1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÔNG tác kế TOÁN THUẾ GTGT và THUẾ TNDN tại CÔNG TY cổ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HUẾ

125 173 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán thuế trong doanh nghiệp ...20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HUẾ ...22 2.1... K

Trang 1

KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH

- -KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HUẾ

Sinh viên th ực hiện:

Lê Bảo Khương Lớp: K43B KTDN

Trang 2

tháng vừa qua, đánh dấu quá trình học tập bốn năm trên giảng đường đại học của bản thân Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, được tiếp xúc và tìm hiểu thực tế công tác kế toán, đặc biệt kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại đơn vị là cơ hội để em có thể hệ thống hóa các kiến thức, kỹ năng đã được học tại nhà trường Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị trong công ty cùng với sự động viên của gia đình và bạn bè.

Lời đầu tiên, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trường Đại Học Kinh Tế Huế cùng quý thầy cô giáo khoa Kế toán – Tài chính đã tạo điều kiện cho

em có cơ hội được tiếp xúc với tình hình thực tiễn tại doanh nghiệp Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Ths Phạm Thị Ái Mỹ, là người đã nhiệt tình và tận tâm giúp đỡ

em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.

Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo công ty Cổ phần May Xuất Khẩu Huế; đặc biệt là các anh chị trong Phòng kế toán tài chính đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân cùng tất cả bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ và bên cạnh em trong suốt thời gian qua.

Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực hết mình, nhưng kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân em còn nhiều hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của quý thầy cô, sự góp ý chân thành từ các bạn để khoá luận này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 3

Sinh viên

Lê Bảo Khương

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ viii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu 2

1.6 Nội dung kết cấu đề tài 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Đặc điểm của thuế 4

1.1.3 Vai trò của thuế đối với nền kinh tế quốc dân 4

1.2 Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp 4

1.2.1 Thuế giá trị gia tăng 4

1.2.1.1 Khái niệm 4

1.2.1.2 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế GTGT 5

1.2.1.3 Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT 5

1.2.1.4 Kê khai, nộp thuế, quyết toán, hoàn thuế 8

1.2.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp 9

1.2.2.1 Khái niệm 9 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 5

1.2.2.2 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế

TNDN 9

1.2.2.3 Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN 10

1.2.2.4 Kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế 12

1.3 Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 13

1.3.1 Kế toán thuế GTGT 13

1.3.1.1 Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 13

1.3.1.2 Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 16

1.3.2 Kế toán thuế TNDN 17

1.3.2.1 Chứng từ kế toán 17

1.3.2.2 Phương pháp hạch toán 17

1.3.3 Tổ chức sổ sách kế toán đối với thuế GTGT, thuế TNDN 20

1.3.4 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán thuế trong doanh nghiệp 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HUẾ 22

2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần May Xuất Khẩu Huế HUDATEX 22

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 22

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 22

2.1.2.1 Chức năng 22

2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty 23

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty 23

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty 23

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 24

2.1.4 Tình hình và kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm ( 2010 - 2012) 25

2.1.4.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 25

2.1.4.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty qua 3 năm 27

2.1.4.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 30

2.1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 33

2.1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 33

2.1.5.2 Chức năng nhiệm vụ 33 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 6

2.1.5.3 Chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại công ty 34

2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế tại công ty Cổ phần May Xuất Khẩu Huế HUDATEX 35

2.2.1 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT 35

2.2.1.1 Đặc điểm tổ chức công tác thuế GTGT 35

2.2.1.2 Chứng từ sử dụng 36

2.2.1.3 Tài khoản sử dụng 37

2.2.1.4 Sổ kế toán sử dụng 37

2.2.1.5 Hạch toán thuế GTGT 37

2.2.1.6 Kê khai, khấu trừ và nộp thuế 40

2.2.1.7 Hoàn thuế 47

2.2.3 Thực trạng công tác kế toán thuế TNDN 48

2.2.3.1 Đặc điểm tổ chức công tác thuế TNDN 48

2.2.3.2 Chứng từ sử dụng 48

2.2.3.3 Tài khoản sử dụng 48

2.2.3.4 Sổ kế toán sử dụng 49

2.2.3.5 Phương pháp xác định thuế TNDN tạm tính và thuế TNDN phải nộp 49

2.2.3.6 Kê khai, nộp thuế TNDN tạm tính và quyết toán thuế cuối năm 51

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NÊU RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HUẾ HUDATEX 57

3.1 Đánh giá về tình hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần May Xuất Khẩu Huế HUDATEX 57

3.1.1 Tổ chức công tác kế toán nói chung 57

3.1.1.1 Những ưu điểm 57

3.1.1.2 Những hạn chế 58

3.1.1.3 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần May Xuất Khẩu Huế HUDATEX 59

3.1.2 Tổ chức công tác kế toán thuế 60

3.1.2.1 Những ưu điểm 60 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 7

3.1.2.2 Những hạn chế 61

3.2 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán thuế tại Công ty Cổ phần May Xuất Khẩu Huế HUDATEX 62

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

1 Kết luận 64

1.1 Mức độ đáp ứng mục tiêu của đề tài 64

1.2 Hạn chế của đề tài 65

2 Kiến nghị 65

2.1 Đối với công ty 65

2.2.1 Xây dựng một quy trình quản lý và kiểm soát tại công ty về thuế GTGT.65 2.2.2 Xây dựng một quy trình quản lý và kiểm soát tại công ty về thuế TNDN67 2.3 Đối với nhà trường 68

KẾT LUẬN 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CPHL : Chi phí hợp lýCSKD : Cơ sở kinh doanhGTGT : Giá trị gia tăngGVHB : Giá vốn hàng bánHHDV : Hàng hóa dịch vụNSNN : Ngân sách nhà nướcSPS : Số phát sinh

SXKD : Sản xuất kinh doanh

TNCT : Thu nhập chịu thuếTNDN : Thu nhập doanh nghiệpTSCĐ : Tài sản cố định

TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp lao động của công ty (2010-2012) 26

Bảng 2.2: Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty (2010 – 2012) 28

Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (2010-2012) 32

Bảng 2.4 Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào 42

Bảng 2.5 Kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra 44

Bảng 2.6: Tờ khai thuế GTGT tháng 1/2012 45

Bảng 2.7: Giấy đề nghị tạm hoàn trả khoản thu NSNN 47

Bảng 2.8: Bảng kê hồ sơ xuất nhập khẩu HHDV 47

Bảng 2.9: Bảng cam kết chứng từ tiền về quan ngân hàng 47

Bảng 2.10: Quyết định hoàn thuế 48

Bảng 2.11: Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý I năm 2012 52

Bảng 2.12: Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước 53

Bảng 2.13: Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2012 54

Bảng 2.14: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 55

Bảng 2.15: Giấy nộp tiền vào NSNN 55

Bảng 3.1: Sổ nhật ký thu tiền 63

Bảng 3.2: Sổ nhật ký chi tiền 63

Bảng 3.3: Sổ nhật ký mua hàng 63

Bảng 3.4: Sổ nhật ký bán hàng 63

Bảng 3.5: Tờ khai thuế TNDN tạm tính 63

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 10

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào 14

Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu ra 15

Sơ đồ 1.3: Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 16

Sơ đồ 1.4: Quy trình hạch toán kế toán thuế TNDN hiện hành 18

Sơ đồ 1.5: Quy trình hạch toán kế toán thuế TNDN hoãn lại phải trả 18

Sơ đồ 1.6: Quy trình hạch toán kế toán tài sản thuế TNDN 20

Sơ đồ 2.1: Tổ chức sản xuất 23

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý công ty 24

Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán 33

Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 11

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Nền kinh tế nước ta chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thịtrường với sự đa dạng hoá thành phần kinh tế, phong phú ngành nghề, quy mô kinhdoanh Song song với việc chuyển đổi nền kinh tế, vai trò quản lý kinh tế của Nhànước cũng thay đổi, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế mà quản lý,điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các công cụ, các chính sách quản lý kinh tế nhằmtác động đến cung, cầu, giá cả, việc làm…nhằm mục đích tạo môi trường kinh doanh

ổn định và phát triển

Thuế được coi là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh

tế Thuế không những là nguồn thu quan trọng, chủ yếu của ngân sách nhà nước màcòn ảnh hưởng to lớn đến công cuộc phát triển kinh tế Mỗi quyết định về thuế đềuliên quan đến tích luỹ, đầu tư, tiêu dùng, đến vấn đề phân bổ nguồn lực trong xã hội.Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh nước ta đang từng bước hội nhập với nềnkinh tế thế giới, Nhà nước ta đã có những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô cũngnhư chính sách về thuế, chế độ kế toán Kế toán với chức năng giúp chủ doanh nghiệptrong công tác tổ chức kế toán, thống kê nhằm cung cấp những thông tin về hoạt độngkinh tế - tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ kịp thời Kế toán thuế là công cụquản lý và điều hành nền kinh tế, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với Nhà nướcnói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng

Tại công ty Cổ phần May Xuất Khẩu Huế, thuế GTGT và thuế TNDN là hai sắcthuế chủ yếu, phát sinh thường xuyên, đóng vai trò không nhỏ đến lợi nhuận sau thuế.Công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty, ngoài những ưu điểm vẫn cònmột số tồn tại cần khắc phục

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, cùng với thời gian tìm hiểu thực

tế, và mong muốn học hỏi của bản thân, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “TH ỰC

TR ẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY

C Ổ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HUẾ” cho chuyên đề của mình.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 12

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này bao gồm:

- Tổng hợp cơ sở lý luận về thuế và kế toán thuế GTGT, TNDN

- Tìm hiểu tình hình công ty và thực trạng công tác kế toán thuế GTGT, thuếTNDN tại công ty Cổ phần May Xuất Khẩu Huế

- Đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần giúp doanhnghiệp tổ chức công tác kế toán hiệu quả hơn

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDNtại công ty Cổ phần May Xuất Khẩu Huế

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ phần May XuấtKhẩu Huế

- Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 18/2/2013 đến 14/5/2013

- Phạm vi về nội dung: Công tác kế toán thuế GTGT, TNDN

1.5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh: để nhìn nhận sự việc theo sự vận động và phát triển của nó

- Tham khảo tài liệu: Tham khảo tài liệu trên thư viện trường, các quy định củapháp luật, tham khảo các bài báo, bài viết liên quan trên các website nhằm hệ thốnghoá cơ sở lý luận về thuế và kế toán thuế GTGT, TNDN

- Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành trao đổi trực tiếp với các nhân viên phòng kếtoán, phòng hành chính, nhằm tìm hiểu các thông tin liên quan đến đề tài, đặc biệt làquy trình công tác kế toán thuế GTGT, TNDN tại công ty

- Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá: Nhằm phân tích tình hình hoạt độngcủa công ty trong thời gian qua, tình hình công tác kế toán thuế GTGT, TNDN Từ đóđưa ra các giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán thuế tạicông ty

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 13

1.6 Nội dung kết cấu đề tài

Đề tài gồm có 3 phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương I: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu

Chương II: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty

Cổ phần May Xuất Khẩu Huế

Chương III: Đánh giá thực trạng và nêu ra một số giải pháp góp phần hoàn thiệncông tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại công ty Cổ phần May Xuất Khẩu HuếPhần III: Kết luận và kiến nghị

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 14

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế

1.1.1 Khái niệm

Thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ do Luật quy định các tổ chức và cánhân trong xã hội nộp cho Nhà nước bằng một phần thu nhập của mình, nhằm tậptrung một bộ phận quyền lực, của cải xã hội vào Ngân sách Nhà nước, để đáp ứng nhucầu chi tiêu của Nhà nước thích ứng với từng giai đoạn phát triển của đời sống kinh tế

xã hội

1.1.2 Đặc điểm của thuế

- Thứ nhất, thuế là một khoản thu không bồi hoàn, không mang tính hoàn trả trựctiếp Nộp thuế là một nghĩa vụ cơ bản nhất của công dân

- Thứ hai, thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc, để đảm bảo tập trung thuếtrên phạm vi toàn xã hội Cho nên, trốn thuế hay gian lận thuế đều bị coi là nhữnghành vi phạm pháp và phải chịu xử phạt về hành chính hoặc hình sự

- Thứ ba, các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các khoản thuế

đã được pháp luật quy định

1.1.3 Vai trò của thuế đối với nền kinh tế quốc dân

- Là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước

- Là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô phù hợp với sự phát triển kinh tế của từng thời kỳ

- Là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối

- Là công cụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động SXKD

1.2 Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp

1.2.1 Thuế giá trị gia tăng

Trang 15

1.2.1.2 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế GTGT

a Đối tượng nộp thuế

- Là các tổ chức, cá nhân SXKD HHDV chịu thuế GTGT ở Việt Nam

- Là các tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT

b Đối tượng chịu thuế

Là HHDV phục vụ cho hoạt động SXKD và tiêu dùng ở Việt Nam

c Đối tượng không chịu thuế

HHDV thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy đinh hiện nay có 26 đối tượng:

- Sản phẩm nông nghiệp,dịch vụ phục vụ nông nghiệp

- HHDV mang tính chất thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống cộng đồng, khôngmang tính chất kinh doanh

- HHDV của một số ngành cần khuyến khích phát triển

Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất

* Giá tính thuế: Một cách tổng quát thì giá tính thuế GTGT của HHDV chịu thuế

GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT của HHDV đó Cụ thể như sau:

(1) Đối với HHDV do CSKD bán ra hoặc cung ứng là giá bán chưa có thuế GTGT.Đối với HHDV chịu thuế TTĐB là giá bán đã có thuế TTĐB, chưa có thuế GTGT.(2) Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có) +thuế TTĐB (nếu có)

(3) Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán trả mộtlần chưa có thuế GTGT, không bao gồm lãi trả góp, lãi trả chậm

………

* Thời điểm xác định thuế GTGT:

- Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụnghàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 16

- Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặcthời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.

* Thuế suất: Hiện nay, có 3 mức thuế suất thuế GTGT:

- Thuế suất 0%: Áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ cụ thể sau:

+ Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu

+ Hoạt động vận tải quốc tế

+ HHDV không chịu thuế GTGT quy định tại Điều 5, Luật thuế GTGT khi xuất khẩu

- Thuế suất 5%: Theo quy định bao gồm 15 nhóm HHDV như sau:

+ Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt

+ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quyđịnh tại khoản 1 Điều 5 của Luật thuế GTGT

+ Thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh…

+ Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập

+ Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 củaLuật thuế GTGT

+…………

- Thuế suất 10%: Áp dụng đối với tất cả các HHDV không chịu thuế suất 0% và

5% như đã nêu trên

b Phương pháp tính thuế

(1) Phương pháp khấu trừ

* Đối tượng áp dụng: CSKD thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từtheo quy định của pháp luật và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế

* Phương pháp xác định thuế GTGT phải nộp

- Xác định thuế GTGT đầu ra:

Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của HHDV

chịu thuế bán ra x

Thuế suất thuế GTGTcủa HHDV đó

- Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơnGTGT mua HHDV (bao gồm cả TSCĐ) dùng cho SXKD HHDV chịu thuế GTGT; sốthuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộpthuế GTGT thay cho phía nước ngoài

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 17

(2) Phương pháp trực tiếp

* Đối tượng áp dụng:

- Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hìnhthức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tai Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ sổ sách,hoá đơn chứng từ

- CSKD mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ

* Phương pháp xác định thuế GTGT phải nộp

Thuế GTGT

GTGT củaHHDV chịu thuế x

Thuế suất thuếGTGT của HHDV đó

GTGT của HHDV = Doanh số của

HHDV bán ra

-Giá vốn của HHDV

bán raTrong đó:

- Doanh số của HHDV bán ra bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giábán mà CSKD được hưởng (không phân biệt đã thu tiền hay chưa)

- Giá vốn của HHDV bán ra bao gốm các khoản thuế và phí đã trả tính trong giáthanh toán HHDV mua vào

Trường hợp CSKD không xác định được doanh số vật tư, hàng hoá mua vào ứngvới doanh số bán ra thì: GVHB = DS tồn đầu kỳ + DS mua trong kỳ - DS tồn cuối kỳ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 18

- Đối với cá nhân, hộ kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoáđơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh củatừng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế Khi đó, GTGT được xác định bằng doanhthu ấn định nhân với (x) tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu.

1.2.1.4 Kê khai, n ộp thuế, quyết toán, hoàn thuế

a Kê khai thuế

Các CSKD HHDV chịu thuế GTGT phải có trách nhiệm lập và gửi cho cơ quanthuế tờ khai tính thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê HHDV mua vào, bán ra theomẫu qui định Thời gian nộp tờ khai thuế chậm nhất là ngày 20 của đầu tháng tiếp theo

Người nhập khẩu thì nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu theo từng lần nhậpkhẩu, thời hạn nộp theo thời hạn nộp thuế nhập khẩu

Thuế GTGT nộp vào NSNN bằng đồng Việt Nam

c Quyết toán thuế

Các CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ lập và gửi tờ khai điềuchỉnh thuế GTGT năm cho cơ quan thuế, chậm nhất không quá 90 ngày kể từ ngày31/12 của năm điều chỉnh Số liệu trên tờ khai điều chỉnh được sử dụng để điều chỉnhthuế GTGT của tháng 3 năm sau

Năm quyết toán được tính theo năm dương lịch

d Hoàn thuế

Các trường hợp hoàn thuế GTGT:

- CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGTnếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 19

- CSKD trong tháng có HHDV xuất khẩu, nếu số thuế GTGT đầu vào của hànghoá xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thìđược hoàn thuế GTGT theo tháng.

- CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGTkhi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giảithể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầuvào chưa được khấu trừ hết

- CSKD có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quyđịnh của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

1.2.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp

1.2.2.1 Khái ni ệm

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của cácdoanh nghiệp trong kỳ tính thuế sau khi đã trừ đi các khoản chi phí liên quan trực tiếpđến việc tạo ra thu nhập của doanh nghiệp

1.2.2 2 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế TNDN

a Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế

- Đối tượng chịu thuế TNDN cũng chính là người nộp thuế là tổ chức hoạt độngSXKD HHDV có thu nhập chịu thuế TNDN, bao gồm cả Doanh nghiệp tư nhân; Vănphòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư, Hợp tác xã, các đơn vị sự nghiệp công lập,ngoài công lập có SXKD HHDV

b Đối tượng không chịu thuế

- Các tổ chức sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm nông nghiệp; từ việcthực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp

- Doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện,người nhiễm HIV

- Các tổ chức có thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học, pháttriển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từcông nghệ mới lần đầu áp dụng ở Việt Nam

- Các tổ chức dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ

em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 20

1.2.2.3 Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN

a Căn cứ tính thuế

* Thu nhập chịu thuế(TNCT)

Thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ tính thuế bao gồm TNCT của hoạt độngSXKD HHDV và TNCT khác, kể cả TNCT từ hoạt động SXKD HHDV ở nước ngoài.TNCT

trong kỳ =

Doanh thu tínhTNCT trong kỳtính thuế

-CPHLtrong kỳtính thuế

+ TNCT khác trong kỳ

tính thuếTrong đó:

a1/ Doanh thu để tính TNCT là toàn bộ tiền cung cấp HHDV bao gồm cả cáckhoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà CSKD được hưởng (không phân biệt đã thu đượctiền hay chưa)

Về thời điểm xác định doanh thu, đối với hàng hoá là thời điểm chuyển giaoquyền sở hữu hàng hoá hoặc đã xuất hoá đơn bán hàng, đối với dịch vụ là thời điểmdịch vụ đã hoàn thành hoặc đã xuất hoá đơn

a2/ CPHL của CSKD là hợp lý, được tính trừ để xác định TNCT, khi tuân thủđồng thời các nguyên tắc sau:

- Chi phí phải liên quan đến việc hình thành nên doanh thu và TNCT

- Chi phí phải là những khoản thực sự chi ra, tức là có hoá đơn, chứng từ hợppháp chứng minh cho khoản chi đó

- Mức chi phải hợp lý với giá thị trường và phù hợp với các định mức kinh tế, kỹ thuật

- Chi phí phải có tính thu nhập hơn là tính vốn

Những khoản CPHL để tính TNCT bao gồm 16 nhóm:

(1) Khấu hao TSCĐ đối với những tài sản thoả mãn 3 điều kiện: Được sử dụng

vào hoạt động SXKD; có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh TSCĐ đóthuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp; được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách

kế toán của CSKD

(2) Chi phí về nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng, hàng hoá phục vụ cho SXKD

liên quan đến doanh thu, TNCT trong kỳ, được xác định dựa vào mức tiêu hao vật tưhợp lý và giá vật tư thực tế xuất kho

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 21

(3) Chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca, các khoản mang tính chất tiền

lương, tiền công.

Trong các trường hợp sau tiền lương, tiền công sẽ không được tính vào CPHL:+ Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ, cá thể

+ Tiền lương, tiền công của sáng lập viên công ty, của thành viên Hội đồng quảntrị công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhưng họ không trực tiếp tham giađiều hành công ty

+ Tiền lương phải trả cho người lao động nhưng thực tế chưa chi

+ Tiền lương, tiền công chi ngoài hợp đồng hoặc thoả ước lao động

+ Các khoản tiền thưởng không mang tính chất tiền lương và không được thểhiện trong hợp đồng

(4) Chi phí dịch vụ mua ngoài

………

a3/ Thu nhập chịu thuế khác, bao gồm:

- Thu từ chênh lệch về mua, bán chứng khoán

- Khoản thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản

- Lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, lãi bán hàng trả chậm

- Thu từ chênh lệch do bán ngoại tệ, lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái

- Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi trừ tiền bị phạt hợp đồng kinh tế

- …………

* Thuế suất thuế TNDN

+ Thuế suất thuế TNDN là 25%, là mức thuế suất phổ thông nhất

+ Đối với CSKD tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyênquý hiếm khác thì thuế suất thuế TNDN áp dụng từ 32% đến 50%

+ Đối với các dự án đầu tư thuộc diện ưu đãi đầu tư thì áp dụng các mức thuếsuất ưu đãi: 20%, 10%

b Phương pháp tính thuế

Thuế TNDN phải nộp

trong kỳ tính thuế =

Thu nhập tính thuếtrong kỳ tính thuế x

Thuế suấtthuế TNDNTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 22

Trong đó:

Thu nhập tính

thuế trong kỳ =

TNCTtrong kỳtính thuế

-Thu nhậpđược miễnthuế

+ Các khoản lỗ được kếtchuyển từ các năm trước

1.2.2.4 Kê khai, n ộp thuế, quyết toán thuế

a Kê khai thuế

- CSKD có trách nhiệm kê khai và nộp tờ khai thuế tạm nộp cả năm theo mẫuquy định cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất vào ngày 25 tháng 1 hàng năm.Căn cứ để kê khai là kết quả SXKD của năm trước và khả năng kinh doanh của nămtiếp theo để tự kê khai doanh thu, chi phí, TNCT, số thuế phải nộp cả năm, có thể chia

ra từng quý theo mẫu của cơ quan thuế

- Cơ sở SXKD chưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ thìviệc kê khai tính thuế căn cứ vào tỷ lệ TNCT trên doanh thu và thuế suất như sau:

+ CSKD đã thực hiện bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, phải

kê khai doanh thu và tính thuế hàng tháng theo công thức sau

Thuế TNDN

Doanh thubán ra x

Tỷ lệ (%) thunhập chịu thuế x

Thuế suất thuế TNDN

(%)+ Hộ kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mua, bánhàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấnđịnh mức doanh thu để tính thu nhập chịu thuế và tính thuế theo công thức

Thuế suất thuế TNDN

Trang 23

- Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế thì thời hạn nộp thuế làthời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.

c Quyết toán thuế

Kết thúc kỳ tính thuế, CSKD phải thực hiện quyết toán thuế TNDN với cơ quanthuế trực tiếp quản lý và phải nộp tờ khai quyết toán thuế trong thời hạn 90 ngày kể từngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính

Nếu số thuế tạm nộp trong năm thấp hơn số thuế thực tế phải nộp theo báo cáoquyết toán thuế thì CSKD phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu trong thời hạn 10 ngày kể

từ ngày nộp báo cáo quyết toán Ngược lại, CSKD được khấu trừ số tiền thuế nộp thừavào số thuế TNDN phải nộp của kỳ tiếp theo

Đối với những CSKD không nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN thì phải nộpthuế theo số ấn định của cơ quan thuế

1.3 Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN

1.3.1 Kế toán thuế GTGT

1.3.1.1 K ế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

1.3.1.1.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào

a Chứng từ kế toán

- Hoá đơn GTGT (01/GTKT-3LL), hoá đơn chứng từ đặc thù

- Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào (01-2/GTGT)

(01 Bảng giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (01/KHBS)

- Chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu

- …………

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 24

b Tài khoản sử dụng

TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ

- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vàokhông được khấu trừ

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá muavào nhưng trả lại, hoặc được giảm giá

- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại

- Số thuế GTGT đầu vào còn được

khấu trừ

- Số thuế GTGT đầu vào còn được

hoàn lại nhưng NSNN chưa trả

TK 133 có hai TK cấp 2:

- TK 1331 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của HHDV

- TK 1332 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của TSCĐ

c Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.1: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 25

1.3.1.1.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra

a Chứng từ kế toán

- Hoá đơn GTGT (01/GTKT-3LL)

- Bảng kê hoá đơn, chứng từ HHDV bán ra (01-1/GTGT)

- Bản Giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (01/KHBS)

- Bảng tổng hợp thuế GTGT theo bản Giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (01-3/GTGT)

- Tờ khai thuế GTGT của tháng (01/GTGT)

- Chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu

- Số thuế được giảm trừ vào thuế phải nộp

- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại,

hàng giảm giá

- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp củaHHDV đã tiêu thụ; của HHDV dung đểtrao đổi, biếu, tặng, dùng nội bộ

- Số thuế GTGT phải nộp của hoạtđộng tài chính, thu nhập khác

- Số thuế GTGT của hàng nhập khẩu

- Số thuế GTGT đã nộp thừa - Số thuế GTGT còn phải nộp vào NSNN

TK 3331 có hai TK cấp 2:

- TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra

- TK 33312 – Thuế GTGT của hàng nhập khẩu

c Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu ra

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 26

1.3.1.2 K ế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

1.3.1.2.1 Kế toán thuế GTGT của HHDV mua vào

b Nguyên tắc hạch toán HHDV mua vào

Giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm

cả thuế GTGT đầu vào)

c Phương pháp hạch toán HHDV mua vào (xem sơ đồ 1.3)

1.3.1.2.2 Kế toán thuế GTGT của HHDV bán ra

a Chứng từ kế toán

Tương tự chứng từ của kế toán thuế GTGT của HHDV mua vào

b Nguyên tắc ghi nhận doanh thu, thu nhập

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thunhập khác là tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT, bao gồm cả các khoản phụ thu, phíđược hưởng ngoài giá

c Phương pháp hạch toán HHDV bán ra

Sơ đồ 1.3: Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 27

1.3.2 Kế toán thuế TNDN

1.3.2.1 Ch ứng từ kế toán

- Hoá đơn GTGT, hoá đơn thông thường, hoá đơn đặc thù

- Bảng kê 02/GTGT, 03/GTGT, 04/GTGT, 05/GTGT, 06/GTGT

- Tờ khai thuế TNDN tạm tính (mẫu 01A/TNDN, 01B/GTGT)

- Tờ khai thuế TNDN tính theo tỷ lệ thu nhập trên doanh thu (mẫu 04/TNDN)

- Tờ khai TNDN khấu trừ từ tiền hoa hồng đại lý (mẫu 05/TNDN)

- Tờ khai quyết toán thuế TNDN (mẫu 03/TNDN)

- Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong

năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp

SDĐK: Số thuế TNDN còn phải nộp

đầu kỳ

- Số thuế TNDN tạm nộp/phải nộptrong kỳ

SDCK: Số thuế TNDN còn phải nộp cuối kỳ

- Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí

thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm

- Thuế TNDN của các năm trước phải nộp

bổ sung do phát hiện sai sót không trọng

yếu của các năm trước được ghi tăng chi

phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện

tại

- Số thuế TNDN thực tế phải nộp trongnăm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộpđược ghi giảm chi phí thuế TNDN hiệnhành trong năm

- Số thuế TNDN phải nộp được ghigiảm do phát hiện sai sót không trọngyếu của các năm trước được ghi giảmchi phí thuế TNDN hiện hành của nămhiện tại

- Kết chuyển chi phí thuế TNDN sang

TK 911TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 28

TK 8211 không có số dư cuối kỳ.

c Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.4: Quy trình hạch toán kế toán thuế TNDN hiện hành

1.3.2.2.2 Kế toán thuế TNDN hoãn lại phải trả

a Tài khoản sử dụng

TK 347 - “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” và TK 8212 - “Chi phí thuế thunhập doanh nghiệp hoãn lại”

- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

giảm (hoàn nhập) trong kỳ

SDĐK: Số thuế thu nhập hoãn lại

Sơ đồ 1.5: Quy trình hạch toán kế toán thuế TNDN hoãn lại phải trả

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 29

1.3.2.2.3 Kế toán tài sản thuế TNDN

a Tài khoản sử dụng

TK 243 - “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” và TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhậpdoanh nghiệp hoãn lại”

SDĐK: Giá trị tài sản thuế thu nhập

hoãn lại đầu kỳ

- Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn

lại phát sinh tăng trong kỳ

- Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãnlại phát sinh giảm trong kỳ

SDCK: Giá trị tài sản thuế thu nhập

hoãn lại cuối kỳ

- Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh

trong năm (số chênh lệch giữa thuế thu

nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong

năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải

trả được hoàn nhập)

- Số hoàn nhập tài sản thuế thu nhập

hoãn lại đã ghi nhận từ các năm trước

(số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập

hoãn lại được hoàn nhập lớn hơn tài sản

thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong

- Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại(số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãnlại phải trả được hoàn nhập trong nămlớn hơn số phát sinh trong năm)

- Kết chuyển chênh lệch giữa SPS bên

Có TK 8212 nhỏ hơn bên Nợ TK 8212sang bên Có TK 911

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 30

b Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.6: Quy trình hạch toán kế toán tài sản thuế TNDN

1.3.3 Tổ chức sổ sách kế toán đối với thuế GTGT, thuế TNDN

Việc tổ chức hệ thống sổ kế toán phụ thuộc vào hình thức kế toán mà doanhnghiệp áp dụng Các doanh nghiệp có thể tổ chức sổ sách kế toán dựa vào một trongcác hình thức kế toán sau:

1.3.4 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán thuế trong doanh nghiệp

Kế toán thuế là một phần hành không thể thiếu trong công tác kế toán của các doanhnghiệp Tất cả các phần hành kế toán từ kế toán quá trình mua các yếu tố đầu vào tới quá trìnhbán ra và xác định kết quả kinh doanh đều có liên quan tới các yếu tố về thuế

Kế toán thuế ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh có liên quan làm tài liệu cơ

sở, phục vụ cho việc tính toán, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế Kế toán thuế theo dõidiễn biến quá trình nộp thuế của từng loại thuế theo mỗi nghiệp vụ phát sinh phục vụ chocông tác quản lý, đôn đốc nộp thuế, thực hiện đúng nghĩa vụ đóng góp theo Luật thuế.Việc tính đúng các khoản thuế ngay khi phát sinh góp phần quan trọng vào việc xácđịnh đầy đủ và chính xác giá mua của các yếu tố đầu vào, chi phí của quá trình sản xuất, xácđinh đúng doanh thu trong kỳ Do đó, việc nắm vững những quy trình hạch toán các loại thuế

có một ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán của doanh nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 31

Để tính ra số tiền thuế phải nộp, đã nộp trong kỳ kế toán nhất thiết phải theo dõichặt chẽ tài khoản “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”.

Như vậy, chỉ có thể theo dõi chặt chẽ tài khoản “Thuế và các khoản phải nộp nhànước” mới tính ra số tiền thuế đã nộp trong kỳ Chỉ tiêu “Tiền đã nộp thuế và các khoảnkhác cho Nhà nước” kết hợp với việc tính đúng các chỉ tiêu còn lại trên các Báo cáo lưuchuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN) sẽ làm cho Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chính xác.Mặt khác, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập chính xác sẽ cung cấp cho người sử dụngnhững thông tin quan trọng trong việc đánh giá khả năng tạo ra sự biến động tài sảnthuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự toán luồng tiềntrong việc đánh giá khả năng tạo ra sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khảnăng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán luồng tiền trong doanh nghiệp

Để có thể nhận xét, đánh giá đúng về tình hình thanh toán còn cần đến nhữngthông tin về nhu cầu và khả năng thanh toán, căn cứ trên số thuế cần thanh toán choNhà nước, doanh nghiệp sẽ tìm nguồn tiền để chi trả theo đúng thời gian quy định, tạo

cơ sở cho việc thực hiện tốt quy định về giao nộp ngân sách

Thông qua việc nghiên cứu kế toán thuế tại doanh nghiệp sẽ có những thông tincập nhật, bổ ích về hệ thống thuế hiện hành của Nhà nước Đồng thời công tác kế toánthuế cũng giúp cho sự phân biệt giữa phạm vi và cách tính lợi nhuận kế toán so với lợinhuận chịu thuế, lợi nhuận doanh nghiệp Từ đó làm rõ khái niệm chi phí hợp lệ vàkhông hợp lệ trong kinh doanh được quy định bởi cơ chế tài chính

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HUẾ

2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần May Xuất Khẩu Huế HUDATEX

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Huế nguyên trước đây là xí nghiệp dệt giacông Huế được thành lập theo quyết định 1673/QĐ-UB ngày 27/11/1986 của UBNDTỉnh Bình Trị Thiên Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp lúc bấy giờ là sản xuất các mặthàng vải phin, vải mộc, vải màn phục vụ cho nhân dân trên địa bàn Tỉnh

Thực hiện NĐ 388/HĐBT ngày 20/10/1991 của hội Đồng Bộ trưởng về việc sắpxếp lại các doanh nghiệp Nhà nước Năm 1993 theo QĐ 150/QĐ-UB của UBNDThừa Thiên Huế ngày 05/02/1993, xí nghiệp dệt và gia công được sát nhập với xínghiệp may trực thuộc Công ty ngoại thương Tỉnh Thừa Thiên Huế lấy tên là Công tyDệt May Xuất Khẩu Thành Phố Huế năm 1993

Theo chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngày 02/03/2004 UBND TỉnhThừa Thiên Huế có quyết định số 535/QĐUB về việc chuyển đổi Công Ty dệt Mayxuất Khẩu – Huế thành công ty Cổ Phần Đến ngày 07/01/2005 quyết định số15/QĐUB của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế về việc chuyển Công Ty Dệt may XuấtKhẩu - Huế thành Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu – Huế

Tháng 8 năm 2008 do quy mô sản xuất lớn nhằm đáp ứng đủ nhu cầu xuất khẩucông ty đã mở thêm một nhà máy đóng tại khu công nghiệp Hương Sơ với số lượngcán bộ công nhân viên hơn 400 người

Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Huế - Nhà máy Hương Sơ là một doanhnghiệp hoạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân,có tài khoản, con dấu riêng với vốnđiều lệ 10.000.000.000 đồng

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Trang 33

- May gia công các mặt hàng may mặc như: áo jacket, áo sơ mi, áo ghilê, áo quầnthể thao, áo quần trẻ em, và các sản phẩm khác theo đơn đặt hàng của khách hàng.

- Xuất khẩu trực tiếp sản phẩm theo đơn đặt hàng của người nước ngoài

2.1.2.2 Nhi ệm vụ của công ty

- Huy động, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả

- Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển dài hạn và hàng năm phù hợp với tìnhhình chung của thị truờng

- Trực tiếp lý kết hợp đồng với khách hàng và thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết

- Xây dựng kế hoạch nâng cấp, cải tạo, đổi mới trang thiết bị hiện đại hoá côngnghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm

- Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của luậtlao động và luật công đoàn

- Thực hiện đúng chế độ quy định về quản lý vốn, tài sản, các quy định về chế độhạch toán, chịu trách nhiệm về tính xác thực hoạt động tài chính của công ty, công bốcông khai báo cáo tài chính hàng năm

- Thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty

tổ cơ điện

Phân xưởng sản xuất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 34

- Phân xưởng hoàn thành gồm 22 công nhân, trong đó có một tổ trưởng hoànthành, một tổ phó hòan thành, một tổ trưởng ủi thành phẩm , một KCS và 19 côngnhân làm khâu hòan thành và ủi thành phẩm.

b Tổ chức bộ máy quản lý công ty

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý công ty

2.1.3.2 Ch ức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

- Hội đồng quản trị : quyết định phương hướng, nhiệm vụ kinh doanh và đầu tư

- Tổng giám đốc : lãnh đạo chung công ty, tìm kiếm khách hàng, kí kết các hợp

đồng kinh tế, tín dụng Thông qua giám đốc điều hành và kế toán trưởng kiểm tra tìnhhình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh

- Giám đốc điều hành : trực tiếp quản lý điều hành chung toàn bộ hoạt động sản

xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban công việc hàng ngày

- Trợ lý giám đốc sản xuất và phó giám đốc sản suất : trực tiếp chỉ đạo sản xuất

hàng ngày và quản lý phòng hành chính, phòng kế toán, phòng kế hoạch, kỷ thuật cácphân xưởng sản xuất

- Phòng hành chính : theo dõi quản lý nhân sự trong công ty Thực hiện chế độ

nâng lương, nâng bậc Quản lý lao động, quản lý chế độ tiền lương, tiền thưởng và giảiquyết chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên trong công ty Phụ trách các vấn

đề về công tác xã hội, an ninh trật tự của công ty, giúp giám đốc đưa ra nội quy, quyTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 35

chế của công ty Chăm lo về công tác bảo hộ lao động và y tế trong công ty Cung cấptrang thiết bị văn phòng phẩm cho các phòng ban.

- Phòng kế hoạch : Tổ chức thu mua nguyên phụ liệu, cung ứng vật tư phục vụ sản

xuất Có nhiệm vụ tổ chức kho bãi để bảo quản vật tư, thống kê và điều độ sản xuất

- Phòng kỹ thuật: Xây dựng hệ thống định mức nguyên vật liệu cho sản xuất sản

phẩm, nghiên cứu mẫu mã mới, kiểm tra chất lượng Lập kế hoạch nghiên cứu và đổimới trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm

+ Lập các báo cáo tài chính vào cuối niên độ kế toán theo quy định của Nhà nước

- Phân xưởng sản xuất: Quản lý lao động sản xuất ra sản phẩm, thực hiện đúng

quy định công nghệ và định mức lao động, nguyên liệu

2.1.4 Tình hình và kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm ( 2010 - 2012)

2.1.4.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm

Do đặc điểm là một công ty may gia công hàng may mặc nên số lượng công nhânsản xuất chiếm tỷ trọng lớn và phần đông là lao động nữ Để thuận tiện trong quản lý,chi trả lương lao động tại công ty được phân loại và quản lý theo các tiêu thức thể hiện

ở bảng sau:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 36

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp lao động của công ty (2010-2012)

Chỉ tiêu

So sánh 2011/2010

So sánh 2012/2011

Số lượng ( người)

Tỷ trọng (%)

Số lượng (người)

Tỷ trọng (%)

Số lượng (người)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng (người)

Tỷ trọng (%)

Số lượng ( người)

Tỷ trọng (%)

1.Phân loại chức năng

-Lao động trực tiếp 925 92,5 1021 92,82 1115 92,92 96 10,38 94 9,21

2.Phân loại theo giới tính

thức tuyển dụng

-Hợp đồng ngắn hạn 545 54,5 531 48,27 528 44 -14 -2,57 -3 -0,56 -Hợp đồng dài hạn 455 45,5 569 51,73 672 56 114 25,05 103 15,33

(Nguồn: Phòng hành chính)

Từ bảng số liệu trên, cho thấy:

Tổng số lao động trong công ty đến năm 2012 là 1200 người được phân chiatheo chức năng, theo giới tính, theo trình độ và theo hình thức tuyển dụng

Với cách phân chia theo chức năng, số lượng công nhân lao động trực tiếp chiếm

số lượng lớn trong công ty Đây là nguồn nhân lực tạo ra sản phẩm, nguồn hàng đểcông ty hoạt động và phát triển Đến năm 2012, tổng số lao động là công nhân sản xuấtchiếm 1115 người, chiếm 92,92 % tổng số lao động trong công ty Số lượng lao độnggián tiếp có 85 người, chiếm 7,08% tổng số lao động trong công ty Từ số liệu so sánh

tỷ lệ qua các năm, 2010-2011-2012, ta thấy cùng với sự gia tăng nguồn nhân lực, sốlao động trực tiếp luôn có xu hướng tăng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 37

Theo giới tính, với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnhvực dệt may nên số lượng lao động nữ trong công ty chiếm số lượng lớn và chủ yếu làcông nhân trực tiếp sản xuất Năm 2010, số lao động nữ là 850 người chiếm 85% tổng

số lao động Năm 2011, số lao động nữ là 936 người chiếm 85,1% tổng số lao động.Đến năm 2012, số lao động nữ là 1026 người chiếm 85,5% tổng số lao động Số laođộng nam trong công ty chiếm một tỷ lệ rất ít so với lao động nữ

Theo trình độ, năm 2012, tổng số lao động có trình độ đại học trong công ty là 54người chiếm 4,5% tổng số lao đông trong công ty Trong khi đó số lao động trình độ trung

và sơ cấp chỉ có 20 người, chiếm 1,67% Số lao động trên chủ yếu thuộc bộ máy quản lýtrong công ty Số lao động là công nhân kỹ thuật có 52 người, chiếm 4,33% Trong khi đó

số lượng công nhân là lao động phổ thông chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động phân theotrình độ tại công ty Tổng số lao động phổ thông là 1074 người chiếm 89,5% tổng số laođộng trong công ty Theo bảng so sánh qua các năm, 2010-2011-2012, cơ cấu tổ chức laođộng theo tiêu thức này vẫn không có biến động lớn

Theo hình thức tuyển dụng, dựa vào bảng số liệu ta thấy rằng, tỷ lệ lao động theohợp đồng ngắn hạn và dài hạn không chênh lệch nhau nhiều Nhưng theo chuyển biến

3 năm vừa qua, ta có thể thấy tỷ lệ lao động theo hợp đồng dài hạn có xu hướng tăngdần Tuy vậy, mức tăng không đáng kể

Qua cơ cấu lao động của công ty trong tình hình hiện nay, ta thấy số lao độngtrong công ty phân bố tương đối hợp lý và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanhcủa công ty Trong thời gian qua, cùng với những chính sách đào tạo nhân lực củacông ty, trình độ chuyên môn cũng như tay nghề của lao động đã không ngừng nângcao Những yếu tố đó là điều kiện đảm bảo cho hoạt đông sản xuất kinh danh diễn raliên tục, đạt hiệu quả cao và không ngừng phát triển

2.1.4.2 Tình hình tài s ản – nguồn vốn của công ty qua 3 năm

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tìnhhình tài sản - nguồn vốn Tình hình tài sản - nguồn vốn thể hiện quy mô của doanhnghiệp cũng như khả năng phát triển hay mở rộng sản xuất của doanh nghiệp trongtương lai

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 38

Bảng 2.2: Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty (2010 – 2012)

Chỉ tiêu

Giá trị (Trđ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (Trđ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (Trđ)

Cơ cấu

I Tài s ản ngắn hạn 26.075 26,07 26.132 26,09 31.027 32,37 26.132 26,09 4.895 118,73

3 Các khoản phải thu ngắn hạn 10.030 38,47 10.376 39,71 10.908 35,16 10.376 39,71 532 105,13

II Tài s ản dài hạn 73.928 73,93 74.020 73,91 64.831 67,63 74.020 73,91 -9.189 87,59

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 39

Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty được phòng kế toán theo dõi và tổnghợp vào bảng cân đối kế toán Dựa bảng tình hình tài sản - nguồn vốn qua ba năm2010- 2012, ta thấy:

Nhìn chung, tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2011 so với năm 2010 có xuhướng tăng lên, nhưng biến động này không đáng kể, đáng chú ý là những biến độngcủa năm 2012 so với năm 2011

Tổng tài sản của công ty năm 2012 là 95.858 triệu đồng (chiếm 100%).Trong đó, tổng giá trị tài sản ngắn hạn là 31.026,84 triệu đồng, chiếm 32,37% tổng sốtài sản của công ty Trong tài sản ngắn hạn, giá trị hàng tồn kho chiếm 53% tổng giá trịtài sản ngắn hạn (với giá trị hàng tồn kho là 16.443,56 triệu đồng) Giá trị hàng tồn khochiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền

là 3.176 triệu đồng chiếm 10,24% So với năm 2011 thì năm 2012 giá trị tài sản trongcông ty giảm 4.294 triệu (đạt 95,71% so với năm 2011) Tuy nhiên giá trị tiền và cáckhoản tương đương tiền năm 2012 lại tăng lên rất nhiều so với năm 2011 (tăng 2.936triệu so với năm 2011) Một bộ phận khác của tài sản, đó là tài sản dài hạn trong công

ty Với giá trị tài sản dài hạn là 64.831,52 triệu đồng trong năm 2012 chiếm 67,63%tổng giá trị tài sản trong khi đó giá trị tài sản năm 2011 là 74.020 triệu đồng chiếm73,91% giá trị tài sản Do đó so với năm 2011 giá trị tài sản dài hạn của công ty giảm12,41% (tức 9.189 triệu) Nhìn vào bảng tình hình tài sản và nguồn vốn trên, giá trị tàisản dài hạn chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cấu tài sản của công ty cả trong hai năm

2011 và 2012 và phần lớn là giá trị TSCĐ của công ty (năm 2012 là 64.778,3 triệu đồng,chiếm 99,92% tổng giá trị tài sản dài hạn) Có cơ cấu tài sản như vậy là do tính chất sảnxuất và đặc thù của lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty Vì vậy, giá trị TSCĐ vàgiá trị hàng tồn kho chiếm giá trị lớn do đây là những yếu tố tạo nên doanh thu chủ yếucho công ty

Về nguồn vốn, tổng nguồn vốn của công ty trong năm 2012 là 95.858 triệu (chiếm100%) So với năm 2011, tổng nguồn vốn của công ty năm 2011 là 100.152 triệu Vì thếtổng nguồn vốn năm 2012 giảm so với năm 2011 là 4.294 triệu (giảm 4,29% so với năm2011) Nguồn vốn của công ty gồm có nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Trong đó, năm2012: tổng số nợ phải trả là 80.175 triệu đồng, chiếm 83,64% tổng nguồn vốn, chiếm tỷ lệTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 40

cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn Giá trị này giảm so với năm 2011 là 6.238 triệu đồng,tức giảm 7,22% Năm 2012, vốn chủ sở hữu là 15.683 triệu đồng, chiếm 16,36% tổngnguồn vốn trong khi năm 2011 tỷ lệ vốn chủ sở hữu là 13,72% nghĩa là chỉ có 13.739triệu đồng Trong vốn chủ sở hữu, nguồn kinh phí và quĩ khác chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, chỉchiếm 0,01% vốn chủ sở hữu và không thay đổi qua hai năm.

Nhìn một cách tổng quan, qua ba năm phát triển từ năm 2010 đến năm 2012mặc dù giá trị tài sản và nguồn vốn của công ty có nhiều biến động nhưng cơ cấu tàisản và nguồn vốn trong từng năm tương đối ổn định

2.1.4.3 Tình hình ho ạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm

Từ bảng số liệu dưới đây, ta thấy:

Trong 3 năm vừa qua, tình hình sản xuất của công ty có nhiều chuyển biến tíchcực Nếu như năm 2010, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là67.358.500.000 đồng thì đến năm 2011 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ củadoanh nghiệp là 74.722.623.220 đồng đạt 110,93% (tăng 10,93% tức là tăng7.364.123.220 đồng) và đến năm 2012, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ củacông ty là 89.809.527.777 triệu đồng, đạt 120,19% tăng 15.086.904.557 đồng (tăng20,19% so với năm 2011), tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm đạt 115,56% (tức

là tăng 15,56%) Cùng với sự tăng lên của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,doanh thu thuần của công ty cũng tăng qua 3 năm Năm 2010, doanh thu thuần củadoanh nghiệp là 66.976.000.000 đồng, năm 2011 doanh thu thuần của công ty là74.670.183.220 đồng đạt 111,49%, tăng so với năm 2010 là 11,49% (tăng7.694.183.220 đồng) Doanh thu thuần năm 2012 là 89.789.527.777 đồng, đạt120,25% so với năm 2011, tăng so với năm 2011 là 15.119.344.550 đồng (tăng20,25% so năm 2011) Một điểm nổi bật nữa, là ngược lại với sự tăng trưởng doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như doanh thu thuần, các khoản giảm trừdoanh thu qua 3 năm lại có xu hướng giảm đáng kể Trong năm 2010, các khoản giảmtrừ có giá trị lớn (382.500.000 đồng) nhưng đến năm 2011 giá trị này chỉ đạt52.440.000 đồng giảm 330.060.000 đồng ( năm 2011 đạt 13,71% so với 2010 tức làgiảm 86,29%) đến năm 2012 các khoản giảm trừ của công ty là 20.000.000 đồng, chỉgiảm 32.440.000 đồng so với năm 2011 (giảm 61,86% so năm 2011)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Ngày đăng: 19/10/2016, 20:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w