1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng xuất khẩu lao động của việt nam sang các nước đông và đông nam á cùng một số kiến nghị

74 1.1K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Luận Văn: Thực trạng xuất khẩu lao động của việt nam sang các nước đông và đông nam á cùng một số kiến nghị

Trang 1

CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNHXUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

I – Khái quát về xuất khẩu lao động

Để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu, trước hết em xin được đề cậpcác khái niệm liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động.

1, Khái niệm :

1.1 Lao động : Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con ngườinhằm thay đổi những vật thể tự nhiên, để phù hợp với lợi ích của mình Laođộng là sự vận động của sức lao động, là quá trình kết hợp giữa sức lao độngvà tư liệu sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Thành quả do con người tạo ra trong quá trình lao động để nuôi sốngbản thân họ, gia đình họ và đảm bảo sự tồn tại của xã hội Lao động có năngsuất, chất lượng đem lại hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển củađất nước Vì vậy lao động có một vị trí vô cùng quan trọng và không thểthiếu được trong bất kỳ một chế độ xã hội nào, một quốc gia nào Mỗi conngười đến độ tuổi lao động, có khả năng lao động đều mong muốn và cóquyền được lao động để nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình và làm giàucho xã hội.

1.2 Sức lao động : Là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trongquá trình tạo ra của cải xã hội, phản ánh khả năng lao động của con người, làđiều kiện đầu tiên cần thiết trong quá trình lao động xã hội.

1.3 Nguồn lao động : Là một bộ phận của dân cư bao gồm nhữngngười trong độ tuổi lao động, không kể số người mất khả năng lao động vànhững người ngoài độ tuổi lao động (trên hoặc dưới tuổi lao động) nhưngthực tế có tham gia lao động (Nước ta độ tuổi lao động quy định từ 15-55đối với nữ và 15-60 đối với nam).

Trang 2

1.4 Thị trường lao động : Thị trường là một phạm trù riêng của kinh tếhàng hoá Thị trường là nơi diễn ra trao đổi hàng hoá dịch vụ Nội dung củathị trường được biểu hiện qua hai nhân tố có quan hệ mật thiết với nhau :cung và cầu hàng hoá.

Thị trường lao động là một lĩnh vực của nền kinh tế mà ở đó diễn raquá trình mua bán, trao đổi, thuê mướn sức lao động Ở nơi nào có nhu cầusử dụng lao động và có nguồn cung cấp lao động thì ở đó sẽ hình thành nênthị trường lao động Đối tượng tham gia thị trường lao động gồm nhữngngười lao động và người sử dụng lao động Giá cả sức lao động chinh là tiềncông mà người sử dụng lao động trả cho người lao động.

Khi cung và cầu lao động gặp nhau và hoạt động mua bán, trao đổihay thuê mướn sức lao động diễn ra trong phạm vi biên giới một quốc gia thìta có thị trường lao động nội địa, khi diễn ra ngoài biên giới quốc gia mộtnước thì ta có thị trường lao động quốc tế.

1.5 Xuất khẩu sức lao động : Là hoạt động trao đổi, mua bán hay thuêmướn hàng hoá sức lao động giữa chính phủ một quốc gia hay tổ chức, cánhân cung ứng sức lao động của nước đó với chính phủ, tổ chức, cá nhân sửdung sức lao động nước ngoài trên cơ sở hiệp định hay hợp đồng cung ứnglao động.

Như vậy khi hoạt động xuất khẩu lao động được thực hiện sẽ có sự dichuyển lao động có thời hạn và có kế hoạch từ một nước sang một nướckhác Trong hành vi trao đổi này, nước đưa lao động đi được coi là nướcxuất khẩu lao động, nước tiếp nhận sức lao động được coi là nước nhập khẩulao động Trên thực tế có trường hợp xuất hiện vai trò của nước thứ ba làmnhiệm vụ trung gian, môi giới hoặc kinh doanh.

Đặc trưng cơ bản của hoạt động xuất khẩu lao động, khác so với cácloại hàng hoá khác xuất phát từ tính đặc thù của loại hàng hoá này Sức laođộng là một loại hàng hoá đặc biệt vì con người là chủ thể lao động, có tưduy và khả năng làm chủ bản thân Cho nên trong hiệp đinh hay hợp đồngcung ứng lao động, ngoài những điều khoản quy định như đối với các loạihàng hoá bình thường còn phải có những điều khoản đề cập đến đời sốngchính trị, văn hoá, tinh thần, sinh hoạt của người lao động Những điều nàybị chi phối phong tục, tập quán, tôn giáo, văn hoá của các quốc gia tham giavào lĩnh vực này.

Trang 3

Có hai hình thức xuất khẩu lao động là :

- Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (LHQ dùng kháiniệm di dân quốc tế) : là hình thức đầu tư lao động sống ra nước ngoài nhằmthu hút thu nhập quốc dân từ nước ngoài về cho đất nước.

- Xuất khẩu lao động tại chỗ: Theo luật Đầu tư nước ngoài của nướcta, là hình thức đầu tư lao động sống ở trong nước để thực hiện giá trị sứclao động cho mình đối với nước ngoài.

Trong nội dung khoá luận này, em chỉ xin đề cập đến hình thứcxuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

2, Nguyên nhân hình thành và phát triển xuất khẩu lao động

Trong tác phẩm "Phép biện chứng tự nhiên", F Ăng - ghen viết :"Con người sống lan rộng ra tất cả những nơi nào có thể được và người làloại động vật duy nhất làm được điều đó một cách độc lập, tự chủ" Ngay từbuổi bình minh của loài người đã xuất hiện sự di chuyển của nguồn lao độngđến những miền đất tốt đẹp hơn Như vậy, sự di cư lao động quốc tế thể hiệntính tất yếu và tác dụng tiến bộ của lịch sử Chính sự phân bố không đồngđều về dân cư, về điều kiện tự nhiên (tài nguyên, khí hậu) và sự bùng nổ dânsố trên thế giới đã hình thành luồng di cư lao động ở những nước kinh tếchậm phát triển di cư đến những nước có đời sống kinh tế khá hơn, lao độngở nước nghèo tài nguyên di chuyển đến những nước có điều kiện thiên nhiênthuận lợi, dân cư ở nước có mật độ cao di chuyển đến những nước có mật độdan cư thấp Như vậy việc di chuyển lao động trước hết là một hiện tươngkhách quan trong quá trình làm việc của bản thân người lao động.

Ngoài ra, xuất khẩu lao động còn bị chi phối bởi các yếu tố chủ quankhác như : chính sách của quốc gia, ý chí của nhà nước, của các tổ chứccung ứng và tiếp nhận lao động

Phân tích cụ thể, ta thấy có những nguyên nhân sau đây :

Thứ nhất, do có sự mất cân đối vê số lượng lao động, khi nguồn lao

động một nước không đáp ứng đủ hoặc vượt quá nhu cầu sử dụng trongnước.

Trang 4

Sự dư thừa lao động, vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước của mộtnước có thể là do nước dó có tỷ lệ phát triển dân số cao nền sản xuất trongnước lạc hậu, kém phát triển nên nhu cầu sử dụng thấp hoặc do nước đó cósự chuyển đổi cơ chế kinh tế mà trong giai đọan chuyển tiếp nền kinh tếchưa thể phù hợp ngay với cơ chế mới nên đã giảm sút nghiêm trọng, sảnxuất bấp bênh, số lao động dôi thừa tăng nhanh.

Trong khi đó, nhiều nước có nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu sửdụng lao động lớn trong khi tốc độ tăng dân số lại quá thấp nên đã xảy rahiện tượng thiếu lao động.

Thứ hai, do có sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề nhất định mà

trong nước không có hoặc không đủ Ví dụ : ở một số nước phát triển rấtthiếu lao động trong các ngành nặng nhọc, độc hại còn ở nước nghèo lạithiếu các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao.

Trình độ phát triển kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật của mỗi quốcgia không thể giải quyết hết sự mất cân bằng này, đòi hỏi phải có sự trao đổilao động với các quốc gia khác Hành vi trao đổi này dẫn đến sự ra đời vàphát triển của xuất khẩu lao động.

Thứ ba, do có sự chênh lệch giá cả sức lao động trong nước và sức

lao động nước ngoài Nhiều nước mặc dù không dư thừa lao động cũng tiếnhành xuất khẩu lao động vì có lợi cho cán cân thanh toán do họ có đượcnhững hợp đồng xuất khẩu lao động có giá cao và bù lại họ nhập khẩu laođộng tự những nước có giá cả thấp hơn Điều này lý giải vì sao có nhữngnước vừa nhập khẩu lại vừa xuất khẩu lao động như : Cuba, Malaysia,Bungari

Thứ tư, do có sự chênh lệch về mức thu nhập và mức sống giữa

người lao động trong nước và người lao động đi làm việc ở nước ngoài Vìlý do này mà nhiều người dù không thuộc đội quân thất nghiệp nhưng vẫnmuốn đi xuất khẩu lao động để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống bảnthân và gia đình.

Thứ năm, do xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, lực lượng sản

xuất phát triển, nền sản xuất lớn không thể bó hẹp trong phạm vi biên giớiquốc gia mà mở rộng ra nhiều nước, việc sử dụng lao động mang tính quốctế Hơn nữa, việc tăng cường xuất khẩu công nghệ, bao thầu công trình quốctế sẽ tất yếu kèm theo việc phát triển xuất khẩu lao động

Trang 5

II – Tình hình xuất khẩu lao động tại Việt Nam

1, Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu lao động tại Việt Nam

Cùng với việc giải quyết việc làm trong nước, hoạt động xuất khẩu laođộng có vị trí quan trọng Nó là hoạt động đặc thù nhằm đạt kết quả tổnghợp về kinh tế xã hội Nhà nước ta đã xác định : "Đưa lao động đi làm việccó thời hạn ở nước ngoài là một hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập chongười lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách và góp phần tăngcường quan hệ hợp tác kinh tế - văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa Việt Namvới các nước sử dụng lao động Việt Nam.

a, Xuất phát từ vấn đề kinh tế.

Các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu thị trường lao động khu vựcvà quốc tế đều nhận thấy một điều nổi bật, rõ ràng là: Một số nước côngnghiệp phát triển cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia lẫn một số nước mớiphát triển như Thailand, Malaisia, Philipine ngay từ đầu, khi nền kinh tếcòn chưa phát triển đều biết sử dụng một phương tiện đầy hiệu quả, đó làxuất khẩu lao động Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO),khoản thu nhập của người lao đông của nước ngoài mỗi năm đạt tới 65,5USD, trong khi đó hàng năm tổng các khoản viện trợ chính thức (ODA) chỉđạt mức 51 tỷ USD Người đi làm việc ở nước ngoài thường có mức thunhập bình quân cao hơn trong nước từ 6 đến 10 lần Chênh lệch về thu nhậplà nguyên nhân khiến nhiều nước tận dụng mọi thời cơ đưa lao động đi làmviệc ở nước ngoài Tại Việt Nam cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thịtrường, trong hơn 10 năm (1991 - hết tháng 6/2003) theo cơ chế mới đã đưađược gần 250.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đem lạithu nhập hàng năm 1 -1,5 tỷ USD Tuy còn khiêm tốn trên thị trường laođộng thế giới nhưng về mặt kinh tế đã góp phần đáng kể làm tăng trưởngngân sách quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần giảiquyết việc làm trong nước giữa hoàn cảnh nước ta còn đang chắt chiu từngđồng ngoại tệ mạnh Có thể sử dụng một so sánh : Để có được 800 triệuUSD do xuất khẩu hàng dệt may chúng ta phải đầu tư rất nhiều cơ sở vậtchất, xây dựng nhà máy, trang bị máy móc thiết bị, đảm bảo cơ sở hạ tầng Nhưng với gần 20.000 lao động xuất khẩu hàng năm, chúng ta thu đượclượng ngoại tệ gần gấp đôi mà số vốn đầu tư lại ít hơn nhiều lần.

Trang 6

Về lâu dài xuất khẩu lao động nước ta có khả năng đóng góp cao chothu nhập quốc dân khi phạm vi xuất khẩu lao động được mở rộng, số lượngngười đưa đi lớn, ngành nghề hình thức đa dạng, chính sách và thủ tục đưalao động đi thông thoáng.

b, Xuất phát từ vấn đề dân số và giải quyết việc làm

Sự gia tăng dân số, lao động ở Việt Nam là yêu cầu bức xúc phải pháttriển xuất khẩu lao động.

Sự phát triển dân số, lao động đối với Việt Nam hiện nay là một trongnhững vấn đề kinh tế, xã hội phức tạp và gay gắt chẳng những trong giaiđoạn hiện nay mà còn trong những năm tới Trong dân số có lực lượng laođộng - yếu tố quyết định của sản xuất, đồng thời dân số lại là lực lượng tiêudùng của cải vật chất và tinh thần của xã hội Mối quan hệ này được cụ thểhoá thành quan hệ giữa dân số và phát triển là nội dung quan trọng của chiếnlược kinh tế xã hội.

Với tốc độ tăng dân số ở mức trên dưới 2% như hiện nay tạo nên áplực đối với đời sống và việc làm Hàng năm, Việt Nam phải tạo ra hơn 1triệu việc làm mới, khoảng gần 8 triệu lao động thiếu việc làm, hàng chụcvạn bộ đội phục viên, lao động dôi dư ở khu vực Nhà nước Trong nhữngnăm qua, nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nướcta đã đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó có việc giải quyết việc làmtrong nước; tuy nhiên so với số lượng lao động cần giải quyết việc làm hàngnăm cũng chỉ đạt 35% nhu cầu Chính vì vậy, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩulao động là một trong những giải pháp vô cùng quan trọng, không chỉ trướcmắt mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài.

Nhu cầu việc làm càng ngày càng lớn mà khả năng giải quyết còn rấthạn chế trong khi tiềm năng phát triển kinh tế, tạo việc làm lớn song lại chưađược khai thác và phát huy, chưa gắn được lao động với tiềm năng đất đai vàtài nguyên.

Mâu thuẫn giữa lao động và việc làm càng gay gắt khi đổi mới cơ cấukinh tế, tổ chức lại lao động cho phù hợp với cơ cấu mới của nền kinh tế tấtyếu dẫn đến việc đẩy lao động tách khỏi việc làm cho một bộ phận lớn laođộng trở nên dư thừa, trước hết ở khu vực Nhà nước, các hợp tác xã tiểu thủcông nghiệp Trong các năm qua, lao động khu vực Nhà nước dư thừakhoảng 30%-50%, tương đương 1 triệu người Mâu thuẫn trong bản thân vấnđề việc làm vừa là vấn đề kinh tế xã hội cơ bản lâu dài có tính chiến lược, lại

Trang 7

vừa là vấn đề cấp bách trước mắt như đối tượng thanh niên mới lớn, laođộng thôi việc từ khu vực Nhà nước, bộ đội xuất ngũ, gia đình chính sách xãhội Không giải quyết được vấn đề việc làm thì sẽ nảy sinh các vấn đề xãhội trầm trọng dẫn đến mất an toàn xã hội, thậm chí mất ổn định chính trị.

Chính từ những mâu thuẫn trên chúng ta thấy việc phát triển xuấtkhẩu lao động như là một trong các hướng giải quyết việc làm, có tầm quantrọng to lớn và cần thiết đối với đất nước ta hiện nay.

c, Xuất phát từ vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Xuất khẩu lao động mang lại một nguồn ngoại tệ mạnh cho đất nướcgóp phần tăng nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạihoá.

Người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc sẽ học tập được tácphong làm việc công nghiệp sản xuất lớn, thái độ đúng đắn trong côngviệc cùng với một tay nghề vững chắc khi về nước họ sẽ là nguồn nhân lựcđáng quý tham gia vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Người Việt Nam ra nước ngoài lao động tốt sẽ góp phần tăng thêm uytín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế, tăng cường sự hiểu biết và gópphần thúc đẩy quan hệ hơp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới Đólà điều quan trọng không thể thiếu được nếu muốn tiến hành thành công sựnghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

d, Lợi thế của lao động xuất khẩu Việt Nam.

Thứ nhất, xuất khẩu lao động đã trở thành chủ trương lớn của Đảng

và Nhà nước Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định :"Phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động", hoạt động xuất khẩu lao động trongnhững năm gần đây đã được sự quan tâm chú ý của các ngành, các cấp vàcác tầng lớp dân cư trong xã hội.

Thứ hai, nguồn lao động nước ta dồi dào, theo thống kê số lượng

người trong độ tuổi lao động tính đến tháng 7/2002 là 40.694.360 người,mỗi năm bình quân có thêm hơn 1 triệu người bổ sung vào lực lượng laođộng đó.

Thứ ba, cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ, đại bộ phận (53%) ở độ

tuổi dưới 30, dưới 40 là 78%, chỉ có 22% dân số ở độ tuổi trên 40.

Trang 8

Thứ tư, giá nhân công Việt Nam rẻ hơn nhiều so với nhiều nước

trong khu vực và trên thế giới, có sức cạnh tranh trên thị trường lao độngquốc tế.

Thứ năm, Việt Nam đang không ngừng tiến xa hơn trên con đường

hội nhập với thế giới, trong khi thị trường lao động quốc tế cũng khôngngừng tăng trưởng và đa dạng Đây là cơ hội quan trọng để Việt Nam thamgia và phát huy lợi thế của mình trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

2 Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam

Việt Nam bắt đầu đưa chuyên gia và lao động đi làm việc có thời hạnở nước ngoài từ năm 1980 Từ đó đến nay, cùng với sự đổi mới về cơ chếquản lý kinh tế chung của đất nước, cơ chế xuất khẩu lao động của ta cũngđã qua nhiều lần thay đổi, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước vàquan hệ quốc tế của ta trong từng thời kỳ Đánh giá chung, có thể nói côngtác xuất khẩu lao động của ta đã đạt được những yêu cầu cơ bản trong mụctiêu đặt ra và góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước.

Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam có thể chia thành hai thờikỳ.

a, Thời kỳ hợp tác lao động quốc tế theo cơ chế bao cấp (1980-1990).

Thời kỳ này, lao động Việt Nam chủ yếu được đưa sang các nước xãhội chủ nghĩa Đông Âu, gồm : Liên Xô (cũ), Cộng hoà dân chủ Đức (cũ),Tiệp Khắc (cũ) và Bungari Một bộ phận công nhân xây dựng với số lượngđáng kể được đưa đi làm việc ở Irăc, Liby, Angiêri cùng với một số chuyêngia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và nông nghiệp sang làm việc tại nhưngnước Châu Phi khác (Ăng - gô - la, Mô - zăm – bich, Công – gô, Y- ê –men,Madagasca ).

Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, khi đó nước ta là thành viên củaHội đồng tương trợ kinh tế (SEV) nên hoạt động xuất khẩu lao động mangtính chất hợp tác lao động, giúp đỡ lẫn nhau : bạn cần lao động để bù đắp sựthiếu hụt lao động trong phát triển kinh tế đất nước; ta cần bạn giúp đào tạovà nâng cao tay nghề cho người lao động và giải quyết việc làm cho bộ phậnlao động này Nền kinh tế nước ta, đặc biệt là kinh tế đối ngoại, liên kết chặtchẽ với các nước thành viên khác của SEV, cơ chế quản lý kinh tế của tacũng tương tự như cơ chế quản lý của các nước đó mang tính quản lý tậptrung, bao cấp.

Trang 9

Các nước như Irăc, Liby và các nước Châu Phi đón nhận lao động vàchuyên gia của Việt Nam cũng đều có cơ chế quản lý tương tự.

Vì vậy, cũng như các quan hệ kinh tế khác, quan hệ hợp tác sử dụnglao động giữa ta và các nước nay đều thông qua các Hiệp định chính phủ,thpả thuận giữa ngành với ngành Trong bối cảnh đó, cơ chế hợp tác sử dụnglao động và chuyên gia theo mô hình nhà nước trực tiếp ký kết và tổ chứcthực hiện đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài.

Số lượng lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoàitrong thời kỳ này là gần 300.000 người, trong đó đi lao động ở 4 nước xã hộichủ nghĩa (Liên Xô cũ, Cộng hoà dân chủ Đức cũ, Tiệp Khắc cũ và Bungari)là 261.605 người; đi làm chuyên gia ở các nước Châu Phi là 7.200 người, đilàm công nhân xây dựng ở Trung Đông khoảng 18.000 người, ngoài ra còncó 23.713 thực tập sinh và học sinh học nghề tại các nước Đông Âu đãchuyển sang lao động trong những năm 80.

Bảng 1 Số lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài(1980-1990)

LAO ĐỘNG PHÂN CHIA THEO KHU VỰC VÀ

Chia theo khu vực :

( Nguồn : Bản tin Việc làm ngoài nước - Số 6/1999)

Trang 10

Như vậy, hơn 10 năm hợp tác lao động với nước ngoài (1980 -1990)ta đã thu được những kết quả đáng kể, song cũng còn một số tồn tại do hoàncảnh lịch sử lúc bấy giờ, do sự thiếu kinh nghiệm cũng như chưa có nghiệpvụ chuyên môn và đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động này Nhưngchính từ đây chúng ta đã rút ra được những bài học kinh nghiệm vô cùngquý báu để phát triển hoạt động xuất khẩu lao động cho giai đoạn sau

b, Thời kỳ xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường (1991 – 6/2003)

Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, các nước xã hội chủnghĩa Đông Âu tiếp nhận lao động của ta đều xảy ra những biến động chínhtrị lớn, dẫn đến sự thay đổi về thể chế chính trị và cơ chế kinh tế; ở nhiềunước Châu Phi có chuyên gia ta làm việc cũng có khủng hoảng kinh tế,chính trị; ở Irăc xảy ra chiến tranh Vì vậy, phần lớn các nước này không cònnhu cầu nhận tiếp lao động và chuyên gia Việt Nam, hoặc nếu có nhu cầu thìcũng không nhận lao động và chuyên gia theo cơ chế như trước đây nữa.Đồng thời, cơ chế quản lý kinh tế cua nước ta thời kỳ này đang từng bướcđổi mới chuyển dần sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhànước Trước tình hình đó, nếu chúng ta không đổi mới cơ chế xuất khẩu thìsẽ không đưa được lao động sang làm việc tại các khu vực mới, trong lúc ởkhu vực truyền thống ta có nguy cơ phải đưa về nước hàng loạt lao động vàchuyên gia khi vẫn chưa chuẩn bị được các điều kiện tiếp nhận và bố trí việclàm, gây khó khăn và mất ổn định cho tình hình trong nước Thực tiến kháchquan và chủ quan đặt ra yêu cầu bức bách là phải đổi mới cơ chế xuất khẩulao động và chuyên gia cho phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế

Một cơ chế mới về hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia đượchình thành, trong đó phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năngkinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động Nhà nước thống nhất quản lý xuấtkhẩu lao động bằng các chính sách và quy định pháp lý Các tổ chức kinh tếthực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thông qua cáchợp đồng cung ứng lao động ký với bên nước ngoài.

Trong thời gian đầu chuyển đổi sang cơ chế mới, do các doanh nghiệpmới thoát ra khỏi sự bao cấp của Nhà nước nên gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡtrong việc tìm kiếm thị trường lao động ngoài nước; đôi khi thậm chí trôngchờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước, chưa có sự chủ độngtrong việc khai thác hợp đồng Các thị trường chủ yếu tiếp nhận lao độngcủa ta lâu nay do những bíên động về chính trị, kinh tế, xã hội đã không cònkhả năng tiếp nhận lao động Việt Nam như trước đây Đối với thị trườngmới, ta còn chưa quen, thiếu nhiều thông tin, kinh nghiệm và kiến thức Hơn

Trang 11

nữa, quan hệ đối ngoại trong môi trường quốc tế những năm đầu thập niên90 (1991 -1993) chưa thuận lợi đối với ta Trong tình hình đó, chỉ có một sốít doanh nghiệp là ký hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài với sốlượng nhỏ, khoảng hơn 5000 lao động cho cả 3 năm này.

Những năm sau đó, các doanh nghiệp đã bước đầu có sự chủ độngtrong nghiên cứu, tiếp thị và học tập kinh nghiệm từ các nước có truyềnthống xuất khẩu lao động và từng bước hoà nhập thị trường lao động quốctế Cho đến nay, chúng ta đã tiếp cận và thâm nhập được vào thị trường laođộng thuộc trên 40 nước và khu vực trên thế giới như khu vực Đông vàĐông Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi; ngoài ra ta đang từng bước mở rộng thịtrường lao động đến một số đảo Nam Thái Bình Dương và khu vực Bắc Mỹ.

Số lượng lao động Việt Nam được đưa đi làm việc ở nước ngoài tăngnhanh qua các năm kể từ năm 1994, có giảm đáng kể vào năm 1998 do ảnhhưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á nhưng lại đặc biệttăng mạnh từ thời điểm năm 1999 trở lại đây Trong vòng hơn 12 năm qua,Việt Nam có xấp xỉ 1/4 triệu người đi xuất khẩu lao động Đặc biệt trong 6tháng đầu năm 2003 ta đã đưa được 43.000 người đi xuất khẩu lao động, gầnbằng con số 46.122 người của cả năm 2002 Dự kiến trong năm nay ta sẽđưa được 5 vạn lao động và chuyên gia ra nước ngoài làm việc.

Bảng 2 Số liệu lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài(1991 - 06/2003)

Trang 12

( Nguồn : Số liệu lưu trữ của Cục quản lý lao động với nước ngoài )

Thời kỳ này, số lượng người đi xuất khẩu lao động tăng mạnh quatừng năm cho thấy sự đi lên về chất lượng cũng như nhận thức của người laođộng, sự cố gắng của Nhà nước cùng với sự vươn lên của các doanh nghiệpxuất khẩu lao động Hiện có gần 200 doanh nghiệp đã được Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động và đaphần các doanh nghiệp này hoạt động khá hiệu quả Các doanh nghiệp lớnnhư : VINACONEX, LOD, VIETRACIMEX, SIMCO, SOVILACO bìnhquân hàng năm đưa được 1000 – 2000 lao động ra nước ngoài làm việc.Ngành nghề xuất khẩu lao động cũng rất đa dạng, có đến trên 30 ngành nghềthuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như : xây dựng, cơ khí, giúp việc gia đình vàkhán hộ công, điện tử, dệt may, chế biến thuỷ sản, dịch vụ, vận tải biển,đánh bắt chế biến hải sản, chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp, tin họcv.v Số lao động nữ hiện nay chiếm khoảng hơn 25%, tập trung chiếm ưuthế ở các lĩnh vực : dệt, may (69%), điện tử (80%), chăm sóc người bệnh vàgiúp việc gia đình (94%) Xuất khẩu lao động của Việt Nam đang khôngngừng vươn lên ngang tầm các nước có truyền thống xuất khẩu lao động ởChâu Á như Philippines, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Bangladesh Tuynhiên, cần nhận thấy đây vẫn chỉ là những bước đi khởi đầu để tạo đà chocác doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam tiếp tục phấn đấu, mở rộngthêm thị trường lao động và tăng số lượng cũng như chất lượng lao độngxuất khẩu trong thời gian tới

Trong giai đoạn qua, bên cạnh việc góp phần giải quyết vấn đề việclàm trong nước, xuất khẩu lao động còn mang lại hiệu quả kinh tế đáng kểcho đất nước Lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập bằng ngoại tệcó khả năng chuyển đổi thành ngoại tệ mạnh Nguồn ngoại tệ này rất cầnthiết để xây dựng đất nước Mức thu nhập của người lao động làm việc ởnước ngoài thường cao hơn từ 6 – 10 lần thu nhập của người làm việc trongnước Mức thu nhập ròng hàng tháng (kể cả làm thêm giờ, sau khi đã trừ đichi phí sinh hoạt ngoài nước) bình quân đầu người khoảng 350USD/người.Như vậy, với gần 250.000 lao động đã đưa đi, trung bình mỗi hợp đồng làmviệc là là 2 năm thì tổng số tiền được chuyển về cho đất nước ước tínhkhoảng 2,8 tỷ USD Chỉ tính riêng trong năm 2001, tổng số tiền lao độngViệt Nam làm việc ở nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau gửi vềnước đã đạt 1,3 tỷ USD Đó là khoản thu lớn góp phần tăng nguồn thu ngoạitệ cho đất nước, phục vụ thiết thực cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đạihoá nước nhà.

Trang 13

Tuy nhiên cần nhận thấy hoạt động xuất khẩu lao động của nước tacũng còn nhiều bất cập, nhiều tồn tại cần khắc phục Đầu tiên phải kể đếncông tác quản lý xuất khẩu lao động chưa thực sự đáp ứng được yêu cầuthực tế Chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các doanh nghiệp xuấtkhẩu lao động với các cơ quan chức năng trong việc quản lý và chỉ đạo triểnkhai thực hiện các hợp đồng lao động Việc tuyển chọn và làm thủ tục cholao động dù đã có sự cải thiện nhiều trong những năm qua nhưng hiện vẫncòn qua rất nhiều khâu trung gian nên người lao động phải mất nhiều thờigian và chi phí bất hợp lý Cá biệt vẫn có tình trạng lừa đảo, thu tiền bấtchính từ người lao động Thêm vào đó, công tác đào tạo chuẩn bị nguồn laođộng trước khi đi cũng như quản lý lao động tại nước đến chưa được sựquan tâm đúng mức từ phía doanh nghiệp, lao động trình độ tay nghề, trìnhđộ ngoại ngữ còn yếu, ý thức chấp hành nội quy và pháp luật nước sở tại rấtkém, dẫn đến tình trạng tỷ lệ lao động phá hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làmviệc hay bị trả về nước do không đạt yêu cầu còn cao Đây là những vấn đềbức thiết mà chúng ta cần phải khắc phục và phải khắc phục nhanh để hoạtđộng xuất khẩu lao động của nước ta thực sự đạt đến hiệu quả kinh tế - xãhội tương xứng với tiềm năng và cơ hội của mình.

III – Vị trí, vai trò của khu vực thị trường các nước Đông và Đông Nam Áđối với hoạt động xuất khẩu lao động nước ta.

1, Các thị trường xuất khẩu lao động hiện nay của nước ta.

Bước sang thời kỳ xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường, chúng tađã mất hầu hết các thị trường hợp tác lao động truyền thống trước đây, songbằng nỗ lực của chính mình, ta đã tiếp cận mở thêm và phát triển được nhiềuthị trường xuất khẩu lao động mới Trong vòng hơn 10 năm qua, ngành xuấtkhẩu lao động nước ta đã đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại trên 30 thịtrường thuộc nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

Các thị trường tiếp nhận lao động chủ yếu của nước ta hiện nay có thểphân thành bốn khu vực thị trường bao gồm : khu vực thị trường TrungĐông, khu vực thị trường Châu Phi, khu vực thị trường trên biển và khu vựcthị trường Đông và Đông Nam Á.

a, Khu vực thị trường Trung Đông :

Trang 14

Trung Đông là một trong những khu vực thu hút số lượng lao độnglớn nhất trên thế giới thường xuyên có khoảng 9 -10 triệu lao động ngoạiquốc làm việc tại các thị trường này) với các ngành nghề đa dạng : xâydựng,

dầu khí, cơ khí, dệt may, giúp việc gia đình và chuyên gia các ngành Khuvực này có điều kiện làm việc rất khó khăn, khí hậu và môi trường sinh hoạtrất khắc nghiệt, công việc chủ yếu làm ngoài trời nắng nóng, tiền lương thấp(100 – 150 USD/tháng đối với lao động tay nghề thấp và 200 – 300USD/tháng đối với công nhân kỹ thuật, kỹ sư, cán bộ quản lý) nhưng phảichịu nhiều loại thuế, phong tục tập quán đạo Hồi nghiêm ngặt.

Thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp Việt Nam đã đưa lao độngxây dựng, dệt may sang Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) vớisố lượng không nhiều (tổng cộng khoảng gần 2000 người) Ngoài ra, một vàidoanh nghiệp khác đã nhận thầu công trình xây dựng ở Kuwait cũng đã đưalao động sang đây nhưng do chưa có kinh nghiệm tổ chức thi công và quảnlý lao động ở nước ngoài nên hoạt động chưa có mấy hiệu quả.

Tổng số lao động ta đã đưa sang thị trường Trung Đông từ năm 1991– 2001 là 2.927 người, nhưng từ đầu năm 2002 đến nay ta không có thêmlao động nào tại thị trường này.

b, Khu vực thị trường Châu Phi :

Ở Châu Phi có một số quốc gia có nhu cầu nhận lao động nước ngoài.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ta chủ yếu chỉ đưa lao động sangLibya Đây là thị trường tiếp nhận lao động tương đối ổn định của ta Chođến nay, bằng hình thức cung ứng trực tiếp và cung ứng qua nước thứ ba, tađã đưa được trên 10.000 lượt lao động sang Libya làm việc trong lĩnh vựcxây dựng Song do mức lương ở đây không cao (150 -200 USD/tháng), điềukiện làm việc và sinh hoạt lại hết sức khắc nghiệt nên thị trường gần đâykhông tỏ ra hấp dẫn người lao động

Ngoài ra, tại một số nước Châu Phi khác tuy có tỷ lệ lao động caonhưng vẫn có nhu cầu nhận nhiều lao động nước ngoài cho các công trìnhxây dựng Các doanh nghiệp ta có khả năng đưa được số lượng lớn lao độngthông qua các công ty quốc tế thắng thầu ở khu vực này.

Trang 15

Bên cạnh đó, ta còn đưa một số chuyên gia nông nghiệp, y tế và giáodục sang các nước như Angola, Mozambique nhưng với số lượng khôngnhiều và không thường xuyên.

c, Khu vực thị trường trên biển :

Hiện nay, nhu cầu của thị trường thế giới đối với lao động trên biểncòn rất lớn Trong thời gian qua, ta đã đưa được trên 26 nghìn lượt sĩ quan,thuyền viên tàu vận tải, thuỷ thủ đánh bắt cá đi làm việc trên biển Trong đóhiện có trên 2.000 người đang làm việc trong các đội tàu của Hàn Quốc,Nhật Bản, Na Uy, Đài Loan, Singapore và các nước khác Tuy nhiên trênthực tế lao động của ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các chủ tàu cả vềsố lượng và chất lượng.

d, Khu vực thị trường Đông và Đông Nam Á :

Đây là khu vực thị trường chính mà em muốn đề cập đến trong khoáluận tốt nghiệp này Khu vực này chính xác hơn có thể chia thành hai nhómthị trường nhỏ hơn là : nhóm thị trường Đông Á (bao gồm Hàn Quốc, NhậtBản, Đài Loan) và nhóm thị trường Đông Nam Á (bao gồm Lào vàMalaysia) Vượt trên các khu vực thị trường đã kể trên, Đông và Đông NamÁ là khu vực thị trường tiếp nhận lao động đi xuất khẩu chủ yếu nhất củanước ta hiện nay Khu vực này đồng thời cũng bao gồm những thị trườngtiếp nhận lao động có quy mô lớn nhất ở Châu Á với tổng số lao động nướcngoài đi theo con đường hợp pháp lên đến trên 2.000.000 người, chưa kểhàng triệu lao động nước ngoài nhập cư bất hợp pháp khác Không chỉ lớnmạnh về số lượng lao động nước ngoài tiếp nhận hàng năm, khu vực thịtrường Đông và Đông Nam Á còn rất đa dạng về ngành nghề tiếp nhận laođộng nước ngoài (gồm hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế), hình thức tiếpnhận (hợp dồng tu nghiệp sinh hoặc lao động), trình độ lao động (lao độngphổ thông, công nhân kỹ thuật, chuyên gia)

2, Vị trí, vai trò của khu vực thị trường Đông và Đông Nam Á đối với hoạtđộng xuất khẩu lao động nước ta.

Trang 16

Có thể nói không ngần ngại rằng khu vực Đông và Đông Nam Á làkhu vực thị trường xuất khẩu lao động có tầm quan trọng bậc nhất đối vớinước ta hiện nay và theo dự báo của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩulao động, khu vực thị trường này vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ chốt cả trongnhững năm tới đây.

Thứ nhất, khu vực thị trường Đông và Đông Nam Á là khu vực thị

trường tiếp nhận lao động đi xuất khẩu chủ yếu nhất của nước ta hiện nay.Ta có thể dễ dàng nhận thấy điều này khi xem Bảng 3 thống kê về số lượngngười Việt Nam đi xuất khẩu lao động theo từng khu vực thị trường trongthời gian qua dưới đây.

Bảng 3 Số người đi xuất khẩu lao động theo từng khu vực thị trường(1991 – 6/2003)

Khu vực thị trườngSố lượng (người)Tỷ lệ (%)

Đông và Đông Nam Á193.54078,08

(Nguồn : Tổng hợp số liệu báo cáo Cục Quản lý lao động với nước ngoài)

Số lao động Việt Nam đã và đang làm việc tại các thị trường thuộckhu vực này chiếm đến 78,08% trong tổng số 247.880 lao động ta đã đưa đilàm việc ở nước ngoài trong vòng hơn 10 năm qua; trong khi đó, các khuvực thị trường khác nhiều nhất cũng chỉ chiếm đến trên dưới 10% Có thểthấy rõ đây là khu vực thị trường tập trung lao động đi xuất khẩu số một củanước ta hiện nay.

Là khu vực thị trường có nhiều lao động Việt Nam sinh sống và làmviệc nhất, đây cũng đồng thời là khu vực cung cấp nguồn kiều hối lớn nhấtcủa ta Năm 2002, lao động Việt Nam tại các thị trường này chuyển về nướckhoảng 1,2 tỷ USD, chiếm 80% trong tổng số 1,5 tỷ USD kiều hối mà tanhận được trong cả năm.

Thứ hai, khu vực thị trường này tiếp nhận lao động của ta với cơ cấu

rất đa dạng, bao gồm cả lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật và chuyêngia trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Chính khu vực thị trường này

Trang 17

đã giữ vai trò chủ yếu tạo nên tính đa dạng trong lĩnh vực xuất khẩu laođộng của ta

Trong số lao động Việt Nam đưa sang các nước Đông và Đông NamÁ, lượng lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao, lên đến 70%, chủ yếu là laođộng tại các vùng nông thôn Trong bối cảnh tình trạng thất nghiệp ở nôngthôn Việt Nam còn tương đối phổ biến như hiện nay, như vậy khu vực thịtrường Đông và Đông Nam Á đã góp phần quan trọng để giải quyết vấn đềtrên thông qua con đường xuất khẩu lao động Nhiều lao động phổ thông quaquá trình làm việc tại đây, ngoài việc có được thu nhập đáng kể còn có điềukiện học hỏi để trở thành lao động có nghề.

Thứ ba, trong số các khu vực thị trường xuất khẩu lao động của Việt

Nam, khu vực Đông và Đông Nam Á có điều kiện gần gũi nhất về địa lý,điều kiện tự nhiên, nền văn hoá cũng như phong tục tập quán với ta Đó lànhững điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc đưa lao động của ta sang làmviệc tại những thị trường này Sự gần gũi về địa lý làm cho các chi phí đi lại,liên lạc của lao động cũng như của doanh nghiệp xuất khẩu lao động thấphơn rất nhiều so với các khu vực thị trường khác Trong khi sự gần gũi vềđiều kiện tự nhiên, nền văn hoá, phong tục tập quán lại khiến giới chủ sửdụng dễ dàng chấp nhận lao động Việt Nam vào làm việc, hai bên dễ dàngtìm được tiếng nói chung trong công việc cũng như trong sinh hoạt hàngngày Lao động Việt Nam có được nhiều thuận lợi hơn so với các khu vựcthị trường khác trong việc hoà nhập vào đời sống kinh tế xã hội của nước sởtại Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng để Đông và Đông NamÁ trở thành khu vực thị trường xuất khẩu lao động chủ chốt của nước ta.

Thứ tư, khu vực thị trường này tập trung những quốc gia có trình độ

khoa học kỹ thuật vào loại phát triển nhất trong khu vực và trên thế giới.Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là những con rồng Châu Á với nền kinh tếcó hàm lượng khoa học công nghệ cao, Malaysia cũng có nền khoa học kỹthuật rất phát triển Xuất khẩu lao động sang những thị trường là cơ hội quantrong cho phép lao động ta tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuậttiên tiến nhất.

Thứ năm, đây đồng thời là khu vực thị trường xuất khẩu lao động rất

có triển vọng trong tương lai Một mặt, triển vọng thể hiện rõ ở nhu cầu laođộng nước ngoài còn rất lớn của những thị trường mà ta đã đưa lao độngsang làm việc Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Lào và đặc biệt là Malaysia- thị trường mới mở gần đây đều có nhu câu rất lớn về lao động nước ngoàimà lượng lao động đã tiếp nhận mới chỉ đáp ứng được một phần Hơn nữa,

Trang 18

với đà phát triển kinh tế của những nước trên, dự báo nhu cầu này còn tănglên nhiều trong thời gian tới

Ngoài ra, triển vọng còn thể hiện ở một số thị trường tiếp nhận laođộng nước ngoài có tiếng khác trong khu vực Đông và Đông Nam Á nhưSingapore hay Bruney Tuy trước mắt những thị trường này vẫn chưa chínhthức tiếp nhận lao động của ta (trừ một số ít y tá sang Singapore) song chínhphủ ta đang nỗ lực tiến hành nhiều hoạt động tích cực nhằm xúc tiến tiếp cậntìm cách đưa lao động của ta sang đây.

Trang 19

chính sách Nhật Bản, đây là một biện pháp chuyển giao công nghệ cho cácnước đang phát triển, cũng là giảm số lượng lao động nước ngoài bất hợppháp tại đây, đồng thời đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp vừavà nhỏ đang thiếu lao động trầm trọng Đối với các nước xuất khẩu lao động,đây cũng là một biện pháp được hoan nghênh vì nó mở ra một kênh để đưalao động sang Nhật Bản Tuy người lao động chỉ được hưởng quy chế tunghiệp sinh (ít quyền lợi hơn so với quy chế các lao động thông thường tạiNhật Bản) và hưởng trợ cấp tu nghiệp, nhưng mức thu nhập này vẫn cao hơnnhiều so với mức lương của người lao động ở nhiều thị trường khác, thôngthường đạt 670 – 780 USD/ tháng.

Nhật Bản tiếp nhận tu nghiệp sinh trong các ngành công nghiệp, nôngnghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và cả các ngành thủ công truyền thống.Theo quy định, tu nghiệp sinh nước ngoài phải là người lao động đang làmviệc trong các doanh nghiệp của nước phái cử có nghề chuyên môn sẽ tunghiệp tại Nhật Bản Họ được doanh nghiệp cử đi cam kết sẽ sẽ tiếp nhận lạilàm việc sau khi hết hạn tu nghiệp Thời hạn tu nghiệp tại Nhật Bản từ 2 – 3năm, tuỳ theo từng ngành nghề Trong năm đầu tiên, tu nghiệp sinh vừa họclý thuyết vừa được đào tạo thực hành trong sản xuất, hưởng quy chế trợ cấptu nghiệp Từ năm 1994 đến nay, chính sách đối với lao động nước ngoàicủa Nhật Bản được mở rộng thêm một bước : Sau khi kết thúc giai đoạn 1,tu nghiệp sinh phải qua kỳ thi sát hạch tay nghề để chuyển qua giai đoạn 2,nếu đạt, tu nghiệp sinh sẽ được hưởng quy chế nhận tiền công theo côngviệc gần giống lao động thông thường.

Tham gia vào chương trình này của Nhật Bản có rất nhiều nước ChâuÁ, chủ yếu là Trung Quốc, Thái Lan, Philippnines, Indonesia, Việt Nam,Malaysia, Đài Loan và một số nước khác Hiện có tổng cộng gần 320.000 tunghiệp sinh người nước ngoài hiện đang làm việc tại Nhật Bản, trong đó,Trung Quốc là nước có số lượng tu nghiệp sinh lớn nhất với 123.117 người,chiếm đến trên 40% tổng số tu nghiệp sinh nước ngoài tại Nhật Bản

Nhật Bản bắt đầu tiếp nhận tu nghiệp sinh của Việt Nam từ năm 1992,là một trong những thị trường xuất khẩu lao động sớm nhất của nước ta tạikhu vực Đông và Đông Nam Á Thị trường Nhật Bản tương đối khó tính, chỉtiếp nhận lao động có nghề, lao động phải có trình độ tiếng Nhật cơ sở, đặcbiệt yêu cầu rất cao về tính kỷ luật của lao động; thêm vào đó thủ tục xinvisa nhập cảnh rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, chi phí cho các khâutrung gian, đặt cọc rất cao (từ 8.000 – 10.000 USD) Do vậy, việc đưa tunghiệp sinh Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản cần có sự nỗ lực rất caocả từ phía người lao động và doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Trang 20

Tuy nhiên, ở thị trường Nhật Bản cũng giống như ở thị trường HànQuốc, phát sinh vấn đề tu nghiệp sinh nước ngoài tự ý bỏ hợp đồng, đi làmviệc tại doanh nghiệp khác có mức lương cao hơn và tu nghiệp sinh cácnước sau khi hết thời hạn làm việc không chịu về nước, trốn ở lại Nhật Bảnlàm việc bất hợp pháp Hiện tượng này tạo nên rất nhiều phức tạp về mặt xãhội ở Nhật Bản Tỷ lệ tu nghiệp sinh nước ngoài bỏ hợp đồng và trốn ở lạilàm việc cao là vấn đề đau đầu của cả giới chức Nhật Bản lẫn các nước pháicử Áp dụng các biện pháp hữu hiệu để giảm được tỷ lệ này chính là mộttrong những vấn đề mấu chốt để nâng cao sức cạnh tranh của lao động nướcta tại thị trường này.

2, Thị trường Hàn Quốc :

Hàn Quốc nằm ở khu vực Đông Á mà chính xác hơn là ở Đông BắcÁ, diện tích 99.600 km2, dân số 48.800.000 người Hàn Quốc là một nướccông nghiệp phát triển với nền công nghệ điện tử cao dựa trên hàm lượngcao về khoa học và công nghệ Nền kinh tế Hàn Quốc đạt tỷ lệ tăng trưởngcao bắt đầu từ thập niên 60 và trong vòng 25 năm kể từ năm 1967 đến 1991,giá trị GNP của Hàn Quốc đã tăng 7,3 lần.

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu sử dụng lao động cũngngày một tăng mạnh Hơn thế nữa mức tiền lương của người lao động HànQuốc cũng tăng cao nhanh chóng Những điều này đã khiến cho lao độngHàn Quốc có sự lựa chọn chỗ làm việc Họ từ chối làm việc ở những chỗlương thấp hoặc trong những ngành thuộc khu vực 3D (dangerous, dificult,dirty – nguy hiểm, khó khăn và độc hại) mà chuyển sang các ngành dịch vụ,văn phòng hay kỹ thuật cao Tình hình đó đã khiến Hàn Quốc phải đối phóvới sự mất cân đối về cung và cầu lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc dùrất cao nhưng những công việc có mức lương thấp hoặc thuộc khu vực 3Dnói trên thì vẫn rất thiếu nhân công Để bù đắp sự thiếu hụt đó, Hàn Quốcbuộc phải nhập khẩu lao động nước ngoài Tháng 11/1993, chính phủ HànQuốc đã triển khai hệ thống tu nghiệp sinh công nghiệp, cho phép các doanhnghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tiếp nhận người nướcngoài với danh nghĩa tu nghiệp sinh Năm 1996, chủ trương này đã được mởrộng ra các lĩnh vực đánh cá, nông nghiệp và xây dựng

Chương trình tu nghiệp sinh của Hàn Quốc có nhiều điểm giống vớichương trình này tại Nhật Bản Nhưng khác với Nhật Bản - các chủ sử dụngtrực tiếp tuyển chọn và tiếp nhận lao động - tại Hàn Quốc, chính phủ giaocho 4 hiệp hội bao gồm Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc

Trang 21

(KFSB), Hiệp hội xây dựng Hàn Quốc (CAK), Hiệp hội các tổ hợp nôngnghiệp Hàn Quốc, Hiệp hội các tổ hợp ngư nghiệp Hàn Quốc, đứng ra làmđầu mối tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài về giao cho các doanh nghiệp.Chi tiêu tu nghiệp sinh nước ngoài được phép tiếp nhận được phân bổ chocác doanh nghiệp theo từng khu vực ngành nghề với phần lớn chỉ tiêu thuộcvề KFSB Ví dụ như : năm 2003, Hàn Quốc chủ trương tiếp nhận 145.500 tunghiệp sinh nước ngoài, trong đó khu vực các doanh nghiệp sản xuất vừa vànhỏ được tiếp nhận 130.000 người, ngành đánh bắt cá : 3.000 người, nôngnghiệp : 5.000 người và xây dựng 7.500 người.

Thời hạn làm việc của tu nghiệp sinh tại Hàn Quốc là 3 năm, trong đóthời gian học việc là 1 năm Từ 17/7/2002, Cục phát triển nhân lực HànQuốc (HRDS) quy định : hết năm thứ nhất nếu tu nghiệp sinh qua khoá họckéo dài 3 ngày tại các trung tâm của HRDS sẽ được gia hạn visa 2 năm,chuyển qua chế độ lao động (được hưởng lương và bảo hiểm như người laođộng thông thường), nếu làm việc tốt họ còn có thể được gia hạn hợp đồngthêm 1 năm Trước đây, sau giai đoan học nghề, tu nghiệp sinh nước ngoàivẫn phải trải qua kỳ sát hạch để được cấp giấy phép lao động 2 năm Nhưngtừ năm 2000 – 2002, có đến 23,2% thí sinh tham dự kỳ thi sát hạch nàykhông đỗ, nhiều người đã trốn khỏi hợp đồng, ở lại bất hợp pháp ở HànQuốc Chính sách mới đưa ra một mặt để bảo vệ quyền lợi của người laođộng nước ngoài, mặt khác cũng để phần nào ngăn ngừa tình trạng tu nghiệpsinh trốn bỏ hợp đồng vốn đã quá nghiêm trọng ở Hàn Quốc.

Về thu nhập của tu nghiệp sinh kỹ thuật tại Hàn Quốc, trong thời kỳđầu, KFSB quy định mức lương cho tu nghiệp sinh nước ngoài theo từngquốc tịch (cao nhất là tu nghiệp sinh Trung Quốc, sau đó đến Phillipines,Việt Nam đứng thứ 3) Nhưng sau này, do nhiều vấn đề phát sinh, chính phủHàn Quốc quy định cho mọi tu nghiệp sinh nước ngoài được hưởng mứclương tối thiểu của Hàn Quốc Mức lương tối thiểu này thường xuyên đượcđiều chỉnh qua từng thời kỳ, hiện nay vào khoảng 480 USD/tháng Khichuyển qua chế độ lao động, lương bình quân của người lao động có thể đạttừ 600 – 700 USD/tháng, trên thực tế người lao động còn có mức thu nhậpcao hơn thế nhiều do có thời gian làm thêm giờ.

Chương trình tu nghiệp sinh kỹ thuật thực hiện từ năm 1993 đến nayvới tổng chỉ tiêu 130.000 người được phân bổ cho các quốc gia phái cử.Hiện nay có tất cả 15 nước Châu Á tham gia vào chương trình này của HànQuốc, trong đó nước có số lượng tu nghiệp sinh lớn nhất là Trung Quốc vớichỉ tiêu 30.790 người, chiếm 23,7%; thứ hai là Indonesia với chỉ tiêu 22.480

Trang 22

người, chiếm 17,3%; Việt Nam đứng thứ 3 với chỉ tiêu 18.770 người chiếm14,4%.

Vấn đề nổi cộm nhất với thị trường Hàn Quốc hiện nay là tình trạnglao động bất hợp pháp Số lao động bất hợp pháp này - bao gồm những laođộng nước ngoài nhập cư bất hợp pháp vào Hàn Quốc và các tu nghiệp sinh,lao động trong khuôn khổ Chương trình tu nghiệp sinh kỹ thuật bỏ hợp đồngtrốn ra ngoài tìm việc làm có thu nhập cao hơn trở thành lao động nướcngoài bất hợp pháp – đã gia tăng đến con số báo động Theo công bố củachính phủ Hàn Quốc, đến cuối tháng 10/2002, trong số 603.294 người nướcngoài sinh sống ở Hàn Quốc thì đã có đến 287.639 người là lao động bất hợppháp (chiếm 47,7%) Tỷ lệ tu nghiệp sinh nước ngoài tự ý phá hợp đồng,trốn ra ngoài làm việc trung bình vào khoảng 56%, trong đó cao nhất làBangladesh : 78,60%, thứ hai là Myanmar : 72,90% và Việt Nam – đứng thứba với 59,25%

Việt Nam tham gia vào Chương trình tu nghiệp sinh sinh kỹ thuật củaHàn Quốc ngay từ thời kỳ đầu Thị trường Hàn Quốc không khó tính như thịtrường Nhật Bản Tiêu chuẩn đối với lao động đi làm việc tại Hàn Quốc làcó sức khoẻ tốt và chăm chỉ làm việc Phía Hàn Quốc chỉ yêu cầu tuyển laođộng phổ thông, không cần có nghề, do vậy đây là một thị trường đầy tiềmnăng với lao động Việt Nam Tuy nhiên, muốn duy trì và tiếp tục phát triểnthị trường này thì chúng ta nhất định cần phải giải quyết dứt điểm tình trạngtu nghiệp sinh Việt Nam bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp và bỏtrốn không chịu về nước sau khi đã kết thúc thời hạn hợp đồng.

3, Thị trường Đài Loan :

Đài Loan nằm cách bờ biển Đông Nam lục địa Trung Hoa khoảng 150km, ngăn cách với lục địa Trung Hoa bởi eo biển Đài Loan Đài Loan baogồm 64 đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Bành Hồ và trên 20 đảo khác với tổngdiện tích trên 53.960 km2 Đài Loan cách Philippnes 350 km và Nhật Bản1090 km, dân số có trên 22 triệu người Thủ phủ Đài Bắc là nơi có mật độdân số cao nhất, tiếp sau đó là thành phố Cao Hùng ở phía Nam Gần 60%dân số Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn : Đài Bắc, Cao Hùng, ĐàiTrung và Đài Nam Đó cũng là những địa phương tiếp nhận lao động nướcngoài chủ yếu, đa phần lao động nước ngoài tập trung tại 4 thành phố này vàcác khu vực phụ cận.

Từ năm 1989, do sức ép của vệc nâng lương trong nước cũng như cầntiến hành nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, để giải quyết tình trạng thiếu

Trang 23

nhân lực, chính quyền Đài Loan đã mở cửa cho phép nhận lao động nướcngoài vào làm việc.

Không giống như Nhật Bản, Hàn Quốc tuyển dụng lao động nướcngoài theo quy chế tu nghiệp sinh, Đài Loan có chính sách nhận lao độngnước ngoài chính thức (ký hợp đồng lao động chính thức), có hệ thống luậtlệ và quy chế tương đối rõ ràng và chặt chẽ với lao động nước ngoài Từ đầunhững năm 90, Đài Loan đã nhận lao động từ 4 nước Thái Lan, Philippines,Malaysia và Indonesia, đến cuối năm 1999 tiếp nhận thêm lao động ViệtNam Khởi đầu quy mô lao động nước ngoài bị chính quyền giới hạn khoảng15.000 người/năm Những năm gần đây, con số này được nâng lên và daođộng trong khoảng 240.000 đến trên dưới 300.000 người/năm Theo số liệucủa Uỷ ban lao động Đài Loan (CLA), tính đến cuối tháng 5/2003 số lượnglao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan là 301.780 người, trong đó : TháiLan : 110.782 người (chiếm 36.7%); Indonesia : 79.777 người (chiếm26,44%); Philippines : 71.516 người (chiếm 23,7%); Việt Nam : 36.675người (chiếm 13,15%), Malaysia : 30 người (chiếm xấp xỉ 1%)

Trong số lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan, có khoảng140.000 lao động (chiếm 46%) làm nghề giúp việc gia đình, chủ yếu là chămsóc người già và trẻ em; 92.035 lao động làm việc trong các doanh nghiệpsản xuất chế tạo (chiếm 36,8%); 47.803 người làm việc trong các dự án đầutư lớn của nước ngoài (chiếm 16%); 573 lao động làm việc trong các dự ánxây dựng của tư nhân (chiếm 0.2%) và 3156 lao động làm thuỷ thủ tàu cá(chiếm 1%).

Lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan được điều chỉnh bởi mộthệ thống luật pháp tương đối đầy đủ và thống nhất cho mọi nước có laođộng đi làm việc tại Đài Loan Hợp đồng lao động thường có thời hạn là 2năm, sau khi hết hạn được gia hạn một lần và thời gian gia hạn không đượcquá 1 năm Đài Loan vẫn duy trì chế độ ngày làm việc 8h/ngày và 6ngày/tuần, từ tháng 1/2001 là 5,5 ngày/tuần(trừ một số ngành nghề đặc thùnhư giúp việc gia đình và khán hộ công) Nếu có nhu cầu làm thêm giờ thìdoanh nghiệp và người lao động phải có sự thoả thuận trên cơ sở tuân thủcác quy định của Luật lao động tiêu chuẩn Đài Loan Tiền lương cơ bản chomỗi lao động là 15840 Đài tệ/tháng (khoảng 450 USD), nếu cộng thêm tiềnlàm thêm giờ mức lương bình quân là 20.000 Đài tệ/tháng Riêng trong

Trang 24

ngành điện tử, nếu 1 ngày làm việc 12 giờ thì tiền lương đạt 30.000 Đài tệ,nhưng cũng có trường hợp không làm thêm giờ thì tiền lương chỉ được15.840 Đài tệ Đương nhiên lương cơ bản của lao động nước ngoài và củangười bản xứ là không giống nhau và cũng khác nhau khi làm ở các lĩnh vưckhác nhau Mức lương này có thể được điều chỉnh tuỳ thuộc vào sự pháttriển của nền kinh tế Người lao động được tham gia bảo hiểm lao động, bảohiểm y tế và phải nộp thuế thu nhập (6% thu nhập chịu thuế nếu số ngày làmviệc trong năm lớn hơn 183 ngày và 20% nếu số ngày làm việc trong nămkhông đủ 183 ngày).

Việc cung ứng lao động nước ngoài sang Đài Loan có thể qua mộttrong hai kênh sau :

Kênh thứ nhất, chủ sử dụng trực tiếp tuyển dụng người lao động nướcngoài và trực tiếp thuê chuyên gia đến làm nhiệm vụ quản lý lao động Đitheo kênh này là các xí nghiệp lớn hoặc các chủ công trình bao thầu lớn vàthực tế cho thấy đi qua kênh này cũng chỉ có khoảng gần 10% số lao độngnước ngoài làm việc tai Đài Loan, với lao động Việt Nam hầu như hoàn toànkhông sử dụng kênh này.

Kênh thứ hai, các hợp đồng được ký thông qua các công ty môi giới,các công ty có chức năng tìm kiếm các quota nhận lao động, tuyển dụng laođộng theo sự uỷ quyền của chủ sử dụng lao động và tham gia vào quá trìnhquản lý lao động nước ngoài tại Đài Loan Trên 90% số lao động nước ngoàilàm việc tại Đài Loan đã đi theo kênh này Phí môi giới do người lao độngphải chịu, mức phí này thường khá cao Mặc dù chính phủ Đài Loan đã quyđịnh rõ : " Công ty môi giới không được thu phí môi giới của người lao độngnước ngoài làm việc trong mọi lĩnh vực" nhưng trên thực tế, các công ty môigiới Đài Loan vẫn thường thu của người lao động từ 56.000 Đài tệ (1750USD) cho đến 90.000 Đài tệ (2810 USD) cho mỗi hợp đồng, khoản phí môigiới này - được nguỵ trang dưới nhiều tên gọi khác nhau để "lách luật" -thậm chí còn cao hơn thế do các công ty cung ứng lao động nước ngoài đãkhông ngừng tăng cao chi phí môi giới trả cho các công ty môi giới ĐàiLoan nhằm tranh giành các quota lao động Ngoài chi phí môi giới, ngườilao động còn phải chi thêm một khoản tiền phục vụ cho công tác quản lý,mức phí này dao động trong khoảng 1500 - 1800 Đài tệ/ tháng

Thị trường Đài Loan cũng là một thị trường tương đối khó tính, ĐàiLoan chủ yếu nhận lao động có nghề, phải biết tiếng Hoa ở mức độ cơ sở vàcó những quy đinh rất ngặt nghèo về sức khoẻ Đồng thời, đây cũng là mộtthị trường có tính cạnh tranh cao Cho đến hiện nay số lượng lao động của

Trang 25

chúng ta tại thị trường này vẫn đứng sau Thái Lan, Indonesia và Philippines.Những nước này đã có mặt tại thị trường Đài Loan từ những năm 1990 -1991, trong khi nước ta mới bắt đầu từ năm 1999 Lao động Thái Lan chiếmsố lượng đông nhất trong số lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan,được đánh giá là cần cù, chịu khó, có sức khoẻ và dẻo dai Số lao độngIndonesia đứng thứ hai, chăm chỉ, nhẫn nại, hơi yếu về tiếng Hoa nhưng bùlại có sức khoẻ và tính kỷ luật cao Lao động Phippines thì khá tiếng Hoa,đặc biệt là tiếng Anh, có trình độ, chuyên môn tốt, tuy có nhược điểm là haycãi chủ và hay xin nghỉ Trong khi đó, các công ty cung ứng lao động củaThái Lan và Indonesia sẵn sàng chấp nhận mức phí môi giới cao để kéo cácđơn hàng về mình Chi phí vé máy bay của nước ta đến Đài Loan lại cao hơnmặt bằng chung trong khu vực rất nhiều khiến các chủ sử dụng phải tínhtoán, lựa chọn giữa việc tuyển mộ lao động nước ta với lao động các nướckhác để giảm tiền vé máy bay Nói chung, những "đối thủ" của chúng ta rấtmạnh và cạnh tranh tìm được chỗ đứng trong một thị trường như vậy là mộtđiều hoàn toàn không dễ dàng Tuy Philippines và Indonesia hiện nay đều đãbị "đông kết" không được phép đưa lao động vào thị trường Đài Loan nữanhưng khả năng mở cửa lại với các nước cung ứng lao động này vẫn còn,nghĩa là nguy cơ cạnh tranh với lao động Việt Nam là rất lớn Vấn đề chủyếu đặt ra với chúng ta khi đưa lao động sang làm việc tại thị trường này làphải tổ chức đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động thật tốt, đảmbảo trang bị đầy đủ cho người lao động những kiến thức về công việc, ngoạingữ (chủ yếu là tiếng Hoa) và pháp luật, phong tục, tập quán Đài Loan nhằmnâng cao chất lượng lao động Ngoài ra, chúng ta cần chú ý khắc phục vàngăn chặn tình trạng lao động tự ý phá bỏ hợp đồng, trốn ra ngoài làm việcbất hợp pháp, tránh dẫm lại "vết xe đổ" của Indonesia (đã bị "đông kết"ngừng tiếp nhận lao động từ tháng 8/2002 do có tỷ lệ lao động bỏ trốn quácao) Điều này chỉ có thể làm được khi các công ty cung ứng làm tốt côngtác tuyển chọn, thực hiện chế độ tài chính rõ ràng với người lao động, tiếnhành công tác giáo dục đào tạo tốt đồng thời quản lý theo dõi sát xao tìnhhình sinh hoạt và làm việc của người lao động Người lao động cũng phải tựnhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình khi làm việc tại thịtrường này, quyền lợi của bản thân phải gắn liền với quyền lợi của cộngđồng và của xã hội

4, Thị trường Malaysia :

Malaysia nằm ở khu vực Đông Nam Á, diện tích khoảng 330.417km2 Nước này có 13 bang, mỗi bang có đặc điểm và tính chất khác nhau.Dân số malaysia là 23,7 triệu người, trong đó người Mã Lai chiếm hơn 50%,

Trang 26

30% là người Hoa, 10% là người Ấn, còn lại là các dân tộc khác Tôn giáochính thống ở đây là đạo Hồi, ngoài ra còn có đạo Thiên Chúa Giáo Về kinhtế, Malysia hiện có GDP bình quân đầu người khoảng gần 4000 USD Nhưvậy, so với Việt Nam thì diện tích Malaysia tương đương nhưng dân số chưabằng 1/3 và GDP bình quân đầu người cao gấp nhiều lần.

Kinh tế Malaysia phát triển mạnh dựa vào các lĩnh vực chủ yếu sau :Cao su, dầu cọ, điện tử, công nghiệp chế tạo và dầu mỏ Nước này là mộtquốc gia vừa nhập, vừa xuất khẩu lao động Lao động có trình độ cao củaMalaysia phần lớn sang làm việc ở Singapore, đồng thời Malaysia cũng tiếpnhận lao động của nhiều nước, trong đó người Indonesia chiếm ưu thế.

Từ những năm 70, Malaysia tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩymạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ với mức tăng trưởng bình quân 11%thời kỳ 1970 – 1980 Công nghiệp và dịch vụ thu hút rất nhiều lao động từkhu vực nông nghiệp và đồn điền, gây nên làn sóng lao động nước ngoài lầnthứ nhất (chủ yếu là người Indonesia và Philippines) vào làm việc trong khuvực nông nghiệp và xây dựng đang bị thiếu hụt lao động Và từ nửa cuốinhững năm 80 đến nay, Malaysia thực hiện chính sách tự do hoá kinh tế, vớimức tăng trưởng cao trên 8% năm, dân số ít, quốc gia này ở vào tình trạngthiếu lao động trầm trọng Điều đó đã tạo nên làn sóng lao động người nướcngoài vào làm việc ở Malaysia lần thứ hai.

Hiện nay, có khoảng hơn 1 triệu lao động từ 12 nước, bao gồmIndonesia, Bangladesh, Ấn Độ, Campuchia, Pakistan, Myanma, Nepal,Philippines, Thái Lan, Sri Lanca và Việt Nam đang làm việc hợp pháp tạiMalaysia, trong đó lao động Indonesia chiếm 70% với 5 lĩnh vực được phépthuê lao động nước ngoài : Công nghiệp : sử dụng khoảng 33,19% tổng sốlao động nước ngoài; Nông nghiệp : 21,2%; Dịch vụ gia đình : 19,55%; Xâydựng : khoảng 16,72%; Dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, bán hàng, vệ sinhcông cộng ) : 9%.

Ngoài ra, vào cuối những năm 90, ước tính tại Malaysia còn có gần 1triệu lao động nước ngoài bất hợp pháp Từ đầu tháng 8/2002, Malaysia thựchiện chính sách nhập cư mới, đưa lao động bất hợp pháp về nước để thay thếbằng lao động hợp pháp, mỗi ngày trục xuất khoảng 5000 người; vì thế hiệnnay, con số này đã giảm đáng kể.

Theo quy định của pháp luật Malaysia, lao động nước ngoài đượchưởng các quyền lợi bình đẳng như lao động trong nước Thời hạn hợp đồngđược quy định là 3 năm, có thể gia hạn đến 5 năm với lao động có tay nghềthấp và đến 6 năm với lao động có tay nghề cao Malaysia không quy định

Trang 27

mức lương tối thiểu mà để chủ sử dụng lao động và người lao động tự thoảthuận theo sự điều tiết của thị trường Vì vậy, mức lương của lao động phụthuộc vào từng ngành nghề và từng chủ sử dụng lao động Tổng thu nhậpcủa lao động nước ngoài bình quân khoảng 200 USD/tháng.

Những năm trước đây, Chính phủ Malaysia cấp phép tuyển nhân côngnước ngoài cho các đại lý lao động Điều này dẫn đên tình trạng số lao độngnước ngoài do các đại lý đưa vào Malaysia vượt quá nhu cầu sử dụng thựctế Từ sau năm 1998, chính phủ Malaysia chủ trương cấp giấy phép trực tiếpcho chủ sử dụng lao động (công ty, xí nghiệp, chủ sử dụng tư nhân) căn cứvào nhu cầu thực tế của họ và chủ sử dụng được phép trực tiếp tuyển chọnnhân công từ các nguồn do chính phủ quy định Tuy nhiên nhiều chủ sửdụng không đủ kinh nghiệm và điều kiện tiếp xúc với các nguồn lao độngnước ngoài để tuyển chọn trực tiếp nên đã uỷ thác cho các đại lý Malaysiatuyển chọn theo giấy phép được cấp và yêu cầu chất lượng do chủ sử dụngđặt ra, phí môi giới hoàn toàn do chủ sử dụng chịu Từ 6/2/2002, chính phủMalaysia quy định việc tuyển dụng nhân công nước ngoài phải dựa trên cơsở Hiệp định cấp chính phủ giữa nước tiếp nhận và cung ứng lao động.

Theo nhận định của các chuyên gia, hiện tại cũng như nhiều năm tới,Malaysia là thị trường có nhu cầu lớn về lao động nước ngoài, đặc biệt trongmột số lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ và một sốngành nghề khác đòi hỏi có tay nghề chuyên môn cao Ngày 6/2/2002, saurất nhiều nỗ lực xúc tiến tích cực từ cả hai phía, Chính phủ Malaysia đã côngbố chủ trương mở cửa thị trường cho lao động Việt Nam và không ấn địnhvề số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia Chủ trương củaMalaysia là nhận lao động Việt Nam thông qua một văn bản thoả thuận giữahai chính phủ Hiện nay, về cơ bản, văn bản thoả thuận đã được hai bên xemxét đi đến thống nhất ký kết Tuy nhiên trong thời gian chờ ký kết, Malaysiađã cho phép lao động Việt Nam sang Malaysia làm việc từ tháng 5/2002.

Với khoảng cách gần Việt Nam, khí hậu và điều kiện sinh hoạt khôngcó gì khác biệt nhiều, Malaysia là một thị trường mới đầy tiềm năng của laođộng Việt Nam Mặc dù mức thu nhập không cao như các nước Đông ÁNhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan song với mức chi phí trước khi đi thấp(từ 800 – 1200 USD, trong đó đã có một nửa được cho vay), yêu cầu về taynghề và chuyên môn ở mức vừa phải, thị trường này khá phù hợp cho đại bộphận lao động khu vực nông thôn Việt Nam

Malaysia là một thị trường tương đối dễ tính, tuy nhiên khi đưa laođộng sang thị trường Malaysia, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của ta

Trang 28

vẫn cần chuẩn bị tốt cho lao động về tay nghề cần thiết, trình độ ngoại ngữtiếng Anh hoặc tiếng Trung cơ bản để có thể nghe hiểu những yêu cầu củachủ sử dụng và giao tiếp đơn giản Ngoài ra, Malaysia là một nước Hồi giáo,thành phần dân cư phức tạp, pháp luật rất nghiêm khắc và có nhiều điểmkhác biệt đặc thù, do vậy cần căn cứ vào đặc điểm của từng địa bàn tiếpnhận để trang bị cho người lao động những hiểu biết tối thiểu về xã hội, luậtpháp, văn hoá, tôn giáo, phong tục tập quán, những điều kiêng kỵ đểngười lao động tránh được những vi phạm đáng tiếc Đặc biệt, theo dư luậngiới chủ ở Malaysia, điều quan trọng nhất khi tiếp nhận lao động không phảilà tay nghề hay trình độ văn hoá mà là tính kỷ luật của người lao động.Chính sự thiếu kỷ luật, kỷ cương, vi phạm pháp luật của người lao động đãdẫn đến những phức tạp về mặt xã hội trong thời gian qua và chính phủMalaysia đã phải quyết định cắt giảm số lượng, tạm ngừng hoặc đình chỉtiếp nhận lao động từ một số nước đã từng là nguồn cung cấp lao động rấtlớn cho Malaysia như Bangladesh, Indonesia Bởi thế, giáo dục lao động cótính kỷ luật cao chính là biện pháp rất hiệu quả hiện nay để nâng cao vị thếcạnh tranh của lao động Việt Nam tại thị trường này.

5, Thị trường Lào :

Đất nước Lào rộng 236.800km2, dân số 5.400.000 người, hoàn toànnằm lọt trong lòng bán đảo Đông Dương Là một nước có diện tích lãnh thổlớn, dân số ít, tài nguyên dồi dào, lại đang trong qua trình đổi mới cơ chếcho nên hiện nay Lào đang rất thiếu nguồn lao động có trình độ tay nghề

Việt Nam và Lào là 2 nước có quan hệ gần gũi truyền thống do yếu tốđịa lý và do cả các điều kiện lịch sử Trong lịch sử hiện đại mối quan hệtruyền thống đó được nâng lên thành quan hệ anh em ở cấp quốc gia, trởthành tình hữu nghị đặc biệt Trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộcchống lại đế quốc Pháp và Mỹ, dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, nhân dân hainước đã kề vai sát cánh , giúp đỡ lẫn nhau cả về sức người, sức của; hiệnnay lại đang phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc xây dựngđất nước Phù hợp với chủ trương của hai Đảng, hai Nhà nước, lao động vàchuyên gia Việt Nam đã và đang được đưa sang làm việc tại Lào với sốlượng lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nướcbạn Ngoài ra, do chi phí đi lại làm việc tại Lào thấp hơn nhiều so với chi phíđi làm việc tại các nước khác, mức tiền lương cũng phù hợp với số đông laođộng ở các vùng nông thôn miền Trung, vị trí địa lý lại gần và thuận tiện, thịtrường Lào tỏ ra rất thích hợp với lao động Việt Nam.

Trang 29

Hiện đang có khoảng 40 quốc gia có lao động ở Lào, trong đó nhiềunhất vẫn là Việt Nam, sau đó đến Trung Quốc và Thái Lan Lao động ViệtNam và Trung Quốc sang Lào là các chuyên gia và công nhân làm việc theocác hợp đồng nhận thầu công trình, liên doanh liên kết, nhận khoán côngviệc cùng một bộ phận không nhỏ là lao động tự do trốn qua biên giới sangđây làm việc còn lao động Thái Lan chủ yếu là lao động tự do Theo ướctính, hiện nay tại Lào có khoảng gần 100.000 lao động nước ngoài đangsống và làm việc.

Ngày 29/06/1995, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã theo uỷquyền của Chính phủ ký với Lào Hiệp định về hợp tác lao động, trong đó haibên đã thoả thuận về việc tạo điều kiện pháp lý cho việc đẩy mạnh hợp táclao động giữa hai nước và tăng cường các biện pháp quản lý công tác này,đặc biệt phải giải quyết vấn đề số lao động tự do nhập cảnh và làm việc bấthợp pháp ở Lào theo thời vụ hàng năm.

II - Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường các nướcĐông và Đông Nam Á

1, Tình hình chung :

Theo em được biết, hiện nay chưa có một báo cáo hay số liệu thống kêcụ thể mang tính chính thức nào từ phía các cơ quan chức năng về tình hìnhhoạt dộng xuất khẩu lao động sang khu vực thị trường Đông và Đông NamÁ, mà chỉ có các báo cáo riêng rẽ về từng thị trường trong khu vực Toàn bộnhận định đánh giá và số liệu trong phần này do em tổng kết từ các báo cáovà số liệu riêng rẽ nói trên.

Thứ nhất, về số lượng lao động xuất khẩu :

Khu vực thị trường các nước Đông và Đông Nam Á (trừ Lào đã cóquá trình hợp tác lao động lâu dài trước đây) đều là những thị trường mớicủa ngành xuất khẩu lao động Việt Nam với thị trường có "tuổi đời" lớn nhấtlà Nhật Bản cũng mới chỉ có 11 năm và thị trường mới nhất là Malaysia mớiđược hơn 1 năm Tuy nhiên, đây lại tại khu vực thị trường có tốc độ pháttriển rất nhanh, trung bình trong vòng hơn 12 năm qua mỗi năm quy mô laođộng Việt Nam tại các thị trường này tăng 53,85% Trong đó, nhanh nhất làvào các năm 1993 (154,8%) và 1994 (221,6%) là những năm đánh dấu bướcngoặt mở rộng thêm thị trường xuất khẩu lao động của nước ta Có 4 năm

Trang 30

tốc độ phát triển âm là năm 1991, 1992, 1998 và 2001 do ảnh hưởng của cáccuộc khủng hoảng về chính trị (1991,1992) cũng như kinh tế (1998) khácnhau trên thế giới và trong khu vực

Tính đến nay, tổng số lao động của ta sang làm việc tại các nướcĐông và Đông Nam Á đã lên đến con số 193.540 lượt người, chiếm gần80% lượng lao động xuất khẩu của ta Số lượng cụ thể qua từng năm nhưsau :

Bảng 4 Số lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước Đông và ĐôngNam Á qua các năm (1991 – 6/2003).

NămSố lượng (người)Tốc độ tăng (%)

(Nguồn : Tổng hợp số liệu báo cáo Cục Quản lý lao động với nước ngoài)

Thứ hai, về cơ cấu lao động xuất khẩu :

Khu vực thị trường này tiếp nhận lao động của ta với cơ cấu ngànhnghề rất đa dạng : công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, xây dựng, đánh bắt cá,khai thác tài nguyên, chuyên gia y tế, giáo dục, tin học Tuy nhiên sốlượng lao động trong từng ngành nghề lại rất khác nhau Số lao động tronglĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất : khoảng gần 80%, dịch vụ (chủ yếu là khán hộ công và giúp việc gia đình tại Đài Loan)khoảng 12%, còn lại là các ngành nghề khác

Trang 31

Lao động Việt Nam làm việc tại các thị trường này bao gồm cả laođộng phổ thông, lao động có nghề và một số ít chuyên gia Trong đó, laođộng phổ thông chiếm tỷ trọng cao, khoảng trên dưới 70%, tập trung ở cácnước Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia Lao động có nghề và chuyên giachủ yếu làm việc tại Nhật Bản và trong các công trình doanh nghiệp ta nhậnthầu ở Lào.

Thứ ba, về thu nhập của lao động và nguồn kiều hối thu được :

Thu nhập của lao động tại khu vực này nói chung không đồng đều Tunghiệp sinh và lao động ở Nhật Bản, Hàn Quốc có mức lương cao hơn hẳncác thị trường khác, thị trường Đài Loan ở mức trung bình còn Malaysia vàLào thì thấp hơn Thu nhập cụ thể ở từng thị trường sẽ được nêu cụ thể ởphần sau đây, nhưng nhìn chung là ổn định, không có nhiều biến động Mứcthu nhập trung bình ước tính cho cả khu vực thị trường Đông và Đông NamÁ là khoảng 400 – 500 USD/người/tháng.

Hàng năm, lao động Việt Nam làm việc tại đây đã chuyển về nước từ1 – 1,2 tỷ USD.

Thứ tư, về mô hình và công tác tổ chức xuất khẩu lao động :

Hiện nay ở nước ta có trên 150 doanh nghiệp được cấp giấy phép xuấtkhẩu lao động, thì gần như 100% số này đều có đưa lao động đi làm việc tạicác thị trường trong khu vực Đông và Đông Nam Á Hoạt động xuất khẩulao động sang các thị trường này thông qua nhiều hình thức khác nhau (dùnghợp động cung ứng lao động hoặc hợp đồng phái cử và tiếp nhận tu nghiệpsinh), theo nhiều kênh khác nhau (trực tiếp hay qua trung gian) v.v tuỳ theotừng đối tượng thị trường nhưng đều thống nhất tiến hành dưới sự chỉ đạo,giám sát sát sao của Nhà nước ta

Hoạt động xuất khẩu lao động của ta sang khu vực thị trường này chủyếu vẫn phải thông qua các công ty môi giới Chính phủ ta và chính phủnước bạn ký kết các hiệp định, thoả thuận về việc đưa và tiếp nhận lao độngở tầm vĩ mô, còn công việc cụ thể được giao cho doanh nghiệp xuất khẩu laođộng Việt Nam và các công ty môi giới tiến hành Người lao động trước khiđi đều phải trải qua khoá học về ngoại ngữ, giáo dục định hướng và nghiệpvụ để được cấp chứng chỉ cần thiết theo yêu cầu của phía tiếp nhận laođộng.

Trang 32

Chính phủ ta đã có những văn bản chỉ đạo cụ thể với hoạt động xuấtkhẩu lao động trên từng thị trường thuộc khu vực Đông và Đông Nam Á.Bám sát tình hình mỗi thị trường, những văn bản đó đã định hướng kịp thờihoạt động xuất khẩu lao động của ta Công tác tổ chức xuất khẩu lao độngcủa ta tại khu vực thị trường này sau một thời gian tự điều chỉnh để thíchnghi với tình hình mới, đối tượng mới đã dần đi vào ổn định Song các cấpngành hữu quan vẫn cần phải không ngừng quan tâm xem xét những độngthái mới của thị trường để có sự thay đổi chính sách phù hợp hơn.

Thứ năm, về chất lượng lao động xuất khẩu :

Nhìn chung chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam nói chungvà tại khu vực thị trường Đông và Đông Nam Á nói riêng còn chưa đáp ứngđược yêu cầu cần thiết Lao động Việt Nam vốn nổi tiếng về sự thông minh,tính cần cù, chịu khó; những ưu điểm này rất được các nước tiếp nhận laođộng của ta đánh giá cao Song lao động Việt Nam lại hay mắc những nhượcđiểm không đáng có như trình độ ngoại ngữ không tốt, ý thức kỷ luật kém,tỷ lệ bỏ hợp đồng trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp còn rất cao Trình độnghiệp vụ của lao động chúng ta, đặc biệt là những khâu đòi hỏi hiểu biết vềkhoa học kỹ thuật còn thấp do điều kiện trong nước và khâu đào tạo tiếnhành chưa tốt Tác phong làm việc còn chậm chạp, giải quyết quan hệ chủthợ còn nhiều lúng túng

2, Thực trạng xuất khẩu lao động nước ta với từng thị trường trong khu vựccác nước Đông và Đông Nam Á.

a, Thị trường Nhật Bản

Thứ nhất, về số lượng lao động xuất khẩu :

Việt Nam bắt đầu đưa lao động đi tu nghiệp ở Nhật Bản từ năm 1992.Từ đó đến nay, số lao động Việt Nam tại Nhật Bản đều đặn tăng qua cácnăm, trừ thời điểm năm 1998 - 2000 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tàichính tiền tệ lịch sử con số này có suy giảm đôi chút, tuy nhiên lại nhanhhóng phục hồi và tăng mạnh từ năm 2001 trở lại đây Tính đến tháng 6/2003,trải qua hơn 10 năm thực hiện Chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuậttại Nhật Bản, ta đã đưa được tổng cộng 16.049 tu nghiệp sinh sang Nhật Bảnlàm việc, những năm gần đây trung bình mỗi năm ta đưa đi khoảng 2.000người Thực ra, đây là con số khá khiêm tốn nếu so với số lao động của ta tại

Trang 33

thị trường các nước Đông và Đông Nam Á khác cũng như nếu so với con sốtu nghiệp sinh của các nước Châu Á khác đang làm việc tại Nhật Bản Tuynhiên, nó đã phản ánh sự cố gắng vượt bậc của các doanh nghiệp cũng nhưbản thân người lao động Việt Nam, bởi thị trường Nhật Bản là một trongnhững thị trường "khó tính", có yêu cầu vào loại cao nhất thế giới.

Thứ hai, về cơ cấu lao động xuất khẩu :

Tu nghiệp sinh Việt Nam làm việc tại Nhật Bản có mặt trong nhiềungành nghề, đặc biệt chiếm tỷ lệ lớn trong lĩnh vực dệt, may, cơ khí và xâydựng (80%) Trong đó, dệt : 14%, may : 35%, cơ khí : 13% và xây dựng trên18% Bên cạnh đó, còn một bộ phận nhỏ lao động của ta làm việc trên cáctàu cá, tàu vận tải (khoảng 10%) Ngoài ra, từ năm 1994, thực hiện thoảthuận về chương trình tiếp nhận tu nghiệp sinh y tá, hàng năm Việt Nam đãđưa từ 15 – 20 người sang học tại một số trường y tá Nhật Bản, sau khi tốtnghiệp ra trường, các y tá này được làm việc 4 năm tại các bệnh viện NhậtBản, được hưởng lương và các chế độ khác như lao động người Nhật

Do chính sách của thị trường Nhật Bản, 100% lao động Việt Namsang đây đều là lao động có nghề, phần lớn trong số này là đối tượng đangtrực tiếp làm công việc tương đương tại các doanh nghiệp trong nước Tunghiệp sinh Việt Nam phân bổ trên hầu khắp nước Nhật Bản, nhưng tậptrung chủ yếu ở Tokyo và các thành phố lân cận khu vực Gifu, Fukui, Osakavà Nagoya Tỷ lệ nữ tu nghiệp sinh của ta tại Nhật Bản cũng tương đối cao,chiếm xấp xỉ 33,1% tổng số tu nghiệp sinh của ta tại thị trường này.

Thứ ba, về thu nhập của lao động và nguồn kiều hối thu được :

Tu nghiệp sinh ở Nhật Bản chỉ được hưởng trợ cấp tu nghiệp, nhưngmức trợ cấp này vẫn cao hơn nhiều tiền lương lao động tại các thị trườngkhác, do đó thu nhập của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản thuộc loạicao nhất trong số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài Trợ cấp tunghiệp của tu nghiệp sinh ta trong giai đoạn 1 (năm đầu tiên) là từ 670 – 780USD/tháng Trong giai đoạn 2 (từ năm thứ 2 -3), thu nhập chính thức của tunghiệp sinh lên đến trên 1000 USD/tháng, nhiều người còn có thu nhập caohơn do làm thêm giờ, cá biệt ở một vài nghề thậm chí có thu nhập từ 1500 -1900 USD/tháng.

Với mức thu nhập cao như vậy, hàng năm tu nghiệp sinh Việt Nam tạiNhật Bản đã chuyển về nước khoảng 460 triệu USD, góp phần đáng kể vàocông cuộc xây dựng đất nước

Trang 34

Thứ tư, về mô hình và công tác tổ chức xuất khẩu lao động :

Như trên đã nói, người lao động Việt Nam đến Nhật Bản làm việc vớidanh nghĩa tu nghiệp sinh theo Chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuậtcủa Nhật Bản Đa phần trong số họ là đối tượng đang trực tiếp làm việc tạicác doanh nghiệp phái cử trong nước Hiện Việt Nam có khoảng 40 doanhnghiệp được cấp phép đưa tu nghiệp sinh đi tu nghiệp tại Nhật Bản Hoạtđộng của các doanh nghiệp này đều nằm trong khuôn khổ quy định của cácvăn bản ký kết giữa Chính phủ ta và Tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế NhậtBản (JITCO) Doanh nghiệp phái cử sau khi ký kết Hợp đồng phái cử và tiếpnhận tu nghiệp sinh với các đối tác Nhật Bản, tiến hành tuyển chọn và đàotạo lao động (phải là công nhân đang làm việc trực tiếp tại các xí nghiệp, nhàmáy, công trường trong nước) rồi giao cho phía đối tác tuyển chọn chínhthức Các chủ sử dụng Nhật Bản yêu cầu rất cao về chất lượng tu nghiệpsinh, rất nhiều chủ sử dụng ngay cả khi chỉ nhận số lượng rất ít tu nghiệpsinh cũng bay đến Việt Nam, đích thân phỏng vấn lao động

Toàn bộ các chi phí cho lao động trước khi đi như chi phí tuyển chọn,học tiếng Nhật, tư vấn, các thủ tục xuất nhập cảnh, vé máy bay đi và vềnước đều do tổ chức tiếp nhận phía Nhật Bản cung cấp Theo quy định,doanh nghiệp phái cử chỉ được thu của tu nghiệp sinh một khoản tiền đặt cọcbằng một lượt vé máy bay từ Việt Nam tới Nhật Bản và 01 tháng trợ cấp tunghiệp (khoảng 1.200 – 1.500 USD), song trên thực tế hiện nay khoản đặtcọc này đã lên đến 8.000 – 10.000 USD nhằm mục đích hạn chế bớt tìnhtrạng tu nghiệp sinh ta bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc sau khi đến Nhật Bản Việc quản lý tu nghiệp sinh của ta tại Nhật Bản hầu như giao phó chodanh nghiệp tiếp nhận, chính phủ ta chưa thành lập Bộ phận quản lý tunghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản, các doanh nghiệp phái cử cũng chưa cócán bộ tại chỗ để quản lý tu nghiệp sinh Điều này cũng có ảnh hưởngkhông nhỏ đến hiệu quả quản lý tu nghiệp sinh tại Nhật Bản

Thứ năm, về chất lượng lao động xuất khẩu :

Phần lớn lao động Việt Nam đi tu nghiệp tại Nhật Bản là đối tượngtrực tiếp làm việc ở các doanh nghiệp, đã có kinh nghiệm và trình độ taynghề nhất định nên tiếp thu nhanh kỹ thuật công nghệ tiên tiến và tác phonglàm việc công nghiệp từ các đồng nghiệp Nhật Bản Lao động Việt Namnhìn chung được phía Nhật Bản đánh giá cao về khả năng tiếp thu nhanh,tính cần cù, chịu khó Do vậy, lao động của ta thường được chủ sử dụng đối

Trang 35

xử rất tốt và có thu nhập cao Các tu nghiệp sinh sau khi về nước đã pháthuy tốt các kinh nghiệm, kiến thức và cả thu nhập có được từ quá trình tunghiệp, góp phần không nhỏ vào việc cải tiến hiện đại hoá hoạt động sảnxuất của các doanh nghiệp nước ta.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực rõ ràng ấy thì vấn đề chấtlượng lao động của ta ở Nhật Bản cũng không phải là không có tồn tại phảilưu ý Trước hết, tồn tại lớn nhất và bức xúc nhất là tình trạng tu nghiệp sinhta tự ý phá bỏ hợp đồng, ra ngoài sống tự do, làm việc bất hợp pháp ở cácdoanh nghiệp khác để có mức lương cao hơn Tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ hợpđồng rất cao đang là vấn đề đau đầu với các doanh nghiệp Việt Nam Theothông báo của Tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO), tỷ lệ tự ýbỏ hợp đồng của tu nghiệp sinh Việt Nam những năm gần đây trung bình làtrên dưới 20%, gấp hơn nhiều lần tỷ lệ bỏ hợp đồng trung bình của tu nghiệpsinh các nước khác tại Nhật Bản; thời kỳ cao điểm (năm 2001) tỷ lệ này đãlên đến 28,53% Trong khi đó, theo quy định của Chính phủ Nhật, nếu tỷ lệtu nghiệp sinh bỏ hợp đồng lên đến trên 10% thì Nhật Bản sẽ ngừng tiếpnhận tu nghiệp sinh Chính phủ ta và Tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế NhậtBản đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn và thảo luận để tìm ra biện pháp ngănchặn tình trạng này, song cho đến nay vẫn chưa có biện pháp nào tỏ ra thựcsự có hiệu quả Chính vì điều đó mà các chủ sử dụng Nhật Bản không thểnhận nhiều lao động Việt Nam mặc dù rấ hài lòng về kết quả làm việc củalao động ta Và hơn thế nữa, nếu các doanh nghiệp của ta không tìm ra giảipháp làm giảm bớt tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng thì nguy cơ đánh mất thịtrường Nhật Bản là diều hoàn toàn có thể xảy ra.

Ngoài ra, Chính phủ đã có văn bản quy định tu nghiệp sinh phải làcông nhân đang làm việc trong doanh nghiệp có thâm niên công tác từ 2 nămtrở lên Tuy nhiên thực tế có một số doanh nghiệp chưa thực hiện đúng quyđịnh này mà tiến hành tuyển lao động xã hội đưa vào xí nghiệp huấn luyệngấp rồi giao cho phía Nhật tuyển chọn Số lao động này không đảm bảo chấtlượng, không bắt kịp với tác phong làm việc công nghiệp ở Nhật Bản, cábiệt có hiện tượng cờ bạc, đánh lộn, ăn cắp đồ trong siêu thị đã gây ấntượng xấu về người lao động Việt Nam trong mắt chủ sử dụng và giới chứccũng như người dân Nhật Bản Những vấn đề đó cần phải được chấn chỉnh,khắc phục ngay để góp phần củng cố, nâng cao vị trí của tu nghiệp sinh ViệtNam tại thị trường này

b, Thị trường Hàn Quốc

Thứ nhất, về số lượng lao động xuất khẩu :

Trang 36

Tu nghiệp sinh Việt Nam có mặt tại thị trường Hàn Quốc ngay từ giaiđoạn đầu của Chương trình thực tập sinh công nghiệp (năm 1993) Trải qua10 năm thực hiện chương trình này, tính đến tháng 12/2002, số lượng tunghiệp sinh và lao động của ta đã và đang làm việc tại Hàn Quốc tổng cộnglên đến 30.090 lượt người, đứng thứ ba trong 15 quốc gia có tu nghiệp sinhở Hàn Quốc Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm nay, ta còn đưa thêm được2.853 tu nghiệp sinh mới sang thị trường này.

Con số tu nghiệp sinh Việt Nam đưa sang Hàn Quốc có biến độngnhiều qua các năm, trung bình ở mức xấp xỉ 2.800 người/năm Những nămtừ 1994 – 1997, số lượng tu nghiệp sinh của ta sang Hàn Quốc tương đối ổnđịnh trong khoảng trên 3000 người/năm Năm 1998, do ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á, nền kinh tế Hàn Quốc gặp nhiều khókhăn nên trong năm này ta chỉ đưa được 735 tu nghiệp sinh sang tu nghiệptại đây Song ngay khi nền kinh tế Hàn Quốc có dấu hiệu phục hồi, số lượngtu nghiệp sinh của ta lập tức lại tăng lên nhanh chóng Năm 2000 là năm tađưa được nhiều tu nghiệp sinh đi làm việc tại đây nhất với 6.997 người Đếnnăm 2002 vừa qua, con số này giảm giảm xuống mức thấp chưa từng có :306 người Hiện tượng này có nguyên nhân từ việc rất nhiều tu nghiệp sinhViệt Nam bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp hoặc trốn ở lại HànQuốc, không chịu về nước sau khi đã kết thúc hợp đồng Chỉ tiêu tu nghiệpsinh của Việt Nam được KFSB phân bổ trọn gói là 18.770 người (ngoại trừ500 tu nghiệp sinh xây dựng phân bổ qua Hiệp hội xây dựng Hàn Quốc) , tađã sử dụng hết trên 17.000 chỉ tiêu, đến thời điểm ngày 31/12/2002 có tổngcộng 17.457 tu nghiệp sinh ta đang ở Hàn Quốc Trong khi dó, chính phủHàn Quốc quy định, khi tu nghiệp sinh hoàn thành hợp đồng về nước thì cácnước mới được đưa tu nghiệp sinh mới nhập cảnh Với tỷ lệ "thất thoát chỉtiêu" (do tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng và trốn ở lại Hàn Quốc) lên đến gần60% như hiện nay thì việc đưa tu nghiệp sinh mới sang Hàn Quốc đối với talà vô cùng khó khăn.

Thứ hai, về cơ cấu lao động xuất khẩu :

Thị trường Hàn Quốc không yêu cầu tu nghiệp sinh phải là lao độngcó nghề, do vậy gần như toàn bộ tu nghiệp sinh Việt Nam tại Hàn Quốc làlao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề Hầu hết số tu nghiệp sinh và laođộng của ta ở đây làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của HànQuốc với các công việc 3D trong những ngành nghề : dệt may, cơ khí, lắp

Trang 37

ráp điện tử, mộc Ngoài ra, ta còn có 169 tu nghiệp sinh xây dựng mới đưasang Hàn Quốc thời gian vừa qua và 1.100 thuyền viên làm việc trên biển.

Tỷ lệ tu nghiệp sinh nữ tại Hàn Quốc không cao, ước tính chỉ khoảngtrên dưới 25%.

Thứ ba, về thu nhập của lao động và nguồn kiều hối thu được :

Tu nghiệp sinh Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc có mức thu nhập khácao, tuy trong thời kỳ khủng hoảng tài chính (1997 -1998) có gặp một sốkhó khăn do tiền lương tối thiểu bị điều chỉnh thấp đi nhiều và một loạtdoanh nghiệp không sắp xếp được giờ làm thêm song ngay sau đó đã ổnđịnh trở lại Trung bình một tu nghiệp sinh hàng tháng có mức thu nhập từ700 – 1000 USD, cá biệt một số trường hợp có mức thu nhập thấp hơn cũngđạt đến 500 – 600 USD/ người/tháng Khi chuyển qua chế độ lao động, thunhập của họ còn cao hơn thế.

Trung bình hàng năm, Việt Nam nhận được khoảng 350 triệu USD docác tu nghiệp sinh đang làm việc tại thị trường này chuyển về.

Thứ tư, về mô hình và công tác tổ chức xuất khẩu lao động :

Theo lựa chọn của KFSB, hiện nay chỉ có 9 doanh nghiệp được phépcung cấp tu nghiệp sinh cho Hàn Quốc bao gồm : LOD, TRACIMEXCO,TRACODI, VINACONEX, OLECO, IMS, SULECO, SOLAVICO và gầnđây nhất là SIMCO ( thuộc Tổng Công ty xây dựng Sông Đà) Các doanhngiệp này tiến hành tuyển chọn tu nghiệp sinh theo chỉ tiêu cụ thể đượcKSFB phân bổ, các ứng viên đăng ký phải qua vòng khám sức khoẻ rất gắtgao và vòng thi năng lực tiếng Hàn Quốc để chọn ra 50% người có số điểmcao nhất rồi dùng máy tính bốc thăm chọn ngẫu nhiên 1/5 số đó Đây là hìnhthức tuyển chọn mới mà Hàn Quốc thí điểm tại Việt Nam.

Việt Nam được KFSB phân bổ 18.770 chỉ tiêu tu nghiệp sinh, số tunghiệp sinh ta đưa sang chỉ có thể nằm trong con số này Khi tu nghiệp sinhcũ hoàn thành hợp đồng, trở về nước thì ta mới được đưa tu nghiệp sinh mớisang thay vào vị trí đó Thời gian qua, tình trạng tu nghiệp sinh Việt Nam bỏhợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp hoặc trốn ở lại Hàn Quốc khôngchịu về nước sau khi đã hết thời hạn hợp đồng đã khiến các doanh nghiệpphái cử gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa tu nghiệp sinh mới sang thịtrường này làm việc Hàng năm, cứ sáu tháng một lần, KFSB lại tổ chứcphân loại, đánh giá xếp hạng hoạt động quản lý tu nghiệp sinh của các doanhnghiệp phái cử một lần với tiêu chí đánh giá chủ yếu là tỷ lệ hoàn thành hợp

Ngày đăng: 05/12/2012, 15:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Số lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (1980-1990) - Thực trạng xuất khẩu lao động của việt nam sang các nước đông và đông nam á cùng một số kiến nghị
Bảng 1. Số lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (1980-1990) (Trang 9)
Bảng 2. Số liệu lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (1991 - 06/2003) - Thực trạng xuất khẩu lao động của việt nam sang các nước đông và đông nam á cùng một số kiến nghị
Bảng 2. Số liệu lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (1991 - 06/2003) (Trang 11)
Bảng 3. Số người đi xuất khẩu lao động theo từng khu vực thị trường (1991 – 6/2003) - Thực trạng xuất khẩu lao động của việt nam sang các nước đông và đông nam á cùng một số kiến nghị
Bảng 3. Số người đi xuất khẩu lao động theo từng khu vực thị trường (1991 – 6/2003) (Trang 16)
Bảng 4. Số lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước Đông và Đông Nam Á qua các năm (1991 – 6/2003). - Thực trạng xuất khẩu lao động của việt nam sang các nước đông và đông nam á cùng một số kiến nghị
Bảng 4. Số lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước Đông và Đông Nam Á qua các năm (1991 – 6/2003) (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w