ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- CAI MING THÁI MINH SO SÁNH QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM TRÊN CỨ LIỆU TỤC NGỮ CA DAO TH
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
CAI MING (THÁI MINH)
SO SÁNH QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM TRÊN CỨ LIỆU TỤC NGỮ CA DAO
THƠ CA DÂN GIAN TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Đông Phương học Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60 31 06 01
HÀ NỘI – 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
CAI MING (THÁI MINH)
SO SÁNH QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CỦA
TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM TRÊN CỨ LIỆU TỤC NGỮ CA DAO
THƠ CA DÂN GIAN TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Đông Phương học Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60 31 06 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS Ngiêm Thúy Hằng
HÀ NỘI – 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn: So sánh quan hệ gia đình truyền thống của Trung Quốc
và Việt Nam trên cứ liệu tục ngữ ca dao thơ ca dân gian Trung Quốc và Việt Nam , Trên cơ sở cứ liệu tục ngữ, ca dao và thơ ca dân gian liên quan đến quan hệ gia đình trong tiếng Trung và tiếng Việt, luận văn tiến hành so sánh
và phân tích nét tương đồng và những nét khu biệt của mối quan hệ gia đình truyền thống Trung Quốc và Việt Nam Nguồn tư liệu đảm bảo về tính khách quan và bản quyền tác giả Tôi xin cam đoan những kết quả trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu do cố gắng của bản thân tác giả luận văn và định hướng của giảng viên hướng dẫn
Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả
CAI MINH ( Thái Minh)
Trang 5MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Lý do lựa chọn đề tài 4
2 Lịch sử nghiên cứu 6
3 Mục đích nghiên cứu 7
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu và nguồn cứ liệu 9
7 Bố cục luận văn 12
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 13
1.1 Một số vấn đề về gia đình, mối quan hệ gia đình và văn hóa gia đình 13
1.1.1 Khái niệm gia đình 13
1.1.2 Mối quan hệ gia đình 18
1.1.3 Văn hóa gia đình 23
1.1.4 Văn hóa gia đình truyền thống Trung Quốc 26
1.1.5.Văn hóa gia đình truyền thống Việt Nam 28
1.2.Khái niệm tục ngữ, ca dao, thơ ca dân gian, phong tục, tập quán trong quan hệ gia đình 30
1.2.1 Khái niệm tục ngữ 30
1.2.2 Khái niệm thơ ca dân gian và ca dao 33
1.2.3 Khái niệm phong tục, tập quán trong quan hệ gia đình 34
1.3.Tiểu kết: 35
Chương 2 NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM QUA TỤC NGỮ, CA DAO VÀ THƠ CA DÂN GIAN 37
2.1 Những nét tương đồng về mối quan hệ giữa cha mẹ với con trong gia đình truyền thống Việt Nam và Trung Quốc 38
2.1.1 Hôn nhân chịu chi phối của cha mẹ 38
2.1.2 Chữ “Hiếu”là luân lý hạt nhân trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái 43 2.1.3 Cha mẹ có nhiều nghĩa vụ với con cái, con cái cũng phải thực hiện nhiều nghĩa vụ với cha mẹ 45
2.1.4 Quan hệ cha mẹ con còn có những biểu hiện tiêu cực 47
2.2 Những nét tương đồng trong mối quan hệ vợ chồng 51
2.2.1 Coi trọng sự thủy chung, hòa hợp, gắn bó 51
Trang 62.2.2.Người chồng đóng vai trò quan trọng, người vợ tương đối lệ thuộc, bị động,
gánh vác nhiều nghĩa vụ 53
2.2.3.Mối quan hệ vợ chồng đều còn tồn tại một số biểu hiện tiêu cực 58
2.3 Những tương đồng trong mối quan hệ anh chị em ruột: 59
2.3.1 Coi trọng sự hòa thuận, đoàn kết, gắn bó 59
2.3.2 Anh có nhiều quyền lợi và nghĩa vụ nặng nề, em thường chịu thiệt thòi 60
2.4 Những tương đồng trong mối quan hệ dâu rể với gia đình: 62
2.4.1 Chú trọng mối quan hệ với con dâu hơn với con rể 62
2.4.2 Còn những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ với con dâu, con rể: 62
2.5 Những mối tương đồng trong quan hệ giữa ông bà và cháu chắt 64
2.6.Tiểu kết: 64
Chương 3 NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM QUA TỤC NGỮ, CA DAO 66
3.1 Sự khác biệt trong tư duy 66
3.1.1 Sự khác biệt trong tư tưởng đối với lễ giáo phong kiến 67
3.1.2 Sự khác biệt trong quan niệm về giao duyên 67
3.1.3 Sự khác biệt về quan niệm dân chủ trong hôn nhân 69
3.2 Sự khác biệt trong cách thức thể hiện 73
3.2.1 Sự khác biệt trong cách thức thể hiện quan hệ vợ chồng 73
3.2.2 Sự khác biệt trong cách thức thể hiện quan hệ cha mẹ con 76
3.2.3 Sự khác biệt trong cách thức thể hiện quan hệ giữa anh chị em ruột 78
3.2.4 Sự khác biệt trong cách thức thể hiện quan hệ dâu rể 79
3.2.5 Sự khác biệt trong cách thức thể hiện quan hệ giữa ông bà và cháu 85
3.3.Tiểu kết: 86
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Tiếng Việt 89
Tiếng Trung 91
Tiếng Anh 94
PHỤ LỤC 1
I Danh mục tục ngữ về quan hệ gia đình truyền thống trong tiếng Việt 1
1 Mối quan hệ vợ chồng 1
2.Mối quan hệ cha mẹ con 12
3.Quan hệ dâu rể với gia đình 22
4.Quan hệ ông bà cháu 23
5.Quan hệ anh chị em 24
6.Quan hệ chị em dâu và chú cháu 26
II Danh mục ca dao-ca dân về quan hệ gia đình truyền thống trong tiếng Việt 26
1.Quan hệ vợ chồng 26
2.Quan hệ cha mẹ con 60
3 Quan hệ dâu rể với gia đình 77
Trang 71.Quan hệ vợ chồng 81
2 Quan hệ anh chị em 94
3 Quan hệ cha mẹ con 95
4.Quan hệ dâu rể với gia đình 108
5.Quan hệ ông bà cháu 110
6.Quan hệ chú cháu, cô em chồng và cô dâu 111
Ⅳ Danh mục ca dao-ca dân về quan hệ gia đình truyền thống trong tiếng Trung 111
1 Quan hệ vợ chồng 111
2 Quan hệ cha mẹ con 138
3.Quan hệ anh chị em 151
4 Quan hệ dâu rể với gia đình 158
5 Quan hệ chú cháu, cô em chồng và cô dâu 160
6 Quan hệ ông bà cháu 161
Trang 8Văn hóa của hai nước Trung Việt vừa có điểm tương đồng, lại vừa có những nét khác biệt, điều này được thể hiện rõ nét nhất trong hóa thạch ngôn ngữ Ngôn ngữ là của cải quý báu được tích lũy lâu đời của dân tộc, là một bộ phận của văn hóa dân tộc Ngôn ngữ là một loại văn hóa đặc biệt, ngôn ngữ và văn hóa gắn bó chặt chẽ với nhau không thể tách rời Ngôn ngữ chuyển tải và kế thừa văn hóa, thúc đẩy sự phát triển của văn hóa Văn hóa có ảnh hưởng tới ngôn ngữ, làm phong phú cho nội hàm của ngôn ngữ Ngôn ngữ của một dân tộc tất nhiên sẽ phản ánh những đặc trưng của dân tộc như đời sống sinh hoạt, phương thức tư duy và quan niệm giá trị của dân tộc Hình thức của ngôn ngữ rất phong phú, trong đó, tục ngữ là một hình thức ngôn ngữ được hình thành từ đời sống thực tiễn, đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân Kho tàng tục ngữ , ca dao, thơ ca dân gian của một dân tộc thường được tích lũy, chắt lọc trong suốt một quá trình dài lâu, là những thành tố
Trang 9của nền văn học dân gian Xét từ góc độ tư duy của dân tộc, tục ngữ ca dao và thơ
ca dân gian là tấm gương phản chiếu hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng, là tấm gương bức xạ lại hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội Thông qua việc phân tích và nghiên cứu tục ngữ, ca dao và thơ ca dân gian, chúng ta có thể tìm hiểu thêm về đất nước con người, hiểu rõ triết lý của đời người, tìm hiểu thêm những bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Trung Hoa và dân tộc Việt Nam, đặc biệt là có thể đi sâu tìm hiểu về các yếu tố văn hóa, về quan hệ gia đình trong các
mô hình gia đình truyền thống của Trung Quốc và của Việt Nam Đề tài “Nghiên cứu so sánh mối quan hệ gia đình truyền thống Trung Quốc và Việt Nam trên cứ liệu tục ngữ, ca dao, thơ ca dân gian Trung Quốc và Việt Nam ẩn chứa nhiều tiềm năng có thể đi sâu khai thác đồng thời có giá trị nhất định về mặt khoa học
1 Là một lưu học sinh học sinh Trung Quốc học tiếng Việt, từ lâu tôi đã yêu thích nét văn hóa gia đình bình dị mà gắn kết đầy yêu thương của người Việt, yêu thích tìm hiểu và sưu tầm kho tàng tục ngữ, ca dao, thơ ca dân gian phong phú trong tiếng Việt, có ý thức so sánh nó với các đơn vị có ý nghĩa tương tự trong tiếng Hán Qua tìm hiểu, quan sát, tôi đi đến nhận định những câu tục ngữ, ca dao, thơ ca liên quan đến mối quan hệ gia đình trong tiếng Việt và tiếng Trung có khối lượng khá lớn, có thể sử dụng làm đối tượng đi sâu nghiên cứu so sánh Ví dụ : “Có chồng thì phải theo chồng, đắng cay cũng chịu, mặn nồng cũng vui”;“Chín đời họ mẹ còn hơn người dưng”; "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử";“Chồng tôi mới được ba ngày, ai ơi có đợi tôi rày hay không?";“兄弟如手足”(huynh đệ như thủ túc )
“父母之命,媒妁之言”(hôn nhân của con cái phải do cha mẹ làm chủ, và thông qua ngươi mai mối giới thiệu)v.v.Với đề tài này, một mặt em có thể học hỏi nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong lĩnh vực chuyên ngành, bước đầu đi sâu tìm hiểu văn hóa gia đình của Việt Nam, mặt khác em lại
Trang 10có thể cung cấp cứ liệu tham khảo, giúp ích cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến cứ liệu về mối quan hệ gia đình của Trung Quốc và thỏa mãn hứng thu của bản thân Vì vậy, em chọn đề tài “So sánh mối quan hệ gia đình truyền thống Trung Quốc và Việt Nam trên cứ liệu tục ngữ, ca dao, thơ ca dân gian Trung Quốc và Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ
2 Lịch sử nghiên cứu
Qua tìm hiểu của chúng tôi, đã có rất nhiều học giả nghiên cứu về mối quan hệ gia đình truyền thống qua ca dao, tục ngữ và thơ ca dân gian của Việt Nam hoặc của Trung Quốc Về các tác giả Việt Nam, trong cuốn Kinh thi Việt Nam, Nguyễn Bách Khoa (1940, 2000) đã phân tích về gia đình Việt Nam thể hiện qua ca dao, đề cập đến các vấn đề như “ Gia tộc phụ hệ” và “Chống nam quyền” Năm 1960, trong tác phẩm Chống hôn nhân gia đình phong kiến trong ca dao Việt Nam, Hằng Phương (1960) đã nêu lên những nội dung có tính chất chống đối trong ca dao Từ năm 1956 đến năm 1978, qua việc phân tích ca dao, Vũ Ngọc Phan (1967) nêu lên sự đối xử bất công đối với người phụ nữ, mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu, chế độ đa thê, cảnh khổ lẽ mọn, đạo tam tòng trói buộc người phụ nữ Trong tác phẩm Tục ngữ, ca dao
về quan hệ gia đình, Phạm Việt Long (2010) đi sâu phân tích cụ thể các mối quan
hệ gia đình người Việt qua tục ngữ và ca dao Về các tác giả Trung Quốc, trong tác phẩm Phân tích mối quan hệ gia đình nông thôn truyền thống Trung Quốc qua ca dao, tục ngữ , tác giả Trương Vĩnh (Zhang Yong (2005) đã nêu lên quan điểm về quan hệ gia đình phong kiến Trung Quốc mang tính chất bất bình đẳng Trong cuốn Mối quan hệ luân lý gia đình trong tục ngữ, Cao Ngọc Hà (Gao Yu Xia, 2007) nêu lên những nội dung về luân lý đạo đức gia đình được phản ánh qua tục ngữ Trong tác phẩm Nghiên cứu về thơ ca luân lý gia đình trong Kinh Thi, tác giả Trịnh Dân Lệnh (Zheng Min Ling 2014) đưa ra những quan điểm riêng về quan hệ gia đình, phong tục, tập quán trong gia đình thể hiện trong tác phẩm Kinh Thi Các công trình nghiên cứu khoa học từ góc độ xã hội học, văn hóa học hay ngôn ngữ học đều có
Trang 11những tác phẩm chuyên sâu hoặc đã có những chuyên mục chuyên sâu về riêng từng dân tộc Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay có rất ít đề tài nghiên cứu và so sánh văn hóa Việt Nam- Trung Hoa, đặc biệt rất thiếu vắng những công trình khảo sát công phu, nghiêm túc về những điểm tương đồng và khác biệt trong thiết chế xã hội và mối quan hệ gia đình truyền thống của hai nước
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cứ liệu tục ngữ, ca dao, thơ ca dân gian, luận văn đi sâu làm rõ vấn đề thiết chế xã hội, những điểm tương đồng và khác biệt trong quan hệ gia đình truyền thống của Trung Quốc và Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức chung về bản sắc văn hóa của Trung Quốc và của Việt Nam, đặc biệt là góp phần làm rõ bản sắc văn hóa Việt nam thể hiện qua mối quan hệ gia đình truyền thống, bước đầu lý giải nguyên nhân hình thành và phát triển những nét bản sắc văn hóa riêng của Trung Quốc và Việt Nam
Các kết quả nghiên cứu đạt được sẽ góp phần làm sâu sắc thêm những hiểu biết về mối quan hệ gắn kết văn hóa giữa hai nước Trung Việt, góp phần nhận diện
và giải thích một cách tương đối tường minh về bản sắc văn hóa của Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực quan hệ gia đình Chúng tôi cũng hy vọng kết quả nghiên cứu và phần phụ lục là tài liệu tham khảo có ý nghĩa nhất định trong việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu so sánh về thiết chế gia đình, chức năng của gia đình, luân lý đạo đức gia đình và các vấn đề có liên quan đến văn hóa, xã hội của hai nước láng giềng Trung Việt
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những đặc điểm tương đồng và khác biệt trong quan hệ gia đình truyền thống Trung Quốc và Việt Nam được thể hiện qua cứ liệu tục ngữ,ca dao ,thơ ca dân gian tiếng Trung và tiếng Việt có số lượng tương đối tương đồng với nhau trong các cuốn sách nghiên cứu, sưu tầm tương đối tin cậy mà chúng tôi lựa chọn và tiếp cận được
Trang 12Luận văn tập trung triển khai ba nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm rõ khái niệm quan hệ gia đình, tục ngữ, ca dao , thơ ca dân gian và một
số vấn đề lý luận có liên quan
- Trên cơ sở cứ liệu tục ngữ, ca dao và thơ ca dân gian liên quan đến quan hệ gia đình trong tiếng Trung và tiếng Việt, luận văn tiến hành so sánh và phân tích nét tương đồng và những đặc trưng khu biệt trên năm mối quan hệ gia đình theo chiều ngang và theo chiều dọc: quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa các anh chị em ruột , quan
hệ giữa cha mẹ và con ruột, quan hệ giữa cha mẹ và dâu rể, quan hệ giữa ông bà và cháu chắt
- Trên cơ sở những nét tương đồng và khác biệt trong quan hệ gia đình Trung Việt, luận văn tiến hành phân tích và bước đầu lý giải những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự hình thành và phát triển của bản sắc văn hóa riêng của Trung Quốc và Việt Nam, góp phần gìn giữ, tìm hiểu và phát huy truyền thống văn hóa đặc sắc của từng dân tộc, tăng thêm nhận thức, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, nhất là nhận thức
để biết tôn trọng sự khác biệt truyền thống và văn hóa, nền tảng của hòa bình, ổn định và phát triển giữa các quốc gia
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng khung phân tích của xã hội học gia đình, sử dụng cách tiếp cận của nhiều ngành khoa học, cụ thể là xã hội học, dân tộc học, ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, chúng tôi cũng vận dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, chú trọng phương pháp liên ngành, phương pháp so sánh đối chiếu và tuân thủ tương đối nghiêm túc các nguyên tắc trong phạm vi có thể
Chúng tôi cũng sử dụng nhiều thủ pháp như thủ pháp thống kê, thủ pháp quy nạp, phương pháp so sánh-đối chiếu
Trong luận văn này chúng tôi có kế thừa và tiếp thu có chọn lọc một số thành quả nhiên cứu, thống kê của những người đi trước, đặc biệt là của TS Phạm Việt
Trang 13Long đối với mối quan hệ gia đình truyền thống Việt Nam, lấy đó làm cơ sở để tham khảo và so sánh đối chiếu hoặc góp phần định hướng cho các so sánh tương đồng và khác biệt của chúng tôi Chúng tôi lấy mối quan hệ gia đình truyền thống của Việt Nam là gốc để so sánh, sau đó xây dựng cứ liệu tiếng Trung và tiến hành
so sánh đối chiếu khảo sát trên diện rộng trên cứ liệu tiếng Trung để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt chủ yếu
6 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu và nguồn cứ liệu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ gia đình truyền thống của Việt Nam trong tương quan so sánh với Trung Quốc Chúng tôi tiến hành khảo sát mối quan hệ này trên năm mối quan hệ , chia thành hai trục theo các phân chia của ngành Dân tộc học , trục ngang bao gồm mối quan hệ giữa vợ và chồng, giữa anh
em ruột với nhau trong đó mối quan hệ vợ chồng đóng vai trò chủ đạo Trục dọc bao gồm mối quan hệ giữa cha mẹ và con ruột, cha mẹ và dâu rể, mối quan hệ giữa ông bà và cháu chắt trong đó mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đóng vai trò chủ đạo, các mối quan hệ khác chỉ đóng vai trò phụ trợ, chỉ đề cập lướt qua để góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề
Trong luận văn chúng tôi chỉ khảo sát những cứ liệu đã được in ấn xuất bản và
đã được thẩm định bởi các chuyên gia có uy tín, tạm thời chưa sử dụng các cứ liệu chưa qua in ấn phát hành xuất bản chính thức hoặc truyền miệng trong dân gian
Để thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu trình bày ở trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát sưu tầm những cứ liệu sau đây:
Nguồn cứ liệu tiếng Việt: Chúng tôi tiến hành khảo sát 9.234 đơn vị tục ngữ và 1.230 bài ca dao, thơ ca dân gian trong 4 tác phẩm:
1.Nguyễn Lân (2010), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam,Nxb Văn học,
Hà Nội
2.Vũ Ngọc Phan (1967), Tục ngữ và dân ca Việt Nam,Nxb Sử học,Hà Nội
Trang 143.Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật chủ biên (1995), Kho tàng ca dao người Việt (tập 4), NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội
4.Xuân Thanh-sưu tầm, Ca dao- Tục ngữ Việt Nam Nxb Lao động
Trong 4 tác phẩm này chúng tôi tiến hành thống kê được 578 /9234 đơn vị tục ngữ có liên quan đến quan hệ gia đình, cụ thể :
Quan hệ vợ chồng: 267
Quan hệ anh chị em: 37
Quan hệ cha mẹ con ruột: 213
Quan hệ cha mẹ với dâu rể: 39
Quan hệ ông bà với cháu chắt: 12
Chúng tôi cũng thống kê được 243/1230 bàica dao, dân ca nói về mối quan hệ gia đình là, cụ thể:
Quan hệ vợ chồng: 131
Quan hệ anh chị em:0
Quan hệ cha mẹ và con ruột: 87
Quan hệ cha mẹ với dâu rể : 25
Quan hệ ông bà với cháu chắt:0
Nguồn cứ liệu tiếng Trung: Chúng tôi tiến hành khảo sát 8101 đơn vị tục ngữ
và 324 bài ca dao, dân ca tiếng Trung trong 5 tác phẩm sau đây:
Trang 154.靳极苍,诗经楚辞汉乐府选详解,三晋出版社,2011.7
Cách Cực Thương, Tuyển tập và chú giải Kinh Thi, Sở từ, Hán Ngạc phủ,
NXB Tam Tấn, 2011
5.褚斌杰著,诗经与楚辞,,北京:北京大学出版社, 2002
Gia Bân Kiệt Kinh Thi và Sở từ , NXB Đại học Bắc Kinh 2002
Trong 5 tác phẩm này chúng tôi tiến hành thống kê được 298/8101 đơn vị tục ngữ có liên quan đến quan hệ gia đình, cụ thể :
Quan hệ vợ chồng: 123
Quan hệ anh chị em: 10
Quan hệ cha mẹ và con ruột : 134
Quan hệ cha mẹ và dâu rể : 25
Quan hệ ông bà và cháu chắt: 6
Chúng tôi cũng thống kê được 82/324 bài ca dao, dân ca nói về mối quan hệ gia đình, cụ thể:
Quan hệ vợ chồng: 30
Quan hệ anh chị em ruột : 12
Quan hệ cha mẹ và con ruột : 29
Quan hệ cha mẹ và dâu rể : 4
Quan hệ ông bà và cháu chắt : 1
Số lượng cứ liệu tục ngữ trong hai thứ tiếng tương đối tương đồng về số lượng, tuy nhiên số lượng ca dao, thơ ca dân gian Trung Việt có sự khác biệt lớn do 2 nguyên nhân khách quan Thứ nhất là hoạt động sáng tác ca dao truyền miệng tại Việt Nam là hoạt động phổ biến và công tác sưu tầm, xuất bản cũng tương đối tốt, ở Trung Quốc, đặc biệt là miền Bắc tương đối thiếu vắng loại hình văn học dân gian truyền miệng này, công tác sưu tầm, xuất bản cũng chưa thật tốt Lý do thứ hai là mỗi đơn vị thơ ca dân gian của Trung Quốc tương đối dài, số lượng câu chữ trong mỗi đơn vị dài hơn rất nhiều so với mỗi đơn vị ca dao của Việt Nam, điều này đã
Trang 16được phản ánh ở phần phụ lục Mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng sưu tầm trong các tác phẩm kinh điển như Kinh thi, dân ca Nhạc phủ nhưng do lý do khách quan nên số lượng có sự khác biệt trong hai ngôn ngữ Tuy nhiên, lượng văn bản ca dao Việt Nam và thơ ca dân gian chúng tôi khảo sát trên thực tế vẫn tương đối đồng đều
về khối lượng thực tế
7 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận,nội dung luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài luận văn
Chương 2: Những nét tương đồng trong quan hệ gia đình Trung Quốc và Việt Nam qua tục ngữ, ca dao
Chương 3: Những nét khác biệt trong quan hệ gia đình Trung Quốc và Việt Nam qua tục ngữ, ca dao
Trang 17Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 1.1 Một số vấn đề về gia đình, mối quan hệ gia đình và văn hóa gia đình
1.1.1 Khái niệm gia đình
1.1.1.1 Khái niệm gia đình
Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học, tâm
lý, văn hóa, kinh tế khiến cho nó không giống với bất kỳ một nhóm xã hội nào khác Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về gia đình đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung nghiên cứu
và chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đối với gia đình
Có rất nhiều định nghĩa về gia đình (của nhà luật học, kinh tế học hay xã hội học, của Tổng cục thống kê khi đều tra dân số, của nước này so với một nước khác v.v ), và những định nghĩa đó rất khác nhau Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam sửa đổi bổ sung năm 2010 định nghĩa: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo qui định của Luật này
Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội Vì vậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội
có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người
Mai Huy Bích (2003) trong cuốn Xã hội học gia đình đưa ra định nghĩa về gia đình như sau: Gia đình người Kinh ở Việt Nam vào thời điểm này là một nhóm người có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống với nhau, thường chung sống và hợp
Trang 18tác kinh tế với nhau để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của họ về: sinh đẻ và nuôi dạy con cái, chăm sóc người già và người lớn v.v [3 tr.21]
Cách hiểu về gia đình của Phạm Việt Long (2010) trong cuốn Tục ngữ, ca dao
về quan hệ gia đình như sau :Gia đình là một thực thể vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính xã hội, gắn bó với nhau thông qua quan hệ hôn nhân, thân tình và dòng máu để đáp ứng nhu cầu về tình cảm, bảo tồn nòi giống, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của cộng đồng và tộc người, góp phần nuôi dưỡng nhân cách con người, phát triển kinh tế - xã hội, phản ánh sự vận động của cộng đồng và quốc gia trong tiến trình lịch sử [20, tr.14]
Quan điểm của học giả Đào Duy Anh về gia đình: Gia đình chỉ những người thân thuộc trong một nhà.[1,tr.8]
Trong cuốn Xã hội học gia đình, tác giả Chu Cường ( Zhou Qiang) đưa ra định nghĩa: Từ góc độ xã hội học mà nói, “gia đình ” là một tập thể xã hội do hai người hoặc ba người gắn bó với nhau vì quan hệ huyết thống, hôn nhân hoặc là quan hệ nhận nuôi Trong tập thể này, các thành viên sẽ chấp thuận, ủng hộ với nhau, và chia sẻ trách niệm chăm sóc với nhau [55,tr.18]
Tự điển The American Heritage đưa ra định nghĩa gia đình: Gia đình là một quần thể xã hội cơ bản do một đàn ông và một đàn bà, kể cả các thế hệ sau của họ
mà cấu thành trong xã hội; là những người cùng dòng họ cùng huyết thống và sống cộng đồng trong một nhà.[56 tr.236]
Nhìn chung, các nhà khoa học đều thống nhất rằng gia đình là một thiết chế xã hội, dựa trên hai mối quan hệ cơ bản là hôn nhân và huyết thống, gắn chặt với những nhân tố văn hóa xã hội nhất định Như thế, từ những giới thuyết trên đây, trong luận văn này thì chúng ta kế thừa định nghĩa của Phạm Việt Long xuất phát tự gốc độ xã hội học, tức làđịnh nghĩa gia đình là một đơn vị xã hội cơ bản được cấu thành bằng các mối quan hệ như mối quan hệ hôn nhân, mối quan hệ huyết thống, các thành viên trong gia đình sống cùng với nhau, hợp tác với nhau và hạch toán
Trang 19kinh tế cộng đồng,trong cộng đồng này,các giá trị văn hóa của nó được giữ gìn bảo tồn
Cùng với sự phát triển của xã hội, các loại hình gia đình cũng dần biến đổi với nhiều dạng gia đình mới như: gia đình đơn thân (mẹ và con, cha và con); gia đình các cặp đôi nam - nữ không kết hôn vẫn chung sống Trên thế giới có nhiều nền văn hóa khác nhau, nhiều lối sống khác nhau, nên cũng có nhiều hình thức và cấu trúc gia đình khác nhau Khó có thể đưa ra một định nghĩa chung và hoàn hảo Dù theo cách tiếp cận nào, thì gia đình vẫn sẽ là một thuật ngữ đa nghĩa
1.1.1.2 Phân loại gia đình
Trong nội dung trên chúng ta đã nói đến có rất nhiều định nghĩa về gia đình, một trong các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là vì gia đình có vô số hình thái, muôn hình muôn vẻ Ví dụ , tuy là hai quốc gia láng giềng, nhưng gia đình Trung Quốc khác với gia đình Việt Nam, ngay cả cùng ở trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam, gia đình người Kinh cũng khác với gia đình người Thái Trong những xã hội đa sắc tộc và tôn giáo, gia đình càng đa dạng hơn nữa tùy theo sắc tộc, tôn giáo, học vấn, nghề nghiệp, địa vị kinh tế-xã hội v.v
Mai Huy Bích trong cuốn Xã hội học gia đình phân loại các gia đình rất cụ thể như sau:
-Gia đình hạt nhân : quan hệ vợ chồng; quan hệ cha mẹ-con cái, quan hệ anh chị em;
-Gia đình mở rộng: được coi như là sự mở rộng hạt nhân cơ bản theo chiều dọc,
ví dụ bao gồm cả các thành viện thế hệ thứ ba (như bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ) hay theo chiều ngang để gồm cả thành viên của thế hệ ngang hàng với người vợ hoặc người chồng (cụ thể là anh chị em chồng, hay vợ hai vợ ba v.v );
-Gia đình gốc: tối đa có 2 cặp hôn nhân ( bố mẹ già và vợ chồng con trai) -Gia đình phụ hệ: đứa trẻ mới sinh ra được tính là dòng dõi của người đàn ông (tức bố nó), và mang họ bố
Trang 20-Gia đình mẫu hệ:con cái tính theo dòng dõi người phụ nữ (tức người mẹ), và mang họ mẹ
-Gia đình lưỡng hệ: con cái được tính theo dòng dõi và mang họ của cả bố lẫn
mẹ
-Gia đình phụ quyền: quyền lực ,tiếng nói cao nhất trong nhà thuộc về người cha hay người đàn ông nhiều tuổi nhất
-Gia đình mẫu quyền: Người mẹ hay người phụ nữ nhiều tuổi nhất trong nhà
có tiếng nói và uy quyền cao nhất (hình thái gia đình này phổ biến ở một số tộc ít người vùng Tây Nguyên của Việt Nam và dân tộc Na Xi (Nạp Tây) ở Vân Nam Trung Quốc)
-Gia đình ở nhà chồng: sau khi kết hôn, cô dâu rời nhà mình về ở cùng hoặc gần gia đình nhà chồng
-Gia đình ở nhà vợ: kết hôn xong, người chồng đến ở cùng hoặc gần nhà vợ Người Kinh ở miền Bắc Việt Nam gọi đây là “ở rể”, người Trung Quốc gọi là
“倒插门”,đồng nghĩa là ở rể, các tràng trai ở rể thường bị dư luận chế giễu Câu tục ngữ: “Ở rể như chó chui gầm chạn” phản ánh điều đó
Mai Huy Bích còn chia ra ba phân loại nữa của gia đình là: gia đình ở nơi mới, gia đình đơn hôn, gia đình đa hôn, gia đình tái hôn Qua phân tích tỉ mỉ của ông Mai Huy Bích, bảng phân loại hình thái gia đình rất cụ thể và rõ ràng, nhưng có điều đáng chú ý là trong khi phân tích gia đình hạt nhân, ông Mai Huy Bích cho rằng:
“Cần phân biệt gia đình với cặp vợ chồng (còn gọi là cặp hôn nhân) Nếu hai người kết hôn hay chung sống với nhau mà chưa hoặc không có con, họ là một cặp hôn nhân, hay nôm na là cặp vợ chồng Đó không phải là một gia đình; họ chỉ trở thành một gia đình khi họ có con”[3 tr.37] Ở đây có sự phân biệt với loại hình Gia đình chữ Đinh (Dink family) của Trung Quốc, hình thái gia đình này chỉ có một cặp vợ chồng không có con cái, và số lượng của hình thái này đang tăng lên ở Trung Quốc
Trang 21Gia đình chữ Đinh là một hình thái gia đình riêng biệt mới xuất hiện tại Trung Quốc cũng như các quốc gia Tây Âu
Có nhiều cơ sở để phân loại gia đình thành các loại khác nhau Nếu chúng ta xét về qui mô, thì gia đình có thể phân loại đơn giản thành:
-Gia đình hai thế hệ (hay gọi là gia đình hạt nhân): là gia đình bao gồm cha mẹ
và con
-Gia đình ba thế hệ (hay gọi là gia đình truyền thống hoặc gia đình mở rộng):
là gia đình bao gồm ông bà, cha mẹ và con còn được gọi là tam đại đồng đường[3 tr.15]
-Gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình nhiều hơn ba thế hệ Gia đình bốn thế
hệ còn gọi là tứ đại đồng đường
Dưới khía cạnh xã hội học và về quy mô các thế hệ trong gia đình, thì cũng có thể phân chia gia đình thành hai loại:
-Gia đình lớn (đại gia đình ba thế hệ hoặc gia đình mở rộng) thường được coi
là gia đình truyền thống liên quan tới dạng gia đình trong quá khứ Đó là một nhóm người ruột thịt của một vài thế hệ sống chung với nhau dưới một mái nhà, thường từ
ba thế hệ trở lên, tất nhiên trong phạm vi của nó còn có cả những người ruột thịt từ tuyến phụ Dạng cổ điển của gia đình lớn là gia đình liên kết, có đặc tính tổ chức chặt chẽ Nó liên kết ít nhất là vài gia đình nhỏ và những người lẻ loi Các thành viên trong gia đình được xếp đặt trật tự theo ý muốn của người lãnh đạo gia đình mà thường là người đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ nữa Trong gia đình này, quyền hành không ở trong tay của người lớn tuổi nhất
-Gia đình nhỏ (gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân) là nhóm người thể hiện mối quan hệ của chồng và vợ với các con, hay cũng là mối quan hệ của một người vợ hoặc một người chồng với các con Do vậy, cũng có thể có gia đình nhỏ đầy đủ và gia đình nhỏ không đầy đủ Gia đình nhỏ đầy đủ là loại gia đình chứa trong nó đầy đủ các mối quan hệ (chồng, vợ, các con); ngược lại, gia đình nhỏ
Trang 22không đầy đủ là loại gia đình trong nó không đầy đủ các mối quan hệ đó, nghĩa là trong đó chỉ tồn tại quan hệ của chỉ người vợ với người chồng hoặc chỉ của người cha hoặc người mẹ với các con Gia đình nhỏ là dạng gia đình đặc biệt quan trọng trong đời sống gia đình Nó là kiểu gia đình của tương lai và ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và công nghiệp phát triển
1.1.2 Mối quan hệ gia đình
1.1.2.1 Định nghĩa mối quan hệ gia đình
Nguyễn Tài Thư cho rằng con người vừa là tế bào của xã hội, vừa là thực thể của
xã hội, có con người mới có xã hội, bởi vì con người tạo nên xã hội của chính mình [20, tr.77] Gia đình được coi như là một xã hội thu nhỏ, trong đó cũng tồn tại những mối quan hệ giữa con người với con người Cho nên, muốn nghiên cứu về mối quan hệ gia đình, trước hết phải rõ rằng các loại hình của mối quan hệ gia đình
là như thế nào Có một số nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng quan hệ gia đình chỉ các quan hệ nghĩa vụ và quyền lợi giữa các thân thuộc trong một phạm vi nhất định dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ pháp luật mà hình thành Quan hệ gia đình theo chủ thể được phân loại thành quan hệ-vợ chồng, quan hệ cha mẹ-con cái và quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình Nhưng nói một cách đơn giản theo chúng tôi, mối quan hệ gia đình, tức là mối quan hệ giao lưu trực tiếp giữa các thành viên trong gia đình được hình thành trong cuộc sống cộng đồng Lữ Hồng Bình trong luận văn Luân lý gia đình Nho gia Tiên Tần và gía trị hiện đại của
nó năm 2010 cho rằng các loại hình của mối quan hệ gia đình là :Nói chung các mối quan hệ gia đình bao gồm quan hệ vợ-chồng, cha mẹ-con( kể cả con nuôi), quan hệ anh chị em, quan hệ dâu (rể)-cha mẹ chồng( vợ), quan hệ ông bà- cháu, quan hệ cô dâu -cô em (chị) chồng, quan hệ chị em dâu, và quan hệ chú-cháu v.v Trong các mối quan hệ này, có mối quan hệ là biểu hiện trực tiếp của mối quan hệ gia đình bản chất, có mối quan hệ là do mối quan hệ bản chất mà sinh ra Trong đó, quan hệ
vợ chồng là sự biểu hiện trực tiếp của quan hệ hôn nhân, những mối quan hệ như
Trang 23quan hệ cha mẹ-con, quan hệ anh chị em ruột, quan hệ ông bà-cháu và quan hệ chú cháu vừa là do quan hệ hôn nhân mà sinh ra, vừa là sự biểu hiện trực tiếp của quan
hệ huyết thống, còn quan hệ dâu rể-cha mẹ chồng(vợ), quan hệ cô dâu-cô chị em chồng và quan hệ chị em dâu chỉ là các mối quan hệ do quan hệ hôn nhân mà sinh
ra [36, tr.43] Mối quan hệ gia đình thuộc về mối quan hệ xã hội, nhưng nó lại khác với quan hệ xã hội, đó là do đặc trưng cơ bản của mối quan hệ gia đình quyết định: Thứ nhất, mối quan hệ hôn nhân và huyết thống là cơ sở của mối quan hệ gia đình, bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người có huyết thống hoặc
là có mối quan hệ hôn nhân, trong đó, có mối quan hệ hôn nhân gọi là quan hệ thông gia, còn có mối quan hệ huyết thống gọi là quan hệ dòng máu
Thứ hai, mối quan hệ gia đình là mối quan hệ tương đối đơn giản, cơ bản trong
xã hội, phản ánh mức độ gần gũi tiếp xúc với nhau và hoạt động một cách thường xuyên, phổ biến, thâm nhập và trực tiếp mà xây dựng trên cơ sở mối quan hệ tình thân giữa người với người
Thứ ba, nội dung của sự tương tác giữa các thành viên gia đình rất đa dạng và phong phú, bao gồm cả nhiều khía cạnh như cuộc sống cộng đồng, mối liên hệ kinh
tế, giao tiếp tình cảm, vui chơi giải trí, tình dục và khả năng sinh sản
Thứ tư, quan hệ gia đình có đặc điểm mối quan hệ dọc và mối quan hệ ngang giữa các thế hệ đan chéo nhau, tức là vừa có mối quan hệ ngang như quan hệ vợ chồng, quan hệ anh chị em ruột, vừa có mối quan hệ hàng dọc như quan hệ cha mẹ-con cái, ông bà-cháu chắt Giao tiếp trong mối quan hệ gia đình mang tính hai mặt Thứ năm, mối quan hệ gia đình có tính quy phạm khá mạnh mẽ và lịch sử tích lũy khá sâu sắc Mặc dù hình thức gia đình và các mối quan hệ gia đình trong các giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ có đặc điểm phát triển khác nhau, nhưng các mô hình
cơ bản của mối quan hệ gia đình thì không biến đổi, với một tính chất ổn định khá mạnh mẽ Quan hệ gia đình cũng quy định các nghĩa vụ và quyền lợi lẫn nhau giữa các thành viên, trong đó thấm nhuần các nguyên tắc của pháp luật quốc gia cũng như phản ánh các yêu cầu về đạo đức và luân lý.[36.tr.87-88] Trong thực tế, qua
Trang 24khảo sát các tục ngữ,ca dao, thơ ca dân gian, chúng ta rất dễ thấy rằng khi đóng vai trò điều tiết mối quan hệ gia đình, đạo đức và luân lý thích hợp hơn và phổ biến hơn
so với pháp luật
1.1.2.2 Định nghĩa mối quan hệ gia đình truyền thống
Dựa trên định nghĩa về mối quan hệ gia đình, chúng ta xem xét về định nghĩa mối quan hệ gia đình truyền thống Theo cách hiểu của tác giả Cao Ngọc Hà,
“ Trong gia đình truyền thống, tồn tại ba mối quan hệ luân lý chính, đó là quan hệ phụ tử, quan hệ vợ chồng và quan hệ huynh đệ, các mối quan hệ luân lý khác đều dựa trên ba mối quan hệ này sinh ra.” [60.tr I]
Các học thuyết cổ của Trung Quốc đã đề cập đến mối quan hệ giữa con người
và con người Khổng Tử là người đầu tiên đề cập đến mối quan hệ này nhưng quan tâm đầu tiên của ông là mối quan hệ giữa “Quân thần và phụ tử”, quan hệ trụ cột ngoài xã hội là giữa vua và bề tôi, trong gia đình là cha con.[60, tr.97], và Mạnh Tử phát triển tư tưởng trên và đưa ra quan điểm Ngũ Luân Mạnh Tử nêu lên năm mối quan hệ cơ bản bao gồm “Cha con, vua tôi, vợ chồng, trưởng ấu và bè bạn”[60 tr.125] Trong năm mối quan hệ này, có ba mối quan hệ nói về quan hệ gia đình và đạo đức luân lý , đó là “phụ tử hữu thân, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu trị”, đặc biệt là mối quan hệ cha con là mối quan hệ đầu tiên vì đó là tình máu mủ, ruột thịt, cùng huyết thống
Trần Đình Hượu đã xem xét gia đình truyền thống Việt Nam trong tương quan với ảnh hưởng của Nho giáo Ông viết: "Gia đình truyền thống Việt Nam chịu ảnh hưởng Nho giáo sâu sắc, nhưng tìm ảnh hưởng đó không nên chỉ căn cứ vào lý thuyết Nho giáo, mà nên nhìn gia đình trong thể chế chính trị - kinh tế - xã hội tổ chức và quản lý theo Nho giáo, bị điều kiện hoá trong thể chế đó mà vận động phát triển Theo chúng tôi, những điều kiện đó là: - Chế độ chuyên chế với quyền vương hữu, quyền thần dân hoá toàn thể với nền kinh tế cống nạp - Trật tự trên dưới theo phân vị - Tổ chức làng - họ - Cuộc sống nông thôn và cung đình - Sự giáo hoá sâu
Trang 25rộng về trách nhiệm với vua với nước, về tình nghĩa gia đình, họ hàng, về lí tưởng sống êm ấm, trên kính dưới nhường, về quyền người đàn ông, người cha, người chồng [15 tr.314] "Ảnh hưởng Nho giáo đến gia đình truyền thống Việt Nam là lâu dài và liên tục cho đến khi Việt Nam thành thuộc địa cuả Pháp và xã hội Việt Nam bắt đầu Âu hoá Nhưng ảnh hưởng đó cũng có khác nhau tuỳ từng thời kỳ, từng vùng và từng loại gia đình Trong việc nghiên cứu gia đình truyền thống và ảnh hưởng Nho giáo trong đó, cũng chỉ một vài loại gia đình thực sự có ý nghĩa" [15.tr.315] Tác giả Việt Nam đã phân tích các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta trước đây để chỉ ra có bốn hạng người trong dân là sĩ, nông, công, thương, nhưng quan trọng nhất là nông và sĩ Từ đó, ông "Phân biệt gia đình truyền thống Việt Nam thành hai loại lớn: quan hộ và dân hộ."[20 tr 320].Với gia đình người Việt cổ truyền, Nguyễn Từ Chi nhấn mạnh đến loại mô hình gia đình nhỏ, gia đình hạt nhân: “Gia tộc Việt, từ nông thôn đến thành thị, ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, cả trên khắp đất nước, từ lâu cũng đã giải thể đến mức gia đình nhỏ rồi, thậm chí trong tuyệt đại đa số các trường hợp, là gia đình hạt nhân.”[5.tr.181] Những tác phẩm được dẫn ra trên đây giúp chúng ta hình dung về tổ chức và tính chất gia đình Việt Nam truyền thống để có thể so sánh với các hình mẫu gia đình được tục ngữ, ca dao phản ánh Xã hội Việt Nam cổ truyền có hai loại gia đình cơ bản: gia đình nông dân và gia đình nhà nho Gia đình nông dân là một đơn vị sản xuất theo kiểu “chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi bừa” Gia đình nhà nho là gia đình theo kiểu “bên anh đọc sách bên nàng quay tơ” Năm 1991, công trình Những nghiên cứu xã hội học về gia đình ViệtNam ( NXB Khoa học xã hội - Hà Nội- 1991)
đã công bố 12 bài nghiên cứu về gia đình, cho chúng ta hình dung về sự biến đổi sâu sắc của gia đình truyền thống Việt Nam trong thời kỳ mới của lịch sử Việt Nam
có chủ trương đổi mới của Đảng ( năm 1986) Chúng ta biết rằng vào đầu thế kỷ
XX, thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa Việt Nam, xã hội Việt Nam phân tầng sâu sắc, quá trình Âu hoá diễn ra nhanh chóng ở các đô thị và có ảnh hưởng nhất định đến nông thôn Việt Nam Triều đình Huế đã chấm dứt việc thi cử bằng
Trang 26chữ Hán, Hán học bị thất thế, Vũ Đình Liên với bài thơ Ông đồ đã chia sẻ tâm trạng của cả xã hội Việt Nam đối với tầng lớp Nho sĩ thất thế Xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều giai tầng mới, trong đó có viên chức và công nhân Ngày nay, từ kết quả của các công trình nghiên cứu về Nho giáo, chúng ta không phủ nhận ảnh hưởng của hệ
tư tưởng Nho giáo đối với văn hóa gia đình ở Việt Nam Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế và xã hội cho nên mẫu hình truyền thống của gia đình Việt Nam có những nét rất khác với gia đình truyền thống ở Trung Quốc Cũng vì vậy, tư tưởng về gia đình của Nho giáo đã bị khúc xạ trong gia đình truyền thống ở Việt Nam Ví dụ gia đình truyền thống của Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của họ tộc và thường gia đình phát triển theo hướng gia đình nhỏ thành đại tộc Trong xưng hô, người Trung Quốc đưa họ lên vị trí chủ yếu (Lưu tiên sinh, Trần đại nhân ), tên người là phụ Trong khi đó, ở Việt Nam, gia đình thường ở quy mô nhỏ, cách xưng hô thân mật hơn, nhấn mạnh tên người, đề cao tính cộng đồng “tối lửa tắt đèn có nhau”, “bán anh em xa mua láng giềng gần” chứ không đề cao tuyệt đối tộc họ, coi đó như là một đẳng cấp phân biệt trong xã hội Những đặc tính nói trên được phản ánh rõ trong các mối quan hệ trong gia đình mà chúng tôi sẽ phân tích ở các chương sau qua cứ liệu tục ngữ, ca dao và thơ ca dân gian
1.1.2.3 Định nghĩa dòng họ, phân biệt giữa gia đình và dòng họ, gia tộc
Nelly Krowolski định nghĩa: “Theo định nghĩa, tộc hay dòng họ tập hợp toàn thể con cháu bên nội của cùng một ông tổ được thừa nhận” [55.tr 343] Nguyễn Từ Chi quan niệm: “Họ, quá lắm cũng chỉ có thể xem là một dạng đặc biệt của gia đình
mở rộng, mà tác dụng chính đối với các thành viên của nó (tức là các gia đình nhỏ hợp thành nó] là tạo ra một niềm cộng cảm dựa trên huyết thống” [5.tr.253] Phan Đại Doãn viết: “Theo nghĩa rộng thì dòng họ, ngoài mối liên hệ ngang lại có mối liên hệ dọc đứng đến 9 đời (cửu tộc), ngoài ra còn có quan hệ nội ngoại, nhưng huyết thống bên nội là quan hệ quyết định nhất [29.tr 27]
Trang 27Điểm lại một số định nghĩa tiêu biểu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước như trên ta thấy, về cơ bản, các nhà nghiên cứu tương đối thống nhất khi khẳng định: dòng họ là một thiết chế xã hội đặc biệt gắn bó với nhau bởi quan hệ huyết thống do khởi sinh từ một thủy tổ Trong mối quan hệ đồng huyết này, các cá nhân bao gồm cả người đang sống và người đã chết đều mang tộc danh về phía bố Chỉ mang tộc danh về phía bố nên người Việt thường coi trọng họ nội Tuy nhiên, chính mối quan hệ quan trọng nhất - mối quan hệ huyết thống đó đã khiến dòng họ người Việt hình thành hàng loạt mối quan hệ khác: quan hệ kinh tế với chế độ lưu giữ và trao truyền gia sản, quan hệ tín ngưỡng thờ tổ tiên mà trước hết là thờ thủy tổ, quan hệ cộng đồng của các thành viên cùng sống trong một thiết chế xã hội được tổ chức theo nguyên tắc luân lý… Như vậy, nếu phân tích sâu bản chất của dòng họ trong nhiều mối quan hệ chằng chéo thì định nghĩa sau đây của Léopol Cadière mới
là định nghĩa tương đối toàn diện về dòng họ người Việt: “Người Việt cho dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng thuộc về một họ, tức gia đình theo nghĩa rộng, tổ chức vững chắc, liên kết chặt chẽ bằng huyết thống, bằng những quyền lợi vật chất, bằng những niềm tin tôn giáo, bằng các mối dây luân lý của cộng đồng” [7, tr 241- 242] 1.1.3 Văn hóa gia đình
Văn hóa gia đình là một nội dung quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu gia đình Nghiên cứu văn hóa gia đình giúp chúng ta có cơ sở khoa học để hiểu đúng bản chất và truyền thống của gia đình, thấy được những nét tương đồng và khác biệt giữa gia đình thuộc các dân tộc khác nhau trong khu vực và trên thế giới Trên cơ sở
đó chúng ta có thể tìm kiếm những giải pháp và chiến lược phát huy vai trò to lớn của gia đình trong việc giữ gìn truyền thống quý báu của dân tộc, góp phần củng cố
sự bền vững của gia đình, giữ vững ổn định xã hội, phát triển kinh tế, nuôi dưỡng, giáo dục và cung cấp nguồn lực con người đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 28Văn hóa là một thuộc tính của xã hội và thuộc về xã hội, vì thế không có văn hóa thì không có xã hội cũng như không có xã hội không có văn hóa Mỗi xã hội có một nền văn hóa riêng nhưng tất cả các xã hội đều thông qua sử dụng những công
cụ chung hay những yếu tố phổ biến để thể hiện văn hóa riêng của mình Những yếu
tố phổ biến của văn hóa là giá trị, chuẩn mực, biểu tượng và ngôn ngữ Trong tất cả các biểu tượng của con người thì ngôn ngữ là hình thức phát triển cao nhất Nó cho phép con người chia sẻ ý nghĩ, tư tưởng, kinh nghiệm, tình cảm và những ước muốn… Không có ngôn ngữ sẽ không truyền đạt được văn hóa Ngôn ngữ là chìa khóa để hiểu bất cứ nền văn hóa nào và bất cứ xã hội nào
Nếu coi văn hóa là gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, thì văn hóa gia đình, một bộ phận không tách rời của văn hóa chung cũng sẽ bao gồm tất cả những gì làm cho gia đình cả một cộng đồng này, xã hội này, dân tộc này, khu vực này khác với gia đình của các cộng đồng, xã hội, dân tộc, khu vực khác Sự khác biệt đó không phải ngẫu nhiên, tình cờ mà nó được qui định bởi hàng loạt những yếu tố khách quan về đời sống vật chất, tinh thần, chế độ xã hội, môi trường tự nhiên của mỗi cộng đồng người, tồn tại lâu dài trong lịch sử, để lại dấu ấn đặc biệt trong đời sống xã hội và gia đình, tạo thành cái được gọi là bản sắc văn hóa Một dân tộc chỉ được coi là có một nền văn hóa riêng khi chứng minh được bản sắc văn hóa của mình Cũng như vậy, khi nói đến văn hóa gia đình là phải chứng minh được bản sắc của nó
Những nét khu biệt, tính đặc thù hay bản sắc của gia đình là đối tượng nghiên cứu của văn hóa gia đình Văn hóa gia đình nghiên cứu những dấu ấn để lại trong đời sống vật chất, tinh thần của gia đình được biểu hiện thông qua các mối quan hệ, cấu trúc, chức năng, sinh hoạt, đời sống tâm linh… của gia đình Đó là những dấu
ấn được duy trì qua lịch sử, trở thành truyền thống, ăn sâu vào tiềm thức, tâm lý, chi phối hành vi, cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, giữa gia đình với xã hội, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác
Trang 29Những dấu ấn để lại trong đời sống gia đình ở các cộng đồng, quốc gia, dân tộc không giống nhau, tạo nên tính đa dạng của văn hóa gia đình Sự hội nhập kinh tế, giao lưu văn hóa quốc tế làm cho các nước có xu hướng hợp tác, liên kết và hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn nhưng không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc, bởi vì một trong những yếu tố hình thành nên văn hóa đó là môi trường tự nhiên Sự gắn
bó và phụ thuộc của văn hóa vào môi trường tự nhiên làm cho văn hóa không thể xuất khẩu được, trong khi văn minh, một bộ phận của văn hóa lại có thể xuất khẩu được vì nó độc lập với môi trường tự nhiên Chính vì thế mà nhiều quốc gia có trình
độ văn minh như nhau nhưng văn hóa thì vẫn khác nhau
Sự thích ứng văn hóa và biến đổi văn hóa cũng thuộc phạm vi nghiên cứu của văn hóa gia đình Nghiên cứu sự thích ứng văn hóa là nghiên cứu quá trình tiếp thu, truyền thụ các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác diễn ra như thế nào Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa gia đình là nghiên cứu quá trình cải tạo và thay đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình truyền thống nhờ sự tiếp xúc và học hỏi các nền văn hóa khác Nếu gia đình chỉ tiếp thu thụ động mà không phê phán, không sáng tạo và không thay đổi văn hóa của chính mình thì không thể duy trì và phát triển được văn hóa của mình
Các thành tố của văn hóa gia đình không tồn tại một cách cô lập mà liên kết với nhau tạo thành một hệ thống thực hiện các chức năng của văn hóa gia đình Đó
là các chức năng truyền tải văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác; duy trì sự cân bằng của đời sống gia đình; bảo đảm sự tiếp nối văn hóa, chống sự đứt đoạn văn hóa; giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa và chức năng hình thành các giá trị văn hóa mới Các chức năng của văn hóa gia đình là đối tượng nghiên cứu của văn hóa gia đình
Từ sự phân tích đặc trưng, quy luật hình thành và phát triển, cấu trúc và chức năng của văn hóa gia đình, có thể định nghĩa văn hóa gia đình như sau: Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực khu biệt đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình với xã hội, phản
Trang 30ánh bản chất của các hình thái gia đình đặc trưng cho các cộng đồng, các tộc người, các dân tộc và các khu vực khác nhau được hình thành và phát triển qua lịch sử lâu dài của đời sống gia đình, gắn liền với những điều kiện phát triển kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội
1.1.4 Văn hóa gia đình truyền thống Trung Quốc
Gia đình là tế bào của xã hội, tất cả đời sống xã hội đều bắt nguồn từ đó Xã hội phong kiến Trung Quốc có hệ thống cấp bậc gia trưởng bao gồm các mối quan
hệ thân tộc Thẩm quyền thiêng liêng của gia trưởng, nam giới có địa vị được chi phối tất cả, tư tưởng đạo đức "Tam cương ngũ thường", "tam tòng tứ đức" đã thâm nhập vào các mối quan hệ giữa các thành viên gia đình Vì vậy, mối quan hệ giữa các thành viên gia đình vào thời điểm đó phản ánh đặc điểm mang tính phong kiến nhiều hơn Khám phá các mối quan hệ giữa các thành viên gia đình không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống Trung Quốc, đặc biệt là địa vị và vai trò văn hóa Nho giáo trong quá trình phát triển xã hội của Trung Quốc, mà còn cho lợi chúng ta phân tích hiện tượng cơ bản đời sống xã hội một cách toàn diện hơn Gia đình là tế bào của xã hội, tất cả đời sống xã hội đều bắt nguồn từ đó Trong
xã hội phong kiến Trung Quốc, hình thức đại gia đình là hình thức chính của sự tồn tại của nó Hình thức này được dựa trên cơ sở giáo lý đạo đức Nho giáo, và chế độ phụ quyền gia trưởng là đặc sắc chính của nó Dưới giáo lý “Tam cương ngũ thường”, các thành viên trong gia đình đều tôn theo nguyên tắc nam nữ hữu biệt, trưởng ấu hữu tự Trong xã hội Trung Quốc thời phong kiến, nhưng mối quan hệ gia đình giữa các thành viên gia đình là một mô hình thu nhỏ của xã hội lúc bấy giờ Trong quan niệm văn hóa gia đinh của Trung Quốc, địa vị và ý nghĩa của “gia đình”
đề cao hơn cá nhân, có thể coi là “hậu thế” trong cuộc đời của 1 người Trong quá trình phát triển lịch sử nhân loại, gia đình có quan hệ huyết thống hình thành từ bản năng sinh dục, hai giới tính kết hợp với nhau trở thành quan hệ hôn nhân và nuôi dưỡng, quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng trở thành
Trang 31trung tâm của kết cấu gia đình Trong đó, quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân
là cơ sở và cầu nối để quyết định bản chất của gia đình, cũng là cứ liệu quan trọng
để nghiên cứu chức năng của gia đình Cùng với sự phát triển của xã hội, quan hệ gia đình và phương thức hình thành gia đình cũng có sự thay đổi từ kết cấu gia đình, chức năng gia đình và quan niệm gia đình Cũng như sự khác nhau giữa con đường phát triển lịch sử xã hội của phương tây và phương đông, cũng nảy sinh sự khác biệt của mô hình gia đình và quan niệm văn hóa gia đình giữa Trung Quốc và phương Tây
Ăng-ghen trong sách “Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và quốc gia” đã nói về sự khác biệt của chế độ quốc gia và chế độ thị tộc, ông cho rằng chế độ quốc gia phân chia quốc dân theo khu vực, còn cơ sở của chế độ thị tộc là quan hệ huyết thống Con đường lịch sử xã hội huyết thống Phương Đông đã tạo ra mô hình gia đình và khái niệm, chức năng gia đình của Trung Quốc khác hẳn so với xã hội phương tây Từng có học giả phân tích rằng: địa vị xã hội và tác dụng của gia đình trong kết cấu xã hội giữa Phương Đông và Phương Tây có khá nhiều điểm khác nhau Nói chung, xã hội Phương Tây thường lấy cá thể làm vị trung tâm, địa vị và chức năng gia đình tương đương nằm vị trí thứ yếu; còn xã hội truyền thống Trung Quốc lấy gia đình làm trung tâm, gia đình là đơn vị cơ sở hoặc tế bào trong cuộc sống xã hội Học giả Phí Hiếu Thông từng có phân tích kết cấu xã hội Phương Tây trong cuốn “Quê hương Trung Quốc” rằng: kết cấu xã hội Phương Tây là một quần thể tập hợp của cá nhân như một bó củi, nhưng xã hội Trung Quốc ko rõ ràng như
bó củi, kết cấu xã hội Trung Quốc giống như một nồi đá và nước làm nảy sinh các gợn sóng, là một “bố cục đẳng cấp”, rất khác so với “bố cục tập thể” của phương tây Trong “bố cực đẳng cấp” này, các cá thể hình thành xã hội theo quan hệ quen lạ trở thành một quan hệ mạng, là một gia đình được phóng to Chữ “country” của tiếng Anh khi dịch ra tiếng Trung có nghĩa là quốc gia chính là vì quan hệ huyết thống của gia tộc đóng vai trò rất quan trọng trong quan hệ xã hội
Trang 321.1.5.Văn hóa gia đình truyền thống Việt Nam
Trong tất cả các thời kỳ lịch sử đã qua, gia đình Việt Nam là nơi lưu giữa và chuyển giao các giá trị văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác Tuy nhiên như trên
đã nói, văn hóa và bản sắc văn hóa không phải là một mô hình bất biến Văn hóa gia đình có qui luật hình thành và phát triển riêng
Văn hóa gắn bó với một cộng đồng người và là sản phẩm của một cộng đồng người Các cộng đồng người không cô lập về văn hóa với các cộng đồng người khác,vì vậy luôn diễn ra quá trình trao đổi văn hóa Văn hóa được hình thành và phát triển dựa trên hai yếu tố: đó là yếu tố bản địa và quá trình tiếp xúc văn hóa Văn hóa gia đình Việt Nam truyền thống được hình thành trên cơ sở kết hợp giữa nền văn hóa bản địa nảy sinh từ xã hội sản xuất nông nghiệp lúa nước với hệ thống
tư tưởng Nho giáo Trung Quốc và triết lý đạo Phật về gia đình Xã hội càng phát triển, sự tiếp xúc văn hóa càng tăng lên Gia đình Việt Nam không chỉ tiếp xúc với
mô hình gia đình Nho giáo Trung Quốc mà sau này còn tiếp xúc với văn hóa Pháp, văn hóa xã hội chủ nghĩa, văn hóa Mỹ và các nước phương Tây
Sự tiếp xúc văn hóa dẫn đến việc học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa Hai điều kiện để các nền văn hóa thâm nhập lẫn nhau đó là có một quá trình tiếp xúc lâu dài và có sự tự nguyện của nền văn hóa bản địa để biến cái ngoại sinh thành cái nội sinh Đó là quá trình thích ứng và biến đổi hay còn gọi là quá trình tiếp biến văn hóa Đây là quy luật của bất kỳ nền văn hóa nào để tồn tại và phát triển Văn hóa có tính tương đối Nhờ có tính tương đối văn hóa mà con người có thể hiểu được nền văn hóa khác và có thể tiếp thu được những tinh hoa của nền văn hóa khác, làm phong phú cho nền văn hóa của chính mình Ngày nay một nền văn hóa có thể tồn tại song hành cả những giá trị truyền thống và những giá trị hiện đại, vừa giữ gìn, duy trì kế thừa truyền thống, vừa biến đổi để phát triển văn hóa Văn hóa cũng có tính liên tục
và tính biến đổi Xã hội chuyển đổi bao giờ cũng đặt ra sự chuyển đổi chung của những giá trị, chuẩn mực Các giá trị, chuẩn mực là đặc trưng của văn hóa Sự biến
Trang 33đổi này nằm ở hai dạng thức Đó là duy trì hoặc cải tạo, thay thế những giá trị cũ, lạc hậu, không thích hợp với xã hội mới và tạo ra giá trị mới
Việc duy trì các giá trị cũ là điều tự nhiên của văn hóa, chứ không phải cố gắng
để cho nó tồn tại Văn hóa là một sự tiếp nối Ngày xưa người ta sống như thế nào thì bây giờ người ta vẫn tiếp tục sống như thế và chỉ thay đổi những gì không thích hợp Sự tiếp nối này giúp cho văn hóa không bị đứt đoạn, bảo đảm sự ổn định của
xã hội Bởi vì những giá trị, chuẩn mực được tạo ra từ rất lâu đời, nếu đột ngột bỏ đi thì tạo ra cú sốc Mặt khác, văn hóa truyền thống có nhiều mặt tích cực cần được phát huy trong xã hội hiện đại Ví dụ chuyện tình nghĩa vợ chồng là một giá trị đạo đức rất cao đẹp của người Việt Nam xưa Người ta lấy nhau trước hết vì cái tình nhưng sống với nhau rồi thì sinh ra cái nghĩa Có cái nghĩa thì vợ chồng mới sống với nhau được, mới cảm thông và chia sẻ với nhau mọi chuyện, vượt qua khó khăn
và cả những cám dỗ nữa Câu thành ngữ “tham vàng bỏ ngãi” là người xưa muốn lên án những người chạy theo lợi ích vật chất mà quên mất tình nghĩa vợ chồng Nhiều giá trị của gia đình truyền thống không còn phù hợp thì cần phải cải tạo, thay đổi để chống sự trì trệ văn hóa Ví dụ, trong gia đình Việt Nam ngày xưa, cha
mẹ đặt đâu con ngồi đấy , hay chữ hiếu được hiểu là con cái không được xa rời bố
mẹ, phải ở quây quần trong một nhà, nghe theo lời bố mẹ bất kể đúng sai, hiếu là phải có con trai để nối dõi tông đường… Nhưng ngày nay, hôn nhân là do con cái
tự tìm hiểu và quyết định và chữ hiếu được vận dụng sáng tạo hơn, không nặng nề như xưa mà chủ yếu là ở việc biết ơn cha mẹ, sự kính trọng và tình yêu thương chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ
Các giá trị truyền thống như tình thương, trách nhiệm, hòa thuận, chung thủy… bản thân tên gọi rất hay và cần được lưu giữ, nhưng nội hàm của các giá trị
đó đã có sự thay đổi bởi vì một khái niệm đều có những chiều cạnh tích cực và không tích cực Ví dụ nói về hòa thuận, vì người ta quá mải mê với yếu tố hòa thuận cho nên dễ bỏ qua chiều cạnh bạo lực của người chồng đối với người vợ Để hòa thuận người vợ sẵn sàng nín nhịn, chịu đựng và vì vậy, quá nhấn mạnh hòa thuận,
Trang 34người ta quên mất quyền lợi của người phụ nữ Chữ chung thủy cũng có hai mặt của
nó Người xưa nhấn mạnh chung thủy về phía người vợ trong khi nới lỏng hơn với người chồng, thậm chí ca ngợi và đánh giá cao người đàn ông có nhiều vợ Vì thế mới có câu: trai tài thì lấy năm, bảy vợ; gái chính chuyên thì chỉ có một chồng Hiện nay việc cha mẹ sống cùng con cái trong các gia đình Việt Nam mở rộng ba thế hệ như trong xã hội truyền thống là chuyện khó thực hiện hơn so với trước đây Cấu trúc gia đình trong xã hội hiện đại đã có nhiều thay đổi do quy mô gia đình ngày càng thu nhỏ, số con của mỗi cặp vợ chồng ít hơn, thanh niên đi tìm kiếm công ăn việc làm xa nhà nhiều hơn, phụ nữ tham gia nhiều hơn vào sản xuất và hoạt động xã hội, nhu cầu cá nhân, riêng tư tăng lên… Những thay đổi này làm cho mô hình gia đình hạt nhân tăng lên trong khi gia đình mở rộng ba, bốn thế hệ giảm đi Chính vì thế cần phải có những giải pháp trung hòa hơn
Có thể nói, những biến đổi kinh tế xã hội, công nghiệp hóa và hội nhập tạo nên những giá trị mới của gia đình nhưng không làm mất đi những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam truyền thống Đó là tính liên tục và sự biến đổi của văn hóa gia đình Việc hiểu rõ các đặc trưng của văn hóa gia đình, tính liên tục và xu hướng biến đổi của văn hóa gia đình là cơ sở xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện đại
1.2.Khái niệm tục ngữ, ca dao, thơ ca dân gian, phong tục, tập quán trong quan hệ gia đình
Đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm về tục ngữ, ca dao, phong tục tập quán Tuỳ từng góc độ chuyên môn, mỗi nhà nghiên cứu quan tâm đến những đặc tính này hay đặc tính khác của đối tượng để định nghĩa khái niệm, nhưng nói chung đã tương đối thống nhất ở những điểm cơ bản Khái niệm tục ngữ, ca dao, thơ ca dân gian
1.2.1 Khái niệm tục ngữ
Trang 35Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian, được hình thành và sử dụng trong lời nói hàng ngày, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống, thường ngắn gọn, có vần điệu, thành câu hoàn chỉnh, có chức năng thông báo, được phổ biến rộng rãi trong nhân dân
Cho tới nay, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và Trung Quốc đã đưa ra một số định nghĩa tiêu biểu về tục ngữ, có thể kể ra một số định nghĩa tiêu biểu nhất:
Trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu (quyển 1), giáo sư Dương Quảng Hàm đưa ra định nghĩa như sau về tục ngữ: “Tục ngữ (tục: thói quen xưa đã có từ lâu đời; ngữ: lời nói) là những câu nói gọn ghẽ và có ý nghĩa lưu hành tự đời xưa, rồi do cửa miệng người đời truyền đi Tục ngữ còn gọi là ngạn ngữ vì chữ ngạn ngữ là lời nói của người xưa truyền lại [13, tr 14]
Trong cuốn Từ vựng Tiếng Việt (1978), Nguyễn Thiện Giáp xem tục ngữ là những ngữ mang chức năng thông báo nhằm phân biệt với quán ngữ là những ngữ mang chức năng nhấn mạnh, đưa đẩy, rào đón với thành ngữ là những ngữ mang chức năng định danh Trong cuốn Từ vựng học Tiếng Việt (1985, 2002) ông tiếp tục đưa ra nhận định như sau về tục ngữ: “Các tục ngữ cũng được dùng lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói như một đơn vị có sẵn, nhưng khác với thành ngữ ở chỗ nghĩa của tục ngữ bao giờ cũng là một phán đoán Về mặt nội dung, nghĩa của tục ngữ gần với cụm từ tự do, bởi vì nó không biểu thị một khái niệm như thành ngữ,
mà biểu thị một tổ hợp khái niệm [12,tr 47]
Phạm Việt Long đưa ra định nghĩa như sau: Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian, được hình thành và sử dụng trong lời nói hàng ngày, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống, thường ngắn gọn, có vần điệu, thành câu hoàn chỉnh, có chức năng thông báo, được phổ biến rộng rãi trong nhân dân [20,tr 37]
Trong cuốn Đại từ điển Tục ngữ Trung Quốc, giáo sư Ôn Thụy Chí đưa ra định nghĩa như sau: “Tục ngữ là những câu nói thông tục và đơn giản được nhân dân sáng tạo và lưu truyền bằng miệng, kết cấu tương đối ổn định.” [45, tr 5]
Trang 36Trong cuốn Từ điển Tiếng Hán hiện đại, tập thể tác giả thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc đưa ra định nghĩa: “Tục ngữ là những câu nói cố định thông tục và được lưu truyền rộng rãi, đơn giản và được hình tượng hóa, đại đa số là
do nhân dân lao động sáng tạo ra, phản ánh kinh nghiệm cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân” [44,tr 1174]
Từ các quan điểm trên và từ thực tế nghiên cứu kho tàng tục ngữ Việt Nam, Trung Quốc và xuất phát từ gốc độ văn học dân gian thì chúng tôi đúc rút được một
số nhận định như sau: Tục ngữ là loại văn học dân gian có những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí tuệ dân gian" Trí tuệ đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu Có thể coi tục ngữ
là ngữ cố định thuộc phạm trù văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn
Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài
Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ
Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ Hình
Trang 371.2.2 Khái niệm thơ ca dân gian và ca dao
Ở nước Nga trước Cách mạng, những tên gọi như “văn học dân gian”, “văn học dân gian truyền miệng”, “thơ ca dân gian” dùng để chỉ khái niệm “ Sáng tác thơ
ca dân gian” [24.tr.5] Như vậy, các nhà folklore Nga đã từng dùng khái niệm thơ ca dân gian để chỉ toàn bộ những sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng của quần chúng lao động
Ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học có tên tuổi đã đề cập đến khái niệm “thơ ca dân gian” trong các chuyên luận, các giáo trình về văn hóa, văn học dân gian Chúng tôi xin nêu một vài Thí dụ:
Trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam, phần văn học dân gian Tập II của hai tác giả Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, tác giả Chu Xuân Diên có nói đến khái niệm “thơ ca dân gian”, chú ý đến mối qua hệ vốn có tính nguyên hợp giữa thơ
và Nhạc Trong Thơ Ca Dân Gian[16.tr.303-304]
Trong chuyên luận nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam, giáo sư Đỗ Bình Trị có nhấn mạnh vai trò chủ chốt của thơ ca dân gian trong quá trình phát triển lâu dài của ngôn ngữ văn học, của thể loại thơ ca và văn hóa âm nhạc[30.tr.159]
GS Hoàng Tiến Tựu trong một cuốn giáo trình văn học dân gian cũng đưa ra nhận định “khái niệm “thơ ca dân gian” rất rộng, bao gồm phần lời thơ trong các hình thức sáng tác dân gian khác (như lời thơ trong câu đố, trong một số truyện kể dân gian, trong những hình thức dân gian truyền miệng có nguồn gốc văn học )[28.tr.139]
Cho nên, chúng tôi cho rằng có thể giới thuyết khái niệm thơ ca dân gian như sau : ta có thể nhận định thơ ca dân gian không chỉ toàn bộ sáng tác dân gian như quan niệm của các nhà folklore Nga Thơ ca dân gian là khái niệm dùng để chỉ toàn
bộ lời thơ (bao gồm lời của các loại dân ca (tức ca dao) và lời thơ trong các hình thức sáng tác dân gian khác) Vì vậy, đối tượng quan tâm chủ yếu của bài viết này
là lời thơ, kể cả lời thơ của những tác phẩm tự sự như sử thi, anh hùng ca cổ (vì
Trang 38chúng ít nhiều cũng có nội dung trữ tình) Và mặc nhiên, ở đây là xem xét những quan điểm, những hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ
Về định nghĩa của ca dao,Xuân thanh trong cuốn Ca dao-tục ngữ Việt Nam có định nghĩa như sau: “Ca dao là một thuật ngữ Hán Việt Đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca, thì chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào mottj bài ca dao,Có thể nói, ranh giới ca dao và dân ca không rõ Ca dao của ta có thể ngâm được nguyên câu Còn dùng một bài ca dao để hát, thì bài ca dao sẽ biến thành dân ca Vì hát têu cầu phải có khúc điệu và như vậy phải có thêm tiếng đệm Vậy có thể nói, ca dao là một loại thơ ca dân gian có thể ngâm được, như các loại thơ khác và có thể xay dựng thành các điều ca dao nội dung của ca dao cũng như nội dung của dân
ca là trữ tình, tức biểu hiện cái nội tâm của tác giả truwocs ngoại cảnh”[27 tr.7] Cho nên, chúng ta đi đến nhận định ca dao là một thể loại văn học dân gian, có tính trữ tình, có vần điệu (phần lớn là thể lục bát hoặc lục bát biến thể) do nhân dân sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế hệ, dùng để miêu tả, tự sự, ngụ ý và chủ yếu diễn đạt tình cảm Nhiều câu ca dao vốn là lời của những bài dân ca Vào giai đoạn muộn về sau, ca dao cũng được sáng tác độc lập Cần nói thêm rằng giữa tục ngữ và
ca dao có sự giao thoa nhất định Có những trường hợp tục ngữ dược trình bầy dưới hình thức ca dao (thể thơ lục bát); có những trường hợp khó phân biệt là tục ngữ hay ca dao
1.2.3 Khái niệm phong tục, tập quán trong quan hệ gia đình
Phong tục, tập quán trong quan hệ gia đình là những thói quen đã thành nếp lâu đời, được lan truyền rộng rãi, ăn sâu trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng như xã hội Phong tục và tập quán khác nhau ở chỗ: Tập quán là thói quen hình thành trong các sinh hoạt mà con người tiếp thu được và tự giác thực hiện hành vi của mình Phong tục là quy định bất thành văn mà cộng đồng người quy ước với nhau có tính bắt buộc mọi người phải theo Vì thế tục ngữ có câu "Nhập gia
Trang 39tùy tục" Ai làm trái quy ước đó sẽ bị dư luận chê bai và người có quyền uy nhắc nhở Ví như trong các cuộc giỗ họ, những người có thứ bậc ngang nhau được ăn cùng mâm Một số làng đặt ra hương ước - đây là cách thức văn bản hoá phong tục
để yêu cầu mọi người tuân thủ Vì thế mới có câu "Phép vua thua lệ làng"
Giữa tục ngữ, ca dao và phong tục tập quán có mối quan hệ hữu cơ, tương hỗ Phong tục, tập quán là cái được phản ánh, còn tục ngữ, ca dao là hình thức phản ánh của cái được phản ánh Tục ngữ, ca dao xuất phát từ cuộc sống, phản ánh phong tục, tập quán, đúc kết thành kinh nghiệm và biểu bộ tình cảm theo quan niệm dân gian
và trở lại tác động vào cuộc sống, góp phần phổ biến những phong tục tập quán tốt đẹp, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội
và nội dung, thường có hai nghĩa, nghĩa đen và nghĩa bóng Có thể coi tục ngữ
Trang 40là ngữ cố định thuộc phạm trù văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như trong lời ăn tiếng nói và khi khuyên răn con cháu, người thân trong gia đình Chúng tôi cho rằng thơ ca dân gian không chỉ toàn bộ sáng tác dân gian như quan niệm của các nhà folklore Nga Thơ ca dân gian là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ lời thơ (bao gồm lời của các loại dân ca (tức ca dao) và lời thơ trong các hình thức sáng tác dân gian khác Ca dao là một thể loại văn học dân gian, có tính trữ tình, có vần điệu (phần lớn là thể lục bát hoặc lục bát biến thể) do nhân dân sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế hệ, dùng để miêu tả, tự sự, ngụ ý và chủ yếu diễn đạt tình cảm Giữa tục ngữ và ca dao có sự giao thoa nhất định, đôi khi rất khó phân biệt