1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 2005-2015 và định hướng đến năm 2020

44 693 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tàiTrước xu thế hội nhập và toàn cấu hóa của nền kinh tế như hiện nay, việc đưa người lao động ra nước ngoài làm việc đã trở thành một hiện tượng phổ biến như một tất yếu diễn ra. Ngày nay giải quyết vấn đề việc làm bằng hình thức xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vực hoạt động đem lại lợi ích kinh tế xã hội quan trọng cho nhiều quốc gia. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp đang là một trong những bài toán vô cùng học búa đối với nhiều quốc gia trên thế giới.Với đặc điểm có cơ cấu dân số trẻ, mỗi năm có hơn một triệu người bước vào độ tuổi lao động, Việt Nam đã trở thành một nước có lợi thế không nhỏ trên thị thị trường lao động quốc tế. Bên cạnh đó quá trình hội nhập và vận động theo xu thế toàn câu hóa cũng tác động lớn đến xuất khẩu lao động, đây được coi là giải pháp tạo việc làm quan trọng mang tính chiến lược. Ở Việt Nam, hoạt động xuất khẩu lao động chính thức bắt đầu từ năm 1980 và ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ, cải thiện đời sống nhân dân. Những năm gần đây, khi mà nước ta đang càng ngày càng mở cửa, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, xuất khẩu lao động với những hoạt động mang lại lợi tích to lớn đã tỏ rõ vào trò quan trọng và cũng khằng định rằng đây là hoạt động tất yếu, cần thiết cho phát triển kinh tế.Hàn Quốc là một quốc giá có nền kinh tế phát triển, nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài ngày càng tăng để đáp ứng kịp thời quá trình sản xuất. Được đánh giá là một thị trường thu hút nhiều lao động nước ngoài với thu nhập tương đối cao, đi kèm đó là môi trường làm việc tốt, chuyên nghiệp, Hàn Quốc đã trở thành địa điểm có sức hấp dẫn lớn với lao động Việt Nam. Xây dựng mối quan hệ hợp tác với Hàn Quốc từ lâu, nước ta đã coi đây là một trong những thị trường trọng điểm trong họat động xuất khẩu lao động ra nước ngoài.Trong những năm qua, xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc đã gia tăng mạnh, đem lại nhiều lợi ích to lớn về mặt kinh tế xã hội đồng thời góp phần đáng kể vào việc giải quyết vấn tình trạng thất nghiệp trong nước. Mặt khác, đây cũng là công cụ chuyển giao công nghệ tiên tiến giúp đào tạo cán bộ có chất lượng cao và tăng cường hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Mặc dù vậy, nhận thức về xuất khẩu lao động ở nước ta còn chưa đầy đủ, chặt chẽ, việc xác định mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động còn chưa phù hợp. Do vậy hiệu quả kinh tế xã hội mà hoạt động này mang lại chưa xứng với yêu cầu về tiềm năng nguồn lực mong đợi . Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của xuất khẩu lao động của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, em chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 20052015 và định hướng đến năm 2020”.2.Mục tiêu nghiên cứuMục đích của đề án là phân tích, đánh giá thực trạng tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 20052015. Trên cơ sở đó, đề án đề xuất những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc định hướng đến năm 2020.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượngĐề án nghiên cứu tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc về quy mô, cơ cấu và những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc.3.2. Phạm viPhạm vi của đề án là phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 20052015 và giải pháp thúc đẩy đến 2020.4.Phương pháp nghiên cứuĐề án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê. Nguồn số liệu được lấy từ Tổng cục thống kê, tổng hợp từ số liệu của Cục quản lý lao động nước ngoài – Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội Việt Nam.5.Kết cấu của đề tàiNgoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề án được trình bày theo 3 chương:Chương 1: Tổng quan về hoạt động xuất khẩu lao động và khái quát về thị trường lao động của Hàn Quốc Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 20052015Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy XKLĐ Việt Nam sang Hàn Quốc đến năm 2020

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trước xu thế hội nhập và toàn cấu hóa của nền kinh tế như hiện nay, việc đưangười lao động ra nước ngoài làm việc đã trở thành một hiện tượng phổ biến nhưmột tất yếu diễn ra Ngày nay giải quyết vấn đề việc làm bằng hình thức xuất khẩulao động đã trở thành một lĩnh vực hoạt động đem lại lợi ích kinh tế - xã hội quantrọng cho nhiều quốc gia Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, giải quyếtvấn đề việc làm và thất nghiệp đang là một trong những bài toán vô cùng học búađối với nhiều quốc gia trên thế giới

Với đặc điểm có cơ cấu dân số trẻ, mỗi năm có hơn một triệu người bước vào độtuổi lao động, Việt Nam đã trở thành một nước có lợi thế không nhỏ trên thị thịtrường lao động quốc tế Bên cạnh đó quá trình hội nhập và vận động theo xu thếtoàn câu hóa cũng tác động lớn đến xuất khẩu lao động, đây được coi là giải pháptạo việc làm quan trọng mang tính chiến lược Ở Việt Nam, hoạt động xuất khẩu laođộng chính thức bắt đầu từ năm 1980 và ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phầnquan trọng vào việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, tăng nguồn thungoại tệ, cải thiện đời sống nhân dân Những năm gần đây, khi mà nước ta đangcàng ngày càng mở cửa, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, xuất khẩu lao độngvới những hoạt động mang lại lợi tích to lớn đã tỏ rõ vào trò quan trọng và cũngkhằng định rằng đây là hoạt động tất yếu, cần thiết cho phát triển kinh tế

Hàn Quốc là một quốc giá có nền kinh tế phát triển, nhu cầu tuyển dụng laođộng nước ngoài ngày càng tăng để đáp ứng kịp thời quá trình sản xuất Được đánhgiá là một thị trường thu hút nhiều lao động nước ngoài với thu nhập tương đối cao,

đi kèm đó là môi trường làm việc tốt, chuyên nghiệp, Hàn Quốc đã trở thành địađiểm có sức hấp dẫn lớn với lao động Việt Nam Xây dựng mối quan hệ hợp tác vớiHàn Quốc từ lâu, nước ta đã coi đây là một trong những thị trường trọng điểm tronghọat động xuất khẩu lao động ra nước ngoài

Trong những năm qua, xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc đã gia tăng mạnh,đem lại nhiều lợi ích to lớn về mặt kinh tế - xã hội đồng thời góp phần đáng kể vàoviệc giải quyết vấn tình trạng thất nghiệp trong nước Mặt khác, đây cũng là công cụchuyển giao công nghệ tiên tiến giúp đào tạo cán bộ có chất lượng cao và tăngcường hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc Mặc dù vậy, nhận thức vềxuất khẩu lao động ở nước ta còn chưa đầy đủ, chặt chẽ, việc xác định mục tiêu vàgiải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động còn chưa phù hợp Do vậy hiệu quảkinh tế -xã hội mà hoạt động này mang lại chưa xứng với yêu cầu về tiềm năngnguồn lực mong đợi Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của xuất khẩu

Trang 2

lao động của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, em chọn đề tài

nghiên cứu “Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 2005-2015 và định hướng đến năm 2020”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích của đề án là phân tích, đánh giá thực trạng tình hình xuất khẩu lao độngViệt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 2005-2015 Trên cơ sở đó, đề án đề xuất những giảipháp thúc đẩy xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc định hướng đến năm 2020

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng

Đề án nghiên cứu tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc về quy

mô, cơ cấu và những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc

3.2 Phạm vi

Phạm vi của đề án là phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu lao động Việt Namsang Hàn Quốc giai đoạn 2005-2015 và giải pháp thúc đẩy đến 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phân tích tổng hợp, so sánh,thống kê

Nguồn số liệu được lấy từ Tổng cục thống kê, tổng hợp từ số liệu của Cục quản

lý lao động nước ngoài – Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội Việt Nam

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề án được trìnhbày theo 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về hoạt động xuất khẩu lao động và khái quát về thịtrường lao động của Hàn Quốc

Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang HànQuốc giai đoạn 2005-2015

Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy XKLĐ Việt Nam sang HànQuốc đến năm 2020

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ

Tiếng Anh Tiếng Việt

5 EPS Employment Permit System Chương trình cấp phép việc làm

6 WTO Organization World Trade Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XKLĐ VÀ KHÁI QUÁT VỀ

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CỦA HÀN QUỐC

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XKLĐ

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của XKLĐ

1.1.1.1 Các khái niệm chung

Thị trường lao động là một lĩnh vực của nền kinh tế mà ở đó diễn ra quá trình

mua bán, trao đổi, thuê mướn sức lao động Ở nơi nào có nhu cầu sử dụng lao động

và có nguồn cung cấp lao động thì ở đó sẽ hình thành nên thị trường lao động Đốitượng tham gia thị trường lao động gồm những người lao động và người sử dụnglao động Giá cả sức lao động chinh là tiền công mà người sử dụng lao động trả chongười lao động Khi cung và cầu lao động gặp nhau và hoạt động mua bán, trao đổihay thuê mướn sức lao động diễn ra trong phạm vi biên giới một quốc gia thì ta cóthị trường lao động nội địa, khi diễn ra ngoài biên giới quốc gia một nước thì ta cóthị trường lao động quốc tế

Xuất khẩu lao động ( Export of Labour) là hoạt động kinh tế của một quốc

gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệpđịnh hoặc hợp đồng có tính chất pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa vànhận lao động

Lao động xuất khẩu ( Labour export) là bản thân người lao động, có những

độ tuổi khác nhau, sức khỏe và kỹ năng lao động khác nhau, đáp ứng được nhữngyêu cầu của nước nhập khẩu lao động

Trong nền kinh tế thị trường, XKLĐ là một hoạt động kinh tế đối ngoại, mangđặc thù của xuất khẩu nói chung Thực chất XKLĐ là một hình thức di cư quốc tế.Tuy nhiên đây chỉ là sự di cư tạm thời và hợp pháp

1.1.1.2 Nguyên nhân hình thành và phát triển XKLĐ

Thứ nhất, do có sự mất cân đối vê số lượng lao động, khi nguồn lao động một

nước không đáp ứng đủ hoặc vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước Sự dư thừa laođộng, vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước của một nước có thể là vì nước đó

có tỷ lệ phát triển dân số cao nền sản xuất trong nước lạc hậu, kém phát triểndẫn đến nhu cầu sử dụng thấp hoặc do nước đó có sự chuyển đổi cơ chế kinh tế

mà trong giai đọan chuyển tiếp nền kinh tế chưa thể phù hợp ngay với cơ chếmới nên đã giảm sút nghiêm trọng, sản xuất bấp bênh, số lao động dư thừa tăngnhanh Trong khi đó, nhiều nước có nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu sửdụng lao động lớn trong khi tốc độ tăng dân số lại quá thấp nên đã xảy ra hiệntượng thiếu lao động

Thứ hai, do có sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề nhất định mà trong nước

không có hoặc không đủ Ví dụ : ở một số nước phát triển rất thiếu lao động trongcác ngành nặng nhọc, độc hại còn ở nước nghèo lại thiếu các chuyên gia, cán bộ kỹthuật có trình độ cao Trình độ phát triển kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật củamỗi quốc gia không thể giải quyết hết sự mất cân bằng này, đòi hỏi phải có sự traođổi lao động với các quốc gia khác Hành vi trao đổi này dẫn đến sự ra đời và pháttriển của xuất khẩu lao động

Trang 5

Thứ ba, do có sự chênh lệch giá cả sức lao động trong nước và sức lao động

nước ngoài Nhiều nước mặc dù không dư thừa lao động cũng tiến hành xuất khẩulao động vì có lợi cho cán cân thanh toán do họ có được những hợp đồng XKLĐ cógiá cao và bù lại họ nhập khẩu lao động tự những nước có giá cả thấp hơn Điều này

lý giải vì sao có những nước vừa nhập khẩu lại vừa XKLĐ như: Cuba, Malaysia,Bungari

Thứ tư, do có sự chênh lệch về mức thu nhập và mức sống giữa người lao

động trong nước và người lao động đi làm việc ở nước ngoài Vì vậy mà nhiềungười dù không thuộc đội quân thất nghiệp nhưng vẫn muốn đi XKLĐ để tăng thêmthu nhập, cải thiện đời sống

Thứ năm, do xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, lực lượng sản xuất phát

triển, nền sản xuất lớn không thể bó hẹp trong phạm vi biên giới quốc gia mà mởrộng ra nhiều nước, việc sử dụng lao động mang tính quốc tế Hơn nữa, việc tăngcường xuất khẩu công nghệ, bao thầu công trình quốc tế sẽ tất yếu kèm theo việcphát triển xuất khẩu lao động

Tính xã hội thể hiện ở chỗ: dù các chủ thể tham gia XKLĐ với mục tiêu kinh

tế nhưng trong quá trình tiến hành XKLĐ thì cũng đồng thời tạo ra các lợi ích cho

xã hội như giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động, góp phần

ổn định và cải thiện cuộc sống cho người dân, nâng cao phúc lợi xã hội, đảm bảo anninh chính trị …

Thứ hai, XKLĐ là một hoạt động mang tính cạnh tranh

Sở dĩ XKLĐ là một hoạt động mang tính cạnh tranh vì để XKLĐ cần có thịtrường lao động Thị trường lao động là một bộ phận cấu thành của hệ thống thịtrường trong nền kinh tế thị trường phát triển Trên thị trường lao động diễn ra quátrình thỏa thuận, trao đổi, thuê mướn lao động giữa hai bên, bên sử dụng và bên chothuê lao động Cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường Trong cạnh tranh aimạnh thì thắng, yếu thì thua

1.1.2 Các hình thức XKLĐ

1.1.2.1 Thông qua doanh nghiệp được phép cung ứng lao động theo hợp đồng

ký kết với bên nước ngoài

Trang 6

Đối tác nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động, đưa ra những yêu cầu cụthể về số lượng, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tếcủa Việt Nam sau khi nhận được đơn đặt hàng của bên nước ngoài sẽ tiến hành sơtuyển dựa trên những tiêu chí có sẵn Để đảm bảo đúng yêu cầu của mình, bên nướcngoài thực hiện kiểm tra lại một lần nữa trước khi lao động sang làm việc.

1.1.2.2 Thông qua doanh nghiệp nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư

ở nước ngoài

Bên nước ngoài đặt hàng các công trình xây dựng, do vậy phải đưa đi đồng

bộ các đối tượng lao động gồm có kỹ thuật, quản lý, chỉ đạo thi công và lao độngtrực tiếp sang nước ngoài làm việc Sau khi công trình kết thúc thì cũng chấm dứthợp đồng đối với người lao động, vì thế xuất khẩu lao động theo hình thức khoánkhối lượng công việc thường không ổn định, tâm lý của người lao động dễ bị chánnản, không tận tâm với công việc

1.1.2.3 Theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động trực tiếp ký kết với người sử dụng lao động nước ngoài

Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay, hình thức này đòi hỏi đối tượng laođộng đa dạng tuỳ theo yêu cầu và mức độ phức tạp của công việc Có những yêucầu của người nước ngoài đòi hỏi người có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất,kinh nghiệm tổ chức quản lý, cũng có những yêu cầu chỉ cần người lao động cótrình độ giản đơn

Ngoài những hình thức đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài,hình thức XKLĐ tại chỗ cũng đã trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam Thông qua các

tổ chức kinh tế của ta, người lao động được cung ứng cho các tổ chức kinh tế nướcngoài dưới những hình thức: các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các khu chếxuất, khu công nghiệp và các tổ chức, cơ quan ngoại giao tại Việt Nam

1.1.3 Vai trò của XKLĐ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

1.1.3.1 Đối với nước XKLĐ

1.1.3.1.1 Tác động tích cực

Về mặt kinh tế, XKLĐ giúp giảm sức ép về việc làm trong nước, tăng thu

ngoại tệ, tăng thêm tri thức kinh nghiệm làm ăn kinh tế (qua học hỏi ở nước nhậnlao động), góp phần làm cân bằng thương mại trong nước, mang lại sự thịnh vượngkhông chỉ cho bộ phận lao động nói mà chung cho cả đất nước

Về mặt xã hội, XKLĐ góp phần làm giảm tệ nạn xã hội ( do thất nghiệp gây

ra), tạo một hướng lao động tích cực cho người lao động, học tập được phong cáchlao động mới do tổ chức lao động ở nước ngoài trang bị

Về mặt đối ngoại, XKLĐ tạo điều kiện mở rộng quan hệ đối ngoại hợp tác đôi

bên cùng có lợi, giao lưu với các nước, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, giới thiệu conngười và đất nước của mình cho các nước khác

1.1.3.1.2 Tác động tiêu cực

Về mặt kinh tế, giảm bớt một bộ phận lao động trẻ, khỏe, có trình độ văn hóa

chuyên môn tương đối cao; gây biến động về sức mua trong nước (giảm khi XKLĐ,tăng đột ngột khi lao động trở về), có thể mất bí mật kinh tế (do người lao động

Trang 7

mang đi bán)…

Về mặt chính trị xã hội, dễ để lại hậu quả xấu ở nước nhận lao động nếu lao

động sang đó có các hành động sai trái (vi phạm luật pháp và phong tục tập quán).Người lao động còn dễ dàng mang theo những nếp sống không phù hợp, các bệnh

xã hội từ nước ngoài về sau thời gian đi lao động ở nước ngoài

1.1.3.2 Đối với nước nhận lao động

1.1.3.2.1 Tác động tích cực

Sẽ thu được những lợi ích đáng kể như cung cấp đủ số lao động bù đắp vàocác ngành thiếu hụt, khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng của đất nước, mở rộngquan hệ và uy tín với nước có lao động, khai thác kinh nghiệm, kiến thức, tácphong lao động và cung cách quản lý của nước khác, mở rộng nhu cầu thị trườngtrong nước…

1.1.3.2.2 Tác động tiêu cực

Nước nhận lao động có thể đồng thời phải chịu những ảnh hưởng và tác độngxấu của người lao động đến làm việc ở nước mình (du nhập lối sống và bệnh tật xãhội bên ngoài vào, phải cung ứng thêm một lượng lương thực, thực phẩm và hànghóa tiêu dùng…)

1.2 THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG HÀN QUỐC VÀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG CỦA HÀN QUỐC

1.2.1 Thị trường lao động của Hàn Quốc

Hàn Quốc có diện tích là 99 538 km2, bằng 1/3 diện tích Việt Nam Dân sốkhoảng 50.22 triệu người (năm 2013) là một nước phát triển với mức sống cao.Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba châu Á và thứ 10 thế giớitheo GDP năm 2006 Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng kinh

tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm - một phântích gần đây nhất bởi Goldman Sachs năm 2007 đã chỉ ra Hàn Quốc sẽ trở thànhnước giàu thứ 3 thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu người là 52.000USD và 25 năm tiếp sẽ vượt qua các nước trừ Hoa Kỳ để trở thành nước giàu thứhai trên thế giới, với GDP bình quân/người là 81.000 USD.

Hiện nay, ở Hàn Quốc có trên 4 triệu các xí nghiệp, công ty vừa và nhỏ Tuy

là các xí nghiệp vừa và nhỏ song có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế: 70%lực lượng công nhân làm việc ở các xí nghiệp này, sản phẩm xã hội tuy chỉ chiếm40% nhưng chủ yếu là sản xuất nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng phục vụ đời sống.Các xí nghiệp này được hình thành và phát triển từ các hộ gia đình sản xuất kinhdoanh dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn Do vị trí và vai trò quan trọngcủa nó mà chính phủ Hàn Quốc từ trước đến nay đều rất quan tâm và tạo mọi điềukiện cho loại hình kinh tế này phát triển

Lao động Hàn Quốc có mức sống cao, có sự lựa chọn chỗ làm việc Họ từ chốilàm việc ở các ngành sản xuất nặng nhọc, ô nhiễm; nhất là các xí nghiệp thuộc loại3D (dirty, dangerous, difficult – độc hại, nguy hiểm, khó khăn) để chuyển sang cácngành dịch vụ, văn phòng hay kỹ thuật cao Tình trạng thiếu lao động tập trung chủyếu trong các xí nghiệp vừa và nhỏ, nhiều xí nghiệp đã phá sản làm ảnh hưởng đếntốc độ phát triển kinh tế chung của đất nước

Trang 8

Về phía các nước kém phát triển hơn trong khu vực: đã xuất hiện nhu cầuXKLĐ, lập lại bước đi của Hàn Quốc ở các thập kỷ trước Người lao động từ cácnước này kéo tới Hàn Quốc để làm việc ngày càng tăng, họ là công nhân của cácnước đang phát triển như: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Philippin, Bănglađet…đến Hàn Quốc để hy vọng có một mức sống và tích lũy cao hơn trong nước Đây làmột trào lưu chuyển dịch lao động ở Châu Á nhằm phân bổ lao động và hợp táchiệu quả hơn giữa các nước Quả thật nhiều nước đã coi đây là một nguồn thu nhậpquốc gia và có chính sách cụ thể để đưa người ra nước ngoài làm việc Ví dụ nhưThái Lan, XKLĐ của nước này đã trở thành một trong mười nguồn thu ngoại tệ lớnnhất của đất nước Tuy nhiên, thực tế đã nảy sinh rất nhiều vấn đề còn đang tranhluận từ phía Hàn Quốc cũng như từ phía các nước có lao động xuất khẩu.

Về phía Hàn Quốc: việc chuyển nền kinh tế chủ yếu dựa vào các ngành côngnghiệp cần chuyển nhiều sức lao động sang các ngành công nghệ cao Điều này đã làmcho đất nước phải đối phó với khoảng trống giữa cung và cầu lao động Xu hướng nhậpkhẩu lao động tăng lên Riêng trong năm 2005 có tới 24 552 công nhân từ 11 nước đãđược đưa vào Hàn Quốc, gồm có: 9366 người Hoa, 4 145 người Việt Nam, 3 600người Philippin, 2060 người Bănglađet, 1361 người Indonesia, 1021 người Mianma.Ngoài ra còn có số ít lao động đến từ NêPan, Pakittăng, Xrilanca và udơbekixtăng.Những công nhân của những nước trên nằm rải rác trong số 5215 xưởng sản xuất, baogồm 21 ngành công nghiệp chế tạo như: Các xưởng dệt, may quần áo da và lông thú,các sản phẩm cao su và nhựa, các máy móc và công cụ chế biến gỗ, giấy, đánh bắt cátrên biển… Mỗi xưởng có khoảng từ 10 đến 200 công nhân

1.2.2 Một số chính sách nhập khẩu lao động của Hàn Quốc

1.2.2.1 Chính sách nhập khẩu lao động của Hàn Quốc

Trước năm 2007, Hàn Quốc tiến hành tuyển dụng lao động nước ngoài nóichung và Việt Nam nói riêng theo hai chế độ: chế độ cấp phép lao động và chế độ tunghiệp sinh công nghiệp

Với chế độ tu nghiệp sinh công nghiệp:

- Các quốc gia tuyển dụng công nhân : Nepal, Mông Cổ, Mianma,Bangladesh,Việt Nam, Serilanca, Uzbekistan, Iran, Indonesia, Trung quốc,Kazakhtan, Thái lan, Paskistan, Philipin, Campuchia gồm 15 quốc gia trọng tâm

- Số lượng đăng kí: 130.000 người (Từ năm 2002)

- Số lượng được khai báo chính thức: 38.000 người

Căn cứ vào các tài liệu hộ hợp đồng quản lí nhân lực lao động người nướcngoài ở Bộ điều tra ngoại giao Hàn Quốc thì vào năm 2006 phải tuyển được thêm58% so với con số 100.4000 trong năm 2005, tăng 60.000 người, dự báo là sẽ có sựgiao động mạnh về yêu cầu tuyển dụng lao động trong thời gian tới

Với chế độ cấp phép lao động:

- Các quốc gia tuyển dụng công nhân: Việt Nam, Indonesia, Philipin,Srilanca, Thái Lan, Mông Cổ gồm 6 nước

- Các ngành nghề kinh doanh: Kĩ nghệ sản xuất, kiến thiết, giáo dục, dịch vụ

- Chế độ bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội (sức khoẻ, quốc dân, thuê mướn laođộng, tai nạn công nghiệp), bảo hiểm xuất cảnh trọn kì (tiền thôi việc), bảo hiểm

Trang 9

việc nợ tiền lương của người lao động, bảo hiểm tiền về nước, thương tật cho ngườilao động

Ngoài ra Hàn Quốc còn tiếp nhận lao động nước ngoài qua chương trình Thẻvàng Tháng 11/2005 đã có 32 doanh nghiệp Hàn Quốc sang Việt Nam trực tiếptuyển 100 lao động kỹ thuật cao trong các ngành điện tử, năng lượng, công nghệthông tin, trong đó khoảng 70 người đã được tiếp nhận sang làm việc tại Hàn Quốc

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2007, Chương trình tu nghiệp sinh chính thức bị huỷ bỏ,lao động đã đi theo Chương trình tu nghiệp sinh hiện đang làm việc tại Hàn quốc sẽđược chuyển sang hình thức lao động

Một số chính sách hỗ trợ lao động nước ngoài của Hàn Quốc

- Đẩy mạnh công tác giáo dục tiếng Hàn cho con em công nhân lao động ditrú Bộ giáo dục nguồn nhân lực Hàn Quốc dự định sẽ thực hiện nhiều kế hoạchmới Ở cấp tiểu học, tổ chức lớp học tiếng Hàn, soạn thảo sách giáo khoa riêng chocon em công nhân di trú Bộ cũng sẽ điều tra xem thực trạng các vấn đề và tính thiếtyếu của nó và dự định đến tháng 8 này sẽ công bố thi hành những chính sách hỗ trợtổng hợp

- Bộ tư pháp đảm trách vấn đề bảo vệ nhân quyền cho người nước ngoài

- Các phương án hỗ trợ nhằm tăng cường khả năng lao động của công nhâncũng được đề xuất Khi chủ công ty, nhà máy tổ chức huấn luyện phát triển nănglực làm việc cho các nhân viên, công nhân hợp đồng thì học phí huyấn luyện và tiềnlương trong thời gian huấn luyện đó cũng sẽ được chi trả Bắt đầu từ tháng 3/2006,trường dạy nghề chuyên môn và trường Đại học kỹ thuật sẽ được sát nhập làm một

và được điều hành bởi Đại học trung tâm và các cơ sơ hệ thống Những doanhnghiệp nhỏ muốn tiến hành huấn luyện kỹ thuật và năng lực cho công nhân thì sẽđược áp dụng chế độ bảo hiểm tuyển dụng, theo đó, lệ phí và tiền lương huấn luyệncũng sẽ được chi trả

- Những công nhân làm trong các ngành công nhân độc hại đều phải đượckiểm tra sức khoẻ đặc biệt Kể từ ngày 01/01/2006, phạm vi các ngành công nghiệpđộc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ lao động như: tiếng ồn, bụi, hoá chất v.v đượcxem xét mở rộng từ 120 đến 177 loại ngành nghề Ngoài ra, việc thiết lập công đoànlao động của công nhân viên và các hoạt động đoàn thể được đảm bảo bằng cácchính sách cụ thể Các điều kiện hạn chế và đình chỉ tư cách đấu thầu đối với cáccông ty đã để xảy ra tai nạn, chết người cũng được thắt chặt hơn theo tiêu chuẩn từmức 3 người thiệt mạng xuống chỉ còn 2 người

- Kể từ tháng 5/2005, các lao động nước ngoài (Khoảng 711.154 lao động)phải nhập viện hoặc phẫu thuật khẩn cấp sẽ được nhận khoản trợ cấp của chính phủHàn Quốc trị giá 5 triệu won Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Hàn Quốc đã dành ra 4,6 tỉwon cho chương trình hỗ trợ này (chương trình này cũng dành cho cả những ngườikhông có nhà cửa) Đây là lần đầu tiên chính phủ Hàn Quốc đưa ra một chươngtrình bao gồm các chi phí phẫu thuật, nhập viện và các chi phí điều trị khác chonhững người lao động nhập cư và những người không có nhà cửa Nguồn quỹ 4,6 tỉwon được lấy phần lớn từ doanh thu bán xổ số

Trang 10

1.2.2.2 Một số quy định đối với lao động khi nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc

Luật pháp của Hàn Quốc đòi hỏi, những người lao động nước ngoài cần phải

có đầy đủ giấy tờ như giấy phép của Chính Phủ, visa ngay trước khi vào Hàn Quốc.Thủ tục giấy tờ sẽ làm phức tạp thêm qúa trình nhập khẩu lao động, và sẽ làm chocác xí nghiệp bản địa không thể có ngay được nguồn nhân lực ngay cả khi họ cầngấp Khi làm việc tại thị trường Hàn Quốc, người lao động phải tuân thủ một số quyđịnh như sau:

- Người lao động nước ngoài cũng phải tham gia mua các loại bảo hiểm: tuyểndụng, tai nạn lao động, sức khoẻ, tiền lương và bảo hiểm xã hội

- Trong khi làm việc, người lao động bị bệnh hay bị thương thì có thể nhận đượcnhững khoản trợ cấp sau: điều dưỡng, nghỉ việc, thương tật, và trợ cấp gia đình

- Tất cả tai nạn lao động xảy ra trong khi đang làm việc do lỗi của người laođộng sẽ không bị truy cứu trách nhiệm, lao động vẫn có thể nhận được sự bảo trợcủa Luật bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động

- Chủ sử dụng lao động phải mua bảo hiểm bảo lãnh tiền lương, đề phòngtrường hợp công ty bị phá sản mà không thể trả lương và tiền trợ cấp thôi việc chongười lao động

- Nếu lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc và trở thành người lưu trú bất hợppháp thì sẽ bị mất hết quyền lợi và không được pháp luật bảo vệ

- Thời gian tối đa mà người lao động nước ngoài có thể làm việc ở Hàn Quốc

là 3 năm, mỗi năm phải ký lại hợp đồng 1 lần Hết thời hạn này, lao động phải vềnước

Trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc, lao động không được mang theo gia đình

Trang 11

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2005-20152.1 HOẠT ĐỘNG XKLĐ CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

2.1.1 Chính sách XKLĐ của Việt Nam

Bộ lao động – thương binh và xã hội là cơ quan trực tiếp giúp Chính phủ quản

lý hoạt động XKLĐ Tùy trường hợp mà một số cơ quan như Bộ tài chính, Bộ công

an, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ thương mại, Ngân hàng Nhà nước, cơ quan đại diệnViệt Nam ở nước ngoài và đoàn thể liên quan đều chịu trách nhiệm liên đới trongquản lý hoạt động này

Thông qua nghị định 81/2003/NĐ-CP, Chính phủ quyết định về việc thành lậpquỹ hỗ trợ XKLĐ, hỗ trợ chi phí cho việc phát triển thị trường lao động mới, choviệc đào tạo người lao động, hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp giải quyết rủi

ro cũng như việc thưởng cho các cơ quan, đơn vị có thành tích trong hoạt độngXKLĐ

Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ cho vay đối với người lao động đi xuất khẩu,theo đó người đi XKLĐ không thuộc diện chính sách được vay tối đa là 20 triệu đồng

mà không yêu cầu thế chấp tài sản, điều này đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn cho người laođộng, nhất là đối với những lao động nghèo ở nông thôn – lực lượng chính của XKLĐ.Đồng thời hồ sơ thủ tục xin đi XKLĐ cũng đã được giảm bớt và trở nên đơn giản thuậnlợi hơn

Dù chủ trương chính sách đã được ban hành tương đối đồng bộ và từng bướchoàn thiện, nhưng còn chậm để triển khai vào cuộc sống, vẫn còn tình trạng một sốngành, địa phương đứng ngoài hoạt động XKLĐ hoặc có tham gia nhưng thiếu triệt

để Ở một số địa phương, cán bộ còn quan liêu, cửa quyền và sách nhiễu dân trongviệc giải quyết thủ tục đi XKLĐ Nhiều khoản mục cần thiết phải có sự hỗ trợ củaNhà nước vẫn còn vắng bóng như chính sách hỗ trợ của Nhà nước với vấn đề tạolập, giữ vững và phát triển thị trường XKLĐ; tư pháp quốc tế; bảo hộ họat độngXKLĐ khi tham gia vào thị trường mới …

2.1.2 Đặc điểm nguồn lao động xuất khẩu của Việt Nam

2.1.2.1 Lợi thế so sánh

Thứ nhất, so với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam có nguồn lao động

rất dồi dào và sung sức khoảng 62 triệu người trên tổng số 90 triệu người (năm

2014), mỗi năm thêm hơn 1 triệu người đến tuổi lao động Chiếm hơn 69% dân số,nguồn nhân lực Việt Nam được xếp vào loại trẻ của thế giới, là động lực quan trọng

thúc đẩy hoạt động XKLĐ

Theo Tổng cục Thống kê, Q1/2014, lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 trởlên là hơn 69.2 triệu người, tăng 669 nghìn người (1%) so với Q1/2013, trong đólực lượng lao động trong độ tuổi lao động là hơn 53.6 triệu người, tăng 592 nghìnngười so với Q1/2013

Thứ hai, giá nhân công Việt Nam rẻ hơn nhiều so với nhiều nước khác trong

khu vực và trên thế giới nên lao động Việt Nam có lợi thế so sánh so với thị trường

lao động thế giới về giá cả Có thể thấy rằng việc xuất khẩu lao động không chỉ làm

Trang 12

tăng nguồn thu ngoại tệ, tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần làmgiảm chi phí cho các doanh nghiệp sử dụng lao động cũng như tiết kiệm nguồn lực.

Bảng 2.1 Giá nhân công của một số nước trên thế giới ( USD/ tháng)

Thứ ba, lao động Việt Nam có tố chất cần cù, chịu khó, khéo tay, tiếp thu

nhanh và không ngừng được nâng cao chất lượng, các lao động được đào tạo bài bản Chính phủ Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề

từ 26% vào năm 2012 lên 44 triệu người (khoảng 70% số lao động vào năm 2020)

Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng giảm trong nông nghiệp, tăngtrong công nghiệp và dịch vụ, tăng tỷ lệ lao động chất xám Tỷ lệ lao động khu vựcnông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2014 là 46.6% (giảm 0.2% so với năm 2013);khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21.4% (tăng 0.2% so với năm 2013); khuvực dịch vụ duy trì ở mức 32% Đặc biệt, lao động tham gia hoạt động XKLĐ đượchọc và làm quen kỹ lưỡng về phong tục tập quán, ý thức kỷ luật lao động và tráchnhiệm cộng đồng Vi thế họ có khả năng thích nghi nhanh hơn với môi trường làmviệc mới, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tác phong làm việc công nghiệp

2.1.2.2 Hạn chế của nguồn lao động Việt Nam

Thứ nhất, nguồn nhân lực ở Việt Nam khá dồi dào, nhưng thiếu sự quan tâm

thỏa đáng, chưa được quy hoạch, chưa được khai thác, còn đào tạo thì nửa vời, thiếu bài bản Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn

giữa lượng và chất Đây là nhược điểm lớn nhất của lao động Việt Nam

Thứ hai, tình trạng cung- cầu còn nhiều bất cập Cơ cấu lao động tuy đã có

bước chuyển tích cực tăng tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụgiảm tỷ lệ trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, nhưng thực tế cung vẫn lớn hơncầu về lao động, vì vậy sức ép về việc làm là rất lớn, nhất là trong bối cảnh khủnghoảng kinh tế toàn cầu hiện nay

Thứ ba, trình độ ngoại ngữ, tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của công

nghệ sản xuất hiện đại, chủ yếu là XKLĐ phổ thông Một số loại lao động kỹ thuật

nước ngoài có nhu cầu nhưng ta chưa có đủ để đáp ứng

Ngoài ra, lao động Việt Nam còn bộc lộ những nhược điểm làm giảm tínhcạnh tranh của chính mình, đó là thể lực yếu, ý thức cộng đồng chưa cao, tính kỷluật, tự giác của lao động Việt Nam yếu, thiếu tác phong làm việc công nghiệp dotác phong của người lao động Việt Nam bị ảnh hưởng lớn của nền nông nghiệpcanh tác lúa nước vì Việt Nam mới bước vào quá trình công nghiệp hóa, phần lớnngười lao động xuất thân từ nông dân Nhiều trường hợp tự bỏ hợp đồng trốn ra

Trang 13

ngoài sống bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín lao động của Việt Nam.Tình trạng lao động phải về nước trước hạn cũng xảy ra phố biến, dẫn đến việcdoanh nghiệp mất nguồn thu phí dịch vụ, phát sinh tăng chi phí để giải quyết cácvấn đề và làm giảm đáng kể hiệu quả của dịch vụ xuất khẩu lao động của doanhnghiệp.

Bởi vậylao động Việt Nam mới chỉ thâm nhập chủ yếu vào lĩnh vực không đòi hỏitrình độ tay nghề cao và thông thạo ngoại ngữ Chúng ta cần khắc phục những điểmnày để thâm nhập sâu hơn vào các lĩnh vực kỹ thuật cao như công nghệ tin học,công nghệ sinh học…

2.1.3 Tình hình XKLĐ của Việt Nam

Việt Nam bắt đầu đưa chuyên gia và lao động đi làm việc có thời hạn ở nướcngoài từ năm 1980 Từ đó đến nay, cùng với sự đổi mới về cơ chế quản lý kinh tếchung của đất nước, cơ chế xuất khẩu lao động của ta cũng đã qua nhiều lần thayđổi, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và quan hệ quốc tế của ta trongtừng thời kỳ Đánh giá chung, có thể nói công tác XKLĐ của ta đã đạt được nhữngyêu cầu cơ bản trong mục tiêu đặt ra và góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước Từ khi cơ chế thay đổi năm 1991, hoạt động XKLĐ phát triểnmạnh mẽ, mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ Bước sang thế kỷ

21 có sự tăng đột biến lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài, nhiềunhất tại ba thị trường Đài Loan, Malaysia và Hàn Quốc

Theo số liệu thống kê của Cục quản lý lao động ngoài nước của Bộ Lao động,thương binh và xã hội cho biết giai đoạn 2005-2007 có 176597 lao động Việt Nam

đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Cụ thể như sau:

Bảng 2.2 Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Biểu đồ 2.1 Lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

giai đoạn 2005-2007

Trang 14

Giai đoạn 2008 đến tháng 12/ 2014 có 447 753 lao động Việt Nam đi làm việc

ở nước ngoài ở các khu vực đã tăng lên đáng kể với những con số đáng chú ý:

Bảng 2.3 Lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Trang 15

Biểu đồ 2.2 Lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

giai đoạn 2008-2014

Có thể thấy Đài Loan, Maylaysia và Hàn Quốc vẫn là 3 thị trường hàng đầunhập khẩu lao động Việt Nam Lượng lao động xuất khẩu sang các thị trường nàytăng lên đáng kể qua các năm So với các thị trường khác thì 3 thị trường này chiếmtổng cộng khoảng 70% cơ cấu thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam

Bảng 2.4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam

Trang 16

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam

giai đoạn 2005-2014

XKLĐ là một kênh đem lại một nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước.Theo ước tính, số lao động xuất khẩu năm 2007 đã gửi về cho gia đình khoảng 1,5 tỉUSD, bình quân mỗi lao động khoảng 3.750 USD mỗi năm hay 302,5 USD mỗitháng, chiếm khoảng 3,3% GDP của cả nước và tương đương với nguồn vốn ODAgiải ngân trong năm Năm 2014 lao động xuất khẩu đã gửi về nước hơn 2tỉ USD.Theo thống kế thu nhập của lao động xuất khẩu tại Hàn khá ổn định, bình quân đạt950-1200 USD/tháng/người; một số có thu nhập 1500USD, cá biệt có lao động đạt

2000 hoặc hơn 2000 USD/tháng Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạtđộng đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian qua cũng có một

số tồn tại và hạn chế, đó là tình trạng lao động tự bỏ trốn không thực hiện hợp đồng

đã ký kết

Đối với thị trường lao động ở một số quốc gia phát triển, như Mỹ, Canada,Australia, Châu âu, có nhu cầu rất lớn, yêu cầu tương đối cao, nhất là trình độ ngoạingữ, mức lương cao, thì chúng ta chưa có lao động có đủ trình độ chuyên môn,trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.Theo kế hoạch dạy nghề, việc làm vàXKLĐ giai đoạn 2010-2015, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đặt ra mục tiêutrong giai đoạn này sẽ đưa khoảng 40 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài Tỷ lệlao động có nghề trong số xuất khẩu lên 80% vào năm 2015: tăng lao động có chấtlượng; có ngoại ngữ; Đào tạo kỹ năng, kỷ luật lao động và tác phong làm việc chongười lao động; tập trung vào những thị trường có kỹ thuật, chuyên môn nhằm đưalao động đi làm việc ở những thị trường mới, có thu nhập cao hơn

2.1.4 Vị trí của hoạt động XKLĐ sang Hàn Quốc đối với XKLĐ của Việt Nam

Tỷ lệ hồ sơ dự tuyển của lao động Việt Nam gửi đi được người sử dụng laođộng lựa chọn tiếp nhận là 85%, cao nhất trong số 15 quốc gia đưa lao động sangHàn Quốc Tính đến nay, đã có hơn 64000 lao động Việt Nam được đưa đi làm việctheo chương trình này Lao động ta làm việc tại đây chủ yếu trong các nhà máy côngnghiệp (khoảng 87%), số còn lại làm việc trong các ngành nông nghiệp, xây dựng vàthủy sản Người lao động có điều kiện bảo đảm, việc làm ổn định và thu nhập cao Mứcthu nhập trung bình mỗi tháng của công nhân Việt tại Hàn Quốc khoảng 850-950 USD

Trang 17

là tương đối ổn định cho họ Khi hết hợp đồng làm trong thời hạn từ 3 đến 5 năm tại HànQuốc, họ sẽ có một ít vốn liếng, họ sẽ trở về Việt Nam làm ăn, sinh sống, gần gũi với giađình

Bảng 2.5 Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động xuất khẩu tại

Các khoản đóng góp

Tiền thưởng, làm thêm

Chỉ tiêu cho bản thân

Tích luỹ theo tháng

(Nguồn: Cục Quản lý Lao động nước ngoài)

Theo bảng trên ta thấy thu nhập ròng bình quân tháng của người lao động xuấtkhẩu Hàn Quốc thuộc vào loại cao so với các thị trường khác, cụ thể là xếp thứ 2cao nhất 850-950 USD, cao nhất là tại thị trường Úc và Bắc Mỹ với mức 1500-1950USD, tiếp theo là Nhật Bản và Đài Loan với mức 640-820 USD, thấp nhất là tạiMalaysia với mức 130-220 USD và tại Lào với mức 140-190 USD Hàn Quốc là thịtrường có mức thu nhập hấp dẫn đối với lao động Việt Nam

Hàn Quốc là thị trường XKLĐ đem lại nguồn lợi về kinh tế lớn đối với ngườilao động Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung Đây là thị trường

có nhiều triển vọng về số lượng lao động đưa đi và kết quả thu được.Ngoài ra,XKLĐ sang Hàn Quốc còn là công cụ chuyển giao công nghệ tiên tiến giúp đào tạocán bộ có chất lượng cao đồng thời tăng cường hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam vàHàn Quốc Chính bởi vậy, thị trường Hàn Quốc là một thị trường chiến lược đối vớihoạt động XKLĐ của Việt Nam

2.2 THỰC TRẠNG XKLĐ VIỆT NAM – HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2015

2005-2.2.1 Quy mô XKLĐ Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 2005-2015

2.2.1.1 Quy mô XKLĐ

Sự bùng nổ của nền kinh tế Hàn Quốc từ những năm 80 đã khiến nước nàythiếu hụt nhân công trầm trọng Để cung cấp đủ nhân lực cho các ngành côngnghiệp vừa và nhỏ, Hàn Quốc đã bắt đầu có chính sách tiếp nhận lao động nướcngoài từ những năm 80 Hiện nay hàng năm Hàn Quốc cần tiếp nhận khoảng 50.000lao động nước ngoài để cung cấp đủ nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Việt Nam chính thức đặt quan hệ hợp tác với Hàn Quốc trong lĩnh vực XKLĐ từnăm 1993 Trước đây, ta đưa lao động sang Hàn Quốc theo hình thức tu nghiệp sinh

Trang 18

thông qua một số doanh nghiệp dịch vụ Từ năm 2004, theo Luật Cấp phép việc làmcho người lao động nước ngoài của Hàn Quốc, hai bên đã ký thỏa thuận về đưa laođộng Việt Nam sang làm việc tại nước này theo hình thức phi lợi nhuận, người laođộng chỉ phải chịu chi phí 700 USD trước khi đi.

Năm 2014, tỷ lệ lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc chiếmtrên 30% tổng số lao động đi làm việc ở nước này Nếu con số này không giảmxuống dưới 30%, nhiều khả năng Việt Nam sẽ mất thị trường xuất khẩu lao độnggiàu tiềm năng này Kết quả giảm rất khả quan này là do sự hợp tác chặt chẽ của haiChính phủ với những chính sách được thực thi một cách tích cực Chẳng hạn, phía HànQuốc có những chính sách như: tìm và phối hợp đưa lao động bất hợp pháp về nước,cho phép lao động thực hiện đúng hợp đồng được nhập cảnh làm việc trở lại sau 6tháng, xử lý nghiêm các chủ sử dụng lao động tuyển dụng lao động bất hợp pháp…Quy mô XKLĐ Việt Nam sang Hàn Quốc ngày càng được mở rộng, nâng cao

cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu nhóm ngành nghề dần trở nên lợi thế với mứcthu nhập cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động Năm 2012, tổng

số lao động nước ngoài được nhập cảnh vào Hàn Quốc là 20.200 người, trong đóViệt nam đã có 3.209 lao động, chiếm 15,9%, đứng đầu trong số 15 quốc gia pháicử

Toàn giai đoạn 2005-2015, Việt Nam có tổng cộng 109206 lao động xuất khẩusang thị trường Hàn Quốc, được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.6 Số lượng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Hàn Quốc

Trang 19

Biểu đồ 2.4 Sự thay đổi về số lượng lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc

giai đoạn 2005-2014

Nhìn chung số lao động Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc thay đổi rõ rệttheo từng năm, đặc biệt là trong năm 2005, số lao động xuất khẩu sang thị trường HànQuốc tăng 152% so với năm 2004, đây là năm có tính đột phá nhất trong những nămgần đây Bước sang 2006 có sự sụt giảm 2,6% so với 2005 nhưng tới năm 2007, số laođộng xuất khẩu đã tăng trở lại Được phía Hàn Quốc đánh giá cao về lao động ViệtNam, sang năm 2008, lượng lao động Việt Nam đưa sang thị trường này vẫn tiếp tụctăng mạnh, đạt mức kỷ lục khi tăng tới 93% Nhưng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảngkinh tế thế giới năm 2008 – 2009 đã làm suy giảm trầm trọng lượng lao động xuất khẩu

của ta, giảm 81,7% so với năm 2008 Năm 2010 cả nước đưa được 8628 lao động tăng

so với năm 2009 Các năm 2011, 2012 số lượng lao động xuất khẩu tăng thêm hơn

3000 người, vì kinh tế Hàn Quốc đang phục hồi nhanh, nhu cầu lao động gia tăng Hơnnữa, lao động Việt Nam được phía Hàn Quốc đánh giá cao Hiện Việt Nam đứng đầudanh sách 15 nước có lao động tại Hàn Quốc, chiếm 23% tổng hạn ngạch nhập khẩulao động nước ngoài của nước này

Theo số liệu của Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thươngbinh và Xã hội), trong 2 tháng đầu năm, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ởnước ngoài là 17 206 lao động, đạt 18.11% kế hoạch năm 2015 và tăng 23.5% sovới cùng kỳ năm ngoái Chỉ riêng tháng 2 có 8 537 lao động xuất khẩu: Đài Loantiếp nhận 5 770 lao động; Nhật Bản 1 884 lao động; Hàn Quốc 193 lao động;Malaysia 205 lao động và các thị trường khác Trong hai tháng đầu năm, Đài Loantiếp tục là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với 10 906 người,chiếm 63.4 tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài

Tiền từ các hợp đồng với công ty Hàn Quốc sử dụng lao động VN và tiền từ ngườilao động gửi về làm tăng nguồn ngoại hối của quốc gia Hằng năm ngoại hối do laođộng xuất khẩu sang Hàn Quốc gửi về qua đường chính thức khoảng 760 triệu USD.Những tháng vừa qua cũng như thời gian sắp tới, lao động Việt Nam bảo đảmtiêu chuẩn do đối tác quy định, đã và sẽ tiếp tục sang làm việc tại Hàn Quốc Đây là

Trang 20

thị trường truyền thống trong hoạt động XKLĐ của Việt Nam, cùng với Đài Loan,Nhật Bản, Malaysia là 4 quốc gia luôn đứng đầu trong các quốc gia NKLĐ độngViệt Nam Quy mô XKLĐ Việt Nam sang thị trường này không ngừng gia tăng và

dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa trong những năm tiếp theo, đồng thời đâycũng trở thành thị trường quan trọng khi mức lương cao và công việc ổn định

2.2.1.2 Tỷ lệ lao động Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc hoàn thành hợp đồng

Tỷ lệ lao động Việt Nam hoàn thành hoạt động XKLĐ qua các năm ngày càngcao và ổn định hơn Dự báo năm 2014, tỷ lệ này tiếp tục tăng lên

Bảng 2.7 Tỷ lệ lao động Việt Nam hoàn thành hoạt động XKLĐ qua các năm

giai đoạn 2005-2014 Năm Tỷ lệ hoàn thành hoạt động XKLĐ

Năm 2012, tỷ lệ lao động Việt Năm hoàn thành hoạt động XKLĐ đạt 77%tăng 12% so với năm 2005 Tuy nhiên đến từ năm 2013 đến nay, tỷ lệ này ngàycàng giảm Ông Choi Byung Gie, Giám đốc Chương trình EPS tại Việt Nam cho

Trang 21

biết, đến thời điểm hiện tại, vẫn còn hơn 14.000 lao động Việt Nam làm việc bấthợp pháp tại Hàn Quốc, chiếm tỷ lệ hơn 40% trong tổng số lao động bỏ trốn của 14quốc gia có ký kết EPS với nước này Điều này khiến lao động Việt Nam đánh mất

vị trí số một trong những nước có nhiều lao động nhất làm việc tại Hàn Quốc vàotay Campuchia

2.2.2 Cơ cấu lao động Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc giai đoạn 2015

2005-2.2.2.1 Theo ngành, trình độ

Tổng thể, hiện có khoảng 90.000 người lao động Việt Nam đang làm việc ởHàn Quốc, trong đó 85% làm ở lĩnh vực chế tạo, còn lại là trong các lĩnh vực xâydựng, sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất nhựa, cao su, gia công cơ khí, chăn nuôi,thủy sản…

Giai đoạn từ 2005 đến trước năm 2010, trong tổng số khoảng trên 50.000 laođộng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc thì phần lớn làm việc trong ngành côngnghiệp, bên cạnh đó là các ngành thuyền viên tàu cá, vận tải biển, xây dựng và một

số ngành nghề khác Số liệu cụ thể như sau:

Bảng 2.8 Số lượng lao động phân theo ngành nghề giai đoạn 2005- 2009

Biểu đồ 2.6 Số lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc phân

theo ngành nghề giai đoạn 2005-2009

Có thể thấy đa số lao động xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc tronglĩnh vực công nghiệp, đó là cá ngành chế tạo máy, sản xuất linh kiện, máy móc thiết

Trang 22

bị, Sở dĩ như vậy vì đây là nhóm ngành cần số lượng lao động lớn với chi phí hợp

lý và cũng là nhóm ngành mũi nhọn của kinh tế Hàn Quốc Tiếp theo là nhómngành thuyền viên tàu cá, đây cũng là một ngành khá phổ biến và thuộc nhómngành truyền thống của lao động Việt Nam khi XKLĐ sang Hàn Quốc Giai đoạn2005-2009 cũng là giai đoạn chứng kiến sự sụt giảm lớn về số lượng lao động ViệtNam xuất khẩu sang Hàn Quốc Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng kinh tế thế giới Chỉ trong vòng 1 năm từ 2008 sang 2009, lượng laođộng xuất khẩu giảm tới 80.3% từ 24 596 xuống 4837 lao động Vì vậy, cơ cấu laođộng theo ngành nghề cũng có một số thay đổi đáng kể Lượng lao động trong cácngành đều giảm sút nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành công nghiệp,thuyền viên tàu cá và vận tải biển

Biểu đồ 2.7 Cơ cấu xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc phân theo

Giai đoạn 2010-2012 khởi sắc hơn khi số lượng lao động xuất khẩu có nhữngchuyển biến tích cực và không ngừng tăng mạnh Cơ cấu lao động xuất khẩu theongành nghề ở giai đoạn này cũng có thay đổi khi xuất hiện một vài nhóm ngành mớithu hút nhiều lao động Việt Nam như ngành thủy sản, ngư nghiệp, nôngnghiệp, Cụ thể như sau:

Ngày đăng: 26/10/2016, 13:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w