1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Học tập Bồi dưỡng thường xuyên môn thể dục NH 2015 2016

52 2,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 393,5 KB
File đính kèm Vu_học tập BDTX- 2015- 2016 (1).rar (114 KB)

Nội dung

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁ NHÂN Năm học 2015 – 2016Họ và tên giáo viên: TRẦN NGUYÊN VŨ Nhiệm vụ được giao: Giáo viên dạy môn Thể dụcNhững căn cứ xây dựng kế hoạch Căn cứ Thông tư số 262012TTBGDĐT ngày 1072012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Căn cứ Thông tư số 312011 ngày 0882011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS; Thông tư số 322011 ngày 0882011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học; Thông tư số 362011 ngày 1782011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non; Căn cứ văn bản số 2012BGDĐT NGCBQLGD ngày 25 tháng 4 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn triển khai bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2015;

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GÒ VẤP

TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HOÀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁ NHÂN

Năm học 2015 – 2016

Họ và tên giáo viên: TRẦN NGUYÊN VŨ

Nhiệm vụ được giao: Giáo viên dạy môn Thể dục

Những căn cứ xây dựng kế hoạch

- Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào

tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;

- Căn cứ Thông tư số 31/2011 ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS; Thông tư số 32/2011 ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học; Thông tư số 36/2011 ngày 17/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non;

- Căn cứ văn bản số 2012/BGDĐT - NGCBQLGD ngày 25 tháng 4 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn triển khai bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2015;

- Căn cứ kế hoạch số 1945/KH - GDĐT- TC ngày 24 tháng 6 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2015-2016;

- Căn cứ kế hoạch số 573 /KH – GDĐT ngày 15/7/2015 của Phòng giáo dục và đào tạo

Gò Vấp về bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông năm học 2015-2016;

- Căn cứ công văn 64/KH-LH về việc BDTX giáo viên năm học 2015-2016 của

Trường Tiểu học Lê Hoàn

- Căn cứ vào thực tế khả năng, năng lực của bản thân, cá nhân tôi xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên năm học 2015 -2016 như sau:

I MỤC ĐÍCH BỒI DƯỠNG

1 Học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục cho giáo viên;

2 Phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của dịa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.

3 Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lí hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Trang 2

II NỘI DUNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN:

1 Khối kiến thức bắt buộc:

GIAN

SỐ TIẾT

1

- Bồi dưỡng chính trị, thời sự, Nghị

quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước

như: Nghị quyết của Đảng, của Thành

ủy: Bao gồm tổng quát về nhiệm vụ

kinh tế - xã hội, đi sâu về quan điểm

đường lối phát triển giáo dục và đào

tạo.

- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và

Giáo dục-Đào tạo 2012-2015; Báo cáo

tổng kết năm học 2014-2015 và phương

hướng nhiệm vụ năm học 2015-2016

của ngành giáo dục quận Gò Vấp.

- Chuyên đề về học tập và làm theo tấm

gương đạo đức HCM năm 2015 “ Học

tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh về trung thực, trách nhiệm;

gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây

dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”.

-Triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW

ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành

Trung ương về đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết

số 88/2014/QH 13 ngày 28/11/2014 của

Quốc hội về đổi mới chương trình, sách

giáo khoa giáo dục phổ thông.

-Tập huấn dạy trẻ khuyết tật

- Giảng dạy VNEN và đổi mới quản lý

nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu

học.

- Nâng cao nhận thức lí luận chính trị, quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong đó có Nghị quyết Hội nghị Trung ương

8 khóa XI.

- Nắm bắt tình hình kinh tế

- xã hội, chất lương giáo dục năm học qua ( 2013- 2014) và dựa vào phương hướng năm học 2014-2015 vạch định cụ thể một cách

có kế hoạch cho hoạt động giáo dục trong năm học mới.

- Không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh “Nêu cao tinh thần trách nhiệm chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm” trong mọi công tác được giao.

- Hiểu được mục tiêu chung của việc tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân.

- Hiểu các phương thức chăm sóc trẻ khuyết tật và tính ưu việt của việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

- Coi trọng đánh giá quá trình học tập Nguyên tắc là theo chuẩn kiến thức kĩ năng TT32 Chú trọng việc đánh giá năng lực.

Tháng 8 + 9/2015

Trang 3

- Nâng cao chất lượng dạy học thông

qua việc thực hiện mô hình trường học

mới và môn học theo tình hình thực tế

của địa phương

- Xây dựng các loại kế hoạch tập luyện

đội nhóm tham gia các giải TDTT

- Hiểu được mục tiêu của việc thực hiện mô hình trường học mới nhằm đảm bảo cho HS được rèn luyện một cách toàn diện, không chỉ có kiến thức mà cả kĩ năng sống, năng lực tự quản bản thân và tự quản tập thể của mình.

- Thi đấu đạt thành tích cao trong các giải đấu.

Tháng 10/2015 10

nó trở nên tiên tiến mà vẫn đậm đà bản sắc văn hóa.

- Giúp các em yêu thích các trò chơi dân gian, yêu quý văn hóa dân gian, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc.

Tháng 11/2015 10

4

- Phương pháp dạy trẻ mắc chứng khó

đọc, tiếp thu bài chậm đối với học sinh

khuyết tật đang học hòa nhập.

- Nắm bắt tâm sinh lý, bệnh

lý của trẻ để từ đó hình thành các phương pháp dạy đặc trưng môn cho phù hợp với trẻ khuyết tật đang học hòa nhập.

Tháng 12/2015 10

2.Nội dung bồi dưỡng khối kiến thức tự chọn

STT

GIAN

SỐ TIẾT

1 MÔ ĐUN TH11:

Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ có

khó khăn về học, về vận động.

- Nắm được các khái niệm về trẻ khuyết tật theo phân loại tật (trẻ

có khó khăn về học, về vận động ).

- Nắm được nội dung

và phương pháp giáo dục cho các nhóm trẻ khuyết tật (trẻ có khó khăn về học, về vận động).

Tháng 1+2/2016 15

2 MÔ ĐUN TH7:

Xây dựng môi trường học tập thân

thiện.

Phát huy tính chủ động ở học sinh, tạo môi trường thân thiện tăng khả năng hứng

Tháng 3/2016

15

Trang 4

thú học tập của học sinh.

- Giúp học sinh có ý thức tốt hơn trong việc

sử dụng và bảo quản tài sản chung của nhà trường.

Tháng 4/2016 15

4 Thiết kế các hoạt động, trò chơi vận

động trong giờ học thể dục Phối hợp sử

dụng CNTT trong dạy học.

Tạo không khí sôi nổi, hứng thú trong học tập.

Tháng 5/2016 15

Trên đây là kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân tôi Do kinh nghiệm lập

kế hoạch còn nhiều hạn chế nên rất mong được sự đóng góp ý kiến của BGH và các đồng chí đồng nghiệp để kế hoạch tự bồi dưỡng của tôi được hoàn thiện và được thực hiện có hiệu quả trong năm học này

IV/ Tài liệu :

- Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên TH của BGD&ĐT.

- Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên của BGD&ĐT.

- Các tài liệu học tập theo chương trình dạy học bậc TH.

- Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng theo hướng dẫn của BGD&ĐT.

- Các tài liệu học tập trên internet.

Ngày 05 tháng 09 năm 2016

BAN GIÁM HIỆU TỔ KHỐI TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT KẾ HOẠCH

Trần Nguyên Vũ

Trang 5

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

Năm học 2015-2016

I/ Khối kiến thức bắt buộc :

Nội Dung Bồi Dưỡng – Tháng 8 + 9

*Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học

Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục và đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo

Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp Dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học Quan tâm dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số; dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt Nam ở nước ngoài

Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học

Trang 6

Tiếp tục đổi mới và chuẩn hóa nội dung giáo dục mầm non, chú trọng kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách.

Xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn Biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng học, chú ý đến học sinh dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật

Nội dung giáo dục nghề nghiệp được xây dựng theo hướng tích hợp kiến thức,

kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học

Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới

* Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và Giáo dục-Đào tạo 2012-2015 và phương

hướng nhiệm vụ năm học 2015-2016 của ngành giáo dục quận Gò Vấp.

Chủ đề năm học 2015 – 2016: “Tập trung xây dựng và nhân rộng trường học tiên tiến, hiện đại; gắn giáo dục tri thức, đạo đức với giáo dục truyền thống văn hóa, đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thể chất; rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống và tay nghề.”

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh

việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; củng cố và phát huy hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện thực tế địa

phương Củng cố kết quả cuộc vận động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích

trong giáo dục, thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng thích ứng cuộc sống cho học sinh thông qua các môn học, các hoạt động giáo dục Xây dựng quy tắc ứng xử văn minh – thân thiện các mối quan hệ trong

nhà trường (thầy – trò ; thầy – thầy; trò – trò) và xã hội Triển khai xây dựng kế hoạch

thực hiện Quyết định của UBND Thành phố về tiêu chí Trường tiên tiến theo xu thế hội

nhập khu vực và quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy, phương pháp học và thực hiện tốt Thông

tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định đánh giá học sinh tiểu học; Tiếp tục đổi mới Phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, đẩy mạnh các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp “Bàn tay nặn bột”, chỉ đạo triển khai

hiệu quả vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN Tổ chức Hội thi Giáo viên chủ

nhiệm giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trang 7

tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học

sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tích

hợp các nội dung giáo dục như giáo dục an toàn giao thông, kỹ năng sống, giáo dục môi trường,… vào các môn học và hoạt động giáo dục Bảo đảm các điều kiện và triển khai

dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới; mở rộng việc học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học, đẩy mạnh tiến độ thực hiện đề án dạy Tiếng Anh từ lớp 1, thực hiện chương trình

tích hợp theo quyết định của UBND Thành phố, tăng cường công tác quản lý việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ, các phần mềm hỗ trợ tiếng Anh, sử dụng giáo viên bản ngữ Dạy Tin học theo chuẩn quốc tế Đẩy mạnh mô hình thư viện xanh, thân thiện, thực hiện tốt

việc sử dụng sách, tài liệu tham khảo trong trường phổ thông theo đúng quy định Sử

dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học.Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật đến trường và hòa nhập vào cuộc sống, đẩy mạnh việc thực hiện chương trình, phương pháp dạy học trong các trường chuyên biệt và hòa nhập.

Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ thông qua việc tiếp

tục nâng cao chất lượng dạy học môn thể dục và các môn nghệ thuật; tổ chức cho học

sinh tham gia luyện tập các môn thể thao, học cách sử dụng các nhạc cụ và các hoạt động nghệ thuật khác Tổ chức các câu lạc bộ TDTT, văn nghệ, nghệ thuật … cho học sinh

tham gia sinh hoạt Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như Robotics,

Phòng thí nghiệm vui, vẽ tranh Ý tưởng trẻ thơ, Nét vẽ xanh, Chiếc Ô tô mơ ước, giáo

dục môi trường, an toàn giao thông, Violympic, IOE, thi tài năng vô địch Tiếng Anh

Toefl Primary, vô địch tin học phấn đấu theo chuẩn Quốc tế, giải Lê Quý Đôn trên báo

Nhi Đồng, bóng đá học đường,… gắn với các hoạt động ngoại khóa, việc sinh hoạt câu

lạc bộ buổi thứ hai Tiếp tục đưa Giáo dục văn hóa truyền thống vào nhà trường như trò chơi dân gian, âm nhạc dân tộc, các hoạt động thể dục thể thao gắn với bản sắc dân tộc.

Các chỉ tiêu chính:

100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, 65% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày, hơn 80% học sinh từ 6 tuổi được học tin học, được trang bị đủ kỹ năng thực hành Duy trì và đảm bảo chất lượng phổ cập Giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Nhiệm vụ của giáo viên Thể dục

- Thực hiện phân phối chương trình, tập huấn giáo viên dạy Thể dục.

- Tham gia tập huấn hướng dẫn sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy và học

- Tham dự tập huấn bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp dạy học Thể dục ở tiểu học, đánh giá thường xuyên cho HS tiểu học theo đúng tinh thần thông tư 30.

- Tiếp tục đưa Giáo dục văn hóa truyền thống vào nhà trường như trò chơi dân gian, âm nhạc dân tộc, các hoạt động thể dục thể thao gắn với bản sắc dân tộc.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất, tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học môn thể dục,

tổ chức cho học sinh tham gia luyện tập các môn thể thao.

- Tổ chức các câu lạc bộ TDTT cho học sinh tham gia sinh hoạt.

* Chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM năm 2015

Năm 2015 là năm chuẩn bị và tiến hành đại hội các cấp, tiến tới Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Đại hội diễn ra trong bối cảnh đất nước ta có nhiều cơ hội to lớn để đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đất nước cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ cần phải giải quyết Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, gắn bó với nhân

Trang 8

Nhân dân, phát huy tinh thần đoàn kết trong xây dựng Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo chất lượng và thắng lợi của đại hội các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Năm 2015 tiếp nối những hoạt động học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch 03-KH/TW của

Ban Bí thư khóa XI Chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Với nội dung nghị quyết đã học và chủ đề“Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2015”, tôi cảm thấy tâm đắc nhất với những phần sau đây:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung thực,“nói thì phải làm”

Với cán bộ, đảng viên, công chức, trung thực trước hết là với Đảng với cách mạng Xây dựng, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, thì dù phải trải qua những tình huống phức tạp, những bước ngoặt hiểm nghèo, vẫn luôn luôn trung thực với mình, trung thành với Đảng, với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, vì tự do, ấm no, hạnh phúc của Nhân dân

Trung thực là phải nói và làm đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chống chủ nghĩa cá nhân, không được vì lợi ích cá nhân mà xuyên tạc, nói sai, làm sai Nắm vững mục tiêu lý tưởng của Đảng trong toàn bộ tiến trình cách mạng và được cụ thể hóa thành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn để thực hiện cho đúng; để tuyên truyền, giáo dục, vận động Nhân dân làm theo cho đúng

Trung thực, thống nhất giữa lời nói và việc làm, “không được nói một đàng, làm một nẻo” là sự thể hiện sự trung thực với chính mình.Nếu chính mình tham ô mà

bảo người khác liêm khiết thì không được và là sự giả dối Nếu kêu gọi mọi người cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, mà bản thân mình lại lười biếng, không cần, kiệm, không hoàn thành những công việc được giao, luôn tìm cách tham ô tiền của Nhà nước và Nhân dân, sống hoang phí, xa hoa…, là giả dối, không trung thực

Trung thực là nghiêm túc với chính mình, đúng mực với người khác, không

được “hứa mà không làm”.Lời hứa chỉ có giá trị khi đi liền với việc làm cụ thể “Làm” ở đây chính là hành động từ việc nhỏ đến việc lớn, là hoạt động thực tiễn

tổ chức thực hiện, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước vào cuộc sống Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên “Nói ít, bắt đầu bằng hành động”; “tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước” Cán bộ, đảng viên “cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói,

Trang 9

tay làm Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh phải thật thà nhúng tay vào việc”.

Trung thực trong tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh mang nội dung đạo đức cao quý của người cộng sản, những người đã công khai nói về sự tự nguyện hy sinh, cống hiến cả cuộc sống của mình cho mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Trong công việc, trung thực phải luôn luôn gắn bó với trách nhiệm

Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm

Hồ Chí Minh coi trách nhiệm là việc phải làm không thể thoái thác.Trách nhiệm như

là bổn phận của mỗi người, dù ở cương vị nào, to hay nhỏ, lớn hay bé, mỗi người đều

có ‘bổn phận”.Ý thức trách nhiệm là tự ý thức được về các công việc phải làm, “nhận rõ

phải, trái, đúng sai”, tự mình xác định việc cần làm.Trên cơ sở có ý thức đúng đắn, tự giác,

tích cực thực hiện trách nhiệm của mình là “có tinh thần trách nhiệm cao”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định mỗi người đều có trách nhiệm và nhấn mạnh trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên, công chức.

Một là, trách nhiệm với Tổ quốc.Chủ nghĩa yêu nước chân chính và tinh thần

dân tộc là cơ sở của ý thức trách nhiệm trong mỗi người dân với Tổ quốc Khi Tổ quốc

lâm nguy thì “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ ngưới già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt thì phải đứng lên chống thực dân Pháp” Lòng yêu nước ấy dâng lên mạnh mẽ “kết thành làn sóng nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước”.

Hai là, trách nhiệm đối với Nhân dân Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trách

nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức với Nhân dân được bắt nguồn từ nguyên lý:

"Nước lấy dân làm gốc", "Sự nghiệp cách mạng là do Nhân dân tiến hành", "Nhân dân là người làm ra lịch sử"… Cán bộ, đảng viên, công chức phải “hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân” Để làm được việc đó, cán bộ, đảng viên công chức còn phải

thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho Nhân dân nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo quần chúng Nhân dân thực hiện thắng lợi các đường lối, chính sách ấy

Ba là, trách nhiệm đối với Đảng Tất cả đảng viên phải kiên định với tôn chỉ,

mục đích, mục tiêu, lý tưởng của Đảng Đảng viên phải quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương, nghị quyết do Đảng đề ra; thực hiện tốt các nhiệm

vụ của người đảng viên; chấp hành nghiêm Điều lệ, kỷ luật Đảng; tích cực tham gia xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh; luôn giữ vững tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên

Bốn là, trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương Biểu hiện cụ thể của các trách nhiệm nêu trên của mỗi người là trách nhiệm với chính mình, với “bổn phận”,

Trang 10

công việc được giao.Khi xác định rõ “bổn phận”, trách nhiệm phải làm thì tự thân

mỗi người tự giác, tự mình cố gắng vươn lên để hoàn thành trách nhiệm đó Cán bộ, đảng viên, công chức phải chăm lo xây dựng gia đình, dòng họ, quê hương… Phải giáo dục cho các thế hệ trong gia đình, dòng họ về lòng yêu nước, về trác nhiệm xã hội, về ý chí vươn lên trong học tập và công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao Đặc biệt, tất cả đảng viên phải quan tâm giáo dục cho con cháu về đạo đức, lối sống lành mạnh, nhất là tinh thần cần kiệm, liêm chính, lòng nhân ái, tình đoàn kết cộng đồng; biết kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, quê hương và của toàn dân tộc

Với những điều mà tôi tâm đắc trên, tôi đã tự đề ra cho mình những việc làm cụ thể để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao là một người giáo viên như sau:

- Giáo dục cho học sinh phải có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội Mỗi ngày, chúng ta cần phải có trách nhiệm với việc học Trước khi đến lớp cần phải hoàn thành bải tập của ngày hôm qua và chuẩn bị bài mới cho ngày mai Các em cần phải trình bày cẩn thận sạch sẽ với chính bài làm của mình, không được cẩu thả.

- Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm, sống ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm Phải tự giác phấn đấu, rèn luyện đạo đức, tự phê bình, phê bình, cầu thị sửa chữa khuyết điểm, khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm và mặt tích cực

- Đảm bảo tính trung thực, chính xác trong các báo cáo, Duy trì quan điểm “Dạy thực

chất, đánh giá trung thực kết quả học tập của học sinh”.

- Bên cạnh đó, bản thân cũng giáo dục, giúp đỡ các em học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, đơn giản, gần gũi, thiết thực nhất.

* Tập huấn dạy trẻ khuyết tật.

Giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ em khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi các em sinh sống.

Giáo dục hòa nhập là: “Hỗ trợ mọi trẻ, trong đó có trẻ khuyết tật cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội; trẻ khuyết tật được giáo dục trong môi trường giáo dục phổ thông theo chương trình chung được điều chỉnh, bảo đảm điều kiện cần thiết để phát triển đến mức cao nhất khả năng của trẻ” (Quy định giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật, tàn tật ban hành theo quyết định số 3/2006/QĐ- BGD&ĐT).

Ý nghĩa

Trang 11

- Tính hiệu quả: được giáo dục trong môi trường giáo dục hoà nhập, trẻ có những dạng khó khăn khác nhau đều tiến bộ hơn, các tiềm năng của trẻ được khơi dậy và phát triển tốt hơn.

- Trẻ khuyết tật được học trong môi trường bình thường, học ở gần nhà, các em không bị tách

biệt với cha mẹ, anh chị em trong gia đình, được chia sẻ khó khăn, được sống và giúp đỡ trong tình yêu thương.

- Trẻ khuyết tật được học cùng một chương trình với học sinh bình thường được tham gia đầy

đủ và bình đẳng trong mọi công việc của cộng đồng và có cơ hội phát triển bình đẳng.

- Chương trình và phương pháp giáo dục ở lớp hoà nhập sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với năng lực và nhu cầu của mỗi học sinh (kể cả học sinh không khuyết tật) Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm được nhấn mạnh.

- Coi trọng sự cân đối giữa kiến thức và kỹ năng xã hội Khi môi trường giáo dục là môi trường xã hội bình thường, mọi trẻ em được tự do giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau, phát triển toàn diện và thích ứng với môi trường xã hội đa dạng.

-Tạo cơ hội và môi trường để các lực lượng tham gia giáo dục có điều kiện hợp tác với nhau

vì mục tiêu chung.

- Giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật có áp dụng những lý luận dạy hiện đại - lấy người học làm trung tâm, chương trình được điều chỉnh, phương pháp được đổi mới thích hợp cho mọi đối tượng học sinh.

- Giáo dục hoà nhập có cơ sở lý luận vững chắc về đánh giá con người, về mối quan hệ giữa

cá nhân với cộng đồng và các giải pháp trong tổ chức cũng như trong tiến hành giáo dục.

- Giáo dục hoà nhập là hình thức giáo dục kinh tế nhất, mang tính nhân văn nhất Mô hình này làm cho mọi trẻ em đi học đều vui, đều có cơ hội đến trường, đều thấy rõ trách nhiệm của mình Nó cũng làm cho người lớn gần gũi nhau hơn, có cơ hội hợp tác với nhau vì sự nghiệp giáo dục cho trẻ khuyết tật.

Bản chất

- Là phương thức giáo dục cho mọi trẻ em

- Các đặc điểm cá nhân và tính đa dạng của trẻ được chấp nhận và tôn trọng.

- Các yếu tố giáo dục được điều chỉnh để thích ứng với tính đa dạng của trẻ Không đánh đồng.

Trang 12

- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học; HS cảm thấy vấn

đề nêu lên rất gần gũi với họ.

- Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú.

* Cách làm: Đặt câu hỏi; Câu đố vui; Kể chuyện; Đặt một tình huống; Tổ chức trò

chơi; Hoặc sử dụng các hình thức khác.

Bước 2 Tổ chức cho HS trải nghiệm

* Yêu cầu cần đạt:

- Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của HS để chuẩn bị học bài mới.

- HS trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức,

những thao tác, kỹ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.

* Cách làm: Tổ chức các hình thức trải nghiệm thú vị, gần gũi với HS Nếu là tình

huống diễn tả bằng bài toán có lời văn, thì các giả thiết phải đơn giản, câu văn phải

hóm hỉnh và gần gũi với HS.

Bước 3 Phân tích - Khám phá - Rút ra kiến thức mới

* Yêu cầu cần đạt:

- HS rút ra được kiến thức, khái niệm hay qui tắc lí thuyết, thực hành mới; HS nhận

biết dấu hiệu/đặc điểm dạng toán mới; nêu được các bước giải dạng toán này

* Cách làm: - Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp HS thực

hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học

- Sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm, hoặc các hình thức

sáng tạo khác nhằm kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá phát hiện của

Trang 13

GV tiếp tục quan sát và phát hiện những khó khăn của HS, giúp các em giải quyết khó khăn bằng cách liên hệ lại với các quy tắc, công thức, cách làm, thao tác cơ bản đã rút ra ở trên.

• Có thể giao bài tập áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân, hoặc theo nhóm, theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ HS.

Bước 5 Ứng dụng

* Yêu cầu cần đạt:

- HS củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học.

- HS biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày

- Cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới

(VNEN) theo tình hình thực tế của địa phương

Như chúng ta đã biết tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI đã ban hành nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa và hội nhập quốc tế.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội thì ngành giáo dục không ngừng được đổi mới và lần đổi mới này đã tìm ra một mô hình trường học mới tại Việt Nam – gọi tắt là VNEN Theo tôi nghĩ đây là bước tiến quan trọng trong cải cách giáo dục mà dự án đã mang

Trang 14

lại Vì đó là kiểu mô hình nhà trường hiện đại, tiên tiến và phù hợp với mục tiêu đổi mới và đặc điểm giáo dục Việt Nam Chính mô hình VNEN đã mang lại cơ hội to lớn để từng học sinh tự nhận ra khả năng của chính mình Và hơn nữa mô hình này đã được xây dựng theo một chương trình hoàn chỉnh dựa trên triết lí: “ Mỗi đứa trẻ đều có thể học và phải học, mọi đứa trẻ đều đặc biệt và loài người chúng ta được sinh ra để học hỏi, để làm cho mọi thứ có ý nghĩa”

Những điểm nổi bật của mô hình VNEN:

1/ Mô hình dạy học:

- Mô hình dạy học của VNEN chuyển cơ bản từ hoạt động dạy của giáo viên sang hoạt động của học sinh Tức là chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực của học sinh Với mô hình này thì lớp học được chia theo nhóm, gồm

có : CTHĐTQ và các PCTHĐTQ và các ban bệ phù hợp với nhu cầu từng lớp và chính các

em là người bầu ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm mục đích phục vụ tốt cho công việc học tập.

- Và bên cạnh đó lớp học của các em được trang bị và trang trí rất cẩn thận như gồm có: góc học tập, góc thư viện, góc cộng đồng, hộp thư bạn bè, bảng nội quy lớp …

2/ Mô hình trường học mới – VNEN dựa trên các nguyên tắc sau:

- Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học.

- Học sinh tự học theo từng bước, được giao quyền tự quản trong quá trình tổ chức hoạt động học, tăng cường sự hợp tác, tôn trọng và việc theo nhóm.

- Học sinh tự tìm tòi, suy nghĩ và chủ động nắm bắt kiến thức mới và vận dụng chúng vào cuộc sống.

- Giáo viên chỉ có vai trò là người hướng dẫn và hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập mà thôi.

- Nhà trường thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh và cộng đồng, trong

đó các thành viên của gia đình tham gia vào quá trình giáo dục theo các dự án cộng đồng như

Trang 15

- Ở đây kiểm tra, đánh giá theo quá trình học của học sinh thông qua các hoạt động học do giáo viên tổ chức.

- Đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh.

- Và học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau – đánh giá có sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng.

Một số thuận lợi cũng như khó khăn của mô hình VNEN:

1/ Thuận lợi:

- Tài liệu hướng học được xây dựng dưới dạng 3 trong 1 ( nghĩa là dùng chung cho Học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh).

- So với quy định hiện hành thì số lượng các môn học theo mô hình VNEN giảm đi,

có các môn được tích hợp lại thành nội dung hoạt động giáo dục.

- Tài liệu có kênh hình, kênh chữ rõ ràng và các lô gô chỉ dẫn, các câu lệnh thì ngắn gọn, dễ hiểu và thống nhất nhằm giúp học sinh tự đọc, tự học thuận tiện và làm đúng theo mục tiêu bài học.

- Học tập theo mô hình VNEN giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập Với phương pháp dạy học mới còn giúp cho các em phát huy tốt các kỹ năng: như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học, ngoài ra giúp các em hiểu biết nhiều hơn, có trách nhiệm và biết phấn đấu làm chủ quá trình học tập của mình.

- Còn đối với giáo viên thì giúp cho thầy cô có nghiệp vụ sư phạm được nâng cao hơn

và có kỹ năng điều hành các hoạt động dạy học.

- Đối với cha mẹ học sinh và cộng đồng thì có liên quan trực tiếp, có trách nhiệm tham gia với nhiều hoạt động và hỗ trợ nhà trường nhiều hơn Đồng thời cha mẹ học sinh còn được tiếp nhận, bổ sung tri thức từ nhà trường thông qua học sinh.

- Học sinh thuộc vùng địa bàn là nông thôn nên khả năng giao tiếp vẫn còn hạn chế.

- Việc trang trí lớp học, đồ dùng học tập theo mô hình này cũng đòi hỏi nhà trường phải đầu tư kinh phí nhiều hơn so với các lớp học bình thường.

- Việc chuyển đổi từ phương pháp truyền thống sang phương pháp học tập tích cực 1 cách đột ngột, nên không khỏi gây cho giáo viên, học sinh và phụ huynh tâm lý hoang mang,

sợ học sinh không tiếp thu được kiến thức bài học, nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu.

- Việc học theo nhóm nên đó là điều kiện tạo cho 1 bộ phận nhỏ học sinh có cơ hội nói chuyện riêng và còn ỷ lại vào những bạn khá, giỏi.

Trang 16

Nội Dung Bồi Dưỡng – Tháng 11Đưa trò chơi dân gian vào chương trình học ở các khối lớp góp phần thực hiện đề án

“Đưa chơi dân gian vào nhà trường”

Trong kho tàng văn hóa Việt Nam, các trò chơi dân gian là một hình thức giải trí phản ánh phong tục tập quán của người Việt thuở xưa Ngày nay, việc đưa trò chơi dân gian vào trường học là điều cần thiết, góp phần xây dựng trường học thân thiện - học sinh (HS) tích cực.

HS chơi gì?

Các trò chơi dân gian có thể đưa vào nhà trường như: nhảy bao bố, lò cò tiếp sức, đẩy gậy, kéo co, đập bóng, thảy banh Trò chơi dành cho HS nữ gồm: nhảy dây, xỏ chỉ, banh đũa… Các trò chơi như đua ngựa, bắn bi, đánh đáo, đẩy gậy… thường dành cho HS nam Trò chơi vận động tập thể có kéo co, chim bay cò bay, chim sổ lồng Còn trò chơi vui nhộn gồm bịt mắt bắt dê, bịt mắt đập niêu, mèo đuổi chuột… Các trò chơi bịt mắt viết chữ, cờ tướng, ô ăn quan… là những trò chơi mang tính trí tuệ Những trò chơi này thường được nhà trường vận dụng đưa vào tiết thực hành mà cụ thể là tiết học thể dục, hoạt động ngoại khóa, các kỳ lễ hội, tham quan dã ngoại, hội trại, hội thi Cách thức thực hiện chủ yếu là phối hợp với tổ chức Đoàn - Đội, sinh hoạt đầu tuần, giờ ra chơi Về nội dung, giáo viên nên chọn trò chơi phù hợp với tiết dạy, với từng lứa tuổi HS Trò chơi của HS lớp 1, lớp 2 thì khác với HS lớp 4, lớp 5 Về mặt thời lượng cũng vậy: khối lớp 1 chỉ cần 1 tiết/tuần, các khối lớp còn lại

có thể 2 tiết/tuần Phần trò chơi thường tổ chức sau phần nội dung chính của tiết học thể dục Đặc biệt, giáo viên bộ môn cần xác định đâu là kiến thức cơ bản HS cần phải có để từ đó đưa trò chơi dân gian vào tiết dạy cho phù hợp.

Tạo sân chơi bổ ích cho học sinh

Các em học sinh chơi trò nhảy bao bố (Ảnh: TTXVN)

Tham gia vào lễ hội của trường tiểu học Lê Hoàn chúng ta mới cảm nhận hết được niềm vui trên gương mặt của các em khi được chơi các trò dân gian Sau phần lễ (tổ chức vào buổi sáng), theo sự hướng dẫn của Thầy TPT Đội các em nhanh chóng xếp hàng ngăn nắp

Trang 17

đợi đến lượt để thực hành các trò chơi: ném còn, ném bóng, bịt mắt đạp trống, ném lon, quay số,… Các em đều hồ hởi, thích thú sau mỗi lượt chơi dù phần thưởng cho người chiến thắng chỉ là viên kẹo, cái bánh.

Trong giờ ra chơi cũng vậy, cả sân trường rộn tiếng cười đùa thỏa thích của các em trong khi đang chơi lò cò, ô ăn quan Chính nhờ được biết đến trò chơi dân gian khi mà ký ức tuổi thơ của trẻ em thành phố đã đầy ắp tiếng cười với những trò chơi ngộ nghĩnh, bổ ích.

Theo Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, nhờ đưa trò chơi dân gian vào trường học mà giờ ra chơi của học sinh thành phố trở nên bổ ích và sôi động hơn rất nhiều so với trước đây, các em chỉ biết chơi đuổi bắt hoặc ngồi trong lớp nói chuyện với nhau Và không chỉ tạo ra niềm vui cho học sinh khi đến trường mà qua đó còn góp phần rèn luyện sức khỏe, cải thiện thể chất, tinh thần đồng đội biết nhường nhịn lẫn nhau cho các em qua mỗi trò chơi dân gian Cũng nhờ vậy giúp các em không quá sa đà vào các trò chơi không bổ ích hiện nay như chơi điện tử Thông qua các trò chơi dân gian các em còn được giáo dục truyền thống của ông cha ngày xưa.

Và chơi như thế nào?

Tuy nhiên hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, HS đang bị lôi cuốn vào các trò chơi trên mạng internet khiến các em mất dần khái niệm

về trò chơi dân gian, biết và hiểu rất ít về các trò chơi này Ở trường vẫn còn một số em HS (cả nam lẫn nữ) tự tổ chức trò chơi như bắn bi, nhảy lò cò, nhảy dây… nhưng mang tính tự phát Do đó, việc đưa trò chơi dân gian vào trường học là một cách để các em HS gần gũi với nhau, xây dựng tinh thần tập thể và hiểu biết hơn về văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam Từ đó tạo điều kiện cho các em tham gia nhiều hoạt động tập thể lành mạnh, bổ ích, rèn luyện thêm kỹ năng làm việc theo nhóm, hòa đồng với tập thể, ứng xử tốt trước mọi tình huống.

Khi trò chơi dân gian được đưa vào nhà trường thì tự thân đã có tính mục đích nhưng không đơn thuần dừng lại ở mục đích giải trí Hơn nữa, không phải trò chơi nào cũng có thể đưa vào nhà trường mà phải chọn lọc, đảm bảo tính giáo dục, an toàn, vệ sinh Ví dụ, trò chơi leo cột mỡ mang đậm tính dân gian nhưng không phù hợp với trường học, nhất là ở bậc tiểu học Trò chơi đánh khăng không an toàn vì dễ gây chấn thương Các trò chơi khác thì phải chú ý đến khâu vệ sinh vì người chơi thường ngồi bệt xuống đất Tốt nhất là nhà trường nên lựa chọn các trò chơi mang tính cộng đồng, nhất là trò chơi có các bài hát đồng dao Không chỉ sôi động mà còn nâng cao nhận thức về văn học Một điều nữa là không phải trò chơi nào các em HS cũng chơi được mà phải có thầy cô tổ chức hướng dẫn, làm sao trong giờ nghỉ các

em chơi được nhiều trò hơn Cuối cùng, việc đưa trò chơi dân gian vào lớp học phải lưu ý tới đối tượng HS, tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất cho phép của nhà trường, đảm bảo an toàn cho HS, tạo không khí thoải mái và không hề gây áp lực cho các em.

Tiến sĩ Trần Long, giảng viên Khoa Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: "khảo sát của chúng tôi tại một số trường tiểu học cho thấy do không có văn bản hướng dẫn cụ thể nên các trường gặp nhiều lúng túng

Trang 18

khi đưa trò chơi dân gian vào trường học Các em chỉ thật sự được chơi nhiều trò chơi đặc sắc trong các lễ hội, nhưng không phải tất cả các trường tiểu học ở thành phố đều đưa trò chơi dân gian vào lễ hội Còn trong giờ ra chơi do giới hạn về không gian, thời gian, nên dù biết nhiều trò chơi dân gian nhưng các em chỉ chơi lò cò, trốn tìm Ngoài ra, theo khuyến khích của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố, các trường nên đưa trò chơi dân gian vào giờ thể dục nhưng chưa trường nào thực hiện được Hơn nữa, trường học hiện nay đều được thiết

kế theo hướng bê tông hóa trong khi đó, trò chơi dân gian được hình thành từ đời sống nông nghiệp do đó để đưa được nhiều trò chơi dân gian vào trường học mà vẫn đảm bảo được sự

an toàn cho học sinh cần phải nâng cấp thay đổi trò chơi để thích ích môi trường hiện đại ở thành phố Và không nên chỉ giới hạn trong các lễ hội, giờ ra chơi, nhà trường còn nên đưa các trò chơi dân gian vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa cuối tuần ở công viên, trung tâm văn hóa…".

“Không chỉ là trò chơi mà trò chơi dân gian còn là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Do

đó, trò chơi dân gian rất cần được duy trì và phát triển Để làm được điều này đòi hỏi ngành giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến trò chơi dân gian Hơn nữa, không nên dừng lại ở việc khuyến khích mà phải thiết kế được một chương trình hướng dẫn cụ thể cách tổ chức các trò chơi dân gian vào trường học cho các trường học Đồng thời sưu tập và giới thiệu nhiều trò chơi dân gian hơn nữa cho các giáo viên làm công tác đội bởi hiện nay sự hiểu biết của đội ngũ này về các trò chơi dân gian chưa nhiều”.

Trang 19

Nội Dung Bồi Dưỡng – Tháng 12Phương pháp dạy trẻ mắc chứng khó đọc, tiếp thu bài chậm đối với học sinh khuyết tật đang học hòa nhập

I Khái niệm về trẻ khuyết tật:

* Mất ngôn ngữ: Dạng này có những biểu hiện sau:

- Không hiểu hoặc hiểu kém ngôn ngữ của người xung quanh.

- Không thể nói được hoặc nói kém.

- Biểu hiện ở ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.

* Không có ngôn ngữ:

- Không hiểu hoặc hiểu rất ít ngôn ngữ khi nghe người khác nói.

- Không biết nói hoặc nói rất ít so với trẻ cùng độ tuổi.

- Hiểu ít, nói ít hoặc không nói.

* Nói lắp: Thường lặp đi lặp lại nhiều lần một âm, một từ hoặc một cụm từ và biểu hiện ở hai thể sau:

- Nói lặp giật rung: Là do rối loạn âm điệu, nhịp điêụ.

- Nói lắp co thắt: Do bị các cơ khi nói.

* Nói khó: Đây là dạng tật nặng do suy giảm chức năng điều khiển vận động của trung ương thần kinh và các đường dẫn truyền.

* Nói ngọng: Trẻ nói ngọng là thường không có khả năng phát âm đúng những âm chuẩn của một phương ngữ nào đó.

* Rối loạn giọng điệu: Biểu hiện giọng nói khàn, yếu, đứt đoạn không rõ Nguyên nhân do dây thần kinh bị tổn thương.

* Rối loạn đọc viết: Dạng này là do bệnh não hay viết thương sọ não thuộc vùng bán cầu đại não trái gây nên hoặc do thiếu sự rèn luyện về âm chính, chính tả, ngữ pháp Thường nói đọc viết sai hoặc hioêủ sai lệch về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.

* Chậm phát triển ngôn ngữ: Biểu hiện trong giao tiếp, trẻ thường dùng điệu

bộ, chỉ trỏ, gật, lắc đầu…

Như vậy, khi tìm hiểu về đối tượng trẻ khuyết tật ngôn ngữ, chúng ta cần nắm bắt và hiểu trẻ đó thuộc dạng tật nào để có phương pháp rèn luyện, phục hồi chức năng Tuy nhiên chúng ta cần nắm chắc mức độ tật ngôn ngữ ở hai dạng mức độ nặng và mức độ nhẹ.

- Mức độ nặng: Là những trường hợp khiếm khuyết ngôn ngữ gây ảnh hưởng trầm trọng như: Mất ngôn ngữ, không có ngôn ngữ, nói lắp nặng, nói khó.

- Mức độ nhẹ: Có khả năng giao tiếp nhưng khả năng giao tiếp bị giảm sút về mặt này hay mặt khác: Như nói ngọng, nói lắp nhẹ, nói loạn giọng đIệu, chậm phát triển tiếng nói, rối loạn đọc viết.

Trang 20

II NGUYÊN NHÂN:

1 Môi trường ngôn ngữ và đặc điểm chăm sóc giáo dục:

- Do bắt chước cái sai trong quá trình học nói không được uốn nắm kịp thời lâu dần sẽ trở thành thói quen ổn định.

2 Bệnh tật dùng thuốc, chấn thương:

- Trẻ bị mắc bệnh não, di chứng là trẻ khó khăn về nói Để khắc phục tình trạng này trẻ cần phải được tiêm chủng đầy đủ và chống suy dinh dưỡng.

3 Thai nghén và sinh nở của người mẹ:

4 Thiếu sự phát triển không bình thường về cơ thể và các giác quan như: Môi, răng, hàm, lưỡi, có khiếm khuyết dẫn đến tình trạng tiếng nói của trẻ không bình thường.

III PHƯƠNG PHÁT PHỤC HỒI VÀ RÈN LUYỆN CẤU ÂM CƠ BẢN:

Có 4 phương pháp rèn luyện cấu âm cơ bản:

+ Luyện giọng nói: Bắt đầu từ việc luyện cơ quan hô hấp Chú ý cường độ cao, thấp.

+ Thể dục cấu âm như: Thể dục môi, hàm, lưỡi, các động tác phối kết hợp.

+ Luyện tri giác ngữ âm, sửa lỗi phát âm sai với âm mẫu

+ Luyện phát âm, âm vị (môi, đầu lưỡi, quặt lưỡi, thanh hầu…)

Lưu ý: Có thể rèn luyện cấu âm cơ bản cho trẻ bằng các trò chơi bắt chước tiếng kêu con vật

hoặc tiếng kêu của các phương tiện giao thông…

III PHƯƠNG PHÁT PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHAT ÂM THEO THÀNH PHẦN ÂM TIẾT:

1 Phát triển khả năng phát âm phụ âm đầu âm tiết:

+ Tách phụ âm đầu ra khỏi âm tiết để luyện.

Ví dụ: Lanh lợi, ta tách phụ âm đầu âm L

+ Luyện phát âm đó theo vị trí cấu âm và phương thức phát âm vị chuẩn, sử dụng phương pháp nghe – nhìn – bắt chước, phát âm chuẩn.

2 Phương pháp phát triển khả năng phát âm âm đệm:

+ Sử dụng phương pháp âm tiết trung gian theo quy trình.

Xác định âm vị.

Lập quy trình phát âm.

Luyện phát âm.

3 Khả năng phát âm âm chính.

- Luyện phát âm đúng riêng biệt các nguyên âm đôi.

- Ghép nguyên âm đó với nguyên âm cuối, luyện tập mở rộng dần trường ngôn ngữ từ âm tiết đến từ, đến câu…

4 Phát triển khả năng phát âm âm cuối.

- Sử dụng âm phương pháp sử dụng âm tiết trung gian theo quy trình:

Xác định âm vị.

Trang 21

Luyện phát âm.

Bước 1: Phát âm rõ hai âm tiết.

Bước 2: Phát âm kéo dài âm tiết thứ nhất sau đó phát âm âm tiết thứ hai.

Bước 3: Phát âm ngắn, rõ các âm tiết.

5 Phát triển khả năng phát âm chuẩn thanh đIệu:

Sử dụng phương pháp âm tiết trung gian theo quy trình.

Xác định âm vị.

Lập quy trình phát âm.

Luyện phát âm.

IV PHÁT TRIỂN VỐN TỪ VÀ KHẢ NĂNG NGỮ PHÁP:

Nội dung 1: Phương pháp phát triển vốn từ của trẻ.

Thông tin:

- Cắn cứ vào mục tiêu cụ thể chương trình của từng lớp học mà đạt ra yêu cầu phát triển từ vựng cho học sinh.

- Thông qua môn học chính khoá và ngoại khoá từng loại bài, kiểu bài.

- Phân loại các từ cần rèn luyện và phát triển thành các nhóm từ ngôn ngữ khác nhau.

Nội dung 2: Phương pháp phát triển khả năng ngữ phát cho trẻ.

- Chú ý phải đơn giản hoá cấu trúc ngữ pháp sao cho câu dàI nhất cóp từ 5 đến 7 từ.

V RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGÔN NGỮ TRONG VÀ NGOÀI GIỜ HỌC CÁC MÔN:

Thông tin:

1 Phương pháp dạy học trong lớp có học sinh khuyết tật ngôn ngữ

- Căn cứ vào nội dung của từng bàI học cụ thể: Sáng tạo 4 phương pháp rèn luyện cấu âm thành các trò chơi rèn luyện trong và ngoài giờ học.

- Trong mỗi bài học( chủ yếu là bài tập đọc ) tập trung luyện phục hồi khả năng phát âm từ 2 đến 3 từ cho học sinh (xác định từ hoặc các cụm từ cần luyện).

- Tổ chức hoạt động giờ học.

- Điều chỉnh về luyện đọc cho phù hợp với học sinh khuyết tật ngôn ngữ.

- Lập quy trình phục hồi hay chuẩn bị phần rèn luyện trong và ngoài giờ học.

2 Xác định mục tiêu cho một bài học cụ thể:

Mục tiêu hành vi, căn cứ vào thực trạng ngôn ngữ và kiến thức cần cung cấp của bài dạy (những tiếng, từ, cụm từ cần rèn luyện, phục hồi về ngôn ngữ của trẻ).

Trang 22

3 Lập kế hoạch bài dạy cụ thể cho lớp học hoà nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữ: Trong

đó cần lưu ý đến phương tiện dạy học.

A MỘT SỐ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ:

1 Dạy nói gắn liền với dạy khái niệm.

- Hình thành từ ngữ diễn đạt khái niệm.

- Hình thành khả năng phát âm đúng.

- Không tách rời giữa âm và ngữ nghĩa.

2 Đưa nội dung giáo dục vào nội dung dạy nói.

- Dạy nói gắn liến với dạy sửa tật ngôn ngữ.

- Giúp đỡ phát triển nhân cách.

3 Đưa nội dung dạy nói vào các mặt giáo dục.

- Phải sử dụng kỷ năng phát âm đúng vào tất cả các tình huống.

- Dạy nói cho trẻ trong các hoạt động nội khoá, ngoại khoá và các mặt giáo dục: Đức, trí, thể, mĩ…

4 Hình thành tính tự giác, tự tôn làm động lực cho quá trình rèn luyện.

- Tạo hứng thú, thoải mái cho trẻ Khắc phục những thói quên nói sai.

- Động viên khích lệ trẻ tự giác, quyết tâm trong quá trình tập nói đúng.

5 Tôn trọng trẻ, đảm bảo bình đẳng.

6 Nguyễn tắc đa giác quan:

Trẻ phải biết:

- Lắng nghe.

- Chú ý nhìn miệng, nhìn tranh và cố gắng bắt chước.

7 Đảm bảo tuần tự theo giai đoạn:

- Đánh giá mức độ nắm ngôn ngữ của từng trẻ, chỉ rõ từng lỗi.

-Tiến hành chữa lỗi phát âmlần lượt từ dễ đến khó theo đặc đIểm cấu âm và tri giác ngữ âm.

8 Vận dụng linh hoạt, hợp lý các nguyên tắc giáo dục khác vừa là một hoạt động chuyên môn nhằm sửa tật ngôn ngữ và nhằm hình thành nhân cách.

9 Lấy môi trường ngôn ngữ của lớp học hoà nhập làm định hướng phất triển ngôn ngữ: Ngôn ngữ cá nhân được hình thành và phát triển thông qua giao tiếp, giao lưu trong cộng đồng là môi trường phong phú để trẻ khuyết tật ngôn ngữ có cơ hội học tập.

B NGƯỜI GIÁO VIÊN DẠY TRẺ KHUYẾT TẠT NGÔN NGỮ CẦN PHẢI CÓ:

1 Phẩm chất của người giáo viên dạy trẻ khuyết tật ngôn ngữ.

- Phải có hiểu biết về cơ chế sinh lý của ngôn ngữ.

- Phải hiểu biết nguyên nhân, đặc điểm của các loại tật ngôn ngữ.

- Phải biết về phương pháp sửa tật ngôn ngữ, dạy trẻ nói đúng tiếng Việt.

- Giáo viên phải có ngôn ngữ chuẩn.

2 Người giáo viên với công tác chủ nhiệm lớp học hoà nhập có trẻ khuyết tật ngôn ngữ.

Trang 23

- Tổ chức tập thể học sinh tham gia rèn luyện ngôn ngữ.

- Xây dựng môi trường, tổ chức các hình thức giáo dục rèn luyện cấu âm, ngữ pháp, thanh điệu.

3 Tổ chức lực lượng cộng đồng tham gia.

- Phổ biến và tranh thủ các lực lượng cộng đồng cùng tham gia sửa tật ngôn ngữ cho các em nói đúng tiếng Việt.

- Như hội đồng sư phạm, tập thể học sinh, phụ huynh, đoàn thể quần chúng, nhóm bạn bè.

C QUẢN LÝ GIÁO DỤC HOÀ NHẬP TRONG NHÀ TRƯỜNG:

- Để giáo dục hoà nhập thật sự có hiệu quả cần định rõ chức năng cụ thể rõ ràng.

* Hội đồng giáo dục xã:

- Có chức năng quyết định các chủ trương, tập hợp lực lượng tạo điều kiện hỗ trợ nhà trường thực hiện giáo dục hoà nhập.

* Nhà trường:

- Là đầu mối thiết lập các mối quan hệ với các ngành, với các lực lưỡng cộng đồng…

- Tham mưu, đề xuất chủ trương, chế độ chính sách về giáo dục hoà nhập cho chính quyền địa phương, cho phòng giáo dục.

* Hiệu trưởng nhà trường:

- Phải nắm vững quy trình tẻienr khai và biết khai thác sức mạnh của cộng đồng trong việc thực hiện giáo dục hoà nhập.

- Phải tổ chức bộ máy quản lý giáo dục hoà nhập bao gồm: Cán bộ quản lý, tổ chuyên môn, giáo viên.

- Có kế hoạch, có nội dung phương pháp và được giáp sát đôn đốc, tôỉng kết đánh giá báo cáo lên cấp trên.

* Đội ngũ giáo viên:

- Là người trực tiếp giảng dạy có vai trò quyết định hiệu quả của giáo dục hoà nhập.

- Phải biết xây dựng mục tiêu phù hợp với từng trẻ khuyết tật, xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch rèn luyện phát triển ngôn ngữ trong và ngoài giờ học.

- Trực tiếp theo dõi nắm bắt các thông tin về trẻ khuyết tật Có biện pháp phối hợp các tổ chức xã hội Gia đình nhà trường và xã hội trong giáo dục trẻ khuyết tật ngôn ngữ.

Trang 24

Nội Dung Bồi Dưỡng – Tháng 1 +2

MÔ ĐUN TH11

TỔ CHỨC GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ CÓ KHÓ KHĂN VỀ HỌC, VỀ

VẬN ĐỘNG

I MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG

- Nắm được các khái niệm về trẻ khuyết tật theo phân loại tật (trẻ có khó khăn về học,

về vận động )

- Nắm được nội dung và phương pháp giáo dục cho các nhóm trẻ khuyết tật (trẻ có khó khăn về học, về vận động)

II NỘI DUNG

1 Khái niệm về trẻ khuyết tật theo phân loại tật

a Trẻ có khó khăn về học (trẻ khuyết tật trí tuệ): Là tình trạng giảm hoặc mất khả

năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích

về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc

b Trẻ có khó khăn về vận động: Là những trẻ bị khuyết tật tay, chân, khó khăn

trong việc đi đứng, học tập và sinh hoạt

2 Nội dung và phương pháp giáo dục cho các nhóm trẻ khuyết tật

2.1 Giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về học:

a Đặc điểm của trẻ có khó khăn về học:

- Chậm phát triển vận động : trẻ chậm biết lật, ngồi, bò và đi đứng

- Chậm biết nói hoặc khó khăn khi nói, kém hiểu biết về những kĩ năng xã hội căn bản

- Không ý thức được hậu quả về các hành vi của mình, khó khăn khi tự phục vụ

- Cảm giác, tri giác thường có 3 biểu hiện: chậm chạp, ít linh hoạt, phân biệt màu sắc, dấu hiệu, chi tiết sự vật kém, thiếu tính tích cực trong quan sát

- Chủ yếu là hình thức tư duy cụ thể, khó nhận biết các khái niệm

- Chậm hiểu cái mới, quên nhanh cái vừa tiếp thu, quá trình ghi nhớ không bền vững, không đầy đủ, chỉ ghi nhớ được cái bên ngoài của sự vật, khó ghi nhớ cái bên trong, cái khái quát

- Khó tập trung, dễ bị phân tán, không tập trung vào các chi tiết, chỉ tập trung các nét bên ngoài

- Kém bền vững, luôn bị phân tán bởi các sự việc nhỏ, thời gian chú ý của trẻ thường kém trẻ bình thường

b Nguyên nhân :

Có thể thấy lí do trẻ học kém thì nhiều nhưng có một lí do thường gặp nhất nhưng lại ít được biết đến đó là sự khiếm khuyết về khả năng học tập có nguồn gốc sinh học Chính vì không biết nguyên nhân này mà đôi khi cha mẹ, thầy cô giáo làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ bằng những biện pháp giáo dục không thích hợp Sự thiếu khả năng học tập của trẻ là do có vấn đề ở hệ thần kinh trung ương, khu vực chi phối tiếp nhận, xử lí và truyền đạt thông tin Theo các nhà nghiên cứu, trẻ chậm phát triển trí tuệ khác với trẻ thiểu năng trí tuệ, các em hoàn toàn có thể theo học chương trình phổ thông bình thường nếu như được phát hiện sớm và giúp đỡ kịp thời phù hợp với mức

độ phát triển của các em về mặt sư phạm

Trang 25

c Biện pháp giáo dục :

- Khi phát hiện trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, cần can thiệp toàn diện, phục hồi chức

năng để kích thích sự phát triển về vận động, kĩ năng giao tiếp và phát triển trí tuệ

- Giáo viên cần :

+ Có một trái tim đầy nhiệt huyết, những tri thức chuyên môn cứng cỏi, chia nhiệm vụ học tập ra từng bước nhỏ, nhắc đi nhắc lại nhiều lần, phân phối thời gian học tập, vui chơi hợp lí

+ Sử dụng tổng hợp và triệt để các phương pháp như : trực quan, làm mẫu, dùng lời đàm thoại, nhắc đi nhắc lại nhiều lần, động viên khuyến khích, thực hành trong điều kiện thực tế, vận dụng những kiến thức vừa học vào vui chơi, thi đua, …

+ Lập kế hoạch giảng dạy phù hợp với đặc điểm tâm lí riêng của từng trẻ

+ Phải kết hợp chặt chẽ việc giáo dục giữa nhà trường và gia đình

2.2 Giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về vận động:

a Đặc điểm và nguyên nhân của trẻ có khó khăn về vận động:

Trẻ khuyết tật vận động là những trẻ do các nguyên nhân khác nhau, gây ra sự tổn

thất các chức năng vận động làm cản trở đến việc di chuyển, sinh hoạt và học tập… Trẻ khuyết tật vận động gồm có hai dạng:

- Trẻ khuyết tật vận động do chấn thương nhẹ hay do bệnh bại liệt gây ra làm què cụt, khoèo, liệt chân tay

- Trẻ khuyết tật vận động do tổn thương trung khu vận động não bộ

Đối với dạng thứ nhất thì những trẻ này vẫn có một bộ máy sinh học bình thường làm cơ sở vật chất thực hiện hoạt động nhận thức Nói cách khác, khi trẻ có khiếm khuyết đơn thuần về vận động thì trẻ hoàn toàn có khả năng nhận thức như những trẻ bình thường khác Tuy nhiên, sự phát triển hoạt động nhận thức của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tham gia các hoạt động trong môi trường xung quanh Trẻ khuyết tật vận động khó đạt được trình độ nhận thức cũng như những trải nghiệm như mọi trẻ bình thường khác Chẳng hạn, trẻ không thể có cảm giác mỏi chân nếu trẻ bại liệt đôi chân không thể đi được, không thể leo trèo được thì khó có cảm giác về độ cao và kĩ năng lấy thăng bằng của cơ thể, không có cảm giác về sức đẩy của nước nếu không được ngâm mình trong nước…

Đối với dạng thứ hai thì sự tổn thương về não bộ gây rất nhiều cản trở cho hoạt động nhận thức của trẻ, thậm chí là trình độ nhận thức ở mức độ nặng Hoạt động nhận thức của loại trẻ này cũng có những hạn chế tương tự như trẻ chậm phát triển trí tuệ và còn bị ảnh hưởng thêm của khuyết tật vận động Song cũng cần lưu ý những trường hợp khuyết tật vận động do bại não gây nên thì hoạt động nhận thức của trẻ hầu như không bị ảnh hưởng song trẻ khó có thể biểu đạt được suy nghĩ, hành động, lời nói một cách bình thường do sự cản trở của khuyết tật vận động

b Các biện pháp giáo dục :

- Hội nhập về thể chất: Cho trẻ lành và khuyết tật được giao lưu với nhau hay cùng chơi với nhau trong một địa điểm, một thời gian nhất định

- Hội nhập về chức năng: Trẻ lành và khuyết tật được tham gia cùng nhau trong một

số hoạt động như thể thao, vẽ v…v

- Hội nhập xã hội: Trẻ cùng học với nhau trong một trường nhưng theo các chương trình khác nhau, có giờ học chung và học riêng tuỳ theo môn học và khả năng học của trẻ

Trang 26

- Hội nhập hoàn toàn: Trẻ học như trẻ lành theo một chương trình cứng bắt buộc.

- Cần chăm sóc và yêu thương trẻ, điều đó sẽ giúp trẻ vượt qua được những lo lắng, căng thẳng và thích nghi được với môi trường Hiện nay, với khả năng phát hiện sớm

có khi ngay từ lúc mới sinh, việc giáo dục phục hồi chức năng cho trẻ giúp nâng cao khả năng giao tiếp của trẻ và làm giảm nhẹ các nguy cơ rối nhiễu tâm lý của trẻ xuống mức thấp nhất

III KẾT LUẬN

Trên đây là những vấn đề cơ bản mà tôi đã tìm hiểu và báo cáo về tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về học, về vận động Để các nội dung và phương pháp giáo dục trên đạt hiệu quả thì phải nói đến đội ngũ GV vì GV là người trực tiếp giảng dạy, trực tiếp theo dõi, nắm bắt các thông tin về trẻ khuyết tật, có vai trò quyết định hiệu quả của giáo dục hoà nhập GV phải biết xây dựng mục tiêu phù hợp với từng trẻ khuyết tật, có biện pháp phối hợp các tổ chức xã hội, gia đình, nhà trường và

xã hội trong giáo dục trẻ khuyết tật

Ngày đăng: 01/11/2016, 21:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w