Tuần: Tiết: Ngày soạn: BÀI 33:BẰNG CHỨNG ĐỊA LÍ SO SÁNH I.Mục tiêu 1.Kiến thức - Trình bày được những đặc điểm hệ động,thực vật ở 1 số vùng lục địa và mối quan hệ của chúng với các điều kiện địa lí,sinh thái,lịch sử địa chất của mộ số vùng đó - Phân biệt được những hệ động,thực vật ở đảo đại dương và đảo lục địa,nêu được ý nghĩa tiến hoá của những đặc điểm đó,phân tích được giá trị tiến hoá của những bằng chứng địa sinh vật học 2.Kỹ năng Quan sát,phân tích kênh hình để từ đó thu nhận thông tin 3.Thái độ Phát triển tư duy,bồi dưỡng thế giới quan khoa học II.Chuẩn bị 1.Giáo viên:SKG,SGV,hình 33.1;33.2/SGK133,134,bảng phụ 2.Học sinh:chuẩn bị trước bài ở nhà. III.Phương pháp: Trực quan,giảng giải,hỏi đáp,thảo luận nhóm IV.Hoạt động dạy và học 1.Ổn định kiểm tra sỉ số 2.Kiểm tra bài cũ:GV đặt câu hỏi ở câu 1,4,5 bài 32/SGK132 3.Bài mới:Các hệ động, thực vật ở các vùng khác trên trái đất có sự khác không?Sự hình thành của các hệ động,thực vật ở các vùng khác trên Trái Đất có liên quan lịch sử địa chất với nhau như thế nào? Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.Đặc điểm của hệ động ,thực vật ở một số vùng lục địa 1.Hệ động,thực vật vùng Cổ Bắc và vùng Tân Bắc Vùng cổ Bắc và Tân Bắc có hệ động vật về căn bản là giống nhau.Sự tồn tại một số loài đặc trưng ở mỗi vùng là do đến Kỉ Đệ Tứ đại lục Châu Mĩ mới tách đại lục Âu- Á tại eo biển Bêrinh,vì vậy sự hình thành các loài đặc hữu giữa 2 vùng là độc lập với nhau và cách li địa lí. 2.Hệ động,thực vật ở vùng lục địa Úc Hệ động vật ở đây khác biệt rõ rệt so với các vùng lân cận.Thú bậc thấp:thú có túi,thú mỏ vịt… Đặc điểm hệ động thực vật từng vùng không những phụ thuộc vào điều kiện địa lí sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lí khác vào thời kì nào trong quá trình tiến hoá của sinh giới. II.Hệ động,thực vật trên các đảo - Hệ động ,thực vật ở đảo đại dương nghèo hơn ở đảo lục địa.Đặc điểm hệ động,thực vật ở đảo là bằng chứng về quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của CLTN và cách li địa lí Những tài liệu địa sinh vật học chứng tỏ mỗi loài sinh vật đã phát sinh trong 1 thời kì lịch sử nhất định,tại 1 vùng nhất định.Cách li địa lí là nhân tố thúc đẩy sự phân li của các loài. - GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu lệnh SGK/133 - Yêu cầu HS cho ví dụ. - GV yêu cầu HS đọc SGK,thảo luận nhóm và thưc hiện câu lệnh(3 phút). - Ở đây người ta phân biệt làm mấy loại đảo? - Thế nào là đảo lục địa? - Thế nào là đảo đại dương? - So sánh: + Hệ động,thực vật ở 2 đảo?Điều đó chứng minh đều gì? + Nêu 1 số ví dụ ở Việt Nam? + Những tài liệu địa sinh vật học chứng tỏ điều gì? - Vùng Cổ Bắc và Tân Bắc có hệ động vật về căn bản là giống nhau vì cho đến kỉ Đệ Tam,2 vùng Cổ Bắc và Tân Bắc còn nối liền nhau,do đó sự phân bố động,thực vật của cả 2 vùng đồng nhất. - HS liên hệ thực tế -HS thảo luận đại diện nhóm trả lời: Thú có túi:chỉ có ở lục địáUc vì lục địa này đã tách rời lục địa Châu Á vào cuối đại Trung Sinh và đến kỉ Đại Tam thì tách khỏi lục địa Nam Mĩ.Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau… - 2 loại:đảo lục địa,đảo đại dương - Là 1 phần lục địa bị tách ra do 1 nguyên nhân địa chất nào đó. - Hình thành do 1 vùng đáy biển bị nâng cao và chưa bao giờ có liên hệ trực tiếp với lục địa. - Đảo đại dương ít hơn đảo lục địa - HS suy nghỉ trả lời thông qua tìm hiểu SGK. 4.Củng cố - Giải thích vì sao hệ động,thực vật ở lục địa Châu Âu – Á và Bắc Mỹ só sự giống nhau và khác nhau. - Giải thích nguyên nhân hình thành đặc điểm hệ động,thực vật lục địa Úc.từ đó rút ra được kết luận gì? - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 6/SGK136(Đáp án D) 5.Dặn dò Học bài,trả lời câu 3,4,5SGK/136,đọc mục “Em có biết” Chuẩn bị soạn bài 34 SGK. . thế giới quan khoa học II.Chuẩn bị 1.Giáo viên:SKG,SGV,hình 33. 1 ;33. 2/SGK 133, 134,bảng phụ 2.Học sinh: chuẩn bị trước bài ở nhà. III.Phương pháp: Trực quan,giảng. dụng của CLTN và cách li địa lí Những tài liệu địa sinh vật học chứng tỏ mỗi loài sinh vật đã phát sinh trong 1 thời kì lịch sử nhất định,tại 1 vùng nhất