phát triển tại Việt nam, họ đã rất chú trọng việc tìm hiểu, và quan tâm tới yếu tố con ngườivà không thể không nói đến những nỗ lực của họ trong việc kết hợp giữa hai nét văn hóa đặc trư
Trang 1Bài tập cá nhân Môn: Quản trị hành vi tổ chức
Họ và tên: Triệu Thị Hồng Liên
Lớp: M0110
Đề bài :
Bạn hãy phát triển một dự án đổi mới mô hình quản lý cá nhân và nhóm làm việc cho Doanh nghiệp/tổ chức hiện nay bạn đang làm việc Hãy xác định trong doanh nghiệp/ tổ chức hiện tại của bạn, có các vấn đề hay cơ hội gì liên quan đến các chủ đề của môn học hành vi tổ chức? Tại sao?Bạn có giải pháp gì mang tính thực tiễn dựa trên cơ sở lý thuyết hành vi tổ chức
Bài làm
I THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ HÀNH VI TỔ CHỨC TRONG CÔNG TY SẢN XUẤT PHANH NISSIN VIỆT NAM
1 Giới thiệu Chung về Công ty
Công ty sản xuất phanh Nissin Việt nam là nơi tôi làm việc và gắn bó suốt 13 năm qua kể
từ khi tốt nghiệp đại học Nissin Việt nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập và hoạt động tại Việt nam từ năm 1996 Trụ sở và nhà máy tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Từ những ngày đầu thành lập với chỉ 20 công nhân viên, cho đến tháng 3 năm 2011 số lượng công nhân viên đã lên đến hơn 1.500 người Với nhiệm vụ chính là sản xuất và lắp ráp hệ thống phanh, phụ tùng phanh xe máy cung cấp cho các Công ty lắp ráp xe máy tại Việt Nam như: Công ty Honda, Công ty Yahama, Công ty Suzuki và Công ty Piaggio Việt nam, đồng thời xuất khẩu sản phẩm phanh sang các thị trường khác như : Nhật bản, Mỹ, Châu âu và một số nước trong khu vực Đông Nam Á
Khẩu hiệu công ty : Smart ( khéo léo) - Speed ( tốc độ) - Challenge ( thách thức) Thuộc
tập đoàn NISSIN GROUP Nhật bản, Ban lãnh đạo công ty là người Nhật bản Đầu tư và
Trang 2phát triển tại Việt nam, họ đã rất chú trọng việc tìm hiểu, và quan tâm tới yếu tố con người
và không thể không nói đến những nỗ lực của họ trong việc kết hợp giữa hai nét văn hóa
đặc trưng của hai đất nước để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp hợp nhất Việt- Nhật, đã
và đang được áp dụng hiệu quả tại công ty Văn hóa doanh nghiệp mạnh đó là một trong những yếu tố làm nên sự thành công của Nissin Việt nam trong suốt 14 năm qua
2 Mô hình tổ chức của Công ty Nissin Việt Nam.
Công ty đã lựa chọn và áp dụng mô hình tổ chức cấu trúc theo phòng ban chức năng (Functional Structure) với mức độ chuyên môn hóa cao và các quy trình làm việc theo tiêu chuẩn hóa
Sơ đồ tổ chức của Công ty theo phòng ban chức năng
Cấu trúc phòng ban phân theo chức năng sắp xếp người lao động theo phạm vi kiến thức nhất định Nhân viên có chuyên môn về kế toán được xếp vào phòng kế toán tài chính, những người có kỹ năng sản xuất được xếp vào phòng quản lý nhà máy và sản xuất Các kỹ
sư được xếp vào phòng nghiên cứu và phát triển
Ưu điểm và nhược điểm của cấu trúc theo phòng ban chức năng
Giám đốc
Tài chính và nhân sự
ÁM ĐỐC TÀI
CHÍNH VÀ
NHÂN SỰ
Giám đốc Nhà máy
Giám đốc Kinh doanh và P.Triển
Phòng
Hàng
chính
nhân sự
Phòng Tài chính
kế toán
Phòng
Kế hoạch sản xuất
Phòng Quản lý nhà máy và sản xuất
Phòng Kinh doanh
Phòng nghiên cứu phát triển
Giám đốc Chất lượng
Phòng quản lý chất lượng
Phòng ISO-TS
TỔNG GIÁM ĐỐC
Trang 3Đối với bất kỳ cấu trúc tổ chức theo kiểu nào thì cũng có ưu và nhược điểm Một ưu điểm quan trọng nhất của cấu trúc theo phòng ban chức năng là hỗ trợ xác định chuyên môn và làm rõ con đường thăng tiến trong sự nghiệp Giám sát trực tiếp dễ hơn bởi vì người quản
lý có các nền tảng trong lĩnh vực thuộc chức năng của họ và nhân viên báo cáo với họ về các vấn đề khó khăn chung
Cấu trúc theo phong ban chức năng có những hạn chế Do mọi người có những mối quan tâm và nền tảng kiến thức chung được nhóm vào, những thiết kế của họ có xu hướng tập chung vào mục tiêu cục bọ của phong ban họ hơn là mục tiêu phối hợp chung của tổ chức Các nhân viên của phòng mua hàng ( Purchasing) kế toán, kỹ thuật và những bộ phận chức năng ít có khả năng ưu tiên sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty hơn so với các mục tiêu của phòng ban họ
2 Những nét đặc trưng văn hóa văn hóa của Công ty
Trong thời gian làm việc tại Công ty, cùng làm việc với người Nhật bản, điều mà tôi nhìn nhận và học hỏi được ở họ là những đức tính cần cù, luôn luôn sống và làm việc có trách nhiệm, tôn trọng các giá trị niềm tin giữa các cá nhân với nhau cũng như giữa cá nhân với
tổ chức Người Nhật có tác phong làm việc rất nghiêm túc, trách nhiệm và coi công việc, nơi mình công tác là niềm tự hào
Là một thành viên trong tập đoàn Nissin Nhật bản, Công ty Nissin Việt nam chúng tôi
mang ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp kiểu Nhật
Doanh nghiệp kiểu Nhật đã tạo cho Công ty một không khí làm việc như trong một gia đình, các thành viên gắn bó với nhau chặt chẽ Lãnh đạo của công ty luôn quan tâm đến các thành viên Thậm chí ngay cả trong những chuyện riêng tư của họ như cưới xin, ma chay,
ốm đau, sinh con cũng đều được lãnh đạo thăm hỏi chu đáo Nâng cao năng suất, chất lượng và đào tạo con người được coi là hai đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản Có một sự khác bịêt cơ bản trong tư duy của người Nhật về doanh nghiệp
Tại Mỹ và phương Tây, quyền lực cao nhất trong việc quyết định số phận của một doanh nghiệp là các cổ đông Người quản lý doanh nghiệp và vốn của doanh nghiệp tách hẳn nhau Cổ đông yêu cầu nhà quản lý phải nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong một
Trang 4thời gian ngắn Chỉ số cổ tức là thước đo năng lực của nhà quản lý Tuy nhiện, người Nhật lại quan niệm rằng doanh nghiệp tồn tại như một hoạt động mang tính đạo đức Mọi người trong công ty phải kết nối với nhau trong mối quan hệ chung Doanh nghiệp là một chủ thể thống nhất Người Nhật quan tâm đến lợi ích doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp, thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận như ở phương Tây
Do đó, tại một doanh nghiệp Nhật Bản, người lãnh đạo phải lo nâng cao đời sống cho người lao động và điều này ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp Nó cũng liên quan mật thiết đến việc nâng cao chất lượng và năng suất lao động Sự thống nhất giữa doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp đã tạo cho mọi thành viên sự trung thành cao Tất cả đều quan tâm đến sự sống còn của doanh nghiệp, do đó dẫn đến sự tăng trưởng cao
Hàng năm Công ty thường tổ chức ngày hội gia đình “ Nissin Family day ” Đây là một trong những hoạt động văn hóa của Công ty vừa thể hiện sự quan tâm của Ban lãnh đạo đối với tất cả các thành viên trong công ty cũng như đối với gia đình của họ Hơn nữa, thông qua các hoạt động, các trò chơi trong ngày hội gia đình này đã tạo cơ hội để mỗi cá nhân thể hiện được tài năng của mình Các trò chơi tập thể giúp họ trau dồi hơn nữa kỹ năng làm việc theo nhóm hay gắn kết các cá nhân với mục tiêu chung của nhóm và giúp họ gắn bó hơn với Công ty nơi họ đang làm việc
Cách động viên khích lệ nhân viên làm việc
Ngày hội gia đình còn có chương trình trao giải thưởng cho những nhân viên đã có những đóng góp nỗ lực cho Công ty Hành động biểu dương, khen thưởng của Ban lãnh đạo công
ty nhân dịp này là một trong những cách khích lệ nhân viên tốt nhất bởi nhân viên họ thấy rằng những gì họ cống hiến hay những thành tích họ đạt được không chỉ được lãnh đạo và đồng nghiệp ghi nhận mà điều đặc biệt hơn là niềm tự hào trước sự chứng kiến và ngưỡng
mộ của rất nhiều người khác trong đó có các thành viên trong gia đình nhỏ của họ như vợ hoặc chồng và các con họ
Phong cách quản lý Nhật Bản còn độc đáo ở cách thức khen thưởng và kỷ luật Khen thưởng không chỉ dành cho những ai có sáng kiến, đạt năng suất lao động cao, mà cả
Trang 5những người làm việc chăm chỉ, cần mẫn, dù năng lực của họ như thế nào Khen thưởng phải có tác dụng khích lệ những người dưới quyền dám làm những gì họ cho là đúng và hợp lý, không ngồi chờ thụ động chỉ thị cấp trên Nếu có điều gì không tốt xảy ra thì ban quản trị cũng không mất công truy tìm, điều tra người phạm lỗi (điều này khác hẳn so với phương pháp quản lý theo phương Tây)
Điều quan trọng của việc thực hiện các biện pháp kỷ luật của người lãnh đạo với người dưới quyền không phải là tìm cho ra thủ phạm rồi thi hành kỷ luật bằng phạt tiền, đuổi việc
mà là tìm ra và làm rõ cho mọi người hiểu rõ nguyên nhân sai lầm để rút ra kinh nghiệm Khi phê bình, người lãnh đạo Nhật Bản không bao giờ làm cho người mắc khuyết điểm bị mất thể diện, phải lúng túng trước tập thể, trước :tổ đội sản xuất Họ thường trao đổi riêng với người phạm sai lầm theo tình thần hai bên cùng chịu trách nhiệm, cùng nhau tìm cách tháo gỡ những vướng mắc, những hậu quả nào đó Vì vậy mà người mắc lỗi sẽ không phải mặc cảm về mình như là "đồ bỏ đi", "vô dụng" chừng nào người đó còn cố gắng vươn lên
Công ty áp dụng cơ cấu 5S hay 4M trong công ty
Đây cũng là những nét văn hóa trong các doanh nghiệp Nhật bản
Yếu tố 4M là bốn chữ cái viết tắt của ( Man, Material, Machine, Method)
Đây là 4 yếu tố đầu vào rất quan trọng để thực hiện một qui trình sản xuất ra sản phẩm bao gồm: Con người, Nguyên vật liệu, Máy móc và Phương pháp làm việc, được ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm và chú trọng đầu tư phát triển Yếu tố Man
( con người) luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu Công ty rất quan tâm và chú trọng tới vấn
đề đào tạo nhân lực Hàng năm Công ty gửi người đi đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ tại Nhật bản và chú trọng đào tạo quản lý đối với từng vị trí công việc cụ thể Vấn đề bất đồng ngôn ngữ cũng là một trong những khó khăn và rào cản trong giao tiếp trao đổi công việc hàng ngày của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài Xác định tính cần thiết đó và để khắc phúc những ảnh hưởng tới hiệu quả lao động Công ty đã mở các lớp học tiếng Nhật, mời giáo viên dạy tiếng Nhật về đào tạo cho cán bộ công nhân viên ngay tại Công ty Ngoài ra, cử người tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn như Quản lý chất lượng toàn diện TQM, hay các khóa học khác liên quan đến hệ thống ISO cũng được công ty quan tâm
Trang 6Cơ cấu 5S trong doanh nghiệp :
Người Nhật luôn áp dụng cơ cấu 5S trong công sở nơi mình làm việc tạo nên một nơi làm việc luôn ngăn nắp và khoa học nhất:
◇Sàng lọc (Seiri); ◇Sắp xếp (Seiton); ◇Sạch sẽ (Seisou); ◇Săn sóc (Seiketsu)
◇Sẵn sàng (Shitsuke)
3 Phong cách lãnh đạo
Những biến đổi của môi trường kinh doanh bên ngoài đã ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty sản xuất phanh Nissin chúng tôi nói riêng trong giai đoạn phát triển này Hậu quả của khủng hoảng kinh tế chung toàn cầu kéo dài hay những ảnh hưởng của vấn đề toàn cầu hóa là nguyên nhân tạo nên những sức ép về cạnh tranh gia tăng, sáp nhập và biến động thị trường Những vấn đề đó luôn là những thách thức đối với doanh nghiệp chúng tôi
Bên cạnh việc quan tâm chú trọng tới vấn đề phát triển văn hóa doanh nghiệp: một yếu tố
đóng vai trò quan trọng tạo nên sự thành công của doanh nghiệp thì mục tiêu đặt ra đối với
3 yếu tố Q,C,D vượt trội là vấn đề quyết định sự sống còn của doanh nghiệp và luôn được Ban lãnh đạo cùng toàn thể thành viên trong tổ chức hướng tới để xây dựng mục tiêu chung của Công ty trong mỗi nhiệm kỳ kinh doanh của mình
Được coi là một nhân tố quan trọng của người quản lý, lãnh đạo, nó gắn liền với kiểu người lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý con người
Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh đạo, quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác động người khác của người lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường
Chúng ta có thể đính nghĩa như sau: Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng
Trang 7giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yêu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý
Phong cách lãnh đạo của Nhật bản
Phong cách quản lý của những nhà lãnh đạo Nhật Bản chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết học Khổng giáo và các yếu tố thuộc truyền thống dân tộc Do vậy, đặc điểm nổi bật nhất của nó khác với phong cách quản lý của các nhà lãnh đạo phương Tây là việc xây dựng và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp, hài hoà giữa những người dưới quyền và phát huy tinh thần đoàn kết thân ái với nhau Chức năng hàng đầu của người quản lý doanh nghiệp là phải tạo điều kiện và giúp đỡ các nhóm, ca kíp, các tổ, đội sản xuất hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, thể hiện ở năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, bằng cách loại trừ các xung đột, phát huy ý thức đoàn kết, thống nhất
Trong xã hội Nhật Bản truyền thống, vai trò và vị trí của nhóm được đặc biệt coi trọng Tiếp tục truyền thống ấy, người đứng đầu mỗi nhóm phải tạo đựng cho được một bầu không khí thuận lợi để đạt được mục tiêu mà cả nhóm đã xác định Như vậy, người lãnh đạo nhóm phải làm sao giữ được sự "cân bằng", tạo ra cảm giác trong những người dưới quyền rằng, giữa họ không có sự khác biệt nhau là mấy
Người lãnh đạo, người quản lý chỉ thực sự được đánh giá là có tài năng, có bản lĩnh khì người đó thiết lập và duy trì được quan hệ tốt đẹp giữa người này với người khác trong nhóm, giữa nhóm này và nhóm khác trong doanh nghiệp
Phong cách quản lý Nhật Bản được thừa nhận là độc đáo ở chỗ: Người lãnh đạo luôn ý thức rằng, họ phải thiết lập các quan hệ không chính thức với những người dưới quyền bằng thái độ ứng xử chân tình, gần gũi, chan hoà, sự thiện cảm và đồng cảm ở người dưới quyền Đối với các nhà quản lý Nhật Bản, quan hệ gần gũi, thân mật với người dưới quyền không phải là mục đích tự thân mà là một nhiệm vụ để qua đó tạo được bầu không khí cởi
mở, chân tình, tin cậy lẫn nhau trong tập thể Hơn thế nữa, nó là động lực khuyến khích mọi người đóng góp trí tuệ, tài năng, sức lực vào công việc chung
Trang 8Như vậy, có thể nói rằng, một phong cách lãnh đạo tốt là một sản phẩm mang tính trí tuệ cao của người lãnh đạo, thể hiện sự nhuần nhuyễn trong cách sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau vào các tình huống khác nhau, đồng thời phù hợp với các đặc điểm văn hóa khác nhau
Trong môi trường kinh doanh hiện nay tại Việt nam với sự biến động của các yếu tố đầu vào do tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng và sự mất giá của Việt nam đồng so với Ngoại tệ Bên cạnh đó là sức ép giảm giá của khách hàng đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp khi phải chịu áp lực của các chi phí đầu vào sản xuất như: Chi phí nhân công nhân tăng, chi phí sản xuất tăng, và vấn đề năng suất lao động dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh mặt hàng chúng tôi sản xuất so với các sản phẩm cùng loại trong khu vực Đó là những thách thức đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược để dẫn dắt doanh nghiệp đứng vững và vượt qua những khó khăn trước mắt và tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo trong tương lai Ngay lúc này đây phải giải quyết đồng thời cả 3 vấn đề : những yêu cầu tăng giá của Nhà cung cấp, yêu cầu tăng lương của Nhân viên và đáp ứng yêu cầu giảm giá của Khách hàng Vậy câu hỏi đặt ra đây là trách nhiệm của Nhà quản lý hay trách nhiệm của Nhà lãnh đạo đạo để giải quyết những vấn đề nói trên
Chúng ta cùng nhau phân tích tìm hiểu sự khác biệt dựa trên vai trò của Nhà lãnh đạo và nhà Quản lý
Nhà lãnh đạo phải chỉ ra hướng đi cho những người dưới quyền, còn người quản lý phải có khả năng hướng ê-kíp của mình vào việc thực hiện những mục tiêu đã định trước Các nhà lãnh đạo thường là những người có tầm nhìn xa, những người có khả năng dự báo trước những xu thế lớn Họ là những nhà chiến lược trong khi người quản lý là nhà chiến thuật Người lãnh đạo phải xác định được tương lai, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể của một tổ chức, còn nhà quản lý phải biết kết hợp các chi tiết để thực hiện những kế hoạch đã được xác định
Vậy đứng trước những thử thách khó khăn của công ty, hay để thực hiện những mục tiêu chiến lược chung của công ty thì không thể thiếu được vai trò của cả Nhà lãnh đạo và Nhà quản lý
Trang 94 Quyền lực và những xung đột.
Xung đột là một quá trình trong đó một bên cho rằng quyền lợi của mình đang bị xâm phạm hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi bên kia
Xung đột - mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi, có thể xảy ra ở mọi cấp độ trong một doanh nghiệp Khi mâu thuẫn, xung đột không được giải quyết hay giải quyết không thỏa đáng, sẽ đẩy doanh nghiệp rơi vào tình trạng hỗn loạn, suy thoái Lãnh đạo doanh nghiệp phải nhận diện được các mâu thuẫn, tìm ra nguyên nhân và các bước giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả nhất
Phân loại mâu thuẫn, xung đột trong doanh nghiệp
Mâu thuẫn, xung đột phân theo tính chất lợi - hại gồm có: mâu thuẫn, xung đột có lợi và mâu thuẫn, xung đột có hại, phân theo bộ phận thì có: mâu thuẫn xung đột giữa các nhóm, giữa các cá nhân, và trong một cá nhân
Theo tính chất lợi - hại:
Mâu thuẫn, xung đột có lợi có thể cải thiện kết quả làm việc, thúc đẩy mỗi cá nhân sáng tạo và hợp tác với nhau tốt hơn, xây dưng mối quan hệ đồng nghiệp sâu sắc hơn Nếu quá ít mâu thuẫn này thì người ta dễ trở nên tự mãn, hài lòng với bản thân
Mâu thuẫn, xung đột có hại: là những mâu thuẫn gây ảnh hưởng xâu tới công việc, tới các mối quan hệ trong doanh nghiệp
Theo bộ phận:
Mâu thuẫn, xung đột giữa các nhóm: Xảy ra giữa các nhóm làm việc, hay giữa các phòng ban, bộ phận này với bộ phận kia trong doanh nghiệp
Mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân: Giữa các nhân viên với nhau, nhân viên cũ
và nhân viên mới, nhân viên trẻ và nhân viên già, giữa nhà lãnh đạo, nhà quản lý với nhân viên
Trang 10 Mâu thuẫn, xung đột nội tại của một cá nhân:Xung đột vai trò cá nhân xảy ra khi vai trò của cá nhân không phù hợp với điều mà cá nhân mong đợi
Nguyên nhân gây mâu thuẫn, xung đột trong doanh nghiệp
Với mỗi loại mâu thuẫn, xung đột thì có một số nguyên nhân khác nhau Mâu thuẫn, xung đột theo tính chất lợi - hại thường xuất phát từ vấn đề năng lực - tình cảm, còn mâu thuẫn, xung đột theo bộ phận thường xuất phát từ sự khác biệt về giá trị, nhu cầu
Mâu thuẫn, xung đột có lợi là do sự chênh lệch về năng lực làm việc của mỗi cá
nhân Những người có khả năng làm việc tốt hơn thường có những mâu thuẫn với những người làm việc kém hơn
Mâu thuẫn, xung đột có hại thường xuất phát từ tình cảm, do không hợp nhau, đố
kỵ, ghen ghét, kìm hãm lẫn nhau
Mâu thuẫn, xung đột giữa các nhóm: Sự phân bổ nguồn lực, công việc, quyền hạn, trách
nhiệm giữa các phòng ban không đều, tương trợ lẫn nhau dẫn tới mâu thuẫn, xung đột
Mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân: là do đụng độ về tính cách và giao tiếp không
hiệu quả và các giá trị khác biệt Có thể xảy ra khi người ta không thích nhau, khi niềm tin không tồn tại và khác nhau trong suy nghĩ về viễn cảnh Họ cũng có thể mâu thuẫn khi ganh đua một chức vụ hay quyền lợi
Mâu thuẫn, xung đột nội tại của một cá nhân: Một cá nhân có thể bị mâu thuẫn khi họ
gặp phải sự bất ổn trong các vai trò của họ mà cùng lúc họ phải đảm nhận Chẳng hạn cấp trên của một nhân viên đề nghị anh ta chỉ cần làm việc trong giờ làm việc quy định, nhưng
có thể sếp của cấp trên nhân viên này lại nghĩ rằng đó là sự thiếu tận tụy và mong muốn nhân viên làm việc tăng ca nhiều hơn
Mâu thuẫn xung đột ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp