú được nhà trường cho ăn mỗi ngày chỉ có một bữa tạm no với một chén cơm đầy, còn hai bữa kia, ăn cháo với cám xay. Có chú tuy thấy đói, nhưng không chịu ăn cám, vì khó nuốt, đã đổ đi hết. Thực ra Ban giám đốc Tràng Tập cho các chú ăn cháo với cám, vì muốn cho có đủ chất bổ do cám mang lại. Hàng ngàn câu chuyện đã được kể qua lời kể của chính những con người may mắn thoát khỏi nạn đói thảm khốc 1945 : Nơi đóng cửa trần gian Dưới chân cầu vượt là một ống cống lớn bắc qua sông Sét, chảy cắt ngang đường. Sau ống cống đó là một ngã ba có con phố rẽ tay phải dẫn đến những khu nhà đang hối hả xây dựng. Đó là những khu dân cư, các công ty và kho hàng. Ít ai biết 67 năm trước đây là điểm tụ tập đông nhất những sinh linh trước giờ chết đói: trại tế bần. Ông Đặng Văn Cự, người dân gốc ở làng Tám (Giáp Bát), nay 87 tuổi, kể lại: thời đó làng Tám là ngoại ô, thuộc tổng Thịnh Liệt, Thanh Trì. Khu bến xe, ga tàu, bệnh viện Bạch Mai bây giờ là cánh đồng mênh mông với con sông Sét chảy vắt ngang. Từ Hà Nội đi qua cống Phố Hàn (nay là cống sông Sét nằm trên đường Giải Phóng) khoảng 20m có khu gia binh rộng 25 mẫu. Theo Báo Bình Minh ra ngày 1241945, những người VN hảo tâm khi thành lập đoàn khất thực để cứu trợ đồng bào đã chọn khu gia binh làm trại tế bần. Bắt đầu từ ngày 94, có 2.000 người ăn xin đã được đưa xuống đó, được phát cháo và nghỉ ngơi. Sau đó, những người ốm đau, hấp hối cũng được đưa về trại bằng xe bò. Khi người đói chưa nhiều, trại còn có ngày hai bữa phát chẩn. Nhưng chỉ sau vài tuần số người tự tìm đến đã đông hàng vạn. Lương thực dù có nhiều đến mấy cũng không đủ cho mỗi người một bát cháongày. Ông Nguyễn Văn Điền ở Giáp Bát kể: mọi ngả đường chết đói của thành phố đều dồn về đây, từng đoàn từng đoàn những hình nhân tưởng như bất tận. Họ ngồi chật kín trại, kín cổng trại, kín cả đường vào trại và vật vờ, xiêu vẹo trên cống Phố Hàn, gặp ai cũng chìa tay xin ăn. Từ đây trại Giáp Bát trở thành nơi chứa người chết đói. Báo Tin Mới số ra ngày 2941945 viết: “Tấm bảng treo trước cổng trại ghi: ngày 264: buổi sáng số người còn lại 3.020 – số người chết 16. Buổi chiều, số người mới vào 2.000, số người chết 18”. Ông Điền kể: đó là số người trong trại, còn những người chờ chực bên ngoài thì nhiều vô kể và họ chết bất cứ lúc nào. Ông nhớ mãi hình ảnh một cụ già tuy đã đói khổ nhiều ngày nhưng nhìn rất quắc thước, đạo mạo. Cụ ngồi trên cống Phố Hàn giống mọi người. Nhưng điều rất đặc biệt là cụ không xin ai một câu nào. Ai cho thì nhận. Ánh mắt cụ rất buồn, long lanh chứ không vàng nhợt vô hồn. Cụ ngồi đó mấy ngày rồi không ai thấy nữa. Người trong và ngoài trại chết ngày một nhiều. Khẩu phần lương thực phân phát cho người đói thành muối bỏ biển và tạo nên những cuộc tranh giành thảm khốc. Nhưng rồi hàng vạn sinh linh ấy cũng “gặp nhau” trong những cuộc mai táng đau thương… Những hố chôn tập thể Suốt 60 năm sau, bà Chén (Tây Lương, Tiền Hải, Thái Bình) vẫn sống trên mảnh đất quê nhà Tây Lương. Bao dâu bể đổi dời, tâm khảm không ngừng muốn xóa nhòa quá khứ đau thương, khiến nhiều câu chuyện, nhiều dấu tích của nạn đói đã không còn lưu giữ trong bà. Nhưng bà vẫn biết rằng dưới ba thước đất, trong lòng đất quê hương, những ánh mắt trẻ, những tiếng khóc già cùng sự quằn quại của những linh hồn đói khát vẫn còn đó. Còn đó trong những nấm mồ chôn vùi hàng chục, hàng trăm sinh mạng không hương khói, không mộ chí, không gỗ ván – ở quê hương bà đó là gò Ông Cảm, gò Lâu nằm giữa cánh đồng thôn Hiên bát ngát cánh cò… Bà nhớ khi người chết đói quá nhiều, trai đinh, lính tuần khuân xác người trong những manh chiếu, mảnh vó buộc túm hai đầu, quăng xuống những cái hố to như cái ao rồi lấp. Hôm nay lấp hố này, mai lại lấp hố khác. Khi không còn chiếu, còn vó, còn bao bố và không còn cả sức người thì họ lấy dây thừng, dây thép buộc vào cổ, vào tay, chân những thây người khô khẳng đó, cho trâu, bò kéo lê theo đường ruộng hoặc trên bùn ướt rồi quăng xuống hố. Trong tài liệu của Viện Sử học, rất nhiều địa phương như Hải Phòng, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định… đã đặt tên cho những hố chôn tập thể như thế thành cồn Ma, mả Quán, mả Đói, gò Ma… Tuy nhiên nhắc đến hố chôn tập thể thì khủng khiếp nhất vẫn là ở Hà Nội. Ông Nguyễn Ngọc Liên (khu tập thể Kim Liên) kể: ngày ngày sếp đội mặc quần soóc, chạy ra phố huýt một tiếng, đám đông khất thực liền chạy ùa lại. Sếp chỉ tay vào chiếc xe kéo thùng gỗ hai bánh, nói vài câu rồi chia hai người một xe kéo rong ruổi suốt từ phố Hàm Long đến chợ Mơ, rồi dọc tuyến Hàng Đẫy, Tràng Tiền… về gần cầu Giấy đi nhặt xác người. Mới đầu người ta còn bọc chiếu, sau thì chỉ túm đầu, túm chân quẳng lên thùng xe. Trẻ con, người già, đàn bà, đàn ông, đầu, tay chân… lủng lẳng hoặc kéo lê trên đất. Ngày nào cũng vài chục xe như vậy rong ruổi. Mấy người kéo xe kể: nhiều hôm họ quăng xác chết lên xe, trong xe có tiếng thều thào… Có anh xe dừng lại bới đống xác thì không thấy ai kêu nữa. Có anh xe thì nói vọng vào: “Thôi đằng nào cũng ra nghĩa địa thì đi đi kẻo mai không ai chôn”. Mọi chuyến xe đều đổ về hai nghĩa trang Hợp Thiện và Phúc Thiện nằm ở cánh đồng ngoại ô hai đầu nam – bắc thành phố. Nay Hợp Thiện thuộc quận Hai Bà Trưng, bám bên sông Kim Ngưu. Phúc Thiện nằm trong công viên Thủ Lệ. Tại nghĩa trang người ta đào những cái hố sâu 34m, dài rộng hàng chục mét, quẳng xác chết xuống đó rồi rắc vôi bột lên trên và lấp. Từ khi xuất hiện trại tế bần Giáp Bát với lượng người chết 3050 người mỗi ngày thì cánh đồng xung quanh cũng trở thành những hố chôn người. Ông Điền kể rằng sau nạn đói, cánh đồng Giáp Bát lúa năm ấy không trồng nhưng từ những gốc rạ vẫn trổ đòng xanh ngăn ngắt. Người ta tranh nhau đi gặt. Gặt xong cày bừa, tung lên bao nhiêu đầu lâu, chân tay. Còn ở cánh đồng thôn Hiên, những đêm đông rét buốt hoặc những buổi trăng rằm sương lạnh trước vụ mùa, bà Chén vẫn như nghe thấy ngoài gò Ông Cảm xôn xao tiếng người như họp chợ. Phiên chợ của những hồn ma đói khát… 1.2 Ở khắp đồng bằng miền Bắc Ở khắp đồng bằng miền Bắc những người thiếu ăn tại chỗ đi nhan nhản kiếm ăn xin vì thiếu đồng ruộng canh tác, thiếu lúa gạo, rồi dần dần chết lả vì đói ở các cánh đồng và đường làng khắp nơi trong các tỉnh phường xã làng xóm ở nông thôn và thành phố. Có nơi, người đói còn vào cướp phá kho chứa lúa gạo của người giàu trong làng. Ngoài người cư ngụ sinh sống từ trước tại vùng đồng bằng miền Bắc, còn có nhiều người từ miền Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đi ra ăn xin. Vì nạn đói xảy ra trong lúc chiến tranh nên hầu như các số liệu chính thức không được ai thống kê đầy đủ và chính xác. Ở khắp nơi, mỗi phe trong cuộc chiến cố lập ra những ban cứu đói, như tại làng Hoàng Nguyên Phú Xuyên Hà Đông, Thầy Mai Xuân Hậu với nhiều người tham gia vào ban cứu đói địa phương, thầy Nguyễn Khắc Xuyên ở giáo xứ Bút Đông, Duy Tiên, Hà Nam, thầy Nguyễn Khắc Dương ở Hội Đồng Hương Chánh làng Côi Mỹ, Hà Tĩnh. Giáo sư Đỗ Hữu Nghiêm, một người đã sống trong những ngày đói năm Ất Dậu đã kể lại : “Ở miền quê tôi, làng Hòa Khê, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, khu vực giáp ranh với huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Đông, cách Hà Nội 45 cây số, chỉ mới lên bảy tuổi, tôi còn nhớ cảnh thương tâm những người đói, thiếu ăn, thiếu ruộng cày, phải đi lang thang xin ăn. Khi không thể xin đủ ăn được, người đói lả nằm ngã lăn lóc bừa bãi khắp nơi ở giũa hay bên đường, trên đồng ruộng, trước cửa nhà, đủ kiểu mòn mỏi, rồi chết tất tưởi trong tình cảnh tứ cố vô thân, rách rưới. Số người chết đông đảo đến nỗi chôn không xuể, khiến nhiều chỗ bị nhiễm trùng và có nơi đã có dịch. Ở đầu làng tôi, bên kia sông, con sông đào làng Hòa Khê nối sang bên đồng ruộng là các thôn Tè Mũ, Mai Trang, Thần Nữ là một cây cầu tre. Người làng tôi thấy có quá nhiều người chết la liệt ở cả hai bên sông, nên những người còn khỏe mạnh rủ nhau đi sang bên kia sông thu lượm những xác chết lại, đào vội một hố lớn không sâu lắm ở bên kia cầu thuộc đất của làng bên sông và người ta đem chôn vùi như ma đuổi tất cả số người đói đó trong chiếc hố tập thể. Trong số người chết, có cả những người còn ngắc ngoải, chưa chết hẳn, có người còn rên lên: “Đừng chôn sống chúng tôi, để chúng tôi hết hẳn đã”. Bất chấp những lời than vãn đó, người còn khỏe mạnh cứ lấp đất vội vàng trên những thân thể còn chút hơi sống đó và tiếng kêu chỉ tắt hẳn cho đến khi những tảng đất định mệnh bên bờ sông được lăn đầy. Hình ảnh đó ám ảnh đám trẻ chúng tôi nhiều tháng trời và mùi hôi trong nấm mồ tập thể đi theo chúng tôi khắp nơi, đến tận giấc mơ hãi hùng trên giường ngủ, trong những câu truyện rùng rợn hù dọa nhau trên cửa miệng mọi người hằng ngày. Hú vía, vì có những người giàu tưởng tượng đe dọa nhau, kế chuyện nghe thấy những khóc nỉ non rưng rức của oan hồn những người bị chôn sống mỗi lần đi qua cây cầu tre vắt ngang con sông đào cô quạnh, vắng bóng trẻ thơ mỗi chiều hôm, vì đứa nào cũng khiếp sợ hồn ma đói Đầu cầu tre bên làng, có một thanh niên gần chết nằm im lìm đầu xóm giữa ngay ngã ba đường vì không còn hơi sức cử động. Thấy thế đám trẻ tinh nghịch trong làng chạy đến xúm xít bu quanh xem người nằm đói có lẽ đang hấp hối. Một thanh niên còn trẻ nhưng trông như một cụ lão già, quần áo tả tươi, rách nát, nhăn nheo, chỉ còn da bọc xương, để lộ cả mông và bộ phận sinh dục. Bỗng nhiên một đứa tinh quái, nghịch độc, bẻ một cành tre, rồi chọc vào hậu môn người sắp chết. Thân thể đáng thương kia chỉ giật giật nhè nhẹ, chắc có vẻ đau đớn mà không phản ứng gì được. Một chú bé tò mò đứng xem gần đó, mủi lòng, bịt mặt, với đôi mắt đỏ hoe sợ hãi vội quay đi, chạy trốn một mạch về nhà. Có quá nhiều người đói đến nhà tôi xin ăn. Tôi nhớ ở nhà tôi, mỗi ngày trong một thời gian ngắn, cha tôi cho người giúp việc trong nhà, lấy gạo ra nấu cháo và hễ cứ người nào đến xin ăn, thì múc chia sẻ một chén cháo cho đỡ đói lòng. Nhưng số người xin ăn đông quá không đủ để phân phát. Đến tối khuya vẫn còn người đến đập cửa xin ăn. Khi nghe tin có nơi những người xin ăn còn khỏe mạnh hơn đã vào ăn cướp phá kho lẫm của những nhà giầu, từ đó trở đi nhà chúng tôi phải cài chặt cổng ra vào thường lệ phía ngoài”. Đấy là một số trường hợp điển hình. Các nơi khác ở thôn quê đều diễn ra nhiều cảnh thương tâm tương tự như vậy. Tại Thái Bình, nhân chứng đặc biệt ghi lại : “Tháng Ba năm ấy, nay quen gọi là tháng Ba đói của năm Ất Dậu, 1945, tôi đang sống tại đất Bắc. Phải nói là cảnh đói bấy giờ khủng khiếp không thể tưởng. Đúng là một một chặng đường lịch sử ảm đạm, âm u, sầu thảm. Nhiều người đói quá, đã chết vì đói. Nhiều người đói quá, nên đành bỏ nhà, bỏ quê. Chiều hôm ấy, tôi đi bộ từ Thái Bình về Thượng Phúc. Đường vắng. Thỉnh thoảng tôi gặp những thân người tiều tuỵ ốm o, lê bước, ngẩn ngơ, mệt mỏi. Họ đi kiếm ăn. Đi một mình, hoặc đi chung gia đình. Họ tìm bới hy vọng ở những đám cỏ, ở những đống rác bụi cây. Đến gần một bờ sông, tôi thấy ba người gầy guộc nằm bất động. Một phụ nữ trẻ đã chết, tay vẫn ôm đứa con nhỏ. Đứa con nhỏ cũng đã chết, miệng còn ngậm vú người mẹ đã chết. Một người đàn ông trẻ nằm sát bên kia đứa nhỏ đã chết, tay như đang cố với tìm chiếc chiếu rách cạnh bên, để đắp cho vợ con. Anh ngấp ngoái chết. Tôi nghẹn ngào ngồi lại. Anh nhìn tôi. Vài phút sau, anh tắt thở. Tôi không có gì để giải quyết cảnh tang thương đó. Tôi tiếp tục tiếp nối cuộc sống họ để lại. Với tình cảm xót thương dạt dào, tôi cảm nhận nỗi khổ đau và tuyệt vọng họ trối lại cho tôi. Tôi tự an ủi mình là những người này đã được an táng trong trái tim tôi. Họ như những người thân đồng hành với tôi. Thỉnh thoảng họ có những nhắn nhủ nhẹ nhàng, thân thương, để giúp tôi biết sống. Sống sao cho xứng là người. Một trong những điều kiện để được thế, là hãy biết thương cảm, xót thương.” Tại Ninh Cường, cách Trung Linh, Bùi Chu khoảng hai mươi cây số đường bộ, nằm ỡ giữa vùng Đồng Bẳng Bắc Việt, có lẽ là khu vực chịu ảnh hưởng năng nề nhất của châu thổ sông Hồng, theo lời chứng của một linh mục2, thì ở nhà chung Ninh Cường lúc đó (năm 1945) mọi người chỉ được ăn một bữa; trên nhiều đường trong bờ ruộng làng, nhà chung cùng với dân làng, cho làm nhiều lều tranh tạm trú cho những người từ các làng quê kéo ra xin ăn, vì không còn thóc hay khoai sắn để ăn. Quân đội Nhật ra lệnh, dưới áp lực súng ống lưỡi lê, cho tất cả các nông gia phải đóng thuế bằng hiện vật, tức là phải gánh hết thóc trong nhà đổ vào các kho chứa của nhà nước lúc đó mà người Nhật đã chiếm đóng và quản lý. Có cả trăm người lết đến khu vực Nhà Chung Ninh Cường tạm trú trong các lều tranh bên vệ đường có dựng lều. Thấy thế, Nhà chung cho nhà bếp nấu cháo, phân phát cho những người đói ăn. Có người ăn được bát cháo hôm trước, thì hôm sau lăn đùng ra chết; người ta chết xếp chồng lên nhau cả hàng chục hằng trăm không đếm cho xiết. Lúc đó cũng từ trong Nhà chung có nhiều cha ra ngoài đi làm các phép sau cùng cho người đau ốm, như cha Học đi xức dầu cho kẻ liệt, người đói trước khi chết, do chính chú Thái đi giúp cha cầm bình dầu hay nước phép, và đo đó, chính chú Thái đã chứng kiến tất cả những hình ảnh khủng khiếp ấy và kể lại với hồi ức thật sống động ở tuổi gần 80. Người trong làng, ai còn khỏe mạnh thì thường rủ nhau ra cánh đồng đào những hố lớn trên rồi ném chôn vùi xác chết xuống vội lấp đất sơ sài, vì số người chết quá đông chôn không kịp. Mùi hôi thối xác chết bốc lên nồng nặc mấy tháng trời. Nhưng một kích bản thảm thương, nghịch lý, nhưng lại rất khoa học xảy đến trước sự chứng kiến của những người còn may mắn sống sót, nhất là các nông dân: các vụ trồng cấy gặt hái lúa năm sau lại tươi tốt và thu hoạch nhiều vô kể hơn bao giờ hết, chắc là nhở nhiều xác người chết đã thối rữa trở thành phân bón hảo hạng cho đồng ruộng nhập nước Nếu người Nhật còn thống trị ở châu Á Thái Bình Dương, sau ngày 1581945, thì chính họ phải trở thành những kẻ khai thác xác người tinh vi tàn bạo chẳng khác nào quân phát xít Đức khai thác các mạng người trong thế chiến thứ II ở trong các trại giam và lò thiêu người bên châu Âu Tại vùng này có một tướng cướp khét tiếng tên là Mạnh, đi cướp phá các làng chung quanh. Anh ta hoành hành nhiều làng mạc, đốt phá nhà cửa, giết người, lấy nhiều của cải thóc lúa của dân lành, mà mãi không ai trừ diệt được. Một hôm, người ta đuổi bắt tên cướp, và nhờ mưu của một linh mục quàn trị trong vùng, phải dùng đến cách giăng và chụp lưới mới bắt được tên cướp đang tìm cách trốn thoát này, giải giao cho chính quyền địa phương nghiêm trị làm gương, trừ hậu họa cho dân làng. Cũng về cái nạn trộm cướp, tìm cách hôi của năm Ất Dậu này, Cụ Nguyễn Hữu Huỳnh trong buổi sáng nói chuyện về ký ức Nạn đói 1945 tại Việt Nam, chung quanh chén trà sớm với một số bô lão, ngày 412005 tại Nhà thờ Thánh Tâm, Dayton, Ohio, cụ năm nay đã 78 tuổi, kể lại một điều mắt thấy tai nghe về một chi tiết thưong tâm mà nực cười : “Tại một gia đình “có của ăn của để” ở một làng quê vùng Kẻ Sông, tỉnh Hà Nam, Bắc Kỳ, người dân làng không bị đói ăn, nhưng hầu hết những người đói ăn từ phía Nam, tức là vùng Vinh, Bùi Chu, Phát Diệm, … theo ký ức của cụ hiện nay, đi ăn xin và cứ thế tiến dần ra phía Bắc, hy vọng kiếm được của ăn, rồi chết đói ở đó. Họ đào bới ăn tất cả những thứ củ quả nào còn có thể ăn cho đầy bụng, củ chuối, bắp chuối, củ khoai, củ ráy, …. Có người ăn nhiều quá lại bị “bội thực”4 lăn quay ra chết “no” Khi không còn gì nữa thì nhưng người còn chút sức tàn đi theo những tay anh chị đi cướp hay lấy trộm trong cót thóc của những người còn chút của cải. Một cảnh đau lòng là nhiều người có của phải canh ngày đêm để nền nhà kho khỏi bị đào ngạch cướp thóc đựng trong lẫm. Người ta có những “sáng kiến rất dân quê và độc đáo” là dùng đến những chiếc “bừa ruộng” để chộp những tay mạo hiểm đào bên dưới cót thóc để kiếm ăn như người ta săn chuột. Nhưng thay vì những thứ cạm bẫy chuyên môn để bắt chuột, họ dùng “bừa ruộng”để chặn cổ những tay nào bạo gan đào lỗ dưới đất, chui vào chung quanh cót quây tròn, dựng cao, để lấy trộm được ít thóc. Đây cũng là những tay săn trộm ngộ nghĩnh: họ chặn cổ xong kẻ ăn trộm, cảnh cáo, rồi chỉ răn đe, cho đi khuất mắt ngay, mà không có bất kỳ hảnh vi bất nhân nào Một chi tiết khá lý thú của người nông dân miền quê, bảo quản thức ăn là không dự trữ gạo, nhưng là thóc, tức là những hạt gao còn nguyên trong vỏ trấu bao bên ngoài. Trấu chính là một màng cứng bảo vệ hạt gạo an toàn, không bị thối, mọt hay kiến và chốn một cách hiệu quả nhiều loại sâu bọ tấn công và trữ được rất lâu” . 2.Hậu quả Không có số liệu chính xác về số người đã chết đói, nhưng một số nguồn khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị chết đói tại miền bắc Việt Nam trong thời điểm này. Tháng 5 năm 1945, bảy tháng sau khi trận đói bùng nổ tại miền bắc, toà khâm sai của triều đình Huế tại Hà Nội ra lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có 20 tỉnh báo cáo số người chết vì đói ở miền bắc là hơn 380.000, chết vì bệnh – không rõ nguyên nhân – là hơn 20.000, tổng cộng 400.000 cho riêng miền bắc. Tháng 10 năm 1945, theo báo cáo của một quan chức quân sự của Pháp tại Đông Dương khi đó là tướng Mordant thì khoảng nửa triệu người chết. Toàn quyền Pháp Jean Decoux thì viết trong hồi ký của ông về thời kỳ cầm quyền tại Đông Dương À la barre de l’Indochine – là có 1 triệu người miền Bắc chết đói. Các nhà sử học Việt Nam ước đoán là từ 1 đến 2 triệu. Nhiều nhà sử học sau này nêu con số 1 triệu trong khi những người sinh sống tại miền Bắc khi đó thì thiên về con số 2 triệu, là điều Hồ Chí Minh có nhắc đến trong bài Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945. 3. Chống giặc đói Lễ phát động Ngày cứu đói tại Nhà Nhà hát lớn Hà Nội Sau cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi, ngày 291945, tại Quảng trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới rằng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời. Một ngày sau khi ra mắt toàn thể quốc dân tại quảng trường Ba Đình, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 391945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên sáu vấn đề cấp bách nhất mà Chính phủ cần giải quyết ngay. Trong sáu vấn đề đó, vấn đề số 1 là cứu đói: “Nhân dân ta đang đói... Những người thoát chết đói, nay cũng bị đói. Chúng ta phải làm thế nào cho họ sống” (Hồ Chí Minh toàn tập). Có hai giải pháp chống giặc đói. 3.1.Giải pháp cấp cứu: nhường cơm sẻ áo Trong thư gửi đồng bào cả nước đăng trên Báo Cứu Quốc ngày 2891945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hiện trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”. Ngay từ giữa tháng chín, Chính phủ đã tổ chức một lễ phát động phong trào cứu đói. Buổi lễ này được tổ chức long trọng tại Nhà hát lớn. Cụ Ngô Tử Hạ, người cao tuổi nhất trong Quốc hội, là chủ tịch buổi lễ, đã long trọng đọc lời kêu gọi toàn dân hãy nhường cơm sẻ áo, mỗi nhà bớt một chút gạo để cứu giúp những người đang đói. Chính cụ cầm càng một chiếc xe bò tượng trưng để đi các phố phường, nhân dân ai có chút gạo chút ngô đều mang ra đóng góp vào phong trào cứu đói. Chính phủ còn phái một ủy ban vào Nam bộ điều tra và cấp tốc tổ chức việc vận chuyển gạo ra Bắc. Chính phủ cũng hô hào các hội buôn và tư nhân tham gia công việc vận chuyển này. Việc vận chuyển gạo từ Nam ra Bắc chỉ thực hiện được trong tháng 91945, với tổng số không quá 30.000 tấn. Từ sau khi Pháp gây chiến ở Nam bộ, con đường vận chuyển bằng đường sắt bị khó khăn và không bao lâu sau thì tắc nghẽn. 3.2.Giải quyết vấn đề từ gốc: tăng gia sản xuất Tăng gia sản xuất không chỉ là cơ sở để giải quyết triệt để nạn đói, mà còn là cơ sở cho toàn bộ chính sách kinh tế của Chính phủ Cách mạng VN. “Thực túc thì binh cường. Cấy nhiều thì khỏi đói. Chúng ta thực hiện tấc đất tấc vàng thì chúng ta quyết thắng lợi trong hai việc đó. Tăng gia sản xuất Tăng gia sản xuất ngay Tăng gia sản xuất nữa Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do độc lập” (Hồ Chí Minh toàn tập). Để phục vụ tăng gia sản xuất, điều cấp bách trước mắt là phải hàn khẩu xong các quãng đê bị vỡ, củng cố hệ thống đê điều, đắp thêm một số đê mới. Việc này không thể chỉ dùng nhân lực mà còn cần có những chuyên gia. Nhà nước quyết định cho đấu thầu việc đắp đê. Chủ thầu phải là những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Cụ Nguyễn Xiển, lúc đó là chủ tịch Ủy ban hành chính Bắc bộ, là người trực tiếp điều hành việc đắp đê, kể lại trong bài hồi ký về sự nghiệp đắp đê sau cách mạng: “Cách làm đó lại gặp những mắc mớ về quan điểm. Có người nói: “Làm cách mạng mà còn dùng thầu khoán? Thầu khoán là bóc lột nhân công”. Chính Bác Hồ, trong một chuyến đi thị sát đắp đê, đã giải đáp vấn đề này: “Thầu khoán đắp đê lúc này là yêu nước”. Câu trả lời trên đã giải tỏa được những vướng mắc”. Đồng thời với việc đắp đê, phải gấp rút tiến hành trồng trọt, thực hiện khẩu hiệu “tấc đất tấc vàng”. Chính quyền tất cả các địa phương quyết định cho phép sử dụng những đất công cộng còn trống như sân bãi, vỉa hè, bờ đê để trồng trọt. Chính quyền còn vận động cả tư nhân cho sử dụng tạm các vườn trống quanh nhà để tăng gia sản xuất. Mỗi địa phương lập ra một tiểu ban để huy động nhân lực và tổ chức sản xuất. Lương thực làm ra được dùng để cứu tế... Ở Hà Nội, học sinh đã cuốc xới cả sân trường, vỉa hè, bất cứ nơi nào đất trống. Viên chức cuốc vườn trong công sở để trồng ngô, khoai... Thanh niên thủ đô chia thành những đội tăng gia đi trồng sắn ở bờ đê, bãi sông, lề đường. Bộ trưởng Bộ Lao động lúc đó là Lê Văn Hiến kể lại: “Vào khoảng tháng 111945, tôi được Bác gọi sang giao nhiệm vụ mới là thay mặt Bác đi kinh lý các tỉnh phía Nam. Tôi đã báo cáo với Bác tình hình bộ trước khi đi. Bác nghe xong hỏi luôn: “Chú còn quên không báo cáo một chuyện nữa”. Tôi ngớ người, vì trước khi gặp Bác tôi đã chuẩn bị rất đầy đủ những tài liệu về công việc của Bộ Lao động trong hai tháng qua. Chẳng lẽ mình còn thiếu sót gì? Tôi nói: “Thưa Chủ tịch, còn chuyện gì nữa?”. Bác bảo: “Chú quên không nói về tình hình tăng gia sản xuất. Ở trước cửa bộ chú có một vườn rất rộng để không, dân thì đói, tại sao không cuốc lên trồng khoai trồng sắn để cứu đói. Trước khi đi công tác chú phải nhắc nhân viên làm việc đó”. Trên đường trở về bộ, tôi thầm nghĩ: Bác quả là người thấu đáo, không quên một việc gì. Một việc nhỏ như thế, mình là bộ trưởng cũng không để ý tới, Bác ở tận xa mà Bác còn biết. Tôi liền triệu tập anh em trong bộ, nói ý kiến của Bác. Hôm sau mọi người đến sớm, người thì dao, người thì cuốc, thuổng, ào ào xới đất lên để trồng khoai...”. Mặt trận quyết định nhất của tăng gia sản xuất cuối năm 1945 đầu 1946 là trồng màu. Lúa không còn kịp thời vụ nữa, phải dành phần lớn đất đai để tranh thủ trồng liên tiếp hai vụ màu bù cho phần thiếu hụt về lúa. Đây là giải pháp sáng suốt. Phải trồng màu ngay từ tháng 111945 để tháng giêng đã có thu hoạch khoai lang. Tháng hai đã có thu hoạch ngô, đậu. Ngay sau đó, trồng tiếp một vụ nữa có thể cho thu hoạch bổ sung vào tháng ba và tháng tư để chịu đựng được suốt thời kỳ giáp hạt cho đến vụ thu hoạch lúa chiêm vào tháng năm. Kết quả sản lượng màu đã tăng gấp bốn lần so với thời kỳ Pháp thuộc. Chỉ trong năm tháng từ tháng 111945 đến tháng 51946 đã đạt 614.000 tấn, qui ra thóc là 506.000 tấn, hoàn toàn có thể bù đắp được số thiếu hụt của vụ mùa năm 1945. Bằng chứng rõ nhất là dân không đói, giá thóc gạo không tăng mà lại giảm. Giặc đói đã bị đánh lui. Trong lễ kỷ niệm một năm độc lập, Quốc khánh 291946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp tuyên bố: “Cuộc cách mạng đã chiến thắng được nạn đói, thật là một kỳ công của chế độ dân chủ”. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã lúc đó, lụt và hạn hoành hành, giặc ngoại xâm hoành hành, tiền và phương tiện gần như không có gì, giống má cạn kiệt, trâu bò chết gần hết…, mà đánh thắng được giặc đói, thắng một cách oanh liệt thì quả là một kỳ công. Kỳ công đó không thuộc riêng ai. Đó là sự nỗ lực của toàn dân. Nhưng không chỉ đơn giản là như vậy. Cũng là toàn dân Việt Nam đấy mà năm trước đó thôi tại sao hàng triệu người vẫn chết đói? Còn phải kể đến một nhân tố vô cùng quan trọng nữa: nhờ có chính quyền cách mạng, nhờ tài tổ chức của chính quyền đó. Đó là sự thật. Đó cũng là lý do giải thích tại sao tuyệt đại đa số dân chúng đã tin và đã theo Việt Minh. IV KHÔNG THỂ QUÊN BIỂU TƯỢNG NẠN ĐÓI NĂM 1945 Cây số 3 trên đường từ Thái Bình đi Hà Nội nay là một cụm công nghiệp, thương mại sầm uất của thành phố Thái Bình với những hàng quán ăn uống đặc sản đủ món Tây, Tàu. Nếu không được nghe những câu chuyện của 60 năm trước thì không ai nghĩ từng có hàng vạn con người đói rách quằn quại tụ tập ở đây mà hy vọng một con đường sống. Bảo tàng tỉnh Thái Bình đang hoàn thành giai đoạn cuối những hạng mục xây dựng tân thời. Thật khang trang, quy mô và cũng khá phong phú các hiện vật trưng bày. Thế nhưng rất tiếc, về nạn đói đau thương nhất lịch sử dân tộc và lịch sử Thái Bình thì nơi này chỉ trưng bày 56 tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh. Trở về Hà Nội, tìm đến nơi từng là nghĩa trang Phúc Thiện, nấm mồ tập thể chôn vùi hàng vạn con người không gỗ ván, không hương khói, mộ chí, mà lạc vào công viên Thủ Lệ, được nhìn thấy những con người đang hạnh phúc nô cười trong tiết thanh xuân. Đi tìm nghĩa trang Hợp Thiện phải mất mấy ngày dò hỏi mới đoán được khu vực cần đến. Đó là khu tập thể Nhà máy dệt 83, quận Hai Bà Trưng. Nghĩa trang đã bị xóa dấu tích hoàn toàn. Những căn nhà cao tầng thi nhau mọc lên. Người bán nước nói: thỉnh thoảng người ta làm đường, xây nhà cũng gặp hàng núi đầu lâu, chân tay người chất chồng trong lòng đất. Họ thắp nén hương rồi gạt xương ra và tiếp tục đào… Theo lời chỉ dẫn của những người già, tìm vào một hẻm nhỏ trên đường Kim Ngưu, rẽ vào ngách 559 với những dãy nhà cao vút nhưng chỉ chừa đủ chỗ cho một chiếc xe luồn lách. Bên phải cái ngách này là đường cụt. Nhìn thật kỹ mới thấy cổng vào rộng chừng 1,5m của khu tưởng niệm những nạn nhân 1945. Khu tưởng niệm lọt thỏm trong những bức tường nhà kiên cố. Công trình lớn nhất ở đây là tấm bia đá khắc bài tế của giáo sư Vũ Khiêu cho những vong hồn xấu số. Kế bên là bức tường đắp dòng chữ “Nơi an giấc ngàn năm của đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói 1944 – 1945” và vài bệ đặt bát hương. Coi giữ nơi này là một người đàn bà luống tuổi, không ngớt mồm quảng cáo về chuyện âm hồn, linh ứng để mời khách đặt lễ… Có lẽ công việc công phu nhất của người còn sống khi ghi lại dấu ấn này chính là những tấm ảnh của nghệ sĩ Võ An Ninh và công trình khoa học đầy đặn của giáo sư Văn Tạo và các cộng sự. Tuy vậy công trình nghiên cứu trên mới chỉ in vài trăm cuốn một lần vào năm 1995. Nước ta nay đã là một trong những quốc gia xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới. Xóm Trại, xã Tây Lương – nơi đã chết gần hết số dân sở tại – nay cũng đã là một làng quê giàu có, thanh bình. Thái Bình cũng đã vươn mình phát triển. Hà Nội đã trở thành thủ đô của nước Việt Nam, hiện đại, văn minh và phát triển. Lịch sử dân tộc cũng như cuộc sống mỗi người đã sang trang mới tốt lành, sáng đẹp. Nhưng như giáo sư Văn Tạo nói: “Chúng ta không được quyền quên kỷ niệm đau thương và rùng rợn nhất đó của lịch sử”. CKẾT LUẬN “...Có kẻ tìm bãi cỏ nằm xiêu Có người đến bên cây ngã vật Có khi ngõ vắng gieo mình Có lúc vườn sau thở hắt Có những quán hàng bao xác lạnh bỏ ruồi bâu bọ khoét chửa ai khiêng Có nhiều nơi một nắm xương khô từng nắng dãi mưa dầu không kẻ nhặt Mỗi người manh chiếu bó bó chôn chôn Từng đống trên xe chồng chồng chất chất Ôi nói ra những toát mồ hôi Mà nghĩ lại thêm tràn nước mắt”. Nạn đói năm Ất Dậu 1945 quả thật như một nỗi đau không gì bù đắp được của dân tộc. Hơn 2 triệu người đã chết vì đói... Cả nhà đói, cả dòng họ đói, cả làng cả xóm cùng đói. Cái đói kinh hoàng năm Ất Dậu 1945 ấy, người trẻ hôm nay sẽ không tưởng tượng nổi. Nhưng tại sao chúng ta, nhất là lớp trẻ, lại có một ký ức lờ mờ về nó? Qua bài luận này chúng tôi muốn đánh thức những trái tim sống, giúp tất cả những ai mới chỉ nghe qua về nạn đói này, thậm chí những người không biết tới nó xây dựng được “Đài tưởng niệm trong tâm khảm Việt”. Nhà nước Việt Nam nên xây dựng nhiều hơn nữa những đài tưởng niệm vong hồn người đã chết và có một ngày kỉ niệm chính thức như một ngày quốc tang để cho những lớp thế hệ sau như cha mẹ chúng tôi và cả chúng tôi có được vài phút để tưởng niệm lại một cái tang lớn nhất của dân tộc Việt Nam của thế kỷ trước . Lời mở đầu Muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới; muốn có lực lượng cách mạng mạnh phải thực hiện đại đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng cách mạng thành một khối vững chắc. Do đó, đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng, là nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Trong đó tư tưởng về đại đoàn kết là tư tưởng nổi bật, có giá trị trường tồn đối với quá trình phát triển của dân tộc ta và của toàn nhân loại. Đấy là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh và đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhất là qua hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới, tư tưởng Đại đoàn kết đã trở thành tình cảm, suy nghĩ của mọi người Việt nam yêu nước, là sợi dây liên kết cả dân tộc và tạo nên sức mạnh to lớn. Chỉ có thể huy động sức mạnh đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta mới đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, dân chủ. Chính vì lẽ đó mà em chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc vào công cuộc đổi mới, hội nhập hiện nay.” Bài tiểu luận của em gồm hai phần: I, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. II, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào bối cảnh hội nhập hiện nay. Phần nội dung Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. 1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành dựa trên những cơ sở sau đây: a. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Nhận thức sâu sắc được vai trò của truyền thống yêu nước, Hồ Chí Minh đã xác định đây là cơ sở đầu tiên cho tư tưởng đại đoàn kết toàn dân của mình. b. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin coi cách mạng là sự nghiệp quần chúng. Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử. Chủ nghĩa Mác Lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng. Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để hình thành tư tưởng của người về đại đoàn kết dân tộc. c. Tổng kết kinh nghiệm thành công và thất bại của phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới. Tư tưởng của Người về đại đoàn kết còn được xuất phát từ thực tiễn lịch sử dân tộc và việc tổng kết, nghiên cứu những kinh nghiệm của phong trào cách mạng nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc địa. Thực tiễn cách mạng trong nước: Năm 1858, thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cho thời kì cai trị và áp bức của chúng đối với dân tộc ta trong suốt gần 80 năm. Hồ Chí Minh đã nhận thức được những hạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối và trong việc nắm bắt những đòi hỏi khách quan của lịch sử trong giai đọan này. Thực tiễn cách mạng thế giới: trải qua hơn 30 năm bôn ba, Người đã nhận định: “Các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi bởi vì các dân tộc bị áp bức chưa biết tập hợp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản, đế quốc, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức…”. Cách mạng tháng 10 Nga đã đưa Người đến bước ngoặt quyết định trong việc chọn lựa con đường giải phóng dân tộc. Nghiên cứu một cách thấu đáo cuộc cách mạng này giúp Người hiểu sâu sắc thế nào là một cuộc “cách mạng đến nơi” để chuẩn bị lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi vào con đừơng cách mạng những năm sau này. 1.2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng. Người cho rằng: “Muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng đấu tranh vũ trang cách mạng, bằng cách mạng vô sản”. Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà tư tưởng đoàn kết là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người nhân thức là vấn đề sống còn của cách mạng. b. Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Hồ Chí Minh cho rằng “Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”. Bởi vì, đại đoàn kết dân tộc chính là nhiệm vụ của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người. c. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. Trong tư tưởng của Người, ‘dân’ bao hàm mọi con dân Việt Nam. Đại đoàn kết dân tộc có nghĩa là phải tập hợp mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung trên cơ sở kế thừa truyền thống yêu nước nhân nghĩa đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người. Xác định khối đại đoàn kết là liên minh công nông, trí thức, nền tảng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng được mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc. d. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức, và tổ chức đó là Mặt trận dân tộc thống nhất. Tùy theo từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xây dựng được Mặt trận dân tộc thống nhất có cương lĩnh, điều lệ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng. Mặt trận dân tộc cần được xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản sau: Đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu. Xây dựng trên nền tảng liên minh công – nông – lao động trí óc. Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ lấy việc thống nhất lợi ích của tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng. Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. II. Nguyên tắc đại đoàn kết của Hồ Chí Minh. 2.1. Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích của nhân dân lao động và quyền thiêng liêng của con người. Nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh là tìm kiếm, trân trọng và phát huy những yếu tố tương đồng, thu hẹp đến mức thấp nhất những yếu tố khác biệt, mâu thuẫn. Theo Hồ Chí Minh, lợi ích tối cao của dân tộc là độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, là bình đẳng, dân chủ, tự do. Lợi ích tối cao này là ngọn cờ đoàn kết, là sức mạnh dân tộc và là nguyên tắc bất di bất dịch của cách mạng Việt Nam. 2.2. Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân. Nguyên tắc này được kế thừa, phát huy từ tư tưởng lấy dân làm gốc của ông cha ta, đồng thời cũng là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử. Người viết: “Có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy cũnglàm được. Không có thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra”. 2.3. Đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đại đoàn kết rộng rãi, lâu dài, bền vững. Theo Hồ Chí Minh, có đoàn kết mới tạo sức mạnh của cách mạng. Muốn vậy, trước hết cần có Đảng cách mạng để trong thì vận động, tổ chức dân chúng, ngoài thì liên minh với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản ở mọi nơi. Đó là điều kiện tiên quyết. Đảng cách mạng muốn thống nhất về chính trị và tư tưởng, đảm bảo được vai trò đó, thì phải giữ vững bản chất của giai cấp công nhân, phải được vũ trang bằng chủ nghĩa chân chính, khoa học và cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin. 2.4. Đại đoàn kết chân thành, thân ái, thẳng thắn theo nguyên tắc tự phê bình, phê bìnhvì sự thống nhất bền vững. Để giải quyết sự khác nhau cũng như những tiêu cực cần khắc phục giữa các bộ phận trong khối đại đoàn kết dân tộc, Hồ chủ tịch nêu rõ: “Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học hỏi những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”. Đoàn kết phải gắn với đấu tranh để tăng cường đoàn kết và ngừa tình trạng đoàn kết xuôi chiều, nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình để biểu dương mặt tốt, khắc phục những mặt chưa tốt, củng cố đoàn kết. 2.5. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân. a. Đặt cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới cách mạng vô sản thế giới. Ngay từ khi con đường cứu nước vừa sáng tỏ, Hồ Chí Minh đã xác định con đường cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới và chỉ có thể giành được thắng lợi hoàn toàn khi có sự đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới. b. Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Hồ Chí Minh đã triệt để phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc. Người đã suốt đời đấu tranh không mệt mỏi để củng cố và tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và các dân tộc khác đang đấu tranh cho mục tiêu chung là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Đề cao sự giúp đỡ quốc tế với cách mạng Việt Nam, Người cũng đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm của cách mạng Việt Nam với cá
Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN: Đường lối Cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam ĐỀ TÀI: Nạn đói Ất Dậu năm 1945 NHÓM 1.TRƯƠNG THỊ QUỲNH Mã SV: CQ523043 2.NGUYỄN HOÀNG QUYÊN Mã SV: CQ522982 Lớp : Đường lối Cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam - 37 Hà Nội, năm học 2012 MỤC LỤC A-LỜI MỞ ĐẦU B-NỘI DUNG .3 I-BỐI CẢNH LỊCH SỬ II-NGUYÊN NHÂN Nguyên nhân trực tiếp - Ứng xử Pháp Nguyên nhân gián tiếp - Tác động Nhật Bản Hoa Kỳ Nguyên nhân tự nhiên .5 III- NẠN ĐÓI ẤT DẬU NĂM 1945 .5 1.Diễn biến nạn đói 1.1 Tại Hà Nội .6 1.2 Ở khắp đồng miền Bắc 2.Hậu .12 Chống giặc đói 13 IV- KHÔNG THỂ QUÊN BIỂU TƯỢNG NẠN ĐÓI NĂM 1945 .16 C-KẾT LUẬN 17 A-LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta tự hào lịch sử dân tộc hào hùng kiêu hãnh Nhưng quên đau thương, mát dân tộc Những người sống hạnh phúc hôm không hẳn nhớ tới nỗi khổ nhục kinh hoàng lịch sử dân tộc Việt với triệu đồng bào chết đày đọa đến tận đói Năm đó, 1945, năm Ất Dậu, cách 67 vòng quay vũ trụ Tiết xuân khiết, đắm gió lành lộc biếc Con đường phẳng rộng thênh thênh chạy từ phố xá phồn hoa đến làng mạc trù phú Lúa chiêm xanh non trải từ bờ ruộng mải miết đến tận chân trời Từ thành phố Thái Bình xe chạy chừng nửa tiếng đồng hồ đến xã Tây Lương, huyện Tiền Hải Làng quê khang trang phố; người xe vui hội Cảnh thái bình no ấm đầy căng tiếng trẻ nô cười Nhưng 67 năm trước, nơi địa ngục thảm khốc Nhà thơ Bảng Bá Lân viết thơ “ Đói “ vẽ lên phần thảm cảnh nạn đói Ất Dậu 1945 : “Năm Ất Dậu, tháng ba, nhớ Giống Lạc Hồng cực trải đau thương! Những thây ma thất thểu đầy đường, Rồi ngã gục không đứng lên đói! Đói từ Bắc Giang đói Hà Nội, Đói Thái Bình đói tới Gia Lâm Khắp đường xa xác đói rên nằm…” B-NỘI DUNG I-BỐI CẢNH LỊCH SỬ Tháng 9-1939, Chiến tranh tgế giới thứ hai bùng nổ Ở châu Âu, tháng 6-1940 quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức Ở Viễn Đông, quân phiệt Nhật đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc cho quân tiến sát biên giới Việt –Trung Thực dân Pháp Đông Dương đứng trước hai nguy : lửa cách mạng giải phóng nhân dân Đông Dương sớm muộn bùng cháy ; hai phát xít Nhật lăm le hất cẳng chúng Sau đầu hàng Nhật Lạng Sơn (9-1940) , mở cửa cho chúng vào Đông Dương, thực dân Pháp suy yếu rõ rệt Nhật tiếp tục lấn bước để biến Đông Dương thành thuộc địa chiến tranh chúng Ngày 23-7-1941, Hà Nội, Chính phủ Pháp công bố kí kết hiệp ước Pháp Nhật – Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương Mặc dù bị Nhật ức hiếp, tước đoạt bề, thực dân Pháp có nhiều thủ đoạn gian xảo để thu lợi nhuận cao Trước hết, chúng thi hành sách “kinh tế huy”, thực chất lợi dụng thời chiến để nắm độc quyền toàn kinh tế Đông Dương tăng cường việc đầu tích trữ để vơ vét bóc lột nhân dân ta nhiều Thủ đoạn thứ hai tăng loại thuế Riêng khoản thuế rượu, muooí thuốc phiện từ năm 1939 đến năm 1945 tăng lên gấp ba lần Thủ đoạn tàn ác Nhật thu mua lương thực, chủ yếu lúa gạo, theo lối cưỡng với giá rẻ mạt, phần để cung cấp cho quân đội Nhật, phần để tích trữ, chuẩn bị chiến tranh Chính thủ đoạn tàn ác gây nạn khan lương thực nghiêm trọng làm cho khoảng triệu đồng bào ta, chủ yếu nông dân miền Bác chết đói vào cuối năm 1944 đầu năm 1945 Dưới hai tầng áp bức, bóc lột nặng nề Pháp - Nhật, tầng lớp nhân dân ta bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng II-NGUYÊN NHÂN Nguyên nhân trực tiếp - Ứng xử Pháp Sau vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1930, Pháp quay lại với sách bảo hộ mậu dịch độc quyền khai thác Đông Dương theo đường lối thực dân Toàn thể dân Đông Dương phải sức nâng cao giá trị kinh tế khu vực, có người Pháp, thiểu số người Việt người Hoa gần gũi với Pháp hay số dân chúng thành thị hưởng lợi Hậu trước Đại chiến giới lần thứ hai, Việt Nam xứ lạc hậu nghèo đói so với nhiều quốc gia châu Á khác Khi Đại chiến giới bùng nổ, Pháp bị yếu Tại Đông Á, Nhật Bản bắt đầu bành trướng nhìn vào Đông Dương đầu cầu tiến qua Nam Á khống chế Trung Quốc Giữa năm 1940, Pháp bị Đức chiếm Nhật Bản gây sức ép với Pháp năm sau tiến vào Đông Dương Việt Nam bị vào kinh tế thời chiến, với việc Pháp Nhật tranh giành quyền kiểm soát kinh tế Người ta nói đến lý Nhật Bản bắt dân Việt Nam trồng đay thay trồng lúa gạo để phục vụ chiến tranh, thực Pháp tiến hành việc từ trước, cụ thể thu hẹp diện tích canh tác hoa màu phụ ngô, khoai, sắn, để trồng bông, đay, gai hay kỹ nghệ Sản lượng lúa gạo hoa mầu quy thóc miền Bắc giảm xuống mạnh diện tích canh tác bị thu hẹp Nguyên nhân gián tiếp - Tác động Nhật Bản Hoa Kỳ Trong Đệ nhị Thế chiến Việt Nam bị Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng nên bị quân Đồng Minh - chủ yếu Hoa Kỳ - thường xuyên oanh tạc tuyến đường vận tải để công quân Nhật Bản Kết hệ thống giao thông Đông Dương bị hư hại nặng Tính vào thời điểm năm 1945 đường sắt Xuyên Đông Dương không sử dụng đường thiên lý bắc nam bị phá hoại Đường biển quân Đồng minh gài thủy lôi cửa biển Hải Phòng khiến hải cảng Bắc Kỳ không thông thương Vì chiến lượng gạo chở thuyền từ Nam Bắc bắt đâu giảm từ 126.670 (1942) xuống 29.700 (1943), đến năm 1944 6.830 Tàu bè chở gạo bắc đến Đà Nẵng Khi không quân Đồng minh mở rộng tầm oanh kích tàu chở gạo phải cập bến Quy Nhơn cuối đến Nha Trang Năm 1945 Chính phủ Trần Trọng Kim phải huy động phương tiện thô sơ chuyển vận gạo từ Nam Bắc xe bò hay thuyền nhỏ Cùng lúc lượng gạo tồn kho Sài Gòn lên cao không xuất cảng sang Nhật khiến chủ kho phải bán rẻ giá mua Hơn 55.000 gạo phải bán tháo cho xưởng nấu rượu nguy gạo ứ đọng mốc nạn đói hoành hành Bắc Đối với Pháp Nhật Bản hai tâm vào mục tiêu khác cho nhu cầu chiến tranh họ Chính Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux từ trước năm 1945 lệnh trưng thu thóc gạo để chở sang Nhật theo thỏa thuận với Đế quốc Nhật Bản Giá gạo thị trường lúc 200 đồng bạc Đông Dương nông dân trả 25 đồng Bản thân lực lượng quânn quản Nhật thi hành sách "Nhổ lúa trồng đay", đay nguyên liệu quan trọng cho sản xuất quân trang, quân phục Tình hình khó khăn thêm Nhật đảo chánh Pháp vào tháng năm 1945 nên máy quyền Pháp nhanh chóng tan rã Việc tiếp vận phân phối sau bị tê liệt Nạn thiếu ăn biến thành nạn đói, manh nha từ đầu năm 1944 thêm trầm trọng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim làm thủ tướng chấp từ tháng năm 1945 cố gắng huy động việc cứu đói cho dân Bắc yếu tố trị, phương tiện nhân phần nhiều nằm tay người Nhật nên triều đình Huế không làm thuyên giảm hậu ghê gớm nạn đói Nguyên nhân tự nhiên Ngoài bối cảnh chiến tranh, trị kinh tế, tình hình thời tiết Bắc góp phần động lực tạo nạn đói Mùa màng miền Bắc bị hạn hán côn trùng phá hoại, khiến sản lượng vụ đông-xuân từ năm 1944 giảm sụt khoảng 20% so với thu hoạch năm trước Sau lũ lụt xảy làm hư hại vụ mùa nên nạn đói bắt đầu lan dần Mùa đông năm 1944-45 ác nghiệt thay lại mùa đông giá rét khiến hoa màu phụ mất, tạo yếu tố tai ác chồng chất bối cảnh chiến tranh giới III- NẠN ĐÓI ẤT DẬU NĂM 1945 Có lẽ lịch sử, chưa dân Việt lại chịu tai nạn xã hội nhân văn lớn lao số người tử nạn qui mô vùng bị tai nạn Có nhiều vụ lụt lội hay hạn hán kiểu “Sơn tinh, Thủy tinh” xảy suốt dòng lập quốc dân Việt xưa nòi Việt đồng Sông Hồng sau từ người Việt mở mang bờ cõi phương Nam, xuống đồng sông Cửu Long Nói trận đói năm Ất Dậu kiện nhân nạn, chết người tập thể vô tiền khoáng hậu không ngoa, có lẽ thua thiệt hại nhân mạng tài sản chiến tranh hai phe Quốc-Cộng từ năm 1945-1975, trải dài 30 năm Nhưng số người bị nạn tập trung thời gian kỷ lục, kiện Nạn Đói năm Ất Dậu độc vô nhị Bằng chứng sống động tầng văn hóa khảo cổ địa bàn thủ đô Hà Nội-Thăng Long người ta vừa phát quật đây, nhân hội thám sát đất để xây tòa nhà quốc hội quan công quyền, nơi chất chứa nhiều kỷ thành Thăng Long khu ngoại vi bị chôn vùi nhiều đợt lũ lụt nước sông Hồng tạo diễn tiến qui mô nạn đói Trong bối cảnh Thế chiến II, nạn đói xảy đến với Bắc Kỳ vào lúc kháng chiến chống Pháp diễn liệt, quân đội Nhật chiếm đóng Đông dương từ năm 1941 với toán quân tiền tiêu từ Trung Quốc xung đột với quân Việt Pháp đồn Tà Lùng, từ năm 1940, cửa ngõ vào Lạng Sơn Mà chiếm đóng Lạng Sơn, đường vào sâu đồng miền Bắc Việt Nam kể bỏ ngỏ, từ Lạng Sơn, người ta cần di chuyển 120 km đến Hà Nội, trung tâm vùng Đồng Bằng Bắc Việt Chính diễn biến chiến tranh tích lũy từ năm đầu thập niên 1940 đưa đến nạn đói khủng khiếp giết chết hai triệu người vào năm 1945, từ phía Bắc miền Trung tới Đồng Bằng Bắc Kỳ 1.Diễn biến nạn đói 1.1 Tại Hà Nội Tại Hà Nội, nhiều xác người đói ăn xin, nằm chết ngổn ngang đường phố, sáng sáng người ta phải đem xe bò đế chở xác chết đem chôn vội vàng Có nhiều người xin, đói lả phố, đêm đến, nằm dựa cửa lối vào hay bờ tường phố Báo hại người nhà: nhiều người sáng vừa mở cửa, xác chết đổ kềnh sang bên hay vào phía bên trong, khiến nhiều người nhà kinh khiếp, hồn vía! Tại Tràng Tập Hà Nội có khoảng 120 chủng sinh, nhà trường cho ăn ngày có bữa tạm no với chén cơm đầy, hai bữa kia, ăn cháo với cám xay Có thấy đói, không chịu ăn cám, khó nuốt, đổ 10 - Tăng cường phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc gắn liền với yêu cầu phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa giữ vững kỉ cương đời sống xã hội - Phải thấu suốt quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu nhân tố bảo đảm thắng lợi nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc - Lấy mục tiêu chung nghiệp cách mạng làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn - Nâng cao ý thức gương mẫu chấp hành Hiến pháp, pháp luật cấp, ngành, cán bộ, đảng viên người dân tổ chức Đảng, quan Nhà nước, tổ chức Mặt trận đoàn thể nhân dân - Dưới lãnh đạo Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức liên minh trị, sở trị quyền nhân dân, có vai trò to lớn việc đoàn kết, tập hợp tầng lớp nhân dân, góp phần tăng cường phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc… Để đáp ứng điều đó, Mặt trận tổ chức thành viên phải không ngừng củng cố, kiện toàn tổ chức, cán bộ; đổi nội dung, phương thức nâng cao hiệu tình hình Tự hào truyền thống đoàn kết yêu nước dân tộc ta, truyền thống vẻ vang Mặt trận, lúc hết cần phát huy lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, đoàn kết người Việt Nam tạo thành sức mạnh to lớn khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực thằng lợi Nghị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; giữ vững độc lập, thống toàn vẹn lãnh thổ, mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” II Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại II.1 Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh Để thực thắng lợi nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, đại hóa, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải xây dựng phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh thời đại Trong công đổi mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tính chất tổ chức liên minh trị, liên hiệp tự nguyện rộng lớn nhân dân ta, nơi thể ý chí nguyện vọng tầng lớp nhân dân, nơi hiệp thương thống hành động thành viên, phối hợp với quyền giải ngày có hiệu vấn đề xúc nhân dân, thực dân chủ, đổi xã hội, chăm lo lợi ích đáng tầng lớp nhân dân; tham gia ngày thiết thực vào việc xây dựng, giám sát, bảo vệ Đảng quyền Với tư cách sở trị quyền nhân dân, mặt trận tổ quốc việt nam phối hợp ngày nhiều với quyền cấp từ trung ương đến địa phương việc thực nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng đối ngoại nhằm nỗ lực xây dựng bảo vệ Tổ quốc Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải chủ động góp phần đảng nhà nước xây dựng hoàn thiện số sách chung để sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trở thành động lực chủ yếu nhân tố có ý nghĩa định, bảo đảm thắng lợi bền vững nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc Trong năm trước mắt, Mặt trận cần tập trung đẩy mạnh vận động, phong trào thi đua yêu nước, vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư” vận động “ngày người nghèo”, phấn đấu xoá xong nhà dột nát cho người nghèo, góp phần đảng nhà nước thực mục tiêu đến năm 2010 đưa đất nước ta khỏi tình trạng nước phát triển 33 II.2 Khơi dậy phát huy tối đa nội lực Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội toàn quốc lần thứ X Đảng rút học: “Phát huy cao độ nội lực, đồng thời sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại điều kiện Phát huy nội lực, xem nhân tố định phát triển; đồng thời coi trọng huy động nguồn ngoại lực, thông qua hội nhập hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực bên để phát huy nội lực mạnh hơn, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh bền vững sở giữ vững độc lập dân tộc định hướng xã hội chủ nghĩa” Dưới lãnh đạo Đảng, để phát huy cao độ nội lực, trước hết cần ý thức sâu sắc quan điểm: dân gốc, cách mạng nghiệp quần chúng Trên sở đó, toàn Đảng, cấp, ngành, cán bộ, Đảng viên; suy nghĩ, hành động phải thật dựa vào dân phát huy cao độ sức mạnh nhân dân, sức mạnh nội lực Hai là, tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác dân vận, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc Thực đại đoàn kết nghiệp toàn dân, hệ thống trị nhiều hình thức, biện pháp hữu hiệu Ba là, phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa nhằm thực tốt quyền làm chủ nhân dân, đồng thời tăng cường giữ nghiêm kỉ cương phép nước, kiên đấu tranh chống khuynh hướng tư tưởng sai trái, phòng chống quan liêu, tham nhũng… Bốn là, tiếp tục đổi phương thức hoạt động Mặt trận đoàn thể nhân dân, với nhiều hình thức; phát huy cao độ tiềm mạnh nghiệp đổi mới, xây dựng bảo vệ vững Tổ quốc Năm là, phải xây dựng hệ thống trị sạch, vững mạnh II.3 Nâng cao hiệu hợp tác quốc tế, nâng cao ý chí tự lực tự cường Trong điều kiện thực sách mở cửa, hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại xu khu vực hóa, toàn cầu hóa kinh tế ngày phát triển, đòi hỏi phải củng cố đoàn kết với phong trào cách mạng nước, đồng thời phải nắm vững phương châm ngoại giao mềm dẻo, có nguyên tắc nhằm thực thắng lợi sách đối ngoại Đảng Nhà nước ta là: Việt Nam muốn bạn đối tác tin cậy với tất nước cộng đồng quốc tế, hòa bình, hợp tác phát triển Tình hình giới đòi hỏi phải có chủ trương đắn, sáng tạo việc nắm bắt hội, vượt qua thử thách, đẩy lùi nguy cơ, để vừa nâng cao hiệu hợp tác quốc tế, vừa giữ vững sắc dân tộc, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa Ngoài ra, đảng nhà nước ta phải chủ trương phát huy mạnh mẽ sức mạnh dân tộc - sức mạnh chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh người làm chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, sở sức mạnh bên mà tranh thủ vận dụng đồng tình, ủng hộ rộng rãi lực lượng bên II.4 Những bước làm cụ thể a Xây dựng, kiện toàn hệ thống trị sạch, vững mạnh - Xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam vững mạnh - Xây dựng Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sạch, vững mạnh, thể quyền làm chủ nhân dân - Luôn chăm lo xây dựng Mặt trận đoàn thể nhân dân b Dựa vào sức mạnh toàn dân, lấy dân làm gốc Sự nghiệp đổi nghiệp dân, dân, dân, chủ trương sách đảng ta xuất phát từ dân, dựa vào dân mà thực Do cần phải phát triển nguồn nhân lực người, đào tạo đội ngũ cán tốt, đủ lực, phẩm chất đáp ứng nhu cầu công 34 nghiệp hóa, đại hóa đất nước, khơi dậy, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, coi dân chủ mục tiêu, động lực để xây dựng đất nước, trọng nâng cao ý thức làm chủ cho nhân dân Cần phải: - Thường xuyên chăm lo xây dựng phát triển nguồn lực người: bồi dưỡng tư tưởng yêu nước kết hợp với tinh thần quốc tế chân chính; có đạo đức, lối sống cách mạng sang; đội ngũ nhân lực có trình độ cao Để xây dựng đội ngũ cán cấp nay, kể cán lãnh đạo, quản lý cấp cao, phải khắc phục định kiến rơi rớt Đó tâm lý coi thường người xuất thân từ giai cấp lao động, đặc biệt từ giai cấp công nhân, cho họ hiểu biết, có tầm nhìn hạn chế; ngược lại tâm lý coi thường kỳ thị người trí thức, coi họ sách vở, quan liêu, không thực tế, thiếu hiểu biết đời - Tiếp tục xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc - Tôn trọng quyền làm chủ nhân dân Xã hội phát triển trình độ dân chủ xã hội cao Dân phải tôn trọng, phải phát huy tính tích cực lĩnh vực đời sống xã hội c Giữ vững sắc văn hóa dân tộc thời kì hội nhập Trong kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế cần phải nghiên cứu kĩ để khám phá vận động phát triển văn hóa, từ có nhận thức đăng cảnh tỉnh trước vấn đề đặt vấn đề mà lực thù địch tận dụng để đạt tới “Chủ nghĩa đa nguyên văn hóa” Cần giáo dục, củng cố, xây dựng niềm tin hệ giá trị chân, thiện, mỹ truyền thống quí báu dân tộc chế độ Cần tăng cường công tác lãnh đạo cấp ủy Đảng, vai trò quản lí quyền cấp tham gia có hiệu tổ chức trị - xã hội nhằm ngăn chặn luồng thông tin xấu, chạy theo chế thị trường có yếu tố không lành mạnh, độc hại Giữ gìn sắc dân tộc phải sở kết hợp chặt chẽ lý luận với tổ chức hành động, quản lí để hệ trẻ hôm mai sau biết tự hào dân tộc để có ý chí phấn đấu hoàn thành tốt nghiệp mà cha ông hi sinh bảo vệ, xây dựng Phải gắn tri thức từ sách với thực tiễn sống mà hệ qua hệ ngày tương lai cần phải vươn tới, giúp hệ trẻ thấy rõ chiến lược Đảng, Nhà nước đặt người vào trung tâm phát triển Kết luận 35 Theo thống kê có đến 40% báo, viết, nói Hồ Chí Minh đại đoàn kết, qua ta thấy tầm quan trọng đại đoàn kết tư tưởng Người Nó không lời giải đáp đắn cho toán cách mạng vào thời điểm mà suốt chiều dài lịch sử giữ nguyên giá trị Thực tiễn cách mạng Việt Nam 70 năm qua chứng minh hùng hồn sức sống kỳ diệu sức mạnh vĩ đại tư tưởng Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc Đại đoàn kết dân tộc, từ chỗ tư tưởng lãnh tụ trở thành sợi đỏ xuyên suốt đường lối chiến lược Đảng cộng sản Việt Nam cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cách mạng xã hội chủ nghĩa Bước vào thời kì đổi mới, thời thách thức đan xen thường xuyên tác động đến khối đại đoàn kết dân tộc Thực tế đòi hỏi phải quán triệt quan điểm Hồ chủ tịch đại đoàn kết dân tộc, phải vận dụng sáng tạo tiếp tục phát triển quan điểm ấy, phù hợp với biến đổi tình hình Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc ngày phát triển, hoàn thiện với thực tiễn đất nước Tư tưởng phát huy tối đa sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đưa cách mạng Việt Nam bước tới thắng lợi ngày góp phần tích cực, xứng đáng vào nghiệp chung nhân dân giới hòa bình, độc lập dân tộc tiến xã hội Trên tiểu luận em đề tài “Vận dụng tư tưởng HCM đại đoàn kết dân tộc vào công đổi mới, hội nhập nay” Bài tiều luận trình làm khó tránh khỏi hạn chế định nội dung để tiếp tục, bổ sung sửa chữa, em mong nhận góp ý thầy cô để em hoàn thiện Danh mục tài liệu tham khảo - Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh – NXB Trang tài liệu Scribd.com Trang Tạp chí cộng sản điện tử Trang tailieuso.net 36 Môc lôc Lời mở đầu Muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù xây dựng thành công xã hội mới; muốn có lực lượng cách mạng mạnh phải thực đại đoàn kết, quy tụ lực lượng cách mạng thành khối vững Do đó, đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược lâu dài cách mạng, nhân tố bảo đảm cho thắng lợi cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất dân tộc ta nhân loại, để lại cho di sản tinh thần vô giá, hệ thống tư tưởng nhiều mặt Trong tư tưởng đại đoàn kết tư tưởng bật, có giá trị trường tồn trình phát triển dân tộc ta toàn nhân loại Đấy tư tưởng xuyên suốt quán tư lý luận hoạt động thực tiễn Hồ Chí Minh trở thành chiến lược cách mạng Đảng ta, gắn liền với thắng lợi vẻ vang dân tộc Bước vào thời kì độ lên chủ nghĩa xã hội, qua hai mươi năm tiến hành công đổi mới, tư tưởng Đại đoàn kết trở thành tình cảm, suy nghĩ người Việt nam yêu nước, sợi dây liên kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn Chỉ huy động sức mạnh đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh đường công nghiệp hoá, đại hoá, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công văn minh, dân chủ 37 Chính lẽ mà em chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng HCM đại đoàn kết dân tộc vào công đổi mới, hội nhập nay.” Bài tiểu luận em gồm hai phần: I, Tư tưởng Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc II, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào bối cảnh hội nhập Phần nội dung Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh đại đoàn kết III Tư tưởng Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc III.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành dựa sở sau đây: d Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc ta Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước Đó truyền thống quý báu ta từ xưa đến nay, Tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần lại sôi nổi, kết thành sóng vô mạnh mẽ, to lớn, lướt qua nguy hiểm, khó khăn, nhấn chìm tất lũ bán nước cướp nước” Nhận thức sâu sắc vai trò truyền thống yêu nước, Hồ Chí Minh xác định sở cho tư tưởng đại đoàn kết toàn dân e Quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin coi cách mạng nghiệp quần chúng Chủ nghĩa Mác – Lênin cho Cách mạng nghiệp quần chúng, nhân dân người sáng tạo lịch sử Chủ nghĩa Mác - Lênin cho dân tộc bị áp đường tự giải phóng Đó quan điểm lý luận cần thiết để hình thành tư tưởng người đại đoàn kết dân tộc f Tổng kết kinh nghiệm thành công thất bại phong trào cách mạng Việt Nam giới Tư tưởng Người đại đoàn kết xuất phát từ thực tiễn lịch sử dân tộc việc tổng kết, nghiên cứu kinh nghiệm phong trào cách mạng nhiều nước giới, đặc biệt nước thuộc địa - Thực tiễn cách mạng nước: Năm 1858, thực dân Pháp công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cho thời kì cai trị áp chúng dân tộc ta suốt gần 80 năm Hồ Chí Minh nhận thức hạn chế chủ trương tập hợp lực lượng nhà yêu nước tiền bối việc nắm bắt đòi hỏi khách quan lịch sử giai đọan - Thực tiễn cách mạng giới: trải qua 30 năm bôn ba, Người nhận định: “Các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn sức mạnh vĩ đại, song đấu tranh họ chưa đến thắng lợi dân tộc bị áp chưa biết tập hợp lại, chưa có liên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân nước tư bản, đế quốc, chưa có tổ chức chưa biết tổ chức…” Cách mạng tháng 10 Nga 38 đưa Người đến bước ngoặt định việc chọn lựa đường giải phóng dân tộc Nghiên cứu cách thấu đáo cách mạng giúp Người hiểu sâu sắc “cách mạng đến nơi” để chuẩn bị lãnh đạo nhân dân Việt Nam vào đừơng cách mạng năm sau III.2 Những quan điểm Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc e Đại đoàn kết dân tộc vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công cách mạng Người cho rằng: “Muốn giải phóng dân tộc bị áp nhân dân lao động phải tự cứu lấy đấu tranh vũ trang cách mạng, cách mạng vô sản” Đoàn kết thủ đoạn trị thời mà tư tưởng đoàn kết tư tưởng bản, quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam Đại đoàn kết dân tộc luôn Người nhân thức vấn đề sống cách mạng f Đoàn kết dân tộc mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu cách mạng Hồ Chí Minh cho “Đại đoàn kết dân tộc không mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu đảng mà mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu dân tộc” Bởi vì, đại đoàn kết dân tộc nhiệm vụ quần chúng, quần chúng, quần chúng Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch đấu tranh độc lập cho dân tộc, tự cho nhân dân, hạnh phúc cho người g Đại đoàn kết dân tộc đại đoàn kết toàn dân Trong tư tưởng Người, ‘dân’ bao hàm dân Việt Nam Đại đoàn kết dân tộc có nghĩa phải tập hợp người dân vào khối đấu tranh chung sở kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết dân tộc, phải có lòng khoan dung, độ lượng với người Xác định khối đại đoàn kết liên minh công nông, trí thức, tảng củng cố vững khối đại đoàn kết dân tộc mở rộng, không e ngại lực làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc h Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức Mặt trận dân tộc thống lãnh đạo Đảng Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức, tổ chức Mặt trận dân tộc thống Tùy theo thời kỳ, giai đoạn cách mạng, Hồ Chí Minh Đảng ta xây dựng Mặt trận dân tộc thống có cương lĩnh, điều lệ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ, giai đoạn cách mạng Mặt trận dân tộc cần xây dựng theo nguyên tắc sau: - Đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu nước, dân, sở yêu nước, thương dân, chống áp bóc lột, nghèo nàn lạc hậu - Xây dựng tảng liên minh công – nông – lao động trí óc - Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ lấy việc thống lợi ích tầng lớp nhân dân làm sở để củng cố không ngừng mở rộng - Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành, thân giúp đỡ tiến IV Nguyên tắc đại đoàn kết Hồ Chí Minh IV.1 Đại đoàn kết phải xây dựng sở bảo đảm lợi ích tối cao dân tộc, lợi ích nhân dân lao động quyền thiêng liêng người 39 Nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh tìm kiếm, trân trọng phát huy yếu tố tương đồng, thu hẹp đến mức thấp yếu tố khác biệt, mâu thuẫn Theo Hồ Chí Minh, lợi ích tối cao dân tộc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, dân chủ, tự Lợi ích tối cao cờ đoàn kết, sức mạnh dân tộc nguyên tắc bất di bất dịch cách mạng Việt Nam IV.2 Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu quyền lợi nhân dân Nguyên tắc kế thừa, phát huy từ tư tưởng lấy dân làm gốc ông cha ta, đồng thời phạm trù chủ nghĩa vật lịch sử: cách mạng nghiệp quần chúng, nhân dân người sáng tạo lịch sử Người viết: “Có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn cũnglàm Không có việc làm không xong Dân chúng biết giải nhiều vấn đề cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà người tài giỏi, đoàn thể to lớn nghĩ không ra” IV.3 Đại đoàn kết cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đại đoàn kết rộng rãi, lâu dài, bền vững Theo Hồ Chí Minh, có đoàn kết tạo sức mạnh cách mạng Muốn vậy, trước hết cần có Đảng cách mạng để vận động, tổ chức dân chúng, liên minh với dân tộc bị áp giai cấp vô sản nơi Đó điều kiện tiên Đảng cách mạng muốn thống trị tư tưởng, đảm bảo vai trò đó, phải giữ vững chất giai cấp công nhân, phải vũ trang chủ nghĩa chân chính, khoa học cách mạng chủ nghĩa Mác – Lênin IV.4 Đại đoàn kết chân thành, thân ái, thẳng thắn theo nguyên tắc tự phê bình, phê bìnhvì thống bền vững Để giải khác tiêu cực cần khắc phục phận khối đại đoàn kết dân tộc, Hồ chủ tịch nêu rõ: “Đoàn kết thật nghĩa mục đích phải trí lập trường phải trí Đoàn kết thực nghĩa vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học hỏi tốt nhau, phê bình sai phê bình lập trường thân ái, nước, dân” Đoàn kết phải gắn với đấu tranh để tăng cường đoàn kết ngừa tình trạng đoàn kết xuôi chiều, nêu cao tinh thần phê bình tự phê bình để biểu dương mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt, củng cố đoàn kết IV.5 Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; chủ nghĩa yêu nước chân phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế sáng giai cấp công nhân e Đặt cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam gắn bó với cách mạng vô sản giới cách mạng vô sản giới Ngay từ đường cứu nước vừa sáng tỏ, Hồ Chí Minh xác định đường cách mạng Việt Nam phận cách mạng giới giành thắng lợi hoàn toàn có đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng giới f Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân với chủ nghĩa quốc tế sáng Hồ Chí Minh triệt để phát huy sức mạnh chủ nghĩa yêu nước tinh thần dân tộc Người suốt đời đấu tranh không mệt mỏi để củng cố tăng cường tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam dân tộc khác đấu tranh cho mục tiêu chung hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ chủ nghĩa xã hội Đề cao giúp đỡ quốc tế với cách mạng Việt Nam, Người đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm cách mạng Việt Nam với cách mạng giới 40 g Dựa vào sức chính, tranh thủ giúp đỡ nước xã hội chủ nghĩa, ủng hộ nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao - Hồ Chí Minh luôn nêu cao hiệu "tự lực cánh sinh, dựa vào sức chính”, "muốn người ta giúp cho, trước phải tự giúp lấy đã" - Người đề đường lối kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập, thống dân tộc với mục tiêu thời đại hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ chủ nghĩa xã hội - Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở: phải coi đấu tranh bạn đấu tranh ta h Có quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng "làm bạn với tất nước dân chủ" Trong suốt đời hoạt động mình, Người chăm lo xây dựng, vun đắp cho tình hữu nghị, hợp tác đoàn kết nhân dân nước theo tinh than "bốn phương vô sản anh em” nhằm tạo nên sức mạnh to lớn cho nghiệp cách mạng dân tộc Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào bối cảnh hội nhập III Thực trạng chung Dưới lãnh đạo Đảng, Việt Nam xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dân, dân, dân Việt nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa sẵn sàng bạn đối tác tin cậy nước cộng đồng quốc tế, phấn đấu hòa bình phát triển Những năm qua Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, đường lối đại đoàn kết dân tộc, chăm lo cho giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo người Việt Nam định cư nước ngoài; thể chế hóa sách, pháp luật Nhà nước lĩnh vực trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại đáp ứng lợi ích, nguyện vọng đánh giai tầng xã hội… III.1 Những mặt đạt Khối đại đoàn kết toàn dân tộc tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân đội trí thức mở rộng hơn, nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển - Trong năm đổi mới, kinh tế đất nước tiếp tục phát triển với nhịp độ cao so với nước khác khu vực Đặc biệt, hai năm qua, nước ta chịu tác động nhiều mặt tiêu cực khủng hoảng kinh tế giới vấn đề phức tạp quốc tế, khó khăn nước; tầng lớp nhân dân chung sức chung lòng với Đảng Nhà nước vượt qua khó khăn thách thức, giữ vững ổn định trị - xã hội, kiềm chế lạm phát, ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trì tăng trưởng kinh tế hợp lý, tiếp tục nâng cao vị Việt Nam trường quốc tế - Tình hình trị đất nước luôn giữ ổn định Mối quan hệ Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tầng lớp nhân dân ngày mật thiết Vai trò Mặt trận đoàn thể nhân dân hệ thống trị xã hội ngày tăng cường phát huy 41 - Tình hình xã hội có tiến Sự đồng thuận xã hội vấn đề lớn đất nước ngày tăng cường, việc thực hành dân chủ Đảng xã hội có nhiều tiến Các lợi ích cá nhân, tập thể xã hội bước thực hài hòa Đời sống vật chất tinh thần đại phận nhân dân cải thiện rõ rệt, tạo điều kiện thuận lợi để tập hợp rộng rãi tầng lớp nhân dân; khối đại đoàn kết dân tộc tiếp tục mở rộng thống theo mục tiêu chung III.2 Những mặt hạn chế Tuy nhiên, xã hội tồn tại, yếu tiêu cực tác động bất lợi đến trình củng cố tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc - Đời sống phận nhân dân nhiều khó khăn, người nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Sự phân hóa giàu nghèo ngày lớn - Tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn kéo dài chưa ngăn chặn có hiệu quả… suy thoái tư tưởng trị, đạo đức, lối sống phận không nhỏ cán bộ, đảng viên cản trở việc thực có hiệu đường lối, chủ trương, sách đảng nhà nước, gây bất bình làm giảm niềm tin tầng lớp nhân dân - Các lực thù địch sức chống phá cách mạng, thực âm mưu diễn biến hòa bình, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng chiêu “dân chủ”, “nhân quyền”, lợi dụng vấn đề “tôn giáo”, “dân tộc” hòng phá hoại thành cách mạng, phá hoại khối đoàn kết dân tộc Sở dĩ có khuyết điểm, yếu do: Đảng ta chưa kịp thời phân tích dự báo đầy đủ biến đổi cấu giai cấp - xã hội trình đổi đất nước mâu thuẫn nảy sinh nội nhân dân để kịp thời có chủ trương, sách phù hợp; có tổ chức đảng, quyền coi thường dân, coi nhẹ công tác dân vận - mặt trận; không nơi tư tưởng định kiến, hẹp hòi làm cản trở cho việc thực chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc đảng; phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên thoái hoá, biến chất, v.v… không thực vai trò tiên phong gương mẫu Đây vấn đề cần hệ thống trị quan tâm giải thời gian tới, nhằm tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, mục tiêu chung đất nước III.3 Nhiệm vụ yêu cầu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn Để thực thắng lợi nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, đại hóa, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải xây dựng phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại • Yêu cầu đặt giai đoạn cách mạng là: phải củng cố tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát huy sức tổng hợp toàn dân, tiến hành thắng lợi nghiệp công nghiệp hóa, đại hóa đất nước mục tiêu chủ nghĩa xã hội Cụ thể: - Luôn đảm bảo lãnh đạo Đảng hệ thống trị toàn xã hội - Tăng cường phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc gắn liền với yêu cầu phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa giữ vững kỉ cương đời sống xã hội - Phải thấu suốt quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu nhân tố bảo đảm thắng lợi nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc - Lấy mục tiêu chung nghiệp cách mạng làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn 42 - Nâng cao ý thức gương mẫu chấp hành Hiến pháp, pháp luật cấp, ngành, cán bộ, đảng viên người dân tổ chức Đảng, quan Nhà nước, tổ chức Mặt trận đoàn thể nhân dân - Dưới lãnh đạo Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức liên minh trị, sở trị quyền nhân dân, có vai trò to lớn việc đoàn kết, tập hợp tầng lớp nhân dân, góp phần tăng cường phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc… Để đáp ứng điều đó, Mặt trận tổ chức thành viên phải không ngừng củng cố, kiện toàn tổ chức, cán bộ; đổi nội dung, phương thức nâng cao hiệu tình hình Tự hào truyền thống đoàn kết yêu nước dân tộc ta, truyền thống vẻ vang Mặt trận, lúc hết cần phát huy lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, đoàn kết người Việt Nam tạo thành sức mạnh to lớn khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực thằng lợi Nghị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; giữ vững độc lập, thống toàn vẹn lãnh thổ, mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” IV Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại IV.1 Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh Để thực thắng lợi nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, đại hóa, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải xây dựng phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh thời đại Trong công đổi mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tính chất tổ chức liên minh trị, liên hiệp tự nguyện rộng lớn nhân dân ta, nơi thể ý chí nguyện vọng tầng lớp nhân dân, nơi hiệp thương thống hành động thành viên, phối hợp với quyền giải ngày có hiệu vấn đề xúc nhân dân, thực dân chủ, đổi xã hội, chăm lo lợi ích đáng tầng lớp nhân dân; tham gia ngày thiết thực vào việc xây dựng, giám sát, bảo vệ Đảng quyền Với tư cách sở trị quyền nhân dân, mặt trận tổ quốc việt nam phối hợp ngày nhiều với quyền cấp từ trung ương đến địa phương việc thực nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng đối ngoại nhằm nỗ lực xây dựng bảo vệ Tổ quốc Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải chủ động góp phần đảng nhà nước xây dựng hoàn thiện số sách chung để sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trở thành động lực chủ yếu nhân tố có ý nghĩa định, bảo đảm thắng lợi bền vững nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc Trong năm trước mắt, Mặt trận cần tập trung đẩy mạnh vận động, phong trào thi đua yêu nước, vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư” vận động “ngày người nghèo”, phấn đấu xoá xong nhà dột nát cho người nghèo, góp phần đảng nhà nước thực mục tiêu đến năm 2010 đưa đất nước ta khỏi tình trạng nước phát triển IV.2 Khơi dậy phát huy tối đa nội lực Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội toàn quốc lần thứ X Đảng rút học: “Phát huy cao độ nội lực, đồng thời sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại điều kiện Phát huy nội lực, xem nhân tố định phát triển; đồng thời coi trọng huy động nguồn ngoại lực, thông qua hội nhập hợp tác quốc tế, 43 tranh thủ nguồn lực bên để phát huy nội lực mạnh hơn, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh bền vững sở giữ vững độc lập dân tộc định hướng xã hội chủ nghĩa” Dưới lãnh đạo Đảng, để phát huy cao độ nội lực, trước hết cần ý thức sâu sắc quan điểm: dân gốc, cách mạng nghiệp quần chúng Trên sở đó, toàn Đảng, cấp, ngành, cán bộ, Đảng viên; suy nghĩ, hành động phải thật dựa vào dân phát huy cao độ sức mạnh nhân dân, sức mạnh nội lực Hai là, tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác dân vận, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc Thực đại đoàn kết nghiệp toàn dân, hệ thống trị nhiều hình thức, biện pháp hữu hiệu Ba là, phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa nhằm thực tốt quyền làm chủ nhân dân, đồng thời tăng cường giữ nghiêm kỉ cương phép nước, kiên đấu tranh chống khuynh hướng tư tưởng sai trái, phòng chống quan liêu, tham nhũng… Bốn là, tiếp tục đổi phương thức hoạt động Mặt trận đoàn thể nhân dân, với nhiều hình thức; phát huy cao độ tiềm mạnh nghiệp đổi mới, xây dựng bảo vệ vững Tổ quốc Năm là, phải xây dựng hệ thống trị sạch, vững mạnh IV.3 Nâng cao hiệu hợp tác quốc tế, nâng cao ý chí tự lực tự cường Trong điều kiện thực sách mở cửa, hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại xu khu vực hóa, toàn cầu hóa kinh tế ngày phát triển, đòi hỏi phải củng cố đoàn kết với phong trào cách mạng nước, đồng thời phải nắm vững phương châm ngoại giao mềm dẻo, có nguyên tắc nhằm thực thắng lợi sách đối ngoại Đảng Nhà nước ta là: Việt Nam muốn bạn đối tác tin cậy với tất nước cộng đồng quốc tế, hòa bình, hợp tác phát triển Tình hình giới đòi hỏi phải có chủ trương đắn, sáng tạo việc nắm bắt hội, vượt qua thử thách, đẩy lùi nguy cơ, để vừa nâng cao hiệu hợp tác quốc tế, vừa giữ vững sắc dân tộc, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa Ngoài ra, đảng nhà nước ta phải chủ trương phát huy mạnh mẽ sức mạnh dân tộc - sức mạnh chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh người làm chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, sở sức mạnh bên mà tranh thủ vận dụng đồng tình, ủng hộ rộng rãi lực lượng bên IV.4 Những bước làm cụ thể d Xây dựng, kiện toàn hệ thống trị sạch, vững mạnh - Xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam vững mạnh - Xây dựng Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sạch, vững mạnh, thể quyền làm chủ nhân dân - Luôn chăm lo xây dựng Mặt trận đoàn thể nhân dân e Dựa vào sức mạnh toàn dân, lấy dân làm gốc Sự nghiệp đổi nghiệp dân, dân, dân, chủ trương sách đảng ta xuất phát từ dân, dựa vào dân mà thực Do cần phải phát triển nguồn nhân lực người, đào tạo đội ngũ cán tốt, đủ lực, phẩm chất đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, đại hóa đất nước, khơi dậy, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, coi dân chủ mục tiêu, động lực để xây dựng đất nước, trọng nâng cao ý thức làm chủ cho nhân dân Cần phải: - Thường xuyên chăm lo xây dựng phát triển nguồn lực người: bồi dưỡng tư tưởng yêu nước kết hợp với tinh thần quốc tế chân chính; có đạo đức, lối sống cách mạng sang; đội ngũ 44 nhân lực có trình độ cao Để xây dựng đội ngũ cán cấp nay, kể cán lãnh đạo, quản lý cấp cao, phải khắc phục định kiến rơi rớt Đó tâm lý coi thường người xuất thân từ giai cấp lao động, đặc biệt từ giai cấp công nhân, cho họ hiểu biết, có tầm nhìn hạn chế; ngược lại tâm lý coi thường kỳ thị người trí thức, coi họ sách vở, quan liêu, không thực tế, thiếu hiểu biết đời - Tiếp tục xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc - Tôn trọng quyền làm chủ nhân dân Xã hội phát triển trình độ dân chủ xã hội cao Dân phải tôn trọng, phải phát huy tính tích cực lĩnh vực đời sống xã hội f Giữ vững sắc văn hóa dân tộc thời kì hội nhập Trong kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế cần phải nghiên cứu kĩ để khám phá vận động phát triển văn hóa, từ có nhận thức đăng cảnh tỉnh trước vấn đề đặt vấn đề mà lực thù địch tận dụng để đạt tới “Chủ nghĩa đa nguyên văn hóa” Cần giáo dục, củng cố, xây dựng niềm tin hệ giá trị chân, thiện, mỹ truyền thống quí báu dân tộc chế độ Cần tăng cường công tác lãnh đạo cấp ủy Đảng, vai trò quản lí quyền cấp tham gia có hiệu tổ chức trị - xã hội nhằm ngăn chặn luồng thông tin xấu, chạy theo chế thị trường có yếu tố không lành mạnh, độc hại Giữ gìn sắc dân tộc phải sở kết hợp chặt chẽ lý luận với tổ chức hành động, quản lí để hệ trẻ hôm mai sau biết tự hào dân tộc để có ý chí phấn đấu hoàn thành tốt nghiệp mà cha ông hi sinh bảo vệ, xây dựng Phải gắn tri thức từ sách với thực tiễn sống mà hệ qua hệ ngày tương lai cần phải vươn tới, giúp hệ trẻ thấy rõ chiến lược Đảng, Nhà nước đặt người vào trung tâm phát triển Kết luận Theo thống kê có đến 40% báo, viết, nói Hồ Chí Minh đại đoàn kết, qua ta thấy tầm quan trọng đại đoàn kết tư tưởng Người Nó không lời giải đáp đắn cho toán cách mạng vào thời điểm mà suốt chiều dài lịch sử giữ nguyên giá trị Thực tiễn cách mạng Việt Nam 70 năm qua chứng minh hùng hồn sức sống kỳ diệu sức mạnh vĩ đại tư tưởng Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc 45 Đại đoàn kết dân tộc, từ chỗ tư tưởng lãnh tụ trở thành sợi đỏ xuyên suốt đường lối chiến lược Đảng cộng sản Việt Nam cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cách mạng xã hội chủ nghĩa Bước vào thời kì đổi mới, thời thách thức đan xen thường xuyên tác động đến khối đại đoàn kết dân tộc Thực tế đòi hỏi phải quán triệt quan điểm Hồ chủ tịch đại đoàn kết dân tộc, phải vận dụng sáng tạo tiếp tục phát triển quan điểm ấy, phù hợp với biến đổi tình hình Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc ngày phát triển, hoàn thiện với thực tiễn đất nước Tư tưởng phát huy tối đa sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đưa cách mạng Việt Nam bước tới thắng lợi ngày góp phần tích cực, xứng đáng vào nghiệp chung nhân dân giới hòa bình, độc lập dân tộc tiến xã hội Trên tiểu luận em đề tài “Vận dụng tư tưởng HCM đại đoàn kết dân tộc vào công đổi mới, hội nhập nay” Bài tiều luận trình làm khó tránh khỏi hạn chế định nội dung để tiếp tục, bổ sung sửa chữa, em mong nhận góp ý thầy cô để em hoàn thiện Danh mục tài liệu tham khảo - Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh – NXB Trang tài liệu Scribd.com Trang Tạp chí cộng sản điện tử Trang tailieuso.net 46 Môc lôc 47