1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày những vấn đề chủ yếu của điều tra thống kê và vận dụng để xây dựng một phương án điều tra

25 5,8K 30
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 172,5 KB

Nội dung

Điều tra thống kê là giai đoạn mở đầu của quá trình hoạt động thống kê. Là một khâu rất quan trọng trong hoạt động thống kê điều tra thống kê có nhiệm vụ thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu. Đây là những thông tin sơ cấp, nếu làm tốt giai đoạn này thì các thông tin, số liệu mới thu thập được một các trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ và kịp thời, tạo điều kiện để thực hiện tốt các giai đoạn tiếp theo. Điều tra thống kê được thực hiện trong rất nhiều lĩnh vực với quy mô, phạm vi, nguồn lực, kinh phí khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu, đặc điểm của đối tượng điều tra và điều kiện thực tế. Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều tra thống kê, nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “ Trình bày những vấn đề chủ yếu của điều tra thống kê và vận dụng để xây dựng một phương án điều tra.”

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

Phần 1: Lý luận chung về điều tra thống kê 4

I Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của điều tra thống kê 4

1 Khái niệm 4

2 Nhiệm vụ 5

3 Ý nghĩa 5

II Các loại điều tra thống kê 6

1 Căn cứ vào tính liên tục, tính hệ thống của các cuộc điều tra, ta có thể phân biệt hai loại điều tra thống kê 6

2 Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế, điều tra thống kê được phân thành 2 loại: 7

III Các hình thức của điều tra thống kê 9

1 Báo cáo thống kê định kỳ 9

2 Điều tra chuyên môn 9

IV Phương pháp thu thập tài liệu trong điều tra thống kê 10

1 Phương pháp trực tiếp 10

2 Phương pháp điều tra gián tiếp 10

V Những vấn đề chủ yếu của điều tra thống kê 14

1 Mục đích điều tra 14

2 Đối tượng điều tra và đơn vị điều tra 15

3 Nội dung điều tra 16

4 Thời điểm, thời kỳ và thời hạn điều tra 17

5 Biểu mẫu điều tra và bản giải thích cách ghi biểu 18

VI Sai số trong điều tra thống kê 18

Trang 2

1 Khái niệm và các loại sai số trong điều tra thống kê 19

Phần II: Vận dụng xây dựng phương án điều tra thống kê điểm trung bình học tập của sinh viên K47I trường đại học Thương Mại 20

I Xây dựng phương án điều tra thống kê điểm trung bình học tập của sinh viên K47I trường đại học Thương Mại 20

1 Mục đích điều tra 20

2 Phạm vi đối tượng và đơn vị điều tra 20

3 Nội dung điều tra 20

4 Phiếu điều tra(có thể dùng 2 loại phiếu điều tra) 20

5 Thời điểm điều tra và thời kỳ thu thập số liệu 22

6 Phương pháp điều tra 22

II Một số kiến nghị về điều tra thống kê 23

1 Về tổng thể điều tra 24

2 Về phiếu điều tra cũng như nội dung câu hỏi trong phiếu điều tra 24

3 Về phía người trả lời 24

4 Về phía người điều tra 24

KẾT LUẬN 25

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Thống kê học ra đời, phát triển theo nhu cầu thực tiễn của xã hội và làmột trong những môn khoa học xã hội có lịch sử lâu đời nhất Trước khi trởthành một môn khoa học độc lập, thống kê học đã có một lịch sử phát triển khálâu Đó là một quá trình tích lũy kinh nghiệm từ đơn giản đến phức tạp, được rútdần thành lý luận khoa học và ngày càng hoàn chỉnh

Những thành tựu nổi bật của khoa học tự nhiên trong thế kỷ XVIII, đặcbiệt là sự ra đời của lý thuyết xác suất và thống kê toán đã có ảnh hưởng lớn đến

sự phát triển của thống kê học Kể từ đó thống kê có sự phát triển rất mạnh mẽ

và ngày càng hoàn thiện Kể từ khi ra đời, thống kê ngày càng đóng vai trò quantrọng trong đời sống xã hội Ngày nay, thống kê được coi là một trong nhữngcông cụ quản lý vĩ mô quan trọng Đồng thời các con số thống kê cũng là cơ sởquan trọng nhất để kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch, chiếnlược và các chính sách kinh tế- xã hội Trên giác độ quản lý vĩ mô, thống kêkhông những có vai trò đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cánhân trong xã hội mà còn phải xây dựng cung cấp các phương pháp phân tíchđánh giá các hoạt động kinh tế - xã hội của các tổ chức đơn vị

Mục đích cuối cùng của một cuộc nghiên cứu thống kê là thu thập nhữngthông tin định lượng về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể,trên cơ sở đó phát hiện bản chất quy luật phát triển của hiện tượng, giải quyếtđược một vấn đề lý thuyết hoặc một yêu cầu nhất định của thực tiễn Tất cả cáccông việc này được gọi là hoạt động thống kê

Điều tra thống kê là giai đoạn mở đầu của quá trình hoạt động thống kê

Là một khâu rất quan trọng trong hoạt động thống kê điều tra thống kê có nhiệmvụ thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu Đây là nhữngthông tin sơ cấp, nếu làm tốt giai đoạn này thì các thông tin, số liệu mới thu thậpđược một các trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ và kịp thời, tạo điềukiện để thực hiện tốt các giai đoạn tiếp theo Điều tra thống kê được thực hiệntrong rất nhiều lĩnh vực với quy mô, phạm vi, nguồn lực, kinh phí khác nhau tùytheo mục đích nghiên cứu, đặc điểm của đối tượng điều tra và điều kiện thực tế

Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều tra thống kê, nhóm chúng tôi quyết

định lựa chọn đề tài: “ Trình bày những vấn đề chủ yếu của điều tra thống

kê và vận dụng để xây dựng một phương án điều tra.”

Trang 4

Lý luận chung về điều tra thống kê

I Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của điều tra thống kê

1 Khái niệm.

Điều tra thống kê là tổ chức thu thập tài liệu về hiện tượng nghiên cứu mộtcách khoa học và theo khái niệm thống nhất, dựa trên hệ thống chỉ tiêu đã xácđịnh

Thống kê nghiên cứu hiện tượng số lớn, do đó việc thu thập tài liệu thườngtiến hành trong phạm vi rộng, gồm nhiều đơn vị tổng thể rất phức tạp, đòi hỏiviệc thu thập tài liệu phải được chuẩn bị chu đáo, tổ chức khoa học và theo kếhoạch thống nhất, mới đem lại kết quả điều tra đúng đắn, đáp ứng yêu cầunghiên cứu

Điều tra thống kê được thực hiện đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhântrong trường hợp:

- Thu thập những thông tin thống kê từ các tổ chức không phải từ chế độ báocáo thống kê

- Khi cần bổ sung thông tin từ các tổ chức có thực hiện chế độ báo cáo thống kê

- Thu thập thông tin từ các hộ hoặc cơ sở kinh doanh cá thể, hộ gia đình, cánhân

- Thu thập thông tin thống kê khi có nhu cầu đột xuất

Ví dụ :

- Để tiến hành công tác tổng kiểm kê đất đai trên toàn quốc chúng ta phảitiến hành thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ,…trên địa bàn từng xã, huyện, tỉnh do

đó công tác chuẩn bị và tiến hành công tác này rất công phu

- Điều tra dân số trên quy mô toàn quốc, chúng ta phải tiến hành thu thậptài liệu về từng người dân như : họ tên, tuổi, giới tính trình độ văn hóa, dân tộc,tôn giáo,…

Trang 5

Điều tra thống kê, nếu được tổ chức theo những nguyên tắc khoa học, chặtchẽ, sẽ đáp ứng được nhiều yêu cầu khác nhau về lý thuyết cũng như thực tế.

- Trước hết, tài liệu do điều tra thông kê thu được là căn cứ tin cậy để kiểm tra,đánh giá thực trạng của hiện tượng nghiên cứu Điều tra thống kê sẽ giúp chocác doanh nghiệp, các tổ chức và đặc biệt là các cơ quan quản lý sẽ đánh giákhách quan , chính xác hơn về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa Từ đó, cácdoanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược phát triển cho công ty mình để thuđược nhiều lợi nhuận hơn từ việc đầu tư kinh doanh Nhà nước nắm được tìnhtrạng của đất nước, có biện pháp tích cực để khai thác tài nguyên khoáng sản vànhân lực của đất nước và từ đó đề ra được chủ trương đường lối chính sách pháttriển cho đất nước

- Thứ hai, tài liệu điều tra là cơ sở tiến hành các bước tiếp theo của quá trìnhnghiên cứu thống kê Vì thế, tài liệu điều tra phải được thu thập theo đúng nộidung và đảm bảo đầy đủ về số lượng chỉ tiêu, số đơn vị tổng thể Mặt khác, tàiliệu điều tra phải cung cấp đúng thời gian quy định mới tạo điều kiện thuận lợi

để tiến hành các bước tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê

- Thứ ba, những tài liệu điều tra thống kê cung cấp một cách hệ thống còn là căncứ cho việc phát hiện, xác định xu hướng, quy luật biến động của hiện tượng và

Trang 6

dự đoán tình hình trong tương lai Đây là một căn cứ quan trọng để giúp cho cáccông ty nắm bắt được xu thế phát triển để có quyết định kinh doanh chính xác.

II Các loại điều tra thống kê.

1 Căn cứ vào tính liên tục, tính hệ thống của các cuộc điều tra, ta có thể phân biệt hai loại điều tra thống kê

a Điều tra thường xuyên.

- Điều tra thường xuyên là tiến hành thu thập tài liệu của hiện tượng một cáchliên tục, theo sát quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng Loại điều tra nàythường áp dụng cho các hiện tượng cần theo dõi thường xuyên do nhu cầu quảnlý

+ Ví dụ: ghi chép số công nhân, cán bộ nhân viên đi làm hàng ngày, khối lượngsản phẩm sản xuất, lượng hàng hóa mua bán hàng ngày… ở doanh nghiệp Điềutra thường xuyên có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ… tài liệu điều tra thường xuyên là căn cứ để tổng hợp và lập báocáo thống kê định kỳ, tạo điều kiện thuân lợi cho phân tích, dự đoán thống kê.+ Điều tra thường xuyên là loại điều tra mang tính ổn định lặp đi lặp lại theothời gian và thường không thay đổi Tuỳ theo mục đích nghiên cứu nội dungđiều tra có thể là một hoặc nhiều chủ đề kết hợp lại Do đó, một đặc điểm chungcủa chương trình điều tra thường xuyên là kỹ thuật điều tra được đảm bảo và dotiến hành thường xuyên theo những chủ đề khác nhau nên cơ quan điều tra cóđiều kiện tổng kết được kinh nghiệm về phương pháp và tổ chức điều tra Mặtkhác, áp dụng loại điều tra này có điều kiện nâng cao từng bước chất lượng củasố liệu và hạn chế được những lãng phí không cần thiết

b Điều tra không thường xuyên.

- Điều tra không thường xuyên là tiến hành thu thập tài liệu của hiện tượngkhông liên tục Điều tra không thường xuyên được tiến hành vào một thời điểmnhất định Kết quả điều tra phản ánh trạng thái của hiện tượng tại một thời điểm.+ Ví dụ: Điều tra dân số, điều tra tài sản cố định, điều tra về hàng hóa tồn kho,điều tra chăn nuôi… Điều tra không thường xuyên áp dụng với những hiệntượng ít biến động hoặc những hiện tượng biến động liên tục nhưng không cókhả năng và điều kiện tiến hành điều tra thường xuyên

Trang 7

+ Điều tra không thường xuyên là loại điều tra chỉ cần thu thập thông tin độtxuất phục vụ cho yêu cầu quản lý điều tra của các cấp lãnh đạo trong một thờigian nhất định Mặc dù thoả mãn một số mục đích nghiên cứu, song các cuộcđiều tra này thường tốn kém sức người sức của và thời gian lại gấp nên khó cóthể đạt được hiệu quả cao trong việc phát triển kĩ thuật điều tra và nâng cao độtin cậy của số liệu.

2 Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế, điều tra thống kê được phân thành 2 loại:

a Điều tra toàn bộ

- Điều tra toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu trên tất cả các đơn vị tổng thểcủa hiện tượng nghiên cứu

+ Ví dụ: Điều tra hàng tồn kho cuối năm ở một doanh nghiệp thương mại, điềutra dân số ở một địa phương, khu vực hoặc toàn quốc… điều tra toàn bộ cungcấp đầy đủ tài liệu của từng đơn vị tổng thể cho quá trình nghiên cứu thống kê,tọa điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiên cứu thống kê Song, tiến hành điềutra toàn bộ đòi hỏi phải tốn kém nhiều về chi phí thời gian và nhân lực hơn sovới điều tra không toàn bộ, nên không thể áp dụng thường xuyên đối với tất cảhiện tượng được, nhất là những hiện tượng có phạm vi rộng, số đơn vị tổng thếquá nhiều, tính chất phức tạp

b Điều tra không toàn bộ

- Điều tra không toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệ trên một số đơn vị của tổngthể Số đơn vị tổng thể này được chọn ra từ tổng thể chung theo phương phápngẫu nhiên hoạc không ngẫu nhiên Kết quả điều tra là căn cứ để suy rộng, nhậnđịnh chung về hiện tượng nghiên cứu

+ Ví dụ: Điều tra chất lượng sản phẩm, điều tra năng xuất sản lượng cấy trồng+ Điều tra không toàn bộ tiến hành nhanh gọn, ít tốn kém, đảm bảo yêu cầu tạmthời Mặt khác, do pham vị điều tra hẹp, số đơn vị điều tra ít nên có thể mở rộngnội dung điều tra, đi sâu vào nhiều chi tiết khác nhau của đối tượng nghiên cứu.Kết quả của điều tra không toàn bộ không đầy đủ chi tiết bằng điều tra toàn bộ,nhất là khi suy rộng tài liệu cho toàn tổng thể thì độ chính xác của tài liệu chỉ ởmức độ hạn chế

- Điều tra không toàn bộ gồm:

Trang 8

+ Điều tra chọn mẫu : là tiến hành thu thập tài liệu trên một số đơn vị được chọn ra

từ tổng thể chung Số đơn vị này phải có tính chất đại biểu cho tổng thể chung

và phải đủ về số lượng cho định luật số lớn phát huy tác dụng khi suy rộng tàiliệu

o Ví dụ: Điều tra giá cả thị trường, tình hình thu thập và đời sống dân cư,năng suất thu hoạch cây trồng áp dụng điều tra điển hình Kiểm tra chấtlượng sản phẩm hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng điều trachọn mẫu ngẫu nhiên

o Kết quả của điều tra chọn mẫu cho ta suy rộng thành đặc điểm của toàn

bộ tổng thể chung Tiến hành điều tra chọn mẫu thường nhanh gọc tiếtkiệm Kịp thời Đảm bảo chất lượng của nội dung điều tra

Trong điều tra chọn mẫu người ta lưu ý đến 2 vấn đề:

+ Điều tra trọng điểm: Là tiến hành thu thập tài liệu trên bộ phận chủ yếu nhất

là của hiện tượng nghiên cứu

o Ví dụ: Điều tra về tình hình sản xuất chè, cà phê, cây cao su, cây đay,lúa…

o Kết quả điều tra giúp ta nhận thức được tình hình cơ bản của hiện tượng,không dung để suy rộng thành đặc điểm của tổng thể chung Điều tratrọng điểm thường áp dụng với những hiện tượng thuộc ngành nông lâmthủy sản, vì những ngành này sản xuất tập trung, chuyên môn hóa theovùng, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu

+ Điều tra chuyên đề là tiến hành thu thập tài liệu trên một số rất ít, thậm chímột đơn vị tổng thể nhưng đi sâu nghiên cứu vào nhiều khía cạnh khác nhau củađơn vị đó

o Kết quả của điều tra chuyên đề này giúp ta tìm ra những nhân tố mới, tíchcực để rút kinh nghiệm trong chỉ đạo và quản lý, mặt khác tìm ra nguyênnhân và giải pháp cụ thể góp phần thúc đẩy hiện tượng phát triển tốt hơn.Tài liệu điều tra chuyên đề không dung suy rộng hoặc đánh giá chung vềhiện tượng, mà chỉ giúp ta nghiên cứu sâu hiện tượng, tìm ra những nhântố tích cực những mặt mạnh yếu để có giải pháp hữu hiệu, giúp cho việcchỉ đạo chung của toàn bộ hiện tượng nghiên cứu

Trang 9

o Ví dụ: điều tra hiệu quả của thâm canh một số loại cây trồng, điều tra

trình độ phát triển hàng hóa của các hộ gia đình

III Các hình thức của điều tra thống kê

1 Báo cáo thống kê định kỳ

* Báo cáo thống kê định kỳ: thu thập thông tin thống kê một cách thường xuyên,

định kỳ theo hình thức, nội dung, phương pháp và chế độ báo cáo thống nhất do

cơ quan có thẩm quyền quyết định Ví dụ phiếu thu thập lợi nhuận của doanhnghiệp thương mại hàng tháng

* Đặc điểm: Trong hình thức này sử dụng phổ biến loại điều tra toàn bộ và

thường xuyên, thu thập thông tin gián tiếp

* Nội dung: Chỉ thu thập được một số chỉ tiêu chủ yếu phục vụ cho các kế

hoạch và quản lý của doanh nghiệp, các cấp, các ngành trong nền kinh tế quốcdân Những chỉ tiêu trong báo cáo thống kê được cụ thể thành các biểu mẫuthống nhất cho các thời kỳ khác nhau của doanh nghiệp.Ví dụ: báo cáo thống kêhàng mua, hàng dự trữ, giá trị sản xuất lao động, doanh thu, chi phí của doanhnghiệp

2 Điều tra chuyên môn.

- Điều tra chuyên môn: là hình thức điều tra không thường xuyên, được tiến

hành theo một kế hoạch và phương pháp riêng cho mỗi lần điều tra

- Đặc điểm: Khi cần thì mới tiến hành điều tra

- Nội dung: Những tài liệu TK định kỳ chưa hoặc không cung cấp được; hoặc để

kiểm tra chất lượng của báo cáo TK định kỳ Nội dung của điều tra chuyên mônthường đầy đủ hơn, phong phú hơn so với báo cáo thống kê định kỳ

Trang 10

IV Phương pháp thu thập tài liệu trong điều tra thống kê.

Trong điều tra thống kê là một vấn đề cốt lõi để đưa đến phân tích, kết luậnchính xác trong nghiên cứu thống kê Chính vì vậy phương pháp thu thập thôngtin cũng rất cần được quan tâm Nhưng khi tiếp xúc với một đối tượng hay mộtcuộc điều tra thì tùy thuộc vào điều kiện thực tế và đặc điểm của hiện tượngnghiên cứu, khả năng về tài chính, thời gian, kinh nghiệm, trình độ của nhânviên điều tra mà ta cần phải lựa chọn phương pháp điều tra thích hợp để đạtđược những thông tin tốt nhất

1 Phương pháp trực tiếp.

Nhân viên điều tra trực tiếp quan sát hoặc tiến hành cân, đong, đo, đếm, rồighi chép vào phiếu điều tra Kết quả điều tra trực tiếp bảo đảm mức độ chínhxác cao, có thể phát hiện sai sót để chỉnh lý kịp thời Phương pháp này tốn kémvề chi phí và thời gian, vì vậy theo yêu cầu nghiên cứu mà người ta áp dụngphương pháp điều tra trực tiếp hay gián tiếp VD: Thống kê hàng hóa tồn kho,kiểm kê tài sản cố định…

2 Phương pháp điều tra gián tiếp

Nhân viên điều tra thu thập tài liệu của hiện tượng qua điện thoại, phiếuđiều tra, báo cáo thống kê, thư từ, fax, internet Kết quả điều tra gián tiếp phụthuộc vào đơn vị được điều tra, chất lượng và mức độ chính xác của tài liệu cònhạn chế, nhân viên điều tra khó phát hiện sai sót để xử lý kịp thời Phương phápnày có ưu điểm là tiến hành nhanh gọn, kịp thời và đỡ tốn kém

+ Phương pháp phái viên điều tra (phỏng vấn trực tiếp): nhân viên điều tra gặptrực tiếp đối tượng điều tra đặt câu hỏi và nghe câu trả lời

+ Phương pháp tự ghi báo cáo: đối tượng được điều tra sau khi nghe hướng dẫn

tự ghi số liệu vào phiếu điều tra rồi nộp cho cơ quan điều tra

+ Phương pháp gửi thư: Cơ quan điều tra và đối tượng điều tra không trực tiếpgăp nhau mà chỉ trao đổi tài liệu hướng dẫn và phiếu điều tra băng cách thôngqua bưu điện

Bên cạnh đó, người ta thường chia thành các phương pháp sau:

Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua

sự tiếp xúc giữa người hỏi và người trả lời Căn cứ vào điều kiện thực tế người

Trang 11

nghiên cứu sẽ quyết định lựa chọn phương pháp nào để tiếp xúc với người đượcphỏng vấn.

a Phương pháp phỏng vấn viết

Là phương pháp phỏng vấn trong đó sự tiếp xúc giữa người hỏi và người trảlời thông qua bảng hỏi người trả lời tự điền câu trả lời vào bảng hỏi

Đặc điểm:

- Bảng hỏi là vấn đề quan trọng

- Cần chú ý đến những vấn đề về tâm lý khi đặt câu hỏi và những nguyên tắctâm lý trong việc sắp xếp bảng hỏi đều phải hướng vào người trả lời

Ưu điểm:

- Tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như công sức cán bộ điều tra

- Thông tin thu được khách quan, không bị ảnh hưởng bởi thái độ người hỏi

- Dễ trả lời những vấn đề tế nhị

- Nguyên tắc nặc danh được đảm bảo trong phỏng vấn

Hạn chế:

- Chất lượng thông tin thu được không thật cao

- Không biết được thái độ người trả lời

Lưu ý: trong phương pháp này muốn tăng số phiếu trả lời cần chú ý một số biệnpháp như:

- Tạo điều kiện dễ dàng tối đa cho việc trả lời

- Gửi thư nhắc tại kèm theo bảng câu hỏi đề phòng thư lần trước thất lạc

- Khuyến khích vật chất

b Phương pháp phỏng vấn trực diện

Là phương pháp mà người phỏng vấn và người trả lời tham gia một cuộcnói chuyện riêng hay còn gọi là trò chuyện có chủ định Tức đây là một cuộcnói chuyện có mục đích và là quá trình giao tiếp một chiều do người phỏng vấnđiều khiển

Trang 12

Ưu điểm:

- Việc tiếp xúc trực tiếp tạo ra những điều kiện đặc biệt để hiểu đối tượng sâusắc hơn

- Do tiếp xúc trực tiếp nên đã đồng thời kết hợp phỏng vấn với quan sát

- Có thể phát hiện sai sót và sửa đổi kịp thời

Hạn chế:

- Tốn kém hơn về thời gian, chi phí và con người

- Tổ chức điều tra khó khăn hơn

- Không cẩn thận câu trả lời sẽ bị ảnh hưởng bởi thiên kiến của điều tra viên

Lưu ý: cuộc phỏng vấn phải đảm bảo không gây hậu quả cho người được phỏng

vấn về bản thân những giả định của người phỏng vấn và đảm bảo nguyên tắcnặc danh

Phỏng vấn trực diện nếu phân theo nội dung và trình tự phỏng vấn thì có 5 loạilà: phỏng vấn tiêu chuẩn hóa, phỏng vấn bán tiêu chuẩn, phỏng vấn tự do,phỏng vấn sâu và phỏng vấn định hướng Ngoài ra phỏng vấn trực diện cònđược phân theo đối tượng tiếp xúc, gồm có 2 loại là: phỏng vấn cá nhân vàphỏng vấn nhóm

c Phương pháp phỏng vấn qua điện thoại

Phương pháp phỏng vấn qua điện thoại là một loại phỏng vấn trực diệnnhưng người phỏng vấn và đối tượng phỏng vấn không gặp mặt trực tiếp

Ưu điểm:

- Tiết kiệm hơn

- Khách quan hơn

Hạn chế:

- Mất nhiều công sức để chọn số điện thoại mà đôi khi vẫn không được nhưmong muốn

- Làm giảm hứng thú khi phỏng vấn qua điện thoại

- Việc đưa ra các gợi ý hay hỗ trợ thêm bằng quan sát là khó thực hiện được

Ngày đăng: 12/06/2013, 09:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w