Ý nghĩa của việc học tập môn học - Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đảng, về đường lốicủa Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội
Trang 1CHƯƠNG MỞ ĐẦU
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN ĐƯỜNG LỐI
CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
I ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
a Khái niệm “đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam
- Đường lối cách mạng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết của Đảng.
a Khái niệm “đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”
- Đường lối cách mạng của Đảng là toàn diện và phong phú:
+ Có đường lối chính trị chung, xuyên suốt cả quá trình cách mạng, như: đường lốiđộc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội
+ Có đường lối cho từng thời kỳ lịch sử, như: đường lối cách mạng dân tộc dân chủnhân dân; đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa
+ Có đường lối cách mạng vạch ra cho từng lĩnh vực hoạt động, như: đường lối côngnghiệp hóa, đường lối phát triển kinh tế - xã hội
a Khái niệm “đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”
- Đường lối cách mạng của Đảng chỉ có giá trị chỉ đạo thực tiễn khi phản ánh quy luật vậnđộng khách quan
- Đường lối đúng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng; quyết định
vị trí, uy tín của Đảng đối với quốc gia dân tộc
b Đối tượng nghiên cứu của môn học
Đối tượng chủ yếu của môn học là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam – từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Môn đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với
môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ, sự ra đời tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam – chủ thể hoạch định đườnglối cách mạng Việt Nam
- Làm rõ quá trình hình thành, bổ sung và phát triển đường lối cách mạng của Đảng.Trong đó, đặc biệt làm rõ đường lối của Đảng trên một số lĩnh vực cơ bản thời kỳ đổi mới
- Làm rõ kết quả thực hiện đường lối cách mạng của Đảng trong tiến trình cách mạngViệt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống, sâu sắc đường lối của Đảng cùng với trithức chuyên ngành của mình, có thể đóng góp ý kiến cho Đảng về đường lối, chính sách, đápứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng nước ta
Trang 2II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC
1 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của môn học được hiểu là con đường, cách thức để nhậnthức đúng đắn những nội dung cơ bản của đường lối và hiệu quả tác động của nó trong thựctiễn cách mạng Việt Nam
1 Phương pháp nghiên cứu
a Cơ sở phương pháp luận
Là thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, các quanđiểm có ý nghĩa phương pháp luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng
b Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hết sức quan trọng
- Sử dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh…
2 Ý nghĩa của việc học tập môn học
- Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đảng, về đường lốicủa Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt
là đường lối của Đảng trong thời kỳ đổi mới
- Bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, định hướng phấn đấutheo mục tiêu, lý tưởng và đường lối của Đảng; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trướcnhững nhiệm vụ trọng đại của đất nước
- Sinh viên có cơ sở vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực giải quyếtnhững vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội… theo đường lối, chính sách của Đảng
Trang 3CHƯƠNG1 I
SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ
ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
I HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
a Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
- Cuối thế kỷ XIX, CNTB Phương Tây chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạnđộc quyền (đế quốc chủ nghĩa)
- Đầu thế kỷ XX, 70% dân số thế giới hoặc chịu ảnh hưởng hoặc nằm dưới ách thống trị củachủ nghĩa thực dân Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc làm cho:
+ Đời sống nhân dân các nước thuộc địa trở nên cùng cực
+ Quan hệ xã hội của các nước thuộc địa bị thay đổi căn bản
+ Mâu thuẫn giữa các nước xuất hiện và ngày càng phát triển mạnh mẽ, sự phản ứng của cácnước thuộc địa ngày càng gay gắt
Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
b Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin
+ Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ muốn giành được thắng lợi giai cấp công nhân phải lập raĐảng Cộng sản Đảng luôn phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, xuất phát từ lợiích của giai cấp công nhân, đồng thời đại biểu cho quyền lợi của toàn dân tộc
+ Chủ nghĩa Mác-Lênin đã lay chuyển, lôi cuốn quần chúng nhân dân ở những nước thuộc địa
vào phong trào cộng sản
+ Tư tưởng về Đảng Cộng sản của chủ nghĩa Mác-Lênin đã thúc đẩy sự ra đời của các ĐảngCộng sản ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
c Tác động của cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
- Cách mạng tháng Mười Nga làm cho phong trào cách mạng vô sản trên thế giới quan hệ mậtthiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc
- Cách mạng tháng Mười đã chứng minh rằng chủ nghĩa Mác- Lênin đã trở thành hiện thực vàđược truyền bá rộng rãi
- Cách mạng tháng Mười và Quốc tế III đã dẫn đến sự ta đời của các Đảng cộng sản: Đảngcộng sản Đức, Đảng cộng sản Hungari (1918), Đảng cộng sản Mỹ (1919), Đảng cộng sảnAnh, Pháp (1920), Đảng cộng sản Trung Quốc, Mông Cổ (1921), ĐCS Nhật Bản (1922)…
- Đối với Việt Nam, quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩaMác-Lênin và thành lập Đảng Cộng sản
2 Hoàn cảnh trong nước
a Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
- Chính sách cai trị của thực dân Pháp
Trang 4Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, chúng từng bước thiết lập bộ máythống trị thực dân và thực hiện những cuộc khai thác bóc lột
Về chính trị: Thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề, thực hiện chínhsách chia để trị, chia nước ta thành ba kỳ thẳng tay đàn áp, dìm các cuộc đấu tranh của dân tatrong biển máu
Về kinh tế: Trọng tâm là khai thác mỏ và đồn điền, chúng kết hợp hai phương thức tư bản vàphong kiến để thu lợi nhuận
Về văn hóa: Thi hành triệt để chính sách văn hoá nô dịch, ngu dân, khuyến khích các hủ tụclạc hậu Bưng bít và ngăn chặn mọi ảnh hưởng của nền văn hoá dân chủ tiến bộ trên thế giớivào Việt Nam
Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam
Giai cấp địa chủ: Được sự nâng đỡ của chính quyền thực dân, nhưng trong đó vẫn có một bộphận địa chủ có lòng yêu nước
Giai cấp nông dân: chiếm 90% trong xã hội Việt Nam, bị bóc lột và áp bức nặng nhất bởi thuếkhoá và phu phen tạp dịch
Giai cấp công nhân: Là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa Họ có đặcđiểm:
Phải chịu ba tầng áp bức bóc lột
Đều từ nông dân bị bần cùng hoá
Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc
Sớm tiếp thu những tinh hoa văn hoá tiên tiến của thời đại cách mạng vô sản
Giai cấp tư sản: bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp…trong đó có một bộ phậnkiêm địa chủ Ngay từ khi ra đời, thế lực kinh tế và địa vị chính trị của giai cấp này nhỏ bé vàyếu ớt
Tầng lớp tiểu tư sản: ngày càng trở nên đông đảo, bao gồm: học sinh, trí thức, viên chức vànhững người làm nghề tự do…
Mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến
Mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu và càng gay gắt là toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dânPháp xâm lược
Tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa, nửa phong kiến
b Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX
- Phong trào Cần Vương (1885-1896).
- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884-1913)
- Trước chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918): Phong trào dân chủ tư sản xuất hiện 2 xu
hướng: Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu, xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh.
Trang 5+ Các phong trào khác: Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907); Phong trào tẩy chay tư sảnHoa Kiều (1919) (phong trào tẩy chay khách trú); Phong trào đấu tranh chống độc quyềnthương cảng Sài Gòn (1920); phong trào chống độc quyền khai thác lúa gạo ở Nam Kỳ…+ Các tổ chức, đảng phái ra đời: Đảng Lập hiến; Việt Nam nghĩa đoàn, Thanh Niên cao vọng;
Tân Việt cách mạng Đảng, Việt Nam Quốc Dân Đảng (25/12/1927)…
Nhìn chung, các phong trào yêu nước đã thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc,nhưng cuối cùng đều thất bại
Cho đến trước năm 1920, Việt Nam đang khủng hoảng trầm trọng nhất về con đường cứunước Thực chất của cuộc khủng hoảng là do thiếu một đường lối, một giai cấp lãnh đạo tiêntiến
c Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng
+ Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây tìm đườngcứu nước
+ Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công Nguyễn Tất Thành đã hướng đến conđường CM Tháng Mười
+ Năm 1919, Người đã gửi tới hội nghị Véc-xây (Pháp) bản yêu sách đòi quyền lợi cho dântộc Việt Nam
+ Tháng 7-1920, Người được đọc Bản sơ thảo lần thứ nhất Đề cương về vấn đề dân tộc vàthuộc địa của Lê nin
Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự việc thành lập Đảng
+ Tháng 12-1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc tham gia bỏphiếu tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp, và gia nhập Quốc tế Cộng sản
Người đã viết và gửi các sách báo, tài liệu về Việt Nam như các báo Việt Nam hồn, Người cùng khổ, Bản án chế độ thực dân Pháp… để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và chỉ rõ con
đường cách mạng của nhân dân ta
+ Tháng 6 năm 1925 Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, trực tiếp mởnhiều lớp huấn luyện ở Quảng Châu
+ Các tác phẩm, bài viết của Người từ 1921-1927 (Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường KáchMệnh…) toát lên những quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc
c Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
- Sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
+ Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hoá” + Từ năm 1919-1925, đã nổ ra 25 cuộc bãi công, diễn ra trên quy mô lớn hơn và dài hơn.+ Từ năm 1926-1929, phong trào công nhân ngày càng phát triển Trong hai năm 1926-1927,mỗi năm có hàng chục cuộc đấu tranh Trong hai năm 1928-1929 nổ ra hơn 40 cuộc đấutranh
Trang 6+ Các cuộc đấu tranh đã kết hợp giữa khẩu hiệu kinh tế với khẩu hiệu chính trị và vượt rakhỏi phạm vi của một nhà máy, đồn điền, thể hiện rõ rệt tinh thần đoàn kết giai cấp, ý thức tổchức của công nhân
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
- Các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam ra đời
+ Tháng 3-1929, một số phần tử tiên tiến họp ở số nhà 5Đ, phố Hàm Long (Hà Nội) để thànhlập chi bộ cộng sản đầu tiên, gồm 7 đảng viên, do Trần Văn Cung làm bí thư
+ Đêm 17-6-1929, 20 đại biểu của Kỳ bộ Bắc Kỳ đã họp tại 312 phố Khâm Thiên tuyên bốthành lập Đông Dương Cộng sản đảng
+ Tổng bộ Thanh niên và Kỳ bộ Nam kỳ đã quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng vàotháng 8-1929
+ Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã tách ra, công bố Tuyên đạt thành lập Đông DươngCộng sản liên đoàn (9-1929)
II HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦAĐẢNG
2 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
- Nội dung Cương lĩnh Gồm 5 vấn đề:
Đường lối chiến lược chung: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản
Nhiệm vụ cách mạng Tư sản dân quyền:
+ Chính trị: Đánh đổ đế quốc và bọn phong kiến, làm hoàn toàn độc lập, xây dựngchính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông
+ Kinh tế: Thủ tiêu hết quốc trái, thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc Pháp tư bản giaocho chính phủ công nông
+ Văn hoá, xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ được bình quyền, phổthông giáo dục theo hướng công nông hoá
Lực lượng cách mạng: Công nhân, Nông dân, tiểu tư sản, trí thức, trung nông, lợidụng hoặc trung lập phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản Việt Nam
Về đoàn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới
Sự lãnh đạo của Đảng: Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạngViệt Nam
- Ý nghĩa Cương lĩnh:
Trang 7+ Đáp ứng được yêu cầu cơ bản và cấp bách của nhân dân ta, phù hợp với xu thế pháttriển của thời đại lịch sử mới.
+ Trở thành ngọn cờ đoàn kết toàn Đảng, toàn dân
+ Thể hiện sự nhận thức, vận dụng đúng đắn Chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cáchmạng Việt Nam
Ý nghĩa của việc thành lập Đảng
+ Chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành và đủ khả năng đảm nhiệm vaitrò lãnh đạo của cách mạng Việt Nam
+ Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, là cơ sở dẫn đến những thắnglợi và những bước nhảy vọt lớn trong lịch sử dân tộc
+ Với sự ra đời của Đảng, cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận của cáchmạng thế giới
Những nội dung chính của chương I
I Hoàn cảnh lịch sử ra đời của Đảng
- Hoàn cảnh quốc tế
- Hoàn cảnh trong nước
II Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Câu hỏi kiểm tra chương I
1 Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp xã hội Việt Nam đãxuất hiện những giai cấp nào? Giai cấp nào có khả năng lãnh đạo cách mạng? Tại sao?
2 Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại chủ động từ Xiêm sang Hương Cảng – Trung Quốc vào cuốinăm 1929?
Trang 8Nội dung của Luận cương
Luận cương chỉ rõ: mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt ở Đông Dương
Phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương: Lúc đầu là một cuộc cách mạng tưsản dân quyền, có tính chất thổ địa và phản đế, bỏ qua thời kỳ tư bản mà tranh đấu thẳng lêncon đường xã hội chủ nghĩa
Nhiệm vụ: Đánh đổ phong kiến và đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toànđộc lập “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền” và là cơ sở để Đảnggiành quyền lãnh đạo dân cày
- Về lực lượng cách mạng: Giai cấp vô sản vừa là động lực chính và là giai cấp lãnh đạo cáchmạng Dân cày (nông dân) là động lực mạnh của cách mạng Phần tử lao khổ ở đô thị đi theocách mạng
- Về phương pháp cách mạng: chuẩn bị “võ trang bạo động”, “phải tuân theo khuôn phép nhàbinh”
- Về quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: cách mạng Đông Dương làmột bộ phận của cách mạng vô sản thế giới
- Về vai trò lãnh đạo của Đảng: sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện cốt yếu cho thắnglợi của cách mạng
Luận cương chính trị tháng 10-1930
Ý nghĩa của Luận cương
Luận cương chính trị khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng màChánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt đã nêu ra
Bên cạnh mặt thống nhất cơ bản giữa Luận cương chính trị với Chánh cương vắn tắt và Sáchlược vắn tắt có mặt khác nhau:
+ Không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốcPháp, từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hang đầu
+ Đánh giá không đúng vai trò cách mạng của một số tầng lớp giai cấp, từ đó Luận cương đãkhông đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranhchống đế quốc xâm lược và tay sai
b Chủ trương khôi phục tổ chức đảng và phong trào cách mạng
- Đảng phát động được một phong trào cách mạng rộng lớn, mà đỉnh cao là Xô viếtNghệ Tĩnh Tuy nhiên đế quốc Pháp và tay sai đã thẳng tay đàn áp, khủng bố
Trang 9- Hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, hàng vạn quần chúng yêu nước bị bắt, giết hoặc bị tùđầy Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương và các địa phương lần lượt bị phá vỡ.Toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương bị bắt
- Mặc dù bị thực dân Pháp khủng bố tàn bạo, một số tổ chức đảng vẫn được duy trì vàbám chắc quần chúng để hoạt động
- Đầu năm 1932, đồng chí Lê Hồng Phong cùng một số đồng chí chủ chốt ở trong và ngoàinước tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng
- Tháng 6-1932, chương trình hành động của Đảng đã đề ra và lãnh đạo quần chúngđấu tranh giành những quyền lợi thiết thực hàng ngày, rồi dần đưa quần chúng tiến lênđấu tranh cho những yêu cầu chính trị cao hơn
- Chương trình hành động năm 1932 phù hợp, nhờ vậy, phong trào cách mạng của quần chúng
và hệ thống tổ chức của Đảng đã nhanh chóng được khôi phục
- Tháng 3-1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc), khẳngđịnh thắng lợi của cuộc đấu tranh khôi phục phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức Đảng Đại hội đề ra ba nhiệm vụ trước mắt là: củng cố và phát triển Đảng; đẩy mạnh cuộc vận độngthu phục quần chúng; mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liênbang Xô viết, ủng hộ cách mạng Trung Quốc…
2 Trong những năm 1936-1939
a Hoàn cảnh lịch sử
- Hậu quả trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933 đãlàm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản thêm gay gắt, phong trào cách mạng của quầnchúng dâng cao
- Chủ nghĩa phátxít xuất hiện và thắng thế ở một số nơi đã và đang đe doạ nghiêm trọng nềnhòa bình và an ninh quốc tế
- Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva (tháng 7-1935) xác định kẻ thùnguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà làchủ nghĩa phát xít nên nhiệm vụ trước mắt lúc này là chống chủ nghĩa phátxít, chống chiếntranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình
+ Đại hội chủ trương lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phátxít và chiến tranh phátxít Đại hội chỉ rõ đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, vấn đề lập mặt trận thốngnhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt
b Chủ trương và nhận thức mới của Đảng
- Hội nghị 7/1936 của Đảng ta xác định:
+ Yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống.+ Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất lúc này là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai củachúng
+ Nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản độngthuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình
Trang 10+ Chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranhcông khai, nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấutranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thích hợp
+ Nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trongcách mạng ở Đông Dương
- Tháng 10-1936, trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới, Đảng nêu một quan điểm mới: "Cuộc dân tộc giải phóng không nhất thiết phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa" Phải chọn kẻ địch nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng mà đánh cho được toàn thắng
- Các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong năm 1937, 1938 và 1939 đãbiết tập hợp rộng rãi những lực lượng chính trị, sử dụng các hình thức tổ chức và đấu tranhlinh hoạt, phù hợp nhằm động viên hàng triệu quần chúng lên trận tuyến đấu tranh cách mạng
II CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM 1945
1 Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng
a Tình hình thế giới và trong nước
- Ngày 1-9-1939 chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ
- Ngày 28-9-1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đặt Đảng Cộng sản Đông Dương rangoài vòng pháp luật, giải tán các hội hữu ái, nghiệp đoàn, đóng cửa các tờ báo và nhà xuấtbản, cấm hội họp và tụ tập đông người
- Ở Việt Nam và Đông Dương, một số quyền tự do, dân chủ bị thủ tiêu, thực dân Pháp ra sức
vơ vét sức người, sức của để phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc Hơn bảy vạn thanh niên
bị bắt sang Pháp để làm bia đỡ đạn
- Ngày 22-9-1940, phát xít Nhật tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng Ngày 23-9-1940,tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu hàng Nhật Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phát xítPháp-Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết
1 Hoàn cảnh lịch sử và sự thay đổi chiến lược của Đảng
b Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
Hội nghị lần thứ 6 (11-1939), Hội nghị lần thứ 7 (11-1940), và Hội nghị lần thứ 8 (5-1941) đãquyết định thay đổi chiến lược như sau:
+ Một là, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
+ Hai là, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cáchmạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc
+ Ba là, quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng vànhân dân ta trong giai đoạn hiện tại
Ban Chấp hành Trung ương còn đặc biệt chú trọng tới công tác xây dựng Đảng, đồng thời chủtrương gấp rút đào tạo cán bộ và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng
c Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
Là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánhPháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân
2 Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
a Phát động Cao trào kháng Nhật, cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần
Trang 11Phát động Cao trào kháng Nhật, cứu nước
- Đầu 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc Phe phát xít lâm vàotình trạng nguy khốn Đêm ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương
- Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau
+ Chỉ thị chủ trương: phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề chocuộc Tổng khởi nghĩa Mọi hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh lúc này phảithay đổi cho thích hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa
+ Chỉ thị nêu rõ phương châm đấu tranh lúc này là phát động chiến tranh du kích, giảiphóng từng phần, mở rộng căn cứ địa
+ Chỉ thị dự kiến những điều kiện thuận lợi để thực hiện tổng khởi nghĩa
a Phát động Cao trào kháng Nhật, cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần
Đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận
- Từ giữa tháng 3-1945, Cao trào kháng Nhật đã diễn ra rất sôi nổi, mạnh mẽ, phongphú cả về nội dung và hình thức
- Ngày 15-4-1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ tại Hiệp Hoà (Bắc Giang) đặtnhiệm vụ quân sự lên trên hết để chuẩn bị tổng khởi nghĩa cho kịp thời cơ Hội nghị đã quyếtđịnh thống nhất các lực lượng vũ tranh sẵn có thành Việt Nam giải phóng quân; quyết địnhxây dựng bảy chiến khu trong cả nước
- Trong tháng 5, 6-1945, các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tục nổ ra và nhiều chiếnkhu được thành lập ở cả ba miền
- Ngày 4-6-1945, khu giải phóng được thành lập gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang và một số vùng lân cận thuộc tỉnh Bắc Giang, PhúThọ, Yên Bái, Vĩnh Yên
- Giữa lúc phong trào quần chúng đang phát triển mạnh mẽ, nạn đói đã xảy ra Hơn haitriệu đồng bào ta bị chết đói Đảng kịp thời đề ra khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạnđói”, vì vậy trong một thời gian ngắn, Đảng đã động viên được hàng triệu quần chúng tiến lêntrận tuyến cách mạng
2 Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
b Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa
- Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng không điều kiện Ở Châu Á, phát xít Nhật đang đigần đến chỗ thất bại hoàn toàn
- Từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (TuyênQuang) quyết định phát động toàn dân Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền:
Trang 12+ Khẩu hiệu đấu tranh là: “Phản đối xâm lược! Hoàn toàn độc lập! Chính quyền nhân dân!”.Những nguyên tắc để chỉ đạo khởi nghĩa là tập trung, thống nhất và kịp thời, phải đánh chiếmngay những nơi chắc thắng; quân sự và chính trị phải phối hợp; phải làm tan rã tinh thần quânđịch trước khi đánh….
- Ngay đêm 13-8-1945, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh tổng khởi nghĩa
- Ngày 16-8-1945, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào tán thành chủ trương tổng khởi nghĩacủa Đảng và Mười chính sách của Việt Minh, quyết định thành lập Uỷ ban giải phóng dân tộcViệt Nam
- Ngay sau Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnhdân tộc ta đã đến Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”
- Chỉ trong vòng 15 ngày (từ 14 đến 28-8-1945) cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành côngtrên cả nước
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố NướcViệt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời
2 Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
c Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học của cuộc Cách mạng Tháng Tám
Kết quả và ý nghĩa
- Là kết quả và đỉnh cao của 15 năm đấu tranh của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng,
- Đập tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa đế quốc trong gần một thế kỷ trên đất nước ta, chấmdứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ngót nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa, nhà nước do nhân dân lao động làm chủ
- Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân độc lập, tự do, làm chủ vậnmệnh của mình Nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập và tự do ĐảngCộng sản Việt Nam từ chỗ phải hoạt động bí mật, không hợp pháp trở thành một đảng cầmquyền và hoạt động công khai
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷnguyên mới của lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do
- Chọc thủng một khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở đầuthời kỳ suy sụp và tan rã không gì cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân cũ,
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trênthế giới
Nguyên nhân thắng lợi
Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cơ bản nhất, quyết định thắng lợi của Cách mạngTháng Tám
Bài học
- Một là: Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc
và chống phong kiến
- Hai là: Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công - nông
- Ba là: Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù
Trang 13- Bốn là: Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng một cáchthích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân
- Năm là: Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ
- Sáu là: Xây dựng một Đảng Mác - Lênin đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyềnTóm tắt nội dung chương II
I CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939
1 Trong những năm 1930-1935
2 Trong những năm 1936-1939
II CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM 1945
1 Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng
2 Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
1 Điểm khác nhau cơ bản giữa hai bản Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo và bảnCương lĩnh cách mạng đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là gì?
2 Tại hội nghị trung ương nào Đảng đã hoàn chỉnh nhận thức về cách mạng giải phóng dântộc ở Việt Nam?
Trang 141 Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946)
a Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau Cách mạng Tháng Tám
- Đất nước bị các thế lực đế quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt
+ Phía Bắc vĩ tuyến 16, có gần 20 vạn quân Tưởng, Việt quốc, Việt cách
+ Phía Nam vĩ tuyến 16, có gần 2 vạn quân Anh hậu thuẫn cho Pháp tái chiếm
+ Khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp Một số quân Nhật cùng với quân Anh dọnđường cho quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miền Nam
- Trong lúc đó, ta phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về kinh tế, xã hội
+ Nạn đói ở miền Bắc chưa được khắc phục Ruộng đất bị bỏ hoang Công nghiệp đình đốn.Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, ngoại thương đình trệ
+ Tình hình tài chính chỉ có 1,2 triệu đồng, trong đó quá nửa là tiền rách Ngân hàng ĐôngDương còn nằm trong tay tư bản Pháp Quân Tưởng tung tiền quốc tệ và quan kim gây rốiloạn thị trường
+ 95% số dân không biết chữ, các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hết sức nặng nề
- Nước Việt Nam chưa có nước nào công nhận Đất nước bị bao vây bốn phía, vận mệnh dântộc như "ngàn cân treo sợi tóc"
1 Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946)
b Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của Đảng
- Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc Chỉ thị xác định:
+ Tính chất "cách mạng dân tộc giải phóng" Khẩu hiệu của ta lúc này vẫn là "Dân tộc trên hết,
Tổ quốc trên hết".
+ Kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược.
+ Nhiệm vụ chủ yếu là "củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nộiphản, cải thiện đời sống cho nhân dân"
Để thực hiện các nhiệm vụ đó Trung ương đề ra các công tác cụ thể:
+ Về nội chính: xúc tiến việc bầu cử Quốc hội, thành lập chính phủ chính thức, lập Hiến
pháp, củng cố chính quyền nhân dân
+ Về quân sự: động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo cuộc
kháng chiến lâu dài
+ Về ngoại giao: kiên trì nguyên tắc "bình đẳng tương trợ", thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu
hiệu "Hoa - Việt thân thiện" đối với quân đội Tưởng Giới Thạch
chủ trương "độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế" đối với Pháp
Trang 15Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc đã giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng về chỉ đạo
chiến lược và sách lược cách mạng khôn khéo trong tình thế vô cùng hiểm nghèo của nướcnhà
1 Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946)
c Kết quả, ý nghĩa và bài học lịch sử
Kết quả thực hiện
Về chính trị xã hội
- Ngày 6-1-1946, tổ chức cuộc tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội
- Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp kỳ thứ nhất đã bầu Hồ Chí Minh giữ chức Chủ tịch Chính phủ
và trao quyền cho Người lập chính phủ chính thức
- Tại kỳ họp thứ hai (tháng 11-1946), Quốc hội đã thông qua Hiến pháp của nước Việt NamDân chủ Cộng hoà, và khẩn trương bầu Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân đã bầu Uỷban hành chính các cấp
- Mặt trận dân tộc thống nhất được mở rộng Các đoàn thể yêu nước ra đời như: Hội Liên hiệpquốc dân Việt Nam (tháng 5-1946), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam Đảng Xã hội Việt Nam
- Cuối năm 1946, Quân đội quốc gia Việt Nam có 8 vạn người Việc vũ trang quần chúngcách mạng, quân sự hoá toàn dân được thực hiện rộng khắp
Về kinh tế, văn hoá
- Đảng và Chính phủ phát động thi đua sản xuất;
Động viên nhân dân tiết kiệm giúp nhau chống giặc đói;
Thực hiện bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác của chế độ thực dân;
Tiến hành tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho nông dân nghèo, chia lại ruộngđất công một cách công bằng, hợp lý;
Giảm tô 25%, giảm thuế, miễn thuế cho nông dân vùng bị thiên tai;
Mở lại các nhà máy do Nhật để lại, tiến hành khai thác mỏ, khuyến khích kinh doanh Đảng đã động viên nhân dân tự nguyện đóng góp cho công quỹ hàng chục triệu đồng và hàngtrăm kilôgam vàng, nền tài chính độc lập từng bước được xây dựng
- Đảng đã vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới, xóa bỏ mọi tệ nạn văn hóa nô dịchcủa thực dân, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển phong trào bình dân học vụ để chống nạn
mù chữ, diệt "giặc dốt" Một năm sau Cách mạng Tháng Tám đã có 2,5 triệu người biết đọc,biết viết
Về bảo vệ chính quyền cách mạng
- Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng tiến công ra các tỉnhNam Bộ, Đảng kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên kháng chiến
Hàng vạn thanh niên nô nức lên đường Nam tiến Nhân dân miền Nam "thành đồng Tổ quốc"
đã làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp
- Đảng ta đã thực hiện sách lược lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù để phân hoá chúng,tránh tình thế đương đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thù
Trang 16+ Từ 9/1945 đến 3/1946, hoà hoãn, nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng ởmiền Bắc để tập trung chống Pháp ở miền Nam
+ Từ 3/1946 đến 12/1946, thương lượng với Pháp, nhằm buộc quân Tưởng rút ngay về nước.Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, cuộc đàm phán ở Đà Lạt, ở Phôngtennơbờlô, Tạm ước 14-9-1946
đã tạo điều kiện cho quân dân ta có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới
c Kết quả, ý nghĩa và bài học lịch sử
Ý nghĩa của những thành quả đấu tranh
Bảo vệ được nền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách mạng;
Xây dựng được nền móng đầu tiên và cơ bản cho chế độ mới
Chuẩn bị được những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó
Nguyên nhân thắng lợi:
Đảng đã đánh giá đúng tình hình nước ta sau Cách mạng Tháng Tám, kịp thời đề ra chủtrương kháng chiến, kiến quốc đúng đắn;
Xây dựng và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
Lợi dụng được mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù…
I ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNGTHỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954)
2 Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhândân (1946 - 1954)
- Trong thời điểm lịch sử đó, vào lúc 20 giờ ngày 19-12-1946, Mệnh lệnh kháng chiến đãđược phát đi, tất cả các chiến trường trong cả nước đồng loạt nổ súng
Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ
Nhân dân cả nước đã đứng lên theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch
TOÀN DIỆN
Trang 172 Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhândân (1946 - 1954)
b Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến
- Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.Bản Chỉ thị đã nêu rõ:
+ Mục đích của kháng chiến là "đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất
và độc lập“.
+ Tính chất của cuộc kháng chiến: “trường kỳ kháng chiến, toàn diện kháng chiến".
+ Các chính sách của cuộc kháng chiến là đoàn kết toàn dân, xây dựng thực lực về mọi mặt,
đoàn kết quốc tế (cả với nhân dân Pháp) để chống bọn thực dân Pháp phản động
- Đêm 19-12-1946, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
- Tháng 3 - 1947, Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”của đồng chí Trường Chinh đã
xác định rõ:
+ Mục tiêu kháng chiến: đánh bọn thực dân phản động Pháp xâm lược nhằm giành độc lập và
thống nhất
+ Tính chất của cuộc kháng chiến: có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới
+ Cuộc kháng chiến của chúng ta là một cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâudài, dựa vào sức mình là chính
- Tháng 2-1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II đưa ra đường lối cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân và được phản ánh qua nội dung cơ bản của Chính cương Đảng Lao động ViệtNam:
+ "Xã hội Việt Nam hiện nay gồm có ba tính chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộcđịa và nửa phong kiến"
+ Đối tượng của cách mạng Việt Nam: đối tượng chính là đế quốc Pháp và bọn canthiệp Mỹ Đối tượng phụ là phong kiến, cụ thể lúc này là phong kiến phản động
+ Nhiệm vụ cơ bản là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sựcho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng,phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội" Ba nhiệm vụ đó khăngkhít với nhau Nhiệm vụ chính lúc này là hoàn thành giải phóng dân tộc
+ Lực lượng gồm có: công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc, những thân sĩ(địa chủ) yêu nước và tiến bộ Nền tảng là công, nông và lao động trí thức Giai cấp côngnhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng
+ Con đường đi lên của cách mạng Việt Nam là: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến tới chủ nghĩa xã hội Đây là một quá trình lâu dài, và đại thể trải qua ba giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc
Giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phongkiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủnhân dân
Giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thựchiện chủ nghĩa xã hội
Trang 18Ba giai đoạn ấy không tách rời nhau mà mật thiết liên hệ xen lẫn với nhau
+ Chính cương cũng nêu rõ 15 chính sách lớn của Đảng để đẩy mạnh kháng chiến đến thắnglợi và đặt cơ sở kiến thiết quốc gia
+ Quan hệ quốc tế: Việt Nam đứng về phe hoà bình và dân chủ, phải tranh thủ sự giúp đỡ củacác nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân thế giới, của Trung Quốc, Liên Xô; thực hiện đoàn kếtViệt-Trung-Xô và đoàn kết Việt-Miên-Lào
Đường lối, chính sách của Đại hội hai đã được bổ sung phát triển qua các Hội nghị Trungương tiếp theo
- Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (tháng 3-1951)
- Hội nghị Trung ương lần thứ 2 (tháng 9-1951)
- Hội nghị Trung ương lần thứ 3 (tháng 4-1952)
- Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (tháng 1-1953)
- Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (tháng 11-1953)
3 Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử
a Kết quả và ý nghĩa lịch sử
Kết quả của việc thực hiện đường lối
Về chính trị: Đảng ra hoạt động công khai đã có điều kiện kiện toàn tổ chức, tăng cường sự
lãnh đạo đối với cuộc kháng chiến Bộ máy chính quyền được củng cố, Mặt trận Liên hiệpquốc dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập Khối đại đoàn kết toàn dân phát triển lên mộtbước mới Chính sách ruộng đất được triển khai, từng bước thực hiện khẩu hiệu người cày córuộng
Về quân sự: chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 được ghi vào lịch sử dân tộc ta như
một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giớinhư một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của nhân dân các dân tộc bị áp bức, sựsụp đổ của chủ nghĩa thực dân
Về ngoại giao: Ngày 8-5-1954, Hội nghị Quốc tế về chấm dứt chiến tranh Đông Dương chính
thức khai mạc ở Giơ-ne-vơ (Thuỵ Sỹ) Ngày 20-7-1954, các văn bản của Hiệp nghị Giơ-ne-vơ
về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết
- Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, trước hết
là hệ thống thuộc địa của Pháp, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
b Nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử
Nguyên nhân thắng lợi
- Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lốichiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính, động viên và
tổ chức toàn dân đánh giặc
Trang 19- Có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất rộngrãi - Mặt trận Liên Việt
- Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân là lực lượng quyết định tiêu diệt địch trênchiến trường, đè bẹp ý chí xâm lược của địch, giải phóng đất đai của Tổ quốc
- Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân làm công cụ sắc bén tổ chứctoàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới
- Có sự liên minh chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia; có sự đồngtình, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc yêuchuộng hòa bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp
1 Đường lối trong giai đoạn 1954-1964
a Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã giành được thắng lợi, song sự nghiệp cách mạngvẫn chưa hoàn thành Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, song miền Nam vẫn còn dưới áchthống trị của thực dân và tay sai Đất nước tạm thời bị chia làm hai miền
+ Ở miền Nam, lợi dụng sự thất bại và khó khăn của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã nhảy vào
để thay chân Pháp nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ
1 Đường lối trong giai đoạn 1954-1964
b Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối
Quá trình hình thành và nội dung đường lối
- Tháng 9-1954, Bộ Chính trị đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt cho cách mạng hai miềnlà:
+ Cách mạng miền Bắc: hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, để sớm đưa miền Bắc trở lại bình thường sau chiến tranh
+ Cách mạng miền Nam: đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, củng cố hòa bình, thực hiện tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập
- Hội nghị lần thứ 7 tháng 3-1955 và lần thứ 8 tháng 8-1955 nhận định: Muốn chống đế quốc
Mỹ và tay sai, củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều
Trang 20cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của
nhân dân miền Nam
- Tháng 12-1957, Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 13 đề ra nhiệm vụ soạn thảo đường lối cách mạng trong giai đoạn mới.
- Tháng 11-1958, Hội nghị lần thứ mười bốn đề ra kế hoạch ba năm phát triển kinh tế - văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-1960) Tại Hội nghị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ, nước ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Tháng 1-1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15 chỉ rõ: Nhiệm vụ
cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam;
Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân
Quá trình hình thành và nội dung đường lối
- Tháng 9/1960, Đại hội lần thứ III của Đảng xác định:
+ Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới: đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước
+ Vị trí, vai trò, cụ thể của từng chiến lược cách mạng:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước
+ Nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước: thực hiện đại đoàn kết dân tộc, kiên quyết đấutranh giữ vững hòa bình để thống nhất nước nhà
Ý nghĩa của đường lối:
- Do phù hợp nên đã huy động và kết hợp được sức mạnh cả nước và sức mạnh của ba dòngthác cách mạng trên thế giới, tạo ra được sức mạnh tổng hợp đánh thắng các chiến lược của đếquốc Mỹ
- Thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng trong việc giải quyết những vấn đềkhông có tiền lệ lịch sử, vừa đúng với thực tiễn Việt Nam, vừa phù hợp với lợi ích của nhânloại và xu thế của thời đại
2 Đường lối trong giai đoạn 1965-1975
Trang 21+ Ở miền Bắc, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã đạt và vượt các mục tiêu, chi viện cho cáchmạng miền Nam được đẩy mạnh
+ Ở miền Nam, đến đầu năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ
cơ bản bị phá sản
- Khó khăn:
+Sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc càng trở nên gay gắt
+ Việc đế quốc Mỹ mở cuộc “Chiến tranh cục bộ” làm cho tương quan lực lượng trởnên bất lợi cho ta
b Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối
Quá trình hình thành và nội dung đường lối:
Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3-1965) và lần thứ 12 (12-1965) đã tập trung đánhgiá tình hình và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên cả nước:
+ Phương châm chỉ đạo chiến lược: Thực hiện kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình
+ Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa ở hai miền: Miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn
Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước.
Hai nhiệm vụ trên đây không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó nhau Khẩu hiệu chung là:
“Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
Với Tổng công kích - tổng khởi nghĩa Mậu Thân 1968, ta đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ,buộc Mỹ phải tuyên bố hạn chế, rồi chấm dứt ném bom miền Bắc và chấp nhận đàm phán với
ta tại Pari; mở ra cục diện vừa đánh vừa đàm, kết hợp chặt chẽ ba mặt trận quân sự - chính trị
- ngoại giao để thắng Mỹ Đến đây, chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ bị phásản hoàn toàn
Những thắng lợi to lớn của quân và dân hai miền đã buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pari 1-1973), cam kết công nhận độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; quân Mỹ và quân chư hầu phải rút khỏi miền Nam Việt Nam; cam kết chấm dứt mọi dính lứuquân sự vào miền Nam Việt Nam; quân đội miền Bắc và lực lượng vũ trang cách mạng vẫngiữ nguyên tại miền Nam
Trang 22(27-tháng 7-1973, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định, dù tình hìnhphát triển như thế nào, con đường cách mạng miền Nam vẫn là con đường cách mạng bạo lực;
ta phải nắm vững thời cơ, giữ vững chiến lược tiến công và chỉ đạo linh hoạt để đưa cáchmạng tiến lên
Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10-1974 quyết định giải phóng miền Nam trong hai năm
1975-1976 Bộ Chính trị dự kiến nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóngmiền Nam ngay trong năm 1975
Ý nghĩa của đường lối:
- Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam,thống nhất Tổ quốc, phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng chung của toàn Đảng, toàn quân,toàn dân ta
- Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng phù hợp vớithực tế đất nước và bối cảnh quốc tế
- Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình
là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới
3 Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học
a Kết quả và ý nghĩa lịch sử
- Đối với nước ta, quét sạch bọn đế quốc xâm lược, chấm dứt ách thống trị tàn bạo hơn một
thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, mở ra kỷ nguyên mới cả nước hòa bình, độc lập,thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội
- Đối với cách mạng thế giới, làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một phòng
tuyến quan trọng của chúng ở khu vực Đông Nam Á, góp phần tăng cường lực lượng của cácnước xã hội chủ nghĩa, phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình thế giới
Trang 23b Nguyên nhân thắng lợi và bài học
Nguyên nhân thắng lợi
- Bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Kết quả chiến đấu của nhân dân và quân đội cả nước, đặc biệt là của cán bộ, chiến sĩ và hàngchục triệu đồng bào miền Nam
- Là kết quả của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, chi viện cho tiền tuyếnlớn miền Nam
- Là kết quả của tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia
Kết quả của sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em
Sự ủng hộ của phong trào công nhân và nhân dân trên toàn thế giới cũng như nhân dân tiến bộ
Mỹ
Bài học
- Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm huy động sức mạnh toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ
- Hai là, Đảng đã tìm ra được phương pháp đấu tranh cách mạng đúng đắn, sáng tạo
- Ba là, sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn của Trung ương Đảng và công tác tổ chức chiến đấu tài giỏi của Đảng qua các cấp bộ Đảng và các cấp chỉ huy quân đội
- Bốn là, Đảng ta hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cách mạng
ở miền Nam và tổ chức xây dựng lực lượng chiến đấu trong cả nước
Tóm tắt nội dung chương III
I ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNGTHỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954)
1 Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946)
2 Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhândân (1946 - 1954)
3 Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử
II ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC, THỐNG NHẤT TỔ QUỐC(1954-1975)
1 Đường lối trong giai đoạn 1954-1964
2 Đường lối trong giai đoạn 1965-1975
3 Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học
Câu hỏi cuối chương
1 Những sự chỉ đạo nào của Đảng dẫn đến sự phát triển trong cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945-1954)
2 Những sự chỉ đạo nào của Đảng dẫn đến sự phát triển trong cuộc kháng chiến chống Mỹxâm lược (1954-1975)
Trang 24CHƯƠNG IV
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA
Định nghĩa công nghiệp hóa
Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản
lí kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sứclao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự pháttriển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao Quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật, xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí hoá có khảnăng cải tạo (trước hết là nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân), nhằm biến một nướckinh tế chậm phát triển, sản xuất nhỏ là phổ biến sang nền sản xuất lớn chuyên môn hoá, hiệnđại hoá là quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế mới mà nòng cốt là cơ cấu kinh tế công - nôngnghiệp hiện đại
Khái quát các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới
Đến nay nhân loại đã và đang trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp:
- C¸ch m¹ng CN lÇn thø nhÊt: cuèi thÕ kû XVIII- ®Çu XIX
- C¸ch m¹ng CN lÇn thø hai: cuèi thÕ kû XIX - ®Çu XX
- C¸ch m¹ng CN lÇn thø ba: Kể từ ®Çu thËp niªn 40 thÕ kû XX, hiện đang tiếp diễn
Thời gian để phát minh mới ra đời thay thế phát minh cũ ngày càng rút ngắn
Thời gian để phát minh mới ra đời thay thế phát minh cũ ngày càng rút ngắn.
I CÔNG NGHIỆP HÓA THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1960-1985)
1 Chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa
a) Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đưa ra đường lối công nghiệp hóa đất nước:
“Thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặngmột cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”
+ Từ 1960-1975: Tiến hành công nghiệp hóa ở miền Bắc
+ Từ 1975- 1985: Tiến hành công nghiệp hóa trên phạm vi cả nước
- Công nghiệp hóa ở miền Bắc
+ Giai đoạn 1960-1975 được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng (1960):Muốn cải biến tình trạng kinh tế lạc hậu của nước ta, không có con đường nào khác, ngoàicon đường công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa,
+ Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa: xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối
và hiện đại, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
+ Phương hướng chỉ đạo xây dựng và phát triển công nghiệp nặng là:
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý
Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp
Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển công nghiệpnặng, ra sức phát triển công nghiệp trung ương và đẩy mạnh phát triển công nghiệp địaphương
Trang 25Về cơ bản đường lối này là sự tiếp tục với những nhận thức cơ bản về đường lối công nghiệphóa tại Đại hội III.
“ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý đồng thời phát triển nông nghiệp
và công nghiệp nhẹ’’
Trích Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của ĐCSVN -
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (tháng 3-1982) xác định:
Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, phát triển công nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ và vừa sức, nhằm phục vụthiết thực có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ,
Đại hội coi đây là nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt
b) Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới
- Công nghiệp hóa theo mô hình kinh tế khép kín, thiên về phát triển công nghiệpnặng
- CNH chủ yếu dựa vào các nguồn lực lao động, tài nguyên đất đai, sự viện trợ của cácnước XHCN, được thực hiện thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp
- Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh ham làm lớn
Đặc điểm của CNH, HĐH so với giai đoạn CNH trước đây ở nước ta
2 Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
a) Kết quả thực hiện chủ trương và ý nghĩa
- Số xí nghiệp tăng lên, nhiều khu công nghiệp lớn mọc lên,
nhiều cơ sở đầu tiên của ngành công nghiệp nặng như điện, than, cơ khí, luyện kim hóa chấthình thành,
nhiều công trình thủy điện được xây dựng
Giáo dục có nhiều bước tiến, bước đầu đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học-kỹ thuật
- Những kết quả trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo cơ sở ban đầu để nước ta pháttriển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo
Trang 26+ Khỏch quan: Tiến hành cụng nghiệp húa từ một nền kinh tế nghốo nàn, lạc hậu, lại chịu hậuquả chiến tranh kéo dài nờn chưa thể tập trung sức để phỏt triển kinh tế đất nước cũng nhưtiến hành cụng nghiệp húa.
+ Chủ quan: Mắc những sai lầm xuất phỏt từ chủ quan duy ý chớ nghiờm trọng trong việc xỏcđịnh mục tiờu, bước đi về cơ sở vật chất, kỹ thuật, bố trớ cơ cấu sản xuất và đầu tư
Những xu thế phát triển KH&CN đầu thế kỷ XXI
Bớc sang thế kỷ XXI, KH&CN hiện đại đã đợc khẳng định là động lực cho tăng trởng vàphát triển kinh tế của các nớc công nghiệp phát triển
Nhân loại đang bớc vào ngỡng cửa của sự phát triển các công cụ phức tạp mới, đó là 4 công
cụ quyền năng, gồm:
Điện toán (Computings) – CN vi mạch đã có mặt ở khắp nơi Chỉ trong một vài thập kỷ, máytính đã đợc áp dụng vào hầu hết mọi khía cạnh của đời sống, trở thành “động cơ” của hiện đại.Mạng (Networks) – hệ thống điện thoại, vô tuyến, internet và vệ tinh trở thành động lực cótính then chốt đối với tơng lai nhân loại Xuất hiện hạ tầng truyền thông số hoá mới trong thế
kỷ XXI
Những xu thế phát triển KH&CN đầu thế kỷ XXI
3 CN sinh học: tạo ra bớc tiến hoá mới về sự sống trên hành tinh ở mức độ ADN: chữa trị cácbệnh tật, điều chỉnh các chức năng về trí tuệ và các khiếm khuyết về thể lực; tạo ra các loạithuốc và thực phẩm mới
4 CN nano (nanotechnology) Sự thao tác vật chất ở mức độ nguyên tử Nó đợc dùng vàothiết kế các máy móc siêu nhỏ Cho phép nắm đợc bản chất của mọi vật thể quan sát đợc
II CễNG NGHIỆP HểA, HIỆN ĐẠI HểA THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1 Quỏ trỡnh đổi mới tư duy về cụng nghiệp húa
Đại hội VI của Đảng phờ phỏn sai lầm trong nhọ̃n thức và chủ trương cụng nghiệp hóa thời
kỳ 1960-1985
- Phạm sai lầm trong việc xỏc định mục tiờu và bước đi về xõy dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật,cải tạo chủ nghĩa xó hội và quản lý kinh tế
- Sai lầm trong bố trớ cơ cấu kinh tế
- Khụng thực hiện nghiờm chỉnh Nghị quyết của Đại hội lần thứ V
Sự cần thiết CNH, HĐH ở Việt Nam
CNH là giải phỏp để rỳt ngắn khoảng cỏch tụt họ̃u ở một nước ĐPT.
- CNH trong điều kiện cú những lý thuyết mới về cơ chế kinh tế, trong đú vai trũ kinh tế củanhà nước được coi trọng
Đõy là cơ hội để phỏt triển CNH là con đường để đún bắt cơ hội này
1 Sự cần thiết
CNH, HĐH là đũi hỏi khỏch quan để xõy dựng CNXH hiện thực
Cơ sơ vật chất-kỹ thuật của một PTSX?
Xõy dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH là đũi hỏi cú tớnh bắt buộc đối với mọi quốc giamuốn quỏ độ lờn CNXH
Điều này càng trở nờn cấp thiết đối với một nước cú điểm xuất phỏt thấp như Việt Nam.Con đường cơ bản để xõy dựng CSVC-KT của CNXH ở nước ta là CNH, HĐH nền kinh tếquốc dõn
Trang 27Tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động của con người.
Có phải máy móc là nguyên nhân gây ra
thất nghiệp ?
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống
Nâng cao đời sống văn hóa xã hội
Tạo điều kiện vật chất kỹ thuật tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh
Tạo điều kiện để mở rộng và nâng cao hiệu quả KTĐN
Chủ trương của Đảng: CNH, HĐH là nhiệm vụ
trung tâm, quan trong hàng đầu của TKQĐ…
Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa
Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa từ Đại hội VI đến Đại hội X
- Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa là thựchiện ba chương trình kinh tế lớn:
lương thực - thực phẩm,
hàng tiêu dùng
và hàng xuất khẩu
- Hội nghị Trung ương 7 khóa VII (1-1994) thể hiện bước đột phá trong nhận thức:
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chínhsang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháptiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ranăng suất lao động xã hội cao”
- Đại hội VIII của Đảng (6-1996) có nhận định quan trọng:
nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chuẩn bị tiền đề cho CNH đã cơbản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước
Đại hội nêu ra sáu quan điểm về CNH định hướng những nội dung cơ bản trong những nămcòn lại trong chặng đường đầu tiên:
Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đadạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại
CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi TPKT, trong đó kinh tế nhà nước có vai tròchủ đạo
Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bềnvững
Khoa học và công nghệ là động lực của CNH, HĐH
Lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương hướng phát triển.Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
- Đại hội IX của Đảng (4-2001) và Đại hội X (4-2006) tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một sốđiểm mới về CNH:
Trang 28+ Con đường CNH ở nước ta cần và cú thể rỳt ngắn thời gian so với cỏc nước đi trước, tuynhiờn cần thực hiện cỏc yờu cầu như:
phỏt triển kinh tế và cụng nghệ phải vừa cú những bước tuần tự, vừa cú nhảy vọt,
phỏt huy những lợi thế của đất nước,
đặc biệt coi trọng phỏt triển giỏo dục và đào tạo, khoa học và cụng nghệ
+ Hướng CNH, HĐH: phỏt triển nhanh và cú hiệu quả cỏc sản phẩm, cỏc ngành, cỏc lĩnh vực
cú lợi thế, đỏp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
+ CNH, HĐH phải đảm bảo xõy dựng nền kinh tế độc lập và tự chủ, chủ động hội nhập kinh
Mục tiờu cơ bản: Cải biến nước ta thành một nước cụng nghiệp cú
cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại,
cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phự hợp với trỡnh độ phỏt triển của lực lượngsản xuất,
sớm đưa nước ta ra khỏi tỡnh trạng kém phỏt triển,
đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước cụng nghiệp theo hướng hiện đại
b) Quan điểm cụng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Quan điểm CNH, HĐH được Đảng ta nờu ra từ Đại hội VII, được phỏt triển và bổ sung quacỏc Đại hội VIII, IX, X của Đảng:
- Một là: Cụng nghiệp húa gắn với hiện đại húa và CNH, HĐH gắn với phỏt triển kinh tế tri
- Bốn là: Khoa học và cụng nghệ là nền tảng và động lực của CNH, HĐH.
- Năm là: Phỏt triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đụi với thực hiện tiến
bộ và cụng bằng xó hội, bảo vệ mụi trường tự nhiờn, bảo tồn đa dạng sinh học
Trong xu thế hiện nay, CNH, HĐH tất yếu phải gắn với phát triển kinh tế tri thức
Đây là cách thức để nền kinh tế nhanh chóng thoát khỏi tỡnh trạng lạc hậu
Yêu cầu chủ động và tích cực hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trong xu thế toàn cầu hóa
và hội nhập KTQT
Trang 29Chỉ có mạnh dạn đi ngay vào phát triển kinh tế tri thức mới có khả năng thay đổi phơng thứcsản xuất và đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH, thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội.
Đõy là yêu cầu thiết yếu để thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời sống xã hội
Như vậy, đõy l sà s ự lựa chọn thiết yếu khụng cú con đường nào khác nếu không chịu tụthậu, cách xa các nớc trong sự phát triển
Đại hội IX: “Gắn CNH, HĐH với phỏt triển kinh tế tri thức”
3 Nội dung và định hướng cụng nghiệp húa, hiện đại húa gắn với phỏt triển kinh tế tri thức
+ Xõy dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lónh thổ
+ Giảm chi phớ trung gian, nõng cao năng xuất lao động, nhất là cỏc ngành cú sức cạnh tranhcao
Kinh tế tri thức
Khái niệm: Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “Tri thức bao gồm toàn bộ kết
quả về trí lực của loài ngời sáng tạo ra từ trớc tới nay, trong đó tri thức về khoa học, về kỹthuật, về quản lý là các bộ phận quan trọng nhất"
Tri thức là cơ sở của nền kinh tế tri thức, cơ sở của sự giàu có kiểu mới.
Nền kinh tế tri thức là một nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là
động lực chủ yếu của sự tăng trởng, tạo ra của cải, tạo ra việc làm trong tất cả các ngành kinh
tế (OECD)
Đặc trng của nền kinh tế tri thức
Nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức
Sáng tạo là động lực phát triển
Nền kinh tế có tính toàn cầu hoá, trong đó mạng thông tin trở thành kết cấu hạ tầng quan trọngnhất của XH
Sự di chuyển cơ cấu LĐ theo hớng giảm số LĐ trực tiếp làm ra sản phẩm, tăng số lao động xử
lý thông tin, làm dịch vụ, di chuyển sản phẩm và làm văn phòng
Học suốt đời, đào tạo liên tục, giáo dục thờng xuyên Xã hội học tập là nền tảng của kinh tế trithức
Tri thức hoá các quyết sách kinh tế
Trong nền kinh tế tri thức, KH kỹ thuật cao là yếu tố cơ bản đợc phát triển nhanh chóng, gồm:
CN thông tin
CN sinh học
CN nguồn năng lợng mới và năng lợng tái sinh
CN vật liệu, chủ yếu là CN nano
CN kỹ thuật cao không gây ô nhiễm môi trờng (năng lợng sạch, CN sinh học để SX phân bón,thuốc trừ sâu
CM không gian: vệ tinh, tên lửa vũ trụ
Kỹ thuật đại dơng, NC khai thác tài nguyên hải dơng
KH kỹ thuật “mềm” NC tổng hợp các KH xã hội, nhân văn
Trang 30Nh vậy,
Tri thức là yếu tố cơ bản, quyết định nhất của LLSX hiện đại, mà trỡnh độ phát triển củaLLSX lại đóng vai trò quyết định sự phát triển xã hội
Tri thức và KH, CN cao là hai yếu tố cơ bản góp phần hỡnh thành nền kinh tế tri thức
Tiền đề để chuyển nền kinh tế CN sang nền kinh tế tri thức là sự phát triển mạnh mẽ của KH,
CN cao và tri thức từ những năm 70 thế kỷ XX
Bốn tiền đề cốt yếu nhất để một nớc có thể tham gia vào kinh tế tri thức
Giáo dục và đào tạo theo tiêu chuẩn cao
Kết cấu hạ tầng thông tin năng động hữu hiệu, thuận lợi cho việc truyền bá, xử lý thông tin Môi trờng kinh tế và thể chế rất thuận lợi cho lu thông các dòng tri thức, đầu t vào CN thôngtin và các hoạt động KD
Hệ thống đổi mới CN quốc gia gồm hệ thống tổ chức, cơ chế chớnh sỏch
- Phỏt triển kinh tế biển.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu cụng nghệ.
- Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyờn quốc gia, cải thiện mụi trường tự nhiờn.
4 Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyờn nhõn
a) Kết quả thực hiện đường lối đổi mới, ý nghĩa
Tốc độ tăng trưởng GDP 23 năm đổi mới (6,8%)
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hớng hiện đại
Trang 31Tổng đầu t toàn XH bỡnh quân 2000-2005 đạt 37,5% GDP; năm 2007: 40,4%
Cơ cấu đầu t đã có sự chuyển dịch theo hớng tập trung cho những mục tiêu quan trọng về pháttriển KT, XH
Có nhiều dự án I vào CN làm tăng năng lực SX, KD, tạo ra nhiều SP có sức cạnh tranh
Hoàn thành và đa vào sử dụng nhiều công trỡnh kết cấu hạ tầng KT-XH
Tỷ lệ đầu tư/GDP khá cao so với các nớc trong khu vực (năm 2004)
Xuất khẩu năm 2007 đạt 570 USD/ngời
ODA DÀNH CHO VIỆT NAM 1993-2005 (tr USD)
FDI GIAI ĐOẠN 1988-2007
Đến cuối năm 2007, cú trờn 7.000 DA, tổng vốn đăng ký 99,5 tỷ USD, vốn thực hiện 43,7 tỷUSD
Cơ cấu: N.LN thủy sản: 4.163,4 triệu USD; CN&XD: 59.860 triệu USD; Dịch vụ: 34.552triệu USD
Cty 100% vốn nước ngoài: 75,4/52,7%; liờn doanh: 21,4/36,2%
5 nước, lónh thổ đứng đầu: Hàn Quốc (13.715 tỷ); Singapore (12.617tỷ), Đài Loan (11.238tỷ); Nhật (9.362,8 tỷ), Hồng Kụng (6.639,1 tỷ USD)
Đầu tư nước ngoài vào VN 2007
Cam kết vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 20,3 tỷ USD, vượt mức kỷ lục 12 tỷ USD củanăm 2006 và tăng 69,1% so với cựng kỳ năm trước
Tổng vốn giỏn tiếp trong 5 năm qua ước 12 tỉ USD Nếu tớnh theo giỏ trị vốn gốc giỏn tiếpvào Việt Nam, bỏo cỏo của Ngõn hàng ANZ thống kờ luồng vốn giỏn tiếp thực vào Việt Namnăm 2007 khoảng 5,7 tỉ USD và sẽ đạt khoảng 7,3 tỉ USD năm 2008
Hiện cú 25 quỹ đầu tư nước ngoài quy mụ lớn tham gia đầu tư tại TTCK Việt Nam Nguồnvốn đổ vào nhiều nhất là ở cụng nghiệp, dịch vụ, tài chớnh
Hội nghị nhúm tư vấn cỏc nhà tài trợ cho Việt Nam (12/2007), cộng đồng tài trợ quốc tế camkết viện trợ cho VN hơn 5,4 tỉ USD, mức cao nhất từ trước tới nay
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài
Ngày 5/9/2008, tại Hội thảo Thúc đẩy đầu t“ ra nớc ngoài” của VN cho biết đến nay
cả nớc đã có 136 dự án đầu t vào CN và một số dự án đầu t vào NN và DV với tổng vốn đầu t
là 2,5 tỷ USD Trong đó có 123 DA đầu t vào Lào, 14 DA vào Nga; ngoài ra, còn đầu t vàoCampuchia, Malaysia và một số nớc Trung Đông & châu Phi
Trang 32Những thành tựu trờn là cơ sở phấn đấu để sớm đưa nước ta ra khỏi tỡnh trạng kémphỏt triển và cơ bản trở thành nước cụng nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
4 Hạn chế và nguyờn nhõn
- Hạn chế:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực thời kỳ đầuCNH Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, tập trung vào cỏc ngành cụng nghệ thấp.+ Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng cú hiệu quả cao, tài nguyờn của đất nước cũn bịlóng phớ
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch cũn chậm
+ Cỏc vựng kinh tế trọng điểm chưa phỏt huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấu kinh tếhiện đại Kinh tế vựng chưa cú sự liờn kết chặt chẽ, hiệu quả thấp, chưa được quan tõm đỳngmức
+ Cơ cấu thành phần kinh tế phỏt triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được đầy đủmụi trường hợp tỏc, cạnh tranh và bỡnh đẳng
+ Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý Cụng tỏc quy hoạch chất lượng thấp, quản lý kém
+ Kết cấu hạ tầng kinh tế - xó hội vẫn cũn lạc hậu, thiếu đồng bộ chưa đỏp ứng được yờu cầuphỏt triển
Trỡnh độ SX, nhất là thiết bị, CN và năng lực quản lý còn lạc hậu, chất lợng SP thấp, giá thànhcao, năng lực cạnh tranh kém Năm 2007, sức cạnh tranh của VN đứng thứ 68/131 quốc giađược bỡnh chọn
Số lợng doanh nghiệp tăng nhanh, nhng quy mô nhỏ là phổ biến
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và kém hiệu quả
Các mặt văn hóa - xã hội còn nhiều bất cập Phân hóa mức sống giữa các khu vực thành thị vànông thôn và trong các tầng lớp dân c có xu hớng dãn ra
Khoảng cách giữa nớc ta với các nớc tuy có rút ngắn, nhng nguy cơ tụt hậu về kinh tế vẫn cònlớn; thu nhập bỡnh quân cũng thấp so với các nước (năm 2004: theo GNI và GNI/người)THU NHẬP TÍNH THEO SỨC MUA TƯƠNG ĐƯƠNG
(USD PPP, năm 2004)
Khả năng cạnh tranh và mụi trường
Năm 2004, DN Việt Nam đợc xếp thứ 62/75 nớc, nền kinh tế đợc xếp thứ 60/75 nớc về sứccạnh tranh
Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh (BCI) của Việt Nam năm 2004/2005 đứng thứ 79/103,năng lực cạnh tranh quốc gia trong so sánh toàn cầu (GCI) mới đứng thứ 77/104 Năm 2007đứng thứ 68/131 nước
Chỉ tiêu công nghệ thông tin là lĩnh vực tăng tốc của Việt Nam nhng mới đứng thứ 68/102 ớc
Chỉ số bền vững môi trờng (ESI) năm 2005, Việt Nam đạt 42,3 điểm, đứng thứ 8 trong các
n-ớc ASEAN, đứng sau cả Myanmar, Lào và Campuchia
Trỡnh độ Khoa học v Cụng nghà s ệ
Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao trong công nghiệp ở Philippin chiếm 29%, Thái Lan 30,8%,Malaysia 51,1%, Singapore 73%, Việt Nam 20%
Trang 33Năng suất lúa của Việt Nam đạt khoảng 45-46 tạ/ha, trong khi Trung Quốc, Nhật Bản, HànQuốc đạt 62 tạ/ha Năng suất ngô của Việt Nam đạt 31-32 tạ/ha, trong khi của Mỹ, úc, Pháp
Năm 2008, nợ nước ngoài của Việt Nam là 24,8 tỷ USD, tăng 2,4 tỷ USD so với năm 2007 và
sẽ tăng thờm 2 tỷ USD vào năm 2009 Như vậy, tỷ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam năm 2008
sẽ bằng 30,5% GDP, giảm 1,1% so với năm 2007
Mức dự trữ ngoại tệ của Việt Nam năm 2008 sẽ đạt 22,1 tỷ USD, tăng 0,5 tỷ USD so với năm
2007 Trong khi đú mức dự bỏo tăng trưởng tớn dụng của Việt Nam sẽ ở mức 30,0% năm nay
và năm 2009 (năm ngoỏi, mức tăng trưởng tớn dụng lờn đến 53,9%)
Nguồn: Vneconomy, 2008-04-01 14:30:42 (GMT+7)
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cụng bố bỏo cỏo thường niờn về khả năng cạnh tranh toàncầu của cỏc quốc gia vào ngày 31/10 Năm 2007, vị trớ xếp hạng của Việt Nam là 68 trongdanh sỏch 131 quốc gia và vựng lónh thổ
VietNamNet 15:53' 03/11/2007 (GMT+7)
12 trụ cột cho khả năng cạnh tranh của Việt Nam
CHấNH LỆCH NGHẩO GIỮA CÁC VÙNG CềN LỚN
Ngoài ra cũn cú cỏc nguyờn nhõn cụ thể như:
cụng tỏc quy hoạch kém,
cơ cấu đầu tư bất hợp lý,
cụng tỏc quản lý yếu kém
Những vấn đề đặt ra
Về tiêu chí của một nớc công nghiệp, đến nay cha xác định thế nào là một nớc công nghiệp
theo hớng hiện đại Cần phải làm rõ tiêu thức
Về gắn kết CNH và HĐH, tuy Đại hội IX đã nêu CNH gắn với HĐH ngay từ đầu và trong
suốt các giai đoạn phát triển; ĐH X nêu CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, nhngcần làm rõ gắn nh thế nào, bằng biện pháp gỡ trong từng giai đoạn
Những vấn đề đặt ra
Về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn: tuy đã xác định có vai trò đặc biệt quan trọng đối với
toàn bộ sự nghiệp CNH, HĐH, nhng vẫn thiếu một quy hoạch tổng thể và sự chỉ đạo đồng bộ
Trang 34Về phát triển KH & CN, làm cách nào và chọn giải pháp chiến lợc nào để KH & CN nhanh
chóng và thật sự trở thành nền tảng và động lực để CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế trithức cần đợc nghiên cứu đầy đủ
Cần xây dựng một chiến lợc riêng về CNH, HĐH.
Ngoài ra, các vấn đề khác nh phát triển dịch vụ, cải cách thể chế phục vụ CNH, HĐH gắnvới phát triển kinh tế tri thức cần đợc nghiên cứu
Túm tắt nội dung chương IV
I CễNG NGHIỆP HểA THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1960-1985)
1 Chủ trương của Đảng về cụng nghiệp húa
2 Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyờn nhõn
II CễNG NGHIỆP HểA, HIỆN ĐẠI HểA THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1 Quỏ trỡnh đổi mới tư duy về cụng nghiệp húa
2 Mục tiờu, quan điểm CNH, HĐH
3 Nội dung và định hướng cụng nghiệp húa, hiện đại húa gắn với phỏt triển kinh tế tri thức
4 Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyờn nhõn
Cõu hỏi của chương
1 Nguyờn nhõn thất bại của mụ hỡnh cụng nghiệp húa giai đoạn 1960-1985
2 Quan điểm về cụng nghiệp húa, hiện đại húa của nước ta hiện nay như thế nào?
Trang 35KTTT không hoàn toàn đồng nhất ở các nước có chế độ chính trị - kinh tế - xã hội khác nhau;
có trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau; nó chịu sự tác động của các quy luật kinh tếthuộc phương thức sản xuất chủ đạo, và chịu sự chi phối, điều tiết, quản lí của nhà nước vàmang những đặc điểm và truyền thống của mỗi nước
Thị trường: là khái niệm chỉ tổng hòa của nơi diễn ra trao đổi và quan hệ trao đổi của mọihàng hóa dịch vụ
SẢN XUẤT HÀNG HOÁ: sản xuất ra những vật phẩm để trao đổi thông qua thị trường trướckhi đi vào lĩnh vực tiêu dùng Ra đời từ hai tiền đề: phân công lao động xã hội và sở hữu tưnhân về tư liệu sản xuất SXHH là một hình thái sản xuất tiến bộ so với sản xuất tự cung, tựcấp, thể hiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, vẫncòn SXHH
CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG: toàn bộ những hình thức và phương pháp điều tiết nền kinh tế chủyếu bằng tác động của các quy luật sản xuất và lưu thông hàng hoá và quan hệ thị trường nhưquy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quan hệ cung - cầu, v.v
CCTT là cơ chế vận động tất yếu của nền kinh tế thị trường, trong đó thị trường mà chủ yếu làkhả năng tiêu thụ hàng hoá quyết định sản xuất và mọi hoạt động kinh tế, các chủ thể kinh tếchịu mọi sự tác động của quan hệ cung - cầu và cạnh tranh với nhau nhằm đạt hiệu quả vàdoanh lợi bằng việc mở rộng và cải tiến sản xuất, kinh doanh
PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA : phương thức sản xuất xã hội dựatrên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê.Quy luật kinh tế cơ bản của PTSXTBCN là quy luật giá trị thặng dư
Mâu thuẫn cơ bản của PTSXTBCN là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất và hìnhthức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sản phẩm
I QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1 Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ trước đổi mới
a Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp
Đặc điểm chủ yếu là:
- Thứ nhất, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ
thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch,