1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của n 3HUFA bổ sung và thức ăn giun nhiều tơ đến hiệu quả sinh sản của tôm chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931)

60 328 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

LỜI CẢM N Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Trung tâm Tư vấn, Sản xuất và Dịch vụ Khoa học Công nghệ Thủy sản đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHAN THƯỜNG TÝ

NGHI N CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA n-3HU A B SUNG

VÀ THỨC N GIUN NHI U T Đ N HI U QUẢ

Trang 2

PHAN THƯỜNG TÝ

NGHI N CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA n-3HU A B SUNG

VÀ THỨC N GIUN NHI U T Đ N HI U QUẢ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là luận văn đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả

Phan Thường Tý

Trang 4

LỜI CẢM N

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Trung tâm Tư vấn, Sản xuất và Dịch vụ Khoa học Công nghệ Thủy sản đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về trang thiết bị cơ sở vật chất và đặc biệt là đàn tôm bố mẹ Hawaii được nhập về để tôi triển khai thực hiện các nội dung luận văn

Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ nhiệm, các Thầy Cô Viện Nuôi trồng Thủy sản và Khoa sau Đại học - Trường Đại học Nha Trang tạo mọi điều kiện để tôi được học tập, nghiên cứu và nâng cao trình độ trong thời gian qua

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Lục Minh Diệp, người đã định hướng, tận tình hướng dẫn giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này

Xin cảm ơn các anh chị, các bạn lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản CHNTS

2012 và các anh em ở cơ sở sản xuất tôm giống Sông Lô, đặc biệt là anh em thuộc Trại nuôi tôm bố mẹ - Trung tâm Tư vấn, Sản xuất và Dịch vụ Khoa học Công nghệ Thủy sản, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Cuối cùng xin cảm ơn đến gia đình và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn

Tác giả luận văn

Phan Thường Tý

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC HÌNH viii

DANH MỤC BẢNG ix

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

1.1 Một số đặc điểm sinh học của tôm chân trắng 4

1.1.1 Hệ thống phân loại 4

1.1.2 Đặc điểm hình thái 4

1.1.3 Đặc điểm phân bố 5

1.1.4 Tập tính sống 6

1.1.5 Tính ăn và nhu cầu dinh dưỡng 6

1.1.6 Sinh trưởng và lột xác 6

1.1.7 Đặc điểm sinh sản 7

1.2 Tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới và ở Việt Nam 8

1.2.1 Sự phát triển nuôi tôm chân trắng trên thế giới: 8

1.2.2 Sự phát triển nuôi tôm chân trắng tại Việt Nam: 9

1.3 Một số nghiên cứu liên quan đến sinh sản nhân tạo của họ tôm he 10

1.3.1 Nghiên cứu liên quan đến nuôi thành thục tôm chân trắng bố mẹ 10

1.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của giun nhiều tơ: 14

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 16

2.1.1 Thời gian nghiên cứu: Từ 06/2013 đến 11/2014 16

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu: 16

2.1.3 Đối tượng nghiên cứu: 16

2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 16

Trang 6

2.3 Phương pháp tiến hành các nghiên cứu 17

2.3.1 Ảnh hưởng của giun nhiều tơ cát và giun nhiều tơ huyết đến sinh sản nhân tạo tôm chân trắng bố mẹ 17

2.3.2 Nghiên cứu xác định tỷ lệ giun nhiều tơ thích hợp trong thành phần thức ăn của tôm chân trắng bố mẹ 17

2.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của n-3HUFA bổ sung trong thức ăn đến sinh sản của tôm chân trắng bố mẹ 18

2.3.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 19

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23

3.1 Ảnh hưởng của giun nhiều tơ cát và giun nhiều tơ huyết đến sinh sản nhân tạo tôm chân trắng bố mẹ: 23

3.2 Nghiên cứu xác định tỷ lệ giun nhiều tơ thích hợp trong thành phần thức ăn của tôm chân trắng bố mẹ 25

3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của n-3HUFA bổ sung trong thức ăn đến sinh sản của tôm chân trắng bố mẹ 29

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 31

I KẾT LUẬN 31

II ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Quy trình nuôi vỗ thành thục và cho đẻ

Phụ lục 2: Hình ảnh tôm bố mẹ

Phụ lục 3: Kết quả số liệu của Nội dung 1

Phụ lục 4: Kết quả số liệu Nội dung 2

Phụ lục 5: kết quả số liệu Nội dung 3

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Tôm chân trắng Litopenaeus vannamei 4

Hình1.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo ngoài tôm chân trắng 5

Hình 1.3 Sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới 8

Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 16

Hình 3.1 Giun nhiều tơ cát 23

Hình 3.2 Giun nhiều tơ huyết 23

Hình 3.3 Lưu giữ giun nhiều tơ 23

Hình 3.4 Trứng 28

Hình 3.5 Nauplius 28

Hình 3.6 Cắt mắt tôm mẹ 33

Trang 10

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

Tôm he chân trắng là loài tôm được nuôi phổ biến nhất ở Tây bán cầu, chiếm hơn 70% các loài tôm he Nam Mỹ (Wedner và Rosenberry, 1992) Nhiều nước ưu tiên phát triển đối tượng này, nhất là các nước Châu Á, bởi vì tôm chân trắng có nhiều ưu điểm : tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động lớn (thậm chí khi độ mặn bằng 0‰), có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá Ngay khi đạt kích cỡ 35g trở lên, tôm đã dễ dàng bắt cặp và sinh sản trong điều kiện nuôi nên rất thuận lợi cho khâu kiểm soát, lựa chọn giống Hiện sản lượng tôm nuôi trên thế giới có tốc độ tăng bình quân là 20%/năm; đạt 3,2 triệu tấn, với giá trị 11 tỷ USD Các nước phát triển rất ưa chuộng mặt hàng tôm chân trắng vì sức hấp dẫn về giá [22]

Tôm chân trắng có khả năng trở thành đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam Hàu như tất cả các thị trường tiêu thụ tôm chính của Việt Nam đều gia tăng tiêu thụ tôm chân trắng Số liệu thống kê của Hải quan cho thấy, 8 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng tôm chân trắng xuất khẩu sang Nhật Bản tăng từ 31,6% cùng kỳ năm ngoái lên 42,7%, Mỹ tăng từ 37% lên 66,3%, EU tăng từ 45,7% lên 53% và Trung Quốc tăng từ 11,4% lên 19% [33]

Năm 2014 sản xuất tôm nước lợ gặp nhiều khó khăn bất lợi do thời tiết diễn biến bất thường trong cả nước; dịch bệnh thủy sản diễn biến rất phức tạp, mặc dù nguyên nhân bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi đã được xác định nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra, gây thiệt hại cho người nuôi ở nhiều địa phương; chất lượng các yếu

tố đầu vào giảm sút, giá thức ăn và giống tôm tăng cao hơn mức tăng giá bán tôm nguyên liệu; Song với sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của Bộ NN PTNT cùng các ngành các cấp, sự lao động cần cù sáng tạo của bà con ngư dân, vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 đã đạt kết quả cao và là l nh vực đóng góp rất quan trọng trong tỷ trọng giá trị xuất khẩu của toàn ngành Nông nghiệp

Theo Tổng cục Thủy sản, đến thời điểm 31/10/2014 cả nước đã thả nuôi khoảng 676 nghìn ha (đạt 100,9% kế hoạch và bằng 103,6% so với cùng kỳ năm 2013), trong đó diện tích nuôi tôm sú là 583 nghìn ha, tôm chân trắng là 93 nghìn ha (đạt 133,3% kế hoạch năm 2014, bằng 146,4% so với cùng kỳ năm 2013) Sản lượng thu hoạch 569 nghìn tấn (đạt 103,4 kế hoạch năm 2014 và bằng 105,1% so với cùng kỳ năm 2013, tăng 22% so với cùng kỳ), trong đó sản lượng tôm sú đạt 241 nghìn tấn, tôm chân trắng 328 nghìn tấn

Trang 11

Ước thực hiện cả năm 2014 về diện tích nuôi tôm nước lợ khoảng 685 nghìn ha, bằng 102,2% kế hoạch và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2013 Sản lượng ước đạt 660 nghìn tấn (bằng 120% kế hoạch và tăng 20,4% so với năm 2013), trong đó tôm chân trắng ước đạt 400 nghìn tấn (bằng 133,3% kế hoạch, tăng 45,3% so với năm 2013), tôm sú ước đạt 260 nghìn tấn (bằng 104% kế hoạch, xấp xỉ năm 2013) Về cơ cấu tỷ lệ nuôi tôm, đã có sự dịch chuyển lớn về diện tích nuôi tôm sú sang nuôi tôm chân trắng Giá trị xuất khẩu thủy sản 9 tháng năm 2014 ước đạt 6,48% tỷ USD Trong đó xuất khẩu tôm đạt 2,93 tỷ USD (chiếm 45,2%) bằng 117,2% so với cùng kỳ năm 2013 Giá trị xuất khẩu tôm năm 2014 ước đạt 3,8 tỷ USD

Vấn đề con giống hiện nay là vấn đề đặc biệt quan tâm của ngành, có ảnh hưởng rất lớn đến nuôi thương phẩm Để tạo ra đàn tôm giống chất lượng cao, đòi hỏi tôm bố mẹ phải có chất lượng tốt Thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tôm bố

mẹ, đến khả năng sinh sản sau này

Sự thành công trong việc sử dụng thức ăn tươi như: mực, nhuyễn thể, giun nhiều

tơ hiện nay có thể do những loại thức ăn này cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho quá trình phát triển buồng trứng

Thức ăn tươi sống giun nhiều tơ (Perinereis sp) có hàm lượng chất dinh dưỡng

cao, bao gồm một lượng lớn chất béo với lượng PUFAs thích hợp cho phát triển buồng trứng của tôm Ngoài ra, nhu cầu potein trong giai đoạn nuôi phát dục và tái phát dục cao hơn so với các giai đoạn phát triển khác của tôm Các HUFA được xác định là chất dinh dưỡng cần thiết nên bổ sung vào thức ăn [19]

Xuất phát từ thực tế đó nhằm tìm hiểu ảnh hưởng thức ăn đến hiệu quả sinh sản nhân tạo của tôm chân trắng bố mẹ, đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của n-3HU A

sung và thức n giun nhi u t n hi u quả sinh sản của tôm ch n trắng

Litopenaeus vannamei Boone, 1931” được thực hiện.

Mục tiêu của tài:

Xác định ảnh hưởng của thức ăn giun nhiều tơ đến khả năng thành thục, khả năng sinh sản của tôm chân trắng; cũng như chất lượng đàn tôm giống được tạo ra và

sự cần thiết của việc bổ sung n-3 HUFA vào thức ăn cho tôm bố mẹ

Các nội dung nghiên cứu

Trang 12

1 Nghiên cứu ảnh hưởng hai loài giun nhiều tơ cát và giun nhiều tơ huyết được

sử dụng làm thức ăn đến sinh sản của tôm chân trắng

2 Nghiên cứu xác định tỷ lệ giun nhiều tơ thích hợp trong thành phần thức ăn của tôm chân trắng

3 Nghiên cứu ảnh hưởng của n-3HUFA bổ sung trong thức ăn đến sinh sản của tôm chân trắng

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của tài

Ý ngh a khoa học: Cung cấp các dữ liệu khoa học về tầm quan trọng của thức

ăn giun nhiều tơ và n-3HUFA bổ sung đến hiệu quả sinh sản của tôm chân trắng

Ý ngh a thực tiễn: Cung cấp thông tin về tỷ lệ giun nhiều tơ cần thiết trong thành phần thức ăn của tôm chân trắng, đạt hiệu quả sinh sản và kinh tế

Cải tiến quy trình nuôi vỗ để chủ động cho sinh sản nhân tạo tôm chân trắng, góp phần nâng cao chất lượng con giống trong sản xuất giống nhằm phát triển nuôi thương phẩm bền vững

Trang 13

Chư ng 1

T NG QUAN TÀI LI U NGHI N CỨU

1.1 Một số ặc iểm sinh học của tôm ch n trắng

Hình 1.1: Tôm ch n trắng Litopenaeus vannamei

- Tên Tiếng Anh: Pacific White shrimp, White leg shrimp

- Tên Tiếng Việt : Tôm thẻ chân trắng, tôm chân trắng, tôm he chân trắng

1.1.2 Đặc iểm hình thái

Nhìn bên ngoài tôm chân trắng giống với tôm thẻ Trung Quốc (Fenneropen

chinensis), và tôm bạc (Fenneropenaeus merguiensis) Tôm có màu trắng đục, trên

Trang 14

thân không có đốm vằn, chân bò có màu trắng ngà nên gọi là tôm chân trắng, chân bơi

có màu vàng, các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh Râu tôm có màu đỏ gạch và dài gấp rưỡi lần chiều dài thân, chủy tôm có 8 - 9 răng cưa ở gờ phía trên, có 2 – 4 (đôi khi có 5 - 6 răng cưa ở phía bụng) Vỏ giáp có những gai gân và gai râu rất rõ, không

có gai mắt và gai đuôi, không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chủy khá dài.Có 6 đốt bụng, 3 đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp, gai đuôi không phân nhánh [9]

Hình1.2: Đặc iểm hình thái cấu tạo ngoài tôm ch n trắng [14]

1.1.3 Đặc iểm ph n ố

Tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (Bone 1931) là tôm nhiệt đới, phân

bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê-hi-cô, vùng biển Equađo; Hiện tôm chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông á và Đông Nam á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia và Việt Nam.

Trong tự nhiên tôm sống nơi đáy cát, độ sâu 0-72m, nhiệt độ nước 25 – 32o

C,

độ mặn 28 - 34‰, pH từ 7,7 – 8,3 Tôm trưởng thành thích sống ở vùng ven biển, tôm con ưa sống ở vùng cửa sông nơi có nguồn dinh dưỡng dồi dào Ban ngày tôm vùi mình trong bùn, ban đêm đi kiếm ăn, tôm lột xác vào ban đêm Trong môi trường thí nghiệm thì ít thấy tôm ăn thịt lẫn nhau, nhờ tập tính này mà tỉ lệ hao hụt thấp hơn tôm

sú rất nhiều [9]

Chủy Mắt Giáp đầu ngực Đốt bụng 2

Đốt bụng3 Đốt bụng 4

Đốt bụng 5 Đốt bụng 6

Telson

Chân bơi (5 cặp) Chân bò (5 cặp)

Anten

Đốt bụng 1

Trang 15

1.1.4 Tập tính sống

Tôm chân trắng thích nghi với độ mặn trong khoảng 0 - 50‰, chúng có thể sinh trưởng được trong cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn Khoảng độ mặn tốt nhất cho tôm phát triển là 10 - 30‰

Tôm sống trong phạm vi từ 9 – 41oC, tuy nhiên nhiệt độ tốt cho tôm phát triển

là 25 – 32oC, song chúng vẫn thích nghi được khi nhiệt độ thay đổi lớn

Ngưỡng oxy thấp là 1,2 mg/L, tôm càng lớn thì ngưỡng oxy càng cao [9]

1.1.5 Tính n và nhu cầu dinh dưỡng

Tôm chân trắng là loài ăn tạp, thức ăn bao gồm thực vật, động vật ở dạng xác phiêu sinh vật, cặn bã hữu cơ, lab - lab, các sinh vật đáy, cho đến thức ăn viên khô [45] Giống như những loài tôm he khác, thức ăn của tôm chân trắng cũng cần một tỷ

lệ thích hợp các chất chủ yếu trong thành phần dinh dưỡng như protid, lipid, glucid, vitamin và muối khoáng Dinh dưỡng thiếu hoặc không cân đối về tỷ lệ các thành phần đã nêu trên đều ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và sức khoẻ của tôm

Nhiều nghiên cứu đã tiến hành để xác định hàm lượng protein phù hợp trongthức

ăn của tôm chân trắng, nhưng có sự sai khác giữa các kết quả đã thông báo Trong nghiên cứu nhu cầu protein ở tôm chân trắng, Smith và cộng sự đã cho rằng, hàm lượng protein phù hợp trong thức ăn của tôm khoảng 36% hoặc cao hơn Tuy nhiên,ở một số nghiên cứu khác, tác giả Cousin và cộng sự (1993), Aranyakananda (1993) cho rằng hàm lượng protein phù hợp trong thức ăn của tôm chân trắng vào khoảng 30% và 15% [14]

Lim và cộng sự (1997) đã chỉ ra rằng hàm lượng omega -3 cao trong dầu cá mòi rất tốt cho sự sinh trưởng của tôm chân trắng Trong các loại dầu thực vật, loại dầu giàu linolenic acid (18:3n-3) có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại dầu giàu linoleic acid (18 : 2n-6) Tác giả kết luận rằng cả 2 loại acid béo n-6 và n-3 cần thiết trong khẩu phần ăn, tuy nhiên, acid béo không bão hòa hòa cao (n-3 HUFA) tạo ra mức tối

ưu cho sự phát triển, hiệu quả thức ăn, và tỷ lệ sống [41]

1.1.6 Sinh trưởng và lột xác

Trong quá trình tăng trưởng, khi khối lượng và kích thước tăng lên đến mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ ngoài để lớn lên Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng khi tôm đang trong thời kỳ sinh sản Tôm sau khi lột xác, vỏ còn

Trang 16

mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng này, có thể điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn có ảnh hưởng tới sự lột xác của tôm

1.1.7 Đặc iểm sinh sản

1.1.7.1 Tuổi thành thục

Tuổi thành thục sinh dục của tôm chân trắng đực và cái thường từ 6 - 7 tháng tuổi trở lên Tùy vào điều kiện sống tôm cái có thể tham gia sinh sản lần đầu có khối lượng trên 28g, và sự thành thục sinh dục lần đầu của con đực có khối lượng 20g

Sự thành thục sinh dục của tôm thông qua tác động của tuyến nội tiết, hormon kìm hãm sự thành thục sinh dục (GIH – Gonad Inhibiting Hormone) được sản xuất bởi

tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống mắt, vận chuyển tới tuyến nút (sinus gland) và khi cần thì tiết ra Khi cắt cuống mắt tức là thúc đẩy chu kỳ lột xác, đem lại

sự thành thục sớm hơn [14]

1.1.7.2 Đặc điểm giao vĩ và đẻ trứng

Tôm chân trắng có sự phân biệt giới tính đực và cái, thường tôm cái có kích cỡ lớn hơn tôm đực Tôm cái đẻ trứng ra môi trường và không mang trứng trong phần bụng [37] Tôm chân trắng cái đẻ trứng ở vùng xa bờ, phôi và ấu trùng tôm theo dòng nước được di chuyển vào gần bờ trong quá trình phát triển Tôm hậu ấu trùng di chuyển vào vùng cửa sông, nơi có nguồn dinh dưỡng phong phú và độ mặn thấp Chúng sinh trưởng ở các vùng này và di chuyển ra xa bờ khi trưởng thành để tiến hành giao v và đẻ trứng

Trong tự nhiên, tôm mẹ đẻ trứng ở độ sâu 70m nước, độ mặn 35‰, nhiệt độ nước 26 – 28o

C [33] Quá trình di cư sinh sản của tôm chân trắng phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố môi trường cũng như các yếu tố địa lý

Đến giai đoạn trưởng thành tôm bắt đầu thành thục sinh dục và tiến hành giao

v Tôm đực và tôm cái thường giao v vào buổi tối Tôm cái thành thục có túi chứa tinh hở, khi giao v tôm đực phóng các túi tinh từ 2 lỗ sinh dục đực nằm ở gốc chân bò thứ 5 (petasma) dính vào đôi chân bò thứ ba đến thứ năm của con cái, có khi dính cả lên thân của con cái Trong điều kiện nuôi, tỷ lệ giao phối tự nhiên có kết quả rất thấp

Tôm cái đẻ trứng vào thời gian từ 21 - 3 giờ sáng Thời gian bắt đầu đẻ đến khi

đẻ xong chỉ độ 1- 2 phút Buồng trứng tôm cái thành thục có màu hồng, trứng tôm sau khi đẻ có màu vỏ đỗ xanh

Trang 17

1.1.7.3 Sức sinh sản của tôm chân trắng

Sức sinh sản của tôm chân trắng tuỳ thuộc vào kích thước, khối lượng và nguồn gốc tôm Tôm cái có khối lượng 30 – 45g đẻ khoảng 100.000 – 250.000 trứng [35] Trứng thụ tinh sau 14 – 16 giờ nở ra nauplius Quá trình biến thái của ấu trùng trải qua

6 giai đoạn nauplius, 3 giai đoạn zoae, 3 giai đoạn mysis và đến postlarvae

1.2 Tình hình nuôi tôm ch n trắng trên th giới và ở Vi t Nam

1.2.1 Sự phát triển nuôi tôm ch n trắng trên th giới:

Tôm chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO Fishery Statistic, 2011) Đến năm 1992, chúng đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước Nam Mỹ (Wedner Rosenberry,1992) Khi đó nhiều nước Châu Á

đã tìm cách hạn chế phát triển tôm chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú Cho đến năm

2003 thì các nước châu Á bắt đầu nuôi đối tượng này và sản lượng tôm chân trắng trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm, đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn(FAO, 2011) Đến năm 2012 sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn (GOAL 2013) Các nước nuôi tôm chủ yếu trên thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador, Mexico, Venezuela, Honduras, Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt Nam, Malaysia, Thái Bình Dương, đảo Peru, Colombia, Costa Rica, Panama, El Salvador, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Philippines, Campuchia, Suriname, Saint Kitts, Jamaica, Cuba, Cộng hòa Dominica, Bahamas(FAO, 2012) Trong

đó Trung Quốc có sản lượng cao nhất thế giới đạt khoảng 1,3 triệu tấn vào năm 2012 (GOAL, 2012) Hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh và siêu thâm canh Dự kiến sản lượng tôm chân trắng đạt khoảng 6 triệu tấn vào năm 2015 (GOAL, 2012)

Hình 1.3 Sản lượng tôm thẻ ch n trắng trên th giới [31]

Trang 18

Tình hình dịch nh: So với tôm sú, tôm chân trắng có nhiều ưu điểm hơn về

chất lượng con giống, vì loài này đã được gia hóa qua nhiều thế hệ để tạo được con giống chất lượng cao như tăng trưởng nhanh, chịu đựng tốt với môi trường và quan trọng là tôm sạch bệnh, kháng được một số bệnh đặc thù Vì vậy, nhiều nước trên thế giới tập trung nuôi đối tượng này Tôm chân trắng được coi là loài có khả năng chống bệnh tốt hơn các loài tôm khác (Wyban and Sweeny, 1991)

Trong thực tế tôm chân trắng thường bị bệnh đốm trắng (WSSV), Taura (TSV), bệnh hoại tử cơ (IMNV) và hội chứng hoại tử cấp tính (AHPNS) gây thiệt hoại lớn Theo nhận định của các chuyên gia thủy sản trên thế giới hội chứng hoại tử cấp tính còn xuất hiện trong vài năm tới và hiện nay các nước đang tìm cách khắc phục bệnh này để duy trì nghề nuôi tôm phát triển bền vững

1.2.2 Sự phát triển nuôi tôm ch n trắng tại Vi t Nam:

Sự phát triển nuôi tôm chân trắng ở Việt Nam: Tôm chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2001 và được nuôi thử nghiệm tại 3 công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và Công ty Asia Hawaii (Phú Yên) (Bộ

NN PTNT 2010).Vào thời điểm này nước ta hạn chế phát triển nuôi tôm chân trắng

vì sợ lây bệnh cho tôm sú Đến năm 2006, ngành thủy sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm chân trắng tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, nhưng vẫn cấm nuôi tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) Đầu năm 2008, nhận thấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc… và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu quả sản xuất thấp do dịch bệnh, Bộ NN PTNT ban hành chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS cho phép nuôi tôm chân trắng tại vùng ĐBSCL nhằm đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu, giảm áp lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ Cuối năm 2012, cả nước

có 185 cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng, sản xuất được gần 30 tỷ con Sang năm

2013 (tính đến hết tháng 5), cả nước có 103 cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng, cung cấp cho thị trường 3,5 tỷ con Số trại sản xuất tôm chân trắng và tôm sú chủ yếu tập trung tại các tỉnh Nam Trung Bộ, trong đó Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà và Phú Yên chiếm khoảng 40% trong tổng số trại sản xuất giống tôm của cả nước (tương đương với 623 trại) Sản lượng giống tôm nước lợ ở khu vực này chiếm khoảng 70% tổng sản lượng giống tôm của cả nước Bên cạnh đó, các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên

Trang 19

Giang cũng là những địa phương sản xuất giống tôm chân trắng cung cấp lượng lớn tôm giống cho thị trường Tuy nhiên, chất lượng tôm giống hiện nay không đồng đều

Năm 2014, cả nước có 30 địa phương nuôi tôm nước lợ, diện tích thả nuôi đến tháng 11/2014 là gần 679.000 ha; trong đó, diện tích nuôi tôm sú là gần 585.000 ha, tôm thẻ chân trắng là trên 94.000 ha Sản lượng thu hoạch trên 593.000 tấn (tôm sú 251.000 tấn, tôm thẻ chân trắng 342.000 tấn)

Diện tích và sản lượng tôm chân trắng không ngừng được tăng lên Dự kiến đến năm 2015 sản lượng tôm chân trắng đạt khoảng 449.500 tấn

Tình hình dịch nh: Cùng với tăng nhanh về diện tích và sản lượng thì môi

trường ngày càng bị ô nhiễm dẫn đến tình hình dịch bệnh xảy ra nhiều hơn Năm

2008 diện tích bị thiệt hại là 658 ha chủ yếu là bệnh đôm trắng Tuy nhiên, dịch bệnh thật sự bùng phát từ năm 2010 đến năm 2012 với diện tích thiệt hại lên đến 7.068 ha, chủ yếu là do bệnh hội chứng hoại tử cấp tính (Bộ NN PTNT 2013) Diện tích nuôi tôm bị bệnh tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSCL và một số tỉnh khu vực Trung Trung Bộ Đến năm 2013 tình hình dịch bệnh đốm trắng và hội chứng hoại tử cấp tính đã giảm đi đáng kể so với năm2011 và 2012 (Tổng cục Thủy sản 2013), nhưng vẫn còn gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi Báo cáo của Cục Thú y, năm 2014 dịch bệnh xảy ra tại

mọi cách để kiềm chế phát triển dịch bệnh [24]

Để ngành tôm phát triển bền vững, cần có những bước đi vững chắc

1.3 Một số nghiên cứu liên quan n sinh sản nh n tạo của họ tôm he 1.3.1 Nghiên cứu liên quan n nuôi thành thục tôm ch n trắng ố mẹ

1.3.1.1 Môi trường nuôi thành thục tôm chân trắng bố mẹ

Họ tôm he có thể sinh sản tốt ở những cường độ sáng khác nhau Tuy nhiên, trong thực tế người ta vẫn có xu hướng nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ ở cường độ sáng thấp Nhiều nghiên cứu cho thấy, tôm mẹ cắt cuống mắt thích nghi được với cường độ ánh sáng rộng Tôm chân trắng có thể giao v tốt ngay cả khi nuôi ở ánh sáng mạnh hay ở ánh sáng cực yếu [42] Brown và cộng sự (1979) cho rằng tôm chân trắng nuôi thành thục tốt, thời gian cần chiếu sáng là 15h đến 16h trong ngày [30] Nhiệt độ nước thích hợp cho sinh sản của hàu hết các loài tôm he nằm trong khoảng 27- 29oC Tuy nhiên, do phân bố tự nhiên ở vùng nước sâu và gần khu vực ôn đới nên tôm chân

Trang 20

trắng có nhiệt độ thích hợp thấp hơn, đồng thời sự ổn định nhiệt độ nước là điều kiện quan trọng đối với tôm chân trắng trong điều kiện nuôi vỗ thành thục Brown và cộng

sự (1979) cho rằng khi cho đẻ nhiệt độ cần là 22 - 29oC, độ muối là 22 - 30‰ và pH 7,5 - 8,0 [30] Nghiên cứu của Vũ Văn Sáng, Nguyễn Quang Trung,Vũ Văn In,Trần Thế Mưu - Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II về “ Ảnh hưởng của mật độ nuôi

vỗ đến tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng sinh sản của tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh (litopenaeusvannamei)”, tôm nuôi vỗ ở mật độ thấp cho kết quả sinh sản cao hơn

so với tôm nuôi ở mật độ cao [7]

1.3.1.2 T nh h nh nghi n cứu v dinh dư ng tôm he bố mẹ tr n th gi i

Nghiên cứu về dinh dưỡng chủ yếu cứu tập trung xác định hàm lượng dinh dưỡng như: protein, lipid, năng lượng, các vitamin và khoáng chất Protein và lipid được xem là thành phần dinh dưỡng chính và chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần thức ăn cho giáp xác; khoáng chất, các vitamin và một vài chất khác chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng rất quan trọng trong họat động sống của chúng Tuy nhiên, các nghiên cứu về thức ăn trước đây chỉ thành công cho ương nuôi ấu trùng;

Nghiên cứu nhu cầu protein và n ng lượng cho ộng vật giáp xác

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất cho động vật ăn thịt nói chung và động vật giáp xác nói riêng Đối với động vật giáp xác, nhu cầu protein khác nhau theo loài, giai đoạn phát triển, điều kiện sinh thái môi trường, Tuy nhiên, nhìnchung không có sự sai khác lớn giữa các loài sống trong cùng điều kiện môi trường, cùng tập tính ăn, độ tuổi Ngoài việc cung cấp năng lượng cho họat động sống, protein còn cung cấp các axit amin thiết yếu cho quá trình sinh tổng hợp các tổ chức cơ quan trọng cơ thể và thay thế các cơ quan bị thoái hóa, tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học cao như enzyme và các hormone (D’Abramo, Conklin và Akiyama, 1997)

Nhu cầu potein trong giai đoạn nuôi phát dục và tái phát dục cao hơn so với các giai đoạn phát triển khác của tôm he Hiện nay thức ăn công nghiệp cho tôm bố mẹ chứa hàm lượng protein khoảng 50%, vẫn thấp hơn nhiều so với thức ăn tự nhiên Nhu cầu protein thay đổi theo loài, giai đoạn phát triển, và nguồn gốc protein Nhưng quan trọng nhất là đảm bảo được 10 loại axít amin thiết yếu cho động vật giáp xác nói chung [42]

Trang 21

Nghiên cứu nhu cầu lipid và các acid éo thi t y u

Các chất béo không no trong nhóm HUFA và PUFA như họ n-3 và họ n-6 là những chất có giá trị dinh dưỡng cao và thường được khuyến cáo sử dụng phối trộn trong thức ăn công nghiệp kể cả những sản phẩm chất lượng cao phục vụ con người Thức ăn cho tôm he chất lượng cao như Kuruma Shrimp Diet (Japan) có hàm lượng n-

3 rất cao và giá thức ăn lọai này dao động khoảng 12-14 ASD/kg (tại thị trường Úc năm 2010) Theo Alava và cộng sự, 1993a; Xu và cộng sự, 1994; Wouters và cộng sự, 2001: các nghiên cứu của trước đây cho thấy trong buồng trứng tôm he, n-3HUFA

chiếm tỷ lệ đặt biệt cao là 20:5n-3 và 22:6n- 3, và tỷ lệ này cao hơn nhiều so với sự có

mặt của chúng trong tuyyến gan tụy và đây là lý do các nhà nghiên cứu cho rằng 3HUFA đóng một vai trò quan trọng trong khẩu phần thức ăn nuôi tái phát dục tôm bố

n-mẹ [32] Tỷ lệ đẻ của tôm chân trắng Litopenaeus vannamei giảm mạnh khi cho tôm

bố mẹ khẩu phần ăn thiếu HUFA và phospholipids; cũng như thiếu HUFA và cholesterol (Wouters và cộng sự, 2001)

Báo cáo tổng quan của Wouter (2001) về dinh dưỡng tôm Penaeidae bố mẹ cho thấy khá chi tiết về nhu cầu các chất dinh dưỡng của tôm Trong đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh vai trò của lipid (HUFA, EPA, TAG –Triacylglyceride, Cholesterol [39]

Báo cáo của Treece (2001) và Wouter (2001) đã đề cập đến vai trò quan trọng của giun nhiều tơ và Artemia trong nuôi thành thục tôm bố mẹ Cả hai loại thức ăn giun nhiều tơ và Artemia sinh khối được coi là thức ăn sống để nâng cao chất lượng nhiều mặt của tôm sinh sản và được coi là thức ăn chứa những hợp chất kích thích thành thục chưa được biết đến [39], [41]

1.3.1.3 T nh h nh nghi n cứu v dinh dư ng tôm he bố mẹ trong nư c

Rất ít thông tin nghiên cứu về dinh dưỡng cho tôm bố mẹ tại Việt Nam, mặc dù nghề nuôi tôm sú phát triển mạnh trong hơn 20 năm qua Thức ăn nuôi tái phát dục tôm chân trắng bố mẹ ở Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên như: mực, giun nhiều tơ,, nhuyễn thể, hàu Một số nơi có sử dụng thức ăn công nghiệp nuôi bố mẹ tiền trưởng thành, đặc biệt cho nuôi tái phát dục nhưng hiệu quả chưa cao như: Breed S (INVE Aquaculture); Higashimaru (Higashimaru), MadMac-MS (Aquafauna Biomarine); Nippai (Japan); Rangen (Range); Zeigler (Zeigler Bros); Sketting; NuPro®, v.v

Trang 22

Nghiên cứu của Đào Văn Trí “Ảnh hưởng của thức ăn đến sự thành thục, giao

v và đẻ trứng của tôm chân trắng” cho thấy, khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau thì sự thành thục của tôm cũng khác nhau Họ chọn mực, tôm ký cư và giun nhiều tơ làm thức ăn Trong cùng điều kiện, nghiệm thức thức ăn mực tươi (50%) kết hợp với tôm kí cư (25%) và giun (25%) cho tỷ lệ giao v và tỷlệ nở cao nhất (tương ứng 91,6%

và 85,32%) và cao hơn có ý ngh a thống kê so với nghiệm thức cho tôm ăn 100% mực tươi (tương ứng 73,99% và 66,12%) với p<0,05 Không có sự khác biệt có ý ngh a (p>0,05) giữa các nghiệm thức cho ăn mực tươi + tôm ký cư và mực tươi + tôm kí cư + giun nhiều tơ Tuy nhiên, nghiệm thức phối hợp 03 nhóm thức ăn (mực tươi + tôm kí

cư + giun nhiều tơ) cho số lượng nauplius sinh ra cao hơn nhiều (130,63x103

nauplius/cá thể/lần đẻ) và có ý ngh a (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại (55,97x103nauplius/cá thể/lần đẻ; 95,25x103nauplius/cá thể/lần đẻ tương ứng) Kết quả này cho thấy giun nhiều tơ có tác động tích cực đến quá trình nuôi tái phát dục tôm bố

mẹ 24 Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Treece (2001)41, Wouters và cộng sự (2001)39, 40 cũng cho rằng giun nhiều tơ có vai trò quan trọng trong nuôi thành thục tôm bố mẹ v.v

Nghiên cứu mới nhất về thức ăn cho tôm sú bố mẹ tại Việt Nam được thực hiện

từ đề tài Nghiên Cứu sinh của Nguyễn Duy Hòa và cộng sự (2009) (chưa xuất bản) Thí nghiệm thực hiện dựa trên nguồn thức ăn tự nhiên như: mực, hàu, gan heo, giun nhiều tơ Kết quả cho thấy khẩu phần thức ăn được phối trộn theo tỷ lệ: 70,30% mực,7,66% giun nhiều tơ, 7,94% hàu, và 14,10% gan heo có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với thức ăn được phối trộn theo tỷ lệ: 37,39% mực, 16,50% giun nhiều tơ, 27,14% hàu, và 18,98% gan heo,ở các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng, số lượng trứng/ lần

đẻ (trung bình 245 ngàn trứng/ lần đẻ so với 458 ngàn trứng/ lần đẻ), tỷ lệ thành thục (57% so với 85%), và tỷ lệ đẻ (2 so với 2,18), tỷ lệ biến thái ấu trừng (87% so với 93%) Đề tài cũng cho thấy, trong thời gian nuôi thành thục từ khối lượng 80g đến trên 100g/con mà không sử dụng giun nhiều tơ thì tỷ lệ đẻ và sức sinh sản giảm rõ rệt ở đàn tôm này so với đàn tôm trước đó nuôi thành thục có bổ sung giun nhiều tơ Điều này càng khẳng định kết quả nghiên cứu của các tác giả đã đề cập về vai trò của thức ăn giun nhiều tơ trong việc nâng cao các chỉ tiêu sinh sản

Trang 23

1.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của giun nhi u t :

H thống ph n loại giun nhi u t

Ngành giun đốt Annelida

Lớp giun nhiều tơ Polychaeta

Phân lớp giun nhiều tơ di động Errantia

Bộ giun nhiều tơ di động Phyllodocida

Phân bộ Nerediformia

Họ Nereididae

Giống Perinereis

Loài Perinereis nuntia var brevicirris (Grube, 1857)

Giun nhiều tơ có tầm quan trọng trong l nh vực thương mại, được sử dụng làm mồi cho các hoạt động câu cá giải trí; như là một loài chỉ thị để đánh giá trình trạng môi trường của cộng đồng sinh vật đáy trong môi trường biển ven bờ (Rhee và đồng tác giả, 2012) [45] Tuy nhiên giá trị thương mại không chỉ giới hạn ở l nh vực này

mà được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản, dùng làm thức ăn tươi sống cho tôm bố mẹ, với mục đích nâng cao mức độ thành thục, chất lượng trứng và tinh trùng (Wouters và đồng tác giả, 2001) [46]

Giun nhiều tơ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, bao gồm một lượng lớn chất béo với lượng PUFAs thích hợp cho phát triển buồng trứng của tôm biển (Techaprempreecha và đồng tác giả 2011; Limsuwatthanathamrong và đồng tác giả, 2012) [43], [44]

Giun nhiều tơ cung cấp nguồn enzyme cần thiết, các axit amin thiết yếu và kích

thích tố để kích thích sinh sản [53], giá trị dinh dưỡng của giun cát Perinereis

nuntia đạt được theo bảng sau:

Trang 24

Acid éo (mmg/g) Giá trị

Tại Thái Lan giun nhiều tơ cát được dùng làm thức ăn chủ yếu để thúc đẩy sự trưởng thành thành thục trước khi giao phối trong các trang trại sản xuất giống Nitsara

và cộng sự, Phòng Thí nghiệm Microarray Karoonuthaisiri, Trung tâm Quốc gia về Kỹ

thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học (BIOTEC), Thái Lan

“Nghiên cứu ảnh hưởng của giun nhiều tơ cát đến tăng trưởng, tỷ lệ sống, hiệu suất sinh sản và sinh lý học của tinh trùng cùng hình thái của cá thể tôm sú bố mẹ” Kết quả, sinh lý và tập tính sinh học của nhóm ăn giun nhiều tơ có màu trắng, trong khi đó nhóm cho ăn thức ăn viên có sắc tố không rõ ràng Thay đổi về hình thái của tinh trùng cho thấy số lượng tinh trùng ít hơn bình thường (một nửa méo mó, đầu và đuôi biến dạng) trong nhóm ăn giun nhiều tơ Phân tích dinh dưỡng cho thấy giun nhiều

tơ có tổng lượng protein, hàm lượng chất béo và axit béo thiết yếu cao hơn đáng kể (a t

arachidonic và a it eicosapentaenoic) nhưng hàm lượng chất xơ chiếm tỷ lệ thấp Hơn

nữa, phân tích mô học của gan tụy có nhiều không bào, trong đó có glycogen và chất béo trong nhóm ăn giun nhiều so với nhóm ăn thức ăn viên

Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy giun nhiều tơ đem lại lợi ích đến

sự phát triển, tồn tại và hoạt động tinh trùng, thúc đẩy sự trưởng thành sinh sản ở cá thể tôm sú bố mẹ thuần hóa [52]

Trang 25

Chư ng 2 PHƯ NG PHÁP NGHI N CỨU

2.1 Thời gian, ịa iểm và ối tượng nghiên cứu

2.1.1 Thời gian nghiên cứu: Từ 06/2013 đến 11/2014

2.1.2 Địa iểm nghiên cứu:

Trung tâm Tư vấn, Sản xuất và Dịch vụ Khoa học Công nghệ Thủy sản, cơ sở sản xuất tôm giống Sông Lô, đường Nguyễn Tất Thành, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang

2.1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Tôm chân trắng Litopenaeusvannamei Boone,1931

2.2 S ồ khối nội dung nghiên cứu

Hình 2.1 S ồ khối nội dung nghiên cứu

K t luận và xuất ý ki n

Tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

Nghiên cứu ảnh hưởng của n-3HU A sung và thức n giun nhi u t n

hi u quả sinh sản của tôm ch n trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)

Ảnh hưởng của việc bổ sung n-3HUFA trong thức

1 25% giun nhiều tơ

2 50% giun nhiều tơ

3 75% giun nhiều tơ

4 100% giun nhiều tơ

Trang 26

2.3 Phư ng pháp ti n hành các nghiên cứu

2.3.1 Ảnh hưởng của giun nhi u t cát và giun nhi u t huy t n sinh sản

nh n tạo tôm ch n trắng ố mẹ

* Điều kiện thí nghiệm: tôm bố mẹ tuyển chọn trong các thí nghiệm được phân

bổ đồng đều về khối lượng và số lượng Tôm khỏe mạnh, hình dạng ngoài sáng bóng, đầy đủ phụ bộ, và đặc biệt không bị tổn thương phần lưng Khối lượng tôm bố: 40 - 50g/con, tôm mẹ 55 - 65g/con

* Bố trí thí nghiệm: tôm được nuôi trong 3 bể xi măng thể tích 6m3/bể (cho ăn tương ứng với 3 nghiệm thức ăn dưới đây), mật độ: 10 cặp tôm bố mẹ/bể Mỗi tôm mẹ được gắn số, đánh dấu

- Theo dõi số liệu trên từng con tôm mẹ (số lần lặp 10 lần, n = 10, đơn vị thí nghiệm là con tôm)

- Điều kiện môi trường: nhiệt độ 28,5 – 29oC, pH 7,8 – 8,4, độ mặn 32 – 35 ‰,

2 50% giun huyết (+ 25% mực + 25% hàu)

3 25% giun cát + 25% giun huyết (+ 25% mực + 25% hàu)

Tôm bố mẹ Hawaii nhập về được nuôi dưỡng cách ly 15 ngày Sau đó phân bổ vào các

bể thí nghiệm, được cho ăn theo 3 nghiệm thức thức ăn trên trong vòng 1 tháng, tiến hành lấy số liệu

* Các chỉ tiêu theo dõi: lượng trứng, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nở, lượng nauplius thu được ở mỗi con tôm mẹ/1lần đẻ và chất lượng nauplius Ngoài ra, theo dõi tỷ lệ sống từ nauplius đến postlarvae10

2.3.2 Nghiên cứu xác ịnh tỷ l giun nhi u t thích hợp trong thành phần thức n của tôm ch n trắng ố mẹ

* Điều kiện thí nghiệm: tôm bố mẹ tuyển chọn trong các thí nghiệm được phân

bổ đồng đều về khối lượng và số lượng Tôm khỏe mạnh, hình dạng ngoài sáng bóng, đầy đủ phụ bộ, và đặc biệt không bị tổn thương phần lưng Khối lượng tôm bố: 40-50g/con, tôm mẹ 55-65g/con

Trang 27

* Bố trí thí nghiệm: Tôm được nuôi trong 4 bể xi măng thể tích 6m3/bể(cho ăn tương ứng với 4 nghiệm thức ăn dưới đây), mật độ: 10 cặp tôm bố mẹ/bể Mỗi tôm mẹ được gắn số, đánh dấu

- Theo dõi số liệu trên từng con tôm mẹ (số lần lặp 10 lần, n = 10, đơn vị thí nghiệm là con tôm)

- Điều kiện môi trường: nhiệt độ 28,5 – 29oC, pH 7,8 – 8,4, độ mặn 32 – 35 ‰,

2 50% giun nhiều tơ (25% giun cát + 25% giun huyết + 25% mực + 25% hàu)

3 75% giun nhiều tơ (37,5% giun cát + 37,5% giun huyết + 12,5% mực + 12,5% hàu)

4 100% giun nhiều tơ (50% giun cát + 50% giun huyết)

Tôm bố mẹ Hawaii nhập về được nuôi dưỡng cách ly 15 ngày Sau đó phân bổ vào các

bể thí nghiệm, được cho ăn theo 4 nghiệm thức thức ăn trên trong vòng 1 tháng, tiến hành lấy số liệu

* Các chỉ tiêu theo dõi: lượng trứng, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nở, lượng nauplius thu được ở mỗi con tôm mẹ/1lần đẻ và chất lượng nauplius Ngoài ra, theo dõi tỷ lệ sống từ nauplius đến postlarvae10

2.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của n-3HU A sung trong thức n n sinh sản của tôm ch n trắng ố mẹ

* Điều kiện thí nghiệm: tôm bố mẹ tuyển chọn trong các thí nghiệm được phân

bổ đồng đều về khối lượng và số lượng Tôm khỏe mạnh, hình dạng ngoài sáng bóng, đầy đủ phụ bộ, và đặc biệt không bị tổn thương phần lưng Khối lượng tôm bố: 40 - 50g/con, tôm mẹ 55 - 65g/con

* Bố trí thí nghiệm: Tôm được nuôi trong 3 bể xi măng thể tích 6m3/bể (cho ăn tương ứng với 3 nghiệm thức ăn dưới đây), mật độ: 10 cặp tôm bố mẹ/bể Mỗi tôm mẹ được gắn số, đánh dấu

Trang 28

- Theo dõi số liệu trên từng con tôm mẹ (số lần lặp 10 lần, n = 10, đơn vị thí nghiệm là con tôm)

- Điều kiện môi trường: nhiệt độ 28,5 – 29oC, pH 7,8 – 8,4, độ mặn 32 – 35 ‰ ,

Bố trí điều kiện môi trường ở các thí nghiệm giống nhau hoàn toàn, vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của tôm, trong đó có điều kiện môi Ở đây chúng ta nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn nên cần tạo điều kiện môi trường không sai khác nhau, thật tối ưu nhất

+ Sức sinh sản thực tế (số trứng/tôm mẹ đẻ được):

Trang 29

Số tôm thành thục đƣa vào giao v + Tỷ lệ tôm đẻ có giao v (%)

Số tôm mẹ giao v đƣa vào cho đẻ +Tỷ lệ thụ tinh (%):

Tổng số trứng thu đƣợc + Tỷ lệ nở (%):

Tỷ lệ nở =

Tổng lƣợng nauplius nở

x 100 Tổng số trứng thu đƣợc

Trang 30

Bảng 2.1 Các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng nauplius

A: Số ấu trùng tôm còn lại

B: Số ấu trùng tôm lấy để thí nghiệm

C: Số ấu trùng tôm ban đầu

2.3.4.3 Xác định các thông số môi trường

- Nhiệt độ nước đo ngày 2 lần vào lúc 8h và 14h bằng nhiệt kế thuỷ ngân, độ chính xác 1%

- Độ mặn của nước được đo 1 lần/ngày bằng khúc xạ kế, độ chính xác 1‰

Ngày đăng: 31/10/2016, 09:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w