Từ quan niệm “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” trong văn hóa Trung Hoa đến quan niệm sinh con trai, con gái trong văn hóa Việt Nam? Tác động tiêu cực của nó đến văn hóa Việt Nam ngày nay. I, Quan niệm Nho giáo: “ nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” của văn hóa Trung Hoa. II, Quan niệm sinh con trai, con gái trong văn hóa Việt Nam
Trang 1BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI : Từ quan niệm “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”
trong văn hóa Trung Hoa đến quan niệm sinh con trai, con gái trong văn hóa Việt Nam? Tác động tiêu cực của nó đến văn hóa Việt Nam ngày nay.
MÔN: ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM
HỌ VÀ TÊN : TỐNG THỊ DUYÊN
LỚP : KH16A5
HÀ NỘI - 2016
Trang 2MỤC LỤC
3 Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu 4
I, Quan niệm Nho giáo: “ nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” của văn
hóa Trung Hoa
5
2, Quan niệm “ nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” của văn hóa
Trung Hoa
7
II, Quan niệm sinh con trai, con gái trong văn háo Việt Nam 9
1, Nguồn gốc của quan niệm sinh con trai, con gái trong văn hóa
Việt Nam
9
2, Sự ảnh hưởng của quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết
vô” đến Việt Nam
9
III, Tác động tiêu cực của quan niệm đến văn hóa Việt Nam ngày nay 12 1,Trong việc tham gia quản lý, hoạt động xã hội 12
IV, Phương hướng khắc phục quan niệm sinh con trai, con gái ở Việt
Nam hiện nay
16
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Tại Trung Quốc, tư tưởng Nho giáo độc tôn từ thời Hán Vũ Đế, trở thành hệ tư tưởng chính thống cả về chính trị và đạo đức của Trung Hoa trong hơn 2.000 năm
Từ thế kỷ thứ 4, Nho giáo lan rộng và cũng rất phát triển ở các nước châu Á khác như Nhật Bản, Triều Tiên , trong đó có Việt Nam
Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ khoảng đầu công nguyên đến thế kỉ XIV
Nó làm ảnh hưởng đến tất cả các mặt trong đời sống xã hội với nhiều quan niệm,
tư tưởng, trong đó có tư tưởng “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”
Việc phát triển quan niệm này từ Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm sinh con trai, con gái của văn hóa Việt Nam Hệ tư tưởng Nho giáo được quán triệt trong nhiều chủ trương, chính sách của nhà nước phong kiến, qua đó thấm vào mọi lĩnh vực văn hóa, đạo đức của xã hội đương thời, làm thay đổi cách ứng xử, giao tiếp và đưa lại những hình thức nghi lễ chặt chẽ, phức tạp cho các phong tục như ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp, cúng tế,….trong gia đình cũng như cộng đồng làng xã
Chính vì nó đã ngấm sâu vào gốc rễ, vào phong tục, truyền thống, vào quan niệm ,…của nhân dân ta từ xa xưa, cho nên đến ngày nay, việc loại bỏ những hủ tục, quan niệm lạc hậu ấy là điều rất khó Nó làm nên những tác động tiêu cực đến văn hóa Việt Nam hiện đại
Chính vì những lí do trên, em xin được tìm hiểu về đề tài : “Từ quan niệm “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” trong văn hóa Trung Hoa đến quan niệm sinh con trai, con gái trong văn hóa Việt Nam? Tác động tiêu cực của nó đến văn hóa Việt Nam ngày nay” nhằm thấy rõ được quan niệm này ảnh hưởng đến văn hóa Trung Quốc cũng như Việt Nam như thế nào?
2 Phương pháp nghiên cứu
Thông qua việc thu thập thông tin, tài liệu, phân tích và tổng hợp nội dung
từ quan niệm : “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” để thấy được tác động của
Trang 4nó tới văn hóa Trung Hoa cũng như văn hóa Việt Nam từ xưa cho đến ngày nay
3 Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ có hạn nên bài viết chỉ nghiên cứu, tìm hiểu quan niệm :
- “Trọng nam khinh nữ” trong văn hóa Trung Hoa
- “Việc sinh con trai, con gái” trong văn hóa Việt Nam
- Tác động tiêu cực của quan niệm trên đến văn hóa Việt Nam hiện nay
4 Mục đích nghiên cứu
- Cho thấy tầm ảnh hưởng của quan niệm trên đối với văn hóa hai nước Trung Hoa và Việt Nam
- Những tác động tiêu cực mà quan niệm này còn để lại đến ngày nay
- Tìm hiểu, bổ sung thêm nhiều kiến thức mới cho môn học Đại cương văn hóa Việt Nam
Trang 5NỘI DUNG
I, Quan niệm Nho giáo: “ nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” của văn hóa Trung Hoa.
1, Nguồn gốc Nho giáo
Nho giáo còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị Nho giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước châu Á là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật
Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho, Nho sĩ hay nho sinh
Khổng Tử ( 551- 479 TCN), người sáng lập học phái Nho Gia (Nho giáo) vào
những năm cuối thời Xuân Thu (Trung Quốc) Ông tên Khâu, tự là Trọng Ni, người ấp Tưu (nay thuộc Khúc Phụ – Sơn Đông – Trung Quốc) Ông là người có nhiều tài năng và tinh thần ham học Với sự hiểu biết sâu rộng của mình, Ông đã biên soạn các sách được đời sau gọi là lục kinh như Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu
Vấn đề trung tâm của Nho giáo là con người, tư tưởng về con người Con người thiện hay ác :
Nho học quan niệm tính Thiện của con người gồm năm đức: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín hay còn gọi là Ngũ thường Để thực hiện Ngũ thường
mỗi người phải thực hiện Tam cương, Ngũ luân (Tam cương, là ba mối quan hệ cơ
bản của xã hội: Vua – Tôi, Cha – Con, Chồng – Vợ; Ngũ luân là năm mối quan hệ: Vua – Tôi, Cha – Con, Chồng – Vợ, Anh – Em, Bạn bè) Ngũ thường là bản
tính của con người, nó là phổ biến và hằng thường Tính là do trời sinh Trời sinh
ra tính thiện, thì trời cũng là thiện, cũng là tam cương ngũ thường, cho nên tam cương ngũ thường là thường kinh (quy luật hằng thường) của trời đất, là thông nghị (định lý phổ biến) Thế thì tại sao trong xã hội có người thiện mà lại có người
ác,
Trang 6 Nho giáo chỉ ra rằng sở dĩ có người ác là do khí bẩm thụ mà thành Tức là họ đã nhiễm phải những thói hư, tật xấu từ chính cuộc đời này Do vậy là con người cần phải được giáo dục “Hữu giáo vô loại” Mặt khác Nho giáo rất chú trọng dạy đạo làm người, hướng vào rèn luyện đạo đức con người, đề cao giáo dục, giáo dục làm con người ác thành thiện Đây thực sự là quan điểm hết sức tiến bộ của Nho giáo
Nho giáo ngay từ khi ra đời đã có điểm khác căn bản với tư tưởng của các tôn giáo, nhất là về vấn đề con người, quan tâm đến con người, đến cuộc đời và tìm thú vui trong cuộc sống Phật giáo cho cuộc đời là bể khổ nên tìm cách giải thoát Lão giáo cũng yếm thế, bi quan, nên cần sự “vô vi tịch mịch”.Chỉ có đạo Nho là trọng
sự sống hơn cả Con người khi sống trên cuộc đời này hãy lo lấy việc của chính mình Chuyện của con người lúc sống còn chưa lo hết, lo gì đến việc sau khi chết! Đây có thể nói là điểm khác nhất của Nho giáo so với các học thuyết khác, và có lẽ chính nhờ nó mà Nho giáo giữ vị trí độc tôn và ưa chuộng trong thời gian rất dài của lịch sử
Mặt khác, Nho giáo rất chú trọng dạy đạo làm người, hướng vào rèn luyện đạo đức con người, đề cao giáo dục, giáo dục làm cho con người ác thành thiện Song tuy vậy, đạo làm người theo quan niệm Nho học là đạo làm người trong xã hội phong kiến.Những quan niệm đạo đức đó không phải là vĩnh cửu, nhưng có nhiều phương châm xử thế, tiếp vật giúp con người giữ được tâm hồn cao thượng, nhân cách trong sáng Nho giáo là hệ tư tưởng phục vụ quyền lợi của giai cấp phong kiến, tuy nhiên quan niệm đạo đức của Nho giáo có nhiều điểm tích cực Một trong những đặc điểm đó là đặt rõ vấn đề người quân tử, tức là người lãnh đạo chính trị phải có đạo đức cao cả; dù nguyên tắc ấy không được thực hiện trong thực tế nó vẫn là một điểm làm chỗ dựa cho những sĩ phu đấu tranh Nho giáo đã tạo ra cho kẻ sĩ một tinh thần trách nhiệm cao cả với xã hội, là yếu tố tạo nên
truyền thống hiếu học, truyền thống khí tiết của kẻ sĩ
Tuy Nho giáo mang nhiều tư tưởng tiến bộ thời bấy giờ nhưng lại mang nhiều tư tưởng tiêu cực mà còn ảnh hưởng đến tận ngày nay Trong quan hệ của con người, Nho giáo có nói đến nghĩa vụ và cách đối xử của hai bên, nhưng thực tế thì trước sau chỉ lên án những kẻ làm tôi, làm con, làm vợ mà thôi Thực tế đó là mối quan hệ độc đoán một chiều cho thấy Nho giáo coi thường người phụ nữ, đã
Trang 7quy định trói buộc người phụ nữ vào người đàn ông (coi trọng nam khinh
nữ).Trong đó nổi bật lên là quan niệm “ nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”
2, Quan niệm “ nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” của văn hóa Trung Hoa Theo định nghĩa Văn hoá của UNESCO: “ Văn hóa là một phức thể, tổng
thể các đặc trưng – diện mạo tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm … Khắc họa lên bản sắc một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật văn chương mà cả những lối sống, những quyền
cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống tín ngưỡng …”
Quan niệm “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” có ý nghĩa là "một con trai
thì là có, nhưng mười con gái vẫn là không có" thể hiện cách đánh giá con là nam hay nữ trong Nho giáo Theo đó, các gia đình hay dòng họ từ xưa (và thậm chí cả ngày nay) vẫn có tư tưởng coi trọng việc sinh con trai ( trọng nam khinh nữ ) Nếu không có con cháu trai nối dõi vẫn bị xem là tuyệt tự và khi bố mẹ hoặc ông bà chết đi sẽ không có người và nơi thờ cúng Thế nên phần lớn các gia đình hiện nay vẫn phải cố đẻ cho được con trai
Vốn từ xưa các thị tộc theo chế độ Mẫu hệ, chế độ này còn kéo dài đến thời
kỳ Chiếm hữu nô lệ, người phụ nữ lúc này rất được coi trọng biểu hiện rõ nét trong nhiều truyền thuyết như truyền thuyết Nữ oa vá trời của Trung Quốc Về tư tưởng thời kỳ này cũng chưa chặt chẽ, tồn tại nhiều luồng tư tưởng khác nhau Cho đến khi Trung Quốc bắt đầu thời kỳ chỉnh đốn quy củ bằng Khổng giáo do Khổng Tử sáng lập, được hoàn thiện và trở nên độc tôn vào thời Hán, Đường và nhất là thời Tống (với tên tuổi Trình Di, Trình Hạo) Nho giáo coi đàn ông là trụ cột, là quyền lực chính trong gia đình cũng như trong quốc gia
Do ảnh hưởng của Nho giáo, chính vì coi trọng con trai vì con trai mới “nối dõi tông đường” nên người quân tử sống trong xã hội xưa luôn phải đặt chữ hiếu lên hàng đầu Dù có phải xông pha lửa đạn, đối mặt với cái chết thì vẫn phải giữ trọn chữ hiếu Trong tác phẩm “Thủy Hử”, nhân vật “Tống Giang” sau khi gia nhập đội quân 108 anh hùng Lương Sơn Bạc thì hay tin mẹ mất Nếu Tống Giang
về chịu tang mẹ sẽ bị đội quân triều đình bắt, thậm chí là giết Nhưng người quân
tử không thể bất hiếu, nên Tống Giang vẫn quyết định về Chữ hiếu khi đó gồm có tiểu hiếu (có hiếu với gia đình), trung hiếu (có hiếu với vua) và đại hiếu (có hiếu
Trang 8với đất nước) Như vậy,người con trai là rất được coi trọng trong xã hội xưa, không sinh được con trai để nối dõi tông đường là tội bất hiếu lớn nhất, nên dù bằng cách nào, như thế nào, người ta nhất thiết vẫn phải sinh được con trai Tư tưởng phụ quyền trở nên nặng nề và thành một áp lực đè nén người phụ nữ
Thời xưa tư tưởng "trọng nam khinh nữ" thể hiện rất rõ nét, rất khắc nghiệt
và đau lòng, ngay từ khi chào đời và xác định được giới tính thì sự phân biệt đối xử với các bé gái đã diễn ra rất gay gắt, qua nhiều thế kỉ, theo Xinran (một nhà văn Trung Quốc) đã kể lại những chi tiết khủng khiếp của một nghi lễ cổ xưa về ngày sinh với một chiếc chậu tắm sơ sinh đặc biệt:
" Ở trên cùng là chậu nước ấm dành để tắm cho bé trai, được gọi là
‘nước gốc’ Bên dưới là nước sôi, gọi là ‘nước giết người’ Nếu đứa trẻ sinh ra là
bé trai, đứa bé sẽ được tắm ở chậu ‘nước gốc’ và trở thành một thành viên của gia đình Nếu là bé gái, chiếc chậu trên cùng sẽ bị lật xuống và đứa bé bị thả vào chậu
‘nước giết người’ ở dưới." Đôi khi, bà đỡ thực hiện hành động khủng khiếp này nhưng có khi chính những bà mẹ tự mình làm Nhà văn bổ sung thêm rằng người ta
có thể xác định được số bé gái được cho làm con nuôi nhưng không thể tính được
số bé gái đã bị giết hại
Còn ngày nay, khi công nghệ siêu âm xuất hiện và trở nên phổ biến, nhiều gia đình cũng chọn giới tính cho thai nhi, việc nạo phá thai do thai nhi là nữ vẫn
thường xuyên xảy ra, khá phổ biến ở Trung Quốc và có ít nhất 13 triệu ca phá thai mỗi năm đặc biệt là ở vùng nông thôn cùng với chính sách "một con", làm mất cân bằng giới tính vì quan niệm "trọng nam khinh nữ”
Theo số liệu từ năm 2005, tỷ lệ nam-nữ ở Trung Quốc là 119 bé trai/100 bé gái, đến năm 2014 con số này đã được rút ngắn lại còn 115,9 bé trai/100 bé gái Tuy nhiên con số này còn rất cao (tỷ lệ nam-nữ cao nhất thế giới), nó đánh giá được phần nào vấn đề trọng nam khinh nữ ở Trung Quốc
Ngày nay tình trạng trọng nam khinh nữ đã được cải thiện hơn xưa nhưng coi trọng nam giới là tư tưởng nặng nề, đã ăn sâu bám rễ lâu đời trong đời sống nên nhiều gia đình, dòng họ luôn muốn có con cháu trai nối dõi để khi bố mẹ hoặc ông
bà chết đi sẽ có người và nơi thờ cúng Thế nên phần lớn các gia đình hiện nay vẫn phải cố đẻ con trai
Trang 9II, Quan niệm sinh con trai, con gái trong văn hóa Việt Nam.
1, Nguồn gốc của quan niệm sinh con trai, con gái trong văn hóa Việt Nam
Nho giáo vào Việt Nam trước hết xuất phát từ bản thân của Nho giáo Với tư cách là một tư tưởng chính trị xã hội, nó có quá trình phát triển sớm và đã có một chỗ đứng vững chắc trong xã hội Trung Quốc từ thời cổ đại Chính sự phát triển mạnh mẽ đó mà nhu cầu mở rộng truyền bá học thuyết của nó là điều tất yếu Hơn nũa Nho giáo còn được các chính quyền phong kiến Phương Bắc sử dụng như một công cụ đắc lực nhằm bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến và quyền lợi của giai cấp thống trị trong quá trình xâm lược nước ta Nhiều tư tưởng, quan niệm được truyền
bá nhưng còn ảnh hưởng sâu đậm đến tận ngày nay thì phải kể đến quan niệm
“nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”
Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” tồn tại khá nặng nề trong thời kỳ phong kiến
ở nước ta Ban đầu nó xuất phát từ ý thức rất tốt, là người nam phải gánh vác các công việc lớn trong gia đình, là trụ cột của gia đình nên vai trò của người nam phải được đặt lên hàng cao hơn so với nữ Hơn nữa, quan điểm coi sinh con trai mới là con, đẻ nhiều con gái coi như tuyệt tự là vì nhằm xác định rõ ràng huyết thống, tránh tình trạng hôn nhân cận huyết làm hủy hoại nòi giống Thời nhà Trần chúng
ta rơi vào tình trạng hôn nhân cận huyết quá nhiều dẫn đến nhiều trẻ sinh ra bị quái thai, dị tật, mãi đến thời nhà Lê mới khắc phục được tình trạng này Về sau này, do ảnh hưởng của Nho giáo, coi trọng phụ quyền nên tư tưởng “trọng nam khinh nữ” càng trở nên nặng nề
Từ thế kỷ XV khi nhà Lê chọn Nho giáo là tôn giáo duy nhất cho đến thời Nguyễn, quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” của nho giáo làm ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống ở Việt Nam lúc bấy giờ trong đó có quan niệm sinh con trai, con gái
2, Sự ảnh hưởng của quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đến Việt Nam
Trang 10
Cũng giống như Trung Quốc,vốn từ xưa các thị tộc theo chế độ Mẫu hệ, hơn nữa trong bộ “ Luật Hồng Đức” thời Lê sơ có quy định người phụ nữ được quyền thừa kế, được quyền lấy chồng khác nếu chồng đi biệt xứ không tin tức gì chứng tỏ rằng người phụ nữ Việt Nam thời đó được coi trọng
Tính đặc thù của “Luật Hồng Đức” thể hiện rõ trong hai chương “Hộ hôn” và “Điền sản” Qua hai chương này, các nhà làm luật đã coi trọng cá nhân và vai trò của người phụ nữ - điều mà các bộ luật trước và sau không mấy quan tâm Có 53/722 điều luật (7%) bàn về hôn nhân gia đình ; 30/722 điều luật (4%) bàn về hương hóa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản Những điều luật này ít nhiều đã đề cập đến một số quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội và trong gia đình
Người vợ, trên lí thuyết bị đòi hỏi phải lệ thuộc vào chồng và không được làm điều gì nếu không có sự chỉ đạo hay đồng ý của chồng Nhưng trên thực tế, địa vị của người vợ - chồng thay đổi tùy vào vị trí xã hội và kinh tế của họ Cũng giống như chồng, người phụ nữ Việt Nam xưa có tài sản riêng và tham gia vào các hoạt động kinh tế Đó là điều khác biệt với người phụ nữ Trung Quốc Trong lao động, người phụ nữ được trả công ngang bằng với thợ nam,
không có sự phân biệt về tiền công giữa đàn ông và đàn bà Việc trả công ngang bằng như thế cho thấy vị trí của người phụ
nữ được tôn trọng trong xã hội xưa
Hơn thế nữa, những người phụ nữ xưa rất được tôn trọng biểu hiện ở chỗ : họ có thể đi đánh giặc, làm Vua,… như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân ,…cùng nhiều nữ tướng tài giỏi khác; nhiều đền thờ Mẫu được hình thành cùng với đó là nhiều đồ vật được bắt nguồn từ chữ “ Cái” như “ cái bàn, cái ghế, cái chổi, đường cái,…” , cho thấy được vị trí của người phụ nữ xưa vẫn còn phần nào được tôn trọng hơn so với Trung Hoa
Khi chuyển từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ, các thế hệ người Việt vẫn