Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhânquan trọng đó là: Thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhànước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng là một
Trang 1NGUYỄN DÂN HÙNG
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN KRÔNG NĂNG,
TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HÒA NHÂN
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 2Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Người cam đoan
NGUYỄN DÂN HÙNG
Trang 3MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu của luận văn 3
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH 7
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ SỰ CẦN THIẾT VỀ CHO VAY ĐỂ GIẢM NGHÈO 7
1.1.1 Khái niệm, chỉ tiêu đánh giá nghèo đói của thế giới 7
1.1.2 Khái niệm, chỉ tiêu đánh giá nghèo đói ở Việt Nam 9
1.1.3 Nguyên nhân và đặc tính nghèo đói 12
1.1.4 Sự cần thiết phải hỗ trợ người nghèo 14
1.1.5 Các kênh chính phủ cho vay hộ nghèo 15
1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH 19
1.2.1 Đặc điểm NHCSXH 19
1.2.2 Những vấn đề cơ bản về cho vay hộ nghèo của NHCSXH 20
1.2.3 Nội dung của hoạt động cho vay hộ nghèo 24
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá kết quả cho vay đối với hộ nghèo 27
1.2.5 Nhân tố ảnh hưởng đến cho vay hộ nghèo 33
1.3 KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM37 1.3.1 Kinh nghiệm cho vay ở một số quốc gia 37
1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 39
Trang 4TẠI PGD NHCSXH HUYỆN KRÔNG NĂNG - ĐĂK LĂK 42
2.1 KHÁI QUÁT VỀ PGD NHCSXH HUYỆN KRÔNG NĂNG - ĐĂK LĂK 42
2.1.1 Tổng quan về NHCSXH Việt Nam 42
2.1.2 Tổng quan về PGD NHCSXH huyện Krông Năng - Đăk Lăk 43
2.2 TÌNH HÌNH ĐÓI NGHÈO TẠI HUYỆN KRÔNG NĂNG 47
2.2.1 Tổng quan về kinh tế - xã hội huyện Krông Năng 47
2.2.2 Thực trạng đói nghèo tại huyện Krông Năng 50
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN KRÔNG NĂNG - ĐĂK LĂK 52
2.3.1 Những vấn đề chính khi cho vay hộ nghèo tại NHCSXH 52
2.3.2 Nguồn vốn cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện KrôngNăng 55
2.3.3 Công tác triển khai cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Krông Năng 63
2.3.4 Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Krông Năng 69
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN KRÔNG NĂNG - ĐĂK LĂK 82
2.4.1 Những kết quả đạt được 82
2.4.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân 84
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN KRÔNG NĂNG -ĐĂK LĂK 88
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 88
Trang 53.1.2 Phương hướng, mục tiêu hoạt động của PGD NHCSXH huyện
Krông Năng giai đoạn 2015 - 2020 90
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN KRÔNG NĂNG - ĐĂK LĂK 91
3.2.1 Hoàn thiện và củng cố mạng lưới hoạt động và xây dựng điểm giao dịch xã kiểu mẫu 91
3.2.2 Tăng trưởng và phân bổ nguồn vốn đảm bảo đủ vốn cho hộ nghèo, tổ chức tập huấn 92
3.2.3 Xác định đúng đối tượng, suất đầu tư, thời hạn cho vay 94
3.2.4 Tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội.96 3.2.5 Giải pháp đôn đốc, cũng cố và kiện toàn tổ TK&VV 98
3.2.6 Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát có hiệu quả 98
3.2.7 Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ, tâm huyết với công cuộc xoá đói giảm nghèo 99
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 100
3.3.1 Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam 100
3.3.2 Kiến nghị đối với NHCSXH Đắk Lắk 100
3.3.3 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương các cấp 101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 103
KẾT LUẬN 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).
Trang 6Ký hiệu Ý nghĩa
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HĐQT Hội đồng quản trị
HCCB Hội cựu chiến binh
SXKD Sản xuất kinh doanh
TK&VV Tiết kiệm và vay vốn
Trang 7Số hiệu Tên bảng Trang bảng
Bảng 2.1 Tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ nghèo theo địa bàn 50
huyện Krông năng
Bảng 2.6 Dư nợ cho vay hộ nghèo phân theo ngành nghề 74Bảng 2.7 Kết quả cho vay hộ nghèo thông qua các tổ chức 76
Bảng 2.10 Tổng hợp nợ quá hạn cho vay hộ nghèo ở 81
NHCSXH huyện Krông Năng
Trang 8Số hiệu Tên sơ đồ Trang
sơ đồ
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH 45
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của PGD NHCSXH huyện 46
Krông năng
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ quy trình thủ tục xét duyết cho vay 66
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khi gia nhập vào các tổ chức thương mại trong khu vực và trên thếgiới, mỗi quốc gia đều muốn hướng tới một nền kinh tế phát triển, một xã hộivăn minh, hiện đại, đời sống nhân dân được cải thiện Nhưng hội nhập cũngmang lại những thách thức không nhỏ cho nền kinh tế, nền kinh tế vận hànhtheo cơ chế thị trường luôn tồn tại hai thái cực: một bên là tích cực đã thúcđẩy kinh tế xã hội phát triển, một bên là tiêu cực sẽ kìm hãm phát triển kinh tế
xã hội và phân hoá đời sống các tâng lớp dân cư Để thúc đẩy mặt tích cực,đồng thời hạn chế mặt tiêu cực thì đòi hỏi phải có vai trò điều tiết của Nhànước
Nghèo đói là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu Những năm gầnđây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh; đại bộphận đời sống nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt Song, một bộ phậnkhông nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng sâu vùng xa đang chịucảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống
Sự phân hóa giầu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được quantâm Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những giảipháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhânquan trọng đó là: Thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhànước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong
hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội xoá đói giảm nghèo của ViệtNam Huyện Krông năng, một trong những huyện nghèo của tỉnh Đắk Lắk dođiều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo luôn ở mức cao so vớibình quân chung của cả tỉnh, chính vì vậy, công tác xóa đói giảm nghèo luônđược các cấp uỷ Đảng, chính quyền nơi đây đặc biệt quan tâm Xuất phát từ
Trang 10những yêu cầu trên, ngày 04 tháng 10 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã cóquyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở tổchức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo trước đây Cùng với cả nước Phònggiao dịch ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Năng được thành lậptheo quyết định số 175/QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 5 năm 2003 của Hội đồngquản trị ngân hàng Chính sách xã hội về việc thành lập PGD NHCSXH đểthực hiện nhiệm vụ cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sáchkhác.
Vì vậy, làm thế nào để người nghèo nhận được và sử dụng có hiệu quảvốn vay, nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụngchính sách, đồng thời người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói là một vấn đề
được cả xã hội quan tâm Nhận thức được vấn đề đó tôi chọn đề tài: "Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng Chính sách
Xã hội huyện Krông Năng - Đắk Lắk" Nhằm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề trong hoạt động cho vay người nghèo.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay đối với hộ nghèo
- Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay đối với hộ nghèo tại phònggiao dịch NHCSXH huyện Krông Năng - Đắk Lắk, để từ đó rút ra những hạnchế trong hoạt động cho vay hộ nghèo
- Nghiên cứu đề xuất các pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Năng - Đắk Lắk
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ các vấn đề liên quan lý luận cho vay hộ nghèo và thực tiễn vềcho vay đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Năng -Đắk Lắk
Trang 11- Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung : Đề tài nghiên cứu về cho vay hộ nghèo tại phòng giao
dịch NHCSXH huyện Krông Năng - Đắk Lắk, không nghiên cứu các chươngtrình cho vay khác
Về không gian :
Địa điểm: Tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Năng - Đắk Lắk.Địa chỉ: Khối 2, thị trấn Krông Năng, huyện Krông Năng, Tỉnh Đắk Lắk
Về thời gian : Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu giai đoạn
2010-2014 và những đề xuất cho các năm tiếp theo hướng đến năm 2020
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chung, phương phápchuyên gia, phương pháp thu thập và diễn giải thông tin số liệu sơ cấp và thứcấp, phương pháp so sánh số tương đối số tuyệt đối, phương pháp chứngminh, phương pháp thống kê kinh tế
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm bachương như sau :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay hộ nghèo của
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để có được kiến thức nền tảng, cũng như cơ sở hình thành nên cơ sở lýluận chung cho đề tài của mình, tác giả đã tham khảo, tổng hợp, đúc kết và kếthừa một số tài liệu của một số tác giả sau:
Trang 12- Luận án tiến sỹ: “ Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chếhoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội” của tác giả Hà Thị Hạnh đã nhìnnhận rõ hơn về mô hình tổ chức cũng như cơ chế hoạt động của NHCSXHbảo vệ tại Đại học kinh tế quốc dân năm 2003.
Tác giả đã tập trung nghiên cứu mô hình tổ chức hoạt động phù hợp tạiViệt Nam, trên cơ sở tác giả đã tham khảo học hỏi kinh nghiệm của một sốnước có mô hình ngân hàng giống nước ta Nhưng vì đặc thù chính trị và bộmáy quản lý nhà nước khác nhau nên tác giả đã nghiên cứu hoàn thiện từ môhình Ngân hàng người nghèo trước kia để mở rộng hơn nữa để đáp ứng vàphục vụ nhân dân được tốt hơn
- Luận văn thạc sỹ: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay tại Chinhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam” của tác giả Lê Anh Trà, bảo vệ tại Đại học
Đà Nẵng năm 2013
Đề tài của tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về NHCSXH và hoạtđộng cho vay của NHCSXH Luận văn cũng đã nêu một số mô hình tổ chứccủa hoạt động cho vay hộ nghèo trên thế giới Đề tài đã khảo sát, đánh giá vàphân tích các hoạt động cho vay hộ nghèo theo từng chương trình tại chinhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam Trên cơ sở đó, đề tài đã nêu các giải phápnhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh QuảngNam Nhiều nội dung lý luận đã được tác giả làm rõ các giải pháp có tính khảthi cao
- Luận văn thạc sỹ: “ Mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo củaNgân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam” của tác giả Lê Đỗ Tuấn
Khương, bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng năm 2013
Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đốivới hộ nghèo, sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo, các chỉ tiêu tính toán hiệuquả tín dụng và rút ra sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả cho vay
Trang 13đối với hộ nghèo Và đã đi sâu phân tích thực trạng hạn chế cho vay hộ nghèocủa NHCSXH tỉnh Quảng Nam, qua đó tìm hiểu được những kết quả và hạnchế cũng như nguyên nhân của những hạn chế trong việc cho vay hộ nghèo tạichi nhánh Nghiên cứu các đối tượng hộ nghèo cụ thể tại địa phương, đồngthời đề xuất những kiến nghị về mở rộng hoạt động cho vay hộ nghèo theonhiều phương thức trên địa bàn Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đó, luận văn
đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng cho vay hộ nghèo tạiNHCSXH tỉnh Quảng Nam
- Luận văn thạc sỹ: “ Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngânhàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đắk Nông ” của tác giả Trần VănThường, bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng năm 2014
Đề tài nghiên cứu của tác giả đã nêu lên cơ sở lý luận về đói nghèo, tiêuchí về hộ nghèo, quá trình hình thành và phát triển của NHCSXH, hoạt độngcho vay hộ nghèo của NHCSXH chi nhánh tỉnh Đắk Nông Phần lý thuyết tácgiả cũng đã nêu lên tính cấp thiết đối với nhu cầu vay vốn của người nghèo vàmột số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ nghèo Phần đánh giáthực trạng hoạt động tín dụng ưu đãi hộ nghèo tại NHCSXH chi nhánh tỉnhĐắk Nông, qua số liệu thực tế thu thập được tác giả đã rút ra những thành tựuđạt được, hạn chế và nguyên nhân tác động đến hoạt động tín dụng ưu đãi hộnghèo Từ đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt độngcho vay ưu đãi hộ nghèo, các giải pháp này khá chi tiết, cụ thể, dễ dàng ápdụng vào thực tiễn Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích sâu vào quy trìnhnghiệp vụ, đơn giản các thủ tục và ngăn chặn tình trạng nợ xấu tăng cao
Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tạingân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình” của tác giả Đổ Ngọc Tân, bảo
vệ tại trường Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội
Trang 14Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đốivới hộ nghèo, sự cần thiết phải giảm nghèo bền vững, các chỉ tiêu tính toánhiệu quả tín dụng và rút ra sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả tíndụng đối với hộ nghèo Tiến hàng phân tích, đánh giá trên cả hai góc độ hiệuquả kinh tế và hiệu quả xã hội, rút ra những mặt được và chưa được đối vớicông tác cho vay hộ nghèo tại tỉnh Ninh Bình trong thời gian từ năm 2007 đếnnăm 2011, nhất là đã chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế cần khắcphục Trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp và một số kiến nghị vớiChính phủ, NHCSXH Việt Nam, với ấp ủy Đảng và chính quyền địa phươngcác cấp tại tỉnh Ninh Bình, NHCSXH tỉnh Ninh Bình, góp phần nâng cao hiệuquả tín dụng đối với hộ nghèo.
Trang 151.1.1 Khái niệm, chỉ tiêu đánh giá nghèo đói của thế giới
a Khái niệm đói nghèo của thế giới
Thế giới thường dùng khái niệm nghèo khổ mà không dùng khái niệmđói nghèo như ở Việt Nam và nhận định nghèo khổ theo 4 khía cạnh là thờigian, không gian, giới và môi trường
Về thời gian: Phần lớn người nghèo khổ có mức sống dưới mức
"chuẩn" trong một thời gian dài Cũng có người nghèo khổ "tình thế" chẳnghạn như những người thất nghiệp, những người mới nghèo do suy thoái kinh
tế hoặc do thiên tai, tệ nạn xã hội, rủi ro
Về không gian: Nghèo đói diễn ra chủ yếu ở nông thôn nơi có 3/4 dân
số sinh sống Tuy nhiên tình trạng đói nghèo ở thành thị, trước hết là ở cácnước đang phát triển cũng có xu hướng gia tăng
Về giới: Người nghèo là phụ nữ đông hơn nam giới Nhiều hộ gia đìnhnghèo nhất do phụ nữ là chủ hộ Trong các hộ nghèo đói do đàn ông làm chủthì phụ nữ khổ hơn nam giới
Về môi trường: Phần lớn người thuộc diện đói nghèo đều sống ở nhữngvùng sinh thái khắc nghiệt mà ở đó tình trạng đói nghèo và sự xuống cấp vềmôi trường đều đang ngày càng trầm trọng thêm Đã có rất nhiều những địnhnghĩa về đói nghèo được đưa ra Tuy nhiên tùy theo từng vùng, từng quốc gia
mà quan niệm về nghèo đói có một vài sự khác biệt nhưng nhìn chung tiêu chíchủ yếu được dùng để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để
Trang 16thoả mãn những nhu cầu cơ bản nhất của con người như: ăn, mặc, ở, y tế, giáodục và giao tiếp xã hội.
Vào tháng 09 năm 1993, tại Hội nghị chống nghèo đói do Ủy ban kinh
tế xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok Thái Lan, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất với nhau rằng: Nghèo đói
-là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu
cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triểnkinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được
xã hội thừa nhận.
Năm 1995 tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chứctại Copenhagen Đan Mạch đã đưa ra định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói nhưsau: Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD)mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩmthiết yếu để tồn tại
Từ nhận dạng trên, Liên Hiệp Quốc đưa ra hai khái niệm chính về đóinghèo như sau:
Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng
những nhu cầu cơ bản tối thiểu để duy trì cuộc sống
Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng
đầy đủ những nhu cầu cơ bản tối thiểu Nhu cầu cơ bản tối thiểu cho cuộcsống là những đảm bảo ở mức tối thiểu về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục Ngoàinhững đảm bảo trên, cũng có ý kiến cho rằng, nhu cầu tối thiểu bao gồm cóquyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng
b Chỉ tiêu đánh giá đói nghèo của thế giới
Chỉ tiêu đánh giá sự đói nghèo của một quốc gia bắt đầu từ việc vạch ra giới hạn đói nghèo Khi đánh giá nước giàu, nước nghèo, giới hạn đói nghèo được biểu hiện bằng chỉ tiêu chính là thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GDP).
Trang 17Một số nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ căn cứ và chỉ tiêu thu nhập thìchưa đủ để đánh giá Vì vậy bên cạnh chỉ tiêu này, tổ chức hội đồng phát triểnhải ngoại (ODC) đưa ra chỉ số chất lượng vật chất của cuộc sống (PQLI) Căn
cứ để đánh giá chỉ số PQLI bao gồm 3 chỉ tiêu cơ bản đó là: tuổi thọ, tỷ lệ tửvong của trẻ sơ sinh, tỷ lệ xoá mù chữ
Gần đây tổ chức UNDP đưa ra thêm chỉ số phát triển con người (HDI)bao gồm 3 chỉ tiêu sau: Tuổi thọ, tình trạng biết chữ của người lớn, thu nhập
Vào năm 2011 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 128trên 187 nước, chỉ số phát triển giới (tiếng Anh: Gender Development Index-GDI) xếp 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp (tiếng Anh: HumanPoverty Index-HPI) xếp hạng 41 trên 95 nước Cũng theo số liệu của Chươngtrình Phát triển Liên Hiệp Quốc, vào năm 2009 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốcgia của Việt Nam là 11%, theo chuẩn thế giới là 14,5% và tỷ lệ nghèo lươngthực (%số hộ nghèo ước lượng năm 2008) là 6.87% Như vậy chỉ tiêu đánhgiá nước giàu, nước nghèo của các quốc gia vẫn căn cứ vào chỉ tiêu thu nhậpquốc dân bình quân đầu người là chính Khi kết hợp với các chỉ số PQLI hayHDI chỉ bổ sung cho việc nhìn nhận các nước giàu nghèo chính xác hơn,khách quan hơn
Về hộ nghèo: Giới hạn đói nghèo biểu hiện dưới hai dạng chỉ tiêu thunhập quốc dân bình quân tính theo đầu người nằm dưới giới hạn nghèo được coi
là hộ nghèo Quy mô nghèo từng vùng của một quốc gia được xác định bằng tỷ
lệ số hộ nghèo đói trên tổng số hộ dân cư thuộc vùng hoặc quốc gia đó
1.1.2 Khái niệm, chỉ tiêu đánh giá nghèo đói ở Việt Nam
a Khái niệm đói nghèo của Việt Nam
Cũng dựa trên định nghĩa được đưa ra do Ủy ban kinh tế xã hội khu vựcChâu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok - Thái Lan năm
Trang 181993 thì Việt Nam tách riêng đói và nghèo không khái niệm chung như thếgiới.
Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn mộtphần các nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơnmức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện Nghèo gồm 2dạng:
+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không có khảnăng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống Nhu cầu tối thiểu
là những đảm bảo ở mức tối thiểu, những nhu cầu thiết yếu về ăn,
mặc và nhu cầu sinh hoạt hàng này gồm văn hoá, y tế, giáo dục, đi lại, giaotiếp
+ Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dướimức trung bình của cộng đồng tại địa phương đang xét
Đói: Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tốithiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống
Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn đứt bữa từ 1 đến 2 tháng, thườngvay nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả
b Chỉ tiêu đánh giá hộ nghèo của Việt Nam
Chỉ tiêu chính: Thu nhập bình quân 1 người một tháng (hoặc năm)
được đo bằng chỉ tiêu giá trị hay hiện vật quy đổi, thường lấy lương thực(gạo) tương ứng một giá trị nhất định về giá cả
Ở Việt Nam, tiêu chí xác định hộ nghèo để được hưởng các chính sách
ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước dành cho người nghèo phải căn cứ vào chuẩnnghèo mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành trong từng giaiđoạn
* Giai đoạn 2001-2005
Giai đoạn này chuẩn hộ nghèo được xác định theo Quyết
Trang 19định số 143/2000/QĐ - BLĐTBXH ngày 1/11/2000 như sau:
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/tháng, tương đương 960.000 đồng/năm
+ Vùng nông thôn cho đồng bằng: 100.000 đồng/tháng hay 1.200.000 đồng/năm
+ Vùng thành thị: 150.000 đồng/tháng hay 1.800.000 đồng/năm
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định trên được xác định là hộ nghèo
* Giai đoạn 2006 - 2010
Giai đoạn này chuẩn nghèo được xác định theo Quyết định
170/2005/QĐ - TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
+ Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo
+ Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/tháng (3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo
* Giai đoạn từ năm 2011-2015: chuẩn nghèo được áp dụng theo quyết
định 09/2011/QĐ-TTg ngày 1/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ:
+ Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000đồng/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; hộ có mứcthu nhập bình quân từ 401.000 đồng - 520.000 đồng/người/tháng là hộ cậnnghèo
+ Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000đồng/tháng (6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; hộ có mứcthu nhập bình quân từ 501.000 đồng - 650.000 đồng/người/ tháng là hộ cậnnghèo
Chỉ tiêu phụ: Là dinh dưỡng bữa ăn, nhà ở, mặc và các điều kiện học
tập chữa bệnh đi lại
Trang 201.1.3 Nguyên nhân và đặc tính nghèo đói
a Nguyên nhân nghèo đói
Nghèo đói là hậu quả đan xen của nhiều nhóm các yếu tố, nhưng chungquy lại thì có thể chia nguyên nhân đói nghèo của nước ta theo các nhóm sau:
* Nhóm nguyên nhân do bản thân người nghèo
- Thiếu vốn sản xuất: Các tài liệu điều tra cho thấy đây là nguyên nhânchủ yếu nhất Nông dân thiếu vốn thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuấtkém, làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, phải đi vay để đảm bảo cuộc sống tốithiểu hàng ngày Có thể nói thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn nhất hạn chế
sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống của các hộ gia đình nghèo.Kết quả điều tra xã hội học về nguyên nhân nghèo đói của các hộ nông dân ởnước ta năm 2012 cho thấy: Thiếu vốn chiếm khoảng 70% - 90% tổng số hộđược điều tra
- Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương pháp canh tác cổtruyền đã ăn sâu vào tiềm thức người nông dân, sản xuất tự cung tự cấp, thủcông là chính, họ thường sống ở những nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khókhăn, thiếu phương tiện, con cái thất học… Những khó khăn đó làm cho hộnghèo không thể nâng cao trình độ dân trí, không có điều kiện áp dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinhdoanh đẫn đến năng xuất thấp, không hiệu quả
- Bệnh tật và sức khoẻ yếu kém cũng là yếu tố đẩy con người vào tình trạng nghèo đói trầm trọng
- Đất đai canh tác ít, tình trạng không có đất canh tác đang có xu hướngtăng lên
- Thiếu việc làm, không năng động tìm việc làm, lười biếng Mặt khác
do hậu quả của chiến tranh dẫn đến nhiều người dân bị mất sức lao động,nhiều phụ nữ bị góa phụ dẫn tới thiếu lao động hoặc thiếu lao động trẻ, khỏe
Trang 21có khả năng đảm nhiệm những công việc nặng nhọc.
- Gặp những rủi ro trong cuộc sống, người nghèo thường sống ở nhữngnơi hẻo lánh, xa trung tâm, thời tiết khắc nghiệt, nơi mà thường xuyên xảy rahạn hán, lũ lụt dịch bệnh… cũng chính do thường sống ở những nơi hẻo lánh,giao thông đi lại khó khăn mà hàng hóa của họ sản xuất thường bị bán với giá
rẻ (do chi phí giao thông) hoặc không bán được, chất lượng hàng hóa giảm sút
do lưu thông không kịp thời
* Nhóm nguyên nhân do môi trường tự nhiên xã hội
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tác động sâu sắc đến sản xuất nôngnghiệp của các hộ gia đình nghèo Ở những vùng khí hậu khắc nghiệt: Thiêntai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, đất đai cằn cỗi, diện tích canh tác ít, địa hìnhphức tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu hoặc không có lànhững vùng có nhiều hộ nghèo đói nhất
b Đặc tính của người nghèo
Người nghèo thường có những đặc điểm tâm lý và nếp sống khác hẳnvới những khách hàng khác thể hiện:
- Người nghèo thường rụt rè, tự ti, ít tiếp xúc, phạm vi giao tiếp hẹp
- Bị hạn chế về khả năng nhận thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh.Chính vì vậy, người nghèo thường tổ chức sản xuất theo thói quen, chưa biết
mở mang ngành nghề và chưa có điều kiện tiếp xúc với thị trường Do đó, sảnxuất mang nặng tính tự cung tự cấp, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa và đốitượng sản xuất kinh doanh thường thay đổi
- Phong tục, tập quán sinh hoạt và những truyền thống văn hóa của người nghèo cũng tác động tới nhu cầu tín dụng
- Khoảng cách giữa ngân hàng và nơi người nghèo sinh sống đang làtrở ngại, người nghèo thường sinh sống ở những mà cơ sở hạ tầng còn yếu kém
Trang 22- Người nghèo thường sử dụng vốn vào sản xuất nông nghiệp là chủyếu hoặc những ngành nghề thủ công buôn bán nhỏ Do vậy, mà nhu cầu vốnmang tính thời vụ.
1.1.4 Sự cần thiết phải hỗ trợ người nghèo
Đói nghèo là hiện tượng phổ biến của nền kinh tế thị trường và tồn tạikhách quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển ; đặc biệt đối vớinước ta quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường xuất phát điểm nghèonàn lạc hậu tình trạng đói nghèo càng không tránh khỏi, thậm chí trầm trọng
và gay gắt Như vậy, hỗ trợ người nghèo trước hết là mục tiêu của xã hội Xóađói giảm nghèo sẽ hạn chế được các tệ nạn xã hội, tạo sự ổn định công bằng
xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Người nghèo được hỗ trợ để tựvươn lên, tạo thu nhập, từ đó làm tăng sức mua, khuyến khích sản xuất pháttriển Chính vì vậy, quan điểm cơ bản của chiến lược phát triển xã hội màĐảng ta đã đề ra là phát triển kinh tế, ổn định và công bằng xã hội nhằm thựchiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh
Tóm lại, hỗ trợ người nghèo là một tất yếu khách quan Xuất phát từ lý
do của sự đói nghèo có thể khẳng định một điều: mặc dù kinh tế đất nước cóthể tăng trưởng nhưng nếu không có chính sách và chương trình riêng vềXĐGN thì các hộ gia đình nghèo không thể thoát ra khỏi đói nghèo được.Chính vì vậy, Chính phủ đã đề ra những chính sách đặc biệt trợ giúp ngườinghèo, nhằm thu hẹp dần khoảng cách giữa giàu và nghèo Tất nhiên Chínhphủ không phải tạo ra cơ chế bao cấp mà tạo ra cơ hội cho hộ nghèo vươn lênbằng những chính sách và giải pháp Cụ thể là:
- Điều tra, nắm bắt được tình trạng hộ nghèo và thực hiện nhiều chínhsách đồng bộ: tạo việc làm, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng vớiquy mô nhỏ ở những vùng nghèo, cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu
Trang 23đãi, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết để họ có thể tiếp cận với thị trường
và hòa nhập với cộng đồng
- Tiếp tục triển khai mở rộng Chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGNcủa Thủ tướng Chính phủ Hàng năm, Chính phủ dành ra một tỷ lệ trong tổng chi ngân sách để bổ sung quỹ cho vay XĐGN
- Kết hợp chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN với các chươngtrình kinh tế xã hội khác như: Chương trình khuyến nông, chương trình pháttriển các ngành công nghiệp và dịch vụ, chương trình phủ xanh đất trống đồinúi trọc, chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, chương trình nướcsạch nông thôn, dân số kế hoạch hóa gia đình, xóa mù chữ
- Thực hiện một số chính sách khuyến khích và giúp đỡ hộ nghèo như:miễn giảm thuế, viện phí, học phí… đối với hộ nghèo không còn khả năng laođộng tạo ra nguồn thu nhập, Nhà nước trợ cấp hàng tháng và vận động các tổchức đoàn thể, quần chúng, các nhà hảo tâm giúp đỡ dưới nhiều hình thứckhác nhau
- Mở rộng sự hợp tác quốc tế với các tổ chức Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ để giúp đỡ lẫn nhau về nguồn lực và trao đổi kinh nghiệm
Thực tế cho thấy có rất nhiều hình thức hỗ trợ để thực hiện chươngtrình XĐGN nhưng hình thức tín dụng có hoàn trả là có hiệu quả hơn cả
Để thấy được tính ưu việt của nó chúng ta hãy đi tìm hiểu vai trò của kênh tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân nghèo
1.1.5 Các kênh chính phủ cho vay hộ nghèo
Hiện nay, ở Việt Nam có hàng trăm tổ chức cung cấp tín dụng chongười nghèo thuộc hai khu vực chính: khu vực chính thức, khu vực bán chínhthức
a Khu vực chính thức
Khu vực chính thức có 3 tổ chức chính đang thực hiện cung cấp đó
Trang 24là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xãhội và Qũy tín dụng nhân dân.
* Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Từ năm 2003, NHNNPTNT đã chuyển giao việc cho vay hộ nghèo choNgân hàng chính sách xã hội, mặc dù họ vẫn đang thực hiện tín dụng cho các
tổ chức quốc tế tài trợ thông qua nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) cùng các chương trình tín dụng khác do Chính phủ chỉ đạo Vốn vaycủa NHNNPTNT chủ yếu cung cấp cho những người nông dân ở khu vựcnông thôn Mức vốn cho vay dưới 10 triệu đồng không đòi hỏi thế chấp nếuđược các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,…bảo lãnh Mức vốn trên
10 triệu đồng cần phải thế chấp Thời hạn vay thường là 6 tháng và có thể giahạn thêm 6 tháng nữa Lãi suất từ 0,8% - 1,5%/tháng, phụ thuộc lãi suất thịtrường Việc hoàn trả theo nhiều phương thức như trả hết một lần hoặc trả dầntừng phần Việc đảo nợ là phổ biến, nhưng phải trả lãi phạt cao hơn chonhững phần nợ trả chậm
* Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXHVN) được thành lập
2003, tiếp nhận các chương trình cho vay món nhỏ cho đối tượng chính sách
và các chương trình cho vay trực tiếp của giai đoạn trước được quản lý bởicác ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà Nước và các tổ chức khác, trong
đó có ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây Ngân hàng đã thiết lập 61chi nhánh và 600 phòng giao dịch ở 64 tỉnh thành trong cả nước Mục đíchchủ yếu của NHCSXH là cung cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo và nhữngđối tượng xã hội, chính sách theo quy định Mức vay tối đa không cần tài sảnthế chấp đối với hộ nghèo là 7 triệu đồng, và 10 triệu đồng nếu có tài sản thếchấp Lãi suất 0,5%/tháng và ở những vùng khó khăn, vùng núi là0,45%/tháng Thời hạn dựa trên kế
Trang 25hoạch đầu tư của người vay nhưng thông thường không quá 60 tháng Việchoàn trả lãi theo tháng, quý tùy theo thỏa thuận giữa hai bên, với món vaynhỏ, gốc trả một lần cuối kỳ Tính đến hết năm 2014, tổng nguồn vốnNHCSXH đạt 91.897 tỷ đồng Trong đó, chủ yếu đang tập trung cho vay 6chương trình lớn, trước hết là cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng 40% tổng dưnợ; tương tự, học sinh sinh viên 29%; hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùngkhó khăn 12%; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 8%; giải quyếtviệc làm 5%; hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở 2%; tổng nguồn vốn dành cho 6chương trình tín dụng trên chiếm tới 96% tổng dư nợ, còn
12 chương trình tín dụng khác chỉ chiếm 4% Về số tuyệt đối, tổng dư nợcác chương trình tín dụng của toàn hệ thống đạt 89.461 tỷ đồng, tăng 16.785
tỷ đồng so với năm 2013, đạt 92% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao Từkhi thành lập đến nay, nguồn vốn tín dụng hỗ trợ lãi suất của NHCSXH đãgiúp gần 2 triệu hộ thoát nghèo, 2,1 triệu lao động có việc làm, gần 2 triệuHSSV hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, xây dựng mới 2,3 triệucông trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, gần 200 nghìn ngôinhà cho các hộ nghèo, gia đình chính sách từ trước đến nay chưa có nhà ở, 74nghìn ngôi nhà cho các gia đình vượt lũ Đồng bằng Sông Cửu Long, 80 nghìnlao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi làm việc có thời hạn ởnước ngoài NHCSXH cũng tập trung đầu tư vốn tín dụng ưu đãi cho vùngnghèo, 61 huyện nghèo nhất, tỉnh bị thiên tai, dịch bệnh nên đến nay dư nợbình quân đạt 64 tỷ đồng/huyện Các địa phương bị dịch bệnh, bão lụt gâythiệt hại lớn đã được NHCSXH cho gia hạn nợ, khoanh nợ và cho vay khôiphục sản xuất trên 500 tỷ đồng (Nguồn: Website NHCSXH Việt Nam)
* Quỹ tín dụng nhân dân
Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) được thành lập đầu tiên vào năm
Trang 261993 Mô hình quỹ dựa trên hệ thống Caisse Populaire của Quebec, Canada.QTDND là tổ chức tín dụng nông thôn thành lập tại xã, phường để cung cấpdịch vụ tài chính cho các hộ nông dân tại địa phương Đến thời điểm ngày31/12/2014, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân gồm Quỹ tín dụng nhân dânTrung ương (1 hội sở chính và 25 chi nhánh); 1045 Quỹ tín dụng nhân dân cơ
sở hoạt động tại 56/64 tỉnh, thành của cả nước, thu hút trên một triệu thànhviên tham gia Tổng nguồn vốn của Quỹ đạt 11.347 tỷ đồng, tăng 37,1% sovới cùng kỳ năm 2013, trong đó: nguồn tiền gửi huy động dân cư tăng 16%;tiền gửi điều hòa của các QTDND cơ sở tăng hơn 90,4%; nguồn tiền gửi củacác TCTD khác tăng 64% Dư nợ cho vay là 8.626 tỷ đồng chiếm hơn 76%tổng sử dụng vốn, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2013 Do đặc điểm hoạt độngtrên địa bàn nông thôn nên cơ cấu dư nợ tập trung vào cho vay sản xuất nôngnghiệp, chiếm 55,2% dư nợ, cho vay ngành nghề chiếm 30,1%, cho vay đápứng nhu cầu sinh hoạt và đối tượng khác chiếm 14,7% (Nguồn: Website Quỹtín dụng nhân dân Trung ương)
b Khu vực bán chính thức
Các nhà cung cấp tài chính bán chính thức bao gồm các chương trình
do các tổ chức phi Chính phủ (quốc tế và địa phương) tài trợ và các chươngtrình được thành lập bởi các tổ chức chính trị - xã hội Những tổ chức tàichính vi mô này được coi là khuyến khích người nghèo hơn và hướng tới việccung cấp dịch vụ tài chính sâu rộng hơn và thích hợp hơn so với khu vực tàichính chính thức
Từ năm 2001, khu vực này đã được khảo sát nhưng không đầy đủ Báocáo phát triển của Ngân hàng thế giới (NHTG) năm 2012 cho biết: có khoảng
57 tổ chức phi Chính phủ quốc tế đang hỗ trợ hoạt động tài chính vi mô ở ViệtNam Thêm vào đó, có 2 tổ chức tài chính vi mô lớn là Quỹ
Trang 27tình thương (TYM) được thành lập bởi Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) vàonăm 1992 và Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm (CEP) do Liênđoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh thành lập năm 1992.
1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH
1.2.1 Đặc điểm NHCSXH
Khái niệm: NHCSXH cũng là một NHTM có đầy đủ các đặc điểm của
NHTM nhưng NHCSXH là một tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt độngkhông vì mục tiêu lợi nhuận; được Nhà nước cấp, giao vốn và đảm bảo khảnăng thanh toán; huy động vốn có trả lãi hoặc tự nguyện không lấy lãi, vốnđóng góp tự nguyện không hoàn trả, vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cánhân trong và ngoài nước để uỷ thác hoặc trực tiếp cho vay ưu đãi đối với hộnghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳngtrung học chuyên nghiệp dạy nghề; các đối tượng cần vay vốn để giải quyếtviệc làm; các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài vàcác đối tượng chính sách khác NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ vàtham gia hệ thống liên Ngân hàng trong nước; thực hiện các dịch vụ Ngânhàng về thanh toán và ngân quỹ, nghiệp vụ ngoại hối, phù hợp với khả năng
và điều kiện thực tế NHCSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhấttrên phạm vi cả nước, có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch ở các địaphương
Đặc điểm: Ngân hàng NHCSXH thực hiện chính sách tín dụng đối với
người nghèo và các đối tượng chính sách khác như: Cho vay hộ nghèo; chovay vốn để giải quyết việc làm; cho vay đối với học sinh sinh viên có hoàncảnh khó khăn; các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh thuộc Hải đảo;thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình Phát triển kinh tế xã hộicác xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa; các đối tượng chínhsách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; và các đối tượng
Trang 28khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ Đối tượng phục vụ là ngườinghèo, mục tiêu là nhằm xóa đói giảm nghèo Chính vì vậy hộ nghèo đượchưởng nhiều ưu đãi trong khi cho vay hơn là các đối tượng khác như: ưu đãi
về lãi suất, ưu đãi về thời hạn, ưu đãi về thủ tục, về mức vốn tự có tham gia,
về tín chấp
1.2.2 Những vấn đề cơ bản về cho vay hộ nghèo của NHCSXH
a Cho vay đối với người nghèo
Cho vay đối với người nghèo là những khoản cho vay chỉ dành riêngcho những người nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sảnxuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi; tuỳ theotừng nguồn có thể hưởng theo lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp ngườinghèo mau chóng vượt qua nghèo đói vươn lên hoà nhập cùng cộng đồng.Cho vay đối với người nghèo hoạt động theo những mục tiêu, nguyên tắc,điều kiện riêng, khác với các loại hình cho vay của các Ngân hàng Thươngmại mà nó chứa đựng những yếu tố cơ bản sau:
Mục tiêu: Cho vay đối với người nghèo nhằm vào việc giúp nhữngngười nghèo đói có vốn phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống,hoạt động vì mục tiêu XĐGN, không vì mục đích lợi nhuận
Nguyên tắc cho vay: Cho vay hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếuvốn sản xuất kinh doanh Hộ nghèo vay vốn phải là những hộ được xác địnhtheo chuẩn mực nghèo đói do Bộ LĐ-TBXH hoặc do địa phương công bốtrong từng thời kỳ Thực hiện cho vay có hoàn trả (gốc và lãi) theo kỳ hạn đãthoả thuận
Điều kiện: Có một số điều kiện, tuỳ theo từng nguồn vốn, thời kỳ khácnhau, từng địa phương khác nhau có thể quy định các điều kiện cho phù hợpvới thực tế Nhưng một trong những điều kiện cơ bản nhất của tín dụng đốivới người nghèo đó là: Khi được vay vốn không phải thế chấp tài sản
Trang 29b Vai trò của cho vay của ngân hàng đối với hộ nghèo
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, có nguyên nhân chủ yếu và cơ bản là do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn Vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn là “chìa khoá” để người nghèo vượt khỏi ngưỡng nghèo đói Do không đáp ứng đủ vốn nhiều người rơi vào tình thế luẩn quẩn làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, vay nặng lãi, bán lúa non, cầm cố ruộng đất mong đảm bảo được cuộc sống tối thiểu hàng ngày, nhưng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe doạ họ Mặt khác do thiếu kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi mới tư duy làm ăn, bảo thủ với phương thức làm
ăn cũ cổ truyền, không áp dụng kỹ thuật mới để tăng năng suất lao động làm cho sản phẩm sản xuất ra kém hiệu quả Thiếu kiến thức và kỹ thuật làm ăn là một cản lực lớn nhất hạn chế tăng thu nhập và cải thiện đời sống hộ gia đình nghèo.Khi giải quyết được vốn cho người nghèo có tác động hiệu quả thiết thực.
* Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói
Người nghèo đói do nhiều nguyên nhân, như: Già, yếu, ốm dau, không có sức lao động, do đông con dẫn đến thiếu lao động, do mắc tệ nạn xã hội, do lười lao động, do thiếu kiến thức trong sản xuất kinh doanh, do điều kiện tự nhiên bất thuận lợi, do không được đầu tư, do thiếu vốn trong thực tế ở nông thôn Việt Nam bản chất của những người nông dân là tiết kiệm cần cù, nhưng nghèo đói là do không có vốn để tổ chức sản xuất, thâm canh, tổ chức kinh doanh.Vì vây, vốn đói với họ là điều kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn để thoát khỏi đói nghèo Khi có vốn trong tay, với bản chất cần cù của người nông dân, bằng chính sức lao động của bản thân và gia đình họ có điều kiện mua sắm vật tư, phân bón, cây con giống để tổ chức sản xuất thực hiện thâm canh tạo ra năng xuất và sản phẩm hàng hoá cao hơn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
* Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, nên hiệu quả hoạt động kinh tế được nâng cao
Trang 30Những người nghèo đói do hoàn cảnh bắt buộc hoặc để chi dùng chosản xuất hoặc để duy trì cho cuộc sống họ là những người chịu sự bóc lộtbằng thóc hoặc bằng tiền nhiều nhất của nạn cho vay nặng lãi hiện nay Chính
vì thế khi nguồn vốn tín dụng đến tận tay người nghèo với số lượng kháchhàng lớn thì các chủ cho vay nặng lãi sẽ không có thị trường hoạt động
* Giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
Cung ứng vốn cho người nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tưcho sản xuất kinh doanh để XĐGN, thông qua kênh tín dụng thu hồi vốn vàlãi đã buộc những người vay phải tính toán trồng cây gì, nuôi con gì, làmnghề gì và làm như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao Để làm được điều đó
họ phải tìm hiểu học hỏi kỹ thuật sản xuất, suy nghĩ biện pháp quản lý từ đótạo cho họ tính năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, tích luỹ đượckinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế Mặt khác, khi số đông ngườinghèo đói tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá thông qua việc trao đổi trênthị trường làm cho họ tiếp cận được với kinh tế thị trường một cách trực tiếp
* Góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội
Trong nông nghiệp vấn đề quan trọng hiện nay để đi lên một nền sản xuất hàng hoá lớn đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới váo sản xuất Đó là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ,vật nuôi và đưa các loại giống mới có năng suất cao vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất và phải được thực hiện trên diện rộng Để làm được điều này đòi hỏi phải đầu tư một lượng vốn lớn, thực hiện được khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư những người nghèo phải được đầu
tư vốn họ mới có khả năng thực hiện Như vậy, thông qua công tác tín dụng đầu
tư cho người nghèo đã trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông thôn thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các
Trang 31ngành nghề dịch vụ mới trong nông nghiệp đã trực tiếp góp phần vào việcphân công lại lao động trong nông nghiệp và lao động xã hội.
* Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới
Xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp,các ngành Tín dụng cho người nghèo thông qua các quy định về mặt nghiệp
vụ cụ thể của nó như việc bình xét công khai những người được vay vốn, việcthực hiện các tổ tương trợ vay vốn, tạo ra sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữacác đoàn thể chính trị xã hội, của cấp uỷ, chính quyền đã có tác dụng:
- Tăng cường hiệu lực của cấp uỷ, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế ở địa phương
- Tạo ra sự gắn bó giữa hội viên, đoàn viên với các tổ chức hội, đoàn thểcủa mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản
lý kinh tế của gia đình, quyền lợi kinh tế của tổ chức hội thông qua việc vay vốn
- Thông qua các tổ tương trợ tạo điều kiện để những người vay vốn có cùng hoàn cảnh gần gũi, nêu cao tính tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau tăng cường
tình làng, nghĩa xóm, tạo niềm tin ở dân đồi với Đảng, Nhà nước
Kết quả phát triển kinh tế đã làm thay đổi đời sống kinh tế ở nông thôn,
an ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế được những mặt tiêu cực,tạo ra được bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội và nông thôn Trongnhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, có nguyên nhân chủ yếu và cơ bản là
do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn Khi giải quyết được vốn cho ngườinghèo có tác động hiệu quả thiết thực
c Các hình thức cho vay hộ nghèo
Cơ bản hiện nay vận dụng cho vay theo hai phương thức: cho vay trựctiếp và cho vay ủy thác thông qua các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức đoàn thể Mỗi loại phương thức cho vay có những ưu điểm riêng nhưng cũng
có tồn tại nhất định
Trang 32* Dựa vào thời hạn cho vay:
Theo tiêu thức này cho vay ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau:
Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm Mục đích của
loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động
Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 dến 5 năm Mục
đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định
Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm Mục đích của
loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư
* Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng:
Theo tiêu thức này, cho vay có thể được phân chia thành các loại sau:
Cho vay bảo đảm không bằng tài sản: Là loại cho vay không có tài sản
thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bảnthân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay
Cho vay bảo đảm bằng tài sản: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm
cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ 3 nào khác.
* Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay:
Theo tiêu thức này, cho vay có thể phân chia thành các loại sau:
Cho vay chỉ có 1 kỳ hạn trả nợ: hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần
khi đáo hạn
Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ: hay còn gọi là cho vay trả góp.
Cho vay trả nợ nhiều lần: nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả
năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào
1.2.3 Nội dung của hoạt động cho vay hộ nghèo
a Mục tiêu cho vay hộ nghèo
- Mục tiêu đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Cho vay đối với người nghèo nhằm vào việc giúp những người nghèo đói có vốn phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống, hoạt động vì
Trang 33mục tiêu XĐGN, không vì mục đích lợi nhuận Trên cơ sở đó làm sao để mởrộng cho vay đồng thời hoàn thiện hoạt động cho vay, kiểm soát vốn vay hộnghèo có hiệu quả.
- Mục tiêu đối với PGD NHCSXH huyện Krông Năng
Việc xây dựng chương trình mục tiêu giảm nghèo là rất cần thiết nhằmcải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, nhất là vùngđồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các thôn,buôn và các xã khó khăn; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị vànông thôn, giữa các dân tộc và các nhóm dân cư
Tiếp tục thực hiện tốt chương trình cho vay hộ nghèo và các chươngtrình cho vay khác theo kế hoạch tỉnh giao, tập trung cho vay những xã có tỷ
lệ hộ nghèo cao, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện 3%/năm
b Tổ chức hoạt động cho vay hộ nghèo
Về tổ chức: công tác tổ chức, quản trị có vai trò quan trọng, quyết định
và điều hành mọi hoạt động của đơn vị, vì vậy việc phân công nhiệm vụ đốivới hoạt động cho vay hộ nghèo được NHCSXH rất coi trọng để năng caohiệu quả cho vay, do đó các ngân hàng luôn đặt ra yêu cầu nâng cao trình độ,phẩm chất đạo đức của cán bộ nhân viên Ngoài bộ máy tổ chức củaNHCSXH thực hiện hoạt động cho vay hộ nghèo còn có thêm Ban đại Hộiđồng quản trị cấp tỉnh, huyện, xã và đơn vị nhận ủy thác là các tổ chức Hội,đoàn thể
Về qui trình, quy định: Là trình tự những bước công việc cần phải tuânthủ, thực hiện một cách thống nhất trong hoạt động cho vay, thu nợ trên toàn
hệ thống Quy trình đơn giản, chặt chẽ sẽ giúp ngân hàng và hộ nghèo hoànthiện hồ sơ cho vay một cách rõ ràng, chính xác Tạo điều kiện cho kháchhàng dễ dàng tiếp cận vốn vay của ngân hàng
Trang 34Về cơ sở vật chất và công nghệ của ngân hàng: Công nghệ và máy móchiện nay đã được NHCSXH đầu tư xây dựng hiện đại, cơ sở vật chất tươngđối khang trang, và đặc điểm riêng biệt đối với các ngân hàng thương mại đó
là có địa điểm giao dịch tại hội trường lớn ở ủy ban nhân dân các xã, phường,thị trấn do Tổ giao dịch lưu động từ phòng giao dịch xuống các xã, phường,thị trấn thực hiện ngày cố định mỗi hàng tháng Đó là phương án mở rộngmạng lưới giúp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo trong cả nước
c Các hoạt động triển khai cho vay hộ nghèo
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn: để nâng cao hiệu quả chovay đồng thời giúp hộ nghèo tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi một cách nhanhchóng, thuận tiện thì yếu tố cần thiết là quy trình, thủ tục và nội dung cho vay
hộ nghèo phải được phổ biến cho nhiều hộ nghèo biết đến và hoạt động tuyêntruyền phổ biến và tập huấn là cách thức để mang ngân hàng đến với hộnghèo
- Xây dựng kế hoạch: qua danh sách hộ nghèo được Bộ lao động,thương binh và xã hội rà soát hàng năm và nguồn vốn được bộ tài chính, ngânsách các tổ chức từ Trung ương đến địa phương, ngân hàng tiến hành xâydựng kế hoạch và phương án triển khai hoạt động cho vay từng năm nhằm tối
đa hiệu quả đối với cả nguồn vốn lẫn đối tượng hộ nghèo được thụ hưởng
- Tiến hành phân bổ nguồn vốn: sau khi xác định được đối tượng,nguồn vốn chính xác, ngân hàng tiến hành phân bổ vốn từ Trung ương xuốngđịa phương đến cấp thôn sẽ tiến hành họp bình xét công khai để chọn đốitượng vay vốn, sau đó là công tác triển khai cho vay
- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Một ngân hàng thương mại muốn chiếmlĩnh thị phần cho vay lớn và tạo được lòng tin của khách hàng thì nâng caochất lượng dịch vụ là yếu tố không thể thiếu Việc nâng cao chất lượng dịch
vụ không chỉ nhằm thu hút khách hàng, quảng bá hình ảnh của ngân hàng ra
Trang 35bên ngoài Đồng thời, thông qua việc đo lường sự hài lòng của khách hàngvay vốn đối với sản phẩm cho vay của mình thì ngân hàng biết được mức độcung ứng và khả năng đáp ứng các dịch vụ của mình đối với thị trường nhưthế nào Để từ đó có biện pháp cải tiến sản phẩm, tăng chất lượng cung ứngdịch vụ cho vay, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng vay vốn Đốivới ngân hàng chính sách xã hội việc nâng cao chất lượng dịch vụ đó là phổbiến rộng rãi thông tin , quy trình cho vay, đối tượng cho vay cho các hộ giađình nghèo, xã hội biết đến và hiểu rõ chương trình cho vay ưu đãi, biện phápcải tiến quy trình, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay, đáp ứngngày càng tốt và kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo.
- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát: đây là định hướng cũng như chiếnlược của tất cả các ngân hàng thương mại kể cả NHCSXH khi mở rộng chovay Ngay cả đối với NHCSXH có quy mô cho vay lớn nhưng tỷ lệ nợ xấucao thể hiện hoạt động cho vay không thuận lợi, việc sử dụng vốn của hộnghèo không hiệu quả, và công tác XĐGN không đạt như kế hoạch đề ra Do
đó, phương hướng phát triển cho vay phải luôn đi đôi với kiểm soát rủi ro
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá kết quả cho vay đối với hộ nghèo
a Quan niệm về kết quả cho vay đối với hộ nghèo
Kết quả cho vay là một khái niệm tổng hợp bao hàm ý nghĩa toàn diện
về kinh tế và chính trị xã hội
* Về phía ngân hàng: NHCSXH là tổ chức tín dụng của nhà nước, hoạtđộng vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội,không vì mục đích lợi nhuận Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo được thểhiện ở:
- Quy mô tín dụng
- Chất lượng dịch vụ cho vay
- Kiểm soát rủi ro, hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn trong hệ thống NHCSXH
Trang 36* Về phía xã hội:
- Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, vượt lên thoát nghèo
- Mức độ đóng góp và sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương;
- Xã hội hóa hoạt động cho vay hộ nghèo
- Nâng cao năng lực quản lý, nâng cao dân trí, tạo thêm thu nhập cho một bộ phận nhỏ ban quản lý tổ TK&VV
- Tạo nguồn thu đáng kể đối với tổ chức hội nhận ủy thác qua việc trảphí dịch vụ nhận ủy thác
- Thông qua vay vốn hộ nghèo, nội dung hoạt động của các tổ chức hội càng thêm phong phú, số lượng hội viên tham gia sinh hoạt ngày càng đông
* Về phía hộ nghèo:
- Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo được thể hiện ở dư
nợ, trả (gốc, lãi) đúng hạn, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, rủi ro trong sử dụng vốn thấp.Thu nhập và mức sống của hộ nghèo
- Thông qua việc người nghèo có điều kiện tiếp cận được với kỹ thuậttrồng trọt, chăn nuôi tiên tiến, có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật mới, để
từ đó trình độ quản lý kinh tế của người vay được nâng lên
- Số hộ thoát nghèo bền vững, vươn lên thành hộ giàu
- Hạn chế, dần đến xóa bỏ được tình trạng hộ nghèo phải vay nặng lãi
và bán nông sản non, góp phần thay đổi bộ mặt đời sống nhân dân nông thôn.Tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Thể hiện sự quan tâmcủa Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo
b Các tiêu chí đánh giá kết quả cho vay đối với hộ nghèo
b.1 Các tiêu chí phản ánh kết quả cho vay của bản thân ngân hàng
- Quy mô: Quy mô cho vay đối với hộ nghèo được thể hiện ở số tuyệt
đối dư nợ cho vay đối với hộ nghèo, số hộ nghèo vay vốn và mức dư nợ bình
Trang 37quân một hộ nghèo vay vốn tỷ trọng dư nợ tín dụng hộ nghèo trong tổng số dư
nợ của NHCSXH Số tuyệt đối lớn và tỷ trọng dư nợ cao, thể hiện hoạt độngtín dụng ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của hộ nghèo
Tỷ trọng dư nợ Dư nợ cho vay hộ nghèo
*) cho vay đối với = - x 100
Dư nợ cho vay hộ nghèo năm sau - Dư Tăng trưởng nợ cho vay hộ nghèo năm trước
*) dư nợ cho vay = - x 100
hộ nghèo (%) Dư nợ cho vay hộ nghèo năm trước
+ Mức dư nợ bình quân một hộ nghèo vay vốn: Chỉ tiêu này đánh giámức đầu tư cho một hộ ngày càng tăng lên hay giảm xuống, điều đó chứng tỏ việc cho vay có đáp ứng được nhu cầu thực tế của các hộ nghèo hay không
Số tiền cho vay Dư nợ cho vay hộ nghèo đến thời điểm báo cáo
bình quân một hộ = - x100 nghèo vay vốn Tổng số hộ nghèo còn dư nợ đến thời điểm báo cáo
- Cơ cấu dư nợ cho vay: theo thời hạn, ngành nghề, địa bàn
- Chất lượng dịch vụ cho vay: Về thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện,
thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng, giao tiếp với khách hàng đúng mực, niền
nở, tận tình, giảm bớt chi phí trong hoạt động cho vay nhưng vẫn đảm bảonguyên tắc tín dụng
- Bảo toàn vốn: Chất lương cho vay đối với hộ nghèo thể hiện ở mức
độ an toàn tín dụng, khả năng hoàn trả và hiệu quả sử dụng vốn của ngườivay Nếu tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nó cho vay hộ nghèo thấp, cho thấycác khoản tín dụng đối với hộ nghèo an toàn và lành mạnh, tỷ lệ nợ quá hạncao phản ánh sự ruỉ ro
+Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ:
Trang 38Để phân tích rủi ro cho vay, xây dựng kế hoạch thu hồi vốn trong từngtrường hợp cụ thể người ta thường chia nợ quá hạn theo nhiều tiêu chí khácnhau:
- Nợ quá hạn theo khả năng thu hồi bao gồm:
+ Nợ quá hạn có khả năng thu hồi
+ Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi
- Nợ quá hạn theo thời gian: Phân loại nợ quá hạn theo thời giantính từ khi chuyển nợ quá hạn Hiện nay người ta phân thành 5 nhóm nợ khácnhau, trong đó nhóm 3,4,5 được gọi là nợ xấu và tùy thuộc theo từng nhóm
nợ mà ngân hàng trích lập dự phòng theo quy định cụ thể
+ Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợChỉ tiêu về nợ xấu trên tổng dư nợ:
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu (%) = - x 100
Tổng dư nợ
Trang 39Đây là tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt đọng cho vay nói riêng vàhoạt động của ngân hàng nói chung Hệ số này càng lớn thì khả năng thu hôivốn của ngân hàng càng thấp, ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro trong trường hợpnày vài cả vốn và lãi cho vay đều khó có khả năng thu hồi được trong khi vốn
và lãi ngân hàng huy động vẫn phải trả
- Nợ quá hạn theo nguyên nhân:
+ Nợ quán hạn theo nguyên nhân chủ quan
+ Nợ quá hạn theo nguyên nhân khách quan
Nợ quá hạn là nhân tố trực tiếp biểu hiện rủi ro tín dụng, do đóngân hàng nào kiểm soát được rủi ro tín dụng thì ngân hàng đó sẽ gặp ít rủi rotrong quá trình cấp tín dụng,
Đây là tiêu chí đánh giá khả năng thu nợ các khoản nợ đã chuyển rangoại bảng và đang được ngân hàng sử dụng các biện pháp mạnh để đòi nợ.Khoản xóa nợ ròng là mức tổn thất thật sự phản ánh mức rủi ro trong hoạtđộng cho vay của ngân hàng Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ tổn thất của ngânhàng lớn, danh mục cho vay chất lượng thấp, hoạt động cho vay không cóhiệu quả Tuy nhiên, xét về mặt nào đó thì theo nguyên nhân khách quan đâycũng là biện pháp để giúp hoạt động cho vay của ngân hàng được lành mạnhhơn
b.2 Các tiêu chí phản ánh kết quả cho vay của mục tiêu xã hội
Trang 40Chất lượng cho vay và hiệu quả cho vay là hai chỉ tiêu quan trọng tronghoạt động cho vay của Ngân hàng Hai chỉ tiêu này có điểm giống nhau đều làchỉ tiêu phản ánh lợi ích do do vốn tín dụng mang lại cho khách hàng và Ngânhàng về mặt kinh tế Nhưng hiệu quả cho vay mang tính cụ thể và tính toánđược giữa lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong quá trình đầu tư tín dụngthông qua các chỉ tiêu:
- Luỹ kế số lượt hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng: Chỉ tiêu này cho
biết số hộ nghèo đã được sử dụng vốn tín dụng ưu đãi trên tổng số hộ hộnghèo của toàn quốc, đây là chỉ tiêu đánh giá vế số lượng Chỉ tiêu này đượctính luỹ kế từ hộ vay đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả
Tổng số hộ Luỹ kế số lượt Luỹ kế số lượt hộ lượt hộ nghèo =
hộ được vay đến + được vay trong được vay vốn(hộ) cuối kỳ
trước kỳ báo cáo
- Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng
đối với công tác tín dụng; bằng tổng số hộ nghèo được vay vốn trên tổng số
hộ nghèo đói theo chuẩn mực được công bố
Tỷ lệ hộ Tổng số hộ nghèo được vay vốn
nghèo được = - x 100 vay vốn (%) Tổng số hộ nghèo đói trong danh sách
- Số tiền vay bình quân 1 hộ: Chỉ tiêu này đánh giá mức đầu tư cho một
hộ ngày càng tăng lên hay giảm xuống, điều đó chứng tỏ việc cho vay có đápứng được nhu cầu thực tế của các hộ nghèo hay không
Số tiền cho vay Dư nợ cho vay đến thời điểm báo cáo bình quân
= - một hộ (đv)
Tổng số hộ còn dư nợ đến thời điểm báo cáo