1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ học sinh ở thư viện các trường tiểu học tại hà nội

22 120 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 456,21 KB

Nội dung

Tìm hiểu, nghiên cứu về các nội dung chính trong đường lối lãnh đạo của Đảng và những thành tựu đạt được của nền văn hóa mới thời kỳ này sẽ rút ra được nhiều bài học về lý luận và thực t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

LƯƠNG THỤY LAN HƯƠNG

CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆ

GIAI ĐOẠN 1945 - 1954

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

LƯƠNG THỤY LAN HƯƠNG

CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối

với phong trào văn hóa văn nghệ giai đoạn 1945-1954” là công trình nghiên

cứu của tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Trần Viết Nghĩa Mọi tư liệu và trích dẫn trong luận văn đều được chú thích nguồn đầy đủ và trung thực

Hà Nội, tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn

Lương Thụy Lan Hương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Trần Viết Nghĩa, người trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bản luận văn này Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, các cán bộ trong Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tác giả luận văn

Lương Thụy Lan Hương

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của luận văn 6

7 Bố cục của luận văn 7

Chương 1: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆ THỜI KỲ 1945-1950 8

1.1 Quan điểm của Đảng về văn hóa văn nghệ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 8

1.1.1 Nguyễn Ái Quốc và sự lựa chọn văn hóa mácxít 8

1.1.2 Quan điểm của Đảng về văn hóa văn nghệ trước Cách mạng Tháng

Tám Error! Bookmark not defined

1.1.2.1 Tình hình văn hóa văn nghệ Việt Nam trước Cách mạng Tháng TámError! Bookmark not defined

1.1.2.2 Đề cương văn hóa Việt Nam và sự hình thành đường lối văn hóa văn

nghệ của Đảng Error! Bookmark not defined

1.2 Chủ trương “văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa” của

Đảng Error! Bookmark not defined

1.3 Sự chỉ đạo của Đảng đối với phong trào văn hóa văn nghệ thời kỳ

1945-1950 Error! Bookmark not defined

Tiểu kết chương 1 Error! Bookmark not defined

PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆ THỜI KỲ 1951-1954Error! Bookmark not defined

2.1 Chủ trương xây dựng nền văn hóa dân chủ nhân dân của ĐảngError! Bookmark not defined

Trang 7

2.2 Sự chỉ đạo của Đảng đối với phong trào văn hóa văn nghệ thời kỳ

1951-1954 Error! Bookmark not defined

Tiểu kết chương 2 Error! Bookmark not defined

3.1 Một số nhận xét Error! Bookmark not defined

3.2 Các kinh nghiệm chủ yếu Error! Bookmark not defined

KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined

Trang 8

1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Văn hoá nghệ thuật cũng là một

mặt trận” Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt

Nam, văn hóa nghệ thuật thật sự đã trở thành một mặt trận không thể thiếu Văn hóa văn nghệ không chỉ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân mà còn có vai trò to lớn đối với công tác tuyên truyền cách mạng Chính vì vậy, từ khi mới thành lập tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề văn hóa văn nghệ

Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng được khởi nguồn từ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và được dần dần hoàn thiện cùng với sự lớn mạnh của cách

mạng Việt Nam Trong bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” năm 1943, đồng

chí Trường Chinh lần đầu tiên đã nhắc đến việc cần phải xây dựng nền văn

hóa Việt Nam theo ba nguyên tắc dân tộc, đại chúng và khoa học Cách mạng

Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nhân dân ta được độc lập nhưng vẫn phải tiếp tục thực hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Trong chín năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954), vấn đề kháng chiến về mặt văn hóa được đặt ra như một trong những bộ phận đấu tranh vô cùng quan trọng của nhân dân ta Trong tác phẩm

Kháng chiến nhất định thắng lợi, đồng chí Trường Chinh khẳng định “kháng chiến về mặt quân sự, chính trị, kinh tế chưa đủ gọi là kháng chiến toàn diện Phải kháng chiến về mặt văn hóa nữa” [6, tr 46] Cùng với tiến trình phát

triển của cuộc kháng chiến, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục hoàn thiện đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trong đó có đường lối xây dựng nền văn hóa dân chủ nhân dân Đường lối này được hoàn chỉnh tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng năm 1951 Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã thể hiện quan điểm

Trang 9

Quá trình xây dựng nền văn hóa văn nghệ mới trong kháng chiến chống Pháp đã đạt được một số thành tựu căn bản đáng ghi nhận Đây được xem như

là một thời kỳ bản lề, có tính chất quyết định xây nền, dựng móng cho nền văn hóa Việt Nam Tìm hiểu, nghiên cứu về các nội dung chính trong đường lối lãnh đạo của Đảng và những thành tựu đạt được của nền văn hóa mới thời

kỳ này sẽ rút ra được nhiều bài học về lý luận và thực tiễn quan trọng đối với lịch sử, đặc biệt là đối với chính sách xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay Những bài học lý luận về văn hóa văn nghệ, cũng như những bài học vận động của thực tiễn lịch sử góp phần rút ra nhiều nhận định quý báu để bổ sung cho hiện tại

Hiện nay, công cuộc Đổi mới ở nước ta do Đảng lãnh đạo đã và đang đạt được nhiều thành tựu trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; song bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều vấn đề mới nảy sinh cần được khắc phục, đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ Trong bối cảnh nền văn hóa văn nghệ

nước ta hiện nay, một lần nữa những giá trị to lớn của bản Đề cương văn hóa

Việt Nam và đường lối văn hóa dân chủ nhân dân của Đảng trong kháng chiến

chống Pháp lại được nhắc đến Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Chủ

trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với phong trào văn hóa văn nghệ giai đoạn 1945-1954” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

Trang 10

3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp chín năm của dân tộc Việt Nam (1945-1954) là một hướng đề tài hấp dẫn, thu hút được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Nghiên cứu về đường lối kháng chiến của Đảng trong kháng chiến chống Pháp cũng hết sức được chú trọng Tuy nhiên, những nghiên cứu

đã công bố chủ yếu tập trung vào các đề tài quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội… Nghiên cứu về đề tài văn hóa kháng chiến và đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng cũng có một số công trình nhưng số lượng còn khiêm tốn và tập trung chủ yếu ở một số mảng nghiên cứu chính sau đây:

Những cuốn sách giáo trình, sách chuyên khảo có nội dung đề cập tới

đề tài văn hóa mà chủ yếu là tập trung làm nổi bật đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có đường lối văn hóa của Đảng thời kỳ 1945-1954, tiêu biểu như:

Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tìm hiểu đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam (Sách tham

khảo) do Khoa Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị khu vực I, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn

Tìm hiểu đường lối văn nghệ của Đảng và sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam hiện đại của tác giả Hoàng Xuân Nhị do nhà xuất bản

Giáo dục ấn hành năm 1962

Ngoài các sách giáo trình, sách chuyên khảo nói trên, nghiên cứu về đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng thông qua những tác phẩm, tư tưởng của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh, các đồng chí phụ trách về công tác văn hóa văn nghệ của Đảng như Tố Hữu… đã có rất nhiều tác phẩm, bài nghiên cứu được xuất bản, tiêu biểu là:

Trang 11

4

Các tập sách Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ - văn nghệ sĩ với Hồ Chí

Minh, do Hội Nhà văn tuyển chọn và xuất bản trong các năm 2012 và 2013

Bộ sách chia làm nhiều tập với những nội dung khác nhau, phản ánh tư tưởng

Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ và tập trung các bài viết về Bác của các văn nghệ sĩ trong thế kỷ XX

Ấn phẩm “Trường Chinh, Về Văn hóa văn nghệ” của nhà xuất bản Văn

học Hà Nội cũng đã tập hợp khá đầy đủ những bài viết của Tổng Bí thư Trường Chinh về văn hóa văn nghệ

Trong cuốn sách “Tố Hữu toàn tập” do nhà xuất bản Văn học Hà Nội

xuất bản năm 2009 của tác giả Hà Minh Đức đã sưu tầm rất nhiều bài viết của

Tố Hữu về vấn đề văn hóa văn nghệ

Cuốn sách “Đường lối văn nghệ của Đảng, vũ khí trí tuệ ánh sáng” của

tác giả Hà Xuân Trường được nhà xuất bản Sự thật Hà Nội in năm 1977, đã khái quát một cách cơ bản đường lối chung của Đảng đối với văn nghệ qua các giai đoạn cách mạng từ khi Đảng ra đời đến kháng chiến chống Mĩ thắng lợi

Các công trình nêu trên đã nghiên cứu và tập hợp một cách khá đầy đủ những bài viết và những tư tưởng về văn hóa văn nghệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước

Nhìn chung, các hướng nghiên cứu trên đây mới chỉ chú trọng đến các mảng riêng rẽ về đường lối, lý luận cũng như những thành tựu của nền văn hóa kháng chiến Vẫn thiếu các tác phẩm nghiên cứu một cách có hệ thống về đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng trong giai đoạn 1945-1954 Đặc biệt là chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với phong trào văn hóa văn nghệ giai đoạn 1945-1954

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn hướng tới làm sáng tỏ những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với phong trào văn hóa văn nghệ trong giai đoạn 1945-1954 Đồng thời thông qua các thành tựu văn hóa văn nghệ đã đạt được để khẳng định sự

Trang 12

5

hiện thực hóa đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng trên thực tế và đóng góp

to lớn của phong trào văn hóa văn nghệ đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta Từ những bài học trong quá trình xây dựng đường lối văn hóa văn nghệ cũng như sự chỉ đạo thực hiện phong trào văn hóa văn nghệ của Đảng và các thành tựu đạt được, luận văn góp thêm một số kinh nghiệm thực tiễn lịch sử cho chính sách văn hóa văn nghệ hiện nay của Đảng và Nhà nước

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những quan điểm của Đảng về văn hóa văn nghệ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945

- Trình bày và làm rõ đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng trong kháng chiến chống Pháp

- Phân tích chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với phong trào văn hóa văn nghệ giai đoạn 1945-1954

- Rút ra một số nhận xét và các kinh nghiệm chủ yếu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với văn hóa văn nghệ nói chung và phong trào văn hóa văn nghệ nói riêng

Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu nằm trong khoảng thời gian

từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời tháng 9 năm 1945 đến khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi năm 1954; với không gian chủ yếu ở các vùng tự do miền Bắc Việt Nam Phạm vi nội dung chủ yếu là các chủ trương

và chỉ đạo của Đảng đối với phong trào văn hóa văn nghệ

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu

Tư liệu lưu trữ, văn kiện Đảng và các tác phẩm, các bài viết của những đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về văn hóa văn nghệ là nguồn tư liệu gốc, phong phú và có độ tin cậy cao Đây là nguồn tư liệu đầu tiên mà tác giả luận văn tiếp cận và khảo sát kỹ lưỡng những vấn đề có liên quan đến chủ

Trang 13

6

trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với văn hóa văn nghệ nói chung và phong trào văn hóa văn nghệ nói riêng trong kháng chiến chống Pháp

Nguồn tư liệu thứ hai là các tạp chí về văn hóa văn nghệ được Đảng tổ

chức xuất bản trong giai đoạn 1945-1954 như Tạp chí Tiên phong, Tạp chí

Văn nghệ Các tạp chí này là phương tiện trực tiếp tuyên truyền chủ trương và

chính sách của Đảng đến các văn nghệ sĩ và độc giả Đặc biệt Tạp chí Văn nghệ ra đời năm 1948 (cơ quan ngôn luận của Hội Văn nghệ Việt Nam) là nơi phản ánh cụ thể nhất những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng với phong trào văn hóa văn nghệ cũng như các hoạt động biểu hiện của từng phong trào trong kháng chiến

Nguồn tư liệu thứ ba là các công trình lý luận và các chuyên khảo có liên quan đến vấn đề văn hóa văn nghệ của nhiều nhà nghiên cứu Đây là những tài liệu tham khảo rất có giá trị

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh cũng như những định hướng, chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam về văn hóa

Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả

đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh, v.v

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn cố gắng làm sáng tỏ cơ sở hình thành đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng trong kháng chiến chống Pháp, bắt nguồn từ những tư tưởng văn hóa của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa văn nghệ trước Cách mạng Tháng Tám năm

1945 Đồng thời, luận văn phân tích những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với phong trào văn hóa văn nghệ trong giai đoạn 1945-1954 và nêu lên một số thành tựu chủ yếu của nền văn nghệ kháng chiến Từ đó, rút ra

Trang 14

7

những nhận xét về thành tựu và hạn chế trong chủ trương và sự chỉ đạo đối với phong trào văn hóa văn nghệ của Đảng và đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay

7 Bố cục của luận văn

Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, gồm 3 chương:

Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với phong trào văn hóa văn nghệ thời kỳ 1945-1950

Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với phong trào văn hóa văn nghệ thời kỳ 1951-1954

Chương 3: Một số nhận xét và các kinh nghiệm

Trang 15

8

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI

PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆ THỜI KỲ 1945-1950

1.1 Quan điểm của Đảng về văn hóa văn nghệ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945

1.1.1 Nguyễn Ái Quốc và sự lựa chọn văn hóa mácxít

Cuối thế kỷ XIX, cùng với cuộc xâm lược của thực dân Pháp và sự cai trị của Pháp ở Việt Nam, văn minh phương Tây cũng đã theo con đường đó

du nhập vào nước ta Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX,

ở Việt Nam diễn ra cuộc tiếp xúc giữa văn hóa phương Đông và phương Tây Ảnh hưởng của văn hóa, văn minh phương Tây đã tác động không nhỏ đến sự chuyển biến của văn hóa Việt Nam thời cận đại Giới trí thức Tây học khi đó

đã có những trăn trở về việc phác thảo mô hình văn hóa Việt Nam trong tương lai, tuy nhiên, nó chỉ dừng lại ở những cuộc vận động cải cách mà chưa thể trở thành quan điểm cụ thể Những định hướng cho văn hóa Việt Nam phát triển một cách hài hòa được đưa ra đầu tiên bởi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với sự lựa chọn văn hóa mácxít

Cho tới đầu thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đi nhiều nhất, sống và làm việc ở nhiều châu lục khác nhau, do vậy có điều kiện tiếp xúc nhiều với văn minh phương Tây Chỉ riêng ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã sống và hoạt động liên tục từ năm 1917 đến năm 1923 trước khi bí mật sang Liên Xô hoạt động trong Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản Những ấn tượng, suy nghĩ phong phú của Nguyễn Ái Quốc về văn minh phương Tây, sự thông kim bác cổ cũng như khuynh hướng của Nguyễn Ái Quốc về mối quan

hệ văn hóa Đông Tây đã được phác họa

“Nguyễn Ái Quốc không chỉ học phương pháp phân tích của tư tưởng

lý tính và khoa học vốn là tiêu chuẩn chân lý của văn minh phương Tây mà còn sử dụng phép phân tích duy vật biện chứng mácxít” [31, tr 141] Tuy

nhiên, phải từ năm 1924, khi hoạt động ở Mátxcơva, cùng với quá trình hoạt

Ngày đăng: 28/10/2016, 09:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Biên tập Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (1995), “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 8, tr. 63- 68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”, Tạp chí "Văn hóa nghệ thuật
Tác giả: Ban Biên tập Tạp chí Văn hóa nghệ thuật
Năm: 1995
2. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Nxb.CTQG, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học
Tác giả: Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị
Nhà XB: Nxb. CTQG
Năm: 1996
3. Nguyễn Bắc (1995), “Một số hoạt động văn nghệ ở Hà Nội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1947-1954)”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 8, tr. 67-68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số hoạt động văn nghệ ở Hà Nội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1947-1954)”, Tạp chí "Văn hóa nghệ thuật
Tác giả: Nguyễn Bắc
Năm: 1995
4. Đặng Việt Bích (1997), “Giá trị định hướng của Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 1, tr. 10-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị định hướng của Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943”, Tạp chí "Văn hóa nghệ thuật
Tác giả: Đặng Việt Bích
Năm: 1997
5. Nguyễn Thị Chiến (1997), “Sức sống của Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 1, tr. 17-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức sống của Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943”, Tạp chí "Văn hóa nghệ thuật
Tác giả: Nguyễn Thị Chiến
Năm: 1997
6. Trường Chinh (1948), Kháng chiến nhất định thắng lợi (in lần thứ 2), Nxb. Sự thật, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kháng chiến nhất định thắng lợi
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1948
7. Trường Chinh (1974), Chủ nghĩa Mác và Văn hóa Việt Nam (in lần thứ hai), Nxb. Sự thật, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa Mác và Văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1974
8. Trường Chinh (1976), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Tập II, Nxb. Sự thật, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Tập II
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1976
9. Trường Chinh (2006), Về Văn hóa văn nghệ, Nxb. Văn học, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về Văn hóa văn nghệ
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 2006
10. Xuân Diệu (1958), Những bước đường tư tưởng của tôi, Nxb. Văn hóa, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bước đường tư tưởng của tôi
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb. Văn hóa
Năm: 1958
11. Xuân Diệu (1960), Mười lăm năm thơ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Tuyển tập thơ Việt Nam 1945-1960, Nxb. Văn học, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mười lăm năm thơ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Tuyển tập thơ Việt Nam 1945-1960
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 1960
12. Đinh Xuân Dũng - Nguyễn An (2005), Hồ Chí Minh với văn hóa - văn nghệ, Nxb. Từ điển bách khoa, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh với văn hóa - văn nghệ
Tác giả: Đinh Xuân Dũng - Nguyễn An
Nhà XB: Nxb. Từ điển bách khoa
Năm: 2005
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Sự nghiệp kinh tế và văn hóa 1945-1960, Nxb. Sự thật, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Sự nghiệp kinh tế và văn hóa 1945-1960
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1960
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn Kiện Đảng toàn tập, tập 2 (1930), Nxb. CTQG, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn Kiện Đảng toàn tập, tập 2
Nhà XB: Nxb. CTQG
Năm: 1930
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7 (1940-1945), Nxb. CTQG, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. CTQG
Năm: 2000
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8 (1945-1947), Nxb. CTQG, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. CTQG
Năm: 2000
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 9 (1948), Nxb. CTQG, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 9
Nhà XB: Nxb. CTQG
Năm: 1948
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn Kiện Đảng toàn tập, tập 10 (1949), Nxb. CTQG, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn Kiện Đảng toàn tập, tập 10
Nhà XB: Nxb. CTQG
Năm: 1949
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn Kiện Đảng toàn tập, tập 11 (1950), Nxb. CTQG, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn Kiện Đảng toàn tập, tập 11
Nhà XB: Nxb. CTQG
Năm: 1950
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn Kiện Đảng toàn tập, tập 12 (1951), Nxb. CTQG, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn Kiện Đảng toàn tập, tập 12
Nhà XB: Nxb. CTQG
Năm: 1951

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w