Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh; đại bộ phận đời sống nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta. Tích cực thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị, xây dựng xã hội văn minh, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta. Xuất phát từ mục tiêu trên, ngày 04102002 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 131TTg về việc thành lập Ngân hàng chính sách xã hội, trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo,để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Ngân hàng Chính sách xã hội ra đời là cầu nối đến với người dân tạo nguồn vốn cho người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói nhằm: Xóa đói giảm nghèo,phát triển kinh tế và ổn định xã hội.Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Châu – Tỉnh Sơn La được thành lập năm 2003, qua 12 năm hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Châu đã trở thành công cụ hữu hiệu, quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương. Đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận: Dư nợ ban đầu chỉ hơn 23 tỷ đồng năm 2003 đến nay năm 2015 đã lên tới hơn 300 tỷ đồng.Tuy nhiên, vấn đề nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo còn nhiều hạn chế. Đó là vốn vay chưa đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu của các hộ nghèo trên địa bàn huyện; cơ chế cho vay còn tiềm ẩn nhiều rủi ro... Những hạn chế đó làm giảm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Châu, cũng đồng nghĩa với việc giảm ý nghĩa của chính sách cho vay ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo. Trong quá trình cho vay hộ nghèo thời gian qua cho thấy nổi lên vấn đề là hiệu quả vốn cho vay còn thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng cho vay phục vụ người nghèo. Vì vậy, làm thế nào để người nghèo nhận được và sử dụng có hiệu quả vốn vay; chất lượng cho vay được nâng cao nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nguồn vốn cho vay, đồng thời giúp người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Vì những lý do trên và để nhằm củng cố kiến thức chuyên ngành đã được đào tạo qua quá trình làm việc thực tế tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận châu tỉnh Sơn La, tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Châu” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế,để nâng cao hiệu quả cho vay đến những hộ nghèo và góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tàiVấn đề hoạt động tín dụng chính sách, vai trò của hoạt động tín dụng sách và những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng trong các NHCSXH đó được nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này, cụ thể:Tạ Văn Toàn (2012) Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ““Nâng cao chất lượng cho vay các đối tượng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La””Võ Thị Lan Hương (2014), Nâng cao chất lượng cho vay đối với học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.Trần Văn Cường (2010) Trường Đại học Kinh tế quốc dân “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách.Đoàn Thị Hương (2008) Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tân LạcHòa Bình.Trên cơ sở nghiên cứu một số tài liệu và đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến cho vay và chất lượng cho vay đối với các đối tượng chính sách tại các NHCSXH, một số kết luận sơ bộ có thể thấy rằng nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về tín dụng chính sách, chất lượng tín dụng chính sách đã được phân tích và luận giải tùy theo mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của từng công trình, hoặc chỉ nghiên cứu ở từng khía cạnh, từng địa điểm cụ thể. Qua quá trình nghiên cứu tại tỉnh Sơn La, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo nên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Châu” .2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuHệ thống hoá những nhận thức lý luận và phân tích hiệu quả công tác cho vay hộ nghèo tại NHCSXH cấp huyện, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn đề làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.Qua phân tích những thuận lợi, khó khăn, những kết quả và hạn chế của thực tiễn để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thuận Châu nói riêng và NHCSXH tỉnh Sơn La nói chung.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thuận Châu.Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thuận Châu trong 4 năm từ năm 20112014.4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề vận dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận và phương pháp luận.Sử dụng tổng hợp các phương pháp lý luận, kết hợp với thực tiễn, phân tích tổng hợp, logic, lịch sử và hệ thống, dùng phương pháp khảo cứu, điều tra, thống kê, phân tích hoạt động kinh tế và xử lý hệ thống.5. Kết cấu luận vănNgoài phần mở đầu và kết luận, bài luận văn được kết cấu chia thành 3 chương.Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn về cho vay và chất lượng cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội .Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay đối với hộ nghèo của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận ChâuSơn La. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận ChâuSơn La.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-ĐÀO TUẤN ANH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY
HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THUẬN CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Trang 2Hà Nội, Năm 2015
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-ĐÀO TUẤN ANH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY
HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THUẬN CHÂU
Chuyên ngành : TCNH
Mã số : 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
GS,TS ĐINH VĂN SƠN
Trang 4Hà Nội, Năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Đào Tuấn Anh
Trang 5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 6
MỤC LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 8
LỜI MỞ ĐẦU
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu Những năm gần đây,nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh; đại bộphận đời sống nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt Song, một bộ phậnkhông nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đang chịucảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống
Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được quantâm Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những giảipháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta Tích cực thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảngcách mức sống giữa nông thôn và thành thị, xây dựng xã hội văn minh, thểhiện bản chất ưu việt của chế độ ta Xuất phát từ mục tiêu trên, ngày04/10/2002 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 131/TTg về việc thànhlập Ngân hàng chính sách xã hội, trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụngười nghèo,để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chínhsách khác Ngân hàng Chính sách xã hội ra đời là cầu nối đến với người dântạo nguồn vốn cho người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói nhằm: Xóa đóigiảm nghèo,phát triển kinh tế và ổn định xã hội
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Châu – Tỉnh Sơn La đượcthành lập năm 2003, qua 12 năm hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hộihuyện Thuận Châu đã trở thành công cụ hữu hiệu, quan trọng góp phần xóađói giảm nghèo cho địa phương Đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận:
Dư nợ ban đầu chỉ hơn 23 tỷ đồng năm 2003 đến nay năm 2015 đã lên tới hơn
300tỷ đồng
Tuy nhiên, vấn đề nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo còn nhiều hạnchế Đó là vốn vay chưa đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu của các hộ nghèo trên
Trang 9địa bàn huyện; cơ chế cho vay còn tiềm ẩn nhiều rủi ro Những hạn chế đólàm giảm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện ThuậnChâu, cũng đồng nghĩa với việc giảm ý nghĩa của chính sách cho vay ưu đãicủa Nhà nước đối với người nghèo
Trong quá trình cho vay hộ nghèo thời gian qua cho thấy nổi lên vấn đề
là hiệu quả vốn cho vay còn thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng cho vay phục
vụ người nghèo Vì vậy, làm thế nào để người nghèo nhận được và sử dụng
có hiệu quả vốn vay; chất lượng cho vay được nâng cao nhằm bảo đảm cho sựphát triển bền vững của nguồn vốn cho vay, đồng thời giúp người nghèo thoátkhỏi cảnh nghèo đói là một vấn đề được cả xã hội quan tâm
Vì những lý do trên và để nhằm củng cố kiến thức chuyên ngành đãđược đào tạo qua quá trình làm việc thực tế tại Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện Thuận châu tỉnh Sơn La, tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu
quả cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Châu” làm luận văn tốt nghiệp của mình Trên cơ sở đó đề
xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế,để nâng cao hiệu quảcho vay đến những hộ nghèo và góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề hoạt động tín dụng chính sách, vai trò của hoạt động tín dụngsách và những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng trong các NHCSXH
đó được nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này, cụ thể:
Tạ Văn Toàn (2012) Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ““Nâng cao chất lượng cho vay các đối tượng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La””
Võ Thị Lan Hương (2014), Nâng cao chất lượng cho vay đối với học sinh,sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, luận văn thạc sĩ Kinh tế,Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
Trang 10Trần Văn Cường (2010) Trường Đại học Kinh tế quốc dân “Thực trạng
và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách.
Đoàn Thị Hương (2008) Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân “Giải pháp
nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tân Lạc-Hòa Bình.
Trên cơ sở nghiên cứu một số tài liệu và đề tài nghiên cứu khoa học liênquan đến cho vay và chất lượng cho vay đối với các đối tượng chính sách tạicác NHCSXH, một số kết luận sơ bộ có thể thấy rằng nhiều vấn đề lý luận vàthực tiễn về tín dụng chính sách, chất lượng tín dụng chính sách đã được phântích và luận giải tùy theo mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của từngcông trình, hoặc chỉ nghiên cứu ở từng khía cạnh, từng địa điểm cụ thể
Qua quá trình nghiên cứu tại tỉnh Sơn La, đến nay chưa có công trình khoahọc nào nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo nên tôi lựa
chọn đề tài nghiên cứu là “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại
Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Châu”
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá những nhận thức lý luận và phân tích hiệu quả công táccho vay hộ nghèo tại NHCSXH cấp huyện, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn
đề làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu
Qua phân tích những thuận lợi, khó khăn, những kết quả và hạn chế củathực tiễn để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quảcho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thuận Châu nói riêng và NHCSXHtỉnh Sơn La nói chung
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của Ngânhàng chính sách xã hội huyện Thuận Châu
Trang 11Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của Ngânhàng chính sách xã hội huyện Thuận Châu trong 4 năm từ năm 2011-2014.
4 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề vận dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng và duyvật lịch sử làm cơ sở lý luận và phương pháp luận
Sử dụng tổng hợp các phương pháp lý luận, kết hợp với thực tiễn, phântích tổng hợp, logic, lịch sử và hệ thống, dùng phương pháp khảo cứu, điềutra, thống kê, phân tích hoạt động kinh tế và xử lý hệ thống
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài luận văn được kết cấu chia thành 3chương
Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn về cho vay và chất lượng cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay đối với hộ nghèo của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Châu-Sơn La.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Châu-Sơn La.
Trang 12là một tổ chức đặc thù về mô hình tổ chức quản lý theo phương thức các cơquan quản lý Nhà nước tham gia ban hành chính sách, còn việc điều hành tácnghiệp ủy thác cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam, về cơ chế hoạt động tạo khả năng huy động vốn thông qua hoạt độngcủa Ngân hàng có sự bảo trợ của Chính phủ.
Qua 7 năm hoạt động của Ngân hàng Phục vụ Người nghèo, các tổ chứctài chính quốc tế nhận xét rằng đây là chương trình cho vay ưu đãi của Chínhphủ, chưa phải là hoạt động của một tổ chức tín dụng, chưa có cơ sở cho sựphát triển bền vững vì chưa nhận được vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế.Nhằm cụ thể hoá Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX,Luật các Tổ chức tín dụng và Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá X vềchính sách tín dụng đối với người nghèo, các đối tượng chính sách khác Táchviệc cho vay chính sách ra khỏi hoạt động tín dụng thông thường của cácNgân hàng thương mại Nhà nước, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là tất yếu
Trang 13khách quan Ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sáchkhác và Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lậpNgân hàng CSXH, tiếp đó là Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ban hành Điều
lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
Theo chủ trương Nghị quyết đó, Ngân hàng CSXH được sử dụng nguồntài chính do Nhà nước huy động cho người nghèo và các đối tượng chính sáchkhác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xoá đói giảmnghèo, cải thiện đời sống, ổn định xã hội, đồng thời hoàn thiện mô hình tổchức, bộ máy
Ngày 11 tháng 3 năm 2003, Ngân hàng CSXH chính thức đi vào hoạt động
b Đặc điểm của NHCSXH
Ngân hàng CSXH là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống, tự chủ vềtài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tín dụng của mình trước pháp luật;thực hiện bảo tồn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tíndụng NHCSXH không tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộcbằng 0%, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước
Vốn điều lệ ban đầu là 5.000.000.000.000 đồng (Năm nghìn tỷ đồng) vàđược cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ Đến ngày31/12/2011, vốn điều lệ của NHCSXH là 10.000.000.000.000 đồng
NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì an sinh xã hội,thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi, mục tiêu chủ yếu là xoáđói giảm nghèo Mức cho vay và lãi suất cho vay của NHCSXH theo Quyếtđịnh của Chính phủ từng thời kỳ Hiện nay, lãi suất của các chương trình chovay của NHCSXH từ 0%/tháng đến 0,8%/tháng
Đối tượng vay vốn là những hộ gia đình nghèo, các đối tượng chính sáchgặp khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống không đủ điều kiện để vay vốn từ cácNgân hàng thương mại, các đối tượng sinh sống ở những xã thuộc vùng khó
Trang 14khăn (theo quyết định số 30/2007/QĐ- TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướngChính phủ)
Phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội.NHCSXH đặt mục tiêu cao nhất là góp phần giảm nghèo đói bằng con đường
hỗ trợ vốn trực tiếp cho hộ nghèo và thông qua các tổ chức chính trị xã hội,tạo điều kiện cho hộ nghèo vươn lên thoát khỏi đói nghèo, vì thế cho vay đốivới hộ nghèo của NHCS không mang tính cạnh tranh
Có Hội đồng quản trị và Ban đại diện HĐQT các cấp từ trung ương đếnđịa phương
1.1.1.2 Các hoạt động chính của Ngân hàng CSXH
a Mô hình tổ chức
NHCSXH là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệthống giao dịch từ Trung ương đến địa phương, có bộ máy quản lý và điềuhành thống nhất trong phạm vi cả nước, trụ sở chính đặt tại Hà Nội Thời gianhoạt động là 99 năm
Điều lệ về tổ chức hoạt động của NHCSXH được ban hành kèm theoQuyết định số 16/2003/QĐ - TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ,theo đó mô hình tổ chức quản lý theo phương thức các cơ quan quản lý Nhànước tham gia ban hành chính sách, còn điều hành hoạt động của NHCSXH làTổng giám đốc
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HỆ THỐNG NHCSXH
Trang 15
Sau hơn 10 năm thành lập và đi vào hoạt động, NHCSXH đã kế thừa,
Trang 16xây dựng và phát triển trên nền tảng của mô hình tổ chức Ngân hàng Phục vụNgười nghèo với phương châm: Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành gọn nhẹ,tiết kiệm chi phí, xã hội hoá hoạt động tín dụng chính sách để “dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đảm bảo vốn tín dụng chính sách của Chính phủ
được quản lý chặt chẽ, cho vay đúng đối tượng được thụ hưởng
Cho đến nay, mô hình tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của NHCSXH
đã ổn định, hoạt động có hiệu quả được các cơ quan Đảng, Chính quyền, tổchức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đánh giá cao NHCSXH thực sựtrở thành công cụ hữu ích trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triểnkinh tế, ổn định xã hội của Chính phủ
*Những ưu điểm của mô hình tổ chức NHCSXH:
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành của NHCSXH được coi là
mô hình đặc thù, khác biệt các Ngân hàng Thương mại Việt Nam ở Việt Nam
và các nước trên thế giới với những ưu điểm:
Thứ nhất: Phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác được tiềm năng to lớn
về trí tuệ, sức của, sức người của toàn xã hội phục vụ cho sự nghiệp xóa đóigiảm nghèo, thể hiện được bản chất tốt đẹp của cộng đồng xã hội Việt Namđối với người nghèo và các đối tượng chính sách, hướng tới mục tiêu xâydựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Thứ hai: Cơ cấu mô hình gồm 3 cấp (TW, tỉnh, huyện) đã và đang phối
hợp với 4 tổ chức chính trị - xã hội (tổ chức Hội) phát huy sức mạnh tổng lựccủa hệ thống chính trị xã hội, chuyên môn nghiệp vụ và sức mạnh tiềm tàng
từ nhân dân Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành gọn nhẹ, phương thức chovay uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội đã tiết kiệm tối đa chiphí và nhân lực cho NHCSXH và người vay vốn
Thứ ba: Mô hình quản lý, điều hành NHCSXH là một mô hình quản lý
Trang 17mới, một kênh dẫn vốn tin cậy chuyên trách phục vụ người nghèo và các đốitượng chính sách khác, ngăn chặn ngay từ đầu tệ tham nhũng, cửa quyền củabên cho vay và bên sử dụng vốn vay Đối tượng thụ hưởng được nhận vốn vaykịp thời ngay tại nơi cư trú, đúng chế độ chính sách, đúng pháp luật, tiết kiệmchi phí quản lý ngành, giảm chi cho Ngân sách Nhà nước và người vay vốn.
Mô hình quản lý, điều hành NHCSXH hiện nay đã giảm được nhiều laođộng trong biên chế bộ máy tác nghiệp vì đã có hàng vạn cán bộ, hội viên các
tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ chính quyền, cán bộ xoá đói giảm nghèo cáccấp và hơn 200.000 Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn tham gia làm việccho NHCSXH
Mô hình quản lý điều hành NHCSXH hiện nay đã đáp ứng được yêucầu nhiệm vụ của Chính phủ giao Để tiến kịp hệ thống Ngân hàng thươngmại trong nước và khu vực, những năm tới, NHCSXH còn phải tiếp tục phấnđấu, đổi mới, xây dựng NHCSXH theo hướng hiện đại hoá
Trong tương lai, NHCSXH sẽ trở thành ngân hàng lớn có mạng lưới bán lẻlớn nhất, có tiềm lực tài chính đủ mạnh, trang thiết bị hiện đại phục vụ số lượnglớn khách hàng chủ yếu trong lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân
b Mục tiêu hoạt động
NHCSXH là tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động không vì mục đíchlợi nhuận, thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi với mục tiêuchính là:
Thứ nhất: Xóa đói giảm nghèo: sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất
quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến hộnghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện cho người nghèo cónguồn vốn để sản xuất kinh doanh, tiếp cận với nền kinh tế thị trường, tạo rathu nhập, từng bước nâng cao đời sống vật chất – tinh thần, giúp người nghèothoát khỏi nghèo, xóa dần khoảng cách giàu – nghèo
Thứ hai: Tạo việc làm góp phần ổn định kinh tế, chính trị - xã hội:
Trang 18NHCSXH tạo điều kiện cho hộ nghèo và đối tượng chính sách tiếp cận vớinguồn vốn ưu đãi Hộ nghèo có vốn thì tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo công
ăn việc làm cho những lao động thất nghiệp, người nghèo yên tâm sản xuấtkinh doanh, từ đó giảm thiểu các tệ nạn xã hội, ổn định kinh tế Cụ thể,NHCSXH có chương trình cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp
sử dụng lao động sau cai nghiện, qua chương trình này, những lao động saucai nghiện có việc làm, tạo ra thu nhập và dần xóa đi mặc cảm của những laođộng này, giảm bớt tệ nạn xã hội, chính trị ổn định
Thứ ba: Khai thác khả năng tiềm tàng tại những vùng khó khăn:
NHCSXH là tổ chức cung cấp tín dụng chủ yếu ở những vùng nông thôn,vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt với mục tiêu khaithác những khả năng tiềm tàng, những thế mạnh, phát triển những ngành nghềtruyền thống tại những vùng khó khăn mà trước đây người dân chưa có vốn
để sản xuất
c Các hoạt động chính của Ngân hàng CSXH
- Huy động vốn
- Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
- Tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủdành cho chương trình tín dụng xoá đói giảm nghèo và các chương trình khác
- Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyềnđịa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo cácchương trình dự án
Từ chức năng, nhiệm vụ được giao cho thấy, NHCSXH là ngân hàng đặcthù của Chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, có nhiềuđiểm khác biệt so với các Ngân hàng thương mại
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động cho vay đối với
Trang 19hộ nghèo của NHCSXH
1.2.2.1 Khái niệm tín dụng, tín dung đối với hộ nghèo
a Khái niệm tín dụng.
Tín dụng ( credit ) là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị ( tài sản )
từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhấtđịnh; khi đến hạn, người sử dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giátrị ban đầu
- Trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể hiểu theo các nghĩa sau: Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệmsang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyểndịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay
Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tàichính trên cơ sở hoàn trả giữa hai chủ thể
Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chínhcung cấp cho khách hàng
- Theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau:Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng tài sản (vốn) giữa ngânhàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế; trong mối quan hệ này, ngânhàng vừa giữ vai trò là người đi vay (con nợ) vừa giữ vai trò là người cho vay(chủ nợ) Đây là quan hệ tín dụng gián tiếp mà người tiết kiệm, thông quangân hàng (với vai trò là trung gian), thực hiện đầu tư vốn vào các chủ thể cónhu cầu về vốn trong nền kinh tế
Tín dụng có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng thuật ngữ này luôn chứađựng các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất: Người chủ sở hữu tài sản nhàn rỗi (tiền hoặc hàng hóa)
chuyển giao cho người khác sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định vàphải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn
Thứ hai: Người sử dụng tài sản phải cam kết hoàn trả vô điều kiện số tài
Trang 20sản đó đúng thời hạn và với một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu, phầnchênh lệch lớn hơn đó được gọi là lợi tức hay tiền lãi.
b Khái niệm tín dụng đối với hộ nghèo.
Tín dụng đối với hộ nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành riêng chonhững người nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuấttrong một thời gian nhất định phải hoản trả số tiền gốc và lãi; tùy theo từngnguồn có thể hưởng mức lãi suất ưu đãi khác nhau, nhằm giúp người nghèomau chóng thoát nghèo vươn lên hòa nhập cùng cộng đồng
1.2.2.2 Đặc điểm hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH
Là một ngân hàng trực thuộc Chính phủ và hoạt động không vì mục tiêu lợinhuận, mà vì mục tiêu chính trị - xã hội, hoạt động cho vay củaNHCSXH là theo sự chỉ định của Chính phủ, vì vậy nó có những đặc điểm,nội dung và mối quan hệ đặc thù so với hoạt động cho vay của các NHTM
a Nguồn lực tài chính.
NHCSXH là ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đượcmiễn các loại thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước, không phải thamgia bảo hiểm tiển gửi, không phải thực hiện dự trữ bắt buộc, hàng năm đượcChính phủ bổ sung thêm vốn Như vậy, về nguồn lực tài chính của NHCSXHphụ thuộc phần lớn vào nguồn lực NSNN, việc tăng hay giảm nguồn lực tàichính của NHCSXH phụ thuộc vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, về tạocông ăn việc làm… của Chính phủ
b Các nguyên tắc về cho vay.
NHCSXH là Ngân hàng thực hiện chính sách của Chính phủ về pháttriển kinh tế Nó có những đặc trưng riêng và các nguyên tắc về cho vay cũngphụ thuộc vào những đặc trưng đó
Thứ nhất: Nguyên tắc về huy động các nguồn vốn.
Việc huy động các nguồn vốn của NHCSXH được căn cứ vào kế hoạch tíndụng chương trình quốc gia XĐGN và tạo công ăn việc làm của Chính phủ:
- Kế hoạch huy động vốn phải trình các bộ, ngành xem xét phê duyệt
Trang 21- Lãi suất huy động các nguồn vốn trong nước với lãi suất thị trườngphải đảm bảo nguyên tắc không vượt quá mức lãi suất huy động của cácNHTM nhà nước.
- Đối với việc huy động theo hình thức phát hành trái phiếu, vay vốncủa Tiết
kiệm bưu điện, vay vốn của các TCTD, tổ chức tài chính ở nước ngoài,lãi suất huy động do Bộ tài chính quy định và phê duyệt Đây cũng là điểmkhác biệt với các NHTM, nguồn vốn huy động, lãi suất huy động đều dựa trên
cơ chế thị trường
Thứ hai: Nguyên tắc sử dụng vốn.
Các NHTM hầu hết thực hiện cho vay trực tiếp đến khách hàng theo cáchình thức cho vay như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, chovay theo dự án, và các NHTM có quyền được chọn lựa khách hàng, lựa chọnđịa bàn để cho vay Trong khi đó, NHCSXH lại chủ yếu cho vay theo phươngthức ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội:
- Đối tượng khách hàng vay vốn theo chỉ định của Chính phủ Phêduyệt quyết định cho vay không hoàn toàn do NHCSXH, mà phải được Chínhquyền địa phương, các cơ quan quản lý chương trình xác nhận ngừoi vay đủđiều kiện để được vay vốn ưu đãi
- Địa bàn cho vay phần lớn tập trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điềukiện khó khăn
- Mối quan hệ giữa NHCSXH đối với đối tượng vay vốn không phải làtrực tiếp mà là gián tiếp, thông qua chính quyền địa phương và các tổ chứcchính trị - xã hội, các cơ quan quản lý chương trình
Thứ ba: Nguyên tắc cấp bù của NSNN.
Là ngân hàng của Chính phủ hoạt động vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo,tạo việc làm góp phần ổn định kinh tế - chính trị - xã hội, nên lãi suất cho vaythấp hơn lãi suất huy động Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển thì NSNN phải
Trang 22cấp bù chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý Nguyên tắc cấp bù được xác địnhnhư sau: NHCSXH được NSNN hỗ trợ tài chính bằng cách cấp bù lãi suất và chiphí quản lý trong phạm vi kế hoạch tín dụng đã được Chính phủ và các cơ quanquản lý phê duyệt Việc NHCSXH cho vay vượt quá chỉ tiêu kế hoạch đã đượcChính phủ phê duyệt sẽ không được Nhà nước cấp bù phần vượt.
Thứ tư: Về cơ chế trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng.
Hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, mức độ rủi ro là rất cao,đặc biệt là đầu tư tín dụng Để bảo toàn vốn, bù đắp kịp thời những rủi ro xảy
ra thì việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro là tất yếu nhằm bảo vệ sự phát triểnbền vững
Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM ở Việt Nam hiện naygồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể Trong đó, dự phòng chung là sốtiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trongquá trình hoạt động; dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sởphân loại các khoản nợ cụ thể để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của NHCSXH được thựchiện đối với các loại nợ đủ tiêu chuẩn, mức trích lập là 0.02% trên số dư nợbình quân năm Việc sử dụng quỹ dự phòng rùi ro tín dụng chỉ để xử lý nhữngkhoản vay bị tổn thất do nguyên nhân khách quan Đối với các khoản rủi ro
do nguyên nhân chủ quan (do chủ quan NHCSXH, của người vay, của các đốitượng liên quan khác), đến nay chưa có cơ chế xử lý đối với phần rủi ro cònlại sau khi đã quy trách nhiệm và thu hồi nhưng không đủ Đây là một tồn tạicần được khắc phục bằng bổ sung cơ chế quản lý
1.2.2.3 Vai trò của hoạt động cho vay của NHCSXH
Hộ nghèo đa phần là những hộ gia đình thiếu việc làm, thiếu kinhnghiệm trong sản xuất kinh doanh hoặc là những người làm việc có tính chấtthời vụ và những người không có vốn hoặc tư liệu sản xuất Do vậy, việc tìm
Trang 23các biện pháp hỗ trợ cho họ thoát nghèo là một yêu cầu cấp thiết Để đạt đượcmục tiêu XĐGN thì việc cho vay đối với hộ nghèo luôn được coi là một trongnhững biện pháp quan trọng để giúp người nghèo vượt qua cảnh nghèo đói.
Và NHCSXH là cơ quan trực tiếp thực thi biện pháp đó, cùng với sự giúp đỡcủa Chính quyền địa phương và các tổ chức liên quan
- Hoạt động tín dụng của NHCSXH luôn giữ vai trò là đầu mối huyđộng mọi nguồn vốn dành cho người nghèo Do đặc trưng riêng của mình,hoạt động cho vay phục vụ người nghèo có thể huy động vốn từ NSNN, từnguồn vốn viện trợ chính thức (ODA) được Chính phủ giao, từ tiền huy độngcủa dân cư, của các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội…Vì vậy, đây là địa chỉtin cậy để các tổ chức, cá nhân thể hiện sự quan tâm của mình đối với ngườinghèo thông qua gửi vốn có lãi hoặc không có lãi để hộ nghèo vay vốn
- Hoạt động cho vay đối với người nghèo luôn mang lại hiệu quả caohơn phương thức cấp phát vốn, vì:
+ Do bản chất của hoạt động cho vay là cho vay có hoàn trả (cả gốc vàlãi) nên khi vay vốn họ phải tính toán phương thức sản xuất, kinh doanh làmsao có hiệu quả nhằm tạo ra thu nhập cao nhất để đảm bảo bảo cuộc sống vàhoản trả vốn vay
+ Khắc phục tình trạng ỷ lại, đồng thời giúp họ vượt qua mặc cảm tự ti
để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của mình, tạo điều kiện hòa nhậpvào nền kinh tế trị trường, tạo điều kiện cho các vùng miền kinh tế kém pháttriển do sự khác biệt về địa lý, môi trường, điều kiện tự nhiên…
+ Cho vay đối với hộ nghèo giúp họ có việc làm, góp phần nâng cao thunhập, giải quyết được phần lớn thời gian nông nhàn, tận dụng lao động đểkhai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống
1.1.3 Các phương thức cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH
Trang 24Điều 5 Nghị định 78/NĐ-CP quy định, việc cho vay của Ngân hàngChính sách xã hội được thực hiện theo phương thức uỷ thác cho các tổ chứctín dụng, tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng uỷ thác hoặc trực tiếp chovay đến Người vay Theo đó, hiện nay NHCSXH đang đồng thời áp dụng 02phương thức cho vay là: Phương thức ủy thác cho vay và phương thức chovay trực tiếp.
1.1.3.1 Phương thức ủy thác cho vay
Uỷ thác cho vay được hiểu là bên uỷ thác giao cho bên nhận uỷ thác thựchiện một số công việc trong quy trình cho vay được thống nhất trong văn bảnliên tịch, văn bản thỏa thuận (nếu có) Bên uỷ thác có trách nhiệm trả phí chobên nhận uỷ thác theo mức thỏa thuận và được điều chỉnh theo từng thời kỳphù hợp với mức phí ủy thác do Bộ Tài chính quy định
* Điều kiện để thực hiện ủy thác cho vay
- Đối với hộ vay:
+ Phải là thành viên Tổ TK&VV;
+ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy ước hoạt động của Tổ
- Đối với Tổ Tiết kiệm và vay vốn:
+ Được thành lập và hoạt động theo đúng Quyết định số 15/QĐ-HĐQTngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH
+ Ban quản lý Tổ được NHCSXH nơi cho vay ký “Hợp đồng uỷ nhiệmM11/TD”
- Đối với các tổ chức Hội, đoàn thể:
+ Có mạng lưới hoạt động đến thôn, bản; có uy tín trong nhân dân, có tínnhiệm với NHCSXH
+ Có khả năng tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sáchtín dụng ưu đãi của Nhà nước và quy trình nghiệp vụ cho vay của NHCSXH + Có cán bộ am hiểu nghiệp vụ cho vay của NHCSXH, được tập huấn
Trang 25nghiệp vụ để thực hiện các nội dung công việc được ủy thác.
* Các chương trình thực hiện ủy thác cho vay
- Cho vay hộ nghèo
- Cho vay hộ cận nghèo
- Cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định số04/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ
- Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
- Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động gópphần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 theo Quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 29/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ
- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Cho vay hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt 14 tỉnh
khu vực Miền Trung theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014
của Thủ tướng Chính phủ
- Cho vay người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp theo Quyết định số
52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ
- Cho vay đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện
ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế,người bán dâm hoàn lương theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày26/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ
- Cho vay vốn để hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề và đi xuất khẩulao động cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bảnđặc biệt khó khăn giai đoạn 2013-2015 theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ
Các chương trình thực hiện ủy thác cho vay, mức cho vay được quy định cụ thể cho mỗi chương trình nhưng cũng chỉ tối đa là 50 triệu đồng
(trừ chương trình cho vay Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó
Trang 26khăn, mức cho vay đối với Thương nhân là cá nhân vay vốn đến 100 triệuđồng được áp dụng phương thức ủy thác cho vay thông qua tổ chức Hội, đoànthể)
1.1.3.2 Chương trình thực hiện cho vay trực tiếp
- Chương trình cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Đây là dự án vay vốn
từ nguồn vốn của CHLB Đức thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW) đểthiết lập Quỹ tín dụng quay vòng nhằm cho vay tới các doanh nghiệp vừa vànhỏ thuộc vùng dự án Vì thế, chỉ các chi nhánh được Tổng giám đốc phêduyệt mới được triển khai cho vay Mức cho vay được xác định căn cứ vàogiá trị tài sản bảo đảm tiền vay, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng và khảnăng nguồn vốn của Dự án nhưng mức cho vay tối đa không quá 500.000.000đồng (năm trăm triệu đồng) đối với một Doanh nghiệp Cho nên NHCSXHkhông thực hiện ủy thác cho vay mà do NHCSXH trực tiếp cho vay
- Chương trình cho vay để ký quỹ: Áp dụng đối với đối tượng là người lao
động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS NHCSXH thực hiện chovay trực tiếp đến người vay và người vay trực tiếp ký nhận tiền vay và trả nợNHCSXH
1.1.4 Quy trình cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH
1.1.4.1 Đối với Phương thức cho vay ủy thác
* Hồ sơ vay vốn bao gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (Mẫu01/TD)
- Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (Mẫu 03/TD)
- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (Mẫu 04/TD)
- Sổ vay vốn
- Biên bản họp Tổ TK&VV (Mẫu 10A/TD,10C/TD)
Bộ hồ sơ vay vốn đối với phương thức ủy thác cho vay, được áp dụng chung
Trang 27cho tất cả các chương trình có thực hiện ủy thác cho vay thông qua các tổ chức
Hội
* Quy trình cho vay
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY
(1) (7) (6) (2)
(8) (3)
(4)
Trình tự các bước như sau:
Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn
kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV Trêngiấy đề nghị vay vốn, người vay phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung theoyêu cầu và có đầy đủ chữ ký của người vay Riêng cho vay giải quyết việclàm hộ gia đình thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh và nguồn vốn do các tổchức chính trị - xã hội quản lý người vay không còn phải lập thêm mẫu số 01/
TD
Bước 2: Tổ chức Hội, đoàn thể chỉ đạo các Tổ TK&VV tổ chức họp để
bình xét những hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đủ điềukiện vay vốn, lập danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn mẫu 03/TD trình
Uỷ ban nhân dân cấp xã để xác nhận Đây là các bước hết sức quan trọng,
“Xác định đúng đối tượng được vay vốn” Vì vậy, tổ chức Hội chủ quản phải chỉ đạo sát sao các Tổ TK&VV để việc bình xét đạt được yêu cầu“Công khai, công bằng, dân chủ và khách quan, đúng đối tượng” Để làm tốt nội dung
UBND cấp xã
Tổ chức CTXH cấp xã
Trang 28này, trước khi họp bình xét, trưởng thôn và tổ chức Hội, đoàn thể phải quántriệt các Tổ TK&VV các nội dung sau:
+ Các hộ được vay vốn phải đúng đối tượng theo quy định ở mỗi chươngtrình cho vay
+ Không được cào bằng về số tiền cũng như thời hạn cho vay
+ Mục đích cho vay của mỗi Hộ phải cụ thể, đúng với nhu cầu cần thiết
về mức vốn, thời hạn vay vốn phù hợp và phải được các thành viên trong Tổnhất trí
+ Việc bình xét tránh tình trạng nể nang, dẫn đến cho vay sai đối tượng,vốn vay không phát huy được hiệu quả làm mất uy tín của tổ chức Hội, đoànthể, NHCSXH và ảnh hưởng kết quả sử dụng vốn vay
+ Các thành viên trong Tổ phải có trách nhiệm tham gia thẳng thắn vớitừng trường hợp Hộ vay để các đối tượng được vay cũng như chưa được vaynhận thức đúng về đồng vốn tín dụng chính sách ưu đãi
Bước 3: Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho cán bộ Tín dụng
theo dõi địa bàn, hồ sơ bao gồm: Sổ vay vốn, mẫu 01/TD và mẫu số 03/TD,mẫu 10C/TD và mẫu 10A/TD đã được UBND xác nhận
Bước 4: Cán bộ Tín dụng tiếp nhận bộ hồ sơ của Tổ và có nhiệm vụ:
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ Trường hợp hồ sơ chưa
đúng quy định phải hướng dẫn lại Tổ để hoàn thiện đầy đủ
- Trình Giám đốc phê duyệt cho vay các hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ; lập
thông báo kết quả phê duyệt cho vay mẫu số 04/TD gửi UBND cấp xã
Bước 5: Nhận được thông báo kết quả phê duyệt cho vay mẫu số 04/TD
của NHCSXH, UBND cấp xã thông báo trực tiếp cho tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã.Việc NHCSXH gửi Thông báo đến UBND để họ nắm bắt được nguồnvốn đầu tư cho xã và có kế hoạch chỉ đạo các ban, ngành liên quan giúp hộvay sử dụng vốn vay đạt hiệu quả Đồng thời để bố trí lực lượng bảo vệ phối
Trang 29hợp cùng NHCSXH đảm bảo an toàn cho buổi giải ngân.
Bước 6: Nhận được thông báo mẫu số 04/TD từ UBND cấp xã, Tổ chức
Hội, đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV
Khi nhận được thông báo giải ngân của NHCSXH, tổ chức Hội, đoàn thể
sẽ nắm bắt được các Tổ giải ngân đợt này để theo dõi, giám sát, chỉ đạo các
Tổ hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn sao cho có hiệu quả và chủ động bố trí cán
bộ Hội và các Tổ trưởng Tổ TK&VV tham gia chứng kiến giải ngân Trườnghợp trong xã có nhiều Tổ được giải ngân, tổ chức Hội, đoàn thể chủ động KHphân chia về thời gian theo nhóm các Tổ để tổ viên đến lĩnh tiền đúng giờ,tránh lãng phí thời gian
Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên, hộ gia đình vay vốn biết số
tiền hộ được vay và thời gian, địa điểm NHCSXH giải ngân Khi thông báocho tổ viên, Tổ trưởng phải cụ thể về thời gian, địa điểm và yêu cầu hộ mangtheo Chứng minh nhân dân để lĩnh tiền Trường hợp, người đứng tên vay vốnkhông đi được phải làm giấy ủy quyền cho thành niên khác trong gia đình, có
đủ năng lực hành vi dân sự đến lĩnh tiền (giấy ủy quyền phải có xác nhận củaUBND cấp xã) và phải mang theo Chứng minh nhân dân của người được ủyquyền đến lĩnh tiền
Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay tại điểm
giao dịch xã Để buổi giải ngân đạt hiệu quả cao nhất, cán bộ Tín dụng theodõi địa bàn trực tiếp tham gia buổi giải ngân phải chủ động sắp xếp các côngviệc như: hồ sơ vay vốn, dự kiến thu nợ, thu lãi (nếu có) để chuẩn bị lượngtiền cần thiết giải ngân, các giấy tờ liên quan, phương tiện làm việc ; Giámđốc phân công trách nhiệm từng cán bộ Tổ giao dịch phải rõ ràng và phù hợpvới chuyên môn, năng lực và sở trường mỗi cán bộ Trong quá trình làm việc,cán bộ phải tự giác, nghiêm túc và tuân thủ theo đúng quy trình đã quy định
1.1.4.2 Đối với Phương thức cho vay trực tiếp
Trang 30* Hồ sơ vay vốn: Tùy theo từng khách hàng vay vốn cụ thể, NHCSXH
có hướng dẫn các mẫu biểu cho phù hợp Trường hợp, khách hàng là hộ giađình (chương trình cho vay giải quyết việc làm) thì bộ hồ sơ chỉ gồm Hồ sơvay vốn; khách hàng vay vốn là các tổ chức kinh tế thì bộ hồ sơ gồm Hồ sơpháp lý, Hồ sơ kinh tế và Hồ sơ vay vốn;
- Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép đầu
tư Văn bản ủy quyền hoặc bảo lãnh vay vốn của cơ quan cấp trên có thẩmquyền (nếu có) đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc
- Hồ sơ kinh tế: Báo cáo tài chính và kết quả thực hiện sản xuất kinh
doanh 2 năm liền kề và kỳ gần nhất
- Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn; Dự án, phương án SXKD dịch
vụ
Ngoài ra, bộ hồ sơ còn có các giấy tờ do NHCSXH lập và cùng kháchhàng lập như: Hợp đồng bảo đảm tiền vay, phiếu thẩm định…
* Quy trình cho vay
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY
Trình tự các bước như sau:
Bước 1 Khách hàng lập dự án hoặc phương án vay vốn trình UBND cấp
xã nơi thực hiện dự án để xác nhận (Riêng trường hợp cho vay trực tiếp đốivới HSSV có hoàn cảnh khó khăn, Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sửdụng vốn vay trình nhà trường để xác nhận)
Bước 2 Cán bộ Tín dụng được phân công trực tiếp thẩm định dự án,
Người vay
NHCSXH (1)
Trang 31phương án Việc thẩm định thực hiện theo hướng dẫn tại bài “thẩm định tíndụng DN nhỏ” Trường hợp không cho vay, NHCSXH phải lập thông báo mẫu04/TD gửi người vay, nội dung thông báo ghi rõ lý do từ chối cho vay
Bước 3 NHCSXH hướng dẫn khách hàng lập Hợp đồng bảo đảm tiền
vay và Hợp đồng tín dụng để giải ngân Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải chặtchẽ, nhất thiết phải có chứng nhận của cơ quan Công chứng nhà nước hoặcchứng thực của UBND cấp có thẩm quyền
- Lưu ý đối với các thành phần tham gia trong quy trình vay vốn:
Đối với Khách hàng vay vốn: Dự án vay vốn phải chứng minh đượcmục đích vay vốn, hiệu quả sử dụng vốn vay và phải có đầy đủ hồ sơ có liênquan theo quy định của NHCSXH
Đối với UBND cấp xã: Việc xác nhận Dự án vay vốn của khách hàngphải đảm bảo đúng quy định
Đối với NHCSXH: Quy trình xét duyệt cho vay được thực hiện theonguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, tráchnhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay Vì vậy, cán bộ tín dụngtrực tiếp thẩm định phải nắm vững kiến thức và phương pháp thẩm định tíndụng
1.2 CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA
NGÂN HÀNG CSXH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
1.2.1 Khái niệm chất lượng cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH
Chất lượng cho vay là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đảm bảo sựtồn tại và phát triển của ngân hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, đảmbảo sự phát triển của ngân hàng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xãhội
- Đối với khách hàng (là hộ nghèo và các đối tượng chính sách): Chấtlượng cho vay được thể hiện ở việc phục vụ cho hộ nghèo và các đối tượng
Trang 32chính sách vay vốn để sản xuất Từ đó tạo ra thu nhập, giúp cải thiện đờisống, giúp họ nhanh chóng thoát nghèo, góp phần giải quyết công ăn việclàm, tạo điều kiện cho người nghèo hòa nhập vào nền kinh tế thị trường.
- Đối với Chính phủ, sự phát triển kinh tế - xã hội: Chất lượng cho vay
hộ nghèo và các đối tượng chính sách được thể hiện ở việc góp phần xóa đói,giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giải quyết công ăn việc làm,khai thác khả năng tiềm tàng tại những vùng khó khăn
- Đối với NHCSXH: Chất lượng cho vay đối với hộ nghèo được thểhiện ở việc phục vụ cho người vay có vốn để sản xuất, từ đó tạo ra thu nhập
và có tiền để trả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn thấp;góp phần giải quyết việc làm, tăng hộ thoát nghèo nhờ vay vốn của ngânhàng…
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH
Hoạt động của NHCSXH mặc dù là loại hình hoạt động đặc thù, cho vayvới lãi suất ưu đãi với đối tượng khách hàng, đặc biệt là những hộ nghèotrong nền kinh tế Tuy nhiên, đã là hoạt động ngân hàng thì hoạt động cho vaycũng phải tuận theo những nguyên tắc tín dụng Do đó, việc phân tích và đánhgiá đúng thực trạng chất lượng cho vay đối với hộ nghèo là một việc làmthường xuyên và hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, phòngngừa và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng Để đánh giá chất lượng cho vay đốivới hộ nghèo phải căn cứ vào một hệ thống các chỉ tiêu nhất định
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính
Đây là những chỉ tiêu phản ánh hình ảnh của ngân hàng thông qua cảmnhận của khách hàng, nó gắn liền với thương hiệu, uy tín của ngân hàng Ấntượng đầu tiên của khách hàng khi đến ngân hàng là cơ sở vật chất, đội ngũcán bộ nhân viên có thái độ tận tình chu đáo và nắm vững chuyên môn nghiệp
Trang 33vụ…Ngoài ra, còn thể hiện ở khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàngvới thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng cung cấp vốn…nhằm tạo tâm lýthoải mái cho khách hàng khi thực hiện các khoản vay.
Chất lượng cho vay còn phải thể hiện ở sự tồn tại và phát triển lànhmạnh của ngân hàng, mà còn phụ thuộc rất lớn vào khách hàng vay vốn Việctuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cho vay là điều kiện tiên quyết để chất lượngcho vay của ngân hàng được nâng cao Việc sử dụng vốn vay của khách hàngđúng mục đích là cơ sở để khách hàng có thể trả nợ vốn vay ngân hàng đúnghạn, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lành mạnh của ngân hàng
Chất lượng cho vay còn thể hiện ở sự đóng góp, phục vụ đối với nềnkinh tế của từng vùng, từng địa phương và đối với toàn quốc Điều này phảiđược thể hiện cụ thể trong sự ổn định về tài chính tiền tệ, nâng cao năng lựcsản xuất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, góp phần tích cực trong vấn
đề giải quyết việc làm và thu nhập cho dân cư
Ngoài ra, đối với NHCSXH, đối tượng khách hàng của họ đa phần là hộnghèo, họ thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất kinh doanh, thiếu kinh nghiệmtrong sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thịtrường Chính vì vậy, chất lượng cho vay còn được thể hiện ở sự phân loạikhách hàng, từ đó có những định hướng đúng đắn của nhân viên ngân hàngđối với khách hàng, sau đó là quá trình giám sát hoạt động của khách hàng, vàcùng với khách hàng nghiên cứu những thay đổi của thị trường để có nhữngthay đổi trong sản xuất kinh doanh cho phù hợp với thị trường để đảm bảovốn vay của ngân hàng sinh lời, vừa đảm bảo cho ngân hàng thu hồi lại vốngốc và lãi, vừa đảm bảo mục tiêu XĐGN nâng cao chất lượng cuộc sống hộnghèo
1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
Ngoài các chỉ tiêu định tính trên thì để đánh giá chất lượng cho vay đối
Trang 34với hộ nghèo cần phải dùng các chỉ tiêu định lượng sau:
a Chỉ tiêu nợ quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu định lượng cơ bản và quan trọng để đánhgiá chất lượng hoạt động cho vay của một ngân hàng Nợ quá hạn là một loạirủi ro tín dụng gây ra sự tổn thất về tài chính cho ngân hàng, do người đi vaykhông thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năngthanh toán Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao chứng tỏ chất lượng cho vay càng thấp
và ngược lại
Do đặc thù hoạt động của NHCSXH là cho vay hộ nghèo và các đốitượng chính sách; vốn của ngân hàng là vốn huy động từ nhiều nguồn khácnhau: vốn ngân sách, vốn tài trợ ủy thác, vốn nhận tiền gửi từ những doanhnghiệp, tổ chức và dân cư trong nền kinh tế…nên nợ quá hạn ảnh hưởng trựctiếp đến tình hình tài chính của NHCSXH, đến khả năng hoàn trả vốn cho cácnguồn huy động phải hoàn trả, ảnh hưởng đến khả năng cho vay ở các chu kỳtiếp theo
b Chỉ số hộ nghèo thoát nghèo nhờ vay vốn của NHCSXH.
Nếu hộ nghèo vay vốn về sản xuất kinh doanh thuận lợi, sản xuất nhiềuhàng hóa thu được lợi nhuận cao, sau khi trừ đi phần trả nợ cho ngân hàng(gốc, lãi), trả tiền công lao động mà vẫn có lãi, thì đánh giá hiệu quả sử dụngvốn cao Ngược lại, nếu vay vốn về sản xuất kinh doanh thua lỗ thì hiệu quảthấp, thậm chí mất vốn Chỉ số hộ nghèo thoát nghèo nhờ vay vốn củaNHCSXH là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng chovay đối với hộ nghèo Hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói là hộ có mức thu
Trang 35nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn mực đói nghèo hiện hành, khôngcòn nằm trong danh sách hộ nghèo do Phòng Lao động – thương binh và xãhội huyện, thị, thành phố lập theo từng năm.
c Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích.
Người vay sử dụng vốn đúng mục đích đã trở thành nguyên tắc quantrọng của ngân hàng nói chung, tuy vậy, trong thực tế, không ít khách hàng sửdụng vốn sai mục đích đã cam kết với ngân hàng, với động cơ thiếu lànhmạnh và do đó dễ bị rủi ro, trong trường hợp này người ta được gọi là rủi rođạo đức Những khoản vay bị sử dụng sai mục đích phần lớn đều không đemlại như hiệu quả kinh tế xã hội như mong muốn của ngân hàng Chỉ tiêu nàyđược xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng hoạt động cho vay càng thấp và ngượclại
d Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận được vốn của NHCSXH.
Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác tín dụng Tỷ lệnày
càng cao, một mặt thể hiện nguồn vốn tín dụng lớn để phục vụ hộ nghèo;mặt khác, đánh giá khả năng sản xuất kinh doanh của hộ nghèo ngày cànglớn, nguồn vốn có hiệu quả (nếu sử dụng vốn không hiệu quả, thì hộ nghèo sẽkhông có nhu cầu vay)
Trang 36Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận được vốn = x
100%
e Tỷ lệ thu lãi; lãi tồn đọng
* Tỷ lệ thu lãi: Được xác định theo công thức:
Tỷ lệ thu lãi = Số lãi thực thu x
100%
Số lãi phải thuTrong đó, số lãi phải thu = số lãi phát sinh (trong tháng) + số lãi tồnđược giao Tỷ lệ thu lãi cao cho thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược lại
* Lãi tồn đọng: Được xác định theo công thức:
Lãi tồn đọng = Số lãi phải thu - Số lãi thực thu
Lãi tồn đọng gồm lãi phát sinh của nợ quá hạn và lãi tồn của nợ tronghạn Chỉ tiêu lãi tồn đọng cũng là một trong những chỉ tiêu cơ bản đánh giátình hình tài chính của NHCSXH Đây là một chỉ số quan trọng để đo lườngchất lượng hoạt động cho vay của NHCSXH Chỉ số này thấp sẽ cho thấy chấtlượng cho vay tốt và ngược lại Lãi tồn đọng là do người vay không thực hiệnnghĩa vụ trả lãi theo đúng hạn (hàng tháng) cho NHCSXH
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH
1.2.3.1 Các nhân tố thuộc về NHCSXH (người cho vay)
Đây là nhóm nhân tố thuộc về nội tại trong NHCSXH, bao gồm:
- Chiến lược hoạt động của NHCSXH: Là một nhân tố quan trọng, ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượngchính sách khác Do đó, NHCSXH cần có hoạch định chiến lược hoạt độngmột cách khoa học, từ đó đưa ra các phương án thích hợp để hướng tới cácđối tượng khách hàng, có như vậy thì chất lượng tín dụng mới ngày càng đạt
Trang 37hiệu quả cao.
- Năng lực về vốn: Vốn quyết định quy mô hoạt động, hiệu quả hoạtđộng và tính bền vững của NHCSXH: nguồn vốn lớn sẽ có điều kiện để mởrộng đầu tư cho vay, đầu tư công nghệ, đầu tư tài sản phục vụ cho quản lý,nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyện môn cho cán bộ thông qua côngtác đào tạo…
- Mô hình tổ chức: Đối tượng khách hàng của NHCSXH là hộ nghèo vàcác đối tượng chính sách khác, phân bổ dàn trải và rộng khắp, do đó việc thiếtlập mô hình hoạt động cũng phải thích ứng với điều kiện thực tế, có như vậythì nguồn vốn của NHCSXH mới có thể lan rộng và đạt được mục tiêu đề ra
là đưa vốn đến tận tay người nghèo và các đối tượng chính sách nhằm từngbước giúp họ thoát nghèo và vươn lên làm giàu Tuy nhiên, nếu bố trí mạnglưới rộng khắp thì chi phí quản lý và vận hành sẽ tăng lên, nhưng nếu không
bố trí rộng thì khó kiểm soát hết được nguồn vốn cho vay và sự đáp ứng nhucầu của nguồn vốn sẽ giảm đi Nguồn vốn đến tay người vay sẽ chậm đi vàkhông giám sát được một cách chặt chẽ việc sử dụng đồng vốn, ảnh hưởngtrực tiếp đến hiệu quả của đồng vốn cho vay
Giải quyết được mâu thuẫn đó thì hoạt động của NHCSXH sẽ phát huyđược hiệu quả, giúp đồng vốn đến tay hộ nghèo kịp thời và hiệu quả, giúpngân hàng kiểm soát được đồng vốn góp phần thực hiện chủ trương của Đảng
và Nhà nước đối với người nghèo
- Mối quan hệ giữa NHCSXH với chính quyền, các hội, ban ngànhđoàn thể địa phương
Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác không thể đảm bảotính hiệu quả nếu như không xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp và được sự
hỗ trợ từ phía các cơ quan đoàn thể, các hội ban ngành và chính quyền địaphương NHCSXH hoạt động theo cơ chế nắm bắt thông tin của từng người
Trang 38vay thông qua chính quyền địa phương Vì thế, mặc dù là tự chịu trách nhiệmcho vay và quản lý các món vay nhưng chất lượng cho vay của NHCSXH phụthuộc khá nhiều vào sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và các tổ chứchội cũng như cơ quan đoàn thể Vì không ai nắm được tình hình đời sống kinh
tế của người dân bằng chính quyền địa phương nơi họ sinh sống
- Năng lực quản trị điều hành: Yếu tố này có vai trò vô cùng quan trọngtrong quản lý Ngân hàng nói chung và quản lý tín dụng nói riêng Năng lựcquản trị điều hành tốt sẽ có phương pháp quản lý tốt và hạn chế những rủi ro
có thể
phát sinh, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng luôn ổn định và pháttriển
- Phẩm chất, năng lực của cán bộ, nhân viên ngân hàng:
Nói chung phẩm chất và năng lực của cán bộ, nhân viên ngân hàng tácđộng rất lớn đến chất lượng tín dụng Đối tượng phục vụ của NHCSXH làngười nghèo và các đối tượng chính sách Nhìn chung đây là những đối tượng
có trình độ không cao và tâm lý rất tự ti, cho nên tạo sự gần gũi giữa nhữngnhân viên ngân hàng và khách hàng là rất quan trọng Điều này giúp cho họxóa đi mặc cảm tự ti, tạo sự gắn bó giữa hai bên và làm cho họ giữ chữ tín vớingân hàng Do đó, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạođức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng là rất cần thiết.Hơn nữa, cán bộ nhân viên Ngân hàng đóng vai trò là người định hướng,hướng dẫn cho người nghèo sản xuất kinh doanh, giám sát hoạt động kinhdoanh của người nghèo và có nhiệm vụ thu hồi nợ Vì vậy, một đội ngũ cán
bộ chuyên môn giỏi, tận tình trong công việc cũng góp phần nâng cao chấtlượng tín dụng đối với hộ nghèo
- Cơ sở vật chất và công nghệ thông tin:
Cơ sở vật chất và công nghệ thông tin được hoàn thiện sẽ tạo điều kiện
Trang 39để ngân hàng mở rộng các loại hình dịch vụ khách hàng Nếu cơ sở vật chất,trang thiết bị máy móc thiếu thốn và lạc hậu thì ngay cả việc thực hiện việcgiải ngân cũng gặp khó khăn, đồng thời không kích thích cán bộ nhân viên thiđua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao Việc thực hiện đồng thời các loại hìnhdịch vụ sẽ cho phép ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động, tăng uy tín đối vớikhách hàng Nhưng mở rộng một loại hình dịch vụ đòi hỏi chi phí rất cao Đểgiải quyết có hiệu quả hơn các vấn đề thuộc về chính sách xã hội thì cần thiếtphải đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ tin học cho
hệ thống NHCSXH
1.2.3.2 Các nhân tố thuộc về hộ nghèo (người vay)
* Năng lực sản xuất kinh doanh của hộ nghèo
Khách hàng vay vốn của NHCSXH hiện nay chủ yếu là hộ nghèo và cácđối tượng chính sách, mà hộ nghèo thường thiếu nhiều thứ; trong đó, có trithức, kinh nghiệm SXKD, dẫn đến hiệu quả của SXKD hạn chế, sản phẩmsản xuất ra chi phí cao, chất lượng và khả năng cạnh tranh kém khó vượt quacác rủi ro trong sản xuất và đời sống
Có nhiều quan điểm cho rằng, lĩnh vực sử dụng vốn của hộ nghèo tiềm
ẩn nhiều rủi ro và hộ nghèo không có khả năng trả nợ Thực tế đã chứng minhrằng, hộ nghèo vay vốn hoàn toàn có khả năng trả nợ nếu lựa chọn đúng hộnghèo có nhu cầu vay vốn để thoát nghèo, có năng lực sản xuất kinh doanh và
có sự giúp đỡ của NHCSXH trong việc sử dụng vốn có hiệu quả Nếu nănglực sản xuất kinh doanh của người nghèo bị hạn chế thì vốn vay không thểphát huy hiệu quả; thêm vào đó khi gặp phải thiên tai, dịch bệnh, khả năngchống đỡ của hộ nghèo rất thấp nên họ lại rơi vào tình cảnh trắng tay Và nhưvậy họ không những không thoát khỏi tình trạng nghèo khó mà còn mangthêm gánh nặng trả nợ cho ngân hàng Về phía ngân hàng, khi hộ nghèo làm
ăn không hiệu quả, ngân hàng không thể thu hồi được vốn, gây thâm hụt
Trang 40nguồn vốn, ảnh hưởng đến chất lượng của cả hoạt động tín dụng và tăng mứccấp bù của ngân sách Nhà nước.
* Trình độ nhận thức của hộ nghèo
Khách hàng vay vốn của NHCSH hiện nay chủ yếu là hộ nghèo và cácđối tượng chính sách, mà hộ nghèo thường thiếu tri thức, thiếu kinh nghiệmsản xuất kinh doanh, nên hiệu quả sản xuất kinh doanh hạn chế, sản xuất sảnphẩm chi phi cao, chất lượng và khả năng cạnh tranh kém, khó vượt qua cácrủi ro trong sản xuất và đời sống Về vốn, chủ yếu là vốn vay ngân hàng,không có vốn tự có, dẫn đến bị động về vốn sản xuất Nhận thức của kháchhàng về quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng đối với khoản vay rất quantrọng, bởi nếu hộ nghèo có ý thức sử dụng vốn đúng mục đích , gặp thuận lợitrong sản xuất thì chất lượng cho vay được nâng cao Nhưng ngược lại, khicác hộ nghèo coi các khoản vay từ NHCSXH như một khoản trợ cấp xã hộithì tất yếu họ không quan tâm đến việc trả nợ ngân hàng và vốn vay có thể bịthiệt hại, thất thoát, sử dụng sai mục đích do đó sẽ làm chất lượng cho vaygiảm sút
1.2.3.3 Các nhân tố môi trường khác
- Môi trường kinh tế: Dù hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nào đinữa, dù là đối tượng nào thì cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi nền kinh tế
Sự phát triển của nền kinh tế sẽ tác động lên NHCSXH ở điểm sau:
Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, nhu cầu về vốn cho sản xuất kinhdoanh của khách hàng cũng sẽ tăng lên, trong đó bao gồm cả các đối tượngcho vay của NHCSXH Vì vậy, NHCSXH cần phải đáp ứng đủ và kịp thờicho khách hàng, có như vậy mới đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa khách hàng Sự phát triển của nền kinh tế làm cho cơ hội thoát nghèo củacác hộ gia đình nghèo lớn hơn, vì thế chất lượng cho vay cũng được nâng cao.Ngược lại, nếu nền kinh tế đang trong giai đọan lạm phát cao, kém phát triển