1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn tập chưong III đại số 10

3 2,8K 29
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 52,5 KB

Nội dung

Giáo án đại số 10 cơ bản Giáo viên: Dương Minh Tiến Bài tập ôn chương III Tiết 26, Tuần 13 I.MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Phương trình và điều kiện của phương trình. - Khái niệm phương trình tương đương, phương trình hệ quả. - Phương trình dạng ax + b = 0. - Phương trình bậc hai và công thức nghiệm. - Định lý Vi-ét. 2. Về kĩ năng: - Giải và biện luận phương trình dạng ax + b = 0 và phương trình quy về dạng đó. - Giải phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai. - Giải toán sử dụng định lý Vi-ét như: tìm tổng tích hai số biết tổng và tích của chúng. - Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị các phần lý thuyết và làm trước một số bài tập ở nhà. - Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp gợi mở vấn đáp. IV.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG: A.Tiến trình bài học: Hoạt động 1: (Kiểm tra miệng) 1. Khi nào hai phương trình được gọi là tương đương ? cho ví dụ. 2. Thế nào là phương trình hệ quả ? Cho ví dụ. Hoạt động 2: Bài toán giải và biện luận phương trình dạng ax + b = 0 ( và phương trình quy về dạng này ) Giải và biện luận các phương trình sau: a) (m + 3)x – m + 4 = 0 b) (m 2 – 4)x – (m+2) = 0 c) m 2 (x + 1) – 1 = ( 2 – m)x. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ? : Nêu cách giải và biện luận phương trình dạng ax+b = 0 ? _Chú ý: Phương trình ax 2 + bx + c = 0 có hai nghiệm x 1 , x 2 thì ax 2 + bx + c = a(x – x 1 )(x – x 2 ) _ Cách giải và biện luận phương trình dạng ax+b =0: ax + b = 0 (1) Hệ số Kết luận a ≠ 0 (1) có nghiệm duy nhất x = a b − a = 0 b ≠ 0 (1) vô nghiệm b = 0 (1) nghiệm đúng với mọi x Trường THPT Đức Trí 1 Năm học: 2008-2009 Giáo án đại số 10 cơ bản Giáo viên: Dương Minh Tiến _Phân công các nhóm: + Nhóm 1, 3: câu a + Nhóm 2, 5: câu b + Nhóm 4, 6: câu c _Các nhóm thực hiện giải và thuyết trình. Hoạt động 3: Bài toán giải phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ?: Nêu những chú ý và phương pháp giải từng dạng các phương trình loại này ? _Phân công nhóm: + Nhóm 1: Bài 3a; 4a trang 70 sgk + Nhóm 2: Bài 3b; 4b trang 70 sgk + Nhóm 3:: Bài 3c; 11a trang 70 sgk + Nhóm 4: Bài 3d; 11b trang 70 sgk + Nhóm 2: Bài 4c; 4b trang 70 sgk + Nhóm 2: Bài 3d; 11a trang 70 sgk _Chú ý:  Nhớ thử lại điều kiện để loại nghiệm.  |A| = |B| ⇔ A 2 = B 2  Phương trình chứa ẩn ở mẫu: + Đặt điều kiện mẫu khác 0. + Quy đồng khử mẫu.  Phương trình chứa ẩn dưới dấu căn dạng BA = (với B là có dạng ax + b): + Đặt điều kiện để căn thức có nghĩa. + Bình phương hai vế.  Phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối. + Dùng định nghĩa giá trị tuyệt đốI khử dấu căn. _Các nhóm thực hiện giải và thuyết trình. Hoạt động 4: Bài toán tìm tổng tích hai số khi biết tổng và tích của chúng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ?: Nhắc lại định lý Vi-ét đảo ? ?: Công thức tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật có chiều dài là a và chiều rộng là b ? ?: Suy ra tổng và tích của hai số a, b ? ?: Áp dụng định lý Vi-ét đảo tìm được a, b _Cho các nhóm làm bài tập 12a sgk. _Nhắc lại định lý Vi- ét đảo. _Trả lời: C = 2(a + b); S = a.b Suy ra : a + b = C/2 a.b = S _Các nhóm thực hiện giải và tuyết trình. Hoạt động 5: Bài toán giải bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh làm bài tập 6 trang 70 sgk. - Đề bài yêu cầu tìm gì thì đặt các dữ liệu đó là các ẩn x, y. t 1 giờ: người I sơn xong tường 1 giờ: người I sơn ? tường - Ta cần tìm bao nhiêu phương trình ? Dựa vào các thông tin trong bài tìm các phương trình đó ? - Đáp số: x = 1/18; y = 1/24. - Đọc yêu cầu. - Đặt: t 1 (giờ) là thời gian người I sơn xong tường. t 2 (giờ) là thời gian người II sơn xong tường. - Trong 1 giờ người I sơn xong 1/t 1 bức tường, người II sơn xong 1/t 2 bức tường. - Ta cần tìm hai phương trình: 7/t 1 + 4/t 2 = 5/9 4/t 1 + 4/t 2 = 4/9 – 1/18 - Các nhóm thực hiện và thuyết trình. 4. Bài tập về nhà: Bài 13 trang 71. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Trường THPT Đức Trí 2 Năm học: 2008-2009 Giáo án đại số 10 cơ bản Giáo viên: Dương Minh Tiến ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………. Trường THPT Đức Trí 3 Năm học: 2008-2009 . Giáo án đại số 10 cơ bản Giáo viên: Dương Minh Tiến Bài tập ôn chương III Tiết 26, Tuần 13 I.MỤC TIÊU 1. Về kiến thức:. Trường THPT Đức Trí 1 Năm học: 2008-2009 Giáo án đại số 10 cơ bản Giáo viên: Dương Minh Tiến _Phân công các nhóm: + Nhóm 1, 3: câu a + Nhóm 2, 5: câu

Ngày đăng: 11/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w