1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

An toàn điện trong công nghiệp

18 3,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 5,12 MB

Nội dung

Đề tài “ An toàn điện trong công nghiệp” của em mang đến thông tin một cách khái quát nhưng khá đầy đủ về ảnh hưởng của dòng điện đối với cơ thể người và những quy định về an toàn điện h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

====o0o====

TIỂU LUẬN AN TOÀN BỨC XẠ VÀ AN TOÀN ĐIỆN TRONG Y TẾ

Đề tài: An toàn điện trong công nghiệp

Giáo viên hướng dẫn : Ths Phạm Mạnh Hùng

Sinh viên thực hiện :

Nguyễn Văn Thuân 20114638 DTVT07 – K56

Trang 2

Hà Nội, 12/2015

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Như chúng ta đã biết điện năng rất có ích cho cuộc sống của chúng

ta hiện nay, nhờ có điện mà đời sống chúng ta trở nên hiện đại và văn minh hơn Ngày nay điện năng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta Điện năng xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và ở các hộ gia đình Nhưng bên cạnh đó không phải là ai cũng có các biện pháp sử dụng điện an toàn Trong tất cả các lĩnh vực thì vấn đề an toàn điện luôn được đặt lên hàng đầu Đặc biệt là trong ngành công nghiệp thì điện là không thể thiếu Vì nếu không có điện thì sẽ không khởi chạy được máy móc để hoạt động và các ngành công nghiệp cũng theo đó mà ngừng hoạt đông luôn Vì vậy điện rất quan trọng trong các ngành công nghiệp Vì thế còn người luôn coi trọng việc sử dụng điện trong các ngành công nghiệp và vấn đề an toàn điện trong công nghiệp luôn được đề cao

Thật vậy, trong ngành điện lĩnh vực an toàn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, nó ảnh hưởng tới tính mạng con người, đến tài sản của nhà nước và nhân dân Trong ngành công nghiệp cũng vây, số lượng người làm việc trong ngành công nghiệp chiếm tỉ lệ rất lớn trong xã hội Và việc đảm bảo an toàn trong lao động luôn được đề cao Nếu để xảy ra sơ sót nhỏ nào thì hậu quả sẽ vô cùng lớn Không những ảnh hưởng đến tình mạng con người mà nó còn ảnh hưởng đến kinh tế, tài chính và kéo theo

đó là rất nhiều thứ bị ảnh hưởng Vấn đề an toàn điện không chỉ là trách nhiệm của người quản lí mà nó là trách nhiệm của mỗi người công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp Vì vậy, tất cả mọi người đểu phải được trang bị mốt số kiến thức nhất định về điện và an toàn điện để có thể phòng tránh

Đề tài “ An toàn điện trong công nghiệp” của em mang đến thông tin một cách khái quát nhưng khá đầy đủ về ảnh hưởng của dòng điện đối với cơ thể người và những quy định về an toàn điện hiện nay từ đó có phương pháp phòng tránh, hạn chế gây ra các tai nạn không đáng có đối với con người và cách cấp cứu nạn nhân

Em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Mạnh Hùng đã tận tình giúp đỡ em trong việc giảng dạy truyền đạt kiến thức ở trên lớp cũng như việc giao tìm hiểu đề

Trang 3

tài bài tiểu luận Chúc Thầy có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt Mặc dù đã

cố gắng nhưng do hiểu biết không được sâu xa nên trong bài tiểu luận của em cũng không thê tránh những thiếu sót Rất mong Thầy cùng các bạn xem và góp ý để em

có thể hoàn thiện và có lượng kiến thức để sau này làm việc có thể phòng tránh được những tai nạn đáng tiếc do điện gây ra

Em xin cảm ơn!

A.

Trang 4

Chương 1 Tổng quan về an toàn điện

1.1 Khái niệm chung về an toàn điện

Khi một mạng điện đang làm việc, các dây điện pha mang điện áp và các thiết bị điện làm việc được cách điện với vỏ trái đất Cơ thể con người có thể xem như một điện trở Có 2 loại chạm điện gây nguy hiểmChạm điện trực tiếp: Xảy ra khi người tiếp xúc với dây dẫn trần mang điện trong tình trạng bình thường Do vô tình, không phải do công việc yêu cầu tiếp xúc hay do công việc bắt buộc phải tiếp xúc với dây điện

Hình Hình minh họa tiếp xúc trực tiếp

Chạm gián tiếp vào bộ phận kim loại của thiết bị bị chạm vỏ lúc thiết bị không nối đất hoặc nối đất

1.2 Các nguyên nhân gây tai nạn điện

Phần lớn các trường hợp bị điện giật là do chạm phải vật dẫn điện hoặc vật

có điện áp xuất hiện bất ngờ và thường xảy ra đối với người không có chuyên môn

Nguyên nhân xảy ra tai nạn về điện:

 Do trình độ tổ chức công tác lắp đặt xây dựng sửa chữa

Trang 5

Hình Công tác lắp đặt

 Do vi phạm quy trình kĩ thuật an toàn, đóng điện khi có người đang sữa chữa, thao tác vận hành thiết bị điện không đúng quy trình

Hình Nguyên nhân kĩ thuật an toàn

 Sữa chữa điện không cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện

Trang 6

Hình Nguyên nhân không cắt nguồn điện

 Sử dụng các đồ dùng bị rò điện ra vỏ

Hình Nguyên nhân thiết bị rò rỉ

 Chạm trực tiếp vào dây điện trần không bọc cách điện hoặc dây dẫn hở cách điện

Trang 7

Hình Nguyên nhân chạm trực tiếp vào dây điện

1.2.1 Tác dụng của dòng điện khi chạy qua cơ thể người

 Tác dụng nhiệt: làm cháy bỏng thân thể, thần kinh, tim não và các cơ quan nội tạng khác gây ra các rối loạn nghiêm trọng về chức năng

 Tác dụng điện phân: biểu hiện ở việc phân ly máu và các chất lỏng hữu cơ dẫn đến phá huỷ thành phần hoá lý của máu và các tế bào

 Tác dụng sinh lý: gây ra sự hưng phấn và kích thích các tổ chức sống dẫn đến co rút các bắp thịt trong đó có tim và phổi Kết quả có thể đưa đến phá hoại, thậm chí làm ngừng hẳn hoạt động hô hấp và tuần hoàn

1.2.2 Các nguyên nhân chủ yếu gây chết người bởi dòng điện

Thường là tim phổi ngừng làm việc và sốc điện:

 Tim ngừng đập là trường hợp nguy hiểm nhất và thường cứu sống nạn nhân hơn là ngừng thở và sốc điện Tác dụng dòng điện đến cơ tim có thể gây ra ngừng tim hoặc rung tim Rung tim là hiện tượng co rút nhanh và lộn xộn các sợi cơ tim làm cho các mạch máu trong cơ thể bị ngừng hoạt động dẫn đến tim ngừng đập hoàn toàn

 Ngừng thở thường xảy ra nhiều hơn so với ngừng tim, người ta thấy bắt đầu khó thở do sự co rút do có dòng điện 20-25mA tần số 50Hz chạy qua cơ thể Nếu dòng điện tác dụng lâu thì sự co rút các cơ lồng ngực mạnh thêm dẫn đến ngạt thở, dần dần nạn nhân mất ý thức, mất cảm giác rồi ngạt thở cuối cùng tim ngừng đập và chết lâm sàng

 Sốc điện là phản ứng phản xạ thần kinh đặc biệt của cơ thể do sự hưng phấn mạnh bởi tác dụng của dòng điện dẫn đến rối loạn nghiêm trọng tuần hoàn,

hô hấp và quá trình trao đổi chất Tình trạng sốc điện kéo dài độ vài chục phút cho đến một ngày đêm, nếu nạn nhân được cứu chữa kịp thời thì có thể bình phục

Trang 8

1.2.3 Giá trị dòng điện qua cơ thể con người

Giá trị lớn nhất của dòng điện không nguy hiểm đối với người là Ing

< 10mA đối với dòng điện xoay chiều có tần số công nghiệp và Ing < 50mA đối dòng điện một chiều

Với dòng điện xoay chiều khoảng (10:50)mA, người bị điện giật khó

có thể tự mình rời khỏi vật mang điện vì sự co giật của các cơ bắp

Khi giá trị dòng điện vượt quá 50 mA, có thể đưa đến tình trạng chết do điện giật vì sự mất ổn định của hệ thần kinh và sự co giãn của các sợi cơ tim và làm tim ngừng đập

Cường độ dòng

điện (mA)

Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người

nóng

8÷10

Tay khó rời vật mang điện nhưng có thể rời được, ngón tay, khớp tay, bàn tay cảm thấy đau

Nóng tăng lên rất mạnh

tăng lên, rất khó thở

Nóng tăng lên và bắt đầu

có hiện tượng co quắp

quắp, khó thở

Bảng Mức độ phản ứng của cơ thể đối với dòng điện xoay chiều và mộtchiều

1.2.4 Đường đi của dòng điện qua người

Nếu dòng điện đi qua tim hay vị trí có hệ thần kinh tập trung hoặc vị trí các khớp nối ở tay thì mức độ nguy hiểm càng cao

Những vị trí nguy hiểm là: vùng đầu (đặc biệt là vùng: óc, gáy, cổ, thái dương), vùng ngực, vùng cuống phổi, vùng bụng và thông thường là những vùng tập trung dây thần kinh như đầu ngón tay, chân

Đường đi dòng điện qua người Phân lượng dòng điện qua tim (%)

Trang 9

Từ chân qua chân 0,4

Bảng Con đường dòng điện qua cơ thể người

Người ta thường đo phân lượng dòng điện qua tim để đánh giá mức độ nguy hiểm của các dòng điện qua người Bằng thực nghiệm, phân lượng dòng điện qua tim theo các con đường dòng điện qua người (bảng 2)

Từ bảng trên ta thấy:

dòng điện qua tim là 6,7% Bởi vì, phần lớn dòng điện đi qua tim theo trục dọc mà trục này nằm nằm trên đường từ tay phải đến chân

1.2.5 Điện áp cho phép

Dự đoán trị số dòng điện an toàn cho phép qua người trong nhiều trường hợp không làm được Xác định giới hạn an toàn cho người không dựa vào “dòng điện an toàn”

mà phải theo “điện áp cho phép” Thường dùng tiêu chuẩn “điện áp cho phép”, vì mỗi mạng điện lực quốc gia có một điện áp tương đối ổn định

 Tiêu chuẩn điện áp cho phép ở mỗi nước mỗi khác:

110] một chiều

Bảng Tiêu chuẩn điện áp cho phép ở các quốc gia

Trang 10

Chương 2 An toàn điện trong công nghiệp

2.1 Các quy tắc chung để đảm bảo an toàn điện

Thứ tự không đúng trong khi đóng/ngắt mạch điện là nguyên nhân của sự cố nghiêm trọng vàtai nạn nghiêm trọng cho người vận hành Vì vậy cần vận hành các thiết bị điện theo đúng quy trình với sơ đồ nối dây điện của các đường dây bao gồm tình trạng thực tế của các thiết bị điện và những điểm có nối đất Các thao tác phải được tiến hành theo mệnh lệnh, trừ các trường hợp xảy ra tai nạn mới có quyền tự động thao tác rồi báo cáo sau

Để đảm bảo an toàn điện cần phải thực hiện đúng các quy định:

thiết bị, sơ đồ và các bộ phận có thể gây ra nguy hiểm, biết và có khả năng ứng dụng các quy phạm về kỹ thuật an toàn điện, biết cấp cứu người bị điện giật

có 2 người, một người thực hiện công việc còn một người theo dõi và kiểm tra và là người lãnh đạo chỉ huy toàn bộ công việc

hiểm khi tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện

trung tính cácthiết bị điện cũng như thắp sáng theo đúng quy chuẩn

Trang 11

Hình Dụng cụ bảo hộ lao động

việc

như của hệ thống điện

 Hệ thống thiết bị chống sét, hệ thống nối đất và hệ thống nối "không" bảo

vệ phải được kiểm tra khi nghiệm thu, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường theo các nội dung quy định tại "Tiêu chuẩn Việt Nam - Quy phạm nối đất và nối “không” các thiết bị điện" Sơ đồ của các hệ thống này phải đúng với thực tế và phải được lưu giữ cùng với các biên bản kiểm tra trong suốt quá trình hoạt động

 Các đường dẫn điện, dây dẫn điện phải được thiết kế, lắp đặt đảm bảo mặt bằng sản xuất thông thoáng, tránh được các tác động cơ học, hoá học có thể gây hư hỏng Không dùng các kết cấu kim loại của nhà xưởng, máy móc, đường ống kim loại để làm dây trung tính làm việc, trừ những công trình có thiết kế riêng đã được duyệt

 Đối với các thiết bị điện dùng trong khai thác khoáng sản, dụng cụ điện, thiết bị điện di động, máy hàn, điện phân, mạ điện, phải thực hiện theo quy định tại các Tiêu chuẩn kỹ thuật, Quy phạm an toàn liên quan

 Thiết bị điện dùng trong các văn phòng làm việc, sinh hoạt và dịch vụ

phải đảm bảo tổng công suất sử dụng phù hợp với công suất thiết kế và đảm bảo độ bền cách điện theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành Dây dẫn

Trang 12

cấp điện cho động lực, đun nấu, sấy sưởi, điều hoà nhiệt độ phải có thiết

bị bảo vệ phù hợp và riêng biệt với dây dẫn cấp điện cho chiếu sáng

 Không để thiết bị điện phát nhiệt gần đồ vật dễ cháy

 Ở các vị trí giao chéo giữa đường dây dẫn điện cao áp trên không, đường cáp điện ngầm với đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa, việc đặt và quản lý biển báo, biển cấm vượt qua đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải Chủ đầu tư công trình xây dựng sau phải chịu chi phí cho việc đặt biển báo, biển cấm này

2.2 Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện.

Trước khi sử dụng các thiết bị điện cần kiểm tra:

điện:

1000[Ôm/V], tức là 1[kiloom/V]

VD: với mạng điện áp 220[V] điện trở cách điện ít nhất phải là:

quy định điện trở cách điện là 0,5 [Mega ôm/Vôm] để đảm bảo an toàn

cần sử dụng tín hiệu, khoá liên động và phải có hàng rào bằng lưới, có biển báo nguy hiểm

mặt đứng song song với đường dây, có khoảng cách đến dây ngoài cùng, khi không có gió:

[KV]

110 [KV]

220/230 [KV]

500 [KV] Dây bọc Dây trần

Bảng Hành lang bảo vệ đường dây điện cao áp trên không

Bảng Khoảng cách thẳng đứng tối thiểu tại mọi vị trí tới dây cuối cùng

Trang 13

Trong tất cả các thiết bị đóng mở điện như cầu dao, công tắc, biến trở của các máy công cụ phải che kín những bộ phận dẫn điện Các bảng phân phối điện

và cầu dao điện phải đặt trong các hộp tủ kín, bằng kim loại, có dây tiếp đất và phải có khoá hoặc then cài chắc chắn Phải ghi rõ điện áp sử dụng ở các cửa tủ chứa phân phối điện

Khi đóng mở cầu dao ở bảng phân phối điện phải đi ủng cách điện Các cần gạt cầu dao phải làm bằng vật liệu cách điện và khô ráo Tay ướt hoặc có nhiều

mồ hôi cấm không được đóng mở cầu dao bảng phân phối điện Chỗ đứng của công nhân thao tác công cụ phải có bục gỗ thoáng và chắc chắn

Đề phòng điện rò ra các bộ phận khác và để tản dòng điện vào trong đất

và giữ mức điện thế thấp trên các vật ta nối không bảo vệ, nối đất an toàn và cân bằng thế Nối đất nhằm bảo vệ cho người khi chạm phải vỏ các thiết bị điện tức là nối các bộ phận bằng kim loại của thiết bị điện, các bộ phận bằng kim loại của các thiết bị khác hoặc các kết cấu bằng kim loại với trang bị nối đất

Chương 3 Cấp cứu nạn nhân khi bị điện giật

Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc rất nhiều vào thời gian dòng điện chạy qua cơ thể nạn nhân, vì vậy việc cứu chữa phải được tiến hành khẩn trương và thận trọng Tỷ lệ cứu sống nạn nhân sống phụ thuộc vào thời gian sơ cứu.Theo thống kê, nếu bị tai nạn điện giật mà được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì tỉ lệ nạn nhân được cứu sống rất cao Nếu nạn nhân được cứu chữa ngay trong phút đầu tiên thì khả năng cứu sống đến 98% Còn đến phút thứ 5 thì cơ hội cứu sống chỉ còn 25% Tất cả được thể hiện trong bảng sau:

Trang 14

(phút)

Tỷ lệ

cứu

sống

Số liệu bảng trên cho thấy thời gian sơ cứu có ý nghĩa sống còn đối với các nạn nhân

Để có thể tiến hành sơ cứu có hiệu quả, trước hết cần phải luôn ở trạng thái sẵn sàng Tất cả mọi người, không trừ một ai đều phải nắm vững các thao tác sơ cứu cơ bản

3.1 Tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện

Nếu thấy có người bị tai nạn điện thì phải tìm mọi cách để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện Để cứu nạn nhân và tránh không bị điện giật, người cứu nạn nhân phải thực hiện, như sau:

3.1.1 Trường hợp cắt được mạch điện

Cắt điện bằng những thiết bị đóng, cắt ở gần nhất, như: Công tắc điện, cầu chì, cầu dao, máy cắt, hoặc rút phích cắm, Khi cắt điện phải chú ý nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng, đỡ khi người đó rơi xuống

Hình Phương pháp cắt mạch điện

3.1.2 Trường hợp không cắt được mạch điện

Trong trường hợp này, phải phân biệt người bị nạn đang chạm vào mạch điện

hạ áp (điện áp thấp hơn 1000V) hay cao áp (điện áp cao hơn 1000V)để áp dụng những cách như sau:

a) Nếu là mạch điện hạ áp (điện áp thấp hơn 1000V) thì người cứu phải đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su (cách điện), đeo găng cao su (cách điện) để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện Nếu không có các phương tiện trên thì dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra, hoặc dùng tay khô hay có bọc lót ni lon, bìa giấy khô, để nắm vào áo, quần khô của nạn nhân kéo ra Nếu có kìm cách điện, búa, rìu cán bằng gỗ, thì sử dụng những dụng cụ này để cắt, chặt đứt dây điện đang gây ra tai nạn

Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân, vì như vậy người đi cứu cũng bị điện giật;

Ngày đăng: 30/10/2016, 19:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w