Trải qua quá trình phát triển trên một trăm năm với những đổi mới không ngừng để phục vụ khách hàng, ngày nay, Tập đoàn Casino đã khẳng định vị thế vững chắc của mình trênthị trường bán
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA: QUẢN TRỊ DOANH NGHIÊP
BỘ MÔN: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
3 Nguyễn Hoàng Hải
4 Lương Trung Hiếu
5 Nguyễn Thu Trang
6 Đỗ Thị Thúy Phương
7 Ngô Thị Lan Hương
8 Đỗ Thị Thu
Trang 2HÀ NỘI, 4/10 MỤC LỤC
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ BIG C 1
1.1 Giới thiệu sơ lược: 11.2 1.2.Một số đặc điểm: 1
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển: 1
1.2.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu: 2
1.2.3 Hoạt động kinh doanh: 3
1.2.4 Cơ cấu bộ máy: 4
PHẤN 2: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 8
2.1 Phân tích môi trường bên ngoài 8
2.1.1 Môi trường vĩ mô 8
a Yếu tố kinh tế 8
b Yếu tố chính trị- pháp luật: 9
c Yếu tố văn hóa xã hội 10
d Yếu tố công nghệ 11
2.1.2 Sự cạnh tranh 12
a, Các rào cản ra nhập ngành 12
b, Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành 13
c, Đe dọa từ các ra nhập mới 13
2.1.3 Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng 14
2.1.4 Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng 14
2.1.5 Sản phẩm thay thế 14
2.2 Phân tích môi trường bên trong 15
2.2.1 Tình hình tài chính 15
Trang 32.2.2Nhân lực 16
2.2.3 Công nghệ 16
2.2.4 Thương hiệu 17
2.3 Phân tích ma trận SWOT và hình thành chiến lược 17
2.4 Chiến lược 19
2.4.1 Chiến lược kinh doanh 19
2.4.1.1 Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa 19
2.4.1.2 Chiến lược tăng trưởng tập trung 20
2.4.2 Chiến lược cạnh tranh cơ bản 20
2.4.2.1 Chiến lược dẫn đầu về chi phí 21
2.4.2.2 Chiến lược khác biệt hóa 21
2.4.2.3 Chiến lược tập trung 21
PHẦN 3: NHẬN XÉT 21
3.1 Cơ cấu doanh nghiệp : 21
3.2 Lãnh đạo: Phong cách lãnh đạo của bigc 22
3.3 Chính sách, văn hóa doanh nghiệp 22
Trang 4PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ BIG C
1.
1 Giới thiệu sơ lược:
Tên đầy đủ của doanh nghiệp: Công ty TNHH TMDV Siêu thị Big C
Tên viết tắt của doanh nghiệp: Big C
Trụ sở: 222 Trần Duy Hưng, Trung Hòa , Cầu Giấy, Hà Nội
Năm thành lập: 1998
Tel: 0437848596
Website: bigc.vn, www.discount.vn
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Phân phối sản xuất bán lẻ
Loại hình doanh nghiệp: Liên doanh Vốn đầu tư hiện nay: 250 triệu USD (tất cả các doanh nghiệp thành viên)
1.
2.Một số đặc điểm:
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển:
_Tiền thân BIG C VN: Khi mới vào thị trường Việt Nam, tiền thân của hệ thống siêu
thị Big C có tên là Cora Hệ thống siêu thị Cora thuộc sở hữu của Công ty Vidémia (một công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối và thuộc tập đoàn Bourbon), khai trương hệ thống siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998 Sau 5 năm hoạt động với chiến lược kinh doanh áp dụng không phù hợp nên hiệu quả hoạt động không cao Năm 2003, Công ty Vidémia đã thỏa thuận và chuyển nhượng 33% vốn cho tập đoàn Casino và sau đó thoả thuận việc chọn thương hiệu Casino tại Thái Lan là Big C thay cho thương hiệu của các siêu thị Cora tại Việt Nam
_Về thương hiệu Big C và tập đoàn Casino:
Năm 1892, tại thành phố Saint-Etienne, Pháp, Ông Geofroy Guichard trở thành chủ của cửa hàng tạp hóa nằm trên đường Rue dé Jasdins Nơi đây đã từng là một sòng bài
Trang 5giải trí, khi sòng bài này bị giải tán, cửa hàng tạp hóa xây dựng trên nền đất cũ nên đặttên là Casino Đây cũng chính là nơi đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển vượt bậc của một tập đoàn phân phối hàng đầu của Châu Âu: Tập đoàn Casino Trải qua quá trình phát triển trên một trăm năm với những đổi mới không ngừng để phục vụ khách hàng, ngày nay, Tập đoàn Casino đã khẳng định vị thế vững chắc của mình trênthị trường bán lẻ thế giới, hiện diện ở Pháp, Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay,Brazil, Colombia, Pháp, Madagascar và Mauritius với hơn ba trăm ngàn nhân viên làm việc tại mười hai ngàn chi nhánh.
BigC là thương hiệu của tập đoàn phân phối bán lẻ Groupe Casino (Pháp) tại Thái Lan
và Việt Nam BigC được thành lập vào năm 1993 và mở cửa hàng đầu tiên của mình tại ngã tư Wong Sawang, Bangkok, Thái Lan Hiện nay, tại Việt Nam, các cửa hàng BigC hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, Cần Thơ,TP.HCM
_Tháng 04/2016, Hệ thống siêu thị Big C đã được Tập đoàn Central Group Thai Lan tiếp quản thành công và hợp pháp theo một thỏa thuận chuyển nhượng quốc tế với Tập đoàn Casino của Pháp Tập đoàn Central Group là Tập đoàn bán lẻ hàng đầu trong khu vực được thành lập vào năm 1947 từ một cửa hàng nhỏ tại Bangkok do gia đình ông Tiang Chirathivat điều hành Trải qua 70 năm phát triển, Tập đoàn hiện nay vẫn thuộc sở hữu của gia đình Chirathivat Central Group bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 2011 từ việc hợp tác với các đối tác nội địa như Nguyễn Kim, Lan Chi Mart và gần đây nhất là Zalora và Big C
_Hiện tại, Hệ thống siêu thị Big C Việt Nam có tổng cộng 33 siêu thị Big C trên 20 tình, thành trên toàn quốc
1.2.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu:
_Slogan: “ Giá rẻ cho mọi nhà”
_Thương hiệu BigC thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong đinh hướng kinh
doanh và chiến lược để thành công
Trang 6+”Big” có nghĩa là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn của các siêu thị BigC và sự lựa chọn rông lớn về hàng hóa mà chung tôi cung cấp Hiện tại, mỗi siêu thị BigC có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của Khách hàng.
+”C “ là cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt là “Khách hàng”, Chữ “C” đề cập đến những Khách hàng thân thiết của BigC, họ là chìa khóa đóng vai trò to lớn dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh của siêu thị BigC Coi khách hàng là trọng tâm chiếm vị trí trung tâm trong các chiến lược kinh doanh của BigC
_Tầm nhìn: Hướng đến phát triển bền vững
_Nhiệm vụ: Là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài lòng quý Khách Hàng
1.2.3 Hoạt động kinh doanh:
Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị Big C, phần lớn không gian được dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá cả hợp lý và chất lượng được kiểm soát Sản phẩm kinh doanh tại các siêu thị Big C có thể được chia ra thành 5 ngành chính, như sau:
+Thực phẩm tươi sống: thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì
+Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện
+Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép và túixách
+Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học
+Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà, nhữngvật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi
Trang 7Hành lang thương mại siêu thị Big C: Hành lang thương mại siêu thị Big C cung cấp không gian cho thuê bên trong và ngoài đại siêu thị Big C để các doanh nghiệp có thể tự kinh doanh tại siêu thị Big C Tuy nhiên, những hàng hóa và dịch vụ kinh doanh trong khu vực này cần phải tạo được sự khác biệt với những sản phẩm được bày bán trong các đại siêu thị Big C Nhờ đó, Khách hàng đến mua sắm tại siêu thị Big C có thể lựa chọn mỗi sản phẩm và dịch vụ tiện ích chỉ tại một nơi nhất định, góp phần tăng kinh nghiệm mua sắm của Khách hàng tại siêu thị Big C.
Hoạt động kinh doanh tại các Hành lang thương mại siêu thị Big C có thể chia
ra thành 4 nhóm chính:
+Ăn – uống: nhà hàng, khu thức ăn nhanh, khu ẩm thực
+Giải trí: rạp chiếu phim, quầy karaoke, và sân chơi dành cho thiếu nhi
+Những cửa hàng khác: nhà sách, cửa hàng quần áo, cửa hàng điện thoại, điện tử.+Dịch vụ: Máy rút tiền tự động (ATM)
1.2.4 Cơ cấu bộ máy:
_Sơ đồ hệ thống:
Trang 8Các cửa hàng miền Nam
Các của hàng Miền Bắc và miền Trung
Bộ phận tài chính & hành chính
Bộ phận hành lang & thương
mại
Bộ phận quản lý khu ẩm thực
Bộ phận dự án Bộ phận phát triển
Trang 9_Cơ cấu nhân sự quầy
Big C theo mô hình cấu trúc tổ chức hỗn hợp kết hợp giữa các phòng ban chức năng
và các cơ sở kinh doanh kiểu tham mưu ngành dọc, ở kiểu cơ cấu này thì những nhiệm
vụ quản trị được phân chia cho các đơn vị riêng biệt theo các chức năng quản trị và hình thành nên những người lãnh đạo được chuyên môn hoá chỉ đảm nhận thực hiện một chức năng nhất định Mối liên hệ giữa các nhân viên trong tổ chức rất phức tạp Những người thừa hành nhiệm vụ ở cấp dưới nhận mệnh lệnh chẳng những từ người lãnh đạo của doanh nghiệp mà cả từ những người lãnh đạo các chức năng khác nhau.-Ưu điểm của kiểu cơ cấu này là thu hút được các chuyên gia vào công tác lãnh đạo, giải quyết các vấn đề chuyên môn một cách thành thạo hơn, đồng thời giảm bớt gánh nặng về quản trị cho người lãnh đạo cấp cao Lắng nghe đầy đủ ý kiến của các ngành chức năng Có lợi cho đào tạo cán bộ quản lý toàn diện
-Nhược điểm của cơ cấu:
+Bộ máy quản lý lớn, cồng kềnh
+ Người lãnh đạo doanh nghiệp ở đây là chủ tịch hoặc CEO phải phối hợp hoạt động của những người lãnh đạo chức năng, nhưng do khối lượng công tác quản trị lớn,
Trang 10người lãnh đạo doanh nghiệp khó có thể phối hợp được tất cả các mệnh lệnh của họ, dẫn đến tình trạng người thừa hành trong một lúc có thể phải nhận nhiều mệnh lệnh, thậm chí các mệnh lệnh lại trái ngược nhau.
+Trong cơ cấu này mệnh lệnh được truyền từ trên xuống vì vậy yêu cầu cấp dướituân thủ mệnh lệnh cấp trên nghiêm ngặt, nếu tính hệ thống trên dưới của Big Cthấp thì mô hình sẽ không hiệu quả Thời gian mệnh lệnh đi xuống và phản hồicủa cấp dưới đến cấp trên sẽ lâu, vì vậy trong những trường hợp phải ra quyết địnhgấp thì tính kịp thời của mệnh lệnh là thấp, phản ứng chậm với thay đổi của môitrường
+Quyền lực tập trung vào quản lý cao nhất, quyền hạn ở cấp cơ sở ít, khó khăn chocấp dưới khi muốn ra quyết định
+Mô hình này coi trọng tính tuân thủ mệnh lệnh vì vậy tính sáng tạo của nhân viên
sẽ bị hạn chế
+Mỗi phòng ban chú trọng phát triển kế hoạch của mình nên dễ dẫn đến việc thiếu
sự phối hợp, rời rạc giữa các phòng ban, dẫn đến việc quản lý cấp cao sẽ khó quản
lý, phối hợp các đề nghị của ngành chức năng khi ra quyết định
Khắc phục:
+ Nên có bộ phận thu nhận và giải quyết những phản hồi của nhân viên ở cửa hàng
để kịp thời điều chỉnh các chính sách liên quan đến bán hàng, marketing hay
khách hàng
+Phân chia công việc, trách nhiệm quyền lực rõ ràng cho từng cấp bộ phận cá nhân.+Tăng cường việc kiểm tra việc thực hiện quyết định của lãnh đạo cấp trên
Trang 11PHẤN 2: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
2.1 Phân tích môi trường bên ngoài
2.1.1 Môi trường vĩ mô
a Yếu tố kinh tế
- Trình độ phát triển kinh tế
Khi nền kinh tế tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tăng dẫn đến sự bùng nổ về chi tiêu của người dân Với lượng khách hàng lớn hơn thì sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp cũng giảm dần, doanh nghiệp có cơ hội để phát triển các hoạt động tiêu thụ hàng hóa và thu được lợi nhuận cao Ngược lạinếu nền kinh tế suy thoái , người dân với tình hình tài chính khó khan sẽ thắt chặt chi tiêu, do đó mức độ tiêu thụ hàng hóa giảm dần dẫn đến tăng sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp
Việt Nam là một thị trường có quy mô còn nhỏ nhưng tôc độ tăng trưởng rất nhanh, tiềm năng lớn có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tưnước ngoài Không những vậy, Việt Nam liên tục được xếp thứ hạng cao về chỉ
số phát triển kinh doanh bán lẻ (GRDI)
Hiện nay kinh tế thế giới và trong nước vẫn chịu nhiều tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu, tỉ lệ lạm phát vượt quá 2 con số, giá trị đồng VNĐ giảm làm cho người dân giảm chi tiêu cho mua sắm ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp
- Phân phối thu nhập và sức mua
Thu nhập của người dân Việt Nam hiện tại đã tăng hơn so với trước, nhu cầu
về các sản phẩm chất lượng, mẫu mã đa dạng,… ngày càng khát khe, sức mua của người dân cũng tăng cao trong khi đó các sản phẩm bày bán ở chợ chất lượng kém hơn so với siêu thị, đây là cơ hội mở rộng phát triển kinh doanh của ngành bán lẻ những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ khá nhanh, thu nhập bình quân đầu người cũng ngày càng cao, vì thế thói quen
Trang 12mua sắm của người dân cũng thay đổi dần Các điểm bán lẻ truyền thồng như chợ hay cửa hàng tạp hóa dần dần thu hẹp phạm vi ảnh hưởng, thay vào đó là
sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại như siêu thị, TTTM…
- Tỉ lệ tiết kiệm
Theo nghiên cứu của TNS Việt Nam (Tập đoàn nghiên cứu thị trường và thôngtin thị trường Việt Nam), những người có thu nhập cao hơn đang chi tiêu nhiều hơn, người có thu nhập trung bình và thấp chi tiêu ít hơn, xét về tổng thể thì chitiêu vẫn tăng Tỷ lệ tiết kiệm vẫn tiếp tục giảm xuống (12% năm 2006 xuống 9% năm 2008) cho thấy sự tin tưởng trong chi tiêu nói chung của người Việt.TNS Việt Nam cũng đã thống kê hơn 5000 thương hiệu sản phẩm mới được tung ra thị trường năm 2007 Đồng thời, các nhà sản xuất tin rằng 75% động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đến năm 2017 đến từ các thương hiệu mới
b Yếu tố chính trị- pháp luật:
Chính trị có sự liên quan mật thiết tới sự phát triển của ngành Sự ổn định chínhtrị của nước ta tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà bán lẻ, đặc biệt thu hút rất nhiều nhà bán lẻ lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam
Trang 13Hệ thống pháp luật nước ta ban hành nhiều luật liên quan đến kinh doanh như luật thương mại, luật lao động, luật thuế xuất nhập khẩu,… đặc biệt nước ta có chính sách mở cửa đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam Việc mở cửa thị trường phân phối Việt Nam đã thực hiện ngay sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO ( 1/2007) Nhưng từ 1/1/2009, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động trong lĩnh vực phân phối dướihình thức 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài Ngược lại với các nhà bán lẻ trong nước, bước vào thị trường Việt Nam, các nhà bán lẻ nước ngoài đã có sẵnnhững lợi thế mà các nhà ban sler trong nước khó địch nổi, thể hiện ở những điểm như: nguồn vốn lớn, nguồn hàng phong phú, đa dạng, trình độ quản lí, kỹ năng tiếp thị, quảng cáo, chiến lược kinh doanh, lợi thế về chi phí và giá bán Big C là 1 trong 5 tập đoàn bán lẻ lớn nhất Việt Nam.
Việt Nam là một thị trường tiềm năng nhưng những doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn e ngại vì chúng ta vẫn còn bảo hộ, vẫn dùng thuế để điều tiết thị
trường Để bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam vẫn sẽ áp dụng quy định mà WTO cho phép Theo đó nhà đầu tư 100% vồnnước ngoài có quyền
mở siêu thị tại Việt Nam nhưng mở đến cái thứ hai thì phải xin phép và địa phương có quyền từ chối Chính phủ Việt Nam ban hành điều khoản về “ Thẩmđịnh nhu cầu kinh tế (ENT)” năm 2007 ENT là những tiêu chí đưa ra đẻ quyết định cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài, là rào cẩn được dựng lên để bảo hộ thị trường bán lẻ nội địa trước sự thâm nhập của các nhà bán lẻ quốc tế Mặc dù
có ENT nhưng Big C vẫn cố gắng sáng tạo và tích cực hơn trong việc thâm nhập thị trường Việt Nam và lọt vòa top những nhà bán lẻ hàng đầu
c Yếu tố văn hóa xã hội
- Dân số và tỉ lệ phát triển
Dân số Việt Nam đông và là dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động chiếm
đã số, hiện nay dân số Việt Nam tăng do đó nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cao đặc biệt là các mặt hàng về lương thực, đồ dùng gia đình, thời trang
- Tốc độ đô thị hóa
Trang 14Các đô thị ở nước ta ngày càng phát triển về quy mô và hạ tầng vật chất, là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển các siệu thị, trung tâm mua sắm.
Môi trường văn hóa xã hội có ảnh hương trực tiếp tới cuộc sống và hành vi tiêu dùng của con người Trong những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế và sự hội nhập sâu của VN với thị trường thế giới đã tạo ra cho văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam nhiều nét đổi mới, hiện đại hơn, tiếp cận gần hơn với văn minh tiêu dùng Những năm trước đây do kinh tế chưa pháttriển, đời sống nhân dân chưa cao,người VN chủ yếu mua bán ở các kênh truyền thống như chợ, đại lí gần nhà… Ngày nay kinh tế phát triển kéo theothu nhập bình quân tăng, người dân chú ý hơn tới các kênh mua sắm hiện đại, thói quen tiêu dùng cũng dần thay đổi Thay vì đi mua sắm tại các khu chợ, họ đã có thói quen dạo qua các siêu thị để mua đồ từ hàng thực phẩm đến quần áo giày dép, đồ gia dụng và hàng trăm thứ khác Văn hóa tiêu dùng ngày càng hội nhập với văn hóa tiêu dùng hiện đại của văn minh thương mại thế giới, chính là cơ hội phát triển cho loại hình kinh doanh bán
lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại Nhìn nhận rõ cơ hội này, Big
C cũng đã không ngừng mở rộng khả năng cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam
d Yếu tố công nghệ
Công nghệ ảnh hưởng tới mọi ngành kinh doanh, sự phát triển của công nghệ giúp cho cơ sở của ngành phát triển vượt bậc giúp ích cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường
Ngày càng nhiều sản phẩm hiện đại được tạo ra, các công nghệ cao cũng như quy trình đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng, các doanh nghiệp hiện nay đầu tư chú trọng tới công tác phát triển công nghệ trong hoạt động kinh doanh của mình Sự phát triển của KHCN trong những năm gần đây tạo điều kiện cho việc áp dụng những khoa học hiện đại vào phục vụ cho công tác bán hàng nâng cao hiệu suất và hiệu quả công việc như: các sản phẩm điện tử điện lạnh, máy điều hòa, máy hút ẩm, tủ lạnh, máy tính, mạng internet, máy bán hàng tự động,…