Nội dung đề tài được triển khai trong ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thiết kế bài giảng điện tử và gói học tập Trong chương này, người nghiên cứu tiến hành phân tích, hệ thống hó
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ VÀ GÓI HỌC TẬP
MÔN QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
S KC 0 0 3 9 8 6
Trang 4c
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GVC TS Võ Thị Ngọc Lan
………
………
………
………
………
Cán bộ phản biện 1: TS Phan Long ………
………
………
………
………
Cán bộ phản biện 2: TS Phan Gia Anh Vũ ………
………
………
………
………
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Ngày … tháng… năm 2013
Trang 5i
LÝ LỊCH KHOA HỌC
I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Quê quán: xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh Dân tộc: Kinh Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Trường trung cấp nghề Đông Sài Gòn, phường Hiệp Phú, quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0974 302 569
II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Nơi học: Trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp Hồ Chí Minh
Ngành học: Công nghệ may
III QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
2010 – 2011 Công ty trách nhiệm hữu hạn
Upgian Việt Nam
Nhân viên quản lý đơn hàng
Trang 6ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013
Võ Thị Mai Phương
Trang 7iii
LỜI CẢM ƠN
Người nghiên cứu xin chân thành cảm ơn:
TS Võ Thị Ngọc Lan, giáo viên hướng dẫn đề tài Cô đã tận tình chỉ bảo, góp
ý, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nghiên cứu trong suốt quá trình làm đề tài Qua thời gian làm việc cùng cô, tôi đã có được những kiến thức, kỹ năng nghiên cứu khoa học, cách nhận định, đánh giá một vấn đề…
Quý thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp cao học hóa 2011 – 2013A
Xin cảm ơn Quý thầy cô đã phản biện đề tài cho những lời nhận xét quý báu Qua những phản hồi đó tôi có thể hoàn thiện hơn quá trình nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Hà, bạn Nguyễn Thị Giang Thanh đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình người nghiên cứu thực hiện đề tài này
Anh chị đồng nghiệp tại trường trung cấp nghề Đông Sài Gòn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho người nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài
Các anh chị học viên lớp cao học khóa 18 - 19, đã hỗ trợ, giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm làm việc
Cảm ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài này
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày tháng năm 2013
Người nghiên cứu
Võ Thị Mai Phương
Trang 8iv
TÓM TẮT
Để phát huy tính tích cực, tự giác ở người học, giáo viên chú trọng đến nội dung, thay đổi phương pháp và phương tiện dạy học Trong đó, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là vô cùng cần thiết Tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã được chứng minh bằng thực tiễn giáo dục ở những năm qua Các phần mềm hỗ trợ thiết kế phương tiện dạy học cũng ngày càng phong phú, giúp ích rất nhiều trong công tác dạy học Tuy nhiên hiện nay, một số giáo viên vẫn chưa nhận thấy rõ tầm quan trọng của các phương tiện nên việc thực hiện đôi lúc chỉ là hình thức do thiếu trang thiết bị, trình độ giáo viên chưa đáp ứng…
Nếu sử dụng phương tiện dạy học phù hợp thì sinh viên tiếp thu một cách hiệu quả hơn Chính vì vậy, trong phạm vi đề tài này, người nghiên cứu tiến hành thiết kế phương tiện dạy học được sử dụng trong môn Quản lý đơn hàng tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Cụ thể là: đưa ra sản phẩm hỗ trợ quá trình dạy của giảng viên - bài giảng điện tử và sản phẩm hỗ trợ quá trình học của sinh viên - gói học tập Sự kết hợp của hai sản phẩm này nhằm nâng cao kết quả học tập
Nội dung đề tài được triển khai trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thiết kế bài giảng điện tử và gói học tập
Trong chương này, người nghiên cứu tiến hành phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận của bài giảng điện tử và gói học tập, bao gồm: tổng quan về vấn đề nghiên cứu, các khái niệm liên quan đến đề tài, khái quát về bài giảng điện tử dựa trên ứng dụng phần mềm Lecture Macker và cuối cùng là tổng quát về gói học tập
Chương 2: Tình hình sử dụng bài giảng điện tử và gói học tập môn Quản lý đơn hàng tại khoa Công nghệ may và thời trang, trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP
Hồ Chí Minh
Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy và học môn Quản lý đơn hàng tại khoa Công nghệ may và thời trang Sau đó, phân tích, đánh giá kết quả thu được để làm cơ sở thiết kế bài giảng điện tử và gói học tập
Chương 3: Thiết kế bài giảng điện tử và gói học tập môn Quản lý đơn hàng tại khoa Công nghệ may trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP Hồ Chí Minh
Trang 9v
Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như kết quả khảo sát đánh giá thực trạng dạy học môn Quản lý đơn hàng, người nghiên cứu thiết kế bài giảng điện tử dựa trên ứng dụng phần mềm Lecture Maker và thiết kế gói học tập bằng cách tạo ra các thẻ nhiệm vụ học tập
Cuối cùng, kết luận và tóm tắt kết quả đạt được của luận văn, đưa ra một số kiến nghị và hướng phát triển của đề tài
Trang 10vi
ABSTRACT
To display learner’s positiveness, self-awareness, teacher focuses on content, changes teaching method and teaching media Using Information Technology (IT) in teaching is necessery Importance and effection of IT in teaching are demonstrated in education in for many years The more various teaching media design supported softwares are, the more useful they are in teaching However, some teachers haven’t realized the importance of teaching media yet, they haven’t applied teaching media efficiently First reason is the lack of equipment Another reason is technological capacibility of the teacher, which isn’t met the real need
If we use teaching media suitablely, students can study more effectively In this thesis, the researcher designs teaching media used in Merchandise teaching at University of Technical Education Ho Chi Minh city Especially, the research creates products which can support the teaching process of teacher and the learning process of students– Computer – designed Lecture and Learning Packet The combination of two products is to improve learning outcomes
This thesis content is shown in 3 chapters:
Chapter 1: Literature review on Computer – designed Lecture and Learning Packet
In this chapter, the researcher analyses, systematises literature review on Computer – designed Lecture and Learning Packet, including overview, definitions relating to the thesis, generalises Computer – designed Lecture based on Lecture Macker software and Learning Packet
Chapter 2: The situation of using Computer – designed Lecture and learning packet Merchandise at Faculty of Garment Industry and Fashion at University of Technical Education Ho Chi Minh city
The researcher surveys the situation of teaching and learning Merchandise at Faculty of Garment Industry and Fashion Then, the researchers analyses, evaluates the results from the survey to create Computer – designed Lecture and Learning Packet
Trang 11vii
Chapter 3: Create Computer – designed Lecture and design Learning Packet
in Merchandise at Faculty of Garment Industry and Fashion at University of Technical Education Ho Chi Minh city
Based on the results of literature review and survey the situation of teaching and learning Merchandise, the researcher creates Computer – designed Lecture based
on Lecture Maker software application and designs Learning Packet by creating task learning cards
Finally, the research concludes, summaries the results of thesis and gives some recommendations and direction of developing of the thesis
Trang 12viii
MỤC LỤC
Lý lịch khoa học i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Tóm tắt iv
Mục lục viii
Danh mục các chữ viết tắt xi
Danh mục hình ảnh, bảng, biểu đồ xii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3
4 Giả thuyết nghiên cứu 3
5 Phạm vi nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ VÀ GÓI HỌC TẬP 5
1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1.1 Bài giảng điện tử 6
1.1.2 Gói học tập 9
1.2 KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 11
1.2.1 Quản lý 12
1.2.2 Quản lý đơn hàng 12
1.2.3 Bài giảng 12
1.2.4 Bài giảng điện tử 13
1.2.5 Gói học tập 13
1.3 KHÁI QUÁT VỀ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ DỰA TRÊN ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LECTURE MACKER 14
1.3.1 Bài giảng điện tử 14
1.3.2 Phần mềm Lecture Maker 19
1.4 TỔNG QUÁT VỀ GÓI HỌC TẬP 25
Trang 13ix
1.4.1 Lợi ích của gói học tập 26
1.4.2 Quy trình thiết kế gói học tập 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ VÀ GÓI HỌC TẬP MÔN QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG TẠI KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 32
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG 33
2.1.1 Giới thiệu về khoa công nghệ may và thời trang 33
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 34
2.1.3 Cơ sở vật chất 34
2.2 GIỚI THIỆU MÔN QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG 34
2.2.1 Chương trình môn học 35
2.2.2 Nội dung môn học 35
2.2.3 Mục tiêu của môn học 38
2.2.4 Phương pháp dạy học 39
2.2.5 Phương tiện dạy học 39
2.3 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ VÀ GÓI HỌC TẬP MÔN QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY 39
2.3.1 Cách thức tiến hành 39
2.3.2 Kết quả khảo sát 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 52
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ VÀ GÓI HỌC TẬP MÔN QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 53
3.1 BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ VÀ GÓI HỌC TẬP 53
3.1.1 Bài giảng điện tử theo phần mềm Lecture Maker 53
3.1.2 Gói học tập 61
3.2 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 71
3.2.1 Mục đích và đối tượng thực nghiệm 71
3.2.2 Công cụ thực nghiệm 71
Trang 14x
3.2.3 Tiến hành thực nghiệm 71
3.2.4 Phân tích kết quả thực nghiệm 72
3.3 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA VỀ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ, GÓI HỌC TẬP 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 83
PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 84
1.1 Kết luận 84
1.2 Tự đánh giá 84
1.3 Hướng phát triển đề tài: 85
1.4 Kiến nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 88
Trang 15xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 16xii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình thiết kế bài giảng điện tử 16
Hình 1.2: Quy trình thiết kế gói học tập 28
Hình 2.1: Giảng viên khoa Công nghệ may và thời trang 33
DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tần số điểm số của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 75
Bảng 3.2: Đánh giá về lợi ích khi sử dụng BGĐT 78
Bảng 3.3: Đánh giá về tính trực quan, tính hệ thống và tính dễ sử dụng của BGĐT 79
Bảng 3.4: Đánh giá về tính thực tiễn của BGĐT 79
Bảng 3.5: Đánh giá về tính hiệu quả của BGĐT 80
Bảng 3.6: Mức độ tiếp thu bài của sinh viên khi sử dụng BGĐT 80
Bảng 3.7: Đánh giá về tính cần thiết của gói học tập 81
Bảng 3.8: Mức độ tiếp thu bài của sinh viên khi sử dụng gói học tập 81
Bảng 3.9: Đánh giá về hiệu quả của gói học tập 81
Bảng 3.10: Đánh giá về tính thực tiễn và dễ sử dụng của gói học tập 82
Bảng 3.11: Mức độ hứng thú của sinh viên khi sử dụng gói học tập 82
Trang 17xiii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Khảo sát sự cần thiết của PTDH 40
Biểu đồ 2.2: Các phương tiện dạy học thường sử dụng của GV 41
Biểu đồ 2.3: Mức độ sử dụng PTDH của giáo viên 42
Biểu đồ 2.4: Mức độ hứng thú của sinh viên đối với môn QLĐH 43
Biểu đồ 2.5: Mức độ hứng thú của SV đối với PTDH giáo viên sử dụng 44
Biểu đồ 2.6: Mức độ hứng thú của SV khi GV sử dụng tình huống thực tế trong dạy học 45
Biểu đồ 2.7: Cơ sở thiết kế phương tiện dạy học 46
Biểu đồ 2.8: Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học 47
Biểu đồ 2.9: Thảo luận nhóm trong giờ học 48
Biểu đồ 2.10: Mức độ trực quan khi giáo viên sử dụng PTDH 49
Biểu đồ 3.1: Mức độ hứng thú của SV khi GV sử dụng BGĐT và GHT 72
Biểu đồ 3.2: Ưu điểm khi sử dụng BGĐT và GHT 73
Biểu đồ 3.3: Mức độ hiểu bài của sinh viên khi sử dụng BGĐT và GHT 74
Biểu đồ 3.4: Đồ thị phân phối điểm số của lớp TN và lớp ĐC 76
Trang 18Tại Đại hội Đảng lần thứ VIII, giáo dục – đào tạo tiếp tục được khẳng định là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Coi trọng cả 3 mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả Theo đó, đề ra các giải pháp, việc làm cụ thể để phát triển giáo dục tốt hơn, mạnh hơn và vì thế nó được triển khai một cách nhanh chóng, sâu rộng
Trong Nghị quyết hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa VIII) đã đề ra: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học, từng bước
áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh” [1] Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng tới thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập
Tuy nhiên trong thực tế, phương tiện dạy học chủ yếu của đa số giáo viên là bảng phấn cùng với phương pháp dạy học chỉ dừng lại ở mức thông báo, tái hiện mà chưa chú trọng vào năng lực tư duy, sáng tạo, phát huy tính tự lực ở người học Vì vậy, cần có phương tiện mới để hỗ trợ người dạy lẫn người học, nhất là đối với những môn học mới xuất hiện
Quản lý đơn hàng là một môn học ra đời vào những năm gần đây Xuất phát
từ yêu cầu xã hội và doanh nghiệp là người sinh viên sau khi ra trường phải có khả năng sáng tạo, giải quyết linh hoạt, nhạy bén trong công việc Tuy nhiên, đây là một môn học thuần túy về lý thuyết Sinh viên cũng chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn học nên trong quá trình học chưa tập trung, ít quan tâm đến môn học Vì vậy, việc thu hút sự quan tâm, chú ý của sinh viên là rất cần thiết
Trang 192
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, giảng viên có nhiều công cụ
hỗ trợ cho quá trình dạy học Máy tính là công cụ hỗ trợ GV trong việc thiết kế giáo
án và bài giảng trở nên sinh động hơn, tiết kiệm thời gian hơn so với cách dạy truyền thống Nội dung bài giảng được hệ thống hóa cùng với hình ảnh minh họa thu hút sự chú ý và hứng thú của người học Thông qua bài giảng điện tử, GV có thể đặt ra nhiều câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho người học tư duy Ngoài ra, GV có thể sử dụng các “thẻ nhiệm vụ” trong gói học tập để giúp người học hoạt động nhiều hơn
Do đó, ứng dụng CNTT trong giảng dạy mà cụ thể là ứng dụng các phần mềm CNTT để thiết kế bài giảng, được coi là một yếu tố tích cực trong quá trình đổi mới giáo dục Phương tiện này có tác dụng làm tăng tính trực quan cho người học, làm tăng hiệu quả dạy học
Với những lý do trên, thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thiết kế bài giảng điện tử
và gói học tập môn Quản lý đơn hàng tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh” là cần thiết, hoàn thành đề tài góp phần nâng cao kết quả học tập của sinh
Để thực hiện mục tiêu trên, người nghiên cứu tập trung vào các nhiệm vụ sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bài giảng điện tử và gói học tập
Xác định thực trạng sử dụng bài giảng điện tử và gói học tập môn Quản lý đơn hàng tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh
Thiết kế bài giảng điện tử và gói học tập môn Quản lý đơn hàng tại trường
ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh
Thực nghiệm sư phạm
Trang 203
3 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Bài giảng điện tử và gói học tập môn Quản lý đơn hàng tại trường ĐH Sư
phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh
3.2 Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy và học của giảng viên và sinh viên môn Quản lý đơn hàng tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh
4 Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, phương tiện dạy học môn Quản lý đơn hàng sử dụng bảng phấn là chủ yếu mà chưa có sự kết hợp của các phương tiện khác Nếu sử dụng bài giảng điện tử và gói học tập như người nghiên cứu đề xuất thì làm tăng tính hứng thú ở người học và nâng cao kết quả học tập
5 Phạm vi nghiên cứu
Theo phân phối chương trình, môn Quản lý đơn hàng gồm có 5 bài, đề tài này người nghiên cứu tập trung thiết kế bài giảng điện tử và gói học tập trong hai bài:
- Bài 1: Tìm hiểu chung về công việc Quản lý đơn hàng
- Bài 3: Tìm hiểu về bộ phận Quản lý đơn hàng ngành may
6 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ trên, người nghiên cứu sử dụng các nhóm phương pháp sau:
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những tài liệu liên quan đến bài giảng điện
tử và gói học tập như: tổng quan về vấn đề nghiên cứu, các khái niệm liên quan đến
đề tài, khái quát về bài giảng điện tử và về gói học tập làm nền tảng thiết kế bài giảng điện tử và gói học tập đã được xuất bản trên các ấn phẩm trong và ngoài nước
để làm cơ sở lý luận cho đề tài
Trang 214
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Khảo sát bằng bảng hỏi đối với sinh viên để tìm hiểu thực trạng dạy học môn QLĐH tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh
Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn giảng viên để tìm hiểu thực trạng sử dụng bài giảng điện tử
và gói học tập môn QLĐH tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh
Phương pháp chuyên gia
Trao đổi, lấy ý kiến của chuyên gia thông qua bảng hỏi về bài giảng điện tử và gói học tập đã thiết kế
Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của sản phẩm đã thiết kế
6.3 Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để trình bày kết quả khảo sát, kiểm định giả thuyết thống kê về khả năng ứng dụng của đề tài
Trang 225
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ VÀ GÓI HỌC TẬP
Trong chương này, người nghiên cứu tiến hành phân tích, hệ thống hóa cơ sở
lý luận của bài giảng điện tử và gói học tập, bao gồm bốn vấn đề chính:
Đầu tiên là, tổng quan về vấn đề nghiên cứu: lịch sử vấn đề, công trình nghiên cứu ngoài nước và trong nước
Thứ hai là, các khái niệm liên quan đến đề tài như: quản lý, quản lý đơn hàng, bài giảng, bài giảng điện tử và gói học tập
Tiếp theo là, khái quát về bài giảng điện tử dựa trên ứng dụng phần mềm Lecture Macker, tập trung vào các nguyên tắc khi thiết kế, lợi ích khi sử dụng bài giảng điện tử và quy trình thiết kế bài giảng điện tử
Cuối cùng là tổng quát về gói học tập bao gồm: những lợi ích khi sử dụng gói học tập và quy trình thiết kế gói học tập
1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Bài giảng điện tử giúp giảng viên tiết kiệm thời gian, có điều kiện tăng cường đối thoại, thảo luận, tạo phong cách giảng dạy sinh động, hấp dẫn, thu hút sự chú ý cũng như tạo hứng thú cho người học Tuy nhiên, đối với môn Quản lý đơn hàng thì ở Tp Hồ Chí Minh chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đền này Vì vậy người nghiên cứu muốn dựa trên cơ sở lý luận của CNTT để nghiên cứu, thiết kế
BGĐT môn Quản lý đơn hàng trong đề tài “Thiết kế bài giảng điện tử và gói học tập môn Quản lý đơn hàng tại trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp Hồ Chí Minh”
Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, CNTT đã được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục CNTT làm thay đổi nội dung, hình thức và phương pháp dạy học một cách phong phú Việc ứng dụng CNTT trong công tác dạy học có tác dụng làm rút ngắn khoảng cách giáo dục giữa các trường, thuận tiện cho trao đổi thông tin, chương trình
Trang 236
Giáo dục đang trải qua những thay đổi đặc biệt do áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ Ứng dụng CNTT trong giáo dục ngày càng được chú trọng vào những năm gần đây và được mở rộng hơn trước Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương tiện và hình thức dạy học Trước đây chúng ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay ta đặc biệt chú trọng đến phát triển năng lực sáng tạo của sinh viên
Ứng dụng CNTT trong dạy học là một bước chuyển hóa tiến bộ của ngành giáo dục nước ta, thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc đổi mới giáo dục, tạo ra công nghệ
dạy học (Educational Technology) với nhiều thành tựu rực rỡ
1.1.1 Bài giảng điện tử
Trong tiếng Anh và tiếng Pháp không có khái niệm “bài giảng điện tử” chỉ dùng khái niệm “Tiết dạy có ứng dụng CNTT” = “Information and Communication Technologies-based learning” (ICT), hay « “Leçon intégrant les technologies d’information et de communication” (TIC) [20] Chính vì vậy, nghiên cứu lịch sử của bài giảng điện tử phải dựa trên lịch sử ứng dụng CNTT trong dạy học
1.1.1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục đã được thực hiện trong nhiều thập niên qua Đầu tư CNTT và truyền thông vào giáo dục bắt đầu với radio trong những năm 1920 và sau đó là tivi vào những năm 1970 [14, tr.223] Thổ Nhĩ Kỳ đã lập ra các kế hoạch sử dụng công nghệ trong giáo dục Đầu tiên là
kế hoạch đề nghị sử dụng đài phát thanh và truyền hình nhằm mục đích giáo dục dành cho người lớn trong năm 1970 Tuy nhiên, việc sử dụng máy tính, internet và những sản phẩm công nghệ tiên tiến, đã trở nên phổ biến rộng rãi sau năm 1995
Theo tài liệu của UNESCO, chính phủ các nước đã đầu tư công nghệ vào giáo dục từ đầu những năm 1980 [11, tr.135] Các thiết bị, dịch vụ và các phần mềm ứng dụng CNTT vào dạy học không ngừng phát triển ở các trường học, lớp học để tận dụng ưu điểm của công nghệ này
Trang 247
Trong suốt 30 năm qua, chính phủ các nước đã thực hiện những nỗ lực quan trọng để hỗ trợ ứng dụng công nghệ vào trường học, đưa ra các chính sách liên quan đến việc mua lại các trang thiết bị và mạng, cung cấp các chương trình đào tạo giáo viên và có các phương án hỗ trợ, hướng dẫn giáo viên sử dụng
Ấn Độ là một trong những quốc gia tích cực trong việc thúc đẩy sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực giáo dục [10] Thực tế, từ đầu những năm 1950, trong các chính sách về giáo dục Ấn Độ đã xác định sự cần thiết phải sử dụng các phương tiện CNTT và truyền thông để thúc đẩy phát triển giáo dục Ngày nay, những nhà lãnh đạo của đất nước này đã mạnh dạn ứng dụng CNTT trong giáo dục, thúc đẩy việc sử dụng cho cả hai lĩnh vực giáo dục chính quy và không chính quy
Ở các nước Đông Nam Á, CNTT có vị trí quan trọng trong đổi mới giáo dục Các chính sách về đổi mới giáo dục được xây dựng dựa trên tiền đề và triển vọng ứng dụng CNTT vào dạy học Việc sử dụng các phầm mềm dạy học nói chung, phần mềm có chức năng nghe, nhìn, trình diễn nói riêng nhằm đáp ứng các yêu cầu dạy học cũng được thực hiện khá sớm
1.1.1.2 Công trình nghiên cứu ngoài nước
Sự phát triển nhanh chóng và lan tỏa của CNTT trong mọi công việc, đời sống đã thay đổi mạnh mẽ cách sống và làm việc của chúng ta Những tiến bộ do CNTT mang lại đang làm thay đổi quan điểm về vấn đề người học cần học cái gì và việc dạy cần tiến hành như thế nào Nhiều nghiên cứu cho thấy, CNTT giúp cho sự phát triển những kĩ năng tư duy bậc cao như: đánh giá, phân tích vấn đề và áp dụng những gì đã học [22]
Trong công trình nghiên cứu: “Developments in Technology Education in Canada” George J Haché nhận ra rằng: CNTT phù hợp với mô hình dạy học hiện
nay, tạo nên sự đa dạng trong các vấn đề học thuật [12, tr.9] Vì thế, CNTT phát triển vượt bậc trong trường học, cụ thể là các chương trình giáo dục đào tạo ở đất nước này, đặc biệt trong các môn học mà trước đây không sử dụng công nghệ Giáo viên là tác nhân của sự thay đổi công nghệ trong dạy học ở Canada họ đưa ra nhiều kinh nghiệm giảng dạy dựa trên ứng dụng CNTT Trong thời đại mở cửa như hiện
Trang 25Kết quả của các dự án mà IICD đã phát triển và hỗ trợ: chương trình đào tạo phong phú hơn, trường học đã được trang bị cơ sở hạ tầng CNTT Sinh viên biết sử dụng máy tính và đã được đào tạo bài bản để có thể đào tạo những người khác lựa chọn, cài đặt, bảo trì IICD cũng làm việc với chính phủ các quốc gia, hướng dẫn
và tư vấn xây dựng ngành công nghệ thông tin Các dự án cung cấp kinh nghiệm thực tiễn ứng dụng CNTT trong bối cảnh giáo dục, hỗ trợ giáo dục để đạt được những mục tiêu đã đề ra
Các công trình này cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của CNTT trong phát triển giáo dục Ứng dụng CNTT trong giảng dạy là một công cụ giúp thay đổi cách dạy, cách học và nâng cao chất lượng đào tạo
1.1.1.3 Công trình nghiên cứu trong nước
Những năm qua, ở Việt Nam, ứng dụng CNTT trong dạy học ngày càng được quan tâm Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã có những chủ trương rất cụ thể về việc ứng dụng CNTT trong công tác dạy và học Đặc biệt năm học 2008 – 2009 được phát động là “Năm học công nghệ thông tin” trong toàn ngành giáo dục
Đối với giáo dục và đào tạo, việc ứng dụng CNTT vào dạy học mở ra cơ hội mới cho giáo dục nước ta Nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về vấn đề này như: đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ đa phương tiện” do Viện CNTT – ĐH Quốc Gia Hà Nội là cơ quan chủ trì đề tài và PGS TSKH Nguyễn Cát Hồ làm chủ nhiệm; đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc
Trang 269
dạy học ở trường phổ thông Việt Nam” do PGS.TS Đào Thái Lai làm chủ nhiệm đề tài thực hiện từ 2003 – 2005, kết quả cho thấy các sản phẩm được thực hiện nhìn chung đảm bảo yêu cầu trung thành với ý đồ sư phạm, có tính mỹ thuật trội hơn, khả năng tương tác cao hơn nhiều sản phẩm cùng loại [21]
Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng CNTT vào giảng dạy như:
“Khảo sát và đánh giá năng lực ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giảng viên trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh”, (Luận văn thạc sĩ – Đỗ Thị
Mỹ Trang, 2006)
“Nghiên cứu thiết kế Multimedia cho việc dạy và học Hóa học 10, ban cơ bản tại trường Cao đẳng Giao Thông Vận Tải Tp Hồ Chí Minh”, (Luận văn thạc sĩ
– Lê Hồ Minh Giang, 2011)
“Thiết kế bài giảng điện tử môn Công nghệ 11 bằng phần mềm Microsoft Office Frontpage”, (Luận văn thạc sĩ, Ca Thanh Tòng, 2012)
Nhìn chung, các công trình này đã cho thấy những ưu việt khi ứng dụng CNTT vào trong dạy học, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của người học Trong những năm gần đây, ứng dụng CNTT mà cụ thể là sử dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy tương đối phổ biến ở nhiều bộ môn
1.1.2 Gói học tập
1.1.2.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thông thường, trong lớp học truyền thống, giáo viên có xu hướng nói nhiều Sinh viên học thông qua sách giáo khoa và sách bài tập, học từ trang này qua trang khác Sinh viên không có sự chuẩn bị và nếu có thì rất ít, vì vậy hầu như không có
sự khác biệt trong học tập của từng SV và cũng không có sự khác biệt trong mức độ tiếp thu của SV Bởi vì, hầu hết các tài liệu học tập đều nhằm vào mục đích chung
là người học ở mức trung bình cũng có thể tiếp thu được Giảng viên hạn chế hướng dẫn cá nhân bởi vì không có nhiều thời gian ở lớp để làm điều đó
Nếu như được tạo điều kiện thuận lợi, sinh viên có những bảng hướng dẫn để thực hiện thì kết quả sẽ tốt hơn Chúng ta có thể thực hiện việc này thông qua sử
Trang 27Gần đây, gói học tập được xem như là chiến lược đào tạo từ xa Chiến lược này tích hợp các chủ đề trọng tâm của gói học tập và xem chúng như một chiến lược giảng dạy bổ sung để trình bày nội dung mới đến các lớp học lớn Ngoài việc giảm thời gian trình bày nội dung trong các lớp học, hướng đến các mục tiêu bao gồm: bồi dưỡng tư duy phê phán, sự tích cực tham gia của các sinh viên và cơ hội tương tác theo nhóm Sau khi tất cả các nhiệm vụ đã được hoàn tất, nó có thể được
sử dụng như là một bài kiểm tra kết thúc để xác định kiến thức thu được của sinh viên
Ngày nay, gói học tập được sử dụng nhiều ở các môn như: Giáo dục thể chất, Điều dưỡng, Anh văn, Toán học… Sinh viên được tự do lựa chọn gói học tập, nhưng vẫn hoạt động trong một khuôn khổ được tổ chức
1.1.2.2 Công trình nghiên cứu ngoài nước
Theo như tài liệu mà người nghiên cứu tìm được, có nhiều công trình nghiên
cứu về gói học tập như: “Learning Packets: New Approach toIndividualizing Instruction” của hai nhà nghiên cứu Patricia S Ward và E Craig Williams Từ kinh
nghiệm thực tế của các lớp học, hai tác giả đã phát hiện và chứng minh rằng: các gói học tập là một phương tiện rất thực tế và thành công cho hướng dẫn cá nhân Trong 5 năm, họ đã sử dụng các gói học tập trong các lớp học và nhận thấy: đây là
Trang 2811
một phương tiện chứa những mặt tốt nhất của giảng dạy và tạo nên hiệu quả đáng
kể trong dạy học
Một công trình nghiên cứu khác về gói học tập được nhiều người biết đến ở
Mỹ đó là: “Amelia Earhart Learning Packet” của Civil Air Patrol – Cục không lực
Hoa Kỳ tái bản năm 1997 Đây là một gói học tập viết về bà Amelia – một nữ phi công, nhà văn tài hoa của Hoa Kỳ, bao gồm nội dung và 24 thẻ nhiệm vụ Mỗi thẻ
là một kỹ năng mà người phi công mới vào nghề phải biết Khi hoàn thành các nhiệm vụ này người học có được những kỹ năng cơ bản để trở thành phi công
“Learning Packets In Nursing Education: Reviving The Past” là công trình nghiên cứu của ba tác giả Yin Xu, Madeleine Martin và Ashley Gribbins cũng được
biết đến như là một phương tiện để hỗ trợ người học Sử dụng các gói học tập mang lại hiệu quả cao và là phương tiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên Nó bao gồm: một ý tưởng chung, kỹ năng cụ thể để đạt được và các hoạt động học tập Mục đích sau cùng là để xác định năng lực làm chủ tri thức và các kỹ năng
cụ thể của sinh viên
Các công trình nghiên cứu trên cho thấy rằng: sử dụng gói học tập rất hữu ích và thiết thực cho sinh viên Chính vì vậy, sử dụng gói học tập mang lại hiệu quả đáng kể và là phương tiện mới thay cho phương tiện dạy học truyền thống
1.1.2.3 Công trình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, ở nước ta vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề này Vì vậy, qua đề tài, người nghiên cứu mong muốn tìm hiểu cơ sở lý luận để thiết kế gói học tập trong quá trình giảng dạy môn Quản lý đơn hàng
1.2 KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
Trong phần này, người nghiên cứu đưa ra các định nghĩa liên quan đến đề tài làm cơ sở nghiên cứu bao gồm: quản lý, quản lý đơn hàng, bài giảng, bài giảng điện
tử và gói học tập
Trang 29có tác dụng định hướng, điều tiết, phối hợp các hoạt động của con người
1.2.2 Quản lý đơn hàng
Quản lý đơn hàng bao gồm các hoạt động liên quan đến hàng hóa/dịch vụ và thực hiện đơn hàng tại nhà máy với thời gian, số lượng và giá cả đã quy định trước
đó Bao gồm: phân tích, lập kế hoạch, xử lý và kiểm soát các khoản đầu tư
Quản lý đơn hàng là quá trình lập kế hoạch, phát triển và trưng bày các dòng sản phẩm ra thị trường mục tiêu [13, tr.5]
Quản lý đơn hàng là quá trình theo dõi tiến độ hàng hóa từ khi thiết lập đơn hàng cho đến khi hàng hóa được xuất đúng thời hạn tới tay khách hàng với chất lượng tốt [3, tr.6]
Trong đề tài này, người nghiên cứu sử dụng khái niệm QLĐH theo nghĩa thứ hai, xem QLĐH là một quá trình từ khi thiết lập đơn hàng cho đến khi xuất hàng
1.2.3 Bài giảng
Bài giảng là một phần nội dung chương trình của một môn học được giáo viên trình bày trước học sinh Yêu cầu cơ bản đối với bài giảng là: định hướng rõ ràng về chủ đề, trình bày mạch lạc, có hệ thống và truyền cảm nội dung, phân tích
rõ ràng, dễ hiểu các sự kiện, hiện tượng cụ thể có liên quan và tóm tắt khái quát chúng, sử dụng phối hợp nhiều thủ pháp thích hợp như thuyết trình, chứng minh, giải thích, đàm luận, làm mẫu, chiếu phim, mở máy ghi âm, ghi hình v.v [6, tr.14]
Trang 3013
1.2.4 Bài giảng điện tử
Bài giảng điện tử là một sản phẩm cụ thể của GV tiến hành tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều thực hiện thông qua môi trường multimedia do máy tính tạo ra [4, tr.11]
Bài giảng điện tử là một tập hợp các học liệu điện tử được tổ chức lại theo một kết cấu sư phạm để có thể cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người học một cách hiệu quả thông qua sự trợ giúp của các phần mềm quản lý học tập [5, tr.252]
Từ các khái niệm trên ta cũng có thể hiểu, bài giảng điện tử là một nội dung môn học được thiết kế bằng máy tính dựa trên sự hỗ trợ của các phần mềm, là công
cụ tương tác giữa giảng viên và sinh viên để thực hiện các mục tiêu của bài học, được GV trình chiếu trong giờ học nhằm làm tăng hoạt động nhận thức của SV Do
đó, BGĐT được xem là một phương tiện dạy học
1.2.5 Gói học tập
Từ “packet” trong từ điển Oxford có nghĩa là cái gói nhỏ để chứa hàng hóa
“Learning packet” được sử dụng trong ngữ cảnh giáo dục, có nghĩa là gói học tập
Gói học tập là một bảng hướng dẫn trong đó chỉ dẫn người học một cách rõ ràng điều mà họ sẽ phải làm, cách mà họ có thể học thông qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau [15, tr.3]
Như vậy, gói học tập là phương tiện dạy học trong đó bao gồm các chỉ dẫn cho người học, các bài tập, tranh ảnh để hỗ trợ cho người học tự học
Gói học tập được giảng viên biên soạn nhằm hướng dẫn sinh viên cách thức
để đạt được kết quả học tập mong muốn thông qua thực hiện các “thẻ nhiệm vụ” [7, tr.3] Các thẻ này cho biết những gì cần thực hiện để hoàn thành bài học, cho phép giảng viên thu thập tất cả các tài liệu cần thiết cho các hoạt động dạy và học Mỗi thẻ cung cấp thông tin và hướng dẫn để hoàn thành một hoạt động có liên quan
Trang 3114
1.3 KHÁI QUÁT VỀ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ DỰA TRÊN ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LECTURE MACKER
1.3.1 Bài giảng điện tử
1.3.1.1 Lợi ích của bài giảng điện tử
Tạo hứng thú học tập, giúp sinh viên dễ tiếp thu kiến thức thông qua phối hợp các giác quan, làm tăng tính trực quan thông qua các hình ảnh minh họa
Tiết kiệm thời gian và chi phí trong giảng dạy, làm giảm thời gian viết bảng, giảm thiểu sự vất vả của giáo viên trong giờ lên lớp
Thuận lợi khi cần tăng thêm lượng kiến thức, đưa thêm những nội dung mới hay mở rộng trong tiết giảng, phát huy tính tích cực của sinh viên
Thuận tiện trong việc hỗ trợ cho các hoạt động trong lớp học giúp sinh viên
dễ dàng tìm hiểu, phân tích, so sánh, tổng hợp vấn đề để rút ra kết luận cần thiết
1.3.1.2 Các nguyên tắc khi thiết kế bài giảng điện tử
Khi thiết kế bài giảng điện tử cần chú ý đến các luận điểm sau:
Đảm bảo tính sư phạm khi thiết kế và trình diễn thông tin
+ Khi thiết kế bài giảng điện tử
Tập trung được sự chú ý của sinh viên vào bài giảng
Màu sắc sử dụng cần hài hoà, phù hợp tâm lý SV và nội dung bài giảng Chữ viết đảm bảo mật độ, kích cỡ và kiểu dáng phù hợp
Các minh họa ngành, nghề cần thể hiện tính chuyên nghiệp và chuẩn mực; tương thích với sự kỳ vọng của SV
+ Khi trình diễn thông tin
Trình tự xuất hiện thông tin khi sử dụng hiệu ứng, ảnh động, phim màu, màu sắc… đều phải tuân theo nguyên tắc, ý đồ sư phạm
Xây dựng bài giảng điện tử luôn đi kèm xây dựng cấu trúc và kịch bản trình diễn thông tin
Đảm bảo nhận thức của sinh viên theo quy luật: “Từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng”
Trang 3215
Đảm bảo tính hiệu quả
Xây dựng bài giảng điện tử trong hoàn cảnh cụ thể của nền giáo dục nước ta, trước tiên cần phải lấy tính hiệu quả làm tiêu chí hàng đầu
Người dạy giải phóng những hoạt động phổ thông
Tăng thời gian tổ chức, điều khiển, giám sát điều chỉnh hoạt động nhận thức của người học
Đảm bảo tính mở rộng và phổ dụng
Xây dựng cấu trúc của bài giảng theo hệ thống các slide cũng chính là thực hiện việc phân nhóm các đơn vị kiến thức mà bài giảng có thể hỗ trợ Về phương diện kỹ thuật lập trình, đây chính là việc môđun hoá chương trình để dễ dàng cho việc thiết kế, cài đặt, bảo dưỡng, bảo trì và nâng cấp sau này
Đảm bảo tính thân thiện trong sử dụng
Việc thiết kế và xây dựng BGĐT phải đảm bảo tính thân thiện
Sự lạm dụng những chức năng phong phú, đa dạng của máy tính có thể đưa đến những kết quả không mong muốn
Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu
Khi thiết kế một phần mềm nói chung, bài giảng điện tử nói riêng thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu là một vấn đề rất quan trọng Dữ liệu ấy phải được cập nhật
dễ dàng và thuận lợi, yêu cầu kích thước lưu trữ phải tối thiểu, truy cập nhanh chóng khi cần (nhất là đối với các dữ liệu Multimedia), dễ dàng chia sẻ, dùng chung hay trao đổi giữa nhiều người dùng
Đặc biệt với giáo dục, cấu trúc cơ sở dữ liệu phải hướng tới việc hình thành các thư viện điện tử trong tương lai, như thư viện các bài tập, đề thi; thư viện các tranh ảnh, các phim học tập; thư viện các tài liệu giáo khoa, tài liệu giáo viên,…
Đảm bảo một số nguyên tắc về hình thức
+ Về màu sắc của nền hình:
Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản, chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng
Trang 331.3.1.3 Quy trình thiết kế bài giảng điện tử
Để đảm bảo các nguyên tắc trong thiết kế bài giảng điện tử và sử dụng cần thực hiện 6 bước [22] theo quy trình sau:
Hình 1.1: Quy trình thiết kế bài giảng điện tử
Trang 3417
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Bắt đầu một bài học, công việc đầu tiên của giảng viên là xác định mục tiêu của bài học Bất cứ bài học nào cũng phải có mục tiêu rõ ràng Xác định mục tiêu bài học tức là GV phải xác định được học xong bài này, SV đạt được cái gì, chỉ rõ cho SV những kiến thức, kỹ năng mà SV có được sau bài học
Bước 2: Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm
Nội dung môn học cần phải bám sát giáo trình và chương trình dạy học, tuy nhiên, khi lựa chọn nội dung trọng tậm cũng cần chú ý đến tính sư phạm và thực tiễn Ngoài ra, phải đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học Vì vậy, khi lựa chọn kiến thức cơ bản là những kiến thức có trong giáo trình chứ không phải là ở tài liệu khác Để xác định được đúng kiến thức cơ bản của mỗi bài, cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy Khi chọn lọc kiến thức cơ bản của bài có thể sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các thành phần kiến thức và làm rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài
Bước 3: Đa phương tiện hoá từng đơn vị kiến thức
Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là đặc trưng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính Việc đa phương tiện hoá kiến thức được thực hiện như sau [22]:
Dữ liệu hóa thông tin, kiến thức
Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ họa, ảnh tĩnh, phim, âm thanh
Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào
đó hoặc từ internet, hoặc được xây dựng mới bằng đồ họa, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video…
Trang 3518
Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm
Bước 4: Xây dựng thư viện tư liệu
Xây dựng các thư viện tư liệu cho môn học là vấn đề quan trọng đầu tiên cần phải làm, nó quyết định đến chất lượng của việc thiết kế, xây dựng BGĐT
Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tạo điều kiện dễ dàng khi tìm kiếm thông tin, nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác
Bước 5: Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể
Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phầm mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng bài giảng điện tử
Trước hết, cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể Tùy theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/slide có thể
là văn bản, đồ họa, tranh ảnh, âm thanh, video clip
Văn bản cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để học sinh thấy ngay được cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày
Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền thống nhất cho các trang/slide, hạn chế sử dụng các màu quá nổi bật hoặc quá tương phản nhau
Cuối cùng là thực hiện các liên kết hợp lý, logic lên các đối tượng trong bài giảng Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong BGĐT nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, SV dễ tiếp thu
Trang 3619
Bước 6: Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện
Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện Kinh nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần trong quá trình thiết kế
1.3.2 Phần mềm Lecture Maker
Để thiết kế bài giảng điện tử môn QLĐH theo bước 5 trong quy trình thiết kế
đã được trình bày ở trên, người nghiên cứu sử dụng phần mềm Lecture Macker vì đây là một phần mềm tương đối dễ sử dụng
1.3.2.1 Giới thiệu phần mềm Lecture Maker
Lecture Macker là phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử đa phương tiện của công ty Daulsoft Hàn Quốc Với phần mềm này, giảng viên có thể tạo được bài giảng đa phương tiện nhanh chóng và dễ dàng
Ngoài các chức năng giống phần mềm Power Point như giao diện, chèn hình ảnh, âm thanh… thì Lecture Maker có một số ưu điểm vượt bậc hơn hẳn phần mềm trên như chèn được nhiều định dạng file PowerPoint, PDF, Flash, HTML, Audio, Video , có thể thu âm trực tiếp trên phần mềm này Nếu giảng viên đã sử dụng PowerPoint thì cũng có thể tạo được bài giảng đa phương tiện nhanh chóng và dễ dàng bằng Lerture Maker, có thể tận dụng lại các bài giảng đã được soạn thảo từ những phần mềm khác vào nội dung bài giảng của mình
Tương tự như trong PowerPoint, việc xây dựng Slide Master trong Lecture Maker sẽ giúp giáo viên sắp xếp, tổ chức bài giảng hợp lý hơn Lecture Maker có sẵn các bộ công cụ soạn thảo trực quan cần thiết để tạo bài giảng điện tử như: soạn thảo công thức toán học, vẽ biểu đồ, vẽ đồ thị, tạo bảng, textbox và các ký tự đặc biệt, soạn câu hỏi trắc nghiệm đơn giản…Các bài giảng điện tử soạn thảo bằng Lecture Maker có thể được xuất ra nhiều định dạng: exe, web, đóng gói theo chuẩn quốc tế SCORM,…
Trang 3720
1.3.2.2 Giao diện và các Menu của Lecture Maker
Giao diện:
Vùng 1: Chứa các Menu và các nút lệnh của chương trình
Vùng 2: Chứa danh sách các Slide trong bài giảng
Vùng 3: Vùng thao tác của Slide đang được chọn (gồm các đối tượng: văn bản,
Mở các File đã lưu Đóng File đang thao tác
Lưu File (phần mở rộng Ime) Lưu File dạng khác
In File
Trang 3821
- Menu Home chứa các nút lệnh:
Clipboard: cắt (Cut), dán (Paste), sao chép (Copy), gán thuộc tính cho đối
tượng (Attribute)
Slide: tạo silde mới (New slide), sao chép Slide (Copy Slide), nhân đôi Slide
(Duplicate Slide), xóa Slide (Delete Slide)
Font: định dạng Font
Paragraph: canh chỉnh đoạn văn bản
Draw: vẽ
Edit: canh chỉnh đối tượng (Order), chọn đối tượng (Select)
- Menu Insert chứa các nút lệnh:
Object: dùng để chèn các đối tượng vào bài giảng như: hình ảnh, đoạn phim,
âm thanh, file Flash, nút nhấn, trang web, file PDF, file Power Point, hộp thông báo,…
Recording: dùng để ghi lại bài giảng, âm thanh,…
Editor: chèn công thức toán học, biểu đồ, đồ thị, hình ảnh tự vẽ
Text: thao tác với văn bản, bảng, chèn ký tự đặc biệt
Quiz: chèn các câu trắc nghiệm ngắn hay nhiều lựa chọn
- Menu Control chứa các nút lệnh:
Điều khiển thuộc tính của đối tượng
Chuyển đổi các File Video, Audio
Hiệu ứng cho Slide
- Menu Design chứa các nút lệnh:
Design: các mẫu hình nền có sẵn trong chương trình
Layout: các mẫu bố trí sẵn các khung giữ chỗ cho file hình ảnh, văn bản,
Flash,…
Template: các mẫu bố trí sẵn chứa cả hình nền và các khung giữ chỗ Chúng
ta có thể xem Template =Layout+Design
Slide Setup: thay đổi các thuộc tính cho Slide
Trang 3922
- Menu View chứa các nút lệnh:
Run Slide (Các chế độ trình chiếu bài giảng):
+ Run All Sile: trình chiếu tất cả Slide (Bắt đầu từ Slide 1 hoặc gõ phím F5)
+ Run Curent Slide: trình chiếu từ Slide hiện hành
+ Run Full Screen: trình chiếu đầy màn hình
+ Run Web: trình chiếu dạng Web
View Slide: xem Slide theo độ phóng to, thu nhỏ
Silde Master: thiết lập và chỉnh sửa Slide Master (Thao tác chỉnh sửa sẽ ảnh
hưởng đến tất cả Slide Body)
View HTML tag: xem các tag trong mã HTML
Show/Hide: ẩn - hiện thước và đường lưới, thanh trạng thái
Window: sắp xếp cửa sổ các File đang cùng mở
- Menu Format chứa các nút lệnh:
Chỉnh tranh ảnh, phim, canh chỉnh và tạo hiệu ứng cho đối tượng trong
Slide, nếu trên thanh Ribon không hiển thị đầy đủ các nút lệnh liên quan đến đối tượng trong Slide thì hãy kích đúp chuột trái vào đối tượng
Hướng dẫn tạo nút lệnh trong LectureMaker:
Sử dụng chuột trái chọn nút lệnh Insert trên thanh Menu (1) > button rồi chọn tiếp 1 trong 2 loại nút:
General Button: dùng tạo một nút nhấn có chức năng bất kỳ
Navigation Button: dùng tạo các nút nhấn có chức năng di chuyển giữa các
slide, chạy, ngừng hoặc thoát khỏi bài giảng
Tạo các nút nhấn có chức năng di chuyển giữa các slide, chạy, ngừng hoặc thoát khỏi bài giảng
Chọn menu Insert / Button / Navigation Button
Navigation Button: dùng để lựa chọn các nút nào sẽ xuất hiện
Button Shape: cho phép lựa chọn các hình dáng và màu sắc từ 20
mẫu có sẵn của chương trình
Trang 4023
Tạo nút lệnh có chức năng bất kì:
Chọn menu Insert \Button\General Button: Đưa trỏ chuột vào Slide (lúc
này trỏ chuột có dấu +) nhấn chuột và rê vẽ hình chữ nhật của nút lệnh
Chọn Menu Home để thay đổi màu và cỡ chữ cho nút lệnh với tên mặc
Màu sắc nút lệnh khi chưa đưa chuột lên nó
Màu sắc nút lệnh khi đưa chuột lên nó
Màu sắc nút lệnh khi đã kích chuột
Lựa chọn các hành động khi nút lệnh bị kích chuột.(**) Chọn Slide liên kết tương ứng với hành động được chọn Chọn File âm thanh khi kích chuột lên nút lệnh
Lựa chọn các hành động khi nút lệnh bị kích chuột (**)
Chọn Slide liên kết tương ứng với hành động được chọn
Chọn File âm thanh khi kích chuột lên nút lệnh