Bước sang thế kỷ XXI, vấn đề an ninh năng lượng là một đề tài nóng được cộng động Quốc tế quan tâm, đã có nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế được thành lập như IAEA, IRENA, IEA, Tổ chức N
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
HÀN THỊ THU HUYỀN
VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN NĂNG LƯỢNG QUỐC TẾ (IEA) ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ AN NINH NĂNG LƯỢNG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Hà Nội-2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
HÀN THỊ THU HUYỀN
VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN NĂNG LƯỢNG QUỐC TẾ (IEA) ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ AN NINH NĂNG LƯỢNG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60.31.40
Người hướng dẫn khoa học: TS Đào Minh Hồng
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài: 1
2 Mục đích nghiên cứu: 2
3 Lịch sử nghiên cứu đề tài: 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: 6
5 Phương pháp nghiên cứu: 7
6 Cấu trúc luận văn: 9
7 Những đóng góp của luận văn: 9
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN NĂNG LƯỢNG QUỐC TẾ (IEA) 12
1.1 Bối cảnh ra đời của IEA 12
1.1.1 Bối cảnh quốc tế : 12
1.1.2 Yêu cầu thành lập một tổ chức mới của các nước công nghiệp 16
1.1.3 Các bước đi ngoại giao và tổ chức cho sự thành lập IEA 16
1.2 Nguyên tắc tổ chức của IEA 20
1.2.1 Mục đích hoạt động của IEA 20
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của IEA 21
1.2.3 Nguyên tắc hoạt động: 27
1.3 Phản ứng trước các cuộc khủng hoảng nguồn cung của IEA trong thế kỷ XX : 29
1.3.1 Phản ứng trước cuộc khủng hoảng nguồn cung 1979-1981: 29
Trang 41.3.2 Phản ứng trước cuộc khủng hoảng vùng Vịnh 1990-1991 30
Tiểu kết: 31
CHUƠNG 2: AN NINH NĂNG LƯỢNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA IEA TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 33
2.1 Vấn đề an ninh năng lượng đầu thế kỷ XXI 36
2.1.1 Thực trạng tiêu thụ năng lượng trên thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI 36
2.1.2 Sự bất ổn định của thị trường dầu mỏ 42
2.1.3 An ninh năng lượng trong quan hệ giữa các nước lớn trong thế kỷ XXI 43
2.2 Những hoạt động nổi bật của IEA trong những năm đầu thế kỷ XXI 47
2.1.1 Tư vấn chính sách năng lượng quốc gia cho các quốc gia thành viên 47
2.1.2 IEA lập mạng năng lượng thông minh toàn cầu: 48
2.1.3 Thúc đẩy chính sách năng lượng bền vững: 50
2.1.4 Hợp tác công nghệ năng lượng đa quốc gia 53
2.1.5 Tiếp tục các hoạt động ứng phó với tình trạng gián đoạn nguồn cung 56
Tiểu kết: 58
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA IEA TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 59
3.1 Đánh giá vai trò của IEA trong thế kỷ XXI 60
3.1.1 IEA đóng vai trò củng cố an ninh dầu mỏ-nội dung cốt lõi của an ninh năng lượng: 60
3.1.2 IEA đóng vai trò tích cực, “đầu tàu” trong thúc đẩy hợp tác quốc tế liên quan đến an ninh năng lượng thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI: 63
3.1.3 IEA đóng vai trò định hướng và định hình các nội dung cốt lõi cho việc thực hiện mục tiêu năng lượng bền vững: 66
3.2 Triển vọng 70
Tiểu kết: 76
KẾT LUẬN 78
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APEC Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
BP British Petroleum
Tập đoàn dầu khí đa quốc gia Anh
EEC European Economic Community
Ủy ban Kinh tế Châu Âu
EIA U.S Energy Information Administration
Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ
IAEA International Atomic Energy Agency
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế
IEA International Energy Agency
Cơ quan Năng lượng Quốc tế
IRENA International Renewable Energy Agency
Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế
I.E.P International Energy Program (I.E.P Agreement)
Hiệp định mang tên “Chương trình Năng lượng Quốc tế”
OECD Organization for Economic Co-operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
OPEC Organization of the Petroleum Exporting Countries
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tiêu thụ dầu theo khu vực và các nước tiêu thụ dầu lớn trong mỗi khu vực (2008-2012)
Biểu đồ 2.1 Lượng tiêu thụ và dự đoán theo nguồn năng lượng
Biểu đồ 2.2: Giá dầu theo các năm (USD)
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
Sang thế kỷ XXI an ninh năng lượng được coi là “chìa khóa” để mỗi quốc gia
và nền kinh tế của mình được “bảo vệ” khỏi các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến trạng thái kinh tế - xã hội của quốc gia và làm chậm hoặc ngăn cản đà tăng trưởng kinh tế Chính vì vậy vấn đề an ninh năng lượng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia cũng như trong quan hệ quốc tế, nó đã tạo ra những “điểm nóng” hay thậm chí là những “cuộc chiến” ngấm ngầm lẫn công khai diễn ra ngày càng phức tạp Trong thế giới hiện nay, một biến động ở một địa điểm giàu năng lượng nào đó cũng đủ làm cả khu vực lên cơn sốt, gây đau thương tang tóc, giá dầu tăng vọt, và kinh tế toàn cầu lâm nguy Thực vậy, với cầu năng lượng ngày một lên cao, cung năng lượng ngày một cạn kiệt, trong thực tế, nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên địa - năng lượng Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia tăng lên, thế giới dường như trở nên nhỏ bé hơn, nhưng lại khó kiểm soát hơn, kém an toàn hơn bởi các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có mức độ nguy hiểm cao hơn, sức ảnh hưởng lớn hơn, tầm ảnh hưởng rộng hơn và tốc độ lây lan cũng nhanh hơn… Hiện nay, những vấn đề
“an ninh phi truyền thống” đã vượt qua khỏi phạm vi lợi ích an ninh quốc gia của một nước, trở thành những thách thức mang tính toàn cầu Tăng cường hợp tác, cùng nhau phối hợp hành động chung đang là xu thế và giải pháp quan trọng nhằm đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống hiện nay đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khu vực và cả các tổ chức phi chính phủ quốc tế Bước sang thế kỷ XXI vai trò của các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ quốc tế ngày càng có tiếng nói hơn
Trang 8Đơn cử như Tổ chức Greenpeace (Hòa bình xanh) với các hoạt động để thay đổi thái độ và hành vi, để bảo vệ và duy trì môi trường cũng như thúc đẩy hòa bình Greenpeace hiện có mặt tại 40 quốc gia dọc châu Âu, châu Mỹ, châu Á
và Thái Bình Dương, tổ chức có nhiệm vụ nghiên cứu, vận động hành lang, ngoại giao một cách kín đáo cũng như công khai Greenpeace là tiếng nói của 2,8 triệu người ủng hộ trên khắp thế giới và kêu gọi hàng triệu triệu người hãy hành động ngay từ ngày hôm nay để bảo vệ môi trường sống
Bước sang thế kỷ XXI, vấn đề an ninh năng lượng là một đề tài nóng được cộng động Quốc tế quan tâm, đã có nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế được thành lập như IAEA, IRENA, IEA, Tổ chức Năng lượng Mỹ La Tinh, Diễn đàn Năng lượng Quốc tế (IEF)… nhằm tăng cường sự hợp tác quốc tế và khu vực hơn nữa trong việc giải quyết các vấn đề về năng lượng Để tìm hiểu vai trò của việc hợp tác quốc tế trong việc giải quyết vấn đề an ninh năng lượng, tôi đã quyết định chọn “ Vai trò của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA)1 đối với vấn đề an ninh năng lượng trong những năm đầu thế kỷ XXI” làm đề tài nghiên cứu của mình
Một là, đánh giá vai trò của IEA đối với vấn đề an ninh năng lượng thế giới
những năm đầu thế kỷ XXI;
Trang 9Hai là, lợi ích thực sự mà tổ chức này mang lại chỉ cho các nước thành viên
hay cho cộng đồng quốc tế;
Ba là, những đánh giá của người viết về tác động của IEA đối với quan hệ
quốc tế Người viết sẽ đưa ra những nhận định của mình thông qua những hoạt động của IEA trong những năm đầu thế kỷ XXI
3 Lịch sử nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu về an ninh năng lượng đã có rất nhiều công trình khoa học đi
trước trong đó phải kể đến Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Chính sách ngoại giao
năng lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI”(2011) của tác giả Nguyễn Minh Mẫn Người viết đã kế thừa các khái niệm về năng lượng,
an ninh năng lượng và các thông tin về bối cảnh năng lượng thế giới làm tiền
đề cơ bản khi thực hiện đề tài Đặc biệt tác giả đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về chính sách năng lượng của Trung Quốc, một quốc gia có tốc độ phát triển vượt bậc trong những năm đầu thế kỷ XXI, năng lượng trở thành trọng tâm trong chiến lược ngoại giao Trung Quốc Đây chính là tài liệu quan trọng
đã hỗ trợ người viết hoàn thiện tốt chương II với các nội dung liên quan đến tổng quan về an ninh năng lượng thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI làm nổi bật lên bối cảnh thế giới và những hành động của IEA đã phát triển theo hướng như thế nào trong bối cảnh an ninh năng lượng của thế kỷ mới Với bất cứ đề tài nghiên cứu về quan hệ quốc tế nào việc tìm hiểu về bối cảnh lịch sử và diễn biến trong quan hệ quốc tế trong mỗi thời kỳ là một bước không thể bỏ qua và nó được thực hiện xuyên suốt trong toàn bộ đề tài, trên cái nền bối cảnh ấy, người viết mới có thể đưa ra các lập luận phù hợp dựa trên mối quan hệ tương tác giữa các chủ thể…Khi nghiên cứu đề tài của mình
người viết đã sử dụng cuốn sách Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại
(1945-2000) của tác giả Trần Nam Tiến, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008 để làm
Trang 10tiền đề cho những nội dung nghiên cứu đầu tiên về bối cảnh lịch sử, tình hình quan hệ quốc tế trong thế kỷ trước là những tiền đề cho sự ra đời của IEA Ngoài ra, người viết cũng tìm đọc và tham khảo một số bài báo, tạp chí
chuyên ngành như: Lê Thị Ái Lâm: An ninh năng lượng thế giới: lịch sử hình
thành và những nhân tố mới trong thế kỷ XXI, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi
và Trung Đông số 9 (97) tháng 9.2013; House of Commons Library, Energy Security, research papers 7/42, 9-may-2007; Trung Đông-Bắc Phi bất ổn, dầu mỏ tiếp tục lĩnh hậu quả, http://dantri.com.vn/the-gioi/trung-dongbac- phi-bat-on-dau-mo-tiep-tuc-linh-hau-qua-470748.htm, cũng cung cấp cho
người viết các thông tin cơ sở về tình hình an ninh năng lượng trên thế giới
Về Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tại Việt Nam, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện về tổ chức và vai trò của nó đối với an ninh năng lượng thế giới Tuy nhiên, lại có một số công trình nghiên cứu nước ngoài đã tổng kết về hoạt động và ảnh hưởng của nó trên một số lĩnh vực hoạt động khác nhau Đây cũng chính là nguồn tài liệu chính và quan trọng cho người viết để hoàn thành đề tài, dưới đây xin nêu ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
- Cuốn sách“IEA the first twenty years 1974-1994” (IEA trong 20 năm đầu
hoạt động 1974-1994) với các tập I, II, III, IV của tác giả Richard Scott, được
OECD xuất bản năm 1994 Bốn tập liên tiếp của ấn phẩm này là những tài liệu vô cùng quý giá cho người viết khi nghiên cứu về IEA Tập I cung cấp toàn bộ thông tin về sự hình thành của IEA, cấu trúc, chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan trong IEA, các nguyên tắc hoạt động cho phép người đọc
có cái nhìn tổng quan về tổ chức quốc tế này Chương II cung cấp các thông tin về chính sách và hành động chính của IEA trong 20 năm đầu thành lập, đây là tài liệu tham khảo giúp người viết đưa ra các nhận định về hướng hoạt
Trang 11hướng hoạt động của IEA khi bước vào thế kỷ XXI Các tập III và IV cung cấp các tài liệu bổ sung cho hai tập đầu: tập III lại cung cấp các văn bản gốc của của IEA, tập IV lại bổ sung các nội dung cho ba tập đầu nhấn mạnh vào
cơ cấu và các hoạt động đảm bảo an ninh dầu mỏ của IEA với các thông tin như: thành viên, cấu trúc nội bộ, quan sát viên, hình thức và tổ chức các cuộc họp cấp bộ trưởng, các dẫn chứng về hệ thống chia sẻ thông tin dầu mỏ….tuy nhiên do giới hạn nghiên cứu về vai trò của IEA nên tập III và tập IV được người viết sử dụng như một cuốn “từ điển” tra cứu các dẫn chứng, chứ ít sử dụng các dữ liệu một cách trực tiếp như hai tập đầu
- Bài nghiên cứu “Soft Persuasion Through IEA Energy Policy Reviews:
Transitions Towards Sustainable Energy?”của tác giả Markku Lehtonen, Đại học Sussex, Anh đưa ra khái niệm “sự thuyết phục mềm” của cơ chế hợp tác
IEA và IEA sẽ sử dụng “sự thuyết phục mềm” thông qua các công cụ và phương tiên nào để kích thích quá trình chuyển đổi cơ bản của các nước thành viên hướng đến chính sách năng lượng bền vững
- Các ấn phẩm thường niên “World Energy Outlook” (Triển vọng năng
lượng thế giới) do IEA xuất bản tổng hợp các hoạt động tích cực của IEA trong việc nghiên cứu và truyền tải các thông tin về năng lượng Tác phẩm giúp người viết có được các số liệu, bảng biếu về nhu cầu năng lượng, mức độ tiêu thụ năng lượng, chính sách năng lượng của các quốc gia trên website của IEA www.iea.org/publications/ và trên website của Cơ quan thông tin năng
lượng Hoa Kỳ (EIA) (www.eia.gov) được người viết tổng hợp, phân tích và
đưa ra những nhận định khái quát về đà tăng trưởng hoặc giảm sút theo từng thời kỳ các thông số về năng lượng như nhu cầu, tiêu thụ, sản xuất, triển vọng Đồng thời việc tiếp cận với các số liệu của cùng một tiêu chí nội dung
do hai cơ quan IEA và EIA đưa tạo điều kiện cho việc so sánh giữa các nguồn thông tin khác nhau, đồng thời giúp người đọc thấy được tương quan giữa các
Trang 12số liệu, tim hiểu nguyên nhân của sự khác biệt nếu có và chọn lọc được các
dữ liệu đáng tin cậy
Ngoài ra còn có các tài liệu khác về các hoạt động của IEA trong cả thế kỷ
XX và XXI sẽ được đề cập chi tiết trong mục Tài liệu tham khảo phía sau
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:
Chủ thể nghiên cứu của đề tài là những hoạt động của IEA trong việc đảm bảo an ninh năng lượng từ đó đánh giá vai trò của IEA đối với an ninh năng
lượng thế giới trong bối cảnh an ninh năng lượng trong thế kỷ XXI
Hiện nay IEA hoạt động trên 4 lĩnh vực chính:
An ninh năng lượng : Thúc đẩy sự đa dạng, hiệu quả và tính linh hoạt
trong tất cả các lĩnh vực năng lượng;
Phát triển kinh tế : Đảm bảo cung cấp ổn định năng lượng cho các
nước thành viên IEA và thúc đẩy thị trường tự do để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo;
Nâng cao nhận thức về môi trường : Tăng cường kiến thức mang tính
Quốc tế về các lựa chọn để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu
Hợp tác quốc tế về năng lượng : Phối hợp chặt chẽ với các nước
không phải thành viên, đặc biệt là nhà sản xuất lớn và người tiêu dùng,
để tìm giải pháp cho năng lượng chia sẻ và vấn đề môi trường
Trong giới hạn thực hiện đề tài, người viết chỉ dừng lại ở các hoạt động của IEA liên quan đến đảm bảo an ninh năng lượng chung cho các quốc gia thành viên và an ninh năng lượng chung trên toàn thế giới trong những năm đầu thế
kỷ XXI, các hoạt động liên quan đến phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường chưa được đề cập tới hoặc chỉ được đề cập gián tiếp vài khía cạnh nào đó phục vụ cho việc giải quyết các câu hỏi nghiên cứu Chẳng hạn trong Chương
Trang 13lượng mới, hoặc sử dụng tiết kiệm và hiêu quả các nguồn năng lượng, các hoạt động này đồng thời liên quan đến vấn đề an ninh năng lượng đồng thời liên quan đến khía cạnh bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu tuy nhiên khía cạnh này chưa được đề cập đến cụ thể và trực tiếp, mà nó chỉ được đề cập đến như một trong những hành động đảm bảo sử dụng tiết kiệm nguồn cung và phát triển các nguồn cung thay thế hướng đến mục tiêu an ninh năng lượng được đảm bảo
5 Phương pháp nghiên cứu:
Người viết đã xác định các phương pháp nghiên cứu chính sau đây để thực hiện nghiên cứu đề tài của mình:
Đầu tiên, đó là Phương pháp lịch sử Phương pháp lịch sử được sử dụng
xuyên suốt trong toàn luận văn Đặc biệt trong Chương I, người viết phải bám sát theo các sự kiện trong bối cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của IEA Trong chương I, khi phân tích các hoạt động nổi bật của IEA trong thế kỷ XX người viết đã vận dụng phương pháp lịch sử theo hai hướng đó là chọn lọc các sự kiện lịch sử quan trọng mang tính chất tiêu biểu trong mỗi giai đoạn và liệt kê các sự kiện theo thứ tự thời gian Chương II cũng được vận dụng phương pháp lịch sử, bám sát các dòng sự kiện, các hoạt động của IEA trong từng năm để thấy được sự thay đổi, chuyển hướng trong chính sách và hoạt động của IEA
Do đề tài liên quan đến vấn đề an ninh năng lượng với đặc trưng là các dữ
liệu số, bảng biểu nên phương pháp thống kê là một phương pháp cần thiết
phải ứng dụng Dựa trên các suy luận logic có được trong quá trình phân tích
số liệu về an ninh năng lượng như: nhu cầu năng lượng trên thế giới, nguồn cung năng lượng, các dự đoán nhu cầu năng lượng của thế giới, các nguồn năng lượng thay thế….người viết đã đưa ra một bức tranh khái quát nhất về
Trang 14tình hình an ninh năng lượng trên thế giới Với bối cảnh đó, các hoạt động của IEA sẽ tác động đến quan hệ quốc tế như thế nào, phương pháp thống kê đã giúp người viết có những cơ sở định lượng để đánh giá ảnh hưởng và kết quả của những hành động tập thể của IEA trong các cuộc khủng hoảng nguồn cung ở các thời kỳ khác nhau Đồng thời khi phân tích sự thay đổi, chuyền hướng hoạt động của IEA và các quốc gia thành viên khi bước sang thế kỷ XXI, có rất nhiều dữ liệu số để minh chứng cho việc các hoạt động của IEA trong những năm đầu thế kỷ XXI bước đầu đã đạt được một số kết quả khả quan
Đề tài sẽ không thể hoàn thiện nếu thiếu đi phương pháp liên ngành Đề tài
liên quan đến nhiều chuyên ngành và nguồn tài liệu cũng được thu thập từ các lĩnh vực khác nhau với cách tiếp cận và nhìn nhận vấn đề đặc trưng khác nhau như Lịch sử, Chính trị, Năng lượng, Quan hệ quốc tế, Kinh tế và cả Môi trường, đòi hỏi người viết phải biết khái quát, so sánh các nguồn thông tin để đưa ra các luận điểm, luận cứ, luận chứng phù hợp với chuyên ngành quan hệ quốc tế Phương pháp này đặc biệt được sử dụng trong chương II khi nghiên cứu về sự chuyển biến trong hoạt động của IEA (liên quan đến các lĩnh vực Kinh tế, Môi trường, Năng lượng….) từ đó đánh giá vai trò của IEA đối với vấn đề an ninh năng lượng trong những năm đầu thế kỷ XXI trong chương III;
sự tác động của IEA đối với quan hệ quôc tế và những triển vọng của IEA trong thời gian tới
Và cuối cùng, đó là phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế Phương pháp
nghiên cứu Quan hệ quốc tế với các cấp độ phân tích được áp dụng trong mọi nội dung nghiên cứu: từ bối cảnh chung về an ninh năng lượng toàn cầu đến các chính sách ngoại giao năng lượng, nhu cầu năng lượng của các quốc gia
đã tương tác như thế nào đến nền năng lượng thế giới, những hướng hoạt
Trang 156 Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn được chia thành
3 chương với nội dung chính như sau:
Chương 1: Khái quát những thông tin cơ bản về bối cảnh ra đời, nguyên tắc
tổ chức của IEA và những hoạt động của IEA trước thế kỷ XXI
Chương 2: Tình hình an ninh năng lượng trên thế giới và những hành động nổi bật của IEA trong bối cảnh những năm đầu thế kỷ XXI
Chương 3: Dựa trên những hoạt động của IEA trong những năm đầu thế kỷ XXI từ đó đánh giá vai trò của Cơ quan này đối với vấn đề an ninh năng lượng đang ngày càng căng thẳng trên toàn thế giới cũng như dự báo các xu hướng phát triển của IEA trong thời gian tới
7 Những đóng góp của luận văn:
Trong bối cảnh khủng hoảng nguồn cung và những mâu thuẫn, tranh chấp trong quan hệ quốc tế xoay quanh vấn đề an ninh năng lượng đang diễn ra ngày càng phức tạp, liệu các tổ chức quốc tế có thể có những tác động tích cực đến tình hình an ninh năng lượng của thế giới hay chỉ dừng lại ở mục tiêu đảm bảo lợi ích của các nước thành viên Luận văn phần nào đưa ra quan điểm cá nhân về vấn đề này thông qua việc đánh giá về vai trò và tác động của một cơ chế hợp tác năng lượng quốc tế cụ thể ở đây là Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA)
Hiện nay, vấn đề an ninh năng lượng thường xuyên xuất hiện trong các chương trình nghị sự của các quốc gia và các tổ chức khu vực trên thế giới Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đóng góp một cái nhìn tổng quan về một cơ chế hợp tác năng lượng quốc tế và giúp người đọc có thể so sánh các
Trang 16cơ chế hợp tác năng lượng khác nhau để tìm ra ưu và nhược điểm của các cơ chế hợp tác này Chẳng hạn, ở khu vực Đông Nam Á, hàng năm các nước ASEAN đều tổ chức Hội nghị Bộ trưởng năng lượng các nước ASEAN để thảo luận và đưa ra các chương trình hợp tác đa phương, song phương giữa các quốc gia thành viên hoặc các quốc gia khác (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ….) trong lĩnh vực năng lượng Xét về hình thức hoạt động, Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN có một số điểm tương tự với hình thức hoạt động của IEA như định kỳ Bộ trưởng Năng lượng của các nước thành viên sẽ nhóm họp để đưa ra các chương trình hành động hợp tác năng lượng trong và ngoài nhóm trong một giai đoạn cụ thể Tuy nhiên xét về tính chất hoạt động thì IEA có cơ cấu tổ chức quy mô và chặt chẽ hơn, có tính ràng buộc hơn giữa các nước thành viên và có những quy định về một hành động chung nhất quán hơn Theo đó, các nước thành viên buộc phải tham gia xây dựng kho dự trữ dầu hoặc trong trường hợp có những sự cố khủng hoảng năng lượng, các nước thành viên sẽ nhóm họp nhanh để đưa ra các hành động chung thích hợp theo tình hình hiện tại, sau đó, các nước thành viên được yêu cầu tuân thủ các hành động chung này Có thể thấy việc có một hành động chung giữa các nước thành viên trước các diễn biến phức tạp về an ninh năng lượng hiện nay là một hành động cụ thể và có tính phản ứng nhanh nếu khủng hoảng nguồn cung xảy ra và cơ chê này có thực sự cần thiết và mang lại hiệu quả như mong đợi nếu được áp dụng ở các cơ chế hợp tác năng lượng quốc tế khác hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà nguyên nhân là do sự khác biệt về trình độ phát triển của các nước thành viên, mức độ tiêu thụ năng lượng trong từng khu vực, trọng tâm phát triểm năng lượng trong từng giai đoạn, mục tiêu cơ bản của cơ chế khác nhau…
Người viết cũng hy vọng luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho sinh
Trang 17hoặc tìm hiểu về Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Luận văn cũng mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo như: vai trò của IEA đối với sự phát triển của các nước thành viên; hoặc có thể phát triển đề tài theo hướng nghiên cứu sâu hơn sự hợp tác quốc tế giữa IEA với các tổ chức khác, với các nước không thành viên trong vấn đề an ninh năng lượng…
Trang 18CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN NĂNG LƯỢNG
Trung Đông nằm trên cả ba châu lục (Âu, Á, Phi) nối liền hai vùng biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương, chính vì vị trí này mà khu vực Trung Đông đã thu hút nhiều cường quốc đến chinh phục và thay nhau cai trị ở vùng đất này
Từ khi kênh đào Suer hoàn thành năm 1868 mở đường từ châu Âu sang Ấn
Độ và phương Đông, đặc biệt là việc phát hiện một trữ lượng dầu mỏ lớn nằm
ở khu vực này vào năm 1908 thì Trung Đông lại càng trở nên quan trọng, luôn luôn chiếm vị trí chiến lược hàng đầu trong chính sách đối ngoại của nhiều cường quốc trên thế giới [3,tr 206]
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đế quốc Ottaman bị đánh bại khỏi khu vực này Anh, Pháp vào thế chân lập ra chế độ quản thác nhưng thực
tế là chia nhau để thống trị, đô hộ và khai thác tài nguyên khoáng sản ở khu vực này Nhân dân Arab đã không ngừng đấu tranh để giành lại độc lập Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai để xoa dịu phong trào đấu tranh của nhân dân Arab, chính phủ Anh nhiều lần tuyên bố sẵn sàng ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia Arab phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị Được sự ủng hộ của Anh, những cơ sở đầu tiên cho việc hình thành “Liên
Trang 19lại sự quản thác của Anh đồng thời chống tuyên bố Balfour và phong trào hồi
cư lập quốc của người Do Thái Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào khủng bố, phá hoại của người Do Thái ở Palestin lại bùng lên Ngày 15-5-
1948 Chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất bắt đầu Đứng sau các lực lượng Arab là Anh, bị mất Palestine do kết quả của Nghị quyết ngày 29-11-1947 và sau đó là sự thành lập nhà nước Israel Ngược lại, Mỹ muốn Israel thắng để biến nước này thành công cụ chống lại phong trào giải phóng dân tộc và ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Đông
Chiến tranh kết thúc với thắng lợi của Israel, mâu thuẫn trong quan hệ giữa Israel và các nước Arab gây ra những bất ổn kéo dài tại khu vực Trung Đông.Vụ quốc hữu hóa kênh đào Suer đã châm ngòi nổ cho Chiến tranh Trung Đông lần thứ hai (1956) với chiến thắng nghiêng về nhân dân Arab, Ai Cập với sự giúp đỡ của Liên Xô đã khôi phục lại việc kiểm soát đi lại trên kênh đào Suer Quan hệ Israel và Arab tiếp tục xấu đi và đỉnh điểm là cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ ba (1967) đã đem lại chiến thắng cho Israel
có thể nói là tuyệt đối trong 6 ngày Việc từ chối thực hiện Nghị quyết số 242 của Liên Hợp Quốc ngày 22-11-1967 về việc Israel phải rút quân ra khỏi các lãnh thổ nước này chiếm được trong cuộc chiến sáu ngày đã đẩy Israel vào tình cảnh cô lập trên trường quốc tế và phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ Trung Đông tiếp tục rơi vào tình trạng mất ổn định kéo dài, hai bên Ai Cập và Israel vẫn đối đầu quyết liệt ở khu vực kênh đào Suer Israel vẫn luôn nhận được hậu thuẫn từ các nước phương Tây trong khi Ai Cập được Liên Xô ủng hộ bằng việc trợ quân sự và chuyên gia cố vấn Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mới, tổng thống Ai Cập Sadat chú trọng đến việc vận động ngoại giao với các nước Arab Chiến tranh Trung Đông lần thứ tư 2 mở màn vào ngày 6-
2 Ngày 6-10-1973 ngày lễ thánh Yom Kippur của đạo Do Thái và cũng là ngày rằm trong tháng ăn chay Ramadan của đạo Hồi quân đội Ai Cập bất ngờ tấn công Israel Chính vì sự trùng hợp này mà cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ tư còn được gọi là cuộc chiến Yom Kippur
Trang 2010-1973 với những trận đánh vô cùng khốc liệt Phe Arab giành được thế chủ động trong thời gian đầu nhưng không kéo dài được lâu Liên Hợp Quốc đã đưa ra Nghị quyết yêu cầu hai bên ngừng bắn nhưng không được các bên chấp nhận Trước khi chiến tranh nổ ra ngày 23-8-1973 vua Faisal của Arab Saudia và tổng thống Sadat của Ai Cập gặp nhau tại Riyadh và thỏa thuận là các nước Arap sẽ sử dụng “vũ khí dầu lửa” trong cuộc chiến tranh Ngày 16-10-1973 giữa lúc cuộc chiến đang diễn ra ác liệt, các quốc gia vùng vịnh như Kuwait, Arab Saudia, Qatar, Irag, các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Iran quyết định tăng giá dầu trên thị trường 77% Hội nghị các nước xuất khẩu dầu lửa (OAPEC) diễn ra ngày hôm sau đã quyết định: lấy sản lượng 9 tháng của các nước thành viên làm cơ sở cho quyết định giảm mỗi tháng 5% sản lượng khai thác, đồng thời căn cứ vào thái độ của các nước đối với cuộc chiến Israel-Ai Cập để áp dụng chính sách cấm vận dầu lửa với mức độ khác nhau Việc cấm vận dầu mỏ đối với các nước ủng hộ Israel kéo dài suốt từ tháng 10/1973 tới tháng 3/1974 đã khiến phe Mỹ gặp không ít khó Lệnh cấm vận được thực hiện một cách có chọn lọc và có chủ ý Bởi vậy “các quốc gia được gọi là thân thiện” vẫn tiếp tục nhận được nguồn cung như cũ mà không
có sự xáo trộn nào
Thị trường dầu mỏ bị chi phối trong nhiều năm bởi các công ty dầu mỏ có sức mạnh đáng kể để “làm giá” đối với các nước khai thác dầu mỏ Trong suốt nhiều thập kỉ trước cuộc khủng hoảng 1973-1974, sự dư thừa khả năng cung cấp dầu mỏ của các nhà khai thác đã dẫn đến giảm áp lực lên giá trị thực phải trả cho dầu mỏ Khi các vấn đề về nguồn cung ngắn hạn phát sinh trong những thời điểm này, ở Mỹ và các khu vực khác có đủ khả năng ứng phó và
xử lý đã tạo ra cảm giác an tâm về an ninh dầu mỏ đối với các nước công nghiệp ở châu Âu và vùng Viễn Đông cũng như ở tại nước Mỹ [36, volume I,
Trang 21Tuy nhiên, trong giai đoạn nửa cuối những năm 60 đầu những năm 70, việc cung cấp dầu mỏ tương đối ổn định bắt đầu có dấu hiệu suy giảm vì thế giới
đã phụ thuộc quá nhiều vào mặt hàng này Việc phụ thuộc vào sử dụng dầu
mỏ đã tạo nên những nguy cơ về một cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng và các vấn đề bền vững của việc quản lý nguồn cung năng lượng Nhu cầu dầu mỏ tăng cao trong các nước công nghiệp thông qua tăng trưởng kinh
tế, nhưng các biện pháp dự phòng năng lượng lại không được quan tâm đúng mức, và việc phát triển các nguồn năng lượng thay thế cũng không có Giá dầu thấp đã làm sụt giảm đầu tư vào công nghiệp dầu mỏ ở Mỹ và suy giảm khả năng khai thác Những ràng buộc về mặt môi trường bắt đầu hình thành trong việc khai thác dầu và các nguồn năng lượng chính khác cũng góp phần làm thắt chặt thị trường Những yếu tố này cuối cùng cũng đã làm biến đổi
“thị trường của người mua” thành “thị trường của người bán” đối với dầu mỏ Hành động dùng “vũ khí dầu lửa” của OAPEC đã biến nỗi sợ hãi tồi tệ của các nước công nghiệp cuối cùng cũng thành sự thật bắt đầu bằng việc giảm sản lượng dầu mỏ trước đây của họ từ 20.8 triệu thùng một ngày xuống còn 15.8 triệu thùng một ngày Sự cắt giảm này được thiết lập tăng dần theo hàng tháng, cho tới khi đạt được các mục tiêu kinh tế và chính trị, và chúng đã được thực hiện đầy đủ để tăng giá dầu đột ngột, trong một số giao dịch tại chỗ
đã tăng tới sáu lần Việc cấm vận dầu lửa đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế các nước phương Tây đến mức kết thúc quá trình tăng trưởng kinh tế được gọi là “ Ba mươi năm vinh quang” kéo dài gần suốt thời hậu chiến ở các nước này và đẩy nền kinh tế vào chu kì khủng hoảng kéo dài suốt cả một thập niên [2,tr.358]
Trang 221.1.2 Yêu cầu thành lập một tổ chức mới của các nước công nghiệp
Chính phủ các nước tiêu thụ phương Tây nhanh chóng nhận ra rằng “tiếng vang” về sự thành công của các quốc gia khai thác dầu mỏ trong cuộc khủng hoảng 1973-1974 là không thể bỏ qua và rằng các vấn đề chính sách năng lượng không thể trông chờ vào các công ty dầu mỏ hay được giải quyết hiệu
quả bằng cách hành động đơn lẻ của các quốc gia Hợp tác quốc tế thông qua
các thể chế bền vững là cần thiết để đáp ứng với những thách thức mới Phản
ứng của các nước công nghiệp là cần thiết để đạt được nhận thức đầy đủ về thực tế rằng thành công của các nhà khai thác dầu mỏ là kết quả từ việc phối hợp hành động dựa trên sức mạnh kinh tế mới đạt được Do đó các quốc gia công nghiệp đã có cái nhìn mới về sự tồn tại các tổ chức hợp tác của họ trong các vấn đề chính sách năng lượng, đặc biệt là OECD, họ nhận ra cần tạo được một cơ cấu hợp tác phù hợp hơn cho việc củng cố đoàn kết và chia sẻ gánh nặng khó khăn đang đang tới [36, volume I, tr.38]
1.1.3 Các bước đi ngoại giao và tổ chức cho sự thành lập IEA
Thực trạng về mặt tổ chức của các nước công nghiệp
Từ những năm 1963 đến những năm đầu thập niên 70 xuất hiện khủng hoảng trong hệ thống tư bản chủ nghĩa và quá trình tập hợp lực lượng mới tại các nước phương Tây nhằm chống lại sự khống chế của Mỹ Kế họach Marshall của Mỹ đề ra năm 1947 đã giúp cho nền kinh tế của các nước Tây Âu phục hồi nhưng cũng làm cho các nước này ngày càng lệ thuộc vào Mỹ Nền kinh
tế của các nước Tây Âu có tốc độ phát triển nhanh chóng, vượt qua cả Mỹ Từ cuối những năm 50 tuy Mỹ vẫn là nước mạnh nhất về kinh tế, tài chính và quân sự trong hệ thống tư bản chủ nghĩa nhưng dần dần không còn chiếm ưu
Trang 23lượng các nước châu Âu để đấu tranh với Mỹ giành lại vai trò và địa vị chính trị của họ vốn đã bị Mỹ lấn áp Trong kinh tế cũng xuất hiện những rạn nứt trong Khối thị trường chung , tiếp sau đó là cuộc tấn công vào đồng Dollar
Mỹ của Pháp
Trong khi đó các nước công nghiệp không thống nhất về tổ chức và hành động cũng không nhất quán Sự khác biệt chính sách đã chia rẽ các nước công nghiệp và những cám dỗ thúc đẩy mỗi nước đi theo con đường mà không quan tâm đầy đủ tới tình cảnh của các nước khác Tình trạng này đã không được khắc phục thông qua các hình thức hợp tác quốc tế đang tồn tại của họ như EEC, ECG, OECD.[36, volume I, tr.43]
Sự chuẩn bị về mặt ngoại giao
Đề nghị về việc thành lập một tổ chức năng lượng mới được khởi xướng bởi Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vào lúc giữa cuộc khủng hoảng 1973-
1974, khi người Mỹ nghĩ về ảnh hưởng của vấn đề và sự cần thiết cho việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng được phát sinh vào thời điểm này:
Trong bài nói chuyện tại hội nghị Pilgrims ở London ngày 12/12/1973, ngoại trưởng Kissinger thông báo rằng cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 đã trở thành “Thách thức Sputnik 19573trong kinh tế” Tờ báo có uy tín lớn ở Pháp
Le Monde đã đăng tải bài diễn văn tại Hội nghị Pilgrims dưới tiêu đề “Un Nouveau ‘Discours d Harvard” ( tạm dịch là “Bài phát biểu Harvard mới” để
so sánh với bài phát biểu tại Harvard của Ngoại trưởng Marshall ngày 5/6/1947 đề xuất Kế hoạch Marshall cho việc tái thiết kinh tế châu Âu sau
Trang 24chiến Arab – Israel; nó là hậu quả tất yếu của sự bùng nổ toàn cầu về nhu cầu dầu mỏ vượt quá khả năng cung cấp” Giải pháp dài hạn cho khía cạnh kinh tế của cuộc khủng hoảng là “hết sức nỗ lực để tạo cho các nước khai thác một động lực để tăng nguồn cung của họ, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nguồn cung hiện có một cách hợp lý, và phát triển các nguồn năng lượng thay thế”
Để thực hiện những mục tiêu này và phối hợp một chương trình nghiên cứu quốc tế để phát triển các công nghệ năng lượng mới, Ngoại trưởng Kissinger
đề xuất thành lập một “Nhóm Hành động Năng lượng” bởi các nước châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản Tuyên bố ở Hội Pilgrims của ngoại trưởng Kissinger đã phác thảo trong những thuật ngữ này một mô hình có tổ chức và những mục tiêu chủ yếu mà sau đó trở thành nền tảng cho sự thành lập Cơ quan Năng lượng Quốc tế Ngoại trưởng Kissinger không phải là người duy nhất đề cập đến vấn đề này Trước đó ít ngày, có một Hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng chung châu Âu ở Copenhaghen, lúc bế mạc Hội nghị, Chủ tịch Jorgensen tuyên bố “Các nguyên thủ quốc gia hay chính phủ cần nhìn nhận rằng sẽ là hữu ích khi nghiên cứu với các nước tiêu thụ dầu mỏ trong phạm vi khuôn khổ những biện pháp của OECD trong việc đối phó với các vấn đề năng lượng trong ngắn hạn và dài hạn của các nước tiêu thụ”
Sự kiện ngoại giao được coi là bước chuẩn bị cho việc thành lập một tổ chức năng lượng thế giới của các nước OECD đó là Hội nghị năng lượng Washington diễn ra từ ngày 11đến ngày 13/02/1974[36, volume I, tr.45,46]:
Sau hội nghị Pilgrims, Mỹ nhanh chóng xúc tiến hoàn thành thành mục tiêu tổ chức đã đề ra trong bài diễn văn tại Hội nghị Pilgrims Từ ngày 11-13/02/1974, Hội nghị Năng lượng Washington đã quy tụ đại diện của 13 quốc gia tiêu thụ dầu mỏ chính ( bao gồm Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Cộng hòa
Trang 25Dân chủ Đức, Ai-len, Ý, Nhật, Luc-xem-bua, Hà Lan, Na-Uy, Anh và Mỹ) cũng như các quan chức cấp cao của EEC và OECD
Ngay sau bế mạc Hội nghị Washington, Nhóm Phối hợp năng lượng (Energy Co-ordinating Group – ECG) đã nhóm họp tại Brussels (Bỉ) để hoàn thành yêu cầu được giao tại Hội nghị và để phát triển chương trình một cách chi tiết Tất cả các quốc gia tham dự Hội nghị Washington, ngoại trừ Pháp, đều tham gia vào ECG, cùng với OECD và Cộng đồng chung châu Âu Những nước sau này tham gia vào ECG là Úc, Nhật, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kì Chủ tịch đầu tiên của ECG là Đại sứ Roger Ockrent, một giáo sư Luật Quốc
tế, Đại diện thường trực của Bỉ tại OECD và từng một thời gian dài là chủ tịch ủy ban hành pháp của OECD Đại diện của 17 quốc gia và hai thể chế quốc tế đã gặp nhau ở Brussels Palais d’Egmont từ tháng 3 đến tháng 11/1974, khi công việc của họ lên đến đỉnh điểm trong việc đạt được sự đồng thuận về đề xuất thành lập IEA Những điều này đã dẫn tới hình thành hai văn
kiện phác thảo đầu tiên Đầu tiên là Quyết định sơ thảo của Hội đồng OECD
về việc thành lập Cơ quan Năng lượng Quốc tế, còn được gọi chính thức là
“Quyết định của Hội đồng về việc Thành lập một Cơ quan Năng lượng Quốc
tế của Tổ chức”, sau này được quy định là “Quyết định Hội đồng”, được
thông qua ngày 15/11/1974 bởi sự nhất trí cao ngoại trừ các phiếu trắng của
Phần Lan, Pháp và Hy Lạp Thứ hai là hiệp ước sơ thảo với nhan đề “Hiệp
định về một Chương trình Năng lượng Quốc tế”, sau này được gọi là “Hiệp định I.E.P” hay “Hiệp định”, được kí tại Paris ngày 18/11/1974 Hoạt động
của ECG đã tiến triển tốt vượt ngoài công việc phân tích chính sách, đàm phán và hoạch định chính sách Nó còn xác định các hướng hợp tác chính trong chính sách năng lượng, cho phép các quan chức cấp cao của 17 quốc gia
và hai tổ chức hiểu các vấn đề của nhau, việc này có ý nghĩa quan trọng, nó còn cổ vũ một niềm tin vững chắc rằng nhóm có thể làm việc cùng nhau một
Trang 26cách hiệu quả với những kết quả xứng đáng trong việc thiết lập một tổ chức bền vững Cảm giác tự tin đó và sự tôn trọng lẫn nhau tạo nên một tổ chức với động lực ban đầu còn tồn tại đến tận ngày nay ECG đã thiết lập nên bản sắc của Cơ quan Năng lượng Quốc tế ở thời điểm đó và cả những năm sau đó
1.2 Nguyên tắc tổ chức của IEA
1.2.1 Mục đích hoạt động của IEA
Mục đích hoạt động của IEA được ghĩ rõ trong I.E.P với các nội dung chính như sau [42]:
Một là, duy trì và cải thiện hệ thống đối phó với sự gián đoạn nguồn cung
dầu;
Hai là, thúc đẩy các chính sách năng lượng hợp lý trong bối cảnh toàn cầu
thông qua các mối quan hệ hợp tác với các quốc gia không phải là thành viên, các nước công nghiệp và các tổ chức quốc tế;
Ba là, vận hành hệ thống thông tin thường xuyên trên thị trường dầu mỏ quốc
tế; cải thiện nguồn cung cấp năng lượng của thế giới và cơ cấu nhu cầu bằng cách phát triển các nguồn năng lượng thay thế, và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng;
Bốn là, thúc đẩy hợp tác quốc tế về công nghệ năng lượng;
Năm là, hỗ trợ trong việc lồng ghép các chính sách môi trường và năng lượng
Riêng trong lĩnh vực an ninh dầu mỏ- nội dung cốt lõi của an ninh
năng lượng, mục tiêu hoạt động của IEA là:
- Thứ nhất, hợp tác giữa các nước tham gia để giảm bớt sự phụ thuộc quá
mức vào dầu mỏ thông qua đối thoại năng lượng, phát triển các nguồn năng lượng thay thế, nghiên cứu vào phát triển năng lượng
Trang 27- Thứ hai, là một hệ thống thông tin về thị trường dầu mỏ quốc tế cũng
như sự tham khảo các công ty dầu mỏ
- Thứ ba, hợp tác với các nước sản xuất dầu mỏ và các nước tiêu thụ dầu
mỏ khác với mong muốn phát triển thương mại năng lượng quốc tế ổn định cũng như việc sử dụng và kiểm soát hợp lý các nguồn tài nguyên của thế giới vì lợi ích của tất cả các nước
- Thứ tư, lập kế hoạch dự trữ dầu mỏ giữa các nước thành viên nhằm
chống lại nguy cơ của một sự gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng và chia sẻ nguồn dầu mỏ dự trữ trong các trường hợp khẩn cấp
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của IEA
Cơ cấu tổ chức của IEA bao gồm hai ủy ban chính là Ủy ban điều hành và Ủy ban thường vụ với các cơ quan bên dưới không phân định cấp bậc và phụ trách các vấn đề cụ thể khác nhau Ngoài ra còn có Ban thư ký là cơ quan thực hiện các nhiệm vụ được giao từ Ủy ban điều hành cũng như từ các cơ quan khác Người đứng đầu IEA là Giám đốc điều hành và cơ quan có quyền lực cao nhất là Ủy ban điều hành Sau đây là chức năng và nhiệm vụ của từng
ủy ban [36, Volume I, tr.157]:
Ủy ban điều hành (Executive Board)
Chức năng, quyền hạn của Ủy ban được thể hiện rõ trong Điều 4 Quyết định của Hội Đồng OECD về việc thành lập Cơ quan năng lượng mới Mặc dù Hiệp định I.E.P không quy định rõ cụ thể và chính xác chức năng
và quyền hạn của Ủy ban điều hành nhưng có một kết luận chung đây cơ quan có quyền lực cao nhất của IEA có quyền đưa ra các quyết định cuối cùng tất cả các công việc liên quan đến chính sách và chương trình hoạt động trong năm, việc kết nạp thành viên, và các mối quan hệ bên ngoài tổ chức và ngân sách của IEA, đồng thời cũng có quyền bổ nhiệm Giám đốc
Trang 28điều hành của IEA Theo điều 52 của I.E.P, Ủy ban điều hành có quyền lực “thiết lập bất cứ một cơ quan nào để thực hiện các chương trình hành động của Ủy ban” Các điều 49, 50, 51, 52 của Hiệp định này cũng quy định rõ Quyền lực của Ủy ban có tính ràng buộc pháp lí tất cả các quyết định của Ủy ban đối với tất cả các nước thành viên
Ủy banbao gồm các bộ trưởng năng lượng hoặc các đại diện cấp cao của mỗi quốc gia thành viên Ủy ban điều hành tổ chức 3-4 cuộc họp ở cấp độ
Bộ trưởng (hoặc tương đương) mỗi năm, tại đó sẽ thảo luận về sự phát triển năng lượng toàn cầu, các công việc gần đây và trong tương lai của Cơ quan với sự tham gia của Giám đốc điều hành cao cấp và các nhân viên khác của Ban Thư ký Các kết quả tại các cuộc họp của Ủy ban điều hành
là kết luận bắt buộc tất cả các nước thành viên phải thực hiện
Hai năm một lần, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ từ các nước thành viên IEA tập trung tại Hội nghị Bộ trưởng IEA Cuộc họp này đặt ra những ưu tiên chiến lược bao quát cho IEA, cùng với những chỉ dẫn được đưa ra tại các cuộc họp thường xuyên của Ủy ban điều hành Mặc dù các bộ trưởng có thể dẫn dắt IEA để tập trung vào một chủ đề cụ thể nào
đó, nhưng những chủ đề mà họ đưa ra cũng được thông qua bởi các cuộc thảo luận diễn ra sau đó trong các cuộc họp Thông qua Hội nghị Bộ trưởng IEA, Ban thư ký IEA phát triển ý tưởng cho các chương trình làm việc hiện tại hoặc các chương trình mới, sau đó sẽ được thảo luận bởi các nước thành viên trong các ủy ban khác nhau và cuối cùng là trình bày cho
Ủy ban điều hành phê duyệt Các kết quả của mỗi Hội nghị Bộ trưởng là không cố định, tuy nhiên, một số loại tuyên bố chính trị hoặc thông cáo được sẽ được ban hành
Ủy Ban thường vụ:
Trang 29Ngoài Ủy Ban Điều Hành, IEA có Ủy ban Thường vụ (hay còn được gọi
là Nhóm Thường vụ), bao gồm các quan chức chính phủ của các quốc gia thành viên và nhóm họp nhiều lần trong năm Ủy ban thường vụ bao gồm các cơ quan, tổ chức hay Nhóm Thường trực phụ trách các vấn đề khác nhau của IEA thực hiện các công việc theo đúng mục tiêu hoạt động của
Cơ quan:
- Nhóm Thường trực các vấn đề khẩn cấp (SEQ) là chịu trách nhiệm về
tất cả các khía cạnh của IEA liên quan đến việc chuẩn bị dầu khẩn cấp
và phản ứng tập thể trước việc gián đoạn nguồn cung dầu
- Nhóm Thường trực về thị trường dầu (SOM) theo dõi, giám sát và phân
tích ngắn hạn và trung hạn sự phát triển của thị trường dầu mỏ quốc tế
để giúp các nước thành viên IEA phản ứng kịp thời và hiệu quả với những thay đổi trong điều kiện thị trường
- Nhóm Thường trực về Hợp tác dài hạn (SLT) Nhiệm vụ là khuyến
khích hợp tác giữa các nước thành viên IEA để đảm bảo an ninh năng lượng tập thể, nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành năng lượng của họ
và thúc đẩy bảo vệ môi trường trong việc cung cấp các dịch vụ năng lượng SLT cũng đã thành lập Nhóm công tác về hiệu quả năng lượng
- Nhóm Thường trực về Đối thoại năng lượng toàn cầu (SGD) có trách
nhiệm làm việc với các nước và khu vực bên ngoài của các thành viên IEA, bao gồm Trung Quốc, Nga và Ấn Độ Nhiều dự án của SGD theo khu vực và chuyên môn và được phối hợp thực hiện giữa các đơn vị khác nhau của IEA
- Ủy ban về Nghiên cứu Năng lượng và Công nghệ (CERT)
Nhiệm vụ chính là điều phối và thúc đẩy sự phát triển, trình diễn và triển khai công nghệ để đáp ứng những thách thức trong lĩnh vực năng lượng CERT đã thành lập bốn nhóm làm việc: Nhóm công tác về nhiên
Trang 30liệu hóa thạch, Nhóm công tác về công nghệ năng lượng tái tạo, Nhóm Công tác về công nghệ sử dụng năng lượng cuối cùng, Ủy ban điều phối năng lượng Nhiệt hạch Ba nhóm chuyên gia cũng đã được thành lâp: Nhóm chuyên gia về Khoa học và Nghiên cứu Năng lượng, Nhóm chuyên gia về Nghiên cứu và Thiết lập Ưu tiên phát triển và đánh giá, Nhóm chuyên gia về nền tảng hợp tác IEA trong các công nghệ dầu khí Ban Tư vấn về công nghiệp năng lượng tái tạo cũng được thành lập gần đây IEA cung cấp một khuôn khổ cho hơn 40 dự án hợp tác nghiên cứu và phát triển năng lượng quốc tế được gọi là Hiệp định thực thi
IEA cũng có một loạt các cơ quan tham mưu, một số trong đó bao gồm khu vực kinh tế tư nhân và đại diện các nước không thành viên, với các căn cứ pháp lý khác nhau
- Mạng công nghệ năng lượng IEA
Mạng công nghệ năng lượng IEA gồm có Ủy ban Nghiên cứu Năng lượng và Công nghệ (CERT), bốn bên làm việc và ba nhóm chuyên gia được thành lập của Ủy ban Điểm mấu chốt của mạng lưới này để liên kết các chuyên gia công nghệ năng lượng cao cấp là hơn 40 sáng kiến công nghệ đa phương (Hiệp định thực thi) Những sáng kiến này cho phép các chính phủ, các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ để chia sẻ nghiên cứu về công nghệ đột phá, để lấp đầy những khoảng trống nghiên cứu hiện có, xây dựng các nhà máy thí điểm và thực hiện các chương trình triển khai hoặc trình diễn
- Hội đồng kinh doanh năng lượng (EBC)
EBC là một nhóm điều hành cấp bao gồm các công ty quốc tế hàng đầu
Trang 31các nhà sản xuất công nghệ lớn EBC được giám sát bởi Nhà kinh tế trưởng IEA, Fatih Birol, người chịu trách nhiệm của ấn phẩm xuất bản hàng năm của Cơ quan Năng lượng Thế giới, EBC là cơ quan bao quát thông qua đó IEA tương tác với các doanh nghiệp với các mục tiêu sau đây:
Cung cấp cho IEA một kiểm tra thực tế các phân tích của mình, đảm bảo kết quả chính của Cơ quan phù hợp cho tất cả các bên liên quan; thiết lập một diễn đàn thảo luận tương tác giữa các bộ trưởng và các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp trên khuôn khổ chính sách ổn định lâu dài cần thiết để kích thích đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng bền vững; cung cấp đầu vào cho các hoạt động kinh doanh của IEA, đặc biết là ấn phẩm Triển vọng năng lượng thế giới
- Tổ chức Sáng kiến Dữ liệu chung (JODI)
JODI cung cấp các dữ liệu chính xác, kịp thời và toàn diện về dầu mỏ cầu (và gần đây bao gồm cả thông tin về khí tự nhiên) để cải thiện tính minh bạch và giúp cho việc biến động giá lớn ở mức độ vừa phải, do đó làm tăng lòng tin của các nhà đầu tư và đóng góp cho sự ổn định lớn hơn trong thị trường năng lượng trên toàn thế giới
Năm 2000, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đã có cuộc gặp gỡ tại Diễn đàn Năng lượng Quốc tế lần thứ Bảy để kêu gọi một hành động chung nhằm giải quyết những thiếu hụt về minh bạch dữ liệu trong thị trường dầu mỏ, được xem như là một nguyên nhân chính gây biến động giá quá mức Do đó, IEA, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Eurostat (cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu), Tổ chức Năng lượng Mỹ Latinh (OLADE), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Hội đồng thông kê Liên Hiệp Quốc (UNSD) đã phát động thiết lập Dữ liệu dầu chung ban đầu để
Trang 32giải quyết mối quan tâm này JODI được thành lập như một cơ chế thường trực trong năm 2003, và Ban thư ký IEF đảm nhận trách nhiệm phối hợp JODI trong năm 2005
Ban Thư ký:
Bao gồm khoảng 140 thành viên đóng trụ sở tại OECD ở Paris Ban Thư
ký được lựa chọn từ các nhân viên cao cấp có trình độ nhất giữa các nước thành viên tuy nhiên họ không đại diện cho chính phủ nước họ Nhiệm vụ chính của họ là thực hiện các công việc dưới thẩm quyền của Giám đốc điều hành mà không cần tìm kiếm hoặc chấp nhận các hướng dẫn của chính phủ nước họ Có một thời gian ngắn chức năng chính của Ban Thư
ký là thực hiện các công việc được giao trong Hiệp định I.E.P và quản trị hoạt động của Ủy ban điều hành Hiện nay cơ quan này mở rộng phạm vi trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Cơ quan bao gồm thực hiện các công việc được giao của Ủy ban điều hành và các cơ quan khác, định hướng chính sách ban đầu, chuẩn bị và trình bày các chương trình hành động trước các cơ quan khác, các công việc nghiên cứu, phân tích, chuẩn bị các báo cáo cho các cơ quan khác Ban Thư ký cũng chịu trách nhiệm thay mặt IEA liên hệ và phát ngôn với bên ngoài
- Giám đốc điều hành (thuộc Ban Thư ký):
Giám đốc điều hành là người đứng đầu IEA chịu trách nhiệm các vấn đề
về chính trị, phân tích và điều hành trong Cơ quan Vài lần trong một năm Giám đốc điều hành sẽ nhóm họp với Ủy ban điều hành và các thành viên Ban Thư kí bàn về sự phát triển trong lĩnh vực năng lượng, các hoạt động cũng như kế hoạch hoạt động của Cơ quan Hàng năm, Giám đốc điều hành cũng phải trình lên Ủy ban điều hàng một bản dự toán kinh phí hoạt động của IEA, đồng thời Giám đốc điều hành được coi là bộ mặt của IEA,
Trang 33quốc tế hoặc trong một số các sự kiện đối ngoại khác và được quốc tế công nhận như một tiếng nói vô tư hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng
1.2.3 Nguyên tắc hoạt động:
Để đảm bảo hoạt động theo đúng định hướng và duy trì hoạt động của mình IEA đề ra các nguyên tắc cho quá trình hoạt động của tổ chức được khái quát
như sau [36, volume I, tr.184]:
Một là, Cơ chế biểu quyết và đồng thuận
Cơ chế bỏ phiếu của IEA được quy định trong Hiệp định I.E.P là một trong những cơ chế phức tạp và sáng tạo nhất so với các tổ chức quốc tế khác Trong đó thiết lập hai hệ thống bầu cử khác nhau cho các thành viên với bốn công thức bầu cử khác nhau: Đồng thuận, Đa số I.E.P, Đa số đặc biệt thứ nhất, Đa số đặc biệt thứ hai:
- Đồng thuận: Đây là quy tắc bỏ phiếu đơn giản và rõ ràng nhất trong bốn nguyên tắc Điều 62.1 quy định rõ: “Sự đồng thuận yêu cầu các quốc gia phải có mặt và tham gia bỏ phiếu, các nước bỏ phiếu trắng coi như không có quyền biểu quyết” Nguyên tắc đồng thuận được áp dụng trong tất cả các trường hợp được quy định trong Hiệp định I.E.P và các quyết định chưa được quy định trong Hiệp định này
Quy tắc này được ứng dụng trong một vài trường hợp cụ thể được quy định rõ tại điều 22, điều 27 khoản 1, điều 62 khoản 5 và 6, điều 64 khoản 1, điều 73, phụ lục điều 2 trong hiệp đinh I.E.P
- Đa số E.I.P: Đây là một hình thức bỏ phiếu phức tạp hơn Đồng thuận, trên thực tế nguyên tắc này rất khó áp dụng, nói ngắn gọn thì công thức này đòi hỏi phải có ít nhất một nửa các nước thành viên bỏ phiếu thuận
để thông qua một quyết định với điều kiện là các nước thành viên này
Trang 34phải nắm phải nắm giữ ít nhất 60% số phiếu bầu Công thức này được
cụ thể hóa các trường hợp áp dụng tại điều 62 khoản 3 Hiệp định I.E.P
- Đa số đặc biệt thứ nhất: Công thức này được qui định tại Điều 62 khoản 4 Hiệp định I.E.P, nó được áp dụng trong các vấn đề khẩn cấp Cũng giống như công thức đa số I.E.P nhưng công thức này yêu cầu phải có ít nhất 17/23 thành viên bỏ phiếu thuận với điều kiện là các nước thành viên này nắm 75% số phiều bầu
- Đa số đặc biệt thứ hai: Đây là một công thức nghiêm khắc nhất trong tất cả các công thức bầu cử của IEA, nó yêu cầu phiếu thuận của 19/23 thành viên Các trường hợp đặc biệt áp dụng công thức này được quy
định tại Điều 17, Điều 19.3, Điều 23.3 và Điều 24 Hiệp định I.E.P [36,
Đoàn đánh giá: Các cuộc họp giữa đoàn đánh giá, các quan chức và các bên liên quan sẽ được diễn ra trong chuyến viếng thăm nước được xem xét từ 6-10 ngày
Giai đoạn xây dựng dự thảo:
Ban Thư kí soạn thảo các báo cáo, gửi tới nước được xem xét và các
Trang 35 Hội nghị đánh giá đồng cấp:
Dự thảo báo cáo được thảo luận, kết luận và khuyến nghị áp dụng Đoàn đại biểu của quốc gia được xem xét trả lời các câu hỏi của nước khác
Công bố báo cáo đánh giá
Báo cáo được công bố trong cuộc họp báo thường được tổ chức tại nước được xem xét
1.3 Phản ứng trước các cuộc khủng hoảng nguồn cung của IEA trong thế
kỷ XX:
1.3.1 Phản ứng trước cuộc khủng hoảng nguồn cung 1979-1981:
Cuộc khủng hoảng nguồn cung này bắt nguồn từ Cuộc cách mạng Iran và chiến tranh Iran-Irag, nó đã gây ra nhiều thiệt hại kinh tế cho các nước thành viên IEA [36, volume II, tr.25]
Khi chế độ của vua Iran - Reza Shah bị sụp đổ, ngành công nghiệp vàng đen của nước này dưới chế độ mới đã giảm mạnh do sự tàn phá của các bên đối lập Trước tình hình đó, Ả Rập Xê Út và các thành viên OPEC đã đồng thuận tăng sản lượng trong nỗ lực hạ giá dầu Do đó, sản lượng dầu toàn cầu chỉ giảm 4% so với trước khi xảy ra cách mạnh Hồi giáo Iran Tuy nhiên, sau đó giá dầu vẫn lên mức kỉ lục do tình trạng đầu cơ và quyết định ngừng nhập khẩu dầu Iran của tổng thống Mỹ bấy giờ là Jimmy Carter Chỉ trong vòng 12 tháng, giá dầu đã tăng từ 15,85 USD/thùng lên 39,5 USD/thùng Hậu quả là lạm phát, thất nghiệp bùng nổ và đạt đỉnh vào năm 1982
Mức độ tiêu thụ dầu mỏ mỗi ngày của thế giới năm 1978 la 52 triệu thùng/ngày, trong đó 38 triệu thùng (khoảng 70%) được sản xuất từ các nước OPEC Giai đoạn này sự phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu của các nước
Trang 36thành viên IEA là khá cao do đó họ dễ bị “tổn thương” trước sự biến động giá dầu
IEA đã kích hoạt ngay hệ thống thông tin thị trường, liên tục cập nhật thông tin đến Ủy ban điều hành và chính phủ các nước thành viên IEA Tháng 3/1979 Ủy ban điều hành đã thông qua “Hành động đối với tình hình thị trường dầu mỏ” trong đó nhấn mạnh nguy cơ nghiêm trọng gián đoạn nguồn cung ngắn hạn trong năm 1979 Ủy ban điều hành cũng lưu ý tính không ổn định của diễn biến thị trường trong thời gian tới Trước tình hình đó IEA đã thông qua thỏa thuận các nước thành viên sẽ giảm nhu cầu tiêu thụ của mình
ở mức 2 triệu thùng/ngày, thời gian và mức giảm được áp dụng cụ thể tùy vào điều kiện và tình hình của mỗi nước Với hành động này IEA đã cắt giảm 5% lượng dầu tiêu thụ mỗi ngày của họ Bên cạnh đó chính phủ các nước IEA cũng duy trì các chính sách tránh việc tiêu thụ năng lượng không cần thiết để duy trì các hoạt động kinh tế cấp cao, tăng cường sản xuất nội địa, điều chỉnh chính sách quản lí và hỗ trợ giá cả trong nước
Cuộc khủng hoảng 1979-1981 tuy chưa đạt được mức qui định 7% để kích hoạt Hệ thống chia sẻ khẩn cấp nhưng một loạt các biện pháp thay thế đã được đưa ra, đây là lần đầu tiên IEA đưa ra các biện pháp ứng phó linh hoạt như vậy
1.3.2 Phản ứng trước cuộc khủng hoảng vùng Vịnh 1990-1991
Nguyên nhân: Irag cho rằng Kuwait đã “Khoan nghiêng” giếng dầu của họ
vào biên giới Irag và tiến hành xâm chiếm Kuwait ngày 02 tháng 8 năm
1990 Hậu quả của cuộc xâm chiếm này là ngay lập tức Irag đã bị Liên Hiệp Quốc áp đặt trừng phạt kinh tế Cấm vận trên các lĩnh vực ngoại giao, viện trợ, buôn bán, thương mại, vũ khí và đặc biệt là năng lượng khiến giá dầu
Trang 37mức 15 đô la/ thùng lên mức 41 đô la/thùng là nguy cơ có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu Trước tình hình này, IEA phải sẵn sàng hành động để can thiệp vào cuộc khủng hoảng này
Trước khi các lực lượng liên minh vùng Vịnh bắt đầu chiến dịch giải phóng Kuwait, IEA đã có sự chuẩn bị tốt để phản ứng với các mối đe dọa nguồn cung cấp dầu, đưa ra hai hệ thống ứng phó khẩn cấp chính: Hệ thống chia sẻ khẩn cấp và biện pháp phối hợp ứng cứu khẩn cấp [36,volume II, tr.133] Khi chiến dịch bắt đầu, IEA đã hành động để đưa thêm dầu vào thị trường Tháng 1/1991, giám đốc điều hành IEA lúc đó là ông Helga Steeg đã đưa ra thông báo tới các nước thành viên để đáp ứng khẩn cấp lượng dầu cần thiết, cung cấp cho thị trường 2,5 triệu thùng dầu mỗi ngày và liên tục trong 15 ngày Trong đó: hai triệu thùng dầu từ các nước thành viên, 400 nghìn thùng
từ biện pháp giảm tiêu thụ dầu, 100 nghìn thùng từ nhiên liệu chuyển ra dầu
và việc sử dụng công suất dự phòng
Kết quả: Với sự can thiệp và những hành động của IEA, giá dầu đã trở về
mức gần ổn định và giải quyết được nguy cơ gián đoạn nguồn cung cấp dầu
Kế hoạch dự phòng đã thực hiện đúng chức năng của nó IEA có thể chấm dứt các kế hoạch dự phòng trong thời gian ngắn Trong cuộc họp ngày 06 tháng 3 năm 1991 (hơn 1 tuần sau hiệp định đình chiến) IEA đã ra quyết định chấm dứt kế hoạch dự phòng
Tiểu kết:
Nguồn gốc cơ bản hình thành nên IEA bắt nguồn từ những chuyển biến về kinh tế và cả chính trị liên quan đến những mâu thuẫn xung đột chính trị và quân sự tại khu vực Trung Đông, những mâu thuẫn bên trong khối tư bản chủ nghĩa và những hạn chế trong nền kinh tế của các nước công nghiệp trên thị trường dầu mỏ quốc tế đặc biệt là những diễn biến xung quanh cuộc khủng
Trang 38hoảng dầu mỏ thế giới 1973 Sự ra đời của IEA đã giúp cho các nước công nghiệp có một cơ chế hợp tác và hành động thống nhất trong việc đảm bảo an ninh nguồn cung cho sự phát triển kinh tế của họ nhằm chống lại việc sử dụng “vũ khí dầu mỏ” của các nước OPEC Những hoạt động trong thế kỷ
XX của IEA luôn gắn liền với mục tiêu, tôn chỉ hoạt động đã được đề ra của
Cơ quan này đó là đảm bảo an ninh dầu mỏ Về mặt thực tiễn, trong thế kỷ
XX, IEA đã thể hiện rõ vai trò của mình là một đối trọng với OPEC, đem lại cho các nước thành viên “tâm lý ổn định” hơn so với giai đoạn Cơ quan này chưa được thành lập Bước sang thế kỷ XXI, tình hình an ninh năng lượng trên thế giới có nhiều sự biến động yêu cầu IEA phải có những chuyển biến trong hành động để đáp ứng được sự thay đổi đó Chương II sau đây sẽ lần lượt phác họa “bức tranh an ninh năng lượng” trong những năm đầu thế kỷ XXI và những hoạt động nổi bật của IEA trước bối cảnh năng lượng đó
Trang 39CHUƠNG 2: AN NINH NĂNG LƯỢNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
IEA TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
Sang thế kỷ XXI tình hình thế giới có nhiều chuyển biến, không một cường quốc nào, dù là siêu cường duy nhất còn lại như Mỹ, hoặc một liên minh cường quốc nào, có thể “giơ chiếc gậy chỉ huy” để buộc thế giới phải tuân theo như trong thế giới hai cực trước đây
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương: Thế kỷ XXI được dự đoán là kỷ nguyên
châu Á – Thái Bình Dương Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ cùng với Mỹ được xem là những nhân tố quan trọng hàng đầu để nói đến điều
đó Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, châu Á – Thái Bình Dương được Liên hợp quốc đánh giá là khu vực dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt rất lớn và tập trung sự trỗi dậy kinh tế của nhiều nước (Trung Quốc, Ấn Độ…) Đây là hai quốc gia có số dân đông nhất thế giới và là những nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, tất yếu có vị thế chính trị lớn trong việc giải quyết các vấn đề cấp thiết của cộng đồng quốc tế Đáng chú ý là Trung Quốc, năm 2010 Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới xét về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trở thành công xưởng của thế giới sau khi đã vượt Pháp, Anh và Đức nhờ mức tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 10%/năm trong hơn hai thập kỷ qua
Châu Phi: Thế kỷ XXI có nhiều kỳ vọng về sự vươn lên của châu Phi, tuy
nhiên cho đến thời điểm hiện tại châu Phi vẫn là điểm đen về đói nghèo, bệnh tật và triền miên trong bất ổn kinh tế-chính trị Báo cáo phát triển con ngườicủa Liên hiệp quốc năm 2003 (về 175 quốc gia) đã cho thấy các vị trí từ
151 (Gambia) tới 175 (Sierra Leone) đã hoàn toàn thuộc về các nước châu Phi Tuy nhiên, châu Phi lại là điểm đến quan trọng trong chính sách đối
Trang 40ngoại của phương Tây và các nước lớn như Trung Quốc, Nga, Mỹ do sự hấp dẫn của quốc gia này về tài nguyên khoáng sản Nhưng thu nhập đến với các nước châu Phi lại nhanh chóng ra đi, hoặc là do các tài sản được bán ra đều là
sở hữu của ngoại quốc (dầu mỏ là một ví dụ điển hình) Những năm gần đây châu Phi trở thành điểm nóng trong bất ổn chính trị với các sự kiện nổi bật như “Mùa xuân Ả-rập”; cách mạng tại các quốc gia Ai Cập, Tunisia nhằm phản đối lực lượng an ninh quá mạnh tay; thiếu bầu cử tự do, thất nghiệp, mong muốn nâng cao mức lương tối thiểu, thiếu nhà ở, lạm phát thực phẩm, tham nhũng, thiếu tự do ngôn luận, và điều kiện sống của người nghèo
Liên minh châu Âu: Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI (2000 - 2010),
EU đã đạt được những thành tựu rất lớn trong việc xây dựng một liên minh kinh tế tiền tệ, xây dựng Hiến pháp chung Đặc biệt, năm 2010 là năm đánh dấu giai đoạn 10 năm thực hiện Hiệp ước Lisbon nhằm hình thành một khuôn khổ phối hợp chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội trong giai đoạn trung hạn
10 năm để đưa EU trở thành một khu vực kinh tế tri thức có khả năng cạnh tranh trên thế giới, có việc làm đầy đủ và sự liên kết xã hội rộng rãi hơn
So với thời điểm bắt đầu thực hiện Hiệp ước Lisbon (13/12/2007), EU ngày nay đã có nhiều thay đổi theo hướng lớn mạnh hơn, mở rộng hơn Tuy nhiên,
10 năm đầu của thế kỷ XXI cũng chứng kiến những khó khăn, thách thức của
EU cả trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội, điển hình là vẫn tồn tại những bất đồng quan điểm giữa các nước lớn trong những vấn đề chung của
xã hội, nạn nhập cư, mất an ninh phi truyền thống, thất nghiệp, khủng hoảng
nợ công Những vấn đề này sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của EU trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI
Điểm qua những thông tin về tình hình kinh tế-chính trị tại các khu vực khác nhau trên thế giới trên đây cho ta thấy mục tiêu phát triển kinh tế có ảnh