1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tạp Chí Tim Mạch Học Việt Nam Số 69

157 505 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 3,35 MB

Nội dung

Ho Kay Woon 1 Trung tâm Tim mạch Quốc gia Singapore, Singapore 2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, Việt Nam 119Nhân một trường hợp phụ nữ có thai 12 tuần bị tắc động mạch phổi

Trang 4

Tin hoạT động hội

Đại hội Tim mạch Toàn quốc lần thứ 14 - Dấu mốc hứng khởi trong sự phát triển

Ban Lãnh đạo mới của Hội Tim mạch học Việt Nam (Nhiệm kỳ 2014-2018) 12Danh sách ủy viên Ban thường vụ Hội Tim mạch học Việt Nam (2014 - 2018) 13Danh sách Ban Thư ký Hội Tim mạch học Việt Nam (2014-2018) 13Danh sách Ban chấp hành Hội Tim mạch học Việt Nam (2014-2018) 14

Tiêu điểm:

Để thông tin lên tiếng - Cơ hội và thách thức trong Tim mạch học

TS Nguyễn Ngọc Quang

Bộ môn Tim mạch Đại học Y Hà Nội - Viện Tim mạch Việt Nam 18

nghiên cứu lâm sàng

Đánh giá hiệu quả hạ huyết áp và khả năng dung nạp của Lercanidipine so với

Amlodipine ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp bằng huyết áp lưu động

24 giờ

TS Cao Trường Sinh, BS Nguyễn Thị Thúy Ngân

Đại học Y khoa Vinh 26Hiệu quả điều trị tim nhanh trên thất bằng năng lượng sóng có tần số radio ở trẻ

nhỏ cân

ThS Nguyễn Thanh Hải*, BS Quách Tiến Bảng*

BS Trần Quốc Hoàn*, TS Phạm Như Hùng**

*Bệnh viện Nhi Trung ương

**Viện Tim mạch Việt Nam 34Đánh giá kết quả sớm và sau một năm của phẫu thuật bắc cầu mạch vành ở bệnh

nhân có phân suất tống máu thấp

ThS Đỗ Nguyễn Thùy Đoan Trang, TS Hồ Huỳnh Quang Trí

Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh 40Vai trò siêu âm Doppler tim trong hướng dẫn lập trình tối ưu hóa máy tạo nhịp

tái đồng bộ cơ tim (CrT) ở các bệnh nhân suy tim nặng theo phương pháp tối ưu

hóa thời gian dẫn truyền giữa hai thất

PGS.TS Trương Thanh Hương, TS.BS Phạm Như Hùng TS.BS Nguyễn Thị Mai Ngọc, ThS.BS Đỗ Kim Bảng

Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai 46

Trang 5

PGS TS Đoàn Quốc Hưng, BS Phạm Anh Tuấn

Khoa Phẫu thuật Tim mạch - Bệnh viện Việt Đức, Trường Đại học Y Hà Nội 54Kết quả phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh dạng một tâm thất tại Trung tâm Tim

mạch - Bệnh viện E

BS Đỗ Anh Tiến*, PGS TS Lê Ngọc Thành*, PGS TS Đoàn Quốc Hưng**

*Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E; **Trường Đại học Y Hà Nội 62Biến đổi đoạn st trên chuyển đạo aVr ở bệnh nhân hội chứng vành cấp có tổn

thương thân chung động mạch vành

ThS BS Đặng Thị Thuận*

PGS TS BS Phạm Mạnh Hùng **, TS BS Phạm Như Hùng**

* Bệnh viện St Paul, **Viện Tim mạch Việt Nam 69Nghiên cứu sự thay đổi sức căng cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST

chênh lên sau can thiệp động mạch vành

TS Nguyễn Thị Thu Hoài 1 , ThS Nguyễn Thị Thu Thủy 4 PSG TS Nguyễn Quang Tuấn 2,3 , GS TS Đỗ Doãn Lợi 1,3 , GS TS Nguyễn Lân Việt 1,3

1 Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai

2 Bệnh viện Tim Hà Nội

3 Trường Đại học Y Hà Nội

4 Bệnh viện 198 Bộ Công An 77Một số đặc điểm ở bệnh nhân được phẫu thuật thay van động mạch chủ bằng van

Freedom Solo

TS Dương Đức Hùng, ThS Phan Thanh Nam

Đơn vị phẫu thuật Tim mạch Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai 84Kết quả sớm và trung hạn sau nong bóng phủ thuốc (paclitaxel) trong điều trị tổn

thương mạch nhỏ và tái hẹp trong Stent tại Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai

GS TS Nguyễn Lân Việt 1 , PGS TS Phạm Mạnh Hùng 1 , ThS Nguyễn Minh Hùng 2,

TS Nguyễn Ngọc Quang 1 , TS Nguyễn Quốc Thái 2 , ThS Hoàng Việt Anh 2 , ThS Lê Thanh Bình 2 ,

ThS Lê Xuân Thận 2 , ThS Nguyễn Hữu Tuấn 2 , ThS Trần Bá Hiếu 2 , ThS Đinh Huỳnh Linh 1

TS Nguyễn Thị Thu Hoài, BS Phùng Thị Lý, ThS Nguyễn Thị Hải Yến, GS TS Đỗ Doãn Lợi

Viện Tim mạch Việt Nam 98

Trang 6

Ca lâm sàng sửa van hai lá qua đường ống thông

PGS TS Phạm Mạnh Hùng, TS Nguyễn Ngọc Quang

TS Nguyễn Thị Thu Hoài, ThS Đinh Huỳnh Linh, GS.TS Đỗ Doãn Lợi

Viện Tim mạch Việt Nam 109Bệnh nhân cấy máy tạo nhịp khi đang dùng thuốc chống đông

Dừng thuốc chống đông, chuyển thuốc khác hay tiếp tục dùng thuốc?

TS BS Phạm Như Hùng, ĐDV Đặng Thị Thanh Hương

Viện Tim mạch Việt Nam 115Báo cáo trường hợp lâm sàng xử trí kẹt mũi khoan cắt mảng vữa xơ trong lòng

động mạch vành

BS Đỗ Văn Chiến 2 BS Ho Kay Woon 1

Trung tâm Tim mạch Quốc gia Singapore, Singapore

2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, Việt Nam

119Nhân một trường hợp phụ nữ có thai 12 tuần bị tắc động mạch phổi có sốc được

điều trị thành công bằng thuốc tiêu sợi huyết alteplase

TS BS Hoàng Bùi Hải

Khoa Cấp cứu-HSTC, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 124

chuyên đề khoa học

Một số điểm mới trong hướng dẫn thực hành giảm cholesterol máu của Hiệp hội

Tim mạch / Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (AHA/ACC) 2013

PGS TS Phạm Mạnh Hùng ThS Đinh Huỳnh Linh 129aVr - một chuyển đạo quan trọng nhưng hầu như đã bị bỏ quên

TS BS Phạm Như Hùng *, BS Đặng Thị Thuận **

*Viện Tim mạch Việt Nam

**Bệnh viện Saint Paul 136Bóng phủ thuốc: Tiếp cận mới trong điều trị tái hẹp lại trong Stent

Viên Tim mạch Việt Nam 146

Trang 7

Thư của Ban Biên tập

Kính gửi: - Các thành viên Ban Chấp hành Hội Tim mạch học Việt Nam

- Toàn thể Hội viên và Quý bạn đọc

Thời gian vừa qua, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình

và sự đánh giá cao về chất lượng chuyên môn từ đông đảo Quý bạn đọc trong và ngoài ngành Tim mạch Thay mặt Ban biên tập, chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và lời kính chúc sức khỏe tới toàn thể các Quý đồng nghiệp và Quý bạn đọc xa gần.

Trong năm 2015, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam sẽ tiếp tục xuất bản những ấn phẩm in truyền thống, đồng thời phát triển bản điện tử trên Website của Hội Tim mạch http://www.vnha.org.vn/ qua đường dẫn http://tapchi.vnha.org.vn/ Qua đó, Quý bạn đọc có thể truy cập và download các bài viết dưới các hình thức đa phương tiện phong phú Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo tính cập nhật, một số bài viết sau khi được duyệt bởi Ban biên tập sẽ được phát hành trên bản điện tử trước khi ra đời bản in truyền thống (ahead of print).

Để tiếp tục những số Tạp chí có chất lượng, Ban biên tập rất mong nhận được các bài viết và

sự ủng hộ về mọi mặt từ các Thành viên Ban chấp hành Hội và toàn thể Hội viên

Mọi chi tiết xin liên hệ với Thư ký tòa soạn:

ThS Phan Đình Phong, Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Trang 8

Trong các ngày từ 11 đến 14 tháng 10 vừa

qua tại Trung tâm hội nghị Furama thành

phố Đà Nẵng, Đại hội Tim mạch học

Toàn quốc lần thứ 14 đã diễn ra và thành công tốt

đẹp Hội nghị lần này đã thu hút gần 2.400 đại biểu

là các chuyên gia, giáo sư, bác sỹ chuyên khoa tim

mạch hàng đầu trong nước cùng các giáo sư, bác sỹ

tim mạch các nước Mỹ, Pháp, Nhật, Trung Quốc,

Singapore Đây là sự kiện lớn nhất, được tổ chức mỗi

2 năm một lần, của Hội Tim mạch học Việt Nam

Đại hội Tim mạch Toàn quốc lần thứ 14 với

chủ đề chính “Tim mạch trong thời đại mới: từ

nghiên cứu tới cộng đồng”, gồm nhiều phiên hội

thảo khoa học diễn ra song song, đem lại những góc nhìn nhiều chiều, những tiếp cận toàn diện dựa trên thực tiễn và thực chứng nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các phát minh khoa học với thực tiễn Thúc đẩy nhanh chóng việc áp dụng những kết quả nghiên cứu thành những cách thức điều trị mới trong thực hành lâm sàng cũng như những chính sách y tế phù hợp hay những biện pháp tiếp cận toàn diện và hiệu quả với cộng đồng trong lĩnh vực Tim mạch

Hơn 900 bài báo cáo khoa học đã được trình bày trong 202 phiên họp khác nhau của Đại hội

đã đề cập đến những bước phát triển và tiến bộ

Đại hội Tim mạch Toàn quốc lần Thứ 14

(Đà nẵng, 11-14/10/2014)

Dấu mốc hứng khởi trong sự phát triển

ngành tim mạch Việt nam

Ban chấp hành mới của Hội Tim mạch Việt Nam nhiệm kỳ (2014 - 2018)

Trang 9

mới nhất của chuyên ngành Tim mạch trong nước

cũng như trên toàn thế giới Đó là những tiến bộ

vượt bậc về Tim mạch can thiệp với các kỹ thuật

tiên tiến như thay hoặc sửa van tim qua da, đặt

Stent Graft động mạch chủ, can thiệp sửa chữa các

bất thường tim bẩm sinh, triệt đốt rung nhĩ qua

đường ống thông… Đó là những tiến bộ không

ngừng trong lĩnh vực phẫu thuật tim với mức độ

xâm lấn ngày càng giảm thiểu như thay van tim hay

bắc cầu nối chủ vành qua đường nội soi… Đó là

những phát minh phong phú về các thuốc điều trị

bệnh tim mạch

Bên cạnh chương trình khoa học phong phú,

trong khuôn khổ Đại hội Tim mạch lần thứ 14

cũng đã diễn ra nhiều hoạt động hướng tới cộng

đồng hết sức ý nghĩa Ngày 9/10/2014, Hội Tim

mạch Việt Nam đã tổ chức chương trình khám từ

thiện và phát thuốc miễn phí của dành cho hơn

400 đồng bào tộc thiểu số Cơ Tu ở xã Hòa Bắc,

huyện Hòa Vang, Đà Nẵng Ngày 10/10, đã diễn

ra buổi Họp báo và ra thông cáo báo chí về Đại hội

với sự tham gia của hơn 30 tờ báo và hãng truyền

thông Đặc biệt, vào sáng sớm ngày 11/10, Hội

Tim mạch Việt Nam kết hợp với UBND thành

phố Đà Nẵng và sở Y tế Đà Nẵng tổ chức rất thành

công chương trình “Đi bộ vì sức khỏe Trái tim

Việt Nam” với hơn 1000 người tham dự mang đến

những thông điệp hết sức ý nghĩa về sức khỏe cho

người dân thành phố

Một sự kiện rất quan trọng diễn ra trong lần Đại hội Tim mạch Toàn quốc lần thứ 14 là sự chuyển giao Ban Chấp hành và Lãnh đạo nhiệm

kỳ mới của Hội Tim mạch học Việt Nam (nhiệm

kỳ 2014 – 2018) Tiếp nối sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của Hội, trong một không khí hết sức đoàn kết, thẳng thắn và cởi mở, Ban chấp hành mới của Hội Tim mạch học Việt Nam với 90 thành viên đã được bầu, đó là những gương mặt tiêu biểu cho ngành tim mạch nước nhà, tại tất

cả các vùng miền, cũng như các lĩnh vực chuyên sâu của ngành Ban chấp hành khóa mới cũng đã bầu ra Ban lãnh đạo của Hội trong nhiệm kỳ mới Giáo sư tiến sỹ Phạm Gia Khải sẽ trở thành Chủ tịch Danh dự của Hội Tim mạch học Việt Nam, sau khi bàn giao cương vị Chủ tịch cho người

kế nhiệm là Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Lân Việt Trong một không khí đoàn kết và cởi mở, Giáo sư Nguyễn Lân Việt đã đánh giá rất cao những đóng góp không mệt mỏi của Giáo sư Phạm Gia Khải trong thời gian qua cho sự phát triển của Hội Tim mạch cũng như bày tỏ lòng biết ơn tới sự tin tưởng, tín nhiệm của toàn thể các ủy viên Ban chấp hành Giáo sư Phạm Gia Khải đã bộc bạch những tâm huyết của mình trong thời gian làm người đứng đầu Hội Tim mạch và coi việc bàn giao cương vị như một cuộc chạy tiếp sức không ngừng và đầy hứng khởi trên con đường phát triển của Hội Tim mạch học Việt Nam

Trang 10

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐẠi HỘi TiM MẠCH TOÀN QuỐC

LẦN THỨ 14

Trang 11

Hội trường các phiên họp luôn chật kín các đại biểu tham dự

Sự chuyển giao đầy hứng khởi của Lãnh đạo Hội Tim mạch trong nhiệm kỳ mới

Trang 12

Ban lãnh đạo Mới của hội TiM Mạch hỌc ViỆT naM

Trang 13

sTT họ và tên địa chỉ/ chức vụ

1 PGS.TS Vũ Điện Biên Bệnh viện TƯQĐ 108 Hà Nội

2 PGS TS Trương Quang Bình Bệnh Viện ĐH Y Dược – TP.Hồ Chí Minh

3 GS TS Nguyễn Đức Công Bệnh viện Thống Nhất

4 PGS.TS Nguyễn Thị Dung Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

5 PGS.TS Châu Ngọc Hoa Trường Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh

6 PGS TS Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam

7 PGS.TS Đinh Thị Thu Hương Viện Tim mạch Việt Nam

8 PGS.TS Trần Văn Huy Bệnh viện ĐK Tỉnh Khánh Hoà

9 GS.TS Phạm Gia Khải Viện Tim mạch Việt Nam

10 TS Phạm Quốc Khánh Viện Tim mạch Việt Nam

11 GS.TS Đỗ Doãn Lợi Viện Tim mạch Việt Nam

12 GS.TS Huỳnh Văn Minh Đại Học Y Dược Huế

13 PGS TS Võ Thành Nhân Trường Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh

14 PGS.TS Nguyễn Thị Oanh Oanh Viện Quân Y 103

15 GS TS Đặng Vạn Phước Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

16 PGS TS Nguyễn Ngọc Tước Viện Tim mạch Việt Nam

17 PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn Bệnh viện Tim Hà Nội

18 GS.TS Nguyễn Lân Việt Viện Tim mạch Việt Nam

19 PGS.TS Phạm Nguyễn Vinh Bệnh Viện Tim Tâm Đức TP Hồ Chí Minh

20 PGS TS Nguyễn Thị Bạch Yến Viện Tim mạch Việt Nam

Danh sÁch ủY ViÊn Ban ThƯỜng Vụ

hội TiM Mạch hỌc ViỆT naM (2014 - 2018)

(Theo vần chữ cái của tên)

(20 thành viên)

1 PGS TS Phạm Mạnh Hùng Tổng thư ký Viện Tim mạch Việt Nam

2 TS Nguyễn Ngọc Quang Phó Tổng thư ký Viện Tim mạch Việt Nam

5 TS Hồ Huỳnh Quang Trí Thư ký Viện Tim TP.Hồ Chí Minh

6 ThS Phan Đình Phong Thư ký Viện Tim mạch Việt Nam

Danh sÁch Ban ThƯ KÝ hội TiM Mạch hỌc ViỆT naM (2014-2018)

(6 thành viên)

Trang 14

sTT họ và Tên đơn vị

1 PGS.TS Vũ Điện Biên Bệnh viện TƯQĐ 108 Hà Nội

2 PGS TS Trương Quang Bình Bệnh viện ĐH Y Dược – TP Hồ Chí Minh

3 TS Trương Đình Cẩm Bệnh viện Quân Y 175

4 GS TS Nguyễn Đức Công Bệnh Viện Thống Nhất

5 PGS.TS Tạ Mạnh Cường Viện Tim mạch Việt Nam

6 TS.BS Võ Thị Dễ Phó Giám đốc Sở Y tế Long An

7 TS BS Nguyễn Hoàng Định Phó Giám đốc TTTM BV ĐHYD TP HCM

8 TS Viên Văn Đoan Bệnh viện Bạch Mai

9 TS Trần Văn Đồng Viện Tim mạch Việt Nam

10 PGS.TS Nguyễn Thị Dung Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

11 PGS TS Hồ Thượng Dũng Bệnh viện Thống nhất

12 PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng Đại học Y Thái Nguyên

13 TS Trần Song Giang Viện Tim mạch Việt Nam

14 TS Phạm Thái Giang Bệnh viện TƯQĐ 108

15 TS Nguyễn Hồng Hạnh Trường Cao đẳng y tế Quảng Ninh

16 TS Nguyễn Thị Hậu Bệnh viện Chợ rẫy TP Hồ Chí Minh

17 BS.CK2 Nguyễn Thanh Hiền Bệnh viện 115

18 TS Nguyễn Sinh Hiền Bệnh viện Tim Hà Nội

19 BS.CKII Lê Duy Hiệp Bệnh viện Thành phố Cần Thơ

20 PGS TS Nguyễn Lân Hiếu Viện Tim mạch Việt Nam

21 PGS TS Nguyễn Trọng Hiếu Bệnh viện ĐK Thái Nguyên

22 PGS.TS Châu Ngọc Hoa Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

23 TS Võ Thị Hà Hoa Bệnh viện C Đà Nẵng

24 PGS TS Hoàng Quốc Hòa Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP Hồ Chí Minh

25 PGS TS Phạm Hữu Hòa Bệnh viện Nhi Trung Ương

26 TS Nguyễn Thị Thu Hoài Viện Tim mạch Việt Nam

(Theo vần chữ cái của tên)

Danh sÁch Ban chẤP hÀnh hội TiM Mạch hỌc ViỆT naM (2014-2018)

(90 thành viên)

Trang 15

27 TS Đỗ Quang Huân Viện Tim TP Hồ Chí Minh

28 PGS TS Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam

29 TS Phạm Như Hùng Viện Tim mạch Việt Nam

30 TS Dương Đức Hùng Viện Tim mạch Việt Nam

31 BS.CKII Phan Nam Hùng Bệnh viện Quy Nhơn

32 BS.CKII Ngô Văn Hùng Bệnh viện ĐK ĐăkLăk

33 PGS.TS Đinh Thị Thu Hương Viện Tim mạch Việt Nam

34 PGS.TS Trương Thanh Hương Viện Tim mạch Việt Nam

35 PGS.TS Trần Văn Huy Bệnh viện ĐK Tỉnh Khánh Hòa

36 GS.TS Phạm Gia Khải Viện Tim mạch Việt Nam

37 TS Phạm Quốc Khánh Viện Tim mạch Việt Nam

38 TS.BS Lê Minh Khôi Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

39 TS Lê Thanh Liêm Bệnh viện Chợ rẫy

40 ThS Phạm Trần Linh Viện Tim mạch Việt Nam

41 GS.TS Đỗ Doãn Lợi Viện Tim mạch Việt Nam

42 TS Nguyễn Cửu Lợi Bệnh Viện TW Huế

43 BS.CKII Lê Thị Huyền Mai Giám đốc Bệnh viện Tim An Giang

44 GS.TS Huỳnh Văn Minh Đại học Y dược Huế

45 TS Tôn Thất Minh Bệnh viện Tim Tâm Đức TP.HCM

46 BS.CK2 Phạm Thành Nam Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định

47 TS Phạm Thị Tuyết Nga Viện Tim mạch Việt Nam

48 TS Vũ Quỳnh Nga Bệnh viện Tim Hà Nội

49 TS BS Nguyễn Thượng Nghĩa Phó khoa Tim mạch Can thiệp BV Chợ rẫy

50 PGS TS Võ Thành Nhân Bệnh viện Chợ rẫy – TP.HCM

51 PGS.TS Nguyễn Thị Oanh Oanh Học viện Quân Y 103

52 BS.CKII Lê Thanh Phong Bệnh viện ĐK TW Cần Thơ

53 BS.CK2 Nguyễn Bằng Phong Bệnh viện Vinmec Hà Nội

54 ThS Phan Đình Phong Viện Tim mạch Việt Nam

55 GS.TS Bùi Đức Phú Bệnh viện TW Huế

56 PGS.TS Vũ Minh Phúc Đại học Y Dược TP.HCM

57 GS TS Đặng Vạn Phước Bệnh viện Đại Học Y dược TP HCM

58 GS.TS Thái Hồng Quang Bệnh viện Trí Đức

Trang 16

59 TS Nguyễn Ngọc Quang Viện Tim mạch Việt Nam

60 TS Cao Trường Sinh Trường Đại học Y Khoa Vinh

61 PGS.TS Phạm Nguyên Sơn Bệnh viện TƯQĐ 108

62 BS.CKII Trương Thanh Sơn Bệnh viện ĐK Cần Thơ

64 TS.BS Hoàng Văn Sỹ Phó khoa Tim mạch Can thiệp BV Chợ rẫy

65 PGS.TS Lê Văn Thạch Bệnh viện Hữu Nghị

66 GS Nguyễn Ngọc Thạch Bệnh viện St Mary - Indiana - Hoa Kỳ

67 PGS.TS Lê Ngọc Thành TT Tim mạch, Bệnh Viện E Hà Nội

68 BS.CK II Trần Ngọc Thạnh Bệnh viện Đà Nẵng

69 PGS TS Phạm Thị Hồng Thi Viện Tim mạch Việt Nam

70 TS Huỳnh Văn Thơ Trường Đại học Y Tây Nguyên

71 PGS.TS Lê Thị Bích Thuận Bệnh viện Đại học Y Dược Huế

72 TS Huỳnh Văn Thưởng BVĐK Khánh Hòa

73 PGS.TS Trần Quyết Tiến Bệnh Viện Chợ rẫy

74 TS Hoàng Anh Tiến Bệnh viện Đại học Y Dược Huế

75 TS Đỗ Nguyên Tín Bệnh viện Nhi đồng 1

76 PGS.TS Trần Kim Trang Phó Chủ nhiệm Nội ĐHYD TPHCM

77 TS Hồ Huỳnh Quang Trí Viện Tim TP.HCM

78 PGS TS Nguyễn Văn Trí Đại học Y Dược TP.HCM

79 ThS.BS Bùi Hữu Minh Trí Bệnh viện Tim An Giang

80 BS.CK2 Nguyễn Hiếu Trung Bệnh viện Đa khoa Cần thơ

81 BS.CK2 Trần Văn Trung Bệnh viện Tỉnh Bình Định

82 TS Lê Văn Trường Bệnh viện TƯQĐ 108

83 PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn Bệnh viện Tim Hà Nội

84 PGS.TS Nguyễn Ngọc Tước Viện Tim mạch Việt Nam

85 PGS TS Nguyễn Hữu Ước Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội

87 GS.TS Nguyễn Lân Việt Viện Tim mạch Việt Nam

88 PGS.TS Phạm Nguyễn Vinh Bệnh viện Tim Tâm Đức TP HCM

89 PGS.TS Nguyễn Anh Vũ Bệnh viện TW Huế

90 PGS TS Nguyễn Thị Bạch Yến Viện Tim mạch Việt Nam

Trang 17

ThÔng BÁo VỀ KẾ hoạch TỔ chỨc

hội nghỊ TiM Mạch nĂM 2015

(Thông báo số 1)

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2015

Kính gửi: - Các thành viên BCH Hội Tim mạch Học Việt Nam

- Các Hội viên Hội Tim mạch Học Việt Nam

Trong thời gian vừa qua, Hội Tim mạch học Việt Nam đã có những hoạt động sôi nổi và tích cực đóng góp cho sự phát triển của ngành tim mạch nước nhà Nhằm thúc đẩy hơn nữa tinh thần giao lưu học hỏi và cập nhật những tiến

bộ mới nhất trong lĩnh vực tim mạch đặc biệt là chuyên ngành cấp cứu tim mạch, Hội Tim mạch học Việt Nam tổ chức hội nghị khoa học trong năm 2015 với chủ

đề “Tiếp cận mới trong Cấp cứu Tim mạch” Hội nghị dự kiến được tổ chức tại Thành phố Hà Nội từ

ngày 6-8/11/2015

Hội nghị sẽ cập nhật nhiều vấn đề mới về thành tựu và thách thức trong lĩnh vực Cấp cứu tim mạch với nhiều báo cáo của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước Dự kiến sẽ có trên 1000 đại biểu tham dự

Thay mặt Ban tổ chức, chúng tôi trân trọng kính mời các thành viên Ban chấp hành Hội Tim mạch Học Việt Nam, hội viên của Hội và các bạn đồng nghiệp quan tâm tới lĩnh vực cấp cứu tim mạch tham gia Hội nghị lần này

Để Hội nghị có thể tổ chức thành công tốt đẹp, thay mặt Ban tổ chức, chúng tôi kêu gọi sự tham gia tích cực, đóng góp về mọi mặt và với trách nhiệm cao của các thành viên Ban chấp hành Hội, cũng như các Hội viên của Hội Chúng tôi khuyến khích các quý đại biểu gửi bài báo cáo khoa học mới nhất của mình đến tham dự và trình bày tại Hội nghị

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi tới:

BAN THƯ KÝ HỘi NGHỊ TiM MẠCH 2015

địa chỉ: viện Tim mạch - bệnh viện bạch mai - 78 giải phóng, đống đa, hà nội

người đại diện: pgs.Ts phạm mạnh hùng/đTdđ: 0913 519 417

người liên hệ: chị lương phương Thảo/ đTdđ: 0904 976 694

Email: congress@vnha.org.vn / Website: www.vnha.org.vn

Xin trân trọng cảm ơn

hội Tim mạch học việT nam

chủ tịch

gs.Ts nguyễn lân việt

Trang 18

Hiện tại chúng ta đã khá quen thuộc

với Y học Thực chứng hay Y học Dựa

trên Bằng chứng-“Evidence-Based

Medicine”, vốn được coi như cột chống trời của

các thầy thuốc lâm sàng Trong y học thực chứng,

mức độ tin cậy (chính xác) và mức độ bằng chứng

(độ lớn, khả năng khái quát) của dữ liệu là những

tiếng nói quyết định đưa đến các lựa chọn trong

chẩn đoán, điều trị, dự phòng cho người bệnh

Song cũng dễ dàng để nhận ra các mặt hạn chế của

y học thực chứng, khi luôn có một khoảng cách

không hề nhỏ giữa bằng chứng (cho phần đông

đối tượng tương tự) với thực tại (cho một cá nhân

cụ thể) Không chỉ cần chứng cớ mà còn cần xét

đến hoàn cảnh1, khi áp dụng y học thực chứng,

người thầy thuốc thực sự luôn phải trăn trở tích

hợp giữa những bằng chứng mạnh nhất từ nghiên

cứu, với khả năng phán đoán và phân tích (kinh

nghiệm lâm sàng) của chính mình cũng như dung

hoà với cách nhìn nhận (thang giá trị) của người

bệnh và chuẩn mực (hiểu biết) xã hội Trong thời

đại mới, với những phát triển mới về khoa học và

công nghệ, liệu dữ liệu thông tin có đóng một vai

trò như trong y học thực chứng hay không? Nếu

có khác biệt thì đâu sẽ là cơ hội và cái gì là thách

thức đối với tim mạch?

Dữ liệu lớn

Khái niệm dữ liệu lớn – “big data” lần đầu

được đưa ra vào năm 2001, sau đó được chỉnh

sửa vào năm 2012, trong đó xác định các đặc tính (chiều) dữ liệu lớn như dung lượng lớn (volume),

vận tốc lớn (velocity), đa dạng về cấu trúc (variety)

và đa dạng về tính chân thực (veracity).2 Bên cạnh lưu lượng khổng lồ ngày càng tăng, dữ liệu lớn còn được bổ sung nhiều dạng dữ liệu mới như tín nhắn, các phương tiện mạng xã hội, các dữ kiện từ cảm biến (từ xa, liên tục)… đòi hỏi rất nhiều công

cụ và cách thức phân tích mới để đào sâu tìm hiểu

và đưa ra các thông tin hữu ích Thông tin y khoa với đặc thù lượng tin nhiều song phần lớn không

có cấu trúc, nay lại được bổ sung thêm rất nhiều các dạng thức dữ liệu mới thực sự trở thành một dạng dữ liệu lớn đòi hỏi phải được quan tâm đúng mức Áp dụng công cụ phân tích dữ liệu lớn trong

y tế, hồ sơ bệnh án điện tử cung cấp một cái đa chiều, cho phép xác định những nhóm bệnh chi phí chăm sóc tố kém, xác định nguy cơ phải tái nhập viện, nguy cơ mất bù để can thiệp sớm, chẩn đoán sớm (triage), xác định nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ và để tối ưu điều trị cho các bệnh mạn tính tác động trên nhiều cơ quan.3Chẳng hạn một cơ sở dữ liệu về bệnh mạch vành cho phép xác định nhóm bệnh nhân nào chi phí điều trị lớn nhất trong khi kết cục lâm sàng không tương xứng, khi nào nhóm bệnh mạch vành cấp dễ chẩn đoán sai, những tác dụng phụ (như suy thận do thuốc cản quang…) hay xảy ra ở đâu, nguyên nhân tái nhập viện vì mạch vành hay suy tim, nếu có thêm các bệnh mạn tính khác (COPD, chẳng han) thì

để thông tin lên tiếng - cơ hội và thách thức trong Tim mạch học

Nguyễn Ngọc Quang

Bộ môn Tim mạch Đại học Y Hà Nội - Viện Tim mạch Việt Nam

Trang 19

điều trị nào có kết cục lớn nhất, nếu ra viện được

đeo cảm biến nhịp tim, huyết áp… thì lúc nào cần

xử lý gấp… Kết hợp những dữ liệu này với các dữ

liệu thời gian thực khác về quản lý (nhân lực, lịch

làm việc, vật lực…) nhà quản lý sẽ có thêm những

cái nhìn đa chiều để tối ưu hoá nguồn lực và đề

xuất các giải pháp phù hợp cho từng nhóm bệnh

nhân Kết hợp với những dữ liệu –omics mới như

các thông tin biến đổi về chỉ điểm sinh học, về bản

đồ gen…, người thầy thuốc sẽ có thêm những

giải pháp điều trị hợp lý nhất dành riêng cho từng

người bệnh, cá thể theo từng đặc điểm riêng biệt

của y học chính xác Dữ liệu lớn vừa trở thành cơ

hội, vừa trở thành thách thức mới cho y học và

hệ thống y tế nói chung, cho tim mạch học nói

riêng, trong đó bước đi cần thiết đầu tiên chính là

xây dựng các cơ sở dữ liệu theo dõi dọc theo thời

gian (sổ bộ, registry) trên cơ sở hồ sơ bệnh án điện

tử Thách thức đối với dữ liệu lớn sẽ là công cụ để

thu thập (lý tưởng nhất là theo thời gian thực), để

quản lý (với không gian lưu trữ cực lớn, yêu cầu

bảo mật cao) và nhất là công cụ để phân tich và

xử lý (dạng phân tích dự báo – predicitive analysis)

lượng lớn dữ liệu này

Box 1 Hình dung thế nào là Big Data

• Toàn bộ nội dung thư viện của Quốc hội Hoa

Kỳ là 10 TB dữ liệu văn bản (1TB=10^6 MB)

và 20 PB dữ liệu âm thanh/video (1PB=10^9

MB),

• Toàn bộ dữ liệu y tế của Duke Heart Center

là 30 TB/năm tương đương với nội dung dữ

liệu sử lý của Facebook trong 1 ngày và của Cơ

quan nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN)

trong 1 giây,

• Google phải xử lý gần 24PB dữ liệu/ngày

(1PB=10^9 MB) và

• Lượng thông tin toàn bộ loài người chúng

ta từng nói chỉ là 5EB văn bản (1EB=10^12

MB)

• Lưu lượng dữ liệu 2015 trên Internet khoảng

chừng 966 EB dữ liệu trong khi lượng thông tin 1 gram phân tử DNA người lưu trữ được

là 455 EB

y học chính xác

Các phương pháp điều trị kinh điển được nghiên cứu và xây dựng cho những người bệnh có nhiểm điểm trung bình của từng bệnh: vì thế các phương pháp ấy có thể rất thành công cho một số lớn người bệnh song có thể thất bại ở một số người

khác Y học Chính xác – “Precision Medicine” ra

đời, tính đến ảnh hưởng đến sự khác biệt trên từng cá thể người bệnh về gen di truyền, môi trường, điều kiện sống, đem lại cho người thầy thuốc những công cụ để hiểu rõ hơn các cơ chế tiềm tàng phức tạp của bệnh tật, của các trạng thái sức khoẻ, từ đó dự đoán tốt hơn những phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho riêng từng người bệnh.Những thành tựu trong y học chính xác đã dẫn đến những phương thức điều trị vô cùng hiệu quả được điều chỉnh tuỳ theo đặc điểm của từng

cá thể người bệnh như đột biến gen của các khối

u định hướng lựa chọn điều trị tế bào đích trong ung thư, tạo ra một sự lột xác toàn diện trong cách thức điều trị ung thư ngày nay, chẳng hạn bệnh nhân ung thư vú, phổi, đại trực tràng, melanoma, leukemia được xét nghiệm phân tử định kỳ để lựa chọn các phương thức điều trị đích phù hợp cải thiện rõ rệt sống còn và giảm đáng kể các tác dụng phụ của hoá trị liệu.Tiềm năng của y học chính xác trong cải thiện chăm sóc sức khoẻ và tăng tốc phát triển các phương pháp điều trị hiện đại chỉ vừa được hé lộ, mở ra một chân trời mới cho các ngành

mới “-omics”trong y học nghiên cứu về gen và di

truyền gen, về các phân tử (bao gồm các chỉ điểm sinh học, các protein miễn dịch…), về tái tạo tế bào và mô… Chúng ta hãy thử tưởng tượng những ứng dụng của y học chính xác trong tim mạch học,

khi các công cụ -omics (như gen hay chỉ điểm sinh

học) cho phép lựa chọn chính xác từng thuốc phù hợp để hạ huyết áp, chống đông, chống ngưng tập tiểu cầu, hạ cholesterol máu cho những nhóm người bệnh kháng clopidgrel, rối loạn cholesterol

Trang 20

máu gia đình, tăng huyết áp kháng trị Nói về lịch

sử, khái niệm y học chính xác, hay việc lựa chọn

các chiến lược điều trị và dự phòng bệnh dựa trên

từng đặc tính riêng của từng cá thể, không phải là

quá mới: từ hơn một thế kỷ này, người ta đã dùng

nhóm máu để hướng dẫn việc truyền máu Tuy

nhiên nhờ có những thành tự gần đây về các cơ sở

dữ liệu y sinh lớn (như việc giải mã bộ gen người),

các phương pháp hiệu quả định dạng người bệnh

(các ngành -omics) cũng như các công cụ tính

toán để phân tích số lượng lớn dữ liệu “big data”

thì triển vọng nâng tầm khái niệm này lên thành

một nền tảng y học mới trở thành rõ rệt Ngày 20

tháng 1 năm 2015, ngày tổng thống Mỹ Barack

Obama đã khai trương Sáng kiến Y học Chính xác

trong thông điệp liên bang có thể coi như một sự

mở màn cho một nền tảng y học mới.4Y học chính

xác sẽ hỗ trợ (chứ không thay thế) y học dựa trên

bằng chứng nhờ các thành tựu trong lĩnh vực–

omics cũng như với các công cụ phân tích mô hình

hoá dữ liệu mới Cơ hội để dấn bước vào y học

chính xác chính là việc ứng dụng các chỉ điểm sinh

học (vốn đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng

rộng rãi trong tim mạch) vào việc định hướng các

chiến lược điều trị trong các bệnh lý tim mạch cấp

và mạn tính: chẳng hạn hướng dẫn điều trị suy tim

mạn tính bằng NT-proBNP/cystatin C, lựa chọn

chiến lược can thiệp trong hội chứng mạch vành

cấp bằng Troponin và nhiều chỉ điểm sinh học

khác, sàng lọc rối loạn chức năng thất trái bằng

BNP và ST2…

Box 2 10 xu hướng điều trị tim mạch triển

vọng nhất trong thập kỷ tới 5

• Điều trị tăng huyết áp: thách thức với điều trị

tăng huyết áp trong thập kỷ tới bao gồm xác

định được ngưỡng huyết áp lý tưởng cho từng

nhóm bệnh lý hoặc chủng tộc cụ thể; vai trò

thực sự của muối trong tăng huyết áp và các

giải pháp vĩ mô hạn chế muối; xác định nhóm

bệnh thực sự hưởng lợi và đáp ứng với điều

trị triệt đốt đầu tận thần kinh giao cảm động

mạch thận

• Điều trị rối loạn mỡ máu và đái tháo đường: bên cạnh statin là thuốc hàng đầu để giảm LDL-cholesterol ở người bệnh tim mạch, nhóm kháng thể đơn dòng với PCSK9 triển vọng trở thành giải pháp chính cho nhóm bệnh nhân không dung nạp hoặc không đạt được ngưỡng LDLC mục tiêu với statin Phẫu thuật giải quyết béo phì kết hợp với điều trị đái tháo đường tích cực triển vọng trở thành giải pháp chủ đạo cho người bệnh béo phì có đái tháo đường

• Điều trị dự phòng bằng viên thuốc kết hợp nhiều nhóm thuốc (polypill) để cải thiện dung nạp với điều trị lâu dài nhất là trong dự phòng thứ phát các bệnh lý tim mạch

• Điều trị rung nhĩ dịch chuyển dần sang các biện pháp cơ học như triệt đốt rung nhĩ sớm qua phẫu thuật hay đường ống thông, đóng tiểu nhĩ bằng dụng cụ qua đường ống thông…

và ứng dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cũng như các thăm dò xác định đặc điểm di truyền, phân tử, cấu trúc, và diễn tiến rung nhĩ

để xác định những bệnh nhân thực sử hưởng lợi ích và giảm thiểu tác dụng phụ từ những biện pháp điều trị mới

• Hạn chế tổn thương cơ tim do tái tưới máu trong NMCT cấp: như tiền thích nghi, hậu/viễn thích nghi bằng cơ học (gây thiếu máu mạch vành hoặc mạch ngoại vi) hay bằng thuốc (chẹn beta giao cảm tĩnh mạch, truyền dịch đường-insulin-kali, dùng cyclosporin-A, ) có triển vọng trở thành những chiến lược tiếp cận mới, trước khi can thiệp mạch vành ở người bệnh NMCT cấp

• Điều trị bệnh mạch vành ổn định có tổn tương mạch vành phức tạp: tái thông mạch vành hay không,bằng can thiệp hay phẫu thuật, định hướng bằng các thăm dò chức năng như thăm

dò dự trữ dòng chảy mạch vành (FFR)

• Can thiệp van tim qua đường ống thông: đối với thay van ĐMC qua đường ống thông: sử dụng các thiế bị bảo vệ mạch não để giảm tỷ

Trang 21

lệ TBMN trong và sau thủ thuât; cải tiến van

để giảm thiếu hở chân van nặng; mở rộng chỉ

định cho bệnh nhân hẹp chủ có nguy cơ trung

bình, thoái hoái van ĐMC sinh học, hở van

ĐMC đơn thuần… Đối với sửa van hai lá qua

đường ống thông: ứng dụng các thiết bị mới

để sửa van hai lá đối với bệnh nhân hở van hai

lá nặng do suy tim

• Điều trị bệnh não liên quan đến tim mạch ở

người cao tuổi: xác định và sàng lọc sớm các

bệnh lý mạch máu, sa sút trí tuệ… để điều trị

và thay đổi tiên lượng sống còn cũng như chất

lượng sống của người cao tuổi

• Điều trị tái tạo tế bào và nghiệm pháp gene:

triển vọng của điều trị tế bào gốc thế hệ thứ

ba: người ta sẽ tiêm các chất để kích thích có

định hướng các tế bào gốc nội sinh hoặc quần

thể các tế bào nguyên thuỷ tại chỗ thay vì tiêm

trực tiếp các tế bào gốc Một hướng phát triển

tiềm năng khác là biệt hoá các tế bào nguyên

thuỷ thành các tế bào cơ tim có chức năng, tạo

nền tảng phục vụ cho tái tạo mô/tổ chức, thử

nghiệm các thuốc…

• Cổ động sức khoẻ tim mạch để phòng tránh

và kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch

chuyển hoá khác như tăng huyết áp, rối loạn

lipid máu, béo phì, đái tháo đường, hút thuốc

lá… để giảm thiểu gánh nặng bệnh tim mạch

toàn cầu nhất là ở các nước đang phát triển

Box 3 Các nghiên cứu nổi bật nhất trong

tim mạch năm 2014

• Thử nghiệm PARADIGM-HF ở 8399 người

bệnh suy tim mạn (NYHA II-IV) có phân số

tống máu thất trái ≤ 40% cho thấy chất ức chế

neprilysin (sacubitril) phối hợp với ức chế

thụ thể AT1 (valsartan) làm giảm tới 20% tử

vong so với ức chế men chuyển (enalapril),

NNT=32 để phòng 1 tử vong do tim mạch

• Thử nghiệm DAPT trên 9961 người đặt stent

phủ thuốc cho thấy lợi ích/nguy cơ khi kéo dài

kháng ngưng tập tiểu cầu kép 30 tháng: giảm 71% nguy cơ tắc stent và 47% nguy cơ NMCT trong khi tăng 61% nguy cơ chảy máu, so với nhóm ngừng DAPT ngay sau 12 tháng Tử vong tim mạch và tử vong do chảy máu nặng tương đương giữa 2 nhóm Nguy cơ tắc stent

và NMCT tăng rõ trong vòng 3 tháng kể từ khi ngừng thienopyridine trong cả hai nhóm

• Thử nghiệm SYMPLICITY HTN-3,trên 535 người tăng huyết áp > 160mmHg dù điều trị

3 thuốc hạ áp liều tối đa, so sánh hiệu quả của triệt đốt thần kinh giao cảm động mạch thận với chứng (chỉ chụp động mạch thận) đã không cho thấy khác biệt đáng kể về huyết áp giữa 2 nhóm sau 6 tháng

• Hai nghiên cứu cho thấy ưu thế của thay van ĐMC qua đường ống thông so với phẫu thuật thay van ĐMC trên các nhóm bệnh nhân có nguy cao và rất cao Nghiên cứu đầu, không ngẫu nhiên, trền 489 người nguy cơ rất cao (tử vong sau mổ ước > 50% trong 30 ngày) dùng CoreValve cho thấy kết quả đáng khích lệ: tỷ

lệ tử vong do mọi nguyên nhân hoặc TBMN sau 12 tháng là 27%: tử vong do mọi nguyên nhân là 8.4% sau 30 ngày và 24.3% sau 1 năm,

tỷ lệ TBMN là 2.3% sau 30 ngày và 4.3% sau 1 năm Nghiên cứu thứ hai, so sánh ngẫu nhiên

795 bệnh nhân nguy cơ cao (tử vong sau mổ ước > 15% trong 30 ngày) cho thấy thay van ĐMC qua đường ống thông (CoreValve) có

tỷ lệ tử vong thấp hơn hẳn (14.2% vs 19.1%) ,

tỷ lệ TBMN thấp hơn (4.9% vs 6.2%) và nguy

cơ phải đặt tạo nhịp cao hơn (19.8% vs 7.1%)

so với phẫu thuật thay van ĐMC

• Phân tích gộp về điều trị thuyên tắc tĩnh mạch trên 44989 người, so sánh hiệu quả và tính

an toàn giữa các dạng điều trị chống đông (heparin thường UFH, heparin trọng lượng phân tử thấp LMWH, fondaparinux phối hợp với kháng vitamine K (VKA); LMWH với dabigatran hoặc edoxaban; rivoxaban; apixaban cho thấy tất cả các dạng phối hợp

Trang 22

khác trừ UFH+VKA đều có kết quả lâm sàng

tốt hơn điều trị LMWH+VKA Nguy cơ chảy

máu thấp nhất nếu dùng rivaroxaban hoặc

apixaban kết hợp với LMWH

• Hiệu quả củaevolocumab, thuốc kháng

PCSK9, làm giảm LDLCở những đối tượng

đã điều trị thuốc rối loạn lipid máu được ghi

nhận trong các thử nghiệm DESCARTES

(900 người, theo dõi 1 năm, dùng evolocumab

so với giả dược) cùng với 3 nghiên cứu ngắn

hạn (12 tuần): GAUSS-2 (307 người);

MENDEL-2 (614 người); LAPLACE-2

(1900 người) Evolocumab làm giảm đáng

kể LDLC ở nhiều đối tượng người bệnh khác

nhau mà không có nhiều tác dụng phụ Tuy

nhiên cần đợi các bằng chứng theo dõi dài hạn

trên các biến cố tim mạch trước khi cân nhắc

thuốc kháng PCSK9 như lựa chọn hàng đầu

• Thử nghiệm CORP-2 trên 240 người bệnh

viêm màng ngoài tim tái phát (≥ 2lần) trong

vòng 6 tháng cho thấy colchicine khi phối hợp

với các thuốc kháng viêm không steroid là an

toàn và hiệu quả: giảm gần một nửa tỷ lệ tái

phát viêm màng ngoài tim

• Thử nghiệm MADIT-CRT theo dõi thêm

trung bình 5.6 năm trên 1691 người cho thấy

điều trị tái đồng bộ thất chỉ thực sự giảm tỷ lệ

tử vong ở nhóm có blốc nhánh trái

• Nghiên cứu chùm bệnh cho thấy: tỷ lệ

huyết khối sau khi đặt thiết bị hỗ trợ thất trái

(HeartMate II)tăng cao hơn hẳn các nghiên

cứu ban đầu: 8.6%kéo theo tiên lượng tồi (tử

vong 36% sau 180 ngày so với 17% ở nhóm

không có huyết khối) LDH tăng >1000 UI/l

có thể là chỉ điểm sớm cho hiệu tượng huyết

khối bơm

Các thiết bị di động

Trong những năm vừa qua, chúng ta đã chứng

kiến sự phát triển vượt bậc theo cấp số nhân của

công nghệ số qua các thiết bị di động (viễn thông,

điện thoại di động, internet di động ) Hiện ước

có tới 2 tỷ người đang sử dụng điện thoại di động thông minh (smart phone), ước tăng tơi 4 tỷ người năm 2020 Số lượng các thiết bị bị di động (kể cả điện thoại) tăng từ 16 tỷ lên đến 40 tỷ thiết bị năm

2020 Tốc độ truy cập dẫn truyền di động tăng 12,000 lần khi chuyển từ mạng 2G lên 4G Các thiết bị di động đã trở thành vật bất ly thân trong đời sống hiện tại từ đó tạo ra nền tảng số cần thiết cho các chăm sóc với người bệnh Công nghệ số đãcho phép chuyển dạng chăm sóc y tế từ những

sự kiện rời rạc, biến cố cấp tính trở thành quá trình chăm sóc sức khoẻ liên tục tiếp diễn nhờ (1) các thiết bị di động nhúng các ứng dụng hỗ trợ và theo dõi quá trình luyện tập và thúc đẩy lối sống lành mạnh để dự phòng bệnh tim mạch;(2) các thiết

bị chẩn đoán tại chỗ (poin-of-care) cho phép định hướng và chẩn đoán nhanh chóng các bệnh lý tim mạch cấp tính, tiếp cận được đến các cơ sở y tế gần nhất với các trang thiết bị sẵn sàng; (3) các ứng dụng di động hỗ trợ việc ra quyết định xử trí và điều trị triệt để (tính điểm phân tầng nguy cơ, dự báo tử vong/biến cố tim mạch/tái nhập viện, so sánh các biện pháp điều trị); (4) các ứng dụng nhắc nhở hỗ trợ việc chăm sóc, phục hồi chức năng ngoại trú; (5) các công cụ theo dõi trên các thiết bị di động các thông số tim mạch và sống còn từ xa (nhịp tim, huyết áp, cung lượng tim, bão hoà oxy…) để hiệu chỉnh chế độ sinh hoạt, tái khám và điều trị ngoại trú… Từng cá nhân và cộng đồng đã có thể chủ động tham gia tích cực chăm sóc sức khoẻ và bệnh tật cho chính mình Công nghệ di động số cũng đã tạo điều kiện hình thành và phát triển các mô hình chăm sóc sức khỏe kiểu mới như chẩn đoán và điều trị từ xa (telemedicine…) Bên cạnh việc số hoá các dữ kiện truyền thống (thông tin khám lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh…) chúng ta cũng thấy một làn sóng các dữ kiện kiểu mới, liên tục theo thời gian thực từ các cảm biến trên thiết bị

di động, với một số lượng thông tin khổng lồ Hai đại gia trong làng di động đã ra đời các đồng hồ đeo tay thông minh (Samsung và Apple Watch) với các cảm biến đo nhịp tim, cảm biến đo độ cao,

Trang 23

độ rung (để theo dõi hoạt động thể lực, chẩn đoán

sớm Parkison…) Trong tương lai không xa, khi

các thiết bị này có thêm các cảm biến khác như áp

lực dòng máu (huyết áp, cung lượng tim), nồng

độ đường máu… thì nhanh chóng các thầy thuốc

sẽ phải đối mặt với một khối lượng khổng lồ các

thông tin thu thập từng phút, thậm chí từng giây

Không còn đơn thuần là một con số, các thông số

thu được về biến thiên của các tham số này theo

thời gian, hoàn cảnh xuất hiện sẽ cung cấp cái

nhìn nhiều chiều mới về bệnh lý (chẳng hạn như

biến thiên huyết áp trong kiểm soát và điều trị

tăng huyết áp đơn thuần, tăng huyết áp áo choàn

trắng/xám, tăng huyết áp trơ…) Các thiết bị

cấy ghép trong người theo dõi liên tục nhịp tim,

áp lực buồng tim, cung lượng tim… rồi truyền ra

ngoài theo đường tín hiệu wi-fi sẽ mở ra một cơ

hội hoàn toàn mới trong điều trị các bệnh lý tim

mạch, khi thuốc điều trị ngoại trú hoà toàn được

tinh chỉnh dựa trên các cảm biến từ xa Bên cạnh

những thách thức phải đối mặt khi xử lý một lượng

lớn dữ liệu biến thiên trong thời gian thực cho các

người bệnh cụ thể, chúng ta còn thấy một sự dịch

chuyển từ người có bệnh sang người tiêu dùng

khoẻ mạnh với một số lượng khổng lồ dữ liệu khác

phục vụ cho quá trình dự phòng bệnh tim mạch

trong tương lai Rõ ràng, tiếp cận với người bệnh

tim mạch cần phải thay đổi, cần phải tính đến tính

liên tục trong chăm sóc sức khoẻ tim mạch bao

gồm tất cả các khia cạnh dự phòng, điều trị bệnh

hoặc chăm sóc sau ra viện cũng như khuyến khích

người bệnh và người thân chủ động tham gia quá

trình điều trị nhờ các thông tin từ những dạng

thiết bị này

Mạng xã hội

Bức thư điện tử (email) đầu tiên gửi đi năm

1971 mở ra một thời đại kết nối con người bằng

thông tin số Hơn 40 năm sau, cơn lốc các mạng

xã hội đã bao trùm tất cả, nhanh chóng bùng nổ

để trở thành công cụ chính kết nối tức thời các cá

nhân với nhau: ước tính cứ 4 người trên trái đất

thì có 1 người sử dụng mạng xã hội; lớn nhất là

Facebook với hơn 1,2 tỷ người dùng trên toàn cầu, sau đó là các dạng mạng xã hội khác như MySpace, Twitter, LinkedIn, Flickr, YouTube… Mạng xã hội là công cụ trên mạng Internet cho phép mọi người từ khắp nơi tương tác với nhau, thông qua thảo luận, hình ảnh, video và âm thanh, nhờ đó mọi người có thể chia sẻ với nhau tạo ra thế giới cởi mở và kết nối: mọi người dùng mạng xã hội

để duy trì kết nối với bạn bè và gia đình, để khám phá những gì đang xảy ra trên thế giới, và để chia

sẻ và thể hiện những vấn đề của họ… Đứng trên phương diện các tổ chức chuyên nghiệp (như bệnh viện), mạng xã hội là một công cụ hiệu quả

để gắn kết mọi người trong tổ chức, cải thiện mối quan hệ giữa tổ chức/cá nhân với khách hàng (ví

dụ quan hệ thầy thuốc-người bệnh ); phổ biến kịp thời những tin tức và nguồn lực quan trọng đến một lượng lớn người nghe; nâng cao nhận thức về các vấn đề đang bàn luận; và xây dựng và củng cố mạng lưới hợp tác; gỡ bỏ các rào cản tâm lý/vật lý, cho phép tiếp cận nhanh chóng dễ dàng đến một nhóm người nghe (người bệnh) chuyên biệt mà bình thường khó lòng tiếp cận Rõ ràng, mạng xã hội cung cấp một công cụ hết sức hiệu quả (tương tác hai chiều) trong truyền thông giáo dục sức khoẻ, nâng cao nhận thức về bệnh tật, cải thiện gắn kết với điều trị…và cuối cùng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ (tim mạch) Trên phương diện cá nhân, ngoài những một số tác dụng có hại (như gây nghiện, gây trầm cảm,

lo lắng, rối loạn cảm xúc…), mạng xã hội có thể

coi như các cảm biến xã hội - công cụ đầy hứa

hẹn để thu thập các dữ kiện xã hội (môi trường, lối sống, nguồn lực xã hội…) của từng cá thể, vốn rất quan trọng đối với chăm sóc toàn diện mặc dù thách thức lớn nhất là cách khai thác hợp lý dạng

dữ liệu này do tính chất tự nhiên không có cấu trúc của chúng Nghiên cứu mang tính đột phát của Eichstaedt JC cho thấy khả năng dự báo tỷ lệ

tử vong do các bệnh lý vữa xơ động mạch của mô hình chỉ dựa vào ngôn ngữ thể hiện trên Twitter còn tốt hơn hẳn so với mô hình dự báo kết hợp hơn 10 yếu tố dân tố, kinh tế xã hội và nguy cơ tim

Trang 24

mạch truyền thống như hút thuốc, tăng huyết áp,

đái tháo đường và béo phì.6Rõ ràng việc nắm bắt

đặc điểm tâm lý cộng đồng thông qua các mạng xã

hội là hoàn toàn khả thi trong khi những đặc điểm

lại là những chi điểm hữu hiệu của tỷ lệ tử vong

tim mạch tại cộng đồng Với sự sẵn sàng của các

thiết bị di động thông minh cho phép kết hợp dữ

kiện từ các cảm biến xã hội với các cảm biến y sinh

(có sẵn trên thiết bị) của từng cá thể7, dòng thác

dữ liệu mới sẽ xuất hiện tạo ra những không gian

mới cho các ứng dụng chăm sóc sức khoẻ từ xa, kết nối việc dự phòng tiên phát, xử trí bệnh cấp tính, điều trị bệnh mạn tính, phục hồi chức năng tái hoà nhập cộng đồng, dự phòng thứ phát thành một chu trình khép kín, liên tục và hiệu quả Tuy nhiên khi tham gia hoạt động trên các mạng xã hội, cần rạch ròi giữa tư cách cá nhân (như một người bình thường) với tư cách một nhân viên y tế (Box 4)

Box 4: Các dạng hoạt động trực tuyến của nhân viên y tế: lợi ích và nguy cơ 8

Hoạt động trực tuyến Lợi ích tiềm tàng Nguy cơ tiềm ẩn Lời khuyên cảnh giác

Giao tiếp với người

bệnh qua thư điện tử và

tin nhắn

Dễ tiếp cận với người bệnh

Phản hồi các trường hợp không nguy cấp

Nguy cơ lộ các thông tin nhậy cảm

Thiếu hụt các thông tin lẽ ra phải có nếu gặp trực tiếp

Chỉ nên giao tiếp số với người bệnh vẫn duy trì thăm khám trực tiếp

Áp dụng với các thông tin không quyết định

Thu thập thông tin về

người bệnh qua mạng

xã hội

Quan sát và tư vấn người bệnh về các hành vi có hại cho sức khoẻ

Can thiệp trong các tình huống cấp cứu

Nguồn tin có thể quá nhậy cảm

Đe doạ sự tin cậy trong mối quan hệ thầy thuốc-bệnh nhân

Cân nhắc giới hạn của các nội dung cần tìm, các công cụ để tìm cũng như phạm

vi ứng dụng kết quả tìm kiếm (cho chăm sóc sức khoẻ liên tục)

Truyền thông giáo dục

người bệnh bằng các

công cụ hoặc thông tin

trực tuyến có liên quan

Khuyến khích người bệnh tự trang bị kiến thức

Bổ sung thông tin cho những nơi thiếu nguồn lực

Thông tin không chính thống (thiếu phản biện) có thể bị sai lạc

Thông tin về cách thức và kết quả điều trị có thể bị biến tướng vì các mục đích xấu khác

Xem xét và hiệu đính thông tin để đảm bảo sự chính xác và tính nhất quán Chỉ giới thiệu cho người bệnh các địa chỉ có uy tín và cập nhật

Viết blog, gửi các lời

bình luận

Tăng cường khả năng

tư vấn/biện hộ về y tế công cộng

Bổ sung tiếng nói trong cuộc của nhân viên y tế

Các nội dung trái chiều có thể khiến người bệnh và đồng nghiệp mất tin tưởng, coi thường

“Pause before posting” – Cân nhắc

kỹ các nội dung và hình thức thông điệp gửi đi, với tư cách cá nhân hay nhân viên y tế

Gửi các thông tin

cá nhân lên mạng xã hội

Tạo dựng mối quan

hệ (mạng lưới) và giao tiếp

Xoá nhoà ranh giới giữa cá nhân và nghề nghiệp, ảnh hưởng đến hình ảnh chuyên nghiệp

Rạch ròi giữa đời tư (cá nhân) và nghề nghiệp khi ứng xử trực tuyến

Duyệt kỹ càng các thông tin cung cấp công khai

Trao đổi trực tuyến với

Triển khai các giải pháp để bảo mật cho các thông tin được chia sẻ

Tuân thủ các quy định về bảo mật của

tổ chức (bệnh viện) về truy cập từ xa/

di động các thông tin y tế

Trang 25

Những chuyên ngành phát triển mạnh như tim mạch học đã và đang gây sức ép về thông tin lên mỗi chúng ta mỗi ngày với hàng trăm, hàng ngàn thông tin mới được đăng tải, cập nhật, lan truyền, khuếch đại và biến đổi theo cấp số nhân qua các báo chí trực tuyến, các trang web, các mạng xã hội… Những dữ liệu ấy đòi hỏi phải được đánh giá, cân nhắc và tích hợp vào thực hành lâm sàng hàng ngày để cất tiếng thì thầm khi chúng ta đối mặt với người bệnh và đưa ra các quyết sách điều trị Tiếng thì thầm ấy sắp vang to thúc giục chúng ta nắm lấy cơ hội và tiến bước.

TÀi Liệu THAM KHẢO

1 Tilburt JC Evidence-based medicine beyond the bedside: keeping an eye on context J Eval Clin Pract, 2008;14(5):721-5

2 Laney D 3D Data management: Controlling data volume, velocity, and variety META Group, 2001 http://blogs.gartner.com/doug-laney/files/2012/01/ad949-3D-Data-Management-Controlling-Data-Volume-Velocity-and-Variety.pdf

3 Bates DW, Saria S, Ohno-Machado L, et al Big data in health care: using analytics to identify and manage high-risk and high-cost patients Health Aff (Millwood), 2014;33(7):1123-31

4 Collins FS, Varmus H A new initiative on precision medicine N Engl J Med, 5

2015;26;372(9):793-5 Fuster V Top 10 cardiovascular therapies and interventions for the next decade Nat Rev Cardiol, 2014;11:671–83

6 Eichstaedt JC, Schwartz HA, Kern ML, et al Psychological language on twitter predicts level heart disease mortality Psychol Sci, 2015;26(2):159-69

county-7 Pagkalos I, Petrou L SENHANCE: A Semantic Web framework for integrating social and hardware sensors in e-Health Health Informatics J 2015 Mar 10 pii: 1460458215571642

8 Farnan JM, Sulmasy LS, Worster BK, et al Online medical professionalism: patient and public relationships: policy statement from the American College of Physicians and the Federation of State Medical Boards Ann Intern Med, 2013;158(8):620-7

Trang 26

TÓm TẮT

Mục đích: Đánh giá hiệu quả hạ huyết áp và

tác dụng phụ của lercanidipine so với amlodipine

ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp bằng

theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ

Đối tượng và phương pháp: 104 bệnh nhân

có huyết áp 24 giờ ≥ 130/90 mmHg được chia

ngẫu nhiên làm 2 nhóm, 52 bệnh nhân dùng

lercanidipine 20mg/ngày và 52 bệnh nhân dùng

amlodipine 10mg/ngày Sau 4 tuần, bệnh nhân

được theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ lần 2 để

đánh giá hiệu quả của thuốc

Kết quả: Mức độ giảm huyết áp tâm thu/

tâm trương 24 giờ và ban đêm của lercanidipine

thấp hơn có ý nghĩa so với amlodipine (17,0/8,2

và 13,7/8,1 mmHg so với 23,4 /12,7 và 23,7 /

13,8 mmHg, p <0,05 và <0,01 tương ứng)

Tỷ lệ đáy đỉnh của lercanidipine là 0,61 và 0,52;

của amlodipine là 0,75 và 0,73 cho huyết áp tâm

thu/tâm trương Chỉ số êm dịu của lercanidipine

là 0,79 và 0,57; của amlodipine là 1,22 và 1,0 cho

huyết áp tâm thu/tâm trương Tỷ lệ tác dụng

phụ của lercanidipine thấp hơn có ý nghĩa so với

amlodipine (5,7% so với 19,2%)

Kết luận: Mức độ giảm huyết áp tâm thu/tâm

trương 24 giờ và ban đêm của lercanidipine thấp hơn amlodipine. Lercanidipine làm giảm tỷ lệ vọt

huyết áp sáng sớm so với trước điều trị Tỷ lệ tác dụng phụ của lercanidipine thấp hơn có ý nghĩa so với amlodipine Nên sử dụng lercanidipine ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp

ĐẶT VẤn ĐỀ

Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng, ước tính là nguyên nhân gây tử vong 7,1 triệu người trên thế giới [4]và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu [16]

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nhồi máu não chiếm khoảng 80% trong tai biến mạch máu não là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư [15] Ở Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 500.000-750.000 bệnh nhân tai biến mạch máu não mới và tái phát [1] Trên thực tế lâm sàng, một số bệnh nhân nhồi máu não vào viện có tăng huyết áp được dùng thuốc ngay trong giai đoạn cấp không kể mức độ huyết áp như thế nào Do vậy, để chọn thời điểm dùng thuốc hạ huyết áp hợp lý, đạt hiệu quả, giảm

đánh giá hiệu quả hạ huyết áp và khả năng

dung nạp của lercanidipine so với amlodipine

ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp

bằng huyết áp lưu động 24 giờ

Cao Trường Sinh, Nguyễn Thị Thúy Ngân

Đại học Y khoa Vinh

Trang 27

biến chứng tụt huyết áp do tác dụng của thuốc

cần thiết phải theo dõi huyết áp thường xuyên

trong giai đoạn cấp để đánh giá biến đổi huyết áp

và phân biệt được bệnh nhân có tăng huyết áp từ

trước hay là tăng huyết áp phản ứng khi bị nhồi

máu não

Để lựa chọn một số thuốc có tác dụng trên

huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não chúng tôi

tiến hành “Đánh giá hiệu quả và khả năng dung

nạp của lercanidipine so với amlodipine ở bệnh

nhân nhồi máu não có tăng huyết áp bằng theo dõi

huyết áp lưu động 24 giờ”

Đối TƯỢng Và PhƯƠng PhÁP nghiÊn cứu

Đối tượng nghiên cứu

104 bệnh nhân: 52 người (30 nam, 22 nữ,

tuổi trung bình 64,6 ± 9,7) được điều trị bằng

lercanidipine và 52 người (30 nam, 22 nữ 65,4 ±

10,8 ) được điều trị bằng amlodipine; từ tháng

5/2009-7/2012 tại bệnh viện Đa khoa Nghệ An

và bệnh viện Trung ương Huế

Loại trừ: THA thứ phát, HA ≥ 220/120

mmHg kèm theo phình tách động mạch chủ,

nhồi máu cơ tim , khó thở do suy tim trái cấp, tổn

thương đáy mắt cấp, đái ít do THA kịch phát;

chảy máu dưới nhện; hôn mê sâu Glasgow 3 điểm;

xuất huyết não; bệnh nhân có tăng huyết áp phản

ứng trong giai đoạn cấp Bệnh nhân có chống chỉ

định dùng lercanidipine và amlodipine; Điều trị

không đủ thời gian hoặc bỏ điều trị

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối

chứng, chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện

Tiêu chí đánh giá tác dụng của thuốc: huyết

áp lưu động 24 giờ, ban ngày, ban đêm, tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm trước và sau điều trị Tỷ lệ đáp ứng điều trị và tỷ lệ có huyết áp trở về bình thường

Tỷ lệ đáy đỉnh và chỉ số êm dịu Tỷ lệ tác dụng phụ như phù cổ chân, bừng mặt, nôn, buồn nôn, tụt huyết áp, đau đầu, chóng mặt

Tiêu chuẩn các biến số

+ Vọt HA sáng sớm: HATT và HATTr tăng lên

ít nhất 20/15mmHg tính từ HA thấp nhất trong quá trình ngủ đến trung bình 2 giờ đầu tiên sau khi tỉnh giấc[9]

+ Đáp ứng điều trị khi: Trung bình HA 24h giảm so với trước khi dùng thuốc ≥ 15mmHg đối với HATT hoặc ≥ 10 mmHg đối với HATTr [5],[12]

+ HA trở về bình thường khi: HA 24 giờ

<130/80 hoặc HA ngày <135/85 mmHg [5]+ Tỷ lệ đáy đỉnh: T/P =

+ Chỉ số êm dịu (Smoothness Index)

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý trên máy tính bằng chương trình SPSS 20

Trang 28

KẾT quẢ nghiÊn cứu

Đặc điểm đầu vào 2 nhóm nghiên cứu

Bảng 1 Đặc điểm của đối tượng trước khi dùng thuốc

TS tim TB 24h (ck/phút) 75,3 ± 12,4 75,1 ± 12,2 > 0,05Glucose máu lúc đói (mmol/l) 6,59 ± 2,62 6,05 ± 2,04 > 0,05

Đầu vào nghiên cứu của nhóm dùng lercanidipine và amlodipine tương đương nhau

Tác dụng của lercanidipine so với amlodipine trên huyết áp

Đánh giá mức độ giảm HA bằng huyết áp lưu động 24 giờ(ABPM)

Bảng 2 Trung bình huyết áp tâm thu, tâm trương trước và sau điều trị

Trang 29

TĐT: Trước điều trị; SĐT: Sau điều trị; ∆: Hiệu số huyết áp trước và sau điều trị.

Sau 4 tuần điều trị: lercanidipine làm giảm

huyết áp tâm thu 24 giờ, ngày đêm lần lượt từ

154,4 ±15,2 mmHg, 155,9 ±16,1 mmHg, 150,0

±16,0 mmHg xuống còn 137,4 ±17,2 mmHg,

137,8 ±17,2 mmHg, 136,3 ±19,5 mmHg tương

ứng Sự khác biệt trước sau điều trị có ý nghĩa

Giảm huyết áp tâm trương 24 giờ, ngày, đêm lần

lượt từ 89,9 ±10,3 mmHg, 90,3 ±11,0 mmHg,

87,9 ±10,3 mmHg Sự khác biệt trước sau điều trị

có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 tương ứng

Amlodipine làm giảm huyết áp tâm thu 24 giờ,

ngày, đêm lần lượt từ 156,4 ±17,6 mmHg, 133,9 ±

khác biệt có ý nghĩa với p < 0,001 tương ứng

Amlodipine làm giảm trung bình huyết áp 24h và trung bình huyết áp ban đêm nhiều hơn lercanidipine (23,4±17,3/12,7±10,3 mmHg và 23,7±17,4/13,8±11,6 mmHg so với 17,0±10,1 mmHg và 8,2 ± 8,5 mmmHg, p< 0,05) Mức độ giảm trung bình huyết áp ban ngày ban ngày của 2 nhóm thuốc khác nhau không có ý nghĩa (p >0,05)

Tỷ lệ đáp ứng và huyết áp trở về bình thường

- Đối với lercanidipine: Tỷ lệ đáp ứng điều trị

là 34,6% (18/52 bệnh nhân), bình thường hóa là 30,8% (16/52 bệnh nhân)

- Đối với amlodipine là 48,1% (25/52 bệnh nhân), bình thường hóa là 44,2% (23/52 bệnh nhân)

Tỷ lệ đáy đỉnh (T/P) và chỉ số êm dịu (Si)

Tỷ lệ đáy đỉnh của lercanidipine trên bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp là 0,61 đối với HATT và 0,52 với HATTr; của amlodipine là 0,75 đối với HATT và 0,73 đối với HATTr;

(Tiếp bảng 2)

Trang 30

Chỉ số êm dịu của lercanidipine là 0,79 đối với HATT và 0,57 đối với HATTr; của amlodipine là 1,22 cho HATT và 1,0 cho HATTr Chỉ số êm dịu của amlodipine cao hơn lercanidipine ở bệnh nhân nhồi máu não có THA.

Tác dụng phụ của lercanidipine so với amlodipine

Bảng 4 Tác dụng phụ của lercanidipine so với amlodipine

Đánh giá tác dụng hạ HA của lercanidipine

so với amlodipine bằng theo dõi huyết áp lưu

động 24 giờ

Mức độ giảm HA, tỷ lệ đáp ứng và trở về bình

thường

Campo và cs ở Madrid Tây Ban Nha cho thấy,

sau 6 tháng dùng Lercanidipine liều 10-20 mg HA

đo ABPM giảm có ý nghĩa 9,1 ± 10,9 mmHg đối

với HATT và 4,8 ± 6,4 mmHg đối với HATTr ngày

Vào cuối nghiên cứu có 58% được kiểm soát HA

đối với HA phòng khám và chỉ có 41,2% có HA

ban ngày <135/85 mmHg[5]

Hernandez và cs ở Venezuela năm 2001

theo phương pháp mù đôi, so sánh hiệu quả của

amlodipine và nifedipine GITS bằng phương

pháp đo PK và ABPM trên 58 BN chia 2 nhóm,

30 người dùng amlodipine 5 mg/ngày và 28 người

dùng nifedipine GITS 30 mg/ngày, sau 4 tuần điều trị cho thấy giảm HA ở 2 nhóm tương đương nhau ABPM cho thấy nhóm nifedipine GITS giảm HA

có ý nghĩa ngay ngày đầu tiên trong khi đó nhóm amlodipin giảm không đáng kể Giảm tối đa (đỉnh) HATT/HATTr là 26/15 mmHg sau 5-6 giờ dùng amlodipine và giảm ít nhất (đáy) là 22/13 mmHg

Tỷ lệ đáy đỉnh của amlodipine là 84,61% đối với HATT và 86,67% đối với HATTr[8]

Amlodipine làm giảm trung bình huyết áp 24h và trung bình huyết áp ban đêm nhiều hơn lercanidipine (23,4±17,3/12,7±10,3 mmHg và 23,7±17,4/13,8±11,6 mmHg so với 17,0 ±10,1 mmHg và 8,2 ± 8,5 mmmHg, p< 0,05) Mức độ giảm trung bình huyết áp ban ngày ban ngày của

2 nhóm thuốc khác nhau không có ý nghĩa (p

>0,05)

Tỷ lệ đáp ứng và tỷ lệ huyết áp trở về bình thường giữa lercanidipine và amlodipine khác

Trang 31

nhau không có ý nghĩa thống kê với p =0,163 và p

= 0,156 tương ứng

Tỷ lệ đáy đỉnh và chỉ số êm dịu

Campo và cs tại Tây Ban Nha cho thấy sau 6

tháng điều trị Lercanidipine liều 10-20mg/ ngày,

tỷ lệ đáy- đỉnh là 0,58 đối với HATT và 0,56 đối

với HATTr; chỉ số êm dịu HATT là 0,82 và TTr là

0,51[5]

Joel M.Neutel và cộng sự năm 2003 cho thấy

tỷ lệ đáp ứng điều trị khi theo dõi HA lưu động

24 giờ (ABPM) của amlodipine 5mg là 17,5 đối

với HATT và 40,8% đối với HATT[13] Trong

nghiên cứu của chúng tôi: Tỷ lệ đáy đỉnh tâm thu

của lercanidipine và amlodipine khác nhau không

có ý nghĩa (p = 0,140) Tuy nhiên tỷ lệ đáy đỉnh

tâm trương của lercanidipine thấp hơn có ý nghĩa

so với amlodipine (p = 0,0258) Chỉ số êm dịu của

amlodipine cao hơn lercanidipine ở bệnh nhân

nhồi máu não có THA

Tác dụng phụ của lercanidipine so với

amlodipine

Gastone Leonetti và cs nghiên cứu đa trung

tâm trên 828 người già, tuổi ≥ 60 bị THA được

phân chia ngẫu nhiên dùng lercanidipine 10 mg/

ngày (n=420), amlodipine 5 mg/ngày (n=200)

hoặc lacidipine 2 mg/ngày (n=208) (tỷ lệ

2:1:1) Kết quả cho thấy, nhóm bệnh nhân dùng

amlodipine có tỷ lệ phù 19% và tỷ lệ ngừng nghiên

cứu liên quan đến phù là 8,5% so với lercanidipine

(9%và 2,1%) và lacidipine (4% và 1,4%) Tương

tự, triệu chứng liên quan đến phù như là căng cổ

chân và nặng cổ chân xảy ra ở nhóm amlodipine

(50% và 45%) cao hơn có ý nghĩa ở nhóm

lercanidipine (35% và 33%) và lacidipine (34% và

31%) Hầu hết các trường hợp phù đều xảy ra ở

6 tháng đầu Hiệu quả giảm HA là tương đương

nhau giữa 3 nhóm Nghiên cứu đã đi đến kết luận

là hiệu quả của 2 thuốc ức chế kênh canxi ái mỡ,

lercanidipine và lacidipine có hiệu quả hạ HA có

thể so sánh như là amlodipine nhưng khả năng

dung nạp tốt hơn[11]

Nakarin Sansanayudh và cs tại Thái Lan,

nghiên cứu trên 80 bệnh nhân được chia làm 2

nhóm: nhóm 1 có 40 bệnh nhân dùng amlodipine

5 mg/ngày và nhóm 2 cũng 40 bệnh nhân dùng lercanidipine 10 mg/ngày Mục đích nghiên cứu là

so sánh sự thay đổi lượng nước cơ thể được đo bằng phương pháp phân tích trở kháng điện cơ thể giữa lercanidipine và amlodipine ở bệnh nhân THA ngoại trú nhằm so sánh tỷ lệ phù giữa 2 thuốc Kết quả cho thấy: lượng nước cơ thể lúc bắt đầu nghiên cứu ở 2 nhóm là tương đương nhau Sau điều trị,

cả 2 nhóm đều thay đổi không có ý nghĩa lượng nước cơ thể so với lúc ban đầu 7 bệnh nhân trong nhóm dùng amlodipine (17%) và không có bệnh nhân nào trong nhóm lercanidipine xuất hiện phù,

p = 0,012 Trong số 7 bệnh nhân này, tổng lượng nước cơ thể, lượng nước ngoài tế bào, trong tế bào tất cả đều tăng có ý nghĩa so với lúc đầu[14].Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.5 chỉ ra rằng; Tỷ lệ bệnh nhân có tác dụng phụ và tỷ lệ tổng tác dụng phụ của nhóm dùng amlodipine cao hơn nhóm dùng lercanidipine

có ý nghĩa (p=0,0379 và 0,0253) Điều này cho thấy lercanidipine có khả năng dung nạp tốt hơn amlodipine trên bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp

KẾT luẬn

Mức độ giảm huyết áp tâm thu/tâm trương

24 giờ và ban đêm của amlodipine nhiều hơn có ý nghĩa so với lercanidipine

Tỷ lệ đáy đỉnh tâm thu và tâm trương của lercanidipine cũng như amlodipine đều > 50%, do vậy có thể dùng cả 2 thuốc ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp

Lercanidipine làm giảm tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm có ý nghĩa so với trước điều trị và tác dụng tương đương với amlodipine trên thông số này

Tỷ lệ tác dụng phụ của lercanidipine thấp hơn

có ý nghĩa so với amlodipine

Trang 32

EVALuATiNG ANTiHyPERTENSiVE EFFECTS AND TOLERANCE OF LERCANiDiPNE VERSuS AMLODiPiNE iN PATiENTS WiTH iSCHEMiC STROKE WiTH HyPERTENSiON By AMBuLATORy BLOOD PRESSuRE MONiTORiNG

Abstract

Aim: Evaluating effects and side effects of lercanidipne versus amlodipine in patients with cerebral

ischemic stroke with hypertension by ambulatory blood pressure monitoring (ABPM).

Methods: 104 patients who had the mean blood pressure 24h ≥ 130/90 mmHg were received

antihypertensive treatment and were divided randomly in two parallel groups study, 52 patients received lercanidipin 20 mg/day and 52 patients received amlodipine 10 mg/day After 4 weeks, the patients of two groups were taken second ABPM to evaluate the effects of drugs

Results: The level of reduction in systolic blood pressure/diastolic 24 hours and the nightime of

lercanidipine significantly lower than amlodipine (17.0/ 8.2 và 13.7 / 7.1 mmHg versus to 23.4 /12.7 and 23.7/13.8 mmHg, p <0.05 and <0.01 respectively) Trough/peak ratios of lercanidipine were 0.61 and 0.52 for systolic/diastolic blood pressure; that of amlodipine were 0.75 and 0.73 for systolic/diasystolic blood pressure Smoothness index of lercanidipine were 0.79 and 0.57 for systolic/diastolic blood pressure; that of amlodipine were 1.22 and 1.0 for systolic/diasystolic blood pressure in patients with ischemic stroke having hypertension The rate of side effects of lercanidipine significantly lower than with amlodipine (5.7% vs 19.2%, p <0.05)

Conclusion:The rate of side effects of lercanidipine significantly lower than with amlodipine Shoud use

lercanidipine in in patients having ischemic stroke with hypertension

Keywords: ABPM (ambulatory blood pressure monitoring-ABPM), hypertension, morning surge,

ischemic stroke, trough/peak ratios, smoothness index.

TÀi Liệu THAM KHẢO

1 Harold P Adams, Lawrence Brass, Anthony Furlan et al (2007), Guidelines for the Early Management of Adults With Ischemic Stroke, AHA/ASA Guidelines, p 1655-1693.

2 Vivencio Barrios et al (2002), Antihypertension Efficacy and Tolerability of Lercanidipine in Daily Clinical Practice The ELYPSE Study, Blood Pressure 2002, Vol 11, p 95-100.

3 Barrios et al (2006), Lercanidipine is an effective and well tolerated antihypertensive drug regardless the cardiovascular risk profile: The LAURA Study, Journal Clinical Practice, 60,11:1364-1370

4 Norm Campbell et al (2010), Canadian Hypertension Education Program recommendations, An annual update, Canadian Family Physician- Le Medecin de famille canadien, p 649-653.

5 Campo et al (2005), Correlations of smoothness index and trough-to-peak ratio with left ventricular mass index changes induced by lercanidipine in hypertensive patient, Minerva Med, 96 (5): 365-371.

6 Flack J.M, Nasser SA (2011), Benefits of once-daily therapies in the treatmment of hypertension, Vase Health Risk Manag 2011; 7:777-787

7 Goda A et al (2010), Comparative effects of lercanidipine and amlodipine in treatment of mild to moderate hypertension, Journal of Hypertension, vol 28, e-Supplement A, p 277-278.

8 Hernandez RH and al (2001), Comparative effects of amlodipine and nifedipine GITS during treatment and after missing two doses, Blood Press Monit 2001, 6(1):47-57.

Trang 33

9 Iqbal P and Louise Stevension (2011), Cardiovascular Outcomes in patients with normal and abnormal 24-hour ambulatory blood pressure monitoring, International Journal of Hypertension, 4 pages.

10 Yuan Jiao et al(2012), Reduction of the morning blood pressure surge treated with Olmesartan in Chinese patients with mild to moderate essential hypertension- a multicenter, open-label, single treatment group clinical study, European Review for Medical and Pharmacological Sciences, 16: 653-659.

11 Gastone Leonetti et al (2002), Tolerability of Long- Term Treatment With Lercanidipine Versus Amlodipine and Lacidipine in Elderly Hypertensives, American Journal of Hypertension, Vol 15, p 932-940.

12 Joel M Neutel and David H.G Smith (2003), Evaluation of Angiotensin II Receptor Blockers for Hour Blood Pressure Control: Meta- Analysis of a Clinical Database, the journal of hypertension; Vol V, No

24-1: 58-63

13 Omboni S, Zanchetti A (1998), Antihypertension efficacy of lercanidipine at 2.5, 5 and 10 mg in mild

to moderate essential hypertensive assessed by clinic and ambulatory blood pressure measurements Multicenter Study Investigators, Journal Hypertens 1998, 16:1831-1838.

14 Narakin Sansanayudh et al (2010), Comparison of Changes of Body Water Measured by Using Bioelectrical Impedance Analysis between Lercanidipine and Amlodipine Therapy in Hypertensive Outpatients, J Med Assoc Thai, Vol 93 Suppl, p 84-92.

15 Thomas Truelsen et al (2000), Global burden of cerebrovascular disease, Cerebrovascular diseases, p 1-67.

16 WHO/ISH (2003), “Statement on management of Hypertension”, Journal of Hypertesion 2003, 21(11);

1983-1992

Trang 34

TÓm TẮT

Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu của

phương pháp triệt đốt tim nhanh trên thất

(TNTT) bằng năng lượng sóng có tần số radio

(NLSCTSR) ở trẻ bú mẹ và trẻ nhỏ

Đối tượng và phương pháp: Phân tích hồi

cứu 18 bệnh nhi có cân nặng ≤ 15 kg trong số 72

bệnh nhân TNTT được triệt đốt bằng NLSCTSR

tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 8/2012 đến

8/2014.

Kết quả: 20 thủ thuật triệt đốt bằng

NLSCTSR được thực hiện trên 18 bệnh nhi Tuổi

trung bình bệnh nhân là 2,2 tuổi (6 tháng – 4,8

tuổi), cân nặng trung bình 11kg (5,5-15) Bất

thường tim bẩm sinh gặp ở 4 bệnh nhân: 2 bất

thường Ebstein, 1 thông sàn nhĩ thất, 1 thông liên

nhĩ Thăm dò điện sinh lý xác định 16 bệnh nhi bị

tim nhanh vòng vào lại nhĩ thất (TNVVLNT), 1

bệnh nhân tim nhanh nhĩ (NN), 1 bệnh nhân tim

nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất (TNVVLNNT)

Trong các bệnh nhân TNVVLNT có 2 bệnh nhân

trong tháng đầu và được lặp lại thủ thuật thành

công Một bệnh nhân đốt triệt DTP vùng trước

vách không thành công do lo ngại về nguy cơ blốc nhĩ thất, do vậy chúng tôi quyết định trì hoãn thủ thuật Không có tai biến nặng trong khi làm thủ thuật và trong thời gian theo dõi

Kết luận: Phương pháp điều trị TNTT ở trẻ

nhỏ bằng NLSTSR có thể thực hiện an toàn với tỉ

lệ thành công cao

ĐẶT VẤn ĐỀ

TNTT là loại rối loạn nhịp hay gặp nhất ở trẻ

em Bệnh thường xuất hiện trong những tháng đầu sau sinh và tái phát trong những năm tuổi tiếp theo [1, 2] Điều trị TNTT bằng các thuốc chống loạn nhịp vẫn là phương pháp điều trị phổ biến nhất Tuy nhiên hạn chế phương pháp này là tác dụng của các thuốc chống loạn nhịp không cao, tác dụng phụ của thuốc nhiều và không triệt để [3].Ngày nay, triệt đốt bằng NLSCTSR là phương pháp điều trị được lựa chọn hàng đầu đối với bệnh nhân là người lớn và trẻ lớn bị TNTT[4] Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ phương pháp này vẫn còn

là một chỉ định hạn chế và là đề tài tranh luận do nguy cơ tai biến của thủ thuật và hậu quả lâu dài

có thể có [5, 6] Một số báo cáo gần đây đã chỉ ra rằng phương pháp triệt đốt bằng NLSCTSR có thể được thực hiện an toàn và hiệu quả đối với trẻ nhỏ [7-10]

hiệu quả điều trị tim nhanh trên thất bằng

năng lượng sóng có tần số radio ở trẻ nhỏ cân

Nguyễn Thanh Hải*, Quách Tiến Bảng* Trần Quốc Hoàn*, Phạm Như Hùng**

*Bệnh viện Nhi Trung ương

** Viện Tim mạch Việt Nam

Trang 35

Tại Việt Nam, chúng tôi thấy vẫn chưa có báo

cáo nào về điều trị tim nhanh bằng NLSCTSR

ở trẻ nhỏ Vì vậy, chúng tôi làm nghiên cứu này

nhằm mục đích: Đánh giá kết quả bước đầu của

phương pháp điều trị can thiệp qua catheter điện

cực bằng NLSCTSR trên trẻ bú mẹ và trẻ nhỏ có

cơn TNTT nguy kịch kháng thuốc loạn nhịp và

bệnh cơ tim giãn do tim nhanh

Đối TƯỢng Và PhƯƠng PhÁP

Từ 7/2012 đến 8/2014, 72 bệnh nhi được

điều trị can thiệp bằng NLSCTSR Trong đó 18

bệnh nhi bị TNTT dưới có cân nặng ≤ 15 kg Chỉ

định điều trị bằng NLSCTSR tuân theo hướng

dẫn của Hiệp hội Điện sinh lý và Tạo nhịp Hoa

Kỳ năm 2003 [11] Bao gồm: cơn tim nhanh suy

huyết động kháng thuốc chống loạn nhịp, bệnh

cơ tim giãn do tim nhanh Các thuôc chống loạn

nhịp được điều trị bao gồm: flecainide, cordazone,

propranolon

Thăm dò điện sinh lý

Gia đình bệnh nhân viết và kí giấy đồng

thuận Bệnh nhân dừng uống các thuốc chống

loạn nhịp ít nhất bằng 5 lần thời gian bán thải của

thuốc Thăm dò điện sinh lý được tiến hành trong

khi bệnh nhi được gây mê nội khí quản 3 hoặc

4 catheter chẩn đoán 4F được đưa vào các tĩnh

mạch: cảnh trong phải , đùi phải và tĩnh mạch đùi

trái Một số trường hợp được dùng sheath đôi 8Fr

qua đường tĩnh mạch đùi trái cho 2 catheter đi vào

Các catheter chẩn đoán được đưa qua sheath vào

tim và được đặt tại các vị trí: xoang vành, nhĩ phải

cao, His, thất phải

Thăm dò điện sinh lý được thực hiện theo

quy trình thống nhất, bao gồm kích thích nhĩ và

thất bằng các phương thức sau: tần số tăng dần,

1 kích thích sớm và chuỗi Trong trường hợp

không gây được cơn tim nhanh bệnh nhân được

kích thích tim trong khi truyền Isuprel liều 0,025

đến 0.5mcg/kg/ph Phân tích đặc điểm điện sinh

lý nhằm xác định cơ chế cơn tim nhanh, đặc tính

đường phụ nhĩ thất, vị trí đường phụ

Kỹ thuật triệt đốt qua catheter

Catheter đốt lái hướng 5F được đưa qua tĩnh mạch đùi phải vào nhĩ phải Trong trường hợp căn nguyên gây tim nhanh nằm bên trái, catheter được đưa qua lỗ PFO từ nhĩ phải hoặc được đưa từ động mạch đùi phải qua động mạch chủ vào thất trái Sau khi lập bản đồ nội mạc xác định vị trí đốt thích hợp, thực hiện đốt theo quy trình 2 bước: đốt thử

và đốt triệt để Giai đoạn đốt thử, máy đốt được cài đặt chế độ kiểm soát nhiệt độ 45oC với thời gian

5 giây Đốt triệt để được thực hiện khi đốt thử có kết quả, nhiệt độ được tăng lên 50-70oC thời gian duy trì 30 đến 60 giây Kích thích tim sau đốt triệt

để 30 phút để đánh giá lại kết quả Các bệnh nhân được NLSCTSR bên trái hoặc có shunt trong tim được dùng Heparin 100 U/kg tiêm tĩnh mạch

Theo dõi bệnh nhân sau can thiệp

Khi kết thúc thủ thuật bệnh nhân được rút nội khí quản rồi chuyển ra phòng hồi tỉnh theo dõi trong khoảng 2-4 tiếng Sau đó được chuyển

về buồng bệnh theo dõi tiếp Đối với bệnh nhân cần tiếp tục được hỗ trợ hô hấp thì được chuyển

về đơn vị hồi sức tích cực Mọi bệnh nhân được siêu âm tim và ghi điện tim 12 chuyển đạo trong khoảng 24 giờ sau Bệnh nhân được theo dõi bằng monitor điện tim liên tục trong 72 giờ sau thủ thuật Bệnh nhân được tái khám tại các thời điểm:

1 tháng; 3 tháng và 6 tháng sau khi ra viện Khi cơn nhịp tim nhanh tái xuất hiện hoặc điện tim có WPW trở lại thì được coi là tái phát

Thu thập và xử lý số liệu

Các biến số được thu thập bao gồm: Tuổi, giới, cân nặng, bất thường bẩm sinh cấu trúc tim, cơ chế tim nhanh, vị trí đường dẫn truyền phụ nhĩ thất, đường vào catheter, số lần đốt, tổng thời gian đốt, nhiệt độ đốt tối đa, kết quả đốt sớm, thời gian thủ thuật, thời gian chiếu tia, tai biến hoặc biến chứng, tái phát Các số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0

Trang 36

KẾT quẢ

Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Trong giai đoạn 2 năm có 18 bệnh nhân (bảng

1) có cân nặng dưới 15 kg được NLSCTSR, tỉ lệ

nam/nữ là 10:8, tuổi trung bình là 2,2 (6 tháng –

4,8 tuổi), cân nặng trung bình 11 kg (5,5-15)

Đặc điểm bệnh lý tim

Tim bẩm sinh có 4 bệnh nhân chiếm 22%,

bao gồm 2 bất thường Ebstein, 1 thông liên nhĩ, 1

thông sàn nhĩ thất Chỉ định điều trị chủ yếu là tim

nhanh kháng thuốc có suy huyết động trong cơn

13/18 (72%) bệnh nhân, còn lại 5 bệnh nhân là

do bệnh cơ tim giãn do tim nhanh

Đặc điểm điện sinh lý tim

Mọi bệnh nhân đều có cơn TNTT Trong đó,

16 bệnh nhân có TNVVLNT, 1 TNVVLNNT thể

chậm-nhanh, 1 tim nhanh nhĩ Chu kì tim nhanh

từ 175-270 lần/phút (CL 220-343 ms) Điện tâm

đồ và Holter điện tim xác định 12 bệnh nhân có

WPW trong đó 4 bệnh nhân WPW không thường

xuyên Có 18 đường DTP được xác định trên 16

bệnh nhân có TNVVLNT, trong đó 5 đường DTP

ẩn Bệnh nhân WPW không thường xuyên Có 18

đường DTP được xác định trên 16 bệnh nhân có

TNVVLNT, trong đó 5 đường DTP ẩn

Các chỉ số trong và sau khi thủ thuật

Thời gian thủ thuật trung bình 102 phút

(44-180), thời gian chiếu tia 32 phút (9-67) Tổng số

lần đốt trung bình 17 lần(1-41) với thời gian đốt

trung bình 263 giây (31-523) Nhiệt độ đốt trung

bình 55.5oC (45-67)

Tổng số 21 thủ thuật triệt đốt bằng NLSCTSR

được thực hiện trên 18 bệnh nhi Trong đó catheter

đốt qua đường nhĩ phải được thực hiện trên 11

bệnh nhân, bên trái qua lỗ PFO là 2, qua động

mạch chủ 6 Bệnh nhân số 11 có 2 đường DTP

bên trái và bên phải, bệnh nhân số 16 có 2 đường

DTP bên phải Thất bại 1 trường hợp (bệnh nhân

số 7) có đường DTP vách trước nằm sát bó His do

lo ngại nguy cơ blốc nhĩ thất nên chúng tôi quyết

định dừng thủ thuật Với thời gian theo dõi trung bình 7,4 tháng (1,5-18,3) có 2 bệnh nhân, số 3

và số 17, tái phát ngay trong tháng đầu sau đốt và được đốt lại thành công Có 01 bệnh nhân tụ máu vùng cổ do chọc vào động mạch cảnh

Bàn luẬn

Mặc dù NLSCTSR là phương pháp được lựa chọn hàng đầu đối với TNTT ở người lớn và trẻ lớn Trái lại, đối với trẻ nhỏ phương pháp phổ biến nhất vẫn là điều trị bằng các thuốc chống loạn nhịp Chỉ định điều trị TNTT bằng NLSCTSR ở trẻ nhỏ vẫn còn là đề tài tranh luận về tính an toàn cũng như hậu quả lâu dài trên cơ tim chưa trưởng thành [12] Dẫu vậy, chỉ định thường được áp dụng trong một số tình huống sau: kháng thuốc chống loạn nhịp, loạn nhịp nguy kịch, suy chức năng tim trái, tác dụng phụ của thuốc chống loạn nhịp, trước phẫu thuật tim bẩm sinh [11] Khuynh hướng điều trị TNTT ở trẻ nhỏ bằng NLSCTSR được thực hiện ở một số ít trung tâm, và được thực hiện bởi các bác sĩ điện sinh lý nhi khoa hoặc các bác sĩ có kinh nghiệm [13, 14]

Đã có một số báo cáo về hiệu quả của NLSCTSR trong điều trị TNTT ở trẻ nhỏ, tỉ lệ thành công trong khi đốt triệt của kỹ thuật này tương đương với kết quả trên trẻ lớn hoặc người lớn và tỉ lệ này 93- 98% và tỉ lệ tái phát 11,6 -20% [4, 7] Khác với người lớn, phần lớn TNTT ở trẻ em xuất hiện trong giai đoạn đầu đời là TNVVLNT

do đường DTP, tiếp theo là NN và TNVVLNNT Khuynh hướng này thay đổi dần theo độ tuổi lớn dần, và TNVVLNNT sẽ chiếm ưu thế tăng dần[4]

Nghiên cứu sổ bộ của Hiệp hội Điện sinh lý Nhi khoa Hoa Kỳ tiến hành trên bệnh nhân từ 0-21 tuổi được điều trị bằng NLSCTSR Trong giai đoạn từ 1991-1996, đã chỉ ra rằng tỉ lệ tai biến nguy hiểm của điều trị bằng NLSCTSR ở nhóm trẻ có cân nặng <15 kg có cao hơn so với nhóm trẻ lớn hơn nhưng không có ý nghĩa thống kê [13] Tuy nhiên, giai đoạn nghiên cứu tiếp theo từ 1996-

Trang 37

T 89%

275 (220-343)

102 (44-180)

32 (9-67) 17 (1-41) 55.5(45-67)

263 (31-523) 89%

7.4 (1.5-18) 12.5%

Trang 38

1999, tỉ lệ tai biến chung đã giảm từ 4.2% xuống

3% đặc biệt là các tai biến nguy kịch, và không thấy

có có sự khác biệt về tỉ lệ tai biến giữa hai nhóm

cân nặng Các tai biến nguy kịch có thể có với tỉ lệ

thấp bao gồm: Thủng tim, blốc nhĩ thất cấp II hoặc

hoàn toàn, tổn thương động vành, huyết khối [4]

Cũng từ dữ liệu trên, Schaffer và cs (2000) đánh

giá 4651 bệnh nhi được điều trị bằng NLSCTSR,

tỉ lệ tử vong liên quan đến thủ thuật là 0.12% trên

trẻ có cấu trúc tim bình thường và 0,89% trên trẻ

có bất thường cấu trúc tim Nguyên nhân được

cho là: sang chấn cơ học, thủng cơ tim và tràn máu màng ngoài tim, huyết khối mạch vành hoặc mạch não, loạn nhịp thất Các yếu tố liên quan đến tử vong bao gồm: Bệnh tim kèm theo, cân nặng thấp, đốt triệt nhiều lần và kéo dài, đốt bên tim trái[5]

KẾT luẬn

Kỹ thuật điều trị tim nhanh trên thất ở trẻ nhỏ bằng năng lượng sóng có tần số radio qua catheter điện cực có thể được thực hiện an toàn với tỉ lệ thành công cao

ABSTRACT

The results of radiofrequency ablation in infants and small children with supraventricular tachycardia

Objective: To evaluate the early results of radiofrequency ablation (RFA) in infants and small children

with supraventricular tachycardia (SVT)

Methods: In an overall group of 72 patients who underwent RFA from August 2012 to August 2014,

18 patients ≤ 15 kg were evaluated retrospectively The indication for RFA was recurrent hemodynamically compromising drug-resistant SVT, tachycardia-induced dilated cardiomyopathy

Results: 21 ablation procedures were performed in 18 patients Average patient age was 2,2 years (6 months

– 4,8 years); average patient weight was 11 kg (5,5-15 kg) Four patients had structural congenital heart disease, including 2 Ebstein’s anomaly, 1 atrioventricular septal defect and 1 atrial septal defect Electrophysiology study showed atrio-ventricular reentrant tachycardia (AVRT) in 16 patients, atrioventricular nodal reentrant tachycardia (AVNRT) in 1, atrial tachycardia (AT) in 1 There were 14 patients with single accessory pathway (AP) and 2 patients with multiple APs in the group of patients with AVRT Acute success rate of RFA was 94% patients and the recurrence rate was 11.8% with the average follow-up period of 7,4 months (1,5-18) Two patients with accessory pathway mediated tachycardia developed recurrence and and underwent successfully ablation again Average procedure time was 102 min (44-180); fluoroscopy time was 32 min (9-67) None of the patients developed major complications

Conclusions: The radiofrequency catheter ablation in infants and small children had good success rate,

may be safe and reliable

Trang 39

TÀi Liệu THAM KHẢO

1 Garson, A., Jr., P.C Gillette, and D.G McNamara, Supraventricular tachycardia in children: clinical features, response to treatment, and long-term follow-up in 217 patients J Pediatr, 1981 98(6): p 875-82

2 Drago, F., et al., Paroxysmal reciprocating supraventricular tachycardia in infants: electrophysiologically guided medical treatment and long-term evolution of the re-entry circuit Europace, 2008 10(5): p 629-35

3 Novo, S and G Barbaro, Current trends in the treatment of supraventricular tachycardia in pediatric age Curr Pharm Des, 2008 14(8): p 722-22

4 Kugler, J.D., et al., Pediatric radiofrequency catheter ablation registry success, fluoroscopy time, and complication rate for supraventricular tachycardia: comparison of early and recent eras J Cardiovasc Electrophysiol, 2002 13(4): p 336-41

5 Schaffer, M.S., et al., Mortality following radiofrequency catheter ablation (from the Pediatric Radiofrequency Ablation Registry) Participating members of the Pediatric Electrophysiology Society

12 Blaufox, A.D., Catheter ablation of tachyarrhythmias in small children Indian Pacing Electrophysiol J,

Trang 40

TÓm TẮT

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả ngắn

hạn (30 ngày) và sau 1 năm của phẫu thuật bắc

cầu mạch vành ở những bệnh nhân có phân suất

tống máu ≤ 35% được mổ tại Viện Tim TP Hồ

Chí Minh

Bệnh nhân và phương pháp: Nghiên cứu cắt

ngang, hồi cứu Thu thập số liệu của bệnh nhân

được mổ bắc cầu mạch vành đơn thuần tại Viện

Tim thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1/2007

đến tháng 12/2011 Phân suất tống máu thấp

được định nghĩa là ≤ 35% Các tiêu chí đánh giá

gồm: thời gian thở máy, nằm hồi sức và nằm viện

sau mổ, tử vong sau 30 ngày và 1 năm, các biến

chứng trong giai đoạn hậu phẫu sớm, cần đặt bóng

đối xung trong động mạch chủ và tỉ lệ còn đau

ngực và khó thở sau 1 năm

Kết quả: Có 377 bệnh nhân (31% là nữ, tuổi

trung bình 62) được tuyển vào nghiên cứu Bệnh

nhân được phân thành 2 nhóm: nhóm 1 (n =

37) có phân suất tống máu thấp và nhóm 2 (n =

340) có phân suất tống máu bảo tồn So với bệnh

nhân nhóm 2, bệnh nhân nhóm 1 nằm hồi sức lâu

hơn (88,0 ± 101,8 giờ so với 54,0 ± 71,2 giờ, p =

0,001), thở máy kéo dài hơn (36,5 ± 51,2 giờ so

với 26,1 ± 54,2 giờ, p = 0,004), phải đặt bóng đối

xung trong động mạch chủ thường hơn (13,5% so

với 2,0%, p = 0,0001) và bị biến chứng hậu phẫu sớm (suy chức năng bơm tim, rối loạn nhịp tim, sảng) nhiều hơn Tử vong sau 30 ngày của nhóm

1 là 5,4% và của nhóm 2 là 1,5% (p = 0,14) Sau 1 năm có thêm 1 ca chết ở mỗi nhóm Tỉ lệ còn đau ngực khi gắng sức của 2 nhóm không khác biệt Tỉ

lệ còn mệt-khó thở khi gắng sức của nhóm 1 cao hơn so với nhóm 2 (24,3% so với 5,9%, p = 0,003)

Kết luận: Bệnh nhân có phân suất tống máu

thấp có diễn tiến hậu phẫu sớm khó khăn hơn và đòi hỏi nhiều nguồn lực cho việc chăm sóc hơn so với bệnh nhân có phân suất tống máu bảo tồn Sau

1 năm bệnh nhân có phân suất tống máu thấp có cải thiện triệu chứng đau ngực tương đương bệnh nhân

có phân suất tống máu bảo tồn, tuy nhiên triệu chứng mệt-khó thở cải thiện ít hơn Tử vong sau mổ của 2 nhóm không khác biệt và đều ở mức thấp

ĐẶT VẤn ĐỀ

Phẫu thuật bắc cầu mạch vành là một phương pháp kiểm soát triệu chứng rất hiệu quả ở người bệnh mạch vành có đau thắt ngực không đáp ứng điều trị nội khoa tối ưu Ở những bệnh nhân mạch vành nguy cơ cao, phẫu thuận này cải thiện tỉ lệ sống sót.1 Hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong các khâu khác nhau của phẫu thuật, tuy nhiên bệnh nhân có phân suất tống máu thấp vẫn là một

đánh giá kết quả sớm và sau một năm

của phẫu thuật bắc cầu mạch vành

ở bệnh nhân có phân suất tống máu thấp

Đỗ Nguyễn Thùy Đoan Trang, Hồ Huỳnh Quang Trí

Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 27/10/2016, 12:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Forrestier F, Daffos F, Rainaut M, Toulemonde F (1987), “Low molecular weight heparin (CY 216) does not cross the placenta during the third trimester of pregnancy”. Thromb Haemost; 57:234 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Low molecular weight heparin (CY 216) does not cross the placenta during the third trimester of pregnancy
Tác giả: Forrestier F, Daffos F, Rainaut M, Toulemonde F
Năm: 1987
5. Greer IA, Nelson-Piercy C (2005), “Low-molecular-weight heparins for thromboprophylaxis and treatment of venous thromboembolism in pregnancy: a systematic review of safety and efficacy”. Blood;106:401 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Low-molecular-weight heparins for thromboprophylaxis and treatment of venous thromboembolism in pregnancy: a systematic review of safety and efficacy
Tác giả: Greer IA, Nelson-Piercy C
Năm: 2005
6. James A (2011), “Committee on Practice Bulletins-Obstetrics. Practice bulletin no.123: thromboembolism in pregnancy”. Obstet Gynecol; 118:718 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Committee on Practice Bulletins-Obstetrics. Practice bulletin no.123: thromboembolism in pregnancy
Tác giả: James A
Năm: 2011
7. David R Schwartz; Atul Malhotra; Steven E Weinberger, “Deep vein thrombosis and pulmonary embolism in pregnancy: Treatment”; Jul 2014. This topic last updated: Jul 09, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Deep vein thrombosis and pulmonary embolism in pregnancy: Treatment
9. Torbicki A, Perrier A, Konstantinides S et al (2008), “Guidelines on the diagnosis and management of acute pulmonary embolism”. European Heart Journal 29, 2276–2315. doi: 10.1093/eurheartj/ehn310.Epub 2008 Aug 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guidelines on the diagnosis and management of acute pulmonary embolism”. "European Heart Journal
Tác giả: Torbicki A, Perrier A, Konstantinides S et al
Năm: 2008
1. International Commission of Radiological Protection. Pregnancy and medical radiation: Publication 84. Ann ICRP 2000;30:1–44 Khác
8. Turrentine MA1, Braems G, Ramirez MM (1995). Use of thrombolytics for the treatment of thromboembolic disease during pregnancy. Obstet Gynecol Surv. Jul;50(7):534-41 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w