Tôi chân thành cảm ơn Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định Nuôi trồng Thủy sản, Chủ nhiệm đề tài “Thực nghiệm về khả năng đào thải và mức tồn dư kháng sinh Oxytetracycline trong
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
PHẠM THỊ NGỌC ANH
NGHIÊN CỨU THỜI GIAN THẢI LOẠI OXYTERTRACYLINE
Ở TÔM NUÔI THƯƠNG PHẨM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
PHẠM THỊ NGỌC ANH
NGHIÊN CỨU THỜI GIAN THẢI LOẠI OXYTETRACYCLINE
Ở TÔM NUÔI THƯƠNG PHẨM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2016
TS NGUYỄN TẤN SỸ Khoa sau đại học:
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Các kết quả nghiên cứu và số liệu thu được trong luận văn này là một phần thuộc
đề tài “Thực nghiệm về khả năng đào thải và mức tồn dư kháng sinh Oxytetracycline trong tôm nuôi” của Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định Nuôi trồng Thủy sản trực thuộc Tổng cục Thủy sản thực hiện Tôi được sự đồng ý của Giám đốc Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định Nuôi trồng Thủy sản và ông Nguyễn Trần Thọ - Chủ nhiệm đề tài, cho phép sử dụng số liệu nghiên cứu được cho luận văn thạc sĩ của mình
Tôi xin cam đoan các kết quả và số liệu của đề tài: “Nghiên cứu thời gian thải loại
Oxytetracycline ở tôm nuôi thương phẩm” là trung thực, chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình khoa học nào khác cho đến thời điểm này
Nha Trang, ngày 29 tháng 10 năm 2015
Học viên
Phạm Thị Ngọc Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Viện Nuôi trồng Thủy sản Trường Đại học Nha Trang đã luôn tạo
điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Lục Minh Diệp thầy đã định hướng, tận tâm hướng dẫn tôi, dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp
Tôi chân thành cảm ơn Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định Nuôi trồng Thủy sản, Chủ nhiệm đề tài “Thực nghiệm về khả năng đào thải và mức tồn dư kháng sinh Oxytetracycline trong tôm nuôi” và cơ sở nuôi của anh Nguyễn Văn Hậu tại
xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu cùng các anh, chị công nhân tại
cơ sở đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè thân thiết và đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua học tập và làm việc
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG vviii
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Đặc điểm sinh học của tôm chân trắng 3
1.1.1 Vị trí phân loại 3
1.1.2 Đặc điểm phân bố 4
1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng 4
1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng 5
1.1.5 Đặc điểm sinh sản 5
1.2 Sơ lược về kháng sinh Oxytetracycline 5
1.3 Tình hình sản xuất tôm chân trắng trên Thế Giới và Việt Nam 7
1.3.1 Trên Thế Giới 7
1.3.2 Tại Việt Nam 9
1.4 Tình hình sử dụng, nghiên cứu dư lượng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản trên thế giới và ở Việt Nam 11
1.4.1.Trên thế giới 11
1.4.2.Tại Việt Nam 16
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 21
2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 21
2.3 Nghiên cứu hiện trạng sử dụng OTC phòng trị bệnh trong nuôi tôm thương phẩm 23
2.4 Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng OTC bổ sung vào thức ăn và xử lý môi trường nước ao nuôi đến hàm lượng OTC tồn lưu, thời gian thải loại OTC trong thịt tôm chân trắng nuôi thương phẩm 24
Trang 62.4.2 Nguồn tôm thí nghiệm 24
2.4.3 Bố trí thí nghiệm 24
2.4.4 Chăm sóc, quản lý 24
2.4.5 Xác định các yếu tố môi trường 25
2.4.6 Phương pháp thu mẫu tôm dùng phân tích dư lượng OTC 25
2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 26
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1 Hiện trạng sử dụng OTC phòng trị bệnh trong nuôi tôm thương phẩm 27
3.1.1 Nguồn gốc OTC sử dụng phòng trị bệnh trong nuôi tôm thương phẩm 27
3.1.2 Phương thức sử dụng OTC phòng trị bệnh trong nuôi tôm thương phẩm 27
3.1.3 Liều lượng OTC sử dụng phòng trị bệnh cho tôm nuôi thương phẩm 28
3.2 Nghiên cứu khả năng đào thải OTC ở tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) nuôi thương phẩm 30
3.2.1 Hàm lượng OTC trong thịt tôm trong thời gian sử dụng OTC bổ sung vào thức ăn và xử lý môi trường nước ao nuôi 31
3.2.2 Hàm lượng OTC tồn lưu trong thịt tôm sau khi ngưng sử dụng OTC bổ sung vào thức ăn và xử lý môi trường 32
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 36
4.1 Kết luận 36
4.2 Đề xuất ý kiến 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
PHỤ LỤC 45
Phụ lục 1 MẪU PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN 46
Phụ lục 2 KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU 2 YÊU TỐ (TRÊN SPSS) 49
Phụ lục 3 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM 61
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chi cục
BVNLTS
:
Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản
CFIA : Canadian Food Inspection Agency
(Cơ quan thanh tra thực phẩm Canada) DAFF : Department of Agriculture, Forestry and Fisheries
(Bộ Nông lâm ngư nghiệp Úc) FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức Liên hợp quốc về lương thực và nông nghiệp) FDA : Food and Drug Administration (United States of America)
(Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) GOAL : Globle Outlook for Aquaculture Leadership
(Hội nghị Giới lãnh đạo Nuôi trồng Thủy sản thế giới) EMEA : European Medicines Agency (formerly known as the
European Agency for the Evaluation of Medicinal
Products)
(Cơ quan dược phẩm Châu Âu)
HPLC : High - performance liquid chromatography (Sắc ký lỏng) LC/MS/MS : Liquid Chromatography Mass Spectrometry Mass
Spectrometry (Sắc ký lỏng đầu dò khối phổ)
MRL : Maximum Residue Limited
(Dư lượng tối đa cho phép)
OIE : World organisation for animal health
(Tổ chức sức khỏe động vật thế giới) OTC : Oxytetracycline
UNIDO : United Nations Industrial Development Organization
(Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc)
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Số phiếu điều tra tại 03 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau 23
Bảng 2.2 Các dụng cụ và thời gian thu thập số liệu 25
Bảng 3.1 Tỷ lệ hộ nuôi sử dụng OTC trong nuôi tôm thương phẩm (n = 287) 27
Bảng 3.2 Nguồn gốc OTC sử dụng trong nuôi tôm thương phẩm (n=243) 27
Bảng 3.3 Phương thức sử dụng OTC của các hộ nuôi tại 03 tỉnh (n=243) 28
Bảng 3.4 Liều lượng OTC sử dụng phòng trị bệnh cho tôm nuôi thương phẩm 29
Bảng 3.5 Các thông số môi trường ao nuôi 30
Bảng 3.6 Hàm lượng OTC trong thịt tôm trong thời gian sử dụng OTC bổ sung vào thức ăn và xử lý môi trường nước ao nuôi 31
Bảng 3.7 Hàm lượng OTC tồn lưu trong thịt tôm sau khi ngưng sử dụng OTC bổ sung vào thức ăn và xử lý môi trường nước ao nuôi 32
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
TrangHình 1.1 Hình dạng bên ngoài tôm chân trắng (Triệu Thanh Tuấn, 2013) 3
Hình 1.2 Các vùng phân bố tôm chân trắng trên thế giới (FAO, 2006) 4
Hình 1.4 Cơ chế tác dụng chính của các nhóm kháng sinh trên vi khuẩn 6
Hình 1.5 Tỷ lệ phần trăm sản lượng tôm chân trắng trong tổng sản lượng tôm nuôi thế
giới năm 1991-2015 (GOAL 2013) 8
Hình 1.7 Diện tích, sản lượng nuôi tôm chân trắng tại Việt Nam (2007-2014) (Trung
tâm thông tin thủy sản, 2015) 10
Hình 1.8 Cơ cấu diện tích tôm chân trắng các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long
năm 2014 (Hội nghề cá Việt Nam, 2015) 11
Hình 2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 22
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) là đối tượng di nhập
vào Việt Nam từ năm 2001, tính đến năm 2014 sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng đã đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước Tuy nhiên gần đây dư lượng kháng sinh Oxytetracyline (OTC) trong các lô hàng tôm nuôi của Việt Nam, liên tục bị Nhật phát hiện và EU cảnh báo vượt mức giới hạn dư lượng cho phép tối
đa tại các nước này (MRL= 0,2 ppm và 0,1 ppm), cho thấy đang có tình trạng lạm dụng OTC trong quá trình nuôi Đề tài được thực hiện nhằm cung cấp thông tin về tình hình sử dụng OTC, đánh giá thời gian thải loại, hàm lượng OTC tồn lưu trong thịt tôm chân trắng nuôi thương phẩm; làm cơ sở đề xuất thời gian ngừng sử dụng kháng sinh OTC trong phòng trị bệnh tôm, góp phần hạn chế dư lượng vượt quá mức tối đa cho phép khi thu hoạch
Điều tra hiện trạng sử dụng OTC tại 03 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau Kết quả cho thấy có 84,7% số hộ sử dụng OTC trong phòng trị bệnh cho tôm nuôi; nguồn gốc OTC sử dụng chủ yếu ở dạng nguyên liệu (91,3%) Phần lớn các cơ sở nuôi tôm dùng OTC bổ sung vào thức ăn (94%), một số khác sử dụng OTC xử lý môi trường nước
ao nuôi hoặc kết hợp cả hai Liều lượng sử dụng OTC cao nhất thu được là: 15 g/kg thức
ăn với hình thức bổ sung vào thức và 1,2 ppm xử lý môi trường nước ao nuôi
Xác định thời gian thải loại OTC trong tôm chân trắng được thực hiện trong 02 ao nuôi thâm canh Cho tôm sử dụng kháng sinh với liều lượng 7; 10; 15 g/kg thức ăn liên tục trong 07 ngày, trong đó 01 ao có bổ sung 1,2 ppm OTC xử lý nước Phân tích tồn lưu OTC trong tôm bằng phương pháp LC/MS/MS Sau 07 ngày sử dụng OTC, liều lượng OTC sử dụng càng cao hàm lượng tồn lưu trong tôm càng cao đồng thời sự có mặt của OTC xử lý trong nước cho hàm lượng tồn lưu cao hơn Sau khoảng 5 – 7 ngày sử dụng OTC, hàm lượng OTC tồn lưu đạt mức tối đa Sau khi ngưng sử dụng OTC, thời gian tối thiểu để hàm lượng OTC tồn lưu trong tôm ≤ 0,1 ppm là 20 ngày và 22 ngày
để không phát hiện hàm lượng OTC trong thịt tôm ở tất cả nghiệm thức
Từ khóa: Oxytetracycline; hàm lượng OTC tồn lưu; dư lượng OTC.
Trang 11MỞ ĐẦU
Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) có nguồn gốc từ Nam
Mỹ, được di nhập vào Việt Nam từ năm 2001, nuôi tập trung ở một số tỉnh miền Bắc và miền Trung Sau chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS ngày 25/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nuôi tôm chân trắng thì đối tượng này chính thức được phép nuôi phổ biến cả nước Với nhiều ưu thế vượt trội: tốc độ tăng trưởng nhanh, mật độ nuôi cao, khả năng thích ứng với các yếu tố môi trường rộng, chu kỳ nuôi ngắn, khả năng chuyển hóa thức ăn tốt đã đưa nghề nuôi tôm chân trắng ở Việt Nam phát triển nhanh Tính đến năm 2014 diện tích nuôi tôm chân trắng cả nước chiếm 95.000 ha và mang về 270.000 tấn sản lượng (cụ thể hình 1.3)
Bên cạnh thành quả nghề mang lại do sự phát triển quá nhanh, đã dẫn đến những vấn đề rủi ro về dịch bệnh, lạm dụng hóa chất để lại dư lượng gây ảnh hưởng người tiêu dùng, môi trường tự nhiên và làm giảm uy tín sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường thế giới Thời gian gần đây Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản
và Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn liên tiếp nhận được cảnh báo của cơ quan thẩm quyền EU và Nhật Bản về việc phát hiện dư lượng kháng sinh Oxytetracycline (OTC) vượt mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép (MRL) trong các lô hàng tôm nuôi của Việt Nam xuất khẩu sang hai thị trường này Đầu năm 2014, có 09 lô hàng tôm nuôi của Việt Nam bị Nhật phát hiện và 14 lô hàng khác bị EU cảnh báo có OTC vượt mức MRL của các nước này (MRL áp dụng tại Nhật và EU lần lượt là 0,2 ppm và 0,1 ppm) (PCL1, 2014)
Tại Việt Nam, OTC là kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản với mức dư lượng tối đa cho phép là 0,1 ppm quy định tại Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, nhưng việc tôm nuôi của Việt Nam liên tiếp bị cảnh báo có dư lượng OTC vượt mức MRL ở hai thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam cho thấy đang có tình trạng lạm dụng OTC để phòng trị bệnh trong quá trình nuôi Nếu không có biện pháp kịp thời và cụ thể để quản lý chất lượng thủy sản nuôi Việt Nam sẽ nhanh chóng đánh mất các thi trường nhập khẩu lớn của mình
Trang 12Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Nghiên cứu thời gian thải loại
Oxytetracycline ở tôm nuôi thương phẩm” được thực hiện
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định phương thức, liều lượng sử dụng kháng sinh
OTC trong quá trình nuôi tôm thương phẩm tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cụ thể Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau là những tỉnh có nghề nuôi tôm phát triển mạnh Xác định hàm lượng OTC tồn lưu và thời gian thải loại kháng sinh OTC ở tôm chân trắng trong ao nuôi thương phẩm
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này, đề tài tiến hành các nội dung sau:
1 Khảo sát nguồn gốc, phương thức và liều lượng kháng sinh OTC sử dụng trong nuôi tôm chân trắng thương phẩm tại 03 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau
2 Nghiên cứu hàm lượng OTC tồn lưu và thời gian thải loại OTC trong thịt tôm chân trắng nuôi thương phẩm
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
(1) Kết quả đề tài sẽ cung cấp thông tin về tình hình sử dụng OTC trong nuôi tôm và đánh giá thời gian thải loại, hàm lượng OTC tồn lưu trong nuôi tôm chân trắng
(2) Làm cơ sở đề xuất thời gian ngừng sử dụng kháng sinh OTC trong phòng trị bệnh tôm nuôi và hướng dẫn người nuôi sử dụng kháng OTC đảm bảo khi thu
hoạch dư lượng không vượt quá mức tối đa cho phép
Trang 13CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm sinh học của tôm chân trắng
Hình 1.1 Hình dạng bên ngoài tôm chân trắng (Triệu Thanh Tuấn, 2013)
Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) còn có một số tên gọi
khác như: tôm he chân trắng, tôm thẻ chân trắng, tôm bạc Thái Bình Dương Tôm chân trắng có tên tiếng anh: white shrimp hay white-leg shrimp (Sở NN&PTNT Thành phố Hồ Chí Minh, 2009)
Trong luận văn này tôi xin phép gọi đối tượng nghiên cứu này là tôm chân
trắng
Trang 141.1.2 Đặc điểm phân bố
Tôm chân trắng là tôm nhiệt đới, phân bố phía đông Thái Bình Dương, từ biển Peru đến Nam Mexico, vùng biển Equado (vùng được khoanh tròn màu xanh trên hình 1.2) Hiện tôm chân trắng đã được di nhập vào nhiều nước Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philipin, Indonêxia, Malaysia và Việt Nam (vùng được
khoanh tròn màu vàng trên hình 1.2) (Trần Văn Quỳnh, 2004; Matthew và ctv.,
2004)
Hình 1.2 Các vùng phân bố tôm chân trắng trên thế giới (FAO, 2006)
Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng sống ở độ sâu 0 – 72m, đáy bùn Khả năng thích nghi với độ mặn trong khoảng 0,5 – 45‰ (khoảng thích hợp 7 – 34‰), tăng trưởng rất tốt ở độ mặn khá thấp 10 – 15‰ Tôm có thể chịu được khoảng nhiệt độ 15 – 33oC, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của tôm là 23 – 32oC Nhiệt
độ tối ưu cho tôm lúc nhỏ (1g) là 30oC và đối với tôm lớn (12 – 18g) là 27oC
(Matthew và ctv., 2004)
1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm chân trắng thuộc họ tôm he nên có đặc điểm đặc trưng của họ là động vật
ăn tạp như các loài khác nhưng “thiên về thực vật”, khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm chân trắng cao Ngoài tự nhiên tôm tích cực bắt mồi vào ban đêm, vào kỳ nước cường, lúc thủy triều lên Tính ăn của tôm thay đổi theo giai đoạn phát triển Tôm có thể ăn thịt lẫn nhau khi lột xác hoặc thiếu thức ăn (Nguyễn Trọng Nho và
Trang 15ctv., 2006; Sở NN&PTNT Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Khang, 2005; Trần
Văn Quỳnh, 2004)
1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Tôm he nói chung, tôm chân trắng nói riêng có sự tăng lên về kích thước có dạng bậc thang, thể hiện sự sinh trưởng không liên tục Kích thước cơ thể sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột xác, trong khi đó sự tăng trưởng về khối lượng lại có tính liên tục Tôm non có tốc độ tăng trưởng nhanh, càng về sau tốc độ tăng trưởng càng
giảm dần (Nguyễn Trọng Nho và ctv., 2006) Tôm chân trắng có tốc độ tăng trưởng
nhanh, đặc biệt trong 60 ngày đầu Trong điều kiện nuôi có môi trường sinh thái phù hợp trong 60 – 80 ngày tôm có khả năng đạt 8 – 10g (Nguyễn Trọng Nho và
ctv., 2006; Trần Văn Quỳnh, 2004)
1.1.5 Đặc điểm sinh sản
Tôm chân trắng thành thục sau 6 – 7 tháng, con cái có khối lượng từ 30 – 45 g/con là có thể tham gia sinh sản Sức sinh sản của tôm chân trắng tùy thuộc vào kích cỡ tôm mẹ: Nếu tôm mẹ từ 30 – 45 g/con thì lượng trứng vào khoảng từ 100.000 – 250.000 trứng, đường kính trứng 0,22 mm Trứng thụ tinh sau 14 – 16 giờ nở thành Nauplius, ấu trùng biến thái qua 5 giai đoạn Nauplius, 3 giai đoạn Zoea 3 giai đoạn Mysis và thành Postlarvae Mùa sinh sản của tôm he và tôm chân trắng nói riêng tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng biển như ở ven biển phía bắc Equado tôm chân trắng đẻ từ tháng 12 đến tháng 4 (Nguyễn Trọng Nho và
ctv., 2006; Trần Văn Quỳnh, 2004)
1.2 Sơ lược về kháng sinh Oxytetracycline
Tên chung quốc tế : Oxytetracycline Tên biệt dược: Terramycin
OTC là công trình nghiên cứu của chuyên gia Mỹ, trong cuộc khảo sát đã sưu tầm 10.000 mẫu đất đai lấy ở khắp nơi trên mặt trái đất và tìm ra 75 loài nấm có
khả năng tạo ra kháng sinh, trong đó có Streptomyces rimosus Năm 1950, Finlay
đã phân lập OTC (hay còn gọi là teramycin) từ Streptomyces rimosus (Dương Xuân chữ và ctv., 2011; Nguyễn Khang, 2005)
OTC dạng bột kết tinh màu vàng, không mùi, vị đắng dễ hút ẩm Bị phân hủy
ở nhiệt độ trên 180oC, gặp ánh sáng hoặc độ ẩm không khí trên 90oC sẫm màu
Trang 16nhưng hoạt tính không mất nhiều Dễ tan trong nước, so với các kháng sinh cùng nhóm thì OTC tan nhiều nhất trong nước do có nhiều nhóm OH (Nguyễn Viết Đảng, 2005; Nguyễn Khang, 2005)
OTC có tính kìm khuẩn, hoạt phổ kháng sinh rộng nhất trong các nhóm kháng sinh được biết hiện nay Mỗi nhóm kháng sinh trong có đích tấn công khác nhau (hình 1.4), theo tác giả Nguyễn Khang (2005) kháng sinh có 4 loại cơ chế tác dụng khác nhau: Cơ chế ức chế tổng hợp peptidoglycan; cơ chế tác dụng trên vỏ tế bào;
cơ chế ức chế sự tổng hợp protein và cơ chế ức chế acid nucleic OTC thuộc nhóm kháng sinh tetracycline có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn
Trích Nguyễn Phong Phú, 2014
Hình 1.4 Cơ chế tác dụng chính của các nhóm kháng sinh trên vi khuẩn
Nhóm kháng sinh tác dụng ức chế tổng hợp protein có đích tấn công là ribosome Tại các tế bào chất của vi khuẩn các ribosome sẽ giải mã trình tự các nucleotide trên mRNA tạo thành chuỗi polypeptide (Nguyễn Khang, 2005; Vũ Dũng Tiến, 2013) Mỗi ribosome gồm một tiểu đơn vị lớn (50S) chứa trung tâm peptidyl transferase chịu trách nhiệm cho việc hình thành các cầu nối peptide và một tiểu đơn vị nhỏ 30S chứa trung tâm giải mã, nơi các tRNA gắn amino acid và giải mã các codon Mỗi kháng sinh thuộc nhóm này có thể gắn vào tiểu đơn vị 30S
Trang 17hay 50S của ribosome trong tế bào vi khuẩn Cơ chế tác dụng của nhóm này làm rối loạn và ức chế quá trình tổng hợp protein tế bào vi khuẩn ở ribosome, làm vi khuẩn không tạo nên các chất tham gia vào quá trình phân chia, di truyền của tế bào
(Brian và ctv., 1997; Carmen & Angelica, 2012 ; Masayasu và ctv., 1980)
OTC thuộc tetracycline có tác dụng đến tiểu đơn vị 30S gây cản trở sự liên kết của tRNA và mRNA ở giai đoạn kéo dài của quá trình dịch mã Quá trình dịch mã
vi khuẩn diễn ra 03 giai đoạn: Khởi đầu, kéo dài và kết thúc Ở giai đoạn khởi đầu của quá trình dịch mã sẽ hình thành phức hợp khởi đầu 80S, trên ribosom có hai vị trí chuyên biệt là P- (peptidyl) và A- (aminoacyl) Giai đoạn kéo dài tiếp tục diễn ra, phân tử tRNA mang methionine đầu tiên đến bám vào vị trí P-, tRNA thứ hai mang một acid amin đến xếp vào vị trí A- Quá trình ức chế tổng hợp protein của OTC xảy ra bằng cách liên kết trực tiếp đến các protein S7 (protein ribosom S7) trên tiểu đơn vị 30S của ribosome vi khuẩn, làm ức chế sự cố định của các aminoacyl – tRNA đến vị trí A- của các ribosome (Carmen & Angelica, 2012) Điều này ngăn cản việc đưa acid amin mới vào chuỗi peptide đang được thành lập, gây nên ảnh hưởng đến các giai đoạn khác của tổng hợp protein, các màng và men sinh tổng hợp
acid ribonucleic (ARN) (Nguyễn Khang, 2005; Masayasu và ctv., 1980).
OTC thuộc nhóm kháng sinh tetracycline nên cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ đặc trưng của nhóm này như: Rối loạn tiêu hóa do kích thích màng nhầy tiêu hóa gây buồn nôn, viêm thực quản, viêm miệng, bỏng thượng vị, làm thay đổi tạp khuẩn ruột vì tính hoạt phổ rộng, gây nên các bệnh nấm và bội nhiễm Ở trẻ em răng bị vàng hay nâu, giòn xương ở quá trình mọc răng lần đầu sau khi bị thuốc tác dụng trước khi sinh hay sơ sinh, hoặc ở quá trình mọc răng lần thứ 2 đến 8 tuổi hoặc hơn Đối với thận, làm tăng urê máu kèm nhiễm acide Cá biệt gây hiện tượng viêm gan, tổn thương ống thận, rối loạn tiền đình, nhược cơ năng, tai biến về máu
(Dương Xuân Chữ và ctv., 2011; Nguyễn Khang, 2005) Sử dụng kháng sinh có
hoạt phổ rộng như tetracycline có thể gây tai biến do nó gắn liền sự phá hủy hệ vi khuẩn và thay thế bằng các hệ khác như vi khuẩn kháng lại kháng sinh (như tụ cầu
khuẩn, vi khuẩn ở ruột, trực khuẩn mủ xanh) hay các men (Nguyễn Khang, 2005)
1.3 Tình hình sản xuất tôm chân trắng trên Thế Giới và Việt Nam
1.3.1 Trên Thế Giới
Trang 18Tôm chân trắng được nuôi phổ biến ở Tây Bán Cầu, tại Châu Mỹ hoạt động này phát triển từ đầu những năm 90, thời kì hưng thịnh vào năm 1998 sản lượng chiếm hơn 90% sản lượng tôm nuôi ở Tây Bán cầu và Ecuado là quốc gia đứng đầu
về sản lượng đạt 191.000 tấn (năm 1998) Thời kì này sản lượng tôm chân trắng
của các nước Châu Mỹ chỉ đứng sau tổng sản lượng tôm sú (Penaeus monodon)
trên thế giới (Ngọc Thúy, 2013; Mathew, 2004) Theo GOAL (2013) tổng sản lượng tôm chân trắng chiếm 72% trong tổng sản lượng tôm nuôi của thế giới, dự kiến đến năm 2015 chiếm 76% (hình 1.5)
Hình 1.5 Tỷ lệ phần trăm sản lượng tôm chân trắng trong tổng sản lượng tôm
nuôi thế giới năm 1991-2015 (GOAL 2013)
Tại Châu Á, tôm chân trắng được nuôi thử nghiệm từ năm 1978 – 1979 Đầu năm 1996, được đưa đến Châu Á để nuôi thương phẩm, bắt đầu là Trung Quốc đại lục, Đài Loan và sau đó mở rộng đến Philippin, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và
Ấn Độ Năm 1998, Trung Quốc công bố nuôi tôm chân trắng thành công Đến năm
2003 sản lượng tôm chân trắng của Trung Quốc chiếm 71% tổng sản lượng tôm cả nước, cao hơn sản lượng của khu vực Châu Mỹ Các quốc gia Châu Á khác hiện đang phát triển nghề nuôi tôm này như Indonesia, Việt Nam, Thái Lan Sản lượng tôm chân trắng của Thái Lan năm 2006 đạt 500.000 tấn, chiếm 95% sản lượng tôm
Trang 19nuôi cả nước Năm 2007, tôm chân trắng chiếm 75% tổng sản lượng tôm nuôi toàn
cầu, trong đó Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia là những quốc gia dẫn đầu thế giới về
nuôi tôm(Matthew và ctv., 2004) Theo thống kê của GOAL 2013 sản lượng tôm
chân trắng của Châu Á chiếm 69% tổng sản lượng các loài tôm nuôi của khu vực
này (hình 1.6)
Hình 1.6 Tỷ lệ phần trăm sản lượng tôm chân trắng trong tổng sản lượng
tôm nuôi tại Châu Á năm 1991-2015 (GOAL 2013)
Tại Châu Á những năm trở lại đây, tôm chân trắng đã nhanh chóng vượt qua
tôm sú bản địa trở thành đối tượng cho sản lượng cao nhất khu vực này và đóng
góp lớn vào tổng sản lượng tôm chân trắng trên thế giới Như vậy hiện nay trên thế
giới đang có xu hướng chuyển mạnh từ nuôi các loài tôm khác sang tôm chân trắng
1.3.2 Tại Việt Nam
Nghề nuôi tôm ở Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm 90, đối tượng
nuôi chủ yếu là tôm sú, đến đầu những năm 2000 nhận thấy thị trường thế giới đang
có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm chân trắng, xét thấy những ưu điểm rõ rệt
của đối tượng này, đồng thời nhu cầu cần đa dạng hóa đối tượng nuôi và sản phẩm
xuất khẩu, giảm áp lực cạnh tranh Bộ NN&PTNT đã cho phép nhập tôm chân trắng
Trang 20lần đầu tiên từ Đài Loan về nuôi thử nghiệm tại Bạc Liêu Năm 2004 diện tích nuôi tôm chân trắng 1.600 ha; sản lượng đạt khoảng 5.000 tấn (Ngọc Thúy, 2013; Thu Hiền, 2015) Do quan ngại về tình hình dịch bệnh trên đối tượng này diễn biến phức tạp, nên đến năm 2008 tôm chân trắng mới chính thức được phép nuôi rộng rãi tại Việt Nam Đến nay nghề nuôi tôm chân trắng đã có nhiều bước phát triển mạnh về diện tích, sản lượng và giá trị kinh tế, cụ thể tại hình 1.7 (Trung tâm thông tin thủy sản, 2015)
Hình 1.7 Diện tích, sản lượng nuôi tôm chân trắng tại Việt Nam (2007-2014)
(Trung tâm thông tin thủy sản, 2015)
Theo Tổng cục Thủy sản (2015) năm 2014 tổng diện tích nuôi tôm chân trắng
cả nước tăng gấp năm lần so với năm 2008; về cơ cấu tỷ lệ diện tích nuôi tôm chân trắng và tôm sú tương ứng là 12,5% và 87,5% trong khi đó tỷ lệ sản lượng tôm chân trắng và tôm sú tương ứng đạt 56,9% và 43,1% Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,84 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm đạt 3,95 tỷ USD chiếm 50,38% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Trong 06 tháng đầu năm 2014 giá trị xuất khẩu tôm chân trắng đạt 1,06 tỷ USD trong giá trị tôm xuất khẩu Sự phát triển của tôm chân trắng trong những năm gần đây đã góp phần quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Trung tâm thông tin thủy sản, 2015) Hoạt động nuôi tôm chân trắng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2014 dẫn đầu cả nước về
Trang 21diện tích và sản lượng nuôi với 58.401 ha, đạt 278.445 tấn Nghề nuôi tôm nước lợ tại khu vực này tập trung tại 08 tỉnh ven biển gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau với hai đối tượng chính là tôm sú và tôm chân trắng Năm 2014 diện tích nuôi tôm chân trắng của tỉnh Sóc Trăng chiếm lớn nhất (46,26%) tổng diện tích toàn vùng (hình 1.8) (Hội nghề cá Việt Nam, 2015)
Hình 1.8 Cơ cấu diện tích tôm chân trắng các tỉnh vùng Đồng bằng sông
Cửu Long năm 2014 (Hội nghề cá Việt Nam, 2015)
Bên cạnh những thuận lợi nghề nuôi tôm chân trắng mang lại, vẫn tồn tại nguy
cơ bùng phát dịch bệnh, môi trường ô nhiễm đang làm thách thức lớn với nghề nuôi tôm nước ta hiện nay (Thu Hiền, 2012)
1.4 Tình hình sử dụng, nghiên cứu dư lượng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1 Trên thế giới
Nuôi trồng thủy sản trên thế giới từ lâu đã phải đối mặt với nhiều thiệt hại về bệnh do vi khuẩn gây ra, hoạt động nuôi tôm cũng không ngoại lệ Đến nay một số
bệnh như hoại tử hepatopancreatitis (NHP), bệnh do Vibrio spp., nhiễm trùng do vi
khuẩn phát quang từ các sinh vật thuộc giống Photobacterium và Vibrio đang là thách thức lớn trong nghề nuôi tôm Năm 1985, NHP đầu tiên trên tôm được công
bố ở một trang trại tại Mỹ, sau đó bùng phát ở Peru, Ecuador, Venezula, Brazil,
Long An9,76% Tiền Giang
2,36%
Bến Tre8,75%
Trà Vinh4,45%
Sóc Trăng46,26%
Bạc Liêu13,38%
Cà Mau11,30%
Kiên Giang3,28%
Trang 22Panama, Costa - Rica và Mexico (Loka và ctv., 2006) Tổ chức OIE đã tuyên bố NHP có khả năng lây lan rộng, gây chết ở tôm đến 95% (Narumol và ctv., 2008) Bệnh do Vibrio spp khá phổ biến trong hệ thống nuôi tôm ở Ấn độ,
V alginolyticus, V costicola, V harveyi, V.splendidus và V parahaemolyticus cũng là nguyên nhân của bệnh do vi khuẩn trên tôm ở nước này (trích Loka và ctv., 2006 tr.523)
Nhằm giải quyết vấn đề bệnh do vi khuẩn ở tôm đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng kháng sinh để điều trị Loka và cộng sự (2006) thực hiện thí nghiệm
về phản ứng nhạy cảm với kháng sinh của 04 vi khuẩn V alginolyticus, V harveyi, V anguillarum và V parahaemolyticus trong mẫu tôm bệnh nuôi tại Ấn Độ, tất cả đều
cho phản ứng nhạy cảm với kháng sinh OTC, norfloxacin và ciprofloxacin OTC
được cho là có hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng do Vibrio spp và hoại tử NHP ở
tôm nuôi, tuy nhiên nghiên cứu Pena và cộng sự (1993) cho rằng Vibrio trên tôm he
Nhật bản (Penaeus japonicus) lại nhạy cảm với Chloramphenicol hơn OTC (trích trong Loka và ctv., 2006, tr.530) Takahashi và cộng sự (1985) xác định trên tôm he
Nhật Bản nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của OTC là 0,1-12,5 μg/g có hiệu quả
chống lại 49 chủng vi khuẩn Vibrio sp Liều điều trị nhiễm trùng Vibrio ở tôm sú
Châu Á được đề xuất 3-5g/kg thức ăn (Chanratchakool và Limsuwan, 1991 trích
Carmen và ctv., 2006) Kết quả điều tra về hiệu quả sử dụng OTC trên tôm sú tại Thái
Lan của Chanratchakool và cộng sự (1995) báo cáo rằng năm 1985 các hộ nuôi tại tỉnh Samutsakhon đã sử dụng 1– 3g OTC/kg thức ăn để ức chế Vibrio rất hiệu quả, đến năm 1988 chính các hộ này cho biết liều sử dụng đã tăng lên 5–7g OTC/kg thức ăn, tuy nhiên tại tỉnh Chanthaburi của nước này người nuôi sử dụng liều lượng 3–5g OTC/kg thức ăn vẫn còn cho hiệu quả tốt Qua một số nghiên cứu liều lượng OTC
sử dụng chưa rõ ràng, có sự khác nhau về liều lượng sử dụng ở mỗi loài, mỗi giai đoạn và mỗi nơi
Việc áp dụng kháng sinh nói chung và OTC nói riêng trong phòng trị bệnh cho tôm đã trở nên phổ biến đối với người nuôi, ở hầu hết các chu kỳ sản xuất của
hoạt động nuôi từ giai đoạn ấu trùng đến trưởng thành (Carmen và ctv., 2012; Loka
và ctv., 2006; Sonia và ctv., 2006) Tại Thái Lan, kết quả điều tra của Sara và cộng
sự (2000) chỉ ra rằng có 20% người nuôi tôm sử dụng kháng sinh chống lại bệnh
Trang 23cho virut và hơn 60% người nuôi sử dụng kháng sinh để phòng bệnh Katrin và cộng sự (2003), báo cáo rằng trong 76 hộ nuôi tôm tại quốc gia này được phỏng vấn có 74% cho biết sử dụng kháng sinh chủ yếu để phòng bệnh, có 13 loại kháng sinh đã được sử dụng trong đó có OTC Nhiều loại kháng sinh khác nhau thường xuyên được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản để phòng chống bệnh do vi khuẩn như chlortetracycline, quinolones, ciprofloxacin, norfloxacin, oxolinic acid,
perfloxacin, sulfamethazine, gentamicin và tiamulin (Katrin và ctv.,2003, Sonia và ctv., 2006) Tại và Mexico sử dụng OTC, florfenicol, sarafloxacin và enrofloxacin
để phòng trị bệnh do vi khuẩn (Sonia và ctv., 2006) OTC với ưu thế trong việc
phòng chống một số vi khuẩn gây bệnh trong nuôi tôm he, với độc tính thấp, phổ hoạt động chống lại vi khuẩn gram âm và gram dương rộng đã được Mỹ chấp nhận
sử dụng đầu tiên trên cá vào năm 1970, đến nay là kháng sinh được sử dụng rộng
rãi nhất trong nhiều năm qua trong hoạt động nuôi tôm (Park và ctv.,1995 trích trong Damrongsak và ctv., 2007, tr.90)
Hiện nay nhằm đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm, sự bền vững cho môi trường, một số nước trên thế giới như EU, Mỹ hay Nhật Bản thuộc thị trường tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm đã có quy định chặt chẽ đối với kháng sinh như: cấm, hạn chế sử dụng và đồng thời quy định MRL cho phép đối với từng loại kháng sinh trong sản phẩm thủy sản sau thu hoạch Đối với OTC, Bộ luật liên bang Hoa Kỳ (21 CFR 556,550) cho phép sử dụng OTC điều trị cho cá hồi, cá da trơn và tôm hùm nhưng phải tuân thủ theo các điều kiện quy định và giới hạn dư lượng tối đa trong thực phẩm tươi sống là 2ppm, những trang trại nuôi tôm muốn sử dụng OTC
để điều trị bệnh NHP cần phải có giấy phép của FDA (FDA, 1998 trích trong
Carmen và ctv., 2006) Đối với EU, cơ quan EMEA của Châu Âu đã thiết lập MRL
của OTC là 0,1 µg/g cho cơ bắp, sữa trong tất cả thực phẩm sản xuất từ các loài động vật, bao gồm các loài trong nuôi trồng thủy sản (EMEA, 1990 trích trong
Carmen và ctv., 2006) Tại Brazil cấm sử dụng chất này trong hệ thống thức ăn gia súc (MAPA, 1998 trích trong Carmen và ctv., 2006) Tại Nhật Bản quy định MRL
OTC trong mô cá, tôm là 0,2 µg/g
Kháng sinh ngoài hiệu quả trong điều trị bệnh do vi khuẩn, sự tồn lưu của chất này luôn được quan tâm, do khả năng gây hiện tượng kháng thuốc, sự ô nhiễm môi
Trang 24trường, những hiệu ứng của thành phần sinh hóa trong trầm tích và MRL trong sản phẩm cung cấp cho người cao hơn mức cho phép gây ngộ độc thực phẩm, các vấn
đề dị ứng và hiện tượng kháng thuốc (Ma và ctv., 2006 trích Carmen & Angelica,
2012) Những nghiên cứu về dư lượng kháng sinh trên tôm nói chung và tôm chân trắng nói riêng được thực hiện giúp góp phần khắc phục vấn đề dư lượng trong thực phẩm
Brisa Marisol và cộng sự (2015) thí nghiệm dư lượng Enrofloxacin và Ciprofloxacin trên tôm chân trắng Sau khi cho ăn 200 mg/kg trong 14 ngày ở điều kiện phòng thí nghiệm và trang trại, hàm lượng tồn lưu tại gan tụy cao hơn tại cơ bắp và ở điều kiện phòng thí nghiệm cao hơn điều điện trang trại Cần hơn 14 ngày
để loại bỏ hoàn toàn hai loại thuốc kháng sinh này khỏi cơ và gan tụy
Antonio Carlos và cộng sự (2006) thí nghiệm xác định dư lượng OTC trên tôm chân trắng trong điều kiện phòng thí nghiệm, sử dụng thức ăn liều lượng 4g OTC/kg liên tục 14 ngày Kết quả sau 16 ngày dư lượng đạt mức 0,1µg/g và sau 25 ngày ngừng sử dụng OTC không có phát hiện dư lượng thuốc
Một số kết quả nghiên cứu về hàm lượng tồn lưu OTC trên tôm, báo cáo rằng
hàm lượng này tại gan tụy cao hơn cơ bắp Supapun và cộng sự (2001) thực hiện thí nghiệm cho tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) sử dụng 2,5g và 5g OTC/kg
thức ăn liên tục trong 01 tuần, kết quả hàm lượng OTC phân tích ở phần đầu tôm luôn cao hơn phần cơ và cần hơn 21 ngày sau khi ngưng sử dụng mới hoàn toàn không phát hiện dư lượng OTC Tương tự tại Thái Lan, Narumol và cộng sự (2008)
tiến hành phân tích hàm lượng OTC tồn lưu trên tôm càng xanh với liều lượng 4g
OTC/kg bổ sung vào thức ăn trong 5 ngày liên tiếp, sau 4 ngày không phát hiện dư lượng tại hemolymph Silvia và cộng sự (2008) thí nghiệm so sánh sự tích lũy OTC trong gan tụy, cơ bắp và hemolymph, cho tôm chân trắng sử dụng thức ăn có OTC liên tục trong 14 ngày, kết quả OTC tích lũy đạt cao nhất ở gan (194,36 ± 16,11 mg/g) sau 2 ngày sử dụng OTC, trong cơ bắp và hemolymph lần lượt là 33,54 ± 11,19 mg/g; 18,79 ± 5,87 mg/ml sau 08 ngày sử dụng và cần 06 ngày sau khi ngưng
sử dụng OTC hàm lượng thuốc trong cơ đuôi tôm đạt dưới giới hạn phát hiện (0,01 mg/g OTC)
Trang 25Ngoài ra OTC cũng tích lũy mạnh mẽ trong vỏ tôm, Kazuaki (2002) cho tôm
he Nhật Bản sử dụng 50 mg OTC/kg, kết quả sau thời gian sử dụng hàm lượng OTC tồn lưu tại vỏ đạt cao nhất 13,57 mg/g kế đến là hemolymph (12,20mg/ml) và
cơ bắp (2,05mg/g), sau 20 ngày không phát hiện dư lượng trong cơ bắp và hemolymph Như vậy đã có khuyến cáo về thời gian ngừng sử dụng OTC trước thu hoạch được đưa ra, tuy nhiên đa số cho rằng điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố OTC được khuyến cáo về thời gian ngừng sử dụng trước thu hoạch từ 4 – 16 ngày tùy thuộc liều lượng sử dụng, loài tôm, khả năng sử dụng thức ăn, nhiệt độ nước,
độ mặn, dòng chảy (Supapun và cộng sự, 2001; Tom và cộng sự, 2007)
Dư lượng OTC trong tôm có thay đổi sau khi sử dụng phương pháp nấu chín (luộc, chiên, nướng) qua thí nghiệm của Kazuaki (2002) trên tôm he Nhật Bản, kết quả dư lượng OTC tại cơ tôm giảm 50–70% và giảm 20–30% tại vỏ Kết quả tương
tự khi thí nghiệm trên tôm sú, dư lượng OTC tại cơ giảm 50 – 60% khi đun sôi hoặc chiên ở 180oC (trong 1 phút), giảm 30 – 40% khi nướng ở 200oC (4 phút) và tại vỏ chỉ giảm 20% với tất cả phương pháp nấu (Kazuaki và cộng sự, 2006) Như vậy các phương pháp nấu ăn chỉ có thể làm dư lượng OTC trong tôm giảm nhưng không loại bỏ hoàn toàn OTC
Việc sử dụng kháng sinh có ảnh hưởng đến điều kiện sinh thái trong ao nuôi,
Chloramphenicol và OTC có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tảo Chaetoceros
sp trong ao nuôi tôm, một loại tảo sử dụng làm thức ăn cho protozoeae và giai đoạn mysis (Hameed, 1995 trích Jayasree và cộng sự, 2006, tr.530) Kết quả điều tra tại một trang trại sau khi sử dụng 186 kg OTC đã tìm thấy 1 – 4 mg/kg OTC
trong lớp trầm tích (Donal, 2000) Một nghiên cứu quan sát thấy rằng chủng V harveyi đã phát triển khả năng kháng thuốc kháng sinh Streptomycin và
Chloramphenicol đồng thời đã xuất hiện hiện tượng kháng đa kháng sinh ở chủng
này (Karunasagar và ctv., 1994 trích Jayasree và cộng sự, 2006, tr.530) Eleonor &
Leobert (2001) khảo sát hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi tôm, kết quả phân tích từ mẫu nước ao, bùn ao, trầm tích cho thấy có hiện tượng kháng đa kháng sinh, tỷ lệ kháng với OTC chiếm cao nhất (4,3% tổng số chủng), Furazolidone (1,6%), acid oxolinic (1%), Chloramphenicol (0,66%) Những nghiên cứu ảnh hưởng kháng sinh đến môi trường và sự kháng thuốc kháng
Trang 26sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh, một lần nữa cho thấy những hệ lụy theo sau của việc lạm dụng kháng sinh để phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản
Một số nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng khả năng thất thoát kháng sinh trong môi trường nuôi, sự hấp thu kháng sinh ở động vật thủy sản được cho là một trong những yếu tố tăng cường sự có mặt kháng sinh trong môi trường nước, cụ thể
ở cá hồi vân chỉ có 7 – 9% OTC được hấp thu qua ruột và hơn 90% thuốc thải ra ngoài thông qua phân, ngược lại Cloramphenicol hấp thụ hiệu quả hơn, chỉ có gần 1%
thuốc được thải ra ngoài (Cravedi và cộng sự, 1987 trích Donal, 2000) Lunestad và
Jostein Goksayr (1990) chỉ ra rằng, yêu tố độ mặn có ảnh hưởng đáng kể đến việc tích lũy và thải loại dư lượng kháng sinh trong cơ thể cá, cụ thể tỷ lệ có mặt của Ca2+ ,
Mg2+ trong nước có khả năng tạo phức với kháng sinh Oxytetracycline, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng hấp thu OTC tại đường ruột Nên sự hấp thụ OTC trong ruột và tác dụng kháng khuẩn của kháng sinh này trên đối tượng ở biến thấp hơn so với đối tượng ở nước ngọt điều kiện phòng thí nghiệm, Nelson & Eduardo (2002) thực hiện đánh giá sự ảnh hưởng độ mặn đến mức độ thất thoát của kháng sinh OTC trên tôm chân trắng, kết quả có 73% kháng sinh thất thoát sau 6h đối với các nghiệm thức có nước mặn cao hơn
Những quy định nghiêm khắc về việc sử dụng kháng sinh, những nghiên cứu
về hiệu quả, dư lượng, ảnh hưởng của kháng sinh trên một số đối tượng thủy sản và môi trường nuôi khác nhau đã được thực hiện, nhằm góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng kháng sinh cho người tiêu dùng và hệ sinh thái tự nhiên
1.4.2 Tại Việt Nam
Sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ từ trồng lúa chuyển sang nuôi trồng thủy sản,
từ diện tích nuôi tôm sú kém hiệu quả sang phát triển tôm chân trắng đã đưa Đồng bằng sông Cửu Long trở thành khu vực nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước, đóng góp 56,9% trong tổng sản lượng tôm nuôi của cả nước năm 2014 Những năm gần đây dịch bệnh trên thủy sản nói chung và trên tôm nói riêng diễn biến ngày càng phức tạp, việc người nuôi sử dụng hóa chất, kháng sinh trở nên mất kiểm soát là nguyên nhân tạo ra hàng loạt những hệ lụy như: hiện tượng kháng thuốc làm tăng rủi ro về dịch bệnh, dư lượng kháng sinh trong sản phẩm khi thu hoạch làm ảnh
Trang 27hưởng sức khỏe người tiêu dùng Như vậy, tuy đạt sản lượng cao nhưng nghề nuôi tôm vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức
Cho đến nay, tình trạng bị cảnh báo dư lượng kháng sinh từ các nước nhập khẩu thủy sản như EU, Nhật Bản đã gây nhiều thiệt hại đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam Năm 2001, lần đầu tiên hàng thủy sản Việt Nam bị các nước Liên minh Châu Âu cảnh báo nhiễm các chất kháng sinh cấm, sau đó các nước khác như Canada, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Úc cũng phát hiện và từ chối nhập khẩu nhiều lô hàng thủy sản Việt Nam Cơ quan thanh tra thực phẩm Canada (CFIA) đã thống kê tình hình vi phạm dư lượng kháng sinh Fluoroquinolones trong tổng các lô hàng thủy sản nuôi của Việt Nam từ năm 2009 đến nay chưa có sự cải thiện Tương tự
Bộ Nông lâm ngư nghiệp Úc (DAFF) cũng đã phát hiện nhiều lô hàng thủy sản Việt Nam nhiễm dư lượng kháng sinh này chủ yếu trong cá fillet Theo kết quả báo cáo của Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) ở 4 thị trường lớn là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc thì Việt Nam là một trong ba nước đứng đầu về
số vụ bị từ chối nhập khẩu sản phẩm thủy sản giai đoạn 2006-2010 Tính trung bình giai đoạn này, mỗi năm Việt Nam thiệt hại hơn 14 triệu USD do hàng thủy sản xuất khẩu bị trả lại (Thu Hiền, 2015) Năm 2012 cơ quan thẩm quyền Nhật Bản quyết định kiểm tra 30% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam đối với Ethoxyquin với mức giới hạn cho phép là 0,01 ppm (10ppb) (Thu Hiền, 2012) Gần đây nhất vào những tháng đầu năm 2014, EU và Nhật Bản liên tiếp phát hiện dư lượng kháng sinh OTC vượt mức giới hạn cho phép trong các lô hàng tôm nuôi của Việt Nam (PCL1, 2014) Hàng loạt những cảnh báo nhận được từ nước nhập khẩu cho thấy tình hình
sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản Việt Nam diễn biến rất phức tạp Khi các mặt hàng thủy sản Việt Nam bị các nước nhập khẩu cảnh báo về dư lượng kháng sinh, các quy định bắt đầu được ban hành nhằm tháo gỡ vấn đề Bộ NN&PTNT cùng các cơ quan ban ngành có liên quan cũng đã có nhiều công văn, quyết định chỉ đạo để kiểm soát chất lượng mặt hàng thủy sản của Việt Nam tại các thị trường nhập khẩu Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/02/2005 quy định
17 loại hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng và 34 loại hạn chế sử dụng trong sản xuất
và kinh doanh Sau nhiều sửa đổi, bổ sung sự ra đời của thông tư số BNNPTNT đã quy định hóa chất, kháng sinh bị cấm và hạn chế sử dụng trong sản
Trang 2808/VBHN-xuất kinh doanh thủy sản lần lượt là 23 và 31 loại Một số biện pháp tăng cường quản lý chất, kháng sinh dùng cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng được thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28/10/2005 tại chỉ thị số 37/2005/CT-TTg Hiện nay OTC thuộc danh mục hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản, với MRL quy định là 100ppb
Các cuộc điều tra về thuốc kháng sinh, hóa chất trong sản xuất kinh doanh sản phẩm thủy sản nói chung, tôm nước lợ nói riêng được diễn ra Năm 2001, Phạm Thị Thu Hồng và ctv tại chi cục BVNLTS Vĩnh Long đã tiến hành nghiên cứu, xác định
dư lượng các chất độc hại (kim loại nặng, thuốc trừ sâu, kháng sinh) trong tôm càng xanh và cá tra nuôi nhằm khuyến cáo các vùng nước ô nhiễm (trích Hoàng Lý, 2009) Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản (nay là Cục Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản), năm 2002 đã thực hiện đề tài điều tra dư lượng Chloramphenicol trong thủy sản tự nhiên (NAFIQACEN, 2002) Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Thủy sản, 2003 (trích Hoàng Lý, 2009) đã có cuộc điều tra khảo sát đánh giá tình hình kháng sinh trong thủy sản gồm việc lấy mẫu thủy sản tự nhiên và nuôi kiểm tra kháng sinh
Theo kết quả điều tra năm 2003, tại Việt Nam đã có khoảng 138 loại kháng sinh được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, trong đó 32 kháng sinh được sử dụng trong nuôi tôm thương phẩm và 32 loại được sử dụng trong giai đoạn ấu trùng Năm 2004, tại Đồng bằng sông Cửu Long ngoài sulfamathoxazole, cotrimoxazole
và trimethoprim, có 43% enrofloxacin và 25% norfloxacin đang được người nuôi
tôm sử dụng (Nga, 2004 trích Hoàng Thị Thanh Thuy và ctv., 2011) Tương tự kết
quả khảo sát của Huỳnh Thị Tú và cộng sự (2006) thực hiện tại 60 hộ nuôi, người bán và phân phối thuốc, hóa chất ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu ghi nhận có 19 loại kháng sinh đang được dùng trong nuôi tôm, có 42,9% hộ điều tra sử dụng enrofloxacin và 25% hộ sử dụng norfloxacin Theo Nguyễn Thị Phương Nga (2004) điều tra tại các vùng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, cho biết có 15 loại kháng sinh được sử dụng, nhóm kháng sinh Fluroquinolones thường được người nuôi sử dụng Nguyễn Hoàng Sa (2005) điều tra các trại nuôi tại Cà Mau có 62,49% trại nuôi sử dụng từ một đến nhiều loại kháng sinh trong nuôi tôm, có ít nhất 16 loại kháng sinh được sử dụng trong đó có
Trang 2906 loại hóa chất và kháng sinh trong danh mục cấm sử dụng Malachite green, Norfloxacin, Enrofloxacin, Flumiquine (26%), Flouroquinolone; và 5 loại kháng sinh trong danh mục hạn chế sử dụng Trimethrim (17%), OTC (4%), Trimethrom, Amoxicillin, Sulfadiazine, Oxolinic Acid Việc sử dụng kháng sinh trong hoạt động nuôi tôm đang có xu hướng tăng và loại kháng sinh sử dụng đa dạng hơn
Trên tôm nuôi, việc nghiên cứu về dư lượng thuốc kháng sinh, hóa chất đa số thực hiện trên tôm sú Nguyễn Thanh Điền và ctv (2015) thí nghiệm về sự bài thải Chloramphenicol trên tôm sú với liều lượng sử dụng trong thức ăn là 2000 ppm, thời gian bài thải là 60 giờ và thời gian bán rã trên cơ thịt tôm là 13,5 giờ Nghiên cứu sự tồn lưu enrofloxacin, trong nuôi tôm sú với liều lượng 4g/kg thức ăn trong 1 tuần Kết quả trong điều kiện bể nuôi, sau 28 ngày dừng cho ăn thức ăn có kháng sinh mức tồn lưu 10,4 ppb; trong điều kiện nuôi thâm canh và quảng canh cải tiến, phải cần
2 tuần sau khi dừng sử dụng enrofloxacin để không còn tồn lưu trong cơ tôm (Huỳnh Thị Tú và cộng sự, 2006) Hiện nay Chloramphenicol thuộc danh sách cấm sử dụng trong thủy sản
Các cuộc khảo sát môi trường nuôi tôm tại Việt Nam đã tìm thấy dư lượng kháng sinh trong mẫu nước và bùn Lê Xuân Tuấn và Yukihiro (2004) thu mẫu khảo sát tại rừng ngập mặn ở miền Bắc và Nam của Việt Nam, đã tìm thấy hàm lượng các kháng sinh cao nhất là: trimethoprim, sulfamethoxazole, norfloxacin, acid oxolinic trong mẫu nước là 1,04; 2,39; 6,06; 2,50 ppm và 734,61; 820,49; 2615,96; 426,31 ppm (dựa trên trọng lượng bùn ướt) tương ứng Tương tự Dương Hồng Anh và Phạm Ngọc
Hà (2015) cũng thực hiện thu mẫu nước, bùn, tôm tại khu vực nuôi tôm quảng canh Giao An, Giao Thủy, Nam Định, kết quả phát hiện dư lượng Ciprofloxacin trong nước, bùn tương ứng khoảng 0,06-0,35 μg/l và 0,22-0,40 μg/g Kết quả thu mẫu tìm thấy
nhiều kháng sinh nằm trong danh mục cấm sử dụng trong thủy sản
Nghề nuôi tôm ở Việt Nam hiện nay không tránh khỏi việc sử dụng kháng sinh Mặc dù đã có nhiều quy định ra đời, các cuộc điều tra hay những nghiên cứu
về kháng sinh trên tôm và trong môi trường diễn ra, nhưng vấn đề dư lượng của nhiều nhóm kháng sinh trong sản phẩm thủy sản Việt Nam vẫn tồn tại Mặt khác, những quy định này chỉ khắc khe cho sản phẩm xuất khẩu, còn đối với hàng tiêu thụ nội địa thì việc kiểm tra quy trình nuôi, chế biến, bảo quản vẫn còn bỏ ngõ Đối
Trang 30với kháng sinh OTC đã được sử dụng nhiều, nhưng đến nay vẫn chưa có nghiên
cứu riêng biệt cụ thể về việc sử dụng OTC hiệu quả trong phòng trị bệnh và thời
gian đào thải OTC nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng thực phẩm Đây
cũng là vấn đề đang thách thức nghề nuôi tôm của Việt Nam trong năm 2014
Trang 31CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Địa điểm thực hiện
- Địa điểm thực hiện điều tra: tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau
- Địa điểm thực hiện thí nghiệm: xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu
2.1.2 Thời gian thực hiện
Tiến hành từ tháng 08/2014 đến tháng 11/2014
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng điều tra: Các hộ nuôi tôm chân trắng thuộc tỉnh Sóc Trăng, Bạc
Trang 32Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thời gian thải loại oxytetracycline ở tôm nuôi thương phẩm
Hiện trạng sử dụng kháng
sinh OTC phòng trị bệnh
trong nuôi tôm thương phẩm
Nghiên cứu khả năng đào thải OTC ở tôm chân
trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) nuôi
thương phẩm
Phân tích số liệu, kết luận và đề xuất ý kiến
Các chỉ tiêu cần xác định:
- Xác định hàm lượng OTC tồn lưu trong thịt tôm trong thời gian có
sử dụng OTC bổ sung thức ăn và xử lý môi trường
- Xác định hàm lượng OTC tồn lưu trong thịt tôm trong thời gian ngưng sử dụng OTC bổ sung thức ăn và xử lý môi trường
- Xác định thời gian tôm thải loại hoàn toàn OTC trong cơ thể
Phương thức sử dụng OTC
Ảnh hưởng liều lượng OTC bổ sung vào thức ăn và
xử lý môi trường nước ao đến hàm lượng OTC tồn lưu và thời gian thải loại OTC trong thịt tôm chân trắng
Nghiệm thức 1:
7,0g OTC/kg thức ăn
và 1,2ppm
Nghiệm thức 2:
10g OTC/kg thức ăn
và 1,2ppm
Nghiệm thức 4:
7,0g OTC/kg thức ăn
Nghiệm thức 5:
10g OTC/kg thức ăn
Nghiệm thức 3:
15g OTC/kg thức ăn
và 1,2ppm
Nghiệm thức 6: 15g OTC/kg thức ăn
Trang 332.3 Nghiên cứu hiện trạng sử dụng OTC phòng trị bệnh trong nuôi tôm thương phẩm
- Nội dung điều tra đánh giá: Nguồn gốc, phương thức, liều lượng và thời gian
sử dụng kháng sinh OTC trong nuôi tôm thương phẩm
- Phương pháp thu thập số liệu: Thông qua phỏng vấn trực tiếp người dân nuôi tôm tại địa phương, dựa trên phiếu câu hỏi đã được chuẩn bị (Phụ lục 1)
- Tổng số phiếu điều tra là 287 phiếu Số mẫu điều tra ngẫu nhiên trên địa bàn
03 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau có nuôi trồng thủy sản trọng điểm Dựa trên công thức xác định cỡ mẫu điều tra theo phương pháp của Yamane (1967):
Số mẫu được chọn (n) =
N
+ (5 – 10% dự phòng)
1 + N x e2
Trong đó: N : Tổng số hộ nuôi tôm trong một địa điểm
e : Xác suất phạm sai lầm loại II (thường là 10%)
Cà Mau hiện nay.Dữ liệu thu thập được nhập vào máy tính sẽ được tính toán, sử dụng phương pháp mô tả thống kê để xác định các trị số trung bình, tỷ lệ phần trăm
Trang 342.4 Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng OTC bổ sung vào thức ăn và xử lý môi trường nước ao nuôi đến hàm lượng OTC tồn lưu, thời gian thải loại OTC trong thịt tôm chân trắng nuôi thương phẩm
2.4.1 Điều kiện thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trong 02 ao, mỗi ao có diện tích 19x13m, xung quanh bờ ao có lót bạt, mực nước sử dụng 1,5 m, Khoảng cách giữa các giai khoảng
35 cm Mỗi ao bố trí 09 giai nuôi, mỗi giai có kích thước 10m2 Hệ thống ao nuôi được bố trí sục khí 24/24 giờ
2.4.2 Nguồn tôm thí nghiệm
Tôm thí nghiệm được mua từ ao nuôi tôm thương phẩm của ông Nguyễn Văn Hậu ở xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu Tôm khỏe mạnh, khối lượng khoảng 90 – 100 con/kg Nguồn tôm thí nghiệm đã được lấy mẫu kiểm tra OTC và kết quả phân tích hoàn toàn không phát hiện OTC
2.4.3 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn Mật độ thả ở mỗi giai thí nghiệm là 100 con/m2 Thí nghiệm tiến hành với 03 liều lượng OTC bổ sung vào thức ăn (7; 10; 15 g/kg thức ăn) và 2 liều lượng OTC xử lý môi trường nước ao nuôi (0 và 1,2 ppm), thực hiện với 03 lần lặp Các nghiệm thức được bố trí cụ thể như sau:
Nghiệm thức 1 (NT1): 7,0 g OTC/kg thức ăn (TĂ) và 1,2 ppm OTC
Nghiệm thức 2 (NT2): 10,0 g OTC/kg TĂ và 1,2 ppm OTC
Nghiệm thức 3 (NT3): 15,0 g OTC/kg TĂ và 1,2 ppm OTC
Nghiệm thức 4 (NT4): 7,0 g OTC/kg TĂ và 0 ppm OTC
Nghiệm thức 5 (NT5): 10,0 g OTC/kg TĂ và 0 ppm OTC
Nghiệm thức 6 (NT6): 15,0 g OTC/kg TĂ và 0 ppm OTC
Thực hiện bổ sung OTC vào thức ăn liên tục trong 07 ngày và sử dụng OTC
xử lý môi trường nước ao nuôi, sau đó không sử dụng OTC cho đến khi mẫu thể hiện dư lượng là 0 µg/kg
2.4.4 Chăm sóc, quản lý
Trang 35Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm: Thức ăn thương mại của Uni President OTC sử dụng có nguồn gốc nguyên liệu 98%, dạng bột
Liều lượng thức ăn: Điều chỉnh theo mật độ tôm giảm dần qua các lần thu mẫu
và thay đổi môi trường do thời tiết: từ 120g thức ăn/lần/đơn vị thí nghiệm (đvtn) lượng thức ăn giảm dần về 45g thức ăn/lần/đvtn Cho ăn 04 lần/ ngày, mỗi lần cho
ăn cách nhau 04 tiếng vào các khoảng thời gian: 06h00; 10h00; 14h00; 18h00
Chuẩn bị thức ăn: Trước khi cho ăn, tính toán đúng lượng OTC cho mỗi nghiệm thức tương ứng lượng thức ăn sử dụng Hòa tan OTC với nước, khoảng 5
ml nước cho 7g OTC và thực hiện bổ sung vào thức ăn, bằng cách trộn thức ăn với dung dịch OTC đã hòa tan đảo đều hỗn hợp sau đó tiến hành cho ăn Cho ăn tại các sàn ăn đặt ở mỗi đầu giai Sau khi cho ăn khoảng 2 – 3 tiếng thực hiện kiểm tra sàn
ăn, để có điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp ở lần kế tiếp
Quản lý thí nghiệm: Theo dõi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, pH,
độ kiềm Định kỳ vệ sinh, loại bỏ thức ăn thừa, phân tôm có trong sàn và phơi sàn
ăn
2.4.5 Xác định các yếu tố môi trường
Xác định các yếu tố môi trường bằng việc đo môi trường hàng ngày, thu thập
số liệu dựa trên các thiết bị đo đạc, độ sai số của thiết bị đo đạc là yếu tố hàng đầu cho độ tin cậy của số liệu Thực hiện đo đạc, tính toán các yếu tố môi trường đúng
kỹ thuật, hướng dẫn của từng thiết bị sử dụng Thời điểm đo các yếu tố môi trường thể hiện bảng sau:
Bảng 2.2 Các dụng cụ và thời gian thu thập số liệu
Nhiệt độ nước oC Nhiệt kế Đo hàng ngày
Độ mặn ‰ Khúc xạ kế Đo hàng ngày
Độ kiềm mg CaCO3/l Test kit Đo hàng ngày
NO2- mg/l Test kit 2 ngày đo một lần
NH3 mg/l Test kit 2 ngày đo một lần
2.4.6 Phương pháp thu mẫu tôm dùng phân tích dư lượng OTC
Trang 36Mẫu tôm thu ở dạng nguyên con và bảo quản lạnh cho đến khi phân tích Thu
03 mẫu/đơn vị thí nghiệm/lần, khối lượng mỗi mẫu khoảng 200 – 350g/mẫu Tất cả mẫu tôm được thu và phân tích hàm lượng OTC tồn lưu với phương pháp AOAC 995.09 bằng máy sắc ký lỏng đầu dò khối phổ (LC/MS/MS) đã được hiệu chỉnh từ phòng phân tích tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Eurofins Sắc Ký Hải Đăng, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ định
- Xác định tôm sạch trước khi sử dụng bố trí thí nghiệm: Thu mẫu tôm tại ao nuôi dự kiến mua tôm để thử nghiệm – số lượng mẫu thu: 03 mẫu
- Xác định hàm lượng OTC tồn lưu trong thịt tôm theo thời gian: Tính từ ngày bắt đầu cho tôm ăn thức ăn có bổ sung OTC, thu mẫu tôm ở các đơn vị thí nghiệm vào ngày thứ 3; 5; 7; 14; 19; 21; 23; 25; 27 và 29 Tại từng thời điểm thu mẫu đã xác định, thu 03 mẫu/ đơn vị thí nghiệm (đvtn), vậy tổng số mẫu thu ở 10 thời điểm
đã xác định như sau: 10 lần thu mẫu * 03 mẫu/đvtn * 18 đvtn/lần = 540 mẫu
2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 22.0 Sử dụng phương pháp phân tích phương sai hai yếu tố (twoway – ANOVA) để đánh giá ảnh hưởng của liều lượng OTC trong thức ăn và môi trường nước lên hàm lượng tồn lưu và thời gian đào thải OTC trong thịt tôm chân trắng với mức ý nghĩa (p<0,05)
Số liệu trình bày trong báo cáo đuợc thể hiện dưới dạng giá trị trung bình (TB)
± độ lệch chuẩn (SD)
Trang 37
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hiện trạng sử dụng OTC phòng trị bệnh trong nuôi tôm thương phẩm
Kết quả phỏng vấn 287 hộ nuôi tôm tại 03 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau thể hiện tại bảng 3.1 cho thấy có 243 hộ nuôi tôm (84,7%) cho biết có sử dụng kháng sinh OTC để phòng trị bệnh cho tôm trong quá trình nuôi
Bảng 3.1 Tỷ lệ hộ nuôi sử dụng OTC trong nuôi tôm thương phẩm (n = 287)
1 Không sử dụng OTC 44 15,3
2 Có sử dụng OTC 243 84,7
3.1.1 Nguồn gốc OTC sử dụng phòng trị bệnh trong nuôi tôm thương phẩm
Các hộ nuôi sử dụng OTC từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu ở hai dạng nguyên liệu và thuốc dùng điều trị bệnh cho người Đối với loại OTC dạng thuốc dùng điều trị bệnh cho người có dạng viên nhộng (10 viên/vỉ); OTC dạng nguyên liệu đa số ở dạng bột, màu vàng Kết quả tại bảng 3.2 cho thấy, trong số
243 hộ nuôi tôm cho biết có sử dụng OTC có 91,3% (222/243) hộ nuôi tôm sử dụng OTC ở dạng nguyên liệu 98% và 12,3% hộ nuôi tôm sử dụng kháng sinh OTC ở dạng thuốc dùng điều trị bệnh cho người để trị bệnh cho tôm nuôi (hàm lượng OTC 500 mg) Trong tổng số đó có 3,7% (9/243) hộ nuôi sử dụng kết hợp kháng sinh OTC từ hai nguồn gốc trên
Bảng 3.2 Nguồn gốc OTC sử dụng trong nuôi tôm thương phẩm (n=243)