Và không phải ngẫu nhiên mà ta thường bắt gặp xu hướng “Dĩ hòa vi quý” trong văn hóa ứng xử nói chung và ứng xử với hàng xóm láng giềng của người Việt Nam.. Trong kho tàng ca dao tục ngữ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA
“DĨ HÒA VI QUÝ”
XU HƯỚNG HÒA GIẢI VỚI HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG TRONG SINH HOẠT ĐỜI THƯỜNG Ở VIỆT NAM
MÔN: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN VĂN HIỆU
HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THU LỚP CAO HỌC VĂN HÓA K12
TP.HCM THÁNG 12 NĂM 2011
Trang 2Văn hóa ứng xử với môi trường trong đó bao hàm văn hóa ứng xử với môi trường
xã hội nói riêng thể hiện cách nghĩ, quan điểm, triết lý sống mà từ đó, nó quy định cả cách hành xử, lối sống chung cho cả cộng đồng Quan niệm sống đó chi phối không ít đến sự lựa chọn phương thức ứng xử của mỗi cá nhân trong quan hệ giao tiếp
Từ xa xưa, kinh tế nông nghiệp truyền thống đòi hỏi người Việt phải cố kết thành làng, xã Bởi thế mà bên cạnh những mối quan hệ trong gia đình, dòng tộc thì mối quan
hệ xóm giềng cũng chiếm vị thế quan trọng trong thang bậc giao tiếp tới độ “Bán anh em
xa mua láng giềng gần”,“tình làng nghĩa xóm” thường được đề cao Và không phải ngẫu
nhiên mà ta thường bắt gặp xu hướng “Dĩ hòa vi quý” trong văn hóa ứng xử nói chung
và ứng xử với hàng xóm láng giềng của người Việt Nam Ngày nay, xu hướng này vẫn còn hiện diện khá phổ biến đặc biệt đậm nét hơn ở làng quê Việt Nam
“Dĩ hòa vi quý” chỉ thái độ “coi hòa thuận là thứ quý hơn cả” (theo “Từ điển tiếng Việt” – trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc Gia, trang 339) Một cách rõ
ràng hơn, “Đại từ điển tiếng Việt” giải thích “Dĩ hòa vi quý” là “Xuề xòa, né tránh sự va
chạm, phê bình nhau, cốt để cho yên chuyện, cho không khí hòa thuận vui vẻ” (trang
534), hay trong “Từ điển tiếng Việt” ở trang 247 với ý nghĩa chỉ thái độ “coi sự hòa
thuận, êm thấm là quý hơn cả, có thể từ đó sinh ra xuê xoa, không phân biệt phải trái”.
Trong kho tàng ca dao tục ngữ có thể cho thấy quan niệm “Dĩ hòa vi quý” đã
được người Việt lựa chọn làm hướng hòa giải trong giao tiếp nói chung và giao tiếp với
xóm giềng nói riêng: “Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng”, “Lưỡi mềm thì còn, răng
cứng thì mất”, “Phải người phải ta”, khi gặp việc khó xử nên nín nhịn: “Nói đi thì dại, nói lại thì ngu” Bởi khi có va chạm, tranh chấp thì cả đôi bên đều thiệt: “Thớt trên mòn, thớt dưới cũng mòn”, kẻ hay gây chuyện thì thường chịu nhiều thiệt thòi: “Gieo vạ nhỏ rước vạ lớn”, “Hễ sinh sự thì sự sinh, mà bớt việc thì việc bớt” Từ đó mà nảy sinh quan
niệm: “Mất của dễ tìm, mất lòng khó kiếm”, “Ai sai để một người sai”, “Một sự nhị là
chín sự lành” Và nếu không tránh khỏi xung đột với nhau thì chuyện đã qua nên độ
lượng bỏ qua cho nhau, không nên nhắc lại: “Ăn cơm mới không nên nói chuyện cũ”
Trong các nghiên cứu, vấn đề này cũng được nhiều tác giả đề cập Hữu Ngọc đã
từng nhận định: “Văn hóa Việt Nam cũng có hai mặt, có thể coi chủ yếu là nữ tính, vì nói
chung, ta thích hòa hảo, chín bỏ làm mười” (3; 760) Hay trong “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” – Trần Ngọc Thêm: “Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý
tứ và trọng sự hòa thuận” (2,282).
Không chỉ ở thành thị và ở nông thôn hiện nay, cuộc sống nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, tỉ lệ thuận với các cuộc tranh chấp, xung đột giữa các gia đình, nhiều khi dẫn đến những hậu quả đáng tiếc Thực trạng này có vẻ như đi ngược lại với văn hóa ứng xử
Trang 3truyền thống của dân tộc Tuy nhiên, Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đã đề
ra nhiều biện pháp khắc phục dựa trên truyền thống hiếu hòa của dân tộc Công tác hòa giải ở các cấp rất được chú trọng: nhiều tổ hòa giải, các lớp tập huấn nghiệp vụ được quan tâm xây dựng và củng cố cùng với các văn bản pháp luật liên quan đến công tác hòa giải được ban hành Mọi cuộc tranh chấp giữa hàng xóm láng giềng đều được lái theo hướng hòa giải, tự dàn xếp trước khi quyết định đưa ra pháp luật nhằm tránh tình trạng mất lòng, gây đổ vỡ tình cảm xóm giềng
Có thể thấy, dù là thời xưa hay ngày nay, người Việt Nam vẫn có khuynh hướng giải quyết từ mâu thuẫn đến xung đột theo hướng dung hòa, tránh mất lòng nhau Có rất nhiều nguyên nhân tạo ra một nét tính cách văn hóa, thế thì đâu là cội nguồn của quan
niệm “Dĩ hòa vi quý”? Trong khuôn khổ bài viết, tôi xin đưa ra một số nguyên nhân
được xem là chủ yếu như sau:
Điều kiện tự nhiên Việt Nam là khía cạnh cần đề cập trước tiên Khí hậu nóng
ẩm, mưa nhiều và sự phân bố của một số đồng bằng lớn quy định nên loại hình kinh tế gốc nông nghiệp – nền tảng cho rất nhiều đặc điểm văn hóa Việt Nam Kéo theo đó là sự liên hệ mật thiết giữa tự nhiên và con người hình thành nên sản phẩm điển hình là thuyết
âm dương ngũ hành với lối sống quân bình, hướng tới hài hòa – đã chi phối không nhỏ đến hành vi ứng xử cũng như cách thức dàn xếp xung đột của từng cá nhân đối với xóm giềng cũng như cộng đồng nói chung
Xét ở khía cạnh thứ hai là điều kiện lịch sử - xã hội – cơ cấu dân tộc.
Trong lịch sử, người Việt nhiều lần phải đối mặt với họa ngoại xâm Vì thế đoàn kết là yêu cầu quyết định sự sống còn của cả dân tộc Điều kiện lịch sử đó cũng tạo nên tâm lý và ước muốn hòa bình, an cư lạc nghiệp Hai yếu tố này khiến cho lối ứng xử cũng thiên về hiếu hòa, tránh đối đầu, xung đột và khi va chạm hay xích mích thì con người ta cũng độ lượng và ít có sự hiếu thắng hơn
Về đặc điểm xã hội, Việt Nam về cơ bản mang những đặc điểm chung của xã hội
truyền thống với hệ giá trị phổ quát là thiên về cộng đồng, tập thể, nhưng đó lại là một cơ
chế mang tính ràng buộc và chi phối ứng xử của con người Tính cơ chế là ở chỗ, cách
thức tổ chức xã hội theo lối tập thể với tính cộng đồng đòi hỏi mỗi cá nhân phải liên hệ mật thiết với nhau, hướng đến nhau, dựa vào nhau để cùng tham gia sản xuất, chống chọi lại thiên tai Xích mích giữa người trong làng gây ảnh hưởng đến tập thể và công việc
chung: “Lụt thì lút cả làng” Đây cũng là một trong số xuất phát điểm cho ý thức cư xử
với xóm giềng sao cho vừa lòng nhau sau mỗi lần va chạm
Ba là, văn hóa Việt Nam thiên về đạo đức Trong cái đạo đức đó, Nguyễn Hồng
Phong cho rằng “cái chủ yếu, cơ bản là tinh thần vị tha… lấy nghĩa vị tha làm nguyên
tắc cư xử, giao thiệp lẫn nhau” (4; 134)
Trang 4Và ngay cả tính đạo đức này cũng bị cơ chế cộng đồng chi phối, “lấy động cơ là
hổ thẹn, thể diện, sợ xã hội coi khinh, trục xuất về tinh thần là chính… cá nhân gắn chặt với chuẩn mực xã hội” (3; 757) Đây cũng là vấn đề mà Trần Ngọc Thêm gọi là dư luận
trong “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” Vì sợ dư luận mà hàng xóm láng giềng dù có
va chạm với nhau, cả hai bên thường không muốn làm lớn chuyện vì sợ người khác đánh
giá nên thường có xu hướng “Chín bỏ làm mười”, “Hòa cả làng”.
Mặt khác, trong tổ chức nông thôn Việt Nam xưa, một gia tộc được đặt lên hàng đầu, sau đó là làng Cho nên ứng xử xã hội trước hết gắn với thế ứng xử truyền thống trong gia đình – bao giờ cũng coi trọng cái tình cảm ứng xử văn hóa gia đình Từ ứng xử trong gia đình mà lan tỏa ra đến làng Người hàng xóm, người trong làng là người thân
cận nhất “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”, cùng sống trong một làng nghĩa là cùng
sống như một gia tộc Vì vậy, dễ dàng nhận thấy làng Việt cổ truyền chính là một mái nhà của người nông dân Việt mở rộng, với cái hạt nhân tình cảm là chữ hiếu, chữ tình,
chữ nghĩa “Đối với người làng mạc cùng bạn hữu giao du, người ta cũng xem nhau như
là bà con trong một gia đình lớn, cho nên cũng lấy cảm tình làm trọng”(6; 364) Cho nên
từ “Tay đứt ruột xót”, “Máu chảy ruột mềm”, “Lọt sàng xuống nia”… mà nảy sinh ý niệm “Thương người như thể thương thân” Mà đã là người một nhà thì có tranh cãi gì
cũng nên nhường nhịn, bỏ qua cho nhau Những lúc khó khăn hay có công có việc, con người ta đến với nhau vì tình chứ không phải vì vật chất, coi trọng tinh thần, đặt tinh thần lên hàng đầu Nét đẹp này đến nay đang có xu thế ít dần ở đô thị nhưng không phải là không có
Ở đây xin được nói thêm, từ quan niệm “Dĩ hòa vi quý” mà trong giao tiếp với
xóm giềng (cũng như giao tiếp chung), người Việt đề cao vai trò của việc sử dụng ngôn
ngữ Ông cha ta luôn dạy con cháu: “Ăn phải nhai nói phải nghĩ” Nói năng phải cân nhắc lựa chọn, tránh kiểu hành xử khiếm nhã gây mất lòng, “Lời nói chẳng mất tiền mua.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’’
Ngoài ra, trong chuẩn mực giao tiếp chung còn mang “tính thứ bậc” và “thể diện
thuận” Chủ thể thường khiêm tốn, đặt mình hạ xuống và ưu tiên vị trí cao hơn cho khách
thể (xưng khiêm hô tôn, sử dụng kính ngữ, ngữ điệu, âm lượng, tốc độ nói, âm vực cao thấp…) Tất nhiên ngày nay, nó chỉ mang tính tương đối ở mỗi cộng đồng khác nhau
Cuối cùng, trong khía cạnh này, hãy nhìn lại số lượng tộc người trên đất nước Việt Nam – con số 54 tộc người với 54 tính cách, văn hóa riêng biệt Chính vì yêu cầu cùng chung sống trên một lãnh thổ quốc gia trong một thời gian dài đòi hỏi trong giao tiếp, con người cần có sự mềm dẻo nhất định để đảm bảo sự đoàn kết, cuộc sống vui vẻ hài hoà
Trong khía cạnh thứ ba – đặc điểm tư duy nhận thức, ta có thể thấy có rất nhiều
đặc điểm mà đến nay vẫn hiện hữu ngay trong cuộc sống hiện đại:
Trang 5Một là, tư duy nông nghiệp với các đặc điểm: tổng hợp, biện chứng nên người Việt thường lấy tình cảm làm nguyên tắc trong giao tiếp, trọng các mối quan hệ nên rất ngại làm mất lòng người khác “Trong cuộc sống, người Việt Nam sống có lý có tình
nhưng vẫn thiên về tình hơn…: Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình; Đưa nhau đến
trước cửa quan, Bên ngoài là lý, bên trong là tình…” (2; 279).
Hai là, tính cộng đồng còn tạo nên tư duy trọng danh dự Trọng danh dự thái quá tới sĩ diện hão Với các nền văn hóa Đông Á mang tính tập thể trong đó có Việt Nam, thể
diện gắn với “vấn đề uy tín xã hội, gắn với danh dự, sự xấu hổ” (3; 756) Chính lối tư
duy này mà trong việc hòa giải, người ta luôn chú ý sự tế nhị, ý tứ, tránh nói trực tiếp suy
nghĩ riêng để không làm mất lòng và giữ thể diện cho nhau, tránh “nói ngay hay trái
tai”, “nói thật trật lỗ tai”.
Việt Nam nằm ngay trung tâm Đông Nam Á, ở ngã tư đường của các luồng văn hóa, nên có điều kiện giao lưu, tiếp thu những tư tưởng đạo đức của những nền văn hóa
lớn mà nổi bật nhất là tư tưởng “Trung dung” của đạo Khổng Bên cạnh đó, có thể nhắc đến chủ nghĩa “vô vi” của Lão Tử, tư tưởng từ bi của đạo Phật hay Ki tô giáo thì hướng con người đến nhân từ, bác ái… Chung quy lại, tất cả những giáo lý của các tôn giáo này
đều hướng con người đến nhân tính, sự hài hòa trong ứng xử
Và khía cạnh cuối cùng xin được nhắc đến là vị thế của Việt Nam so với các quốc
gia dân tộc khác Từ xưa đến nay, so với những cường quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản đến thế giới như Pháp, Mỹ…, Việt Nam vẫn chưa thực sự khẳng định
được “chỗ đứng” của mình trên trường quốc tế Đó là “nền văn hóa của kẻ yếu” bên cạnh
“cái bóng sừng sững của cái khối văn hóa Trung Quốc” (7) Đây cũng là một trong
những nguyên nhân biến nước ta là mục tiêu chiếm đoạt của nhiều quốc gia trong nhiều giai đoạn lịch sử Chính tâm lý là nước nhỏ, chịu thân phận làm nước nhỏ với mong muốn cuộc sống yên bình cũng dẫn đến tâm lý “coi như không có chuyện gì xảy ra” khi
có va chạm trong giao tiếp của người Việt Nam
Tóm lại, khuynh hướng “Dĩ hòa vi quý” trong ứng xử của dân tộc ta bao đời nay.
đã mang đến rất nhiều cái được và xua tan bầu không khí căng thẳng của sự bất đồng, thế nhưng cũng để lại không ít vấn đề
Hòa giải theo phương thức lấy tình làm nguyên tắc phân xử thay vì dùng lý sẽ làm mất dần đi tính chân lý, dẫn đến tâm lý bênh vực cho người thân mà không quan tâm đến
đúng sai rồi dẫn đến thói “Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng”.
Xu hướng coi như không có chuyện gì xảy ra dễ dẫn đến tâm lý“Bằng mặt mà
không bằng lòng”, tạo sự ức chế, để bụng đối với người phải chịu phần thiệt sau khi giải
quyết mâu thuẫn Đó lại trở thành mầm mống nảy sinh những cuộc va chạm tiếp theo
Thêm nữa, cơ chế dân chủ của cộng đồng làng xã khiến các cá nhân ít có cơ hội được thể hiện cái tôi và quan điểm cá nhân, từ đó dẫn đến sự thiếu tự tin, rụt rè, nhu
Trang 6nhược trong giao tiếp, không dám đưa ra chính kiến của mình trong các cuộc tranh luận hay chia sẻ
Ngoài ra, trong “Người Việt – phẩm chất và thói hư tật xấu” có nhắc đến một số
tồn tại trong tính cách người Việt mà một trong những nguyên nhân hình thành của chúng
là quan niệm “Dĩ hòa vi quý” Cụ thể là:
Thứ nhất là tính“nể nang” và “du di” bởi “cứ lần đầu sai phạm thì đinh ninh
rằng sẽ không bị xử lý” (Trang 45), từ đó “tạo nên sự mất công bằng xã hội” (Trang 46).
Thứ hai, việc hòa giải theo hướng cho qua để giữ hòa khí dễ làm cho những người
trong cuộc không hiểu nhau, nên mới dẫn đến sự “ít hiểu người, hiểu mình” (trang 93),
dễ dẫn đến tình trạng “đánh nhau kiểu hội đồng sau lưng chứ không dám đối mặt trên
đấu trường” (trang 156).
Thứ ba là đưa đến sự nhầm lẫn giữa “Nhẫn nhịn và nhẫn nhục”: “Nhẫn là để giữ
hòa khí để đứng thẳng chứ không phải cái sự nhục để cúi đầu”, chứ không phải là “sự hèn nhát ngay cả trong tư tưởng” (trang 94).
Để làm nổi bật “bản sắc hòa giải” với hàng xóm láng giềng của người Việt, hãy
đặt trong tương quan so sánh với cách hòa giải của người Pháp
Đối với cả người Pháp và người Việt, người hàng xóm đều có vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt nên ở cả hai nước, con người đều đặt ra những quy tắc để có thể sống hòa hợp với nhau Tất nhiên, những quy tắc này không giống nhau tất yếu sẽ dẫn đến cách hòa giải khi có bất đồng cũng khác nhau
Ở Pháp cũng như ở Việt Nam, trong mỗi cuộc hòa giải, nếu không giải quyết bằng bạo lực thì bao giờ người ta cũng thương lượng với nhau Điểm khác nhau là ở nguyên tắc hòa giải, thay vì lấy tình cảm làm phương châm hàng đầu trong thỏa thuận như người
Việt thì người Pháp lại hướng đến cái công lý Vì nguyên tắc đó mà thay vì “Hòa cả
làng”, xem như không có chuyện gì xảy ra và tha thứ, bỏ quá cho nhau như người Việt,
người Pháp lại kiên quyết làm rõ đến cùng xem ai đúng ai sai, có khi còn phải nhờ đến người thứ ba hòa giải là biện pháp cuối cùng để giải quyết bằng con đường hòa bình Nếu mọi chuyện vẫn chưa được giải quyết, họ sẽ nhờ đến sự can thiệp của cảnh sát và pháp luật, tất nhiên là trường hợp này khá hy hữu
Thứ nữa, từ những điều đã nói ở trên, trong quá trình hòa giải, nếu người Việt tránh nói ra suy nghĩ thật sự của mình vì sợ mất lòng người khác nhằm giữ thể diện cho nhau thì người Pháp lại bình tĩnh nói thẳng ra những gì mà mình không hài lòng ở người hàng xóm, chỉ ra cái sai của người đó và yêu cầu thảo luận để giải quyết vấn đề, và thậm
chí họ còn thể hiện sự “nói có sách, mách có chứng” của mình để chứng minh sự thỏa
đáng cho điều họ đang phàn nàn Như vậy ở đây, cùng là mục đích là xóa bỏ sự bất đồng
để sống về lâu về dài nhưng có thể thấy mục tiêu rõ ràng là khác nhau: một bên là nhằm tránh mất lòng, bên còn lại thì tránh hiểu lầm
Trang 7Tóm lại, tính hiếu hòa có thể được xem như yếu tố lâu bền trong tính cách Việt
Nam từ xưa đến nay, mà biểu hiện của nó là quan niệm “Dĩ hòa vi quý” được bàn từ đầu
đến giờ Đó cũng được xem như một trong những yếu tố làm nên bản sắc văn hóa dân tộc, đưa đất nước vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn, trong những biến cố thăng trầm của lịch sử Tuy nhiên, không phải tất cả những gì được gọi là bản sắc văn hóa đều mang lại những hệ quả tốt mọi lúc mọi nơi Những mặt trái đằng sau tính hiếu hòa đã bộc lộ những điểm bất cập của xã hội Việt Nam ngay trong thời đại hiện nay sẽ là những bất lợi không nhỏ trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa
Bản sắc văn hóa không phải là những giá trị tạm thời song cũng không phải là cái
trường tồn vĩnh cửu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ.
Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm Cái gì mới mà hay thì phải làm”(trong Đời sống mới, 1947 - Hồ
Chí Minh toàn tập) Bởi biết tận dụng đồng thời hạn chế xu hướng“Dĩ hòa vi quý” trong
những hoàn cảnh hợp lý tức là sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa cũ và phát triển nó theo hướng phù hợp với bối cảnh phát triển mới của dân tộc và thời đại, đó mới là gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Tài liệu tham khảo:
1 “Tục ngữ ca dao Việt Nam chọn lọc”- NXB Văn hóa Thông tin – Hà Nội.
Trang 82 “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” – Trần Ngọc Thêm – NXB Tổng hợp TP HCM.
3 “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” – Hữu Ngọc – NXB Thanh Niên.
4 “Tìm hiểu tính cách dân tộc” – Nguyễn Hồng Phong – NXB Khoa học Hà Nội.
5 “Về văn hóa ứng xử của người Pháp” - Nguyễn Thúy Loan – Khoa Ngôn ngữ và Văn
hoá Pháp ĐH Ngoại Ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội
6 “Việt Nam văn hóa sử cương” – Đào Duy Anh – 1938 – NXB Thời Đại.
7 “Việt Nam văn hóa sử đại cương” – Đào Duy Anh – 1950.
http://ttmt.edu.vn/index.php/vi/kien-thuc-cuoc-song/85-nhng-thoi-h-tt-xu-ca-ngi-vit
8 “Đại từ điển tiếng Việt” – Nguyễn Như Ý chủ biên – NXB Văn hóa Thông tin.
9 “Từ điển tiếng Việt” – Trung tâm Từ điển học – NXB Đà Nẵng.
10 “Từ điển tiếng Việt” – Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia - Nguyễn
Kim Thản, Hồ Hải Thụy, Nguyễn Đức Dương
11 Các website:
http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=v%C4%83n%20h%C3%B3a
%20%E1%BB%A9ng%20x%E1%BB%AD%20trong%20quan%20h%E1%BB
%87%20b%E1%BA%A1n%20b%C3%A8%20c%E1%BB%A7a%20ng
%C6%B0%E1%BB%9Di%20vi%E1%BB%87t
%20nam&source=web&cd=34&ved=0CC4QFjADOB4&url=http%3A%2F
%2Fdata.ulis.vnu.edu.vn%2Fjspui%2Fbitstream%2F123456789%2F833%2F1%2FV
%25E1%25BB%2580%2520V%25C4%2582N%2520H%25C3%2593A
%2520%25E1%25BB%25A8NG%2520X%25E1%25BB%25AC%2520C
%25E1%25BB%25A6A%2520NG%25C6%25AF%25E1%25BB%259CI%2520PH
%25C3%2581P.doc&ei=wm3GToueEceciAe3w5H-Dw&usg=AFQjCNE0HMY-27e-Dwx69I8J36Awp mlg&sig2=kJsHbZWfl5GeQHDG_DgfaA
option=com_content&task=view&id=1733&Itemid=79
http://reportshop.com.vn/chi-tiet-tai-lieu/cai-dep-trong-ung-xu-va-giao-tiep-cua-nguoi-viet-nam/3166.html