1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sử dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy phần Đạo đức môn GDCD lớp 7

36 3,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 337,5 KB

Nội dung

Vì những lí do trên, tôi đã chọn vấn đề sử dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7 để nghiên cứu và áp dụng.. tôi nghiên cứu từ năm học 2012 –

Trang 1

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

Phần 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Sử dụng phương pháp kể chuyện trong việc giảng dạyphần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy bộ môn Giáo dục cô

ng dân lớp 7

3 Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Anh Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 06/10/1987

Trình độ chuyên môn: Cử nhân Cao đẳng Sư phạm Ngữ văn – Giáo dụccông dân

Chức vụ, đơn vị công tác: giáo viên, Trường THCS Nam Hưng

Trang 3

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

Mục tiêu cuối cùng của việc dạy và học môn Giáo dục công dân chính

là giáo dục và hình thành nhân cách tốt đẹp cho mỗi học sinh Nhưng hiệnnay, đạo đức xã hội đang dần xuống cấp Đặc biệt là đối với học sinh Khắpcác trang mạng xã hội đầy rẫy những cảnh con cái mắng nhiếc cha mẹ, tròđánh thầy hoặc những hình ảnh dung tục, sa đọa…Tuy vậy, môn Giáo dụccông dân – môn học về đạo đức và giáo dục nhân cách con người lại bị xemnhẹ Bên cạnh đó, việc dạy và học Giáo dục công dân lại tồn tại một nghịchlí: kết quả học tập được đánh giá bằng điểm số của môn Giáo dục công dânkhông phản ánh đầy đủ và chính xác khuynh hướng nhân cách và đạo đức củahọc sinh Có những em có thể trả lời trơn tru, thuộc lòng về các phạm trù đạođức, có thể giải quyết thấu tình đạt lí các tình huống thầy đưa ra nhưng thực tế

em đó lại nói tục, chửi bậy hoặc đánh nhau Điều đó khiến tôi luôn băn khoăn

và trăn trở Phải chăng các phương pháp dạy học mà chúng ta đang sử dụng

mới chỉ làm cho các em hiểu mà chưa thể cảm được và làm theo? Nói cách khác là chúng ta mới tác động đến cái đầu mà chưa chạm đến được trái tim,

tâm hồn mỗi học sinh

Sử dụng phương pháp kể chuyện trong tiết học Giáo dục công dânkhông chỉ tạo sự hấp dẫn cho tiết học, sự hứng thú cho học sinh mà nó sẽ nuôidưỡng, bồi đắp tâm hồn các em Các câu chuyện nhỏ sẽ dạy các em biết ước

mơ, sự dũng cảm, lòng trung thực… một cách nhẹ nhàng mà thấm thía Tuyvậy, việc sử dụng phương pháp này trong giảng dạy Giáo dục công dân chưa

thực sự được chú trọng Vì những lí do trên, tôi đã chọn vấn đề sử dụng

phương pháp kể chuyện trong giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7 để nghiên cứu và áp dụng.

Phương pháp kể chuyện có thể sử dụng trong giảng dạy môn Giáo dụccông dân từ khối 6 đến khối 9 Tuy nhiên vì nhiều lí do khách quan và chủquan nên trong sáng kiến này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu và áp dụng tronggiảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7 Sáng kiến này được

Trang 4

tôi nghiên cứu từ năm học 2012 – 2013 đến năm học 2013 – 2014 thì được ápdụng vào giảng dạy.

Sáng kiến Sử dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy phần Đạo

đức môn Giáo dục công dân lớp 7 có ba điểm mới nổi bật sau:

- Thứ nhất, sáng kiến tập trung nghiên cứu phương pháp giảng dạy cóthể tác động đến cả nhận thức và tâm hồn của học sinh chứ không nghiên cứunhững vấn đề, những phương pháp dạy hiện nay nhiều người nghiên cứu,

nhiều tài liệu đề cập đến Mới ở đây được hiểu theo nghĩa là riêng và sáng

tạo.

- Thứ hai, sáng kiến đưa ra những cách thức, thời điểm, những lưu ý,thể loại truyện có thể sử dụng trong khi sử dụng phương pháp kể chuyện Đây

là những kinh nghiệm tôi đúc rút trong quá trình giảng dạy

- Thứ ba, sáng kiến cung cấp danh mục các truyện có thể áp dụng vàocác bài học cụ thể để các bạn đồng nghiệp có thể tham khảo và đóng góp ýkiến

Nội dung trọng tâm của sáng kiến như sau:

1 Khái niệm và vai trò của phương pháp kể chuyện: trong phần này,

tôi đã nêu ra các khái niệm về kể chuyện theo các tài liệu nghiên cứu của tác

giả Chu Huy Từ đó khái quát vai trò của kể chuyện là vô cùng quan trọngtrong đời sống con người

2 Cách sử dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy phần Đạo đứcmôn Giáo dục công dân lớp 7 bao gồm: các hình thức kể chuyện (sử dụngtruyện trong sách giáo khoa, sử dụng truyện ngoài sách giáo khoa và thi kểchuyện); những yêu cầu và lưu ý khi sử dụng phương pháp kể chuyện tronggiảng dạy

3 Các loại truyện thường được sử dụng trong giảng dạy phần Đạo đứcmôn Giáo dục công dân: truyện dân gian, truyện sáng tác và truyện tấmgương Trong truyện tấm gương lại có hai loại nhỏ hơn là truyện danh nhân

và truyện người thực việc thực

Trang 5

4 Danh mục tham khảo các truyện có thể sử dụng trong giảng dạyphần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7.

Áp dụng sáng kiến này, tôi nhận thấy có hiệu quả giáo dục rất lớn Các

em đều hào hứng, thích thú thậm chí là chờ đợi mỗi giờ học Giáo dục côngdân Điểm số và hạnh kiểm của học sinh những lớp tôi sử dụng sáng kiến nàyvào giảng dạy được nâng lên Đặc biệt, hành vi của các em thay đổi một cách

rõ rệt theo chiều hướng tích cực

Trong sáng kiến này, tôi có một số đề xuất và kiến nghị với nhà trường

và các cấp lãnh đạo về việc quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, tài liệu thamkhảo cũng như tổ chức các cuộc hội thảo chuyên môn, các cuộc thi… Hivọng, sáng kiến này sẽ góp phần nâng cao chất lượng môn Giáo dục công dânnói riêng và chất lượng giáo dục nói chung

Trang 6

dục đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát

triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng

tư cách và trách nhiệm công dân (Điều 23 – Luật Giáo dục, 2005).

Để thực hiện được mục tiêu giúp cho học sinh phát triển toàn diện, giáodục phổ thông cần chú trọng đến tất cả các môn học Trong đó môn Giáo dụccông dân có tác động trực tiếp đến việc giáo dục đạo đức và hình thành nhâncách cho học sinh Giáo dục công dân là một môn học mang nhiều nét đặcthù Đó là một môn học bao quát kiến thức đạo đức và pháp luật ở mức độđơn giản Nhưng quan trọng hơn cả, môn Giáo dục công dân còn là môn họctrực tiếp giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh Đây chính là nhiệm vụ đầutiên và quan trọng nhất của việc giảng dạy bộ môn này Chính vì vậy phươngpháp dạy học môn Giáo dục công dân cũng có nhiều nét khác biệt so với cácmôn học khác

Hiện nay, khi bàn đến phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân,những người làm công tác nghiên cứu về phương pháp dạy học, các giáo viênđứng lớp thường nghĩ ngay tới các phương pháp: kích thích tư duy, phươngpháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, giải quyết vấn đề hay phươngpháp trò chơi… Mỗi phương pháp dạy học trên đều có những ưu điểm và hạnchế riêng Để thực hiện được nhiệm vụ của môn học, người giáo viên phải sửdụng nhuần nhuyễn, khoa học, phù hợp các phương pháp dạy học trên Nhưng

Trang 7

phải tìm, tòi, nghiên cứu để có phương pháp dạy phù hợp nhất có tác độngđến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của học sinh Từ đó học sinh mới hìnhthành được thế giới quan khoa học, đúng đắn, có những lời nói, việc làm phùhợp với pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội.

1.2 Cơ sở thực tiễn

Hiện nay, môn Giáo dục công đang đang bị xem nhẹ so với vai trò củamôn học trong hệ thống giáo dục quốc dân Về phía học sinh, các em luôncho rằng đây là một môn học phụ nên không cần tập trung thời gian và côngsức cho việc học tập môn này Đặc biệt có một số em học sinh không học vìcác kì thi quan trọng như thi tôt nghiệp, thi chuyển cấp chỉ tập trung vào cácmôn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội chứ chưa bao giờ và chưa có ở đâu tổchức thi môn Giáo dục công dân Về phía giáo viên, xuất phát từ tư tưởngkhông thi thì không học, bản thân giáo viên cũng xem nhẹ việc dạy học mônhọc này Từ đó, giáo viên không có những tìm tòi, đổi mới, sáng tạo trongcách tổ chức dạy và học.Thậm chí, coi việc giảng dạy một tiết học theo kiểu

ăn đấu làm khoán, hết giờ học tức là hết nhiệm vụ

Mục tiêu cuối cùng của môn Giáo dục công dân là giáo dục đạo đứccho học sinh Nhưng có một thực tế đáng buồn, một nghịch lí là kết quả họctập (điểm số mà các em đạt được) không phản ánh đúng thực tế tình trạng đạođức của học sinh Điều đó có nghĩa những điểm số các em đạt được chỉ mangtính ảo Một học sinh có thể học thuộc lòng, trình bày trôi chảy về các kháiniệm đạo đức trong xã hội nhưng chỉ vài phút sau cũng chính em học sinh đólại nói tục, chửi bậy khi trò chuyện với bạn bè Một học sinh có thể giải quyếttốt tình huống đạo đức mà sách giáo khoa hay giáo viên đặt ra nhưng việc làmthực tế lại khác Chỉ cần vài thao tác tìm kiếm trên mạng internet, ai cũng cóthể tìm được hàng loạt các video clip về những cảnh đánh nhau, lột quần áo…của học sinh Gần đây lại xôn xao về đoạn clip học sinh đánh lại thầy giáo.Khoan nói về việc ai đúng, ai sai vì chỉ có những người có mặt lúc đó mớiphân định được rạch ròi Nhưng rõ ràng, đó là một hồi chuông cảnh tỉnh vềtình trạng đạo đức của học sinh hiện nay Thế nhưng phần lớn những học sinh

Trang 8

đó lại đạt điểm trung bình thậm chí là giỏi và khá môn Giáo dục công dân.Nghịch lí ấy là một câu hỏi lớn với các giáo viên và các nhà nghiên cứu giáodục Các em đạt điểm cao trong khi học tập tức là các em hoàn toàn nhận thứcđược thế nào là đúng sai, phải trái Nhưng hành động, lời nói của các em lạingược lại Phải chăng các phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dụcchưa thực sự tác động đến tâm hồn, tình cảm của các em học sinh?

Như đã nói ở trên, hiện nay, trong giảng dạy môn Giáo dục công dân,giáo viên thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học Trong vònggần chục năm trở lại đây, những phương pháp dạy học thường được triển khaitrong các hội thảo về phương pháp dạy học là: phương pháp trò chơi, thảoluận nhóm, đóng vai… Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểmriêng nhưng có một phương pháp dạy học có hiệu quả ít được nhắc đến làphương pháp kể chuyện Thậm chí, ngay trong sách giáo viên cũng không hề

đề cập đến phương pháp này Nhưng trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy,đây là một phương pháp dạy học có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảmcủa học sinh Chỉ có tác động đến tâm hồn các em thì các em mới có nhữnghành vi đúng đắn Nhưng thực tế, trong khi giảng dạy, nhiều giáo viên chưathực sự chú trọng đến phương pháp này

Bản thân tôi cho rằng, bắt nguồn từ đặc thù của môn học này là giáodục tư tưởng, đạo đức, lối sống nên phương pháp kể chuyện sẽ có nhiều ưuthế và nếu sử dụng đúng mực sẽ đem lại hiệu quả không ngờ trong qua trìnhdạy học Quả thực, môn Giáo dục công dân từ lớp 6 đến lớp 9, kiến thức đượcchia ra thành hai mảng rõ rệt: giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật Đối vớiphần đạo đức, những câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn về lòng yêu thươngcon người, tính liêm khiết, sự trung thực…sẽ khơi nguồn và phát triển nhữngtình cảm tốt đẹp trong mỗi học sinh Từ đó, các em sẽ có thái độ và hành vichuẩn mực hơn

Tuy vậy, trong nhiều năm, người giáo viên dạy môn Giáo dục công dântrong trường trung học cơ sở chưa ý thức được đầy đủ vai trò của phương

Trang 9

pháp này cũng gặp phải nhiều khó khăn như: lựa chọn câu chuyện chưa phùhợp, chưa sát với nội dung bài học hoặc lồng ghép vào bài học nhưng chưađạt được hiệu quả cao.

Vì những lí do trên nên tôi chọn vấn đề Sử dụng phương pháp kể

chuyện trong giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7 để

nghiên cứu

2 Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu

Phương pháp kể chuyện có thể áp dụng có hiệu quả đối với tất cả cáckhối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 Nhưng vì gặp phải một số khó khăn về thời gian

và tài liệu nghiên cứu nên ở sáng kiến này tôi chỉ tập trung nghiên cứu việc sửdụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dụccông dân lớp 7

Mục đích của đề tài :

- Nghiên cứu chuyên sâu về việc sử dụng phương pháp kể chuyện

- Nghiên cứu những câu chuyện phù hợp có thể sử dụng trong việcgiảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7

- Giáo dục đạo đức cho học sinh bằng phương pháp giáo dục tác độngđến tư tưởng, tình cảm của học sinh Từ đó, các em có những hành vi đúngđắn, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật của Nhà nước Từngbước thay đổi nghịch lí về điểm số của môn Giáo dục công dân với ý thức đạođức của học sinh

3 Phương pháp nghiên cứu

- Khảo sát (chương trình sách giáo khoa Giáo dục công dân trung học

cơ sở)

- Tham khảo tài liệu, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá một số vấn đề lýluận có liên quan

- Phương pháp đàm thoại kết hợp với phân tích, chứng minh

- Phương pháp nêu vấn đề (kích thích tư duy sáng tạo của học sinh)

- Phương pháp thảo luận nhóm

- Phương pháp quan sát

Trang 10

4 Sử dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7

4.1 Khái niệm và vai trò của phương pháp kể chuyện

4.1.1 Khái niệm

Theo Từ điển Tiếng Việt (Văn Tân chủ biên), kể là một hành động nói

giải thích kể là nói rõ đầu đuôi, và nêu ví dụ: kể chuyện cổ tích Khi ở vị trí

một thuật ngữ, kể chuyện bao hàm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau:

- Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với loại hình trữ tình, loại hìnhkịch) – còn gọi là truyện hoặc tiểu thuyết

- Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng

- Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong môn Tập làm văn

- Chỉ tên một phân môn được học ở các lớp trong trường Tiểu học

Kể chuyện là một thuật ngữ vì nó có một kết cấu âm tiết ổn định, một

phạm trù ngữ nghĩa (còn gọi là khái niệm) nhất định Lâu nay, thuật ngữ kể

chuyện vẫn được dùng với ý nghĩa kể một câu chuyện bằng lời, kể cả câu

chuyện có hình thức hoàn chỉnh, được in trên sách báo

(Dạy Kể chuyện ở trường Tiểu học, NXB Giáo dục,

2000)

Trong đề tài nghiên cứu này, tôi quan tâm đến ý nghĩa kể chuyện là chỉ

tên một phương pháp diễn giảng

4.1.2 Vai trò của truyện và phương pháp kể chuyện

Nhu cầu hiểu biết khám phá thế giới là nhu cầu rất lớn của con người.Con người không chỉ muốn biết những gì đang xảy ra hoặc sắp xảy ra, mà cònmuốn hiểu biết những gì đã xảy ra trong quá khứ (quá khứ gần, quá khứ xa vàrất xa trong lịch sử) Hàng ngày, do vô tình hay cố ý, ta có được thông tin về

đủ mọi chuyện trong nhà, ngoài ngõ, rộng hơn là trong vùng, trong nước vàtrên thế giới ngày nay hay ngày xưa Từ những chuyện lớn, chuyện nhỏ tanghe kể từ tuổi ấu thơ bên bếp lửa của bà, đến những điều nghe thầy cô, bạn

Trang 11

bè kể, bình giảng ở trường, sự hiểu biết về thế giới và con người cứ tăng dầnlên theo năm tháng.

Kể chuyện là một hình thức thông tin nhanh gọn, truyền cảm bằngngôn ngữ Mặc dù đã có những phương tiện thông tin đại chúng hiện tại như

ti vi, đài phát thanh, rađiô, cát xét, người ta vẫn thích nghe nói chuyện bằngmiệng

Những truyện kể, truyện dân gian là một trong những hình thức nhậnthức thế giới của các em, giúp các em chính xác hóa những biểu tượng đã có

về thực tế xã hội xung quanh, từng bước cung cấp thêm những khái niệm mới

và mở rộng kinh nghiệm sống cho các em Những tác phẩm ấy giúp cho các

em xác lập một thái độ đối với các hiện tượng của đời sống xung quanh.Truyện gắn liền với cái đẹp góp phần phát triển các cảm xúc thẩm mĩ màthiếu chúng không thể có tâm hồn cao thượng, lòng mẫn cảm chân thànhtrước nỗi bất hạnh, đau đớn và khổ ải của con người

Trở lại với phương pháp kể chuyện trong môn Giáo dục công dân, cóthể nói phương pháp kể chuyện là một phương pháp quan trọng, có ý nghĩasâu sắc Đó là cách dùng câu chuyện để giảng tri thức đạo đức và kiến thứcpháp luật Từ câu chuyện giáo viên chọn hoặc có sẵn, bằng khả năng sư phạmcủa mình, với sự khéo léo, tài trí, người giáo viên dùng câu chuyện trong tiếtdạy để làm sáng tỏ, cụ thể hóa những đơn vị kiến thức trong bài học

Có lẽ vì vậy mà người ta khẳng định: phương pháp kể chuyện được sửdụng như một phương pháp quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức và phápluật cho học sinh Lí luận và thực tiễn đã chứng tỏ rằng nếu biết sử dụngphương pháp kể chuyện trong dạy học môn Giáo dục công dân một cách hợp

lí thì sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả giáo dục Đó là:

- Nội dung kể chuyện sẽ minh họa một cách sinh động cho các mẫuhành vi đạo đức và pháp luật Nhờ vậy những mẫu hành vi này sẽ tạo đượcnhững biểu tượng rõ rệt ở học sinh, giúp các em ghi nhớ dễ dàng và lâu bền

Trang 12

- Học sinh có cơ hội trải nghiệm những chuẩn mực hành vi Nhờ đóhình thành ở học sinh niềm tin, tạo ra động cơ bên trong cho những hành viứng xử trong cuộc sống.

- Phương pháp kể chuyện được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinhđộng, không nhàm chán sẽ giúp học sinh thực sự bị lôi cuốn vào bài học mộtcách tự nhiên, hứng thú Đồng thời giải tỏa được mệt mỏi trong quá trình họctập Với phương pháp này, giờ học không còn nặng nề và khô cứng mà nó trởthành một tiết học hấp dẫn, lí thú mà bất kì học sinh nào cũng mong chờ

- Thông qua kể chuyện, khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinhđược nâng cao

4.2 Cách sử dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7

4.2.1 Các hình thức kể chuyện

Hình thức 1: Tìm hiểu truyện đọc trong sách giáo khoa

Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân hiện hành được soạn theohướng đổi mới, phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh THCS và theo kịp xuthế của thời đại Một bài học của môn Giáo dục công dân trong chương trìnhTHCS thường có các phần sau:

1 Truyện đọc, thông tin sự kiện, đặt vấn đề

2 Nội dung bài học

3 Luyện tập

Nói chung, trong giáo khoa môn Giáo dục công dân từ lớp 6 đến lớp 9,phần Truyện đọc chiếm tỉ lệ khá lớn (80%) Như vậy, các nhà soạn sách đã rấtquan tâm đến việc sử dụng các câu chuyện vào dạy học Giáo dục công dân.Trách nhiệm của mỗi giáo viên là khai thác hết chiều sâu của câu chuyện.Thông thường, khi tiến hành giảng dạy trên lớp phần tìm hiểu truyện đọc,giáo viên thường thực hiện các bước:

Bước 1: Gọi học sinh đọc truyện trong sách giáo khoa

Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung truyện

Trang 13

Bước 3: Liên hệ thực tế hoặc rút ra bài học cho bản thân thông qua câuchuyện.

Ví dụ: Tìm hiểu truyện đọc: Bác Hồ đến thăm người nghèo (bài 5 Yêu

thương con người – SGK Giáo dục công dân lớp 7 trang 15)

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

vào thời gian nào?

- Hoàn cảnh gia đình chị như thế nào?

- Nêu những cử chỉ và lời nói thể hiện

sự quan tâm, yêu thương của Bác với

gia đình chị Chín?

- Thái độ của chị với Bác Hồ như thế

nào?

- Ngồi trên xe về Phủ Chủ tịch, thái

độ của Bác như thế nào? Theo em,

Bác Hồ nghĩ gì?

- Những suy nghĩ, hành động của Bác

- Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chínvào tối 30 Tết năm Nhâm Dần (1962)

- Hoàn cảnh gia đình chị Chín: chồngchị mất, chị có ba đứa con nhỏ, conlớn vừa đi học, vừa trông em, bán rau,bán lạc rang

- Bác Hồ âu yếm đến bên các cháu,xoa đầu, trao quà Tết, Bác hỏi thămviệc làm, cuộc sống của mẹ con chị

- Chị Chín xúc động rơm rớm nướcmắt

- Bác đăm chiêu suy nghĩ: bác nghĩđến việc đề xuất với lãnh đạo thànhphố cần quan tâm đến chị Chín vànhững người gặp khó khăn Bácthương và lo cho mọi người

- Những suy nghĩ, hành động của Bácthể hiện đức tính: yêu thương mọi

Trang 14

Hình thức 2: Cung cấp, mở rộng thêm những câu chuyện mới phù hợp với tiết học

Phương pháp kể chuyện được sử dụng xuyên suốt trong cả tiết học sẽtạo được sự mới mẻ và hấp dẫn với học sinh Để tiết học phong phú, sinhđộng đòi hỏi người giáo viên và học sinh phải luôn sưu tầm thêm nhiều câuchuyện mới Tuy nhiên, hiện nay, có quá nhiều luồng thông tin mà cả giáoviên đều có thể sưu tầm được các câu chuyện: tivi, đài, báo, sách, mạnginternet Trong số đó, có những câu chuyện hay, phù hợp Nhưng cũng cókhông ít những câu chuyện dài dòng, có những chi tiết không phù hợp với tiếthọc, với độ tuổi và tâm lí của học sinh Vì vậy, theo tôi, khi thực hiện hìnhthức kể chuyện này, giáo viên phải lựa chọn thật kĩ các câu chuyện phù hợp

để đưa vào trong tiết học

Hình thức 3: Thi kể chuyện

Theo phân phối chương trình, ở các khối lớp từ 6 đến 9 đều có các tiếtthực hành, ngoại khóa Tuy nhiên, trong thực tế, các tiết học ấy chưa mang lạihiệu quả thực sự Khi sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học Giáodục công dân, ta có thể tổ chức các cuộc thi kể chuyện trong các tiết học này

Về hình thức, có thể tổ chức thi giữa các em học sinh trong một lớp hoặctrong một khối Về cách tiến hành, có thể thực hiện theo các bước sau:

Trang 15

- Giáo viên chia đội thi và yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm những câu chuyệntheo chủ điểm chương trình ngoại khóa.

- Giáo viên kiểm duyệt trước các câu chuyện để đảm bảo về thời gian thựchiện và sự phù hợp về mặt nội dung với tiết học

- Học sinh lựa chọn đại diện kể chuyện và luyện tập kể trước ở nhà

- Học sinh kể lại các câu chuyện của mình trong tiết thực hành, ngoại khóatheo chủ điểm kiến thức

- Giáo viên nhận xét, cho điểm và trao phần thưởng cho học sinh chiến thắng(nếu có)

4.2.2 Những yêu cầu của việc sử dụng phương pháp kể chuyện

Về phía giáo viên

- Cần tìm hiểu truyện đọc kĩ càng, sâu sắc các câu chuyện trong sách giáokhoa Muốn vậy, người giáo viên cần đọc kĩ, phân tích và tìm ra chiều sâu, ýnghĩa được gửi gắm thông qua các nhân vật và sự việc trong truyện

- Giáo viên phải là người ham đọc, đọc nhiều Chỉ có đọc nhiều, nghe nhiều,giáo viên mới có vốn truyện phong phú Từ đó, mới có thể cung cấp cho họcsinh các câu chuyện hấp dẫn và lí thú khi học bất kì một chủ đề đạo đức hoặcpháp luật nào

- Giáo viên phải biết lựa chọn các câu chuyện và tình tiết phù hợp Giáo viên,bằng nhận thức và sự tinh tế, phải lựa chọn những câu chuyện và tình tiết phùhợp dựa trên các tiêu chí:

1 Phù hợp với thuần phong mĩ tục, với các chuẩn mực về đạo đức xã hội

2 Phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh Ở đây, đề tài hướng đến đốitượng là học sinh lớp 7, các em đang trong giai đoạn hình thành nhân cách.Nên không chọn những câu chuyện có kết cấu và tình tiết quá đơn giản vìkhông tạo được sự hấp dẫn với các em Cũng không lựa chọn những câuchuyện quá phức tạp hoặc đề cập tới những vấn đề nhạy cảm không phù hợpvới đối tượng học sinh lớp 7

3 Phù hợp với nội dung, chủ đề của bài học Câu chuyện được kể trong tiếthọc phải phục vụ đắc lực cho nội dung của bài học Tránh lựa chọn, kể

Trang 16

chuyện sa đà sang nội dung khác khiến học sinh không nắm vững được nộidung bài học.

- Giáo viên phải biết khai thác nội dung truyện cho sát với nội dung bài học.Một câu chuyện sẽ có nhiều tình tiết và nhân vật Nhưng chỉ có một số tìnhtiết và nhân vật phục vụ đắc lực cho bài học Giáo viên phải hướng cho họcsinh chỉ tập trung tìm hiểu những tình tiết và nhân vật này Tránh biến tiết họctrở thành một tiết kể chuyện

- Giáo viên phải có duyên kể chuyện Tức là người kể phải tạo được sự cuốn

hút, hấp dẫn với người nghe Muốn vậy, trước tiên, giáo viên phải có giọng kểvang, rõ ràng, kể diễn cảm kết hợp với biểu cảm thông qua nét mặt, cử chỉ,

hành động Nếu có sẵn duyên chuyện là một ưu thế lớn Nhưng nếu không,

giáo viên hoàn toàn có thể rèn luyện

- Giáo viên phải có khả năng tổ chức các hoạt động kèm theo hoạt động kểchuyện Bên cạnh đó, cần có khả năng quan sát khi kể chuyện

Về phía học sinh

- Cần tìm hiểu trước truyện đọc (đối với truyện trong sách giáo khoa và vớicác cuộc thi kể chuyện theo chủ đề), có khả năng phát hiện, theo dõi, lắngnghe truyện

- Phải biết khai thác các câu chuyện tương ứng với các đơn vị kiến thức trongbài học, phải rút ra được ý nghĩa của câu chuyện gắn liền với nội dung kiếnthức

- Phải rèn luyện cách đọc, cách kể, sự tự tin trước đám đông

4.2.3 Những lưu ý khi sử dụng phương pháp kể chuyện

Có rất nhiều phương pháp trong giảng dạy môn Giáo dục công dân vàphương pháp kể chuyện là một đề án bổ sung Do đó, trong qua trình giảngdạy không nên tuyệt đối hóa vai trò của một phương pháp nào, kể cả kểchuyện cũng vậy Bởi lẽ, dù kể chuyện sẽ tác động đến tâm tư, tình cảm từ đócác em sẽ tự nảy sinh ý thức, uốn nắn hành vi của mình cho đúng và phù hợpnhưng đây cũng không phải là phương pháp vạn năng Phương pháp kể

Trang 17

đạt được hiệu quả giáo dục tối ưu cần kết hợ nhuần nhuyễn và phù hợp nhiềuphương pháp giảng dạy Không có phương pháp nào là nhất thống trong quátrình giáo dục.

Kể chuyện trong giờ Giáo dục công dân là cần thiết bởi nó rất dễ tácđộng đến tâm hồn, tình cảm của con người Nhưng kể chuyện không phải làmục đích chính, lại càng không phải nội dung chính của tiết học mà chỉ làphương tiện để học sinh hiểu hơn về nội dung của bài học Vì vậy, giáo viêncần sắp xếp lượng truyện kể phù hợp, không dành quá nhiều thời gian choviệc kể chuyện (trừ những tiết ngoại khóa giáo viên tổ chức cho học sinh thi

kể chuyện)

Kể chuyện trong giờ học Giáo dục công dân không dừng lại ở hiểu cốttruyện mà phải tác động đến tình cảm, tư tưởng, suy nghĩ của học sinh Từ đócác em nhận thức được các phẩm chất đạo đức và hành vi pháp luật thông quaviệc phân tích, khai thác nội dung câu chuyện Tức là phải đào sâu, tìm hiểu

kĩ một số chi tiết của truyện phục vụ đắc lực cho nội dung bài học

4.2.4 Những thời điểm kể chuyện trong tiết học

Trong một tiết học, mỗi phương pháp giảng dạy được sử dụng cần ápdụng đúng thời điểm để có hiệu quả cao Đặc biệt là phương pháp kể chuyện.Không phải người giáo viên kể chuyện trong toàn bộ tiết học Cũng khôngphải thời điểm nào giáo viên thích là kể chuyện mà phải tùy nội dung bài học,tùy đối tượng học sinh mà lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiết học để kểchuyện Có thể kể chuyện trong các thời điểm sau:

Kể chuyện trong hoạt động dẫn vào bài

Hoạt động dẫn vào bài là khâu nhỏ, không mang nội dung kiến thức trọngtâm Nhưng nếu thực hiện tốt khâu này sẽ tạo được tâm thế tốt, sự tò mò vàhứng khởi cho học sinh khi bắt đầu tiết học Như vậy sử dụng phương pháp

kể chuyện ở hoạt động này là hoàn toàn phù hợp Tuy nhiên, hoạt động dẫnvào bài chỉ kéo dài khoảng 2 đến 3 phút Vì vậy giáo viên cần lựa chọn nhữngcâu chuyện ngắn gọn, súc tích, có tính khái khoát cao Hoặc đối với truyện

Trang 18

dài, giáo viên có thể tóm lược các nội dung cơ bản để học sinh hứng thú bướcvào tiết học mới.

Ví dụ: Khi dạy bài 11: Tự tin, giáo viên có thể mở đầu tiết học như sau:

Hôm nay, cô sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện rất thú vị Câuchuyện như sau:

Hôm ấy lớp tôi học Toán, vừa vào lớp thầy đã cho làm bài kiểm tra Thầy phát cho chúng tôi ba loại đề khác nhau Đề thứ nhất có số điểm cao nhất là 10 với những câu hỏi khó Đề thứ hai 8 điểm với những câu hỏi tương đối dễ Đề thứ ba 6 điểm với những câu hỏi dễ Chúng tôi được quyền chọn

đề Đa số chúng tôi đều chọn đề thứ hai hoặc thứ ba Chẳng ai dám chọn đề thứ nhất Lúc trả bài, thật ngạc nhiên khi ai chọn đề nào thì được đúng số điểm tối đa của đề đó, không kể đúng hay sai.

Bài kiểm tra kỳ lạ ấy đã dạy chúng tôi một bài học: Điểm số mà mỗi chúng ta đạt được trong cuộc đời không phải được quyết định bởi chúng ta trả lời đúng hay sai bao nhiêu câu hỏi mà nó được quyết định bởi ta đã dám lựa chọn điểm số nào cho cuộc đời mình.

( Nguồn internet)Sau đó, giáo viên tiếp tục hỏi học sinh:

- Câu chuyện trên nêu ra vấn đề gì?

HS trả lời: Vấn đề về lòng tự tin

GV: Vậy lòng tự tin là gì? Làm thế nào để tự tin? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểutrong tiết học ngày hôm nay

Kể chuyện khi tìm hiểu các đơn vị kiến thức

Trong tiết học Giáo dục công dân, có rất nhiều nội dung kiến thức đòihỏi phải minh họa bằng những ví dụ cụ thể, bằng những câu chuyện thực tế.Đây chính là mảnh đất màu mỡ để người giáo viên có thể sử dụng phươngpháp kể chuyện Thông thường, kiến thức một tiết học Đạo đức sẽ gồm cácphần cơ bản: tìm hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện bảnthân Ở mỗi phần lại có thể sử dụng phương pháp kể chuyện với mức độ khác

Ngày đăng: 28/10/2016, 09:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w