1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

An toàn điện trong phòng học

15 776 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Lời nói đầu năng phục vụ cho nhu cầu học tập,lao động,sản xuất và góp phần then chốt trong việc phát triển kinh tế.Nói đến vấn đề học tập,điện năng đem lại rất nhiều lợi ích,trước mắt ta

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ-VIỄN THÔNG

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN

An toàn điện trong lớp học

GVHD : thầy Phạm Mạnh Hùng

Sinh viên : Nguyễn Văn Hoan

HÀ NỘI 12 /2015

Trang 2

Contents

Phục lục hình ảnh: 3

Lời nói đầu 4

I-Vai trò của điện năng trong phòng học 5

1-Điện năng là gì? 5

2-Vai trò của điện năng trong phòng học 5

II-Những mối nguy hại của điện năng trong phòng học 6

1-Sử dụng điện với đôi tay ướt 6

2-Dây điện bị lỗi hoặc bị ăn mòn 6

3-Đổ nước vào nguồn điện 7

4-Bóng đèn quá nóng 8

5-Lạm dụng các ổ điện mở rộng 8

6-Dây điện tỏa nhiệt 8

III-Những tai nạn thường gặp khi sử dụng điện có thể xảy ra tại lớp học 8

1-Chạm trực tiếp vào dòng điện 8

2-Tai nạn điện do tiếp xúc gián tiếp vào nguồn điện 9

IV-Làm thế nào để đảm bảo an toàn điện trong phòng học 10

1-Những việc nên làm 10

2-Những việc không nên làm 11

IV- Các biện pháp sơ cứu khi gặp tai nạn điện ở lớp học 12

V-Kết luận 14

Tài liệu tham khảo: 15

Trang 3

Phục lục hình ảnh:

Hình 1 : Các thiết bị sử dụng trong phòng học

Hình 2 : Sử dụng điện với đôi tay ướt

Hình 3 :Dây điện bị lỗi

Hình 4 : Đổ nước vào nguồn điện

Hình 5 :Lạm dụng mở rộng ổ điện

Hình 6 : Tai nạn điện do tiếp xúc trực tiếp vào nguồn điện

Hình 7 : Tai nạn điện tại phòng học do gián tiếp tiếp xúc với nguồn điện

Trang 4

Lời nói đầu

năng phục vụ cho nhu cầu học tập,lao động,sản xuất và góp phần then chốt trong việc phát triển kinh tế.Nói đến vấn đề học tập,điện năng đem lại rất nhiều lợi ích,trước mắt ta có thể thấy rõ rằng điện năng phục vụ cho nhu cầu chiếu sáng phòng học,giúp vận hành các thiết bị thí nghiệm,các thiết bị phục vụ nhu cầu giảng dạy như máy chiếu,máy tính Có thể thấy vai trò của điện năng đóng góp cho học tập rất nhiều,điện năng có mặt ở khắp các phòng học,phòng thí nghiệm,thư viện,phòng đọc…Chúng ta có thể thấy được những tác dụng vô cùng lớn của nó,bên cạnh đó chúng ta cũng cần quan tâm đến việc làm sao sử dụng cho an toàn,hợp lý cũng là điều cần được lưu ý.Ở bài viết này sẽ giúp hiểu một cách sơ lược là làm thế nào để sử dụng điện tại phòng học sao cho an toàn và hiệu quả nhất

Bài viết này em sẽ trình bày sơ lược các vấn đề như sau :

Vai trò của điện năng trong các phòng học Những mối nguy hại của điện năng trong phòng học Những tai nạn thường gặp khi sử dụng điện có thể xảy ra tại lớp học

Làm thế nào để đảm bảo an toàn điện khi sử dụng trong phòng học

Các biện pháp sơ cứu khi gặp tai nạn điện ở lớp học

Em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Mạnh Hùng đã định hướng và hướng dẫn em thực hiện đề tài

Trang 5

I-Vai trò của điện năng trong phòng học

1-Điện năng là gì?

Điện năng là năng lượng của dòng điện(công của dòng điện)

Điện năng là nguồn động lực,nguồn năng lượng cho các máy,thiết bị trong sản xuất và đời sống,nhờ có điện năng mà quá trình sản xuất được tự động hóa

Hình 1 : Các thiết bị sử dụng trong phòng học

2-Vai trò của điện năng trong phòng học

Phòng học là nơi có diện tích tương đối nhỏ,có các thiết bị chuyên dụng để phục vụ nhu cầu học tập,giảng dạy,nghiên cứu

Điện năng giúp các thiết bị điện hoạt động :

Các thiết bị chiếu sáng : bóng đèn tuýp,đèn học…

Trang 6

Các thiết bị giảng dạy : máy chiếu,ti vi,máy tính…

Các thiết bị làm mát : quạt điện,điều hòa…

Các thiết bị khác : máy móc,công cụ phục vụ cho nhu cầu thí nghiệm,nghiên cứu…

Có thể nhận thấy rằng điện năng nhằm giúp con người nâng cao hiệu quả của công việc học tập,giảng dạy cũng như là nghiên cứu

II-Những mối nguy hại của điện năng trong phòng học

Đối với quy mô phòng học em xin liệt kê các mối nguy hại có thể thấy được như sau:

1-Sử dụng điện với đôi tay ướt

Trong phòng học,học sinh hoặc giáo viên có thể do vô ý để tay ướt chạm vào các ổ điện hoặc dùng tay ướt bật,tắt các thiết bị điện

Hình 2 : Sử dụng điện với đôi tay ướt

2-Dây điện bị lỗi hoặc bị ăn mòn

Trong quá trình sử dụng các thiết bị điện,dây điện bị hở hoặc bị ăn mòn có thể gây nguy hiểm tới người sử dụng

Trang 7

Hình 3 :Dây điện bị lỗi

3-Đổ nước vào nguồn điện

Học sinh hoặc giáo viên có thể sơ ý đổ nước vào nguồn điện

Hình 4 : Đổ nước vào nguồn điện

Trang 8

4-Bóng đèn quá nóng

Việc sử dụng bóng đèn trong một quá trình dài mà không kiểm tra hoặc sửa chữa thay mới có thể dẫn tới tuổi thọ bóng giảm,dễ gây quá nóng có thể gây ra cháy

nổ

5-Lạm dụng các ổ điện mở rộng

Khi sử dụng,giáo viên hoặc học sinh làm dụng việc mở rộng thêm các ổ điện mới để có thể sử dụng thêm các thiết bị khác,điều này là sai nguyên tắc có thể gây quá tải các ổ điện mở rộng

Hình 5 :Lạm dụng mở rộng ổ điện

6-Dây điện tỏa nhiệt

Dây điện dù có bao bọc cẩn thận vẫn có khả năng tỏa nhiệt,có thể bắt lửa với những vật dụng dễ cháy có thể gây ra hỏa hoạn

III-Những tai nạn thường gặp khi sử dụng điện có thể xảy ra tại lớp học

1-Chạm trực tiếp vào dòng điện

Khi làm việc với đường dây hay các thiết bị điện trong lớp học, giáo viên hoặc học sinh có thể chạm vào các phần mang điện, như chạm vào dây dẫn trần đang mang

Trang 9

điện Khi sử dụng thiết bị điện, có thể có các chỗ cách điện bị nứt, rách, vỡ để hở phần mang điện, hoặc do gió to, do giông bão làm cho dây điện đứt rơi xuống, con người hay gia súc có thể chạm vào mà gây ra tai nạn điện

Hình 6 : Tai nạn điện do tiếp xúc trực tiếp vào nguồn điện

Những nguy hại do tại nạn điện do chạm trực tiếp vào dòng điện :

-Bỏng điện : bỏng gây nên do dòng điện qua cơ thể con người hoặc do tác động của

hồ quang điện,một phần do bột kim loại nóng bắn vào gây bỏng

-Co giật cơ : khi có dòng điện qua người,các cơ bị co giật

2-Tai nạn điện do tiếp xúc gián tiếp vào nguồn điện

Khi có sự cố do hỏng cách điện, điện dò ra vỏ máy, giáo viên và học sinh chạm vào

vỏ máy thì điện đã truyền từ vỏ máy sang người, gây tai nạn Cách điện hỏng do chất lượng cách điện kém hoặc do vật liệu làm cách điện bị lão hoá theo thời gian,

do bụi bẩn hoặc không đảm bảo khe hở cách ly Những thiết bị hay dụng cụ điện tự lắp cũng có thể là nguyên nhân gây tai nạn, do vật liệu sử dụng không đảm bảo độ bền điện theo yêu cầu

Trang 10

Hình 7 : Tai nạn điện tại phòng học do gián tiếp tiếp xúc với nguồn điện Tác hại của tai nạn điện này đều nguy hại như tai nạn điện do chạm trực tiếp vào nguồn điện

IV-Làm thế nào để đảm bảo an toàn điện trong phòng học

1-Những việc nên làm

- Che chắn toàn bộ ổ cắm điện và công tắc điện trên tường bằng tấm che, và thay thế ngay những thiết bị bị hỏng

- Bảo vệ học sinh và giáo viên bằng cách dùng tấm bảo vệ che tất cả những ổ cắm không sử dụng, thiết kế dây điện ngoài tầm nhìn và tầm với

- Đảm bảo mọi thiết bị điện trong tình trạng hoạt động tốt, cách điện tốt và sử dụng chúng một cách an toàn Vì rằng khi dây điện bên trong thiết bị bị hỏng và chạm vào vỏ máy, thì những thiết bị này cũng nguy hiểm như dây điện không có vỏ bọc bên ngoài vậy

- Chỉ dùng dây nối điện cho những trường hợp sử dụng tạm thời

Trang 11

- Thường xuyên kiểm tra mọi phích cắm, ổ cấm và dây điện trong nhà Sửa chữa ngay những chỗ nối bị hở Nếu cảm thấy phích cắm điện nóng một cách bất thường, phải tắt máy và rút phích ra khỏi ổ cắm Kiểm tra dây điện, ổ cắm điện và thiết bị sử dụng điện

- Cách ly mọi thiết bị điện với nguồn nước

- Treo bảng cảnh báo ở cầu dao hoặc thiết bị ngắt điện để không ai chạm vào trong khi bạn đang thực hiện những sửa chữa nhỏ Nếu bạn không chắc bạn sẽ sửa chữa mạch điện nào, thì phải đóng cầu dao chính hoặc rút cầu chì chính Nên gọi thợ điện kiểm tra và sửa chữa khi xảy ra những trường hợp chập điện, hỏng hóc thiết bị không rõ nguyên nhân

- Khi trong phòng học có mùi cháy khét của dây điện, lập tức kiểm tra và tìm phích cắm đang quá tải và cháy hoặc thiết bị điện cháy do quá nóng để rút phích cắm và tất thiết bị điện đó

- Khi xảy ra cháy do chập điện, phải cắt ngay nguồn điện rồi dùng bình cứu hỏa đặc biệt cho sự cố cháy vì điện nếu có Trong trường hợp này không sử dụng nước, vì nước là chất dẫn điện nên có thể gây điện giật chết người

2-Những việc không nên làm

- Giật dây điện khỏi ổ cắm, cách làm này có thể làm hỏng cả phích cắm lẫn ổ cắm

- Cố dính dây điện vào một bề mặt khác bằng đinh hoặc đinh kẹp, cách làm này có thể làm hỏng vỏ bọc của dây điện Xoắn, kéo căng hoặc đi trên dây điện cũng

có thể làm hỏng phần vỏ bọc

- Đóng đinh vào tường gần ổ điện đi ngầm

Trang 12

- Sử dụng dây điện mà phần vỏ ngoài trở nên giòn hoặc bị hỏng, cho dù phần lõi vẫn chưa lòi ra ngoài Cần quấn băng keo cách điện chung quanh trong khi chờ thay dây mới

- Sửa chữa thiết bị điện khi chưa ngắt nguồn điện Sửa chữa điện khi tay bị ướt

- Nối tiếp nhiều đoạn dây nối điện với nhau

- Đi dây điện trên thảm hay dưới đồ đạc, cách lắp đặt này có thể làm hỏng vỏ bọc dây điện

- Cắm vào ổ điện số phích cắm nhiều hơn số phích mà nó có thể chịu được một cách an toàn, do hệ thống quá tải có thể dẫn đến cháy nổ, hỏng hóc

IV- Các biện pháp sơ cứu khi gặp tai nạn điện ở lớp học

Trong phần này sẽ đề cập đến việc sơ cứu người bị điện giật,cần làm những gì khi tại lớp học có người bị điện giật.Các bước sau đây cần thực hiện ngay lập tức:

 Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

-Khi phát hiện người bị điện giật, trước tiên cần nhanh chóng tách nạn nhân

ra khỏi dòng điện bằng cách cắt cầu dao điện Có thể dùng bất cứ một vật dụng gì khô nhưng không phải bằng kim loại để đẩy, tách nạn nhân ra khỏi dòng điện

Lưu ý: Không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn bao nylon, vải khô, đi guốc dép khô hay đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra

 Đặt nạn nhân nơi thoáng mát : sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

cần đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát

Trang 13

 Kiểm tra nạn nhân còn tỉnh hay đã ngất xỉu

-Bạn nên kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách, áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có di động hay không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân

-Với trường hợp nạn nhân vẫn còn tỉnh: cần theo dõi nhịp nạn nhân vì rất có thể nạn nhân vẫn còn bị sốc và rối loạn nhịp tim do tai nạn gây ra.Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại Động viên, an ủi để nạn nhân yên tâm

Với trường hợp người bị tai nạn bất tỉnh cần thực hiện hô hấp nhân tạo theo các bước sau:

-Đầu tiên bạn đặt nạn nhân nằm nghiêng, gập hai tay nạn nhân đặt bên dưới mặt Cách này sẽ giúp cho đờm, dãi trong miệng nạn nhân tự chảy ra ngoài, giúp nạn nhân hô hấp bình thường trở lại

miệng - miệng với những nạn nhân không bị tổn thương miệng Còn đối với những nạn nhân bị thương ở miệng ta sẽ dùng cách miệng - mũi

-Xoa bóp tim là thao tác ấn cho lồng ngực của nạn nhân nén xuống 3-4 cm với tần suất 60-80 lần/phút

-Những phương pháp này sẽ giúp cho đường thở của nạn nhân được thông, giúp nạn nhân có thể hô hấp trở lại

Trang 14

-Ngay sau khi sơ cứu, hãy đưa nạn nhân tới cơ sở y tế nơi gần nhất để được các bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe

V-Kết luận

Qua đề tài tìm hiểu về “an toàn điện trong lớp học”,em mong đóng góp được phần nào những thông tin cần thiết để đảm bảo việc sử dụng điện tại các phòng học được hiệu quả cũng như an toàn nhất

Trang 15

Tài liệu tham khảo:

http://alobacsi.com/benh-thuong-gap/benh-thuong-gap-so-cap-cuu/nhung-cach-so-cuu-cho-nan-nhan-bi-dien-giat-a20141119092931602c546.htm

http://dantri.com.vn/suc-khoe/so-cuu-khi-bi-dien-giat-1147984418.htm

https://sites.google.com/site/truongvanchinhantoanlaodong/chuon/3

Ngày đăng: 30/10/2016, 19:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w